Daily Archives: October 9, 2019

Tổ quốc lâm nguy, hành động hay không hành động?

Tổ quốc lâm nguy, hành động hay không hành động?

Đào Tiến Thi

9-10-2019

(Lược thuật một cuộc tọa đàm hết sức sôi nổi và cảm động)

Không kể những cuộc gây hấn trên biển trong thập niên thứ nhất thế kỷ XXI mà không mấy ai biết đến, kể từ mùa hè 2011, với hai lần cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam, giới chóp bu cầm quyền trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (gọi tắt là Trung Cộng) đã lộ nguyên hình bộ mặt xâm lược, bành trướng đầy tham vọng và đầy tàn ác.

Cũng từ đấy, ngoài những vụ lẻ tẻ trong năm, không có mùa hè nào Trung Cộng không gây sự nghiêm trọng trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Và song song với những cuộc gấy hấn ấy, đã bùng lên phong trào chống xâm lược Trung Cộng trong nhân dân Việt Nam, kể cả đồng bào Việt Nam ở hải ngoại.

Cùng với những cuộc xuống đường là những cuộc hội thảo, đưa kiến nghị, thư ngỏ tới những người, những cơ quan có trách nhiệm quản trị đất nước. Hoạt động này trong mấy năm đầu cũng rất sôi nổi, nhất là khi Trung Cộng gây hấn lớn.

Tuy nhiên, phong trào chống xâm lược Trung Cộng cứ yếu dần, yếu dần. Nếu như năm 2011 ở Hà Nội, Sài Gòn có những cuộc xuống đường với hàng ngàn người thì mùa hè năm nay, với sự kiện bãi Tư Chính, số người xuống đường ở mỗi thành phố trên chưa được 10 người, và cũng chỉ một, hai lần. Cũng như vậy với những hoạt động hội thảo, đưa kiến nghị, thư ngỏ cũng chỉ lác đác.

Trong khi ấy, vụ Tư Chính là vụ gây hấn nghiêm trọng nhất của Trung Cộng từ trước đến nay.

Bãi Tư Chính là một rạn đá trong khu vực Nam Biển Đông, cách bờ biển Vũng Tàu 160 hải lý, cách biển Hải Nam (TQ) 600 hải lý, là điểm cuối cùng về phía nam của “đường lưỡi bò” – một vùng nước “chủ quyền” do Trung Cộng ngụy tạo. Từ năm 1989, Việt Nam đã xây dựng ở đây hệ thống nhà giàn phục vụ công việc thăm dò và khai thác dầu khí.

Khoảng đầu tháng 7 năm nay, tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc đi vào khu vực Bãi Tư Chính. Nhưng Đảng và Nhà nước VN đã không có thái độ mạnh mẽ như hồi năm 2014 với vụ tàu Hải Dương 981. Do đó, ngày 19/7/2019, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng chính thức tuyên bố Bãi Tư Chính nằm trong “quần đảo Nam Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc” và yêu cầu “quốc gia có liên quan” tôn trọng quyền chủ quyền của họ. Cho đến nay Hải Dương 8 và nhiều tàu khác của Trung Quốc vẫn không chịu rút khỏi bãi Tư Chính.

Tôi đã gần như buông xuôi, gần như hết hy vọng thì may sao có cuộc tọa đàm này. Tọa đàm do Viện nghiên cứu Chính sách Pháp luật và Phát triển, đứng đầu là PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao chủ trì.

Ngoài một loạt “chiến hữu” quen thuộc đối với tôi, như cụ Chí sỹ Nguyễn Khắc Mai, GS. Nguyễn Đình Cống, Nhà văn Hoàng Quốc Hải, Nhà ngoại giao Nguyễn Trung, Anh hùng LLVT Lê Mã Lương, PGS. Trần Thị Băng Thanh, Nhà thơ Trần Nhương, PGS. Nguyễn Vi Khải, KTS. Trần Thanh Vân, PGS. Chu Hảo, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, Nhà văn Nguyên Bình, Nhà văn – Cựu tù nhân lương tâm (vì chống Trung Cộng xâm lược) Phạm Viết Đào, GS. Trần Ngọc Vương, TS. Đinh Hoàng Thắng, TS. Công Nghĩa Tụ, TS. Nguyễn Đại, TS. Phạm Văn Chung, TS. Nguyễn Văn Vịnh, TS. Nguyễn Xuân Diện, Nhà báo tự do Lê Dũng,…  tôi được gặp thêm nhiều vị trí thức đáng kính khác mà trước đó mới chỉ nghe tên tuổi, thấy hình ảnh trên mạng hoặc gặp ở hội nghị nhưng chưa được tiếp cận cá nhân, đó là: PGS.TS, Thiếu tướng Lê Văn Cương, PGS. Hoàng Ngọc Giao, Nhà ngoại giao Nguyễn Trường Giang, Cựu quan chức Chính phủ Nguyễn Nam Cường, ThS. Hoàng Việt (một chuyên gia về luật biển, hiện đang là Giảng viên Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh),… Có một thanh niên nông dân người thấp bé tên là Nguyễn Văn Sẵn, từ Bắc Giang xuống. Cậu nói cậu bỏ cả việc đồng áng đang bề bộn để xuống đây dự họp.

Xuất hiện đầu tiên trên màn hình trình chiếu là hình ảnh Cảnh Sảng – phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc – cùng lời nói ngang ngược của y về bãi Tư Chính.

Liền sau đó trên màn hình có câu hỏi: “TỔ QUỐC LÂM NGUY, HÀNH ĐỘNG HAY KHÔNG HÀNH ĐỘNG?”

Chao ôi, nghe câu này, ai mà có chút chữ nghĩa mà không nhớ đến câu của Hoàng tử Hamlet trong vở bi kịch cùng tên của Đại văn hào Shakespeare: “TO BE OR NOT TO BE?”

(Tồn tại hay không tồn tại/ Sống hay không sống?)

Một không khí xúc động trang nghiêm. Cứ như là đoàn quân sắp ra trận “Nhẹ xem tính mệnh như màu cỏ cây”. Ai cũng muốn nói những lời gan ruột. Ai cũng muốn hiến một kế gì đó cho đất nước trong lúc này.

Và ai cũng được nói, nhưng mỗi lần nói không được quá 5 phút. Mọi người đều bình đẳng theo quy định này (có thể du di chút ít cho những vị có kiến giải sâu sắc). Không như đa số các cuộc tọa đàm khác, càng có địa vị, tuổi tác, càng được nói dài.

Hình ảnh các nhân sĩ, trí thức tham dự buổi tọa đàm. Ảnh: Tác giả gửi Tiếng Dân

Và ai nói cũng có màu sắc riêng, ý kiến nào cũng đáng lắng nghe, cũng đóng góp được một cái gì đó. Cậu thanh niên Bắc Giang dự tọa đàm luôn cả sang buổi chiều “vì thấy các bác bàn hay quá”. Cậu bảo cậu không dám bàn chuyện đánh giặc mà chỉ mong Đảng và Nhà nước thông tin đầy đủ về tình hình đất nước, đừng để như chuyện bãi Tư Chính, cứ phải tìm thông tin ở mạng xã hội.

Có lúc hội trường lặng đi vì ai đó đã khía vào nỗi đau chung, nỗi nhục chung của dân tộc, như chính nỗi đau, nỗi nhục của mình. Nhà văn Hoàng Quốc Hải đã khóc khi phát biểu. PGS. Hoàng Ngọc Giao đã khóc khi nhận bức “tranh chữ” ghi lại câu thơ – đồng thời cũng là lời “sấm” của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm mà cụ Nguyễn Khắc Mai chép tặng[1].

Ý kiến vô cùng phong phú, đến nỗi ban tổ chức phải kéo sang cả buổi chiều. Lúc 5 giờ chiều, nếu ban tổ chức không tuyên bố kết thúc thì vẫn còn nhiều người muốn nói.

Chúng tôi không thể tường thuật chi tiết. Chỉ xin tóm tắt các ý kiến thành 5 loại với những nhận định chính như sau.

1. Về sự kiện bãi Tư Chính

Các chuyên gia hàng đầu đều nhận định sự kiện bãi Tư Chính là VÔ CÙNG NGHIÊM TRỌNG. Bởi vì đây là “nút thắt của nút thắt” (Tư Chính là nút thắt vấn đề Biển Đông hiện nay và vấn đề Biển Đông lại là nút thắt của quan hệ Việt – Trung). Mất Tư Chính có thể dẫn đến mất toàn bộ quần đảo Trường Sa, và mất Trường Sa có thể dẫn đến mất nước.

Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng vụ Tư Chính nguy hiểm gấp cả trăm lần vụ Giàn khoan 981 hồi 2014. Ông cũng bác bỏ từng luận điệu sai trái hiện tồn tại trong chính giới Việt Nam như coi vụ Tư Chính chỉ là cuộc chơi giữa hai cường quốc, như cho rằng Trung Quốc to lớn đến mức ta không thể làm gì được, v.v…

2. Về việc kiện Trung Quốc

Các chuyên gia về luật biển, về biển và về ngoại giao đều cho rằng, kiện Trung Quốc là biện pháp tốt nhất hiện nay. Tuy nhiên kiện ở tòa nào, kiện về việc gì thì còn phải tính toán, cân nhắc để chắc thắng. Trên thế giới có những luật sư chuyên giúp các nước nhỏ kiện các nước lớn trong vấn đề chủ quyền. Nicaragua đã từng thắng Mỹ theo cách đó.

Cái khó là Trung Quốc rất lì lợm, không chịu cùng nhau ra tòa, trong khi nhiều tòa án quốc tế chỉ thụ lý nếu cả hai bên cùng chấp nhận ra tòa. Theo một số chuyên gia, giới cầm quyền Trung Quốc đã nhiều lần “rỉ tai” giới lãnh đạo VN “đừng kiện để giữ đại cục”. Thế thì VN đã gặp khó khăn ngay từ chủ trương rồi.

Trong trường hợp chưa thể kiện được ngay lúc này thì theo PGS. Hoàng Ngọc Giao, Việt Nam cũng phải đưa vấn đề lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (cả HĐ Thường trực và không thường trực). Cũng theo ông Hoàng Ngọc Giao, nếu đưa ra HĐ Thường trực, VN chắc chắn giành được 3/5 phiếu là Mỹ, Anh, Pháp. Còn nếu đưa ra HĐ Không thường trực, ngoài Mỹ, Anh, Pháp cũng ít ra được 6 phiếu nữa, và tổng số sẽ là 9/15 phiếu.

Đây là cách kêu lên “Ối làng nước ôi!”. Hội đồng Bảo an không có trách nhiệm giải quyết nhưng có thể lấy ý kiến tư vấn của các tòa án quốc tế. Kết quả này kết hợp với phán quyết trước đó của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) về kết quả xử đơn kiện của Philippines trong vụ kiện TQ, thì như vậy thắng lợi đã thuộc về VN.

3. Đánh giá sức mạnh của Trung Quốc và dự đoán về việc Trung Quốc đánh VN

Theo nhiều chuyên gia, Trung Quốc có tiềm lực quân sự mạnh hơn ta nhiều lần nhưng không mạnh đến mức như nhiều người nghĩ. Và nhất là tương quan giữa ta và Trung Quốc hiện nay đâu có chênh lệch lớn như thời ông cha ta đánh giặc Tần, giặc Nam Hán, giặc Mông – Nguyên, giặc Minh, giặc Thanh.

Nhà ngoại giao Nguyễn Trường Giang, người đã bỏ công nhiều năm nghiên cứu Trung Quốc, nêu ra: Trung Quốc là con hổ (hổ thật, không phải hổ giấy) thể hiện: 1. Có sức mạnh; 2. Rất hung dữ, một thứ hung dữ hoang dại; 3. Rất đói mồi (trong quan hệ TQ – VN thì bao giờ cũng là quan hệ giữa kẻ săn mồi với con mồi); 4. Nhưng con hổ này cũng đầy bệnh tật, nếu bị đánh trúng chỗ yếu là chết. Và ông khẳng định nếu TQ gây chiến với VN, chắc chắn TQ thất bại (tất nhiên là với điều kiện VN quyết đánh chứ không phải bỏ chạy).

Còn Tướng Lê Văn Cương thì khẳng định: “Có cho kẹo, Trung Quốc cũng không dám đánh Việt Nam”. Vì sao? Vì nếu đánh VN, TQ sẽ mất cả thế giới. Mà TQ cần thế giới hơn là thế giới cần TQ. Không có (thị trường) thế giới, TQ sẽ sụp đổ.

4. Mỹ có vai trò như thế nào?

Trong bối cảnh VN cứ im lặng hoặc phản ứng yếu ớt như hiện nay, thì đừng trông cậy gì ở Mỹ. Một số chuyên gia trong tọa đàm này có mối quan hệ gần như là bạn bè với một một số chuyên gia Mỹ, Úc, như ông Carl Thayer chẳng hạn, khẳng định: những tiếng nói vừa rồi của Mỹ chỉ là vì Mỹ, chứ không phải vì VN. Mỹ chỉ có thể giúp VN khi nhà nước VN thực sự hành động.

Nhiều chuyên gia đề nghị VN phải liên minh với Mỹ và chỉ có liên minh với Mỹ thì mới chống được TQ. Nhưng theo Tướng Lê Văn Cương, cứ như tình hình nhà nước VN hiện nay, thì đó là điều không tưởng. Tướng Lê Văn Cương cho biết, gần đây vẫn có một vị quan chức VN phát biểu rằng “Trung Quốc là bạn vĩnh viễn, Mỹ là kẻ thù vĩnh viễn”!

5. Vai trò của nhân dân trong việc bảo vệ Tổ quốc

Rất nhiều ý kiến cho rằng, nhân dân vẫn đang bị đưa ra ngoài lề, bởi không biết từ bao giờ đã hình thành cái mệnh đề “Đã có Đảng và Nhà nước lo”. Các cuộc biểu tình biểu thị lòng yêu nước, quyết tâm chống xâm lược đều bị đàn áp, bị xuyên tạc, bị bôi nhọ. Và năm nay, vụ Tư Chính nghiêm trọng đến như thế mà người dân Hà Nội, Sài Gòn không xuống đường nữa, đó là dấu hiệu thật đáng lo ngại. Ấy thế mà, theo một đại biểu, có một báo cáo của cơ quan chức năng nọ nói rằng năm nay không xảy ra biểu tình là vì nhân dân đã “giác ngộ cao”!

Một khi nhân dân bị gạt ra ngoài lề thì đất không còn sức mạnh gì. Chứng cứ rõ ràng nhất là thời nhà Hồ. Nhà văn Hoàng Quốc Hải nhắc lại câu của Hồ Nguyên Trừng, tướng cầm quân đồng thời là con trai vua Hồ Quý Ly: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo”.

Ông Nguyễn Nam Cường, một cựu quan chức chính phủ từng làm việc qua 5 đời thủ tướng, một người chỉ qua nói chuyện đã biết là người chăm đọc sử, kể câu chuyện: Khi quân của Hồ Nguyên Trừng mới vừa bố trí lực lượng chuẩn bị nghênh chiến với quân Minh ở bờ sông Hồng (1406), quân Minh chỉ cần thả những thẻ tre kể 2 tội chính của Hồ Quý Ly là tội soán ngôi và tham nhũng thì quân lính của nhà Hồ đã hết tinh thần chiến đấu, tự bỏ trốn rất nhiều và đội quân nhà Hồ mau chóng tan vỡ[2].

Có vị đại biểu nói rằng, trong họa có phúc, nếu “triều đình” hiện nay tỏ rõ quyết tâm chống giặc, mà việc đầu tiên là kiện TQ và thả tù nhân lương tâm, thì lập tức lấy lại đươc niềm tin của nhân dân.

Cuộc tọa đàm giúp tôi lấy lại nhuệ khí, nhưng chưa hết buồn. Thay lời kết, xin cảm thán tâm trạng bằng mấy câu thơ của nhà thơ Bế Kiến Quốc nói về bi kịch của sỹ phu VN cuối thế kỷ XIX:

Thuở ấy non sông lâm trận giặc

Pháo mã bâng khuâng lạc thế cờ

Vua thì nhu nhược, triều đình nát

Lòng ai trung nghĩa hoá bơ vơ.

_____

[1] Đó là hai câu:

Vạn lý Đông minh quy bả ác,
Ức niên Nam cực điện long bình

Nghĩa là:

Vạn dặm Biển Đông quơ vào tay nắm/ Ức (một ức bằng 10 vạn) năm cõi Nam đặt vững cảnh trị bình.

Đinh Gia Khánh dịch thơ:

Biển Đông, vạn dặm quơ tay nắm

Nam cực, muôn năm vững trị bình.

[2] Sự kiện này, sử cũ ghi lại rằng: trên bảng văn của quân Minh kê ra 22 tội của Hồ Quý Ly, trong đó có tội “Coi nước và dân như thù địch”.

Advertisement
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Xin kêu gọi các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN

Xin kêu gọi các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN

Nguyễn Đình Cống

9-10-2019

Hội nghị Trung ương 11, nơi các đại biểu chỉ biết giơ tay đồng ý thông qua. Photo Courtesy

Kính thưa các vị Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN,

Các vị đang họp Hội nghị 11 để bàn nhiều việc quan trọng. Vậy xin hỏi, các vị có biết không việc Trung Quốc đem tàu khảo sát và vài chục tàu chiến vào quần thảo ở Bãi Tư Chính và rất gần bờ biển VN liên tiếp trong 3 tháng nay? Các vị có cho rằng đây là việc quan trọng, liên quan đến vận mệnh đất nước không?

Theo chương trình dự kiến, Hội nghị 11 không có mục thảo luận về tình hình Biển Đông. Tuy rầng TBT Nguyễn Phú Trọng có nói tới 2 chữ “Biển Đông”, nhưng hoàn toàn không phải nói về tình hình căng thẳng mà là về khía cạnh kinh tế. Vậy trong các vị dự Hội nghị, có vị nào dám đề xuất tình hình căng thẳng ở Biển Đông để thảo luận ở Hội nghị 11 hay không?

Về dã tâm của Trung Quốc, đã có rất nhiều bài phân tích. Gần đây có các bài đáng quan tâm như Thư ngỏ của GS Tương Lai gửi Hội nghị 11, hay bài “Dã tâm của TQ và thực tâm của Đảng ta” của Quách Hạo Nhiên, như Tọa đàm khoa học vùng biển bãi Tư Chính và Luật pháp quốc tế” (ngày 6 tháng 10, do Viện Chính sách Pháp luật và Phát triển tổ chức. Đây là một tổ chức có tư cách pháp nhân, trực thuộc Liên hiệp Các Tổ chức Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam). Xin hỏi, là Ủy viên BCH TƯ Đảng, các vị có theo dõi tình hình, có quan tâm đến các sự kiện trên hay không?

Các vị đọc báo lề Đảng và biết ngày 28 tháng 9, Phó TT Phạm Bình Minh đọc phát biểu ở Liên Hiệp quốc, có nói đến đa phương hóa quan hệ ở Biển Đông mà không dám đụng đến Trung Quốc. Xin hỏi có vị nào vào mạng xã hội để xem cho biết quang cảnh hội trường và thái độ ông Bình Minh hôm đó?

Hội trường gần như vắng tanh, trên các hàng ghế chỉ còn lơ thơ vài người, còn ông Bình Minh nhìn vào giấy, đọc với giọng không có sinh khí. Nhiều người xem xong bình luân, không biết là Bình minh hay Hoàng hôn đây. Nhiều người cảm thấy nhục nhã khi chứng kiến cảnh ông Bình Minh đọc lời phát biểu ở Liên Hiệp quốc, mà nhiều người không muốn nghe, nói gì tới việc hưởng ứng, ủng hộ.

Các vị sẽ thảo luận về hạn chế quyền lực, chống chạy chức chạy quyền, nhằm làm trong sạch và củng cố Đảng. Nhưng các vị nhắm mắt làm ngơ tai họa bị tình báo TQ cài cắm nhiều gián điệp vào tổ chức (theo tướng công an Trương Giang Long), các vị chủ trương đưa cán bộ sang TQ để họ đào tạo thành một lũ Việt gian, nằm sẵn trong mọi cấp, mọi ngành.

Bộ Chính trị, vì một lý do nào đó mà không dám tỏ thái độ kiên quyết, cứng rắn, công khai với bọn xâm lược Trung Quốc. Phải chăng đấy là thể hiện sự hèn yếu, sự run sợ? Còn trong số 180 Ủy viên thì sao? Xin hỏi có vị nào hiểu được vấn đề, có được dũng cảm để đề xuất và yêu cầu Hội nghị thảo luận? Tôi đặt hy vọng vào các vị, cầu xin Thượng Đế hỗ trợ quý vị.

Tôi xin kêu gọi quý vị hãy tìm hiểu kỹ nguy cơ do Trung Quốc gây ra, nguy cơ do sự hèn yếu của một số lãnh đạo bị dọa dẫm, bị mua chuộc, bị khống chế, nguy cơ do bọn Việt gian, bọn gián điệp phá hoại từ bên trong. Tìm hiểu rồi trăn trở, suy nghĩ, chọn cách hành đông dũng cảm với lòng yêu nước thiết tha, trước mối nguy Trung Quốc xâm lược. Cách hành động kịp thời là đề xuất để Hội nghị Trung ương thảo luận và công khai cho toàn dân biết.

Trước tình hình nguy nan của Đất Nước, đã có rất nhiều lời kêu gọi toàn dân đoàn kết. Nhưng chưa thấy ai vạch ra đoàn kết như thế nào. Theo tôi chỉ có thể đoàn kết chung quanh một Hạt Nhân có chính nghĩa, có được niềm tin của Dân. Hiện nay chưa có một tổ chức nào, chưa có được những con người tạo ra hạt nhân như vậy. Sẽ là tốt khi từ Trung ương Đảng có một số người hợp với nhau để tạo ra Hạt nhân đó.

Nếu như ở Hội nghị 11 này không có một tiếng nói nào công khai bàn về đối sách với Trung Quốc, bàn về loại bỏ bọn Việt gian, gián điệp, thì cái đảng này đang thối rữa, rất khó khôi phục sức mạnh và Đất Nước đứng trước nguy cơ bị Đảng dâng hiến cho bọn bành trướng.

Hỡi các Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam! Xin hãy sáng suốt, đừng mắc mưu bọn tay sai của Trung Quốc, hãy dũng cảm, phát huy lòng yêu nước để tìm cách cứu Nước, cứu Dân tộc trong lúc này.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Irene Ohler nói về Bà Triệu và phụ nữ Việt Nam thời nay

Irene Ohler nói về Bà Triệu và phụ nữ Việt Nam thời nay

Irene Ohler
Image captionCây bút Irene Ohler người Vienna, Áo hiện sống cùng gia đình ở TP HCM

Cây bút Irene Ohler người Áo hiện sống ở TP HCM, nói về Bà Triệu và các vấn đề phụ nữ Việt Nam thời nay phải đối mặt.

Trả lời BBC News Tiếng Việt hôm 02/10/2019 ở London, đầu tiên bà Irene Ohler giải thích vì sao bà lại lấy tên nữ anh hùng chống Trung Quốc của Việt Nam, Triệu Thị Trinh, đặt cho cuốn sách mà bản tiếng Anh là “Ba Trieu’s 21st Century Daughters: Stories of Remarkable Vietnamese Women” đang được tái bản.

Irene Ohler: Có hai lý do. Đầu tiên, Bà Triệu không đơn thuần chỉ là một nữ anh hùng chống quân xâm lược Trung Quốc, mặc dù tôi rất thích hình ảnh bà ấy cưỡi voi với thanh kiếm trên tay, mà còn góp phần chống lại những thành kiến đối với vai trò của người phụ nữ.

Bà ấy có một câu nói nổi tiếng rằng bà ấy muốn “cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng giữ, chém cá Kình ở biển Đông, giành lại giang sơn, chứ không phải cúi đầu để làm tì thiếp người ta”.

Phụ nữ VN thời nay ‘cái gì cũng phải hoàn hảo’

Vì vậy, Bà Triệu không chỉ chiến đấu để chống quân xâm lược Trung Quốc, mà còn chiến đấu cho cả những người phụ nữ khác. Và tôi nghĩ rằng, bà ấy vẫn là một hình mẫu cho tất cả chúng ta tới tận hôm nay.

Lý do thứ hai, khi nghĩ đến Bà Triệu, tôi muốn cho cả thế giới và phụ nữ Việt Nam biết rằng, họ có dòng máu chiến binh chảy trong người và là những người phụ nữ vô cùng mạnh mẽ.

‘Gỏi cuốn’: Vở kịch của người Việt ở Anh

Về hai người phụ nữ quả cảm

Sao truyền hình Nhật và bệnh ung thư

‘Tôi bị Thằng Lùn đánh ở Ả Rập Saudi’

BBC: Nhưng bản thân người Việt Nam đã trải qua đủ các cuộc chiến tranh và xung độ và nay họ đang chỉ muốn chuyển hướng sang làm kinh doanh?

Irene Ohler: Đúng vậy, nhưng họ vẫn cần tinh thần chiến binh ấy để thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào mà họ tham gia, cho dù đó là kinh doanh hay lĩnh vực khác. Tôi nghĩ phụ nữ Việt Nam luôn cần một chút tinh thần sẵn sàng “cưỡi voi với cây kiếm trong tay” như Bà Triệu.

BBC:Bất chấp tinh thần chiến đấu đó, cộng đồng phụ nữ làm kinh doanh ở Việt Nam vẫn còn gặp phải những khó khăn nhất định. Bà có nghĩ rằng đó là những thách thức về văn hoá hoặc hệ thống nhà nước?

Irene Ohler: Theo chia sẻ của những người phụ nữ tôi đã gặp, Việt Nam là một câu chuyện thành công, đặc biệt là trong khu vực Đông Nam Á. Theo đó, 25% giám đốc điều hành hoặc thành viên ban quản trị doanh nghiệp là phụ nữ. Bên cạnh đó, lao động nữ cũng chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, có quá nhiều kỳ vọng đối với phụ nữ Việt Nam. Thực tế, khi nói chuyện tôi vẫn hay đùa rằng: Phụ nữ Việt Nam phải là một người vợ hoàn hảo, một người con hoàn hảo, một người mẹ hoàn hảo, một người con dâu hoàn hảo, có một sự nghiệp hoàn hảo và phải đẹp suốt 24 giờ mỗi ngày.” Mọi người thường cười khi nghe tôi nói vậy, và tôi đáp lại rằng: “Các bạn cười vì đó là sự thật.”

Phụ nữ Việt Nam được mong đợi phải đảm đương tốt quá nhiều vai trò. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến họ trong lĩnh vực kinh doanh.

Thứ nhất, họ phải đối mặt với rất nhiều áp lực. Dù có thực lực, tháo vát và kiên cường đến đâu, họ vẫn luôn phải làm việc chăm chỉ.

Thứ hai, tôi muốn đề cập đến các nhà tuyển dụng, đặc biệt là các công ty nước ngoài và công ty đa quốc gia. Các công ty này thường mất rất nhiều nhân tài là phụ nữ trẻ tuổi.

Có thể họ không bỏ việc, nhưng họ thường không tham gia các dự án bổ sung hoặc mở rộng đối tác để đảm bảo được thăng tiến trong công việc. Lý do là vì họ phải đảm nhiệm quá nhiều vai trò khác nhau.

BBC:Bà có biết có bao nhiêu phụ nữ nắm giữ các vị trí trong chính phủ Việt Nam? Vai trò của phụ nữ trong bức tranh chính trị và bức tranh kinh doanh là khác nhau, đúng không?

Irene Ohler: Tôi e là vậy, mặc dù mọi thứ đang bắt đầu thay đổi. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam cao nhất từ trước đến này là dưới thời chiến tranh chống Mỹ. Đó là điều đáng tiếc. Trước cuộc bầu cử năm 2016, một cuộc thúc đẩy lớn nhằm đạt tỷ lệ 33-35% nữ đại biểu Quốc hội đã diễn ra nhưng không thành công. Ở các cấp độ khác trong chính phủ, chúng ta cũng thấy phụ nữ thường giữ vị trí Phó, thay vì Trưởng các cơ quan.

BBC: Chúng ta có thể làm gì để thay đổi điều này?

Irene Ohler: Cám ơn câu hỏi của bạn. Hiện tại, tôi đang làm việc với chính phủ Úc để tổ chức một cuộc hội thảo về bình đẳng giới vào tháng 10/2019. Một trong những chủ đề tôi muốn đưa vào cuộc hội thảo đó là các cuộc đối thoại giữa nam giới và nữ giới.

Theo tôi, đây là vấn đề quan trọng. Phụ nữ không chỉ nói chuyện về vấn đề phụ nữ với nhau, mà còn cần chia sẻ những thách thức và giải pháp với một nửa còn lại của thế giới. Mục đích của hội thảo là nhằm chỉ cho nam giới thấy họ có thể đồng hành cùng chiến dịch trao quyền cho phụ nữ như thế nào.

Việt NamBản quyền hình ảnhMANAN VATSYAYANA
Image captionXã hội trông đợi phụ nữ Việt Nam ‘phải là người vợ hoàn hảo, người con hoàn hảo, một người mẹ hoàn hảo, con dâu hoàn hảo, sự nghiệp hoàn hảo và phải đẹp 24 giờ mỗi ngày’ – Irene Ohler

Bên cạnh đó, báo cáo năm ngoái của McKinsey (tư vấn quản lý và chiến lược kinh doanh) nói rằng với sự thúc đẩy vai trò lãnh đạo và trao quyền cho phụ nữ ngày càng tăng, Việt Nam có thể bổ sung khoảng 34 tỷ đô la Mỹ vào nền kinh tế mỗi năm. Tôi không nhớ chính xác con số, nhưng dù gì đây cũng là một con số ấn tượng. Có thể thấy, trao quyền cho phụ nữ không chỉ góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, mà còn mang lại lợi ích kinh tế, đóng góp cho sự phát triển thịnh vượng của đất nước. Nếu không nâng cao năng lực kinh tế cho phụ nữ, và không để họ có cơ hội nắm giữ các vị trí lãnh đạo, chúng ta có thể sẽ phải trả giá đắt.

BBC:Vậy là về cơ bản, tiềm năng của phụ nữ Việt Nam trong nền kinh tế vẫn chưa được phát huy đầy đủ? Xin hỏi thêm, bà đến từ châu Âu, và bà đang quảng bá các giá trị về bình đẳng giới, nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam. Tuy nhiên, tình hình chính trị Châu Âu cũng đã thay đổi đáng kể. Các quốc gia đang hướng về phía cánh hữu, bao gồm cả Áo – quê hương của bà. Vậy, thông điệp từ châu Âu liệu còn phù hợp?

Irene Ohler: Tôi có thể nói rằng thông điệp chính thức từ Liên minh Châu Âu (EU) vẫn luôn như thế. Cụ thể, Uỷ ban Châu Âu tại Việt Nam vẫn sẽ luôn thúc đẩy các giá trị đó.

BBC: Bà đã sống và làm việc ở Việt Nam bảy năm. Chắc chắn bà đã chứng kiến nhiều sự thay đổi?

Irene Ohler: Đúng vậy, và điều đó thật tuyệt vời.

BBC:

VNBản quyền hình ảnhYVAN COHEN
Image captionPhụ nữ VN cần tiếp tục có ‘tinh thần chiến đấu’ cho bình đẳng giới

Irene Ohler: Tôi nghĩ vậy, ngoại trừ chất lượng không khí ở Hà Nội. Những sự thay đổi tích cực này là một phần lý do khiến chúng tôi quyết định ở lại Việt Nam. Tôi đã có gia đình nên quyết định ở lại Việt Nam là không hề dễ dàng. Chúng tôi đã chuyển từ Hà Nội và TP.HCM và thành lập công ty ở đây vì chúng tôi muốn là một phần trong sự phát triển năng động của Việt Nam.

BBC:Bà đến từ nước ngoài, sống ở Việt Nam bảy năm, và chứng kiến nhiều sự thay đổi tích cực. Tuy nhiên, có rất nhiều các bạn trẻ Việt Nam, bao gồm nữ giới, không nhìn thấy cơ hội phát triển nghề nghiệp tại Việt Nam. Họ nói nhiều về chất lượng không khí, giáo dục và y tế, và muốn sống ở Mỹ, Châu Âu, Úc, New Zealand hoặc các nước khác. Bà nghĩ gì về điều này?

Irene Ohler: Thật là một sự trùng hợp thú vị vì tôi đã được hỏi về vấn đề này trong một bài phỏng vấn với báo Tuổi Trẻ hai tháng sau khi chúng tôi chuyển vào TP.HCM. Bạn biết đấy, chúng ta có thể đi bất cứ đâu. Chồng tôi là một nhà ngoại giao đến từ New Zealand, còn tôi đến từ Châu Âu, nhưng chúng tôi quyết định ở lại Việt Nam trong khi nhiều người khác muốn rời đi. Chúng tôi ở lại vì chúng tôi nhìn vào sự thay đổi tích cực và mặt sáng của sự phát triển. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhìn thấy những thách thức, đặc biệt là vấn đề giáo dục, và vẫn còn đó một khoảng cách lớn giữa cung và cầu ở Việt Nam.

Thực tế, thu hẹp khoảng cách cung, cầu là một phần công việc của chúng tôi, vì điều này rất quan trọng đối với các gia đình cũng như đất nước Việt Nam.

Tôi đã chọn cách rời quên hương. Tôi chuyển từ phương Tây sang phương Đông và tôi biết nhiều người cũng muốn di chuyển từ nơi này qua nơi khác. Tôi hoàn toàn ủng hộ điều đó. Tuy nhiên, tôi cũng quan tâm đến việc làm thế nào để các bạn đi ra nước ngoài có thể mang những gì họ học hỏi được về Việt Nam.

Bà Irene Ohler có buổi giới thiệu sách và hỏi đáp tại sự kiện ‘Phụ nữ Anh – Việt trong kinh doanh‘ ở London 02/10/2019.

Xem thêm chủ đề phụ nữ:

Phụ nữ VN: Tự lực vượt qua ma tuý

Hoa hậu Phan Thị Mơ: Phụ nữ ‘nên quyết đoán’

Những phụ nữ giàu nhất thế giới là ai?

Tiền vệ Nguyễn Thị Tuyết Dung được BBC vinh danh

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

AirVisual nói gì về tin bị ‘tấn công’ và ô nhiễm trùm lên Hà Nội?

AirVisual nói gì về tin bị ‘tấn công’ và ô nhiễm trùm lên Hà Nội?

Ha Noi pollution hôm 2/10Bản quyền hình ảnhSCREENSHOT TỪ VIDEO CỦA REUTERS
Image captionÔ nhiễm tại Hà Nội hôm 2/10

Nhiều chỉ số cho thấy ô nhiễm không khí tại Hà Nội gần đây có vẻ trở nên trầm trọng hơn. Nhưng đó không phải là tin đang thu hút truyền thông quốc tế.

Thay vào đó, theo sau Reuters, báo chí nước ngoài khắp nơi hai hôm nay thi nhau đưa tin ứng dụng AirVisual bị ”phối hợp tấn công” tại Việt Nam.

Công ty này trong khi đó cho BBC News Tiếng Việt biết họ không đặt Hà Nội là “thành phố ô nhiễm nhất thế giới” như một số dân mạng xã hội lan truyền, mà đơn giản là Hà Nội có những ngày “đứng đầu” trong các đô thị được họ đo độ ô nhiễm.

AirVisual, công ty phát triển ứng dụng đo lường chất lượng và xếp hạng không khí nói về việc bị tấn công này trong một văn bản công bố hôm 7/10:

Hít bụi mịn, ắt chết sớm

Ô nhiễm không khí Hà Nội: Ứng phó và xử lý thế nào?

Hà Nội ‘gần nhất Đông Nam Á’ về ô nhiễm không khí

Việt Nam khuyến cáo dân Hà Nội ‘hạn chế ra đường’

Hà Nội: Xe máy cũ và tình trạng ô nhiễm

”Do tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng trong những tuần gần đây, Hà Nội có lúc đứng đầu danh sách ‘xếp hạng thành phố lớn’ của AirVisual, một bảng xếp hạng ô nhiễm trực tiếp của khoảng 90 thành phố lớn trên toàn cầu. Điều này giúp nâng cao nhận thức về các vấn đề chất lượng không khí ở Việt Nam. Tuy nhiên, AirVisual cũng trở thành mục tiêu của một chiến dịch phối hợp tại Việt Nam để làm mất uy tín của chúng tôi.”

”AirVisual đã nhận được những lời lăng mạ và đe dọa được đăng trên Facebook và trên Apple App Store và Google Play Store. Do đó, các ứng dụng và trang Facebook của AirVisual hiện không còn truy cập được tại Việt Nam.” Văn bản này nói.

Dân Hà Nội chống chỏi với ô nhiễm trên đường phốBản quyền hình ảnhLINH PHAM/GETTY IMAGES
Image captionDân Hà Nội chống chỏi với ô nhiễm trên đường phố

Hôm 2/10, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, trong phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ đã đề nghị Bộ Tài nguyên Môi trường cùng Hà Nội, TP HCM có giải pháp căn cơ, đồng bộ, rõ ràng hơn để xử lý vấn đề ô nhiễm không khí, không để cho người dân bức xúc.

Như thế ô nhiễm tại Hà Nội và các đô thị lớn khác của Việt Nam là điều có thật. Vậy tại sao AirVisual lại bị tấn công? Và bị ai tấn công?

Motorists wearing face masks ride on the Long Bien bridge amidst a blanket of smog over Hanoi on March 28, 2018Bản quyền hình ảnhMANAN VATSYAYANA/GETTY IMAGES
Image captionNgười lái xe gắn máy đeo mặt nạ trên cầu Long Biên khi đám bụi mù bao phủ Hà Nội hôm 28 tháng 3 năm 2018

Cuộc tấn công AirVisual dường như xảy ra ngay sau khi Facebooker Vũ Khắc Ngọc, một giáo viên hóa học trực tuyến ở Việt Nam, có gần 350.000 người theo dõi trên trang web, cho biết trong một bài đăng dài rằng AirVisual đã thao túng dữ liệu với mục đích bán máy lọc không khí do công ty mẹ IQair sản xuất.

Hãng tin Reuters nói ông Ngọc không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào để hỗ trợ tuyên bố trên, nhưng bài đăng của ông – nói rằng bảng xếp hạng AirVisual sẽ gây hại cho ngành du lịch đến Việt Nam và kêu gọi mọi người để lại những đánh giá tiêu cực về AirVisual- nhanh chóng nhận được hàng nghìn lượt chia sẻ và lượt thích.

Kết quả là ứng dụng AirVisual, kể từ ngày 6/10, ‘biến mất’ khỏi cả hai kho ứng dụng của hệ điều hành iOS và Google Play tại Việt Nam, mặc dù chỉ trước đó một tuần AirVisual là một trong hai ứng dụng có số lượng được tải xuống cao nhất tại đây.

AirVisual nói gì?

Trả lời phỏng vấn của BBC News Tiếng Việt qua email hôm 7/10, Kelsey Duska, đại diện của AirVisual, cho biết:

”Tất cả dữ liệu của AirVisual đến từ các trạm đo cảm biến PM2.5 trên mặt đất – gồm trạm đo của chính phủ hay của các lãnh sự sứ quán Mỹ, hoặc của những tư nhân dùng máy đo của AirVisual. Chúng tôi luôn luôn cho hiển thị tên các nguồn AirVisual dùng để báo cáo chất lượng không khí để phục vụ sự minh bạch và cũng để người dùng có thể dễ dàng so sánh trực tiếp dữ liệu từ từng nguồn.’

Giải thích tại sao lại có tin AirVisual xếp hạng ‘Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất thế giới’, đại diện của AirVisual nói: ”Đó là một hiểu lầm rất không may. Hôm 26/9, Hà Nội, đứng đầu danh sách khoảng 90 thành phố lớn, được chọn từ 10,000 thành phố do AirVisual theo dõi. Nhưng điều đó không có nghĩa Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất thế giới, mà chỉ là đứng đầu danh sách những thành phố lớn này.”

Hà Nội đứng đầu danh sách các thành phố lớn được AirVisual theo dõi hôm 26/9Bản quyền hình ảnhSCREENSHOT
Image captionHà Nội đứng đầu danh sách các thành phố lớn được AirVisual theo dõi hôm 26/9

Khi được hỏi ‘những thành phố lớn’ được AirVisual chọn theo tiêu chuẩn nào, và danh sách đó có thay đổi không, một đại diện khác của AirVisual nói với BBC News Tiếng Việt sáng 8/10 qua trao đổi trên mạng:

”Đây là một danh sách các thành phố quan trọng chúng tôi xếp hạng để cung cấp bối cảnh cho người dùng. Chúng tôi thường chọn 1, 2 hoặc một vài thành phố chính cho mỗi quốc gia. Danh sách này không bao gồm tất cả mọi thành phố trên thế giới, và có thể thay đổi.”

”Một thành phố có thể bị loại ra khỏi danh sách nếu trạm đo của thành phố đó không được cập nhật trong vòng 3 tiếng, điều có thể xảy ra với Hà Nội, vì trạm đo của chính phủ tại đây thường xuyên công bố dữ liệu trễ hơn 3 giờ. Nhất là trong tình trạng mấy ngày qua, trạm đo của tòa Đại sứ Mỹ bị hỏng, không cung cấp được dữ liệu.”

“Tuy nhiên, sáng nay, trạm đo của đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đã làm việc trở lại, vì vậy, ngay lúc này, chúng tôi đang dùng dữ liệu từ đó.”

Được yêu cầu bình luận về nhận định hôm 26/9 của ông Tạ Ngọc Sơn, Phó Trưởng phòng tổng hợp Chi Cục bảo vệ môi trường Hà Nội, rằng tổ chức Air Visual chỉ lấy dữ liệu từ trạm quan trắc đặt tại Đại sứ quán Mỹ, nên không thể đại diện cho toàn địa bàn thành phố Hà Nội mà chỉ mang tính chất một điểm, đại diện của AirVisual giải thích:

”AirVisual sử dụng dữ liệu từ một số nguồn tại Việt Nam, gồm của cả chính phủ Việt Nam lẫn của đại sứ quán Hoa Kỳ, và những nguồn khác khi có thể. Nhưng điều này không dễ, thí dụ trong thời gian máy đo của Đại sứ quán Mỹ bị trục trặc, thì chúng tôi chỉ dùng được dữ liệu từ máy đo của chính phủ Việt Nam. Ngược lại, trong trường hợp dữ liệu từ máy đo của chính của Việt Nam bị cập nhật quá trễ, thì chúng tôi chỉ dùng được dữ liệu của đại sứ quán.”

”Thực vậy, dữ liệu của chính phủ thường trễ 3 tiếng hoặc hơn, và đó là lý do tại sao người dân Việt Nam phải sử dùng ứng dụng AirVisual vì nó đề xuất dữ liệu thời gian thực (real time). Đối với AirVisual, nếu hệ thống Trí tuệ nhân tạo của chúng tôi xác nhận dữ liệu của một nguồn chính xác, chúng tôi sẽ đưa nó vào hệ thống của chúng tôi và công bố dữ liệu đó. Dữ liệu cũ hơn nhiều tiếng đồng hồ thì sẽ không được dùng.”

Về câu hỏi có phải AirVisual đã chủ động rút AirVisual khỏi thị trường Việt Nam vì hàng loạt những đánh giá 1 sao vừa qua, và nếu đúng thì làm như vậy thì có lợi cho người dùng không, đại diện AirVisual trả lời:

“Chúng tôi chỉ có thể nói ở giai đoạn này là ứng dụng AirVisual không bị chính phủ Việt Nam kiểm duyệt.”

Và giải thích thêm:

”Liên quan đến loạt đánh giá vừa qua từ Việt Nam, Google và Apple có chính sách đánh giá spam và cần có thời gian để xử lý tình huống này khi một ứng dụng bị tấn công. Khi việc này được giải quyết xong, thì AirVisual mới tiếp tục có mặt tại Việt Nam.”

Thách thức của những con số

Là một ứng dụng đo lường chất lượng và xếp hạng không khí tuy hoạt động độc lập nhưng lại phải dựa vào những nguồn dữ liệu từ các trạm đo mà AirVisual không kiểm soát được, nên ứng dụng này phải đối phó với nhiều thử thách.

Cũng rất khó để trả lời câu hỏi chỉ số do AirVisual đưa có chính xác không, lý do là mỗi trạm đo đưa ra một chỉ số khác nhau, ngay cả trong cùng thời điểm, với nhịp độ cập nhật thông tin khác nhau.

Chỉ số ô nhiễm của AirVisual và từng nguồn cho Hà Nội hôm 8/10
Image captionChỉ số ô nhiễm của AirVisual và từng nguồn cho Hà Nội hôm 8/10 à Nội xem cùng thời điểm 3:30 PM

Dư luận phản ứng ra sao?

Từ những phút đầu tiên, khi hàng loạt người dùng Việt Nam lên Facebook và vào hai kho ứng dụng Apple App Store và Google Play Store để đưa ra những đánh giá 1 sao và lời phê bình gay gắt, thậm chí thóa mạ, một số Facebooker như Hung Truong nêu ý kiến:

“Chúng ta đúng ra nên biết ơn AirVisual, chứ không phải là một đám người nắm đuôi nhau đi kiếm chuyện với họ. Chuyện xếp hạng nó rõ ràng vô cùng, làm gì có chuyện ăn gian, mà cũng có nhiều người tin. Hiện nay có cả một binh đoàn vào đua nhau công kích cá nhân mà không bàn về kiến thức.”

Không chỉ giữa cộng đồng người Việt, đề tài AirVisual bị tấn công cũng được những người ngoại quốc chuyên theo dõi tình hình Việt Nam thảo luận sôi nổi trên Twitter.

Twitter Mike Tatarski viết:

“Có vẻ như một số người đang sử dụng việc tấn công AirVisual để hướng sự chú ý của quần chúng ra khỏi thực tế là không khí ở những nơi này đôi khi thực sự khủng khiếp.”

Twitter Steve Jackson bình luận:

”Rất mong ước có một số cuộc thảo luận mở về nhưng nguyên nhân tạo ra không khí xấu. Công nghiệp, điện, nông nghiệp, giao thông, chuẩn bị thực phẩm. Chúng ta cần gì? Chúng ta có thể sửa cái gì? Những gì chúng ta có thể sửa chữa, ngay bây giờ?”

Và AirVisual viết trên trang Facebook của mình vào cuối ngày 8/10:

”Đây không phải là lần đầu tiên việc công bố mức độ ô nhiễm không khí trong thành phố đã khiến AirVisual bị rơi vào tình trạng bất hòa với các lực lượng thà bỏ qua tin về ô nhiễm không khí hơn là có hành động để loại bỏ nó.”

“Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến hàng ngàn người Việt Nam đã ủng hộ chúng tôi trong thời gian này.”

Hôm 07/10, blogger Nguyễn Hà Hùng từ Hà Nội viết trên trang Diễn đàn BBC News Tiếng Việt:

“Chúng ta sẽ phải sống ra sao, con trẻ sẽ phải chịu đựng ô nhiễm đến khi nào? Nhân dân không thể không trông cậy chính quyền. Họ trả lương cho chính quyền để chính quyền bảo vệ họ.”

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Mỹ kiên trì cùng Việt Nam thực hiện dự án Cá Voi Xanh

Mỹ kiên trì cùng Việt Nam thực hiện dự án Cá Voi Xanh

Gần đây, trên các trang mạng lan truyền thông tin về khả năng công ty Exxon Mobil rút khỏi dự án Cá Voi Xanh tại lô 118 trên thềm lục địa Việt Nam. Ngày 12/9/2019, đề cập đến vấn đề này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng “Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đã có thông tin cho biết các dự án dầu khí ở miền Trung Việt Nam, bao gồm các dự án trên biển và trên bờ, được tổ hợp nhà thầu PVN, Tổng công ty thăm dò và khai thác dầu khí (PVEP) và Exxon Mobil đang được triển khai theo kế hoạch”. Chúng ta cùng đi phân tích về thông tin này.

Trong hơn 2 tháng qua, nhóm tàu Hải Dương 08 liên tục xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam và đe dọa uy hiếp dự án hợp tác dầu khí giữa Việt Nam và công ty Rosneft của Nga ở lô 06-01 thì việc xuất hiện những thông tin trên mạng nói trên là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, xét từ góc độ chiến lược và nhất là những phản ứng của Mỹ gần đây đối với hành vi của Trung Quốc ở khu vực bãi Tư Chính có thể thấy rằng Mỹ khó có thể từ bỏ dự án Cá Voi Xanh.

Trước hết, có thể thấy Mỹ đã có những phát biểu mạnh mẽ nhất từ trước đến nay về các hoạt động gây hấn của Trung Quốc đối với vùng biển của Việt Nam. Từ Bộ Ngoại giao đến Bộ Quốc phòng Mỹ và từ các quan chức cấp cao (Cố vấn An ninh quốc gia của Mỹ) đến các Nghị sĩ của cả Thượng viện, Hạ viện Mỹ đã lên tiếng chỉ trích đích danh Trung Quốc bắt nạt, cưỡng ép các nước ven Biển Đông.

Đặc biệt, trong tuyên bố ra hôm 22/8/2019 của Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh: Mỹ “quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc tiếp tục can thiệp vào những hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí lâu nay của Việt Nam trong khu vực mà Việt Nam tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế”; “các công ty của Mỹ là những công ty hàng đầu thế giới trong việc khai thác và thăm dò các nguồn hydrocarbon, kể cả ở ngoài khơi và tại Biển Đông” và rằng Mỹ “mạnh mẽ phản đối bất cứ nỗ lực nào của Trung Quốc nhằm đe dọa hay cưỡng chế các quốc gia đối tác phải rút lại sự hợp tác với các công ty không phải của Trung Quốc hay quấy nhiễu những hoạt động hợp tác của họ”. Có lẽ đây là câu trả lời rõ ràng nhất thể hiện quan điểm của Mỹ đối với các hoạt động dầu khí ở Biển Đông.

Đánh giá về Tuyên bố ngày 22/8/2019 của Bộ Ngoại giao Mỹ,Ông Greg Poling, Giám đốc Chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á của Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở ở Washington cho rằng “Mỹ đặc biệt đang tìm cách gửi đi một thông điệp tới Việt Nam và Exxon Mobil rằng Mỹ quan tâm đến sự việc đang xảy ra này”;“Mỹ không muốn thấy Exxon Mobiltrở thành nạn nhân bị Trung Quốc đe dọa bởi vì sau lô của Rosneft hiện đang bị Trung Quốc quấy nhiễu ngoài khơi biển phía nam Việt Nam, dự án dầu khí lớn nhất tiếp theo của Việt Nam là dự án Cá Voi Xanh mà Exxon Mobil có ở ngoài khơi bờ biển phía bắc (Việt Nam)”.

Exxon Mobil, tập đoàn dầu khí hàng đầu của Mỹ, hiện đang liên doanh với Việt Nam trong dự án Cá Voi Xanh trị giá 10 tỷ USD được chính thức công bố hồi tháng 11/2017 tại thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng khi Tổng thống Mỹ đến Việt Nam tham dự diễn đàn này. Mỏ Cá Voi Xanh nằm ở Lô 118 trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý ngay sát bờ biển miền Trung của Việt Nam. Có một điều khá nhạy cảm là khu vực này nằm ở gần khu vực mà năm 2014 giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc làm bùng lên các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam trong thời gian đó.

Sau khi gây sức ép với hoạt động hợp tác dầu khí giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và công ty Repsol của Tây Ban Nha năm 2017, các hành động của Trung Quốc từ đó đến nay cho thấy họ đã trở nên hung hăng hơn trong việc thách thức tất cả các hoạt động khai thác dầu của Việt Nam trong vùng biển xung quanh bãi Tư Chính. Vậy liệu Mỹ có để cho Trung Quốc tiếp tục lấn tới, đẩy Mỹ ra khỏi Biển Đông để độc chiếm Biển Đông hay không.

Xét về mặt chiến lược, Mỹ không thể khoanh tay đứng nhìn Trung Quốc thôn tính Biển Đông, loại Mỹ ra khỏi “cuộc chơi” ở Biển Đông bởi lẽ Mỹ có lợi ích quốc gia ở Biển Đông và việc duy trì tự do an ninh hàng hải ở Biển Đông nói riêng và trên đại dương nói chung còn thuộc về “giá trị” của Mỹ, điều mà Mỹ không thể từ bỏ. Mỹ chủ động, tích cực thúc đẩy chiến lược Ấn Độ dương – Thái Bình dương tự do, rộng mở cũng là để phục vụ cho việc duy trì “giá trị” biển cả của Mỹ.

Cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung ở Biển Đông là một cuộc chơi mà Mỹ không thể trở thành kẻ thua cuộc. Nếu Mỹ rút khỏi dự án Cá Voi Xanh ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam có nghĩa là Mỹ đã từ bỏ cuộc chơi và thua cuộc. Trong bối cảnh, Trung Quốc gia tăng sức ép với các nước ven Biển Đông, nhất là Việt Nam và đòi đưa vào COC nội dung loại bỏ Mỹ và các nước ngoài khu vực ra khỏi Biển Đông trong đàm phán COC với ASEAN thì Mỹ càng phải có hành động trên thực tế hỗ trợ các nước ven Biển Đông chống chọi với Trung Quốc.

Giáo sư Carl Thayer, trường đại học New South Wales khi trả lời trang tin Energy News ngày 11/9 cho biết theo những thông tin ông có được, trong cuộc gặp ngày 02/8/2019 bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ở Bangkok,Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã yêu cầu đồng nhiệm Nga Serguei Lavrov cho ngừng các hoạt động của Rosneft tại Việt Nam, nhưng ông Lavrov từ chối. Và trên thực tế thì Rosneft đang kiên trì triển khai dự án hợp tác dầu khí với Việt Nam tại Lô 06-1 bất chấp sự uy hiếp, hăm dọa của các tàu chấp pháp Trung Quốc.

Chẳng lẽ Mỹ – cường quốc số 1 thế giới lại không bằng Nga (nước đang gặp khó khăn do cấm vận) trong cuộc chơi chiến lược ở Biển Đông? Xét từ góc độ này thì Mỹ sẽ phải tìm cách hỗ trợ Exxon Mobil thực hiện thành công dự án Cá Voi Xanh.

Từ đầu tháng 9/2019, Mỹ đã lần đầu tiên tiến hành cuộc diễn tập chung giữa Mỹ – ASEAN ở Biển Đông thành công cũng là để đáp lại những đòi hỏi ngang ngược của Trung Quốc yêu cầu các nước ASEAN muốn diễn tập chung với các nước ngoài khu vực khi có ý kiến của Trung Quốc. Với cách tiếp cận này, tin rằng Mỹ sẽ phải kiên trì cùng Việt Nam thực hiện thành công dự án Cá Voi Xanh.

Trung Quốc khó có thể gây hấn với việc Exxon Mobil triển khai dự án Cá Voi Xanh với Việt Nam vì bảo vệ lợi ích của công dân Mỹ và lợi ích của doanh nghiệp Mỹ là “giá trị” của Mỹ. Hơn thế nữa, qua cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung có thể thấy Trung Quốc chưa đủ tầm ngang hàng với Mỹ.

Bên cạnh đó, những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông còn vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước lớn như Ấn Độ, Úc, Nhật, Anh, Pháp, Đức và cả khối EU…. Bởi tất cả các nước đều ủng hộ cho một trật tự dựa trên luật pháp quốc tế mà cụ thể là ở Biển Đông, UNCLOS phải là nền tảng để giải quyết các bất đồng và bảo vệ lợi ích chính đáng của các nước ven Biển.

Với việc xác định Trung Quốc là đối thủ lớn nhất của Mỹ, tin rằng Mỹ sẽ phải hành động để bảo vệ những lợi ích quốc gia của họ ở Biển Đông, bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp Mỹ hợp tác với các nước ven Biển Đông phù hợp luật pháp quốc tế, trước mắt là bảo vệ lợi ích của Exxon Mobil trong dự án Cá Voi Xanh, một dự án đầy tiềm năng và hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam.

Việc Mỹ kiên trì thực hiện dự án Cá Voi Xanh còn tạo thêm niềm tin với các nước trong khu vực, đồng thời khẳng định các giá trị của Mỹ. Với cách nhìn đó, tin rằng Mỹ nhất định sẽ không để Trung Quốc bành trướng, thôn tính Biển Đông.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Điểm lại những tuyên bố đáng chú ý của các nước liên quan vấn đề Biển Đông từ đầu tháng 9 đến nay Ngày đăng 08-10-2019

Điểm lại những tuyên bố đáng chú ý của các nước liên quan vấn đề Biển Đông từ đầu tháng 9 đến nay

Từ đầu tháng 9 đến nay, quốc tế và khu vực diễn ra hàng loạt các sự kiện song phương, đa phương quan trọng, trong đó điểm chung của những sự kiện nay là việc các nước thể hiện sự quan tâm và lập trường quan điểm trong vấn đề Biển Đông. Điều này khẳng định cộng đồng quốc tế, khu vực đang đóng góp những nỗ lực chung vào việc đảm bảo, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

1. Trong chuyến thăm Việt Nam (01/10), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Cộng hòa Czech khẳng định sự ủng hộ đối với việc Việt Nam đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Cộng hòa Czech sẽ tiếp tục ủng hộ việc gìn giữ hòa bình, ổn định và an ninh tại Biển Đông; ủng hộ quan điểm chung của ASEAN trong vấn đề này; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.

2. Trong chuyến thăm Việt Nam (01/10), tại cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, thượng tôn pháp luật, an ninh, bảo đảm an toàn, tự do hàng hải và hàng không, giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS; tái khẳng định các lập trường nguyên tắc của ASEAN về vấn đề Biển Đông nêu trong các tuyên bố gần đây của ASEAN, nhất là Tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 (AMM 52) tại Bangkok (Thái Lan) tháng 7/2019. Theo đó, các bên nhất trí tăng cường tin cậy lẫn nhau và lòng tin, tự kiềm chế và tránh các hoạt động có thể làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không quân sự hóa, thực hiện đầy đủ và nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và phấn đấu sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982. Hai bên cũng cam kết tiếp tục phối hợp với các nước thành viên nhằm thúc đẩy phát triển thịnh vượng, đoàn kết, tự cường của Cộng đồng ASEAN, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực; cùng phấn đấu vì một khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển thịnh vượng và dựa trên luật lệ.

3. Trong khuôn khổ chuyến thăm Bulgaria của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình (01/10), giới lãnh đạo Bulgaria nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gìn giữ hòa bình và ổn định, tự do và an ninh hàng hải, hàng không tại khu vực, sự cần thiết phải giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.

4. Bên lề Khóa 74 Đại hội đồng Liên hợp quốc (28/9), Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres hoan nghênh bước phát triển của ASEAN trong xây dựng cộng đồng, khẳng định các cơ quan của Liên hợp quốc luôn sẵn sàng phối hợp và hỗ trợ ASEAN duy trì vai trò trung tâm vì hòa bình và ổn định trong khu vực và trên thế giới. Đề cập vấn đề Biển Đông, Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi các bên giải quyết hòa bình tranh chấp phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS, và không có những hành động làm gia tăng căng thẳng.

5. Trong chuyến thăm chính thức Singapore (22-24/9) của Phó Thủ tướng Chính phủ Thường trực Việt Nam Trương Hòa Bình, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, kêu gọi giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, triển khai đầy đủ và hiệu quả DOC và thúc đẩy đàm phán để sớm đạt được COC hiệu quả, thực chất và phù hợp với luật pháp quốc tế.

6. Trong chuyến thăm Cuba và dự Tham khảo chính trị phiên V giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Cuba của Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn (19-20/9),Bộ Ngoại giao Cuba chia sẻ quan điểm với Bộ Ngoại giao Việt Nam rằng nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết phản đối nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc tiếp tục các hành động vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên vùng biển của mình được xác định phù hợp với các quy định của UNCLOS 1982”. Khẳng định quan điểm nhất quán là mọi hoạt động kinh tế biển của Việt Nam trong đó có hoạt động dầu khí đều được triển khai trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hoàn toàn thuộc Việt Nam được xác định từ lãnh thổ đất liền theo đúng quy định của UNCLOS 1982 mà cả Trung Quốc và Việt Nam đều là thành viên.

7. Nhận lời mời của Bộ Ngoại giao Mexico, Đoàn Bộ Ngoại giao Việt Nam do Thứ trưởng Thường trực Bùi Thanh Sơn dẫn đầu thăm chính thức Mexico và đồng chủ trì phiên Tham khảo chính trị Việt Nam – Mexico lần thứ 5 (15-18/9). Hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước, thảo luận các biện pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa hai nước và hai Bộ Ngoại giao, trao đổi về tình hình Biển Đông và các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Trên cở sở tin cậy lẫn nhau, hai bên cũng đã trao đổi sâu rộng về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm; chia sẻ các nguyên tắc độc lập, tự chủ, hòa bình và tôn trọng luật pháp quốc tế trong xử lý các vấn đề khu vực và toàn cầu.Hai bên nhất trí phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các tổ chức quốc tế và các diễn đàn đa phương, đặc biệt là Liên hợp quốc, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Đông Á – Mỹ Latinh (FEALAC), tăng cường quan hệ giữa ASEAN và Liên minh Thái Bình Dương (AP).

8. Trong chuyến thăm Nga của Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, Việt Nam đã thông báo cho phía Nga về tình hình và những diễn biến phức tạp trên Biển Đông hiện nay; khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam là giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982. Việt Nam đánh giá cao lập trường của Nga tôn trọng tính tối thượng của luật pháp quốc tế trong giải quyết các tranh chấp liên quan tới chủ quyền quốc gia, ủng hộ việc đảm bảo hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không trên Biển Đông.

9. Trong khuôn khổ chuyến thăm Cộng hòa Phần Lan của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Việt Nam Trương Hòa Bình (26/9), Thủ tướng Antii Rinne nhấn mạnh Phần Lan ủng hộ và sẽ nỗ lực thúc đẩy để Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-Liên minh châu Âu (EU) sớm được phê chuẩn và đi vào thực thi, tạo động lực cho hợp tác kinh tế thương mại đầu tư giữa Việt Nam với các quốc gia thành viên EU, trong đó có Phần Lan. Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác Việt Nam-Phần Lan trên các diễn đàn quốc tế cũng như đóng góp vào việc giữ gìn hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới, bảo đảm tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, thúc đẩy hợp tác đa phương để giải quyết các thách thức chung.

10. Bên lề phiên thảo luận chung cấp cao khoá họp thứ 74 Đại Hội đồng Liên hợp quốc, Phó Thủ tướng, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ David Hale khẳng định cam kết của Mỹ đối với hoà bình, an ninh và thịnh vượng tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Thứ trưởng Hale khẳng định Mỹ có lợi ích trong việc đảm bảo trật tự dựa trên luật lệ, tự do, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không tại Biển Đông, mong muốn hai bên duy trì tiếp xúc ở các cấp, thường xuyên tham vấn và phối hợp trong quan hệ song phương cũng như các diễn đàn đa phương.

11. Bộ Quốc phòng Nhật Bản (27/9) đã công bố Sách trắng quốc phòng thường niên, trong đó nhận định Trung Quốc đang tiếp tục gia tăng chi phí quốc phòng một cách không minh bạch nhằm xây dựng quân đội lớn mạnh hàng đầu thế giới vào giữa thế kỷ 21, đồng thời cảnh báo tàu hải quân Trung Quốc thường hoạt động tại một số khu vực ở Biển Đông. “Theo cách này, Trung Quốc dường như mở rộng quân đội cũng như những hình thức hiện diện khác và nâng cao khả năng hoạt động ở Biển Đông. Những hành động như thế của Trung Quốc đơn phương thay đổi hiện trạng và đẩy mạnh ý đồ của nước này tạo ra sự đã rồi. Nhật quan ngại sâu sắc về những hoạt động này”, Sách trắng Quốc phòng của Nhật Bản viết. Chính phủ Nhật Bản cũng kêu gọi những quốc gia liên quan, trong đó có Trung Quốc, kiềm chế hoạt động đơn phương đẩy căng thẳng leo thang và hành xử dựa trên tinh thần thượng tôn pháp luật.

12. Trong cuộc gặp giữa Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Pháp – Việt Nam Catherine Deroche, hai bên nhất trí quan điểm giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, duy trì ổn định, an ninh, an toàn tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông; nhấn mạnh các bên liên quan cần tuân thủ luật pháp quốc tế, không vi phạm quyền khai thác trong vùng thềm lục địa của nước khác.

13. Trong buổi tiếp Đại sứ Ấn Độ Pranay Verma, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (20/9) khẳng định ủng hộ Chính sách hướng Đông của Ấn Độ, đánh giá cao quan điểm, lập trường của Ấn Độ về Biển Đông, nhất là việc tôn trọng luật pháp quốc tế. Đại sứ Prayna Verma tuyên bố, lập trường của Ấn Độ về vấn đề Biển Đông là nhất quán và đã được nêu ra trong một vài dịp mà gần đây nhất là trong tuyên bố của người phát ngôn của Bộ ngoại giao Ấn Độ vào tuần trước. Theo đó, Biển Đông là một phần của mối quan tâm toàn cầu. Ấn Độ vì thế cũng có mối quan tâm gắn liền với hòa bình và ổn định của khu vực này. Ấn Độ ủng hộ mạnh mẽ cho tự do hàng hải vào hàng không cũng như hoạt động thương mại hợp pháp trong những vùng biển quốc tế theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về luật biển của Liên hiệp quốc. Ấn Độ cũng tin tưởng rằng bất kỳ sự khác biệt nào cũng phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, dựa trên sự tôn trọng các quy trình hợp pháp và ngoại giao, không sử dụng đe dọa và vũ lực.

14. Trong chuyến thăm làm việc tại Cộng hòa Kazakhstan của Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng (16-18/9), phía Kazakhstan đã bày tỏ quan ngại về những diễn biến trên Biển Đông, chia sẻ lập trường giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và của Việt Nam, đảm bảo an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông.

15. Trong chuyến thăm Bồ Đào Nha, Trưởng Ban kinh tế Trung ương Việt Nam Nguyễn Văn Bình đã có cuộc gặp với Phó Chủ tịch Quốc hội Bồ Đào Nha Jorge Lacão; hội đàm với Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Bồ Đào Nha José Capucho gặp và trao đổi với Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Bồ Đào Nha Eurico Brihante. Phó Chủ tịch Quốc hội Bồ Đào Nha Jorge Lacão bày tỏ quan tâm sâu sắc về vấn đề đảm bảo thương mại và tuân thủ luật quốc tế trên biển. Quốc Vụ khanh Bộ Ngoại giao Bồ Đào Nha Eurico Brihante bày tỏ hoàn toàn hiểu về tầm quan trọng của vấn đề Biển Đông, khẳng định việc giải quyết các tranh chấp trên biển cần được thực hiện thông qua các công cụ đàm phán và đối thoại. Trong trao đổi về tình hình Biển Đông, Đảng Cộng sản Bồ Đào Nha bày tỏ quan điểm nhất quán ủng hộ lập trường giải quyết tranh chấp của Việt Nam thông qua đàm phán và các biện pháp hoà bình, trên cơ sở luật quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 đang “khảo sát” rất gần đảo Hòn Lớn của tỉnh Khánh Hòa

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 đang “khảo sát” rất gần đảo Hòn Lớn của tỉnh Khánh Hòa

BTV Tiếng Dân

3-10-2019

Các tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục quấy phá vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam ở hai khu vực: Bãi Tư Chính và vùng biển các tỉnh Nam Trung Bộ. Về nhóm tàu Hải Dương 8 hiện đang “khảo sát” ngoài khơi các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa, ông Phạm Thắng Nam cho biết:

Vào thời điểm này, 5.10 am, ngày 3-10-2019, tầu HẢI DƯƠNG 8 đang tiếp tục thực hiện đường khảo sát thứ 3 của vùng khảo sát thứ 4 (vùng IV). Tầu đã thực hiện được hơn 1/3 quãng đường khảo sát. Khoảng cách giữa đường này với mũi của HÒN LỚN (Vạn Ninh, Khánh Hòa) khoảng 182 km. Nếu các đường khảo sát thứ 4, 5… được thực hiện trong những ngày tới thì khoảng cách của đường khảo sát biên đến HÒN LỚN có thể chỉ còn 120-140 km“.

Hải Dương 8 đang khảo sát ngoài bờ biển Việt Nam. Nguồn: Phạm Thắng Nam

Hôm qua, ông Thắng cho biết, cả hai tàu Khánh Hòa và Quang Trung của Việt Nam ở tình trạng sẵn sàng “nghênh chiến”. Hệ thống Satellite-based AIS của hai tàu đều đã được bật lên. Tàu Khánh Hòa 01015 của Việt Nam đã đậu chặn đường, đón lõng, chờ Hải Dương 8 chạy tới. Còn tàu VPNS Quang Trung của Việt Nam có thể chuẩn bị “khóa đuôi”. Ông Thắng nhận định: “Rõ ràng phía Việt nam sẽ có một hành động cương quyết, mạnh mẽ hơn với HD8 (và các tầu hải cảnh khác) so với thời gian trước đây”.

Chuyên gia nghiên cứu Biển Đông Phan Văn Song phân tích“HYDZ 8 đã bắt đầu đổi hướng quay về phía bắc thực hiện đường ‘cày’ thứ ba xuyên qua cả 6 trong 9 lô mà Tàu Cộng ngang ngược vạch trong EEZ VN. Hiện nó đang trong lô có tên ‘viên đạn 22’ (DW 22). Nếu đường ‘cày’ này cũng cách đường ‘cày’ trước khoảng 25 km thì chỗ gần nhất sẽ cách bờ biển VN khoảng 170 km và nếu tiếp tục cày sát biên phía tây của 6 lô đó thì chỗ gần nhất chỉ cách bờ biển VN khoảng 120 km”. Nhận định của ông Phan Song khớp với ý kiến của ông Phạm Thắng Nam.

Trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cập nhật khu vực Hải Dương 8 hoạt động ngày 2/10/2019“Tàu Hải Dương Địa Chất 8 đang thực hiện một vòng khảo sát mới hướng lên phía bắc, vào sâu thêm trong vùng biển Việt Nam 9.5 hải lý, hiện giờ cách bờ biển Phan Rang-Tháp Chàm 113.3 hải lý. Khu vực khảo sát của Trung Quốc vẫn đang nằm trong 9 lô dầu mà Trung Quốc tự nhận và gọi thầu năm 2012”. Khoảng cách 113 hải lý tương đương 209 km.

Đường khảo sát mới của Hải Dương Địa Chất 8 vào sâu thêm 9.5 hải lý. Nguồn: DA ĐSK Biển Đông

Dựa trên hình này, có thể thấy: Tàu Hải Dương 8 đang lấy cớ “khảo sát” để tiến lại gần đường bờ biển Việt Nam. Đầu tiên nó hướng lên phía bắc, rồi quay xuống phía nam rồi giờ lại hướng lên phía bắc. Mỗi lần chuyển hướng như vậy là khoảng cách giữa Hải Dương 8 với đất liền Việt Nam càng bị thu hẹp.

Khoảng cách từ tàu Hải Dương Địa Chất 8 tới bờ biển Phan Rang – Tháp Chàm là 113 hải lý. Nguồn: DA ĐSK Biển Đông
Hiện tại, tàu Hải Dương Địa Chất 8 vẫn đang được hộ tống bởi ít nhất hai tàu hải cảnh 33111 và 46303. Nguồn: DA ĐSK Biển Đông

Về tình hình khu vực xung quanh Bãi Tư Chính hiện vẫn bị các tàu hải cảnh Trung Quốc quấy phá, trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cung cấp clip, kèm chú thích: “Thêm một ngày nữa trôi qua, tàu Crest Argus 5 hỗ trợ hoạt động giàn khoan Hakuryu-5 vẫn đang di chuyển trong sự hằm hè của hai tàu hải cảnh Trung Quốc 37111 và 31302 ở hai bên”.


RFI nhận định tình hình Biển Đông: Giàn khoan lớn của Trung Quốc làm gia tăng nguy cơ xung đột với Việt Nam. Vụ giàn khoan Hải Dương Thạch Du 982 của Trung Quốc đã bắt đầu hoạt động từ ngày 21/9 tại một vị trí chưa xác định trên Biển Đông, báo International Business Times của Mỹ nhận định, có hai yếu tố giải thích hành động lần này của Trung Quốc:

Thứ nhất, Bắc Kinh muốn thu tóm nguồn dầu khí trên Biển Đông để đáp ứng nhu cầu năng lượng của nước này. Thứ hai, Bắc Kinh xem Biển Đông như là ao nhà của mình, không bao giờ tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng như Việt Nam, thậm chí đã bác bỏ phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực trong vụ Philippines kiện Trung Quốc.

VOA có bài: Trung Quốc ra mắt tên lửa Đông Phong, ‘đe dọa gián tiếp’ Việt Nam. TS Hà Hoàng Hợp bình luận: “Trong tháng Tám, họ đã để cho máy bay ném bom chiến lược bay ở Biển Đông, rồi nó còn hạ cánh xuống Đảo Chữ Thập có sân bay họ làm lớn nhất. Họ cũng từng đưa tên lửa ra đó. Trực tiếp nhất là họ đã có tập trận, bắn tên lửa. Đó là lần đầu tiên họ bắn tên lửa thật, có dẫn đường. Đấy là những sự đe dọa và chuyện duyệt binh là đe dọa gián tiếp thôi. Những gì đã xảy ra ở Biển Đông thì đó là đe dọa trực tiếp”.

Mời đọc thêm: Dù là Đường 9 đoạn hay Tứ Sa, các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông đều phi lý và quá tham lam (TTT). – Biển Đông: ‘Né’ tên Trung Quốc, Việt Nam có kế sách riêng? (BBC). – Lãnh đạo Lầu năm góc sẽ tới Việt Nam và gặp gỡ các đồng nghiệp từ Hàn Quốc và Nhật Bản (Sputnik). – Việt Nam – Lào khẳng định thượng tôn pháp luật trên Biển Đông (TN).

– Mỹ khẳng định quyết tâm thực thi quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông (Tin Tức). – Chuẩn đô đốc Mỹ: ‘Hiện diện ở khu vực Biển Đông là nghĩa vụ của chúng tôi’ (TT). – Biển Đông: Philippines lại phản đối tàu Trung Quốc áp sát Bãi Cỏ Mây (RFI). – Nhật Bản kêu gọi Trung Quốc chấm dứt các hành động vi phạm luật pháp quốc tế ở Biển Đông (Tin Tức). – Tàu nằm bờ, cuộc sống ngư dân Nghệ An cũng… mắc cạn (TN).

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Bản tin ngày 7-10-2019

Bản tin ngày 7-10-2019

Trường đảng tỉnh Quảng Đông đào tạo cán bộ CSVN

Trong lúc tàu Hải Dương 8 của Trung Cộng tung hoành ngang dọc trên vùng biển Việt Nam, lãnh đạo đảng CSVN gửi cán bộ sang Tàu để nhờ Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Đông và Trường đảng tỉnh Quảng Đông đào tạo. Bức ảnh của LS Trịnh Vĩnh Phúc đăng hôm 5/10/2019, cho thấy, “Lễ bế giảng lớp đào tạo cán bộ ĐCSVN lần thứ 9” được tổ chức ngày 27/9/2019:

Nguồn: LS Trịnh Vĩnh Phúc

PGS TS Mạc Văn Trang bình luận: “1. Một quốc gia có Viện Hàn lâm KH, có Học Viện Hành chính, Học viện chính trị… mà đưa cán bộ sang trường đảng của 1 tỉnh nhờ đào tạo (?) 2. Kẻ thù truyền kiếp đang chiếm đóng trái phép một phần lãnh thổ nước ta, lại đang tiếp tục xâm lược biển đảo, giết hại đồng bào mình mà vẫn đâm đầu sang để nó dạy dỗ (!); 3. Nhân dân hoàn toàn có quyền gọi lũ cán bộ lúc này đi sang Tàu đào tạo là bọn Việt gian, bán nước, tay sai cho giặc! 4. Tổ tiên ta có bao giờ làm thế không? Trên thế giới, có nước nào hèn, nhục như thế không?

Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn viết: “Trong lúc chờ Đảng ta có lời giải thích cho quốc dân đồng bào thì tôi, bằng tất cả tấm lòng thuần thành hữu ái vô sản, xin mạnh dạn lý giải rằng các đồng chí Tỉnh uỷ Quảng Đông chẳng có ý đồ gì khác ngoài một lòng thiện chí huấn luyện cán bộ Đảng ta cách chống trả quân bành trướng Bắc Kinh ở bãi Tư Chính“.

Mời đọc thêm: Cộng Sản Việt Nam vẫn nhờ Trung Cộng ‘đào tạo cán bộ đảng viên’ (NV).

Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

Việt Nam ‘là đối tác thương mại quan trọng của Anh’

Việt Nam ‘là đối tác thương mại quan trọng của Anh’

Khóa họp lần thứ 11 của Uỷ ban Hợp tác Kinh tế Thương mại Việt Nam - Vương quốc Anh được tổ chức tại Hạ Long hôm 4/10Bản quyền hình ảnhTAPCHICONGTHUONG.VN
Image captionKhóa họp lần thứ 11 của Uỷ ban Hợp tác Kinh tế Thương mại Việt Nam – Vương quốc Anh được tổ chức tại Hạ Long hôm 4/10

Anh thừa nhận Việt Nam là thị trường năng động nhưng cũng cảnh báo vấn nạn tham nhũng và quan liêu.

Thông điệp về tầm quan trọng của mậu dịch và đầu tư song phương được đưa ra trong bối cảnh Anh Quốc đang cận kề ngày rời khỏi EU (Brexit).

Quốc vụ khanh về chính sách thương mại Vương quốc Anh Conor Burns được dẫn lời trong một thông cáo rằng Việt Nam là một trong những thị trường năng động nhất và là đối tác thương mại quan trọng của Vương quốc Anh trong tương lai.

“Khi chúng ta tiến đến hạn [Brexit] 31/10, mục tiêu của chúng ta rất đơn giản – đó là thúc đẩy các doanh nghiệp Anh ở nước ngoài và tăng cường quan hệ thương mại của chúng tôi trên toàn cầu.

“Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới và các cuộc đàm phán thương mại của chúng tôi đang có những bước tiến lớn trong việc giúp hai nước chúng ta kinh doanh dễ dàng hơn,” ông Burns nói thêm.

Nhận định được đưa ra sau một cuộc họp của Ủy ban Kinh tế và Thương mại Anh-Việt Nam (JETCO) đã được tổ chức tại Vịnh Hạ Long vào hôm 04/10 nơi giới chức thương mại hai nước bàn thảo kế hoạch hợp tác một loạt các lĩnh vực bao gồm quan hệ thương mại và đầu tư song phương, hợp tác trong giáo dục, y tế, năng lượng, nông nghiệp và dịch vụ tài chính.

Trong sự kiện này, Quốc vụ khanh về chính sách thương mại Vương quốc Anh Conor Burns và Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vương đồng ý hợp tác hơn nữa về các vấn đề hiện đang ngăn cản các doanh nghiệp Anh kinh doanh tại Việt Nam.

Anh – Việt: ‘Bức tranh tổng quan rất tích cực’

Anh ‘muốn tăng hợp tác thương mại với VN’

Cựu Đại sứ Anh tại Việt Nam nói về những vấn đề Việt Nam đang gặp phải

Quan chức Anh nói Việt Nam ‘dẫn đầu thế kỷ châu Á’

Các rào cản được nói tới là hiện tại có giới hạn về quyền sở hữu nước ngoài đối với các công ty tại Việt Nam.

Hạn chế này là về cơ hội, trong một số lĩnh vực, mà một doanh nghiệp nước ngoài chỉ được sở hữu một công ty tối đa là 49% .

Hai điểm mấu chốt được đề cập tới trong cuộc bàn thảo này trước tiên là thực trạng thiếu khung pháp lý trong lĩnh vực Công nghệ Tài chính (Fintech) của Việt Nam.

“Điều này có nghĩa là giấy phép được cấp theo quyền quyết định chủ quan của chính quyền và các doanh nghiệp Anh thấy gặp khó khăn khi tham gia thị trường.

“Một số mảng trong khu vực năng lượng tái tạo Việt Nam không phù hợp với các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận, làm đội chi phí cho các doanh nghiệp Anh muốn đầu tư vào lĩnh vực này.

Xuất khẩu của Anh sang Việt Nam đạt trị giá hơn 800 triệu bảng trong năm ngoái và tổng thương mại giữa Anh và Việt Nam trị giá hơn 6 tỷ bảng vào năm ngoái.

Hôm 3/10 ông Warwick Morris, cựu Đại sứ Anh tại Việt Nam (nhiệm kỳ 2000-2003) nói với BBC News tiếng Việt rằng kể từ khi Việt Nam có dịch vụ bay thẳng tới Anh số lượng du khách Anh thăm Việt Nam tăng lên.

“Trong số 250-300 ngàn lượt người tới thăm Việt Nam thì không những tăng nhận thức của người Anh đối với Việt Nam mà có cả các doanh nhân trong số đó nữa. Và khi doanh nhân tới thăm Việt Nam như vậy và quay trở lại thì họ sẽ có thể nói rằng hãy thử kinh doanh tại đây xem thế nào.

“Mới đây có sự kiện được tổ chức tại London nhằm nhấn mạnh vai trò của phụ nữ Việt Nam trong kinh doanh. Và sau đó thì có sự kiện của giới doanh nhân nói về khởi nghiệp, liên hệ giữa khoa học và công nghệ…và tôi tin rằng sẽ ngày càng có nhiều hơn những hoạt động như vậy.

Quốc vụ khanh về chính sách thương mại Vương quốc Anh Conor Burns và Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc VươngBản quyền hình ảnhTAPCHICONGTHUONG.VN
Image captionQuốc vụ khanh về chính sách thương mại Vương quốc Anh Conor Burns và Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vương

“Khi Việt Nam phát triển thì có những vấn đề như giao thông đông đúc hơn, nhiều nhà máy hơn và kèm theo là các vấn đề về môi trường như ô nhiễm. Và chính phủ Việt Nam cần có chính sách thích hợp để đối phó với những vấn đề đó. Ngay cả London có thể xem là không khí được cải thiện đáng kể rồi mà vẫn có thêm các biện pháp để tăng cường chất lượng không khí.

Trả lời câu hỏi của BBC về trở ngại của thực trạng tham nhũng đối với mức độ quan tâm làm ăn tại Việt Nam ông Morris nói rằng các nhà đầu tư cần phải đưa ra quyết định và họ có thể vào làm ăn hoặc rút khỏi một nước rất nhanh.

“Nếu họ thấy tham nhũng là vấn đề, hoặc đang gia tăng thì họ sẽ ra đi chứ họ không ở lại. Hoặc nếu họ thấy nạn quan liêu ở mức quá đáng hoặc luật pháp chưa được cải thiện hoặc được thi hành thì họ sẽ đưa ra quyết định cho mình.

“Chính phủ phải biết rằng các nhà đầu tư lớn và nhỏ có thể ra đi rất nhanh nếu họ thấy mọi chuyện đi theo hướng thụt lùi, tham nhũng và quan liêu trở nên quá đà,” ông Morris, Chủ tịch Vietnam-UK Network, nói với BBC.

Việt Nam được xem là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới và được dự đoán sẽ trở thành một trong 20 nền kinh tế toàn cầu hàng đầu vào năm 2050, với GDP tăng hơn 7% trong năm 2018.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Blog at WordPress.com.