Daily Archives: October 15, 2019

Vùng Yaroslavl sẵn sàng cho đợt cung cấp mới tới Việt Nam

 

Yaroslavl là đô thị cổ với trung tâm thuộc hàng di sản văn hóa toàn thế giới. Hôm nay nơi đây là một trung tâm văn hóa, kinh tế và công nghiệp quan trọng của khu vực châu Âu thuộc LB Nga.

Vùng Yaroslavl sẵn sàng cho đợt cung cấp mới tới Việt Nam

© Sputnik / Alexandr Chipurin
HỢP TÁC NGA-VIỆT

URL rút ngắn
Theo 
10
Theo dõi Sputnik trên

Đoàn doanh nghiệp của vùng Yaroslavl đã thực hiện chuyến thăm 7 ngày tới Việt Nam. Trong tổng số 85 chủ thể trong thành phần Liên bang Nga, Yaroslavl nằm trong số các vùng đứng hàng đầu về hợp tác kinh tế và thương mại với Việt Nam.

Năm 2018, phân khúc Việt Nam chiếm tới 15% tổng doanh thu của khu vực, đạt 10 triệu USD, tức là đã tăng 2,6 lần so với năm trước.

Tốt nhưng còn ít

Các sản phẩm của nhiều công ty và doanh nghiệp Yaroslavl được biết đến từ lâu ở Việt Nam: lốp xe hơi, muội than, van cho đường ống dẫn dầu, thiết bị chữa cháy, thuyền cano. Tốt nhưng còn ít – câu nói ngắn gọn này là nội dung chính trong bài phát biểu của ông Lê Trung Chinh, Phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng. Gần đây ông đã đến thăm vùng Yaroslavl. Không phải ngẫu nhiên mà ông Lê Trung Chinh đã chọn vùng này: vùng Yaroslav và Đà Nẵng (nhân tiện, hai khu vực có dân số gần bằng nhau: một triệu hai trăm ngàn cư dân) đã ký thỏa thuận hợp tác 20 năm trước. 

Đoàn doanh nghiệp Yaroslavl đã đến Việt Nam để mở rộng phạm vi quan hệ đối tác, để tìm hiểu môi trường đầu tư và các lĩnh vực đầy hứa hẹn mới, để thiết lập những liên hệ kinh doanh mới.

Tham quan khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
© ẢNH : TRUNG TÂM HỖ TRỢ XUẤT KHẨU VÙNG YAROSLAVL
Tham quan khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

Chuyến đi mang lại hiệu quả

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, bà Natalya Bagrova, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu Vùng Yaroslavl, trưởng đoàn doanh nghiệp Nga cho biết:

“Chuyến thăm rất thành công. Các bạn Việt Nam hiểu rõ các mục tiêu của chúng tôi và rất muốn đóng góp vào sự thành công của chuyên thăm này. Chương trình nghị sự của chuyến đi rất phong phú và đa dạng, mỗi thành viên của phái đoàn Nga đã có nhiều cuộc gặp với các đồng nghiệp Việt Nam. Đại diện của Công ty CP Condor – Eco (chuyên luyện kim, năng lượng, xi măng) đã tiến hành các cuộc đàm phán với Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI), Công ty Cổ phần vật tư và thiết bị Công nghiệp (VATCO) và Tập đoàn Vinacomin. Các đại diện của công ty chuyên sản xuất phụ tùng xe hơi đã được đón tiếp rất nồng nhiệt tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Dịch Vụ Kết Nối Việt. Còn Công Ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Sơn Ôtô Vạn Lợi và Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Sản Xuất Và Thương Mại Hoàng Phú đã thể hiện sự quan tâm lớn đến các vật liệu sơn được sản xuất bởi công ty “Màu sắc Yaroslavl”. Và Công ty TNHH Forma (chuyên sản xuất thiết bị nha khoa) đã thu hút sự chú ý của các nhà quản lý công ty “Công nghệ y khoa phương tây” JSC, Nha khoa Việt Tiến, VIMEDIMEX và Công ty cổ phần Nha khoa Sài Gòn – Hà Nội. Các đối tác tiềm năng ở Việt Nam yêu cầu công ty “Màu sắc Yaroslavl” gửi cho họ danh mục và mẫu sản phẩm để thử nghiệm, và hứa sẽ hỗ trợ công ty Nga nhận giấy chứng nhận của Bộ Y tế Việt Nam”.

Cuộc họp tại Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng
© ẢNH : TRUNG TÂM HỖ TRỢ XUẤT KHẨU VÙNG YAROSLAVL
Cuộc họp tại Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng

Theo bà Bagrova, trong các cuộc đàm phán với phái đoàn Nga, các bạn Việt Nam đều ghi nhận rằng, thị trường Việt Nam quan tâm đến một loạt sản phẩm của Yaroslavl. Ví dụ, đến xe tải địa hình, tàu cứu hỏa, tàu thu gom dầu tràn, thủy phi cơ và tàu nạo vét có khả năng làm sâu cả luồng sông và cảng cũng như cho việc rửa cát. Phía Việt Nam cũng rất quan tâm đến những kinh nghiệm của các công ty Yaroslavl trong lĩnh vực phát triển hệ thống quản lý đô thị và cơ sở hạ tầng giao thông.

Yaroslavl và Việt Nam tìm đối tác cùng kinh doanh

Trong quá trình chuyến thăm Việt Nam, Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu Vùng Yaroslavl đã ký kết thỏa thuận với Hiệp hội hữu nghị Việt – Nga và Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại thành phố Đà Nẵng. Theo văn kiện nay, hai bên sẽ hỗ trợ trong việc tìm kiếm đối tác, trong việc thiết lập liên hệ trực tiếp giữa các công ty và doanh nghiệp cùng lĩnh vực của Việt Nam và Yaroslavl.

Tại các cuộc đàm phán ở Hà Nội và Đà Nẵng cả hai bên đều lưu ý rằng, dù khoảng cách giữa Việt Nam và vùng Yaroslavl là 7.220 km, nhưng, điều đó không phải là một trở ngại cho mối quan hệ đối tác hiệu quả!

.

 

Advertisement
Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

CẬP NHẬT: Biến lớn, chiến trường thay đổi chóng mặt – QĐ Syria thần tốc chiếm nhiều địa bàn chiến lược

CẬP NHẬT: Biến lớn, chiến trường thay đổi chóng mặt – QĐ Syria thần tốc chiếm nhiều địa bàn chiến lược

N. Tuấn Sơn | 

CẬP NHẬT: Biến lớn, chiến trường thay đổi chóng mặt - QĐ Syria thần tốc chiếm nhiều địa bàn chiến lược
Ảnh minh họa.

Thông tấn Nhà nước Syria (SANA) đưa tin QĐ Syria đã quyết định tham chiến với Thổ Nhĩ Kỳ” ở miền Bắc, đánh dấu một bước leo thang mới. Lực lượng người Kurd “không chịu nổi nhiệt”.

Vui lòng bấm F5 để liên tục cập nhật

22h29: Tàu khinh hạm tên lửa Đô đốc Makarov của Nga đã diễn tập bắn đạn thật ở phía Đông Địa Trung Hải, thuyền trưởng cấp 2 Anton Kuprin chỉ huy con tàu này cho biết.

“Tất cả các vũ khí trên tàu đã được thử nghiệm chiến đấu trong 2 năm qua. Đặc biệt, tàu đã bắn tên lửa hành trình Kalibr và tên lửa phòng không”.

Tàu khinh hạm tên lửa Đô đốc Makarov là tàu khinh hạm biển xanh thứ 3 thuộc dự án 11356 của Hải quân Nga. Tàu có lượng choán nước khoảng 4.000 tần, dài 124,8 meters, tốc độ tối đa tới 30 hải lý/h và dự trữ hoạt động trong vòng 30 ngày.

Tàu được trang bị tên lửa hành trình Kalibr-NK, tên lửa phòng không tầm trung, pháo hạm A-190 cỡ nòng 100mm cùng nhiều pháo phòng thủ tầm gần, pháo phản lực, bệ phóng rocket, ngư lôi và có thể mang được 1 trực thăng hải quân loại Kamov Ka-27 hoặc trực thăng cảnh báo sớm trên không Ka-31.

CẬP NHẬT: Biến lớn, chiến trường thay đổi chóng mặt - QĐ Syria thần tốc chiếm nhiều địa bàn chiến lược - Ảnh 1.

Khinh hạm Đô đốc Makarov.

22h22: Dường như Quân đội Syria đã có giao tranh với các lực lượng do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn tại phía Tây thành phố Manbij.

CẬP NHẬT: Biến lớn, chiến trường thay đổi chóng mặt - QĐ Syria thần tốc chiếm nhiều địa bàn chiến lược - Ảnh 2.

Khu vực giao tranh giữa SAA và NSA tại phía Tây thành phố Manbij.

Thông tin ban đầu cho biết làng Yalishli ở phía Tây Bắc Manbij đã bị các nhóm phiến quân do Thổ Nhĩ Kỳ hẫu thuẫn chiếm đóng, đồng thời 1 xe tăng được cho là của Quân đội Syria đã bị lực lượng Quân đội Syria tự do (NSA) thu giữ.

CẬP NHẬT: Biến lớn, chiến trường thay đổi chóng mặt - QĐ Syria thần tốc chiếm nhiều địa bàn chiến lược - Ảnh 3.

Xe tăng được cho là của Quân đội Syria đã bị lực lượng NSA thu giữ.

20h36: Vừa có báo cáo các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu tấn công vào thành phố Manbij. Trước đó đã xuất hiện những bức ảnh cho thấy lực lượng Quân đội Quốc gia Syria (NSA) đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ hội quân ở gần thành phố này chuẩn bị cho chiến dịch mới.

CẬP NHẬT: Biến lớn, chiến trường thay đổi chóng mặt - QĐ Syria thần tốc chiếm nhiều địa bàn chiến lược - Ảnh 4.

Dường như đang có đọ súng giữa SAA với lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ ở phía Bắc thành phố Manbij.

Các nguồn tin cũng ghi nhận có sự xuất hiện của xe tăng Quân đội Syria tại làng al-Awashriya, trên vùng nông thôn phía Bắc, Đông Bắc, sát gần thành phố Manbij.

CẬP NHẬT: Biến lớn, chiến trường thay đổi chóng mặt - QĐ Syria thần tốc chiếm nhiều địa bàn chiến lược - Ảnh 5.

Xe tăng Quân đội Syria xuất hiện gần Manbij.

CẬP NHẬT: Biến lớn, chiến trường thay đổi chóng mặt - QĐ Syria thần tốc chiếm nhiều địa bàn chiến lược - Ảnh 6.

NSA chuẩn bị tấn công vào Manbij

Có báo cáo các lực lượng chính phủ Syria đang đọ súng với các nhóm vũ trang do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn cắt đường nối từ Celebe tới Ayn Issa.

19h22: Liên tiếp có những diễn biến mới khi Quân đội Syria kéo cờ tại thành phố “Al-Ya’rubiyah” ở gần biên giới với Iraq và ở Tell Hamis trên vùng nông thôn phía Nam tỉnh l-Qamishli. Các lực lượng Quân đội Syria cũng đã có mặt tại Al Farrat, phía Tây Manbij.

Trong khi đó, tại trại Ein Isa cũng đang nổ ra giao tranh giữa lực lượng người Kurd (YPG) với các tay súng khủng bố IS có vũ trang.

CẬP NHẬT: Biến lớn, chiến trường thay đổi chóng mặt - QĐ Syria thần tốc chiếm nhiều địa bàn chiến lược - Ảnh 7.

Các diễn biến mới trên chiến trường Syria. Các ô khoanh đỏ từ trái sang phải: SAA tới phía Tây Manbij; IS tấn công YPG; QĐ Syria cắm cờ ở Tell Hamis; QĐ Syria cắm cờ ở Al-Ya’rubiyah.

18h15: Khoảng 150 binh sĩ Mỹ cùng các phương tiện cơ giới đã rút khỏi một sân bay quân sự nhỏ ở miền Bắc Syria để tiến sang Iraq.

CẬP NHẬT: Biến lớn, chiến trường thay đổi chóng mặt - QĐ Syria thần tốc chiếm nhiều địa bàn chiến lược - Ảnh 8.

Đoàn xe quân sự Mỹ rút khỏi miền Bắc Syria để sang Iraq (ô khoanh tròn đỏ).

17h06: Chiến sự Syria trong ngày hôm nay 14/10/2019 có những diễn biến chính như sau: Tình hình chiến trường ở miền Bắc Syria có thay đổi chóng mặt trong bối cảnh các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục tấn công mãnh liệt vào các vị trí của SDF và thỏa thuận vừa đạt được giữa SDF và Quân đội Syria (SAA).

– SAA đã tiến vào thành phố Taqbah, chiếm giữ căn cứ sân bay Tabqah và đập Tabqah;

– SAA tiến vào Tal Tamr;

– Một số đơn vị SAA được cho là đã được triển khai tới phía Bắc Manbij, gần sông Sajur;

– Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đã tiêu diệt tổng cộng 550 tay súng khủng bố kể từ khi bắt đầu phát động chiến dịch quân sự “Mùa xuân hòa bình”;

– Các lực lượng Mỹ được cho là đã rút khỏi một trạm quan sát tại Ayn al-Arab (Kobani).

CẬP NHẬT: Biến lớn, chiến trường thay đổi chóng mặt - QĐ Syria thần tốc chiếm nhiều địa bàn chiến lược - Ảnh 9.

Bản đồ cập nhật chiến sự Syria tính đến chiều nay 14/10/2019.

16h33: Xe tăng và các binh sĩ Quân đội Syria đã có mặt trên vùng nông thôn Manbij. Theo thỏa thuận, SAA sẽ điều quan tới tiếp quản thành phố chiến lược này. Cách đây ít phút, Sputnik dẫn phát biểu của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết quân đội nước này sẽ không tấn công vào thành phố Manbij.

CẬP NHẬT: Biến lớn, chiến trường thay đổi chóng mặt - QĐ Syria thần tốc chiếm nhiều địa bàn chiến lược - Ảnh 10.

Xe tăng và các binh sĩ Quân đội Syria đã có mặt trên vùng nông thôn Manbij.

16h20: Một nguồn tin tại thành phố chiến lược Kobane cho biết có 3 tới 4 xe thiết giáp cùng nhiều lính Mỹ đang án ngữ tại cây cầu nối từ thành phố này tới thành phố Manbij và không cho bất cứ ai vượt qua, dường như mục đích của việc chốt chặn này là ngăn cản quân chính phủ Syria tới tiếp quản thị trấn.

Trước đó, vào đêm qua, các binh sĩ Mỹ tại đồi Mistenur đã rời đi nhưng sau đó họ đã quay lại và hiện đang ở trong thành phố này.

CẬP NHẬT: Biến lớn, chiến trường thay đổi chóng mặt - QĐ Syria thần tốc chiếm nhiều địa bàn chiến lược - Ảnh 11.

Lính Mỹ án ngữ cây cầu

16h04: Quân đội Syria đã tiến vào thị trấn Ain Issa trên vùng nông thôn tỉnh Raqqa, giáp mặt với các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ. Cùng thời điểm, cách đó không xa, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng NSA đã chiếm được làng Tel Antar nằm ở phía Nam thị trấn chiến lược Tel Abyad.

CẬP NHẬT: Biến lớn, chiến trường thay đổi chóng mặt - QĐ Syria thần tốc chiếm nhiều địa bàn chiến lược - Ảnh 12.

SAA tiến vào thị trấn Ain Issa (ô khoanh đỏ bên trái) và lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ chiếm được làng Tel Antar (ô khoanh đỏ bên phải).

15h58: Lực lượng Quân đội Syria tự do (FSA) do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đã cắm cờ tại thị trấn chiến lược Tel Abyad. Như vậy là toàn bộ lực lượng SDF do người Kurd đứng đầu ở khu vực này đã bị Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cùng các đồng minh đè bẹp.

CẬP NHẬT: Biến lớn, chiến trường thay đổi chóng mặt - QĐ Syria thần tốc chiếm nhiều địa bàn chiến lược - Ảnh 13.

Thị trấn chiến lược Tel Abyad của SDF đã bị các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát

CẬP NHẬT: Biến lớn, chiến trường thay đổi chóng mặt - QĐ Syria thần tốc chiếm nhiều địa bàn chiến lược - Ảnh 14.

Các chiến binh FSA đang kéo cờ tại thị trấn chiến lược Tel Abyad.

15h40: Sputnik dân phát biểu của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cho biết các lực lượng của nước này sẽ không tiến vào thành phố Manbij hiện đang do SDF kiểm soát.

15h21: Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian vừa ra tuyên bố EU cần khẩn trường áp đặt lệnh cấm vận vũ khí với Ankara sau khi Thổ Nhĩ Kỳ phát động chiến dịch quân sự tấn công người Kurd ở miền Bắc Syria.

“Chiến dịch tiến công này đang gây ra hàng loạt thảm họa nhân đạo hết sức nghiêm trọng”, người đứng đầu ngành ngoại giao Pháp tuyên bố trước cuộc gặp với những người đồng cấp EU ở Luxembourg.

15h09: Quân đội Syria sẽ mở rộng địa bàn chốt giữ sau khi lính Mỹ rút khỏi căn cứ của họ ở Nhà máy Lafarge nằm trên khu vực Đông Nam Ain al-Arab và các điểm kiểm soát trên cầu Qara Cossack.

CẬP NHẬT: Biến lớn, chiến trường thay đổi chóng mặt - QĐ Syria thần tốc chiếm nhiều địa bàn chiến lược - Ảnh 16.

SAA sẽ triển khai quân bảo vệ khu vực cầu Qara Cossack.

15h04: Truyền thông địa phương Thổ Nhĩ Kỳ và đồng minh Quân đội Quốc gia Syria (NSA) dự kiến sẽ tấn công vào thành phố Manbij để đánh bật các lực lượng người Kurd ra khỏi thành phố chiến lược này.

Tuy nhiên, trước đó, Quân đội Syria và lực lượng Nga đã có mặt chốt chặn tuyến đường dẫn từ phía Bắc xuống thành phố Manbij. Nếu Thổ Nhĩ Kỳ thực sự muốn tấn công thành phố này, họ bắt buộc phải vượt qua lực lượng Nga và Syria.

CẬP NHẬT: Biến lớn, chiến trường thay đổi chóng mặt - QĐ Syria thần tốc chiếm nhiều địa bàn chiến lược - Ảnh 17.

Thành phố Manbij ở ô khoanh đỏ phía dưới, phía trên đã được Quân đội Syria và Nga chốt chặn.

14h40: Giao tranh quyết liệt giữa các lực lượng do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn với SDF đang tiếp diễn ở thành phố Ras al-Ain trên miền Bắc Syria. Cùng lúc này, pháo binh Thổ Nhĩ Kỳ liên tiếp tập kích vào khu vực Dirbassiyah.

14h33: Lực lượng người Kurd chính thức thông báo: Thỏa thuận đạt được với chính phủ Syria của Tổng thống Assad sẽ cho phép Quân đội Syria (SAA) triển khai lực lượng trên toàn khu vực Đông Bắc, từ Manbij tới Maliki.

Current Time0:05
/
Duration0:35

Người dân miền Bắc Syria ở thị trấn Al-Qamishli và thành phố Al-Hasakah vui mừng chào đón sự trở lại của Quân đội Syria

14h21: Quân đội Syria đang thần tốc chiếm lĩnh những địa bàn chiến lược tại Đông Bắc Syria sau khi đạt được thỏa thuận với lực lượng SDF do người Kurd đứng đầu.

Một đoàn xe quân sự của Quân đội Syria vừa vượt sông Euphrates để tới thành phố chiến lược Raqqa.

CẬP NHẬT: Biến lớn, chiến trường thay đổi chóng mặt - QĐ Syria thần tốc chiếm nhiều địa bàn chiến lược - Ảnh 19.

14h16: 2 tàu hộ vệ tên lửa mang tên Veliki Ustyug số hiệu 651 và Uglich số hiệu 653 thuộc Dự án 21631 (lớp Buyan M) trong thành phần biên chế Chi Hạm đội biển Caspian của Hải quân Nga đang trên đường trở lại biển Địa Trung Hải sau khi từ Biển Đen vượt qua eo biển Bosphorus của Thổ Nhĩ Kỳ.

Cả hai tàu này đều được trang bị tên lửa hành trình tấn công mặt đất SS-N-30 / 3M-14 Kalibr.

CẬP NHẬT: Biến lớn, chiến trường thay đổi chóng mặt - QĐ Syria thần tốc chiếm nhiều địa bàn chiến lược - Ảnh 20.

Hai tàu hộ vệ tên lửa lớp Buyan M của Nga trở lại hoạt động tại Biển Địa Trung Hải.

13h56: Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ thông báo hơn 550 tay súng “khủng bố” thuộc các đơn vị bảo vệ người Kurd (YPG) đã bị tiêu diệt ở Đông Bắc Syria kể từ khi chiến dịch quân sự “Mùa xuân hòa binh” do Thổ Nhĩ Kỳ phát động được tiến hành.

Theo BQP Thổ Nhĩ Kỳ, chiến dịch vẫn đang tiếp diễn thành công theo kế hoạch.

13h50: Thông tấn Nhà nước Syria (SANA) đưa tin Quân đội Syria (SAA) đã tiến vào khu vực Tal Tamr ở phía Tây tỉnh al-Hasakah, để đối mặt với lực lượng tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ.

CẬP NHẬT: Biến lớn, chiến trường thay đổi chóng mặt - QĐ Syria thần tốc chiếm nhiều địa bàn chiến lược - Ảnh 21.

SAA đã tiến vào Tal Tamr ở phía Tây tỉnh al-Hasakah (ô khoanh tròn đỏ).

CẬP NHẬT: Biến lớn, chiến trường thay đổi chóng mặt - QĐ Syria thần tốc chiếm nhiều địa bàn chiến lược - Ảnh 22.

SAA đã tiến vào Tal Tamr phía Tây tỉnh al-Hasakah

12h22: Bất chấp việc một mình đơn độc đối mặt với nhiều chỉ trích về quyết định rút binh sĩ khỏi Đông Bắc Syria, Tổng thống Trump vẫn lên tiếng bảo vệ quyết định của mình.

Ông nêu rõ: “Chúng ta phải đưa những anh hùng, quân nhân tuyệt vời của Mỹ trở về nhà. Giờ là thời điểm. Nơi đây không còn an toàn, ổn định và họ phải chiến đấu. Đó là điều họ đã làm, chiến đấu”.

Quyết định trên của chủ nhân Nhà Trắng đã vấp phải sự phản đối của hầu hết các nhà lập pháp và giới chức quốc phòng Mỹ.

Trong khi đó, các lực lượng người Kurd tại Đông Bắc Syria, những người từng sát cánh với Mỹ trong cuộc chiến chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng mấy năm qua, cũng lên án bước đi này của Washington là “nhát dao đâm sau lưng”.

11h20: Hiện có khoảng 14.650 tên khủng bố IS (ISIS) đang bị giam giữ tại 7 trại trên khu vực kiểm soát bởi lực lượng dân chủ Syria (SDF) do người Kurd đứng đầu, Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một thông báo mới được phát đi.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, ngoài 7 trại trên thì còn có 8 khu trại khác để giam giữ các tội phạm khác bao gồm cả những người thân của khủng bố IS. Nga nhấn mạnh rằng tổng số người đang bị giam giữ hoặc sinh sống tại các khu trại do SDF quản lý có thể lên tới 120.000 người. Điều kiện sống tại những nơi này là hết sức tồi tệ.

Hôm qua, 13/10, SDF thông báo đã có 785 tên khủng bố IS trốn thoát khỏi khu trại nằm gần Ain Issa. Sự kiện này làm gia tăng căng thẳng trong bối cảnh xung đột quân sự ở Đông Bắc Syria ngày càng ác liệt.

CẬP NHẬT: Biến lớn, chiến trường thay đổi chóng mặt - QĐ Syria thần tốc chiếm nhiều địa bàn chiến lược - Ảnh 23.

Các khu trại giam do SDF quản lý ở Đông Bắc Syria.

10h58: Sau cuộc hội đàm tối 13/10 tại Phủ Tổng thống Pháp, cả Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức, Angela Merkel đều lên tiếng kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ ngừng ngay lập tức các chiến dịch quân sự đang tiến hành tại miền Bắc Syria.

“Các chiến dịch quân sự này một mặt tạo ra các nguy cơ, mà chúng ta đã được chứng kiến trên thực địa, về một cuộc khủng hoảng nhân đạo không thể chấp nhận được và mặt khác, khiến cho nhóm khủng bố IS trỗi dậy trở lại trong khu vực”, hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh.

10h18: Quân đội Syria (SAA) sẽ tiến vào một số khu vực ở miền Bắc nước này trong vài ngày tới sau khi Lực lượng dân chủ Syria (SDF) cầu cứu chính phủ của Tổng thống Assad nhằm bảo vệ khu vực, ngăn chặn sự mở rộng chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo một nguồn tin quân sự từ Quân đội Syria, SAA hiện đang điều động lực lượng tới các thành phố Manbij, Kobani, và Al-Tabaqa, cũng như hàng loạt thị trấn xung quanh.

Hơn nữa, Quân đội Syria cũng được phép tiến vào một số địa điểm ở tỉnh Al-Hasakah Governorate, bao gồm cả hầu hết thủ phủ của tỉnh này và tiến hành tuần tra chung với Các đơn vị bảo vệ người Kurd (YPG).

Nguồn tin của Al-Masdar News cho biết cả 2 bên (SDF và Damascus) cũng nhất trí thỏa thuận về việc kiểm soát khủng bố ở miền Bắc Syria trong tương lai gần, tuy nhiên ưu tiên số 1 lúc này là ngăn chặn đà tiến công của Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh không cho chiếm thêm các vùng lãnh thổ ở phía Đông sông Euphrates.

Các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ tiếp tục tấn công ở miền Bắc Syria bất chấp thực tế là Quân đội Syria đang điều động tới những khu vực kể trên.

CẬP NHẬT: Biến lớn, chiến trường thay đổi chóng mặt - QĐ Syria thần tốc chiếm nhiều địa bàn chiến lược - Ảnh 25.

Binh sĩ Quân đội Syria.

09h52: Giữa lúc chiến sự đang diễn ra ác liệt ở miền Bắc Syria thì Không quân Nga đã tiến hành một loạt các đợt không kích nhằm vào các mục tiệu khủng bố ở Nam Idlib.

Theo Tổ chức giám sát nhân quyền Syria (SOHR), các chiến đấu cơ Nga dồn dập ném bom xuống các thị trấn Ma’ar Shoreen, Kfar Ata và Bzabor cũng như thành phố Ma`arat al-Nu`man.

Đoàn phóng viên quốc tế đi thực địa tại căn cứ sân bay Khmeimim, đầu não của Không quân Nga tại Syria.
00:03:00

Đoàn phóng viên quốc tế đi thực địa tại căn cứ sân bay Khmeimim, đầu não của Không quân Nga tại Syria.

Các đợt không kích liên tiếp được cho là đã phá hủy 1 sở chỉ huy của nhóm vũ trang do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn, đồng thời bom cũng đánh trúng một hệ thống hang động được sử dụng bởi khủng bố. Không quân Nga cũng đã hủy diệt các hệ thống thông tin liên lạc của phiến quân thánh chiến.

Hai ngày trước đó, các chiến đấu cơ Nga cũng thực hiện hàng loạt đòn tập kích đường không tương tự ở khu vực Hersh, ngoại ô thị trấn  Kafr Nabl.

Những đòn không kích này được cho là nhằm để đáp trả những hành động khiêu khích của nhóm thánh chiến HTS có liên hệ với tổ chức khủng bố al-Qaeda và các đồng minh của chúng. Khủng bố gần đây liên tiếp vi phạm trắng trợn lệnh ngừng bắn ở khu vực Idlib khiến Quân đội Nga không thể ngồi yên.

CẬP NHẬT: Biến lớn, chiến trường thay đổi chóng mặt - QĐ Syria thần tốc chiếm nhiều địa bàn chiến lược - Ảnh 27.

Nhiều lượt máy bay chiến đấu Nga xuất kích ném bom tấn công khủng bố.

09h05: Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và Lực lượng Quân đội Quốc gia Syria (NSA) đã tiến công vào sườn phía Tây thị trấn chiến lược Ras al-Ayn trên vùng nông thông phía Bắc al-Hasakah và chiếm được một số làng dọc theo biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.

Hiện tại họ đã kiểm soát được các làng Tell Khanzir, Khirbit al-Banat, al-Baluja, al-Aziziyah, Abu al-Sun, Mukhtlah và Mruriyah mà không vấp phải sự kháng cự đáng kể nào của Lực lượng dân chủ Syria (SDF).

Cùng thời điểm, các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ còn tấn công từ phía Nam Ras al-Ayn nhằm cắt đứt tuyến đường huyết mạch dẫn tới thị trấn này nhằm bao vây toàn bộ lực lượng người Kurd ở đây.

Một ngày trước đó, các tay súng thuộc NSA đã tấn công Ras al-Ayn, chiếm giữ được một số vị trí quan trọng ở phía Bắc thị trấn này. Tuy nhiên, sau đó SDF đã phản công và tái chiếm được hầu hết các khu vực tại thị trấn.

Bất chấp việc SDF kháng cự quyết liệt, dường như các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chiếm được thị trấn này trong vài giờ tới. Trước đó, Quân đội Syria đã kiểm soát hoàn toàn thị trấn chiến lược Tell Abyad, cách Ras al-Ayn 120 km về phía Tây.

Current Time0:18
/
Duration0:38
Auto

QĐ Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng NSA đã chiếm được thị trấn chiến lược Ras al-Ayn ở miền Bắc Syria.

08h54: Chiến sự Syria có những diễn biến mới nhất như sau Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) đã đạt được thỏa thuận với chính quyền của Tổng thống Assad về việc đồng ý cho Quân đội Syria triển khai trên toàn bộ khu vực biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ ở Đông Bắc để ngăn chặn chiến dịch tiến công quân sự của Ankara.

Hiện tại SAA đã bắt đầu tiến vào khu vực thành phố Manbij do SDF kiểm soát. Các đơn vị SAA cũng sẽ triển khai tại Kabani và nhiều địa điểm khác. Trong khi đó, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục đánh mạnh bất chấp thỏa thuận vừa đạt được giữa SDF và Damascus.

Hiện Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã giành được quyền kiểm soát ở nhiều khu vực chiến lược dọc biên giới sau khi đánh bật Lực lượng SDF do người Kurd đứng đầu.

CẬP NHẬT: Biến lớn, chiến trường thay đổi chóng mặt - QĐ Syria thần tốc chiếm nhiều địa bàn chiến lược - Ảnh 30.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và các lực lượng đồng minh đã cắm cờ ở nhiều nơi.

CẬP NHẬT: Biến lớn, chiến trường thay đổi chóng mặt - QĐ Syria thần tốc chiếm nhiều địa bàn chiến lược - Ảnh 31.

Bản đồ cập nhật chiến sự Syria tính đến hết ngày 13/10/2019.

08h40: Trước sức tấn công quá mạnh của Thổ Nhĩ Kỳ, lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd đứng đầu “không chịu nổi nhiệt”, liên tiếp rút lui và buộc phải chấp nhận cầu cứu Quân đội Syria.

Theo đó, Chính quyền người Kurd ở miền Bắc Syria phải chấp nhận một thỏa thuận với chính quyền Damascus về việc triển khai Quân đội Syria tới gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ để đối phó với cuộc tấn công quân sự của Ankara.

Trong thông báo đăng trên trang mạng Facebook, chính quyền người Kurd nêu rõ để ngăn chặn cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ, lực lượng này đã đạt được thỏa thuận với Chính phủ Syria, do đó quân đội Syria có thể triển khai dọc biên giới Syria- Thổ Nhĩ Kỳ để hỗ trợ Các lực lượng dân chủ Syria (SDF) do người Kurd đứng đầu.

Chính quyền người Kurd cho rằng thỏa thuận này đã đạt được với chính quyền Damascus “mở đường cho việc giải phóng những thành phố còn lại bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng như Afrin.”

08h33: Quân đội Syria đã kiểm soát hoàn toàn căn cứ không quân Tabqa ở gần Raqqa và tải tổ chức một căn cứ quân sự tại khu vực này.

CẬP NHẬT: Biến lớn, chiến trường thay đổi chóng mặt - QĐ Syria thần tốc chiếm nhiều địa bàn chiến lược - Ảnh 33.

Quân đội Syria đã kiểm soát hoàn toàn căn cứ không quân Tabqa ở gần Raqqa.

08h28: Ông Yasin Aktay – Cố vấn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tuyên bố: “Nếu Quân đội Syria cố gắng tiến vào Đông Bắc Syria, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đáp trả và có thể sẽ bùng nổ cuộc chiến quy mô lớn giữa quân đội của 2 quốc gia”.

Trên thực tế, Quân đội Syria đã và đang triển khai quân tới miền Bắc và Đông Bắc nước này, chấp nhận đương đầu với Thổ Nhĩ Kỳ.

08h23: Tổng thống Pháp Emmanuel Macron triệu tập một cuộc họp khẩn cấp với các tướng lĩnh quân đội nhằm thảo luận các biện pháp an ninh ứng phó với hành động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở miền Bắc Syria.

Paris sẽ đưa ra các giải pháp “trong vài giờ tới” để đảm bảo an toàn cho binh sĩ và người dân của nước này ở miền Bắc Syria, hãng tin Reuters dẫn tuyên bố của Văn phòng Tổng thống Pháp cho biết.

CẬP NHẬT: Biến lớn, chiến trường thay đổi chóng mặt - QĐ Syria thần tốc chiếm nhiều địa bàn chiến lược - Ảnh 34.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

08h14: Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng đông minh của họ là Quân đội Quốc gia Syria (NSA) đã tăng cường lực lượng tới mặt trận gần Manbij nơi Quân đội Syria và các lực lượng ủng hộ Tổng thống Assad đang ồ ạt tiến tới.

CẬP NHẬT: Biến lớn, chiến trường thay đổi chóng mặt - QĐ Syria thần tốc chiếm nhiều địa bàn chiến lược - Ảnh 35.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và NSA tăng cường lực lượng tới mặt trận gần Manbij.

08h08: Quân đội Syria (SAA) đã vượt 70km tiến vào vùng nông thôn Manbij, kênh NPA xác nhận đang tiến vào các khu vưc al-Farat, Arab Hassan, al-Dandaliya và al-Jamousiya, có những đơn vị đã ở chiến tuyến đối mặt với lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ.

CẬP NHẬT: Biến lớn, chiến trường thay đổi chóng mặt - QĐ Syria thần tốc chiếm nhiều địa bàn chiến lược - Ảnh 36.

Quân đội Syria (SAA) đã tiến vào vùng nông thôn Manbij (ô khoanh tròn đỏ).

07h57: Quân đội Syria và các lực lượng ủng hộ Tổng thống Assad đã tiến quân vào khu vực thành phố Hasaka sau khi đạt được thỏa thuận với Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd đứng đầu.

CẬP NHẬT: Biến lớn, chiến trường thay đổi chóng mặt - QĐ Syria thần tốc chiếm nhiều địa bàn chiến lược - Ảnh 37.

Quân đội Syria và các lực lượng ủng hộ Tổng thống Assad đã tiến quân vào khu vực thành phố Hasaka (ô khoanh tròn đỏ).

07h51: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho biết Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh rút toàn bộ binh sỹ Mỹ khỏi khu vực miền Bắc Syria nhằm tránh một cuộc xung đột “không thể kiểm soát” giữa các tay súng người Kurd được Mỹ ủng hộ với các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ.

CẬP NHẬT: Biến lớn, chiến trường thay đổi chóng mặt - QĐ Syria thần tốc chiếm nhiều địa bàn chiến lược - Ảnh 38.

Binh sĩ Mỹ đã và đang rút khỏi miền Bắc Syria.

Trong một dòng trạng thái trên mạng Twitter, Tổng thống Trump viết: “Thật khôn ngoan khi (binh sỹ Mỹ) không can dự vào cuộc giao tranh căng thẳng dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ”.

Bộ trưởng Esper không nói rõ thời điểm Mỹ rút quân, song cho biết việc này sẽ được tiến hành “an toàn và nhanh chóng nhất có thể”.

CẬP NHẬT: Biến lớn, chiến trường thay đổi chóng mặt - QĐ Syria thần tốc chiếm nhiều địa bàn chiến lược - Ảnh 39.

Một căn cứ của Mỹ tại miền Bắc Syria đã trống rỗng sau khi lĩnh Mỹ rút khỏi nơi đây.

07h45: Theo thông tấn SANA, quân đội Syria đã quyết định tham chiến khi điều động binh sĩ tới đương đầu với “cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ” ở miền Bắc đất nước, đánh dấu một bước leo thang mới tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy hiểm liên quan tới “điểm nóng” này ở Trung Đông.

Kênh truyền hình al-Mayadeen (Li-băng) đưa tin, Quân đội Syria sẽ triển khai tới thị trấn Kobani, hiện nằm dưới sự kiểm soát của Các lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd đứng đầu và thị trấn Manbij gần đó.

theo Trí Thức Trẻ

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Bài toán” Indonesia quá dễ, nhưng “bài toán” Công Phượng, liệu thầy Park có giải nổi?

Bài toán” Indonesia quá dễ, nhưng “bài toán” Công Phượng, liệu thầy Park có giải nổi?

Ngô Trà – Ảnh: Đoàn Ca, Đông Anh | 

"Bài toán" Indonesia quá dễ, nhưng "bài toán" Công Phượng, liệu thầy Park có giải nổi?

Thời điểm này, liệu có mấy ai nghi ngờ một chiến thắng của thầy trò HLV Park Hang-seo trước Indonesia. Nhưng đó có lẽ không phải là nhiệm vụ duy nhất mà thầy Park tự giao cho mình.

1. Mười tám năm về trước, HLV huyền thoại của Man United – Sir Alex Ferguson, từng thực hiện một vụ bán cầu thủ mà mãi về sau này, nó khiến ông ân hận nhất trong sự nghiệp cầm quân lẫy lừng của mình. Ngày ấy, HLV huyền thoại người Scotland này bán trung vệ Jaap Stam cho Lazio.

Mùa bóng 2000 – 2001, bộ phận thống kê chuyên môn của Man United gửi lên cho Sir Alex một bản báo cáo, trong đó chỉ rõ ra rằng cứ mỗi mùa bóng đi qua, số lần tắc bóng của trung vệ người Hà Lan càng giảm. Năm ấy Jaap Stam bắt đầu tiệm cận với tuổi 30. Và đấy là nguyên nhân chính khiến Sir Alex quyết định bán anh.

Vài năm sau, khi công nghệ thống kê và phân tích bóng đá tiến thêm những bước nhảy vọt, có một con số khiến HLV huyền thoại của Quỷ đỏ phải giật mình khi nhìn thấy: Ở giai đoạn phong độ đỉnh cao nhất của mình, hậu vệ huyền thoại người Italia – Paolo Maldini, cứ hai trận mới tắc bóng một lần.

Bài toán Indonesia quá dễ, nhưng bài toán Công Phượng, liệu thầy Park có giải nổi? - Ảnh 1.

Và mãi nhiều năm về sau nữa, Sir Alex mới có cơ sở khoa học để lý giải cho con số khiến mình giật mình ngày ấy. Những tổng hợp từ rất nhiều con số của máy tính đã đưa ra lời giải thích, rằng khi Paolo Maldini và Jaap Stam chọn vị trí quá tốt để truy cản đối phương, thì họ không cần phải tắc bóng bóng nữa, bởi dù sao thì lựa chọn ấy cũng mang khá nhiều rủi ro. Chỉ khi rơi vào tình huống 50-50, họ mới phải tắc bóng.

Đấy cũng là lý do suốt cả trận đấu với Malaysia, Văn Hậu không phải thực hiện cú tắc bóng nào, dù trước đó, anh không ít lần khiến người hâm mộ Việt Nam phải trầm trồ với những cú quăng người xoạc bóng cực kỳ đẹp mắt.

Từ Heerenveen trở về, có hai điều mà giới chuyên môn thấy rõ ràng Văn Hậu tiến bộ không ngừng. Thứ nhất, đấy chính là khả năng phán đoán tình huống trong phòng ngự, để rồi chiếm được ưu thế trước đối phương, dẫn đến việc không phải tung ra những cú tắc bóng như ngày nào nữa. Thứ hai, chính là khả năng di chuyển không bóng.

Bài toán Indonesia quá dễ, nhưng bài toán Công Phượng, liệu thầy Park có giải nổi? - Ảnh 2.

Lối chơi nhanh, cũng như nặng tính chiến thuật của bóng đá Hà Lan khiến Văn Hậu phải tự vận động bản thân để theo kịp, và việc học cách di chuyển không bóng, cũng như đoán trước được ý đồ của đối phương để tổ chức đánh chặn thay vì thụ động chờ đối phương đi bóng rồi cản phá, chính là điều hậu vệ này học được đầu tiên để theo kịp các đồng đội ở đội bóng Hà Lan.

2. Còn Công Phượng, tiền đạo này học được gì, và tiến bộ thế nào khi sang chơi bóng ở châu Âu?

Trong phát biểu mới nhất của mình trước trận gặp Indonesia, Công Phượng than vãn về… thể hình: “Ở trận vừa rồi gặp Malaysia, tôi chơi vị trí cao nhất. Thể hình không được tốt nên theo đánh giá của bản thân, tôi chơi chưa tốt. Việc đá tốt ở vị trí đó cũng không phải dễ dàng“.

“Đáp lời” Công Phượng, HLV Park Hang-seo trong buổi họp báo trước trận gặp Indonesia cũng đã úp mở “giải cứu” cậu học trò cưng bằng phương án đưa Quang Hải về đá cặp tiền vệ trung tâm cùng Hùng Dũng. Khi đó, Công Phượng sẽ được giải phóng khỏi vai trò đá cắm, để rút về đá tiền vệ công.

Bài toán Indonesia quá dễ, nhưng bài toán Công Phượng, liệu thầy Park có giải nổi? - Ảnh 3.

Sự lựa chọn này chắc chắn sẽ giúp ích nhiều cho tiền đạo vốn đã từ khá lâu vẫn đóng vai “người thừa” ở CLB Bỉ – Sint Truidense. Ở Hàn Quốc, trước khi “bật bãi” khỏi Incheon United, Công Phượng cũng từng được kéo xuống chơi ở vị trí tiền vệ công sau quãng thời gian được bố trí đá ở vị trí tiền đạo.

Ở Sint Truidense, dù chỉ được tham gia các buổi tập của đội, nhưng cũng rất khó để Công Phượng được tập đá ở ví trí tiền đạo, bởi trong danh sách của CLB Bỉ này, có rất nhiều cái tên “ăn đứt” tiền đạo người Việt Nam ở vị trí này, và những gì thể hiện ở trận đấu với Malaysia cũng cho thấy rằng “Messi Việt Nam” đang đánh mất dần “bản năng sát thủ” của một tiền đạo.

Học gì, thi nấy, có lẽ đến lúc này HLV Park Hang-seo mới nhớ đến lời nói của bầu Đức ngày đưa Công Phượng đi châu Âu: “Phượng được ra sân tập với các ngôi sao, cầu thủ ở Việt Nam làm sao có cơ hội tập được, từ đó mới tự tin, mới đá được“.

Bài toán Indonesia quá dễ, nhưng bài toán Công Phượng, liệu thầy Park có giải nổi? - Ảnh 4.

Rõ ràng, lời than van của Công Phượng về thể hình là có lý, khi trên đất Bỉ, việc bố trí chân sút Việt Nam này đá ở vị trí tiền đạo cắm là bất khả thi khi chiều cao của anh chỉ có 1m68. Tập một vị trí, về đội tuyển Việt Nam đá một vị trí, HLV Park Hang-seo không thu được thành tựu từ việc dùng Công Phượng là chuyện bình thường.

Đội tuyển Việt Nam đang phải gánh một “cơn khủng hoảng nhẹ” ở vị trí tiền đạo, và chỉ hơn 1 tháng nữa, thầy trò HLV Park Hang-seo phải đối đầu với liên tiếp hai đối thủ “khủng” là Thái Lan và UAE. Trận đấu với Indonesia là cơ hội tuyệt vời để thầy Park giải “bài toán” Công Phượng, không những chỉ để đối đầu với Thái Lan và UAE, mà còn để chuẩn bị một mũi nhọn nguy hiểm cho tham vọng vô địch SEA Games lần này.

theo Trí Thức Trẻ

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Lo Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông, ASEAN gấp rút “móc hầu bao” cho quân sự

Lo Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông, ASEAN gấp rút “móc hầu bao” cho quân sự

Minh Thu | 

Lo Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông, ASEAN gấp rút "móc hầu bao" cho quân sự

Hoạt động bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông khiến các nước ASEAN đẩy mạnh chi tiêu quân sự. (Ảnh: Asia Ssentinel)

Việc Trung Quốc không ngừng mở rộng tầm ảnh hưởng ở Đông Nam Á khiến các nước thành viên ASEAN phải có cái nhìn mới về năng lực an ninh tập thể cũng như đẩy mạnh ‘móc hầu bao’ chi tiêu quân sự.

Theo báo Asia Ssentinel của Hong Kong, nhà phân tích địa chính trị Bahauddin Foizee cho rằng hoạt động tăng cường của quân đội Trung Quốc ở Đông Nam Á khiến các nước ASEAN đẩy mạnh nỗ lực hiện đại hóa lực lượng vũ trang. Ngay cả Singapore cũng nhanh chóng cho nâng cấp các lực lượng vũ trang mà chủ yếu là lực lượng hải quân và không quân.

Trong 15 năm qua, chi tiêu quốc phòng của các nước nằm trong khối ASEAN cũng đã tăng lên gấp đôi. Trong đó, chia sẻ trên East Asia Forum, ông Felix Heiduk tại Viện Các vấn đề An ninh và quốc tế của Đức từng cho biết, Thái Lan và Indonesia đã tăng mức chi tiêu quốc phòng lên 10% mỗi năm.

Ông Heiduk nhấn mạnh, “chi tiêu quốc phòng trong khu vực Đông Nam Á đang trải qua thời kỳ tái định hướng chiến lược từ chủ yếu chống lại các cuộc nổi dậy và bình ổn trong nước chuyển sang phòng thủ bên ngoài, triển khai lực lượng và chiến tranh truyền thống”.

Cũng theo ông Heiduk, nguyên nhân xuất phát từ sự bất ổn ngày càng gia tăng ở Đông Nam Á do Trung Quốc trỗi dậy cùng với cuộc cạnh tranh địa chiến lược từ Mỹ – Trung.

Do đó, một số nước thành viên ASEAN còn có ý định thành lập liên minh an ninh nhằm đối phó với những mối đe dọa tiềm tàng từ Trung Quốc, quốc gia đang sở hữu lực lượng quân sự lớn nhất trong khu vực.

Dưới thời của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình , Trung Quốc đã đẩy mạnh hiện thực hóa các tuyên bố chủ quyền đơn phương và phi lý trên Biển Đông thông qua hành động cải tạo và xây dựng trái phép các đảo nhân tạo cũng như tiến hành quân sự hóa trên những thực thể này.

Điều đáng nói, quan hệ Trung Quốc – Philippines từng rơi vào vòng xoáy căng thẳng trong nhiều năm liên quan tới vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Nhưng kể từ khi lên nhậm chức Tổng thống Philippines vào năm 2016, ông Rodrigo Duterte đã nhanh chóng thi hành chính sách “xoay trục sang Trung Quốc” nhằm thu hút hàng tỷ USD từ phía chính quyền Bắc Kinh để phục vụ chương trình phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia.

Trong bối cảnh quan hệ Trung Quốc – Philippines đang ấm dần lên, dư luận Philippines đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích chính quyền Manila quên đi vấn đề khẳng định chủ quyền ở Biển Đông trước sự hung hăng và bành trướng từ phía Trung Quốc. Để xoa dịu dư luận, chính quyền của Tổng thống Duterte đã không ít lần gửi công hàm cho phía Trung Quốc nhưng việc làm này dường như không có tác dụng.

Trong thời gian qua, một trong những “động thái bất thường” của ASEAN được cho là nhằm đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc chính là cuộc diễn tập hàng hải kéo dài 5 ngày giữa hải quân Mỹ với 10 nước thành viên ASEAN hồi tháng Chín. Cuộc diễn tập có sự tham gia của 8 chiến hạm, 4 máy bay và hơn 1.000 quân nhân. Dưới sự chỉ huy chung của hải quân Mỹ và Thái Lan, cuộc diễn tập được tổ chức “trên những vùng biển quốc tế” bao gồm vịnh Thái Lan và Biển Đông trước khi kết thúc tại Singapore.

Song trên thực tế, nhiều chuyên gia vẫn tỏ ý nghi ngờ ASEAN sẽ tiến tới thành lập một liên minh an ninh để đối phó với Trung Quốc. Tuy nhiên, việc thành lập liên minh an ninh giữa một số quốc gia thành viên ASEAN với các nước ngoài khối ASEAN như Australia , Ấn Độ và Nhật Bản, vẫn còn thể xảy ra.

Điều đáng nói, hoạt động bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông được chính quyền Bắc Kinh tính toán một cách cẩn trọng để tránh xảy ra tình trạng đối đầu quân sự giữa các bên có cùng tuyên bố chủ quyền trên vùng biển chiến lược. Và qua thời gian, Trung Quốc dần dần mở rộng mạng lưới kiểm soát ở Biển Đông.

Trong khi đó, theo ông Foizee, các nước thành viên ASEAN nhận ra rằng, họ không có đủ năng lực quân sự để thách thức quân đội Trung Quốc. Do đó, các nước ASEAN hướng tới tập trung tăng cường sức mạnh cho các lực lượng vũ trang. Điều này càng khiến Trung Quốc có động lực phát triển năng lực quân đội cũng như sản xuất thêm các loại vũ khí tối tân để đề phòng trường hợp bùng nổ xung đột quân sự.

Cũng theo ông Foizee, giới lãnh đạo Trung Quốc thừa biết rằng kế hoạch nâng cấp và hiện đại hóa quân đội của từng nước thành viên ASEAN là không đủ khiến Bắc Kinh phải quan ngại. Song Trung Quốc cho rằng, nếu như lực lượng vũ trang của các nước thành viên ASEAN liên thủ, sức tấn công sẽ rất mạnh.

Cụ thể, một mình hải quân Singapore không thể bảo vệ đảo quốc này khỏi mối đe dọa tấn công từ hải quân Trung Quốc. Tuy nhiên, một khi hải quân Singapore liên thủ với các nước thành viên ASEAN hay lực lượng hải quân các nước ngoài khối ASEAN như Australia, Ấn Độ , Indonesia và Mỹ, sức mạnh sẽ rất lớn. Đây cũng là thực tế mà lực lượng hải quân và các lực lượng vũ trang của ASEAN đang có kế hoạch hướng tới triển khai, ông Foizee kết luận.

theo Infonet

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Cảnh báo: Bị hoại tử vùng cơ hậu môn và tầng sinh môn vì tự ý dùng thuốc nam để chữa trĩ

Cảnh báo: Bị hoại tử vùng cơ hậu môn và tầng sinh môn vì tự ý dùng thuốc nam để chữa trĩ

Thái Bình | 

Cảnh báo: Bị hoại tử vùng cơ hậu môn và tầng sinh môn vì tự ý dùng thuốc nam để chữa trĩ

Bệnh nhân Trần Thị Kh, 31 tuổi, quê ở Bắc Giang, mắc bệnh trĩ 11 năm nay. Tuy nhiên, bệnh nhân không đến cơ sở y tế điều trị mà tự ý bôi thuốc nam khoảng 2 tuần nay. Việc “tự ý làm bác sĩ” khiến bệnh tình không tiến triển, thậm chí gây hoại tử vùng cơ hậu môn và tầng sinh môn.

Theo lời chia sẻ của chồng bệnh nhân, chị Kh bị bệnh trĩ nhiều năm nay, chưa từng đi khám, chữa ở cơ sở y tế. Khoảng 1 tháng nay, chị Kh thấy đau rát nhiều, đi vệ sinh khó khăn, trĩ có biểu hiện sưng to hơn.

Chị Kh được bạn giới thiệu sử dụng thuốc nam. Khi bôi, thuốc chảy rớt xuống vùng hậu môn khiến chị thấy đau rát, bỏng và loét vùng hậu môn.

Thật không may, sau khi dùng thuốc, búi trĩ không những không khỏi mà trĩ sa to nhiều hơn, kèm theo đau rát. Đến khi búi trĩ có nhiều điểm tím đen thì gia đình mới đưa bệnh nhân đến Bệnh viện TW quân đội 108 để thăm khám.

Cảnh báo: Bị hoại tử vùng cơ hậu môn và tầng sinh môn vì tự ý dùng thuốc nam để chữa trĩ - Ảnh 1.

Các bác sĩ Bệnh viện TW Quân đội 108 tiến hành phẫu thuật cắt lọc búi trĩ hoại tử cho bệnh nhân

Qua thăm khám, bác sỹ Bệnh viện TW Quân đội 108 chẩn đoán bệnh nhân bị trĩ hỗn hợp độ IV, hoại tử rộng vùng cơ hậu môn và tầng sinh môn. Các bác sỹ đã cắt lọc búi trĩ hoại tử, làm hậu môn nhân tạo đại tràng sigma, sau đó tiếp tục điều trị ngâm rửa để chờ phẫu thuật những lần tiếp theo.

PGS.TS Triệu Triều Dương – Viện trưởng Viện Phẫu thuật tiêu hóa cho biết, bệnh nhân Kh cần phải phẫu thuật nhiều lần mới hy vọng cải thiện một phần chức năng tự chủ của hậu môn.

“Di chứng rất nặng nề sau điều trị nguy cơ bệnh nhân bị hẹp hậu môn, rối loạn chức năng hậu môn do tổn thương cơ thắt hậu môn và có thể phải tạo hình cơ thắt hậu môn bằng cơ thon”- PGS.TS Triệu Triều Dương nói

Còn bệnh nhân Trần Thị Kh, thì tự trách mình đã vội vã không tìm hiểu kỹ đã nghe lời mách bảo tự ý “làm bác sĩ”. “Bây giờ, tôi nằm cũng đau, ngồi cũng đau”- bệnh nhân Kh. chia sẻ.

Theo các chuyên gia, những bệnh nhân trĩ thường kèm theo các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng như sa sàn chậu, rò hậu môn, áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn, u trực tràng, sa niêm mạc trực tràng, sa sinh dục, táo bón, són tiểu,… Do đó, bệnh nhân cần được khám một cách tỉ mỉ, tổng thể để có một phương án điều trị tốt nhất.

Tại khoa Phẫu thuật Hậu môn trực tràng, các bác sỹ đã và đang áp dụng các phương pháp điều trị như: thắt trĩ bằng vòng cao su, khâu treo triệt mạch trĩ, cắt trí bằng các dụng cụ dao hàn mạch, dao siêu âm, laser, phẫu thuật cắt trĩ Longo,… Sau phẫu thuật, bệnh nhân được hướng dẫn chi tiết chế độ ăn uống, luyện tập vùng sàn chậu và theo dõi định kỳ kết hợp với bổ trợ bằng thuốc mới hy vọng khỏi bệnh.

PGS.TS Triệu Triều Dương cũng khuyến cáo người dân cần trang bị kiến thức, tìm hiểu thuốc trước khi sử dụng. Hiện nay, các phương pháp không rõ nguồn gốc, thiếu cơ sở khoa học, nhiều người dân đã tin dùng và gây ra hậu quả nghiêm trọng. Như trường hợp của bệnh nhân Kh, hậu quả để lại nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

“Những bệnh nhân mắc bệnh vùng hậu môn trực tràng, trong đó có bệnh trĩ cần đến khám ở các cơ sở y tế chuyên về hậu môn – trực tràng để có chẩn đoán một cách chính xác, đầy đủ và đưa ra phương án điều trị tốt nhất”- TS Triệu Triều Dương khuyến cáo.

theo Sức khỏe đời sống

Categories: Kien-thuc Y-Khoa | Leave a comment

Ngây thơ thế?

Ngây thơ thế?

Đoàn Bảo Châu

14-10-2019

Dòng tít là một câu hỏi nghe rất ngây thơ. Là người luôn theo dõi những bước chân sói của Trung Quốc, tôi biết chúng sẽ còn làm rất nhiều điều xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Nhân việc ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng có yêu cầu: “Phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học, tình hình thế giới và trong nước, nhất là tình hình Biển Đông; chỉ rõ các khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới, lường trước những thời cơ, thuận lợi cần nắm bắt, những khó khăn, thách thức“, tôi cũng xin được đưa ra mấy nhận định sau.

1. Trung Quốc sẽ tiếp tục quần thảo trên Biển Đông để thăm dò, khi tìm được dầu, chúng sẽ hạ đặt dàn khoan. Điều này là chắc chắn. Lúc ấy thì có cả nghìn từ “quan ngại” của Việt Nam cũng sẽ chỉ như tiếng muỗi vo ve bên tai chúng.

Hãy nhớ là quy luật của thế giới loài người là sự yên bình rất khó đến với kẻ yếu, nhất là khi kẻ ấy có chút tài sản.

2. Việc nói một đằng làm một nẻo luôn là cách làm của Trung Quốc. Chúng làm thế không chỉ với Việt Nam mà với tất cả thế giới. Nói để xoa dịu, làm thì cứ theo lộ trình phục vụ cho lợi ích của chúng.

Chừng bốn năm trước, Tập Cận Bình đã đứng cùng Barack Obama trong Vườn Hồng tại Nhà Trắng, khi Obama thể hiện sự lo ngại về việc bảy hòn đảo nhân tạo đang mọc lên như nấm sau mưa ở những điểm khác nhau ở Biển Đông thì Tập đã khẳng định rằng chúng sẽ không quân sự hoá các đảo nhân tạo ở Biển Đông. Tập nói: “Chúng tôi không có ý định theo đuổi quân sự hóa trên các đảo của mình. Các hoạt động xây dựng trên biển của nó không nhằm mục đích hay ảnh hưởng đến bất kỳ quốc gia nào.”

Nhưng giờ thì cả thế giới đều hiểu đấy là một lời nói dối trắng trợn khi vệc lắp đặt radar và các boong-ke khổng lồ làm bằng bê tông cốt thép, các tên lửa chống hạm và không đối đất trên các đảo Trường Sa, một số máy bay ném bom đã hạ cánh xuống quần đảo Hoàng Sa đã được phơi bầy đầy đủ.

3. Sự trỗi dậy đáng ngại của TQ.

Tôi cũng như nhiều bạn, khi thấy Trump đánh TQ bằng thương mại hay có mấy bài phát biểu nói lên tội ác của chế độ cộng sản thì cũng đã vui mừng, nhưng khi tìm hiểu sâu, nghe những cuộc tranh luận của các học giả hàng đầu của nước Mỹ về sự trỗi dậy của Trung Quốc, về tính hiệu quả của các chính sách của Mỹ với TQ thì trong lòng tôi không khỏi lo lắng.

Năm ngoái GDP của TQ là 6,7, năm nay do cuộc chiến thương mại mà chỉ còn 6,2. Trong khi ấy Mỹ năm ngoái là 2.9 và có thể năm nay là 3.0. Các lãnh đạo Mỹ, các học giả của Mỹ đều lo ngại khi cái ngày nền kinh tế của TQ sẽ vượt Mỹ.

Trung Quốc đang tập trung mạnh mẽ vào AI (trí tuệ nhân tạo), máy tính lượng tử, công nghệ sinh học… toàn những ngành mà khi thành công thì nó mang lại sức mạnh kinh hoàng cho nền kinh tế và quân sự. Thực tế thì TQ đã có mặt vượt trội Mỹ như dịch chuyển thành công một hạt photon ra khỏi trái đất với khoảng cách xa nhất từ trước tới giờ là 480 km trong công nghệ Viễn Tải.

Các bạn buồn khi nghe tôi nói về sự trỗi dậy này, nhưng chúng ta nên nhìn thẳng vào sự thật thay vì xoa xuýt nhau, lạc quan tếu để sai lầm trong suy nghĩ và hành động.

Tôi đọc những bài báo dạng này và cả lời phát biểu của nhiều lãnh đạo mà lòng thấy buồn. Rất sơ sài, hời hợt và ngây thơ. Tôi buồn lắm bởi trong khi chúng ta còn ngây thơ, vụng dại tin vào mấy lời đường mật anh em cùng lý tưởng, còn đâm đầu vào bao dự án thua lỗ nghìn tỉ, với bô xít Tây Nguyên đầy thua thiệt và tủi nhục, bẫy nợ đường sắt Cát Linh – Hà Đông ngay thủ đô… thì kẻ đã và đang xâm lược đất nước chúng ta lại đang trỗi dậy rất mạnh.

Khi ta yếu, kẻ thù lại mạnh thì đấy là một nguy cơ vô cùng to lớn với dân tộc.

Một số bạn lần trước đã vội chửi bới tôi, nhưng nếu các bạn có thể bỏ cả tháng trời nghe những cuộc tranh luận về điều này thì các bạn sẽ có thái độ khác. Hơn ai hết, tôi mong sự phán đoán của tôi là sai.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Chủ trương mù

Chủ trương mù

Ngô Trường An

12-10-2019

Trong tình trạng bãi Tư Chính như dầu nằm trên chảo lửa, và tàu thăm dò Trung cộng tiến sát vào đất liền như chốn không người. Thế nhưng, đảng csVn vẫn kiên quyết giữ vững lập trường, kiên định, nhất quán đường lối chủ trương, chính sách đối ngoại là: “VN không bao giờ liên minh, liên kết với nước khác để chống lại nước thứ 3, hoặc đi với nước này để chống lại nước kia“.

Chẳng biết cái chủ trương, chính sách đối ngoại: không bao giờ liên minh, liên kết với nước này chống lại nước khác nó có từ khi nào nhỉ? Nếu thời ông Hồ Chí Minh, ông Lê Duẩn mà đưa ra cái chủ trương, chính sách như này thì 17 triệu dân Miền Nam VN hạnh phúc biết bao!

Nói: “Chủ trương của đảng không bao giờ liên minh, liên kết với nước này để chống nước kia” là nói xạo. Thế chủ trương của đảng nào ngày xưa liên minh với Liên Xô, liên kết với Trung cộng để tiến đánh VNCH? Thế chủ trương của đảng nào kêu gọi Trung cộng đưa sang trấn giữ Miền Bắc 320 ngàn binh lính? Thế chủ trương của đảng nào yêu cầu Liên Xô đưa sang Miền bắc hơn 4 ngàn sĩ quan và lính đặc nhiệm để lén vào tấn công Miền Nam?

Khi đã nhấn mạnh cụm từ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG KHÔNG BAO GIỜ LIÊN MINH, LIÊN KẾT… thì có nghĩa rằng, tư xưa đến nay không hề có và tương lai cũng không xảy ra trường hợp này. Vậy, đảng trả lời thế nào đây, khi ngày xưa, đảng liên minh, liên kết, với Nga, với Tàu, kêu gọi bọn họ đưa quân sang tiến đánh VNCH? Còn bây giờ Trung cộng ngang ngược xâm chiếm biển đảo Tổ Quốc thì lại không dám liên minh với nước khác để bảo vệ lãnh hải của mình?

Đánh đồng bào Miền Nam ruột thịt thì liên minh, liên kết với Nga, với Tàu để đánh cho bằng được. Còn chống giặc ngoại bang xâm phạm lãnh thổ thì không dám liên minh với ai để bảo vệ chủ quyền. Chủ trương hèn với giặc, ác với đồng bào ruột thịt này phải gọi là gì cho đúng nghĩa?

Chủ trương mù?

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Triển khai tên lửa đáng sợ tới châu Á, Mỹ tung con bài giúp “thay đổi cục diện”

Triển khai tên lửa đáng sợ tới châu Á, Mỹ tung con bài giúp “thay đổi cục diện”

Ở đâu đó trên vùng biển Thái Bình Dương, một chiến hạm tàng hình của hải quân Mỹ đang chở theo những loại vũ khí mới mà giới phân tích cho rằng có thể làm thay đổi cán cân sức mạnh tại các khu vực tranh chấp như Biển Đông.

Chiến hạm USS Gabrielle Giffords là chiến hạm tấn công ven biển mới nhất của hải quân Mỹ (Ảnh: Getty)

Tàu USS Gabrielle Giffords – một chiến hạm có hình dáng thon, dài, vận tốc cao và là tàu chiến đấu trên biển (LCS) – đã rời khỏi San Diego vào đầu tháng này, mang theo một mẫu tên lửa Naval Strike Missile (NSM) mới của hải quân Mỹ cùng một trực thăng không người lái để giúp nó khóa mục tiêu.

NSM là mẫu tên lửa hành trình trên biển rất khó bị radar phát hiện và có thể chuyển hướng để tránh các hệ thống phòng thủ của kẻ địch – theo Raytheon, nhà thầu quốc phòng chính của Mỹ đối với loại vũ khí này. NSM bắt cặp với trực thăng không người lái MQ-8B Fire Scout, được sử dụng để phát hiện các mục tiêu.

Theo đô đốc John Fage – phát ngôn viên Hạm đội 3 của hải quân Mỹ – nói rằng các vũ khí này sẽ giúp tăng khả năng tấn công của hải quân Mỹ.

“Lầu Năm Góc hiện đang xây dựng một lực lượng quân sự hoạt động bền vững, có cơ hội chiến đấu và sống sót tốt hơn khi đối đầu với chiến lược bao vậy, đánh chặn đầy nguy hiểm của PLA (Quân đội Nhân dân trung Quốc)” – theo chuyên gia phân tích quốc phòng của Rand Corp Timothy Heath, trong đó nhắc tới chiến thuật sử dụng hỗn hợp chiến hạm, phi cơ và tên lửa của PLA nhằm kiểm soát nhiều phần của Thái Bình Dương.

Cả Mỹ và Trung Quốc đều tố lẫn nhau đang đẩy nhanh quá trình quân sự hóa khu vực Biển Đông. Hiện Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền (phi lý) với gần như toàn bộ diện tích vùng biển này. Kể từ năm 2015, chính phủ Trung Quốc đã tăng cường áp đặt các tuyên bố chủ quyền bằng cách quân sự hóa nhiều bãi cạn và đảo trên khắp Biển Đông và nói rằng hoạt động thường xuyên của hải quân Mỹ trong khu vực cho thấy Trung Quốc cần phải tăng cường khả năng bảo vệ các lợi ích của họ.

“Khi phải đối diện với những chiến hạm và phi cơ quân sự được trang bị vũ khí nhiều đến vậy, làm sao chúng tôi có thể không xây các cơ sở phòng thủ được?” – Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa từng nói tại Đối thoại Shangri-La hồi tháng 6 năm nay.

Tên lửa NSM có gì đáng sợ?

Tàu Gabrielle Giffords là chiếc LCS đầu tiên được triển khai cùng với tên lửa NSM, nhưng phần lớn các chiến hạm trong hạm đội LCS – dự kiến sẽ có số lượng lên tới trên 30 chiếc – đều sẽ được trang bị tên lửa này – giới chức hải quân Mỹ nói trước một tiểu ủy ban vũ trang Thượng viện hồi đầu năm nay.

Mẫu tàu chiến đấu ven biển có 2 biến thể, một là lớp biến thể 3 thân Independence như tàu Gifford và hai là lớp biến thể đơn thân lớp Freedom. Cả hai biến thể này đều được thiết kể để hoạt động ở các khu vực duyên hải hoặc vùng biển nông xung quanh đường bờ biển và các hòn đảo.

Tên lửa NSM từng trải qua một khoảng thời gian thử nghiệm khá ngắn ngủi trước khi được triển khai. Được phát triển bởi công ty Quốc phòng và Không gian Kongsberg của Na Uy, nó đã dược thử nghiệm thành công khi phóng từ tàu chiến đấu ven biển USS Coronado của Mỹ vào năm 2014. Hãng Raytheon sau đó trở thành nhà thầu chính cho Mỹ về loại tên lửa này vào năm 2018.

Điểm ưu việt của NSM chính là có tầm bắn trên 160 km, tức xa hơn 30% so với tên lửa Harpoon mà hải quân Mỹ thường sử dụng để diệt hạm. Thêm vào đó, khả năng phối hợp với trực thăng không người lái cho phép chiến hạm sử dụng NSM khóa mục tiêu nằm ngoài phạm vi phát hiện của radar mặt đất được trang bị trên tàu.

Trực thăng Fire Scout cho phép chiến hạm có được “tầm nhìn rộng hơn”, chuyên gia phân tích Carl Schuster, cựu đại tá hải quân Mỹ, nhận định. “Khả năng khóa mục tiêu cũng quan trọng như hệ thống tên lửa. Bạn chỉ có thể tấn công thứ mà bạn phát hiện được” – ông Schuster nói.

Ngoài ra, việc trang bị NSM cho các tàu tấn công ven biển cỡ nhỏ có thể giúp gỡ bỏ bớt gánh nặng đối với các tàu khu trục cỡ lớn hơn – vốn được thiết kế để chiến đấu ở các vùng nước sâu và khu vực rộng lớn hơn – theo chuyên gia Timothy Heath.

“Tôi cho rằng sẽ có thêm nhiều chiến hạm LCS sẽ vận hành ở khu vực Biển Đông, tháo bỏ gánh nặng cho các tàu cỡ lớn hiện vẫn đang phải làm nhiệm vụ tuần tra trong khu vực này” – ông Heath nói.

Dù hải quân Mỹ không chính thức công bố địa điểm mà tàu USS Gabrielle Gifford đang hướng tới, nhưng nhiều người ngờ rằng đó có thể là Singapore, nơi mà tàu USS Montgomery – cũng là một chiếc LCS nhưng không được trang bị tên lửa NSM – đã được triển khai tới trong mùa Hè năm nay.

“Nhiệm vụ của tàu USS Gabrielle Gifford sẽ là thực hiện các chiến dịch an ninh hàng hải, hợp tác đảm bảo an ninh, cung cấp khả năng phản ứng trước khủng hoảng và duy trì hiện diện hải quân ở bất cứ đâu cần tới nó. Tuy nhiên, chúng tôi không công khai chi tiết cụ thể bởi đó là vấn đề an ninh” – Đô đốc John Fage nói.

Trong năm nay, giới tướng lĩnh hải quân Mỹ từng nhiều lần nói về kế hoạch triển khai 2 tàu chiến đấu ven biển tới hoạt động ở gần Singapore, và sẽ triển khai thêm sau khi hạm đội LCS được hoàn thiện.

Thông điệp mà Mỹ muốn gửi đi là…

Việc triển khai các vũ khí tối tân trên tới Thái Bình Dương của Mỹ đã gửi đi một thông điệp quan trọng và cuối cùng có thể “thay đổi cục điện” trên vùng biển Tây Thái Bình Dương, nơi mà Trung Quốc đang nắm giữ lợi thế 3-chọi-1 xét về số lượng tên lửa hành trình so với Mỹ – ông Schuster nhận định.

“Đây là bước đi đầu tiên hướng tới việc giải quyết sự bất cân bằng sức mạnh đó, và các bước tiếp theo sẽ xuất hiện trong các năm tới đây” – ông Schuster nói.

Các vũ khí này không chỉ gửi tới thông điệp tới Trung Quốc mà còn tới các đối tác của Mỹ tỏng khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

“Hiệu ứng từ việc triển khai này sẽ giúp tăng cường uy tín của Mỹ về sức mạnh đánh chặn trong khu vực” – ông Heath cho hay – “Nó cũng giúp cho quan hệ đối tác với nước Mỹ bớt rủi rỏ hơn, bởi các khoản đầu tư trong việc triển khai này cho thấy rõ cam kết của Mỹ với khu vực”.

Washington trước nay vẫn nỗ lực tạo hình ảnh một đối tác đáng tin cậy hơn là Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt là trên Biển Đông – nơi mà họ thường xuyên thực hiện các chiến dịch tự do hàng hải. Trong khi Trung Quốc – tuyên bố chủ quyền (phi lý) đối với gần như toàn bộ Biển Đông – cáo buộc sự hiện diện của quân đội Mỹ đe dọa hòa bình và sự ổn định trong khu vực.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.