Daily Archives: October 18, 2019

Hỏa táng xác ông Hồ. Học giả thảo luận vụ bãi Tư Chính. TBT “làm việc” với BCH Trung ương

Hỏa táng xác ông Hồ. Học giả thảo luận vụ bãi Tư Chính. TBT “làm việc” với BCH Trung ương

11 Tháng Mười 20197:38 SA(Xem: 47)

“>

VĂN HÓA ONLINE – TÀI LIỆU – THỨ SÁU 11 OCT 2019

Hỏa táng xác ông Hồ. Học giả thảo luận vụ bãi Tư Chính. TBT “làm việc” với BCH Trung ương

Cựu thứ trưởng Nguyễn Đình Bin kiến nghị hỏa táng ông Hồ Chí Minh 

04/10/2019

Ông Nguyễn Đình Bin, cựu Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam, hôm 04/10/19 công khai đề nghị các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam nên hỏa táng thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong bức thư mà ông Nguyễn Đình Bin cho biết trên Facebook là đã gửi cho Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị, và Quốc hội, có đoạn: “Tôi xin trân trọng đề nghị Quốc hội xem xét một giải pháp để vừa thực hiện được đúng Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh….Giải pháp này sẽ đem lại nhiều điều tốt đẹp, đồng thời khắc phục được một số khiếm khuyết của cách làm cho đến nay, và tôi tin sẽ là giải pháp vĩnh viễn.”

image027

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thủ đô Hà Nội, ảnh chụp ngày 2/3/2019.

Cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao nêu 4 giải pháp:

“Thực hiện đúng Di chúc, tiến hành hỏa táng thi hài Chủ tịch hiện đang được gìn giữ tại Lăng, chia tro thành ba phần đều nhau, để vào ba quách và an táng đúng như Người đã “ yêu cầu”.

Làm tượng sáp Chủ tịch đang nằm ngủ để thay thế thi hài Người hiện tại trong Lăng. (Công nghệ làm tượng sáp trên thế giới nay đã đạt mức tuyệt hảo, hệt như người thật).

Giữ gìn Lăng như hiện tại. Lăng sẽ là Đền thờ, Tượng đài, Di tích lịch sử quốc gia rất đặc biệt, gắn với các sự kiện lịch sử oai hùng, khắc ghi công trạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Dân tộc và Tổ quốc Việt Nam, nơi nhân dân ta và bạn bè quốc tế tiếp tục được đến thăm viếng Người, để mãi mãi tôn vinh Người.

Chọn ba ngọn đồi ở ba miền Bắc, Trung, Nam, tốt nhất, đẹp nhất theo phong thủy và cảnh quan, lại thuận tiện cho mọi người tới thăm viếng, để an táng ba quách đựng tro hài cốt Người và xây dựng Đền thờ Người thật tôn nghiêm, thể hiện đúng công lao to lớn, đạo đức mẫu mực, nhân cách thanh cao của Người.”

Ông Nguyễn Đình Bin, 75 tuổi, viết: “nay là thời điểm thích hợp để nêu lên và giải quyết vấn đề này, nhân dịp sắp tới Giỗ lần thứ 50 Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là kỷ niệm 74 năm Người đọc bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử, khai sinh ra nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở đầu Thời đại Hồ Chí Minh trong lịch sử dân tộc ta, và đúng nửa thế kỷ thực hiện Di chúc thiêng liêng của Người.

Chỉ vài tiếng sau khi đăng, thư kiến nghị trên Facebook của ông đã được hơn 1 ngàn người “thích.”

Thư kiến nghị của ông đề ngày 30/07/2019 và ông đã nhận được phản hồi với lời cảm ơn và chúc sức khỏe của Ban Dân nguyện Quốc hội ngày 13/8/2019.

Vào tháng 6/2019, Việt Nam đã thành lập một nhóm chuyên gia đặc biệt gọi là Hội đồng khoa học y tế cấp nhà nước, trong đó có 4 nhà khoa học Nga, để giúp bảo quản thi hài đã ướp trong 50 năm qua của ông Hồ Chí Minh, người sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trong di chúc cuối cùng, ông Hồ Chí Minh bày tỏ nguyện vọng được hỏa táng, nhưng Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam viện “nguyện vọng và tình cảm của nhân dân”, nên đã quyết định ướp xác ông “để sau này đồng bào cả nước, nhất là đồng bào miền Nam, bè bạn quốc tế có điều kiện tới viếng Bác, thể hiện tình cảm sâu đậm đối với Bác.”

Ông Nguyễn Đình Bin cho biết trên Facebook rằng ông là một trong 10 viên chức ngoại giao được phong hàm Đại sứ đợt đầu tiên, từng là đại sứ tại Nicaragua và tại Pháp, ủy viên Trung ương Đảng khóa VIII, Thứ trưởng Thường trực, Ủy viên Ban cán sự Đảng Bộ Ngoại giao kiêm Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài; Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao./

Tọa đàmvụ bãi Tư Chính “cực kỳ nguy hiểm” cho an ninh quốc phòng VN

Quốc Phương BBC

7/10/2019

(VH: Tọa đàm diễn ra ngày 05/10/2019)

image029

Bản quyền hình ảnh FB Nguyễn Xuân Diện Image caption Thiếu tướng Lê Mã Lương, nguyên Viện trưởng Việt Nghiên cứu Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc phòng VN, phát biểu tại Tọa đàm (các hình do TS Nguyễn Xuân Diện cung cấp)

Vụ việc ở vùng biển bãi Tư Chính là “cực kỳ nguy hiểm” không chỉ với chủ quyền biển đảo mà còn cho an ninh quốc phòng của Việt Nam, “kể cả trên đất liền”, một nhà nghiên cứu chính sách và pháp luật nói với BBC News Tiếng Việt ngay sau một Tọa đàm Khoa học ở Hà Nội hôm Chủ nhật, 06/10/2019 về vùng biển này và luật pháp quốc tế.

“Không phải như những lần trước, năm 2016 hay trước nữa, là họ vào rồi họ ra như phép thử, mà lần này nó thể hiện một loạt hành động nhất quán và bây giờ vẫn đang hoạt động,” PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao nói về Hội thảo về vùng biển bãi Tư Chính và luật pháp quốc tế .

PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, từ Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta), đơn vị đồng tổ chức, tóm lược với BBC kết quả và nội dung chính của Hội thảo.

“Tôi không thể duy trì chính sách “Ba không” nếu như chính sách ba không đó không giúp cho tôi bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền trên biển và trong trường hợp nếu tôi bị xâm lăng”. PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao

“Đang có những hành động sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trên các vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và chủ quyền của Việt Nam. Cho nên cái đầu tiên phải nhận diện rõ đây là nguy cơ rất lớn đối với Việt Nam,” nguyên Phó vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ VN nói.

“Thế nhưng cùng với nguy cơ đó, cũng có ý kiến cho rằng và cũng nhiều người đồng tình là trong nguy cơ này cũng lại có một cơ hội để Việt Nam có thể vượt qua nguy cơ này và phát triển được.

“Đó là phải xác định rõ bạn – thù, đó là việc Việt Nam phải liên minh với Hoa Kỳ và các nước phương Tây, ở đây cũng đã nhắc đến chính sách ‘Ba không’, thì cần phải hóa giải chính sách ba không này bởi một điều khoản rất quan trọng của Hiến chương Liên hiệp quốc – đó là quyền tự vệ chính đáng.

“Tôi không thể duy trì chính sách “Ba không” nếu như chính sách ba không đó không giúp cho tôi bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền trên biển và trong trường hợp nếu tôi bị xâm lăng, thì Liên Hiệp quốc cho phép tôi có được quyền tự vệ chính đáng.

“Và để làm sao đó tránh được cuộc chiến tranh, nếu như Trung Quốc gây chiến, thì Việt Nam phải mạnh lên, mạnh dạn hơn trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là phải tỏ rõ lập trường của mình trong quan hệ với Hoa Kỳ, cũng như các nước văn minh, các nước phát triển trong khu vực như là Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Ấn Độ và xa hơn nữa là các nước EU.

“Đấy chính là một trong những giải pháp để mà Việt Nam trong nguy cơ đó, có thể hóa giải được hành vi xâm lăng, bành trướng của Trung Quốc ở bãi Tư Chính, đấy là một nhận định, ý kiến theo tôi rất quan trọng, nhận diện được vấn đề và tìm ra một giải pháp.

“Và cái thứ hai, vấn đề cũng rất lớn, đó là khẳng định rằng đây chính là thời cơ chính muồi, đây chính là thời cơ quan trọng nhất, ở thời điểm quan trọng nhất để khởi kiện Trung Quốc ra cơ quan tài phán quốc tế.”

‘Khẳng định thành công’

image030

Bản quyền hình ảnh FB Nguyễn Xuân Diện Image caption Các đại biểu tham dự cuộc Tọa đàm khoa học

Nhà nghiên cứu nói thêm về kết luận và nội dung chính rút ra từ hội thảo:

“Và về phía Việt Nam, mọi người khẳng định rằng: thứ nhất chính nghĩa, thứ hai bằng chứng, chứng cứ lịch sử pháp lý về chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa khu vực bãi Tư Chính là có thể nói và khẳng định là không có vấn đề.

image031

Bản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM/Getty Images Image caption Một cảnh sát biển Việt Nam trong lúc quan sát tàu hải cảnh VN di chuyển gần dàn khoan của Trung Quốc tháng Năm, 2014.

“Khẳng định là chắc chắn và việc khởi kiện cũng mang lại thành công cho Việt Nam,” ông Hoàng Ngọc Giao nói về cuộc Hội thảo từ quan điểm cá nhân từ Hà Nội.

Cuộc Tọa đàm khoa học hôm Chủ nhật trước đó đã được Ban tổ chức chủ động rời thời gian lại để chuẩn bị tốt hơn và phù hợp hơn với thời gian của khách mời, ông Giao cho biết.

Được biết, trong số các diễn giả, chuyên gia và khác mời tham dự, có các vị như Vũ Ngọc Hoàng, Thang Văn Phúc, Chu Hảo, Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, Nguyễn Khắc Mai, Trần Thị Băng Thanh, Đặng Văn Sinh, Hoàng Quốc Hải, Phạm Huy Thông, Nguyễn Xuân Hãn, Nguyễn Đình Cung, Nguyễn Trung, Nguyễn Nguyên Bình, Nguyễn Đình Cống, Hoàng Việt, Trần Ngọc Vương, Đinh Hoàng Thắng, Vũ Hùng, Nguyễn Vi Khải, Nguyễn Văn Cương, Trần Thanh Vân, Nguyễn Quang Dy, Nguyễn Xuân Diện, Hoàng Ngọc Giao, Lê Mã Lương, Đào Tiến Thi, Phạm Viết Đào.

Căng thẳng và đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc vùng biển bãi Tư Chính đã nóng lên trong suốt các tháng Hè và kéo dài chưa dứt qua mùa Thu năm 2019.

Theo Điều 5 Tuyên bố về Ứng xử của Các Bên ở Nam Hải (DOC) và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, Việt Nam phải ngay lập tức chấm dứt các hoạt động đơn phương và phải khôi phục hòa bình trong khu vực. Cảnh Sảng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc

Về phía Trung Quốc, tháng trước, nước này nói Việt Nam phải chấm dứt các hoạt động khoan tìm dầu khí đơn phương tại Bãi Tư Chính, nơi mà Trung Quốc gọi là Vạn An Than, và có tên tiếng Anh là Vanguard Bank.

Các hoạt động tại vị trí ở ngoài khơi Vũng Tàu này, Bắc Kinh tuyên bố hôm thứ Tư, 18/9/2019, là “vi phạm chủ quyền của Trung Quốc ở Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông)”.

Trong cuộc họp báo định kỳ, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng lên tiếng bác bỏ các cáo buộc của Việt Nam theo đó nói các tàu nghiên cứu Trung Quốc đã xâm phạm quyền tài phán của Hà Nội ở Biển Đông.

image032

Bản quyền hình ảnh FB Nguyễn Xuân Diện Image caption Thiếu tướng, PGS. TS. Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an VN, phát biểu tại Tọa đàm khoa học

“Việt Nam đã đơn phương tiến hành các hoạt động khai thác dầu khí từ tháng Năm tới nay, và việc này vi phạm nghiêm trọng các quyền và lợi ích của Trung Quốc, đồng thời vi phạm các thỏa thuận song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam,” ông Cảnh Sảng nói.

“Theo Điều 5 Tuyên bố về Ứng xử của Các Bên ở Nam Hải (DOC) và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, Việt Nam phải ngay lập tức chấm dứt các hoạt động đơn phương và phải khôi phục hòa bình trong khu vực.”

“Trung Quốc sẵn sàng giải quyết các vấn đề liên quan thông qua các tham vấn hữu nghị với Việt Nam,” ông Cảnh Sảng nói thêm.

image033

Bản quyền hình ảnh FB Nguyễn Xuân Diện Image caption Các đại biểu trao đổi bên lề Tọa đàm hôm Chủ nhật 06/10/2019

Đầu tháng này, trong một diễn biến liên quan, Việt Nam qua kênh ngoại giao nói sẽ nâng cao nhận thức về tình hình Biển Đông trong cuộc đối thoại an ninh hàng năm với Ấn Độ trong tháng Mười, HinduStan Times trích lời Đại sứ Việt Nam, ông Phạm Sanh Châu, cho hay.

Căng thẳng giữa Hà Nội và Trung Quốc ngày càng gia tăng vì sự xâm nhập liên tục của các tàu Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông, và Việt Nam dường như đang cố gắng củng cố sự hỗ trợ của Ấn Độ trong vùng biển này.

Trả lời phỏng vấn của thời báo Ấn Độ, Đại sứ Việt Nam tại nước Nam Á này cho biết kể từ tháng 7/2019, các tàu Trung Quốc đã bốn lần xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Vụ xâm nhập mới nhất của 28 tàu Trung Quốc bắt đầu vào ngày 30 tháng 9 và vẫn đang tiếp tục mặc dù Việt Nam đã 40 lần lên tiếng phản đối qua các nẻo ngoại giao, kể từ lần xâm nhập đầu tiên ba tháng trước.

”Chúng tôi nói với họ rằng họ không nên vi phạm vùng biển của Việt Nam và nên rút tất cả các tàu về càng sớm càng tốt,’ nhà ngoại giao Việt Nam được báo Ấn Độ dẫn lời nói hôm 2/9/2019.

TBT Trọng “làm việc” với BCH  trung ương

VOA 07/10/2019

image034

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, 7/10/2019

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hôm 7/10/2019  đề nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam “phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học, tình hình thế giới và trong nước, nhất là tình hình Biển Đông; chỉ rõ các khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới, lường trước những thời cơ, thuận lợi cần nắm bắt, những khó khăn, thách thức cần phải nỗ lực vượt qua”.

Trong khi đó, chỉ 1 ngày trước, tại cuộc tọa đàm về bãi Tư Chính do Viện Nghiên cứu chính sách luật pháp và phát triển tổ chức, các chuyên gia nói rằng hành vi xâm phạm của Trung Quốc ở khu vực này đặt ra “nguy cơ Việt Nam không có biển”. Đồng thời, các chuyên gia đề nghị “Việt Nam cần khởi kiện hoặc đưa Trung Quốc ra Hội đồng bảo an LHQ”./

++++++++++++++++++++++++++++++

Thượng tướng Võ Tiến Trung: “những diễn biến căng thẳng trên Biển Đông thời gian qua vừa là vấn đề của an ninh, quốc phòng, vừa là vấn đề của chính trị, kinh tế, xã hội đối với đất nước.”

VOA 08/10/2019

image035

Cảnh sát biển Việt Nam tuần tra, bảo vệ chủ quyền lãnh hải trên Biển Đông. (Ảnh Cảnh sát biển Việt Nam chụp từ màn hình Dân Việt)

Một tướng của Việt Nam cho rằng việc xử lý tình hình Biển Đông phải giữ được 3 vấn đề trong đó có duy trì mối quan hệ với Trung Quốc.

Thượng tướng Võ Tiến Trung, khi trả lời phỏng vấn của Dân Việt, nói rằng “những diễn biến căng thẳng trên Biển Đông thời gian qua vừa là vấn đề của an ninh, quốc phòng, vừa là vấn đề của chính trị, kinh tế-xã hội đối với đất nước.”

Vị tướng, nguyên là giám đốc Học viện Quốc phòng, kêu gọi Ban Chấp hành Trung ương “thảo luận để có chỉ đạo kịp thời.”

Các tàu chấp pháp của Việt Nam và Trung Quốc đã đối đầu nhau trong hơn 3 tháng qua tại khu vực Bãi Tư Chính nơi Bắc Kinh đã 4 lần đưa tàu khảo sát Hải Dương 8 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam kể từ đầu tháng 7.

Việt Nam đã vài lần lên tiếng phản đối sự xâm phạm lãnh hải của tàu Trung Quốc trong khi Bắc Kinh nói tàu khảo sát của họ hoạt động trong vùng biển hợp pháp của Trung Quốc.

Theo tướng Trung, Trung ương đã có dự báo từ trước về tình hình Biển Đông. Ông nói phía Trung Quốc “lúc thì nói vùng đó thuộc đường lưỡi bò, lúc lại nói đó là vùng phụ cận của quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam).

Ý kiến của Thượng tướng Trung được đưa ra một ngày sau khi Tổng bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng “đề nghị Trung ương phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học tình hình thế giới và trong nước, nhất là tình hình Biển Đông” khi có bài phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 11 tại Hà Nội hôm 7/10/2019.

Tướng Trung nói với Dân Việt rằng đề nghị của tổng bí thư-chủ tịch nước là “rất ý nghĩa” khi “sự gợi mở” này cho các ủy viên Trung ương cơ hội góp ý đưa ra phương hướng xử lý để làm sao giữ được 3 vấn đề.

Trong 3 vấn đề mà tướng Trung nêu ra, ngoài việc duy trì được “mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc”, còn có việc “giữ vững chủ quyền” và “giữ được môi trường hòa bình để xây dựng và phát triển đất nước.”

Vị tướng từng là Ủy viên Trung ương Đảng cho rằng “nếu vấn đề liên quan đến Biển Đông mà đổ vỡ thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ quá trình xây dựng và phát triển đất nước.”

Theo tướng Trung, Trung Quốc “muốn chiếm trọn Biển Đông, muốn biến Biển Đông thành ao nhà của họ, còn chúng ta kiên quyết giữ chủ quyền biển đảo theo đúng công ước LHQ về Luật biển năm 1982.” Ông nói, hai vấn đề này “đối lập với nhau, nếu xử lý không khéo thì sẽ bùng nổ căng thẳng, dễ dẫn tới xung đột. Đây là điều chúng ta không bao giờ muốn xảy ra, nhưng chúng ta cũng không thể đem chủ quyền, lãnh thổ ra để thương lượng.”

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 4/9/2019 cho biết Việt Nam đã “đấu tranh bằng mọi biện pháp” để chống lại các hoạt động vi phạm chủ quyền trên Biển Đông trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục các hoạt động “bất hợp pháp” trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Các chuyên gia nước ngoài và người dân Việt Nam trong hơn 3 tháng qua đã kêu gọi chính phủ Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế để ngăn chặn hành vi xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam về lâu dài như Philippines làm và đã thắng tại vụ kiện ở tòa La Haye cách đây hơn 3 năm.

image033

20 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 936)

image039

27 Tháng Mười Một 2018(Xem: 980)

image052

11 Tháng Mười Một 2018(Xem: 934)

image043

31 Tháng Bảy 2018(Xem: 1459)

Advertisement
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Đừng đùa!

Đừng đùa!

Lưu Trọng Văn

16-10-2019

Có tin, cứ sau mỗi lần tướng Lương cả gan dứt khoát quan điểm của mình với giặc Tàu xâm phạm Biển Đông thì ông lại bị thế lực nào đó… tấn công.

Vụ tướng Lương chủ biên cuốn sách “Gạc Ma vòng tròn bất tử” là một điển hình. Ông bị tướng Hoàng Kiền, nguyên tư lệnh Công binh chửi thậm tệ và đại tá Khuất Biên Hoà nguyên thư ký của đại tướng Lê Đức Anh nói xấu tùm lum.

Mới đây phát biểu của tướng Lương tại Hội thảo về Bãi Tư Chính dậy sóng dư luận cả nước, khi ông kịch liệt lên án hành động láo xược đầy thách thức VN của Tập Cận Bình cho tàu xâm phạm sâu vùng biển VN.

Ông lo ngại có chỉ huy quân đội hiện nay chỉ giàu… tiền, chứ không giàu kinh nghiệm và quyết tâm chiến đấu. Ông còn cảnh báo sẽ dẫn đầu những người lính đi hỏi tội những kẻ mà ông cho là nhu nhược nếu để Bãi Tư Chính bị mất.

Nghe đồn, sau phát biểu trên, nhà ông bị kẻ nào đó rình rập, bao vây. Nghe đồn nhà ông bị kẻ nào đó quăng chất bẩn.

Trên mạng lan truyền phát biểu của đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên bộ trưởng bộ Quốc phòng kịch liệt phê phán tướng Lương.

Có việc đột xuất ra Hà Nội, gã đến nhà ông. Một ngôi nhà tập thể quân đội bình thường trên đường Hoàng Hoa Thám. Cổng mở tênh hênh. Gã ngó xung quanh chả ai rình rập cả.

Gã ngó khắp tường, khắp sân, chả có mìn thối nào cả. Gã và nhà ngôn ngữ Đào Tiến Thi vào nhà ông, bà vợ ông, tướng nhà quê cục mịch, mặt chất phác cũng rất quê mùa cười đon đả: các chú vào chơi, tôi thổi cơm cùng ăn với nhà tôi nhá. Hề hề… cơm lính thôi.

Gã đã lâu rồi mới lại được nghe hai chữ “thổi cơm” này. Vì từ thuở nồi cơm điện vào từng xóm quê, nhà phố thì từ thổi… cơm, tru mỏ phù phù thổi lửa củi, lửa rơm nấu cơm đã được thay bằng từ “cắm cơm”.

Tướng Lương nắm tay gã rất chặt. Lên tướng bao năm rồi, ông vẫn giữ nguyên cái chất lính không có trò khỉ mó tay, đụng tay hời hợt xã giao mà nắm tay chặt, mà toả hơi ấm lính tráng cho nhau.

Tin đồn hết. Làm gì có chuyện tướng Trà chửi tôi? Tôi và tướng Trà thường xuyên chuyện với nhau mà. Thậm chí anh em còn đồng với nhau nhiều quan điểm nữa.

Tin đồn hết. Nhà tôi đấy, các ông coi, hề hề có chuyện quái gì đâu?

Ông Văn cũng từng đi biểu tình chống Trung Quốc à? Tướng Lương vuốt tóc, gã phải thừa nhận riêng cái kiểu vuốt tóc này thì ông hơi điệu đàng, cái kiểu điệu đàng của một người từng được quá nhiều các em hâm mộ vì đẹp trai lại anh hùng trận mạc nữa.

Có chứ. Gã đáp.

Đào Tiến Thi kể bị an ninh chặn cửa ngăn không cho đi biểu tình thế nào. Rất nhiều anh em trí thức khác cũng bị ngăn chặn ra sao mỗi lần có cuộc kêu gọi biểu tình lên án tàu cộng xâm phạm Biển Đông.

Tướng Lương hỏi gã: theo ông liệu tôi cũng sẽ bị an ninh chặn cửa không?

Gã cảm nhận câu hỏi này có lăn tăn cảm giác – cảnh giác của người nhiều năm trận mạc chứ không chỉ đơn thuần là một câu hỏi đùa.

Ông Lương đủ biết và đủ năng lực, đủ nhậy cảm để chuẩn bị sẵn bất cứ điều gì có thể xảy ra khi mình quyết liệt lên án bè lũ Tập Cận Bình láo xược xâm lăng bờ cõi của Tổ tiên. Ông biết ông đang đối diện với thế lực nổi nào. Ông cũng biết thế lực ngầm là ai và chúng nguy hiểm thế nào.

Gã hồn nhiên đáp theo góc suy luận của gã: Tôi nghĩ xu thế đã khác rồi. Không có chuyện ông bị an ninh chặn cửa đâu. Chả ai dám ra cái lệnh chặn cửa một người như ông.

Thế rồi tướng Lương hào hứng kể: mình ăn thua gì so với tinh thần hừng hực chiến đấu của anh em. Tôi xuống tàu ngầm, thăm các tàu chiến và các đơn vị bảo vệ biển đảo. Tôi có kinh nghiệm một người lính rồi một chỉ huy chỉ cần nhìn vào mắt, chỉ cần nghe hơi thở thôi là biết rõ tinh thần của lính, của chỉ huy cấp dưới rồi. Gặp anh em ai cùng khí thế lắm. Ai cũng tinh thần quyết chiến, quyết thắng lắm. Lính mình là vậy. Dân mình là vậy. Khi bị dồn đến ngưỡng nào đó là bung, là bật. Đừng đùa.

Tướng Lương vung tay mạnh mẽ: Đừng đùa! Cái khí thế ấy nó trong máu Dân mình đã đành mà nó thể hiện là nó còn được truyền từ các cấp chỉ huy nữa.

Tướng Lương lại vung tay mạnh mẽ: Đụng đến giang sơn này, đụng đến Dân tộc này, tụi mày đừng đùa!

Gã ngẫm rồi cảm nhận tướng Lê Mã Lương nói không chỉ là một ông tướng nói mà ông đại diện cho hàng triệu người lính nói, mà ông đang nói thay cho bao tướng lĩnh đồng đội của ông.

Còn chúng mày là ai? Không chỉ là bọn ngoài biên cương.

Đừng đùa!

Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

Tọa đàm “Quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trong Biển Đông theo luật pháp quốc tế”: Giới học giả lên án TQ

Tọa đàm “Quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trong Biển Đông theo luật pháp quốc tế”: Giới học giả lên án TQ

Ngày 14/10, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trong Biển Đông theo luật pháp quốc tế”. Tại tọa đàm, giới chuyên gia, học giả khẳng định chủ quyền hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông, đồng thời lên án, chỉ trích những hành vi phi pháp của Trung Quốc trong khu vực.

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, nhà báo Phạm Đức Thái, Ủy viên Ban Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: Biển đảo là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn và phát triển đời đời của dân tộc Việt Nam. Không chỉ có nguồn tài nguyên phong phú với giá trị khai thác kinh tế lớn, vùng biển nước ta còn giữ vị trí địa chiến lược, an ninh quốc phòng quan trọng. Quán triệt và thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, trong những năm qua, Việt Nam đã triển khai tổng thể các hoạt động nhằm quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, bảo vệ các lợi ích quốc gia trên biển trên cơ sở luật pháp quốc tế. Việt Nam cũng đã tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, góp phần củng cố sự đoàn kết, nhất trí trong ASEAN, gìn giữ, phát triển các mối quan hệ đối ngoại với các nước, các tổ chức quốc tế, nêu cao chính nghĩa, tạo thế và lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thời gian gần đây, tình hình Biển Đông có những diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, nhiều thách thức an ninh phi truyền thống nổi lên ngày càng gay gắt, tác động trực tiếp tới việc bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển của Việt Nam. Tình hình hiện nay cũng đang đặt ra yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cấp thiết đối với công tác thông tin, tuyên truyền về biển đảo nhằm nâng cao nhận thức, củng cố sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Tiến sĩ Tạ Đình Thi, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam khẳng định tầm quan trọng của kinh tế biển đối với Việt Nam khi chiếm 60% tổng sản phẩm quốc nội (GDP); cho rằng điểm thuận lợi là thế giới đang theo xu thế nhận thức tốt vai trò của biển, đại dương, hướng tới việc khai thác và bảo tồn biển một cách bền vững. Tuy nhiên, song song đó là những căng thẳng có thể ảnh hưởng tới khả năng khai thác kinh tế và bảo tồn tài nguyên của Việt Nam trên biển; đồng thời nhấn mạnh chủ quyền biển đảo của Việt nam bị thách thức nghiêm trọng. Biển Đông có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn, cũng như các tranh chấp chủ quyền trong khu vực. Bên cạnh đó, khó khăn tiếp theo là những biến đổi, suy thoái môi trường biển tự nhiên.

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ khẳng định, Việt Nam sở hữu đầy đủ những bằng chứng lịch sử xác thực, xuyên suốt về chủ quyền ở Biển Đông theo quy định của luật pháp quốc tế; cho biết UNCLOS năm 1982 như một “Hiến chương xanh”, như Hiến pháp của LHQ về luật Biển, để điều chỉnh mọi việc xảy ra trên các đại dương. Căn cứ vào UNCLOS, Việt Nam đã nội luật hóa bằng luật Biển năm 2012 và đã tuyên bố cách xác lập vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo UNCLOS. Tuy nhiên, Trung Quốc đã vận dụng nhiều lý lẽ khác nhau về thứ gọi là quyền lịch sử để yêu sách chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán với hơn 90% Biển Đông, đi ngược lại luật pháp quốc tế. Năm 1996, Trung Quốc đã công bố đường cơ sở bằng cách vận dụng thiết lập đường cơ sở quốc gia quần đảo đối với Tây Sa, tức là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Từ đường cơ sở bao quanh Tây Sa đó, Trung Quốc yêu sách vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Nhưng đó là một cách vận dụng sai công ước. Bởi theo UNCLOS, thứ mà Trung Quốc gọi là Tây Sa không phải quốc gia quần đảo, và “Tây Sa” đó cũng không thuộc chủ quyền Trung Quốc. Ngoài ra, theo ông Trần Công Trục, Tòa trọng tài đã bác bỏ hoàn toàn lập luận của Trung Quốc về thứ gọi là “quyền lịch sử” đối với các khu vực trên, bởi khi thảo luận về UNCLOS 1982, một số quốc gia đã đưa ra vấn đề quyền lịch sử đối với tài nguyên trên biển, nhưng đã bị đa số quốc gia bác bỏ. Qua đó có thể khẳng định Việt Nam hoàn toàn có quyền chủ quyền, quyền tài phán với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý, bao gồm bãi Tư Chính.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho biết: “Biển Đông có hai yếu tố, quan trọng nhất là thềm lục địa. Về góc độ này, Việt Nam là quốc gia có thềm lục địa tự nhiên nhiều nhất. Ngoài thềm lục địa thì có cấu trúc nước sâu. Đây là một đặc trưng, được hình thành từ 240 triệu năm về trước khi tách giãn hình thành nên Biển Đông. Trong tổng số 7 quần đảo lớn liên quan đến san hô ở khu vực Biển Đông thì có 5 quần đảo nằm trong cấu trúc nước sâu. Tất cả các quần đảo này 100% là ốc đảo san hô và được hình thành, kế thừa trên nền núi lửa cổ của vỏ đại dương cách đây 240 triệu năm. 5 quần đảo trong cấu trúc nước sâu nói trên có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa với 100% là san hô. Với Biển Đông, có san hô thì có cá, có cá thì có nghề cá, có nghề cá thì có ngư dân. Cho nên 5 quần đảo này quyết định rất lớn đến nghề cá của tất cả các nước trong vùng biển. Đấy là một đặc trưng rất đặc biệt. 5 quần đảo có vị trí địa chiến lược hết sức quan trọng, trong đó người ta coi nếu ai kiểm soát được Hoàng Sa, Trường Sa thì sẽ kiểm soát được toàn bộ Biển Đông. Còn trên bề mặt, 90% hệ thống dòng chảy trong Biển Đông là dòng chảy theo mùa. Mùa hè thì phân kỳ, mùa đông thì hội tụ. Và chính đặc điểm phân kỳ, hội tụ này cho thấy, bất kỳ tác động gì xảy ra ở vị trí nào của Biển Đông, nhất là khu vực giữa vùng biển thuộc vùng nước sâu đều ảnh hưởng đến phần còn lại của Biển Đông. Chính cấu trúc nước sâu giúp cho Biển Đông ngoài việc rất giàu tiềm năng dầu khí ở thềm lục địa, thì còn là nơi thu hút và sở hữu tất cả tài nguyên khác kể cả sinh vật, phi sinh vật. Có thể ví rằng, cấu trúc nước sâu là một kho báu của Biển Đông.

Theo ông Nguyễn Chu Hồi, Bãi Tư Chính cùng các bãi ngầm và đá ngầm ở khu vực này là một phần không thể tách rời của thềm lục địa Việt Nam về phía Đông Nam, ngăn cách với quần đảo Trường Sa của Việt Nam bằng một rãnh sâu nên theo Công ước UNCLOS 1982 và hoàn toàn không thuộc quần đảo Trường Sa. Về mặt địa chất thì vùng Tư Chính thuộc thềm lục địa Việt Nam và không phải là một bộ phận của quần đảo Trường Sa. Bãi Tư Chính của Việt Nam được các luật sư công pháp quốc tế khẳng định hoàn toàn không nằm trong khu vực chồng lấn chủ quyền. Cho nên, bãi Tư Chính chưa hề và chưa bao giờ là khu vực tranh chấp chủ quyền. Bãi Tư Chính ở trên thềm lục địa Việt Nam, đã được Việt Nam sử dụng và khai thác đặc quyền kinh tế một cách ổn định và từ lâu, chứ không phải bây giờ mới có, mới xuất hiện tuyên bố chủ quyền, càng không phải khu vực đang có tranh chấp trên biển. Ngoài ra, từ trước đến nay, 5 quần đảo của cấu trúc nước sâu Biển Đông luôn được các tài liệu chính thống của Ủy ban Thủy đạo quốc tế Liên hợp quốc và các tài liệu địa lý quốc tế công bố về mặt địa lý. Chưa bao giờ và cũng chưa có một học giả nào quan niệm rằng Trường Sa bao gồm cả cụm Tư Chính. Theo ông Chu Hồi, bởi những đặc trưng của Biển Đông nêu trên nên từ lâu Biển Đông trở thành mối quan tâm của các nước, trong đó có các nước lớn. Và cũng trở thành nơi có lợi ích đan xen trên nhiều phương diện. Chính vì lợi ích đa phương này mà Biển Đông khá phức tạp về mặt tranh chấp, liên quan tới các vấn đề tự do hàng không, hàng hải, vấn đề chủ quyền và yêu sách chủ quyền đơn phương… Nếu bất kỳ một yêu sách nào mà không dựa trên quy định UNCLOS 1982 thì đều có thể dễ dàng hướng đến việc không thừa nhận trong Biển Đông có vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển (tức vùng 200 hải lý) và không thừa nhận tồn tại vùng ngoài 200 hải lý (nếu vẽ nghiêm túc theo đúng UNCLOS). Khái niệm này được quốc tế gọi là vùng biển ngoài quyền tài phán quốc gia và theo luật biển Việt Nam năm 2012 thì gọi là vùng biển quốc tế. Khi không công nhận như vậy thì đương nhiên sẽ chạm vào lợi ích của nhiều nước. Và bị cộng đồng quốc tế phản ứng, nhất là những nước trong khu vực Biển Đông và các quốc gia liên quan đến hoạt động thương mại trên Biển Đông. Do đó, hành vi xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam của tàu khảo sát địa chấn Hải Dương 8 và nhóm tàu hộ tống Trung Quốc khiến quốc tế phản đối mạnh mẽ với nhiều hình thức, kể cả thông qua nghị viện hay bộ máy quản lý hành chính như Mỹ, EU, Nhật Bản… Theo ông Chu Hồi, cộng đồng quốc tế rất ủng hộ tiếng nói chính nghĩa của Việt Nam và thái độ của Việt Nam trong nỗ lực kiên trì theo đuổi giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế.

Tại cuộc Tọa đàm, giới chuyên gia, học giả cũng đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam, bảo vệ các lợi ích quốc gia trên biển. Đồng thời, góp phần giúp người dân, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, bạn bè quốc tế hiểu đúng về quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc giải quyết các tranh chấp trên biển bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ quy định của luật pháp quốc tế.

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Việt Nam tố TQ phạm luật ngay tại hội nghị ASEAN – TQ

Việt Nam tố TQ phạm luật ngay tại hội nghị ASEAN – TQ

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh các hành vi vi phạm luật quốc tế của Trung Quốc đã và đang ảnh hưởng tiêu cực tới hòa bình và an ninh ở khu vực, không tạo bối cảnh thuận lợi cho tiến trình đàm phán COC.

Tuyên bố được Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng đưa ra tại Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN -Trung Quốc về thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (SOM-DOC) lần thứ 18 vừa mới kết thúc tại Đà Lạt ngày 15-10.

Trung Quốc và Philippines, nước giữ vai trò điều phối viên ASEAN – Trung Quốc giai đoạn 2018-2021, đồng chủ trì hội nghị.

Dù không giữ vai trò chủ tọa, song phát biểu tại hội nghị, đoàn Việt Nam đã làm rõ về những diễn biến phức tạp ở Biển Đông, đặc biệt là việc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đang bị xâm phạm nghiêm trọng.

Trong bối cảnh đó, đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng dẫn đầu đã nêu bật lập trường, quan điểm chính đáng của Việt Nam dựa trên các quy định của luật pháp quốc tế và Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.

Trước sự hiện diện của 9 nước ASEAN còn lại và Trung Quốc, đoàn Việt Nam nhấn mạnh hành vi vi phạm của Trung Quốc đã và đang ảnh hưởng tiêu cực tới hòa bình và an ninh ở khu vực, đặc biệt không tạo bối cảnh thuận lợi cho tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên biển giữa ASEAN và Trung Quốc (COC).

Việt Nam tố Trung Quốc phạm luật ngay tại hội nghị ASEAN - Trung Quốc - Ảnh 2.

Đại diện đoàn Trung Quốc, ông Hồng Lượng, tại SOM-DOC lần thứ 18 – Ảnh: DUY LINH

Khẳng định cam kết đối với tiến trình thực hiện DOC và xây dựng COC, đoàn Việt Nam cũng nhấn mạnh tình hình hiện nay càng cho thấy tính cấp thiết của việc có một bộ quy tắc ứng xử hiệu lực, hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982, giúp ngăn ngừa các vụ việc tương tự trong tương lai.

Theo đó, đoàn Việt Nam đã đề xuất nhiều biện pháp nhằm cải tiến phương cách làm việc cho các vòng đàm phán sắp tới, trong đó có việc tập trung xử lý những vấn đề mang tính chính sách, nâng cao vai trò của các quan chức cao cấp (SOM) trong việc chỉ đạo và định hướng cho tiến trình đàm phán.

Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam bày tỏ lo ngại về các hành vi vi phạm luật quốc tế ở Biển Đông.

Được biết, trong hội nghị SOM-DOC lần thứ 17 được tổ chức tại Hàng Châu (Trung Quốc) hồi tháng 5-2019, đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng dẫn đầu cũng đã chỉ ra các hành động đơn phương trên Biển Đông, đặc biệt là quân sự hóa đảo nhân tạo, đang gây xói mòn niềm tin và đe dọa sự ổn định của khu vực.

Trong thông cáo báo chí sau đó của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh đã gạt ra các quan ngại và kêu gọi của Việt Nam, khẳng định “tất cả các bên tham dự đều tin rằng tình hình Biển Đông đang tiến triển theo chiều hướng ngày càng tốt và ổn định hơn”.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Tin Biển Đông: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sắp thăm Việt Nam

Posted on by huyentamhh

Tin Biển Đông: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sắp thăm Việt Nam

BTV Tiếng Dân

18-10-2019

Vụ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper sắp tới thăm Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã xác nhận tin này tại buổi họp báo chiều hôm qua. Báo Pháp Luật TPHCM có bài: Ông chủ Lầu Năm Góc đến Việt Nam với thông điệp biển Đông? Vẫn không rõ ông Esper sẽ tới thăm Việt Nam ngày nào, cũng như mục đích của chuyến đi, nhưng trong bối cảnh này, quả là nhiều người đang chào đón sự hiện diện của ông ở Việt Nam.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper. Photo Courtesy

Thông tin về chuyến đi Việt Nam, cũng như mục đích chuyến đi này của ông Mark Esper, đã được cây bút của trang Tiếng Dân là ông Jackhammer Nguyễn, phân tích kỹ trong một bài viết mà chúng tôi đăng tải đúng một tuần trước: Thấy gì qua chuyến đi sắp tới của ông Esper tới Hà Nội?

Diễn biến mới trên Biển Đông: Nhiều tàu chiến Mỹ tập trận gần quần đảo Trường Sa, báo Pháp Luật TP HCM đưa tin. Ông Arman Balilo, người phát ngôn lực lượng cảnh sát biển Philippines, thông báo, tuần duyên hạm bờ biển USCGC Stratton (WMSL-752) của lực lượng tuần duyên Mỹ đã tới đảo Palawan hôm 16/10 để tham gia đợt diễn tập Sama-Sama. Khu vực này nằm khá gần quần đảo Trường Sa trên biển Đông.

Sama-Sama là cuộc diễn tập thường niên, được Mỹ và Philippines tổ chức nhằm tăng cường khả năng tác chiến trên biển của hai nước, năm nay lần đầu tiên có Nhật Bản tham gia. “Ba nước tham gia lần này sẽ thực hiện các diễn tập về bảo vệ lực lượng trên biển, vô hiệu hóa thiết bị nổ, tác chiến chống phục kích trên cạn, trên không và theo dõi tàu đối phương”.

Tàu Hải Dương 8 đang ở đâu?

Ông Phạm Thắng Nam vừa đưa tin sáng nay: Hải Dương 8 đã hoàn tất đường khảo sát 17 và bắt đầu đường khảo sát thứ 18. Ông Nam cho biết, lúc 21h22’ ngày 17/10 giờ Việt Nam, tàu Hải Dương 8 của TQ đã hoàn tất đường khảo sát thứ 17. Lúc 6h20’ sáng 18/10, tàu Hải Dương 8 hoàn tất khoảng 1/2 chiều dài đường khảo sát thứ 18. Đường khảo sát này nằm tại vĩ tuyến N 14° và ở vị trí ngang với thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.

Ông Nam dự đoán, chỉ còn lại khoảng 2 đường khảo sát nữa là Hải Dương 8 sẽ hoàn tất vùng biển Nam Trung Bộ, mà ông đặt tên cho khu vực khảo sát IV. Còn tàu Khanh Hoa 01015 của Việt Nam sau một thời gian cố gắng theo dõi, bám sát Hải Dương 8, hiện đã cập bờ. Nhiều khả năng để tiếp tế nhiên liệu và nhu yếu phẩm.

Vào lúc 6h22’ sáng ngày 18/10, tàu Hải Dương Địa Chất 8 đã đi được gần một nửa chiều dài đường khảo sát thứ 18 ở vĩ tuyến ngang với thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Nguồn: FB Phạm Thắng Nam

Về giàn khoan Hải Dương Thạch Du, nhà nghiên cứu Đặng Sơn Duân viết“Mọi người cứ ấn tượng với tên Hải Dương Thạch Du (Haiyang Shiyou) nên nghe đến giàn khoan Hải Dương, chẳng hạn Hải Dương 982, thì lo ngại. Vì thế, khi có tin Hải Dương 982 được triển khai xuống Biển Đông thì rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, Trung Quốc còn một giàn khoan đáng ngại hơn cũng được triển khai ở Biển Đông thời gian qua là giàn khoan Lam Kình I.

Cần phân biệt giàn khoan Lam Kình I (Blue Whale I) với tàu cần trục Lam Kình mà VOA từng đưa tin khi tàu này di chuyển vào lãnh hải VN hồi đầu tháng 9/2019. Lam Kình là tàu cần trục lớn nhất thế giới, một công cụ trợ giúp hạ đặt giàn khoan, còn Lam Kình I là sản phẩm của tập đoàn công trình biển Yên Đài CIMC Raffles ở tỉnh Sơn Đông. Lam Kình 1 là giàn khoan biển sâu loại “bán tiềm” (nửa nổi nửa chìm) lớn nhất thế giới với trọng lượng 42.000 tấn, chiều cao từ đáy đến đỉnh là 118 m, tương đương tòa nhà 37 tầng.

Ông Duân so sánh, giàn khoan Hải Dương 982 chỉ hoạt động đến độ sâu 1.500 mét và khoan sâu tối đa 9.000 mét, còn Lam Kình I có khả năng hoạt động ở vùng biển có độ sâu 3.658 mét và khoan sâu tối đa 15.240 mét. “Nhờ khả năng hoạt động ở độ sâu nên giàn khoan Lam Kình thường được dùng để khai thác băng cháy ở Biển Đông”.

Ông Duân cảnh báo: “Giàn khoan Lam Kình I hiện ở vị trí 17.73N/111.146E, cách Hải Dương 982 khoảng 45 hải lý về phía đông. Và cũng như Hải Dương 982 (17.62N/110.35E), Lam Kình I hiện ở phía đông nam thành phố Tam Á và nằm bên kia đường trung tuyến giả định ngoài cửa vịnh Bắc Bộ”.

Cả hai giàn khoan Hải Dương Thạch Du 982 và Lam Kình I của Trung Quốc đều đang ở vùng biển phía nam đảo Hải Nam, tại vị trí có thể sẵn sàng áp sát lãnh hải Việt Nam. Nguồn: FB Đặng Sơn Duân

***

Về vụ tàu ngầm Trung Quốc nổi lên ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa: Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc sợ vướng lưới ngư dân Việt Nam? RFI đặt câu hỏi. “Việc chiếc tàu ngầm phải nổi lên giữa những con tàu của một quốc gia khác là điều bất thường, cho thấy có một tình huống trầm trọng đã xảy ra” buộc con tàu phải tạm thời ngừng hoạt động ngầm và lộ diện trước ngư dân Việt Nam hồi cuối tháng 9/2019.

Theo RFI, tàu ngầm là phương tiện do thám và tấn công lén lút rất lợi hại trong hải chiến, nhưng đôi khi lại có thể bị khắc chế chỉ vì… lưới của ngư dân. “Hồi năm 1984, một tàu ngầm Liên Xô đã bị dính vào lưới của một tàu đánh cá Na Uy. Sau nhiều giờ vùng vẫy mà không thoát, chiếc tàu ngầm đành phải trồi lên mặt nước, bị lộ tẩy là đang hoạt động ở ngoài khơi các nước NATO”.

***

Tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Philippines ở Biển Đông bị nghi liên quan đến dân quân biển, theo báo Thanh Niên. Nghiên cứu của AMTI vừa công bố, cho thấy, tàu Trung Quốc đâm chìm tàu Gem-Ver 1 ở khu vực bãi Cỏ Rong tối 9/6, bỏ mặc 22 ngư dân Philippines trước khi họ được một tàu cá Việt Nam cứu, có thể là một phần của lực lượng dân quân biển Trung Quốc.

“Tuy không thể chứng minh tàu Yuemaobinyu 42212 hoạt động như tàu dân quân biển, AMTI kết luận, tàu này không phải là một tàu cá thông thường và cho hay tình trạng này gợi lên câu hỏi là liệu vụ va chạm với tàu Gem Ver 1 có phải là cố ý hay không”.

Ngoại trưởng Malaysia nói cần ‘chuẩn bị cho xung đột’ Biển Đông, VnExpress đưa tin. Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah phát biểu trong phiên chất vấn của quốc hội Malaysia ngày 17/10: “Các chiến hạm hải quân Malaysia hiện nay nhỏ hơn cả tàu hải cảnh Trung Quốc. Chúng tôi không muốn xung đột xảy ra, nhưng các lực lượng cần được nâng cấp để có thể quản lý vùng biển tốt hơn khi nổ ra xung đột ở Biển Đông”.

_______

Mời đọc thêm: Mỹ liên tiếp tập trận trên biển Đông chỉ trong hai tháng (PLTP). – Tàu tuần duyên Mỹ tập trận cùng Nhật và Philippines gần Trường Sa (Zing). – Phản ứng của ASEAN về tình hình Biển Đông tại hội nghị với Trung Quốc (LĐ). – Học giả Thái Lan: “Cưỡng ép” ở Biển Đông khiến uy tín Trung Quốc bị tổn hại (TĐ). – Biển Đông: Trung Quốc lại kêu gọi đối thoại sau khi bị Việt Nam tố cáo

– Những thủ đoạn truyền bá lắt léo, tinh vi về “đường lưỡi bò” phi lý (HQ). – “Lưỡi bò” trong phim Abominable: Trung Quốc bị gậy ông đập lưng ông (RFI). – Malaysia cắt cảnh “đường 9 đoạn” phi pháp khỏi phim hoạt hình (SGGP). – Đóng tàu sân bay ‘khủng’, Trung Quốc hướng tới tham vọng trở thành cường quốc hải quân số một thế giới (VietTimes).

– Malaysia cứng giọng về Biển Đông giữa quan ngại gia tăng về TQ (Zing). – Biển Đông: Malaysia thấy cần phải dự trù tình huống xấu nhất (RFI). – Malaysia gia tăng sức mạnh hải quân giữa lúc có căng thẳng Biển Đông (RFA). – Tàu dân quân Trung Quốc bị nghi đội lốt tàu cá trong vụ đâm tàu Philippines (DT).

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 thực hiện đường khảo sát thứ 15, ông Trọng nói dân xuyên tạc tình hình biển đảo

Posted on by huyentamhh

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 thực hiện đường khảo sát thứ 15, ông Trọng nói dân xuyên tạc tình hình biển đảo

Tin Biển Đông

Trưa ngày 15/10/2019, ông Phạm Thắng Nam đưa tin: Tàu Hải Dương 8 vừa hoàn tất đường khảo sát thứ 14 và bắt đầu thực hiện đường khảo sát thứ 15 thuộc khu vực khảo sát IV vào lúc 9h41’ sáng 15/10/2019. Đường khảo sát thứ 15 này nằm giữa 2 vĩ tuyến N 13° và N 14° và nằm ở vị trí ngang với TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

Tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 đang thực hiện đường khảo sát thứ 15 trong lần xâm phạm thứ 4 vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Nguồn: FB Phạm Thắng Nam

Đến tối 15/10, trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông tóm tắt tình hình“Ở khu vực tàu Hải Dương Địa Chất 8 đang hoạt động, chiếc tàu khảo sát của nhà nước Trung Quốc vẫn đang tiến vào hướng bờ biển Việt Nam và chưa hoàn thành vòng khảo sát của ngày hôm nay, nên hiện giờ chưa thể biết điểm vào sâu nhất của tàu. Chúng tôi sẽ cập nhật chi tiết hơn vào ngày mai khi có đầy đủ số liệu mới”.

Vào thời điểm 22h16’ tối 15/10, tàu Hải Dương 8 cách TP Tuy Hòa, Phú Yên khoảng 98 hải lý. Nguồn: DA ĐSK Biển Đông

Về tình vùng biển Bãi Tư Chính, “ở khu vực lô dầu 06.1, tàu Crest Argus 5 từ Vũng Tàu ra tiếp tục hỗ trợ hoạt động giàn khoan Hakuryu-5. Tàu hải cảnh 31302 đã trở về khu vực này nhưng là để thay thế tàu hải cảnh 37111 đang tạm rời ra đảo nhân tạo để nghỉ mát. Chiến dịch gây sức ép lên hoạt động dầu khí của Việt Nam ở lô dầu 06.1 vẫn chưa chấm dứt”.

Tình hình khu vực lô dầu 06.1 trong ngày 15/10. Nguồn: DA ĐSK Biển Đông

Về quan điểm của các tuyên truyền viên cho rằng tình hình vẫn nằm trong tầm kiểm soát của lãnh đạo CSVN vì các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của Việt Nam vẫn tiếp diễn, trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông đặt câu hỏi: “Nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, khảo sát suốt dọc hơn 350 hải lý chiều dài vùng biển Việt Nam, có phải chỉ có một mục đích là ép Việt Nam dừng hoạt động dầu khí?”

Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà viết“Không chỉ cản phá lực lượng chấp pháp Việt Nam trong quá trình hộ tống tàu khảo sát Haiyang Dizhi 8, nhiều tàu Hải cảnh Trung Quốc còn ngăn chặn các hoạt động đánh bắt cá của ngư dân bên trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam!”

Vụ tàu ĐNa 90929 với 2 tấn cá ngừ bị mắc cạn trên bãi đá ngầm gần đảo Bạch Quy, thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm của quần đảo Hoàng Sa, bị 2 tàu Trung Quốc liên tục gây sức ép không cho các tàu ngư dân VN ứng cứu hồi cuối tháng 9/2019, bà Trà chia sẻ các video clip do ngư dân cung cấp, ghi lại hiện trường lúc ấy:


Ông Trọng nói dân xuyên tạc tình hình Biển Đông

Sáng 15/10, tại TP Hà Nội, ông Nguyễn Phú Trọng đã tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, trước kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 14. Báo Pháp Luật VN dẫn lời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Việc gì thuộc về độc lập chủ quyền, ta không bao giờ nhân nhượng.

Tổng, Chủ hô hào, trấn an người dân, nhưng diễn biến trên thực địa không ủng hộ mấy lời tuyên truyền suông này, tàu Hải Dương 8 và đội tàu hộ tống vẫn thản nhiên vạch ngang kẻ dọc như chốn không người, cho thấy lãnh đạo CSVN vẫn không có kế sách gì đối với bọn Tàu, ngoài chuyện hô hào.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri ngày 15/10/2019. Ảnh: VnMedia

Câu trước khẳng định “không bao giờ nhân nhượng”, câu sau ông Trọng lại nói: “Rất kiên quyết nhưng cũng phải rất khôn khéo trong vấn đề Biển Đông”, theo trang An Ninh Thủ Đô. Ông Trọng nói: “Xử lý mối quan hệ này không đơn giản chút nào, phải tính toán lợi ích quốc gia dân tộc, nhưng nói như vậy không có nghĩa là nhân nhượng bất cứ điều gì vô nguyên tắc. Chưa có thời kỳ nào đất nước ta có không khí ổn định để phát triển, phải giữ điều đó”.

Từ “khôn khéo” thường xuyên bị lãnh đạo CSVN lợi dụng để tuyên truyền mỗi khi họ nhân nhượng hoặc rút quân. Năm 1979, lúc lãnh đạo CSVN để yên cho quân Trung Quốc rút về sau khi tàn sát người dân các tỉnh biên giới. Năm 1988, lúc lãnh đạo CSVN để yên cho lính Trung Quốc tàn sát những người lính Gạc Ma. Năm 2019, lúc lãnh đạo CSVN để mặc cho Trung Quốc vào “khảo sát” trong EEZ của Việt Nam, có khi cách bờ chỉ 60 hải lý. Cả những lần này, cụm từ “khôn khéo” đều xuất hiện trên cửa miệng của những kẻ đặt “tình đồng chí” với bọn Tàu cao hơn lợi ích quốc gia, dân tộc.

Kêu gọi “khôn khéo” xong thì ông Trọng không quên nhắc, cần tỉnh táo trước luận điệu xuyên tạc về vấn đề biển Đông, theo báo Đại Đoàn Kết. Ông Trọng nhắc dân, “cần hết sức tỉnh táo, cảnh giác với thông tin của các phần tử luận điệu xuyên tạc, đừng mắc mưu đôi khi lại hỏng việc, không phải cứ nói mạnh, hăng máu vịt là được”.

Khổ nỗi là báo “lề đảng” bị “rọ mõm” quá chặt, suốt 2 tuần nay hầu như không có bài nào cung cấp thông tin về tình hình thực địa trên Biển Đông. Nếu người dân không tìm hiểu thông tin từ “các phần tử luận điệu xuyên tạc” thì làm sao biết được tàu Hải Dương 8 đã xâm phạm lãnh hải nước ta như thế nào suốt hơn ba tháng qua?

Báo Dân Việt đưa tin: Tổng Bí thư nghe cử tri bức xúc chuyện “xuyên tạc vấn đề Biển Đông“. Cử tri Nguyễn Văn Đoàn, phường Cống Vị, quận Ba Đình, méc với ông Trọng: “Họ tung thông tin bịa đặt, cho rằng lãnh đạo ta do dự, hữu khuynh không mạnh mẽ đáp trả lại hành vi ngang ngược bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc tại Biển Đông”.

Đây rồi! Kẻ nào “xuyên tạc” chuyện Biển Đông? ‘Đường lưỡi bò’ phi pháp của Trung Quốc được cắm vào mọi điện thoại iPhone, theo báo Phụ Nữ TP HCM. Âm mưu độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh đã quá rõ ràng, không chỉ qua những hành động hung hăng trên biển, mà chúng còn sử dụng những chiêu trò trên đất liền, âm thầm cài cắm người của chúng khắp mọi nơi để, tuyên truyền cho chúng trong nhiều năm qua.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL chỉ đạo xử lý Hội đồng duyệt phim có ‘đường lưỡi bò’, theo VTC. Sau khi căn cứ vào kết quả báo cáo của Cục Điện Ảnh về chuyện kiểm tra lại quá trình cấp phép phổ biến bộ phim “Everest – Người tuyết bé nhỏ” có “đường lưỡi bò”, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã giao cho Thứ trưởng Tạ Quang Đông chỉ đạo Cục Điện ảnh tổ chức kiểm điểm, sai sót của cá nhân và tập thể liên quan đến quá trình thẩm định, duyệt và cấp phép. Một sai lầm tiếp tay cho thủ đoạn tuyên truyền của bọn bành trướng Bắc Kinh, nhưng chỉ cần “tổ chức kiểm điểm” là xong?!

Tiếp xức cử tri thành Hồ: Báo Tuổi Trẻ dẫn lời Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: ‘Chúng ta đủ sức bảo vệ biển đảo của Tổ quốc’. QĐND Việt Nam toàn là tướng không kinh qua trận mạc, lại không luyện tập, mà chỉ ngồi lo làm kinh tế, bụng thì đầy bia, tay thì ôm gái thay vì cầm súng, giặc tới nơi không biết có đủ sức chạy trốn hay không, nói gì tới chuyện bảo vệ Tổ quốc!

***

TS Trần Công Trục khẳng định trong tọa đàm Biển Đông: ‘Không thể để kẻ thù tấn công mặt biển’, theo báo Thanh Niên. Ông Trục nói: “Chúng ta giữ nhà mà không giữ cửa thì giặc sẽ vào. Không thể để cho kẻ thù tấn công mặt biển để tiến vào”.

Không để chúng tấn công mặt biển, nhưng chúng ta có thể để chúng hút dầu dưới đáy biển? Mà thật ra các trí thức “lề đảng” như ông Trục hô hào vậy mà có làm được gì đâu, khi tàu Hải Dương 8 và các tàu hải cảnh Trung Quốc đã “vỗ mặt” lực lượng tàu chấp pháp Việt Nam hơn ba tháng qua, quần thảo trên mặt biển, chứ chúng đâu có đi đường vòng.

VOV có bài: Việt Nam không lùi bước trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông. Lùi bước hay không thì phải xem tình hình thực tế, chứ không phải ở mấy lời hô hào của các ông có thể làm cho người dân tin. Tình hình vùng biển Nam Trung Bộ đang bị nhóm tàu Hải Dương 8 ngang nhiên vạch ngang kẻ dọc và khu vực Bãi Tư Chính vẫn đang bị một số tàu hải cảnh Trung Quốc quấy phá, trong khi lãnh đạo CSVN không dám mở miệng lên tiếng phản đối, liệu đó có phải là bước lùi?

Hội nghị ASEAN – Trung Quốc: Diễn biến phức tạp ở Biển Đông làm nóng hội nghị ASEAN-Trung Quốc về DOC, báo Lao Động đưa tin. “Đoàn Việt Nam nhấn mạnh hành vi vi phạm của Trung Quốc đã và đang ảnh hưởng tiêu cực tới hoà bình và an ninh ở khu vực, và không tạo bối cảnh thuận lợi cho tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)“.

________

Mời đọc thêm: TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng: ‘Kiên quyết nhưng khôn khéo’ trên Biển Đông (VOA). – Bãi Tư Chính chưa hề và chưa bao giờ là khu vực tranh chấp chủ quyền (VNN). – Cử tri bày tỏ lo lắng với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước về tình hình Biển Đông (VTC). – Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: “Vấn đề độc lập chủ quyền không bao giờ nhân nhượng” (Thanh Tra). – Những gì thuộc về độc lập chủ quyền dân tộc, ta không bao giờ nhân nhượng (TP). – Cử tri đề nghị đưa thêm nội dung về Biển Đông vào Sách giáo khoa (PLVN). – Mong muốn đưa thêm nội dung về Biển Đông vào sách giáo khoa (LĐ).

– Bãi Tư Chính chưa hề và chưa bao giờ là khu vực tranh chấp chủ quyền (VNN). – Việt Nam không lùi bước trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông (VOV). – Biển Đông: Việt Nam chuẩn bị cho những thách đố lớn hơn (RFI). – (VOV). – Biển Đông: Việt Nam chuẩn bị cho những thách đố lớn hơn (RFI). – Biển Đông là chủ đề chính của hội nghị phát triển luật quốc tế châu Á (TTXVN). – Kỳ 1: Nhận diện vai trò của Bắc Kinh trong chiến tranh biên giới Tây Nam — Kỳ 2: Biển Đông dậy sóng trước tham vọng bá quyền của Bắc Kinh (VietTimes).

– Vi phạm của Trung Quốc ảnh hưởng tiêu cực tới hoà bình, an ninh ở khu vực (NLĐ). – ‘Hành vi vi phạm của Trung Quốc gây bất lợi cho đàm phán COC’ (Zing). – Tình hình căng thẳng ở Biển Đông nếu kéo dài sẽ rất nguy hiểm (VTV). – Cảnh sát biển ký kết chương trình ‘đồng hành cùng ngư dân’ (TT). – Có đường dây móc nối, bán ngư trường tiếp tay ngư dân đánh cá trái phép (TN).

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Mất nước là mất tất cả

Posted on by huyentamhh

Mất nước là mất tất cả

Đào Tiến Thi

17-10-2019

Nhà có 5 người thì mấy ngày nay cả 5 đều gặp triệu chứng về tiêu hóa. Chẳng ăn thức ăn nào “lạ”. Vậy thì rất có thể do nguồn nước bị chất “lạ” (dầu, nhớt) xâm nhập, nó đang khiến mấy triệu dân phía tây nam Hà Nội lo lắng.

Nhưng cái đó cũng chả là gì. Có chết cũng chết từ từ. Chưa có gì đáng lo bằng những ngày tới đây dùng nước gì. Ban quản lý chung cư (BQLCC) thông báo sẽ có xe téc chở nước đến phục vụ. Tuy nhiên thấy báo chí đưa tin nhiều nơi dân phát hiện nước ấy cũng bẩn, thế thì làm sao đây?

Những xô chứa nước trong nhà tác giả. Nguồn: Tác giả gửi tới

Mãi theo dõi các loại thông tin về sự cố nước và khi “nóng tay” lại “còm” một phát (như phát ngôn của ông Nguyễn Văn Tốn – Tổng GĐ Công ty Cấp nước Sông Đà thì ai mà chịu được), cho nên đọc cái thông báo của Công ty Nước sạch Hà Đông và của BQL chung cư không đọc kĩ, đến khuya quay lại đọc mới hết hồn: Công ty Cấp nước Sông Đà sẽ ngừng cấp nước hoàn toàn đã đành, mà Công ty Nước sạch Hà Đông (mua từ Công ty Cấp nước Sông Đà) tuy sẽ lấy nguồn nước tự khai thác để cấp tạm thời nhưng còn phải CHỜ “CHUYỂN NGUỒN”. Trong thời gian chờ “chuyển nguồn”, chỉ có xe téc chở nước ăn phục vụ tại chung cư.

Vậy thì trong lúc “chờ chuyển nguồn”, lấy nước tắm giặt ở đâu? Cho dù nước xe téc có thoải mái lấy đi nữa thì đem được xô nước từ xe lên phòng ở trên tầng cao cũng khổ rồi. Mà đồ đâu để chứa? Cháu nhỏ thì cứ đái ỉa xoành xoạch, chờ xách được xô nước lên tầng mới rửa hay sao?

Thế là gần 12 giờ đêm mới vội vàng đi hứng nước. Chứ lỡ sáng sớm mai họ đã cắt, không có cả vài gáo mà dội bồn cầu thì khốn. Thế là có bao nhiêu xô to xô con, chậu to chậu nhỏ huy động hết. Đổ cả rác đi để lấy thùng đựng nước (cả vỏ thùng lẫn lõi thùng cũng được hai xô nhỡ, được hai lần “đi cầu” chứ ít à). Đổ cả bình rượu thuốc để lấy bình đựng nước. Rồi thì lọ hoa, chai cô ca,… huy động hết.

Ôi, quả thực chưa bao giờ ý thức sâu sắc “Mất nước là mất tất cả” như lúc này!

MẤT NƯỚC (H2O – hát-hai-ô) LÀ MẤT TẤT CẢ

Mất nước theo nghĩa gốc là vậy, mất nước (quốc gia, nation) theo nghĩa chuyển càng như vậy!

MẤT NƯỚC (quốc gia, nation) LÀ MẤT TẤT CẢ

Chứ không phải “Mất chế độ là mất tất cả” đâu, ông Trọng ạ.

Vĩ thanh:

Sau khi lấy được ngần ấy nước thì cũng tạm yên tâm, tự nhủ sau phút họ ngắt ta sẽ dùng sao cho thật tiết kiệm. Nhưng may quá, ngày 17 họ lại thông báo: trong thời gian chờ đủ lượng nước để thau bể, súc rửa đường ống, BQLCC sẽ dùng nguồn nước tự khai thác của Công ty Nước sạch Hà Đông bơm vào bể ngầm, bể mái và xả bể mái để chất ô nhiễm thoát bớt ra ngoài, hạn chế tối đa độc hại. Và cư dân có thể dùng nước này để tắm giặt.

Nhưng lại một nỗi lo khác: nước “sạch” mà BQLCC đưa về dùng liệu có sạch? Nhiều bạn trẻ trong chung cư nói rằng nước “sạch” này có mùi tanh và đem thử thấy độ ô nhiễm cao hơn nước bẩn (của Công ty Cấp nước Sông Đà). Ừ, kể cũng có lý: giai đoạn độc nhất, bẩn nhất là mấy ngày đầu (những một xe téc dầu nhớt đổ vào) thì đã qua. Sau nhiều ngày nó cũng phải loãng dần ra chứ. Chưa kể nó còn qua máy lọc nước gia đình. Chứ nước “sạch” kia thì ta không lọc được nữa. Nghe nói nhiều nơi người ta đã thú nhận xe téc chở nước “sạch” cho các khu chung cư là xe hằng ngày chở nước tưới cây; nước sạch thật nhưng bồn bẩn nên rốt cuộc nước vẫn không được sạch.

Vậy thì bây giờ mình dùng nước nào đây? Thôi thì tốt nhất là đặt mua nước tinh khiết đóng bình ở cơ sở sản xuất nào cách xa đây, ít ra phải vài chục cây số, nơi không dùng nguồn nước từ Công ty Cấp nước sông Đà. May chăng thì sạch.

Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

Hai phụ nữ VN vào nhóm ‘có ảnh hưởng nhất thế giới’ của BBC

Posted on by huyentamhh

Hai phụ nữ VN vào nhóm ‘có ảnh hưởng nhất thế giới’ của BBC

Images of many of the BBC's 100 Women 2019

Hai phụ nữ Việt Nam được chọn vào danh sách 100 phụ nữ ảnh hưởng thế giới của BBC năm 2019.

BBC Tiếng Việt tham gia biên tập Wikipedia

100 phụ nữ truyền cảm hứng của BBC năm 2018

Trong danh sách vừa công bố có bà Nguyễn Thị Vân, Giám đốc Trung tâm Nghị Lực Sống giúp đỡ người khuyết tật ở Hà Nội.

Nguyễn Thị Vân thành lập trung tâm giúp đào tạo kỹ năng cho người khuyết tật ở thủ đô Hà Nội.

Trả lời BBC, bà nói bà bị khuyết tật bẩm sinh, không đi lại được, và “sức khoẻ nay ngày càng giảm, cơ teo dần đi, mọi sinh hoạt cá nhân từ nhỏ đều cần giúp đỡ”.

Tuy thế, trung tâm của bà thành lập từ 2003, từ ý tưởng của anh trai bà Vân, “dạy nghề cho các bạn khuyết tật, và dạy cách dùng công nghệ thông tin, tiếng Anh để kết nối với thế giới”.

“Hiện đã có trên 1000 bạn tốt nghiệp, 80-90% có việc. Nhiều bạn nay còn là trụ cột của gia đình về thu nhập,” bà Vân nói với BBC.

Nói thêm về giáo dục, nhất là giáo dục cho người khuyết tật, Việt Nam chưa thực sự đi vào nghiên cứu nhà tuyển dụng, và còn nhiều khó khăn dạy nghề, tạo cơ hội cho người khuyết tật.

“Việt Nam cần thực hiện các cam kết, thực hiện nghiêm túc những gì đã có trong Luật về người khuyết tật, như thế đã là quá tốt.”

“Các cơ sở đào tạo người khuyết tật ở Việt Nam nhiều nhưng không liên hệ với nhau, không làm đúng với nhu cầu doanh nghiệp, nên học xong ra vẫn thất nghiệp.”

“Ngoài kỹ năng công việc còn cần kỹ năng giao tiếp, biết tiếng Anh để làm việc với người nước ngoài,” bà Vân nêu ý kiến về cách giáo dục dạy nghề cho người khuyết tật.

BBC chọn Nguyễn Thị Vân là 'phụ nữ truyền cảm hứng thế giới'
Image captionBBC chọn Nguyễn Thị Vân là ‘phụ nữ truyền cảm hứng thế giới’

Mục tiêu của bà là tạo ra môi trường làm việc bình đẳng cho tất cả. Bà cũng điều hành doanh nghiệp xã hội Imagator, thuê 80 nhân viên mà một nửa trong đó là người khuyết tật.

Bà cũng nói trong lĩnh vực này, Việt Nam cần học từ thế giới, để đem về các bài học, rồi xem áp dụng cho hoàn cảnh Việt Nam thế nào.

Một phụ nữ Việt Nam khác là bà Trang Nguyễn, nhà bảo tồn.

Bà từng du học tại Anh, bắt đầu học đại học (Undergraduate), chuyên ngành Bảo Tồn Động Vật Hoang dã (Wildlife Conservation).

Tốt nghiệp bằng cử nhân tài năng (Bachelor of Science with Honors) năm 2011 sau đó làm bằng ở ĐH Cambridge.

Các nghiên cứu vào hoạt động của Trang Nguyễn tập trung vào loài linh trưởng, thú lớn, nghiên cứu và điều tra về buôn bán động vật hoang dã, nghiên cứu về vấn đề thay đổi thái độ của người dân trong việc săn bắn, buôn bán và sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã ở Châu Á và Châu Phi.

Trang Nguyễn
Image captionTrang Nguyễn là nhà bảo tồn thiên nhiên được BBC nêu trên trong danh sách 100 phụ nữ có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2019

100 Phụ Nữ là chương trình hàng năm của BBC, giới thiệu các gương mặt gây cảm hứng.

Năm nay, chương trình đặt câu hỏi: Thế giới sẽ ra sao nếu do phụ nữ điều hành?

Danh sách có những người như nhà hoạt động Greta Thunberg, dân biểu Brazil Tabata Amaral…

100 Women profile pictures 1 - 20

1) Precious Adams- nghệ sĩ ballet, Mỹ

Khi mới lên 8, Precious Adams ham nhảy múa đến nỗi mẹ đăng ký cho cô đi học.

Lên 16, cô đã được nhận vào học ở ba trường ballet hàng đầu, trong đó có Học viện Bolshoi của Nga.

2) Parveena Ahanger – nhà hoạt động nhân quyền ở Kashmir, phần do Ấn Độ kiểm soát

Con trai của Parveena biến mất năm 1990, vào lúc xảy ra nổi dậy chống Ấn Độ ở Kashmir.

Thế là Parveena thành lập Hội Cha mẹ người Mất tích.

Bà nói vẫn hy vọng tìm lại con trai.

18) Dhammananda Bhikkhuni – ni cô, Thái Lan

Có khoảng 300.000 nhà sư ở Thái Lan. Nhưng ni chúng, bhikkhunis, không được thừa nhận.

Năm 2003, Dhammananda Bhikkhuni bay sang Sri Lanka để làm lễ, rồi trở về Thái Lan, là ni cô đầu tiên.

Nay có khoảng 100 người như bà.

Bà là trụ trì ngôi chùa Songdhammakalyani, toàn ni giới đầu tiên của Thái Lan.

100 Women profile pictures 21 - 40

49) Hiyori Kon – vận động viên sumo, Nhật Bản

Kon, 21 tuổi, là thần đồng sumo tại Nhật, nơi phụ nữ vẫn bị cấm tham gia thi đấu chuyên nghiệp.

100 Women profile pictures 41 - 60

53) Erika Lust- nhà làm phim, Thụy Điển

Bà làm phim khiêu dâu, để giúp phụ nữ tham gia định hình tương lai ngành này.

57) Jamie Margolin – nhà hoạt động biến đổi khí hậu, Mỹ

Ở tuổi 16, Jamie đồng thành lập phong trào Zero Hour, dùng mạng xã hội để tổ chức tuần hành cho thanh niên ở 25 thành phố.

100 Women profile pictures 61 - 80
100 Women profile pictures 81 - 100

Chủ đề liên quan

Tin liên quan

  • 100 phụ nữ truyền cảm hứng của BBC năm 2018
    19 tháng 11 2018
  • BBC 100 Phụ Nữ 2016: marathon biên tập Wikipedia
    8 tháng 12 2016
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Quan chức TQ đi đâu ở Mỹ báotrước lộ trình 

Posted on by huyentamhh

Quan chức TQ đi đâu ở Mỹ báotrước lộ trình

  • 17 tháng 10 2019
Flags of the US and China are placed ahead of a meetingBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionHai cường quốc kinh tế đã đồi đấu trong một cuộc chiến thương mại trong suốt năm qua

Các nhà ngoại giao Trung Quốc tại Mỹ sẽ phải báo cho chính quyền Mỹ biết trước khi tổ chức bất kỳ cuộc họp nào với các giới chức Mỹ.

Các chuyến thăm chính thức tới “các tổ chức giáo dục và nghiên cứu”, chẳng hạn như các trường học và đại học, cũng phải được đăng ký trước, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.

Trung Quốc cho biết Mỹ đang vi phạm các quy tắc quốc tế – nhưng Mỹ cho biết các nhà ngoại giao Mỹ ở Trung Quốc phải đối mặt với những hạn chế tương tự.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai nước.

Mỹ nói gì?

Các quy tắc sẽ áp dụng cho “các cuộc họp chính thức với các quan chức nhà nước [Mỹ], các cuộc họp chính thức với các quan chức địa phương và thành phố, các chuyến thăm chính thức tới các tổ chức giáo dục và các chuyến thăm chính thức tới các tổ chức nghiên cứu”, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.

Một quan chức cho biết Mỹ chỉ đơn thuần là “san bằng sân chơi” với Trung Quốc, và đó là phản ứng trước những hạn chế của Trung Quốc đối với các nhà ngoại giao Mỹ.

“Ở Trung Quốc, các nhà ngoại giao Hoa Kỳ không có quyền tự do giao tiếp với ột loạt những người quan trọng đối với chúng tôi để thực hiện công việc của chúng tôi ở đó.”

“Ngược lại, các nhà ngoại giao [Trung Quốc] ở Mỹ tất nhiên, có thể tận dụng tối đa lợi thế của xã hội mở rộng của chúng tôi,” một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao nói.

Quan chức Mỹ cho biết các nhà ngoại giao Trung Quốc không cần phải xin phép cho các cuộc họp, nhưng được yêu cầu thông báo trước cho bộ ngoại giao.

Mục tiêu cuối cùng, quan chức này nói, sẽ là để cho “những yêu cầu này và yêu cầu đối với các nhà ngoại giao Hoa Kỳ tại Trung Quốc [đến] hai đều bị hủy bỏ.”

Trung Quốc phản ứng ra sao?

Trong một tuyên bố hôm thứ Năm, Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ gọi các quy tắc mới là “vi phạm Công ước Vienna.”

“Phía Trung Quốc không có yêu cầu tương tự đối với các nhà ngoại giao và nhân viên lãnh sự Mỹ tại Trung Quốc”, họ nhấn mạnh.

Và nói thêm: “Đối với sự có đi có lại, Mỹ có số lượng nhân viên ngoại giao ở Trung Quốc nhiều hơn nhiều so với nhân viên ngoại giao Trung Quốc ở Mỹ.”

Công ước Vienna là gì?

Công ước Vienna là một thỏa thuận vạch ra các quy tắc của quan hệ ngoại giao.

Theo công ước này, các nhà ngoại giao được “đảm bảo” tự do di chuyển và đi lại ở nước họ có tòa đại sứ.

Công ước cũng nói rằng quốc gia tiếp nhận “sẽ không phân biệt đối xử giữa các quốc gia”.

Đầu đuôi chuyện này ra sao?

Hai quốc gia đã đối đấu trong một cuộc chiến thương mại, áp đặt thuế lên hàng hóa trị giá hàng tỷ đô la của nhau trong năm qua.

Tuy nhiên, quan chức bộ ngoại giao Mỹ cho biết phán quyết mới “không liên quan trực tiếp” đến cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ Donald Trump từ lâu đã cáo buộc Trung Quốc có cách giao dịch không công bằng và trộm cắp tài sản trí tuệ. Trong khi ở Trung Quốc, có một nhận thức rằng Hoa Kỳ đang cố gắng kiềm chế sự gia tăng của mình.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Quan chức Mỹ phê phán ‘hành vi ác ý’ của TQ với Việt Nam

Posted on by huyentamhh

Quan chức Mỹ phê phán ‘hành vi ác ý’ của TQ với Việt Nam

Người Phillippines biểu tình phản đối Trung Quốc bắt nạt Philippines và Việt Nam trên Biển Đông năm 2014Bản quyền hình ảnhNURPHOTO/GETTY IMAGES
Image captionNgười Phillippines biểu tình phản đối Trung Quốc bắt nạt Philippines và Việt Nam trên Biển Đông năm 2014

Trợ lý Ngoại trưởng, ông David Stilwell nêu ra trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Thượng viện Mỹ hôm 18/9 các hành vi ‘bắt nạt và đàn áp’ của Trung Quốc với Việt Nam, Hong Kong.

Đây là lần đầu tiên ông David Stilwell trình bày trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ từ khi ông nhậm chức vào tháng Sáu vừa qua.

Bài phát biểu của ông đề cập tầm nhìn của Hoa Kỳ về khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, hành động của Trung Quốc trong khu vực và vấn đề Hong Kong.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, ông David Stilwell nêu ra trước Thượng viện các hành vi của Trung QuốcBản quyền hình ảnhAHN YOUNG-JOON/GETTY IMAGES
Image captionTrợ lý Ngoại trưởng Mỹ, ông David Stilwell nêu ra trước Thượng viện các hành vi của Trung Quốc

Hành vi bắt nạt của Trung Quốc trên Biển Đông

Dưới một đề mục có tiêu đề “Các hành vi ác ý của Trung Quốc”, ông David Stilwell nhắc đến sự việc tàu Trung Quốc khảo sát địa chất gần Bãi Tư Chính, “mang theo lực lượng bảo vệ bờ biển có vũ trang để đe dọa Việt Nam và các nước quốc gia ASEAN trong hoạt động phát triển tài nguyên dầu khí ở Biển Đông.”

“Thông qua việc lặp lại các hành động bất hợp pháp và quân sự hóa tại các khu vực đang tranh chấp, Bắc Kinh đã và đang tiếp tục ngăn chặn các thành viên ASEAN tiếp cận hơn 2,5 nghìn tỷ đô la nguồn năng lượng dự trữ.”

Nhắc đến các chuyến công du gần đây của ông Pompeo, ông David Stilwell cho hay rằng tại Hội nghị Ngoại trưởng Đông Á tổ chức tại Thái Lan, ông Pompeo đã tuyên bố rõ ràng về việc Trung Quốc có hành vi bắt nạt trên Biển Đông.

Ông Pompeo đồng thời kêu gọi ASEAN và Trung Quốc thúc đẩy việc xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử “có ý nghĩa, phù hợp với Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)”.

“Trong khi Chiến lược Hoa Kỳ-Ấn Độ-Thái Bình Dương đã đạt được tiến bộ đáng kể nhằm củng cố và thúc đẩy một trật tự tự do và cởi mở ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, chúng tôi ngày càng lo ngại rằng một số nước đang tích cực tìm cách thách thức trật tự này. Chúng tôi cam kết hợp tác với bất kỳ quốc gia nào tuân thủ luật, nhưng sẽ chống lại bất kỳ quốc gia nào bóc lột quốc gia khác để làm họ suy yếu,” ông David Stilwell cho hay trong bài phát biểu.

Thượng nghị sĩ Mỹ đề xuất trừng phạt Trung Quốc vì Biển Đông

Tập trận Mỹ-ASEAN: ‘Mỹ sẽ không đứng yên nếu TQ tiếp tục ép VN’

Cá Voi Xanh: ‘ExxonMobil muốn gây sức ép lên chính phủ VN’

Về mặt kinh tế, ông David Stilwell nhận định rằng “chính phủ Trung Quốc sử dụng một hệ thống chính sách không phù hợp với tự do và công bằng thương mại, bao gồm hạn chế tiếp cận thị trường; quy trình pháp lý không minh bạch và phân biệt; thao túng tiền tệ; ép buộc chuyển giao công nghệ; trộm cắp tài sản trí tuệ; và tạo ra năng lực công nghiệp phi thị trường để biến Bắc Kihn thành một trung tâm sản xuất bằng cách bóc lột các nước khác.”

“Như Chiến lược An ninh Quốc gia của Tổng thống Donald Trump đã chỉ ra, chúng tôi đặc biệt quan tâm tới việc Bắc Kinh sử dụng các biện pháp và hình phạt kinh tế để làm rối loạn thị trường, gây ảnh hưởng, và đe dọa để thuyết phục các quốc gia khác chú ý đến chương trình nghị sự chính trị và an ninh của Trung Quốc.

Việc Bắc Kinh theo đuổi một tầm nhìn có tính đàn áp tại Ấn Độ-Thái Bình Dương là nhằm tái sắp xếp trật tự khu vực theo cách họ muốn và đặt Trung Quốc vào vị thế cạnh tranh chiến lược với tất cả những quốc gia có chủ quyền đang tìm cách giữ gìn một trật tự tự do và cởi mở.”

Đề cập đến sáng kiến Vành đai Con đường của ông Tập Cận Bình, ông David Stilwell nói Bắc Kinh “đã đổ hàng trăm tỷ đô là vào hầu hết các quốc gia đang phát triển thông qua các khoản vay mờ ám, khiến các nước này sa vào bẫy nợ, hủy hoại môi trường, và thường trao cho Bắc Kinh quyền hạn quá mức trong các quyết định liên quan đến chính trị, chủ quyền của các nước này.

Và rằng “Ở những lĩnh vực Trung Quốc hành động theo cách làm suy yếu các luật lệ quốc tế, Mỹ buộc phải phản ứng.”

Ông David Stilwell khẳng định Mỹ đã nhiều lần bày tỏ quan ngại trước hành động Trung Quốc bắt nạt Đài Loan, và sẽ không ngần ngại phơi bày “các hành động Trung Quốc phá hoại trật tự quốc tế” và “phá hoại nỗ lực thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng tại Ấn Độ-Thái Bình Dương trong nhiều thập kỷ.”

“Chúng tôi cũng sẽ không im lặng về sự đàn áp của chính phủ Trung Quốc tại Mỹ. Như Ngoại trưởng Pompeo đã nói, cuộc khủng hoảng nhân quyền đang diễn ra ở Trung Quốc thực sự là vết bẩn của thế kỷ.”

Vấn đề Hong Kong

Ông David Stilwell nhận định rằng Hong Kong là vấn đề đáng quan ngại trong vài tháng gần đây.

“Sự phát triển đáng kinh ngạc của Hong Kong thành một trung tâm tài chính và thương mại toàn cầu là dựa trên xã hội cởi mở, pháp trị và tôn trọng các quyền cơ bản và quyền tự do. Sự phát triển này vẫn tiếp tục ngay cả sau khi Hong Kong được trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997 là nhờ Trung Quốc đảm bảo với Vương quốc Anh trong Tuyên bố Trung-Anh là Hong Kong sẽ được duy trì quyền tự chủ và tự do như được phản ánh trong Luật cơ bản Hong Kong,” theo bài phát biểu của David Stilwell.

“Giữ vững quyền tự chủ này cũng là mục đích của Chính sách Hoa Kỳ-Hong Kong. Đạo luật năm 1992, đã định hình chính sách của Hoa Kỳ đối với Hong Kong kể từ đó.

Chúng tôi tin rằng các quyền tự do biểu đạt và tụ tập ôn hòa – các giá trị cốt lõi mà chúng tôi chia sẻ với Hong Kong phải được bảo vệ mạnh mẽ.

Hong Kong nằm dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh dưới hình thức một quốc gia, hai chế độ. Người biểu tình ở Hong Kong chỉ yêu cầu Bắc Kinh giữ những lời hứa được đưa ra trong Tuyên bố chung và Luật cơ bản.

Bắc Kinh đã nhiều lần phản ứng bằng cách đổ lỗi cho Chính phủ Hoa Kỳ đã can thiệp và công khai danh tính của cán bộ ngoại giao Hoa Kỳ, đặt họ vào các tình huống nguy hiểm.”

“Trung Quốc đã không cung cấp bằng chứng nào về việc Mỹ can thiệp, đứng sau các cuộc biểu tình ở Hong Kong, bởi vì nó không tồn tại.

Người Hong Kong xuống đường vì Bắc Kinh đang phá vỡ cam kết một quốc gia, hai thể chế.

Như Bộ trưởng Pompeo đã quan sát, những người biểu tình yêu cầu Bắc Kinh duy trì các cam kết của mình theo Tuyên bố chung và Luật cơ bản.

Và như Tổng thống Trump đã nói, chúng tôi mong đợi một giải pháp nhân văn đối với người biểu tình. Hoa Kỳ ủng hộ biểu tình ôn hòa và tự do ngôn luận.”

Cán bộ Hải quân VN và Hoa Kỳ trong một khóa đào tạo về cứu hộ cứu nạn trên biển năm 2012Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionCán bộ Hải quân VN và Hoa Kỳ trong một khóa đào tạo về cứu hộ cứu nạn trên biển năm 2012

Tầm nhìn Mỹ – Ấn Độ-Thái Bình Dương

Ông David Stilwell cho hay trong thời gian đầu ở vị trí trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, ông đã cùng ông Pompeo thúc đẩy chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, với tầm nhìn “về một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở được xây dựng trên nền tảng các nguyên tắc chung đã mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia trong khu vực, bao gồm cả việc tôn trọng chủ quyền và độc lập của tất cả các quốc gia, bất kể quy mô quốc gia đó thế nào.”

Biển Đông: Việt Nam có đang chạy đua vũ trang?

Bennet Murray: Việt Nam có ‘đồng minh’ mới trên Biển Đông?

Nhắc lại lịch sử từ Thế chiến II, khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương đã thoát nghèo và chế độ độc tài, trở thành một khu vực có dân chủ và là nơi thu hút động lực của tăng trưởng kinh tế toàn cầu, ông David Stilwell nhấn mạnh rằng đó là nhờ sự tham gia của Hoa Kỳ với các nguyên tắc được tuân thủ và khuyến khích, như tự do hàng hải; kinh tế thị trường và môi trường đầu tư cởi mở; tôn trọng quyền con người và các quyền tự do cơ bản; tôn trọng nguyên tắc quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các quốc gia.

“Đây không chỉ là giá trị của Hoa Kỳ mà chúng đã được chia sẻ trên toàn cầu và trên toàn khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.”

Ông David Stilwell cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng một mạng lưới các đối tác “có cùng quan điểm để thúc đẩy sự ổn định trong khu vực; đảm bảo tự do hàng hải và cá luật khác liên quan đến sử dụng biển; và giải quyết các thách thức chung trong khu vực”.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.