Trong tuyên bố được phát đi ngày 16-10, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tỏ ra vô cùng giận dữ, cảnh báo sẽ trả đũa Mỹ nếu các dự luật liên quan Hong Kong chính thức trở thành luật.
Hai dự luật và một dự thảo nghị quyết không ràng buộc pháp lý đã dễ dàng vượt qua Hạ viện Mỹ trong cuộc bỏ phiếu rạng sáng 16-10 (giờ VN). Với số phiếu tán thành tuyệt đối 100%, Hãng tin Reuters dẫn lời các nhà lập pháp Mỹ nói họ sẽ không thay đổi lập trường cứng rắn với Bắc Kinh sau 4 tháng biểu tình bất ổn ở Hong Kong.
Chờ Thượng viện thông qua
Dự luật dân chủ và nhân quyền Hong Kong cho phép Washington tiếp tục đối xử Hong Kong như một thực thể độc lập khỏi Trung Quốc đại lục sau năm 1997. Nó quy định nếu Hong Kong trở nên ít tự chủ hơn sau khi được Anh trao trả, tổng thống Mỹ có quyền thay đổi các đối xử đặc biệt về thương mại và tài chính với thành phố này.
Dự luật đang chờ được Thượng viện thông qua này yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ phải đánh giá mức độ tự chủ chính trị của Hong Kong mỗi năm, từ đó làm cơ sở điều chỉnh hoặc chấm dứt các ưu đãi thương mại đặc biệt của Mỹ dành cho thành phố. Dự luật cũng mở đường cho việc xác định và trừng phạt các cá nhân làm suy yếu quyền tự chủ của Hong Kong.
Dự luật bảo vệ Hong Kong mang tính thời sự hơn khi yêu cầu cấm bán các thiết bị quân sự và kiểm soát đám đông sang đặc khu này, với lo ngại các thiết bị có thể được sử dụng để chống lại người biểu tình. Hạ viện Mỹ cũng thông qua một nghị quyết tái khẳng định sự ủng hộ với người biểu tình và lên án các hành vi “can thiệp” của Trung Quốc.
Tháng 6-2019, sau khi nghị sĩ Chris Smith trình dự luật dân chủ và nhân quyền Hong Kong, phản ứng của Bắc Kinh cũng đã vô cùng giận dữ.
Bắc Kinh “sẽ có biện pháp đáp trả”
Chỉ vài tiếng sau khi các dự luật trên được thông qua, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phản đối đầy giận dữ, gọi động thái trên là một quyết định “sai lầm”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nhấn mạnh Bắc Kinh sẽ có các biện pháp đáp trả quyết liệt để bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích của mình, cảnh báo nếu các dự luật được thông qua sẽ đẩy quan hệ Mỹ – Trung xuống vực thẳm mới.
Trung Quốc xem các dự luật là một âm mưu chính trị can thiệp vào công việc nội bộ của nước này và ngăn chặn quyền phát triển chính đáng của người Trung Quốc.
“Cái gọi là các vấn đề nhân quyền và dân chủ không hề có ở Hong Kong, nhưng một số người ở Mỹ đang dựng lên chuyện này với dự định độc ác là phá hủy sự thịnh vượng và ổn định của Hong Kong, ngăn cản quyền phát triển của Trung Quốc. Các nghị sĩ Mỹ đã phớt lờ sự thật, đổi trắng thay đen khi mô tả các hành động đốt phá và tấn công bạo lực là hệ quả của việc thiếu dân chủ và nhân quyền ở Hong Kong. Đó rõ ràng là một tiêu chuẩn kép”, ông Cảnh Sảng lập luận.
Đại diện Văn phòng các vấn đề Hong Kong và Macau thuộc Chính phủ Trung Quốc cũng lên tiếng trong ngày 16-10, cáo buộc tình hình hiện nay ở Hong Kong là do Mỹ ủng hộ lực lượng đối lập. “Nếu không có sự can thiệp của Mỹ, Hong Kong sẽ thịnh vượng và ổn định hơn”, một đoạn tuyên bố của văn phòng này nêu rõ.
Đáng chú ý hơn cả là phản ứng của chính quyền Hong Kong. Trong một phản hồi dài gửi đến Mỹ, chính quyền Hong Kong “lấy làm tiếc” vì Hạ viện Mỹ đã thông qua các dự luật, đồng thời nhắc lại các nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” và luật cơ bản vẫn đang được thực thi nghiêm túc tại Hong Kong. Tuyên bố của chính quyền Hong Kong cũng cảnh báo các nhà lập pháp nước ngoài không nên can thiệp vào vấn đề nội bộ của đặc khu này “dưới bất kỳ hình thức nào”.
Lãnh đạo Hong Kong phải phát biểu qua video thu sẵn
Trưởng đặc khu Hong Kong, bà Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga), đã phải trở về văn phòng của mình phát thông điệp chính sách thường niên qua video thu sẵn sau khi bà bị các nghị sĩ đòi dân chủ cho Hong Kong ngăn cản không cho phát biểu trực tiếp tại trụ sở Hội đồng lập pháp ngày 16-10.
Trong phát biểu sau đó, bà Lâm cam kết sẽ có thêm các dự án phúc lợi xã hội mới cho người dân Hong Kong. “Chúng tôi sẽ tạo thêm cơ hội sở hữu nhà cho tất cả người dân ở tất cả các nhóm thu nhập, để họ tin rằng Hong Kong là nhà thật sự của họ”, bà Lâm khẳng định.
Giới phân tích nhận định sau khi hoàn thành, đây sẽ là một trong những chiếc tàu sân bay lớn nhất.
Reuters ngày 17.10 dẫn hình ảnh vệ tinh được chụp vào tháng 9 từ Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, trụ sở tại Mỹ), cho thấy quá trình đóng tàu sân bay thứ 3 của Trung Quốc đang tiến triển đều đặn.
Hiện tại, Trung Quốc đã vận hành tàu sân bay Liêu Ninh (được cải tạo từ tàu sân bay lớp Varyag của Ukraine) và thử nghiệm tàu sân bay Type 001 do nước này tự đóng.
Các chuyên gia CSIS cho biết một số bộ phận của chiếc “siêu tàu” đã được chế tạo xong, vách ngăn và một vài bộ phận khác đang nằm chồng lên nhau tại xưởng đóng tàu Giang Nam ở Thượng Hải. Dự báo thân tàu sẽ hoàn thành trong 12 tháng tới, trước khi chuyển đến một cầu cảng mới để tiếp tục việc xây dựng. Cầu cảng rộng lớn này nằm trên cửa sông Dương Tử – dài gần 1km, với nhiều nhà xưởng lớn – đã gần hoàn thành.
“Thông qua việc quan sát các hình ảnh vệ tinh, chúng tôi nhận thấy quá trình đóng chiếc tàu sân bay mới của Trung Quốc tiến triển chậm nhưng đều đặn”, Matthew Funaiole, chuyên gia phân tích của CSIS cho biết.
“Tuy nhiên, điều khó tưởng tượng là lượng cơ sở hạ tầng này dùng xây dựng chỉ một chiếc tàu sân bay. Không gian này giống như dành cho nhiều tàu hơn là một”, vị chuyên gia nói thêm.
Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS), có trụ sở tại London (Anh), cũng nhận định trong năm nay, các nhà máy đóng tàu quân sự của Trung Quốc sẽ tập trung vào loại tàu chiến mặt nước có kích thước lớn, nhằm khẳng định sự phát triển của hải quân nước này.
Mặc dù quân đội Trung Quốc chưa chính thức công bố kế hoạch về việc đóng tàu sân bay thứ 3 hay còn gọi là Type 002, nhưng thông tin này đã xuất hiện từ tháng 11 năm ngoái. Các cơ quan truyền thông chính thức của nước này cũng nhiều lần tiết lộ Type 002 đang được chế tạo.
Hai tàu sân bay đầu tiên gồm Liêu Ninh và Type 001, có kích thước tương đối nhỏ, chỉ có thể chứa tối đa 25 máy bay trong khi các tàu sân bay Mỹ thường xuyên triển khai số tiêm kích gấp bốn lần con số này.
Dự kiến, Type 002 – tàu sân bay thứ 2 Trung Quốc tự đóng, sau Type 001 – sẽ là chiếc đầu tiên được trang bị hệ thống phóng máy bay điện từ cùng vũ trang hạng nặng cho phép hỗ trợ được nhiều chiến đấu cơ hơn.
Chuyên gia Funaiole cho biết những hình ảnh mới nhất cho thấy chiếc Type 002 sẽ lớn hơn mức choán nước 42.500 tấn của tàu sân bay Charles de Gaulle (Pháp) nhưng vẫn nhỏ hơn chiếc “siêu tàu” USS Ronald Reagan có độ choán nước hơn 100.000 tấn (Mỹ).
Lúc 6h29′, ông Phạm Thắng Nam cho biết, lúc 18h44′ tối 18/10/2019, tàu Hải Dương 8 đã hoàn tất đường khảo sát thứ 18 và bắt đầu đường khảo sát thứ 19. Lúc 6h07′ sáng 19/10/2019, Hải Dương 8 đã hoàn thành 2/3 đường khảo sát thứ 19. Đường khảo sát này nằm sát vĩ tuyến N 14° 18′ và ở vị trí ngang với vịnh Vũng Mới, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
Vị trí của Hải Dương 8 lúc 6h07′ sáng 19/10/2019
Ông Nam cũng cho biết thêm, tàu Khánh Hòa 01015 thời gian vừa qua đã liên tục theo dõi, bám sát Hải Dương 8. Hôm trước tàu này đã cập bờ, để tiếp tế nhiên liệu, thưc phẩm… nhưng hôm nay đã trở lại hiện trường, tiếp tục kèm sát Hải Dương 8.
Về tàu ngầm của TQ nổi lên ở quần đảo Hoàng Sa
Vụ tấm ảnh chụp tàu ngầm Trung Quốc nổi lên trong lãnh hải Việt Nam do ngư dân Việt Nam chụp, Facebooker Bình Thế Nguyễn cung cấp thêm một loạt ảnh, “những hình ảnh về việc tàu ngầm hạt nhân type 094 Jin của Trung Quốc di chuyển ngang với tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi được chính những người ngư dân can trường chúng ta ghi lại được vào tháng 9/2019”.
Hình ảnh tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc hoạt động ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa, do ngư dân Quảng Ngãi chụp.
Ông Bình Thế Nguyễn cho biết thêm, “tọa độ tương đối ở khoảng 18 độ vĩ bắc, 114 độ kinh đông, nằm ở phía bắc đông bắc đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam). Theo thông tin mà tôi nhận được từ tác giả loạt ảnh này, tàu ngầm Trung Quốc nổi lên và di chuyển chậm ngược chiều với nhóm tàu cá VN, thủy thủ Trung Quốc sử dụng kính tiềm vọng để quan sát ngư dân rất nhiều”.
***
Báo Tuổi Trẻ đưa tin: EU quan ngại về tình hình Biển Đông. Ngày 17/10, tại Brussels, Bỉ, bà Federica Mogherini, phó chủ tịch Ủy ban châu Âu và Bộ trưởng BQP Việt Nam Ngô Xuân Lịch đã ký một hiệp định, nhằm thiết lập một khuôn khổ cho sự tham gia của Việt Nam trong các hoạt động quản lý khủng hoảng của EU (FPA). Đây là hiệp định thứ 19 của EU và là hiệp định thứ 4 của khối này với khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Bà Mogherini phát biểu, “EU và các quốc gia thành viên quan ngại về tình hình phức tạp ở Biển Đông gần đây. EU kêu gọi các bên liên quan tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) 1982. EU ủng hộ việc đàm phán COC một cách minh bạch, đáp ứng lợi ích của các nước trong khu vực và các nước đối tác”.
Trung Quốc điều tàu bám đuôi tàu sân bay Mỹ trên biển Đông, theo báo Pháp Luật TP HCM. Dẫn tin từ báo South China Morning Post, cho biết, tàu sân bay hạt nhân USS Ronald Reagan đã cập bến Singapore vào ngày 17/10, cùng với hai tuần dương hạm và một khu trục hạm hộ tống. Trả lời phỏng vấn, Chuẩn đô đốc Hải quân George Wikoff cho biết, ông không lo ngại về bất cứ mối đe dọa an ninh nào mà lực lượng Mỹ có thể đối mặt khi di chuyển ở biển Đông.
Ông Wikoff không phủ nhận “việc tàu trước đó đã bị nhiều tàu chiến Trung Quốc bám đuôi. Các hình ảnh vệ tinh đăng tải trên mạng xã hội cho thấy tàu bị ít nhất bảy tàu được cho là của Trung Quốc vây quanh”.
Trong tập sách được ghi “do Ủy Ban Đối Ngoại và Du Lịch Trương Gia Giới biên soạn”, ngoài hình ảnh các địa danh, lễ hội được quảng bá đến khách du lịch, ở trang cuối có in bản đồ đường bay phi trường quốc tế Hà Hoa, kèm theo hình ảnh “đường lưỡi bò” ở Biển Đông.
Vụ việc đã được khách phản ánh đến Sở Du Lịch TP HCM. Ông Nguyễn Minh Lý, chánh Thanh Tra Sở Du Lịch, cùng đại diện Thanh Tra Sở TT&TT đã đến Công Ty Lữ Hành Saigontourist lập biên bản sự việc.
Báo Thanh Niên nhận định vụ Saigontourist dùng ấn phẩm ‘đường lưỡi bò’: Sự cố nghiêm trọng. Một đại diện công ty này trình bày: “Công ty Trung Thế đưa cho Saigontourist 15 ấn phẩm có in hình ‘đường lưỡi bò’. Cái lỗi chính ở đây là bộ phận nhận ấn phẩm chỉ xem lướt qua, chứ không xem kỹ nội dung. Điều này giống như Saigontourist khi sang nước ngoài công tác, Saigontourist cũng đem các ấn phẩm của công ty để giới thiệu những cảnh quan, tour trong nước với đối tác nước ngoài”.
Ngụy biện dài dòng nhưng về cơ bản cũng giống ý bà Nguyễn Thị Hồng Ngát bao biện vụ “đường lưỡi bò” chỉ xuất hiện “có mấy giây” trong phim hoạt hình “Everest – Người tuyết bé nhỏ”. Theo báo Thanh Niên thì trang có in hình “đường lưỡi bò” rất dễ thấy.
Hình “đường lưỡi bò” nằm ở 2 trang gần cuối của ấn phẩm và rất dễ phát hiện. Ảnh: Trung Hiếu/TN
BBC đặt câu hỏi: Vì sao ‘Đường lưỡi bò’ của TQ nhiều lần lọt lưới kiểm duyệt VN? “Điều đáng nói là Việt Nam đã có hệ thống kiểm duyệt, sàng lọc thông tin từ trung ương xuống địa phương nhưng lại vẫn để lọt ‘đường lưỡi bò’. Ví dụ, các phim chiếu ở Việt Nam đều phải qua khâu kiểm duyệt của Hội đồng Duyệt phim thuộc Cục Điện Ảnh, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
Trong vụ việc của Saigontourist, lỗi được đổ cho nhân viên của công ty đã không kiểm tra kỹ cuốn cẩm nang du lịch do công ty Trung Quốc cung cấp. Trong vụ việc Hội chợ Du lịch Quốc tế TP Hồ Chí Minh 2019, các tờ rơi có hình bản đồ lưỡi bò bị mang đi tiêu hủy, nhưng không thấy tin công ty Hola China bị xử lý“.
Bản đồ lưỡi bò liên tục xuất hiện trong các ấn phẩm của Việt Nam. Đây không còn là hiện tượng nữa, mà nó thuộc về bản chất, bởi nó lặp đi lặp lại nhiều lần. Thế nhưng những người có trách nhiệm chỉ xem xét, xử lý qua loa vấn đề, chứ không xem đây là vấn đề nghiêm trọng, cần truy ra nguồn gốc. Phải chăng, chuyện nhượng lãnh hải đã nhất quán từ trên xuống dưới?
Không thể ngồi yên khi nghe tin dữ với Ông! Xin tỏ lòng tiếc thương vô hạn cho một trí thúc tài năng đức độ vì dân vì nước đã dừng sự nghiệp giữa chừng!
Tôi bác bỏ lời giải thích căn nguyên trên hệ thống truyền thông chính thống hay mạng xã hội, dù là chưa kết luận, chỉ là đưa tin ở dạng tai nan, hay giải thích cách này cách khác cho việc bất cẩn “ngã” rơi ra ngoài lan can hành lang tầng 8 mặt sau của một tòa nhà Bộ Giáo Dục , hay lại “tâm linh” chuyển sang hướng “hạn năm tuổi”!
Đưa tin như thế, thảo luận như thế, là có tội với Ông! Là đang làm đau lòng thêm người thân của Ông! Là sự coi thường toàn thể những nhà khoa học, nhà giáo, nhà quản lý hệ thống, cùng đông đảo người dân có tâm với nền giáo dục đất nước, và rộng ra, với bạn bè năm châu yêu mến Việt Nam!
Đưa tin như thế, là thể hiện sự sợ hãi sự thật!
Bởi với ông, xét trong khung cảnh và hoàn cảnh cụ thể này, không có một sự thật nào khác, ngoài sự thật có kẻ thực hiện hành vi hãm hại ông!
Trong khi chờ Công lý thực thi, chúng ta hãy lên tiếng theo lương tâm mách bảo!
THẾ LỰC HÃM HẠI TRÍ THỨC LÃNH ĐẠO VÌ DÂN VÌ NƯỚC LÊ HẢI AN: BÈ LŨ PHẢN ĐỘNG, KẺ THÙ CỦA ĐẤT NƯỚC!
Che dấu sự thật về cái chết của ông, chỉ có thể là thế lực hãm hại ông! Thế lực hãm hại ông, chắc chắn, là kẻ thù cho sự tiến bộ của đất nước này! Bởi Ông là một trí thức thực sự, có đủ tri thức khoa học để tự mình đọc ra hết những chương trình, kế hoạch, dự án “nguy khoa học” bao năm nay hoành hành trên diễn đàn chính sách giáo dục đất nước!
Bởi Ông, một người lãnh đạo căn cốt thiện lương, có tầm nhìn thời đại, hiện đã được trao trách nhiệm và còn nằm trong kế hoạch được trao quyền đẩy đủ hơn nữa trong thời gian tới, để đủ sức mạnh chính trị thực thi đổi mới căn bản hệ thống giáo dục theo hướng khoa học nhân bản, vì dân, vì nước, không vì thương mại, vì nhóm thủ lợi!
Bởi Ông là một mẫu hình thực tế của người cán bộ: “Cần Kiệm, Liêm, Chính, Chí Công, Vô Tư” mà Dân đang mong, nhà nước đang cần, hơn bao giờ hết!
Và bởi Ông là đại diện cho lực lượng trẻ tiến bộ của đất nước này đúng thời điểm, đúng lúc phải xung trận! Đang đầy bản lĩnh và trí tuệ, hừng hực khí thế, chống lại những mưu hèn kế bẩn, những kế hoạch, dự án ngụy khoa học, những thủ đoạn bóc lột tinh vi và dã tâm kìm hãm người dân, kìm hãm đất nước bằng đủ mọi cách để trục lợi!
Vì thế, Chúng, thế lực hắc ám, lo sợ sự tồn tại của ông! Lo sợ quyết tâm sắt đá vì dân vì nước của Ông! Lo sợ uy tín chuyên môn và đức độ của Ông, đủ khả năng tập hợp quanh mình lực lượng khoa học tiến bộ để xoay chuyển cái hệ thống giáo dục đã tàn phá đất nước này bao năm!
Và chúng lo sợ xa hơn, một khi có Ông, sẽ xuất hiện thêm nhiều người như Ông, trong thời gian tới, hoàn toàn có thể bước lên các vị trí cao hơn, xoay chuyển cả đất nước sang dân chủ tiến bộ theo đúng xu thế thời đại!
THƯƠNG TIẾC ÔNG, ĐỚN ĐAU CHO ĐẤT NƯỚC, NHỮNG NGƯỜI CÓ TÂM ĐOÀN KẾT HÀNH ĐỘNG!
Chúng, thế lực hắc ám, tưởng với hành động triệt hạ ngang nhiên giữa thanh thiên bạch nhật tại đầu não của Bộ Giáo Dục, sẽ khiến những người còn thiện lương trong hệ thống nhà nước phải khiếp sợ, dừng hết các ý tưởng thực thi đổi mới, ngồi yên hoặc quay mặt cho chúng tiếp tục các kế hoạch bóc lột kìm hãm nước Việt!
Chúng tưởng các nhà khoa học có tâm vì dân vì nước sẽ nhìn vào đó mà thui chột quyết tâm tranh đấu cho sự đổi mới đất nước!
Không!
Trước hành động dã man đó, tôi tin tầng lớp trí thức có tâm và người dân thiện lương nước Việt, càng tăng thêm lòng căm giận thế lực hắc ám!
Tôi tin những người có trách nhiệm với đất nước càng thấy sự nguy kịch khi để những kẻ thù của dân, của đất nước còn tại vị ngày nào, còn là mối nguy cơ cản trở sự tiến bộ của đất nước ngày đó! Và cản trở chính sự tồn tại của họ!
Để mà dựa vào Dân ra tay hành động!
Lê Hải An, càng thương tiếc Ông, tôi càng mong sự ra đi này sẽ trở thành biểu tượng cho tiếng gọi lương tâm thúc giục các nhà lãnh đạo hệ thống có thiện căn, đoàn kết với các nhà khoa học, các nhà trí thức vì dân, và đông đảo người dân có tâm nước Việt thúc đẩy hành động nhanh hơn nữa, mạnh hơn nữa, đưa thế lực hắc ám ra khỏi hệ thống nhà nước!
Bởi tôi tin rằng, không một thế lực hắc ám nào có thể tránh được luật Nhân Quả!
Chiến thắng sẽ thuộc về những người trí thức lãnh đạo vì dân, vì nước!
Và trên hết, tính thiện lương, nhân bản, sẽ về lại với mỗi người dân nước Việt!
Lê Hải An, Ông sống mãi hình ảnh một người con yêu dấu trên nước Việt ngàn năm không bao giờ khuất phục trước bạo quyền!
Hiện nay, nhà cầm quyền cộng sản trong nước cấu kết với Ban Trị sự Phật Giáo Hòa Hảo quốc doanh, đang tu sửa làm thay đổi hình dạng Chùa An Hòa, tức An Hòa Tự, còn gọi là Chủa Thầy (thuộc huyện Phú Tân, tỉnh An Giang). An Hòa Tự là ngôi chùa cổ kính, nguyên thủy nơi Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ khai sáng đạo PGHH, nên gọi là Chùa Thầy, mà toàn thể tín đồ PGHH đến hành hương hằng năm vào dịp Lễ khai đạo ngày 18-5 âm lịch. Đây là âm mưu của CS muốn xóa bỏ di tích cũ của đạo PGHH.
Âm mưu nầy được đồng đạo Nguyễn Ngọc Tân, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Truyền thông và Liên lạc Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Tuý, đưa tin báo động trước dư luận trong và ngoài nước. Ban Trị sự Giáo Hội PGHH Thuần tuý không theo Ban trị sự PGHH quốc doanh do nhà nước cộng sản kiểm soát.
Công an xã Đông Thành huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long liền gởi giấy mời đồng đạo Nguyễn Ngọc Tân đến làm việc với công an địa phương vào ngày thứ Hai 21-10-2019. Lý do ghi rằng “trao đổi hoạt động của bản thân trong thời gian gần đây có liên quan đến an ninh Quốc gia”. Một cư sĩ đạo PGHH cô thân cô thế ở vùng quê không có một tấc sắt trong tay, làm gì mà liên quan đến an ninh quốc gia?
Lâu nay, công an thường bắt giam, đánh dập, ngược đãi tín đồ của Giáo Hội PGHH Thuần Tuý, vì hoạt động bảo vệ Giáo Hội. Công an Vĩnh Long đã từng đánh chết anh Nguyễn Hữu Tấn, một tín đồ PGHH, cách đây trên hai năm, cắt cổ anh Tấn và vu họa là anh Tấn tự tử, rồi đem thi thể anh Tấn trả lại cho gia đình tại địa phương xã Đông Thành, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, buộc gia đình phải chôn liền để phi tang.
Chúng tôi xin loan báo rộng rãi tin này và rất mong mọi người quan tâm chia sẻ, nhằm ủng hộ tinh thần cho đồng đạo Nguyễn Ngọc Tân đang gặp khó khăn. Kèm theo đây là photocopy thư mời của công an huyện Bình Minh, xã Đông Thành, tỉnh Vĩnh Long.
Bản quyền hình ảnhBỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO (MOET)Image captionThứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, ông Lê Hải An qua đời hôm 17/10/2019 tại Hà Nội
Cái chết đầy bí ẩn của Thứ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Lê Hải An, khi ông vừa mới 48 tuổi gây ra sự thương tiếc của đồng sự, đồng nghiệp và mạng xã hội, nhiều người mong chờ Thứ trưởng Lê Hải An sẽ có vị trí cao hơn và “đổi vận” cho giáo dục nước nhà.
Vào cái thời khắc định mệnh, Thứ trưởng Lê Hải An đã rơi từ tầng tám tòa nhà bộ GDĐT, gói thuốc lá trên bàn và ly nước uống dỡ là nhân chứng câm lặng cho cái chết đến khó tin.
Tuy nhiên , tôi dành việc công bố nguyên nhân tử vong cho cơ quan điều tra và bộ Công an, nơi có thẩm quyền phát ngôn.
Báo chí trong nước dành cho Thứ trưởng Lê Hải An sự kính trọng và tình cảm hiếm thất đối với các quan chức qua cách đưa tin tai nạn.
Theo xác nhận của Bộ GD-ĐT, hơn 7h sáng 17/10/2019, Thứ trưởng Lê Hải An đã qua đời do bị ngã từ lan can tầng 8, tòa nhà thuộc trụ sở Bộ GD-ĐT.
Theo dự kiến, buổi sáng cùng ngày tại Bộ GD-ĐT sẽ diễn ra một hội thảo quan trọng với Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực, bàn về kế hoạch triển khai khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ thuộc giáo dục đại học.
Tầng 8, nhà D trụ sở Bộ GD-ĐT là nơi bố trí căng-tin phục vụ ăn uống cho cán bộ, nhân viên làm việc tại trụ sở Bộ.
Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, trước khi xảy ra tai nạn, Thứ trưởng Lê Hải An có mặt ở căngtin. Thời gian xảy ra vụ việc được xác định là 7h10. Thời điểm này, nhiều cán bộ, nhân viên đã có mặt ở trụ sở Bộ GD-ĐT.
Sau khi sự việc xảy ra, các đơn vị của Công an TP Hà Nội, Công an quận Hai Bà Trưng đã tổ chức khám nghiệm hiện trường. Khoảng hơn 10h, thi thể Thứ trưởng Lê Hải An được chuyển đi. Hiện (*) cơ quan công an chưa thông tin gì về vụ tai nạn.
Tháng 11/2018, ông Lê Hải An đang là hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ – Địa chất thì được bổ nhiệm giữ chức thứ trưởng Bộ GD-ĐT phụ trách bậc giáo dục đại học. Tháng 2/2019, ông Lê Hải An giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ GD-ĐT.
Chia sẻ về Thứ trưởng Lê Hải An, một số hiệu trưởng các trường Đại học cho biết họ luôn nhận được sự ủng hộ của thứ trưởng trong các đề xuất nhằm xây dựng, phát triển đào tạo thể hiện ở sự rốt ráo, xem xét, xử lý ngay những việc thuộc phạm vi giải quyết của ông.
Các cộng sự của Thứ trưởng Lê Hải An thời ông còn làm việc ở Trường Đại học Mỏ – Địa chất nhận xét ông là người “tận tụy hiếm có, luôn đến sớm nhất và về muộn nhất”. Ông luôn “theo sát, chỉ dẫn tỉ mỉ trong công việc của các cán bộ dưới quyền”.
Nhận nhiệm vụ thứ trưởng Bộ GD-ĐT, ông Lê Hải An phải đảm đương nhiều việc nhưng chủ yếu phụ trách mảng giáo dục đại học. Ông tiếp quản công việc với nhiều vấn đề phải xử lý trong bối cảnh Luật Giáo dục Đại học vừa thông qua, nhiều thách thức đặt ra trong việc thúc đẩy tự chủ đại học, cải thiện chất lượng đào tạo, xử lý những tiêu cực tồn đọng trong việc quản lý, kiểm soát hoạt động đào tạo của các cơ sở đại học.
“Tinh hoa,“ “bảo châu” gặp khó
Bản quyền hình ảnhOTHERImage captionGiáo sư Ngô Bảo Châu nhận giải toán học Fields
Vào hồi cuối năm ngoái, tháng 11-2018 khi có tin ông Lê Hải An sẽ nhận chức thứ trưởng Bộ GD-ĐT, một nhà báo chuyên đưa tin về hoạt động của Chính phủ và Quốc hội đã bày tỏ sự vui mừng lẫn lo ngại “liệu một người trí thức không quen các phép tắc cung đình có thích ứng được với hệ thống hay không?”
Đó là lời tiên lượng về kết cục của một cá nhân hay tổng kết vễ lỗi hệ thống trong việc sử dụng “hiền tài”.
Hình ảnh giáo sư Ngô Bảo Châu xuống sân bay theo lời mời của Việt Nam với trang phục giản dị và chiếc ba lô như khách lữ hàng được Chủ tịch Nước đương nhiệm khi đó, ông Nguyễn Minh Triết khen và kỳ vọng giáo sư sẽ đóng góp nhiều cho đất nước.
Sự nghiệp của giáo sư Châu khi về Việt Nam như người ta nói “như diều gặp gió”.
Nhưng chỉ với một dòng trạng thái trên mạng xã hội phản ứng với việc xây tượng đài, giáo sư Châu đã bị “ném đá” dữ dội .
Nhắc chi tiết này không khỏi nhớ tới câu lục bát của chính GS Ngô Bảo Châu: “Ta về làm khách cha ta/ Kẻ tóc bạc lại mời trà người đầu xanh”.
Là người Việt dù ở bất cứ nơi đâu đề hướng về quê nhà và khao khát cống hiến điều gì đó nhưng dù được lãnh đạo ưu ái như giáo sư Ngô Bảo Châu thì việc muốn cống hiến cũng không dễ.
Những nhà khoa học luôn thẳng thắn trong phát biểu, không như những nhà ngoại giao, chính trị gia… và nếu như giáo sư Ngô Bảo Châu phát biểu góp ý cho nền quản trị nước nhà bằng ngôn ngữ của một nhà ngoại giao thì mới là sự lạ.
Sự việc được lặp lại, mỗi khi GS Ngô Bảo Châu góp ý, lập tức có một bộ phận nào đó công kích vào cá nhân giáo sư. Lần này họ vẫn nói giáo sư “non nớt” về chính trị, điểm mới là họ nhắc giáo sư phải “biết điều” khi nêu những quyền lợi mà giáo sư được nhà nước và doanh nghiệp tặng cho như căn hộ, quỹ toán học…
Chợt nhớ hai câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu: “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi, Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”. Thấy việc nghĩa mà không làm, thấy việc sai trái mà không lên tiếng thì không phải là người anh hùng, tinh thần Lục Vân Tiên, khí phách Việt là vậy.
Việc giáo sư Ngô Bảo Châu và nhà khoa học, tri thức Việt góp ý là điều đáng quý, trong lúc họ có thể chọn thái độ khác như một thứ “nô tài cung đình” để hưởng lợi cá nhân.
Nhưng những cuộc ném đá ngày càng dữ dội và giáo sư Châu bắt đầu lặng lẽ hơn và rút vào ‘ngôi nhà toán học”.
Và con tàu không biết đi đến đâu
Bản quyền hình ảnhOTHERImage captionMô hình một trong những nhà ga tuyến Metro số 1 ở TP. Hồ Chí Minh
Nhưng không chỉ “tinh hoa” Ngô Bảo Châu, một trường hợp khác, cái tên Lê Nguyễn Minh Quang chói sáng ngay từ khi còn đi học với tư cách là người học cực giỏi và được học bổng Vì ngày mai phát triển của báo Tuổi Trẻ cũng gặp được cho là bị làm khó.
Nhờ tài năng và bản tính thông minh, hiền lành, ông nhận được khá nhiều sự hỗ trợ của các Mạnh Thường Quân để có thể tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Xây dựng tại Pháp năm 1995, Thạc sĩ Quản trị doanh nghiệp Nantes University năm 1997, Thạc sĩ ngành quản lý hành chính công tại trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore) và trường Chính phủ Harvard Kennedy (Mỹ) năm 2011.
Ông Quang có 20 năm làm việc tại Công ty Bachy Solatenche (một tập đoàn lớn của Pháp trong lĩnh vực nền móng và công trình ngầm xây dựng), từ vị trí Giám đốc dự án, ông đảm nhiệm đến chức Phó Tổng giám đốc, Tổng giám đốc.
Tháng 6/2016, ông bất ngờ bỏ lại tất cả chức vụ tại tập đoàn đa quốc gia này để đảm nhận Trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị TP HCM theo lời mời của lãnh đạo thành phố với sứ mệnh và trọng trách nặng nề là đưa dự án metro đầu tiên của Việt Nam lăn bánh đúng hạn vào năm 2020.
“Nhiều người nói tôi không đi lên nữa mà lại đi xuống, bởi mức lương tôi nhận ở đây chỉ bằng 5% so với những gì nhận được từ Bachy Solatenche. Tôi nghĩ rằng 20 năm tôi đã trả nợ đủ cho nước Pháp – đất nước cưu mang những người như tôi được đi học, được học bổng và có điều kiện để thành đạt…”, giọng ông nghẹn ngào và đứt quãng khi nhớ về nước Pháp.
Không nói hết câu nhưng có lẽ nhiều người phần nào đoán được vế sau chưa thể ghép thành lời của ông, bởi cảm xúc về đất nước từng nuôi dưỡng những con người như TS. Lê Nguyễn Minh Quang, TS. Nguyễn Hồng Phương (Giám đốc Đào tạo FSB) hay các thành viên của Hội Mồ côi – tập hợp những người Việt du học ở Pháp những năm 1990. Nợ nước Pháp ông đã trả đủ, và ông nghĩ bản thân nên làm điều gì đó cho quê hương Việt Nam.
Tiến sỹ Lê Nguyễn Minh Quang tại các diễn đàn đã nói như đinh đóng cột rằng dự án sẽ đưa vào vận hành vào năm 2020. Đó cũng là mong chờ của cả hàng triệu người dân, đó chính là việc tuyến metro đầu tiên liệu có thể vận hành vào năm 2020 như kế hoạch.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Quang cho biết bản thân và toàn đội dự án đang đặt quyết tâm cao nhất để dự án về đích đúng hạn.
“Nếu không có tuyến metro đầu tiên thì sao có tuyến metro thứ hai. Dù mất ăn mất ngủ nhưng tôi tin rằng dự án sẽ vận hành vào năm 2020”, Trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị TP HCM kỳ vọng.
Nhớ lúc mới nhận chức ông Lê Nguyễn Minh Quang nói rằng “Tôi không thể đứng dưới sân ga”, rằng “Cuối cùng cũng đến lúc tôi không thể tiếp tục đứng dưới sân ga và trách móc người lái tàu lái chậm, toa tàu không chỉn chu.
“Ở cả hai phía, tôi và người lái tàu cùng đi đến quyết định là sẽ cùng chung tay, chung sức cho hành trình. Từ hôm nay, tôi thật sự làm một người trong cuộc, bắt tay vào những gì mình mong đợi, xây dựng thành phố của mình trong vai trò mới, nặng nề hơn và hứng thú hơn”.
Nhưng đến cuối năm 2018 ông Lê Nguyễn Minh Quang nói với báo chí rằng ông gặp khó khăn trong công việc và đã từng hai lần gửi đơn xin nghỉ việc tại Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM vì lý do cá nhân.
Và cách đây hai tháng Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.HCM Nguyễn Thành Phong nói rằng đã giải quyết cho ông Lê Nguyễn Minh Quang thôi việc.
Có vẻ như Giáo sư Ngô Bảo Châu, Tiến sỹ Lê Nguyễn Minh Quang, cố Thứ trưởng Lê Hải An và những trí thức tinh hoa khác đã đang gặp khó trong cái hệ thống đang vận hành với những nguyên tắc và khuôn phép khó hiểu, thiếu khế ước xã hội, thiếu công bằng khi những khế ước xã hội làm nền tảng cho những nước phát triển.
Một xã hội công bằng được đảm bảo bởi một nhà nước pháp quyền, một nền kinh tế lành mạnh, phồn thịnh hoạt động trên nguyên tắc thị trường mà ở đó người dân có thể tự tổ chức cuộc sống cộng đồng của mình mà không bị cản trở, đó là xã hội dân sự.
Cái đó rõ ràng Việt Nam đang thiếu.
Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, (*) bài gửi cho BBC News Tiếng Việt hôm 18/10/2019 từ Sài Gòn.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionNgười dân Hà Nội dùng xô chậu nhận nước từ xe bồn thay thế cho nước máy bị ô nhiễm vào trung tuần tháng 10/2019
Vụ nước máy ô nhiễm ở Hà Nội cho thấy năng lực quản lý rất kém của các nhà quản lý và chính quyền, tuy nhiên để xử lý triệt để vấn đề, cần phải xem xét trách nhiệm, trong đó có cả trách nhiệm hình sự, dân sự và kinh tế của các bên liên quan để xảy ra sự việc, theo khách mời Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt.
Trách nhiệm chính trị cũng được các khách mời đề cập, trong đó có nhắc đến việc cải cách tư pháp, đằng sau việc đảm bảo xử lý pháp luật nghiêm minh ở Việt Nam để ngăn ngừa những sai phạm trong đó có sai phạm trong quản lý của chính quyền và quản lý dịch vụ công gắn với dân sinh, mà từ sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời, dường như vẫn ‘trì trệ’.
Trước hết, từ Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam, Tiến sỹ xã hội học, Viện trưởng Khuất Thu Hồng bình luận với Tọa đàm hôm 17/10/2019 về vụ ô nhiễm nước cấp, nước máy ở thủ đô của Việt Nam:
“Tôi cho rằng những vụ việc như thế này cực kỳ nghiêm trọng và nó phản ánh một thực tế là năng lực của những người quản lý, năng lực của những người cung cấp dịch vụ, trách nhiệm của họ rất là thiếu và ở đây còn vấn đề nữa là cơ chế phản hồi khiếu nại ở Việt Nam rất yếu.
“Người dân bức xúc, giận dữ, lo lắng, nhưng mà không biết nói ở đâu, không biết phản hồi đi đâu, không biết làm như thế nào cả. Chỉ có biết kêu ca với nhau, rồi than vãn và chịu đựng.
“Thế thì tôi nghĩ hệ thống này rất là có vấn đề ở những cái mà liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân.
“Chúng ta nghe được những chuyện như là thuốc giả, nghe về những chuyện là người dân có những vấn đề về sức khỏe không được chăm sóc đến nơi, đến chốn, những câu chuyện về nâng điểm, rồi bây giờ là câu chuyện về nước sạch.”
Bản quyền hình ảnhBBC/BÀN TRÒN THỨ NĂMImage captionNhà xã hội học Khuất Thu Hồng cho rằng vấn đề rất nghiêm trọng và cũng bộc lộ việc thiếu năng lực của nhà quản lý, nhà cung cấp dịch vụ
“Khi mà nói về trách nhiệm quản lý, tôi muốn nhìn ngược lại vấn đề này, tức là vấn đề quy hoạch đô thị và tổ chức đô thị và nhìn rộng ra toàn quốc là tất cả những vấn đề như thế này, như là một độc giả BBC nói là không phải chỉ có ở Hà Nội, mà ở toàn quốc và ở rất nhiều lĩnh vực.
“Sự phát triển mở rộng thành phố Hà Nội là quá mức, đó là một hậu quả làm cho hệ thống quản lý không thể đủ sức để chịu đựng và có đủ trình độ để quản lý xã hội, còn có nhiều lý do khác nữa.
“Và thứ hai nữa trách nhiệm. Cái này trong nhiều vụ việc rất là rõ rồi, trách nhiệm là tất cả những chuyện xảy ra thì đều không có, hoặc rất là ít những người phải chịu hậu quả.”
‘Khởi tố nhưng chỉ hơi mừng thôi’
Và nhà điểm tin, điểm báo độc lập này nói thêm:
“Tại sao lại như thế, thì phải nhìn ngay sang vấn đề thứ hai là vấn đề luật pháp. Mới hôm nay, vừa có một tin là đã khởi tố hình sự việc này. Đó là một điều hơi mừng. Tại sao chỉ hơi mừng thôi?
“Thứ nhất là mới khởi tố hình sự việc đổ dầu thôi, còn chưa xem xét là liệu có khởi tố hình sự việc tắc trách, để cho một lượng nước như thế vào hệ thống kiểm soát, hệ thống lọc nước và như là vô trách nhiệm hoặc là nhắm mắt làm ngơ. Chuyện này là chuyện tối thiểu trong quản lý nước sạch. Cái này là cái tôi cho là chưa thể yên tâm trong chuyện khởi tố hình sự này.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionNgười dân Hà Nội xếp hàng lấy nước thay thế nước máy, từ xe bồn chở nước
“Thứ hai, đằng sau chuyện khởi tố này và bên cạnh hình sự, nó còn vấn đề dân sự. Thì người dân cần có quyền và cần được tạo điều kiện để kiện dân sự về vụ việc này. Chúng ta nhìn ngược lại vụ Formosa trước đây, trong nhiều năm. Cuối cùng là gì? Không phải người dân kiện được doanh nghiệp đó, mà chính phủ và doanh nghiệp đó đã thỏa thuận với nhau và không hiểu tại sao có được một kết quả như thế.
“Và bây giờ xảy ra chuyện này, thì hai chuyện rất giống nhau ở điểm là trong này, người dân không có vai trò, không được thuận lợi trong việc họ kiểm soát và họ khởi kiện ra tòa và luật pháp phải bảo vệ nó. Chính quyền không bảo vệ được thì phải có hệ thống luật pháp bảo vệ, thì cái này là cái rất đáng lo.
“Thứ ba là vấn đề độc quyền trong cung cấp dịch vụ dân sinh. Người ta nói nhiều đến chuyện điện, có lẽ vì nó động chạm nhiều đến túi tiền của người dân nhiều, nước lâu nay người ta nghĩ rằng rẻ hơn điện, nhưng mà hóa ra hôm nay mới nhìn thấy là nước lại quan trọng hơn điện, bởi vì nó ảnh hưởng đến ngay sinh mạng và sức khỏe của người dân. Thì đấy là ba vấn đề rất cần lưu tâm trong vụ việc này.”
Có ý kiến cho rằng người dân bị ảnh hưởng tới những quyền cơ bản, trong đó có dân sinh và mưu sinh chính vì việc tranh đấu bảo vệ cho các quyền này từ chính phía của người dân và cộng đồng còn hạn chế, từ góc độ quan sát xã hội dân sự Việt Nam, nhà hoạt động, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng đưa ra bình luận:
“Đây là một hệ quả tất yếu bởi những hành động của nhà nước trước đây. Tôi lấy một chuyện đơn giản là việc biểu tình chống chặt phá cây xanh năm 2015, thì có rất nhiều người đã xuống đường, người ta đã thể hiện tình yêu cây, yêu cầu rằng phải chặt cây, phải bảo vệ cây một cách minh bạch.
“Thế nhưng rất nhiều người bị bắt về đồn, rất nhiều người bị đàn áp, và trong đó chúng ta có một nhà báo rất nổi tiếng là nhà báo Phạm Đoan Trang, trong cuộc bố giáp ấy, đã bị đánh thương tật ở chân và bây giờ để lại những di chứng vĩnh viễn.
“Thế thì rõ ràng rằng khi mà người dân và nhất là những người còn thấp cổ bé họng, không quen với những sinh hoạt xã hội, người ta nhìn những chuyện ấy, người ta cũng kinh hãi. Và làm sao mà ai có thể dám xuống đường, dám nêu ý kiến, dám làm những chuyện mạnh hơn so với việc là người ta chỉ có thể than thở với nhau thôi.”
Bản quyền hình ảnhBBC/BÀN TRÒN THỨ NĂMImage captionNhà báo độc lập, Blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh cho rằng phải mở rộng dân chủ và công nhận các quyền cơ bản, trong đó có quyền biểu tình và tự do ngôn luận để người dân có thể bảo vệ quyền sống, quyền dân sinh của mình tốt hơn
“Đúng như chính quyền nói và lý thuyết của chính quyền này và tất cả những tên có đuôi nhân dân thể hiện là phục vụ nhân dân, nhưng trên thực tế, hệ thống luật pháp, từ các bộ luật cho đến hệ thống tư pháp, không thuận lợi cho người dân để bảo vệ quyền lợi của mình.
“Tôi chưa nói đến hệ thống hành chính, hệ thống hành pháp, lập pháp mà chất lượng của luật không thể bàn được ở đây hôm nay, nhưng hệ thống tư pháp là cực kỳ kém, hệ thống này, tôi cho rằng hiện tại, cần phải thay đổi mạnh mẽ và ông Nguyễn Phú Trọng là người thay ông Trần Đại Quang trong Ban chỉ đạo cải cách tư pháp, nhưng trong nhiều năm nay không thay đổi được gì cả và vẫn rất trì trệ.
“Kiện dân sự và kiện kinh tế là hai cái đảm bảo cho đời sống xã hội bình yên là một, hai nữa nó đảm bảo cho phát triển kinh tế, nếu không làm cải cách cái đó, thì kinh tế cũng sẽ bị trì trệ, người đầu tư sẽ sợ và nước ngoài người ta cũng sẽ sợ.”
‘Sống trong sợ hãi’ và giải pháp?
Khi được hỏi cần có hành động gì để xử lý, cần thực hiện giải pháp và giải pháp ưu tiên nào, để tránh mắc lại những vấn đề như trong vụ ô nhiễm nước máy ở Hà Nội, nhà xã hội học Khuất Thu Hồng nói:
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionMột phụ nữ ở Hà Nội lấy nước cung cấp từ xe bồn về nhà
“Bây giờ để đưa ra một giải pháp, tôi nghĩ là rất khó ở trong bối cảnh như thế này. Nhiều người dân có chia sẻ rằng là bây giờ người Hà Nội hay là người Việt Nam nói chung là luôn luôn sống trong sợ hãi.
“Từ ‘sống trong sợ hãi’ này đã trở thành biểu trưng của người dân khi người ta nói đến ô nhiễm nguồn nước, nói đến ô nhiễm không khí, đến bụi mịn, rồi đến các vấn đề rủi ro về môi trường khác, chưa nói đến những tai họa của thiên nhiên.
“Tôi cho rằng tăng cường năng lực của hệ thống là điều rất quan trọng, nếu nói đến điều này, phải nói đến câu chuyện dài hơn và rộng hơn, đó là câu chuyện về tuyển chọn, lựa chọn cán bộ, rồi có rất nhiều câu chuyện liên quan khác, về tính minh bạch và sự liêm chính, tính công chính, đấy là những câu chuyện rất là lớn.
“Nhưng tôi nghĩ là để những câu chuyện ấy, những vấn đề như là công chính, liêm chính, năng lực, như là minh bạch được giải quyết, thì có lẽ trước hết cơ chế phản hồi, khiếu nại, cơ chế mà người dân được quyền lên tiếng, được quyền chất vấn và được trả lời một cách thỏa đáng là phải được thiết lập ngay, hoặc là phải được củng cố.
“Chẳng hạn như là luật biểu tình. Tôi nghĩ Luật Biểu tình nếu được ra đời và người dân có quyền tập trung để mà khiếu nại, để mà đưa ra những yêu cầu của mình một cách hòa bình, một cách có tổ chức, để những người có trách nhiệm, những người cung cấp dịch vụ, những người đã nhận đồng lương từ tiền thuế của người dân, thì họ phải có trách nhiệm một cách rất cụ thể.
“Chứ nếu cứ để thắc mắc một cách vu vơ, để kêu trời, kêu đất, than vãn ở trên Facebook, tôi nghĩ sẽ không bao giờ giải quyết vấn đề, bởi vì những người thực sự chịu trách nhiệm, họ không bao giờ phải đối mặt trực tiếp với người dân cả.”
Bản quyền hình ảnhBBC/BÀN TRÒN THỨ NĂMImage captionNhà hoạt động, Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng đồng ý về việc cần mở rộng các quyền của người dân và cải tổ mới giải quyết được các vấn đề trong xã hội Việt Nam như hiện nay
“Ưu tiên chỉ có một thôi, đó là mở rộng dân chủ. Trong đó có cái như Tiến sỹ Hồng nói là được phép biểu tình, thông qua Luật Biểu tình và nhiều quyền tự do của nhân dân, Hiến pháp quy định, nhưng mà luật pháp không có, hoặc là gò bó, rồi gần như là không được thực thi trong khoảng năm, sáu quyền tối thiểu của con người mà trên thế giới người ta đều được luật pháp cho phép hết, ở Việt Nam chưa có.
“Theo tôi, phải mở rộng dân chủ thông qua các luật đó, thì tất cả sẽ thay đổi, thay đổi từ gốc đó, lấy dân làm gốc, chính là làm gốc chỗ đó!”
“Tôi cũng nhất trí với ý kiến của anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, bởi vì tất cả những hệ lụy chúng ta nhìn thấy ở đây, những hệ lụy ở trong xã hội là do vấn đề thể chế chính trị này đã lỗi thời và không đáp ứng được những mong muốn và nguyện vọng của nhân dân.
“Trước sau gì chúng ta (Việt Nam) cũng sẽ phải thay đổi thì đất nước này mới thay đổi được,” nhà hoạt động xã hội dân sự nói với Bàn tròn thứ Năm của BBC News Tiếng Việt hôm 17/10/2019.
Người dân ở một khu chung cư tại Linh Đàm, Hà Nội nói về nước máy nhiễm bẩn.