Daily Archives: October 21, 2019

Vụ bãi Tư Chính “cực kỳ nguy hiểm” cho an ninh quốc phòng VN

Vụ bãi Tư Chính “cực kỳ nguy hiểm” cho an ninh quốc phòng VN

PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao nói về Hội thảo về vùng biển bãi Tư Chính và luật pháp quốc tế

Vụ việc ở vùng biển bãi Tư Chính là “cực kỳ nguy hiểm” không chỉ với chủ quyền biển đảo mà còn cho an ninh quốc phòng của Việt Nam, “kể cả trên đất liền”, một nhà nghiên cứu chính sách và pháp luật nói với BBC News Tiếng Việt ngay sau một Tọa đàm Khoa học ở Hà Nội hôm Chủ nhật, 06/10/2019 về vùng biển này và luật pháp quốc tế.

“Không phải như những lần trước, năm 2016 hay trước nữa, là họ vào rồi họ ra như phép thử, mà lần này nó thể hiện một loạt hành động nhất quán và bây giờ vẫn đang hoạt động,” PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, từ Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta), đơn vị đồng tổ chức, tóm lược với BBC kết quả và nội dung chính của Hội thảo.

Bàn tròn BBC: Bãi Tư Chính, đối sách và Hội nghị TƯ 11 của ĐCS

Báo Ấn Độ đăng tải lời đại sứ VN về Biển Đông

Biển Đông: ‘Né’ tên TQ, VN có kế sách riêng?

Quan hệ Việt – Trung: Bãi Tư Chính là thời điểm thay đổi với VN?

Tàu Hải Dương 8 rút đi, VN hoãn hội thảo về Bãi Tư Chính

“Đang có những hành động sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trên các vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và chủ quyền của Việt Nam. Cho nên cái đầu tiên phải nhận diện rõ đây là nguy cơ rất lớn đối với Việt Nam,” nguyên Phó vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ VN nói.

“Thế nhưng cùng với nguy cơ đó, cũng có ý kiến cho rằng và cũng nhiều người đồng tình là trong nguy cơ này cũng lại có một cơ hội để Việt Nam có thể vượt qua nguy cơ này và phát triển được.

“Đó là phải xác định rõ bạn – thù, đó là việc Việt Nam phải liên minh với Hoa Kỳ và các nước phương Tây, ở đây cũng đã nhắc đến chính sách ‘Ba không’, thì cần phải hóa giải chính sách ba không này bởi một điều khoản rất quan trọng của Hiến chương Liên hiệp quốc – đó là quyền tự vệ chính đáng.

Hội thảoBản quyền hình ảnhFB NGUYỄN XUÂN DIỆN
Image captionThiếu tướng Lê Mã Lương, nguyên Giám đốc Bảo tàng Quân đội VN, phát biểu tại Tọa đàm (các hình ảnh do TS Nguyễn Xuân Diện cung cấp)

“Tôi không thể duy trì chính sách “Ba không” nếu như chính sách ba không đó không giúp cho tôi bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền trên biển và trong trường hợp nếu tôi bị xâm lăng, thì Liên Hiệp quốc cho phép tôi có được quyền tự vệ chính đáng.

“Và để làm sao đó tránh được cuộc chiến tranh, nếu như Trung Quốc gây chiến, thì Việt Nam phải mạnh lên, mạnh dạn hơn trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là phải tỏ rõ lập trường của mình trong quan hệ với Hoa Kỳ, cũng như các nước văn minh, các nước phát triển trong khu vực như là Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Ấn Độ và xa hơn nữa là các nước EU.

“Đấy chính là một trong những giải pháp để mà Việt Nam trong nguy cơ đó, có thể hóa giải được hành vi xâm lăng, bành trướng của Trung Quốc ở bãi Tư Chính, đấy là một nhận định, ý kiến theo tôi rất quan trọng, nhận diện được vấn đề và tìm gia một giải pháp.

“Và cái thứ hai, vấn đề cũng rất lớn, đó là khẳng định rằng đây chính là thời cơ chính muồi, đây chính là thời cơ quan trọng nhất, ở thời điểm quan trọng nhất để khởi kiện Trung Quốc ra cơ quan tài phán quốc tế.”

‘Khẳng định thành công’

Mỹ ‘dội gáo nước lạnh’ vào Trung Quốc trước Quốc khánh 70 năm

Cá Voi Xanh: ‘ExxonMobil muốn gây sức ép lên chính phủ VN’

Bennet Murray: Việt Nam có ‘đồng minh’ mới trên Biển Đông?

Hội thảoBản quyền hình ảnhFB NGUYỄN XUÂN DIỆN
Image captionCác đại biểu tham dự cuộc Tọa đàm khoa học

Bãi Tư Chính: Vì sao Trung Quốc ngày càng lấn tới?

Nhà nghiên cứu nói thêm về kết luận và nội dung chính rút ra từ hội thảo:

“Và về phía Việt Nam, mọi người khẳng định rằng: thứ nhất chính nghĩa, thứ hai bằng chứng, chứng cứ lịch sử pháp lý về chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa khu vực bãi Tư Chính là có thể nói và khẳng định là không có vấn đề.

Một cảnh sát biển Việt NamBản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM/GETTY IMAGES
Image captionMột cảnh sát biển Việt Nam trong lúc quan sát tàu hải cảnh VN di chuyển gần dàn khoan của Trung Quốc tháng Năm, 2014.

“Khẳng định là chắc chắn và việc khởi kiện cũng mang lại thành công cho Việt Nam,” ông Hoàng Ngọc Giao nói về cuộc Hội thảo từ quan điểm cá nhân từ Hà Nội.

Cuộc Tọa đàm khoa học hôm Chủ nhật trước đó đã được Ban tổ chức chủ động rời thời gian lại để chuẩn bị tốt hơn và phù hợp hơn với thời gian của khách mời, ông Giao cho biết.

Được biết, trong số các diễn giả, chuyên gia và khác mời tham dự, có các vị như Vũ Ngọc Hoàng, Thang Văn Phúc, Chu Hảo, Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, Nguyễn Khắc Mai, Trần Thị Băng Thanh, Đặng Văn Sinh, Hoàng Quốc Hải, Phạm Huy Thông, Nguyễn Xuân Hãn, Nguyễn Đình Cung, Nguyễn Trung, Nguyễn Nguyên Bình, Nguyễn Đình Cống, Hoàng Việt, Trần Ngọc Vương, Đinh Hoàng Thắng, Vũ Hùng, Nguyễn Vi Khải, Nguyễn Văn Cương, Trần Thanh Vân, Nguyễn Quang Dy, Nguyễn Xuân Diện, Hoàng Ngọc Giao, Lê Mã Lương, Đào Tiến Thi, Phạm Viết Đào.

Căng thẳng và đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc vùng biển bãi Tư Chính đã nóng lên trong suốt các tháng Hè và kéo dài chưa dứt qua mùa Thu năm 2019.

Về phía Trung Quốc, tháng trước, nước này nói Việt Nam phải chấm dứt các hoạt động khoan tìm dầu khí đơn phương tại Bãi Tư Chính, nơi mà Trung Quốc gọi là Vạn An Than, và có tên tiếng Anh là Vanguard Bank.

Các hoạt động tại vị trí ở ngoài khơi Vũng Tàu này, Bắc Kinh tuyên bố hôm thứ Tư, 18/9/2019, là “vi phạm chủ quyền của Trung Quốc ở Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông)”.

Trong cuộc họp báo định kỳ, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng lên tiếng bác bỏ các cáo buộc của Việt Nam theo đó nói các tàu nghiên cứu Trung Quốc đã xâm phạm quyền tài phán của Hà Nội ở Biển Đông.

Hội thảoBản quyền hình ảnhFB NGUYỄN XUÂN DIỆN
Image captionThiếu tướng, PGS. TS. Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an VN, phát biểu tại Tọa đàm khoa học

“Việt Nam đã đơn phương tiến hành các hoạt động khai thác dầu khí từ tháng Năm tới nay, và việc này vi phạm nghiêm trọng các quyền và lợi ích của Trung Quốc, đồng thời vi phạm các thỏa thuận song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam,” ông Cảnh Sảng nói.

“Theo Điều 5 Tuyên bố về Ứng xử của Các Bên ở Nam Hải (DOC) và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, Việt Nam phải ngay lập tức chấm dứt các hoạt động đơn phương và phải khôi phục hòa bình trong khu vực.”

“Trung Quốc sẵn sàng giải quyết các vấn đề liên quan thông qua các tham vấn hữu nghị với Việt Nam,” ông Cảnh Sảng nói thêm.

Hội thảoBản quyền hình ảnhFB NGUYỄN XUÂN DIỆN
Image captionCác đại biểu trao đổi bên lề Tọa đàm hôm Chủ nhật 06/10/2019

Đầu tháng này, trong một diễn biến liên quan, Việt Nam qua kênh ngoại giao nói sẽ nâng cao nhận thức về tình hình Biển Đông trong cuộc đối thoại an ninh hàng năm với Ấn Độ trong tháng Mười, HinduStan Times trích lời Đại sứ Việt Nam, ông Phạm Sanh Châu, cho hay.

Căng thẳng giữa Hà Nội và Trung Quốc ngày càng gia tăng vì sự xâm nhập liên tục của các tàu Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông, và Việt Nam dường như đang cố gắng củng cố sự hỗ trợ của Ấn Độ trong vùng biển này.

Trả lời phỏng vấn của thời báo Ấn Độ, Đại sứ Việt Nam tại nước Nam Á này cho biết kể từ tháng 7/2019, các tàu Trung Quốc đã bốn lần xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Vụ xâm nhập mới nhất của 28 tàu Trung Quốc bắt đầu vào ngày 30 tháng 9 và vẫn đang tiếp tục mặc dù Việt Nam đã 40 lần lên tiếng phản đối qua các nẻo ngoại giao, kể từ lần xâm nhập đầu tiên ba tháng trước.

”Chúng tôi nói với họ rằng họ không nên vi phạm vùng biển của Việt Nam và nên rút tất cả các tàu về càng sớm càng tốt,’ nhà ngoại giao Việt Nam được báo Ấn Độ dẫn lời nói hôm 2/9.

Advertisement
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Nguy cơ chiến tranh nước gia tăng trên sông Mê Kông

Nguy cơ chiến tranh nước gia tăng trên sông Mê Kông

< A >
Trung Cộng với khả năng mới được củng cố để ngăn chặn nước sông Mê Kông chảy đến các quốc gia vùng Đông Nam Á cho thấy một điểm nóng mới trong khu vực này.
David Hutt * Đỗ Tùng (Danlambao) dịch: Sông Mê Kông, một con sông lớn bắt nguồn từ Trung Cộng (TC) và chảy ngoằn ngèo qua năm quốc gia Đông Nam Á, đang nổi lên như một điểm nóng mới về an ninh, tương tự như những xung đột đang leo thang ở Biển Đông.
TC đã xây dựng 11 đập và có kế hoạch cho tám đập khác dọc theo phần thượng nguồn của dòng sông Mê Kông, là con sông bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, trải dài qua phần lớn lục địa Đông Nam Á (ĐNA), và kết thúc ở đồng bằng sông Mê Kông là vựa lúa của Việt Nam.
Các con đập này ngoài việc gây ra những hậu quả về môi trường, còn mang yếu tố chiến lược mới nổi, là đã làm giảm lợi thế của các quốc gia ĐNA đối với TC và các dự định rộng lớn hơn cho khu vực lân cận.
TC hiện có khả năng ngăn chặn hoàn toàn dòng nước chảy xuống các quốc gia hạ nguồn, một điểm áp lực có thể được sử dụng để phá hoại nền kinh tế nông nghiệp của các nước ở hạ nguồn và tạo sự khan hiếm lương thực trong trường hợp xảy ra xung đột.
Các nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh cũng có thể sử dụng lợi thế này để đe dọa các nước ĐNA phải nể sợ hay dọa trừng phạt nước nào chống lại chính sách bành trướng của TC, gồm cả vấn đề Biển Đông hay các kế hoạch trong khu vực về Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường.
Sau cuộc họp cấp Bộ trưởng về Sáng kiến ​​Hạ lưu sông Mê Kông tại Bangkok, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo phát biểu vào ngày 1 tháng 8: “Chúng tôi thấy một loạt những công trình đập xây dựng lan tràn ở vùng thượng nguồn nhằm kiểm soát dòng chảy về phía hạ lưu.” Trong khi đó các học giả đề cập về sông Mê Kông như một điểm nóng mới nổi “kế tiếp Biển Đông”.
Một nhà phân tích độc lập, Eugene Chow, đã mô tả vào năm 2017 rằng các con đập của TC là những vũ khí “được giấu ngay trước mắt, cho phép TC bắt giữ một phần tư dân số thế giới làm con tin mà không cần bắn một phát đạn nào.”
Các quốc gia ở hạ nguồn dễ bị tổn thương vì các con đập của TC là điều dễ thấy. Năm 2016, các chính phủ trong vùng ĐNA đã phải cầu xin TC xả thêm nước từ các đập thượng nguồn để giúp làm giảm bớt nạn hạn hán khắc nghiệt. Bắc Kinh đã đáp ứng, nhưng các nhà phân tích lưu ý rằng sự kiện đó cho thấy mức độ kiểm soát mà TC gần đây đã có được đối với con sông quan trọng này.
Ông Brahma Chellaney, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách có trụ sở tại Tân Đề Li, mới đây đã viết: “Lần tới TC có thể đòi hỏi một điều kiện gì đó để đáp lại, và khi một quốc gia đang khát nước một cách tuyệt vọng thì khó có thể từ chối. Nói tóm lại, TC có thể sử dụng các con đập của mình như một thứ vũ khí về nước.”
“Khi hạn hán trở nên thường xuyên và khắc nghiệt hơn, hệ thống đập ở thượng nguồn sẽ tăng thêm ưu thế của TC đối với các nước ở vùng hạ lưu,” ông Chellaney nói thêm.
Một tình huống tương tự đã xuất hiện vào đầu năm nay. Khi viên chức TC mở cửa đập Cảnh Hồng (Jinghong Dam) cho mục đích bảo trì, nó đã gây ra lũ lụt vùng hạ lưu ở Lào và Thái Lan và theo báo cáo cho biết đã phá hủy mùa màng và ngư nghiệp.
Sau khi việc sửa chữa đập kết thúc, các viên chức TC tích nước vào hồ chứa lúc đó đã cạn nước, việc này làm cho mực nước ở hạ lưu xuống thấp (vì không có nước xả từ đập Cảnh Hồng – ND). Vì việc sửa chữa đập xảy ra nhằm lúc vùng ĐNA đang bị một đợt hạn hán vào tháng 7, mực nước sông đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều thập niên, khiến một số quốc gia ĐNA lại phải yêu cầu Bắc Kinh xả thêm nước xuống hạ nguồn.
Vào thời điểm đó, tòa Đại sứ TC tại Thái Lan tuyên bố rằng việc Bắc Kinh chăm sóc dòng sông “thể hiện sự ràng buộc tự nhiên của sự tương trợ.” Yang Yang, phát ngôn viên của tòa Đại sứ TC phát biểu: “TC rất chú ý đến những mối quan tâm và yêu cầu của các quốc gia ở hạ nguồn.”
Bắc Kinh tuyên bố những cáo buộc rằng TC vũ khí hóa dòng sông là không có thật và chỉ nhằm mô tả một cách không công bằng TC là một kẻ bắt nạt trong khu vực. Nhưng các mối đe dọa tiềm năng và các lợi thế thực tế quyết định chính sách đối ngoại. Ông Prem Premrudee Deoruong của tổ chức Theo dõi Đầu tư về Đập ở Lào, một nhóm về môi trường, đã phát biểu vào tháng 7 vừa qua về sông Mê Kông như sau: “Hiện nay TC đã hoàn toàn nắm sự kiểm soát dòng sông. Từ giờ trở đi, nỗi lo ngại là dòng sông sẽ bị kiểm soát bởi những người xây đập.”
Thật vậy, nếu sự hung hãn của TC ở Biển Đông được coi là một hình thức “ngoại giao của pháo hạm”, thì hành động của họ đối với sông Mê Kông tuy tế nhị hơn nhưng là một thứ “ngoại giao khóa vòi” có tiềm năng mạnh mẽ hơn.
Việt Nam là quốc gia ở cuối sông Mê Kông – và cũng là quốc gia chống đối to tiếng nhất về các hoạt động của Bắc Kinh tại Biển Đông – sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất nếu TC có động thái ngăn chận dòng chảy của sông Mê Kông.
Một bài báo được xuất bản vào tháng 8 trên Tạp chí Quốc phòng, một ấn phẩm do Bộ Quốc phòng Việt Nam điều hành, đã thừa nhận như thế mặc dù, như thường lệ, được che đậy trong thứ ngôn ngữ vô thưởng vô phạt.
Bài báo có đoạn viết: “Việt Nam là một quốc gia dễ bị thiên tai, vì vậy tiềm năng mất mùa rất cao. Nếu điều này xảy ra, ngay cả trong thời bình, đất nước sẽ gặp nhiều khó khăn; nếu điều đó xảy ra trong thời chiến, khó khăn sẽ gấp bội. Vì vậy, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia là một vấn đề chiến lược.”
Chẳng hạn, Bắc Kinh có thể đe dọa cắt đứt nguồn cung cấp nước từ sông Mê Kông trừ khi Hà Nội đáp ứng đòi hỏi của họ ở Biển Đông.
Bắc Kinh có thể đe dọa tương tự với Lào, một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào các đập thủy điện, trong số đó có nhiều công trình đã được xây dựng bằng các khoản tiền vay của TC và bởi các công ty xây dựng của TC.
TC cũng đang xây dựng các dự án đập ở Lào và Campuchia (trong khi một dự án lớn đã bị đình chỉ ở Miến Điện), đây là một cách hữu ích để tìm kiếm doanh thu mới cho các công ty xây dựng lớn của TC khi tại đất nước họ tăng trưởng kinh tế và cơ hội thương mại đã bị chậm lại.
Đầu những năm 2000, Ủy ban sông Mê Kông – gồm Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam – dự đoán nền kinh tế của các nước thành viên sẽ hưởng lợi ích kinh tế lên đến khoảng 30 tỷ đô-la từ việc xây dựng các đập nước dọc theo các phần tương ứng của sông Mê Kông.
Nhưng tờ Nữu Ước Thời Báo trong tuần này nói rằng con số đó đã được điều chỉnh giảm mạnh xuống mức lỗ 7 tỷ đô la.
Xuất cảng điện và khoáng sản hầm mỏ chiếm khoảng một phần ba tổng sản phẩm quốc nội của Lào. Nếu TC đe dọa sẽ ngăn chặn dòng nước chảy vào Lào, thì việc này sẽ nhanh chóng gây bất ổn toàn bộ nền kinh tế của Lào, là một nước không giáp biển.
Một điều chắc chắn rằng Bắc Kinh không thể lựa chọn tắt nguồn cung cấp nước cho, ví dụ riêng Việt Nam, vì việc cắt dòng chảy sông Mê Kông xuống hạ nguồn cũng sẽ ảnh hưởng đến Lào, Miến Điện, Thái Lan và Campuchia.
Một động thái như vậy nếu được thực hiện thì sẽ là một hình phạt tập thể đối với tất cả các nước ĐNA, chứ không thể là một đáp trả những hành động của một quốc gia riêng biệt nào. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, một đe dọa như thế sẽ làm suy yếu sự đoàn kết của các nước ĐNA.
Chẳng hạn, liệu Bangkok có ủng hộ các yêu sách của Hà Nội ở Biển Đông nếu Thái Lan có thể bị ảnh hưởng bởi một phản ứng trừng phạt của Bắc Kinh trên sông Mê Kông? Cách tiếp cận e dè của Thái Lan đối với các tranh chấp trên biển khi họ làm Chủ tịch luân phiên của Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN) trong năm nay cho thấy họ cân nhắc lợi ích quốc gia của họ trong khi điều khiển nghị trình của một khối rộng lớn hơn.
Nhưng nếu có một cuộc “chiến tranh nước” ở Đông Nam Á, xung đột trên sông Mê Kông sẽ phức tạp hơn nhiều so với các tranh chấp đang diễn ra ở Biển Đông. Cốt lõi những tranh chấp ở Biển đông là những đặc điểm gì trong khu vực hàng hải thuộc về quốc gia nào. Các tranh chấp trên biển có thể được giải quyết theo luật pháp quốc tế, nếu Bắc Kinh đồng ý.
Đối với sông Mê Kông, chủ quyền về đường thủy không có tranh chấp. Đoạn sông Mê Kông nằm trong lãnh thổ TC thuộc chủ quyền của TC, không thể tranh cãi. Cách Bắc Kinh quản lý đoạn sông này như thế nào là trách nhiệm duy nhất của họ và không thể được xác định hoặc chịu ảnh hưởng của cộng đồng quốc tế hoặc các quốc gia Mê Kông khác.
Do đó đây không phải là một câu hỏi về chủ quyền quốc gia mà là quyền sở hữu chung – một khuôn khổ và khái niệm ít rõ ràng hơn theo luật pháp quốc tế và trong cộng đồng quốc tế. Điều rõ ràng là TC đang nắm giữ các con bài, vì họ là quốc gia ở thượng nguồn.
Các quốc gia ĐNA dọc sông Mê Kông đã cố gắng nhưng thất bại trong việc thương lượng tập thể. Năm 1995, họ ra mắt Ủy ban sông Mê Kông (MRC) nhằm tạo cảm giác đoàn kết và phát triển chính sách chung cho dòng sông.
Nhưng “tinh thần đồng đội” đã được chứng minh là khó duy trì. Năm 2010, MRC khuyến nghị Lào nên hoãn lại 10 năm đối với việc xây đập. Viêng Chăn từ chối các đề xuất của MRC, và có lý do để nghĩ rằng Lào đã bị áp lực của Bắc Kinh trong quyết định đó.
Số phận của MRC đã bị đóng lại vào năm 2015 khi Bắc Kinh đưa ra cơ chế Hợp tác Lancang-Mekong của riêng TC (Lancang là tên đoạn sông Mê Kông năm trong lãnh thổ TC – chú thích của người dịch), một giải pháp thay thế được tài trợ tốt hơn và thông qua đó TC đã thúc đẩy lợi ích của họ vượt trên lợi ích của bốn quốc gia ở hạ nguồn.
Những lo ngại chiến lược về sự kiểm soát của TC đối với sông Mê Kông đang vang lên ngoài khu vực ĐNA. Vào năm 2012, các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã cảnh báo rằng “trong 10 năm tới, các vấn đề về nước sẽ góp phần gây mất ổn định ở các quốc gia quan trọng đối với lợi ích an ninh của nước Mỹ.”
Bảy năm sau, có vẻ như Washington đang ngày càng tập trung vào vấn đề này.
Vào tháng 8 vừa qua Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông Pompeo, đã ghi nhận rằng “dòng sông ở mức thấp nhất trong một thập niên – một vấn đề liên quan đến quyết định của TC trong việc tắt nguồn nước ở thượng lưu.” Vị Ngoại trưởng nói thêm, “TC cũng có kế hoạch khai thông lòng sông. TC đang tiến hành các cuộc tuần tra trên sông ở ngoài lãnh thổ của họ.”
Một tài liệu của Nghị viện Châu Âu công bố năm ngoái đã ghi nhận rằng “TC không tham khảo các quốc gia ở hạ nguồn về các dự án xây dựng đập của họ; TC cũng thường xuyên xả những lượng lớn nước từ các hồ chứa với rất ít cảnh báo trước nên đã tàn phá vùng hạ lưu.”
Nhưng cộng đồng quốc tế có ít lựa chọn hơn để tác động đến các vấn đề của Mê Kông so với ở Biển Đông, là nơi Mỹ, Nhật Bản và các quốc gia châu Âu đã tham gia vào các hoạt động nhằm bảo đảm “tự do hàng hải”.
Cho đến nay vẫn chưa rõ là các nước bên ngoài có thể hoặc sẽ tạo áp lực tương tự để chống lại Trung Quốc trên sông Mê Kông.
Gần đây Washington đã ra mắt Hiệp định Đối tác Điện lực Mê Kông giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ, nhằm mục đích giúp phát triển nguồn cung cấp điện trong khu vực. Vào tháng 8, Pompeo đã công bố gói hỗ trợ mới trị giá 14 triệu đô la để chống lại tội phạm xuyên quốc gia và buôn lậu trên sông Mê Kông.
Nhiều khoản tiền như vậy dành cho sông Mê Kông có thể sớm trở thành hiện thực.
Tháng trước, quốc hội Hoa Kỳ đã tranh luận về việc có nên hay không tạo ra một “Quỹ chống ảnh hưởng Trung Quốc” có giá trị khoảng 375 triệu đô la Mỹ, trong đó ít nhất 25 triệu đô la “sẽ được cung cấp để hỗ trợ cho Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam thực thi và chống lại chương trình tội phạm xuyên quốc gia trên sông Mê Kông.”
Nhưng bất kỳ cuộc tuần tra nào được Mỹ hậu thuẫn hoặc tài trợ sẽ trở nên vô hiệu nếu Trung Quốc quyết định thực hiện các biện pháp ngăn dòng nước sông Mê Kông chảy vào Đông Nam Á để tạo ra một cuộc khủng hoảng mới ở khu vực này.
Người dịch:
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Mật ước Thành Đô 1990 – Sự “sáng suốt” của đảng CSVN!

Mật ước Thành Đô 1990 – Sự “sáng suốt” của đảng CSVN!

< A >
Thành Đỗ (Danlambao) – Gần đến 2020, toàn đảng, toàn dân, họ cùng kháo nhau về mật ước Thành Đô 1990, đã ký kết trong bí mật và chuẩn bị “tuyệt vời” giữa hai đảng cộng sản Việt cộng và Tàu cộng cho tương lai dân tộc Việt Nam. Nhưng mật ước này cũng làm cho một số lớn người Việt Nam chưa thông hiểu đường lối sáng suốt của đảng đâm ra lo lắng cho vận mệnh dân tộc.
Này nhé, cả hai dân tộc, sẽ cùng nhau trở thành người một nhà, một đảng, cùng nhau vui mừng hớn hở chờ đón sự kiện quan trọng này, sự kiện mà hai nước, núi liền núi, sông liền sông, không còn biên giới và người dân hai nước có thể cùng nhau xum hợp như một gia đình Hán tộc và cùng nhau khai thác, thịnh vượng chung mọi tài nguyên thiên nhiên trên đất và trên biển của đất nước Việt Nam.
Đảng và Bộ Chính trị CSVN không hề để mất một giây phút quý báu nào từ năm 1990 khi cùng với Quốc hội cố tạo mọi luật lệ để hầu giúp đỡ người anh em Tàu cộng sang lập nghiệp tại Việt Nam. Hiện nay, sự thành công ngoài mong đợi là nay đã có cả hàng triệu người Tàu sang Việt Nam sinh sống, lập gia đình, hình thành các làng mạc dành riêng cho người Tàu. Đảng đã tìm mọi phương cách giúp đảng Tàu cộng kiểm soát Việt Nam về kinh tế, bởi đất nước nghèo đói nhỏ bé này cần người Tàu sang cai trị.
Về chính trị thì đảng hoan hỹ khi đã có cả hàng ngàn tình báo Hoa Nam tình nguyện đứng cạnh bộ máy cầm quyền từ trung ương đến địa phương để điều khiển mọi quan hệ lớn nhỏ của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó là hơn 20 nhà máy nhiệt điện ô nhiễm, một nhà máy xả thải tuyệt vời Formosa, và nhiều công trình có khả năng thêm tí hương vị vào cho nguồn nước nước sông Đà, cộng thêm tí hóa chất vào các con sông khác trải dài khắp 3 miền Bắc Năm Trung.
Rất nhiều cuộc biểu tình bạo loạn trước đây tại Sài Gòn, Hà Nội đã được các công an biết nói tiếng Tàu mạnh tay hóa giải như những gì đang xảy ra tại Hong Kong.
Các phần tử chống đối Trung quốc thì các đồng chí Hoa Nam cũng đã ra lệnh cho tòa án CSVN xử án rất nặng và giết dần chúng nó trong tù.
Về giáo dục, để tránh phần tử phá hoại đại cục hai nước, nên đảng chủ trương hạ thấp trình độ giáo dục, quan chức được quyền gian lận thi cử, xài bằng giả, học đại thay gì đại học từ hơn 30 năm thì không còn thế lực nào có thể ngăn cản cục diện này, bọn trí thức đất nước này, nay chúng nó như cục phân như lời Mao chủ tịch đã phán.
Hai đảng đã hoạch định hai nước cùng nhau tiến nhanh tiến mạnh lên trong kế hoạch 20 năm sắp đến, từ 2020 tiến đến 2040 để Việt Nam được hân hạnh trở thành đặc khu Âu Lạc của nước Trung Hoa vĩ đại.
Đảng CSVN hứa cố gắng làm hết sức mình để người dân nước Việt sẽ được hưởng danh dự tột cùng này, mọi người dân Việt, có thẻ đảng hay không đều được mang hộ chiếu Trung Hoa cộng sản và càng sớm càng tốt.
Mọi điều tốt đẹp đã được đảng CSVN sắp sẵn cho người dân Việt, họ chỉ việc hưởng thôi, không cần thắc mắc chi về chính trị, họ được khuyên là tuyệt đối không nên quan tâm về chính trị.
Tuy thế nhưng vừa qua, tháng 15/10/2019, vị tổng bí thư kính yêu của đảng, người đang thế thiên hành đạo và đứng sau lưng chủ tịch Tập Cận Bình, đã hạ mình kêu gọi người dân Việt nên ngoan ngoãn, phải kiên quyết đấu tranh chống lại các tư tưởng tự diễn biến, những tư tưởng phản động chống lại đảng, chống lại Trung Quốc trên các mạng truyền thông xã hội.
Viễn ảnh tương lai dân tộc Việt trong đại gia đình Hán tộc được đảng đánh giá quá vẻ vang, quá rực rỡ và đảng thường xuyên tuyên truyền rằng đây cũng là 100% ý nguyện của toàn đảng, toàn dân Việt.
Ngoài ra, đối với những đảng viên CSVN cao đẹp trung kiên thì ngày hôm nay, lòng khao khát phải là được phục vụ quyền lợi của nước Trung Hoa cộng sản vĩ đại, phải trung thành với đảng thiên triều.
Nhiều viễn ảnh cho tương lai tươi sáng cho dân Việt trong đại gia đình Hán tộc mà đảng đã sắp sẵn cho dân tộc xin liệt kê dưới đây:
1) Dân Việt sẽ có cơ hội và có thể nói thông thạo tiếng Tàu sau 20 năm sát nhập (2020-2040).
2) Dân Việt đã bắt đầu quen dần với đồng tiền Nhân Dân tệ trên toàn quốc là một thành công lớn, không ngờ của đảng và quốc hội.
3) Người Tàu sẽ càng lúc càng đông đảo, họ sẽ tạo nhiều việc làm phụ cho người dân Việt.
4) Phụ nữ Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội chọn người xứng đáng, giàu có, quyền uy làm chồng trên cả hai nước.
5) Đàn ông và thanh niên Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tiến thân bằng cách gia nhập vào Giải phóng quân Trung Quốc và phục vụ Trung Quốc trên toàn thế giới, từ Tân Cương hay Tây Tạng, Mãn châu và Nội Mông.
6) Con đường phát triển không ngừng của chính phủ Trung Quốc sẽ được toàn thế giới hoan nghênh và tự nguyện tham gia và đóng góp vào đó, trước mắt sẽ có Lào, Cambodia, Thái Lan và Mã Lai.
7) Lăng cụ Hồ rồi sẽ được đưa về nằm cạnh Mao chủ tịch. Vinh quang biết mấy!
Thật là cảm động và vinh quanh cho đảng và cho các đồng chí Nguyễn Văn linh, Phạm Văn đồng, Đỗ Mười và nay là đồng chí Nguyễn Phú Trọng và toàn đảng CSVN đã hết lòng cho sự nghiệp sát nhập hai đất nước này, đây chính là một viễn ảnh sáng suốt, anh minh, đòi hỏi hơn 30 năm đảng sắp xếp tinh vi, khoa học để đưa cả một dân tộc oai hùng, không còn đấu tranh, phản kháng và ngoan ngoãn tự nguyện đeo vòng kim cô Hán tộc vào cổ và trở thành công dân của đất nước lớn nhất thế giới này.
Thật là lớn lao và vinh quang cho thế giới đại đồng Hán Tộc, cho dân tộc Việt Nam bắt kịp được trào lưu vinh quang của Tân Cương, Tây Tạng và Mãn châu và trở thành ngôi sao thứ sáu trên lá cờ Hán Tộc.
Đọc lại lịch sử loài người, không ít các dân tộc bị sát nhập và mất nước, không có gì xấu hổ đâu, phải hông? Ngược lại, người dân phải tự hào vì được trở thành người Hán hạng hai, có thể hạng ba (nếu chỉ là dân đen không thẻ đảng).
Hãy tự hào thêm nữa dân tộc Việt Nam ơi, nhờ ơn đảng, ơn bác, ngày mà đất nước “được” đổi tên đã gần lắm rồi.
Mong sao ông Donald Trump sẽ không thọc gậy bánh xe và đánh sập nước Trung Hoa vĩ đại của đảng CSVN.
Đây chỉ là nhận xét cá nhân của một người “ái mộ” đảng CSVN quá độ, ngày đêm mong sao cho đảng tiến lên Xã hội chủ nghĩa và nổ như pháo bông trên đó cho thế giới ngưỡng mộ đảng.
19.10.2019
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Điềm báo cho một cái chết khác

Điềm báo cho một cái chết khác

< A >
Phạm Đình Trọng (Danlambao) – Cái chết của trí tuệ và nhân cách Lê Hải An là cái chết của sự lương thiện và chân chính trong chính trường Việt Nam.
Một chính trường mà người đứng đầu nội các quản trị quốc gia và điều hành nền kinh tế đất nước chỉ thấy làm công việc của hoạt náo viên, lăng xăng khắp sân khấu cuộc đời chỉ nói được những câu chọc cười rẻ tiền.
Một chính trường mà bộ trưởng bộ y tế bảo lãnh cho người nhà buôn thuốc giả và bảo lãnh cho số thuốc giả đó tuồn vào các bệnh viện trực thuộc bộ y tế.
Bộ trưởng bộ tài nguyên môi trường thao túng cho những nhóm lợi ích rút ruột tài nguyên, tàn phá môi trường đất nước.
Bộ trưởng bộ giao thông huy động cả sức mạnh bạo lực nhà nước ra bảo kê những doanh nghiệp bất lương, làm BOT bẩn móc túi người dân.
Bộ trưởng bộ giáo dục nói ngọng và đạo văn.
Bộ trưởng bộ công thương dành những dự án công nghiệp lớn nhất, then chốt nhất của nền kinh tế đất nước cho những nhà đầu tư đến từ đất nước luôn nung nấu mưu đồ thôn tính nước ta. Để rồi tất cả những dự án quan trọng nhất của nền kinh tế đất nước đều thua lỗ nặng nề, đều làm chảy máu xối xả nền kinh tế, làm cho đất nước mãi mãi lụn bại, yếu hèn và bị phụ thuộc không thể cựa quậy vào kẻ nuôi dã tâm xâm lược.
Một tài năng thực sự, một trí tuệ cao như Lê Hải An muốn mang tài năng, trí tuệ cống hiến cho đất nước lại len lỏi vào chính trường đó thì phải nhận cái chết tức tưởi là đúng qui trình.
Dù là tài năng lớn, trí tuệ cao, dù là quan chức cấp thứ trưởng nhưng cái chết đúng qui trình của ông thứ trưởng Lê Hải An cũng chỉ là cái chết của một cá thể. Nhưng một thể chế mà một tài năng, một trí tuệ đích thực muốn được làm việc đóng góp mà phải chết đúng qui trình thì thể chế đó làm sao có thể tồn tại.
Cái chết đúng qui trình của cá thể Lê Hải An.là điềm báo cho cái chết đúng qui trình của cả thể chế đã gây ra cái chết cho tài năng, trí tuệ Lê Hải An.
19.10.2019
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Tin Phật Giáo Hòa Hảo

Tin Phật Giáo Hòa Hảo

< A >
Chính Lê (Danlambao) – Hiện nay, nhà cầm quyền cộng sản trong nước cấu kết với Ban Trị sự Phật Giáo Hòa Hảo quốc doanh, đang tu sửa làm thay đổi hình dạng Chùa An Hòa, tức An Hòa Tự, còn gọi là Chủa Thầy (nay thuộc huyện Phú Tân, tỉnh An Giang). An Hòa Tự là ngôi chùa cổ kính, nguyên thủy nơi Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ khai sáng đạo PGHH, nên gọi là Chùa Thầy, mà toàn thể tín đồ PGHH đến hành hương hằng năm vào dịp Lễ khai đạo ngày 18-5 âm lịch. Đây là âm mưu của CS muốn xóa bỏ di tích cũ của đạo PGHH.
Âm mưu nầy được đồng đạo Nguyễn Ngọc Tân, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Truyền thông và Liên lạc Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Tuý, đưa tin báo động trước dư luận trong và ngoài nước. Ban Trị sự Giáo Hội PGHH Thuần tuý không theo Ban trị sự PGHH quốc doanh do nhà nước cộng sản kiểm soát.
Công an xã Đông Thành huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long liền gởi giấy mời đồng đạo Nguyễn Ngọc Tân đến làm việc với công an địa phương vào ngày Thứ Hai 21-10-2019. Lý do ghi rằng “trao đổi hoạt động của bản thân trong thời gian gần đây có liên quan đến an ninh Quốc gia.” Một cư sĩ đạo PGHH cô thân cô thế ở vùng quê không có một tấc sắt trong tay, làm gì mà liên quan đến an ninh quốc gia?
Lâu nay, công an thường bắt giam, đánh dập, ngược đãi tín đồ của Giáo Hội PGHH Thuần Tuý, vì hoạt động bảo vệ Giáo Hội. Công an Vĩnh Long đã từng đánh chết anh Nguyễn Hữu Tấn, một tín đồ PGHH, cách đây trên một năm, rồi cắt cổ anh Tấn và vu họa là anh Tấn tự tử, rồi đem thi thể anh Tấn trả lại cho gia đình tại địa phương xã Đông Thành, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, buộc gia đình phải chôn liền để phi tang.
Chúng tôi xin loan báo rộng rãi tin nầy và rất mong mọi người quan tâm chia sẻ, nhằm ủng hộ tinh thần cho đồng đạo Nguyễn Ngọc Tân đang gặp khó khăn. Kèm theo đây là photocopy thư mời của công an huyện Bình Minh, xã Đông Thành, tỉnh Vĩnh Long.
19.10.2019
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Mỹ – Trung tiếp tục nóng vì Biển Đông

Mỹ – Trung tiếp tục nóng vì Biển Đông

Hải quân Mỹ vừa tổ chức cuộc diễn tập chưa từng có tại Biển Đông, với sự tham gia của nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan và nhóm tàu đổ bộ Boxer thuộc Hạm đội 7.

Twitter chính thức của Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ ngày 20.10 đã đăng lại đường link về bài viết trên tờ Breitbart về việc nước này tổ chức diễn tập “chiến tranh cấp cao” với nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan và nhóm tàu đổ bộ Boxer của hạm đội 7.
Theo đó, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan ngoài hàng không mẫu hạm còn có sự tham gia của không đoàn CVW 5, các tàu tuần dương lớp Ticonderoga và khu trục hạm lớp Arleigh Burke. Còn nhóm tàu đổ bộ Boxer bao gồm soái hạm USS Boxer (LHD 4), tàu đổ bộ lớp San Antonio, tàu đổ bộ lớp Harpers Ferry và Đơn vị viễn chinh 11 với hơn 2.000 lính thủy quân lục chiến.
Đại úy Anthony Junco, phát ngôn viên Hạm đội 7, xác nhận từ trước đến nay hải quân Mỹ chưa từng diễn tập phối hợp giữa hai nhóm tàu sân bay và tàu đổ bộ ở Biển Đông. Lần gần đây nhất Biển Đông chứng kiến hai nhóm hàng không mẫu hạm Mỹ cùng xuất hiện là vào năm 2001.
“Chiến dịch tàu sân bay kép ở Biển Đông mà chúng tôi từng ghi nhận là vào ngày 17.8.2001, diễn ra giữa USS Carl Vinson và USS Constellation”, theo đại úy Junco.
Trang Naval Today trước đó đã đưa tin nội dung tập trận bao gồm “các chiến dịch tấn công trên biển, tìm kiếm và cứu hộ, chiến lược phòng thủ bằng tàu tấn công nhanh, chặn đường tiếp tế, diễn tập bắn đạn thật và các chiến dịch chống máy bay, chống ngầm”.
Categories: Biển Đông | Leave a comment

Liệu tín đồ PGHH Nguyễn Ngọc Tân sẽ “tự cắt cổ” như ông Nguyễn Hữu Tấn?

Liệu tín đồ PGHH Nguyễn Ngọc Tân sẽ “tự cắt cổ” như ông Nguyễn Hữu Tấn?

Chính Lê

19-10-2019

Hiện nay, nhà cầm quyền cộng sản trong nước cấu kết với Ban Trị sự Phật Giáo Hòa Hảo quốc doanh, đang tu sửa làm thay đổi hình dạng Chùa An Hòa, tức An Hòa Tự, còn gọi là Chủa Thầy (thuộc huyện Phú Tân, tỉnh An Giang). An Hòa Tự là ngôi chùa cổ kính, nguyên thủy nơi Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ khai sáng đạo PGHH, nên gọi là Chùa Thầy, mà toàn thể tín đồ PGHH đến hành hương hằng năm vào dịp Lễ khai đạo ngày 18-5 âm lịch. Đây là âm mưu của CS muốn xóa bỏ di tích cũ của đạo PGHH.

Âm mưu nầy được đồng đạo Nguyễn Ngọc Tân, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Truyền thông và Liên lạc Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Tuý, đưa tin báo động trước dư luận trong và ngoài nước. Ban Trị sự Giáo Hội PGHH Thuần tuý không theo Ban trị sự PGHH quốc doanh do nhà nước cộng sản kiểm soát.

Công an xã Đông Thành huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long liền gởi giấy mời đồng đạo Nguyễn Ngọc Tân đến làm việc với công an địa phương vào ngày thứ Hai 21-10-2019. Lý do ghi rằng “trao đổi hoạt động của bản thân trong thời gian gần đây có liên quan đến an ninh Quốc gia”. Một cư sĩ đạo PGHH cô thân cô thế ở vùng quê không có một tấc sắt trong tay, làm gì mà liên quan đến an ninh quốc gia?

Lâu nay, công an thường bắt giam, đánh dập, ngược đãi tín đồ của Giáo Hội PGHH Thuần Tuý, vì hoạt động bảo vệ Giáo Hội. Công an Vĩnh Long đã từng đánh chết anh Nguyễn Hữu Tấn, một tín đồ PGHH, cách đây trên hai năm, cắt cổ anh Tấn và vu họa là anh Tấn tự tử, rồi đem thi thể anh Tấn trả lại cho gia đình tại địa phương xã Đông Thành, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, buộc gia đình phải chôn liền để phi tang.

Chúng tôi xin loan báo rộng rãi tin này và rất mong mọi người quan tâm chia sẻ, nhằm ủng hộ tinh thần cho đồng đạo Nguyễn Ngọc Tân đang gặp khó khăn. Kèm theo đây là photocopy thư mời của công an huyện Bình Minh, xã Đông Thành, tỉnh Vĩnh Long.

Bình Luận từ Facebook
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 đổi hướng khi thực hiện đường khảo sát thứ 20

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 đổi hướng khi thực hiện đường khảo sát thứ 20

BTV Tiếng Dân

21-10-2019

Sáng 20/10/2019, Facebooker Phạm Thắng Nam cho biết: Lúc 9h sáng 20/10 giờ Việt Nam, Hải Dương 8 đã hoàn tất nửa chiều dài đường khảo sát thứ 20. Với đường khảo sát này, Hải Dương 8 đã quay lại kiểu khảo sát song song với kinh tuyến 111 độ Đông, vuông góc với các vĩ tuyến. Vào thời điểm trên, Hải Dương 8 di chuyển với tốc độ khoảng 4-5 hải lý/giờ, là tốc độ thường được áp dụng khi tiến hành khảo sát địa chất trên biển.

9h sáng 20/10/2019, Hải Dương 8 đã hoàn thành nửa đường khảo sát thứ 20, đường khảo sát mới này song song với kinh tuyến 111 độ Đông. Nguồn: FB Phạm Thắng Nam

Ông Nam lưu ý, một diễn biến khác đáng lo ngại là “các tàu vận chuyển cỡ lớn của TQ hiện vẫn đang thường xuyên vận chuyển binh lính, thực phẩm, nhiên liệu, phụ tùng sửa chữa… giữa đảo Hải Nam với các đảo ở Quần Đảo Hoàng Sa và các đảo khác (Đá Subi, Đá Chữ Thập…)”. Còn tàu VPNS Quang Trung túc trực tại cảng Cam Ranh, sẵn sàng tham gia các cuộc đối đầu. Hiện tàu này đã bật AIS, sau một vài ngày tạm tắt AIS hôm qua.

Trước đó, chiều 19/10, ông Nam đưa tin: Tàu Hải Dương 8 đã hoàn tất đường khảo sát thứ 19 và bắt đầu thực hiện đường khảo sát thứ 20. Nhưng đây là một đường khảo sát có hướng đi khá lạ lùng. Lúc 1h44’ chiều 19/10, Hải Dương 8 đã hoàn tất đường khảo sát thứ 19, nhưng thay vì tiếp tục di chuyển song song với các vĩ tuyến, “Hải Dương 8 đã đột ngột quay ngoắt đầu đi xuống phía Nam, theo hướng song song với đường kinh tuyến (và song song với các đường khảo sát 1, 2, 3, 4, 5, 6)”.

Hải Dương 8 đã hoàn tất đường khảo sát thứ 19 ở vùng biển Nam Trung Bộ vào lúc 1h44’ chiều 19/10/2019. Nguồn: FB Phạm Thắng Nam

Với diễn biến mới này, chúng tôi nhận định như sau: Có thể lúc đầu Hải Dương 8 không dự định chỉ thực hiện 6 đường khảo sát song song với kinh tuyến 111 độ Đông, nhưng vì các tàu Việt Nam đã tìm cách truy cản, khiến 2 đường khảo sát đầu tiên của Hải Dương 8 bị đứt gãy ở nhiều đoạn, nên Hải Dương 8 đã phải chuyển sang kiểu khảo sát song song với các vĩ tuyến.

Lưu ý, 6 đường khảo sát lúc đầu của Hải Dương 8 không chỉ song song mà còn như bị “nén lại” chung quanh đường kinh tuyến 111 độ Đông. Qua đó có thể thấy, chính nhóm tàu Hải Dương 8 lúc đó cũng ngại khảo sát theo kiểu chạy dọc theo bờ biển Việt Nam và lấn quá sâu vào EEZ của Việt Nam, nên chọn kiểu chạy ngang để vừa có thể liên tục áp sát rồi lại lùi xa bờ biển Việt Nam, giữ tình thế trong tầm kiểm soát nếu tàu Việt Nam phản ứng quá mạnh.

Sau khi thực hiện 13 đường khảo sát theo kiểu chạy ngang, nhiều khả năng đội tàu hộ tống cho Hải Dương 8 đã vận dụng nhuần nhuyễn chiến thuật chủ động ngăn cản tàu chấp pháp Việt Nam, nên bây giờ tàu Hải Dương 8 quay lại kiểu khảo sát chạy dọc theo bờ biển Việt Nam.

Vào chiều 19/10, lúc Hải Dương 8 vừa quay lại kiểu khảo sát chạy dọc bờ biển Việt Nam, trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông trình bày các con số“Sau khi tàu Hải Dương Địa Chất 8 hoàn thành đường khảo sát 4.3.12 vuông góc với bờ biển Việt Nam và cách bờ biển Mỹ Thắng ở Bình Định ở vĩ độ 14.3242 khoảng 80 hải lý, tàu đã bẻ mũi đổi hướng khảo sát theo trục bắc nam. Hiện giờ tàu đã xuống tới khu vực có vĩ tuyến 12,7146, cùng vĩ tuyến với Bãi biển Rạng phía ngoài vịnh Vân Phong và cách bãi biển tầm 71 hải lý.

Lưu ý, lúc nhóm Hải Dương 8 khảo sát kiểu chạy ngang, có lúc chúng tiến rất gần bờ biển Việt Nam, trong khoảng 60 hải lý, nhưng chỉ trong thời gian ngắn rồi lại chạy ra xa. Còn với kiểu chạy dọc như thế này, chúng sẽ giữ khoảng cách với bờ biển Việt Nam liên tục chỉ trong khoảng 70 hải lý. Nghĩa là thái độ xem thường các tàu chấp pháp Việt Nam của nhóm tàu Hải Dương 8 đã nâng lên một mức mới.

Trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông có clip ghi lại diễn biến sự việc lúc Hải Dương 8 đổi hướng và quay lại kiểu khảo sát chạy dọc bờ biển Việt Nam:


VOA đặt câu hỏi về vụ tàu ngầm TQ nổi lên giữa các tàu cá VN ở Biển Đông: hăm dọa hay tai nạn? Sự kiện “chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Jin của Trung Quốc, nặng 11.000 tấn, bất ngờ nổi lên giữa các tàu đánh cá Việt Nam, là một sự cố vô cùng bất thường”. Bất thường là vì vai trò quan trọng nhất của tàu ngầm là ẩn mình, chuyện răn đe đã có tàu khác lo.

Các chuyên gia nước ngoài nghiêng về giả thuyết tàu ngầm Trung Quốc đã vướng phải lưới của tàu cá Việt Nam, nên mới nổi lên. Dù với lý do gì thì “sự hiện diện của tàu ngầm hạt nhân tối tân nhất của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa, cũng là một nhắc nhở về tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông”, nơi Trung Quốc đã triển khai nhiều loại khí tài không quân, hải quân.

Facebooker Bình Thế Nguyễn đăng clip tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc, do ngư dân Quảng Ngãi cung cấp. Clip ghi lại cảnh tàu ngầm TQ nổi lên mặt biển vào ngày 14 hoặc 15/9/2019, tại phía bắc, đông bắc đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa. Một nhóm tàu cá giã cào của ngư dân Quãng Ngãi bất ngờ thấy cảnh tượng này, đã chụp ảnh và có clip ghi lại:

Video Player

00:00
02:40

***

Trang VnExpress có bài: Trên Biển Đông có gì? Tác giả kể lại hành trình gian nan khi tìm cách in hai địa danh “Hoàng Sa” và “Trường Sa” vào quả địa cầu sản xuất ở nước ngoài. Sau hai năm tìm hiểu, trải qua nhiều gian nan, cuối cùng đến tháng 8/2019 những quả địa cầu Columbus có hai địa danh “Hoàng Sa” và “Trường Sa” lần đầu tiên có mặt tại Hà Nội.

Thêm bài trên VnExpress về nhà giàn DK1: Tiền đồn bảo vệ thềm lục địa phía Nam. Đây là công trình do Việt Nam xây dựng trên bãi ngầm san hô ở Bãi Tư Chính, “cách đất liền Vũng Tàu khoảng 230 hải lý về phía Đông Nam, có vị trí chiến lược quan trọng, là hàng rào, tiền đồn dầu khí vì gần sát nhất các mỏ dầu mà liên doanh Vietsovpetro đang khai thác và khảo sát như: Thanh Long, Bạch Hổ, Đại Hùng…”

Nhưng “tiền đồn bảo vệ thềm lục địa phía Nam” hiện phải đối diện với thách thức ngày càng lớn. Tàu Hải Dương 8 tuy không còn khảo sát ở vùng biển Bãi Tư Chính nữa mà chuyển “địa bàn” lên vùng biển Nam Trung Bộ hồi cuối tháng 9/2019 tới nay, nhưng nhiều tàu hải giám Trung Quốc vẫn quấy phá khu vực xung quanh nhà giàn DK1.

______

Mời đọc thêm: Phim có ‘đường lưỡi bò’ không thể ra rạp ở Malaysia, sau khi bị Việt Nam rút (VOA) – Dã tâm phổ cập ‘đường lưỡi bò’ của Trung Quốc (ĐV). – ‘Đường lưỡi bò’ không bị cắt, Malaysia cấm luôn phim Abominable (TT). – Yêu cầu hạn chế dùng ấn phẩm quảng bá du lịch do nước ngoài xuất bản (TBKTSG). – TRỢ LÝ NGOẠI TRƯỞNG MỸ DAVID STILWELL: Đường 9 đoạn phi lý tạo nguy cơ xung đột ở Biển Đông (LĐ). – Tuần duyên Mỹ tập trận với Philippines, Nhật Bản trên Biển Đông (GT). – Vì sao EU tăng mối quan tâm tới châu Á và Biển Đông? (Sputnik).

– Biển Đông: Ngoại giao Mỹ dùng lời cực nặng tố cáo Trung Quốc bắt nạt (RFI). – Tuần duyên Mỹ tập trận với Philippines, Nhật Bản trên Biển Đông (GT). – Trung Quốc và Úc kết thúc diễn tập chung trên đảo Hải Nam (VOA). – Trung Quốc bí mật thuê đảo ở Thái Bình Dương: Đầy rủi ro! (PLTP). – Trung Quốc có cửa thay Mỹ thống trị thế giới trong thế kỷ 21? (TT). – Đừng biến giấc mơ của bạn thành ác mộng của người khác! (TBKTSG). – Mô hình Hoàng Sa, Trường Sa lồng ghép “giáo dục tình yêu biển đảo” (LĐ).

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

“Đám đông đà điểu”

“Đám đông đà điểu”

Mai Quốc Ấn

21-10-2019

Ở Huế vừa qua, công dân Lê Viết Tuấn tự tử vì quẫn bách của sự nghèo. Trước đó 6 năm, công dân Lê Thị Mỹ Nhân ở Cà Mau cũng tự tử với lý do tương tự. Giữa thời gian hai sự kiện trên, năm 2016, công dân Lò Thị Phanh chết vì lao phổi và được bó chiếu, chở thây vắt ngang xe máy.

Có thực sự cái nghèo mới tạo ra những cái chết như vậy?

Tôi không cho là thế! Quyết định chết vì nghèo là điểm cuối cùng của chuỗi chịu đựng mang tên bần cùng hoá. Khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa nhóm 20% dân số giàu nhất và 20% dân số nghèo nhất là khoảng 10 lần theo nghiên cứu mới đây. Nếu đỉnh của sự giàu là các tỉ phú đô la mới nổi thì có lẽ đáy của cái nghèo chính là kết thúc sự sống theo cách quẫn bách nói trên.

Thực ra tại quốc gia này có nhiều cái chết quẫn bách khác mà báo chí chưa “chạm” tới được. Một người phụ nữ lớn tuổi quyết liệt từ chối hai vợ chồng đứa con về việc chữa trị ung thư cho mình. Lý do: phải để tiền cho cháu nội bà đi học. Từ chối điều trị với lý do đó có phải là quẫn bách không? Tôi nghĩ là có! Một sự quẫn bách đầy lý trí trong khuôn viên rất hẹp của tư duy. Câu chuyện này ở ngay Bệnh viện Ung bướu Tp.HCM.

Nhưng nếu như vậy thì e là chúng ta chưa nhìn thấy hết sự quẫn bách mang lại từ sự “phát triển” của bần cùng hoá.

Có một bộ phận không nhỏ đám đông cho rằng “sống chết có số”, “sống ngày nào hay ngày ấy”, “đen thôi, đỏ quên đi”, “mọi việc đã có Đảng và Nhà nước lo”…

Trong khi hít thở, uống và ăn không còn an toàn. Nếu cái chết là lựa chọn để chấm dứt sự nghèo là cùng kiệt về lối ra thì những “phản ứng đà điểu” chối bỏ sự thật xung quanh có thể coi là bần cùng tư duy (cả nhân cách nữa).

Đến khi bụi mịn PM2.5 dày đặc, nước sinh hoạt không còn an toàn, thực phẩm bẩn tràn lan và nhiều nguy cơ môi trường khác thì chính cách “phản ứng đà điểu“ ấy cũng là nguyên nhân họ không thể phản ứng kịp trước biến cố môi trường nói riêng và các thay đổi xã hội nói chung. Những người di tản ngay khỏi cháy Rạng  Đông là siêu hiếm. Không thể không đánh giá rất cao kỹ năng sống của họ Ở một vụ việc khác, hãy đánh giá cao kỹ năng pháp lý của những người dám kiện công ty nước sông Đà (chưa thấy ai).

Quay trở lại chuyện giàu/nghèo, phải xem lại mối quan hệ giữa nghèo tư duy với bẫy thu nhập trung bình và tận cùng nghèo với chính sách xoá nghèo. Phát triển bền vững và đánh đổi môi trường cũng vậy. Tất cả đều có liên quan với nhau.

Niềm an ủi duy nhất là đám đông “phản ứng đàn điệu” lại thông minh hơn lên sau mỗi lần trả giá. Chứ cắm đầu chạy theo bẫy thu nhập trung bình như hiện nay có lẽ sẽ còn tiếp diễn những cái chết thấy được như đã nói trên đầu và những hậu quả về sau như cháy Rạng Đông.

Về mặt này thì cho tới nay chưa thấy chính sách nào nhắc tới!

P/s: Ai xem mà muốn chửi thì bớt auto chửi chính quyền khi chưa có chính sách đi! Hãy xem lại bản thân có là thành viên của “đám đông đà điểu” hay không?

Ảnh chụp màn hình bài báo Tự thiêu vì đời sống nghèo khổ, đăng trên báo Nông Nghiệp Việt Nam.

Bình Luận từ Facebook
Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

Trung Quốc không đáng sợ bằng Việt gian

Trung Quốc không đáng sợ bằng Việt gian

Đỗ Cao Cường

20-10-2019

Tôi mới tới hai huyện Hoài Đức và Quốc Oai thuộc thành phố Hà Nội. Để đến được hai huyện này tôi phải đi qua nhiều tuyến đường mù mịt, ổ gà ổ voi, đụng độ với nhiều xe quá tải được bảo kê cho tới đàn chó dữ màu đen, vàng.

Qua tìm hiểu, tôi được biết UBND thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định xây dựng huyện Hoài Đức thành quận vào 2020, nhưng ấn tượng của tôi về huyện này vẫn là nghèo, ô nhiễm, các nhà xưởng trái phép mọc lên nhan nhản… trong đầu tôi tò mò không biết mỗi nhà xưởng trái phép kia quan chức được hối lộ bao nhiêu, ăn chia bao nhiêu, bao nhiêu không biết điều sẽ bị cưỡng chế và kẻ hối lộ trở thành dân oan đi đòi công lý.

Trước khi đến các làng miến thuộc xã Dương Liễu, xã Minh Khai, huyện Hoài Đức; làng So thuộc xã Cộng Hoà huyện Quốc Oai, tôi đã kịp chứng kiến những con kênh chuyển màu liên tục, bốc mùi hôi thối tại điểm công nghiệp Di Trạch (xã Di Trạch, huyện Hoài Đức) với gần 20 doanh nghiệp đang hoạt động nhưng không có hệ thống xử lý nước thải, tất cả xả trực tiếp ra kênh. Các sát nhân môi trường có thể kể đến ở đây là Công ty cổ phần Sơn Infor, Công ty cổ phần Sơn Jymec và Công ty cổ phần Sơn Facomax.

Khi đến các làng miến, mặc dù chưa phải mùa sản xuất cao điểm (tháng 10 âm lịch năm trước đến tháng 2 năm sau mới là mùa cao điểm) nhưng tôi vẫn chứng kiến nhiều đống dong riềng, phên miến nằm vương vãi, bắt bụi ngoài đường cùng những con kênh đã chết.

Miến dong được làm từ tinh bột của dong riềng, quy trình làm miến trải qua nhiều công đoạn như ngâm bột để lọc sạn, làm trắng tinh bột; khuấy đều để tạo thành dịch hồ sánh; tráng, tạo mỏng và hấp chín; phơi sấy sơ qua và ủ cân bằng ẩm; cắt tạo sợi thành vắt miến rồi mang đi phơi.

Nhưng trước mắt tôi, những đôi chân bẩn thỉu dẫm đạp lên miến, bột làm miến, nếu một người làm bún khẳng định với tôi là phần lớn bún hiện nay đều phải dùng hàng the thì người làng miến quả quyết đa số làm miến phải dùng tới thuốc tẩy trắng.

Để tẩy trắng, lọc sạn, nhiều người dùng tới axit sunfuric (H2SO4) gây độc hại cho cơ thể, thuốc tím với công thức KMnO4 thường được dùng để sát khuẩn, tẩy uế, rửa các vết thương, trong thành phần của thuốc tím còn có Kali, Mangan là những chất gây ung thư.

Khi cho những chất này vào tinh bột làm miến thì chất bẩn sẽ nổi lên trên, tinh bột lắng xuống dưới. Nếu không cho, quá trình lọc bột mất rất nhiều thời gian, thay rất nhiều lần nước.

Theo họ, một lạng chất tẩy trắng dùng cho cả tạ bột, và để tạo màu sắc cho miến họ dùng tới hóa chất với hàm lượng sắt cao, thích màu nào có màu đó.

Thậm chí hiện nay, có nơi dùng loại bột lạ hoắc nhập từ Trung Quốc thay thế bột dong, có đợt dân Quốc Oai bán 1 tạ củ dong mới mua nổi 1 bát miến (450 đồng/kg dong) do bột nguyên liệu làm miến từ Trung Quốc vừa ít sạn lại vừa rẻ.

10 tấn củ dong sau sơ chế thì có tới 8 tấn đất, bã thải xả thẳng xuống cống rãnh, sau vài ngày các hóa chất, chất hữu cơ phân hủy bốc mùi hôi thối lan ra toàn vùng.

Miến nguyên chất làm từ củ dong riềng thường có màu trắng đục, trong, quánh, thơm. Các sợi miến nhỏ, dai, độ dài đều nhau, suôn thẳng. Tuy nhiên, người làng miến khẳng định mấy tiêu chí đó cũng chỉ tương đối mà thôi.

Dẫu biết rằng ở đâu cũng có người này người kia, và làng miến cũng vậy. Nhưng không chỉ làng miến, tôi đã đi hết đất nước và chiêm nghiệm, cái được gọi là tử tế còn quá ít trong xã hội này. Và người tử tế thường không có đất sống.

Một khi đất nước đã chịu sự vận hành – thoi thóp dựa trên sự giả dối, giàu giả nghèo thật, ở đâu cũng bất công, vô cảm thì phần lớn con người trong đất nước đó không còn là con người nữa. Tôi sợ rằng trước khi bị những kẻ như Trung Quốc xâm lược, người Việt sẽ tự giết lẫn nhau.

______

Thêm một số hình ảnh của tác giả Đỗ Cao Cường:

Bình Luận từ Facebook
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.