Daily Archives: October 25, 2019

Học giả Ấn Độ đề cao hợp tác với Việt Nam ở Biển Đông

Học giả Ấn Độ đề cao hợp tác với Việt Nam ở Biển Đông

Chuyên gia Ấn Độ tin rằng nước này sẽ hợp tác dầu khí lâu dài với Việt Nam và không chấp nhận sự chi phối của nước khác.

“Tôi cho rằng Ấn Độ sẽ không thay đổi hợp tác dầu khí với Việt Nam ở Biển Đông”, Tiến sĩ Geeta Kochhar, Đại học Jawaharlal Nehru, một trong những trường đại học hàng đầu ở New Delhi, Ấn Độ, nói với VnExpress bên lề Hội thảo “Quan hệ giữa Ấn Độ với các nước láng giềng trong bối cảnh mới” hôm nay tại Hà Nội. Sự kiện do Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức.

Đánh giá của chuyên gia Ấn Độ được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có nhiều hoạt động phi pháp trên Biển Đông, trong đó có triển khai tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 và nhóm tàu hộ tống vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam tại Nam Biển Đông từ đầu tháng 7/2019.

Theo bà Kochhar, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi rất kiên định trong chính sách không chấp nhận bất kỳ nước nào có vai trò chi phối trong khu vực.

“Nếu Trung Quốc thể hiện sự quả quyết, không muốn Ấn Độ hợp tác với Việt Nam ở Biển Đông, tôi không nghĩ New Delhi chấp nhận điều đó”, Kochhar nói.

Lý giải chính sách nhất quán của Ấn Độ trong hợp tác với Việt Nam ở Biển Đông, Phó giáo sư Om Prakash Dahiya, Khoa Khoa học chính trị, Đại học Delhi, cho hay việc Việt Nam nằm ở Biển Đông, một vùng chiến lược, khiến Hà Nội có vai trò chủ chốt trong chính sách Hướng Đông của Ấn Độ.

Phó giáo sư Tien-sze Fang, Đại học quốc gia Tsing Hua, Đài Loan, cho biết khoảng 40% thương mại toàn cầu của Ấn Độ đi qua Biển Đông, do đó việc Ấn Độ kêu gọi tự do hàng hải ở khu vực là điều rất cấp bách.

Việc Trung Quốc quân sự hóa ở Biển Đông được coi là một rào chắn lớn cho khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương mở và tự do. Các cơ sở quân sự sẽ dẫn tới sự thay đổi đáng kể với 29 tuyến hàng hải đi qua khu vực, nơi có hàng hóa giao thương, hoạt động khai thác dầu và đánh cá trị giá hàng nghìn tỷ USD. Trên khía cạnh địa chính trị, Biển Đông là cửa ngõ dẫn tới khu vực Thái Bình Dương và tới trung tâm của khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Theo Fang, Việt Nam và Ấn Độ hợp tác về khai thác dầu khí ngoài khơi Biển Đông từ năm 1988. Sự chú ý của Ấn Độ khi hợp tác với Việt Nam ở Biển Đông không đơn thuần là về kinh tế, mà vì những lợi ích an ninh và quân sự.

Fang và Dahiya đều nhắc đến việc Trung Quốc nhiều lần yêu cầu Ấn Độ và Việt Nam ngừng hợp tác dầu khí nhưng thất bại. Năm 2014, sau khi bị Trung Quốc phản đối, Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj khi đến Việt Nam đã tuyên bố Công ty dầu khí nhà nước ONGC Videsh sẽ tiếp tục các dự án hợp tác. Gần đây nhất, ngày 2/8, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar khẳng định nước này mong muốn tiếp tục hợp tác về dầu khí với Việt Nam trên Biển Đông.

“Ấn Độ cần thiết phải chú ý đến diễn biến ở Biển Đông và bảo đảm lợi ích của mình không bị nguy hại”, Fang nói.

Nhắc đến bối cảnh mới, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma cho hay New Delhi đang tìm kiếm mối hợp tác nhằm xây dựng kết nối quốc tế vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng với các nước láng giềng liền kề và lân cận. Ấn Độ cũng đang hướng đến việc trở thành nền kinh tế 5.000 tỷ USD trong 5 năm tới. Trong khi thế giới có nhận thức lớn hơn về vai trò của Ấn Độ trong trật tự khu vực và thế giới, Ấn Độ sẵn sàng thực hiện vai trò này, để trở thành bên đóng góp các ý tưởng và năng lực trong các diễn đàn quốc tế.

Advertisement
Categories: Biển Đông | Leave a comment

Kiện Trung cộng chỉ tốn 7 triệu USD, tại sao không kiện?

Kiện Trung cộng chỉ tốn 7 triệu USD, tại sao không kiện?

< A >
Chân Như (Danlambao)  Việc tàu thăm dò dầu khí Hải Dương của Trung Cộng xâm phạm Bãi Tư Chính nằm trong thềm lục địa Việt Nam đã gần bước sang tháng thứ tư, vậy mà đến nay nhà cầm quyền CSVN vẫn chỉ phản đối cho có, giới hạn trong phạm vi “quan ngại”, chứ chưa có một thông báo chính thức nào ra cho toàn dân biết sẽ đối đầu cụ thể với TC ra sao cả.
Chưa kể người lãnh đạo cao nhất của VN là Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hôm 15.10.19 lại đưa ra hàng loạt phát biểu đầy mâu thuẫn lẫn gian trá về Biển Đông như sau: “Hay gì mà căng thẳng, cả đôi bên cùng thiệt… Nguyên tắc là độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ nhưng đồng thời phải giữ ổn định. Chưa có thời kỳ nào đất nước đang có không khí ổn định tốt như thế này. Phải giữ lấy nó”!
Tại sao bảo vệ chủ quyền mà ông Tổng Bí lại tính chuyện “thiệt hại” như ông đang tính chuyện trong xó nhà ông vậy, còn lợi ích quốc gia-mất Bãi Tư Chính xem như là mất biển- ông bỏ đi đâu?
Theo lời thuật lại của người Phi với cựu đại sứ VN tại Phi là ông Hoàng Thắng và ông Triều Dương thì tổng chi phí cho vụ kiện TC mà chính quyền Phi chi trả chỉ gói gọn trong 7 triệu USD. (Xin coi Video từ phút 52:52*).Theo thời giá có thể năm nay chi phí sẽ leo thang thành 10-20 triệu USD đi nữa thỉ chỉ là một phần cực nhỏ so với lợi nhuận lên đến 60% mà Kinh tế Biển mang về hàng năm cho GDP VN (tương đương 185 tỷ USD) qua các ngành nghề: Đánh bắt cá, Chế biến hải sản, Nghề làm muối, Khai thác dầu khí, Vận chuyển hàng hải, Kỹ nghệ đóng tàu-sửa tàu, Du lịch biển, Khai thác năng lượng gió… 7 triệu USD hay 185 tỷ USD, cái nào lợi hơn hả ông Trọng?
Nếu mấy trăm năm trước cha ông ta cũng tính chuyện “thiệt hại” kiểu như ông bây giờ là tham sống sợ chết khi quân xâm lược phía Bắc vũ bão tràn xuống thì bảo đảm nay đã không có nước Việt Nam trên bản đồ thế giới rồi, “nếu” học sử Việt thì chắc ông Trọng đã rõ.
Còn cái câu “Chưa có thời kỳ nào đất nước đang có không khí ổn định tốt như thế này” mà ông nhắc đi nhắc lại một cách hiu hiu tự đắc thì ông nghĩ lại đi. Cũng do giữ gìn đại cục với TC mà nợ công vượt trần, ô nhiễm môi trường trầm trọng, tham nhũng kéo theo Dân Oan mất đất từ Bắc chí Nam và quan trọng hơn cả là biển VN đang bị TC gặm nhấm từng ngày, vậy hai chữ “ổn định” mà ông tự hào ở đây có phải chỉ dành riêng cho Ba Đình của ông?
Không những không đưa ra được một kế sách nào đánh đuổi ngoại xâm mà Đảng chỉ biết mỗi một việc là ra sức đàn áp những biểu hiện yêu nước; kiểm soát nhà mạng để bóp nghẹt mọi tự do ngôn luận về chính trị; Ban Tuyên giáo dùng tất cả sức mạnh của kênh đài, báo chí để thóa mạ, chụp mũ cho những người đã mạnh dạn chỉ ra thái độ đớn hèn của Bộ chính trị, của Quốc hội, của Chính phủ, của Bộ Ngoại giao… Hành động kiểu độc tài như thế mà gọi là bảo vệ chủ quyền ư?
Kiện TC ra Tòa án quốc tế cũng là phương thức “Đấu tranh bằng Pháp lý” mà VN nên sử dụng. Công ước LHQ về luật Biển năm 1982 (UNCLOS) còn ghi rõ: “Cho phép các nước ven bờ đặc quyền kiểm soát nguồn tài nguyên thuộc về thềm lục địa của nước đó 200 hải lý, còn gọi là EEZ- tức vùng đặc quyền kinh tế. Bên cạnh đó, về quy chế của các thực thể trên biển như đảo ngầm được bồi đắp nhân tạo không được tính như thềm lục địa, nên không có cơ sở đòi quyền EEZ.” Nghĩa là cái lưỡi bò của TC vẽ ra chung quanh Trường Sa là một việc hoàn toàn phi lý, ngồi trên luật lệ.
Lãnh đạo khôn ngoan phải biết nhờ Luật biển Quốc tế mới khẳng định được chính danh chủ quyền đất nước. Với bản phán quyết của Tòa án Quốc tế sẽ có tác dụng như là một Giấy Chứng nhận chủ quyền được Quốc tế cấp cho VN, TC không thể bất chấp công lý muốn lấn chiếm đâu cũng được. Hồi 2016 Philippin chỉ bỏ ra 7 triệu USD để kiện, đã thắng và nay TC phải chấp thuận phán quyết đó thôi.
CSVN cũng biết rõ những lợi điểm của việc kiện, nhưng lại không dám làm và chắc chắn cũng không vì không có đủ 7 triệu USD để trả cho chi phí vụ kiện. Thái độ hèn nhát của nhà cầm quyền cs trước mọi hung hăng xâm chiếm của TC khiến người dân không ngừng thắc mắc, có phải nếu VN kiện TC ra tòa thì Bắc Kinh sẽ phải trưng ra trước bàn dân thiên hạ ngay 2 cái tịt của đảng:
– Hồ Chí Minh chính là Hồ Quang.
– Mật ước Thành Đô, một Công hàm bán nước mà CSVN đã ký với Bắc Kinh vào năm 1990, trong đó TC bảo đảm cho ĐCSVN được tồn tại, đổi lại lãnh thổ và chủ quyền của toàn bộ nước VN đều do TC kiểm soát.
CS, đừng diễn nữa, trả lời cho dân đi!
22/10/2019
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Tin Phật Giáo Hòa Hảo

Tin Phật Giáo Hòa Hảo

< A >
Chính Lê (Danlambao) – Hiện nay, nhà cầm quyền cộng sản trong nước cấu kết với Ban Trị sự Phật Giáo Hòa Hảo quốc doanh, đang tu sửa làm thay đổi hình dạng Chùa An Hòa, tức An Hòa Tự, còn gọi là Chủa Thầy (nay thuộc huyện Phú Tân, tỉnh An Giang). An Hòa Tự là ngôi chùa cổ kính, nguyên thủy nơi Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ khai sáng đạo PGHH, nên gọi là Chùa Thầy, mà toàn thể tín đồ PGHH đến hành hương hằng năm vào dịp Lễ khai đạo ngày 18-5 âm lịch. Đây là âm mưu của CS muốn xóa bỏ di tích cũ của đạo PGHH.
Âm mưu nầy được đồng đạo Nguyễn Ngọc Tân, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Truyền thông và Liên lạc Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Tuý, đưa tin báo động trước dư luận trong và ngoài nước. Ban Trị sự Giáo Hội PGHH Thuần tuý không theo Ban trị sự PGHH quốc doanh do nhà nước cộng sản kiểm soát.
Công an xã Đông Thành huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long liền gởi giấy mời đồng đạo Nguyễn Ngọc Tân đến làm việc với công an địa phương vào ngày Thứ Hai 21-10-2019. Lý do ghi rằng “trao đổi hoạt động của bản thân trong thời gian gần đây có liên quan đến an ninh Quốc gia.” Một cư sĩ đạo PGHH cô thân cô thế ở vùng quê không có một tấc sắt trong tay, làm gì mà liên quan đến an ninh quốc gia?
Lâu nay, công an thường bắt giam, đánh dập, ngược đãi tín đồ của Giáo Hội PGHH Thuần Tuý, vì hoạt động bảo vệ Giáo Hội. Công an Vĩnh Long đã từng đánh chết anh Nguyễn Hữu Tấn, một tín đồ PGHH, cách đây trên một năm, rồi cắt cổ anh Tấn và vu họa là anh Tấn tự tử, rồi đem thi thể anh Tấn trả lại cho gia đình tại địa phương xã Đông Thành, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, buộc gia đình phải chôn liền để phi tang.
Chúng tôi xin loan báo rộng rãi tin nầy và rất mong mọi người quan tâm chia sẻ, nhằm ủng hộ tinh thần cho đồng đạo Nguyễn Ngọc Tân đang gặp khó khăn. Kèm theo đây là photocopy thư mời của công an huyện Bình Minh, xã Đông Thành, tỉnh Vĩnh Long.
19.10.2019
Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 rút đi sau hơn 3 tháng xâm phạm vùng biển VN

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 rút đi sau hơn 3 tháng xâm phạm vùng biển VN

BTV Tiếng Dân

25-10-2019

Báo trong nước và quốc tế đưa tin, sáng 24/10, tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế VN, sau hơn 3 tháng liên tục xâm phạm vùng biển nước ta. Ông Đặng Sơn Duân cho biết, “Hải Dương 8 sẽ không về Tam Á ở Hải Nam, mà về thẳng Quảng Châu. Nếu vậy, nhiều khả năng lần này nó cút thật”.

Facebooker Phạm Thắng Nam đưa tin, tàu Khanh Hoa 01015 của VN đã theo “tiễn” Hải Dương 8 một đoạn rồi dừng lại, “chia tay” tại vĩ tuyến 16. Ông Nam viết: “Trong những ngày vừa qua, tàu Khanh Hoa 01015 đã bám sát HD8. Hôm nay, 24-10-2019, HẢI DƯƠNG 8 chạy nhanh lên phía Bắc và KHANH HOA 01015 vẫn bám theo. Nhưng đến vĩ tuyến 16 thì KHANH HOA đã ‘nói lời tạm biệt’ với HD8 và quay đầu trở về với đất mẹ“.

Vị trí tàu Khanh Hoa 01015 “chia tay” với Hải Dương 8. Nguồn: Phạm Thắng Nam

Ông Nam cho biết, lúc 6h15′ sáng 25/10/2019, Hải Dương 8 “đã đi qua khỏi khu vưc đảo Hải nam, đang di chuyển theo hướng đến Quảng Châu, với tốc độ khoảng 10 knots. Hiện nay vị trí của HD8 ngang với vĩ tuyến 20“. Tàu Hải Dương Địa Chất 10 đang đậu gần đó.

Vị trí Hải Dương 8 lúc 6h15′ sáng 25/10/2019. Ảnh: Phạm Thắng Nam

Hải Dương 8 rút, do giàn khoan Hakuryu-5 rút?

BBC có clip: Bãi Tư Chính: Giàn khoan Hakuryu-5 rút đi, Hải dương 8 cũng rời đi.

BBC có audio phỏng vấn Thạc sĩ Hoàng Việt: Đạt được mục đích, Trung Quốc rút tàu Hải Dương 8? BBC đặt câu hỏi: Sau khi tàu Hải Dương 8 rút, TQ sẽ đưa tàu mới vào, hoặc triển khai giàn khoan ở khu vực mà họ vừa khảo sát? Ông Hoàng Việt nhận định, có khả năng TQ rút hẳn và căng thẳng trong khu vực sẽ giảm nhiệt, cũng có thể TQ tạm rút và quay trở lại như những lần trước.

Ông Việt nghiêng về khả năng TQ sẽ rút hẳn, bởi một số mục tiêu TQ đã đạt được, đó là gây sức ép với VN, khi VN đặt giàn khoan Hakuryu 5, tại lô 06.01, thuộc vùng đặc quyền kinh tế của VN nhưng TQ tuyên bố chủ quyền, cho nên TQ cho Hải Dương 8 tới quấy phá. Bây giờ giàn khoan Hakuryu 5 rút đi, nên TQ cũng cho Hải Dương 8 rút lui.

Facebooker Phạm Thắng Nam có video clip ghi lại hình ảnh tàu hải cảnh TQ điên cuồng quấy phá khu vực VN đặt giàn khoan Hakuryu 5, tại lô 06.01, phía dưới bãi Tư Chính, từ ngày 27/9 đến 22/10/2019:

Video Player

00:00
02:17

Ông Nam viết: “Các tầu này chạy qua chạy lại, quỹ đạo di chuyển của chúng đan thành một mang lưới dày đặc xung quanh giàn khoan và chúng luôn tìm mọi cách vượt qua hàng rào che chắn của nhiều tầu CSB và tàu hải giám VN để tiếp cận HAKURYU 5 và phá hoạt động của giàn khoan, như phun nước vào hệ thống điện động lực điều khiển của giàn khoan…”

Video clip cho thấy, vị trí giàn khoan Hakuryu 5 được đánh dấu bởi vòng tròn màu vàng đất, có đầu mũi tên trắng ở giữa. Các tàu cảnh sát biển và hải giám VN đã ngăn chặn hữu hiệu các tàu hải cảnh TQ, nên không có lúc nào tàu TQ đến gần được giàn khoan. Chỉ một lần tàu hải cảnh TQ đến sát được giàn khoan, sau khi đã tắt AIS để lừa các tàu VN.

Lại bản đồ lưỡi bò nằm trong ấn phẩm bán tại Việt Nam

Cục Xuất bản, In và Phát hành, thuộc Bộ TT&TT đang làm rõ thông tin sách in hình ‘đường lưỡi bò’ được bày bán tại nhà sách lớn ở Việt Nam, VTC đưa tin. Đó là vụ cuốn sách địa lý có tên Atlas of the World picture book, NXB là Usborn, được bày bán ở nhà sách P.N có hình ảnh “đường lưỡi bò”.

Một người dân bình luận: “Đây là điều cực kỳ nguy hiểm. Tôi không hiểu sao cuốn sách này có thể lọt vào một nhà sách lớn như vậy? Không biết bao nhiêu phụ huynh mua cuốn sách này về cho các con, các cháu của họ đọc và học những kiến thức từ trong đó”.

Hình ảnh cuốn sách có in hình “đường lưỡi bò” phi pháp lan truyền trên mạng xã hội. Nguồn: VTC

Ngày 24/10/2019, đại diện Cục Xuất bản, In và Phát hành xác nhận, đơn vị nhập sách là Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Phát triển văn hóa. Công ty này đã được cấp giấy phép nhập 20 cuốn sách “Atlas of the World picture book” vào ngày 2/11/2018.

Đại diện Cục Xuất bản, In và Phát hành nói với VTC: “Trong giấy xác nhận của Cục, chúng tôi yêu cầu công ty này phải thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu là cuốn sách Atlas of the World picture book và báo cáo kết quả thẩm định về Cục”. Vẫn là các bên đổ qua, đổ lại.

______

Mời đọc thêm: Tàu Hải Dương Địa chất 8 rút khỏi vùng biển Việt Nam, hướng về Trung Quốc (TT). – Trung Quốc rút tàu Hải Dương 8 ngay sau khi giàn khoan Việt Nam kết thúc thăm dò (VOA). – Biển Đông: Tàu Hải Dương Địa Chất 8 rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế VN (BBC). Hải Dương 8 rút, các quan chức CSVN mới dám mạnh miệng tuyên truyền đầy đủ thông tin về tình hình Biển Đông (ĐCSVN).

– Bộ trưởng Hải quân Mỹ: Muốn đối phó TQ, toàn chính phủ phải hành động (Zing). – Quan chức hải quân Mỹ nêu cách đối phó với Trung Quốc (VOA). – Trung Quốc lại nói ‘không muốn bá quyền thế giới’ (TT). – Trung Quốc nói không đi đôi với làm ở Biển Đông (LĐ).- Trung Quốc bị chỉ trích ‘bành trướng từ biển Đông đến Bắc Cực’ (PLTP). – Chuyên gia: Ấn Độ vẫn hợp tác với VN, bất chấp hành động gây hấn của TQ (VOA). – Việt Nam mang vấn đề Biển Đông ra Hội nghị Bộ trưởng Phong trào Không liên kết (TN).

– “Đường lưỡi bò” và sự nhìn nhận của thế giới về một yêu sách phi lý (NB&CL). – Vụ ô tô có bản đồ “đường lưỡi bò” bán tại Việt Nam: Phải luôn cảnh giác cao độ (NLĐ). – Đài Loan lên tiếng về phim Người tuyết bé nhỏ có bản đồ hình lưỡi bò (RFA). – Malaysia cấm truyện tranh về ‘Vành đai và Con đường’ vì vô cảm với văn hóa (VTC).

Bình Luận từ Facebook
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Đạt được mục đích, Trung Quốc rút tàu Hải Dương 8?

Đạt được mục đích, Trung Quốc rút tàu Hải Dương 8?

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.