Daily Archives: October 27, 2019

Nhóm người lạ “tấn công” tịnh thất Bồng Lai: Sư thầy bị ném gạch chảy máu, mất tài sản hơn 300 triệu đồng

Nhóm người lạ “tấn công” tịnh thất Bồng Lai: Sư thầy bị ném gạch chảy máu, mất tài sản hơn 300 triệu đồng

Quốc Chiến | 

Nhóm người lạ "tấn công" tịnh thất Bồng Lai: Sư thầy bị ném gạch chảy máu, mất tài sản hơn 300 triệu đồng

Hiện cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục điều tra làm rõ sự việc nhóm người lạ xông vào tịnh thất Bồng Lai để xử lý theo quy định pháp luật.

Cách đây hai ngày, một nhóm khoảng 50 người đã xông vào tịnh thất Bồng Lai (xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) gây rối, đập phá đồ đạc và xô xát khiến dư luận bức xức. Trưa ngày 26/10, phóng viên có mặt tại tịnh thất này để tìm hiểu thực hư sự việc.

Theo quan sát của phóng viên, thời điểm này tịnh thất đóng kín cửa, người dân tập trung xung quanh bên ngoài để theo dõi sự việc. Lực lượng công an huyện Đức Hòa và công an xã Hòa Khánh Tây đã có mặt để ghi nhận lời khai, điều tra làm rõ vụ việc để xử lý theo quy đinhj pháp luật.

“Lúc đó họ rất hung hãn, kiếm cớ tìm người để xông vào tịnh thất đập phá, tấn công người. Kiếm người mà đóng cửa phòng lại để lục soát, tịnh thất cũng bị mất nhiều tài sản. Hiện công an đã vào cuộc lấy lời khai, chỉ mong sự việc nhanh chóng được sáng tỏ”, một người trong tịnh thất cho hay.

Nhóm người lạ tấn công tịnh thất Bồng Lai: Sư thầy bị ném gạch chảy máu, mất tài sản hơn 300 triệu đồng - Ảnh 1.

Sư thầy Nhị Nguyên bị ném gạch chảy máu mặt.

Trao đổi với phóng viên, đại diện tịnh thất Bồng Lai – nhà sư Hoàn Nguyên cho biết khoảng 15h chiều 24/10, nhóm khoảng 50 người bất ngờ chia làm 2 nhóm xông vào tịnh thất. Một nhóm tông cửa, nhóm còn lại đạp ngã hàng rào lưới sắt.

Theo đó, nhóm người này không nói chuyện đầu đuôi mà xông vào yêu cầu lục sáot bên trong khuôn viên tịnh thất. Thầy Hoàn Nguyên buồn bã kể lại:

“Mặc chúng tối can ngăn, hỏi chuyện nhưng nhóm người kia vẫn không lên tiếng. Sau khi lục soát nhưng không thấy gì, họ dùng điện thoại quay phim chúng tôi. Một người trong nhóm cho rằng chùa đang giam giữ, bắt cóc con gái 22 tuổi của họ, những người khác cũng liên tục hùa theo”.

Theo một nhà sư trong tịnh thất cho biết có 1 cô gái khoảng 22 tuổi (ngụ TP HCM) có đến tịnh thất Bồng Lai để thăm 5 chú tiểu dự thi Thách thức danh hài hồi năm 2018. Sau đó, người nhà cô này xuất hiện, bắt đưa về nhà.

“Có thể hiện cô ấy lại bỏ nhà đi. Đây có thể là lý do họ tưởng tịnh thất chúng tôi bắt giữ người mà kéo đến. Tôi nghĩ việc người nhà tìm con gái là thật, nhưng nhóm người hung hăng còn lại thì không biết từ đâu đến, có quan hệ gì với gia đình”, thầy Nhất Nguyên nói.

Nhóm người lạ tấn công tịnh thất Bồng Lai: Sư thầy bị ném gạch chảy máu, mất tài sản hơn 300 triệu đồng - Ảnh 2.

Sư trụ trì vẫn hoảng loạn sau sự việc, tịnh thất bị mất hơn 300 triệu.

Sư thầy cho rằng nhóm người đã hung hăng đập phá đồ đạc và khiến một sư thầy khác bị thường. Cụ thể, khi xảy ra sự việc, nhiều đối tượng cầm hung khí đến căn phòng có các chú tiểu đang ở. Lo sợ xảy ra chuyện, các sư thầy ngắn cản thì một đối tượng ném gạch vào sư thầy Nhị Nguyên khiến nạn nhân bị thương nặng, phải nhập viện cấp cứu khâu 7 mũi.

Ngoài ra, trong lúc lộn xộn, kẻ xấu đã lấy đi nhiều tài sản của tịnh thất Bồng Lai. Cụ thể, ở bàn làm việc mất 25 triệu đồng, ở các hộc tủ phòng của sư trụ trì mất 280 triệu đồng. Ngoài ra các đối tượng cũng lấy đi một viên ngọc thạch anh đen. Tổng cộng tài sản mất trị giá hơn 300 triệu đồng. Sự việc này đã được trình báo cho cơ quan chức năng.

Mãi hơn 1 tiếng đồng hồ sau, nhóm đối tượng mới rời đi khi phát hiện công an địa phương đến hiện trường. Ngày hôm sau, các sư thầy cũng ghi nhận việc có một đối tượng lạ lảng vảng bên hông của tịnh thất để thăm dò tình hình. Khi phát hiện bị quay phim, ông ta bất ngờ bỏ chạy.

“Hai ngày nay, chúng tôi sống trong nơm nớp lo sợ. Các chú tiểu nhỏ trong chùa cũng bị hoảng loạn. Mỗi khi có nhóm khách đông đúc ghé thăm, chúng tôi phải rất đề phòng mới dám mở cửa”, một phật tử sinh sống trong chùa cho hay.

Địa diện tịnh thất Bồng Lai chia sẻ rằng: “Giờ tịnh thất chỉ cần tìm lại được tài sản bị mất cắp, có cuộc sống bình yên, vì các chú tiểu còn phải thi Thách thức danh hài mùa mới nữa. Còn mọi chuyện cứ để pháp luật giải quyết công bằng”.

Ngày 24/10, một nhóm người khoảng 50 người đã phá cửa, hàng rào, leo vào Tịnh thất Bồng Lai, nơi cư trú của 5 chú tiểu tham gia chương trình Thách thức danh hài để đập phá, lục lọi đồ đạc, thậm chí hành hung các sư thầy trong tịnh xá.

Mặc cho các lời khuyên can của sư thầy, nhóm người vẫn lớn tiếng cho biết con gái của họ năm nay 22 tuổi đột nhiên muốn đi tu nhưng họ không đồng ý, cô ấy đã bỏ nhà, trốn đi hơn 2 tháng nay. Theo nhóm người này, con gái họ đã bị giam giữ tại Tịnh xá Bồng Lai suốt 2 tháng trời.

Trước sự tấn công của nhóm người, các sư thầy một mực ngăn cản, không cho phép những người này vào lục soát. Mặc dù vậy, nhóm người vẫn cãi vã vô cùng gay gắt, thậm chí, sau đó, có người còn xông vào tìm kiếm, kiểm tra các phòng trong tịnh xá.

Sau khi tự tiện xông vào tịnh xá và lục tung mọi ngóc ngách để tìm kiếm nhưng không thấy người cần tìm, nhóm người này đã tập trung đứng bên ngoài chửi bới và lăng mạ các sư thầy. Trong lúc can ngăn để bảo vệ tài sản và những chú tiểu đang nằm ngủ bên trong, một sư thầy đã bị một người phụ nữ trong nhóm này chọi 1 tấm gạch men sắc nhọn vào mặt.

Cú đánh khiến gương mặt 1 sư thầy bị thương nghiêm trọng, máu chảy đầm đìa nằm gục trên nền đất. Đáng chú ý, các đối tượng gây hấn, mang khẩu trang che mặt, đội nón bảo hiểm, và sẵn sàng cầm nón tấn công khi không đạt được mục đích vào tịnh thất.

Được biết, hiện nay, tịnh thất chưa thống kê được tài sản mất mát và hư hại. Nhưng các sư thầy và sư cô đang lo lắng hơn cả cho sự an toàn của nhà chùa và các bé đang ở đây. Khi các nhóm đối tượng còn buông lời thách thức và đe dọa sẽ tiếp tục đến và gây chuyện nếu không tìm ra được con gái của họ.

Advertisement
Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

Vốn FDI từ Trung Quốc, Hồng Kông dồn dập đổ vào Việt Nam

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Quan chức Mỹ tiếp tục lên án TQ bắt nạt Việt Nam ở Biển Đông Ngày đăng 26-10-2019

Quan chức Mỹ tiếp tục lên án TQ bắt nạt Việt Nam ở Biển Đông

Tuần trước, ông David R. Stilwell, trợ lý của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã lên án Trung Quốc liên tục đe dọa các nước láng giềng ở Biển Đông và “quấy rối các tài sản của Việt Nam” ở Bãi Tư Chính.

Ông Stilwell phụ trách các vấn đề về Đông Nam Á và Thái Bình Dương trong Bộ Ngoại giao Mỹ.

Trong buổi điều trần trước Ủy ban Đối Ngoại thượng viện Mỹ, ông Stilwell nói Đảng Cộng sản Trung Quốc đang theo đuổi “một viễn cảnh áp bức” cho khu vực nhằm tái lập trật tự theo hướng có lợi cho mình, và đã đặt Bắc Kinh vào “một vị thế đối đầu chiến lược với bất kỳ ai mong muốn duy trì một trật tự mở và tự do bao gồm các quốc gia có chủ quyền trong trật tự dựa trên pháp luật”.

“Giới lãnh đạo của Trung Quốc, thông qua hải quân của Quân đội Giải phóng Trung Quốc, các cơ quan thực thi pháp luật, và dân quân hải quân – tiếp tục hăm dọa và bắt nạt các quốc gia khác trên Biển Đông”, ông Stilwell nói.

Ông cũng lên án việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên gần hết Biển Đông, biện minh bằng “đường chín đoạn đầy lố bịch” vốn thiếu cả “giá trị pháp lý, lịch sử và địa lý”.

Trợ lý ngoại trưởng Mỹ đã đặc biệt đề cập đến Việt Nam như là một nạn nhân trực tiếp của “kẻ bắt nạt” Trung Quốc trong bài phát biểu trước Thượng viện Mỹ.

“Sự quấy rối liên tục (của Trung Quốc) đối với các tài sản của Việt Nam quanh Bãi Tư Chính là một trường hợp rõ rệt,” ông Stilwell nói. Ông cũng tỏ ra hoài nghi về cam kết của Bắc Kinh khi nói muốn xây dựng một bộ quy tắc ứng xử hòa bình với các nước khác trên Biển Đông trong khi liên tục sử dụng hải quân, cảnh sát biển và các công cụ khác để “bắt nạt” các nước hàng xóm như Việt Nam và xây đảo nhân tạo trái phép trên khu vực tranh chấp.

“Chúng tôi tiếp tục hoài nghi về tính trung thực của Trung Quốc trong hoạt động đàm phán Bộ quy tắc ứng xử có ý nghĩa và phù hợp với luật pháp quốc tế”.

“Nếu được dùng để hợp pháp hóa hành vi thái quá và các tuyên bố hàng hải phi pháp của Trung Quốc, cũng như để trốn tránh các cam kết mà Bắc Kinh đã ký theo luật quốc tế, thì một Bộ quy tắc ứng xử sẽ gây hại cho khu vực và cho tất cả những ai coi trọng tự do hàng hải.” ông nói.

Trước Stilwell, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã tố cáo hành vi “bắt nạt” của Trung Quốc đối với hoạt động dầu khí của Việt Nam ở Biển Đông.

“Bộ Quốc phòng Mỹ vô cùng quan ngại về các nỗ lực của Trung Quốc đã tiếp tục vi phạm trật tự quốc tế dựa trên luật lệ trên khắp khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Trung Quốc sẽ không thể có được sự tin tưởng của các nước láng giềng hay sự tôn trọng của cộng đồng quốc tế bằng việc duy trì các chiêu trò bắt nạt”, tuyên bố của Ngũ Giác Đài phát đi hồi tháng 8.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 rút đi sau hơn 3 tháng xâm phạm vùng biển VN

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 rút đi sau hơn 3 tháng xâm phạm vùng biển VN

BTV Tiếng Dân

25-10-2019

Báo trong nước và quốc tế đưa tin, sáng 24/10, tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế VN, sau hơn 3 tháng liên tục xâm phạm vùng biển nước ta. Ông Đặng Sơn Duân cho biết, “Hải Dương 8 sẽ không về Tam Á ở Hải Nam, mà về thẳng Quảng Châu. Nếu vậy, nhiều khả năng lần này nó cút thật”.

Facebooker Phạm Thắng Nam đưa tin, tàu Khanh Hoa 01015 của VN đã theo “tiễn” Hải Dương 8 một đoạn rồi dừng lại, “chia tay” tại vĩ tuyến 16. Ông Nam viết: “Trong những ngày vừa qua, tàu Khanh Hoa 01015 đã bám sát HD8. Hôm nay, 24-10-2019, HẢI DƯƠNG 8 chạy nhanh lên phía Bắc và KHANH HOA 01015 vẫn bám theo. Nhưng đến vĩ tuyến 16 thì KHANH HOA đã ‘nói lời tạm biệt’ với HD8 và quay đầu trở về với đất mẹ“.

Vị trí tàu Khanh Hoa 01015 “chia tay” với Hải Dương 8. Nguồn: Phạm Thắng Nam

Ông Nam cho biết, lúc 6h15′ sáng 25/10/2019, Hải Dương 8 “đã đi qua khỏi khu vưc đảo Hải nam, đang di chuyển theo hướng đến Quảng Châu, với tốc độ khoảng 10 knots. Hiện nay vị trí của HD8 ngang với vĩ tuyến 20“. Tàu Hải Dương Địa Chất 10 đang đậu gần đó.

Vị trí Hải Dương 8 lúc 6h15′ sáng 25/10/2019. Ảnh: Phạm Thắng Nam

Hải Dương 8 rút, do giàn khoan Hakuryu-5 rút?

BBC có clip: Bãi Tư Chính: Giàn khoan Hakuryu-5 rút đi, Hải dương 8 cũng rời đi.

BBC có audio phỏng vấn Thạc sĩ Hoàng Việt: Đạt được mục đích, Trung Quốc rút tàu Hải Dương 8? BBC đặt câu hỏi: Sau khi tàu Hải Dương 8 rút, TQ sẽ đưa tàu mới vào, hoặc triển khai giàn khoan ở khu vực mà họ vừa khảo sát? Ông Hoàng Việt nhận định, có khả năng TQ rút hẳn và căng thẳng trong khu vực sẽ giảm nhiệt, cũng có thể TQ tạm rút và quay trở lại như những lần trước.

Ông Việt nghiêng về khả năng TQ sẽ rút hẳn, bởi một số mục tiêu TQ đã đạt được, đó là gây sức ép với VN, khi VN đặt giàn khoan Hakuryu 5, tại lô 06.01, thuộc vùng đặc quyền kinh tế của VN nhưng TQ tuyên bố chủ quyền, cho nên TQ cho Hải Dương 8 tới quấy phá. Bây giờ giàn khoan Hakuryu 5 rút đi, nên TQ cũng cho Hải Dương 8 rút lui.

Facebooker Phạm Thắng Nam có video clip ghi lại hình ảnh tàu hải cảnh TQ điên cuồng quấy phá khu vực VN đặt giàn khoan Hakuryu 5, tại lô 06.01, phía dưới bãi Tư Chính, từ ngày 27/9 đến 22/10/2019:

Video Player

00:00
02:17

Ông Nam viết: “Các tầu này chạy qua chạy lại, quỹ đạo di chuyển của chúng đan thành một mang lưới dày đặc xung quanh giàn khoan và chúng luôn tìm mọi cách vượt qua hàng rào che chắn của nhiều tầu CSB và tàu hải giám VN để tiếp cận HAKURYU 5 và phá hoạt động của giàn khoan, như phun nước vào hệ thống điện động lực điều khiển của giàn khoan…”

Video clip cho thấy, vị trí giàn khoan Hakuryu 5 được đánh dấu bởi vòng tròn màu vàng đất, có đầu mũi tên trắng ở giữa. Các tàu cảnh sát biển và hải giám VN đã ngăn chặn hữu hiệu các tàu hải cảnh TQ, nên không có lúc nào tàu TQ đến gần được giàn khoan. Chỉ một lần tàu hải cảnh TQ đến sát được giàn khoan, sau khi đã tắt AIS để lừa các tàu VN.

Lại bản đồ lưỡi bò nằm trong ấn phẩm bán tại Việt Nam

Cục Xuất bản, In và Phát hành, thuộc Bộ TT&TT đang làm rõ thông tin sách in hình ‘đường lưỡi bò’ được bày bán tại nhà sách lớn ở Việt Nam, VTC đưa tin. Đó là vụ cuốn sách địa lý có tên Atlas of the World picture book, NXB là Usborn, được bày bán ở nhà sách P.N có hình ảnh “đường lưỡi bò”.

Một người dân bình luận: “Đây là điều cực kỳ nguy hiểm. Tôi không hiểu sao cuốn sách này có thể lọt vào một nhà sách lớn như vậy? Không biết bao nhiêu phụ huynh mua cuốn sách này về cho các con, các cháu của họ đọc và học những kiến thức từ trong đó”.

Hình ảnh cuốn sách có in hình “đường lưỡi bò” phi pháp lan truyền trên mạng xã hội. Nguồn: VTC

Ngày 24/10/2019, đại diện Cục Xuất bản, In và Phát hành xác nhận, đơn vị nhập sách là Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Phát triển văn hóa. Công ty này đã được cấp giấy phép nhập 20 cuốn sách “Atlas of the World picture book” vào ngày 2/11/2018.

Đại diện Cục Xuất bản, In và Phát hành nói với VTC: “Trong giấy xác nhận của Cục, chúng tôi yêu cầu công ty này phải thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu là cuốn sách Atlas of the World picture book và báo cáo kết quả thẩm định về Cục”. Vẫn là các bên đổ qua, đổ lại.

______

Mời đọc thêm: Tàu Hải Dương Địa chất 8 rút khỏi vùng biển Việt Nam, hướng về Trung Quốc (TT). – Trung Quốc rút tàu Hải Dương 8 ngay sau khi giàn khoan Việt Nam kết thúc thăm dò (VOA). – Biển Đông: Tàu Hải Dương Địa Chất 8 rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế VN (BBC). Hải Dương 8 rút, các quan chức CSVN mới dám mạnh miệng tuyên truyền đầy đủ thông tin về tình hình Biển Đông (ĐCSVN).

– Bộ trưởng Hải quân Mỹ: Muốn đối phó TQ, toàn chính phủ phải hành động (Zing). – Quan chức hải quân Mỹ nêu cách đối phó với Trung Quốc (VOA). – Trung Quốc lại nói ‘không muốn bá quyền thế giới’ (TT). – Trung Quốc nói không đi đôi với làm ở Biển Đông (LĐ).- Trung Quốc bị chỉ trích ‘bành trướng từ biển Đông đến Bắc Cực’ (PLTP). – Chuyên gia: Ấn Độ vẫn hợp tác với VN, bất chấp hành động gây hấn của TQ (VOA). – Việt Nam mang vấn đề Biển Đông ra Hội nghị Bộ trưởng Phong trào Không liên kết (TN).

– “Đường lưỡi bò” và sự nhìn nhận của thế giới về một yêu sách phi lý (NB&CL). – Vụ ô tô có bản đồ “đường lưỡi bò” bán tại Việt Nam: Phải luôn cảnh giác cao độ (NLĐ). – Đài Loan lên tiếng về phim Người tuyết bé nhỏ có bản đồ hình lưỡi bò (RFA). – Malaysia cấm truyện tranh về ‘Vành đai và Con đường’ vì vô cảm với văn hóa (VTC).

Bình Luận từ Facebook
Categories: Biển Đông | Leave a comment

Tôi buồn, tôi tức giận, tôi thương

Tôi buồn, tôi tức giận, tôi thương

Đoàn Bảo Châu

27-10-2019

Tôi lưỡng lự mãi mới viết stt này. Tôi đã không định viết bởi các bạn đã viết rất nhiều nhưng đêm nay tôi không ngủ được và trong lòng cảm thấy không yên nếu như không viết. Có thể nói hiện tượng bỏ nước ra đi là vấn đề phổ biến và có lịch sử lâu dài của người Việt Nam.

Năm 1954, đã có một triệu người miền Bắc chạy nạn cộng sản vào miền Nam, năm 1975 chạy tiếp và hơn một chục năm sau thì phong trào thuyền nhân đã làm chấn động thế giới. Mấy trăm ngàn người đã bị hải tặc giết, hãm hiếp làm mồi cho cá. Máu và nước mắt của thuyền nhân đã làm đỏ lòm và mặn chát Biển Đông.

Nếu người cộng sản, bên thắng cuộc biết cách ứng xử văn minh với bên thua cuộc thì thảm kịch ấy chắc không đến mức kinh hoàng như vậy. Giờ đây, sau mấy chục năm, người Việt vẫn muốn bỏ nước ra đi. Trước có thuyền nhân giờ có thùng nhân.

Bi kịch thuyền nhân thì khủng khiếp gấp cả nghìn vạn lần nhưng vết thương đã lâu rồi, còn bi kịch thùng nhân với lời nhắn: “Mẹ ơi, con chết vì không thở được” đã như một lưỡi dao chọc vào con tim của bao triệu người có lòng thương yêu con người. Con đã chết vật vã đau đớn như vậy, con kêu trong hoảng loạn như vậy nhưng cha mẹ đâu thể làm gì, mặc dù lời nhắn có thể được nhận ngay trong lúc ấy.

Có bạn bảo đấy là quyết định riêng của các nạn nhân và các gia đình nạn nhân và nói không nên đổ lỗi cho chính quyền. Tôi xin thưa với các bạn nói lên câu ấy rằng tôi khinh cách suy nghĩ của các bạn. Trong một đất nước khi bi kịch xảy ra với người dân như vậy, lỗi đầu tiên là thuộc về chính quyền.

Thảm kịch thuyền nhân khiến mấy trăm ngàn người bỏ xác trên biển, ấy là lỗi của chính quyền, họ đã đối xử vô nhân đạo với sĩ quan, binh lính VNCH và người thân của họ và giờ đây khi những người Việt phải bỏ xứ ra đi, hy vọng tìm được một chân trời mới tươi sáng hơn nơi xứ người, ấy cũng vẫn là lỗi của chính quyền, lỗi của những người lãnh đạo. Nếu vào một đất nước văn minh, những người lãnh đạo sẽ biết cúi đầu xin lỗi khi thảm kịch xảy ra với người dân.

Tại sao họ không thể tìm được một cuộc sống tươi sáng ngay tại quê hương, đất nước của họ?

Tôi để ý những bạn mở mồm nói đấy là sai lầm và lựa chọn của riêng họ thì thấy các bạn đã và đang hưởng lộc từ hệ thống chính quyền hoặc các bạn đang làm ăn khấm khá.

Người có lòng nhân sẽ không mang cuộc sống của chính mình ra làm chuẩn mực để phán xét ngừoi khác. Người giầu có, thành đạt mà có tấm lòng đáng quý sẽ hiểu rằng đấy là số phận ưu đãi họ và trong xã hội còn nhiều người không may nên khốn khổ hơn mình và bởi vì mình đã may mắn hơn họ, nên mình hãy thương xót và thông cảm với họ.

Các bạn có thể bảo tôi cực đoan và tôi sẽ công nhận điều ấy nếu các bạn có thể giải thích cho tôi để làm sao tôi không tức giận khi chứng kiến người dân bị cướp đất vô lý, năm này qua năm khác vật vờ vỉa hè, khản cổ nát lòng kêu đòi công lý nhưng công lý cứ bị đóng chặt sau những cánh cửa sắt của cơ quan công quyền và sau những bộ mặt vô cảm lạnh lùng của cán bộ.

Tôi sẽ công nhận mình là cực đoan nếu các bạn có thể làm tôi không tức giận khi thấy thảm hoạ Formosa xảy ra, ngư dân mấy tỉnh miền Trung khốn khổ, gia đình ly tán tứ phương để kiếm sống. Cái phần đền bù chỉ bù được một phần nghìn thiệt thòi họ phải chịu.

Tôi sẽ công nhận mình là cực đoan nếu các bạn khiến tôi không tức giận khi hàng ngày thấy những con đường vừa làm xong đã hỏng, những chiếc cầu vừa làm xong đã gẫy, quan chức tham nhũng thấp hèn, phát ngôn thì ngô nghê như những kẻ thất học, đất nước thì tụt hậu quá xa so với kẻ thù truyền kiếp, công an thì cho phép mình đứng trên luật pháp, có thể bắt bớ tuỳ tiện, cướp tài sản riêng của công dân một cách trắng trợn.

Người Việt đã đi bởi chiến tranh, bởi bị đối xử vô nhân đạo, giờ họ ra đi để trốn môi trường ô nhiễm, tránh một nền giáo dục hình thức, xa rời một xã hội bẩn nhiều hơn sạch và để họ mưu cầu cuộc sống tốt hơn.

Tôi buồn bởi mình bất lực, tôi tức giận bởi hiện trạng be bét và có xu hướng tồi tệ hơn và tôi thương xót đồng bào của tôi.

Bình Luận từ Facebook
Categories: Nhan dinh | Leave a comment

Vượt biển do nhà nước tổ chức và những cái chết tang thương

Vượt biển do nhà nước tổ chức và những cái chết tang thương

Nguyễn Tuấn Khoa

27-10-2019

Những ngày qua thế giới đang xót thương cho 39 người xấu số trong một nỗ lực thoát nghèo với một cuộc đào thoát khỏi đất nước nhược tiểu. Thế giới cũng đang dồn sự căm phẫn lên lũ buôn người của đất nước Trung Cộng hiếu chiến. Đọc lại “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức, tôi nhớ lại những cái chết tang thương giống như vậy trong cuộc vượt biển do nhà cầm quyền Việt Nam tổ chức dưới cái tên Đi Bán Chính Thức.

Thuyền nhân vượt biển sau năm 1975. Photo Courtesy

Đi Bán Chính Thức hay Phương Án II

Sau khi chiếm được miền Nam Việt Nam, mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Cộng ngày càng tăng cao. Trung Cộng lên án Việt Nam đàn áp Hoa Kiều và muốn đem Hoa Kiều về nước. Trong khi đó, Trung ương Đảng CSVN coi người Hoa là đạo quân thứ V và muốn “tương kế, tựu kế” để trả họ về cố quốc.

Thêm vào đó, chính sách cải tạo công thương nghiệp đã đẩy người Hoa Chợ Lớn đi đến chỗ khánh kiệt và họ quyết định vượt biên thay vì về với Trung Cộng mà với họ không khác gì xuống địa ngục. Người Hoa ra đi ngày càng nhiều, chết trên biển cả rất nhiều, Việt Nam bị thế giới lên án. Để đối phó, Việt Nam tổ chức cho họ ra đi bán chính thức, người CS gọi là Phương Án II, ban đầu xem ra là một chủ trương thiện chí.

Phương án II là kế hoạch tuyệt mật, phổ biến miệng, chỉ có bí thư, chủ tịch và giám đốc CA thành phố HCM biết, sau kế hoạch này được thực hiện ở các tỉnh thành phía Nam. Đó là chủ trương “đưa đối tượng ra khỏi điểm nóng”. Đối tượng ở đây là hàng triệu người Hoa chủ yếu sống ở Chợ Lớn. Theo đó, công an thu 8-10 lạng vàng cho một đầu người, rồi dùng tiền để mua tàu hay đóng tàu, tổ chức bến bãi rồi đẩy họ ra biển với cam kết không bắt tàu trong lãnh thổ Việt Nam.

Thuyền nhân Việt Nam sau năm 1975. Ảnh trên mạng

Mặt trái của Phương Án II

Khi những thuyền nhân đã đến các trại tỵ nạn an toàn thì Phương Án II không còn giấu được thế giới. Thủ tướng buộc cho dừng vào tháng 12/1978 rồi phải dời sang tháng 5/1979 do số tàu đã đóng cả trăm chiếc từ vàng thu của các thuyền nhân.

Phương Án II bắt đầu biến tướng. Người Việt với giấy tờ của người Hoa ra đi rất nhiều. Các tỉnh không có bờ biển cũng xin được làm Phương Án II. Thấy Phương Án II ngoài tầm kiểm soát, 20/03/1981 ông Trường Chinh (Chủ tịch nước) đã cho lập Ban Kiểm Tra 69 với mục đích chính là kiểm tra việc thu vàng.

Kết quả điều tra của Ban 69 khác xa với báo cáo của Bộ Nội Vụ cho thấy, Phương Án II đã làm hư hỏng công an CS nhanh chóng. Theo Ban 69, từ tháng 8/78 đến tháng 6/79 có 533 thuyền ra đi mang theo 134,322 người, thu được 16,181 kg vàng (16 tấn!) chưa kể ngoại tệ, nhà cửa được đóng thay cho vàng. Có 105 sĩ quan CA bị kỷ luật. Tất cả các tỉnh đều mắc tội gian lận và lập quỹ đen. Nghiêm trọng nhất phải kể đến tỉnh Minh Hải, giấu 48.195 lượng vàng, Cửu Long giấu 27.000 lượng, Nghĩa Bình giấu 27.000 lượng, Phú Khánh 10.987 lượng…

Công an các tỉnh thu vàng nhưng bội tín làm nhiều người mất cả vàng và cả nhà khi theo đuổi Phương Án II, số người lên đến 18.435 người. Phương Án II chỉ thực sự phá sản khi công an giao cho các thuyền nhân những con tàu không an toàn và nhét vào đó số lượng vượt quá tải trọng của con tàu. Tàu chìm ngay khi vừa rời bến làm hàng trăm người chết. Đắm tàu Cát Lái là một trường hợp tiêu biểu của một kiểu buôn người có giấy phép.

Tang thương Cát Lái

Một ngày thứ Bảy giữa năm 1979, cảng Cát Lái bất thường với hàng trăm công an canh gác nhiều vòng, trong và ngoài cảng. Bên trong, một con tàu dài 30m, rộng 10m, 3 tầng, sáng bóng vẫn còn mùi sơn mới. Tàu này nguyên thủy là một chiếc tàu kéo với khoang chứa đá để giữ thăng bằng được thay bằng khoang chứa nước. Cấu trúc các khoang được thay đổi để chứa được nhiều người nhất có thể được. Máy được thay mới để tăng sức kéo. Người đóng tàu dường như chỉ quan tâm đến khả năng nhét đủ số người chứ không tính toán khoa học về tải trọng của tàu và sự cân bằng khi hoạt động.

Đúng giờ hẹn, đám đông đã nằm suốt đêm tại cảng bắt đầu sốt ruột và tiến về con tàu. Người trưởng tàu bắt loa điểm danh, chỉ chờ như vậy đám đông lũ lượt nhanh chóng tràn xuống tàu. Với khoảng 280 người, con tàu ngay lập tức mất ổn định. Những thuyền nhân ngồi khoang dưới không chịu nổi nóng bức, khó thở đã leo lên trên mui ngồi làm cho con tàu thêm chao đảo. Tất cả những người trên thuyền, kể cả thuyền trưởng do không có kinh nghiệm sông nước, nên bắt đầu hoảng loạn, tìm đường thoát ra khỏi tàu. Con tàu chúi mũi xuống và từ từ cắm sâu vào trong bùn ở đáy sông. Những người ở tầng 1 và 2 không có đường thoát. Tiếng thét gào trên thuyền và tiếng kêu cứu bất lực trên bờ tạo nên một âm thanh thê lương bao trùm một vùng quê yên bình, để rồi thoáng chốc chỉ còn lại những tiếng khóc nấc nho nhỏ của những cư dân sống rải rác trên bờ sông Cát Lái. Hết rồi! Chết hết cả rồi!

Nhà cầm quyền lúc đó đã cho điều hai cần cẩu 60 tấn từ Vũng Tàu vào. Sau hai ngày di chuyển và ba ngày vật lộn, cần cẩu đã kéo con tàu xấu số lên khỏi mặt nước và cũng từ đây người ta biết chính xác có 227 người chết và hơn 40 người trở về từ cõi chết nhưng tất cả như những người mất trí trước thảm kịch gia đình. Xác chết nối tiếp xác chết, dãy hòm gom vội khắp nơi cùng mùi tử thi khiến người ta phải thốt lên: Ai đã đem một Tết Mậu Thân nữa đến với người dân Sài Gòn hiền hòa?

Những người khâm liệm kể rằng trong số xác được vớt lên, người ta thấy có 4 người mẹ ôm chặt con mình trong lòng như những nỗ lực cuối cùng với hy vọng giữ được đứa con thơ để hai mẹ con cùng nhau đoàn tụ ở bên kia thế giới. Trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng, những người khâm liệm đã để cho hai mẹ con yên nghĩ cùng nhau trong một cỗ quan tài khô lạnh. Tất cả những người xấu số đã được an táng tại một khu đất cách cầu Giồng Ông Tố 500m.

Phương Án II không chỉ có một Cát Lái bi thảm. Theo báo cáo của Ban 69, chỉ trong vòng 1 năm có 9 tàu chìm làm chết 902 người khi những con tàu này chưa ra khỏi phao số 0. Thử điểm lại vài trường hợp đau lòng: Bến Tre có 1 tàu chìm với 54 người chết, Long An có 1 tàu chìm với người 38 chết, Nghĩa Bình 1 tàu chìm với 78 người chết nhưng khủng khiếp nhất là Tiền Giang có 3 tàu chìm với 504 người chết.

Những sự kiện của hơn 40 năm về trước đã dự báo chính xác một bức tranh đen tối cho một Việt Nam ngày nay.

Tham khảo: Bên Thắng Cuộc- Huy Đức 2012

Bình Luận từ Facebook
Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ, mẹ ơi! Con đường đi nước ngoài không thành!

Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ, mẹ ơi! Con đường đi nước ngoài không thành!

Nguyễn Ngọc Chu

26-10-2019

1. Nghĩ đến những lời tuyệt vọng gửi bố mẹ của cháu Phạm Thị Trà My mà ứa tràn nước mắt. Chẳng ai có thể sống lại mà giả thiết. Nhưng nếu Cụ Hồ sống lại thì Cụ buồn lắm.

108 năm sau chuyến xuất ngoại tìm đường cứu nước của Cụ Hồ thì cháu, chắt, chít của Cụ vẫn phải tìm cách vượt biên để cứu mình và cứu gia đình đến nỗi bao người phải bỏ mạng thê thảm. Tại sao lại như vậy?

2. Năm 1911 Cụ Hồ lên tàu làm phụ bếp để ra hải ngoại. Cụ Hồ mong muốn mở rộng tầm mắt, học hỏi kiến thức, tìm cách giúp đỡ quốc dân đồng bào. Trên thực tế Cụ Hồ đã lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945 rồi thành lập ra nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH).

Cho đến năm 1950, VNDCCH chưa được nước nào trên thế giới công nhận. Mỹ thì thấy chính phủ của Cụ Hồ tuy đa đảng, nhưng hạt nhân lãnh đạo lại là Đảng Cộng sản Đông dương nên không quan hệ dù Cụ Hồ đã viết cho TT Truman đến 8 bức thư, và dù Tuyên ngôn độc lập của VNDCCH được Cụ Hồ mở đầu bằng một câu trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ.

Còn Stalin thì biết Cụ Hồ là một người dân tộc chủ nghĩa áp đảo chứ không phải là người theo CNXH kiểu Stalin. Điều này thì Stalin đã nắm rõ từ lâu, nên trong thời gian Cụ Hồ ở Liên Xô không được phân công nhiệm vụ nào quan trọng. Chỉ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa ra đời, trơ trọi một mình Cụ Hồ mới dựa vào để kháng Pháp, được Mao Trạch Đông giới thiệu với Stalin rồi mới được phe XHCN công nhận. Từ đó Cụ Hồ ngả hẳn về phe XHCN. Chịu sự giúp đỡ của Mao Trạch Đông về vũ khí, Cụ Hồ bị Mao thúc ép cải cải cách ruộng đất đến nỗi sau này phải ân hận mà thổ lộ ra cho ông Hoàng Tùng được biết. Đến cuối đời thì trong Di chúc không thấy Cụ hồ nhắc phải xây đựng CNXH.

Cụ Hồ là nhân vật chính trị đa chiều mà những điều trên chỉ là hạt muối bỏ biển khi phác họa chân dung của Cụ Hồ. Viết điều trên không phải bàn về Cụ Hồ mà để nói chuyện Cụ Hồ ra đi trên một con tàu bằng chân phụ bếp để tìm đường cứu nước mong cho đồng bào của Cụ được ấm no hạnh phúc. Cụ Hồ đã thành lập nên nhà nước VNDCCH. Nhưng tại sao nhà nước do Cụ Hồ lập nên vẫn chưa mang được niềm hạnh phúc như Cụ Hồ mong muốn? Để đến nỗi sau 74 năm nước VNDCCH ra đời các thế hệ cháu chắt, chít của Cụ Hồ vẫn phải ra đi bằng nhiều đường khác nhau? Đau xót nhất là con đường bất hợp pháp dẫn đến nhiều chục ngàn người phải bỏ xác thê thảm.

May mắn thay cho 9 người vượt biên bằng chuyên cơ của Quốc Hội. Thương lắm thay cho các cháu trẻ tuổi phải vượt biên bằng contener đông lạnh chuyên dụng, rồi ngạt thở chết thê thảm trong băng giá – 25 độ.

3. Mẹ ơi con xin lỗi mẹ mẹ ơi! Con đường đi nước ngoài không thành!

Trước lúc chết cháu Trà Mi đã nghĩ đến nhiều thứ. Không thể không tiếc cho cuộc đời còn tươi trẻ của mình. Không thể không thấy lỗi để cho bố mẹ mất con. Không thể không thấy lỗi khi để lại gánh nợ cho gia đình. Tất cả mãi còn là một nỗi ám ảnh làm cho cháu ra đi không thanh thản.

4. Các vị ĐBQH đang thảo luận những điều vô nghĩa về “thế nào là người tài” có nghe được tiếng kêu xé ruột xé gan “Mẹ ơi con xin lỗi mẹ mẹ ơi! Con đường đi nước ngoài không thành!”?

Đừng đổ lỗi cho các cháu ham giàu. Đất nước chúng ta không bằng các nước khác nên các cháu mới tìm đường vượt biên – đến nỗi chấp nhận liều cả gia tài lẫn mạng sống.

5. Tiếng kêu xé lòng của cháu Phạm Thị Trà Mi “Mẹ ơi con xin lỗi mẹ mẹ ơi! Con đường đi nước ngoài không thành!” là nhát dao đâm vào trái tim mỗi chúng ta. Chức vụ càng cao thì nhát đâm càng sâu.

Không biết Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội có nghe được tiếng kêu xé lòng của cháu Phạm Thị Trà Mi không?

Nếu nghe thấy được thì dứt khoát phải đổi thay chính sách để dân giàu nước mạnh, để không bao giờ còn những chuyến vượt biên với tiếng kêu thê thảm vọng mãi vào lịch sử như thế này!

Những dòng tin nhắn được cho là của em Phạm Thị Trà My. Ảnh: internet
Bình Luận từ Facebook
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Blog at WordPress.com.