Monthly Archives: November 2019

TT Trump: Thuế khiến các công ty rời Trung Quốc, ‘sang VN’

TT Trump: Thuế khiến các công ty rời Trung Quốc, ‘sang VN’

22 Tháng Năm 20197:07 CH(Xem: 729)

VĂN HÓA ONLINE – TỪ CALIFORNIA – THỨ NĂM 23 MAY 2019

TT Trump: Thuế khiến các công ty rời Trung Quốc, ‘sang Việt Nam’

20/05/2019

image015

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Donald Trump trong một cuộc gặp ở Florida năm 2017.

Tổng thống Donald Trump nói rằng việc ông đánh thuế vào hàng hóa của Trung Quốc đã khiến các công ty di dời hoạt động sản xuất ở nước này sang Việt Nam và các quốc gia khác ở châu Á, đồng thời cho rằng Trung Quốc “đang bị giết chết vì thuế”.

Theo Reuters, trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Fox, vốn được thu hình tuần trước và phát sóng tối 19/5, ông Trump nói rằng Mỹ và Trung Quốc “đã có một thỏa thuận rất tốt” nhưng “họ lại thay đổi”.

“Và tôi nói rằng OK, chúng ta sẽ đánh thuế các sản phẩm của họ”, ông Trump cho biết.

Tin cho hay, các nhà đàm phán hàng đầu về thương mại của Mỹ và Trung Quốc chưa có kế hoạch thương thảo thêm kể từ khi vòng đàm phán mới nhất kết thúc hôm 10/5, cùng ngày Tổng thống Trump nâng thuế suất đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ đôla từ mức 10% lên 25%.

Nhà lãnh đạo Mỹ có bước đi này sau khi Trung Quốc được cho là muốn có các thay đổi lớn đối với một thỏa thuận mà các quan chức Mỹ nói là đôi bên đã đồng ý phần lớn, theo Reuters.

Kể từ đó, hãng tin Anh cho rằng Trung Quốc dường như đã có quan điểm cứng rắn hơn và ám chỉ rằng việc tái tục các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại kéo dài 10 tháng qua giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ít khả năng sẽ sớm xảy ra.

Ông Trump nói thêm rằng ông sẵn lòng tiếp tục áp thuế các mặt hàng của Trung Quốc vì Mỹ sẽ thu về 100 tỷ hoặc hơn từ việc đánh thuế đó.

Nhưng ông nói thêm rằng ông tin là Trung Quốc rốt cuộc sẽ muốn đạt thỏa thuận với Mỹ “vì họ đang bị giết chết vì thuế”.

Theo Tổng thống Trump, ông đã nói với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước vòng đàm phán mới nhất rằng bất kỳ thỏa thuận nào cũng không thể chia theo tỷ lệ “50-50” giữa hai nước mà nên nghiêng về phía Mỹ vì các hành động thương mại của Trung Quốc trong quá khứ.

Ông Trump cũng nói rằng ứng viên tổng thống của phe Dân chủ và cũng là cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden nên bị điều tra sau khi ông Peter Schweizer, một tác giả có tư tưởng bảo thủ, cáo buộc trong một cuốn sách xuất bản năm 2018 rằng con trai cựu quan chức này, Hunter Biden, đã hưởng lợi từ vị trí của cha mình để ký một thỏa thuận thương mại béo bở với Ngân hàng Trung Quốc thuộc sở hữu của nhà nước. (VOA)

image036

22 Tháng Mười 2019(Xem: 331)

image018

01 Tháng Tám 2019(Xem: 670)

Advertisement
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Quốc lộ 1A (Việt Nam) thuộc Mạng lưới cao tốc quốc gia Trung Quốc

Quốc lộ 1A (Việt Nam) thuộc Mạng lưới cao tốc quốc gia Trung Quốc

< A >

CTV Danlambao – Đường Quốc lộ 1A Việt Nam (National Route 1A) được hiển thị trên Google là Mạng lưới cao tốc Quốc gia Trung Quốc (China National Highways). Sự kiện này tiếp tục cho thấy Bắc Kinh và Ba Đình đang gấp rút hoàn thành các cam kết đã ký tại Hội nghị Thành Đô 1990 trong những tháng cuối năm 2019.

Ngày 25/11/2019, ngay khi Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam vừa đồng ý thông qua việc miễn thị thực cho khách “nước ngoài” vào khu kinh tế ven biển thì thông tin Quốc lộ 1A tìm thấy Google cho thấy đường giao thông huyết mạch của Việt Nam được tuyên truyền là Mạng lưới cao tốc Quốc gia Trung Quốc. Đây không phải là sự cố bình thường, bởi tương tự như vụ áo dài Việt Nam là trang phục truyền thống của Trung Quốc, thủ thuật tuyên truyền Việt Nam là một sắc dân của Trung Quốc đã được áp dụng.

“Việt Nam là một phần không thể tách rời với Trung Quốc” – là cái đích mà Bắc Kinh muốn nhắm đến và Ba Đình sẵn sàng tuân theo.
Sau khi cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) cho phép xe tự lái từ Trung Quốc chạy thẳng vào Việt Nam thì việc sử dụng ứng dụng dò đường sẽ hiển thị thế nào trên các loại xe đó?

Chiến thuật của Bắc Kinh đang sử dụng là từng bước để nhồi vào đầu những người dân Trung Hoa đại lục rằng những gì ở bên kia biên giới đều là của Tàu.
Còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2019, với những gì đang diễn ra hiện tại cho thấy bức tranh “Một Con Đường, Một Vành Đai” đang dần dần hiện ra theo “đúng quy trình” với sự tiếp sức của đảng Cộng sản Việt Nam, tương lai chư hầu sẽ không còn xa nữa.
27.11.2019
Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Trường THPT Hồng Ngự 3 gây áp lực với con gái TNLT Huỳnh Trương Ca

Trường THPT Hồng Ngự 3 gây áp lực với con gái TNLT Huỳnh Trương Ca

< A >

CTV Danlambao –  Tù nhân lương tâm Huỳnh Trương Ca (Facebooker Huỳnh Trương Ca) sau khi bị Cộng sản kết án 5 năm 6 tháng tù vì “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCNVN” vẫn tiếp tục phải chịu nhiều ngược đãi. Cơ quan chức năng tại địa phương đã trả thù bằng cách gây khó dễ khiến vợ anh không thể cùng các con đi thăm chồng mình. Ngày 30/9/2019, em Huỳnh Thị Thái Ngân (con gái của TNLT Huỳnh Trương Ca) đã gửi thư kêu gọi các Tổ chức Quốc tế can thiệp, sau khi lá thư được gửi đi, trường học đã bắt đầu gấy áp lực buộc Ngân rút lại thư kêu cứu của mình.

Lá thư kêu cứu của con gái TNLT Huỳnh Trương Ca đã được gửi đến nhiều Tổ chức Nhân quyền Quốc tế, và được blogger Mẹ Nấm chuyển đến Tổ chức Ân xá Quốc tế trong Hội thảo dành cho sinh viên trên tòan nước Mỹ hồi đầu tháng 11 tại Columbus, Ohio.

Ngày 25/11/2019, ông Nguyễn Thành Long, Hiệu phó trường THPT Hồng Ngự 3 đã gọi em Huỳnh Thị Thái Ngân lên văn phòng làm “công tác tư tưởng” suốt 45 phút. Việc sách nhiễu này khiến Ngân phải bỏ mất 1 tiết học Toán quan trọng trong ngày.

Sau khi hỏi dò học sinh về tình trạng gia đình, ông Nguyễn Thành Long bắt đầu câu chuyện giáo dục tư tưởng bằng cách đề cập đến lá thư mà Thái Ngân đã gửi cho Tổ chức Ân xá Quốc tế với lời khuyên: “Thầy nghĩ em không nên gửi nơi đó, nếu mà em thấy vụ của ba em không hợp lý chỗ nào thì em gửi cái đề nghị của em cho các cơ quan Nhà nước”.Khi nghe học sinh bày tỏ rằng em tự hào về những gì mà cha mình đã làm và biết lựa chọn điều gì là tốt nhất cho cha mình thì Hiệu phó nhà trường tiếp tục “căn dặn” “phải làm việc theo pháp luật”“Nếu thấy trại giam Xuân Lộc đối đãi không tốt với ba em thì em có thể làm đơn khiếu nại gửi lên từ từ họ giải quyết sao em phải viết vào thư như vậy?”


Và để giữ gìn uy tín của nhà trường với Sở Giáo dục, ông Long còn “khuyên” học sinh “nên gỡ xuống” với “lý do nó không có lợi gì cho em hết, em còn là học sinh của trường có gì Sở giáo dục đặt vấn đề với mấy thầy nữa”.
Việc gửi thư kêu cứu và đăng tải lá thư công khai theo quan điểm của Hiệu phó nhà trường là “tạo ra dư luận không tốt, ảnh hưởng đến em và nhà trường”
 
Đây được xem là một hành động khủng bố tinh thần nhắm vào một học sinh lớp 12 mà gia đình đang  phải gánh chịu sự khó dễ, trả thù từ nhà cầm quyền tỉnh Đồng Tháp.
Việc Hiệu phó trường THPT Hồng Ngự 3, ông Nguyễn Thành Long buộc học sinh phải bỏ học để “giáo dục tư tưởng” cho thấy môi trường học đường tại Việt Nam chịu sự chi phối, kiểm soát tư tưởng nặng nề hòng triệt tiêu ý thức phản kháng của học sinh.
Những thông tin mới nhất về việc nhà trường gây áp lực với em Huỳnh Thị Thái Ngân, cộng với việc địa phương không chịu xác nhận quyền thăm gặp của người vợ và tình trạng ngược đãi trong trại giam đối với TNLT Huỳnh Trương Ca, một lần nữa là những bằng chứng xác đáng nhất về tình trạng nhân quyền tồi tệ của Việt Nam trong mắt quốc tế.
25.11.2019
Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Thành Đô – Đặc khu – Sách trắng Quốc phòng

Thành Đô – Đặc khu – Sách trắng Quốc phòng

Đặng Xương Hùng

28-11-2019

Việt Nam mới đây đã công bố Sách Trắng quốc phòng 2019. Ảnh: VNN

Mới đây, một anh bạn của tôi tỏ ý không tin là có Thành Đô. Anh lập luận, chỉ còn một tháng rưỡi nữa là đến năm 2020, đâu thấy có dấu hiệu gì Việt Nam trở thành một tỉnh của Trung Quốc đâu?

Tôi không hẳn chỉ muốn phản bác lại anh, mà là cố gắng xâu chuỗi lại các sự kiện để cùng anh đi đến kết luận: Nguy cơ mất nước đang hiển hiện 100% và đảng cộng sản Việt Nam phải chịu tội này trước dân tộc Việt Nam.

Tôi đã nhắc lại với anh:

– Cuộc gặp bí mật tại Thành Đô – Trung Quốc là có thật 100%. Họ đến đó để cầu xin, quy phục cộng sản Trung Quốc. (Tôi muốn anh tìm đọc Hồi ký của Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ).

– Khi nhắc đến Hiệp ước Thành Đô thì ta không nên hiểu đó chỉ là một văn bản Hiệp ước được ký kết ngay cuộc gặp này, mà phải hiểu là tổng hợp tất cả những cam kết bằng miệng và bằng giấy tờ tại Thành Đô và tại những cuộc trao đổi giữa hai bên những năm sau đó trong quá trình đạt được bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.

– Bức tường Berlin sụp đổ. Đảng cộng sản Việt Nam thấy rõ nguy cơ đe dọa. Họ đã chọn giải pháp quy hàng cộng sản Trung Quốc để có thể tiếp tục tồn tại. Trong ngoại giao chúng tôi gọi đó là giải pháp đỏ (hợp tác giữa những người cộng sản tại Campuchia và giữa TQ – VN).

– Họ chả có gì đủ mạnh để hy vọng đổi được sự che trở của TQ ngoài việc hứa đưa Việt Nam về chung ngôi nhà với Trung Quốc, tiến tới một thế giới cộng sản đại đồng. (Tôi khẳng định 100% đây là suy tính của những người lãnh đạo chóp bu lúc bấy giờ).

Tôi cũng chia sẻ thêm với anh:

– Lãnh đạo Việt Nam là những kẻ tiểu nhân, hứa thật cao để đạt được mục đích, sau nuốt hoặc trì hoãn thực hiện lời hứa là chuyện bình thường.

– Tuy nhiên, thâm nho như Tàu thì có mà chạy đằng giời, mọi món nợ đã trói chặt VN trong vòng kiểm soát của TQ. Những sự kiện cho thấy việc dần phải quy tụ lại với TQ, trong những năm qua, là rất rõ ràng:

+ Nhượng đất, nhượng biển đảo.

+ Cờ 6 sao (cố tình hay nhầm lẫn mà những ba bốn lần)

+ Chuyển đổi quân phục quân đội giống y TQ.

+ Bắt buộc học tiếng Trung.

+ Liên minh ngân hàng, tiêu tiền TQ trên lãnh thổ VN.

+ Hợp tác truyền hình, phát sóng tiếng Trung.

+ Hiệp định dẫn độ.

+ Người TQ tự do tràn ngập, có cả khu tự trị của người TQ, người VN không được vào.

+ Mọi dự án quan trọng đều lọt vào tay TQ.

(Danh sách này vẫn còn chưa đủ, mời quý độc giả bổ sung)

Bây giờ, tôi mới quay lại chủ đề chính của bài viết: Thành Đô – Đặc khu – Sách trắng quốc phòng.

Như chúng ta đều biết, vào năm ngoái Luật đặc khu bị người dân phản đối kịch liệt. Người dân chả cần phải cao siêu gì người ta cũng đều nhận xét, ký luật đặc khu là bán nước. Và mọi người đều biết suy luận, đó là hậu quả của Thành Đô.

Tưởng chừng trước sức ép của người dân như vậy lãnh đạo Việt Nam cũng phải dè chừng trong câu chuyện đặc khu. Nhưng không, với bản chất của những kẻ tiểu nhân, chẳng bao giờ biết thành thật, chỉ biết dối trá, lừa dối cả chính nhân dân mình, họ đã đánh tráo khái niệm, thay đổi câu chữ, thay đổi quy trình, giữa tháng 11/2019, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lấp liếm ký rất “nhanh lẹ”, “kín đáo” câu chuyện đặc khu.

Cùng với nó, Quốc hội VN, ngày 25/11/2019, đã thông qua luật sửa đổi cho phép người nước ngoài được miễn thị thực khi họ đến các “khu kinh tế đặc biệt trên biển”. Thật là một sự phối hợp “nhịp nhàng” và thông điệp cũng khá dễ để suy luận: Những đặc khu này chỉ là dành cho Trung Quốc.

Câu hỏi đặt ra là tại sao họ phải làm mọi cách để thông qua câu chuyện đặc khu một cách mau lẹ như vậy, câu trả lời chỉ có thể là, đặc khu là thành tố rất quan trọng trong quy trình quy tụ VN về với TQ và với sức ép từ phía TQ, nó không thể chần chừ thêm được nữa.

Như chúng ta đều biết, một hai tháng trước đây, câu chuyện TQ xâm phạm lãnh hải VN ở bãi Tư Chính đẩy quan hệ hai nước căng như dây đàn, tưởng chừng như sắp có chiến tranh đến nơi giữa VN và TQ. Nhưng rốt cuộc rồi mọi chuyện lại đâu vào đấy. Quan hệ hai nước lại quay về chỗ cũ như thể “chưa từng có một cuộc… ra tay”.

Tại sao lại như vậy? Rất khó hiểu và cũng rất dễ hiểu. Thông điệp dằn mặt, nắn gân của TQ với VN thì chỉ có người VN hiểu, hoặc phải cam chịu mà hiểu. Thông điệp phản đối, đáp trả của phía VN thì cũng rất “khôn khéo” chỉ đủ để cho người TQ hiểu là được. Tóm lại, VN đã rất hài lòng chấp nhận với chính sách “gác tranh chấp cùng khai thác” mà TQ từng đưa ra, có thể bỏ qua câu chuyện chủ quyền.

Những phản ứng của ngoại trưởng Phạm Bình Minh tại LHQ thực chất cũng chỉ để nhằm đối phó với nhân dân mà thôi. Đại diện phía TQ vẫn ngồi nguyên trong diễn đàn để nghe phản ứng của ngoại trưởng Phạm Bình Minh cơ mà. Phải chăng thông điệp chính thức của phía VN muốn gửi cho phía TQ đã đi đêm qua kênh khác rồi.

Kế tiếp, cũng trong ngày 25/11/2019, Bộ quốc phòng VN cho công bố sách trắng quốc phòng. Người quan sát tình hình, chả cần phải quá thông thái mới nhận ra rằng: Công bố sách trắng khẳng định chính sách 4 không lúc này là không đúng lúc. Trong khi TQ ngang ngược phản đối VN xâm phạm chủ quyền của TQ tại bãi Tư Chính, trong khi TQ đang làm hết sức, khiêu khích công khai, để khẳng định đường lưỡi bò của mình, thì VN lại ra sách trắng công khai tuyên bố chính sách 4 không, khẳng định không liên minh quận sự.

Tại sao từ chính sách ba không chuyển thành bốn không, chả có gì thật sự là mới mà VN lại phải ra sách trắng vào thời điểm này? Câu trả lời chỉ có thể là họ muốn chính thức chuyển một thông điệp làm yên lòng TQ: Chúng tôi chấp nhận không liên minh với Mỹ để chống TQ, Hiểu một cách khác, chúng tôi sẽ không làm gì với những tranh chấp chủ quyền mà TQ mới tuyên bố tại biển Đông, chúng tôi gác vấn đề chủ quyền để cùng TQ khai thác hưởng lợi tại biển Đông.

Cuối cùng, tại sao VN phải hối hả làm cùng một lúc một loạt những việc liên quan đến TQ như kiểu “cưới chạy tang” vào thời điểm cuối năm 2019 như vậy? Câu trả lời dễ chỉ có thể là năm 2020 đã quá gần, sức ép ông chủ TQ ngày càng lớn. Những gì thuộc quy trình Thành Đô như: Đặc khu kinh tế trên biển, miễn thị thực, cam kết lời hứa năm xưa phải được thực hiện, để chứng minh sự trung thành với TQ.

Tóm lại, tôi và anh bạn của tôi thống nhất khẳng định: Nói về Thành Đô là nói đến việc, đảng cộng sản VN vì sự tồn tại của mình, đã lấy đất nước VN ra để ngã giá, đổi lại sự che trở của đảng cộng sản TQ.

Tôi đoán biết, các bạn tôi tại Bộ Ngoại giao, trước sau cũng sẽ đọc được bài viết này của tôi. Tôi thiển nghĩ, các bạn nên đưa những gì tôi viết ở trên ra mổ xẻ, phân tích, tìm ra lối tránh vết xe đổ mù quáng của lớp lãnh đạo trước đây. Nếu để đất nước chìm sâu vào sự lệ thuộc TQ, chính các bạn là người có lỗi đầu tiên, như tướng Lê Mã Lương nhận định, vì các bạn là những người hiểu biết, tỉnh táo và sáng sủa nhất trong giới lãnh đạo hiện nay.

Bình Luận từ Facebook
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Trần Thanh Giang, người tù thầm lặng

Trần Thanh Giang, người tù thầm lặng

Đặng Đình Mạnh

28-11-2019

Ông Trần Thanh Giang bị bắt giữ ngày 23/4/2019. Photo Courtesy

Chiều ngày 27/11/2019, Tòa án Nhân dân Tỉnh An Giang đưa ông Trần Thanh Giang ra xét xử theo thủ tục hình sự sơ thẩm với tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCNVN” theo điều luật 117, Bộ luật Hình sự 2015. Vụ án được thực hiện theo thủ tục xét xử kín.

Ông Trần Thanh Giang sinh năm 1971, nguyên là một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, cư trú tại Chợ Mới, An Giang. Ông bị bắt giữ và khởi tố hình sự vào ngày 23/04/2019. Quá trình xét xử, công tố đề nghị mức án từ 7 – 9 năm tù và không đề nghị kèm thêm hình phạt quản chế.

Chiều cùng ngày, tòa án đã tuyên xử Ông Trần Thanh Giang có tội và chịu hình phạt 8 năm tù. Sau lời tuyên án, ông Giang đã lớn tiếng phản đối cho rằng “Phiên tòa không có dân chủ” và chỉ vị chủ tọa phiên tòa, ông nói “Hôm nay anh xử tôi, ngày mai nhân dân sẽ xét xử anh” …

Xét xử kín là thủ tục tố tụng khá đặc biệt. Theo quy định, thường chỉ áp dụng trong trường hợp cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự. Tuy quyết định thủ tục xét xử kín, nhưng lời tuyên án vẫn phải là công khai. Tòa án không công bố toàn bộ bản án, mà chỉ công bố phần quyết định.

Thời gian gần đây, trong khi hầu hết các vụ án hình sự thuộc nhóm tội an ninh quốc gia đều được xét xử công khai, thì tòa án An Giang quyết định thủ tục xét xử kín đối với vụ án ông Trần Thanh Giang là trường hợp rất hiếm hoi và đầy ẩn ý. Tuy vậy, cũng cần ghi nhận việc tòa án cho phép ba người thân trong gia đình ông được tham dự phiên tòa trực tiếp ngay trong khán phòng xét xử.

Về đời tư, hoàn cảnh ông Trần Thanh Giang khá bi đát về hôn nhân lẫn điều kiện kinh tế.

Theo lời một vị chức sắc tôn giáo, ông Trần Thanh Giang được cho là một nhà hoạt động tự do tôn giáo khá ôn hòa, lặng lẽ và kín tiếng với truyền thông. Kể cả việc ông bị bắt giữ, khởi tố vào hạ tuần tháng 04/2019 và đến nay, khi ông bị đưa ra xét xử thì cũng không được mấy ai trong công chúng biết đến, ngoại trừ một số ít người biết đã góp tiền xăng cho luật sư đi lại hầu tòa ở TP.Long Xuyên.

Có thể nói, giữa những ồn ả cuộc đời, ông đã chọn cách hoạt động theo nét riêng của mình. Với công chúng, ông là một người tù thầm lặng.

* Nguồn thông tin bài viết căn cứ vào phần tuyên án công khai, từ gia đình và những người biết ông Trần Thanh Giang.

Ảnh: internet
Bình Luận từ Facebook
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Nếu gây hấn với Việt Nam, TQ sẽ bị thảm bại

Nếu gây hấn với Việt Nam, TQ sẽ bị thảm bại

Trước tình hình Trung Quốc ngày càng có thái độ gây hấn trên Biển Đông, đặc biệt là với Việt Nam. Nhiều nhà nghiên cứu quân sự Thế giới, kể cả người Trung Quốc đều cho rằng Trung Quốc không nên mạo hiểm gây hấn với Việt Nam.

Các nhà phân tích đã đưa ra các lí do sau:

Thứ nhất: Người dân Việt Nam có truyền thống chống ngoại xâm. Họ thường phải chống lại kẻ thù đông hơn, mạnh hơn. Trong lịch sử Trung Quốc đã hơn mười lần xâm lược Việt Nam nhưng đều thất bại. Trong Thế kỷ XX, Việt Nam đã đánh thắng các đế quốc lớn như Nhật, Pháp, Mỹ. Trong chiến tranh toàn diện thì không thể cứ nước lớn có thể thắng được nước nhỏ mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, đặc biệt là tính chính nghĩa hay phi nghĩa của cuộc chiến tranh. Nếu chiến tranh xảy ra thì rõ ràng nhân dân Việt Nam là chính nghĩa, họ sẽ đoàn kết được cả dân tộc, được Thế giới ủng hộ. Còn Trung Quốc thì ngay nội bộ cũng có nhiều quan điểm khác nhau.

Thứ hai: Trong quân đội Trung Quốc có phái hiếu chiến luôn kích động việc đánh chiếm các đảo của Việt Nam. Trong thực tế các đảo ấy không mang lại nhiều lợi ích cho Trung Quốc, nhưng nhờ vậy mà quân đội Trung Quốc được đầu tư về trang bị, quân số và nhiều quyền lợi khác. Nhưng thực tế quân đội Trung Quốc trong nhiều năm không có chiến tranh lớn, không có kinh nghiệm tác chiến. Họ chủ yếu là “dẹp loạn” trong nước như đàn áp biểu tình ở Thiên An môn, ở Tây Tạng… Còn quân đội Việt Nam là một quân đội thiện chiến, đã đánh thắng cả quân đội Pháp, Nhật, Mỹ. Ngay năm 1979, quân đội Trung Quốc đã dùng nhiều sư đoàn, tiến công trên toàn tuyến biên giới Việt Nam. Lúc đó quân chủ lực của Việt Nam đang chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và giúp nhân dân Campuchia chống bọn diệt chủng. Nên thực tế chống quân Trung Quốc lúc đó chỉ là dân quân, du kích và bộ đội địa phương. Chỉ trong một tháng Trung Quốc đã bị diệt tới 6 vạn quân. Khi quân chủ lực Việt Nam cơ động ra Bắc thì Trung Quốc đã phải vội vã rút quân. Nhiều tướng lĩnh Trung Quốc lúc đó đã thừa nhận thất bại, thừa nhận sức mạnh của quân và dân Việt Nam.

Rõ ràng trong bối cảnh hiện nay dù quân đội Trung Quốc đông, được trang bị nhiều vũ khí hiện đại nhưng rất khó có thể thắng được quân đội Việt Nam. Đặc biệt, nếu Trung Quốc thực hiện chiến tranh cục bộ, chỉ trên biển đảo thì càng có nhiều bất lợi. Mấy đảo chiếm được của Việt Nam ở Trường Sa dù có sân bay, tên lừa nhưng vẫn nhỏ và quá xa Trung Quốc nên Việt Nam có thể dễ dàng vô hiệu hoá, thậm chí sẽ là mồ chôn quân Trung Quốc.

Thứ ba: Nếu Trung Quốc đánh Việt Nam thì Trung Quốc là phi nghĩa, sẽ bị cả Thế giới chửi rủa, lên án. Còn Việt Nam sẽ được cả Thế giới ủng hộ. Thực tế không chỉ Việt Nam có quyền lợi ở Biển Đông mà nhiều nước, trước hết là Mỹ, Nhật, Hàn, Úc, Ấn đều có quyền lợi ở đây. Họ sẽ ủng hộ chi viện cho Việt Nam chống lại Trung Quốc. Rồi, từ bị cô lập về chính trị, ngoại giao, quân sự, Trung Quốc sẽ bị cô lập về kinh tế.

Trung Quốc sẽ không chỉ thất bại trước Việt Nam mà thất ại trước toàn Thế giới. Nhân dân Trung Quốc hãy hành động, phản đối thái độ hiếu chiến của lãnh đạo Trung Quốc, đừng để Trung Quốc rơi vào thảm hoạ.

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Video Tiktok dạy làm đẹp gây sốt khi đề cập người Uighur bị TQ giam giữ

Video Tiktok dạy làm đẹp gây sốt khi đề cập người Uighur bị TQ giam giữ

Feroza AzizBản quyền hình ảnhTIKTOK
Image captionAziz nói rằng cô muốn nâng cao hận thức về tình trạng giam giữ người “Hồi giáo vô tội” ở Trung Quốc

“Xin chào các bạn! Mình muốn chỉ các bạn cách làm lông mi dài. Điều đầu tiên bạn cần làm là kẹp mi. Rồi uốn cong lông mi, tất nhiên.

Sau đó, bạn cần đặt kẹp mi xuống và dùng chiếc điện thoại bạn đang dùng để tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra ở Trung Quốc: cách họ xây dựng trại tập trung, đưa những người Hồi giáo vô tội vào trong đó, tách họ khỏi gia đình, bắt cóc họ, giết chết họ, cưỡng hiếp họ, ép họ phải ăn thịt heo, ép họ phải uống rượu, ép họ phải theo một tôn giáo khác – hoặc không thì họ sẽ bị giết…..

Những người trong đó không có ai sống sót. Đây là một nạn diệt chủng, mà không ai nói về nó.

Làm ơn hãy lan rộng thông điệp này. Vì vậy hãy cầm chiếc kẹp mi lên lần nữa…”

Feroza Aziz sau đó đã tweet rằng TikTok đã chặn không cho cô đăng thêm nội dung mới.

Lộ tài liệu TQ ‘tẩy não’ cả dân tộc ở Tân Cương

Vết cắt sâu vào sự thịnh vượng của Trung Quốc

Trung Quốc ‘tách trẻ Hồi giáo Tân Cương khỏi cha mẹ’

Cảnh sát Tân Cương ‘dùng app theo dõi dân’

TikTok đã phản bác điều này.

Tài liệu bị rò rỉ cho thấy Trung Quốc tẩy não người Uighurs ở Tân Cương

“TikTok không kiểm duyệt nội dung do nhạy cảm chính trị,” một phát ngôn viên nói với BBC News. Mặc dù, trên Douyin, phiên bản tiếng Trung của TikTok, thì các bài đăng của Aziz không xuất hiện, chính là vì bị kiểm duyệt về mặt chính trị.

Douyin đã cấm vĩnh viễn một trong những tài khoản TikTok cũ của Aziz vào 15/11, nhưng vì đăng video khác không liên quan đến vấn đề Uighur, nhưng vi phạm các quy tắc về thông tin liên quan đến khủng bố, ông nói.

Như một biện pháp bổ sung, Tiktok sau đó chặn điện thoại thông minh của cô, vào 25/11, nhưng lý do cũng không liên quan đến các bài đăng của cô về Trung Quốc.

“Tài khoản mới của cô ấy và các video, bao gồm cả video lông mi, không bị ảnh hưởng và tiếp tục nhận được lượt xem,” người phát ngôn Tik Tok nói thêm.

BBC News đã liên lạc với Aziz và gia đình để xin bình luận.

Aziz đã đăng ba video về sự đối xử của Trung Quốc đối với người Hồi giáo Uighur, vào Chủ nhật và Thứ Hai.

Video đầu tiên đã được xem hơn 1,4 triệu lần và “được yêu thích” gần 500.000 lần trên ứng dụng.

Một bản sao được tải lên Twitter bởi những người dùng TikTok khác đã thu hút thêm năm triệu lượt xem.

Và các bản sao khác đã được đăng lên YouTube và Instagram.

Một phần của sự hấp dẫn của các video này là chúng trông có vẻ như là một video dạy trang điểm, nhằm lách khỏi sự kiểm duyệt của Bytedance, được cho chủ sở hữu của TikTok có trụ sở tại Bắc Kinh.

Cuối video, Aziz lại nói về cách làm lông mi trông dài hơn.

Bên trong trại ‘cải tạo tư tưởng’ của Trung Quốc

“Tôi nói vậy nên TikTok không gỡ video của tôi xuống,” cô giải thích trong một trong những bản ghi âm.

Mặc dù phiên bản TikTok được sử dụng ở Trung Quốc đại lục chịu sự kiểm duyệt chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, công ty nói rằng họ có động thái tương tự với các bài đăng của người dùng ở nước khác.

Tiktok lưu ý rằng các clip khác về việc ngược đãi người Uighur trong các trại Trung Quốc vẫn được phép tồn tại trên các nền tảng quốc tế, mặc dù những video này không nhận được sự quan tâm và chú ý như video của Aziz.

Các video của cô gái 17 tuổi này được đăng cùng tuần BBC Panorama đã tiết lộ các tài liệu bị rò rỉ chi tiết về một số biện pháp được sử dụng để tẩy não hàng trăm ngàn người Hồi giáo ở khu vực Tân Cương.

Aziz tweet rằng TikTok đã đình chỉ cô một tháng và nói rằng “Trung Quốc đang khiếp sợ rằng các tin tức [về các trại] sẽ lan truyền”.

Một thành viên Viện chính sách chiến lược Úc đã khen ngợi video TikTok của cô Aziz là “sự lật đổ một cách sáng tạo”.

Presentational grey line

Phân tích

TikTok logoBản quyền hình ảnhREUTERS

Bởi Kerry Allen, nhà phân tích truyền thông Trung Quốc

Bất kỳ ứng dụng nào hoạt động trong phạm vi Trung Quốc đại lục cần phải được Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin chấp thuận.

Các mạng xã hội nhận ra rằng họ không được phép hoạt động trừ khi họ tuân thủ các nguyên tắc địa phương và điều đó có nghĩa là đảm bảo bất kỳ nội dung nào trên nền tảng của họ đều phải có ý nghĩa tích cực về chính quyền.

TikTok, được biết đến ở Trung Quốc là Douyin, được sàng lọc rất nhiều.

Ví dụ, vào tháng 4/2018, nó đã kiểm duyệt tất cả các đề cập đến nhân vật hoạt hình Peppa Pig của Anh, lo ngại rằng chú heo này đang được sử dụng như một biểu tượng của sự nổi loạn.

Nhưng chính phủ Trung Quốc không quan tâm và có ít quyền kiểm soát, lọc nội dung trên phiên bản được cung cấp ở nước ngoài.

Vào tháng 10 năm nay, TikTok đã từ chối sàng lọc nội dung chống Trung Quốc trên ứng dụng quốc tế của mình, nói rằng tất cả dữ liệu người dùng ở Mỹ được lưu trữ tại Hoa Kỳ, với bản sao lưu tại Singapore.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Công nghiệp Trung Quốc giảm tiếp, khó khăn chồng chất

Công nghiệp Trung Quốc giảm tiếp, khó khăn chồng chất

Workers unloading goods at a Chinese portBản quyền hình ảnhAFP

Lợi nhuận tại các công ty công nghiệp Trung Quốc tiếp tục trượt giảm trong tháng 10, thể hiện sự suy giảm mạnh nhất từ 2011, trong lúc căng thẳng thương mại với Mỹ đang đe dọa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Lộ tài liệu TQ ‘tẩy não’ cả dân tộc ở Tân Cương

Suy thoái kinh tế Trung Quốc tệ đến mức nào?

Lợi nhuận ngành công nghiệp giảm 9,9% trong tháng 10, còn hơn 427 tỉ nhân dân tệ, tương ứng khoảng 60 tỉ đôla.

Đây là tháng thứ ba liên tiếp sụt giảm của ngành công nghiệp Trung Quốc.

Kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng ở mức chậm nhất trong vòng 30 năm qua.

Lợi nhuận trong khu vực sản xuất giảm 4,9% từ tháng Giêng tới tháng 10, và khu vực dầu khí giảm 2,1%.

Chỉ số giá sản xuất (PPI) của Trung Quốc, phản ánh giá bán buôn của các nhà máy, đã giảm mạnh nhất từ ba năm qua trong tháng 10, trong lúc giá nguyên liệu thô giảm đi.

Không rõ liệu Bắc Kinh và Washington có thể đạt thỏa thuận để ngăn một đợt đánh thuế mới của Mỹ dự kiến có hiệu lực từ 15/12.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc hôm thứ Hai cảnh báo rủi ro nền kinh tế tiếp tục giảm sút mặc dù đã có các biện pháp kích hoạt tiền tệ và tài chính trong năm nay.

Một thăm dò chuyên gia của Reuters dự đoán tăng trưởng của Trung Quốc năm nay chỉ là 6,2%, thấp nhất từ gần 30 năm, và có thể còn 5,9% năm 2020.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Ngũ Giác Đài cố gắng duy trì quan hệ với đồng minh tại châu Á

Ngũ Giác Đài cố gắng duy trì quan hệ với đồng minh tại châu Á

Jackhammer Nguyễn

27-11-2019

Người đứng đầu Ngũ giác đài (Bộ Quốc phòng Mỹ) Mark Esper, vừa hoàn tất chuyến đi châu Á, đến các nước: Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines và Việt Nam, từ ngày 13 đến 21-11-2019.

Chuyến đi này rất quan trọng cho những người chịu trách nhiệm trong quân đội Mỹ, vì họ ý thức được rằng những đồng minh và bạn bè của Mỹ ở châu Á rất quan trọng để chống Trung Quốc, nhưng hơn hai năm qua, chính sách ‘Nước Mỹ Trên Hết’ của Tổng thống Donald Trump đã phần nào làm xói mòn lòng tin của các đồng minh khắp nơi trên thế giới.

Trước khi ông Esper lên đường, Ngũ Giác Đài có ra một thông báo, rằng “mạng lưới” các đồng minh của Mỹ là một điều hết sức có lợi cho nước Mỹ, và Ấn Độ – Thái Bình Dương là ưu tiên số một của Mỹ.

Cùng lúc ấy, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, một nhà phân tích về bang giao quốc tế tại Washington DC, trích lời một số quan chức Mỹ, nói với báo Người Việt tại California, rằng các đồng minh, các đối tác của Mỹ nên hợp sức lại với nhau để chống Trung Quốc. Nhưng Giáo sư Hùng bình luận, đó là một điều khó khăn với chính sách hiện nay của ông Trump.

Ngay chặng dừng chân đầu tiên là Nam Hàn, đã bắt đầu có lời bàn tán không hay cho nước Mỹ, khi ông Esper đề nghị Seoul, một đồng minh lâu năm và tin cậy, tăng tiền đóng góp vào việc phòng thủ chung lên đến năm tỉ dollars.

Khi ông Esper vừa kết thúc chuyến thăm Nam Hàn thì nhà bình luận Ankit Panda của báo The Diplomat, nói rằng, ông Esper ở Nam Hàn đã không có chọn lựa nào khác phải kêu gọi người Hàn tăng ngân khoản lên năm tỉ dollars một năm, dù ông Esper biết rằng, nói như vậy sẽ gây khó cho đồng minh. Nhưng biết làm sao, vì người sếp của ông là Donald Trump, từ hơn hai năm nay lúc nào cũng American First.

Chuyến đi của ông Esper bao gồm tới ba nước Đông Nam Á là Thái Lan, Philippines, và Việt Nam. Điều đó cho thấy Ngũ giác đài đánh giá cao vị trí của khu vực này, trong đó có hải lộ Biển Đông quan trọng nhất thế giới đối với thương mại toàn cầu. Và cũng chính tại Biển Đông người ta chứng kiến sự tăng cường sức mạnh hải quân của Trung Quốc, cũng như thái độ của nước này lấn lướt các quốc gia nhỏ Đông Nam Á (lớn nhất là vụ tàu Trung Quốc vào quậy phá trong khu vực thềm lục địa Tư Chính của Việt Nam).

Thế nhưng, ngay trước chuyến đi của ông Esper, nước Mỹ đã làm cho Đông Nam Á rất thất vọng khi chỉ gửi đến hội nghị thượng đỉnh ASEAN một viên chức cấp thấp, một sự xuống cấp thấy rõ từ hai năm nay: Năm 2017 Tổng thống Trump tham dự, 2018 Phó Tổng thống Pence dự.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, ông Trump không biết được tầm quan trọng của Đông Nam Á.

Ông Panda thì hy vọng rằng, chuyến đi của ông Esper sẽ đền bù sự thiệt hại vì sự vắng bóng đó của nước Mỹ. Sự thiệt hại đó bao gồm việc Bắc Kinh rủ rê các nước ASEAN vào một tổ chức kinh tế do họ dẫn đầu.

Tại Đông Nam Á, ông Esper đã ký tầm nhìn chung với Thái Lan về hợp tác quốc phòng, tuyên bố với Philippines sẽ xem xét lại hiệp định phòng thủ chung để có thể cứu giúp người Phi nếu họ bị tấn công ở Biển Đông. Ông hứa chuyển giao một tàu tuần duyên cho Việt Nam, và một lần nữa, như các viên chức Mỹ khác, ông Esper kêu gọi Đông Nam Á đoàn kết để chống Trung Quốc.

Cũng khó biết được thiệt hại có được đền bù hay không. Báo chí Đông Nam Á cũng đưa tin chuyến đi này một cách chừng mực, ngoài Việt Nam. Báo chí Việt Nam đề cập cả chuyện ông Esper dẫn lịch sử Hai Bà Trưng để mô tả tinh thần quật khởi của người Việt, rất giàu cảm xúc.

Tuy nhiên chuyến đi của ông Esper thành công hai chuyện sau đây:

Hàn Quốc quyết định tiếp tục hiệp định chia sẻ tin tức tình báo với Nhật Bản. Đây là điều rất quan trọng cho liên minh Nhật – Hàn và cũng là Nhật – Hàn – Mỹ tại vùng Đông Bắc Á. Người ta cho rằng người Hàn Quốc đã lắng nghe ông Esper.

Việc chuyển giao tàu tuần duyên cho Việt Nam cũng được xem là một thành công của Mỹ. Chiếc Hamilton Cutter sẽ chuyển cho Việt Nam tuy là một chiếc tàu cũ, nhưng có trang bị radar và vũ khí tốt, có thể hoạt động như một tuần dương hạm. Mặc dù kích thước của nó còn nhỏ hơn nhiều chiếc tuần duyên Hải Dương của Trung Quốc xâm phạm Tư Chính vừa qua, nhưng việc sở hữu nó cũng nâng cấp hải quân Việt Nam lên rất nhiều, và việc chuyển giao này có vẻ cũng không làm đụng chạm tới chính sách đu dây của Hà Nội giữa Mỹ và Bắc Kinh, vì nó là một chiếc tàu cũ, chứ không phải là một hợp đồng mua vũ khí lớn.

Tóm lại chuyến đi công du châu Á của ông Esper lại đang chứng minh một sự vất vả của các viên chức quốc phòng và ngoại giao Mỹ, tìm cách duy trì sự tin tưởng với các đồng minh, trong chính sách thu mình lại của nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Jackhammer Nguyễn, từ San Francisco

Bình Luận từ Facebook
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Những chuyện nực cười trong cái chết của Stalin

Những chuyện nực cười trong cái chết của Stalin

IFC FilmsBản quyền hình ảnhIFC FILMS

Bộ phim mới của tác giả series phim The Thick of It, In the Loop và Veep được đánh giá bốn sao, Caryn James cho điểm.

Bộ phim Cái chết của Stalin của đạo diễn Armando Iannucci đặt ra một câu hỏi có thể ứng với nhiều quốc gia khác trong lịch sử, nhưng có lẽ cũng cho thấy sự hoang mang chính đáng của những người đang quan sát thế giới của ông Trump – Trumpland: bao nhiêu điều trong số những gì đang xảy ra trong chính phủ là nhờ vào sự dễ mua chuộc, nhờ vào sự hèn nhát cá nhân, và bao nhiêu điều là do thói huênh hoang tự mãn?

Tuy nhiên, bộ phim mang tính trào phúng chính trị này không nhắm trực tiếp vào vị tổng thống Hoa Kỳ hay bất kỳ nhà lãnh đạo nào. Nó đề cập tới quan điểm toàn cầu mà Ianucci đã lồng vào cách hành xử chính trị của Anh và Mỹ trong phim In the Loop, bộ phim hài dựa trên nguyên mẫu có thật, và trong series Veep, một trong những loạt phim châm biếm sâu cay nhất, nghiệt ngã nhất từ trước tới nay.

Khi nào việc giật đổ tượng là điều chấp nhận được?

Họ đã phản kháng lại kiểm duyệt ra sao?

Ông xác nhận những nỗi sợ hãi tồi tệ nhất về những gì các chính trị gia nói và làm phía sau hậu trường, và đưa ra những tin xấu theo cách gây cười rất hài hước nhưng sắc sảo.

Phim Cái chết của Stalin (The Death of Stalin) lấy bối cảnh Liên Xô hồi 1953, đem lại sự hài hước bất tận nhưng cũng lột tả sự lố bịch ở mức mạnh mẽ hơn những tác phẩm trước đó.

Câu chuyện xoay quanh các sự kiện có thật.

Khi Josef Stalin bị đột quỵ và ngã gục, các nhân viên bảo vệ đã sợ phải vào phòng ông tới mức để bỏ mặc ông nằm trên sàn nhà, giữa vùng nước tiểu trong hàng tiếng đồng hồ.

Sau khi ông chết, các bộ trưởng thân cận nhất, những người từng run sợ trước mỗi cái liếc mắt của ông, nay bắt đầu lao vào cuộc chiến tranh cướp quyền lực. Iannucchi đã hòa trộn vô cùng tài tình những tình tiết hài hước có thật về một chế độ độc tài với sự khôi hài lố bịch tới nực cười diễn ra khi đó.

Đời sống dưới chế độ của nhà độc tài được mô tả ngay ở đầu phim, khi Stalin nghe trên đài phát thanh một chương trình hòa nhạc và gọi điện cho đài đòi phần ghi lại buổi diễn. Nhưng chương trình hòa nhạc đó lại chưa hề được thu âm hay ghi hình lại, cho nên nhà sản xuất chương trình (Paddy Considine) vốn đã rất lo lắng nay rơi vào tâm trạng hoảng loạn.

Chạy trên phố chèo kéo tất cả những ai qua đường vào dự buổi hòa nhạc thứ hai, được tổ chức chỉ để ghi hình phục vụ yêu cầu của Stalin, anh vui sướng trấn an mọi người, “Chớ lo, sẽ không có ai bị giết đâu.” Dưới những tình huống này, đó chính là sự bảo đảm mà mọi người cần có.

Iannucci đã khéo léo thể hiện sự sợ hãi với sự lố bịch của tình huống dở khóc dở cười này với những hình ảnh ‘độc’, chẳng hạn như trong số những vị khách ngơ ngác có một nông dân ôm theo con gà sống vào khán phòng xem buổi diễn.

Khi các vị bộ trưởng được báo tin rằng nhà lãnh đạo của họ đang ốm bệnh, họ vội chạy tới nhà nghỉ của ông. Họ tụ tập xung quanh Stalin, khúm núm trước ông khi đó vẫn ở giữa vũng nước trên sàn nhà, ai cũng sợ hãi không dám có hành động gì thất thố.

Khám phá ‘Kama Sutra’ của thế giới Ả-rập

Thông điệp đằng sau dấu chấm than của ông Trump

Từ tường thành La Mã tới bức tường ông Trump

Steve Buscemi hầu như nổi bật nhất trong phim với vai Nikita Khrushchev, với cách diễn xuất rất thông minh trong vai một kẻ xun xoe. Nhân vật này bắt vợ ghi lại hết những câu nói đùa ông ta nói ra khiến Stalin thích thú, và những câu không được tán thưởng. Khi phản ứng về tin Stalin chết bằng câu “Đây là một tai họa,” Buscemi đã thể hiện câu thoại vô cùng tuyệt vời, đủ để lột tả sự giả dối và tham vọng leo cao của Khrushchev.

Đối thủ chính của ông ta trong cuộc đua quyền lực là Beria, người đứng đầu các lực lượng an ninh, người nắm trong tay danh sách những người bị xử tử theo ý của Stalin. Simon Russel Beale thủ vai hung thần khát máu, tàn bạo này.

Cuộc chơi quyền lực

Dàn diễn viên của Iannucci đều rất xuất sắc, với mỗi gương mặt đều thể hiện được một khía cạnh khôi hài khác nhau.

Jeffrey Tambor trong vai Malenkov xấu xa, một cái tên nằm trong danh sách lên kế nhiệm Stalin nhưng thật ra chỉ là một quân cờ trong tay Beria.

Michael Palin trong vai Molotov gặp nhiều xui xẻo, bị chủ nghĩa Stalin tẩy não tới mức sẵn sàng giả đò tin rằng vợ mình là một kẻ phản bội, chỉ để nhằm cứu lấy mạng sống của chính mình.

StalinBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionPhương pháp lãnh đạo kiểu Stalin dùng bộ máy an ninh để khủng bố nhân dân và cán bộ đảng cộng sản

Andrea Riseborough thủ vai Svetlana, người con gái điềm đạm, bình tĩnh và đa nghi của Stalin, người nhìn thấy được rằng những chuyện rắc rối đang kéo đến.

Người anh trai của cô là Vasily (Rupert Friend) thì nốc vodka như hũ chìm và không hề ý thức được rồi đây cuộc sống sẽ có gì khác trước sau cái chết của cha mình. “Tôi muốn đọc diễn văn tại tang lễ cha,” Vasily, một gã luôn không đáng tin cậy, nói. Và Buscemi trong vai Khrushchev độp lại rằng ông ta muốn ngủ với Grace Kelly, diễn viên người Mỹ về sau trở thành hoàng hậu Monaco nhờ cuộc hôn nhân với ông hoàng Rainer đệ tam. Tất nhiên là cả hai điều đó đều là chuyện không thể xảy ra.

Những ý nghĩa kinh ngạc đằng sau mũ trùm đầu trắng

Bí mật lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Trump: Từ ‘sao’ truyền hình giải trí thành tổng thống

Bộ phim được dựa trên một cuốn tiểu thuyết hình ảnh (graphic novel), và Iannucci đã phát triển từ những hình vẽ hoạt hình trong đó. Khi các vị cố vấn khiêng xác Stalin vào phòng và quăng lên giường, đó là hoạt cảnh ngắn đầy tếu táo. Những nét chấm phá thể hiện sự lố bịch khiến bộ phim tạo cảm giác hài hước dễ chịu chứ không nghiệt ngã như trong phim In the Loop.

Ngữ điệu của các diễn viên là giọng Anh pha giọng Mỹ – không hề giả giọng Nga ở đây, khiến độ lố bịch càng được thể hiện rõ nét. Cảnh phim trông không giống như đời thật mà trông rõ là được thực hiện trong trường quay, giống như các phim được làm trong thời kỳ mà phim này mô tả.

Trong phim cũng có một số khoảnh khắc châm chọc sắc bén. Khrushchev, như ở phần giới thiệu cuối phim ghi rõ, trở thành nhà lãnh đạo duy nhất của Liên Xô vào năm 1956. Những cảnh cuối cùng của phim về nhân vật này cho thấy sự tàn nhẫn ẩn giấu của ông ta.

Được bấm máy trước khi ông Trump trở thành tổng thống Hoa Kỳ, Cái chết của Stalin là một trong nhiều bộ phim được thực hiện vào giai đoạn bối cảnh toàn cầu đã có những thay đổi, đã trở nên rất khác so với những gì các nhà làm phim có lẽ đã dự đoán.

Có một sự cộng hưởng mới ở cảnh Khrushchev nói về tầm quan trọng của việc cần phải kể đúng chuyện vào đúng thời điểm, bất kể chuyện đó có phải là sự thật hay không. “Con người ta bị giết chết khi các câu chuyện mà họ kể ra không phù hợp,” ông ta nói.

Sự hài hước trong phim có thể ứng với bất kỳ ý kiến chính trị nào. Đây là một trong những bộ phim của Iannucci có tính thuyết phục nhất, nhất quán nhất trong việc thể hiện rằng vào những thời điểm khác nhau, bất kỳ ai nắm quyền lực đều trông có vẻ đần độn.

Xếp hạng: ★★★★☆

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Culture.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.