Daily Archives: November 2, 2019

hà nước VN đã làm gì để dân VN chết thảm như thế?

hà nước VN đã làm gì để dân VN chết thảm như thế?

Trương Nhân Tuấn

2-11-2019

Ảnh: internet

Cảnh sát Anh cho biết “39 nạn nhân là người Việt Nam”. Câu hỏi “chúng ta đã làm những gì để đồng bào chúng ta chết thảm như thế” đã là một câu hỏi chính đáng. Nhà nước VN cần sớm có câu trả lời nghiêm túc và thỏa đáng.

“Trách nhiệm tối thượng” của thảm kịch này không phải là các chính sách “nhập cư đã trục trặc từ rất lâu ở các nước giàu” như báo Tuổi Trẻ đã nói. Trách nhiệm này thuộc về Việt Nam.

Trên quan điểm “công pháp quốc tế”, giữa “chủ quyền quốc gia” và các Tuyên bố quốc tế về quyền con người, hay các công ước quốc tế về di dân và lao động… Nước Anh không có trách nhiệm nào về người di dân, mặc dầu chính sách về di dân của Anh “có nhiều trục trặc” đối với các quốc gia Châu Âu (nhất là đối với Pháp), khiến khuynh hướng áp đảo là lựa chọn nước Anh là điểm đến cuối cùng (chứ không phải là các nước khác).

Nước Anh với chủ trương “ultra-liberal” về lao động lại không có vụ “thẻ căn cước” phiền phức như các quốc gia khác. Ai “nhập” vô được xứ Anh thì có thể đi làm “lậu” dễ dàng. Các quốc gia khác như Pháp, Đức… mặc dầu tiền trợ cấp xã hội nhiều hơn Anh, nhưng thủ tục lao động rất nhiêu khê. Người chủ không dám mướn lao đông “lậu” vì tiền phạt rất nặng và dễ dàng bị bắt vì kiểm soát thường xuyên.

Nước Mỹ thời ông Trump chủ trương xây một bức tường biên giới với Mexico nhằm ngăn chặn di dân lậu. Cảnh sát biên phòng bắt bớ rồi trục xuất người di dân… Tất cả các hành vi này đều “đúng luật” Mỹ và không trái ngược với công pháp quốc tế. Đơn giản vì các hành vi có mục đích bảo vệ lãnh thổ và an ninh quốc gia. Người ta chỉ trích nước Mỹ việc xây tường, hay các việc tách trẻ em rời khỏi cha mẹ… vì vấn đề “đạo đức” và về vấn đề “nhân quyền”.

Nước Mỹ, nước Anh, hay bất kỳ quốc gia nào khác… đều có “quyền tối thượng” bất khả xâm phạm “chủ quyền về lãnh thổ”. Lãnh thổ này được bảo vệ bằng “đường biên giới”. Bất kỳ người nào vượt qua biên giới một nước mà không được sự chuẩn nhận của sở di trú nước này (thủ tục passeport và visa) người này phạm tội.

Từ khi khái niệm “quốc gia” được thành hình, đồng thời với các khái niệm về “lãnh thổ”, “biên giới”, “quốc tịch”, “chính phủ” v.v… thì khuynh hướng “di dân tự nhiên” (xuyên biên giới), tức “di dân lậu” đã chấm dứt. Nó không hề là “quá trình tự nhiên đã diễn ra từ ngàn xưa và sẽ còn tiếp diễn trong tương lai” như Tuổi Trẻ đã viết.

Các việc “di dân” do nhu cầu lao động đều được thực hiện “theo luật”, đúng như tinh thần các kết ước mà hai quốc gia (xuất khẩu và tiếp nhận lao động) đã ký.

Hiện tượng di dân (lậu) chỉ thấy ở các quốc gia có chiến tranh. Hiện nay Châu Âu đã và đang bị khủng hoảng do di dân (hàng loạt và quá đông đảo đến vài triệu người) đến từ các quốc gia như Irak, Afghanistan, Soudan, Syrie… Trên phương diện công pháp quốc tế, những người này có thể được hưởng qui chế vì “tị nạn”, quốc gia tiếp nhận không có quyền xô đuổi. Mặt khác, nếu thành phần di dân này đi bằng phương tiện “vượt biên”, luật quốc tế áp dụng (trên biển) cũng sẽ khác hơn (không được quyền từ chối cứu nạn).

“Nhà nước việt Nam đã làm những gì khiến dân chúng chết thảm như thế”? VN là một quốc gia đang giải thể hay là một đất nước hòa bình từ 50 năm, phát triển (khoạn mục), GDP năm nào cũng tăng 6, 7 phần trăm?

Advertisement
Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Cộng sản Việt Nam đã chọn ô nhục, rồi họ sẽ nhận chiến tranh

Cộng sản Việt Nam đã chọn ô nhục, rồi họ sẽ nhận chiến tranh

  • 33

Trung Nguyễn

2-11-2019

Các “đại biểu quốc hội”, các “tướng quân” do giới lãnh đạo cộng sản “cơ cấu”, “quy hoạch” vẫn tiếp tục là đề tài đàm tiếu và phẫn nộ của người dân khi không dám nhắc tên kẻ xâm lược là Cộng sản Trung Quốc tại diễn đàn Quốc hội.

Trung Quốc là cha mẹ của lãnh đạo cộng sản hay sao mà phải kị húy?

Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa cũng nói chung chung y như Tổng bí thư đảng Cộng sản kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là không nhân nhượng về chủ quyền lãnh thổ. Dân Việt Nam không hiểu được là “thế lực thù địch” nào đang xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Còn Cộng sản Trung Quốc và người dân Trung Quốc cũng không hiểu chuyện gì.

Trung tướng Trần Việt Khoa còn gây phẫn nộ hơn khi chỉ dám nói “nước ngoài” mang tàu thăm dò và hàng chục tàu hộ tống vào vùng biển Việt Nam. Có lẽ từ “Trung Quốc” đã trở thành một từ cấm kị đối với giới lãnh đạo cộng sản?

Còn nhớ mục 4 điều 54 của dự thảo Luật Đặc khu, viết: “Công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh sử dụng giấy thông hành hợp lệ nhập cảnh vào đặc khu Vân Đồn với mục đích du lịch được miễn thị thực với thời hạn xác định.”

Ngay cả một dự luật cực kì quan trọng, toàn dân chú ý, mà giới lãnh đạo cộng sản cũng không dám viết thẳng tên Trung Quốc, cũng cho thấy họ vừa sợ Cộng sản Trung Quốc, lại vừa sợ lòng dân căm ghét Cộng sản Trung Quốc như thế nào.

Vẫn còn những “đại biểu quốc hội” biết sợ lòng dân

Cũng may là có đại biểu quốc hội Nguyễn Lân Hiếu đề xuất công khai vi phạm của Cộng sản Trung Quốc ở biển Đông và kiện Cộng sản Trung Quốc xâm phạm lãnh hải ra tòa quốc tế. Còn đại biểu Dương Trung Quốc cũng đã đặt câu hỏi thẳng thừng là tại sao báo cáo trước Quốc hội lại phải né tránh gọi tên Trung Quốc.

Có lẽ hai đại biểu Quốc hội trên cũng biết là họ cũng sẽ nằm trên bia miệng của nhân dân muôn đời cùng với giới lãnh đạo cộng sản khi hèn nhát không dám nêu tên kẻ thù là Cộng sản Trung Quốc, do đó họ đã phải lên tiếng để người dân hiểu rằng, họ không nằm trong nhóm Việt gian bán nước.

“Coi chừng chúng nó bán rẻ Tổ quốc ta cho phương Bắc”

Đọc bài viết “Trao đổi tiếp về chuyện biển Đông” của ông Vũ Ngọc Hoàng, cựu Ủy viên Trung ương đảng Cộng sản, cựu Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đảng Cộng sản, người dân cũng có thể thấy có “một bộ phận không nhỏ” đảng viên cộng sản cao cấp sợ hãi, hèn nhát trước Cộng sản Trung Quốc. Chính ông Vũ Ngọc Hoàng nhận định: “… Và cần phải chống ‘nhóm lợi ích’ thân Tàu, coi chừng chúng nó bán rẻ Tổ Quốc ta cho phương Bắc.”

Kế sách mà “nhóm lợi ích thân Tàu” do ông Vũ Ngọc Hoàng nêu ra là tiếp tục cầu hòa với Cộng sản Trung Quốc, không kiện Cộng sản Trung Quốc ra tòa quốc tế, với hy vọng rằng Cộng sản Trung Quốc sau khi chiếm Hoàng Sa và một số đảo thuộc Trường Sa của Việt Nam đã cảm thấy thỏa mãn rồi và không chiếm thêm nữa.

“Nhóm lợi ích thân Tàu” đó lấy cớ rằng, nếu cộng sản Việt Nam dám kiện hoặc dùng sức mạnh quân sự đẩy lui các tàu Trung Quốc đang xâm chiếm biển Việt Nam thì Cộng sản Trung Quốc sẽ có cớ để sử dụng sức mạnh quân sự vượt trội của họ chiếm nốt Trường Sa và thềm lục địa Việt Nam.

Trên thực tế thì người dân Việt Nam cũng đoán được là ở hậu trường, Cộng sản Trung Quốc đe dọa cộng sản Việt Nam nghiêm trọng như thế nào vì kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào Trung Quốc, Trung Quốc cũng có thể quyết định việc cấp nước cho Việt Nam hay không qua hệ thống đập thủy điện xây dựng trên dòng chính sông Mekong,…

Trong bài viết mang tên “Chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc và chủ nghĩa phát xít ở Đức là một”, tác giả Nguyễn Tiến Trung đã nêu lên sự tương đồng đáng kinh ngạc giữa đảng, hai chủ nghĩa đã và đang là mối đe dọa cho toàn nhân loại. Tuy nhiên, việc đối phó với chủ nghĩa phát xít Đức trước đây sẽ là gợi ý để người dân Việt Nam và giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam biết được phương cách đúng đắn để đối phó với sự hiếu chiến xâm lược của Cộng sản Trung Quốc.

Lịch sử luôn đưa ra những bài học tuyệt vời vì tâm lý con người thời đại nào cũng như nhau, có lòng tham lam, có nỗi sợ hãi,…

Lãnh đạo nhu nhược thì có là cường quốc cũng mất nước

Trong cuộc Đại suy thoái toàn cầu bắt đầu từ năm 1929 đến đầu thập niên 1940, lợi dụng tâm lý giận dữ của người Đức vì thua trận ở Thế chiến thứ nhất, Hitler đã leo lên đỉnh cao quyền lực vào năm 1933. Lúc này, cả hai nước Anh và Pháp vẫn đang cố gắng phục hồi sau Thế chiến I và phải trải dài nguồn lực quân sự của mình trên khắp các thuộc địa. Do đó, các nhà lãnh đạo của Anh và Pháp thời kỳ này đều từ chối đối đầu với Hitler. Họ cho rằng xoa dịu gã độc tài phát xít Hitler với sức mạnh đang lên là một chính sách khôn khéo, mềm dẻo, thực tế.

Nhìn thấy được sự nhu nhược của giới lãnh đạo Anh, Pháp, Hitler đã hủy bỏ Hòa ước Versailles được ký kết vào cuối Thế chiến I, tăng cường xây dựng quân đội Đức. Năm 1936, Hitler chiếm Rhineland vốn được quy định trong Hòa ước Versailles là không thuộc Đức. Năm 1938, hắn sát nhập Áo vào Đức.

Ý đồ của Hitler đã lộ rõ nhưng lãnh đạo Anh, Pháp vẫn mê muội đi ký Hiệp ước Munich vào tháng 9/1938 với mong muốn rằng sau khi công nhận các vùng đất đã bị Đức chiếm thì Đức sẽ đồng ý không tiến hành chiến tranh với Anh, Pháp ở châu Âu.

Kinh ngạc vì dễ dàng có được mọi thứ, Hitler đã tấn công Tiệp Khắc vào tháng 9/1938. Anh, Pháp vẫn không có phản ứng gì. Được thế, tháng 4/1940, Hitler xua quân đánh chiếm Đan Mạch, Na Uy. Tháng 5/1940, hắn chiếm Hà Lan, Bỉ, Luxembourg.

Điều gì đến đã phải đến, tháng 6/1940, một cường quốc như Pháp cũng phải đầu hàng Đức. Liên quân Anh – Pháp đại bại. Sau đó Hitler tiến hành chiến tranh trên không và trên biển với nước Anh.

Điều đáng nói ở đây là lực lượng của liên quân Anh – Pháp không thua kém Đức. Tuy nhiên, chính não trạng chủ bại, cho rằng quân đội của Hitler mạnh hơn của giới lãnh đạo Anh – Pháp đã khiến Anh – Pháp liên tục nhượng bộ Hitler và đã nhận phải những thất bại đau đớn trong nửa đầu của Thế chiến 2.

Cuối cùng, phải đến khi Winston Churchill lên làm Thủ tướng nước Anh, còn Charles de Gaulle ẩn náu ở Anh nhưng liên tục động viên, kêu gọi dân Pháp nổi dậy chống Đức, thì thế cờ mới bị lật ngược. Tức là chỉ đến khi có những người quyết tâm chiến đấu chống ngoại xâm đến cùng lên lãnh đạo quốc gia thì quốc gia mới có thể giành thắng lợi trước ngoại xâm.

Bài học đắt giá cho cả cộng sản và nhân dân

Bài học rút ra ở đây là càng nhượng bộ với hi vọng tránh chiến tranh thì nước bị xâm lược càng yếu đi, còn kẻ xâm lược sẽ càng mạnh lên và hung hăng hơn. Winston Churchill đã nói một câu rất chí lý là: “Kẻ nhượng bộ là kẻ cho cá sấu ăn và hi vọng nó sẽ ăn hắn sau cùng”.

Ở đây, giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã làm ngơ để Cộng sản Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974, không cho lính nổ súng chống Cộng sản Trung Quốc xâm lược Gạc Ma năm 1988, các tướng lãnh thì không dám gọi thẳng tên kẻ thù xâm lược là Cộng sản Trung Quốc, không kiện Cộng sản Trung Quốc xâm phạm lãnh hải ra Tòa quốc tế… Có lẽ giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam cũng đang hy vọng là với sự nhượng bộ của mình thì Cộng sản Trung Quốc sẽ “làm thịt” Đài Loan, Hongkong, Philippines,… trước rồi từ từ mới tới Việt Nam.

Winston Churchill có để lại một lời khuyên chí lý cho các lãnh đạo Cộng sản Việt Nam: “Chính quyền phải lựa chọn giữa chiến tranh và ô nhục. Họ đã chọn ô nhục. Rồi họ cũng sẽ nhận được chiến tranh”.

Ngoài những việc ô nhục kể trên, còn một việc ô nhục nữa phải kể đến là giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đã ra lệnh cho an ninh Việt Nam đánh đập người Việt Nam biểu tình phản đối Cộng sản Trung Quốc xâm lược, lột áo những ai dám mặc áo “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”,… Họ đã bị ghi danh vào sử sách là chế độ duy nhất trong lịch sử Việt Nam dám đàn áp người dân Việt Nam yêu nước thương nòi, phản đối Cộng sản Trung Quốc xâm lược.

Nếu tiếp tục lựa chọn ô nhục, đảng Cộng sản Việt Nam sẽ nhận được chiến tranh, không chỉ chiến tranh với Cộng sản Trung Quốc, mà là chiến tranh với cả chính nhân dân Việt Nam. Giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam không nên trông mong có một tương lai tốt đẹp dành cho họ.

Đứng lên!

Riêng với người dân Việt Nam, chúng ta cần phải đứng lên giành lại quyền làm chủ đất nước của mình, trong đó quyền làm chủ quan trọng nhất là quyền tự do ứng cử, tự do bầu cử để bầu ra các lãnh đạo dũng cảm, thông minh dẫn dắt đất nước vượt qua chiến tranh và xây dựng đất nước thành một quốc gia thịnh vượng, để không còn ai phải liều mình bỏ nước ra đi, như 39 người Việt mới đây đã bỏ mạng trên một xe container ở nước Anh.

Bình Luận từ Facebook
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Không để xảy ra tình trạng “nước tới chân mới nhảy” ở biển Đông

Không để xảy ra tình trạng “nước tới chân mới nhảy” ở biển Đông

Trương Nhân Tuấn

30-10-2019

Trở lại vấn đề Biển Đông, VN không thể cứ “chờ nước đến chân mới nhảy”. Lãnh đạo VN thường khoe khoang tài năng với câu nói “giữ nước từ xa”. Nhưng thực tế “nói vậy chớ không phải vậy”.

Thời nay đâu phải giữ nước như thời trước 1975 bằng cây AK47 với cục “lương khô” sản xuất từ TQ, hay với những chiếc T54, giàn hỏa tiễn SAM… sản xuất từ Liên Xô và do chuyên gia LX hướng dẫn kỹ thuật…

Thời nay việc “giữ nước” bao trùm trên nhiều phương diện.

Ta mới nghe nói tới thuật từ “chủ quyền không gian mạng”. Tức lãnh vực “không gian mạng” cũng (có thể trở thành) một “đối tượng”, tương tự như “lãnh thổ”, mà một quốc gia có thể “chiếm hữu”, “tuyên bố chủ quyền”, “quản lý”, “khai thác kinh tế lẫn quân sự”… Xâm phạm đến “chủ quyền không gian mạng” của một quốc gia từ nay có thể sẽ qui vào tội “xâm phạm chủ quyền” của quốc gia khác. Câu hỏi đặt ra là cán bộ nhà nước VN có hiểu thế nào là “chủ quyền” để có thể “bảo vệ hữu hiệu” chủ quyền?

Theo tôi là không (mấy) người hiểu.

Vụ bản đồ “đường lưỡi bò” xuất hiện trên phim ảnh quốc tế, trên hệ thống GPS xe cộ, trên các quả địa cầu nhựa có nguồn gốc TQ v.v… Những thứ này tràn lan khắp các nước trên thế giới, ngay cả VN.

Hôm qua đọc bài báo thấy đại khái phía hải quan VN lúng túng không biết phải “xử trí” ra sao. Những chiếc xe (nhập tạm) vào VN để chờ tái xuất lại có hình “bản đồ lưỡi bò” trong hệ thống GPS. Hôm trước thì có vụ phim Abominable “lọt” vòng kiểm duyệt của VN, được trình chiếu ở các rạp xi nê.

Theo tôi, thái độ của VN trong các vụ này rõ ràng là “thấy ghẻ mọc đâu bôi thuốc đó” mà không tìm hiểu đâu là “nguồn” để chữa tận gốc. Vụ chiếc xe hay bộ phim thì quá dễ. Phạm luật VN thì phải xử theo luật của VN.

Bà con nhớ lại vụ thanh niên gốc VN có tên Nguyễn Thanh Vân, quốc tịch Úc, đi buôn bạch phiến bị hải quan Singapore bắt trong lúc “quá cảnh” qua xứ này. Anh thanh niên này bị tòa án Singapore kết án “tử hình”. Vụ này chính phủ Úc can thiệp, dân chúng vận động ghê gớm lắm. Rốt cục Singaporer vẫn xử tử anh Vân.

Vụ chiếc xe nhập vào VN, phạm luật VN, chiếc xe này có thể bị tịch thu và chủ phải đóng phạt nặng. Vụ cuốn phim cũng vậy.

VN lâu nay không dám kiện TQ vì sợ. Theo tôi, VN có thể nhân vụ này kiện các chủ hãng xe, chủ hãng phim, hay tất cả những nhà sách có bán bản đồ “lưỡi bò”. Bản đồ “hình lưỡi bò” không chỉ đơn thuần “phạm luật” VN mà còn phạm luật quốc tế.

Nhiều người VN (hiểu lầm) rằng phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) 12-7-2016 chỉ có hiệu lực giữa TQ với Phi. Tôi đã nói nhiều lần là không đúng. Phiên tòa được mở ra nhằm mục đích “giải thích và cách áp dụng Luật Biển (UNCLOS)”.

Khi quốc tế nhìn nhận rằng Luật Biển 1982 (UNCLOS) là một bộ “hiến pháp của đại dương”. Vì vậy mỗi phiên tòa được mở theo nội dung của UNCLOS, nếu nhằm mục đích “giải thích luật và hướng dẫn cách áp dụng luật”, thì nội dung phán quyết “cũng là luật”.

VN nhân vụ này “đập” thật mạnh lên công ty sản xuất phim và chủ hãng xe, bằng cách kiện họ ra Trọng tài quốc tế. VN có thể đi bước tiếp theo là kiện các xí nghiệp làm bản đồ TQ vì phổ biến bản đồ “lưỡi bò” vì trái luật quốc tế (nếu VN sợ không dám kiện TQ).

Nếu giữ nước “xa” hơn chút nữa, nhân Hội nghị thượng đỉnh ASEAN sắp tới, VN đề nghị các nước trong khối từ nay ký nhận hiến chương (statut) của Tòa Công lý Quốc tế (ICJ), cơ quan pháp lý trực thuộc LHQ, là có quan có thẩm quyền phân xử những tranh chấp cho mọi thành viên của khối. Tiền lệ là Tổ chức các quốc gia Châu Mỹ có ký chung hiệp định Bogota, theo đó các nước nhìn nhận Tòa Công lý Quốc tế là cơ quan có thẩm quyền phân xử mọi tranh chấp giữa các quốc gia thành viên.

Mục đích việc này là nhằm bảo vệ khối ASEAN trước sự xâm lấn hung hăng của TQ, khi họ có các yêu sách áp chế các nước trong Bộ Qui tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Trong khối ESEAN chỉ có VN, Lào (và Brunei?) là các quốc gia chưa sử dụng phương tiện pháp lý quốc tế để giải quyết tranh chấp. Các quốc gia Thái Lan, Campuchia, Singapore, Mã Lai, Indonesia đều đã ký nhận hiến chương ICJ. Miến Điện, Philippines… đã sử dụng bộ Luật quốc tế về biển (UNCLOS) để giải quyết những tranh chấp, hay để hạn chế những yêu sách lớn lao của TQ.

Vì vậy, khó khăn của việc này là đến từ nội bộ của VN chứ không phải do khối ASEAN. Giữ nước từ xa cũng tựu ở chỗ này.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Biển Đông: Đại biểu Quốc hội VN đề xuất kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế

Biển Đông: Đại biểu Quốc hội VN đề xuất kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế

Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự họp Quốc hội hôm 21/10/2019Bản quyền hình ảnhNHAC NGUYEN/GETTY IMAGES
Image captionChủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự họp Quốc hội hôm 21/10/2019

Vụ việc Trung Quốc đưa tàu tới bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam lại nóng nghị trường Quốc hội Việt Nam hôm 31/10.

‘Đưa ra tòa quốc tế’

Trong phiên họp Quốc hội sáng 31/10, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng cần đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế liên quan tới việc nước này xâm phạm bãi Tư Chính của Việt Nam và nhiều hoạt động xâm phạm chủ quyền khác.

Tàu ngầm TQ ‘trồi lên giữa’ tàu cá VN ở Biển Đông?

Biển Đông: ‘Né’ tên TQ, VN có kế sách riêng?

Đón Duterte, ông Tập không đổi ý về Biển Đông

Ông Nguyễn Lân Hiếu nói rằng đó là nguyện vọng của ‘nhiều ý kiến cử tri’, và rằng cần phải công khai các hoạt động lấn chiếm biển đảo, vi phạm luật quốc tế của Trung Quốc để nhân dân toàn thế giới được biết đến, theo truyền thông Việt Nam.

Ông Hiếu nhận định rằng Trung Quốc sau khi khai thác cạn kiệt tài nguyên biển nước họ thì sẽ vươn sang các nước lân cận trên Biển Đông, và lưu ý khả năng Trung Quốc sẽ tập trung quân sự hóa sau khi bồi đắp xong các đảo nhân tạo.

Ông Hiếu cũng cho rằng đối sách mà Việt Nam vẫn duy trì xưa nay là vừa hợp tác vừa đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình không làm giảm lòng tham của Trung Quốc. Do đó, liên quan tới ‘độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ’ của Việt Nam thì ‘không bao giờ nhân nhượng’, ông Hiếu nhắc lại lời của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Việt Nam.

Trong khi đó, phát biểu của ông Dương Trung Quốc trước Quốc hội sáng 31/10 được cho là ‘thẳng thắn’ khi ông đặt câu hỏi ‘sao báo cáo trước Quốc hội lại né tránh gọi tên Trung Quốc’?

Đề cập đến báo cáo của chính phủ gửi Quốc hội về tình hình đối ngoại của nhà nước trong năm 2019 trong phiên họp đầu tiên, trong đó có đề cập đến tình hình Biển Đông, ông Quốc nói lẽ ra không cần họp kín mà nên công khai cho dân biết.

Ông Quốc cũng nói trong báo cáo này có ‘hạt sạn mang vị đắng’, đó là việc chính phủ tránh nhắc đến Trung Quốc khi nói về hành động vi phạm nghiêm trọng trên vùng biển của Việt Nam. Trong khi Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam trước đó đã nói rõ chính Trung Quốc là nước vi phạm chủ quyền Việt Nam.

Ông Quốc cho rằng việc này khiến không chỉ dân Việt Nam mà dân Trung Quốc cũng sẽ lấy làm khó hiểu.

‘Giải pháp phù hợp’ theo ‘từng tình huống’?

Trong khi đó, một số ý kiến của các đại biểu Quốc hội khác thì vẫn chủ trương ‘hòa hiếu, hòa bình’ với Trung Quốc.

Theo Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Việt Nam cần có sách lược phù hợp trong từng tình huống cụ thể và nhấn mạnh bảo vệ chủ quyền biển đảo là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của nhà nước Việt Nam.

Cũng nhắc lại lời ông Trọng rằng với vấn đề chủ quyền lãnh thổ thì ‘không nhân nhượng’, nhưng ông Nghĩa đồng thời cho rằng ‘phải có đối sách phù hợp bởi vì truyền thống văn hóa của chúng ta là hòa hiếu, hòa bình’, và nhấn mạnh việc đấu tranh bằng hình thức tuyên truyền và ‘kết hợp đấu tranh với thực địa’.

Quan điểm của ông Nghĩa giống với trung tướng Trần Việt Khoa, Giám đốc Học viện Quốc phòng.

Biển Đông: Việt Nam có đang chạy đua vũ trang?

Bennet Murray: Việt Nam có ‘đồng minh’ mới trên Biển Đông?

Trước đó, trung tướng Trần Việt Khoa từng phát biểu rằng Việt Nam cần ‘cảnh giác, tỉnh táo’ trong bối cảnh ‘tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, ảnh hưởng an ninh, an toàn khu vực’.

Tướng Khoa nhắc đến việc Trung Quốc điều chỉnh các chính sách, chiến lược quốc phòng, tăng chi ngân sách và tăng diễn tập quốc phòng quy mô lớn. Ông Trung cũng nhắc lại việc Trung Quốc đưa tàu tới Bãi Tư Chính của Việt Nam, có thời điểm tới 35-40 tàu ‘là hết sức phi lý’ và ‘không chấp nhận được’.

Tuy nhiên các biện pháp để đối phó mà ông Khoa nhắc tới chỉ là việc các lực lượng hải quân, biên phòng ‘tuyên truyền bằng nhiều thứ tiếng khẳng định khu vực chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam’.

Ông Khoa cũng đề cập tới việc ‘phải có các giải pháp phù hợp để đấu tranh trong điều kiện mới, giữ vững môi trường hòa bình, độc lập để phát triển đất nước’ và liệt kê các chiến lược mà Bộ Chính trị đã thông qua từ năm 2018. Gồm chiến lược bảo vệ tổ quốc trên không gian mạng, chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia – với việc Bộ Quốc phòng đã lên kế hoạch mua sắm vũ khí ‘tinh, gọn, mạnh’ để ‘đáp ứng yêu cầu chiến tranh trong tình hình mới’.

Trước đó nữa, vào phiên làm việc đầu tiên của Quốc hội Việt Nam, truyền thông Việt Nam cho hay từ “Biển Đông” đã xuất hiện ít nhất 6 lần trong phát biểu của các nhà lãnh đạo.

Trong phiên họp đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết “tình hình Biển Đông thời gian gần đây có những diễn biến phức tạp, khó lường”, trong khi ông Nguyễn Xuân Phúc được tường thuật là đã ‘3 lần đề cập vấn đề Biển Đông’ trong chỉ một giờ phát biểu về tình hình kinh tế, xã hội.

Thủ tướng Phúc nói rằng Việt Nam ‘không bao giờ nhân nhượng’ vấn đề độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Nhưng không thấy báo Việt Nam tường thuật ông có đề cập kế sách gì mới cho việc này cũng như không thấy nói đến việc có kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế hay không.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Việt Nam ‘nên phát triển bằng thể chế dân chủ và tự do’

Việt Nam ‘nên phát triển bằng thể chế dân chủ và tự do’

Lãnh đạo Đảng Cộng sản vẫn khẳng định con đường đi theo chủ nghĩa xã hộiBản quyền hình ảnhAFP
Image captionLãnh đạo Đảng Cộng sản, ở độ tuổi cao hơn nhiều so với mặt bằng dân số, vẫn khẳng định con đường đi theo chủ nghĩa xã hội

Gần đây, ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa 11, nguyên phó ban Khoa giáo Trung ương, đăng các bài viết về chuyện Biển Đông.

Ba Lan: 30 năm dân chủ và vấn đề nước Nga

Bãi Tư Chính: Nhiều trí thức muốn Việt Nam kiện Trung Quốc

Bộ máy ‘thu tô trục lợi’ không Đổi mới chẳng Bảo thủ

Chúng ta cần nền dân chủ hay cần chế độ độc tài hơn

Tôi đồng tình với tác giả, và xin bày tỏ quan điểm về một số nội dung liên quan.

Không liên minh quân sự với ai để chống nước khác là quan điểm đúng đắn, thể hiện tinh thần của một dân tộc yêu hòa bình, ghét hiếu chiến.

Nhưng trong tình thế đất nước bị xâm lăng thì cần liên minh để bảo vệ chủ quyền. Hiện tại thấy ai tốt, thật lòng tôn trọng chủ quyền và lợi ích chính đáng của ta thì kết bạn.

Đặc biệt trong thời gian gần đây, Mỹ là quốc gia luôn lên tiếng đầu tiên phê phán mạnh mẽ sự xâm lăng của Trung Quốc, ủng hộ việc bảo vệ chủ quyền biển của Việt Nam, bảo vệ quyền tự do hàng hải trên Biển Đông.

Lợi ích của Việt Nam và Hoa Kỳ thống nhất với nhau. Trong quan hệ đa phương hiện nay, tăng cường được mối quan hệ hữu nghị hợp tác phát triển với một quốc gia như nước Mỹ đó là việc cần thiết và nên làm.

Sợ mất chế độ?

Có ý kiến còn nói đi với Tàu thì mất nước, đi với Mỹ thì mất chế độ.Thế giới văn minh đã từ bỏ phong kiến và tư bản hoang dã. Còn chế độ XHCN thì chưa có ( không biết lúc nào mới có- như một vị lãnh đạo nước ta đã nói).

CNTB hiện đại cũng chưa có. Vậy sợ mất chế độ nói ở đây thực chất là mất cái gì?

Chắc người ta muốn nói đến chế độ xã hội do Đảng Cộng Sản Việt Nam đang lãnh đạo, nói cách khác là sợ mất vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN.

Việc ấy thì chẳng ai có thể vào đây mà đánh mất được, chỉ trừ khi Đảng tự mình đánh mất. Mất còn ở đây phụ thuộc lòng tin của nhân dân. Mà lòng tin của nhân dân thì lại do sự trong sạch, chân chính và năng lực lãnh đạo của Đảng tạo nên, hoặc có hoặc không, hoặc còn hoặc mất.

Giữa Tổ Quốc và chế độ thì Tổ Quốc đương nhiên phải là trên hết.

Chế độ chân chính nào cũng phải phục vụ cho Tổ Quốc chứ không phải ngược lại.

Việt Nam có quan hệ tốt với cả Mỹ và NgaBản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionViệt Nam có quan hệ tốt với cả Mỹ và Nga

Chẳng có CNXH

Hiện tại, các nước tư bản phát triển đã vượt xa các nước gọi là XHCN. Dù nói rất nhiều về mục tiêu XHCN nhưng nếu không phát triển thì chẳng có CNXH nào đâu.

Dù không nói CNXH nhưng nếu phát triển tốt thì tất yếu sẽ có CNXH.

Chính các nước tư bản phát triển mới là những nước tiến đến gần nhất CNXH.

Theo đó, trong tư duy của tôi, CNXH và CNTB khác nhau chủ yếu là ở trình độ phát triển, chứ không phải ở tính chất khác biệt hay đối lập.

Quá trình phát triển ấy như một sự tiếp nối tự nhiên chứ không phải là sự “lật đổ” và “thay thế”.

Kinh tế Việt Nam đang phát triển, liệu có cần cải tổ chính trị?Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionKinh tế Việt Nam đang phát triển, liệu có cần cải tổ chính trị?

Thể chế dân chủ

Thực tế lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới cho thấy có nhiều con đường khác nhau để phát triển, nhưng trong đó nổi rõ có hai con đường chủ yếu:

– Phát triển bằng thể chế dân chủ và tự do, dựa chính vào nhân tố con người. Người ta thường gọi đó là “con đường dân chủ”.

– Phát triển bằng sự tập trung quyền lực, toàn trị, mệnh lệnh, mất dân chủ và thậm chí kể cả độc tài. Người ta còn gọi đó là “con đường chuyên chính”.

Cả hai con đường đó đều có thể phát triển. Một bên dựa chính vào nhân tố động lực con người, còn bên kia thì dựa chính vào khả năng tập trung nguồn lực và quyền lực. Và đương nhiên con đường nào cũng đều có những gian khổ, chông gai, đừng nghĩ con đường nào là bằng phẳng, dễ dàng và chỉ có ưu điểm.

Phương Tây ngày nay rất nhiều nước phát triển theo con đường thứ nhất.

Phương Đông trước kia nhiều nước đi theo con đường thứ hai, nhưng thời kỳ sau đó đã có một số nước chuyển đổi theo con đường thứ nhất và họ đã thành công. Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan là loại nước và vùng lãnh thổ kiểu đó.

Liên Xô trước đây cũng như Trung Quốc ngày nay đã có những thành công nhất định theo con đường thứ hai.

Cả hai nước này thì Liên Xô đã từng và Trung Quốc ngày nay đang trở thành nước có nền kinh tế thứ nhì thế giới nếu tính theo tổng sản phẩm quốc nội.

Tuy nhiên, nếu phân tích sâu hơn, thì sẽ thấy sự phát triển theo con đường thứ nhất mới bền vững, nhân dân hạnh phúc hơn vì có tự do, dân chủ, vấn đề con người được đặt vào vị trí trung tâm…

Đi theo con đường dân chủ, Đảng không thoái hóa mà lại trưởng thành, tốt hơn, dương cao ngọn cờ dân chủ và xứng đáng với ngọn cờ ấy là con đường để Đảng trường tồn cùng với sự phát triển của dân tộc và đất nước.

Tác giả là Chủ nhiệm CLB Lê Hiếu Đằng ở Sài Gòn. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của người viết.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.