Daily Archives: November 4, 2019

Tin Biển Đông: Ngư dân bị “tàu lạ” bắn chết, TQ lại xâm phạm lãnh hải VN và đường lưỡi bò đã vào tới trường đại học

Tin Biển Đông: Ngư dân bị “tàu lạ” bắn chết, TQ lại xâm phạm lãnh hải VN và đường lưỡi bò đã vào tới trường đại học

BTV Tiếng Dân

4-11-2019

Báo chí trong nước đưa tin: Một ngư dân bị bắn chết khi đánh bắt trên biển. Ngày 2/11/2019, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang xác nhận, hôm 30/10, ngư dân Nguyễn Văn Khởi đã bị trúng đạn tử vong khi đang đánh bắt cá tại “vùng biển giáp biên”.

Theo ông Lê Ngọc Hiền, thuyền trưởng tàu cá số hiệu KG-90785TC, cho biết, trên tàu khi đó có 14 ngư dân, đang đánh bắt ở vùng biển tọa độ 7 độ 15 phút 00N – 108 độ 56 phút 00E thì bị một tàu khác dùng súng tấn công. Trong lúc tàu bỏ chạy, ngư dân Nguyễn Ngọc Khởi bị bắn trúng đạn, tử vong. Báo chí trong nước chỉ đưa tin tọa độ tàu, không nói tàu cá Việt Nam đang đánh bắt ở vùng biển giáp ranh với nước nào, hay tàu nước ngoài bắn anh Khởi là tàu nào.

Thi thể ngư dân Nguyễn Ngọc Khởi được đưa vào bờ. Ảnh: T.VINH/Tuổi Trẻ

Mời đọc thêm: Một ngư dân bị bắn chết gần quần đảo Trường Sa (RFA). – 1 ngư dân 23 tuổi bị tàu chưa rõ nước nào bắn chết trên biển (TT). – Một ngư dân Kiên Giang bị ‘tàu lạ’ bắn chết trên biển (NV).

Hải Dương Thạch Du 620 xâm phạm lãnh hải VN

Vụ tàu Hải Dương Thạch Du 620 của Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam ở khu vực gần vịnh Bắc Bộ, nhà nghiên cứu Biển Đông Phan Văn Song đặt câu hỏi“Tàu tiếp tế HYSY 620 của Tàu Cộng có đích đến là mỏ khí DF 13-2 (Đông phương 13-2) trong bồn trũng biển Oanh Ca (Yingfehai basin) nhưng lại ‘đi lạc’ qua vùng biển VN chỉ cách bờ biển VN hơn 60 km và cách đích đến của nó gần 80 km, cách đường phân giới khoảng 58 km. Sao lại ‘đi lạc’ xa thế này?!”

Facebooker Phạm Thắng Nam cung cấp video“ghi lại toàn bộ hành trình của ‘Haiyang Shiyou 620’ (Hải Dương Thạch Du 620), từ ngày 25/10 đến trưa 2/11/2019 , trong đó chỉ rõ sự thâm nhập bất hợp pháp của con tàu này vào vùng biển hoàn toàn thuộc chủ quyền của VIệt nam”.


Ông Nam chỉ ra, trong hai ngày 1 và 2/11/2019, tàu Hải Dương Thạch Du 620 “đã đi rất sát bờ biển VN, gần khu vực xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng bình). Có một khoảng thời gian dài tàu chỉ cách bờ biển nước ta khoảng 65 km, có khi chỉ là 60 km.

Dù Hải Dương Thạch Du 620 đã chấm dứt hoạt động xâm phạm lãnh hải Việt Nam, nhưng khác với tàu Hải Dương Địa Chất 8 đã quay về cảng nhà ở tận Quảng Châu, Hải Dương 620 chỉ quay về đảo Hải Nam, là căn cứ hải quân chiến lược của Trung Quốc hướng ra Biển Đông và nằm sát vịnh Bắc Bộ, nên tàu này có thể dễ dàng quay lại xâm phạm lãnh hải Việt Nam bất cứ lúc nào.

***

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự hội nghị Cấp cao ASEAN 35 diễn ra hôm 2/11 ở Thái Lan. Báo Chính Phủ dẫn lời Thủ tướng: Việt Nam quyết tâm, kiên trì bảo vệ luật pháp quốc tế trong vấn đề Biển Đông. Phát biểu tại Thái Lan chiều 2/11, ông Phúc nói:

“An ninh và ổn định trên Biển Đông hiện rất mong manh, đòi hỏi cam kết nghiêm túc và trách nhiệm gìn giữ của tất cả các quốc gia trong khu vực, để đảm bảo rằng những vụ việc tương tự không lặp lại. Việt Nam quyết tâm và kiên trì bảo vệ luật pháp quốc tế trong các quan hệ quốc tế nói chung và trong vấn đề Biển Đông nói riêng”.

Mấy từ “kiên trì”, “quyết tâm” thường xuyên bị lãnh đạo CSVN lạm dụng mà không cần biết có thích hợp với ngữ cảnh hay không. Tàu Hải Dương Địa Chất 8, rồi Hải Dương Thạch Du 620 liên tiếp xâm phạm lãnh hải Việt Nam nhưng lãnh đạo CSVN không có kế sách ngăn chặn hữu hiệu, để cho Trung Quốc ra vào như chốn không người. Trong khi đó, lãnh đạo CSVN vẫn vác mặt qua Tàu “hữu nghị”, gửi cán bộ qua đó đào tạo, nên chuyện quyết tâm bảo vệ chủ quyền chỉ là lừa dân.

Mời đọc thêm: Quan điểm của VN về tình hình Biển Đông rõ ràng, nhất quán (Zing). – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: An ninh và ổn định ở Biển Đông rất mong manh (TT). – Thủ tướng: Đề nghị Trung Quốc tôn trọng các hoạt động kinh tế biển của Việt Nam (VTC).

– Những vụ việc nghiêm trọng ở biển Đông để lại bài học sâu sắc cho ASEAN (TP). – Biển Đông: Trung Quốc không vội thông qua Bộ Quy tắc Ứng xử COC (RFI). – Trung Quốc cam kết hợp tác với ASEAN về Biển Đông (VNE). – “Trung Quốc đã sẵn sàng hợp tác với ASEAN vì hòa bình ở Biển Đông” (VOV). Tổng thống Philippines kêu gọi ASEAN giải quyết vấn đề Biển Đông (VTC).

Đường lưỡi bò đã vào tới trường đại học

Báo Người Lao Động đưa tin: “Đường lưỡi bò” phi pháp xuất hiện trong giáo trình của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Ông Vũ Văn Hóa, Phó hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội xác nhận, nhà trường đã phát hiện hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp trong cuốn giáo trình Đọc sơ cấp 1 “Developing Chinese”, được được sử dụng cho giảng viên, sinh viên khoa Trung – Nhật.

“Đường lưỡi bò” trái phép trong giáo trình của Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội. Ảnh: TPO/NLĐ

Báo Thời Đại đặt câu hỏi: Giáo trình có “đường lưỡi bò”, ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nói gì? Ông Vũ Văn Hóa, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết, cuốn giáo trình này có tên: Đọc sơ cấp 1 “Developing Chinese”. Trong đó, bản đồ “đường lưỡi bò” xuất hiện ở bài 7, trang 36. Ông nói: “Tôi khẳng định đây là giáo trình mới được mua về vào đầu năm học 2019-2020. Khi phát hiện có hình ảnh ‘đường lưỡi bò’ trong sách, ban giám hiệu đã họp và có quyết định tịch thu tất cả số giáo trình này”.

Còn ông Trần Văn Thanh, Chủ nhiệm khoa Trung – Nhật thừa nhận trách nhiệm ban đầu thuộc về ban Chủ nhiệm khoa này: “Những năm trước, Khoa Trung Nhật sưu tầm, sử dụng tài liệu chắp vá không được biên soạn, còn năm nay mới sử dụng tài liệu này. Một số cuốn sách được bán tới tay sinh viên nhanh chóng được thu hồi”.

Báo Pháp Luật TP HCM bàn về vụ giáo trình in ‘đường lưỡi bò’: Rà soát nhưng không phát hiện. Bài báo chỉ ra mâu thuẫn trong lời kể của ông Vũ Văn Hóa và Trần Văn Thanh. Ông Hóa nói rằng, việc phát hiện cuốn giáo trình có in hình “đường lưỡi bò” là do sinh viên báo với nhà trường, còn ông Thanh lại khẳng định việc phát hiện là do nhà trường chủ động rà soát.

Ông Thanh trước đó còn khẳng định, khoa tiếng Trung-Nhật từng rà soát nội dung của cuốn giáo trình trên trước khi đưa vào giảng dạy nhưng không thấy có nội dung nào đề cập về tranh chấp biển đảo, trong phần bản đồ chỉ có “một tí dính vào” nên không phát hiện được.

VTC Now có clip: Giáo trình ĐH Kinh doanh và Công nghệ có “đường lưỡi bò”.

Mời đọc thêm: ‘Đường lưỡi bò’ xuất hiện trong giáo trình của ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (MTG). – ‘Truy’ trách nhiệm vụ giáo trình Đại học Kinh doanh và Công nghệ có ‘đường lưỡi bò’ (VTC). – Giáo trình có “đường lưỡi bò”: Trách nhiệm thuộc về khoa tiếng Trung – Nhật (KTĐT). – ĐH Kinh doanh và Công nghệ thu hồi gấp giáo trình có bản đồ in hình lưỡi bò (ANTĐ). – ĐH Kinh doanh và Công nghệ hủy toàn bộ giáo trình có bản đồ ‘đường lưỡi bò’ (TP). – Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN tiêu hủy toàn bộ giáo trình có “đường lưỡi bò” phi pháp (DT).

Bình Luận từ Facebook
Advertisement
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Hải Dương 8: TQ đang “chà đạp” lên luật pháp quốc tế

Hải Dương 8: TQ đang “chà đạp” lên luật pháp quốc tế

Ngày đăng 01-11-2019

Từ cuối tháng 6, đầu tháng 7/2019 đến nay, Trung Quốc ngang nhiên đưa nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 vào hoạt động trái phép trong Vùng Đặc quyền kinh tế, thềm lục địa hợp pháp của Việt Nam. Hành động này cho thấy Bắc Kinh đang dựa vào sức mạnh kinh tế, quân sự, cũng như vị thế Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để “chà đạp” lên luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc, UNCLOS…

Bãi Tư Chính thuộc chủ quyền hợp pháp của Việt Nam

Bãi Tư Chính cùng các bãi ngầm và đá ngầm ở khu vực này là một phần không thể tách rời của thềm lục địa Việt Nam về phía Đông Nam, ngăn cách với quần đảo Trường Sa của Việt Nam bằng một rãnh sâu nên theo Công ước UNCLOS 1982 và hoàn toàn không thuộc quần đảo Trường Sa.

Về mặt địa chất thì vùng Tư Chính thuộc thềm lục địa Việt Nam và không phải là một bộ phận của quần đảo Trường Sa. Bãi Tư Chính của Việt Nam được các luật sư công pháp quốc tế khẳng định hoàn toàn không nằm trong khu vực chồng lấn chủ quyền. Cho nên, bãi Tư Chính chưa hề và chưa bao giờ là khu vực tranh chấp chủ quyền. Bãi Tư Chính ở trên thềm lục địa Việt Nam, đã được Việt Nam sử dụng và khai thác đặc quyền kinh tế một cách ổn định và từ lâu, chứ không phải bây giờ mới có, mới xuất hiện tuyên bố chủ quyền, càng không phải khu vực đang có tranh chấp trên biển. Ngoài ra, từ trước đến nay, 5 quần đảo của cấu trúc nước sâu Biển Đông luôn được các tài liệu chính thống của Ủy ban Thủy đạo quốc tế Liên hợp quốc và các tài liệu địa lý quốc tế công bố về mặt địa lý. Chưa bao giờ và cũng chưa có một học giả nào quan niệm rằng Trường Sa bao gồm cả cụm Tư Chính.

Từ cuối tháng 6, đầu tháng 7/2019 đến nay, Trung Quốc ngang nhiên đưa nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 cùng với nhiều tàu cảnh sát biển, tàu hải giám, tàu dân quân biển, trong đó có tàu cảnh sát biển loại lớn nhất và có vũ trang của Trung Quốc mang số hiệu 3901 với tải trọng 12.000 tấn, đã xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, để thực hiện một cuộc khảo sát địa chấn. Đáng chú ý, theo hệ thống AIS vệ tinh, tàu Hải Dương Địa Chất 8 cùng nhóm tàu hộ tống của Trung Quốc (9/10) tiếp tục đi sâu thêm một cách bất thường vào biển Việt Nam, so với đường khảo sát thứ 6 đã cách 21 hải lý. Nếu tính theo hướng mũi tàu thì hiện giờ tàu này đang cách mũi Đá Vách (cạnh vịnh Cam Ranh) 86,6 hải lý. Đây là điểm sâu nhất trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà tàu Hải Dương Địa Chất 8 đạt tới từ tháng 9 đến nay và có lẽ sâu nhất kể từ đợt đầu tiên. Với sơ đồ đường đi vừa vào sâu vừa trải dài, có thể nói hoạt động khảo sát của tàu Hải Dương Địa Chất 8 đã bao phủ một diện rộng suốt dọc khu vực biển không thể tranh chấp của Việt Nam, bề dài xấp xỉ 363 hải lý và bề rộng xấp xỉ 73 hải lý. Ngoài thu thập các dữ liệu về dầu khí, khả năng cao nhóm tàu Trung Quốc còn khảo sát bề mặt, địa hình lồi lõm dưới đây biển, biết các luồng lạch mà tàu ngầm có thể di chuyển thuận lợi nhất

Bắc Kinh “chà đạp” luật quốc tế

Hành động của Trung Quốc cho thấy nước này đang vi phạm nghiêm trọng các quy định của luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc, UNCLOS, DOC, thỏa thuận song phương với Việt Nam…

Trung Quốc vi phạm nguyên tắc tôn trọng các cam kết quốc tế: Nguyên tắc tôn trọng các cam kết quốc tế (pacta sunt servanda) là một trong các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được quy định tại khoản 2 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc. Theo đó, mọi quốc gia đều có nghĩa vụ thực hiện tự nguyện và có thiện chí, trung thực và đầy đủ các nghĩa vụ đối với các điều ước quốc tế mà nước mình đã tham gia ký kết. Nguyên tắc này cũng được ghi nhận trong nhiều điều ước quốc tế khác. Lời mở đầu của Hiến chương Liên hợp quốc đã khẳng định quyết tâm của các nước thành viên là: “Tạo những điều kiện cần thiết để bảo đảm công lý và tôn trọng những nghĩa vụ phát sinh từ các điều ước quốc tế và các nguồn khác của luật quốc tế đặt ra”. Điều 26 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế cũng nêu rõ “Mọi điều ước đã có hiệu lực ràng buộc các bên tham gia và phải được các bên thi hành với thiện chí”. Tuyên bố năm 1970 về Các nguyên tắc của luật quốc tế; Định ước Helsinki năm 1975 cũng có nêu rõ nguyên tắc này.

Trung Quốc vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc: Không chỉ là thành viên mà Trung Quốc còn là 1 trong 5 Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, vậy mà Trung Quốc đã không tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc. Hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông đã vi phạm nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia quy định tại Khoản 1 Điều 2 Hiến chương LHQ khi Trung Quốc dựa vào vị thế nước lớn nên tự cho mình có nhiều quyền và lợi ích trên biển hơn quốc gia khác, để tiến hành hoạt động quân sự nhằm bảo vệ cho những quyền và lợi ích đó bất chấp việc xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền, lợi ích hợp pháp của các nước khác. Vi phạm nguyên tắc các quốc gia giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình quy định tại Khoản 3 Điều 2 Hiến chương LHQ. Vi phạm Khoản 4, Điều 2 Hiến chương LHQ, cụ thể quy định “các quốc gia thành viên hạn chế việc đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ lực (Vũ lực thông thường được hiểu là vũ lực quân sự, vũ lực do vũ khí, khí tài) trong quan hệ quốc tế chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các quốc gia khác hoặc trái với các mục đích của LHQ”. Vi phạm Điều 33 Hiến chương LHQ, trong đó quy định: “Các bên tham gia tranh chấp trước tiên phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, sử dụng các tổ chức hoặc các hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hòa bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình”, tuy nhiên việc quân sự hóa trên các thực thể ở Biển Đông của Trung Quốc hoàn toàn đi ngược lại quy định này.

Trung Quốc vi phạm UNCLOS: Trung Quốc là một thành viên ký UNCLOS, tuy nhiên, Trung Quốc không những không thực hiện nghiêm túc các quy định của Công ước mà còn ngang nhiên vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định của Công ước. Trung Quốc cũng đã phớt lờ Điều 123 UNCLOS về trách nhiệm của các quốc gia ven biển hợp tác với nhau trong việc sử dụng các quyền và thực hiện nghĩa vụ của họ; vi phạm Điều 129, Điều 193, Điều 196 UNCLOS về nghĩa vụ chung cho tất cả các quốc gia trong việc bảo vệ và giữ gìn môi trường biển. Vi phạm quyền tự do hàng hải, quyền tự do hàng không. Cùng với việc Trung Quốc thúc đẩy các hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông, an ninh hàng hải và hàng không bị ảnh hưởng rất lớn, quyền tự do hàng hải và quyền đi qua không gây hại của các quốc gia khác cũng như quyền tự do hàng không bị thu hẹp và phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức. Ngoài ra, Trung Quốc cũng vi phạm các quy định Điều 87 UNCLOS, liên quan việc “tôn trọng hợp lý”.Việc hưởng quyền xây dựng đảo nhân tạo của một số quốc gia không nên ảnh hưởng bất hợp lý đến quyền và lợi ích của các quốc gia khác cũng như cả cộng đồng quốc tế. Nguyên tắc này được thể hiện rõ trong các điều khoản liên quan của UNCLOS, nó chỉ ra rằng khi một quốc gia ven biển thiết lập vùng an toàn xung quanh đảo nhân tạo, cần đảm bảo rằng khu vực này liên quan một cách hợp lý đến bản chất và chức năng của hòn đảo nhân tạo ấy, và cũng cần phải đưa ra thông báo về phạm vi của vùng an toàn. Hơn nữa, “đảo, các thiết lập và cấu trúc nhân tạo cùng với các vùng an toàn bao quanh chúng có thể không được thiết lập nếu chúng ảnh hưởng đến việc sử dụng các tuyến đường biển đã được công nhận thiết yếu đối với đường biển quốc tế”.

Trung Quốc vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC): Trung Quốc đã ký kết DOC với các nước ASEAN năm 2002, tuy nhiên những hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông đã đi ngược lại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 DOC, theo đó, “Các bên cam kết tìm kiếm những cách thức xây dựng lòng tin và sự tín nhiệm lẫn nhau hài hòa với những nguyên tắc nêu trên và trên căn bản bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau; Các bên cam kết kiềm chế không tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp thêm hoặc gia tăng tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định của khu vực; Các bên tái khẳng định sự tôn trọng và cam kết của mình đối với quyền tự do hoạt động hàng hải và bay trên vùng trời Biển Đông như đã được quy định bởi các nguyên tắc được thừa nhận phổ biến trong luật pháp quốc tế, kể cả UNCLOS”.

Ngoài ra, hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông cũng đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo Cấp cao Việt Nam – Trung Quốc ký kết trong các chuyến thăm cấp cao như: Tuyên bố chung về chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (11-15/10/2011); Tuyên bố chung về chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (19-21/6/2013); Tuyên bố chung trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (13-15/10/2013); Tuyên bố chung liên quan chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (7-10/4/2015); Thông cáo chung sau chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (12-15/1/2017) và Tuyên bố chung liên quan chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (12-13/11/2017). Theo đó, Trung Quốc đã vi phạm nhận thức chung về việc: Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.

Cộng đồng quốc tế phản đối

Cộng đồng quốc tế đã ngay lập tức có phản ứng trước hành vi gây căng thẳng trên Biển Đông của Trung Quốc khi đưa nhóm tàu Hải Dương 8 xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền không thể tranh cãi và bác bỏ của Việt Nam. Tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) nêu rõ, trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã có những hành vi quấy rối các hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi thuộc vùng lãnh hải Malaysia và Việt Nam, trong đó có việc triển khai tàu khảo sát địa chất Hải Dương 9 với sự hộ tống của các tàu hải cảnh tiến hành các hoạt động khảo sát địa chất gần bãi Tư Chính thuộc thềm lục địa Việt Nam. Báo cáo của AMTI cũng chỉ rõ, những hành vi của Trung Quốc ở ngoài khơi Malaysia và vùng biển Việt Nam cho thấy nước này sẵn sàng có hành động cưỡng ép và dọa dùng vũ lực để ngăn cản các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của các nước láng giềng.

Mỹ với vai trò là quốc gia nằm bên bờ Thái Bình Dương và đã tuyên bố “có lợi ích sống còn” trên đại dương rộng lớn nhất thế giới này, Mỹ đã có những phản ứng mạnh trước hành vi gây căng thẳng, đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định trên Biển Đông của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Mỹ cùng nhiều quan chức đã chỉ trích các hành động khiêu khích lặp đi lặp lại của Trung Quốc nhằm vào các hoạt động phát triển dầu mỏ và khí đốt của các quốc gia có tuyên bố chủ quyền khác trong khu vực đã đe dọa an ninh năng lượng khu vực và làm tổn hại tới thị trường năng lượng của khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và mở. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi Trung Quốc chấm dứt “hành vi bắt nạt và không thực hiện những hành động khiêu khích cũng như gây bất ổn”. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton nhấn mạnh: “Hành động bắt nạt của Trung Quốc” đối với các quốc gia láng giềng Đông Nam Á là phản tác dụng và đe dọa đến hòa bình cũng như ổn định ở khu vực.

Giới chức Anh, EU, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia… cũng đưa ra các tuyên bố thể hiện sự quan ngại, lên án những hành vi phi pháp của Trung Quốc trong vùng biển của Việt Nam, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ luật pháp quốc tế, chấm dứt các hành vi khiêu khích, xâm phạm lãnh thổ nước khác và ngăn chặn hoạt động thăm dò dầu khí hợp pháp ở Biển Đông.

Ngoài ra, dư luận khu vực và thế giới cho rằng, là cường quốc trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, một Ủy viên Thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và một thành viên của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, Trung Quốc phải có trách nhiệm và nghĩa vụ góp phần gìn giữ môi trường hòa bình ổn định, thúc đẩy hợp tác, hữu nghị trên toàn thế giới cũng như trong khu vực Biển Đông. Trung Quốc vì thế phải rút ngay nhóm tàu Hải Dương 8 khỏi vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông để làm giảm căng thẳng hiện nay.

Trước việc Trung Quốc đưa nhóm tàu Hải Dương 8 xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng phản đối. Theo đó, Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc, trao Công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực. Việt Nam cũng nêu rõ, các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần khẳng định, Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển ở Biển Đông được xác định theo đúng các quy định của UNCLOS 1982 mà Việt Nam và các nước ở Biển Đông đều là thành viên. Do đó, mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam phải tuân thủ các quy định có liên quan của UNCLOS 1982, pháp luật Việt Nam. Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam nếu không được phép của Việt Nam đều vô giá trị, xâm phạm vùng biển Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982. Chủ trương nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982 trước bất cứ hành vi nào xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển được xác định phù hợp với UNCLOS 1982. Việt Nam hết sức coi trọng hòa bình, hữu nghị, hợp tác, thiện chí và sẵn sàng giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình. Trên cơ sở đó, trong thời gian qua, Việt Nam đã triển khai đồng bộ các biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đề, đấu tranh yêu cầu tôn trọng vùng biển Việt Nam, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên vùng biển của mình, không có hành động làm phức tạp tình hình. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam đã và đang thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Kịch bản “sự đã rồi” trong tranh chấp lãnh thổ và vài gợi ý chính sách cho ngăn chặn “sự đã rồi” ở Biển Đông

Kịch bản “sự đã rồi” trong tranh chấp lãnh thổ và vài gợi ý chính sách cho ngăn chặn “sự đã rồi” ở Biển Đông

Trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay có nhiều diễn biến phức tạp, cùng với đó là sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng lên, người ta chưa thấy có cuộc chiến tranh xâm lược biên giới, lãnh thổ lớn nào xảy ra trong vài năm gần đây, nhưng tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia vẫn không hề suy giảm. Có một số nước đã áp dụng kịch bản “sự đã rồi” để xâm chiếm những vùng đất có giới hạn của quốc gia có chủ quyền để đơn phương thay đổi nguyên trạng lãnh thổ trước khi nước đối phương có thể đưa ra phản ứng hiệu quả. Đây cũng là cách để họ vừa chiếm đóng được đất đai của người khác, vừa không gây ra chiến tranh lớn với nước đối phương, tránh được “búa rìu” của dư luận và sự can thiệp của bên thứ ba. Trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, Trung Quốc dường như đang đi theo kịch bản này. Vì thế, các quốc gia hữu sự ở Biển Đông cần hết sức quan tâm đến kịch bản “sự đã rồi” và nghiên cứu phương cách đối phó với nó.

Đầu tiên là lôgích của kịch bản “sự đã rồi”. Những sự kiện đã từng xảy ra trên thế giới cho thấy, những nước tìm cách mở rộng lãnh thổ thường có 3 lựa chọn kịch bản: (1) Dùng vũ lực; (2) Cưỡng ép; (3) Gây ra “sự đã rồi”. Trong kịch bản sử dụng vũ lực, bên xâm chiếm trước hết sẽ đánh bại bên đối phương trên chiến trường, sau đó đưa ra các đòi hỏi về lãnh thổ. Bị đánh bại về quân sự, bên đối phương không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận những yêu cầu của bên chiến thắng. Nếu không, bên xâm chiếm có thể ép buộc bên đối phương phải giao nộp một số vùng lãnh thổ của họ. Đối mặt với sức ép và trong một số trường hợp khi nguy cơ chiến tranh đang cận kề, bên đối phương có thể quyết định rằng, tốt hơn hết là họ nên chấp nhận các yêu cầu của bên xâm chiếm thay vì mạo hiểm leo thang chiến tranh.

Tuy nhiên, việc sử dụng vũ lực buộc phải huy động nguồn lực tổng hợp của quốc gia và thường rất tốn kém cả về nhân lực lẫn vật lực. Thậm chí, trong trường hợp bị “sa lầy” chiến tranh thì có thể làm cho nước xâm chiếm bị kiệt quệ bởi ngay cả những nạn nhân yếu ớt nhất cũng sẽ chống trả quyết liệt nếu như sự tồn tại của họ thực sự bị đe dọa. Do đó, một cuộc chiến dự định diễn ra trong một thời gian ngắn có thể nhanh chóng biến thành một vũng lầy không thể thoát ra được. Đây là lý do giải thích tại sao sử dụng vũ lực có thể là lựa chọn duy nhất khi bên xâm chiếm tìm cách chinh phục toàn bộ lãnh thổ của một nước khác nhưng nó sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu họ chỉ theo đuổi các mục tiêu lãnh thổ có giới hạn.

Kịch bản cưỡng ép đỡ tốn kém hơn so với việc sử dụng vũ lực, nhưng lịch sử của nó lại tương đối ảm đạm, nhất là khi các đòi hỏi mang tính cưỡng ép có liên quan đến lãnh thổ. Hơn nữa, bằng cách gây sức ép cho nước đối phương, bên xâm chiếm chắc chắn sẽ để lộ các ý đồ của họ, mặc nhiên đưa ra một cảnh báo sớm cho nước đối phương biết khiến họ có thể chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt, kể cả về quân sự để đối phó nhằm làm giảm lợi thế tấn công trước của bên xâm chiếm nếu có. Nói cách khác, kịch bản cưỡng ép thường không thật hiệu quả để chinh phạt lãnh thổ, làm giảm các lựa chọn sẵn có để bên xâm chiếm đạt được mục tiêu giành lãnh thổ.

Đây là lý do giải thích tại sao các nước sử dụng kịch bản “sự đã rồi” nhiều hơn, nghĩa là chiếm được những vùng lãnh thổ có giới hạn trong khi không phải leo thang chiến tranh. Một kịch bản “sự đã rồi” cho phép bên xâm chiếm đơn phương thay đổi nguyên trạng lãnh thổ trước khi nước đối phương có thể kịp thời đưa ra phương cách đối phó hiệu quả. Điều này đẩy nước đối phương vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” vì họ phải lựa chọn giữa 2 phương cách không mấy hấp dẫn: (1) Cố gắng đánh bật những kẻ xâm lược ra khỏi vùng lãnh thổ bị chiếm đóng và dẫn đến nguy cơ chiến tranh mở rộng, leo thang; (2) Chấp nhận mất đi một phần lãnh thổ. Do đó, đối với bên xâm chiếm, khi sử dụng kịch bản “sự đã rồi”, họ đều hi vọng và đặt cược vào khả năng: Nước đối phương sẽ thà để mất một phần lãnh thổ còn hơn là chống trả để rồi phải chấp nhận đương đầu với một cuộc xung đột lớn hơn. Đây là lý do giải thích tại sao sự quyết đoán và quy mô hạn chế là những đặc điểm thuộc về bản chất của mọi sự xâm chiếm lãnh thổ bằng kịch bản “sự đã rồi”.

Mặc dù bất kỳ kịch bản “sự đã rồi” nào cũng chỉ liên quan trực tiếp đến hai quốc gia, nhưng nó thường có tác động đáng kể đến các bên thứ ba, nhất là trong bối cảnh Toàn cầu hóa. Việc nước Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ của họ là một tổn thất về lãnh thổ đối với riêng Ukraine, nhưng Mỹ và các nước châu Âu khác lại có mối quan ngại chính đáng về những tác động rộng lớn hơn từ hành vi xâm chiếm của Nga. Các nhà lãnh đạo châu Âu có lý khi cho rằng, Crimea chỉ là bước đi đầu tiên và sự bành trướng của Nga về phía Tây sẽ không dừng lại ở Ukraine. Ngay cả trường hợp họ được thuyết phục và có bằng chứng chắc chắn về việc tham vọng lãnh thổ của Moskva được giới hạn chỉ tới đó mà thôi, thì nhiều nước vẫn có động cơ mạnh mẽ để tìm cách đảo ngược kịch bản “sự đã rồi” của Nga vì nếu không làm như vậy, có thể khuyến khích các nước khác “theo gương” Nga mà cũng tìm cách mở rộng lãnh thổ.

Tuy vậy, kịch bản “sự đã rồi” còn là một chiến thuật hướng đến mục tiêu ngăn chặn sự can thiệp từ bên ngoài. Bởi việc sử dụng vũ lực và cưỡng ép trong một thời gian dài hơn sẽ cho phép các bên thứ ba như Liên Hợp Quốc hoặc một cường quốc khác can thiệp vào. Còn áp dụng “sự đã rồi” thì nhất thiết phải nhanh chóng thay đổi tình hình trên thực địa, bên xâm chiếm phải đạt được mục tiêu lãnh thổ trước khi bất kỳ bên thứ ba nào có thể can thiệp. Khi phải đối mặt với một “sự đã rồi”, các bên thứ ba nếu muốn can thiệp thì chỉ có thể can thiệp bằng cách cố gắng giành lại vùng lãnh thổ bị xâm chiếm bằng sử dụng vũ lực. Nhưng việc sử dụng vũ lực rất tốn kém và nhiều rủi ro, nên các bên thứ ba ít có khả năng can thiệp hơn sau khi kịch bản “sự đã rồi” diễn ra. Vì vậy, kịch bản “sự đã rồi” thường cùng lúc nhằm vào 2 đối phương: Nạn nhân trực tiếp và những bên thứ ba có khả năng can thiệp. Khi tiến hành kịch bản này, bên xâm chiếm cố gắng tìm cách giảm thiểu 2 nguy cơ: (1) Nguy cơ xung đột kéo dài (nếu nước đối phương chống trả) và (2) Nguy cơ xung đột mở rộng (nếu bên thứ ba can thiệp).

Sau khi xảy ra “sự đã rồi”, đối phó thế nào với việc tổn thất lãnh thổ đây. Giả sử các nước bị xâm chiếm luôn tìm cách giành lại vùng lãnh thổ đã mất, thì họ chỉ có 2 lựa chọn cơ bản: Hoặc là cố gắng giành lại ngay lập tức vùng lãnh thổ đã mất, hoặc là có thể chờ thời cơ thích hợp để đòi lại vùng lãnh thổ đã mất trong tương lai xa. Quyết định đáp trả ngay lập tức hoặc trì hoãn trong việc giành lại lãnh thổ phụ thuộc chủ yếu vào 2 yếu tố: Giá trị của vùng lãnh thổ bị xâm chiếm và khả năng dễ nhận ra của kịch bản “sự đã rồi”.

Một lãnh thổ bị tranh chấp có thể rất có giá trị vì những lý do chiến lược hoặc mang tính biểu tượng. Với lý do chiến lược, vùng lãnh thổ đó thường mang lại lợi thế quân sự tức thì cho nước nắm quyền kiểm soát chúng hoặc khẳng định cho nước xâm chiếm ưu thế vượt trội về kinh tế hay tài nguyên. Bán đảo Crimea với căn cứ hải quân Sevastopol là một ví dụ về lãnh thổ chiến lược khi nó kiểm soát được cả Biển Đen lẫn biển Azov. Tương tự, eo biển Malacca ở nam Biển Đông khiến biển này là lãnh thổ chiến lược khi 1/3 số lượng hàng hóa của thế giới phải đi qua đây. Với lý do biểu tượng, một số vùng lãnh thổ có ý nghĩa quan trọng vì chúng mang tính biểu tượng, hoặc chúng được coi là những vùng đất linh thiêng (chẳng hạn như đền thờ Mount/Haram al-Sharif) hoặc vì chúng tượng trưng cho một cuộc tranh giành quyền lực lớn hơn (chẳng hạn như Berlin trong Chiến tranh Lạnh). Giới lãnh đạo của một quốc gia đang phải đối mặt với việc mất đi một vùng lãnh thổ có giá trị cao hay một vùng lãnh thổ có ý nghĩa biểu tượng đều cần có những hành động mạnh mẽ để đánh đuổi những kẻ xâm chiếm ngay lập tức vì việc đó có thể gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia. Ngay cả khi an ninh không bị đe dọa, việc không phản ứng ngay trước kịch bản “sự đã rồi” có thể dẫn tới hình phạt nghiêm trọng về chính trị vì người dân sẽ không tha thứ cho việc để mất đi một vùng lãnh thổ quan trọng mang tính biểu tượng. Đây là lý do giải thích tại sao Ukraine đã phản ứng ngay lập tức để giành lại Crimea sau khi bị Nga sáp nhập năm 2014.

Điều gì xảy ra khi một kịch bản “sự đã rồi” nhắm mục tiêu vào một vùng lãnh thổ gần như không có giá trị thực chất? Trong những trường hợp như vậy, các nhà lãnh đạo ít có khả năng phản ứng ngay lập tức, chỉ khi kịch bản “sự đã rồi” rất dễ bị người dân nhận ra thì họ mới hành động. Cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Argentina và Anh là một ví dụ. Khi Argentina chiếm giữ phía nam đảo Thule năm 1976, Chính quyền Callaghan đã nhắm mắt làm ngơ trước vụ việc này, thậm chí giấu cả Quốc hội và người dân Anh trong suốt 18 tháng trước khi kịch bản “sự đã rồi” được biết đến rộng rãi. Ngược lại, khi Argentina chiếm đảo Falklands năm 1982, Thủ tướng Thatcher đã ngay lập tức cầu viện sự trợ giúp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và phái hải quân Anh vượt Đại Tây Dương tới giành lại hòn đảo này. Cả đảo Falkland lẫn Nam Thule đều rất có giá trị trong mắt các nhà hoạch định chính sách của Anh. Nhưng điểm khác biệt quan trọng ở đây là trong khi Argentina lén lút chiếm Nam Thule, họ lại công khai chiếm Falklands. Hành động công khai xâm chiếm Falklands chẳng khác gì là đòn tấn công trực diện vào danh dự quốc gia của Anh và do đó, nó là một nỗi nhục nhã. Bà Thatcher không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải đáp trả ngay lập tức trước kịch bản “sự đã rồi” của Argentina. Nếu không làm vậy, bà sẽ phải chịu sự công kích của các đối thủ chính trị và người dân, chính phủ của bà chắc chắn sẽ phải ra đi.

Đối với vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, kịch bản “sự đã rồi” đã từng diễn ra và rất dễ lặp lại.

Những diễn biến trên thực tế ở Biển Đông nhiều năm qua cho thấy, Trung Quốc, bên duy nhất trong các bên có yêu sách tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đã sử dụng vũ lực để chiếm lấy những hòn đảo thuộc quyền kiểm soát của các quốc gia khác theo kịch bản “sự đã rồi”. Họ đã dùng vũ lực chiếm quần đảo Hoàng Sa ở miền Nam Việt Nam năm 1974. Tương tự, năm 1988, Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) một lần nữa đã nổ súng để giành quyền kiểm soát một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa do Việt Nam chiếm giữ. Tiếp đó là sự kiện đá Vành Khăn năm 1995 và gần đây hơn là cuộc đối đầu với Philippines tại bãi cạn Scarborough năm 2012. Tất cả những sự kiện này nhắc nhở mọi người rằng, Bắc Kinh sẽ sử dụng vũ lực để thực thi các tuyên bố chủ quyền của họ trong khu vực bị tranh chấp. Thậm chí, khi nước Nga bất ngờ sáp nhập Crimea hồi đầu năm 2014, giới quân sự Trung Quốc đã hỏi nhau rằng: Người Nga sáp nhập được Crimea, cớ sao Trung Quốc không sáp nhập Biển Đông. Và vụ hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tháng 5/2014 cho thấy sự sắp đặt cho một âm mưu của kịch bản “sự đã rồi”. Rất may, Biển Đông không phải là Crimea và người Việt Nam không phải là người Ukraine.

Tuy nhiên thời gian tới, nguy cơ xảy ra một kịch bản “sự đã rồi” nữa của Trung Quốc ở Biển Đông cũng rất cao vì nhiều yếu tố hiện đang ngả theo hướng có lợi cho họ. Do mức độ phụ thuộc kinh tế rất không cân xứng giữa các quốc gia, các nước láng giềng của Trung Quốc bị mất đất như Philippines và Việt Nam sẽ phải trả những giá rất đắt một khi tìm cách giành lại một hòn đảo nào đó mà Trung Quốc đang chiếm giữ. Hơn nữa, do sự mất cân bằng rõ ràng về sức mạnh theo hướng có lợi cho Trung Quốc, các nước nhỏ khó có khả năng sử dụng vũ lực để đánh bật Trung Quốc ra khỏi các hòn đảo, chưa nói đến việc phản ứng đó sẽ kích động một cuộc xung đột lớn hơn và gây tổn hại nặng nề hơn cho bên bị mất đất. Sự kiện năm nay Trung Quốc đưa tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 dai dẳng xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Bãi Tư Chính buộc người ta phải nghĩ đến một kịch bản “sự đã rồi” nữa có thể xảy ra và nếu như nó xảy ra, làm thế nào để ngăn chặn?

Giới nghiên cứu quốc tế cho rằng: Cường quốc duy nhất đủ khả năng ngăn chặn tham vọng ngông cuồng và phiêu lưu của Trung Quốc ở Biển Đông vào thời điểm này là Mỹ. Lý tưởng nhất là Mỹ tuyên bố họ không dung thứ cho bất kỳ nỗ lực nào nhằm giải quyết tranh chấp bằng vũ lực, tương tự như lời đe dọa úp mở rằng họ sẽ ngăn chặn Trung Quốc xâm lược Đài Loan nếu có. Tuy nhiên, điều này khó có khả năng xảy ra trong tương lai gần vì các động thái của Mỹ cho đến nay cho thấy họ không đủ quyết tâm để trực tiếp thách thức Trung Quốc ở Biển Đông.

Có lẽ, cách tốt nhất để ngăn chặn Trung Quốc tiến hành kịch bản “sự đã rồi” ở Biển Đông là cần thuyết phục Bắc Kinh rằng họ không thể chiếm thêm các vùng biển hay hòn đảo bằng một kịch bản “sự đã rồi” chóng vánh mà không phải trả giá, thậm chí đổ máu. Các nước đang ngày càng tin vào đối sách này thay vì gây chiến hoặc cưỡng ép vì đó là một lựa chọn thay thế có phí tổn và rủi ro thấp mà có thể đạt được những mục tiêu giữ gìn lãnh thổ. Kết quả là, kịch bản “sự đã rồi” sẽ trở nên kém hấp dẫn hơn nếu những bên đang toan tính làm điều đó tin rằng nó chứa đựng nhiều rủi ro và tốn kém hơn là những gì họ từng hy vọng. Những nước có nguy cơ bị xâm chiếm lãnh thổ bằng kịch bản “sự đã rồi” phải thuyết phục các bên xâm chiếm rằng, chắc chắn họ sẽ nỗ lực giành lại lãnh thổ đã mất, bất chấp giá trị thực của nó. Cũng cần gửi “thông điệp” tới lãnh đạo các bên xâm chiếm rằng, đụng tới một hệ thống hay một thể chế là điều có thể, nhưng đụng đến cả một dân tộc lại là điều không thể.

Ai cũng biết, Biển Đông không phải là vùng biển riêng của bất cứ quốc gia nào. Chính vì lẽ đó nên những tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông không còn là vấn đề của một hay vài nước trong khu vực, cũng không còn là vấn đề quan tâm của khu vực mà đã trở thành vấn đề của quốc tế. Nói như các nhà nghiên cứu là vấn đề tranh chấp Biển Đông đã “quốc tế hóa”. Trung Quốc chỉ là một bên trong giải quyết vấn đề này với các bên hữu quan. Một khi Trung Quốc gây ra xung đột ở Biển Đông để thực hiện kịch bản “sự đã rồi” thì yếu tố “quốc tế hóa” xung đột ở Biển Đông cũng có thể xảy ra và nó cũng nên được xem như là một phương cách ngăn chặn. Còn nhớ, người Trung Quốc trước đây dị ứng lắm với câu chuyện “quốc tế hóa” Biển Đông. Vậy liệu “quốc tế hóa” xung đột ở Biển Đông có làm họ chùn tay?

Mặc dù hiện nay, Trung Quốc chưa sử dụng hết lực lượng quân sự để mở rộng quyền kiểm soát lãnh thổ của họ ở Biển Đông, nhưng các nước có liên quan không có lý do gì để “bình chân như vại”. Chưa ai dám khẳng định những tranh chấp ở Biển Đông liệu có lắng dịu và ổn định hoàn toàn trong những năm sắp tới hay không, bất chấp những nỗ lực không ngừng nhằm đàm phán về một bộ quy tắc ứng xử (COC) mang tính ràng buộc sắp ra đời. Việc Trung Quốc ngay từ bây giờ đang dốc sức cho hoàn thành xây dựng “xã hội khá giả” vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc (2021) và việc họ phô trương lực lượng quân sự hùng hậu trong cuộc duyệt binh nhân kỷ niệm 70 năm ngày quốc khánh Trung Quốc (1949 – 2019) dường như là một chỉ dấu cảnh báo các nước rằng, lãnh thổ của họ vẫn có thể bị xâm chiếm một cách chớp nhoáng. Do đó, các bên tranh chấp ở Biển Đông cần chuẩn bị sẵn sàng ngăn chặn một kịch bản “sự đã rồi” có khả năng xảy ra, đặc biệt là khi lịch sử hiện đại cho thấy, các quốc gia ngày càng có xu hướng lựa chọn kịch bản này thay vì sử dụng vũ lực để chiếm đoạt vùng lãnh thổ mới.

Tin mới

Các tin khác

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Việt Nam sẽ bị Trung cộng đánh để “thử phổi” cho chiến trận Biển Đông?

Posted on by huyentamhh

Việt Nam sẽ bị Trung cộng đánh để “thử phổi” cho chiến trận Biển Đông?

< A >
Nguyên Thạch (Danlambao) – Đây là những nhận định cá nhân căn cứ trên thực tế mà những gì đang xảy ra. Nếu những nhận định trở nên hiện thực thì điều đó đã chứng minh rằng ĐCSVN cùng những “chính trị gia” với chủ trương hòa hoãn, nhịn nhục (nếu không muốn nói là qui hàng) với hy vọng là đấu tranh ôn hòa bằng con đường ngoại giao sẽ làm Trung cộng chùn bước, thương tình mà sẽ không sử dụng vũ lực. Những lý luận cho rằng ĐCSVN đã hoàn toàn thần phục Trung cộng, nhà nước CHXHCNVN luôn một mực ngoan ngoãn tôn thờ khuôn vàng thước ngọc “16 chữ vàng cùng 4 Tốt” thì Tàu cộng sẽ không cần làm một chuyện dư thừa là đánh Việt Nam. Nhưng trên diễn tiến của những ngày tháng rất gần, cuối cùng rồi Việt Nam cũng phải đáp trả bằng biện pháp quân sự dù có bị đặt vào tình trạng không chuẩn bị trước, với hơn 300.000 Tàu cộng đang áp sát biên giới phía Bắc cùng không quân, hải quân và hỏa tiển từ các căn cứ ở Biển Đông yểm trợ. Chúng ta hãy kiên nhẫn thêm một thời gian không bao lâu nữa để xem ai đúng, ai sai.
 
*
Một trong những chiến thuật trong chiến lược thu tóm Biển Đông của Trung cộng là tiến hành đánh Việt Nam nhằm thăm dò dư luận cùng phản ứng của Hoa Kỳ, Nga, Anh, Pháp, Ấn Độ, Nhật Bản cùng các quốc gia khác thuộc liên minh quân sự của Mỹ như thế nào.
Tập Cận Bình và đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xét rằng với lượng thời gian cùng tổn phí cho các việc xây dựng bồi đắp các đảo nhân tạo, cũng như thiết lập các căn cứ quân sự kiên cố, sân bay hiện đại, kho chứa nhiên liệu, vũ khí và nơi trú ẩn tàu ngầm, siêu hỏa tiển liên lục địa khủng, và lực lượng hải lục không quân của Trung cộng đã đủ mạnh để hậu thuẫn cho sự tuyên bố chủ quyền về lãnh hải cũng như không phận của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi có diện tích trên 3 triệu km2.
Trung cộng đã cố tâm xây dựng những gì mà nước này hiện đang có, để rồi phải rút bỏ đi là một chuyện không thiết thực, mà họ sẽ phải tiến hành những chiến thuật nào đó để thu hồi kết quả cho hiện tại, nhằm củng cố cho những bước khác trong tương lai. Và dĩ nhiên những hành động sắp đến chỉ là những chiến thuật mang tính “thử phổi”, chứ nó không nằm trong ý định của sách lược chiến tranh toàn diện với Việt Nam và ngay cả với Hoa Kỳ cùng liên minh quân sự của phe Đồng Minh.
Trong chiến thuật “dò xét” này, Trung cộng sẽ đạt đến những điểm lợi như sau:
1- Chứng minh cho Mỹ và cả thế giới biết rằng Trung Quốc đang là một quốc gia hùng mạnh về cả kinh tế lẫn quân sự.
2- Nếu diễn tiến xảy ra mà kết quả quá bất lợi cho Trung Quốc thì nước này sẽ tạm ngưng và như thế cũng đã đủ để Trung Quốc giữ được thể diện.
3- Cuộc chiến có giới hạn sẽ khơi dậy và nung nấu lòng yêu nước, gia tăng sự tự hào về đất nước của người Trung Quốc. Đây cũng được coi là cuộc chiến tranh tâm lý, nó nằm trong chiến lược toàn diện của Trung cộng.
4- Lùi một bước để chuẩn bị cho việc tiến hai bước khi thời cơ thuận lợi cho Trung cộng, chẳng hạn như sẽ có một vài vị Tổng thống nhát gan hay chủ trương hiếu hòa không muốn chiến tranh với Trung Quốc.
5- Sử dụng và loại bỏ mộ số vũ khí phạm nhiều lỗi kỹ thuật như tàu ngầm, hỏa tiển, tàu chiến, máy bay tiêm kích để rút tỉa kinh nghiệm cải tiến cho những vũ khí mới được hoàn chỉnh hơn mà chế độc tài như Trung cộng luôn xem vật chất là những thứ quan trọng hơn con người. Họ sẵn sàng đem con người làm những vật thí nghiệm. Nói rộng hơn là Trung cộng không là một quốc gia coi trọng Nhân Quyền và Dân Chủ nên mạng sống của các phi công, thủy thủ, binh sĩ sẽ không có giá trị bằng máy bay, tàu ngầm, tàu chiến…
6- Trong chiến tranh, nếu đối thủ mất một số nhân mạng thì đó sẽ là những nỗi ám ảnh của dân chúng của các nước lâm chiến, và điều đó sẽ có ít nhiều ảnh hưởng đến các cuộc chiến trong tương lai. Bên cạnh, những binh lính của Trung cộng có bị các đối thủ tiêu diệt thì đó cũng sẽ là điều lợi vì nhân dân Tàu cộng sẽ căm hận kẻ thù hơn, điều chính yếu mà ĐCSTQ muốn nhìn thấy.
Trên là những nhận định cá nhân căn cứ trên thực tế mà những gì đang xảy ra. Nếu những nhận định trở nên hiện thực thì điều đó đã chứng minh rằng ĐCSVN cùng những “chính trị gia” với chủ trương hòa hoãn, nhịn nhục (nếu không muốn nói là qui hàng) với hy vọng là đấu tranh ôn hòa bằng con đường ngoại giao sẽ làm Trung cộng chùn bước, thương tình mà sẽ không sử dụng vũ lực. Những lý luận cho rằng ĐCSVN đã hoàn toàn thần phục Trung cộng, nhà nước CHXHCNVN luôn một mực ngoan ngoãn tôn thờ khuôn vàng thước ngọc “16 chữ vàng cùng 4 Tốt” thì Tàu cộng sẽ không cần làm một chuyện dư thừa là đánh Việt Nam. Nhưng trên diễn tiến của những ngày tháng rất gần, cuối cùng rồi Việt Nam cũng phải đáp trả bằng biện pháp quân sự dù có bị đặt vào tình trạng không chuẩn bị trước, mà hiện nay chiến tranh đang ngày càng tiến đến gần kề, với hơn 300.000 Tàu cộng đang áp sát biên giới phía Bắc cùng không quân, hải quân và hỏa tiển từ các căn cứ ở Biển Đông yểm trợ.
Chúng ta hãy kiên nhẫn thêm một thời gian không bao lâu nữa để xem ai đúng, ai sai.
Nguyên Thạch
danlambaovn.blogspot.com
Categories: Biển Đông | Leave a comment

Tàu Hải Dương Thạch Du 620 vào khảo sát sâu trong khu EEZ thuộc Vịnh Bắc Bộ

Posted on by huyentamhh

Tàu Hải Dương Thạch Du 620 vào khảo sát sâu trong khu EEZ thuộc Vịnh Bắc Bộ

< A >
CTV Danlambao – Ngày 1 và ngày 2 tháng 11/2019, tàu Haiyang Shiyou 620 (Hải Dương Thạch Du 620) đã đi qua đường phân định trên biển và đi sâu vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, cách bờ biển Quảng Bình khoảng 65km. Như vậy có thể thấy, sau khi nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 vừa rút khỏi khu vực Bãi Tư Chính, Trung Cộng đã lập tức có kế hoạch nắn gân Ba Đình. Báo đảng nhà nước CSVN vẫn chưa lên tiếng về thông tin trên.
Khởi hành từ cảng Macur (tại đảo Hải Nam) ngày 25/10/2019, tàu Hải Dương Thạch Du 620 đi vòng qua phần phía Bắc đảo này và sau đó đi xuống khu vực giàn khoan “HAI YANG SHI YOU 944” của Trung Quốc đang hạ đặt. Giàn khoan này nằm sát ngay mép phải của đường phân định trên biển tại Vịnh Bắc Bộ. Trong thời gian di chuyển. Hải Dương Thạch Du luôn thay đổi tín hiệu AIS liên quan đến thông số thời gian dự kiến đến đích.
Sau đó Hải Dương Thạch Du tiếp tục đi qua đường phân định trên biển tại Vịnh Bắc Bộ và tiến sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Khoảng 8 giờ tối ngày 2/11/2019, vị trí của Hải Dương Thạch Du 420 chỉ cách bờ biển 35,1 hải lý (khoảng 65 km). Tại thời điểm con tàu này bắt đầu lấn sang bên trái đường phân định chủ quyền trên Vịnh Bắc Bộ thì tín hiệu AIS bị tắt. Một lúc khá lâu sau đó AIS mới được bật lại.

Đường đi của Hải Dương Thạch Du 620. Nguồn : FB Pham Thang Mai
Trong ngày 30/10/2019, Trung Cộng tiếp tục điều tàu Haiyang Shiyou 618 (Hải Dương Thạch Du 618) đến sát đường phân định trên biển tại Vịnh Bắc Bộ. Cả hai con tàu 618 và 620 đều có nhiệm vụ hỗ trợ việc hạ đặt, thăm dò, khai thác cho các giàn khoan dầu khí. Từ ngày 1 đến ngày 2/11, Hải Dương Thạch Du 620 đã thực hiện một cuộc khảo sát ngay bên trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam, với khoảng 7 đường khảo sát, mỗi đừờng dài trung bình 14.7 hải lý (khoảng 27 km).
Để đánh giá chính xác sự nghiêm trọng của việc lấn sang vùng biển chủ quyền của Việt Nam lần này, một nhóm những người có chuyên môn như Phạm Thắng Nam, Song Phan và Trần Nam Hải đã vẽ các hình đồ họa trong đó đường phân định biên giới trên biển được đặt chính xác trên quỹ đạo hành trình thực của Hải Dương Thạch Du 620 trong các ngày vừa qua. Kết quả cuối cùng các bằng chứng cho thấy sự xâm nhập ngang ngược của Trung Cộng trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.

Đường khảo sát Hải Dương Thạch Du 620 thực hiện so với đương phân định trên biển. Nguồn FB Pham Thang Mai
Nguyên nhân ban đầu được dự đoán về chuyện xâm lấn này, theo những người có chuyên môn là liên quan đến mỏ khí DF 13-2. Nếu phần mỏ khí nằm dưới đáy biển được Trung Quốc tổ chức khai thác thì dẫn đến việc Việt Nam bị mất tài nguyên. Việt Nam nếu không lên tiếng vụ này sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng.
Việt Nam đang làm gì?

Họp kín về vấn đề biển Đông trong phòng lạnh, né tránh gọi tên Trung Quốc và phát ngôn mới nhất tại Thái Lan của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “có những vụ việc nghiêm trọng vi phạm luật pháp quốc tế xảy ra trên vùng biển khu vực và Việt Nam, tuy mới chấm dứt gần đây nhưng để lại những bài học sâu sắc cho ASEAN.”

Bắc Kinh đang thâu tóm chủ quyền, khai thác quyền lợi của Việt Nam bằng cách nắm đầu Ba Đình rất hiệu quả.
Categories: Biển Đông | Leave a comment

Đăng ký lập trường và đổ thừa

Posted on by huyentamhh

Đăng ký lập trường và đổ thừa

Vũ Kim Hạnh

3-11-2019

Nhiều năm trước, có lần GS David Dapice của trường Kennedy, ĐH Harvard, hỏi tôi trong một buổi cơm trưa. Này tôi đang hướng dẫn cho một chính khách Việt Nam. Anh ấy là người Tây học, thực sự có học thức, hiểu biết sâu rộng. Viết về đề tài cấu trúc kinh tế, tôi vô cùng khó hiểu khi thấy anh ấy phê phán kinh tế tư nhân thậm tệ quá. Lẽ nào?

Tôi cười, thưa ông, vì anh ấy nộp bài cho ông nhưng cũng gián tiếp hay mặc nhiên biết là cũng nộp bài ấy cho một nơi khác và anh ấy biết là phải “đăng ký lập trường”.

Hôm qua tới giờ, nhiều bạn inbox hỏi tôi về bài đăng trên một tờ báo. Tôi nói tôi không có đọc, kỳ thực nó lan tràn trên Facebook mà. Tôi nhớ khi tâm tình cùng các bạn có trách nhiệm của tờ báo đó, tôi có nói, công việc của bọn làm báo chúng mình và việc của nhà nước nhiều khi không giống nhau. Một trong những việc của mình là phải phản hồi ý kiến của người dân với chính sách mà lắm khi khó nói quá, dễ mất lòng quá thì phải làm sao? Có khi phải dùng nhiều kênh, hay đành im lặng, tìm cách nói sau, chứ đừng nói “quá mức cần thiết” và “quá xa sự thật”. Nhất là đừng mượn nhiệm vụ để mà đăng ký lập trường (thường là nhằm “tự giải cứu” khỏi chuyện gì đấy). Bởi khi đó lại thành ra mình nói cho mình, vì mình, đâu phải làm báo?

Đời cay nghiệt sao rồi đã có những lúc báo phải nói điều mà người bình thường cũng khó nghĩ ra!!!

***

Người Anh, những người vốn “phớt tỉnh Ăng Lê” đã cư xử văn minh trong thảm trạng 39.

Đâu phải cảnh sát và nhà nước họ không biết chân tơ kẻ tóc về nhập cư lậu, trồng cỏ và nạn buôn người. Data và công nghệ, khả năng quản lý hiện đại của họ chắc không tệ như nhiều người VN nghĩ. Họ cũng chẳng cần giả bộ bi thương, than mây khóc gió vì sợ ai hay để vừa lòng ai. Họ càng không đổ thừa dù ta biết chắc, họ vẫn đang lặng lẽ làm những công việc chuyên môn của quản lý nhà nước. Hệ quả, rồi sẽ thấy ngay đấy mà…
Nhưng trên hết, họ cư xử như những con người.

Tôi ngại họ sẽ bỡ ngỡ khi bị đổ thừa trách nhiệm trong câu chuyện 39 sau tất cả những hành xử nhất quán, tự nhiên của mọi giới của đất nước họ. Đúng là cũng phải vớ được một ai đó để đổ thừa? Nhưng trời ơi, nhìn họ cư xử thế với người Việt mình, sao mà còn “dám” hay còn “nỡ” đổ thừa cho họ?

(May mà có cái tweet của nhà ngoại giao chuyên nghiệp và lời chia buồn của người phát ngôn?)

Cảnh sát Essex, Anh, treo cờ rủ, tưởng niệm 39 nạn nhân
Bình Luận từ Facebook
Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Tin Biển Đông: Ngư dân bị “tàu lạ” bắn chết, TQ lại xâm phạm lãnh hải VN và đường lưỡi bò đã vào tới trường đại học

Posted on by huyentamhh

Tin Biển Đông: Ngư dân bị “tàu lạ” bắn chết, TQ lại xâm phạm lãnh hải VN và đường lưỡi bò đã vào tới trường đại học

BTV Tiếng Dân

4-11-2019

Báo chí trong nước đưa tin: Một ngư dân bị bắn chết khi đánh bắt trên biển. Ngày 2/11/2019, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang xác nhận, hôm 30/10, ngư dân Nguyễn Văn Khởi đã bị trúng đạn tử vong khi đang đánh bắt cá tại “vùng biển giáp biên”.

Theo ông Lê Ngọc Hiền, thuyền trưởng tàu cá số hiệu KG-90785TC, cho biết, trên tàu khi đó có 14 ngư dân, đang đánh bắt ở vùng biển tọa độ 7 độ 15 phút 00N – 108 độ 56 phút 00E thì bị một tàu khác dùng súng tấn công. Trong lúc tàu bỏ chạy, ngư dân Nguyễn Ngọc Khởi bị bắn trúng đạn, tử vong. Báo chí trong nước chỉ đưa tin tọa độ tàu, không nói tàu cá Việt Nam đang đánh bắt ở vùng biển giáp ranh với nước nào, hay tàu nước ngoài bắn anh Khởi là tàu nào.

Thi thể ngư dân Nguyễn Ngọc Khởi được đưa vào bờ. Ảnh: T.VINH/Tuổi Trẻ

Mời đọc thêm: Một ngư dân bị bắn chết gần quần đảo Trường Sa (RFA). – 1 ngư dân 23 tuổi bị tàu chưa rõ nước nào bắn chết trên biển (TT). – Một ngư dân Kiên Giang bị ‘tàu lạ’ bắn chết trên biển (NV).

Hải Dương Thạch Du 620 xâm phạm lãnh hải VN

Vụ tàu Hải Dương Thạch Du 620 của Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam ở khu vực gần vịnh Bắc Bộ, nhà nghiên cứu Biển Đông Phan Văn Song đặt câu hỏi“Tàu tiếp tế HYSY 620 của Tàu Cộng có đích đến là mỏ khí DF 13-2 (Đông phương 13-2) trong bồn trũng biển Oanh Ca (Yingfehai basin) nhưng lại ‘đi lạc’ qua vùng biển VN chỉ cách bờ biển VN hơn 60 km và cách đích đến của nó gần 80 km, cách đường phân giới khoảng 58 km. Sao lại ‘đi lạc’ xa thế này?!”

Facebooker Phạm Thắng Nam cung cấp video“ghi lại toàn bộ hành trình của ‘Haiyang Shiyou 620’ (Hải Dương Thạch Du 620), từ ngày 25/10 đến trưa 2/11/2019 , trong đó chỉ rõ sự thâm nhập bất hợp pháp của con tàu này vào vùng biển hoàn toàn thuộc chủ quyền của VIệt nam”.


Ông Nam chỉ ra, trong hai ngày 1 và 2/11/2019, tàu Hải Dương Thạch Du 620 “đã đi rất sát bờ biển VN, gần khu vực xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng bình). Có một khoảng thời gian dài tàu chỉ cách bờ biển nước ta khoảng 65 km, có khi chỉ là 60 km.

Dù Hải Dương Thạch Du 620 đã chấm dứt hoạt động xâm phạm lãnh hải Việt Nam, nhưng khác với tàu Hải Dương Địa Chất 8 đã quay về cảng nhà ở tận Quảng Châu, Hải Dương 620 chỉ quay về đảo Hải Nam, là căn cứ hải quân chiến lược của Trung Quốc hướng ra Biển Đông và nằm sát vịnh Bắc Bộ, nên tàu này có thể dễ dàng quay lại xâm phạm lãnh hải Việt Nam bất cứ lúc nào.

***

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự hội nghị Cấp cao ASEAN 35 diễn ra hôm 2/11 ở Thái Lan. Báo Chính Phủ dẫn lời Thủ tướng: Việt Nam quyết tâm, kiên trì bảo vệ luật pháp quốc tế trong vấn đề Biển Đông. Phát biểu tại Thái Lan chiều 2/11, ông Phúc nói:

“An ninh và ổn định trên Biển Đông hiện rất mong manh, đòi hỏi cam kết nghiêm túc và trách nhiệm gìn giữ của tất cả các quốc gia trong khu vực, để đảm bảo rằng những vụ việc tương tự không lặp lại. Việt Nam quyết tâm và kiên trì bảo vệ luật pháp quốc tế trong các quan hệ quốc tế nói chung và trong vấn đề Biển Đông nói riêng”.

Mấy từ “kiên trì”, “quyết tâm” thường xuyên bị lãnh đạo CSVN lạm dụng mà không cần biết có thích hợp với ngữ cảnh hay không. Tàu Hải Dương Địa Chất 8, rồi Hải Dương Thạch Du 620 liên tiếp xâm phạm lãnh hải Việt Nam nhưng lãnh đạo CSVN không có kế sách ngăn chặn hữu hiệu, để cho Trung Quốc ra vào như chốn không người. Trong khi đó, lãnh đạo CSVN vẫn vác mặt qua Tàu “hữu nghị”, gửi cán bộ qua đó đào tạo, nên chuyện quyết tâm bảo vệ chủ quyền chỉ là lừa dân.

Mời đọc thêm: Quan điểm của VN về tình hình Biển Đông rõ ràng, nhất quán (Zing). – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: An ninh và ổn định ở Biển Đông rất mong manh (TT). – Thủ tướng: Đề nghị Trung Quốc tôn trọng các hoạt động kinh tế biển của Việt Nam (VTC).

– Những vụ việc nghiêm trọng ở biển Đông để lại bài học sâu sắc cho ASEAN (TP). – Biển Đông: Trung Quốc không vội thông qua Bộ Quy tắc Ứng xử COC (RFI). – Trung Quốc cam kết hợp tác với ASEAN về Biển Đông (VNE). – “Trung Quốc đã sẵn sàng hợp tác với ASEAN vì hòa bình ở Biển Đông” (VOV). Tổng thống Philippines kêu gọi ASEAN giải quyết vấn đề Biển Đông (VTC).

Đường lưỡi bò đã vào tới trường đại học

Báo Người Lao Động đưa tin: “Đường lưỡi bò” phi pháp xuất hiện trong giáo trình của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Ông Vũ Văn Hóa, Phó hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội xác nhận, nhà trường đã phát hiện hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp trong cuốn giáo trình Đọc sơ cấp 1 “Developing Chinese”, được được sử dụng cho giảng viên, sinh viên khoa Trung – Nhật.

“Đường lưỡi bò” trái phép trong giáo trình của Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội. Ảnh: TPO/NLĐ

Báo Thời Đại đặt câu hỏi: Giáo trình có “đường lưỡi bò”, ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nói gì? Ông Vũ Văn Hóa, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết, cuốn giáo trình này có tên: Đọc sơ cấp 1 “Developing Chinese”. Trong đó, bản đồ “đường lưỡi bò” xuất hiện ở bài 7, trang 36. Ông nói: “Tôi khẳng định đây là giáo trình mới được mua về vào đầu năm học 2019-2020. Khi phát hiện có hình ảnh ‘đường lưỡi bò’ trong sách, ban giám hiệu đã họp và có quyết định tịch thu tất cả số giáo trình này”.

Còn ông Trần Văn Thanh, Chủ nhiệm khoa Trung – Nhật thừa nhận trách nhiệm ban đầu thuộc về ban Chủ nhiệm khoa này: “Những năm trước, Khoa Trung Nhật sưu tầm, sử dụng tài liệu chắp vá không được biên soạn, còn năm nay mới sử dụng tài liệu này. Một số cuốn sách được bán tới tay sinh viên nhanh chóng được thu hồi”.

Báo Pháp Luật TP HCM bàn về vụ giáo trình in ‘đường lưỡi bò’: Rà soát nhưng không phát hiện. Bài báo chỉ ra mâu thuẫn trong lời kể của ông Vũ Văn Hóa và Trần Văn Thanh. Ông Hóa nói rằng, việc phát hiện cuốn giáo trình có in hình “đường lưỡi bò” là do sinh viên báo với nhà trường, còn ông Thanh lại khẳng định việc phát hiện là do nhà trường chủ động rà soát.

Ông Thanh trước đó còn khẳng định, khoa tiếng Trung-Nhật từng rà soát nội dung của cuốn giáo trình trên trước khi đưa vào giảng dạy nhưng không thấy có nội dung nào đề cập về tranh chấp biển đảo, trong phần bản đồ chỉ có “một tí dính vào” nên không phát hiện được.

VTC Now có clip: Giáo trình ĐH Kinh doanh và Công nghệ có “đường lưỡi bò”.

Mời đọc thêm: ‘Đường lưỡi bò’ xuất hiện trong giáo trình của ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (MTG). – ‘Truy’ trách nhiệm vụ giáo trình Đại học Kinh doanh và Công nghệ có ‘đường lưỡi bò’ (VTC). – Giáo trình có “đường lưỡi bò”: Trách nhiệm thuộc về khoa tiếng Trung – Nhật (KTĐT). – ĐH Kinh doanh và Công nghệ thu hồi gấp giáo trình có bản đồ in hình lưỡi bò (ANTĐ). – ĐH Kinh doanh và Công nghệ hủy toàn bộ giáo trình có bản đồ ‘đường lưỡi bò’ (TP). – Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN tiêu hủy toàn bộ giáo trình có “đường lưỡi bò” phi pháp (DT).

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Vụ Bãi Tư Chính: Mỹ sẽ giúp Việt Nam ngăn chặn Trung Quốc trên Biển Đông?

Posted on by huyentamhh

Vụ Bãi Tư Chính: Mỹ sẽ giúp Việt Nam ngăn chặn Trung Quốc trên Biển Đông?

© AP Photo / Jose Luis Magana
VIỆT NAM

URL rút ngắn
41
Theo dõi Sputnik trên

Tướng Mỹ thăm Hà Nội giữa lúc Trung Quốc bị cáo buộc xâm phạm chủ quyền Việt Nam khi liên tục điều nhóm tàu Hải Dương 8 tiến vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước này.

Bình luận về hoạt động phi pháp của tàu Trung Quốc ở khu vực Bãi Tư Chính và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cùng nhiều diễn biến căng thẳng mới đây trên Biển Đông, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ David Goldfein khẳng định Mỹ tôn trọng các quyết định và hành động của Việt Nam nhằm tự vệ và phòng vệ chính đáng.

Mỹ tôn trọng chủ quyền và sẵn sàng hợp tác với Việt Nam

Ngày 18/8, Đại tướng David Goldfein, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ và Đại tướng Charles Brown Jr, Tư lệnh Không quân Hoa Kỳ tại khu vực Thái Bình Dương đã có chuyến thăm lịch sử đến Hà Nội.

Trong chuyến thăm kéo dài hai ngày 18 và 19/8, lãnh đạo cấp cao của Lực lượng Không quân Mỹ đã gặp gỡ phát biểu trước báo chí về tình hình Biển Đông và vấn đề hợp tác quân sự quốc phòng giữa Mỹ và Việt Nam.

Lần đầu tiên Việt Nam đón Tham mưu trưởng Không quân Mỹ kể từ thời điểm chấm dứt chiến tranh Việt Nam năm 1975.

Tại buổi gặp gỡ báo chí, hai vị tướng Mỹ đều bày tỏ quan điểm thẳng thắn của mình về những diễn biến gần đây trên Biển Đông, đặc biệt là hành động ngang ngược, coi thường luật pháp quốc tế của Trung Quốc, khi nhóm tàu Hải Dương 8 của nước này liên tục xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Tham mưu trưởng Không quân Mỹ nhấn mạnh quan điểm nhất quán của Hoa Kỳ về việc tăng cường sự hiện diện của quân đội nước này trên Biển Đông cũng như nhắc lại hàng loạt tuyên bố trước đó của lãnh đạo ngành ngoại giao về “thói hung hăng”, gây căng thẳng cho khu vực của Trung Quốc:

“Tôi nhấn mạnh lại tuyên bố rất mạnh mẽ của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đưa ra. Đó là chúng tôi phản đối mạnh mẽ các hoạt động gây ảnh hưởng và thách thức những quyền lợi chính đáng cũng như chủ quyền của Việt Nam trong khu vực”, tướng David Goldfein phát biểu. Theo đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ chỉ trích mạnh mẽ hoạt động của Trung Quốc khi xâm phạm chủ quyền các nước láng giềng, có chung lãnh thổ tranh chấp trên Biển Đông. Mỹ muốn đảm bảo tất cả các quốc gia đều có quyền tiếp cận vùng biển và không phận quốc tế. Khi các nước tuân thủ nguyên tắc chung sẽ đi đến đồng thuận, thống nhất và ngày càng thịnh vượng. Phát ngôn này ám chỉ, Bắc Kinh cũng không phải ngoại lệ.

Bình luận về việc Trung Quốc liên tục đã 2 lần trong một tháng điều tàu trở lại vùng đặc quyền kinh tế, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam, Tham mưu trưởng David Goldfein khẳng định:

“Trước hết Mỹ tôn trọng các quyết định và hành động của Việt Nam. Chúng tôi luôn luôn ủng hộ quyền tự vệ và phòng vệ chính đáng của Việt Nam. Chúng tôi sẽ quan sát chặt chẽ các diễn biến để sẵn sàng hợp tác với Việt Nam”.

Ông cũng nhấn mạnh vai trò chuyến thăm và mong muốn nhìn thấy một Hà Nội thịnh vượng, đóng góp nhiều hơn vào ổn định của khu vực.

“Một lần nữa, sự hiện diện của chúng tôi ở đây là một thông điệp cho cam kết về mối quan hệ gắn bó giữa hai nước”.

Về phần mình, Đại tướng Brown tuyên bố, Mỹ quan sát rất kỹ nhất cử nhất động của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông. Có thể thấy, qua những diễn biến gần đây, chính quyền Bắc Kinh hoàn toàn đi ngược lại những gì mình đã cam kết trước cộng đồng quốc tế, khác xa mục tiêu mà Washington hướng đến đó chính là giữ cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương rộng mở và tự do.

Theo quan điểm của Tư lệnh Không quân Hoa Kỳ ở khu vực này, hành động của Trung Quốc tác động rất lớn và gây ra nhiều hệ lụy không mong muốn, xâm phạm đến vùng đặc quyền kinh tế của các nước.

Xuyên suốt cuộc họp báo, hai vị tướng Mỹ đều đồng loạt lên án phản đối hành động đối ngược với nguyên tắc tự do hàng hải và hàng không trong khu vực.

“Đối với khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, mong muốn lớn nhất của chúng tôi là tất cả các quốc gia có thể tiếp cận khu vực biển cũng như không phận quốc tế, tuân thủ luật pháp quốc tế, để tất cả các nước đều được hưởng lợi ích chung”, ông Goldfein, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ khẳng định.

Đồng ý với quan điểm này, Đại tướng Brown cũng nhấn mạnh phần quan trọng trong chính sách của Hoa Kỳ là đảm bảo một khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương rộng mở, tự do:

“Một trong những phần quan trọng đảm bảo việc này là làm sao duy trì vận hành tàu thuyền, máy bay trong bất kỳ khu vực nào mà luật pháp quốc tế cho phép, đảm bảo chủ quyền và quyền lợi hợp pháp của không chỉ riêng Việt Nam mà tất cả các nước khác trong các hoạt động ở Ấn Độ-Thái Bình Dương”, ông Brown cho biết.

Về mưu đồ của Trung Quốc khi thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ), ông Brown cho biết, nếu thực tế này xảy ra, Bắc Kinh đã không tuân thủ trật tự và nguyên tắc luật pháp của quốc tế. Việc áp đặt ADIZ làm tăng thêm căng thẳng tại khu vực vốn nhạy cảm trên Biển Đông, gây ảnh hưởng đến quan hệ với Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều nước khu vực Đông Nam Á.

“Với tư cách một phi công đã có hoạt động trên máy bay bay qua khu vực trên không ở Biển Đông, tôi biết rằng Trung Quốc không thích máy bay, không quân của các nước bay qua khu vực này (dựa trên những cuộc gọi đàm thoại qua radio của chúng tôi với Trung Quốc), song chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục các hoạt động này. Mục tiêu của chúng tôi là sẽ tiếp tục cho tàu thuyền vận hành ở khu vực trên biển cũng như trên không để chứng tỏ thông điệp là chúng tôi sẽ tiếp tục hoạt động này ở khu vực”, tướng Brown khẳng định.

Mỹ làm gì để hỗ trợ Việt Nam trên Biển Đông?

Báo giới đặt khá nhiều câu hỏi về chính sách hành động của Mỹ tại khu vực trước thói hung hăng, coi thường luật pháp quốc tế của Trung Quốc, gây bất ổn và căng thẳng leo thang trên Biển Đông, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam. Đặc biệt là động thái điều nhóm tàu Hải Dương 8 quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để tiến hành các hoạt động thăm dò địa chất. Nhiều chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ Trung Quốc có thể tấn công và đánh chiếm những thực thể hiện không thuộc quyền kiểm soát của bất cứ quốc gia nào theo luật quốc tế.

Phát biểu về vấn đề này, Tham mưu trưởng Không Quân Mỹ bày tỏ:

“Với tư cách tư lệnh không quân Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nhiệm vụ của chúng tôi là viết ra những phương án để các lãnh đạo đưa ra quyết định dựa trên phương án mà chúng tôi đề xuất. Những hướng đi có thể đệ trình, chúng tôi sẽ có trao đổi với Việt Nam, cũng như phù hợp với những lợi ích của các nước trong khu vực mà các hoạt động diễn ra ở khu vực Biển Đông”.

Hai vị tướng 4 sao của Hoa Kỳ đều nhắc lại cam kết của Mỹ nhằm xây dựng và phát triển quan hệ tốt đẹp với Việt Nam.

Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, ông Goldfein tiết lộ Việt Nam là chặng dừng vô cùng quan trọng của ông trong lịch trình công tác năm nay với nhiều lý do chủ quan và khách quan, công việc chuyên môn lẫn quan hệ cá nhân.

“Tôi rất tự hào vì đây là chuyến thăm đầu tiên của một Tham mưu trưởng Không quân Mỹ đến Việt Nam kể từ khi chiến tranh kết thúc. Tôi đến đây để thăm một đối tác rất quan trọng và có nhiều lợi ích cũng như mối quan tâm của chúng tôi. Sự hiện diện của hai Đại tướng Không quân Mỹ thể hiện cam kết mạnh mẽ của Mỹ với Việt Nam nói riêng và khu vực nói chung”.

Vị tướng Hoa Kỳ luôn nhấn mạnh đến thông điệp của Tổng thống Donald Trump, ngoại trưởng Mike Pompeo về mong muốn thấy một Việt Nam hùng mạnh, thịnh vượng.

Chuyến thăm Hà Nội lần này vô cùng có ý nghĩa với cá nhân hai vị tướng David Goldfein và Charles Brown Jr vì trước đây cha của họ đều từng là quân nhân, phục vụ trong quân đội Mỹ và đều từng tham chiến tại Việt Nam trong cuộc chiến khốc liệt.

Tham mưu trưởng không quân Mỹ cho hay, việc quan trọng nhất là xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác vững chắc, bền chặt, cả hai bên cùng có lợi với Việt Nam:

“Chúng tôi muốn đề cập đến việc xây dựng nhận thức trong khu vực không chỉ về mặt hàng hải mà còn là hàng không. Chỉ có nhận thức đúng đắn, hiểu rõ những khó khăn thách thức phải đối mặt trong một khu vực thì mới có cách ứng phó tốt nhất”, tướng Hoa Kỳ khẳng định.

Về xử lý hậu quả chiến tranh, ông Goldfein cũng nhắc lại cam kết của Mỹ nỗ lực giúp Việt Nam giải quyết vấn đề này. Đồng thời, Hoa Kỳ có tể giúp đào tạo, nâng cao kỹ năng trình độ cho sĩ quan Việt Nam.

“Chúng tôi hoan nghênh và mong muốn chào đón thêm sĩ các quan trẻ từ Việt Nam tới các trường quân sự, học viện không quân ở để học tập và đào tạo”, Đại tướng Goldfein cho biết.

Quân đội Mỹ cam kết duy trì hiện diện quân sự, tuần tra trên Biển Đông

Trả lời báo chí Philippines trong chuyến thăm Manila ngày 16/8 vừa qua, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, ông David Goldfein tái khẳng định cam kết của Washington ở Biển Đông và toàn bộ khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

“Mỹ không ngừng duy trì sự sẵn sàng và khả năng điều chiến hạm hoặc máy bay tuần tra tại bất cứ khu vực hoặc bất cứ thời điểm nào chúng tôi cần”, ông Goldfein tuyên bố.

Chuẩn đô đốc Karl Thomas, chỉ huy nhóm tác chiến 70 của tàu sân bay USS Ronald Reagan, ngày 9/8 vừa qua, cũng khẳng định “hải quân Mỹ sẽ tiếp tục hiện diện tại Biển Đông để đảm bảo an ninh và tự do hàng hải”.

Theo người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus:

“Việc Trung Quốc tiến hành cải tạo và quân sự hóa các tiền đồn ở Biển Đông, cùng với các hành động khác nhằm khẳng định những đòi hỏi bất hợp pháp của Bắc Kinh ở vùng biển này, bao gồm cả việc sử dụng quân sự trên biển để đe dọa các quốc gia khác, là hành động làm xói mòn hòa bình và an ninh khu vực”.

Đáng chú ý, việc điều nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc  tiến hành các hoạt động thăm dò địa chất tại vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đang can thiệp trực tiếp vào việc thăm dò và sản xuất dầu mỏ, khí đốt mà Hà Nội đã tiến hành từ lâu, tuân thủ đúng luật pháp quốc tế.

Tàu Haiyang Dizhi 8 (Hải Dương 8) lần đầu tiên vào khu vực biển tranh chấp dưới sự hộ tống của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Trung Quốc vào tháng 7 nhằm thực hiện cuộc khảo sát địa chấn tại các vùng biển. Đến ngày 7/8, tàu thăm dò địa chất này đã rời Bãi Tư Chính đến cảng Fiery Cross Reef (Đá Chữ Thập) sau hơn một tháng căng thẳng diễn ra giữa các bên liên quan.

Tranh chấp lãnh thổ Biển Đông

Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông gồm các tranh chấp về đảo và vùng biển. Quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là hai quần đảo trên các rạn san hô ở Biển Đông, trong đó quần đảo Hoàng Sa đang là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Quần đảo Trường Sa là nơi tranh chấp chủ quyền của 6 quốc gia và lãnh thổ: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei; các quốc gia này tuyên bố chủ quyền toàn bộ hay một phần quần đảo Trường Sa.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Top 10 tên lửa không đối đất “khủng” nhất thế giới: Có tên Việt Nam

Posted on by huyentamhh

Top 10 tên lửa không đối đất “khủng” nhất thế giới: Có tên Việt Nam

Anh Tú | 

Top 10 tên lửa không đối đất "khủng" nhất thế giới: Có tên Việt Nam

Kh-35UE là biến thể hiện đại của tên lửa phóng từ trên không Kh-35E. Dòng tên lửa này hiện đang có trong biên chế của Hải quân Nga, Hải quân Ấn Độ và Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Tạp chí Airforce Technology ngày 1/11 vừa công bố danh sách 10 dòng tên lửa không đối đất tối tân nhất thế giới hiện nay, từ tên lửa JASSM-ER của Lockheed Martin cho tới Kh-58UShKE của Raduga, trong đó có cả tên lửa Kh-35UE mà Hải quân Nhân Dân Việt Nam đang trang bị.

Danh sách xếp loại của Airforce Technology không bao gồm các tên lửa không đối đất vũ trang hạt nhân và tên lửa đạn đạo phóng từ trên không.

Tên lửa JASSM-ER – Tầm bắn 926 km

Tên lửa hành trình không đối đất tấn công ngoài tầm phòng không phiên bản kéo dài tầm bắn (JASSM-ER) có tầm bắn tối đa 926 km.

JASSM-ER được Tập đoàn Lockheed Martin phát triển chủ yếu dành cho các lực lượng phòng thủ của Mỹ. Hiện này, dòng tên lửa này đang phục vụ trong Không quân Mỹ, Không quân Hoàng gia Australia, Không quân Phần Lan và Không quân Ba Lan.

Đây là loại tên lửa không đối đất tầm xa, trang bị đầu dò hồng ngoại, hệ thống đẫn đường quán tính/GPS chống nhiễu kỹ thuật số để tấn công cả các mục tiêu cố định và di động có giá trị cao, phòng thủ kiến cố trong môi trường chiến đấu dày đặc mạng lưới phòng thủ.

JASSM-ER nặng xấp xỉ 1.000 kg và có thể mang đầu đạn nổ phá mảnh 450 kg. Tên lửa có khả năng tấn công các mục tiêu ở khoảng cách tối đa 926 km với độ chính xác cực cao. Dòng tên lửa này tương thích với các máy bay B-1B, B-52, F-16 và F-15E.

Top 10 tên lửa không đối đất khủng nhất thế giới: Có tên Việt Nam - Ảnh 1.

Tên lửa hành trình không đối đất JASSM-ER có tầm bắn tối đa 926 km. Ảnh: Lockheed Martin

Tên lửa LRASM – Tầm bắn 555 km

Tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM) là dòng tên lửa chống hạm thế hệ mới có khả năng tấn công từ ngoài ô phòng không đối phương, được phát triển dựa trên mẫu tên lửa JASSM-ER đã qua thực chiến. Lockheed Martin đang cung cấp LRASM cho các phương tiện mang phóng cả trên không và dưới mặt nước.

Loại tên lửa cận âm này có hệ thống dẫn đường bán tự động và bộ dò tìm quang điện tử đa chế độ. Tên lửa mang theo một đầu đạn xuyên nổ phá mảnh nặng 450 kg với tầm bắn tối đa 555 km.

LRASM có thể chọc thủng các hệ thống phòng không tích hợp tiên tiến. Khả năng hoạt động tầm xa cũng giúp tên lửa tấn công được các mục tiêu thù địch nằm ngoài tầm của các vũ khí phản công trực tiếp.

Top 10 tên lửa không đối đất khủng nhất thế giới: Có tên Việt Nam - Ảnh 2.

LRASM đang được đưa lên máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet. Ảnh: US Navy

Tên lửa Taurus KEPD 350 – Tầm bắn 500 km

TAURUS KEPD 350 là một hệ thống tên lửa tấn công từ ngoài ô phòng không đối phương, được thiết kế theo dạng module hiện đại, có độ chính xác cao. Tên lửa do liên doanh giữa LFK-Lenkflugkorpersysteme và Saab Dynamics là TAURUS Systems phát triển.

Hiện nay, TAURUS KEPD 350 đang phục vụ trong các lực lượng không quân Đức, Tây Ban Nha và Hàn Quốc.

TAURUS KEPD 350 là tên lửa hành trình phóng từ trên không, dẫn đường bằng GPS/INS kết hợp với hệ thống điều hướng địa hình và dựa trên hình ảnh để tấn công các khu vực mục tiêu điểm có giá trị cao và phòng thủ vững chắc trong phạm vi 500 km.

Tên lửa mang theo đầu đạn hai tầng nặng 48kg để tiêu diệt các mục tiêu cố định và bán cố định trong mọi điều kiện thời tiết, ban ngày cũng như ban đêm. Được trang bị động cơ phản lực đẩy, KEPD 350 có khả năng cơ động cao ở tốc độ cận âm.

Top 10 tên lửa không đối đất khủng nhất thế giới: Có tên Việt Nam - Ảnh 4.

TAURUS KEPD 350 có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách 500 km

BrahMos phóng từ trên không – Tầm bắn 300 km

Tên lửa phóng từ trên không BrahMos là một biến thể của dòng tên lửa hành trình siêu thanh động cơ ramjet tầm trung được phát triển bởi Tập đoàn BrahMos Aerospace, một liên doanh giữa NPO Mashinostroyeniya của Nga và Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) của Ấn Độ.

Không quân Ấn Độ lần đầu tiên đã bắn thử tên lửa này từ máy bay chiến đấu Sukhoi-30MKI vào tháng 11 năm 2017. BrahMos phiên bản phóng từ trên không sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính, định vị radar chủ động và hệ thống dẫn đường GPS/vệ tinh.

Được trang bị hệ thống đẩy nhiên liệu rắn và động cơ ramjet nhiên liệu lỏng, BrahMos mang đầu đạn thông thường nặng tới 300 kg với tầm bắn tối đa 300 km.

Top 10 tên lửa không đối đất khủng nhất thế giới: Có tên Việt Nam - Ảnh 5.

Tên lửa BrahMos đang được phóng đi từ máy bay Sukhoi-30MKI. Ảnh: KQ Ấn Độ

Tên lửa RBS-15 – Tầm bắn 300 km

RBS-15 Gungnir là tên lửa không đối đất/chống hạm tầm xa do Tập đoàn Quốc phòng Saab phát triển. Biến thể mới nhất của tên lửa, RBS15 Mk4, có thể trang bị cho các phương tiện mang phóng từ trên không, trên tàu và trên mặt đất. Tên lửa có chiều dài 4,35 m và nặng 810 kg khi mang hệ thống đẩy.

RBS-15 mang theo một đầu đạn nổ nặng 200 kg với sức công phá lớn. Được trang bị động cơ phản lực, tên lửa có thể tấn công các mục tiêu trong điều kiện thời tiết bất lợi và môi trường bị gây nhiễu nặng.

Top 10 tên lửa không đối đất khủng nhất thế giới: Có tên Việt Nam - Ảnh 6.

RBS-15 Gungnir có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách 300 km. Ảnh: Swadim

Kh-59MK2 – Tầm bắn 285 km

Tên lửa không đối không tầm xa kéo dài tầm bắn Kh-59MK2 là một biến thể của dòng tên lửa dẫn đường phóng từ trên không Kh-59M do Cục Thiết kế Kỹ thuật nhà nước Radugauga của Nga phát triển. Kh-59MK2 có thể được tích hợp cho cả máy bay MiG-35, Su-30MK, Su-32, Su-35 và Su-24M.

Tên lửa được dẫn hướng bởi bộ dò tìm radar chủ động để tấn công các mục tiêu bề mặt phản radar ở tầm bắn tối đa 28 km, vào ban ngày hoặc ban đêm, trong điều kiện thời tiết bất lợi. Kh-59MK2 nặng 930 kg khi phóng và mang đầu đạn xuyên phá 320 kg.

Được trang bị hệ thống đẩy nhiên liệu rắn và động cơ phản lực, tên lửa Kh-59MK có thể di chuyển với tốc độ tối đa 1.050 km/h.

Top 10 tên lửa không đối đất khủng nhất thế giới: Có tên Việt Nam - Ảnh 7.

Tên lửa Kh-59MK2 mang theo đầu đạn nặng 320 kg

Kh-35UE – Tầm bắn 260 km

Tên lửa không đối đất/đối hạm Kh-35UE là biến thể hiện đại của tên lửa phóng từ trên không Kh-35E. Dòng tên lửa này hiện đang có trong biên chế của Hải quân Nga, Hải quân Ấn Độ và Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Kh-35UE được dẫn hướng bởi các hệ thống dẫn đường quán tính và vệ tinh, trang bị bộ dò tìm radar thụ động – chủ động, giúp đạt độ chính xác tốt hơn, cũng như có khả năng kháng nhiễu.

Trang bị đầu đạn nổ phá mảnh nặng 145kg, tên lửa Kh-35UE có thể biên chế cho các phương tiện phóng là máy bay và trực thăng, có khả năng tấn công các mục tiêu trong phạm vi 260 km.

Top 10 tên lửa không đối đất khủng nhất thế giới: Có tên Việt Nam - Ảnh 8.

Tên lửa không đối đất/đối hạm Kh-35UE có tầm bắn tối đa 260 km

Storm Shadow/SCALP – Tầm bắn 250 km

Storm Shadow SCALP là tên lửa tấn công tầm xa được MBDA thiết kế để đáp ứng yêu cầu ngày càng nhiều thách thức của các cuộc tấn công được lập trình sẵn từ trước nhằm tiêu diệt các mục tiêu mặt đất cố định và di động có giá trị cao.

Tên lửa đã chứng minh được khả năng thực chiến khi trang bị cho các dòng máy bay Typhoon, Rafale, Mirage 2000 và Tornado do 6 lực lượng không quân trên thế giới vận hành.

Storm Shadow sử dụng hệ thống hướng dẫn GPS/INS, hệ thống điều hướng tham chiếu địa hình cũng như thiết bị dò tìm hình ảnh hồng ngoại (IR) và nhận dạng mục tiêu tự động để tấn công các mục tiêu với mức độ thiệt hại không mong muốn ở mức tối thiểu.

Được trang bị động cơ phản lực, tên lửa Storm Shadow có thể mang đầu đạn nổ/xuyên phá nặng tới 450 kg. Nó có khả năng tấn công các mục tiêu ở khoảng cách tối đa 250 km

Top 10 tên lửa không đối đất khủng nhất thế giới: Có tên Việt Nam - Ảnh 10.

Tornado GR4 của Không quân Hoàng gia Anh mang theo 2 tên lửa Storm Shadow dưới thân

Tên lửa SOM – Tầm bắn 250 km

Tên lửa tấn công từ ngoài vòng phòng không (SOM) do Roketsan chế tạo, gồm các biến thể: SOM-A, SOM-B1 và SOM-B2, có thể được phóng từ các máy bay chiến đấu F-4 và F-16. Dòng tên lửa này hiện đang phục vụ trong Không quân Thổ Nhĩ Kỳ và Không quân Azerbaijan.

Các phiên bản SOM-A và B1 trang bị đầu đạn nổ/phá mảnh có sức công phá cao nặng 230 kg, còn phiên bản B2 có thể mang đầu đạn xuyên giáp nặng 230 kg. Mỗi biến thể được dẫn hướng bởi một đầu dò hồng ngoại cũng như GPS, INS, hệ thống tham chiếu địa hình và hệ thống điều hướng dựa trên hình ảnh.

Tên lửa hành trình được đẩy bằng động cơ phản lực, với tốc độ cận âm là Mach 0,9. Nó có thể tấn công các mục tiêu hải quân di động hoặc cố định được bảo vệ nghiêm ngặt ở tầm bắn tối đa 250 km.

Top 10 tên lửa không đối đất khủng nhất thế giới: Có tên Việt Nam - Ảnh 11.

SOM gồm có các biến thể SOM-A, SOM-B1 và SOM-B2

Kh-58UShKE – Tầm bắn 245 km

Tên lửa kháng xạ Kh-58UShKE được phát triển bởi Cục thiết kế Chế tạo máy Nhà nước Nga Raduga để đối phó với các hệ thống radar trang bị cho tên lửa Hawk, Nike Hercules, Patriot và các tên lửa đất đối không (SAM) khác.

Dòng tên lửa siêu thanh này có đầu dò radar thụ động và hệ thống điều khiển tự động. Nó có thể được phóng từ các bệ phóng catapult trang bị cho các giá treo bên ngoài máy bay hiện đại như MiG-35, Su-30MK, Su-32 và Su-35.

Kh-58UShKE nặng 650 kg và mang đầu đạn nổ công suất lớn nặng 149kg với tầm bắn tối đa 245 km.

Top 10 tên lửa không đối đất khủng nhất thế giới: Có tên Việt Nam - Ảnh 12.
Current Time0:14
/
Duration0:15
Auto

Tên lửa hành trình Kh-35 Uran lần đầu tiên phóng từ tàu tên lửa cỡ nhỏ Smerch

theo Trí Thức Trẻ

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

“Đi tắt đón đầu”: Lính bắn tỉa Việt Nam được trang bị kho vũ khí mạnh nhất

Posted on by huyentamhh

“Đi tắt đón đầu”: Lính bắn tỉa Việt Nam được trang bị kho vũ khí mạnh nhất

Trà Khánh | 

"Đi tắt đón đầu": Lính bắn tỉa Việt Nam được trang bị kho vũ khí mạnh nhất

Chỉ cần điểm sơ qua cũng có thể thấy lính bắn tỉa Việt Nam hiện được trang bị ít nhất 6 dòng súng bắn tỉa và mỗi dòng đều có những tính năng kỹ chiến thuật cho từng loại nhiệm vụ.

Súng bắn tỉa hạng nặng chuẩn NATO đầu tiên của Việt Nam

Mới đây, trong phóng sự về công tác huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu tại Trung đoàn Gia Định thuộc Bộ Tư lệnh TP.Hồ Chí Minh trên kênh QPVN, lực lượng bắn tỉa Việt Nam một lần nữa khiến giới phân tích quân sự ngạc nhiên khi huấn luyện tác xạ cùng WKW Wilk – mẫu súng trường bắn tỉa hạng nặng chuẩn NATO do Ba Lan phát triển.

Sở dĩ điều này trở nên đặc biệt là vì đây là mẫu súng bắn tỉa hạng nặng NATO duy nhất có trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện tại, bởi từ trước tới nay lực lượng bắn tỉa Việt Nam hầu hết đều sử dụng các dòng súng bắn tỉa do Liên Xô, Israel hoặc do trong nước tự chế tạo.

Việc đa dạng hóa nguồn cung các loại khí tài chuyên dụng như súng bắn tỉa được xem là bước đi phù hợp của Quân đội ta trong việc nâng cao sức chiến đấu của các đơn vị tác chiến đặc biệt mà trong số đó có lực lượng bắn tỉa.

Đi tắt đón đầu: Lính bắn tỉa Việt Nam được trang bị kho vũ khí mạnh nhất - Ảnh 1.

Chiến đấu viên thuộc Trung đoàn Gia Định thực hành tác xạ với súng bẳn tỉa WKW Wilk. Ảnh: QPVN.

Như vậy trong trang bị của Quân đội ta hiện nay có ít nhất ba mẫu súng bắn tỉa hạng nặng sử dụng đạn 12.7mm gồm: SBT12 M1 (trong nước tự chế tạo theo mẫu KSVK), OSV-96 (Nga) và WKW Wilk (Ba Lan).

Về súng bắn tỉa hạng nặng WKW Wilk, đây là sản phẩm do công ty quốc phòng Zakłady Mechaniczne Tarnów của Ba Lan phát triển dành cho Quân đội nước này, trên thế giới hiện tại chỉ có ba quốc gia sử dụng WKW Wilk là Ba Lan, Việt Nam và Saudi Arabia. Theo như nhà sản xuất WKW Wilk thì Việt Nam đã mua 50 khẩu súng bắn tỉa loại này.

Giống như nhiều mẫu súng bắn tỉa hạng nặng khác WKW Wilk sử dụng thiết kế dạng bullpup – tức hộp tiếp đạn phía sau cò súng, có ưu điểm giúp tăng chiều dài nòng súng mà không ảnh hưởng đến chiều dài tổng thể.

Tuy nhiên, chiều dài nòng của WKW Wilk vẫn ngắn hơn so với mẫu súng SBT12 M1 do Việt Nam chế tạo có thiết kế tương tự, 880mm so với 1.000mm.

WKW Wilk có trọng lượng chiến đấu hơn 16kg bao gồm cả hộp tiếp đạn và ống ngắm quang học PMII 12-50×56, súng sử dụng khóa nòng trượt cùng hộp tiếp đạn rời 7 viên cỡ nòng .50 BMG (12,7×99mm NATO).

Tầm bắn hiệu quả của WKW Wilk vào khoảng 1.500m và tối đa lên đến 3.000m, sơ tốc đầu đạn của súng có thể đạt 882m/s. Với đạn tiêu chuẩn .50 BMG, một xạ thủ bắn tỉa với WKW Wilk hoàn toàn có thể gây thiệt hại nặng cho các phương tiện chiến đấu bọc thép của đối phương.

Đi tắt đón đầu: Lính bắn tỉa Việt Nam được trang bị kho vũ khí mạnh nhất - Ảnh 3.

Với cỡ đạn 12.7×12,7×99mm, tầm bắn của WKW Wilk có thể đạt tối đa tới 3.000m. Ảnh: pinterest.

Một ưu điểm khác của WKW Wilk so với các mẫu súng bắn tỉa cùng loại là việc nó được trang bị ống ngắm quang học Schmidt & Bende PMII 12-50×56 với độ phóng đại 12X ở cự ly 2.000 m với tiêu cự cố định cho độ chính xác cao.

Mặc dù là mẫu súng bắn tỉa ít tên tuổi thế nhưng năng lực chiến đấu của WKW Wilk đã được chứng minh trong suốt thời gian nó tham chiến tại Afghanistan trong trang bị Quân đội Ba Lan. Việc WKW Wilk có thể hoạt động tốt trong môi trường khắc nghiệt như ở chiến trường Afghanistan đã cho thấy đây là mẫu súng đáng tin cậy, bền bỉ và hiệu quả.

“Đi tắt đón đầu” – Lính bắn tỉa Việt Nam được trang bị kho vũ khí mạnh nhất

Trong những năm qua cùng với sự phát triển không ngừng của các quân binh chủng, Quân đội Nhân dân Việt Nam bắt đầu có sự đầu tư lớn hơn cho các lực lượng tác chiến đặc biệt, như đặc công, hải quân đánh bộ, trinh sát đặc nhiệm và bắn tỉa. Trong đó riêng lực lượng bắn tỉa luôn được Quân đội ta quan tâm và có sự hỗ trợ đặc biệt về cả trang bị lẫn con người.

Sự lớn mạnh và không ngừng phát triển của lực lượng bắn tỉa Việt Nam được thể hiện rõ qua thành tích thi đấu ấn tượng khi lần đầu tham dự hội thao quân sự Army Games 2019 tại Nga trong tháng 8 vừa qua, với giải ba phần thi “Bắn tỉa trong hành tiến”.

Đi tắt đón đầu: Lính bắn tỉa Việt Nam được trang bị kho vũ khí mạnh nhất - Ảnh 4.

Xạ thủ bắn tỉa Việt Nam luyện tập cho Army Games 2019 với súng bắn tỉa SVD. Ảnh: Quân đội Nhân dân.

Ngoài việc được đào tạo và rèn giũa kỹ năng để trở thành một người lính bắn tỉa thiện chiến, thì khí tài trang bị cũng đóng vai trò quan trọng cho phép người lính hoàn thành nhiệm vụ của mình. Do đó lực lượng bắn tỉa Việt Nam trong những năm qua được trang bị khá nhiều dòng súng bắn tỉa mới do trong và ngoài nước chế tạo.

Trong đó phổ biến nhất vẫn là các dòng súng bắn tỉa do như Dragunov SVD, IMI Galatz và IMI SR-99 (biến thể nâng cấp của Galatz), tuy nhiên đây chỉ là các dòng súng bắn tỉa hạng nhẹ sử dụng đạn tiêu chuẩn 7.62mm chỉ phù hợp để tiêu diệt bộ binh và một số phương tiện cơ giới thông thường.

Còn đối với các mục tiêu khó bị tiêu diệt như phương tiện chiến đấu bọc thép, các loại phương tiện cơ giới hay cả công sự thì lính bắn tỉa Việt Nam sử dụng các loại súng bắn tỉa hạng nặng như OSV-96, WKW Wilk và SBT12 M1. Đây là các loại súng bắn tỉa hạng nặng sử dụng đạn 12.7mm có sức sát thương và công phá cực mạnh nhờ được trang bị nhiều loại đạn khác nhau.

Đi tắt đón đầu: Lính bắn tỉa Việt Nam được trang bị kho vũ khí mạnh nhất - Ảnh 5.

Súng bắn tỉa OSV-96 do Việt Nam sản xuất được giới thiệu với Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh. Ảnh: Tạp chí Công nghiệp quốc phòng và Kinh tế.

Chỉ cần điểm sơ qua cũng có thể thấy lính bắn tỉa Việt Nam hiện tại đang sở hữu ít nhất 6 dòng súng bắn tỉa khác nhau và mỗi dòng đều có những tính năng kỹ chiến thuật cho từng loại nhiệm vụ nhất định.

Bên cạnh việc mua sắm mới các loại súng bắn tỉa từ nước ngoài, ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam (CNQP) còn chủ động nghiên cứu sản xuất một số dòng súng bắn tỉa hiện đại dựa trên công nghệ và giấy phép của nước ngoài. Trong đó nổi bật nhất có thể kể đến súng bắn tỉa hạng nặng OSV-96, hay SBT12 M1 theo thiết kế của súng KSVK của Nga.

Từ điểm này có thể thấy, với các mẫu súng phức tạp như OSV-96 và KSVK mà chúng ta vẫn có thể chế tạo được thì những mẫu súng như WKW Wilk không phải là nhiệm vụ quá khó.

Không những chế tạo được súng bắn tỉa hiện đại, CNQP Việt Nam còn có thể chế tạo được các loại kính ngắm quang học có độ phóng đại lớn chuyên dùng cho súng bắn tỉa, cùng với đó là cả kính ngắm ngày đêm hay kính ngắm đêm.

Với một vài điểm trên có thể nhận định, sự phát triển và lớn mạnh của CNQP Việt Nam hiện tại chúng ta hoàn toàn có thể tự chủ trong trang bị các loại khí tài đặc chủng cho các lực lượng tác chiến đặc biệt như lính bắn tỉa, thay vì phụ thuộc quá nhiều vào nước ngoài như trước đây. Đáp ứng yêu cầu huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của quân đội trong tình hình mới.

Current Time1:08
/
Duration14:01
Auto

Những hoạt động huấn luyện, rèn luyện sẵn sàng chiến đấu ở Trung đoàn Gia Định , Bộ Tư lệnh TP.Hồ Chí Minh

theo Trí Thức Trẻ

Bạn đọc có thể báo tin, gửi bài viết, clip, ảnh về email quansu@ttvn.vn để nhận nhuận bút cao trong vòng 24h.Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha

TIN NỔI BẬT SOHA

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.