Daily Archives: November 8, 2019

Thảm họa cộng sản

Thảm họa cộng sản

Phạm Đình Trọng

7-11-2019

Bảy bãi đá san hô trong quần đảo Trường Sa của tổ tiên người Việt bị Tàu cộng đánh chiếm năm 1988. Mười lăm ngàn cây số vuông đất biên cương phía Bắc của lịch sử Việt Nam trở thành đất Tàu cộng từ năm 1999. Formosa đầu độc biển, giết chết sự sống cả dải biển miền Trung năn 2016. Rừng nguyên sinh Bà Nà, rừng tự nhiên Sơn Trà, rừng đại ngàn Tam Đảo bị san phẳng xây biệt thự làm cõi riêng lui tới cho mấy người sẵn tiền. Ba mươi chín trai gái người Việt phơi phới tuổi 20 chết cóng trong xe đông lạnh trên đường trốn vào nước Anh .  .  . Đó là những thảm họa quốc gia của người Việt Nam những năm tháng đau buồn này. Tất cả những thảm họa đó đều chỉ từ một căn nguyên.

Bài viết có bốn phần. Xin chia làm bốn kì

KÌ MỘT: Ông đảng trưởng lạc lõng

Tám năm ông Nguyễn Phú Trọng là đảng trưởng đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam là tám năm Tàu Cộng mặc sức lộng hành trên biển Đông của Việt Nam. Mặc sức giết người cướp tài sản của dân Việt Nam đánh cá trên biển Việt Nam. Mặc sức gây sự, đe dọa, xua đuổi nhà đầu tư nước ngoài hợp tác với Việt Nam khai thác dầu khí trong lãnh hải Việt Nam. Mặc sức đưa dàn khoan vào sâu trong lãnh hải Việt Nam, đến sát bờ biển Việt Nam khoan tìm kiếm dầu khí hết tháng này sang tháng khác. Tàu Cộng ngang ngược đòi Việt Nam phải chấm dứt hợp đồng khai thác dầu khí với nước ngoài trên biển Việt Nam và đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng đã ngoan ngoãn và hèn nhát vâng lời, nhục nhã chấp nhận bồi thường bốn trăm triệu đô la cho hãng Repsol, Tây Ban Nha để hãng này nhổ mũi khoan tìm kiếm dầu khí, rút khỏi lô Cá Rồng Đỏ trong vùng biển Tư Chính của Việt Nam.

Thời gian ông Nguyễn Phú Trong đứng đầu bộ máy quyền lực ở Việt Nam cũng là thời gian đủ cho Tàu Cộng bồi đắp, xây cất những bãi đá chúng cướp được của Việt Nam ở Hoàng Sa năm 1974 và những bãi đá chúng cướp của Việt Nam ở Trường Sa năm 1988. Thời gian đủ cho chúng biến những doi san hô chưa nổi hẳn lên khỏi mặt nước biển, bị biển nuốt chửng khi thủy triều lên thành những đảo nhân tạo có vườn hoa khoe sắc, có đèn điện sáng rực về đêm và có đường băng dài hơn ba ngàn mét cho những máy bay quân sự lớn nhất, hiện đại nhất cất hạ cánh.

Thời gian ông Nguyễn Phú Trọng nắm quyền lực tuyệt đối ở Việt Nam cũng là thời gian quyền lực tuyệt đối đó được sử dụng để cướp đất của dân tàn bạo nhất. Thời đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng nắm quyền lực tuyệt đối đã diễn ra những vụ chính quyền cướp đất của dân đẫm máu và nước mắt. Cướp đất Văn Giang, Hưng Yên. Cướp đất Dương Nội, đất Đồng Tâm, Hà Nội. Cướp đất Thủ Thiêm, đất Lộc Hưng, Sài Gòn. Đẩy hàng triệu người dân vào cảnh khốn cùng, không chốn dung thân, không đường kiếm sống rồi quyền lực tuyệt đối Nguyễn Phú Trọng thỏa mãn tuyên bố: Chưa có thời nào rực rỡ như hôm nay!

Quyền lực nhà nước cướp đất của dân thời đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng nắm quyền lực tuyệt đối sẽ đi vào sử xanh cho những thế hệ mai sau hiểu về một thời đảng cướp mang tên cộng sản Việt Nam cầm quyền và hiện tại đã đi vào văn chương ghi trên giấy trắng mực đen trong sách báo lưu trong các thư viện, ghi thành các files điện tử trên mạng internet toàn cầu và đã trở thành bia miệng dân gian, trở thành ca dao mới, làm phong phú cho kho tàng folklore. Cướp. Thơ Nguyễn Duy. Cướp xưa băng nhóm làng nhàng / cướp nay có đảng có đoàn hẳn hoi / có con dấu đóng đỏ tươi / có còng có súng dùi cui nhà tù / cướp xưa lén lút tù mù / cướp nay gióng trống phất cờ phóng loa / con trời bay lả bay la / cướp trên bàn giấy cướp ra cánh đồng / dân oan tuôn lệ ròng ròng / mất nhà mất đất nát lòng miền quê / tiếng than vang động bốn bề / cướp từ thôn xóm tiến về thành đô / ai qua thành phố Bác Hồ / mà coi cướp đất bên bờ Thủ Thiêm / bây giờ mẹ phải dặn thêm / quan tham là cướp cả đêm lẫn ngày.

Thời gian ông Nguyễn Phú Trọng nắm quyền lực tuyệt đối ở Việt Nam cũng là thời gian ông hăm hở và quyết chí sử dụng quyền lực tuyệt đối đó xây dựng những bộ luật phản dân hại nước như: Bộ luật Đặc Khu Kinh Tế dành những thế đất hiểm yếu trên lãnh thổ Việt Nam đón đội quân Tàu Cộng xâm lược vào ém quân, nằm vùng. Bộ luật An Ninh Mạng tạo thêm một tầng địa ngục tước đoạt quyền tự do tư tưởng của người dân. Người dân cả nước bừng bừng phẫn nộ phản đối bộ luật rước giặc xâm lược vào nhà, ông đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng phải lệnh cho Quốc hội tạm dừng áp đặt luật đặc khu kinh tế nhưng ông đã áp đặt được bộ luật An Ninh Mạng vào đời sống xã hội vốn đã ngột ngạt vì mất tự do, mất những giá trị thiêng liêng của quyền con người, nay có thêm bộ luật An Ninh Mạng lại càng thêm ngột ngạt, tù túng trong đời sống văn hóa tinh thần.

Thời gian ông Nguyễn Phú Trọng nắm quyền lực tuyệt đối ở Việt Nam cũng là thời gian quyền lực tuyệt đối đó được mang ra đàn áp dân khốc liệt nhất. Dân nói tiếng nói trách nhiệm công dân bị công an cộng sản giả dạng côn đồ xúm vào đánh đổ máu, chấn thương sọ não giữa đường phố đông người, bị đón đánh lén đến hôn mê trên đường vắng. Quyền lực tuyệt đối Nguyễn Phú Trọng đã tạo ra những bản án phi pháp, phi lí và man rợ. Tuyên những bản án hàng chục năm tù đày với những phụ nữ thân cô thế cô, những người mẹ nuôi con nhỏ, những thầy giáo ý thức được trách nhiệm công dân, chỉ thực hiện quyền con người, quyền công dân đã được ghi trong Hiến pháp.

Sử dụng quyền lực tuyệt đối cướp cuộc sống bình yên của người dân, cướp quyền con người, quyền công dân của người dân nhưng suốt tám năm quyền lực tuyệt đối Nguyễn Phú Trọng đã hoàn toàn làm ngơ trước những hành động xâm lược biển Đông ngày càng trắng trợn, càn rỡ, quyết liệt của Tàu Cộng. Hơn ba tháng qua Tàu Cộng đưa chiến hạm, đưa tàu thăm dò khảo sát biển, đưa giàn khoan vào bãi Tư Chính nằm sâu trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, ngang nhiên khoan tìm kiếm dầu khí trên biển Việt Nam rồi chúng lên diễn đàn lớn giọng tuyên bố chủ quyền và đòi Việt Nam tôn trọng chủ quyền của chúng ở bãi Tư Chính, đòi Việt Nam phải chấm dứt các hoạt động khoan tìm dầu khí tại bãi Tư Chính. Quyền lực tuyệt đối Nguyễn Phú Trọng vẫn hèn nhát và nhục nhã ngậm hột thị.

Lấy thịt đè người, đưa lực lượng quân sự áp đảo vào biển Việt Nam, hơn ba tháng qua, Tàu Cộng đã thực sự làm chủ bãi Tư Chính, đã thực sự thọc lưỡi gươm, kề họng súng vào sườn cơ thể tổ quốc Việt Nam. Vận mệnh đất nước Việt Nam đang bị thử thách nghiêm trọng. Số phận dân tộc Việt Nam đang đứng trước nguy cơ nước mất, dân nô lệ. Thân phận giống nòi Việt Nam đang đứng trước nguy cơ Hán hóa, diệt chủng. Vậy mà sáng ngày 7 tháng 11, 2019, khai mạc hội nghị trung ương 11, khóa 12 của đảng cộng sản cầm quyền, quyền lực tuyệt đối Nguyễn Phú Trọng chỉ nhắc thoáng qua về biển Đông như truyền thông nhắc đến dịch bệnh heo tai xanh, như Hà Nội nhắc đến sự cố cháy ở nhà máy Rạng Đông.

“Đồng thời, phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học, tình hình thế giới và trong nước, nhất là tình hình Biển Đông; chỉ rõ các khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới, lường trước những thời cơ, thuận lợi cần nắm bắt, những khó khăn, thách thức cần phải nỗ lực vượt qua. Từ đó, xác định sát hợp mục tiêu tổng quát, dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu, cơ bản, quan trọng nhất cho năm 2020 và các chính sách, biện pháp phù hợp, có tính khả thi cao, nhất là các chính sách, biện pháp đột phá để thích ứng với những diễn biến và tác động mới của tình hình thế giới, khu vực đối với kinh tế – xã hội nước ta trong năm 2020”

Vô cảm, lạc lõng với cuộc sống đầy thách thức nguy khốn của đất nước, lạc lõng với ngổn ngang lo toan, đau khổ của người dân như vậy thì khi Tàu Cộng tìm được mỏ dầu khí ở bãi Tư Chính, chúng đưa giàn khoan đến, mở công trường rầm rộ khai thác dầu khí trên biển Việt Nam, lúc đó quyền lực tuyệt đối Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ ề à chậm rãi, bình thản và dửng dưng nói với các ủy vên trung ương của ông rằng: Phải phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học tình hình Biển Đông!

Advertisement
Categories: Nhan dinh | Leave a comment

ông trên “thực địa”, Hải cảnh 35111 của TQ chuẩn bị quấy phá trên biển?

Tin Biển Đông: “Đường lưỡi bò” tấn công trên “thực địa”, Hải cảnh 35111 của TQ chuẩn bị quấy phá trên biển?

BTV Tiếng Dân

6-11-2019

Báo Thời Đại đưa tin: Nhiều ô tô Trung Quốc cài “đường lưỡi bò” nhập khẩu vào Việt Nam bị phát hiện. Ngày 5/11/2019, ông Nguyễn Văn Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ, xác nhận, đơn vị vừa kiểm tra và phát hiện lô hàng của Công ty TNHH ô tô Hoa Mai, chứa 7 xe ô tô nghi vấn vi phạm chủ quyền quốc gia. Lô hàng gồm 12 ô tô, mở tờ khai ngày 29/10/2019, trong đó có 7 xe bị phát hiện ngày 31/10, hiển thị hình ảnh bản đồ “đường lưỡi bò” trên màn hình ứng dụng định vị dẫn đường.

Báo Người Đưa Tin có video: Bộ GD&ĐT nói về trách nhiệm khi để xảy ra việc giáo trình có hình “đường lưỡi bò”.

Video Player

00:00
02:01

VTC dẫn lời LS Quốc Trị nhận định vụ ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tự ý in giáo trình ‘đường lưỡi bò’ khi nhà xuất bản chưa đồng ý: Trường dạy sách lậu. LS Trị phân tích, chuyện lãnh đạo trường này biện hộ do không đủ kinh phí để xin NXB gốc cấp phép là không chuyên nghiệp và rõ ràng đó là “sách lậu”. Thậm chí trường vi phạm cả về Luật sở hữu trí tuệ, giả sử phía NXB phía TQ kiện ngược lại, thì là vấn đề rắc rối.

Theo LS Trị, hành động sao chép giáo trình tràn lan của khoa tiếng Trung- Nhật là trái quy định pháp luật: “Tình trạng sách photocoppy bán tràn lan, chẳng khác nào giết chết công trình trí não của tác giả và cuốn sách gốc. Qua sự việc lần này chúng ta cần nhìn nhận lại vấn nạn sách lậu mặc nhiên tồn tại ở rất nhiều trường đại học, cao đẳng hiện nay”.

Sai phạm của ĐH Kinh doanh và Công Nghệ Hà Nội chưa dừng lại ở đó, bên cạnh giáo trình có “đường lưỡi bò”, cơ quan chức năng còn phát hiện và thu hồi giáo trình đại học ghi quần đảo Trường Sa thành Nam Sa, theo VietNamNet.

GS.TS Đinh Văn Tiến, Phó Hiệu trưởng trường này thừa nhận, trong quá trình kiểm định, Phòng Khoa học và Đảm bảo chất lượng của trường đã phát hiện giáo trình “Tổng quan về Trung Quốc”, của NXB Đại học Bắc Kinh, 2018, lồng vào những hình ảnh ghi quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN lần lượt là Nam Sa và Tây Sa, là cách gọi của TQ đối với các quần đảo này: “Đó là sự cố ý, tuyên truyền sai trái của phía Trung Quốc”.

Tàu Hải cảnh Trung Quốc 35111

Trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông đặt câu hỏi: Tàu Hải cảnh 35111 lại chuẩn bị một đặc vụ mới? Đây là tàu hải cảnh của Trung Quốc thường xuyên quấy nhiễu các hoạt động khai thác dầu khí của Malaysia, gần đây nhất là hoạt động của Việt Nam cùng các đối tác tại lô 06.1, Nam Côn Sơn, nơi có mỏ Lan Tây – Lan Đỏ.

Hải cảnh 35111 là một trong những tàu hải cảnh hiếu chiến nhất của Trung Quốc. Tàu này đã xuất hiện ở phía tây bãi Tư Chính ngay từ ngày 18/6/2019, theo GS Martinson, nó không tham gia trực tiếp vào việc hộ tống tàu thăm dò Hải Dương 8, mà quấy phá ở lô dầu 06-1, do tập đoàn Rosneft của Liên bang Nga và Việt Nam khai thác.

Ngày 2/11 vừa rồi, tàu hải cảnh 35111 rời cảng Tam Á ở đảo Hải Nam, tiến xuống phía nam, hướng ra căn cứ trên đảo nhân tạo Subi, một trong các căn cứ tiếp tế hậu cần cho nhóm tàu Trung Quốc trong suốt thời gian xâm phạm vùng biển Việt Nam, và có thể của Malaysia và Philippines.

Thường khi một tàu Trung Quốc rời khỏi cảng nhà và tiến xuống neo đậu tại các căn cứ do nước này bồi đắp trái phép ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khả năng rất cao là tàu đó chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ quấy phá lãnh hải các nước ASEAN.

Tàu hải cảnh 35111 rời cảng Tam Á từ ngày 2/11/2019 và tiến xuống đá Subi. Nguồn: DA ĐSK Biển Đông

Báo Pháp Luật TP HCM đưa tin: Ấn Độ âm thầm gia tăng sự hiện diện ở biển Đông. Lộ trình của New Delhi nhằm tăng cường hiện diện tại Biển Đông: “Bên cạnh hợp tác kinh tế, hợp tác chiến lược cũng được mở rộng thông qua các cuộc tập trận chung, huấn luyện quân sự và bán vũ khí cho các nước trong khu vực”, cùng với “sự hiện diện mạnh mẽ của các khí tài quân sự của Ấn Độ trong khu vực”.

______

Mời đọc thêm: Những sự việc ở biển Đông đi ngược lại luật pháp quốc tế (TP). – Nỗ lực xây dựng lòng tin để khu vực Biển Đông hoà bình (VOV). – Mỹ – Trung “ăn miếng trả miếng” về Biển Đông tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN (Infonet). – Hội nghị Cấp cao Mê Kông – Nhật Bản 11: Tái khẳng định lập trường về Biển Đông (CL).

– Bộ GD&ĐT nói gì về giáo trình có in “đường lưỡi bò” phi pháp? (VnMedia). – Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu thu hồi giáo trình có nội dung ảnh hưởng an ninh quốc gia (BNews). – Bộ GD-ĐT yêu cầu xử nghiêm vụ giáo trình có “đường lưỡi bò” (SGGP). – Giáo trình lọt ‘đường lưỡi bò’: Vì sao chưa phê duyệt nhưng vẫn giảng dạy cho sinh viên? (VTC). – Giáo trình có “đường lưỡi bò”: Thừa nhận sốc (ĐV).

– Sau ‘đường lưỡi bò’, phát hiện thêm giáo trình đại học xâm phạm chủ quyền (TP). – Các Bộ tổng lực rà soát các nội dung liên quan tới bản đồ “đường lưỡi bò” (TQ). – Hàng loạt sản phẩm có hình “đường lưỡi bò” xuất hiện tại Việt Nam, lãnh đạo các Bộ nói sao? (ANTĐ). – “Truy” trách nhiệm vụ giáo trình có bản đồ “đường lưỡi bò” (VOV). – “Đường lưỡi bò” lọt vào sản phẩm, ô tô, sách… là trách nhiệm của cơ quan nào? (GDVN).

– Hải quan Hải Phòng:  Phát hiện 7 ô tô Trung Quốc nghi chứa “Bản đồ đường lưỡi bò” (HQ). – Bộ Công Thương yêu cầu siết chặt kiểm tra hàng hóa có đường lưỡi bò (Zing). – Bộ Công Thương không nương tay với hoạt động thương mại có “đường lưỡi bò” (PT). – Thứ trưởng Cao Quốc Hưng: Kiểm tra chặt các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô (BNews). Không có biện pháp khác, chỉ Yêu cầu DN nhập khẩu ô tô không sử dụng bản đồ có “đường lưỡi bò“ (VOV). – Sẽ sung công quỹ chiếc Volkswagen sau khi gỡ bản đồ đường lưỡi bò (GT).

Bình Luận từ Facebook
Categories: Biển Đông | Leave a comment

Biển Đông: Thứ trưởng Bộ Ngoại giao VN nói không loại trừ khả năng kiện TQ

Biển Đông: Thứ trưởng Bộ Ngoại giao VN nói không loại trừ khả năng kiện TQ

Hội thảo khoa học quốc tế Biển Đông lần thứ 11Bản quyền hình ảnhTTXVN
Image captionHội thảo khoa học quốc tế Biển Đông lần thứ 11

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hoài Trung nói rằng trong nhiều biện pháp để giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam không loại trừ khả năng tiến hành các hành động pháp lý‎, theo Reuters.

Nhận định này được ông Trung đưa ra trong phát biểu tại phiên khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 11, diễn ra hôm 6/11 tại Hà Nội.

Việt Nam cố gỡ thế bí Biển Đông?

Đại biểu Quốc hội VN đề xuất kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế

Ông Trung cũng nói rằng, hợp tác trên biển, trong đó có Biển Đông “cần có lòng tin vào môi trường luật pháp quốc tế, vào các cơ chế và thể chế chung.”

“Việc đơn phương diễn giải luật quốc tế trái với chuẩn mực chung và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, làm giảm lòng tin vào luật pháp quốc tế, làm xói mòn thượng tôn pháp luật. Việc này có thể trở thành tiền lệ nguy hiểm đe doạ hoà bình, ổn định hoà bình, an ninh ở khu vực và quốc tế,” ông Trung nói, theo tờ VnExpress.

Theo Reuters, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung nói rằng, Việt Nam thích đàm phán nhưng không còn sự lựa chọn nào khác cho tranh chấp trên biển Đông.

“Chúng tôi biết rằng, các biện pháp này bao gồm tìm kiếm sự thật, trung gian hòa giải, đàm phán, trọng tài và kiện.

“Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Công ước về luật biển của Liên Hiệp quốc 1982 (UNCLOS 1982) có đủ các cơ chế cho chúng tôi áp dụng những biện pháp này,” ông Trung nói.

TS. Hà Hoàng Hợp bình luận khả năng VN thay đổi chính sách quốc phòng sau vụ bãi Tư Chính.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phần lớn diện tích biển Đông với đường đứt khúc 9 đoạn. Nước này đã thiết lập các tiền đồn quân sự trên các đảo nhân tạo.

Tuy nhiên, Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan đều có tuyên bố chủ quyền ở các khu vực thuộc vùng biển này.

Năm 2013, Philippines từng kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague.

Phán quyết của tòa vào năm 2016 đã bác bỏ yêu sách của Trung Quốc.

Hồi năm 2014, cựu Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng từng cho biết là, Chính phủ Việt Nam đang xem xét những phương án phòng vệ đối với Trung Quốc, trong đó có cả việc kiện ra tòa, sau vụ Trung Quốc dịch chuyển trái phép dàn khoan vào vùng lãnh hải của Việt Nam trên Biển Đông.

Còn năm nay, căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc lại gia tăng sau khi tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc tiến hành khảo sát địa chấn kéo dài một tháng trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ) nhưng cũng bị Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Trong lần xâm phạm mới này của tàu khảo sát Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần cáo buộc tàu khảo sát này và các tàu hộ tống vi phạm chủ quyền của Việt Nam và yêu cầu các tàu Trung Quốc ngay lập tức rời khỏi khu vực trên.

Tuy nhiên, lần này, Việt Nam chưa từng đề cập công khai đến khả năng tiến hành các hành động pháp lý như biện pháp phòng vệ cho đến phát biểu nói trên của ông Lê Hoài Trung.

Tại kỳ họp Quốc hội Việt Nam khóa XIV lần thứ 8 đang diễn ra tại Hà Nội, hôm 31/10, đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu cũng cho rằng, cần đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế liên quan tới việc nước này xâm phạm bãi Tư Chính của Việt Nam và nhiều hoạt động xâm phạm chủ quyền khác.

Ông Bill Hayton, chuyên gia về biển Đông tại Viện hoàng gia về Các vấn đề quốc tế Chatham House, cho biết, có thể điều này sẽ dẫn đến có sự chia rẽ lớn về chính trị trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, đây có lẽ là lựa chọn duy nhất còn lại với Việt Nam, theo Reuters.

Ông Hayton cũng nói thêm rằng, toàn bộ Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 11 này dường như tập trung quanh câu hỏi đó.

Trong 50 diễn giả tham dự Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông năm nay, có cả một số chuyên gia pháp lý liên quan đến vụ Philippines kiện Trung Quốc, gồm cựu thẩm phán Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) Rudiger Wolfrum.

Hội thảo năm nay có chủ đề “Hợp tác vì An ninh và Phát triển tại Khu vực”, diễn ra trong hai ngày 6 và 7/11.

Hợp tác ASEAN để giải quyết thách thức biển

Bài phát biểu trên của ông Trung, theo VnExpress, đề cập đến việc Việt Nam vừa đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm 2020, ông Trung nói rằng, Việt Nam hy vọng sẽ cùng các đối tác thúc đẩy hiệu quả hợp tác các cơ chế của ASEAN để giải quyết các thách thức biển.

Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020Bản quyền hình ảnhASEAN2019
Image captionViệt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020

“Việt Nam tin tưởng rằng duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông không chỉ là lợi ích mà còn là trách nhiệm của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế,” ông Trung được VnExpress dẫn lời nói.

Hoa Kỳ lên án mối đe dọa của Trung Quốc trên Biển Đông

Bắc Kinh nói sẵn sàng hợp tác với ASEAN để xây dựng COC

Tổng thống Trump không dự Thượng đỉnh Đông Á ở Bangkok

Trả lời câu hỏi của BBC News Tiếng Việt qua thư điện tử, nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Phương, chuyên gia nghiên cứu cộng tác Trung tâm Nghiên cứu quốc tế thuộc Trường Đại học KHXH&NV ở Sài Gòn, cho rằng, việc Việt Nam trở thành Chủ tịch ASEAN vào năm sau sẽ giúp thúc đẩy giải quyết một số vấn đề tồn tại ở Biển Đông.

Tuy nhiên hiệu quả tới đâu thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Cụ thể, ông Phương nhìn nhận rằng, Việt Nam sẽ đẩy vấn đề Biển Đông trở thành ưu tiên nghị sự trong các cuộc họp ASEAN, cũng như giữa ASEAN với các nước đối tác.

Đây là lợi thế của việc làm chủ tịch.

Đồng thời, Việt Nam có thể đưa các phát ngôn lên án Trung Quốc vào tuyên bố chung, đẩy mạnh giải quyết các bất đồng trong đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC), và chủ động đưa ra những biện pháp giúp kết nối phản ứng của ASEAN cũng như các đối tác trước hành vi gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.

Theo ông Phương, về mặt đối ngoại đa phương, Việt Nam luôn coi ASEAN tổ chức đa phương quan trọng nhất trong việc đảm bảo duy trì hoà bình và ổn định ở khu vực, và trong việc cân bằng giữa các nước lớn, cụ thể là với Trung Quốc và Mỹ.

Tình hình Biển Đông, nếu thiếu tiếng nói của ASEAN, sẽ không thể giải quyết được một cách căn cơ, vì dù gì các tranh chấp ở Biển Đông cũng có yếu tố đa phương.

“Khả năng của Việt Nam trong việc dẫn dắt ASEAN tốt tới mức nào sẽ được thể hiện qua năm Việt Nam làm chủ tịch.

“Bản thân tôi hy vọng rằng, Việt Nam sẽ nắm lấy các cơ hội để trở thành một trong những nước đầu tàu ASEAN trong một số vấn đề. Điều này Việt Nam có thể làm được, thứ quyết định là quyết tâm chính trị.

“Nói cách khác là, liệu Việt Nam có muốn làm đầu tàu hay không,” ông Phương nói.

Tuy nhiên, ông Phương cũng cho rằng, không nên coi ASEAN là một công cụ toàn năng hay duy nhất, giúp giải quyết các vấn đề ở Biển Đông.

“ASEAN quan trọng, ASEAN cần có tiếng nói, nhưng ASEAN đang bị chia rẻ trầm trọng với sự ảnh hưởng quá lớn của Trung Quốc lên một số nước thành viên.

“Thêm vào đó, “phương cách ASEAN” vốn yêu cầu sự đồng thuận, khiến cho các biện pháp thống nhất, hiệu quả đối phó với Trung Quốc chỉ là một giấc mơ. Bản thân tôi không đặt quá nhiều kỳ vọng đột phá trong năm Việt Nam làm chủ tịch ASEAN 2020 sắp tới,” ông Phương khẳng định.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Bầu cử 2020: Ai đang dẫn đầu cuộc đua vào Nhà trắng của đảng Dân chủ?

Bầu cử 2020: Ai đang dẫn đầu cuộc đua vào Nhà trắng của đảng Dân chủ?

Elizabeth Warren, Bernie Sanders, Pete Buttigieg, Andrew Yang, Joe Biden and Kamala Harris

Chỉ còn 12 tháng nữa là đến Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020, BBC điểm qua những ứng cử viên có thể là đại diện của Đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà trắng với TT đương nhiệm Donald Trump.

Cựu Phó tổng thống Joe Biden là người dẫn đầu từ điểm xuất phát, nhưng trong những tháng gần đây, dấu hiệu dẫn trước của ông đã bắt đầu mờ nhạt dần.

Các số liệu gây quỹ gần đây cho thấy ông Biden đang chật vật để huy động tiền tranh cử, nên đây sẽ là một cuộc đua dài cho ông.

Chúng tôi thu thập và phân tích số liệu từ các khoản tiền mà các ứng cử viên đã gây quỹ, các cuộc thăm dò trên cả nước và tác động từ các buổi tranh luận.

Mặc dù có 17 ứng cử viên đảng Dân chủ ra tranh cử, nhưng chúng tôi sẽ tập trung vào 11 ứng viên đạt tiêu chuẩn tham gia các cuộc tranh luận sắp tới – và loại bỏ Beto O’Rourke, người vừa tuyên bố kết thúc chiến dịch tranh cử của ông.

From left to right: Tulsi Gabbard, Tom Steyer, Cory Booker, Kamala Harris, Bernie Sanders, Joe Biden, Elizabeth Warren, Pete Buttigieg, Andrew Yang, Beto O'Rourke, Amy Klobuchar, and Julian Castro participate in the fourth Democratic primary debate in Westerville, Ohio - 15 October 2019Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Hiện tại, 11 ứng cử viên đó được chia thành ba nhóm hạt giống:

Nhóm số 1: Joe Biden cùng với hai thượng nghị sĩ nổi tiếng, Bernie Sanders của tiểu bang Vermont và Elizabeth Warren của tiểu bang Massachusetts.

Nhóm số 2: Pete Buttigieg, thị trưởng trẻ tuổi, đồng tính, của thành phố South Bend, Indiana, và Thượng nghị sĩ tiểu bang California Kamala Harris.

Nhóm số 3: Doanh nhân công nghệ Andrew Yang, thượng nghị sĩ Amy Klobuchar từ Minnesota và Cory Booker từ New Jersey, nữ nghị sĩ Hawaii Tulsi Gabbard, cựu thị trưởng Texas Julian Castro, và tỷ phú quỹ đầu tư Tom Steyer.

Khi bạn nhìn vào số người ủng hộ họ trong các cuộc khảo sát trong biểu đồ bên dưới, dễ dàng nhận thấy bà Warren là ứng cử viên đang có đà rất lớn, từ mức trung bình khoảng 5% trong tháng 1, đến tháng 11 bà đã đạt 20% người ủng hộ.

Chart showing how each of the leading Democratic candidates have fared in the polls since the beginning of the year. Joe Biden has led the field since January, although Elizabeth Warren hasn't been far behind in recent months
Presentational white space

Bernie Sanders vẫn là một ứng cử viên nặng ký và tỷ lệ người ủng hộ luôn dao động từ 15-20% kể từ đầu năm. Đáng chú ý, số lượng ủng hộ ông hầu như không bị ảnh hưởng sau khi có tin ông bị lên cơn đau tim vào đầu tháng 10.

Tỷ lệ ủng hộ cho ông Buttigieg tăng nhẹ sau khi một diễn đàn trên sóng truyền hình cáp vào tháng 3 và chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ mà ông có được.

Ứng cử viên châu Á Andrew Yang, trong khi đó, đã dần dần xây dựng một lực lượng ủng hộ ông trong suốt một năm qua.

Harris cũng thấy tỷ lệ ủng hộ nhích lên đôi chút, đáng chú ý nhất là sau khi bà chỉ trích hồ sơ của Joe Biden về quyền công dân trong cuộc tranh luận tháng Sáu, nhưng sự ủng hộ này tụt hẳn ngay sau đó. Hiện tại, bà có nguy cơ rơi vào nhóm thứ ba.

Năm ứng cử viên khác không nhận được nhiều sự ủng hộ và có thể phải bỏ cuộc trước cuối năm nay.

Short presentational grey line

Bernie gây quỹ được nhiều nhất

Bernie Sanders

Số tiền ứng cử viên gây quỹ được không phải là dấu hiệu chắc chắn cho sự thành công – như, Jeb Bush, đã dẫn đầu cuộc gây quỹ trong đợt tranh cử của đảng Cộng hòa năm 2016, nhưng vẫn bị Donald Trump đánh bại.

Tuy nhiên, những con số này vẫn là một chỉ dấu cho thấy mức độ ủng hộ của các cử tri đối với mỗi ứng cử viên và trong trường hợp của Bernie Sanders, vẫn còn rất nhiều nguồn ủng hộ bền bỉ trung thành dành cho ông.

Chart showing much Democratic candidates have raised in 2019. Bernie Sanders has the raised the most, followed by Pete Buttigieg, Elizabeth Warren and Joe Biden.
Image captionCác ứng viên gây quỹ được bao nhiêu trong ba quý vừa rồi?
Presentational white space

Như biểu đồ trên cho thấy, ông Sanders kiếm được nhiều tiền nhất từ các nhà tài trợ cá nhân kể từ đầu năm, và số tiền 25,2 triệu đôla của ông trong quý ba là tổng số cao nhất trong số các ứng cử viên năm 2020. Joe Biden chỉ huy động 15,7 triệu đôla.

Phần lớn sức mạnh của Sanders đến từ mạng lưới những người ủng hộ mà ông đã xây dựng trong cuộc đua với Hillary Clinton năm 2016.

Một phân tích chi tiết của New York Times hồi đầu năm nay cho thấy mạng lưới này trải dài trên toàn nước Mỹ – trong khi hầu hết các ứng cử viên còn lại phần lớn nhận sự hỗ trợ đến từ các tiểu bang mà họ đại diện.

Một điều khác cần lưu ý là Pete Buttigieg đã gây quỹ thành công như thế nào. Ông đã huy động được 51,4 triệu đôla cho đến nay, nhiều hơn 1,6 triệu đôla so với Elizabeth Warren và hơn 10 triệu đôla so với Joe Biden – mặc dù cựu phó tổng thống tham gia cuộc đua sau quý đầu.

Short presentational grey line

Yang Gang giúp ông tiếp tục cuộc đua

Andrew Yang

Pete Buttigieg cho đến giờ là ngôi sao bất ngờ của cuộc đua, nhưng doanh nhân hầu không ai biết đến Andrew Yang cũng vượt quá mong đợi.

Yang đủ điều kiện để tham dự các cuộc tranh luận và theo kịp tài chính với các thượng nghị sĩ giàu kinh nghiệm như Amy Klobuchar và Cory Booker. Trên thực tế, trong quý thứ ba, ông đã kiến được số tiền bằng cả hai ứng cử viên này cộng lại.

Như biểu đồ dưới đây cho thấy, chính các nhà tài trợ nhỏ (những người cho ít hơn 200 đôla) đang tiếp sức cho chiến dịch của Yang – chủ yếu được thúc đẩy bởi một mạng internet tận tụy có tên là “Yang Gang”. Ông Yang sẽ cần nhóm ủng hộ này gây được quỹ bên ngoài mạng lưới internet nếu ông muốn tiếp tục chiến dịch của mình vào năm 2020.

Chart showing how much of the money that Democratic candidates have raised has come from small donors. Andrew Yang has the highest percentage of funds from small donors.
Presentational white space

Bernie Sanders và Elizabeth Warren cũng được các nhà tài trợ nhỏ hỗ trợ, nhưng tỷ lệ này của họ nhỏ hơn vì hai người này chuyển tiền từ tài khoản chiến dịch tranh cử vào Thượng viện của họ sang chiến dịch tranh cử tổng thống.

Điểm đáng chú ý khác là Tom Steyer tự tài trợ cho cuộc tranh cử. Ông huy động được chỉ 2 triệu đôla từ các nhà tài trợ cá nhân nhưng đã đầu tư 46,7 triệu đôla tiền của chính. Hãy nhớ Steyer là một tỷ phú trong ngành đầu tư.

Ông có một vài người bạn trong Đảng Dân chủ, vì từng chi 100 triệu đôla để hỗ trợ các ứng cử viên của đảng trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm ngoái, nhưng con đường đến với chức tổng thống của ông có vẻ không rõ ràng, ngay cả trong tình huống tốt nhất.

Short presentational grey line

Kho bạc của Trump vẫn bành trướng

Donald Trump

Trong khi các ứng cử viên Dân chủ đang đối đầu với nhau, chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump đã tạo được một khoản dự trữ 83,2 triệu đôla – nhiều hơn tổng số tiền của ba ứng cử viên dẫn đầu của đảng Dân chủ.

Đó là nhờ kết quả gây quỹ phá kỷ lục trong quý thứ ba cho chiến dịch của ông và Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa, người đã huy động được 125 triệu đôla – nhiều hơn 70 triệu đôla của Barack Obama và Ủy ban Quốc gia Dân chủ cùng kỳ năm 2011.

Chart showing how much cash on hand candidates had at the end of the third quarter of 2019. The amount of cash available to Donald Trump's campaign dwarfs even the closest Democrats.
Presentational white space

Một dấu hiệu đáng lo ngại cho Joe Biden là ông kết thúc quý thứ ba chỉ với 9 triệu đôla trong ngân hàng, một số tiền rất nhỏ cho một ứng cử viên dẫn đầu đang phải đối mặt với một đối thủ mạnh mẽ. Ngược lại, các đối thủ theo sát ông như Sanders, Warren và Buttigieg – tất cả đã bước vào quý IV năm 2019 với số tiền rất khả quan.

Short presentational grey line

Warren đang là ứng cử viên hàng đầu

Elizabeth Warren

Cuộc tranh luận vào tháng 10 cho thấy một loạt ứng cử viên đảng Dân chủ tìm cách giáng một đòn mạnh vào những người đang dẫn đầu, và tỷ lệ ủng hộ đang tăng lên, mục tiêu bị tấn công chính là Elizabeth Warren.

Các ứng cử viên có một giới hạn thời gian nghiêm ngặt khi trả lời câu hỏi, nhưng được cho thì giờ phản bác mỗi khi tên của họ được đối thủ đề cập – điều này giải thích tại sao Warren nói nhiều hơn năm phút so với bất kỳ ai khác trên sân khấu.

Chart showing which of the candidates spoke for the most amount of time during the most recent debate in October: it was Elizabeth Warren, on 23 minutes, with Joe Biden next on 17 minutes
Presentational white space

Thượng Nghị sĩ Warren bị chỉ trích nhiều lần vì không rõ ràng về kế hoạch chăm sóc sức khỏe của bà sẽ được chi trả như thế nào, đặc biệt là bởi Pete Buttigieg và Amy Klobucher.

Sau đó, bà đã cung cấp thêm chi tiết về việc tài trợ cho kế hoạch của mình, nói rằng chi phí phần lớn sẽ được trả bởi các doanh nghiệp và những người giàu có. Nhưng một số đối thủ của bà cáo buộc rằng tính toán của bà không hợp lý.

Hiện giờ 9 trong số 12 ứng cử viên tranh luận trong tháng 10 đủ điều kiện tham gia cuộc tranh luận cuối tháng này – nhưng chỉ có năm người đủ điều kiện cho ngày 12/12, vì cuộc tranh luận này có các tiêu chí khó hơn, được thiết kế để thu nhỏ số người tham dự.

Short presentational grey line

Cuộc đua sẽ tiếp tục ra sao?

Trong lúc năm 2019 sắp kết thúc, trọng tâm cuộc tranh cử bắt đầu chuyển từ gây quỹ và tranh luận sang bỏ phiếu.

Cuộc bỏ phiếu bắt đầu vào tháng Hai, khi những thành viên đảng Dân chủ ở Iowa sẽ là người đầu tiên tham gia vào một loạt các cuộc đi bầu được gọi là bầu cử sơ bộ và họp đảng. Những sinh hoạt này diễn ra trong vòng vài tháng, với kết quả là một người sẽ được đề cử là ứng viên của đảng tại hội nghị đảng toàn quốc vào tháng Bảy.

Hiện giờ, việc bỏ phiếu tại các bang bỏ phiếu sơ bộ đầu tiên – Iowa, New Hampshire, Nevada và South Carolina – có dấu hiệu cho thấy một cuộc đua rất cởi mở. Ví dụ, tại Iowa, Warren dẫn đầu với 22% nhưng theo sát là Buttigieg với 17%, Biden trên 16% và Sanders trên 15%.

Dưới đây là những mốc quan trọng trong cuộc bầu cử sắp tới:

2019

20 tháng 11: Cuộc tranh luận thứ năm tại Georgia

19 tháng 12: Cuộc tranh luận thứ sáu tại Los Angeles

2020

  • Sáu cuộc tranh luận nữa sẽ được tổ chức, nhưng chưa định ngày cụ thể.

3 tháng 2: Iowa họp đảng – bắt đầu cuộc bầu cử kéo dài năm tháng cho các ứng cử viên Dân chủ trên khắp Hoa Kỳ

3 tháng 3: Thứ ba Trọng đại- bầu cử sơ bộ và họp đảng tại hơn 12 tiểu bang

13-16 tháng 7: Hội nghị Toàn quốc của đảng Dân chủ – nơi ứng cử viên tổng thống của đảng được xác nhận

3/11: Ngày bỏ phiếu

Chủ đề liên quan

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Vụ 39 người chết: Nhiều người Việt tỏ ra ‘lạnh lùng’

Vụ 39 người chết: Nhiều người Việt tỏ ra ‘lạnh lùng’

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionFushihara: Nhà nước nên có một kế hoạch hay chính sách hiệu quả để chia sẻ thông điệp rằng là người dân sẽ có công ăn việc làm tốt hơn ổn định hơn ngay ở trên quê hương mình.

Luật gia Nhật chỉ trích quan điểm của một số người Việt rằng ra nước ngoài “mưu cầu hạnh phúc” là “quyền con người”.

Trong phỏng vấn với BBC, luật gia Hirota Fushihara, sống và làm việc lâu năm tại Việt Nam, tỏ ra ngạc nhiên với thái độ “lạnh lùng” không thương xót nạn nhân của nhiều người Việt.

Trước hết ông Fushihara nói về cảm giác khi nghe tin người Việt là nạn nhân.

Hirota Fushihara: Khá nhiều người Việt Nam thể hiện là câu chuyện này là không đáng để thông cảm. Những người này không đáng được thương xót vì họ chủ động đi kiểu phạm pháp và để làm giàu. Thì câu hỏi của tôi là tại sao mọi người không thương xót. Nghe tin này rất nhiều người Nhật thương xót 39 người đó mà sao rất nhiều người Việt Nam lại có thái độ rất lạnh lùng. Còn tôi thì không bao giờ đồng ý với thái độ như vậy. Có thể nói tỉ lệ giữa thương xót và không thương xót, theo cảm giác cá nhân tôi, là vào khoảng tầm 50-50. Tức là gần 50% ý kiến biện luận là người ta muốn làm giàu rồi phạm pháp thì thương xót làm gì. Bí thư Tỉnh Nghệ An thì nói là “rất tiếc” vì họ không đi theo con đường chính thống.

Ở Việt Nam có rất nhiều bạn muốn thay đổi cuộc sống bằng cách đi nước ngoài và 39 người là những người trong số rất nhiều người Việt Nam đang muốn xây dựng cuộc sống mới bằng cách đi nước ngoài. Đi qua Trung Quốc hay là đi qua châu Âu bằng con đường xe tải là các con đường rất nhiều rủi ro mà không biết là gặp ai, đi đến điểm cuối cùng chỗ nào và người ta đối xử với mình như ra sao mà vẫn đi thì họ là những người rất dũng cảm.

Đó có thật sự là lựa chọn minh mẫn của một số bạn trẻ Việt Nam hay không? Có thể họ thấy một số người đã từng đi và có vẻ khá giả và thành công về mặt kinh tế nhưng nó có thể đó là tin đồn và mình không rõ là mình đi thì có được như thế hay không. Tức là tôi thấy họ tiếp nhận thông tin một cách mơ hồ mà dám đi như vậy.

Bàn tròn BBC: Cập nhật vụ 39 nạn nhân ở Essex và bình luận, phân tích

Vụ 39 tử thi ở Anh: Giám mục phụ tá Westminster làm lễ đặc biệt

Đưa lậu người Việt: Điều tra băng đảng thứ hai

Những người Việt liều chết để vào Anh

BBCTrong một bài viết, ông biện luận rằng nhà nước thì nên chăng có một kế hoạch hay chính sách hiệu quả để chia sẻ thông điệp rằng là người dân sẽ có công ăn việc làm tốt hơn ổn định hơn ngay ở trên quê hương mình.

Dù là nghèo nhưng khi mình muốn thành công cái gì đó bằng nỗ lực của mình thì ai cũng ca ngợi cả.

Có một một số người có ý kiến rằng cái việc di cư ra nước ngoài mà tìm đến cuộc sống hay hơn giàu có hơn đó là quyền con người. Đó là quyền mưu cầu hạnh phúc chính đáng. Tức là người nghèo đang sống nước này sang nước khác để không nghèo nữa và coi đó là nhân quyền thì tôi không đồng ý về điều đó.

Vì nếu chấp nhận điều đó thì tất cả các quốc gia phải mở cửa biên giới cho dân các nước vào nước mình. Thì không có lý do nào để làm việc đó cả.

Báo Nhân Dân: 'Một số cá nhân, tổ chức lợi dụng cơ hội để vu cáo nhà nước VN!'Bản quyền hình ảnhBÁO NHÂN DÂN
Image captionBáo Nhân Dân: ‘Một số cá nhân, tổ chức lợi dụng cơ hội để vu cáo nhà nước VN!’

Mỗi một quốc gia đều lập ra nhà nước để nhà nước đó phục vụ cho phúc lợi, lợi ích và an sinh xã hội của quốc gia đó. Và phải thực hiện chính sách đó cho người có chủ quyền trên quốc gia đó. Tức là nhà nước phải bảo đảm nhân quyền cho nhân dân đang sống ở quốc gia đó.

Còn với người nước ngoài thì không có quốc gia nào có nghĩa vụ tiếp nhận trừ khi đó là thuộc diện tị nạn chính trị hay kinh tế ….đó là câu chuyện khác, luân lý hay lịch sử (chẳng hạn châu Âu có hoàn cảnh với các nước cựu thuộc địa). Tức là không có qui phạm pháp luật nào nói chúng ta phải mở cửa biên giới để đón bất kỳ ai muốn tới.

Có một số báo Việt Nam nói người ta đi là quyền của người ta, tôi thấy không thể nói như vậy. Người ta đi không phải quyền của người ta, vì người dân sống hạnh phúc như thế nào thì được bảo vệ và điều tiết bởi một chính phủ hay quốc gia nào đó với ngân sách và chính sách của quốc gia đó.

Mà không ai sống trên một thế giới vô chính phủ cả. Ví dụ tôi là người Nhật thì được chính phủ Nhật bảo trợ. Tương tự vậy bạn là người Việt Nam thì được chính phủ Việt Nam bảo trợ.

Cho nên chúng ta nếu nói đó là nhu cầu mưu cầu hạnh phúc thì chúng ta phải thận trọng. Hay có luận điệu là người ta thích ra đi thì đó là lựa chọn của người ta. Thì tôi không hiểu nổi.

Đó không phải là quyền con người. Ra nước ngoài đi tìm hạnh phúc không phải là quyền con người. Trước hết người Việt Nam phải được hạnh phúc ở tại Việt Nam. Thế thì câu hỏi là vai trò quốc gia là gì? Kệ người dân thích đi đâu thì đi à? Nếu nghĩ thế thì quốc gia còn vai trò gì?

Người dân quốc gia nào thì có quyền đòi hỏi quốc gia đó làm cho người dân hạnh phúc. Người dân được ấm no hạnh phúc là trách nhiệm quốc gia. Hạnh phúc đó bao gồm việc làm và rất nhiều thứ khác nữa. Thế thì chúng ta phải xem xét xem nhà nước đã làm đủ vai trò đó chưa. Nếu nhà nước làm tròn bổn phận rồi, trong nước có đầy việc làm và việc làm đó đủ để có mức sống tối thiểu và có tương lai thì chắc chắn sẽ có ít người đi XKLĐ.

Tôi có đọc rất nhiều ý kiến nói rằng đi bằng con đường chính thống thì may ra nhà nước bảo vệ cho chứ đằng này người ta [39 người] đi không chính thống thì nhà nước lấy gì mà bảo vệ, đi chui thì sao mà ngăn chặn hay bảo vệ được.

Nếu chỉ dừng lại ở chỗ này thì không sai. Nhưng vấn đề là đường dây đưa người qua Trung Quốc hay châu Âu như vậy không chỉ xảy ra với riêng vụ này mà tồn tại từ lâu rồi. Mà hiện tượng đó thì không thể nói cơ quan nhà nước không biết được.

Vấn đề đặt ra là gì, là những con đường nào đi mà có rủi ro thì nhà nước phải có biện pháp ngăn chặn những đường dây đó. Mới đây sau vụ 39 người thiệt mạng thì chính phủ có yêu cầu các ban ngành điều tra nguyên nhân thì đó chỉ là biện pháp đối phó thôi.

Cầu nguyện cho 39 nạn nhân chết tại AnhBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionCầu nguyện cho 39 nạn nhân chết tại Anh

Người Việt làm lậu ở Anh: Ra đi có phải vì nghèo?

Vụ 39 người chết: Truyền thông quốc tế nói gì?

BBCÔng cũng nói đến vai trò của môi giới xuất khẩu lao động (XKLĐ)?

Đã là môi giới thì đâu có giấy phép gì. Và Việt Nam toàn là môi giới cả. Nếu chúng ta mua bán đồ ăn hay hàng hóa bình thường hay thương mại thì đó là chuyện rất bình thường và nên khuyến khích.

Nhưng môi giới con người lại là câu chuyện khác. Vì liên quan rất nhiều câu chuyện liên quan về an toàn cũng như là sự tính toán của cuộc sống và rõ ràng là con người được phát triển nghề nghiệp cho bản thân và là nguồn nhân lực quan trọng cho quốc gia nên môi giới là phải có vai trò tích cực theo nghĩa đó.

Một số người biện luận là Việt Nam có việc chứ, chẳng qua là người ta muốn ra đi, muốn làm giàu một cách ngoài lề như vậy cho nên người ta đi thì đâu phải trách nhiệm nhà nước.

Nhưng chính Việt Nam hiện cũng vẫn xúc tiến XKLĐ như một ngành công nghiệp chính qui để tạo thêm việc làm cho người dân cũng như kiếm ngoại tệ, thế nhưng vấn đề là sao cứ tăng cường XKLĐ trong thời buổi này làm gì vì bây giờ có phải như ngày xưa đâu. Chính sách đổi mới bao nhiêu năm rồi. Quan trọng nhất bây giờ là trồng người như thế nào. Rất nhiều người đi lao động nước ngoài về nước vẫn thất nghiệp vì những cái họ làm ở nước ngoài có mang về nước sử dụng được đâu.

Bác Hồ đã nói là trăm năm trồng người hay gì đó, thì đó là giáo dục. Vấn đề là chúng ta trồng người ra sao. Đây không phải chỉ là kiếm ăn mà phải xác định là chúng ta trồng người, mà hình như trồng người không có kế hoạch.

BBCTrở lại vụ việc 39 nạn nhân, thực tế rõ ràng là không chỉ có những cá nhân mà người nhà trong một số trường hợp trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào việc ra đi này, cụ thể là họ cũng phải thu xếp tài chính, phải thế chấp nhà/đất hoặc đi vay ngân hàng tức là cũng có thể có sự bàn bạc từ trước.

Có thể bố mẹ hay anh chị em gia đình những người đi hỗ trợ vay tiền để họ đi nhưng điều đó không có nghĩa là mọi người đều biết thông tin chắc chắn là chuyến đi đó sẽ mang lại ý nghĩa thế nào cho bản thân người đi đó.

Ngay cả mảng xuất khẩu lao động (XKLĐ) chính thống thì việc người ta vẫn nộp tiền cho công ty XKLĐ và những thông tin liên quan về điều kiện lao động tại nước sở tại chưa được giải thích rõ ràng, nhưng người ta vẫn đi, người ta vẫn nộp tiền cho những người môi giới và công ty XKLĐ.

Vụ 39 người Việt chết: Giám mục phụ tá Westminster làm lễ đặc biệt ở London

Kể cả XKLĐ chính thống cũng không phải nhà nước hỗ trợ gì cả. XKLĐ chính thống và không chính thống thì có sự phân biệt gì? Chỉ có sự phân biệt là có và không có visa nhập cảnh ở nước sở tại thôi. Vai trò của công ty XKLĐ là công ty mà tư nhân lập nên và có phép của Bộ lao động TBXH và Cục lao động ngoài nước.

Và trong rất nhiều trường hợp thì các công ty XKLĐ Việt Nam chưa giải thích rõ công việc họ sang nước ngoài làm là gì và điều kiện lao động ra sao. Đôi khi thông tin ban đầu chưa rõ ràng. Và đôi khi công ty XKLĐ đưa ra mức phí dịch vụ cao, cao hơn rất nhiều so với qui định của pháp luật. Nhiều người phải thế chấp nhà của bố mẹ.

Khi người ta bỏ ra 100 – 200 triệu để đi XKLĐ như đi Nhật chẳng hạn thì sau 2-3 năm trừ hết chi phí cuộc sống bên Nhật đi thì họ còn phải trả chi phí ban đầu là 100-200 triệu đó và như thế thì họ tính toán có hợp lý hay không. Tức là trước khi đi thì họ đã tính toán kỹ càng về việc này hay chưa.

Theo thống kê của Nhật Bản thì tỉ lệ người nước ngoài phạm tội tại Nhật cao nhất là người Việt Nam mặc dù tội là ăn cắp ăn trộm, tương đối không nghiêm trọng nhưng dù sao cũng là con số cao nhất. Vừa qua cũng có thống kê là người nước ngoài bất hợp pháp tại Nhật, tức là cư trú không có visa là khoảng hơn 13 ngàn người, cũng là nhóm người nước ngoài cao nhất. Ngoài ra thì có dạng gọi là mất tích, tức là đi theo công ty XKLĐ nào đó rồi giữa chừng bỏ, và nếu họ không về Việt Nam thì họ là người cư trú bất hợp pháp.

Nhưng ở đây phải nói người Việt Nam vốn dĩ không xấu xí gì hơn so với người các dân tộc khác. Thế thì rõ ràng là có những cái stress được gây ra hoặc được tác động từ khâu chuẩn bị trước khi đi ra khỏi Việt Nam và sang nước ngoài. Tức là tính toán không thành công, ước mơ không đạt, không như mình mong muốn và thậm chí có người còn tử vong bất thường trong quá trình làm việc vì các lý do khác nữa như sức khỏe.

Trong quá trình người Việt Nam sang Nhật thì có rất nhiều trắc trở chẳng hạn như đối xử không công bằng và thông tin không rõ ràng bởi cơ chế gây ra. Có nhiều người Việt Nam gặp vấn đề trong quá trình nộp tiền cho công ty XKLĐ. Các bạn Việt Nam khi sang Nhật gặp rất nhiều vấn đề với giới chủ hay công ty tiếp nhận lao động như bị sa thải hay điều kiện lao động chưa hợp pháp, thì tôi đã và đang hỗ trợ cho các bạn.

Vì tôi sống ở Việt Nam nên đa phần là giúp để họ không bị lừa đảo ở Việt Nam. Thỉnh thoảng tôi cũng nhận được thông tin kêu cứu từ các bạn Việt Nam đang ở Nhật và đôi khi tôi có liên hệ với luật sư hay công đoàn bên Nhật giúp giải quyết những trường hợp đó.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Blog at WordPress.com.