Daily Archives: November 17, 2019

trí của Hoa Kỳ Một liên minh Việt-Mỹ

Tác giả: Anders Corr

Dịch giả: Hoàng Thủy Ngữ

7-11-2019

Kể từ tháng Bảy, tàu khảo sát Hải Dương 8 và một tàu tuần dương hộ tống của Trung Quốc đã có mặt tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam ở Biển Đông trong một thời gian dài. Khu vực tranh chấp, xung quanh 3 hòn đảo nhỏ mà Việt Nam chiếm đóng ở bãi Tư Chính, gần Việt Nam hơn bất cứ quốc gia nào khác và Việt Nam tuyên bố là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Trung Quốc tuyên bố khu vực này là lãnh thổ lịch sử, dựa vào cái gọi là đường chín đoạn mà Tòa án Trọng tài Thường trực tại The Hague năm 2016 đã phán quyết là không có cơ sở pháp lý.

Việt Nam đặc biệt bị sự xâm lược mới nhất này đe dọa và phải chống trả, như đã từng tự vệ nhiều lần trước kia và đã tổn thất lớn về nhân mạng trong trận chiến chống lại Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa (1974), cuộc chiến Việt-Trung (1979) và hải chiến Trường Sa (1988). Trong mỗi trường hợp, Trung Quốc đều gây chiến trước và Việt Nam bị thiệt hại nhân mạng và lãnh thổ. Việt Nam đã có thể cải thiện an ninh rất nhiều nếu liên minh với Hoa Kỳ, quốc gia duy nhất trên thế giới có thể đánh bại Trung Quốc một mình. Và Hoa Kỳ cũng được hưởng lợi từ việc liên minh bằng cách tăng cường ngăn chặn Trung Quốc trong khu vực.

Nhưng mặc dù có nhiều lý do để tiến tới một liên minh và cải thiện tình hữu nghị trong hai thập niên qua, cả hai quốc gia đều bị những quan điểm sai lầm ngăn cản tư duy chiến lược về lợi ích quan trọng và chồng chéo của họ: Biển Đông. Việt Nam với chính sách “ba không”, chung quy là không liên minh với nước nào, không cho nước nào đặt căn cứ quân sự trên đất của mình. Chiến lược của Hoa Kỳ ở Biển Đông chỉ đặt trọng tâm vào tự do hàng hải. Lẽ ra, thêm vào đó, nên tìm cách làm giảm sức mạnh kinh tế và quân sự tương đối của Trung Quốc, kể cả việc từ chối Trung Quốc tiếp cận các nguồn dầu mới, khí đốt và hải sản, vốn sẽ giúp họ gia tăng sức mạnh kinh tế, rồi trao quyền cho quân đội chống lại Hoa Kỳ. Theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, những nguồn tài nguyên trong các vùng đặc quyền kinh tế không phải của Trung Quốc là tài sản dành riêng cho các quốc gia ven biển gần đó, gồm cả bờ biển dài của Việt Nam, chứ không thuộc về Trung Quốc thông qua đường chín đoạn bất hợp pháp.

Trung Quốc nhạy cảm với mọi dấu hiệu chiến lược ngăn chặn, nhưng khi sức mạnh, ảnh hưởng và sự xâm lược lãnh thổ gia tăng, việc ngăn chặn ngày càng trở nên rõ ràng như một chiến lược phản công cần thiết của các nước. Ngăn chặn không phải là quay trở về cuộc Chiến Tranh Lạnh, mà là một nguyên tắc chiến lược phòng thủ không bao giờ lỗi thời và kéo dài ít nhất từ thời Hy Lạp cổ đại. Việc ngăn chặn Trung Quốc sẽ được hỗ trợ qua việc Hoa Kỳ ủng hộ vật chất và yêu sách lãnh thổ của các quốc gia láng giềng Trung Quốc, kể cả Việt Nam. Nó cũng được hỗ trợ qua việc Việt Nam hủy bỏ chính sách “ba không”, dứt khoát liên minh với Hoa Kỳ chống lại Trung Quốc, chào đón các căn cứ quân sự Mỹ như là lực lượng thứ ba để làm nhụt chí nước láng giềng hung hăng phía bắc, như trường hợp Nam Hàn.

Chuyện mời Hoa Kỳ trở lại Việt Nam đặt căn cứ quân sự chắc chắn sẽ gây tranh cãi do xung đột lịch sử giữa hai quốc gia, nhưng giờ đây là lúc hãy gác lại quá khứ. Chúng ta có chung một kẻ thù mới ở Trung Quốc và chúng ta nên tuyệt đối cởi mở trong tình bạn mới được hàn gắn, để tối đa hóa sự răn đe.

Hành động cứng rắn đó có xảy ra hay không, phần lớn còn tùy thuộc vào thái độ của Trung Quốc trong việc bành trướng lãnh thổ, và nếu đúng như vậy, Trung Quốc có thể tiếp tục gây ảnh hưởng chính trị quan trọng ở cả Hoa Kỳ lẫn Việt Nam, nhằm chống lại việc hai quốc gia này thân thiết với nhau hơn. Đặc biệt họ sẽ huy động các nhóm lợi ích, ở cả hai nước, vốn thường hay lấy lòng Trung Quốc trước nguy cơ xung đột quân sự. Các nhóm lợi ích đó luôn tìm cách tác động Hoa Kỳ và Việt Nam dẹp bỏ chiến lược ngăn chặn, dành ưu tiên cho kinh doanh và thương mại hơn là an ninh quốc gia và do đó cho phép các mối quan hệ quyền lực tiếp tục phát triển theo hướng có lợi cho Trung Quốc.

Vị trí của Việt Nam 

Nếu Trung Quốc thành công trong việc tuyên bố Biển Đông là lãnh thổ của họ thông qua đường chín đoạn, như đã ghi rõ trong bản ghi chú năm 2009 gửi cho các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, thì Việt Nam cùng các nước yêu sách khác sẽ mất quyền đánh bắt hải sản và khai thác dầu khí rất có giá trị trong vùng đặc quyền kinh tế của họ. Việt Nam sẽ trở thành một vùng đất bị khóa cửa hợp pháp khi Trung Quốc tiếp tục gia tăng chiến thuật kiểm soát sự tiếp cận hàng hải vào nước này.

Các yếu tố trong chiến lược mới của Việt Nam nên bao gồm:

1. Liên minh với các quốc gia có khả năng ngăn chặn Trung Quốc bằng vũ khí hạt nhân, ví dụ Hoa Kỳ, Pháp và Anh.

2. Liên minh với các quốc gia có đủ sức mạnh quân sự thông thường để răn đe Trung Quốc, ví dụ Hoa Kỳ.

3. Chuyển tăng trưởng kinh tế sang chi tiêu quân sự để răn đe Trung Quốc tại địa phương, ví dụ mua tàu ngầm, tên lửa chống tăng và tên lửa phòng không.

4. Dân chủ hóa và cải thiện nhân quyền sẽ khuyến khích việc liên minh kinh tế và quân sự với các quốc gia ít chịu ảnh hưởng của Trung Quốc nhất, được chặt chẽ hơn.

Ấn Độ, Nga và Úc, các quốc gia mà Việt Nam đã kêu gọi hỗ trợ, sẽ là các đối tác chiến lược hữu ích nhưng không phải là đồng minh cốt lõi vì họ thiếu sức mạnh cần thiết để đánh bại Trung Quốc một mình. Nga có ghế trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, và dù cả Nga và Ấn Độ đều là những cường quốc hạt nhân có sức mạnh quân sự thông thường đáng kể, họ vẫn không đủ mạnh về kinh tế và quân sự để đối đầu với Trung Quốc một mình. Cả hai đều là thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (Shanghai Cooperation Organization) do Trung Quốc lãnh đạo trong thực tế, nên bị sức mạnh của Trung Quốc chi phối. Vì vậy, họ không thể là đồng minh đáng tin cậy.

Úc là đồng minh tiềm năng đáng tin cậy nhưng không có vũ khí nguyên tử hay quy ước răn đe cần thiết để đối đầu với Trung Quốc. Họ cũng không đặc biệt mạnh về mặt ngoại giao, quân đội yếu kém hơn Trung Quốc, và chịu ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc nhiều hơn Hoa Kỳ, Pháp hoặc Vương Quốc Anh. Úc xuất khẩu khoảng 40,8% hàng hóa sang Trung Quốc (gồm cả Hongkong). Điều này cho thấy mức độ ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các doanh nghiệp Úc lớn như thế nào và từ đó tác động đến chính trị Úc. Ngược lại, Hoa Kỳ, Pháp và Anh có ít hàng xuất khẩu tính theo phần trăm GDP sang Trung Quốc hơn nên không chịu ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc nhiều. Họ cũng được lợi thế do có ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Mức độ che chở mà các tổ chức quốc tế dành cho Việt Nam gần như là con số không. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) giúp đỡ Việt Nam rất ít, khi các quốc gia thành viên ngày càng chịu nhiều ảnh hưởng của Trung Quốc và phủ quyết mọi chỉ trích về Trung Quốc. Tổ chức này chuẩn bị và thực hiện rất ít các kế hoạch quân sự và kinh tế cần thiết để ngăn chặn Trung Quốc theo đuổi chính sách bành trướng ở Biển Đông. Dù thắng vụ kiện tại The Hague, Philippines, thành viên ASEAN, vẫn phải khuất phục trước ảnh hưởng của Trung Quốc sau khi Trung Quốc phớt lờ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Giờ đây, trong khối ASEAN, Việt Nam là quốc gia ương ngạnh nhất trong nỗ lực duy trì nền độc lập của mình. Tuy vậy, vì Trung Quốc có ảnh hưởng đáng kể đến thượng tầng cơ cấu quyền lực Việt Nam và là đối tác thương mại lớn, một số mặt hàng Trung Quốc được trung chuyển bất hợp pháp để tránh thuế quan của Hoa Kỳ. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, với quyền phủ quyết của Trung Quốc, không đủ để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Điều này cho thấy một liên minh hay thậm chí các mối quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ cũng sẽ giúp Việt Nam củng cố sức mạnh trong nước để chống lại Trung Quốc và tăng cường ngăn chặn trong trường hợp xung đột quân sự xảy ra, thông qua một người bạn hùng mạnh.

Hoa Kỳ có tất cả các điều kiện cần thiết của một đồng minh cốt lõi đáng tin cậy và đủ để chống lại Trung Quốc: một chính sách đối ngoại độc lập với ảnh hưởng của Trung Quốc (so với các thành viên ASEAN và Nga), sức mạnh kinh tế cần thiết để trừng phạt Trung Quốc, sức mạnh ngoại giao cần thiết để phủ quyết các nghị quyết của Trung Quốc ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, khả năng quân sự cần thiết để tiến hành cuộc chiến tranh quy ước chống Trung Quốc và vũ khí hạt nhân để răn đe và tự vệ trong trường hợp Trung Quốc định trả đũa bằng vũ khí nguyên tử.

Không có Hoa Kỳ để đối trọng với Trung Quốc, nền an ninh của Việt Nam không thể được bảo đảm. Sự tham gia của Hoa Kỳ là điều kiện thiết yếu đối với bất kỳ liên minh nào trên thế giới chống Trung Quốc. Nhưng Hoa Kỳ dành đặc quyền cho những quốc gia tôn trọng giá trị dân chủ và nhân quyền. Vì vậy, để có được liên minh với Hoa Kỳ, Việt Nam tối thiểu cũng phải cải thiện từ từ nhưng vững chắc nền dân chủ và nhân quyền.         

Vị trí của Hoa Kỳ

Một liên minh Việt-Mỹ không chỉ lợi cho Việt Nam mà còn lợi cho cả Hoa Kỳ. Khi sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc vượt qua Hoa Kỳ bằng một số biện pháp, bao gồm GDP tuyệt đối bằng sức mua tương đương, tăng trưởng GDP, gia tăng chi tiêu quân sự, tầm bắn của tên lửa chống hạm, quân số, số lượng tàu hải quân mới, tình báo nhân tạo và siêu máy tính, Hoa Kỳ và phần còn lại trên thế giới nên cân nhắc thật kỹ cách kiềm chế sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc trước khi nó vượt các cấu trúc quyền lực cơ bản hiện hành như chủ nghĩa dân tộc, Liên Hiệp Quốc và G7. Ảnh hưởng chính trị toàn cầu của Trung Quốc được sức mạnh kinh tế hỗ trợ đang gia tăng và một phần được phân phối cho giới tinh hoa nước ngoài, gồm cả giới tinh hoa Mỹ, nhằm đạt được lợi ích chính trị.

Một liên minh mới với Việt Nam sẽ đảo ngược làn sóng chiến thắng ngoại giao mới của Trung Quốc và sẽ khiến Trung Quốc phải chấm dứt khai thác dầu khí và đánh bắt hải sản trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Nó sẽ là một ví dụ giúp các quốc gia khác trong khu vực biết cách bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của họ và chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc. Nếu liên minh được mở rộng từ Việt Nam đến Indonesia và Ấn độ, những nước đang có chính sách không liên kết, dần dần Trung Quốc sẽ bị đẩy vào sân sau của chính họ.

Bình Luận từ Facebook
Advertisement
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Sự bịa đặt, vu cáo trắng trợn của Cảnh Sảng

Sự bịa đặt, vu cáo trắng trợn của Cảnh Sảng

Phát biểu của ông Cảnh Sảng vu cáo Việt Nam “chiếm đảo” là sự leo thang mới trong những bịa đặt, vu cáo trắng trợn của Trung Quốc liên quan Biển Đông.

Ngày 8/11, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc “Việt Nam có thể xem xét các lựa chọn pháp lý để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông, phản ứng của Trung Quốc là gì?”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng ngang ngược cho biết: “Cốt lõi của vấn đề Biển Đông là vấn đề lãnh thổ, liên quan đến sự chiếm đóng quần đảo Nam Sa của Trung Quốc bởi Việt Nam và các nước khác có liên quan”.

Ông Cảnh còn nói rằng: “Tôi hy vọng Việt Nam đối mặt với thực tế lịch sử, giữ sự đồng thuận cao cấp của chúng tôi và giải quyết sự khác biệt thông qua đối thoại và tham vấn. Việt Nam cần tránh các hành động có thể làm phức tạp vấn đề hoặc làm suy yếu hòa bình và ổn định ở Biển Đông cũng như mối quan hệ song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc”.

Cần phải khẳng định rằng, những phát biểu trên là bước leo thang mới trong sự bịa đặt, vu cáo trắng trợn của Trung Quốc liên quan đến Biển Đông.

Cái mà Trung Quốc ngang ngược gọi là “quần đảo Nam Sa” thực chất là quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng yêu sách bất chấp thực tế lịch sử và bằng chứng pháp lý.

Việt Nam nhiều lần khẳng định, “Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế. Thực tế lịch sử cho thấy rõ điều này”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ trong tuyên bố ngày 13/11.

Bà Hằng cũng khẳng định lại chủ trương nhất quán của Việt Nam là mọi tranh chấp quốc tế, trong đó có tranh chấp về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa phải giải quyết bằng các biện pháp hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc.

Phát ngôn của ông Cảnh Sảng một lần nữa cho thấy sự trơ tráo của Trung Quốc với thói “vừa ăn cướp vừa la làng”. Không một quốc gia văn minh nào trong thời đại này tự nhiên lại tuyên bố “nhà của người ta” là “nhà của mình” một cách trắng trợn mà chẳng ngại gì mếch lòng hàng xóm và cộng đồng quốc tế cả.

Thời gian qua, không chỉ Việt Nam mà nhiều nước và các chuyên gia quốc tế nhiều lần lên án việc Trung Quốc phớt lờ luật pháp quốc tế, ngang nhiên thực hiện các hành vi “bắt nạt” các nước láng giềng. Gần đây nhất và việc Trung Quốc điều tàu khảo sát Hải Dương 8 cùng lực lượng hộ tống vào hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam suốt từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 10.

Trung Quốc ngang ngược liên tục đơn phương yêu sách các vùng biển chồng lấn với vùng biển của Việt Nam mặc dù các yêu sách này đã bị Tòa trọng tài quốc tế bác bỏ.

Trung Quốc tự mình vẽ ra “đường lưỡi bò” phi pháp, bị Tòa Trọng tài Quốc tế bác bỏ từ năm 2016 nhưng vẫn không ngừng “rêu rao”, tuyên truyền về những điều sai trái đó. Không chỉ tuyên truyền với người Trung Quốc, Bắc Kinh còn đề ra cả chiến dịch truyền thông bài bản hòng biến “tin giả”, điều bịa đặt ấy thành sự thật bằng cách cài cắm “đường lưỡi bò” trong các sản phẩm và phổ biến chúng ra nước ngoài.

Trung Quốc có những hoạt động đơn phương cản trở các hoạt động khai thác kinh tế của Việt Nam trong vùng biển Việt Nam. Trung Quốc xây dựng các căn cứ quân sự tại các đảo nhân tạo phi pháp của mình trong vùng Biển Đông và làm ảnh hưởng nghiêm trọng môi trường biển tại đây.

Trung Quốc né tránh sử dụng các biện pháp giải quyết tranh chấp hòa bình như sử dụng hòa giải, trọng tài và tòa án, để giải quyết mâu thuẫn tại Biển Đông khiến các tranh chấp tại đây trở nên dai dẳng và ngày càng phức tạp.

Tuyên bố mới nhất của người phát ngôn Cảnh Sảng cho thấy độ liều lĩnh, chẳng cần đếm xỉa gì tới luật pháp quốc tế của Trung Quốc.

Tuy nhiên, vấn đề không chỉ dừng lại ở phát ngôn của ông Cảnh Sảng mà là mưu đồ độc chiếm biển Đông của Trung Quốc vốn có từ rất lâu rồi, nay nó hiện nguyên hình và ngày càng được thể hiện ra một cách trắng trợn hơn thôi!

Categories: Biển Đông | Leave a comment

COC: TQ muốn đẩy nhah để Mỹ không can thiệp vào Biển Đông

COC: TQ muốn đẩy nhah để Mỹ không can thiệp vào Biển Đông

19 Tháng Năm 20199:12 CH(Xem: 1236)

“>

VĂN HÓA ONLINE – NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG – THỨ SÁU 10 MAY 2019

COC: TQ muốn đẩy nhah để Mỹ không can thiệp vào Biển Đông

09/05/2019

Ralph Jennings

image011

Chiến hạm và chiến đấu cơ của quân đội Trung Quốc phô diễn sức mạnh quân sự trên Biển Đông

Trung Quốc và các nước đông nam Á có tranh chấp chủ quyền trên vùng Biển Đông chiến lược mong muốn đẩy nhanh các cuộc đàm phán hướng tới xây dựng một Bộ quy tắc ứng xử (COC) giúp giảm nguy cơ xung đột và giữ cho Mỹ không thể can thiệp vào tranh chap.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng Bắc Kinh và các nước đông nam Á trong hiệp hội ASEAN sẽ ‘đẩy nhanh’ các cuộc đàm phán COC trên Biển Đông, tờ China Daily của chính phủ Trung Quốc đưa tin hôm 8/3. Những ngày sau đó, ông Vương nói với báo giới rằng các cuộc đàm phán ‘đang tăng tốc với lộ trình rõ ràng’.

Mục tiêu đó có nghĩa là COC có thể sẽ được ký kết vào năm 2020 – sớm hơn so với dự đoán trước đây của Trung Quốc là năm 2021 – để tàu bè các nước có tranh chấp có thể dựa vào để tránh các sự cố không may ở vùng Biển Đông rộng lớn và đông đúc, theo các nhà phân tích.

Bắc Kinh rất bất bình việc Hải quân Mỹ cho tàu chiến đi qua vùng biển này – nơi họ có lợi thế quân sự và kỹ thuật trước bốn quốc gia đông nam Á có tuyên bố chủ quyền tranh chấp với họ. Việc sớm ký kết COC có thể là tín hiệu cho Washington thấy rằng Bắc Kinh có thể làm việc với các nước láng giềng mà không cần ảnh hưởng của Mỹ, các học giả cho biết.

“Nếu không có Mỹ thì phía Trung Quốc sẽ không nói rằng Bộ quy tắc ứng xử là yêu cầu nhất thiết phải có,” bà Tôn Vân, chuyên gia cao cấp chương trình Đông Á thuộc Trung tâm Stimson ở Washington, D.C., nhận định.

“Với Bộ quy tắc ứng xử, Trung Quốc có thể nói với Mỹ rằng ‘chúng tôi đã có một thỏa thuận và không có lý do gì quý vị phải can thiệp vào bất cứ những gì chúng tôi làm là giữa chúng tôi, Trung Quốc, và họ, các quốc gia đông nam Á,” bà Tôn nói thêm.

Brunei, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam có tuyên bố chủ quyền với một phần hay toàn bộ vùng biển rộng 3,5 triệu km vuông với nguồn thủy sản dồi dào, tuyến đường hàng hải tấp nập và trữ lượng dầu mỏ tiềm năng. Trung Quốc đã khiến cho các nước phải cảnh giác khi họ xây dựng đảo nhân tạo và triển khai thiết bị quân sự ra vùng biển này.

Washington, vốn là đồng minh của nước có tranh chấp với Trung Quốc, đã tăng cường các cuộc tuần tra hải quân ở vùng biển này trong năm 2017 để giám sát các hoạt động của Trung Quốc.

Trung Quốc và Hiệp hội Asean gồm 10 thành viên đã đàm phán lúc được lúc ngưng về COC cho Biển Đông kể từ khi Asean ủng hộ ý tưởng này hồi năm 1996. Một số nhà phân tích tin rằng Bắc Kinh đã từng làm đình trệ quá trình đàm phán này nhưng đã đổi ý 180 độ sau khi bị thua trong một vụ kiện ở tòa trọng tài về cơ sở pháp lý đối với tuyên bố ‘chủ quyền lịch sử’ của họ trên90% diện tích Biển Đông.

Sau khi các bên cam kết sẽ đàm phán về thỏa thuận COC hồi năm 2017 và trong lúc các cuộc đàm phán cam go đang diễn ra, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hồi năm ngoái dự báo rằng sẽ mất ba năm để hoàn thành COC.

Năm 2020 sẽ là một năm khả dĩ để đạt được COC bởi vì Trung Quốc hy vọng sẽ làm việc với Việt Nam, chủ tịch luân phiên Asean trong năm 2020, theo ông Termsak Chalermpalanupap, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu đông nam Á Yusof Ishak ở Singapore. Trong năm nay, Trung Quốc và Asean đang tập trung vào tự do hóa thương mại, ông cho biết.

“Tôi nghĩ rằng Trung Quốc dường như tỏ dấu hiệu cho thấy giờ đây họ muốn nhanh chóng có COC,” ông nói. “Tôi nghĩ rằng có thể là năm tới. Năm tới sẽ đến lượt Việt Nam làm chủ tịch Asean. Tôi nghĩ rằng Trung Quốc có thể có nguyên nhân chiến lược để làm việc với Việt Nam.”

Việt Nam là nước tranh chấp trên Biển Đông lên tiếng mạnh mẽ nhất với Trung Quốc. Mặc dù các sự cố va chạm trên biển giờ đây là rất hiếm, các tàu của Việt Nam và Trung Quốc đã đâm vào nhau hồi năm 2014 khi Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ vào thềm lục địa của Việt Nam. Hai nước cũng từng có xung đột quân sự khiến nhiều người thương vong vào các năm 1974 và 1988.

Bộ quy tắc ứng xử dự kiến sẽ đưa ra những hướng dẫn để ngăn chặn những sự cố như thế xảy ra trên vùng biển vốn chiếm đến 1/3 lượng hàng hóa vận tải bằng đường biển trên thế giới và ngành đánh bắt hải sản có đến 3,7 triệu lao động.

Dưới chính quyền của Tổng thống Donald Trump, Hải quân Mỹ đã cho tàu chiến đi qua Biển Đông ít nhất 10 lần. Bắc Kinh rất bất bình với hành động này bởi vì Mỹ không có tranh chấp chủ quyền ở vùng biển này.

Tiến triển trong quá trình đàm phán COC sẽ cải thiện tinh thần cho các cuộc tập trung giữa Trung Quốc và Asean trong tương lai, ông Alexander Huang, giáo sư nghiên cứu chiến lược thuộc Đại học Đạm Giang, Đài Loan nói.

Lầu Năm Góc sẽ công bố chiến lược quân sự Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới trước các Bộ trưởng Quốc phòng trên khắp khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào cuối tháng này, theo trang tin USNI. Chiến lược này được xem là một cách để kiềm chế sự bành trướng trên biển của Trung Quốc.

“Có lẽ Trung Quốc muốn có đóng góp ý kiến của mình vào trước khi Mỹ tuyên bố,” Giáo sư Huang nói.

Mỹ có quan hệ đồng minh lâu đời với Đài Loan và Philippines cùng với quan hệ đang nảy nở với cựu thù chiến tranh, Việt Nam. Tất cả những nước này, vốn yếu hơn Trung Quốc về quân sự, đều mong dựa vào Washington để chặn đà ảnh hưởng của Trung Quốc.

Sự thúc đẩy các cuộc đàm phán COC không hề dễ dàng, các nhà phân tích cảnh báo. Họ cho rằng Bắc Kinh sẽ chống đối việc xác định phạm vi vùng biển, chống đối các thỏa thuận mang tính ràng buộc về pháp lý và ngăn chặn các điều khoản thực thi nào có khả năng hạn chế hành động trên biển của Trung Quốc. ASEAN sẽ yêu cầu những nội dung này trong các cuộc đàm phán.

Theo bà Tôn thì Asean xem một số đòi hỏi của Trung Quốc là ‘không thể đáp ứng được’.

Trước đây, Bắc Kinh từng tuyên bố sẽ chóng đạt được thỏa thuận để tỏ thiện chí ở đông nam Á nhưng không có kết quả gì, ông Oh Ei Sun, chuyên gia cao cấp tại Viện Quan hệ Quốc tế Singapore, nhận định. “Hết lần này đến lần khác, họ cũng đều đưa ra những tuyên bố như thế,” ông nói. “Các cuộc đàm phán không kết thúc.”

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Nơi níu giữ những sinh mệnh mong manh trước cửa tử

Nơi níu giữ những sinh mệnh mong manh trước cửa tử

Trong căn phòng chừng 100 m2, hàng chục con người cùng máy móc dây nhợ đang níu giữ những sinh mệnh mong manh trước cửa tử. Họ quần quật chạy đua với thời gian như con thoi mặc ngoài kia là nắng, là mưa, là ngày hay đêm.

Được hít thở là một điều may mắn

Khoa Hồi sức cấp cứu (ICU), BV Chợ Rẫy với khoảng 14 bác sĩ và gần 50 y tá, điều dưỡng miệt mài giành giật với tử thần hàng giờ, hàng phút đối với những bệnh nhân được đưa vào đây.

Nơi níu giữ những sinh mệnh mong manh trước cửa tử

Nơi níu giữ những sinh mệnh mong manh trước cửa tử

Như mọi ngày ca trực của bác sĩ Phạm Minh Huy cùng bác sĩ nội trú Thái Minh Cảnh và 8 điều dưỡng chăm sóc cho 28 bệnh nhân nặng. 15 giờ chiều, căn phòng ICU đặc quánh mùi thuốc khử trùng, hơi lạnh phà phà bao phủ căn phòng chừng hơn 100 m2, tiếng máy monitor tít tít, lọc máu hoạt động phát ra như một dàn giao hưởng. Những con người nằm đó, im thin thít nhưng mấy ai hiểu rằng số phận họ mong manh trước cửa tử dường nào. Nhìn mớ dây nhợ chằng chịt đang gắn vào người bệnh nhân, có lẽ nhiều người được hít thở lúc này sẽ cảm thấy may mắn bội phần.

Nơi níu giữ những sinh mệnh mong manh trước cửa tử

Nơi níu giữ những sinh mệnh mong manh trước cửa tử

Nơi níu giữ những sinh mệnh mong manh trước cửa tử

28 bệnh nhân trong căn phòng này là 28 số phận được chuyển về từ mọi miền, nơi đây là niềm hi vọng cuối cùng khi những sinh mệnh “9 phần chết 1 phần sống”, ở đó có 28 câu chuyện hoàn cảnh riêng biệt. Lúc này, dù giàu sang nghèo khó thì cơ hội mỗi người đều như nhau, đều khát khao vượt qua bạo bệnh trở về cuộc sống thường nhật.

Nơi níu giữ những sinh mệnh mong manh trước cửa tử

Nơi níu giữ những sinh mệnh mong manh trước cửa tử

Ở phía giường bệnh cạnh cửa ra vào, chị Phạm Thị Thắm (33 tuổi quê An Giang) hôn mê sâu vì chứng viêm cơ tim cấp. Chị được chuyển từ Bình Dương lên, lúc này tình trạng trở nặng, bác sĩ phải dùng máy “hồi sức tim phổi” (hay gọi ECMO) gắn vào người chị mới kịp giữ lại tính mạng. Vào viện, không một đồng, người thân dưới An Giang xa xôi chưa lên kịp, chị làm công nhân rồi đổ bệnh được đưa vào viện. Để gắn ECMO cứu chị chi phí phải lên tới 60-80 triệu đồng, mỗi ngày chi phí phải mất thêm 10 triệu, một con số khiến người thân chị ngã khụyu, nghĩ đến việc từ bỏ hi vọng sống.

Nơi níu giữ những sinh mệnh mong manh trước cửa tử

Nơi níu giữ những sinh mệnh mong manh trước cửa tử

Bên cạnh chị Thắm, chị Phạm Thị Mỹ Tâm (38 tuổi, Bình Thuận) được chuyển từ Đức Linh, Bình Thuận khi chị chuyển dạ khi thai kỳ tuần 31, thai chết lưu, mẹ nguy kịch phải chuyển gấp vào Chợ Rẫy. Lúc này, thai phụ bị suy đa cơ quan buộc phải lọc máu, thay huyết tương mới hi vọng cứu được.

Nơi níu giữ những sinh mệnh mong manh trước cửa tử

Nơi níu giữ những sinh mệnh mong manh trước cửa tử

Nơi níu giữ những sinh mệnh mong manh trước cửa tử

Hai số phận nằm cạnh nhau, chị Thắm thì chồng mất vì ung thư cách đây 6 tháng đi làm công nhân nuôi 2 con, chị Tâm cũng nghèo ngang người bên cạnh. Hai người không nói với nhau 1 lời nào.

Nơi níu giữ những sinh mệnh mong manh trước cửa tử

Những công việc không tên

Điều trị, cho thuốc, hồi sức, tắm rửa chăm sóc bệnh nhân là nhiệm vụ thường nhật ở căn phòng này. Người bệnh được chăm sóc từ A-Z, thân nhân chỉ được vào thăm sau 15 giờ chiều mỗi ngày.

Nơi níu giữ những sinh mệnh mong manh trước cửa tử

Nơi níu giữ những sinh mệnh mong manh trước cửa tử

Nơi níu giữ những sinh mệnh mong manh trước cửa tử

Bác sĩ Ngô Việt Anh, người điều trị chính cho bệnh nhân Thắm, tình cờ biết được hoàn cảnh khánh kiệt gia đình chị đã nhờ bệnh viện kêu gọi cộng đồng giúp đỡ chi phí điều trị. “Chị Thắm viêm cơ tim cấp, song khi chạy ECMO cơ hội sống lên đến 60-70%, điều quan trọng bây giờ là chi phí cho lên đến cả 100 triệu cần phải chuẩn bị, nếu qua được 2 tuần chị ấy sẽ trở về với hai con”, bác sĩ Anh trăn trở.

Nơi níu giữ những sinh mệnh mong manh trước cửa tử

Nơi níu giữ những sinh mệnh mong manh trước cửa tử

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Trang cũng thế, chị là bác sĩ điều trị cho bệnh nhân Tâm. Bằng mọi cách để cứu bệnh nhân, vị bác sĩ cũng làm những việc ngoài chuyên môn, kêu gọi để nhiều tấm lòng chung tay cứu bệnh nhân nghèo.

Nơi níu giữ những sinh mệnh mong manh trước cửa tử

Nơi níu giữ những sinh mệnh mong manh trước cửa tử

Cùng được cứu chữa, cùng được bác sĩ kêu gọi giúp đỡ, song không phải ai cũng nhận được may mắn, sống chết đôi khi âu cũng là định mệnh gọi tên mỗi người. Sau 3 tuần hồi sức tích cực, chị Thắm hồi tỉnh còn chị Tâm thì lá gan không thể nào hồi phục. Bác sĩ đã dùng hết cách từ lọc máu, thuốc liều cao nhưng vô vọng.

Lúc này, công việc khó khăn của 1 bác sĩ là phải thông báo tin xấu đến người nhà bệnh nhân, giải thích an ủi, động viên họ rằng, bởi có những giới hạn đôi khi không thể vượt qua vòng tròn sinh tử.

Nơi níu giữ những sinh mệnh mong manh trước cửa tử

Nơi níu giữ những sinh mệnh mong manh trước cửa tử

Bác sĩ Phạm Minh Huy với thâm niên hơn 10 năm trong nghề, công việc anh đối mặt chuyện sinh tử bệnh nhân quá nhiều, ranh giới mong manh giữa sống – chết khó lòng mà phân định. “Đôi khi công việc chuyên môn không khó khăn bằng việc phải đối diện với những người thân của bệnh nhân để nói về tình trạng người thân họ. Có những người còn hi vọng sống, song chỉ vì gia đình quá nghèo, điều trị kéo dài khiến họ phải chịu đựng những áp lực buộc họ từ bỏ. Khi đó, tôi thật dằn vặt bản thân. Rồi, đôi khi một bệnh nhân quá nặng, người thân nhất quyết bám víu tay chúng tôi muốn cứu bằng mọi giá, bao nhiêu tiền cũng được, song cũng không thể nào giúp họ”, bác sĩ Huy tâm sự.

Nơi níu giữ những sinh mệnh mong manh trước cửa tử

Nơi níu giữ những sinh mệnh mong manh trước cửa tử

Nơi níu giữ những sinh mệnh mong manh trước cửa tử

Nơi níu giữ những sinh mệnh mong manh trước cửa tử

Những con người làm việc nơi đây, họ như những con thoi quên cả bản thân mình, chăm sóc bệnh nhân tận tình hơn cả cha mẹ người thân. Đôi khi mải mê với công việc, nhiều người còn quên cả chuyện vun vén hạnh phúc cho bản thân. Để rồi có những người quá lứa, lỡ thì và chấp nhận cuộc sống cô đơn. Họ thấy phần nào ấm lòng hơn khi nhìn thấy nụ cười bệnh nhân và lại miệt mài tiếp tục với cuộc chiến níu giữ những sinh mệnh mong manh trước cửa tử.

Phan Nhơn -Thanh Tùng

Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

Theo SCMP, sắc thái trong phát ngôn lần này của ông Pompeo nhằm vào chính quyền Trung Quốc khá cứng rắn và mạnh mẽ.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Binh sĩ TQ đồn trú ở Hong Kong lần đầu xuất hiện trên đường phố kể từ khi biểu tình bùng phát

Binh sĩ TQ đồn trú ở Hong Kong lần đầu xuất hiện trên đường phố kể từ khi biểu tình bùng phát

Thi Anh | 

Binh sĩ TQ đồn trú ở Hong Kong lần đầu xuất hiện trên đường phố kể từ khi biểu tình bùng phát
Binh lính Trung Quốc hỗ trợ công tác dọn dẹp trên đường phố Hong Kong. Ảnh: SCMP

Trả lời SCMP, một binh lính Trung Quốc cho biết, hoạt động của họ không hề liên quan tới chính quyền Hong Kong.

Các binh lính của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã được triển khai ở Hong Kong lần đầu tiên kể từ khi biểu tình nổ ra để hỗ trợ công tác dọn dẹp rào cản trên đường phố gần doanh trại tại Kowloon Tong.

Mặc áo phông xanh và quần short đen, hàng chục binh lính mang theo các xô nhựa màu đỏ rời khỏi khỏi doanh trại PLA lúc 4h chiều để dọn chướng ngại vật trên đường Renfrew gần khuôn viên trường đại học Baptist Hong Kong.

Trả lời SCMP, một binh lính cho biết, hoạt động của họ không hề liên quan tới chính quyền Hong Kong.

“Chúng tôi đã khởi động công tác này! ‘Ngừng bạo lực và chấm dứt hỗn loạn’ là trách nhiệm của chúng tôi”, binh lính này cho biết.

Sau đó, lực lượng cứu hỏa và các sĩ quan cảnh sát cũng tham gia trợ giúp.

Trước khi các binh lính xuất hiện, khoảng 20 người đang dọn dẹp đường phố. Họ mang theo xe đẩy để di dời gạch đá và các chướng ngại trên vỉa hè.

Đây cũng là lần đầu tiên trong vòng hơn 1 năm lực lượng đồn trú của PLA tham gia vào công tác cộng đồng. Hồi tháng 10 năm ngoái, hơn 400 binh sĩ đã được cử theo nhóm tới các công viên của Hong Kong để giúp dỡ bỏ cây đổ trong đợt bão Mangkhut.

Năm ngoái, người đứng đầu cơ quan phụ trách an ninh Hong Kong John Lee Ka-chiu cho biết, PLA có thể tự do quyết định xem liệu có điều động binh lính tới thực hiện các công tác tình nguyện bên ngoài doanh trại quân đội hay không.

Theo Luật Cơ bản của Hong Kong, PLA không được can thiệp vào các công việc nội bộ của địa phương nhưng có thể được điều động để trợ giúp trong trường hợp thiên tai nếu được chính quyền địa phương yêu cầu.

Yêu cầu như vậy chưa từng được đưa ra kể từ khi Hong Kong trở về với Trung Quốc 22 năm trước.

theo Trí Thức Trẻ

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Những cái bẫy dành cho Tomahawk: Tại sao Nga không còn sợ các tên lửa của Mỹ-NATO?

Những cái bẫy dành cho Tomahawk: Tại sao Nga không còn sợ các tên lửa của Mỹ-NATO?

Bảo Lam | 

Những cái bẫy dành cho Tomahawk: Tại sao Nga không còn sợ các tên lửa của Mỹ-NATO?

Hệ thống cảnh báo tên lửa của Nga sẽ được tăng cường các radar thế hệ mới hoạt động với góc nhìn tăng lên và có thể theo dõi mấy nghìn mục tiêu.

Bất cứ mục tiêu trên không nào cũng có thể được phát hiện ở khoảng cách lên tới vài nghìn km – hệ thống cảnh báo tấn công bằng tên lửa của Nga sẽ được tăng cường bởi những radar tầm cao tối tân “Container”. Chúng hoạt động với góc quan sát được mở rộng hơn và cùng lúc có thể theo dõi hàng nghìn mục tiêu.

Chống lại vũ khí siêu thanh

Công tác nghiên cứu chế tạo trạm radar định vị tầm cao toạ độ kép 29B6 “Container” được những kỹ sư của Viện Nghiên cứu khoa học thông tin liên lạc tầm xa Nga bắt đầu vào giữa thập niên 90.

Nguyên lý hoạt động của trạm radar định vị này nằm ở khả năng phản xạ sóng radar từ tầng điện ly của Trái đất: Tín hiệu phát đi dưới một góc nhất định, rồi “dội ngược lại” từ lớp khí quyển ion hóa, và trúng vào mục tiêu, rồi quay trở lại hệ thống thu sóng khi đã phản xạ được hình ảnh mục tiêu.

Những cái bẫy dành cho Tomahawk: Tại sao Nga không còn sợ các tên lửa của Mỹ-NATO? - Ảnh 1.

Hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa của Nga Container. Ảnh: Bộ QP Nga

Bằng cách này, sẽ xác định được vị trí chính xác của mục tiêu, vận tốc và hướng bay của nó. Container chủ yếu có khả năng phát hiện những mục tiêu khí động lực ở độ cao lên tới 100km. Có nghĩa là chúng không nhìn thấy các tên lửa đạn đạo đang bay, mặc dù có thể ghi nhận việc chúng được phóng lên từ bề mặt Trái đất.

Những trạm radar định vị này có khả năng phát hiện và theo dõi không chỉ các mục tiêu cỡ lớn và những mục tiêu bay chậm, như máy bay và tên lửa hành trình, mà theo thông tin của cơ quan thiết kế, trạm có thể nhận dạng được các tên lửa siêu thanh ở khoảng cách kỷ lục, lên tới 3.000 km.

Tổng cộng, Container có thể đưa vào tầm ngằm cùng lúc 5.000 các loại mục tiêu trên không, với những tính năng đa dạng.

Nguyên mẫu Container đầu tiên đã tham gia tuần tra chiến đấu thử nghiệm vào năm 2013. Bộ phận truyền tín hiệu của trạm radar định vị đặt ở tỉnh Nizegorod, còn bộ phận tiếp nhận – ở Mordovia, nơi tập trung gần 150 cột ăng-ten cao 30m.

Nơi bố trí được lựa chọn trên cơ sở Container có “khu vực chết” kéo dài 900km. Bởi vậy, trạm được bố trí sâu trong lãnh thổ Nga, từ đó nó sẽ kiểm soát không phận cả các quốc gia lân cận.

Trạm Container đầu tiên hoạt động ở hướng phía tây. Nó kiểm soát phần lớn châu Âu và, đương nhiên, những khu vực đóng quân chủ yếu của NATO. Điều này đặc biệt cấp thiết trong bối cảnh Hiệp ước về các tên lửa tầm trung và tầm ngắn vừa chấm dứt – trạm radar định vị cho phép quan sát các căn cứ không quân và tên lửa của NATO.

Theo lời tổng giám đốc Viện Nghiên cứu khoa học thông tin liên lạc tầm xa – ông Kirill Makarov, trong tương lai, các trạm radar này sẽ bao phủ nước Nga từ mọi phía – dự kiến các trạm Container sẽ được bố trí ở Viễn Đông, ở hướng tây bắc và hướng nam.

Ở những khoảng cách gần

Thêm một yếu tố mới của hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa đó là các trạm radar định vị tầm xa dọc bờ biển sóng bề mặt “Podsolnukh”. Những trạm radar định vị này sẽ kiểm soát tình hình trên không và trên mặt nước của các khu kinh tế bờ biển của Nga. Khả năng của chúng khiêm tốn hơn của Container – các trạm này hoạt động ở khoảng cách tối đa lên tới 450km.

Một trong những ưu điểm chính của “Podsolnukh” là hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Bên cạnh đó, nó có thể phát hiện ra tàu và máy bay được sản xuất theo công nghệ tàng hình, lẫn khí tài thông thường.

Những cái bẫy dành cho Tomahawk: Tại sao Nga không còn sợ các tên lửa của Mỹ-NATO? - Ảnh 2.

Trạm ra đa “Podsolnukh-E”. Ảnh: The Nidar Company

Trạm phát hiện và theo dõi một cách hoàn toàn tự động cùng lúc lên tới 300 mục tiêu trên biển và 100 mục tiêu trên không. Đồng thời, nó phân loại rất rõ ràng – mục tiêu nhóm hay đơn lẻ, trên không hoặc trên mặt nước, đánh giá kích cỡ của mục tiêu.

Thông tin từ trạm radar định vị lập tức được truyền cho các trạm chỉ huy phòng thủ bờ biển, nơi sẽ ra quyết định về việc sử dụng vũ khí phòng không.

Đơn vị đầu tiên tiếp nhận “Podsolnukh” là hạm đội Caspi. Các thuỷ thủ đoàn của những tàu tên lửa thường xuyên luyện tập phối hợp với các khẩu đội radar định vị trong những cuộc tập trận và tiếp nhận từ chúng các chỉ dẫn đối với những mục tiêu giả định trên biển Caspi.

Các thuỷ thủ thừa nhận rằng, họ dễ dàng theo dõi hơn vùng biển và không phận trên biển mà được giao nhiệm vụ bảo vệ bằng trạm radar định vị mới.

Mới đây, Nga vừa triển khai thêm “Podsolnukh” tại hai hướng – Viễn Đông và Baltic.

Mối đe doạ liên lục địa

Nói chung, bất chấp tính hiệu quả cao, “Podsolnukh” và “Container” chỉ là công cụ hỗ trợ trong Hệ thống cảnh báo tấn công bằng tên lửa. Các trạm radar định vị Voronez mới đóng vai trò tuyến đầu. Chính những trạm radar định vị này thực hiện chức năng phát hiện tầm xa – trước tiên là những tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Một trong những đặc tính ấn tượng của trạm radar định vị này đó là cần tối thiểu thời gian để lắp ráp và triển khai tuần tra chiến đấu. Từ nhà máy, Voronez được vận chuyển tới địa điểm dưới dạng các block và conteiner độc đáo, sau đó nó nhanh chóng được lắp ráp tại chỗ, căn cứ vào điều kiện tác chiến của khu vực cần triển khai.

Những cái bẫy dành cho Tomahawk: Tại sao Nga không còn sợ các tên lửa của Mỹ-NATO? - Ảnh 3.

Hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa của Nga Voronezh – DM. Ảnh: Sputnik

Trạm radar định vị biến thể đầu tiên “Voronez-M” đã được triển khai tại tỉnh Leningrad vào năm 2006. Nó hoạt động trên tần sóng mét và bao phủ không gian từ Morocco cho tới Svalbard. Những biến thể sau này với số hiệu “DM” và “CM” hoạt động trên tần sóng decimet và cantimet tương ứng.

Phòng tuyến mặt đất của trạm radar định vị “Voronez» được bố trí theo chu vi của nước Nga – các trạm này triển khai tuần tra chiến đấu ở tỉnh Kaliningrad, Irkutsk, Orenburg, Krasnodar, Krasnoyarsk và Altai. Đến năm 2024, thêm một trạm “Voronez” nữa sẽ được triển khai tại Crimea.

Xin lưu ý rằng công tác xây dựng hệ thống cảnh báo tấn công bằng tên lửa đa lớp được bắt đầu triển khai tại Liên Xô từ thập niên 60.

Tiền bối của hệ thống đương đại là hai trạm radar định vị “Dnepr”, tổ hợp radar định vị phát hiện các tên lửa đạn đạo ở Murmansk và Riga, từ đó thông tin được truyền về trạm chỉ huy tại ngoại ô Moscow.

Những trạm radar định vị đời đầu là các công trình rất hoành tráng, khó bảo dưỡng và tiêu thụ năng lượng khủng khiếp.

Sau khi Liên Xô tan rã, nhiều trạm radar định vị của hệ thống cảnh báo tấn công bằng tên lửa nằm lại ngoài lãnh thổ của Nga và dừng hoạt động. Tuy nhiên, một số trạm do Liên Xô xây dựng, lấy ví dụ như ở Belorusia và Kazakhstan, vẫn hoạt động đến tận bây giờ.

theo Trí Thức Trẻ

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Tại sao chiến dịch tung “hỏa lực mồm” của Trung Quốc năm nay gay gắt hơn?

Chinese structures and buildings on the man-made Subi Reef at the Spratlys group of islands are seen 18 kilometers (11 miles) away from the Philippine-claimed Thitu Island off the disputed South China Sea

Tại sao chiến dịch tung “hỏa lực mồm” của Trung Quốc năm nay gay gắt hơn?

© AP Photo / Bullit Marquez
VIỆT NAM

URL rút ngắn
Theo 
Việt Nam và Biển Đông (82)
60
Theo dõi Sputnik trên

Lời phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng về cái gọi là “Việt Nam gây tình hình phức tạp ở Biển Đông” đều nhằm mục đích che đậy và biện hộ cho những mục tiêu, những thủ đoạn và dã tâm hướng tới độc chiếm Biển Đông.

Ngày 8.11, Trung Quốc kêu gọi Việt Nam tránh hành động có thể làm phức tạp vấn đề hay làm suy yếu nền hòa bình và ổn định trên Biển Đông. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng (Geng Shuang) còn khẳng định trước báo giới rằng, “Cốt lõi các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông nằm ở Việt Nam cùng những yêu sách nhằm xâm chiếm và kiểm soát các đảo của Trung Quốc”, khi trả lời câu hỏi của phóng viên yêu cầu nêu phản ứng của Trung Quốc trước việc Việt Nam có thể theo đuổi vụ kiện chống lại Bắc Kinh liên quan đến những căng thẳng trên Biển Đông thời gian qua.

Vì sao Trung Quốc bắt đầu gay gắt hơn trong việc lên án Việt Nam trong thời điểm hiện nay? Việc người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đưa ra những cáo buộc vô lý, bịa đặt để vu cáo Việt Nam về vấn đề chủ quyền biển và hải đảo ở Biển Đông chứng tỏ điều gì?

Trung Quốc muốn tạo thế có lợi cạnh tranh với đối thủ là Mỹ ở điểm tiếp giáp đặc biệt là Biển Đông

Theo nhà phân tích những vấn đề quân sự và quốc tế Nguyễn Minh Tâm thì không có ai ngạc nhiên về dã tâm lâu dài của Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông.

“Thực hiện dã tâm này, Trung Quốc muốn tạo thế có lợi cạnh tranh với đối thủ là Mỹ ở điểm tiếp giáp đặc biệt là Biển Đông, được coi là cái “cầu nối” có vị trí chiến lược giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có vai trò quan trọng không kém so với kênh đào Panama nối Thái Bình Dương với Đại Tây Dương, so với kênh đào Suez nối Địa Trung Hải với Ấn Độ Dương cũng như eo biển Gibranta nối Địa Trung Hải với Đại Tây Dương”, – Ông Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.

Trong sự cạnh tranh này, Trung Quốc một mặt dùng sức mạnh kinh tế để “mua chuộc” các tầng lớp lãnh đạo các quốc gia ven Biển Đông; mặt khác, dùng sức ép chính trị, quân sự để đe dọa những quốc gia mà Trung Quốc cho là “cứng đầu”. Những quốc gia này đã kiên quyết và kiên trì bảo vệ chủ quyền của mình ở Biển Đông theo đúng quy định của Hiến chương Liên Hợp quốc 1946 và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS-1982). Là một thành viên tham gia UNCLOS-1982, Trung Quốc đã coi Công ước này như một “vật cản” đối với âm mưu bành trướng của họ trên Biên Đông, đã phớt lờ phán quyết ngày 12-6-2016 của Tòa Trọng tài quốc tế PCA bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò”phi lý của Trung Quốc.Nhưng, tại sao chiến dịch tung “hỏa lực mồm” của Trung Quốc năm nay mạnh hơn, gay gắt hơn? Nó có những điểm gì khác so với cách đây 5 năm?

Theo nhà phân tích những vấn đề quân sự và quốc tế Nguyễn Minh Tâm thì có tám điểm khác nhau (8 mục tiêu) trong chiến dịch tung “hỏa lực mồm” của Trung Quốc hiện nay.

8 cái mới trong chiến dịch tung “hỏa lực mồm” của Trung Quốc hiện nay

Thứ nhất, nếu như năm 2014, Trung Quốc lén lút đưa giàn khoan HD-891 vào vùng EEZ ở ngoài khơi Quảng Ngãi của Việt Nam hòng tạo ra một sự đã rồi để cố biến một vùng không tranh chấp thành một vùng tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, thì năm nay, hoạt động của tàu Haiyang Dizhi 08 của Trung Quốc nhằm nhiều mục đích cùng lúc. Năm nay, chiến thuật giả tạo vùng tranh chấp (“vùng xám”) của Trung Quốc ở phía Bắc bãi Tư Chính là hoạt động lợi dụng quy định của UNCLOS-1982 về việc “đi qua không gây hại” của các tàu thuyền phi quân sự trên vùng EEZ của nước khác.

Vì vậy, mục tiêu giả tạo một “vùng xám” trong EEZ của Việt Nam vẫn là mục tiêu chính của các hoạt động xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam từ phía Trung Quốc. Bên cạnh đó Trung Quốc còn nhằm nhiều mục tiêu khác với nhiều thủ đoạn tổng hợp tinh vi hơn, quy mô hơn so với trước đây.

Thứ hai, mục tiêu quấy rối, cản trở các hoat động liên doanh khai thác dầu khí của Việt Nam với các đối tác như Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Na Uy. Để thực hiện mục tiêu này, Trung Quốc một mặt tung dư luận vu cáo Việt Nam cả trên làn sóng truyền hình, phát thanh và internet toàn cầu. Mặt khác, trên thực địa, Trung Quốc không chỉ quấy rối, cản trở bằng tàu bè mà còn dùng loa phóng thanh công suất lớn gắn trên tàu Haiyang Dizhi 08 và các tàu hải cảnh liên tục phát các cảnh báo về việc các công ty nước ngoài đã “nghe lời xúi giục của Việt Nam” xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc. Đây là một thủ đoạn mới của Trung Quốc nhằm cản trở và phá hoại các hoạt động thăm dò khai thác của Việt Nam trên EEZ của Việt Nam.

Thứ ba, Trung Quốc muốn hạ uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Năm 2020, Việt Nam đảm nhận hai vai trò quốc tế đặc biệt quan trọng, vừa là Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021 và Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2020. Để thực hiện mục tiêu này, từ giữa năm 2018 đến nay, bộ máy truyền thông của Trung Quốc đã gia tăng các hoạt động tuyên truyền bịa đặt, vu cáo Việt Nam đi đôi với các hoạt động vận động công khai và ngấm ngầm cho chủ thuyết “đường lưỡi bò” vô lý.

Thứ tư, Trung Quốc đẩy mạnh việc tuyên truyền cho cái gọi là “vùng nước lịch sử”, (tức “đường lưỡi bò” phi lý) bằng các thủ đoạn mới. Bên cạnh việc huy động bộ máy tuyên truyền công khai tăng dày mật độ thông tin về “đường lưỡi bò”, Trung Quốc ngấm ngầm đưa nội dung này vào các tài liệu, vật dụng .v.v… Nếu như năm 2008, Trung Quốc chỉ đưa bản đồ có hình “đường lưỡi bò” vào góc dưới bên phải màn hình trung các buổi truyền hình Olympic Bắc Kinh và năm 2014, chỉ dám đưa hình ảnh “đường lưỡi bò” vào hộ chiếu dưới hình thức bóng chìm, hình nền của các trang hộ chiếu thì nay, thủ đoạn này vẫn tiếp tục được thực hiện và hơn thế nữa, đã được Trung Quốc mở rộng ra nhiều hình thức khác.

Đó là hình “đường luỡi bò” trên các phim hoạt hình mà Trung Quốc hợp tác với điện ảnh Mỹ được lồng ghép một cách tinh vi, khó nhận biết.

Đường lưỡi bò
© DEPOSITPHOTOS / FURIAN
“Đường lưỡi bò”

Đó là hình “đường lưỡi bò” được gài trong thiết bị định vị vệ tinh gắn trên các xe của một số hãng ô tô Mỹ và phương Tây sản xuất tại Trung Quốc. Một số xe này đã nhập khẩu vào Việt Nam và bị cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện.

Đó là hình ảnh “đường lưỡi bò” được in trên một số thiết bị điện, thiết bị thông tin-tin học, thiết bị gia dụng của Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam.

Đó là hình ảnh “đường lưỡi bò” được in trong các cuốn giáo trình tiếng Trung mà các nhà “giáo dục học” Trung Quốc đã “biếu” cho một số giảng viên Việt Nam sang Trung Quốc dự hội thảo. Do mất cảnh giác, những người này đã đem các tài liệu đó về Việt Nam nhân bản tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ để phát cho giảng viên và sinh viên. Hiện số tài liệu này đang bị thu hồi và tiêu hủy.

Đó là việc Trung Quốc lợi dụng các mạng xã hội như Google Map, Facebook, Zalo để “cướp” hai huyện đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam rồi gắn nó vào bản đồ Trung Quốc cũng như đăng lên các hình ảnh “đường lưỡi bò” phi lý và phi pháp.

Thứ năm, Trung Quốc  làm phân tâm sự chú ý của thế giới đối với những diễn biến phức tạp đang diễn ra tại Hồng Công. Bịa đặt và vu cáo Việt Nam làm phức tạp tình hình ở Biển Đông, Trung Quốc muốn hướng sự chú ý của dư luận quốc tế cũng như sự quan tâm của người dân Trung Quốc ra ngoài biên giới, che giấu tình hình bạo loạn ngày một gia tăng ở Hồng Công.

Thứ sáu, mục tiêu này của Trung Quốc sâu xa hơn, đó là gián tiếp phá hoại việc chuẩn bị Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII, gây nhiễu loạn trong tâm lý người dân Việt Nam, phá hoại uy tín của Đảng và Nhà nước Việt Nam để dễ bề thao túng, đặt điều kiện “trịch thượng” đối với Việt Nam trong hoạch định chính sách quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc nói riêng và các quan hệ quốc tế khác của Việt Nam nói chung. Đây cũng là việc đã trở thành quy luật bởi trước thềm các đại hội lần thứ X và XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung Quốc đều chủ động “gây hấn” tại vùng EEZ của Việt Nam và các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.

Việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam một cách công khai và trắng trợn đã trực tiếp tạo cớ cho các thế lực phản động thù địch lợi dụng cái vỏ “chống Trung Quốc, bảo vệ chủ quyền” để chống Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, chống phá chế độ chính trị hiện hành ở Việt Nam, gây mất ổn định nội bộ Việt Nam.

Mục tiêu thứ bảy của Trung Quốc là là gây sức ép đối với Việt Nam nói riêng và các nước ASEAN nói chung để buộc những nước này phải chấp nhận một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) có lợi cho Trung Quốc. Nếu không đạt được mục tiêu này, Trung Quốc sẽ dây dưa trong các cuộc đàm phán về COC và sẽ đổ lỗi cho Việt Nam gây cản trở tiến trình đi đến một COC bình đẳng, công bằng, chia sẻ lợi ích hợp lý phù hợp với công pháp quốc tế. Mục tiêu-thủ đoạn này của Trung Quốc rất giống với thủ đoạn của Mỹ trong đàm phán hòa bình Việt-Mỹ ở Paris (1968-1973) trước khi Mỹ buộc phải ký Hiệp định Paris ngày 27-1-1973.

Và mục tiêu thâm hiểm cuối cùng của Trung Quốc mà nhiều người có thể phán đoán được là lợi dụng hoạt động thăm dò trái phép của tàu Haiyang Dizhi 08 trên vùng EEZ của Việt Nam làm bình phong che đậy cho các hoạt động trinh sát điện tử nhằm thăm dò hệ thống phòng thủ biển của Việt Nam. Dĩ nhiên là phía Việt Nam đã biết và đã có các biện pháp đối phó thích hợp, đã vô hiệu hóa các hoạt đông đó của phía Trung Quốc.

Tàu Hải Dương Địa Chất 8

Tóm lại, lời phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng về cái gọi là “Việt Nam gây tình hình phức tạp ở Biển Đông” đều nhằm mục đích che đậy và biện hộ cho những mục tiêu, những thủ đoạn và dã tâm nói trên của Trung Quốc.

 Những vấn đề phức tạp còn ở phía trước

Trước tình hình hiện nay, không đơn giản có thể dự đoán điều gì sẽ diễn ra tiếp theo. Nhưng có thể khẳng định rằng, đối tượng đầu tiên bị ảnh hưởng lớn nhất, và trước hết từ các hoạt động tuyên truyền cũng như xâm phạm trên thực địa từ phía Trung Quốc, chính là chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên vùng EEZ. Trên thực tế, các hoạt động thăm dò, khai thác hợp pháp tài nguyên biển trên vùng EEZ của Việt Nam bị gây khó khăn. Các công ty nước ngoài liên doanh với Việt Nam thăm dò và khai thác tài nguyên biển trong vùng EEZ của Việt Nam bị đe dọa, bị uy hiếp, bị gây khó dễ. Tuy nhiên, khác với 5 năm trước đây, Việt Nam hiện có đủ lực lượng và phương tiện để bảo vệ an toàn và bảo đảm các điều kiện làm việc của các công ty liên doanh với Việt Nam đang thăm dò, khai thác tài nguyên biển trên vùng EEZ của Việt Nam ở Biển Đông được tiếp tục tiến triển.

Đối tượng thứ hai bị ảnh hưởng bởi các hoạt động phi pháp, gây hấn của trung Quốc là các công pháp quốc tế. Sâu xa hơn là hòa bình, ổn định, an toàn ở Biển Đông bị đe dọa. Đây là điều mà các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới không thể chấp nhận. Và rốt cuộc, Trung Quốc sẽ ngày càng bị cô lập hơn trên trường quốc tế.

Đối tượng bị ảnh hưởng tiếp theo là tương lai của một COC sẽ ngày càng xa vời cũng như những nguy cơ mất ổn định ở Biển Đông sẽ gia tăng, đe dọa lợi ích của nhiều quốc gia trực tiếp hoặc gián tiếp. Điều đó dẫn đến một hệ lụy là không biết đến khi nào, tình hình Biển Đông mới có thể có điều kiện pháp lý quốc tế đủ để bảo đảm hòa bình và ổn định. Và điều đó càng chứng minh một cách rất rõ ràng rằng Trung Quốc chính là nước gây ra tình hình phức tạp, gây mất ổn định và hòa bình ở Biển Đông chứ không phải nước nào khác.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Trung Quốc sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh lớn? Với ai?

Trung Quốc sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh lớn? Với ai?

© Sputnik / Anna Ratkoglo
VŨ KHÍ

URL rút ngắn
52
Theo dõi Sputnik trên

55 năm trước, vào tháng 10 năm 1964, Trung Quốc đã thử nghiệm quả bom nguyên tử đầu tiên, công suất tương đương 22 kiloton chất nổ TNT.

Theo các chuyên gia, ngày nay Trung Quốc có 290 đầu đạn hạt nhân: kho vũ khí mạnh thứ ba sau Nga và Mỹ. Về tiềm năng chiến lược và triển vọng của Bắc Kinh – trong tài liệu “Sputnik”.

Cánh tay nối dài của Bắc Kinh

Không có gì bí mật về việc các chuyên gia Liên Xô đã giúp Trung Quốc phát triển vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, sau năm 1960, quan hệ giữa hai quốc gia xấu đi và Liên Xô đã đình chỉ chương trình viện trợ.

Tuy nhiên Trung Quốc đã nhanh chóng tìm hiểu và tự mình chế tạo bom nguyên tử. Một năm sau cuộc thử nghiệm trên mặt đất lần đầu tiên, Trung Quốc đã thả bom từ máy bay, và vào tháng 6 năm 1967, kích nổ một quả bom nhiệt hạch (hydro) 3,3 megaton. Từ đó Trung Quốc là thành viên thứ tư của câu lạc bộ hạt nhân, sau Hoa Kỳ, Liên Xô và Vương quốc Anh, trước Pháp (Paris gia nhập câu lạc bộ một năm sau đó, sau khi thử nghiệm quả bom nhiệt hạch của mình)

Ngày nay Bắc Kinh đã sở hữu “bộ ba hạt nhân” được triển khai trên không, đất liền và trên biển. Vào tháng 5, Lầu Năm Góc đã công bố một báo cáo về tiềm năng chiến lược và phát triển quân sự Trung Quốc cho năm 2019: Theo các chuyên gia Mỹ, Trung Quốc có khoảng 90 tên lửa đạn đạo liên lục địa – Dongfeng-4 và Dongfeng-5A bố trí trong các giếng phóng cố định, cũng như trên khung gầm di động trên mặt đất – Dongfeng-31, Dongfeng-31A và Dongfeng-41 mới nhất, lần đầu tiên được trình diễn tại cuộc duyệt binh ở Bắc Kinh vào ngày 1 tháng Mười.DF-41 là tên lửa đạn đạo liên lục địa nhiên liệu rắn (ICBM) có khả năng mang theo 10-12 đầu đạn tự dẫn ở cự ly khoảng 14 nghìn km. Do đó DF-41 có thể được gọi là một trong những ICBM tầm xa nhất trên thế giới, có khả năng phóng từ lãnh thổ Trung Quốc tấn công các mục tiêu trên khắp lục địa Hoa Kỳ. Và không chỉ ở đó.

© SPUTNIK / ANNA RATKOGLO
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nhiên liệu rắn DF-41

Theo ấn bản Military Watch của Mỹ, sự leo thang căng thẳng trong quan hệ với Washington đang thúc đẩy Bắc Kinh tạo ra các hệ thống mang phóng vũ khí hạt nhân hiệu quả hơn.

Các phương tiện trên không và trên biển

Theo báo cáo của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS), lực lượng răn đe hạt nhân Trung Quốc trên biển gồm có 4 tàu ngầm nguyên tử lớp “Hình” (Type-094). Mỗi chiếc có thể mang theo 12 tên lửa đạn đạo Jiuilan-2 với tầm bay 8000 – 9000 km, chế  tạo dựa trên bản DF-3. Thông tin xuất hiện trên các phương tiện truyền thông nói về việc đặt kỵ đóng tàu ngầm năng lượng hạt nhân thứ năm và thứ sáu Type-094. Ngoài ra Trung Quốc đang phát triển thế hệ tàu ngầm chiến lược mới Type-096, trang bị tên lửa đạn đạo Juilan-3, với tầm bắn tới 12000 km và đầu đạn tự dẫn. Tháng 6 năm nay, tình báo Hoa Kỳ cho biết Trung Quốc đã thử nghiệm thành công vũ khí mới ở phía tây bắc Hoàng Hải.

Máy bay ném bom phản lực Trung Quốc Xian H-6
© AP PHOTO / LIU RUI/XINHUA
Máy bay ném bom phản lực Trung Quốc Xian H-6

Vào tháng 9 năm 2016, Bắc Kinh đã chính thức xác nhận sự phát triển của máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới Xian H-20. Máy bay tàng hình cận âm  sẽ được chế tạo theo sơ đồ cánh bay như B-2 của Mỹ. Phạm vi bay tối thiểu 8000 km, tải trọng trong các khoang bên trong lên tới 10 tấn.

Người ta cho rằng H-20 sẽ thay thế phi đội máy bay ném bom chiến lược H-6 (bản sao được cấp phép từ Tu-16 Liên Xô) – không quân và hải quân Trung Quốc biên chế  170 máy bay loại này. Phiên bản mới nhất máy bay ném bom – H-6K – có tầm bay 3000 km và tải trọng chiến đấu lên tới 12 tấn, trang bị tên lửa hành trình mới, đạt tốc độ lên tới 1000 km \ giờ và bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 1500 km. Do đó H-6K đóng quân ở vùng lân cận Quảng Châu, có thể “oanh tạc” căn cứ Mỹ trên đảo Guam nếu cần thiết.

DÀNH CHO MỌI NHU CẦU

Theo các chuyên gia Mỹ, Trung Quốc có 80 tên lửa đạn đạo tầm trung Dongfeng -26, có khả năng phóng đầu đạn hạt nhân xa 3000 – 5500 km, và với đầu đạn thông thường, có thể phá hủy các tàu mặt nước cỡ lớn.

Nhiều nhất trong kho vũ khí Trung Quốc là các tên lửa tầm trung và tầm ngắn. Bao gồm bốn phiên bản tên lửa DF-21 (khoảng 150 bệ phóng), và vài trăm tên lửa tầm ngắn (DF-11/15/16), nhưng chúng không thể mang theo đầu đạn hạt nhân.

© SPUTNIK / ANNA RATKOGLO
Tên lửa tầm trung DF-17

Tại cuộc duyệt binh ở Bắc Kinh, lần đầu tiên đã giới thiệu tên lửa đạn đạo tầm trung DF-17. Đây là một phương tiện mang theo đầu đạn siêu âm hạt nhân hoặc thông thường. Theo mục đích của nó, tương tự như Vanguard của Nga, vũ khí siêu âm Trung Quốc có khả năng tăng tốc lên 5 Mach (5967 km / h) và bay cơ động theo quỹ đạo, khiến việc đánh chặn trở nên khó khăn hơn.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Blog at WordPress.com.