Daily Archives: November 22, 2019

Hãy xem cách không quân Mỹ tuyển phi công

Hãy xem cách không quân Mỹ tuyển phi công

Blog VOA

Trân Văn

22-11-2019

Thiếu tá Nick Harris (người có chiều cao chạm mức tối đa 6 foot 4 inch – 1m83) và Đại úy Jessica Wallander (người có chiều cao dưới mức tối thiểu, Wallander chỉ cao 5 foot 2 inch – 1m57). Hình: stripes.com

Nếu thật sự tôn trọng con người thì các hệ thống quản trị – điều hành một xã hội, một lĩnh vực sẽ phải tự điều chỉnh liên tục để đáp ứng khả năng – mong muốn của một cá nhân, bất kể cá nhân có những khiếm khuyết nhất định, không phù hợp với các… qui định hiện hành. Câu chuyện dưới đây là một ví dụ…

***

Trước nay, người ta vẫn kháo nhau với nhau rằng: Lùn thì không thể làm phi công – nhưng một ông tướng đặc trách về huấn luyện phi công của Không quân Mỹ vừa khẳng định: Nghĩ như thế là sai!

Trong một cuộc trò chuyện với Stars and Strips (1), Thiếu tướng Craig Wills cho biết, tuy chiều cao tối thiểu để tuyển làm phi công cho Không quân Mỹ là 5 foot 4 inch (1m62) nhưng chiều cao của khoảng một nửa phụ nữ tại Mỹ thấp hơn mức này. Chẳng lẽ tước bỏ cơ hội làm phi công của một nửa phụ nữ Mỹ? Từ 2015, Không quân Mỹ bắt đầu tính lại.

Ngoài chiều cao tổng quát của cơ thể, Không quân Mỹ sẽ đo riêng độ dài của thân trên, đôi tay và đôi chân của đương sự để máy móc tính toán xem có phù hợp với hoạt động bên trong khoang lái cũng như khả năng sử dụng các thiết bị bên trong khoang lái hay không. Nếu phù hợp, đương sự sẽ được miễn yêu cầu tối thiểu về chiều cao tổng quát.

Do yêu cầu phải có sự tương thích giữa chiều cao của cơ thể, độ dài của thân trên, của tứ chi với việc xoay trở của cá nhân trong khoang lái, quá cao cũng không phải là ưu thế mà cũng sẽ bị loại.

Riêng với những người có chiều cao… khiêm tốn, trong bốn năm vừa qua, Không quân Mỹ đã miễn yêu cầu về chiều cao tối thiểu cho 194 người, tương ứng với 84% số hồ sơ xin miễn yêu cầu về chiều cao đối với những người vẫn bị thiên hạ cho là… lùn.

Tướng Wills mới nhắn với công chúng là đừng để các website, cung cấp thông tin về yêu cầu chiều cao mà Không quân Mỹ đòi hỏi, chặn bước của bạn nếu bạn mong muốn trở thành phi công của Không quân Mỹ. Cứ nộp hồ sơ và hai bên sẽ cùng xem xét từng trường hợp cụ thể xem bạn có thể điều khiển máy bay hay không.

Để động viên những người bị cho là lùn, tướng Wills còn nói thêm, nhằm không bỏ sót những người có tư chất làm phi công, thậm chí là phi công giỏi và chỉ gặp trở ngại vì chiều cao khiêm tốn, Không quân Mỹ còn thiết kế thêm một loại ghế nữa cho những người… lùn muốn lái máy bay.

Để thuyết minh cho tướng Wills, Stars and Stripes giới thiệu ảnh chụp hai phi công: Thiếu tá Nick Harris (người có chiều cao chạm mức tối đa 6 foot 4 inch – 1m83) và Đại úy Jessica Wallander (người có chiều cao dưới mức tối thiểu, Wallander chỉ cao 5 foot 2 inch – 1m57). Tuy nhiên cả hai đều là sĩ quan huấn luyện phi công.

Cuối cùng, có một chi tiết cần chú ý: Nếu chiều cao của bạn thuộc loại khiêm tốn, Không quân Mỹ sẽ chỉ cho bạn lái một số loại máy bay và thường là những loại máy bay… khổng lồ. Ví dụ như Wallander phù hợp với việc lái các vận tải cơ hạng nặng như C-5 Galaxy và các phi cơ chuyên tiếp nhiên liệu trên không như KC-135 Stratotanker, KC-10 Extender air refuelers.

Advertisement
Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Trung Quốc thao túng Việt Nam như thế nào?

Trung Quốc thao túng Việt Nam như thế nào?

BTV Tiếng Dân

22-11-2019

Zing đưa tin: Go-Viet tự động ẩn từ khóa Hoàng Sa, Trường Sa. Ngày 21/11/2019, tài khoản của một quản trị viên diễn đàn xe ôm công nghệ Techbike.vn xác nhận họ đã thử đặt hai chuyến xe đến đường Hoàng Sa và Trường Sa để kiểm chứng, trong phần trò chuyện với tài xế, người này nhắn “Tôi đang đứng tại 110 Trường Sa”, thì lập tức ứng dụng chuyển đoạn tin nhắn thành “Tôi đang đứng tại 110 *********”. Từ khóa “Hoàng Sa” cũng gặp phải hiện tượng tương tự.

Bình luận đáng chú ý của một độc giả: “Tôi 10 năm coder phần mềm ứng dụng: code nghĩ sao mà vô tình hay tự nhiên được, code thì nó mới chặn, hay là phần mềm này mướn toàn bộ coder từ Trung Quốc nên bị vậy? Nếu thế thì chia tay Go Việt cho rồi. Ba cái này coder VN code phà phà, mắc gì mà lấy code hay xài coder Trung Quốc”.

Những từ khóa liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa bị ẩn trên ứng dụng Go-Viet sáng 21/11. Ảnh:Techbike.vn/Zing

Báo Pháp Luật TP HCM viết: Go-Việt nói gì về việc tự động ẩn từ khóa Trường Sa, Hoàng Sa. Đại diện truyền thông Go-Viet cho rằng sự việc trên là do lỗi kỹ thuật trên ứng dụng của riêng khách hàng đó, chứ không phải tất cả các tài khoản khác của Go-Viet. “Lỗi này đã được phía kỹ thuật của hãng sửa chữa, hiện người dùng đã có thể nhắn những nội dung này bình thường”.

Trung Quốc xâm lược trên lĩnh vực văn hóa

Báo Thanh Niên có bài: Báo Trung Quốc gọi nón lá, áo dài Việt Nam là ‘phong cách Trung Quốc’. Gần đây, trên mạng xã hội lan truyền bài viết của báo China Daily, đăng tải các thiết kế giống hệt áo dài Việt Nam đi kèm nón lá, mấn đội đầu và gọi đó là “phong cách Trung Quốc”. Một số người lo lắng và bất bình trước cáí gọi là “sáng tạo” từ thương hiệu Ne Tiger bên TQ và gọi đó là hành vi “ăn cắp văn hóa”.

Đã ăn cướp rồi, nhưng Trương Chí Phong, người sáng lập thương hiệu Ne Tiger còn tuyên bố: “Khi sáng tạo ra bộ sưu tập này, tôi đã nhấn mạnh vẻ kiêu sa cũng như phẩm giá của trang phục truyền thống Trung Quốc… Thương hiệu sẽ tiếp tục thể hệ các nền văn minh của Trung Quốc thông qua việc kết hợp văn hóa truyền thống Trung Quốc với trang phục hiện đại của thế giới”.

Áo dài, nón lá Việt Nam bị nhà thiết kế TQ ăn cắp rồi nhận vơ làm của mình. Nguồn: China Daily

Báo Phụ Nữ TP HCM viết: Mẫu áo dài mà báo Trung Quốc tự nhận ‘phong cách Trung Quốc’ là ăn cắp thiết kế của NTK Thuỷ Nguyễn. Nhà thiết kế Thuỷ Nguyễn khẳng định, trong mẫu “áo dài” của thương hiệu Ne Tiger, phía TQ đã “bê nguyên xi” mẫu thiết kế của cô này trong bộ sưu tập Áo dài non nước. Đại diện của cô Thủy Nguyễn cho biết thêm, bộ sưu tập Áo dài non nước đã ra mắt vào tháng 1/2018, trong khi đó, BST của thương hiệu Ne Tiger đến tháng 10/2018 mới được công bố.

Trang phục của NTK Thuỷ Nguyễn (trái) được Á hậu Thuý Vân diện khi làm MC cho một chương trình truyền hình, giống y như “sáng tạo” của Ne Tiger. Nguồn: PNTP

RFA đặt câu hỏi về vụ trình diễn áo dài, nón lá: Trung Quốc có “xâm lấn” Việt Nam trên lĩnh vực văn hóa? TS Nguyễn Xuân Diện bình luận: “Các nhà thiết kế và những người phát ngôn trong chương trình biểu diễn đó không thể nào nói là vô tình nhầm lẫn, cũng không thể nói đấy là sáng tạo của họ được. Đây chính là họ dụng tâm làm như vậy để nhằm vào hai mục đích, đó là sự nhạo báng đối với người Việt Nam và sự thách thức đối với bản lĩnh văn hóa của người Việt. Nó như một hình thức xâm lấn và tranh cướp một di sản tinh thần của người Việt bao đời nay”.

______

Mời đọc thêm: Khán giả phẫn nộ khi báo Trung Quốc gọi áo dài, nón lá Việt Nam là ‘phong cách Trung Quốc’ (VTC). – Nhà thiết kế Trung Quốc từng ăn cắp mẫu áo dài Việt, giờ nói về ‘phẩm giá trang phục Trung Quốc’ (TT). – Bộ sưu tập của NTK Trung Quốc gây tranh cãi vì giống áo dài Việt Nam (DT). –  Ồn ào áo dài bị gọi là phong cách Trung Quốc, Sĩ Hoàng nói gì? (PLTP).

– Ứng dụng gọi xe Go- Viet bị lỗi, người dùng không thể chat được tên Hoàng Sa, Trường Sa? (ATNĐ). – Go-Viet lên tiếng về sự cố app không gõ được tên Hoàng Sa, Trường Sa? (NLĐ). – Không ‘chat’ được tên Hoàng Sa, Trường Sa, Go-Viet nói gì? (TN).

Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

Mỹ – Việt: Bộ trưởng Quốc phòng Esper lần đầu thăm Việt Nam

Mỹ – Việt: Bộ trưởng Quốc phòng Esper lần đầu thăm Việt Nam

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ và Việt Nam tại Hà Nội ngày 20/11/2019Bản quyền hình ảnhEPA
Image captionBộ trưởng quốc phòng Mỹ và Việt Nam tại Hà Nội ngày 20/11/2019

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, ông Mark Thomas Esper đang có chuyến thăm ba ngày, từ 19-21 tháng Mười Một, tới Việt Nam, trong khuôn khổ chuyến công du châu Á của ông, theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Ngô Xuân Lịch.

Đây là chuyến thăm thứ hai tới châu Á nhưng là lần đầu tiên tới Việt Nam của ông Mark Esper sau khi đảm nhiệm cương vị mới là lãnh đạo Bộ Quốc phòng Mỹ từ ngày 23/7/2019.

Đây là một phần chuyến thăm châu Á của bộ trưởng quốc phòng Mỹ, bắt đầu từ ngày 13/11, thăm Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines và Việt Nam.

“Đại tướng Ngô Xuân Lịch chào mừng ngài Mark Esper, Bộ trưởng Quốc phòng Hợp chúng quốc Hoa Kỳ lần đầu tiên sang thăm chính thức Việt Nam trên cương vị mới. Hai bên đã chia sẻ các vấn đề cùng quan tâm và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển; đưa quan hệ quốc phòng song phương ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả, góp phần tích cực vào khuôn khổ Đối tác toàn diện giữa hai nước,” báo Quân đội Nhân dân thuộc bộ Quốc phòng Việt Nam đưa tin hôm 20/11/2019.

Trung Quốc: Hoa Kỳ ‘cần ngừng can thiệp’ ở Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới VN lần hai trong năm

Bãi Tư Chính: “Tình hình cực kỳ nguy hiểm với chủ quyền của VN”

Báo Ấn Độ đăng tải lời đại sứ VN về Biển Đông

TS Trần Công Trục từ Hà Nội bình luận chuyến thăm VN của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Esper

“Hai bộ trưởng đánh giá kết quả hợp tác quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ thời gian qua tiếp tục phát triển tích cực, đạt hiệu quả thiết thực, phù hợp với mối quan hệ Đối tác toàn diện; đáp ứng được nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước.”

Về triển vọng hợp tác quốc phòng Mỹ – Việt, tờ báo cũng thuộc Quân ủy Trung ương của quân đội Việt Nam cho hay:

“Thời gian tới, hai bên thống nhất tiếp tục đẩy mạnh các nội dung hợp tác đã xác định trong Bản Ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng ký năm 2011, Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng ký năm 2015 và Kế hoạch hợp tác giai đoạn 2018 – 2020; trong đó tập trung vào các lĩnh vực: Trao đổi đoàn cấp cao; tăng cường cơ chế tham vấn, đối thoại, hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh…

“Trước mắt, hai bên tập trung phối hợp triển khai Dự án xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại khu vực sân bay Biên Hòa; tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ thảm họa và hỗ trợ nhân đạo; an ninh biển, quân y, đào tạo tiếng Anh; nghiên cứu nhu cầu hợp tác về công nghiệp quốc phòng và gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.”

Kỳ vọng của Việt Nam

Bình luận và nêu kỳ vọng từ Việt Nam về chuyến thăm này, hôm thứ Tư, Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, nói với BBC News Tiếng Việt:

“Trong tình hình hiện nay, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ ngày càng phát triển, quan hệ đó tôi nghĩ có lợi không những cho Việt Nam, cho Hoa Kỳ, mà lợi cho khu vực và quốc tế nữa. Trong quan hệ đó, không chỉ là quan hệ về ngoại giao, kinh tế, mà vấn đề an ninh quốc phòng là một trong những kênh mà quan hệ đã được đặt ra từ khi hai nước đã có quan hệ toàn diện.

“Tôi nghĩ chuyến thăm của ông Bộ trưởng Quốc phòng lần này, nhất là trong bối cảnh hiện nay, rất là có ý nghĩa. Tất nhiên, việc đó sẽ tăng cường hơn nữa sức mạnh cho phía Việt Nam để có thể bảo vệ một cách đầy đủ và hiệu quả, trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong Biển Đông trước những hoạt động của Trung Quốc xâm phạm đến các vùng biển và thềm lục địa thuộc các quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam như chúng ta đã biết.

“Việc đó chắc chắn sẽ có đề cập đến và đặc biệt là vấn đề tăng cường hơn nữa giúp Việt Nam về phương diện pháp lý, kể cả sức mạnh quân sự, thì tôi nghĩ đấy cũng là một câu chuyện mà tôi cho rằng là giúp cho Việt Nam có khả năng tự vệ để chống lại tất cả những vi phạm có thể xảy ra trong hiện tại và cũng như trong tương lai,” ông Trần Công Trục nêu quan điểm từ Hà Nội.

Cuộc họp giữa hai phía tại Hà Nội ngày 20/11/2019Bản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionCuộc họp giữa hai phía tại Hà Nội ngày 20/11/2019

Còn từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas của Singapore), nhà nghiên cứu cao cấp khách mời, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp cùng ngày thứ Tư, bình luận:

“Chuyến thăm này là chuyến thăm đã được thu xếp từ trước, nhưng nó bị chậm lại do việc ở bên Mỹ, ông Patrick M. Shanahan (quyền Bộ trưởng Quốc phòng) từ chức, và vì thế mà Tổng thống Mỹ đề xuất bổ nhiệm ông Mark T. Esper. Ông Esper đã chậm mất một vài tháng làm các thủ tục để tiếp nhận Bộ Quốc phòng và đến bây giờ việc ấy mới xảy ra được đối với Việt Nam, và đối với cả khu vực, các đối tác và các đồng minh của Mỹ.

“Thì bây giờ là thời gian thích hợp để Bộ trưởng Quốc phòng mới của Mỹ đi châu Á. Đây là chuyến đi thứ hai của ông ấy, nhưng là chuyến đầu tiên đi Việt Nam”.

Về mục tiêu và trọng tâm của chuyến công du châu Á và chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Esper, nhà phân tích chính trị này bình luận:

Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp bình luận về chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ

“Trước hết ở châu Á, nước Mỹ vẫn khẳng định quan hệ với các đồng minh của Mỹ là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, và củng cố các mối quan hệ bạn bè và đối tác với Singapore, Việt Nam, Thailand, Philippines. Lần này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ không thăm Singapore mà ông tập trung vào Philippines, Việt Nam.

“Đó là quan hệ đối tác, còn đương nhiên, ông đi thăm Nhật Bản và Hàn Quốc và nếu so sánh thời gian phân bổ thì ông Mark Esper đến Việt Nam là lâu nhất, tức là gồm có ba ngày. Và trong ba ngày đó, chính phủ Mỹ nói rất rõ là Chính phủ Mỹ cũng như Bộ Quốc phòng Mỹ tái khẳng định cam kết của Mỹ trong quan hệ quốc phòng đối với Việt Nam và ủng hộ một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng, độc lập, giúp ích cho an ninh quốc tế và an ninh khu vực.”

‘Đối tác đang nổi lên’

Trước đó, hôm 18/11, trang The Diplomat đăng bài của tác giả Ankit Panda về chuyến đi châu Á của bộ trưởng Mỹ.

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ tại Học viện Ngoại giao ở Hà Nội ngày 20/11Bản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionBộ trưởng quốc phòng Mỹ tại Học viện Ngoại giao ở Hà Nội ngày 20/11

Bài báo gọi Việt Nam là một “đối tác đang nổi lên” của Hoa Kỳ, có đoạn:

“Chuyến đi của Bộ trưởng sẽ đưa ông đến Đông Nam Á tiếp theo – một khu vực gần đây đã thấy bằng chứng trực tiếp về sự không quan tâm của Hoa Kỳ bất chấp những gì mà các văn kiện chiến lược về Ấn -Thái Dương từ chính quyền đã tuyên bố.

“Việc ông Trump không tham dự hội nghị thượng đỉnh năm nay của Asean đã tạo không gian cho Trung Quốc.

“Esper dừng chân ở Thái Lan tham dự cuộc Họp Bộ trưởng Quốc phòng Asean cộng, và các điểm dừng của ông tại Philippines – một đồng minh của Hoa Kỳ – và Việt Nam – một đối tác mới nổi – cung cấp cơ hội để khắc phục một số thiệt hại.

“Nhưng sau tất cả những gì được nói và làm, “phần mềm” vận hành đằng sau các liên minh và quan hệ đối tác của Hoa Kỳ ở Châu Á đang gặp trục trặc sâu sắc.

“Nếu Hoa Kỳ giữ được vai trò và ảnh hưởng lịch sử của mình trong khu vực, thì nên hy vọng rằng những gì đã mất hôm nay có thể lấy lại được vào ngày mai,” biên tập viên cao cấp tại The Diplomat và giám đốc nghiên cứu của Diplomat Risk Intelligence nêu quan điểm.

Mời quý vị đón theo dõi Bàn tròn thứ Năm của BBC News Tiếng Việt tuần này, được phát trực tuyến trên trang Facebook của chúng tôi theo thường lệ từ lúc 19h00 giờ Việt Nam, trong đó ngoài chủ đề khủng hoảng Hong Kong gần nửa năm diễn ra, sẽ đề cập đến chuyến thăm này của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Việt Nam.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Từ đâu người Việt đi trồng cần sa lậu khắp châu Âu?

Từ đâu người Việt đi trồng cần sa lậu khắp châu Âu?

CannabisBản quyền hình ảnhPA
Image captionCần sa sấy khô

Từ hơn 10 năm qua, nạn trồng cần sa trở thành phổ biến ở các nước châu Âu và băng đảng người Việt bị giới chức cho là có dính líu nhiều.

Vụ 39 tử thi được tìm thấy trong thùng đông lạnh một chiếc xe tải ở hạt Essex, Anh Quốc gần đây đem câu hỏi “Người nhập cư lậu vào Anh làm nghề gì?” trên các báo Anh.

Trang The Guardian hôm 25/10/2019 có bài cho rằng người Việt đi lậu vào Anh “thành nô lệ ở các tiệm móng tay và trại cần sa”.

Theo tìm hiểu của BBC News Tiếng Việt, không chỉ có người Việt trồng cần sa ở Anh và châu Âu.

Thị trường hàng tỷ đô la một năm này cũng là miếng bánh ngon cho người bản xứ và các nhóm nhập cư khác.

Chưa kể, một số tài liệu EU nói người Việt chỉ đóng được vai trò trông công đoạn trồng, tưới, vận chuyển, mà không phải là đầu mối tiêu thụ cần sa.

Việc tiêu thụ, đưa cần sa tới khách thường do các băng đảng khác kiểm soát.

Anh và Hà Lan nổi bật lên như hai nước ‘có thị trường cần sa lớn’, nơi nghề trồng cần sa ‘tại gia’, ngoài trời và trong nhà kính từ Bắc Mỹ du nhập sang.

Phụ nữ Việt: ‘Tôi vào Anh bằng vé xe tải’

Người Việt và nạn ‘nô lệ hiện đại’ tại Anh

Thêm thông tin về vụ 39 người chết trong xe tải

Phụ nữ Anh bị tù vì đưa 12 người Việt nhập cư lậu

Thủ đô ‘trồng cần sa’ của châu Âu?

Số liệu của cảnh sát Anh Quốc cho hay từ tháng 1/2016 tới tháng 4/2018, chỉ riêng tại London, nhà chức trách phát hiện ra 314 ‘trại cần sa’ (cannabis farms).

Tính trung bình cứ hai ngày cảnh sát Anh tìm ra một căn nhà trồng cần sa, theo báo Evening Standard.

Tới trước 2010, Anh Quốc phải nhập 50% cần sa, nhưng từ năm đó trở đi, Anh trở thành thị trường xuất khẩu cả marijuana và cannabis.

Trồng cần sa là một nghề phi pháp có lãi lớn.

Trị giá của 250 nghìn cây cần sa ngoài chợ đen có thể lên tới 60 triệu bảng Anh, theo số liệu của National Police Chief’s Council hồi 2015.

Quá trình ‘tăng trưởng’ về ma tuý này gắn liền với các băng đảng Việt, theo một bộ phim về chống nô lệ hiện đại và buôn trẻ em vào các trại cần sa ở Anh:

“Sự chuyển biến từ nhập khẩu sang xuất khẩu xảy ra một phần là vì các băng đảng Việt có tổ chức, dùng căn hộ gia đình làm ‘nhà máy cần sa’…”

Cannabis farm
Image captionChừng 7500 cụm cần sa thu được ở Wales và Bristol có giá thị trường 3,5 triệu bảng Anh theo thời giá 2015
Wiltshire
Image captionBên trong nơi ở của nhóm đàn ông Việt trồng cần sa ở Wiltshire, Anh Quốc, bị cảnh sát bắt hồi tháng 2/2017

“Từ 2000 đến 2014, số trại cần sa ở Anh tăng 150%, theo cảnh sát. Trong tất cả các nạn nhân buôn người buộc phải làm trong các trại cần sa, 96% đến từ Việt Nam và 81% là trẻ em.”

Dù hiện có nghi vấn rằng một số người tham gia trồng cần sa luôn nhận là ‘vị thành niên’ để tránh bị truy tố, nhờ luật bảo vệ quyền trẻ em tại Anh, hoạt động trồng cần sa của các băng đảng Việt là khá phổ biến và ngày càng táo tợn.

Ngoài việc đục phá nhà cửa thuê của chủ để biến căn hộ thành trại cần sa, các băng đảng đôi khi còn giả ngây giả ngô hoặc lợi dụng lỗ hổng pháp luật để chạy tội.

Báo Anh viết hồi 2015, hai người Việt Nam (Chien Nguyen và Hien Nguyen) bị bắt trong một trại cần sa trị giá 100 nghìn bảng Anh trong 11 căn phòng ở nhà bốn tầng tại Leeds, West Yorkshire.

Cả hai khai trước tòa họ nghĩ họ trồng ‘một loại rau Phương Tây’ (Western vegetables) chứ không biết đó là thứ phi pháp.

Từ Hà Lan chuyển lên Bắc Âu

Cảnh sát EU đánh giá rằng nay nghề trồng cần sa đã lan ra khắp châu Âu, có cả ở Pháp, Bỉ, Na Uy, Czech, Đức, Ba Lan…

Nhưng tại Hà Lan vấn đề diễn biến phức tạp nhất.

Nghiên cứu của Yvette Schoenmakers, Bo Bremmers và Anton van Wijk chỉ ra liên hệ của các băng đảng Việt ở Hà Lan và nghề trồng cần sa.

Theo đó, có liên hệ rõ rệt giữ buôn người, rửa tiền, buôn lậu hàng hóa, làm giấy tờ giả và các trại cần sa mà người Việt tổ chức.

Cũng vẫn các băng đảng này đã và đang buôn lậu thuốc lá tại Đức, còn tại Đông Âu, chúng chuyên rửa tiền, buôn người và chuyển ma tuý, theo các tác giả.

“Công nghệ trồng và kỹ thuật trồng cần sa được nhập về từ Canada chuyển giao sang Hà Lan và Anh.

“Từ Hà Lan, một phần lớn tiền được gửi về Việt Nam qua hệ thống ngân hàng bình thường, như chuyển tiền hợp pháp, qua các gửi người mang (money couriers) và qua ngả chuyển ngầm dù ít hơn… Các cửa hàng nail đang mọc lên nhiều ở châu Âu cũng có dính líu đến rửa tiền phi pháp…”

“Có quan hệ giữa các nghi phạm người Việt ở Hà Lan với các nước khác, nhất là ở Đức và Czech, theo hồ sơ cảnh sát.”

“Nguồn cần sa thu hoạch được đã biến sang Ý, Anh và Thụy Điển, và có sự tồn tại của các kênh quốc tế đem tiền về rửa, chuyển về Việt Nam hoặc các nơi khác.”

“Có người Việt Nam và cả người Hà Lan tham gia các đường dây này, và người Hà Lan gốc Việt (Dutch Vietnamese) thường đóng vai trò trung gian.”

Được biết từ Hà Lan, công nghệ trồng cần sa đi lên Bắc Âu.

Cần sa dạng lá phổ biến ở châu Âu từ khi nào?

Cannabis plantsBản quyền hình ảnhPA

Các loại cần sa từ Trung Đông đã tới châu Âu từ nhiều thế kỷ, nhưng tới thập niên 1980, người dùng chủ yếu hút, hít cần sa dạng hạt (cannabis resin).

Cần sa dạng lá (herbal cannabis) bắt đầu phổ biến trong thập niên 1990, ban đầu ở một số giới tại Anh Quốc và Hà Lan.

Theo cơ quan phòng chống ma tuý châu Âu (The European Monitoring Centre for Drugs and Drug Addiction – EMCDDA) thì việc trồng cần sa ngoài trời bắt đầu phát triển ở Hoa Kỳ và Canada, rồi sang Anh Quốc và châu Âu lục địa.

Thị trường người châu Âu thường xuyên hoặc thỉnh thoảng dùng cần sa ước tính lên tới trên 22 triệu người, tính đến 2012, và nay có thể cao hơn.

Quy trình trồng cần sa để cung cấp cho các tiệm thuốc (kinh doanh hợp pháp, có kiểm soát) và lập ‘trại trồng cỏ’ bất hợp pháp tuy thế không khác nhau về kỹ thuật.

Vẫn tài liệu của EMCDDA mô tả quá trình trồng cần sa trong nhà kính hoặc trong vườn khép kín là cách duy trì vòng sinh trưởng, nở hoa tối ưu cho cây này.

  • Trồng trong môi trường kín để tưới cây đều, điều chỉnh không khí
  • Dựng đèn có ánh sáng nhân tạo 24/7
  • Tạo vòng sinh trưởng từ lúc gieo hạt đến lúc thu hoạch là 3 tuần
  • Tuỳ vào loại hạt, người ta có thể rút ngắn thời gian chiếu sáng xuống 18 giờ/ngày, nhưng phải chờ thu hoạch sau 7-9 tuần.

Chất lượng dầu cần sa tùy thuộc vào nồng độ THC (Tetrahydrocannabinol, chất tạo ảo giác thần kinh) trong lá khi thu hoạch và quá trình sấy khô.

Hạt cannabis lớn không cần đất nhưng kỹ thuật dùng bồn hoặc túi treo ngâm nước này hơi khó nên các băng đảng chủ yếu dùng máng có đất, dễ hơn.

Các bao đất mùn mua từ trung tâm thực vật vì thế cũng là dấu hiệu và bằng chứng để cảnh sát điều tra ra hoạt động trồng cần sa phi pháp.

Trừng phạt băng đảng cần sa và mọi người liên đới

Các băng nhóm trồng cần sa khi bị bắt thường đối mặt với một loạt tội hình sự:

  • Sản xuất, vận chuyển ma tuý
  • Khai thác lao động bất hợp pháp
  • Phá hoại nhà cửa
  • Ăn cắp điện nước

Ngoài ra, người cho thuê nhà để xảy ra việc trồng cần sa trong căn hộ cũng có thể bị liên lụy.

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionCảnh sát Pháp trong một vụ bố ráp hồi 7/2011 đã thu được 54 kg hạt cần sa cùng nhiều loại ma túy, chất gây nghiện khác

Các hội địa ốc Anh đã khuyến cáo như sau:

“Chủ nhà có thể bị ra tòa, nhận án tù và thậm chí bị tịch thu căn nhà nếu người thuê trồng cần sa phi pháp bên trong”.

Luật Misuse of Drugs Act 1971 trong Điều 8 ghi rõ người chịu trách nhiệm quả lý căn hộ có thể nhận 14 năm tù hoặc tiền phạt.

Tất nhiên, chủ nhà phải biết về hoạt động trồng cần sa trong nhà của mình thì mới bị tù.

Tuy thế, kể cả khi chủ nhà không biết gì hết, người đó vẫn bị điều tra…”

Officers at the scene
Image captionVụ 39 tử thi được tìm thấy trong thùng đông lạnh một chiếc xe tải ở hạt Essex, Anh Quốc gần đây đem câu hỏi “Người nhập cư lậu vào Anh làm nghề gì?” trên các báo Anh.

Luật Anh và các nước châu Âu ghi rất rõ ràng về trách nhiệm của chủ nhà là phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc cho thuê nhà.

Chủ nhà cũng phải chịu trách nhiệm hành chính và dân sự nếu người thuê gây ra vấn đề cho chính quyền địa phương và hàng xóm.

Các băng đảng cần sa thường đục tung các tường ngăn, khi khoan sang cả nhà hàng xóm, hút điện từ công-tơ láng giềng chạy đèn trong ‘trại cần sa’.

Kể cả khi chủ nhà “không biết gì” và băng đảng đã bị bắt thì họ vẫn có thể bị công ty điện nước, hội đồng địa phương và láng giềng kiện để đòi bồi thường.

Trong không ít trường hợp, sự quen biết, trợ giúp giấy tờ với nhóm trồng cần sa sẽ tạo bằng chứng cho cảnh sát và sở thuế điều tra chủ nhà và truy ra các tội khác.

Vẫn theo theo nghiên cứu tại Hà Lan của Yvette Schoenmakers, Bo Bremmers và Anton van Wijk, người Việt “không nằm trong nhóm tội phạm truyền thống”.

Nhưng hoạt động trong ngành trồng cần sa đã đưa con số không nhỏ người Việt và gốc Việt vào “công nghệ tội ác” đang lan ra khắp châu Âu.

EMCDDA cho hay các hiệp định quốc tế với toàn bộ 27 nước EU tham gia đã đề cao việc chống trồng và buôn bán cần sa.

Việc hợp thức hóa cần sa giải trí chỉ được triển khai ở một số nơi như Canada, Hà Lan.

Nghị viện AnhBản quyền hình ảnhBARCROFT MEDIA
Image captionVận động ngoài Quốc hội Anh ở London trong ngày nghị sĩ Paul Flynn kiến nghị luật hợp pháp hóa cần sa cho mục tiêu y tế (Legalisation of Cannabis – Medicinal Purposes – Bill, tháng 7/2018

Anh Quốc hồi 2018 đã chấp nhận cho bệnh nhân xin đơn từ bác sĩ để mua cần sa y tế (medical cannabis).

Cần sa cũng được chuyển từ hạng từ Schedule 1 xuống Schedule 2 cho sử dụng trong y học.

Nhưng Bộ Nội vụ Anh bác bỏ khả năng “hợp pháp hóa cần sa giải trí” trong thời gian tới,

Vì thế, chừng nào còn thị trường cần sa lậu thì nhu cầu trồng và hoạt động tội phạm của băng đảng, gồm cả người Việt vẫn còn đó.

Xem thêm:

Người Việt sẽ được chơi casino ở Việt Nam

Anh quốc: Nô lệ hiện đại và buôn người ‘nhan nhản’

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Tường thuật trực tiếp

Tường thuật trực tiếp

    1. Trung Quốc lên án phán quyết của tòa án Hong Kong

      Ngày 19/11, một loạt các cơ quan của Trung Quốc ra tuyên bố phê phán phán quyết phúc thẩm bản án tư pháp liên quan “Đạo luật Cấm bịt mặt” của Tòa sơ thẩm Tòa án cấp cao Đặc khu Hành chính Hong Kong.

      Người Phát ngôn Văn phòng Quốc vụ viện Trung Quốc về công việc Hong Kong – Ma Cao Dương Quang phát biểu:

      “Đạo luật Cấm bịt mặt” phát huy hiệu quả tích cực cho chặn đứng bạo lực và rối loạn kể từ khi được thực thi.

      Tòa sơ thẩm Tòa án cấp cao Hong Kong ngang nhiên thách thức quyền uy của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc và thẩm quyền quản lý của Trưởng Đặc khu hành chính theo pháp luật, sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng về xã hội và chính trị.

      Mong Chính quyền Đặc khu Hành chính Hong Kong và cơ quan tư pháp nghiêm túc thực hiện chức trách theo Luật Cơ bản, cùng gánh vác trách nhiệm chặn đứng bạo lực và rối loạn, khôi phục trật tự xã hội.”

      Người Phát ngôn Ủy ban công tác pháp chế của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc Tang Thiết Vĩ nói nội dung phán quyết của Toà án cấp cao Đặc khu Hong Kong đã làm “suy yếu nghiêm trọng” quyền quản trị vốn có theo luật pháp của Trưởng Đặc khu và Chính quyền Đặc khu Hong Kong.

      Nhân dân Nhật báo Trung Quốc số ra ngày 19/11 đăng bài bình luận nhan đề “Mưu toan can thiệp vào công việc nội bộ Hong Kong của thế lực nước ngoài ắt sẽ thất bại”.

      Bài này nói Trung Quốc “tuyệt đối không cho phép thế lực nước ngoài làm mưa làm gió tại Hong Kong”.

      Người biểu tình chùm chăn cấp cứu trong lúc ra khỏi Đại học Bách khoa Hong Kong ngày 19/11
      Image caption: Người biểu tình chùm chăn cấp cứu trong lúc ra khỏi Đại học Bách khoa Hong Kong ngày 19/11
    2. Lối vào ĐH Bách khoa tan hoang sáng 19/11

      Hong Kong

      Phố chạy vào cổng ĐH Bách khoa Hong Kong sáng 19/11. Theo phóng viên BBC News Rupert Wingfield-Hayes có mặt tại địa điểm này, trong đêm, các nhóm biểu tình đã tạo chiến lũy, cậy gạch, đốt xe con, xe bus để chặn cảnh sát.

      Phố chạy vào cổng ĐH Bách khoa Hong Kong sáng 19/11
      Image caption: Phố chạy vào cổng ĐH Bách khoa Hong Kong sáng 19/11
  1. Hong Kong có tân cảnh sát trưởng

    Hong Kong

    Ông Chris Tang, tức Đặng Bính Cường (54 tuổi) vừa được bổ nhiệm làm Cảnh sát trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong, thay người tiền nhiệm Stephen Lo (Lư Vĩ Thông) trong lúc cuộc bao vây ĐH Bách khoa Hong Kong chưa chấm dứt.

    Ông Chris Tang, tức Đặng Bính Cường (54 tuổi) vừa được bổ nhiệm làm Cảnh sát trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong
    Image caption: Ông Chris Tang, tức Đặng Bính Cường (trái) vừa được bà Carrie Lam trao quyết định của chính quyền TQ bổ nhiệm ông làm Cảnh sát trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong
  2. Anh đã bị ép phải trả Hong Kong như thế nào?

    Lịch sử Anh – Trung về Hong Kong

    Quan điểm của chính phủ Anh từ 1979 là đảm bảo ‘tự trị’ cho Hong Kong, và biến hợp đồng thuê đất ở Tân Giới sau hạn 1997 thành ‘thuê vĩnh viễn’.

    Anh có thể trả chủ quyền Hong Kong cho Trung Quốc nhưng giữ các quyền quản trị để đảm bảo ổn định cho nhà đầu tư và nền kinh tế Hong Kong.

    Tháng 2/1982, cựu thủ tướng Anh Edward Heath thăm Trung Quốc và được nghe từ chính lời Đặng Tiểu Bình rằng Trung Quốc chấp nhận để Hong Kong có quy chế “đặc khu hành chính” nhưng Bắc Kinh phải nắm chủ quyền.

    Có vẻ như điểm gặp nhau của hai bên là sự tồn tại của nền kinh tế đặc thù đem lại thịnh vượng cho Hong Kong theo hình chức quản trị Anh Quốc.

    Cuộc đàm phán mật từ đó đến 1984 xoay quanh ba khái niệm: chủ quyền (sovereignty), ổn định (stability), và thịnh vượng (prosperity).

    Các giá trị như dân chủ, nhân quyền cho người Hong Kong không hề được nêu ra.

    Tháng 9/1982, Margaret Thatcher trở thành thủ tướng Anh đầu tiên thăm nước Trung Quốc cộng sản và hai bên thảo luận, mà chưa quyết định về Hong Kong.

    Nhưng điều bà cảm nhận lại là thái độ cứng rắn của lãnh đạo Trung Quốc.

    Ngày 23/09, ông Triệu Tử Dương tiếp bà Thatcher ở Đại lễ đường Nhân dân và cho biết Bắc Kinh đặtchủ quyềnlên trênthịnh vượngvàổn địnhcủa Hong Kong.

    Ngày hôm sau, lãnh tụ Đặng Tiểu Bình tiếp bà Thatcher và nói mạnh hơn, cho Anh 1-2 năm để suy nghĩ.

    Trung Quốc nói muộn hơn hạn đó, họ sẽ công bố biện pháp “thu hồi” (recover) lại Hong Kong.

    Không chỉ có vậy, như Lady Thatcher tiết lộ trong hồi ký ‘The Downing Street Years’ (1993), Đặng đã đe dọa trực tiếp bằng câu nói:

    “Chúng tôi có thể đưa quân bước sang Hong Kong ngay tối hôm nay (walk in and take Hong Kong back later today) nếu muốn”.

    Bà Đầm Thép kể lại rằng bà điềm tĩnh trả lời, “Nếu đó là ý định của ngài thì tôi cũng không làm gì được, nhưng đấy cũng là sự sụp đổ của Hong Kong”.

    Bà Thatcher nói thêm:

    “Thế giới sẽ thấy việc chuyển từ quyền lãnh đạo của Anh sang Trung Quốc là thế nào.” (The world would then see what followed a change from British to Chinese rule’)

    Đặng Tiểu Bình và Margaret Thatcher
    Image caption: Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình tiếp bà Thatcher và cho Anh 1-2 năm để suy nghĩ, muộn hơn hạn đó, họ sẽ công bố biện pháp “thu hồi” (recover) lại Hong Kong. Trên thực tế, Anh Quốc đã phải chấp nhận mô thức ‘một quốc gia, hai chế độ’ cho Đặng Tiểu Bình đưa ra.
  3. Vẫn còn người biểu tình trong ĐH Bách khoa Hong Kong

    PolyU

    Nữ tu giúp một thanh niên ra khỏi ĐH Bách khoa Hong Kong
    Image caption: Nữ tu giúp một thanh niên ra khỏi ĐH Bách khoa Hong Kong
  4. Post update

    Các nhóm sinh viên ủng hộ các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong diễu hành thể hiện tinh thần đoàn kết tại khu vực mua sắm du lịch nổi tiếng Myeongdong ở Seoul vào hôm thứ Ba 19/11.

    Getty Images
    Image caption: Các nhóm sinh viên ở Seoul, Hàn Quốc, ủng hộ các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong
  5. Cảnh sát đối đầu với sinh viên ở Đại học Bách Khoa Hong Kong

  • Post update

    Khoảng 100-200 người biểu tình vẫn cố thủ trong một trường đại học ở Hong Kong bị cảnh sát bao vây.

    Những người biểu tình bên trong Đại học Bách khoa được cho là đang thiếu thực phẩm và nước uống và căng thẳng bước sang ngày thứ ba.

  • Post update

    Chính phủ Trung Quốc đã bổ nhiệm tân lãnh đạo cảnh sát Hong Kong, được biết đến như một người cứng rắn.

    Chris Tang được biết đến là người có biện pháp mạnh tay với người biểu tình trong Phong trào cổ vũ dân chủ năm 2014.

  • ‘Người biểu tình đu dây trốn thoát’

    Một số người biểu tình đã trốn thoát khỏi khuôn viên trường đại học Bách Khoa Hong Kong, vốn vẫn bị cảnh sát bao vây, bằng cách đu dây từ cầu xuống đường và được nhiều người lái xe máy đến đón đi.

    Khoảng 100 người khác cố gắng rời khỏi Đại học Bách khoa đã phải đối mặt hơi cay và đạn cao su. Một số đã bị bắt giữ.

    Nhà chức trách cho biết có 116 người bị thương trong vụ bạo lực hôm thứ Hai.

  • Trump nên lên tiếng về Hong Kong

    “Hoa Kỳ rất quan tâm sâu sắc đến tình trạng bất ổn chính trị và bạo lực ở Hong Kong,” Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết hôm thứ Hai.

    Ông Pompeo kêu gọi chính quyền thành phố phải giải quyết những yêu cầu của công chúng và Trung Quốc phải tôn trọng những hứa hẹn về sự tự do của thành phố này.

    Ông Pompeo nói với các phóng viên rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc phải tôn trọng những lời hứa của mình với người dân Hong Kong và cho biết chính quyền thành phố có trách nhiệm chính trong việc mang lại sự yên bình cho Hong Kong.

    “Bất ổn và bạo lực không thể giải quyết chỉ bằng những nỗ lực của lực lượng thực thi pháp luật. Chính phủ phải thực hiện các bước rõ ràng để giải quyết mối quan tâm của công chúng, trong khi kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về các sự cố liên quan đến biểu tình.”

    Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo đa số Thượng viện Mitch McConnell (phải) đều là thành viên của Đảng Cộng hòa
    Image caption: Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo đa số Thượng viện Mitch McConnell (phải) đều là thành viên của Đảng Cộng hòa
  • Phản hồi trên Facebook của BBCVietnamese

    Hong Phuong NguyenÁm ảnh bởi ánh mắt của các bạn ấy. Mình không hiểu rõ tình sự (vì mình không muốn nghe từ một phía) và cũng không bàn về chính trị nhưng mình lên án và phản đối bạo lực, chiến tranh.

    Bi Ta NoCó một câu mà tôi muốn nói: Nước Mỹ không phải là thiên đường nhưng là một nơi gần với thiên đường nhất trong cõi người này. Chính pháp và dân sự của Mỹ đã đạt được là đáng để nhiều nước học tập và noi theo…Hãy dẹp bỏ cái tôi hãy dẹp bỏ lý thuyết này nọ mà hãy nhìn vào thực thực tế.

    Quang Toản: Sao người dân Hồng Kông không muốn sống chung với chế độ cộng sản nhỉ ? Không muốn đi đến thiên đường XHCN.

    Lương Minh Hưng: Phát ngôn kiểu ngoại giao. Nước mỹ là chuyên gia chọc gây bánh xe. Hồng Kông đang mất kiểm soát . Không biết ai thắng ai thua. Nhưng chắc chắn người dân Hồng Kông là người thua. Các bạn cứ cổ vụ bên nay bên kia. Vì các bạn toàn ngồi ở nhà gõ phím. Nhưng hay nhìn tổng thể thì chì ngồi nhau lại mới có giải pháp.

    Hien Vinh Nguyen: Không quân đội, không có ai chống lưng. Sinh viên Hong Kong xem như không còn cửa bật lại chính quyền và đại lục. Giờ có lẽ phải có một là phép màu, hai là máu thịt đổ xuống thì may ra mới tạm ngừng được tình hình hỗn mang này.

    Thanh Hằng: Đau thương cho người dân và sinh viên Hong Kong. Căm phẩn sự độc ác tàn bạo này quá.

    Hiền Trang:Tự do không bao giờ là miễn phí. Cho dù có phải đánh đổi bằng cái giá đắt nhất cũng rất đáng.

    Lê Bấc: Giai cấp sinh viên chưa được tôi luyện qua đấu tranh cách mạng. Thất bại này là cuộc tổng diễn tập cho phong trào đồng khởi tiếp theo.

    Tu Dinh Người Hong Kong sẽ đấu tranh và còn phải đấu tranh cho đến hơi thở cuối cùng. Chúng tôi người Việt Nam luôn bên cạnh các bạn.

    Văn Ngọc ChuMột khi Hong Kong không còn thuộc về Trung cộng thì đó là lúc mà các khu tự trị khác cũng đòi độc lập thì Trung cộng sẽ đổ vỡ nên Trung cộng cho dù có phải làm Thiên An môn lần hai với Hong Kong thì nó vẫn sẽ làm.

    Đức Sơn: Buồn cười ở chỗ, ai cũng đi chửi Mỹ các kiểu khi lấn sâu quá nhiều về kinh tế, chính trị ở các nước khác nhưng khi có sự việc gì lại lôi đầu Mỹ ra để nhờ sự giúp đỡ. Mỹ mà k có động thái gì thì lại lên tiếng chửi Trump, lạ kỳ.

  • Bắc Kinh lên tiếng về phán quyết mặt nạ

    Cơ quan lập pháp Trung Quốc tuyên bố các tòa án Hong Kong không có quyền phán quyết về tính hợp hiến của văn bản luật theo luật Cơ bản của thành phố, trong đó bao gồm một lệnh cấm bịt mặt.

    Bắc Kinh khẳng định họ nắm giữ thẩm quyền duy nhất đối với các vấn đề hiến pháp của Hong Kong.

    Tuyên bốvđược đưa ra một ngày sau khi tòa tối cao Hong Kong phán quyết rằng lệnh cấm đeo mặt nạ trong các cuộc biểu tình công cộng là vi hiến.

  • Kêu gọi của Hoa Kỳ ngày 11/11

    Trước đó ngày 11/11, Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố về Hong Kong:

    “Hoa Kỳ đang quan sát tình hình ở Hong Kong với sự lo lắng cao độ. Chúng tôi lên án bạo lực ở mọi phía, bày tỏ thông cảm với nạn nhân bạo lực dù quan điểm chính trị của họ ra sao, và kêu gọi mọi phía – cả cảnh sát và người biểu tình – hãy kiềm chế. Chúng tôi lặp lại kêu gọi của Tổng thống Trump muốn giải pháp nhân văn cho các vụ biểu tình.

    Sự chia rẽ gia tăng trong xã hội Hong Kong cho thấy nhu cầu có đối thoại rộng lớn và thành thật giữa chính phủ, người biểu tình và công dân nói chung. Hoa Kỳ thúc giục chính phủ Hong Kong xây dựng đối thoại với công chúng Hong Kong, bắt đầu nỗ lực để giải quyết các quan ngại đằng sau dẫn tới biểu tình. Chúng tôi cũng thúc giục người biểu tình hãy hồi đáp nỗ lực đối thoại.

    Hoa Kỳ tin rằng sự tự trị của Hong Kong, sự trung thành với pháp trị, và cam kết bảo vệ tự do dân sự là chìa khóa giúp duy trì vị trí đặc biệt của nơi này theo luật Mỹ, cũng như cho thành công của “Một quốc gia, Hai hệ thống” và cho sự ổn định tương lai và phồn thịnh của Hong Kong. Chúng tôi thúc giục Bắc Kinh tôn trọng cam kết trong Tuyên bố Chung Anh – Trung Quốc, trong đó có cam kết Hong Kong sẽ “hưởng mức độ tự trị cao” và rằng nhân dân Hong Kong sẽ tận hưởng nhân quyền, tự do biểu đạt và tụ họp hòa bình – những giá trị cốt lõi mà chúng tôi chia sẻ với Hong Kong.”

    Hình ảnh ngày 18/11 ở Hong Kong
    Image caption: Hình ảnh ngày 18/11 ở Hong Kong
  • Lý tưởng của Đại học Bách khoa Hong Kong

    Trang web của Đại học Bách khoa Hong Kong dùng câu trong Kinh Dịch, ‘Khai vật thành vụ, lệ học lợi dân (开物成务 励学利民, tiếng Anh là To learn and to apply, for the benefit of mankind) làm motto của trường.

    Xây dựng trên nền tảng Trường Thương mại Hương Cảng năm 1937, đây là cở sở giáo dục trên cấp phổ thông đầu tiên có ngân khoản từ quỹ công. Sau Thế Chiến 2, từ 1947, trường được nâng cấp thành Học viện Kỹ thuật Hong Kong, và từ 1956, nhận được tiền hiến tặng 1 triệu đô la từ Hội Kỹ nghệ Trung Hoa.

    Sau đó, chính phủ Hong Kong cho xây khu cơ sở mới ở điểm mới. Trường khai trương chính thức ở địa ̣̣điểm này năn 1957 trong buổi lễ do Sir Alexander Grantham, Thống đốc Hong Kong khi đó chủ trì.

    Từ 1972, trường có tên là Bách khoa Hong Kong, và từ 1994 có tên là Đại học Bách khoa Tổng hợp – Hong Kong Polytechnic University, viết tắt là PolyU.

    PolyU
    Image caption: ĐH Bách khoa Hong Kong
  • Ý kiến từ Facebook

    Nguyễn Nguyễn: “Tuổi trẻ Hong Kong yêu chuộng hòa bình đấu tranh cho dân tộc, tuổi trẻ VN đang khát khao bóng đá, Thật ra người Việt Nam nhu nhược quá.”

  • Bạo lực ở Hong Kong đã kéo dài trên sáu tháng

    Bạo lực ở Hong Kong đã kéo dài trên sáu tháng, bắt đầu từ các cuộc xuống đường phản đối luật dẫn độ.

    Cảnh sát Hong Kong
    Image caption: Cảnh sát đụng độ với sinh viên Hong Kong
  • Tình nguyện viên cho Hội Chữ Thập Đỏ ‘được vào ĐH Bách khoa’

    PolyU Hong Kong

    Trang Hong Kong Free đăng trên Twitter rằng các nhóm tình nguyện làm cho Hồng Thập tự được cảnh sát cho phép vào khuôn viên ĐH Bách Khoa sau khi có tin số người bị thương nhiều.

    PolyU
    Image caption: Sinh viên và người biểu tình rút đi khỏi ĐH Bách khoa Hong Kong
  • Tan hoang trong ĐH Bách khoa Hong Kong

    Hong Kong

    Cảnh sát chĩa súng vào một người ngã xuống đống đổ vỡ trong ĐH Bách khoa. Phóng viên BBC Gabriel Gatehouse tìm thấy các đầu đạn cao su, “bắn không chết người nhưng gây đau đớn”.

    Cảnh sát
    Image caption: Cảnh sát chĩa súng vào một người ngã xuống đống đổ vỡ trong ĐH Bách khoa
  • Đạn cao su cảnh sát Hong Kong dùng để bắn người

    Đạn cao su
  • Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

    Blog at WordPress.com.