TT Trump: Thuế khiến các công ty rời Trung Quốc, ‘sang VN’
22 Tháng Năm 20197:07 CH(Xem: 729)
VĂN HÓA ONLINE – TỪ CALIFORNIA – THỨ NĂM 23 MAY 2019
TT Trump: Thuế khiến các công ty rời Trung Quốc, ‘sang Việt Nam’
20/05/2019
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Donald Trump trong một cuộc gặp ở Florida năm 2017.
Tổng thống Donald Trump nói rằng việc ông đánh thuế vào hàng hóa của Trung Quốc đã khiến các công ty di dời hoạt động sản xuất ở nước này sang Việt Nam và các quốc gia khác ở châu Á, đồng thời cho rằng Trung Quốc “đang bị giết chết vì thuế”.
Theo Reuters, trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Fox, vốn được thu hình tuần trước và phát sóng tối 19/5, ông Trump nói rằng Mỹ và Trung Quốc “đã có một thỏa thuận rất tốt” nhưng “họ lại thay đổi”.
“Và tôi nói rằng OK, chúng ta sẽ đánh thuế các sản phẩm của họ”, ông Trump cho biết.
Tin cho hay, các nhà đàm phán hàng đầu về thương mại của Mỹ và Trung Quốc chưa có kế hoạch thương thảo thêm kể từ khi vòng đàm phán mới nhất kết thúc hôm 10/5, cùng ngày Tổng thống Trump nâng thuế suất đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ đôla từ mức 10% lên 25%.
Nhà lãnh đạo Mỹ có bước đi này sau khi Trung Quốc được cho là muốn có các thay đổi lớn đối với một thỏa thuận mà các quan chức Mỹ nói là đôi bên đã đồng ý phần lớn, theo Reuters.
Kể từ đó, hãng tin Anh cho rằng Trung Quốc dường như đã có quan điểm cứng rắn hơn và ám chỉ rằng việc tái tục các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại kéo dài 10 tháng qua giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ít khả năng sẽ sớm xảy ra.
Ông Trump nói thêm rằng ông sẵn lòng tiếp tục áp thuế các mặt hàng của Trung Quốc vì Mỹ sẽ thu về 100 tỷ hoặc hơn từ việc đánh thuế đó.
Nhưng ông nói thêm rằng ông tin là Trung Quốc rốt cuộc sẽ muốn đạt thỏa thuận với Mỹ “vì họ đang bị giết chết vì thuế”.
Theo Tổng thống Trump, ông đã nói với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước vòng đàm phán mới nhất rằng bất kỳ thỏa thuận nào cũng không thể chia theo tỷ lệ “50-50” giữa hai nước mà nên nghiêng về phía Mỹ vì các hành động thương mại của Trung Quốc trong quá khứ.
Ông Trump cũng nói rằng ứng viên tổng thống của phe Dân chủ và cũng là cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden nên bị điều tra sau khi ông Peter Schweizer, một tác giả có tư tưởng bảo thủ, cáo buộc trong một cuốn sách xuất bản năm 2018 rằng con trai cựu quan chức này, Hunter Biden, đã hưởng lợi từ vị trí của cha mình để ký một thỏa thuận thương mại béo bở với Ngân hàng Trung Quốc thuộc sở hữu của nhà nước. (VOA)
CTV Danlambao – Đường Quốc lộ 1A Việt Nam (National Route 1A) được hiển thị trên Google là Mạng lưới cao tốc Quốc gia Trung Quốc (China National Highways). Sự kiện này tiếp tục cho thấy Bắc Kinh và Ba Đình đang gấp rút hoàn thành các cam kết đã ký tại Hội nghị Thành Đô 1990 trong những tháng cuối năm 2019.
Ngày 25/11/2019, ngay khi Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam vừa đồng ý thông qua việc miễn thị thực cho khách “nước ngoài” vào khu kinh tế ven biển thì thông tin Quốc lộ 1A tìm thấy Google cho thấy đường giao thông huyết mạch của Việt Nam được tuyên truyền là Mạng lưới cao tốc Quốc gia Trung Quốc. Đây không phải là sự cố bình thường, bởi tương tự như vụ áo dài Việt Nam là trang phục truyền thống của Trung Quốc, thủ thuật tuyên truyền Việt Nam là một sắc dân của Trung Quốc đã được áp dụng.
“Việt Nam là một phần không thể tách rời với Trung Quốc” – là cái đích mà Bắc Kinh muốn nhắm đến và Ba Đình sẵn sàng tuân theo.
Sau khi cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) cho phép xe tự lái từ Trung Quốc chạy thẳng vào Việt Nam thì việc sử dụng ứng dụng dò đường sẽ hiển thị thế nào trên các loại xe đó?
Chiến thuật của Bắc Kinh đang sử dụng là từng bước để nhồi vào đầu những người dân Trung Hoa đại lục rằng những gì ở bên kia biên giới đều là của Tàu.
Còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2019, với những gì đang diễn ra hiện tại cho thấy bức tranh “Một Con Đường, Một Vành Đai” đang dần dần hiện ra theo “đúng quy trình” với sự tiếp sức của đảng Cộng sản Việt Nam, tương lai chư hầu sẽ không còn xa nữa.
Ngày 25/11/2019, ông Nguyễn Thành Long, Hiệu phó trường THPT Hồng Ngự 3 đã gọi em Huỳnh Thị Thái Ngân lên văn phòng làm “công tác tư tưởng” suốt 45 phút. Việc sách nhiễu này khiến Ngân phải bỏ mất 1 tiết học Toán quan trọng trong ngày.
Sau khi hỏi dò học sinh về tình trạng gia đình, ông Nguyễn Thành Long bắt đầu câu chuyện giáo dục tư tưởng bằng cách đề cập đến lá thư mà Thái Ngân đã gửi cho Tổ chức Ân xá Quốc tế với lời khuyên: “Thầy nghĩ em không nên gửi nơi đó, nếu mà em thấy vụ của ba em không hợp lý chỗ nào thì em gửi cái đề nghị của em cho các cơ quan Nhà nước”.Khi nghe học sinh bày tỏ rằng em tự hào về những gì mà cha mình đã làm và biết lựa chọn điều gì là tốt nhất cho cha mình thì Hiệu phó nhà trường tiếp tục “căn dặn” “phải làm việc theo pháp luật”. “Nếu thấy trại giam Xuân Lộc đối đãi không tốt với ba em thì em có thể làm đơn khiếu nại gửi lên từ từ họ giải quyết sao em phải viết vào thư như vậy?”
Và để giữ gìn uy tín của nhà trường với Sở Giáo dục, ông Long còn “khuyên” học sinh “nên gỡ xuống” với “lý do nó không có lợi gì cho em hết, em còn là học sinh của trường có gì Sở giáo dục đặt vấn đề với mấy thầy nữa”.
Việc gửi thư kêu cứu và đăng tải lá thư công khai theo quan điểm của Hiệu phó nhà trường là “tạo ra dư luận không tốt, ảnh hưởng đến em và nhà trường”
Đây được xem là một hành động khủng bố tinh thần nhắm vào một học sinh lớp 12 mà gia đình đang phải gánh chịu sự khó dễ, trả thù từ nhà cầm quyền tỉnh Đồng Tháp.
Việc Hiệu phó trường THPT Hồng Ngự 3, ông Nguyễn Thành Long buộc học sinh phải bỏ học để “giáo dục tư tưởng” cho thấy môi trường học đường tại Việt Nam chịu sự chi phối, kiểm soát tư tưởng nặng nề hòng triệt tiêu ý thức phản kháng của học sinh.
Những thông tin mới nhất về việc nhà trường gây áp lực với em Huỳnh Thị Thái Ngân, cộng với việc địa phương không chịu xác nhận quyền thăm gặp của người vợ và tình trạng ngược đãi trong trại giam đối với TNLT Huỳnh Trương Ca, một lần nữa là những bằng chứng xác đáng nhất về tình trạng nhân quyền tồi tệ của Việt Nam trong mắt quốc tế.
Việt Nam mới đây đã công bố Sách Trắng quốc phòng 2019. Ảnh: VNN
Mới đây, một anh bạn của tôi tỏ ý không tin là có Thành Đô. Anh lập luận, chỉ còn một tháng rưỡi nữa là đến năm 2020, đâu thấy có dấu hiệu gì Việt Nam trở thành một tỉnh của Trung Quốc đâu?
Tôi không hẳn chỉ muốn phản bác lại anh, mà là cố gắng xâu chuỗi lại các sự kiện để cùng anh đi đến kết luận: Nguy cơ mất nước đang hiển hiện 100% và đảng cộng sản Việt Nam phải chịu tội này trước dân tộc Việt Nam.
– Khi nhắc đến Hiệp ước Thành Đô thì ta không nên hiểu đó chỉ là một văn bản Hiệp ước được ký kết ngay cuộc gặp này, mà phải hiểu là tổng hợp tất cả những cam kết bằng miệng và bằng giấy tờ tại Thành Đô và tại những cuộc trao đổi giữa hai bên những năm sau đó trong quá trình đạt được bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.
– Bức tường Berlin sụp đổ. Đảng cộng sản Việt Nam thấy rõ nguy cơ đe dọa. Họ đã chọn giải pháp quy hàng cộng sản Trung Quốc để có thể tiếp tục tồn tại. Trong ngoại giao chúng tôi gọi đó là giải pháp đỏ (hợp tác giữa những người cộng sản tại Campuchia và giữa TQ – VN).
– Họ chả có gì đủ mạnh để hy vọng đổi được sự che trở của TQ ngoài việc hứa đưa Việt Nam về chung ngôi nhà với Trung Quốc, tiến tới một thế giới cộng sản đại đồng. (Tôi khẳng định 100% đây là suy tính của những người lãnh đạo chóp bu lúc bấy giờ).
Tôi cũng chia sẻ thêm với anh:
– Lãnh đạo Việt Nam là những kẻ tiểu nhân, hứa thật cao để đạt được mục đích, sau nuốt hoặc trì hoãn thực hiện lời hứa là chuyện bình thường.
– Tuy nhiên, thâm nho như Tàu thì có mà chạy đằng giời, mọi món nợ đã trói chặt VN trong vòng kiểm soát của TQ. Những sự kiện cho thấy việc dần phải quy tụ lại với TQ, trong những năm qua, là rất rõ ràng:
+ Nhượng đất, nhượng biển đảo.
+ Cờ 6 sao (cố tình hay nhầm lẫn mà những ba bốn lần)
+ Chuyển đổi quân phục quân đội giống y TQ.
+ Bắt buộc học tiếng Trung.
+ Liên minh ngân hàng, tiêu tiền TQ trên lãnh thổ VN.
+ Hợp tác truyền hình, phát sóng tiếng Trung.
+ Hiệp định dẫn độ.
+ Người TQ tự do tràn ngập, có cả khu tự trị của người TQ, người VN không được vào.
+ Mọi dự án quan trọng đều lọt vào tay TQ.
(Danh sách này vẫn còn chưa đủ, mời quý độc giả bổ sung)
Bây giờ, tôi mới quay lại chủ đề chính của bài viết: Thành Đô – Đặc khu – Sách trắng quốc phòng.
Như chúng ta đều biết, vào năm ngoái Luật đặc khu bị người dân phản đối kịch liệt. Người dân chả cần phải cao siêu gì người ta cũng đều nhận xét, ký luật đặc khu là bán nước. Và mọi người đều biết suy luận, đó là hậu quả của Thành Đô.
Tưởng chừng trước sức ép của người dân như vậy lãnh đạo Việt Nam cũng phải dè chừng trong câu chuyện đặc khu. Nhưng không, với bản chất của những kẻ tiểu nhân, chẳng bao giờ biết thành thật, chỉ biết dối trá, lừa dối cả chính nhân dân mình, họ đã đánh tráo khái niệm, thay đổi câu chữ, thay đổi quy trình, giữa tháng 11/2019, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lấp liếm ký rất “nhanh lẹ”, “kín đáo” câu chuyện đặc khu.
Cùng với nó, Quốc hội VN, ngày 25/11/2019, đã thông qua luật sửa đổi cho phép người nước ngoài được miễn thị thực khi họ đến các “khu kinh tế đặc biệt trên biển”. Thật là một sự phối hợp “nhịp nhàng” và thông điệp cũng khá dễ để suy luận: Những đặc khu này chỉ là dành cho Trung Quốc.
Câu hỏi đặt ra là tại sao họ phải làm mọi cách để thông qua câu chuyện đặc khu một cách mau lẹ như vậy, câu trả lời chỉ có thể là, đặc khu là thành tố rất quan trọng trong quy trình quy tụ VN về với TQ và với sức ép từ phía TQ, nó không thể chần chừ thêm được nữa.
Như chúng ta đều biết, một hai tháng trước đây, câu chuyện TQ xâm phạm lãnh hải VN ở bãi Tư Chính đẩy quan hệ hai nước căng như dây đàn, tưởng chừng như sắp có chiến tranh đến nơi giữa VN và TQ. Nhưng rốt cuộc rồi mọi chuyện lại đâu vào đấy. Quan hệ hai nước lại quay về chỗ cũ như thể “chưa từng có một cuộc… ra tay”.
Tại sao lại như vậy? Rất khó hiểu và cũng rất dễ hiểu. Thông điệp dằn mặt, nắn gân của TQ với VN thì chỉ có người VN hiểu, hoặc phải cam chịu mà hiểu. Thông điệp phản đối, đáp trả của phía VN thì cũng rất “khôn khéo” chỉ đủ để cho người TQ hiểu là được. Tóm lại, VN đã rất hài lòng chấp nhận với chính sách “gác tranh chấp cùng khai thác” mà TQ từng đưa ra, có thể bỏ qua câu chuyện chủ quyền.
Những phản ứng của ngoại trưởng Phạm Bình Minh tại LHQ thực chất cũng chỉ để nhằm đối phó với nhân dân mà thôi. Đại diện phía TQ vẫn ngồi nguyên trong diễn đàn để nghe phản ứng của ngoại trưởng Phạm Bình Minh cơ mà. Phải chăng thông điệp chính thức của phía VN muốn gửi cho phía TQ đã đi đêm qua kênh khác rồi.
Kế tiếp, cũng trong ngày 25/11/2019, Bộ quốc phòng VN cho công bố sách trắng quốc phòng. Người quan sát tình hình, chả cần phải quá thông thái mới nhận ra rằng: Công bố sách trắng khẳng định chính sách 4 không lúc này là không đúng lúc. Trong khi TQ ngang ngược phản đối VN xâm phạm chủ quyền của TQ tại bãi Tư Chính, trong khi TQ đang làm hết sức, khiêu khích công khai, để khẳng định đường lưỡi bò của mình, thì VN lại ra sách trắng công khai tuyên bố chính sách 4 không, khẳng định không liên minh quận sự.
Tại sao từ chính sách ba không chuyển thành bốn không, chả có gì thật sự là mới mà VN lại phải ra sách trắng vào thời điểm này? Câu trả lời chỉ có thể là họ muốn chính thức chuyển một thông điệp làm yên lòng TQ: Chúng tôi chấp nhận không liên minh với Mỹ để chống TQ, Hiểu một cách khác, chúng tôi sẽ không làm gì với những tranh chấp chủ quyền mà TQ mới tuyên bố tại biển Đông, chúng tôi gác vấn đề chủ quyền để cùng TQ khai thác hưởng lợi tại biển Đông.
Cuối cùng, tại sao VN phải hối hả làm cùng một lúc một loạt những việc liên quan đến TQ như kiểu “cưới chạy tang” vào thời điểm cuối năm 2019 như vậy? Câu trả lời dễ chỉ có thể là năm 2020 đã quá gần, sức ép ông chủ TQ ngày càng lớn. Những gì thuộc quy trình Thành Đô như: Đặc khu kinh tế trên biển, miễn thị thực, cam kết lời hứa năm xưa phải được thực hiện, để chứng minh sự trung thành với TQ.
Tóm lại, tôi và anh bạn của tôi thống nhất khẳng định: Nói về Thành Đô là nói đến việc, đảng cộng sản VN vì sự tồn tại của mình, đã lấy đất nước VN ra để ngã giá, đổi lại sự che trở của đảng cộng sản TQ.
Tôi đoán biết, các bạn tôi tại Bộ Ngoại giao, trước sau cũng sẽ đọc được bài viết này của tôi. Tôi thiển nghĩ, các bạn nên đưa những gì tôi viết ở trên ra mổ xẻ, phân tích, tìm ra lối tránh vết xe đổ mù quáng của lớp lãnh đạo trước đây. Nếu để đất nước chìm sâu vào sự lệ thuộc TQ, chính các bạn là người có lỗi đầu tiên, như tướng Lê Mã Lương nhận định, vì các bạn là những người hiểu biết, tỉnh táo và sáng sủa nhất trong giới lãnh đạo hiện nay.
Ông Trần Thanh Giang bị bắt giữ ngày 23/4/2019. Photo Courtesy
Chiều ngày 27/11/2019, Tòa án Nhân dân Tỉnh An Giang đưa ông Trần Thanh Giang ra xét xử theo thủ tục hình sự sơ thẩm với tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCNVN” theo điều luật 117, Bộ luật Hình sự 2015. Vụ án được thực hiện theo thủ tục xét xử kín.
Ông Trần Thanh Giang sinh năm 1971, nguyên là một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, cư trú tại Chợ Mới, An Giang. Ông bị bắt giữ và khởi tố hình sự vào ngày 23/04/2019. Quá trình xét xử, công tố đề nghị mức án từ 7 – 9 năm tù và không đề nghị kèm thêm hình phạt quản chế.
Chiều cùng ngày, tòa án đã tuyên xử Ông Trần Thanh Giang có tội và chịu hình phạt 8 năm tù. Sau lời tuyên án, ông Giang đã lớn tiếng phản đối cho rằng “Phiên tòa không có dân chủ” và chỉ vị chủ tọa phiên tòa, ông nói “Hôm nay anh xử tôi, ngày mai nhân dân sẽ xét xử anh” …
Xét xử kín là thủ tục tố tụng khá đặc biệt. Theo quy định, thường chỉ áp dụng trong trường hợp cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự. Tuy quyết định thủ tục xét xử kín, nhưng lời tuyên án vẫn phải là công khai. Tòa án không công bố toàn bộ bản án, mà chỉ công bố phần quyết định.
Thời gian gần đây, trong khi hầu hết các vụ án hình sự thuộc nhóm tội an ninh quốc gia đều được xét xử công khai, thì tòa án An Giang quyết định thủ tục xét xử kín đối với vụ án ông Trần Thanh Giang là trường hợp rất hiếm hoi và đầy ẩn ý. Tuy vậy, cũng cần ghi nhận việc tòa án cho phép ba người thân trong gia đình ông được tham dự phiên tòa trực tiếp ngay trong khán phòng xét xử.
Về đời tư, hoàn cảnh ông Trần Thanh Giang khá bi đát về hôn nhân lẫn điều kiện kinh tế.
Theo lời một vị chức sắc tôn giáo, ông Trần Thanh Giang được cho là một nhà hoạt động tự do tôn giáo khá ôn hòa, lặng lẽ và kín tiếng với truyền thông. Kể cả việc ông bị bắt giữ, khởi tố vào hạ tuần tháng 04/2019 và đến nay, khi ông bị đưa ra xét xử thì cũng không được mấy ai trong công chúng biết đến, ngoại trừ một số ít người biết đã góp tiền xăng cho luật sư đi lại hầu tòa ở TP.Long Xuyên.
Có thể nói, giữa những ồn ả cuộc đời, ông đã chọn cách hoạt động theo nét riêng của mình. Với công chúng, ông là một người tù thầm lặng.
* Nguồn thông tin bài viết căn cứ vào phần tuyên án công khai, từ gia đình và những người biết ông Trần Thanh Giang.
Trước tình hình Trung Quốc ngày càng có thái độ gây hấn trên Biển Đông, đặc biệt là với Việt Nam. Nhiều nhà nghiên cứu quân sự Thế giới, kể cả người Trung Quốc đều cho rằng Trung Quốc không nên mạo hiểm gây hấn với Việt Nam.
Các nhà phân tích đã đưa ra các lí do sau:
Thứ nhất: Người dân Việt Nam có truyền thống chống ngoại xâm. Họ thường phải chống lại kẻ thù đông hơn, mạnh hơn. Trong lịch sử Trung Quốc đã hơn mười lần xâm lược Việt Nam nhưng đều thất bại. Trong Thế kỷ XX, Việt Nam đã đánh thắng các đế quốc lớn như Nhật, Pháp, Mỹ. Trong chiến tranh toàn diện thì không thể cứ nước lớn có thể thắng được nước nhỏ mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, đặc biệt là tính chính nghĩa hay phi nghĩa của cuộc chiến tranh. Nếu chiến tranh xảy ra thì rõ ràng nhân dân Việt Nam là chính nghĩa, họ sẽ đoàn kết được cả dân tộc, được Thế giới ủng hộ. Còn Trung Quốc thì ngay nội bộ cũng có nhiều quan điểm khác nhau.
Thứ hai: Trong quân đội Trung Quốc có phái hiếu chiến luôn kích động việc đánh chiếm các đảo của Việt Nam. Trong thực tế các đảo ấy không mang lại nhiều lợi ích cho Trung Quốc, nhưng nhờ vậy mà quân đội Trung Quốc được đầu tư về trang bị, quân số và nhiều quyền lợi khác. Nhưng thực tế quân đội Trung Quốc trong nhiều năm không có chiến tranh lớn, không có kinh nghiệm tác chiến. Họ chủ yếu là “dẹp loạn” trong nước như đàn áp biểu tình ở Thiên An môn, ở Tây Tạng… Còn quân đội Việt Nam là một quân đội thiện chiến, đã đánh thắng cả quân đội Pháp, Nhật, Mỹ. Ngay năm 1979, quân đội Trung Quốc đã dùng nhiều sư đoàn, tiến công trên toàn tuyến biên giới Việt Nam. Lúc đó quân chủ lực của Việt Nam đang chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và giúp nhân dân Campuchia chống bọn diệt chủng. Nên thực tế chống quân Trung Quốc lúc đó chỉ là dân quân, du kích và bộ đội địa phương. Chỉ trong một tháng Trung Quốc đã bị diệt tới 6 vạn quân. Khi quân chủ lực Việt Nam cơ động ra Bắc thì Trung Quốc đã phải vội vã rút quân. Nhiều tướng lĩnh Trung Quốc lúc đó đã thừa nhận thất bại, thừa nhận sức mạnh của quân và dân Việt Nam.
Rõ ràng trong bối cảnh hiện nay dù quân đội Trung Quốc đông, được trang bị nhiều vũ khí hiện đại nhưng rất khó có thể thắng được quân đội Việt Nam. Đặc biệt, nếu Trung Quốc thực hiện chiến tranh cục bộ, chỉ trên biển đảo thì càng có nhiều bất lợi. Mấy đảo chiếm được của Việt Nam ở Trường Sa dù có sân bay, tên lừa nhưng vẫn nhỏ và quá xa Trung Quốc nên Việt Nam có thể dễ dàng vô hiệu hoá, thậm chí sẽ là mồ chôn quân Trung Quốc.
Thứ ba: Nếu Trung Quốc đánh Việt Nam thì Trung Quốc là phi nghĩa, sẽ bị cả Thế giới chửi rủa, lên án. Còn Việt Nam sẽ được cả Thế giới ủng hộ. Thực tế không chỉ Việt Nam có quyền lợi ở Biển Đông mà nhiều nước, trước hết là Mỹ, Nhật, Hàn, Úc, Ấn đều có quyền lợi ở đây. Họ sẽ ủng hộ chi viện cho Việt Nam chống lại Trung Quốc. Rồi, từ bị cô lập về chính trị, ngoại giao, quân sự, Trung Quốc sẽ bị cô lập về kinh tế.
Trung Quốc sẽ không chỉ thất bại trước Việt Nam mà thất ại trước toàn Thế giới. Nhân dân Trung Quốc hãy hành động, phản đối thái độ hiếu chiến của lãnh đạo Trung Quốc, đừng để Trung Quốc rơi vào thảm hoạ.
Sau đó, bạn cần đặt kẹp mi xuống và dùng chiếc điện thoại bạn đang dùng để tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra ở Trung Quốc: cách họ xây dựng trại tập trung, đưa những người Hồi giáo vô tội vào trong đó, tách họ khỏi gia đình, bắt cóc họ, giết chết họ, cưỡng hiếp họ, ép họ phải ăn thịt heo, ép họ phải uống rượu, ép họ phải theo một tôn giáo khác – hoặc không thì họ sẽ bị giết…..
Những người trong đó không có ai sống sót. Đây là một nạn diệt chủng, mà không ai nói về nó.
Làm ơn hãy lan rộng thông điệp này. Vì vậy hãy cầm chiếc kẹp mi lên lần nữa…”
Feroza Aziz sau đó đã tweet rằng TikTok đã chặn không cho cô đăng thêm nội dung mới.
Tài liệu bị rò rỉ cho thấy Trung Quốc tẩy não người Uighurs ở Tân Cương
“TikTok không kiểm duyệt nội dung do nhạy cảm chính trị,” một phát ngôn viên nói với BBC News. Mặc dù, trên Douyin, phiên bản tiếng Trung của TikTok, thì các bài đăng của Aziz không xuất hiện, chính là vì bị kiểm duyệt về mặt chính trị.
Douyin đã cấm vĩnh viễn một trong những tài khoản TikTok cũ của Aziz vào 15/11, nhưng vì đăng video khác không liên quan đến vấn đề Uighur, nhưng vi phạm các quy tắc về thông tin liên quan đến khủng bố, ông nói.
Như một biện pháp bổ sung, Tiktok sau đó chặn điện thoại thông minh của cô, vào 25/11, nhưng lý do cũng không liên quan đến các bài đăng của cô về Trung Quốc.
“Tài khoản mới của cô ấy và các video, bao gồm cả video lông mi, không bị ảnh hưởng và tiếp tục nhận được lượt xem,” người phát ngôn Tik Tok nói thêm.
BBC News đã liên lạc với Aziz và gia đình để xin bình luận.
Aziz đã đăng ba video về sự đối xử của Trung Quốc đối với người Hồi giáo Uighur, vào Chủ nhật và Thứ Hai.
Video đầu tiên đã được xem hơn 1,4 triệu lần và “được yêu thích” gần 500.000 lần trên ứng dụng.
Một bản sao được tải lên Twitter bởi những người dùng TikTok khác đã thu hút thêm năm triệu lượt xem.
Và các bản sao khác đã được đăng lên YouTube và Instagram.
Một phần của sự hấp dẫn của các video này là chúng trông có vẻ như là một video dạy trang điểm, nhằm lách khỏi sự kiểm duyệt của Bytedance, được cho chủ sở hữu của TikTok có trụ sở tại Bắc Kinh.
Cuối video, Aziz lại nói về cách làm lông mi trông dài hơn.
Bên trong trại ‘cải tạo tư tưởng’ của Trung Quốc
“Tôi nói vậy nên TikTok không gỡ video của tôi xuống,” cô giải thích trong một trong những bản ghi âm.
Mặc dù phiên bản TikTok được sử dụng ở Trung Quốc đại lục chịu sự kiểm duyệt chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, công ty nói rằng họ có động thái tương tự với các bài đăng của người dùng ở nước khác.
Tiktok lưu ý rằng các clip khác về việc ngược đãi người Uighur trong các trại Trung Quốc vẫn được phép tồn tại trên các nền tảng quốc tế, mặc dù những video này không nhận được sự quan tâm và chú ý như video của Aziz.
Các video của cô gái 17 tuổi này được đăng cùng tuần BBC Panorama đã tiết lộ các tài liệu bị rò rỉ chi tiết về một số biện pháp được sử dụng để tẩy não hàng trăm ngàn người Hồi giáo ở khu vực Tân Cương.
Aziz tweet rằng TikTok đã đình chỉ cô một tháng và nói rằng “Trung Quốc đang khiếp sợ rằng các tin tức [về các trại] sẽ lan truyền”.
Một thành viên Viện chính sách chiến lược Úc đã khen ngợi video TikTok của cô Aziz là “sự lật đổ một cách sáng tạo”.
Phân tích
Bản quyền hình ảnhREUTERS
Bởi Kerry Allen, nhà phân tích truyền thông Trung Quốc
Bất kỳ ứng dụng nào hoạt động trong phạm vi Trung Quốc đại lục cần phải được Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin chấp thuận.
Các mạng xã hội nhận ra rằng họ không được phép hoạt động trừ khi họ tuân thủ các nguyên tắc địa phương và điều đó có nghĩa là đảm bảo bất kỳ nội dung nào trên nền tảng của họ đều phải có ý nghĩa tích cực về chính quyền.
TikTok, được biết đến ở Trung Quốc là Douyin, được sàng lọc rất nhiều.
Ví dụ, vào tháng 4/2018, nó đã kiểm duyệt tất cả các đề cập đến nhân vật hoạt hình Peppa Pig của Anh, lo ngại rằng chú heo này đang được sử dụng như một biểu tượng của sự nổi loạn.
Nhưng chính phủ Trung Quốc không quan tâm và có ít quyền kiểm soát, lọc nội dung trên phiên bản được cung cấp ở nước ngoài.
Vào tháng 10 năm nay, TikTok đã từ chối sàng lọc nội dung chống Trung Quốc trên ứng dụng quốc tế của mình, nói rằng tất cả dữ liệu người dùng ở Mỹ được lưu trữ tại Hoa Kỳ, với bản sao lưu tại Singapore.