Daily Archives: December 6, 2019

Giới học giả tại Nga, Hàn Quốc, Mỹ và Thụy Sĩ tích cực thể hiện quan điểm và tiếng nói trong vấn đề Biển Đông trong năm 2019

Giới học giả tại Nga, Hàn Quốc, Mỹ và Thụy Sĩ tích cực thể hiện quan điểm và tiếng nói trong vấn đề Biển Đông trong năm 2019

Năm 2019, giới nghiên cứu và học giả quốc tế, khu vực đã đóng góp tiếng nói quan trọng trong quá trình giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Những hội thảo quốc tế tại các nước như Nga, Hàn Quốc, Mỹ và Thụy Sĩ… là nơi các sự kiện, diễn biến tại Biển Đông được đưa ra phân tích, đánh giá trên cơ sở luật pháp quốc tế bằng thực tiễn và học thuật. Điều này đã giúp dư luận có những nhận thức đầy đủ, khách quan và chính xác về tình hình.

Tại Nga

1. Hội thảo quốc tế “Tranh cãi trên biển Biển Đông và tìm kiếm giải pháp hòa bình” do Quỹ quốc tế “Con đường hòa bình” phối hợp Hội Luật gia dân chủ quốc tế (IADL) tổ chức tại thủ đô Matxcova (27-28/6), với sự tham gia của đông đảo các học giả, nhà nghiên cứu chính trị, luật gia, các chuyên gia về lĩnh vực Biển Đông, các nhà ngoại giao đến từ Nga, Mỹ, Philippines, Nhật Bản, Pakistan, Việt Nam. Tại hội thảo, các đại biểu đã trình bày nhiều báo cáo khoa học với nội dung tập trung vào các vấn đề hoàn cảnh lịch sử và diễn biến hiện tại trên khu vực Biển Đông, quan điểm chính của các nước liên quan, cũng như các giải pháp hòa bình, trong đó có những đề xuất được đưa lần đầu tiên thu hút chú ý của giới chuyên gia. Các ý kiến cho rằng cần phải gia tăng các hội nghị, hội thảo quốc tế có sự tham dự của tất cả các bên liên quan. Các đại biểu cũng đưa ra nhiều đề xuất nhằm giải quyết tranh chấp ở Biển Đông một cách hòa bình, dựa trên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), bao gồm việc không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực; thúc đẩy đối thoại và hợp tác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, quyền và lợi ích chính đáng của mọi quốc gia; dựa vào các cơ chế đa phương, đặc biệt ASEAN và các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, như ARF, EAS, ADMM+, để kiểm soát bất ổn, xây dựng lòng tin, và ngăn ngừa xung đột. Xây dựng một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, ràng buộc và hiệu quả sẽ giúp duy trì hoà bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông; tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt UNCLOS 1982 trong quá trình giải quyết tranh chấp. Trong khi COC đang trong tiến trình hình thành, các bên cần chấm dứt các hoạt động xây đảo nhân tạo bất hợp pháp và ngừng triển khai các thiết bị và phương tiện quân sự và các hành động quân sự hóa khác khiến căng thẳng leo thang. Các bên liên quan nên bắt đầu ngay tiến trình xây dựng lòng tin, góp phần giữ gìn an ninh khu vực và môi trường biển, tôn trọng và tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đồng thời sớm thiết lập và thực thi COC có tính ràng buộc pháp lý và dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.

2. Hội thảo“Luật quốc tế, công lý quốc gia và quốc tế, chủ quyền quốc gia trên ví dụ ứng xử giữa các nước ở Biển Đông” do Đại học Tư pháp quốc gia Nga (RGUP) trực thuộc Tòa án Tối cao Liên bang Nga tổ chức (01/11). Đây là sự kiện thường niên trong khuôn khổ hội nghị toàn Nga và chương trình trường học của nhà khoa học trẻ, thu hút đông đảo giảng viên, nghiên cứu sinh, sinh viên các trường đại học, học viện khối luật hàng đầu trên toàn Nga như Đại học Tư pháp quốc gia Nga, Viện Nhà nước và Pháp luật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga (RAN), Đại học Tổng hợp Tomsk, Đại học Tổng hợp Nhân văn Nga, Đại học Tổng hợp Sư phạm Moskva, Học viện Kinh tế quốc dân và Hành chính công, Đại học Luật quốc gia Kutafin. Đáng chú ý, lần đầu tiên, chủ đề Biển Đông được đưa vào chương trình hội nghị dành cho các sinh viên, nghiên cứu sinh tài năng, những nhà khoa học trẻ ngành luật của Nga. Tại hội thảo, các chuyên gia đã chỉ rõ việc cải tạo các bãi đá, xây dựng đường băng, đặc biệt là tiến hành thử nghiệm đường băng trên Đá Chữ thập mà Trung Quốc xây dựng trái phép; các hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc tại Biển Đông. Chuyên gia Nga khẳng định những hành động này đều đi ngược lại luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982; khẳng định trong một thập kỷ gần đây, những hành động của Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế trên Biển Đông là có hệ thống, khiến Biển Đông trở thành điểm “nóng” quốc tế. Một số ý kiến cho rằng Trung Quốc muốn biến khu vực không phải tranh chấp hay chồng lấn tại Biển Đông thành khu vực có tranh chấp, đồng thời cản trở hoạt động khai thác dầu khí hợp pháp của Việt Nam với Nga và các nước khác. Các chuyên gia phát biểu tại hội thảo đều khẳng định rằng tất cả các bên tranh chấp cần tuân thủ những chuẩn mực của luật pháp quốc tế đã được thừa nhận, trong đó có UNCLOS mà Trung Quốc cũng là thành viên. Các nước ASEAN và Trung Quốc cần nhanh chóng thông qua COC mang tính ràng buộc pháp lý và có tính đến lợi ích hợp pháp của tất cả các bên. Trên phương diện pháp luật, khu vực Biển Đông hiện nay rất nguy hiểm, đòi hỏi các bên phải có trách nhiệm, nhưng chưa có sự quan tâm đầy đủ của cộng đồng luật quốc tế. Mặc dù đã có luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, UNCLOS, các tài liệu pháp lý khác để giải quyết tình hình ở Biển Đông, nhưng Trung Quốc vẫn đang có các vi phạm liên quan đến quyền chủ quyền hợp pháp được luật pháp quốc tế công nhận, trước hết là của Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philippines và Brunei.

Tại Hàn Quốc

1. Ngày 26/11/2019, tại trường Đại học Youngsan (Busan, Hàn Quốc), Hội những người Hàn Quốc yêu Việt Nam VESAMO, trường Đại học Youngsan (Trung tâm nghiên cứu luật biển, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam học, Khoa Quốc tế học) và trường Đại học Khoa học Kỹ thuật Dongwon đã tổ chức cuộc hội thảo khoa học năm 2019 với chủ đề: “Hợp tác chung vì một môi trường hàng hải an toàn và phát triển bền vững”. Tham dự hội thảo có đông đảo đại biểu là giáo sư đại học, học giả ngành luật quốc tế; chuyên gia nghiên cứu cao cấp về hải dương học; sinh viên đại học các chuyên ngành liên quan và đại diện một số cơ quan văn hóa của thành phố Busan, các tổ chức và cá nhân Hàn Quốc quan tâm và nghiên cứu về văn hóa, lịch sử của Việt Nam. Tại hội thảo, các học giả đã tập trung vào việc phân tích về các vấn đề luật pháp quốc tế và an ninh môi trường biển, an toàn hàng hải ở Biển Đông; tìm kiếm các giải pháp cho hòa bình ở biển Đông. Các ý kiến đều thể hiện sự quan ngại đối với việc Trung Quốc tiếp tục triển khai các hoạt động gây căng thẳng ở biển Đông; cho rằng các hành động này của Trung Quốc đã vi phạm các quy định của Công ước luật biển năm 1982 (UNCLOS) và càng làm cho các vấn đề tranh chấp trở lên phức tạp, đe dọa đến hòa bình, ổn định và lợi ích của các quốc gia trong khu vực. Hội thảo kêu gọi các bên liên quan xuất phát từ tinh thần và trách nhiệm chung cần tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước ước của Liên hợp quốc về Luật Biển, chấm dứt các hành động căng thẳng, thiện chí hợp tác gìn giữ hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Các đại biểu đều nhất trí rằng, rằng việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở biển Đông là bổn phận và trách nhiệm của các quốc gia và giải pháp duy nhất cho vấn đề hòa bình ở biển Đông là sự tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế.

2. Ngày 26/5/2019 vừa qua, Hội Sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc (VSAK) đã tổ chức thành công Hội thảo Khoa Học Sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc lần thứ VI (ACVYS 2019) tại hội trường tòa nhà The 100th Memorial Hall, trường Đại học Khoa học và Công nghệ Seoul (SeoulTech), thu hút sự tham gia của hàng trăm nhà khoa học, nghiên cứu sinh cùng các bạn sinh viên Việt Nam và quốc tế đang học tập và sinh sống tại Hàn Quốc. Các đại biểu tham gia Hội thảo đều cho rằng tình hình Biển Đông hiện nay phức tạp do những hành động đơn phương, coi thường pháp luật của Trung Quốc. Việc xây dựng một COC thực chất, ràng buộc và hiệu quả sẽ giúp duy trì hoà bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông; tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt UNCLOS 1982 trong quá trình giải quyết tranh chấp. Trong khi COC đang trong tiến trình hình thành, các bên cần chấm dứt các hoạt động xây đảo nhân tạo bất hợp pháp và ngừng triển khai các thiết bị và phương tiện quân sự và các hành động quân sự hóa khác khiến căng thẳng leo thang.

Tại Mỹ

Hội thảo về Biển Đông thường niên lần thứ 9 do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS), Mỹ tổ chức diễn ra ở Washington (24/7) với sự tham gia của các học giả quốc tế. Các ý kiến đều bày tỏ quan ngại về những diễn biến tại Biển Đông. Chuyên gia Nhật Bản đánh giá, Nhật Bản là nước “rất dễ bị tổn thương” trước những diễn biến tiêu cực trên Biển Đông. Ông giải thích hơn 90% giao thương của Nhật Bản lệ thuộc vào vận chuyển bằng đường biển và Biển Đông là huyết mạch hàng hải hết sức quan trọng đối với Tokyo. Do đó, nếu con đường này bị chặn hoặc một quốc gia đơn lẻ nào đó làm chủ vùng biển này thì Nhật Bản sẽ rơi vào tình thế dễ bị tổn thương. Trong khi đó, chuyên gia Ấn Độ đánh giá New Delhi có nhiều lợi ích ở Biển Đông và cũng sẽ là một “nạn nhân” nếu vùng biển này xảy ra bất ổn. Trong khuôn khổ chính sách đối ngoại “Hướng Đông”, những năm qua Ấn Độ đã tích cực tăng cường sự hiện diện về kinh tế, chính trị và quân sự với các nước xung quanh Biển Đông. Chuyên gia Australia khẳng định ưu tiên của nước này là duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông. Những năm qua, Canberra luôn bày tỏ quan ngại đối với các cường quốc đang nổi thách thức luật lệ trên biển, trên không, và xem đó là mối đe dọa đối với sự ổn định của khu vực

Tại Thụy Sĩ

Ngày 7/6, hội thảo quốc tế “Diễn tiến nào trong tranh chấp tại Biển Đông sau phán quyết của Tòa trọng tài La Haye?” đã diễn ra tại Câu lạc bộ báo chí Thụy Sĩ ở thành phố Geneva, Thụy Sĩ. Hội thảo thu hút sự tham gia của các nhà nghiên cứu về quan hệ quốc tế, các vấn đề an ninh như Tiến sĩ Felix Heiduk (Viện Nghiên cứu quốc tế và an ninh Đức); nhà nghiên cứu Bill Hayton (Viện Quan hệ quốc tế Hoàng gia Chatham House – London, Anh); Tiến sĩ Theresa Fallon (nhà sáng lập đồng thời là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Á- Âu tại Brussels, Bỉ); Giáo sư Erik Franckx (Đại học Tự do Brussels, Bỉ); chuyên gia James Fanell (Trung tâm Chính sách an ninh Geneva) và Tiến sĩ Nicola Casarini (Viện Nghiên cứu vấn đề quốc tế Italy). Các chuyên gia đã tập trung phân tích “thái độ” của Trung Quốc đối với luật pháp và các chuẩn mực quốc tế ở Biển Đông, kể cả những động cơ chiến lược của Trung Quốc, những tính toan về chi phí/lợi ích của nước này tại Biển Đông, các lựa chọn chính sách và cả những tình huống mà Trung Quốc sẽ phải đối mặt trong tương lai, mối quan hệ giữa luật pháp và quyền lực trong các tranh chấp hàng hải và lãnh thổ ở Biển Đông. Dù còn nhiều vấn đề phải giải quyết tại Biển Đông, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh việc tôn trọng luật pháp quốc tế, tự do hàng hải, ủng hộ tự do của các quốc gia có tuyên bố chủ quyền chính đáng với các vùng biển và hải đảo. Thách thức của các nước trong khu vực hiện nay và tương lai là hàn gắn niềm tin cũng như đưa khu vực trở lại hòa bình và ổn định.

Advertisement
Categories: Biển Đông | Leave a comment

Biển Đông nguy hiểm như thế nào?

Biển Đông nguy hiểm như thế nào?

Australian Institute of Inter Affairs

3-12-2019

Trong khi các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đang được bàn cãi sôi nổi trong quan hệ quốc tế, thì chúng có trọng lượng tương đối nhỏ trong kế hoạch lớn về vấn đề an ninh của Trung Quốc.

Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng chiến lược ở Biển Đông trong các tài liệu chính thức gần đây của họ.

Sách trắng Quốc phòng Trung Quốc 2019 nhấn mạnh: Các hòn đảo ở Biển Đông và quần đảo Điếu Ngư là những phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc. Trung Quốc cam kết giải quyết các tranh chấp liên quan, thông qua việc đàm phán với các quốc gia có dính líu trực tiếp, trên cơ sở tôn trọng các sự kiện lịch sử và luật pháp quốc tế. Trung Quốc tiếp tục cộng tác với các nước trong khu vực để cùng bảo vệ hòa bình và sự ổn định. Họ kiên quyết duy trì tự do hàng hải và hàng không của tất cả các quốc gia theo luật pháp quốc tế và bảo vệ an ninh các tuyến thông tin liên lạc trên biển.

Chiến lược Quốc phòng năm 2018 của Mỹ đã liệt kê Trung Quốc cùng với Nga là những đối thủ ngang hàng. Nó tuyên bố: thách thức mà Trung Quốc đưa ra đặc biệt đáng sợ… Trung Quốc đang sử dụng các biện pháp quân sự, bán quân sự và ngoại giao để cưỡng ép các đồng minh và đối tác của Mỹ, từ Nhật Bản đến Ấn Độ; thách thức luật pháp quốc tế và tự do hàng hải trên các tuyến đường thủy quan trọng như Biển Đông; làm suy yếu vị thế của Hoa Kỳ ở Đông và Đông Nam Á; và mặt khác, tìm kiếm một vị trí thống trị địa chính trị.

Một cuộc khảo sát gần đây của Pew Global Attitude cho thấy, suy nghĩ tiêu cực của công chúng Mỹ về Trung Quốc trong năm 2018 đã tăng từ 47% lên 60%, và 24% xem Trung Quốc là mối đe dọa hàng đầu của Mỹ.

Biển Đông có phải là nguyên nhân dẫn đến sự xung đột quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không? Hậu quả đối với các quốc gia trong khu vực là gì? Dự án khảo sát do Đại học Griffith và Đại học Tsinghua phối hợp thực hiện và các cuộc khảo sát của các nhà nghiên cứu Trung Quốc trong Quan hệ Quốc tế (IR), tại hội nghị thường niên của Cộng đồng Khoa học Chính trị và Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, từ năm 2014 đến 2017, cho thấy các mối đe dọa lớn nhất của Trung Quốc trong 10 năm sắp tới là Đài Loan, Bắc Triều Tiên, và Biển Hoa Đông (ESC), chứ không phải Biển Đông (SCS).

Tranh chấp lãnh thổ là mối đe dọa hàng đầu đối với nền an ninh quốc gia Trung Quốc, và quan hệ Mỹ-Trung, Đài Loan và Biển Đông ngày càng trở nên nguy hiểm. Tuy nhiên, Biển Đông chỉ là những xung đột ngoại giao và quân sự ở quy mô thấp. Theo cuộc khảo sát, Biển Hoa Đông (ESC) nguy hiểm hơn và Mỹ có nhiều khả năng can thiệp vào cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Nhật Bản.

Trong năm 2017, 71% những người tham gia nghĩ rằng trật tự dựa trên quy tắc đã bàn trong cuộc hội thảo ở Shangri-La là “hợp lý” hay “rất hợp lý”. Tuy vậy, mặc dù có tranh chấp ở Biển Đông (SCS), quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN phần lớn vẫn “tốt” hay “rất tốt”.

Một bài viết trong các ấn phẩm khoa học Trung Quốc đăng trên các tạp chí IR hàng đầu của Trung Quốc tán thành kết quả cuộc khảo sát khi phân tích Biển Đông nguy hiểm nhưng không xung đột. Các học giả Trung Quốc cho rằng những tranh chấp ở Biển Đông phản ảnh sự khác biệt trong nhận thức về trật tự quốc tế giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc nhấn mạnh trật tự quốc tế dựa vào chủ quyền thì Mỹ, Việt Nam và Philippines nhấn mạnh trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.

Việc Hoa Kỳ tham gia vào Biển Đông có hai mặt: kìm hãm Trung Quốc nhưng cũng có thể khuyến khích các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ hành xử rủi ro, dẫn đến việc leo thang ngoài ý muốn ở Biển Đông. Học giả Trung Quốc chỉ trích các phương tiện truyền thông đã tập trung quá nhiều vào chiến lược của Trung Quốc và phóng đại chuyện Trung Quốc xây dựng đảo, vốn “sẽ không hữu ích để giảm bớt căng thẳng vì không quốc gia nào muốn xung đột.” Họ nhấn mạnh đến nhu cầu phối hợp tổ chức giữa các nhà ngoại giao, quân đội và thương mại, hải cảnh, cơ quan thủy sản, khí tượng, v.v.  

Họ cũng đề xuất xây dựng hợp tác hàng hải song phương, đặc biệt là với ASEAN, tham vấn và quản lý khủng hoảng, cứu hộ và cứu trợ thảm họa hàng hải, ngư nghiệp, bảo vệ môi trường hàng hải, bảo vệ sự đa dạng của đại dương và các dự án nghiên cứu khác. Về phán quyết của Hague, các học giả Trung Quốc cho là không hợp lệ, không thể áp dụng và thiên vị.

Nếu các học giả Trung Quốc là kim chỉ nam cho quan điểm của giới tinh hoa chính trị Trung Quốc, thì những phát hiện trên cho thấy, mặc dù mức độ quan trọng trong chương trình nghị sự an ninh của Trung Quốc gia tăng, Biển Đông đã không trở thành bãi chiến trường giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Trung Quốc không nhận thấy mối nguy hiểm nghiêm trọng ở Biển Đông so với Biển Hoa Đông, vì Hoa Kỳ đã công khai tuyên bố cam kết liên minh của Mỹ với Nhật Bản bao gồm cả quần đảo Điếu Ngư / Senkaku. Thay vào đó, các học giả Trung Quốc tin rằng Biển Đông chỉ là sân chơi để các cường quốc, đặc biệt là Hoa Kỳ và Trung Quốc, thể hiện quyết tâm chiến lược và sức mạnh quân sự của họ.

Các tranh chấp ở Biển Đông được coi như một phần của cuộc cạnh tranh an ninh Mỹ-Trung: nguy hiểm, nhưng có thể kiểm soát được. Hoạt động Tự do Hàng hải (FON) của Hoa Kỳ là yếu tố tối cần để Hoa Kỳ chứng tỏ quyết tâm và vai trò lãnh đạo của mình với việc “thách thức các yêu sách hàng hải quá đáng và bảo vệ quyền tiếp cận các tuyến đường thủy theo luật pháp quốc tế”.

Mặc dù Trung Quốc nhấn mạnh đến sự toàn vẹn lãnh thổ trong vấn đề Biển Đông, các hành động của Bắc Kinh mang ý nghĩa tượng trưng hơn đối với quần chúng trong nước và để gửi thông điệp rõ ràng đến Hoa Kỳ và những nước khác. ASEAN và các diễn viên khác trong khu vực có thể thận trọng nắm lấy cơ hội chiến lược này để tăng cường nỗ lực xây dựng các thể chế hiện có. Họ cũng có thể dựa vào các thể chế quốc tế và luật pháp quốc tế để giới hạn hành vi của các nhà nước, đặc biệt là nhà nước Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Biển Đông: Công ty vệ tinh nói TQ triển khai khí cầu ở Đá Vành Khăn

Biển Đông: Công ty vệ tinh nói TQ triển khai khí cầu ở Đá Vành Khăn

Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang triển khai khí cầu ở Đá Vành Khăn trên Biển ĐôngBản quyền hình ảnhSIS TWITTER
Image captionHình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang triển khai khí cầu ở Đá Vành Khăn trên Biển Đông

Các hình ảnh vệ tinh cho thấy khí cầu hình phi thuyền của TQ trên Đá Vành Khăn ở Biển Đông.

Công ty vệ tinh của Israel ImageSat International (ISI) cho hay trên Twitter hôm 24/11 rằng có thể thấy vật thể hình phi thuyền này trôi trên rặng san hô ở Đá Vành Khăn, hiện là tiền đồn lớn nhất của Trung Quốc trên vùng Biển Đông đang tranh chấp.

Công ty này cũng cho hay những hình ảnh này được vệ tinh của ISI chụp hôm 18/11, là bằng chứng đầu tiên cho thấy Trung Quốc đang triển khai khinh khí cầu tại khu vực này.

Tờ SCMP hôm 30/11 cho hay Trung Quốc triển khai một khí cầu tại Đá Vành Khăn đang tranh chấp nhằm tăng cường khả năng trinh sát trên Biển Đông.

Có mâu thuẫn trong Sách trắng Quốc phòng 2019 của VN?

Biển Đông: ‘Né’ tên TQ, VN có kế sách riêng?

Bennet Murray: Việt Nam có ‘đồng minh’ mới trên Biển Đông?

Cá Voi Xanh: ‘ExxonMobil muốn gây sức ép lên chính phủ VN’

Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm bằng khinh khí cầu vào năm 2017. Những quả bóng bay khổng lồ được gắn các radar để giúp phát hiện các máy bay bay thấp, theo báo cáo của tạp chí quân sự Kanwa Asian Defense.

Khinh khí cầu này có thể duy trì trên không trong một thời gian dài, cung cấp một giải pháp tương đối rẻ, hiệu quả, và đáp ứng mọi loại thời tiết, để giám sát một khu vực rộng lớn khi các máy bay gián điệp không thể được triển khai. Khi được kết hợp với radar mặt đất, vệ tinh và máy bay trinh sát cảnh báo sớm, chúng có thể tạo thành một mạng lưới giám sát toàn diện, theo SCMP.

Khinh khí cầu hiện đang được triển khai ở một số điểm nóng của Trung Quốc như khu vực biên giới với Bắc Hàn và eo biển Đài Loan, SCMP cho hay.

Còn theo Kanwa Asian Defense, các khinh khí cầu công suất cao có thể giám sát cả hai mục tiêu di chuyển trên không và dưới mặt đất trong vòng bán kính 300km.

Quân đội Trung Quốc đã mở rộng đáng kể phạm vi hoạt động ở Biển Đông, thiết lập mạng lưới radar, triển khai tên lửa và bệ phóng tên lửa, máy bay chiến đấu trên các đảo và rạn san hô trong khu vực, nơi Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng có các yêu sách về chủ quyền, theo SCMP.

Đá Vành Khăn nằm ở rìa phía đông của bảy hòn đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng ở quần đảo Trường Sa.

Trung Quốc quân sự hóa trên Biển Đông

Nhiều hình ảnh từ các nguồn khác trước đây cũng đã cho thấy việc Trung Quốc dường như đang tăng cường quân sự hóa trên Biển Đông.

The Guardian năm 2018 đăng một bài viết với hình ảnh rõ nét cho thấy đường băng, nhà chứa máy bay, tháp điều khiển, sân bay trực thăng, trạm radar và một loạt các tòa nhà nhiều tầng mà Trung Quốc đã xây dựng trên các rạn san hô ở Đá Chữ Thập, Đá Subi, Đá Vành Khăn, Bãi Gaven, Gạc Ma, Đá Tư Nghĩa, và Đá Châu Viên.

Philippine Daily Inquirer cho biết các bức ảnh đó – được chuyển đến các phóng viên của mình bởi một nguồn giấu tên – chủ yếu được chụp từ tháng 6 đến tháng 12/2017 và cho thấy các hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa đang tranh chấp giữa Philippines và Việt Nam.

Riêng tại Đá Vành Khăn, chỉ cách đây 10 ngày, Mỹ đã cho tàu chiến đi sát khu vực này, chỉ cách khoảng 22km để thực hiện “tự do hàng hải”, khiến Trung Quốc tức giận.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, bao gồm các rạn san hô và các đảo mà một số quốc gia Đông Nam Á khác, trong đó có Việt Nam, cũng tuyên bố chủ quyền.

Năm 2016, một tòa án quốc tế đã bác bỏ yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông trong một vụ kiện do Philippines tiến hành.

Tòa Trọng tài Thường trực cho biết không có bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc trong lịch sử đã thực hiện quyền kiểm soát độc quyền đối với vùng biển hoặc tài nguyên trong “đường chín đoạn” của mình.

Trung Quốc bác bỏ phán quyết này và nói rằng họ sẽ không bị nó ràng buộc.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

SEA Games 30: Việt Nam ngược dòng,

SEA Games 30: Việt Nam ngược dòng, lo

HLV Park Hang-seo tiếp tục giúp Việt Nam thành côngBản quyền hình ảnhEPA
Image captionHLV Park Hang-seo tiếp tục giúp Việt Nam thành công

Thêm một trận đấu mà U22 Việt Nam đưa người hâm mộ đi hết từ cung bậc cảm xúc này đến cung bậc cảm xúc khác: từ lo lắng, hồi hộp đến vỡ òa trong niềm vui khi trực tiếp loại người Thái để giành tấm vé vào bán kết.

Bước vào trận cầu “sinh tử” trên sân Binan, cả HLV Park Hang-seo và Akira Nishino đều đưa ra rất nhiều điều chỉnh trong đội hình xuất phát so với lượt trận trước đó.

Nếu U22 Thái Lan có tới 8 sự thay đổi thì U22 Việt Nam cũng có tới 5 vị trí được thay thế, trong đó đáng chú ý là sự vắng mặt của đội trưởng Quang Hải – người nhiều khả năng sẽ nghỉ thi đấu đến hết giải vì chấn thương.

Thầy Park vẫn “son”

Trước trận đấu chiều nay, người ta đã nói khá nhiều về việc kịch bản bảng B trước lượt trận cuối khá tương đồng với những gì chúng ta được chứng kiến ở SEA Games 2017 khi U22 Việt Nam khi đó được dẫn dắt bởi HLV Hữu Thắng cũng chỉ cần hòa U22 Thái Lan ở lượt trận cuối là đi tiếp

Tuy nhiên, có lẽ ít ai nghĩ rằng thậm chí một số diễn biến “bất lợi” trong trận cầu hai năm trước còn tái diễn trong trận hòa 2-2 vừa qua: đó là sai lầm của thủ môn Văn Toản khiến chúng ta ngay lập tức nhớ đến nỗi ám ảnh mang tên Phí Minh Long; và đó là cú đá phạt đền không thành công của Tấn Sinh y hệt như cách Công Phượng sút bay hy vọng của U22 Việt Nam năm nào.

Thế nhưng, khác với giải đấu đáng quên trên đất Malaysia, năm nay chúng ta có Park Hang-seo trên băng ghế huấn luyện.

U22 Việt Nam đã khởi đầu không tệ, thậm chí là hay nhất từ đầu giải trước U22 Thái Lan cho tới khi thủ môn Văn Toản biếu không cho đội bạn bàn mở tỷ số.

Thực tế sau hai bàn thua chóng vánh, U22 Việt Nam thi đấu khá “cóng” và khiến chúng ta có cảm giác đội bóng có thể vỡ trận bất cứ lúc nào.

Trong bối cảnh đó, bàn thắng của Tiến Linh thật sự như đưa U22 Việt Nam trở về từ vực thẳm và gần như “lột xác” hoàn toàn cùng với những điều chỉnh của thầy Park.

Đầu tiên là quyết định tung tiền đạo Đức Chinh vào sân thay hậu vệ Tấn Tài ngay phút 18, hệ thống 3-4-3 được chuyển về 3-5-2 đồng nghĩa với việc tuyến giữa được gia tăng quân số.

Sự điều chỉnh này của HLV Park Hang-seo giúp U22 Việt Nam kiểm soát bóng tốt hơn và khiến người Thái không thể áp đặt thế trận trong bối cảnh cần ghi thêm bàn thắng để vào vòng sau.

Nếu sự thay đổi người đầu tiên của U22 Việt Nam giúp chúng ta lấy lại thế trận thì sự điều chỉnh thứ hai đã thật sự “bóp nghẹt” người Thái.

Đó là khi Đức Chiến được tung vào sân thay Việt Hưng ngay đầu hiệp hai, với chiều cao lý tưởng 1m84 và bản thân sở trường là một trung vệ, Đức Chiến giúp tăng chất thép cho tuyến giữa chúng ta và khiến những tình huống triển khai từ tuyến dưới của U22 Thái Lan gần như bị bẻ gãy hoàn toàn.

Từ những ánh nhìn nghi hoặc sau trận đấu vòng loại World Cup với Thái Lan tháng trước, trận đấu vừa qua vẫn với đối thủ quen thuộc này là minh chứng cho thấy thầy Park vẫn còn rất “son” trong việc đọc trận đấu và những sự điều chỉnh của mình.

Chết “hụt” có “sống dai”

U22 Việt Nam đã trải qua rất nhiều khoảnh khắc giữa lằn ranh “sinh tử” ở vòng bảng SEA Games năm nay.

Từ việc bị U22 Indonesia dẫn trước, bế tắc trước U22 Singapore và nỗi ám ảnh thất bại hai năm trước hiển hiện trong cuộc đối đầu với U22 Thái Lan.

Nhưng rồi sau tất cả, U22 Việt Nam vẫn đi tiếp bằng một thứ bản lĩnh tuyệt vời cộng hưởng với yếu tố may mắn.

Người ta hay nói chết “hụt” thường sống “dai” và giờ là lúc người hâm mộ mong muốn điều ấy sẽ ứng nghiệm với hành trình của thầy trò HLV Park Hang-seo tại SEA Games năm nay.

Thực tế, may mắn là một yếu tố khó có thể phủ nhận trong bóng đá, tuy nhiên, quan trọng hơn cả quyết định đến thành bại của cuộc chơi vẫn là thực lực của chúng ta.

U22 Việt Nam nhìn chung đã có màn trình diễn tương đối thuyết phục tại vòng bảng nhưng vẫn còn những vấn đề cần khắc phục như sự tập trung xuyên suốt trận đấu, khâu triển khai tấn công từ tuyến dưới.

Vấn đề nhân sự cũng sẽ là bài toán nan giải cho thầy Park.

Đầu tiên là vị trí thủ môn khi Tiến Dũng và Văn Toản đều phạm phải những sai lầm ngớ ngẩn mà nếu không được đồng đội sửa sai thì chúng ta đã về nước.

Trong khi đó, sự vắng mặt của Quang Hải cũng sẽ khiến HLV Park Hang-seo phải cân nhắc phương án thay thế sao cho khả dĩ nhất.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.