Daily Archives: December 28, 2019

Nguyễn Quang Duy: “Đức Huỳnh Phú Sổ: đạo, đời và đảng chính trị là một”

Nguyễn Quang Duy: “Đức Huỳnh Phú Sổ: đạo, đời và đảng chính trị là một”

17 Tháng Mười Hai 20197:06 SA(Xem: 250)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN CHÍNH TRỊ – THỨ BA 17 DEC 2019

Mọi liên lạc bài vở – vui lòng gởi về Email: vaamacali@gmail.com

image006

Nguyễn Quang Duy: “Đức Huỳnh Phú Sổ: đạo, đời và đảng chính trị là một”

Nguyễn Quang Duy

Đức Huỳnh Phú Sổ sinh tại làng Hoà Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc ngày 15/1/1920, nhằm ngày 25/11 năm Kỷ Mùi, gần 100 năm trước.

Đức Thầy vừa khai sáng Phật Giáo Hòa Hảo, vừa thành lập đảng Dân Xã, triết lý đạo, đời và đảng chính trị của Đức Thầy xét thấy rất gần với triết lý xây dựng thể chế chính trị tại Hoa Kỳ.

Kỷ niệm 100 năm ngày Đức Thầy đản sinh là dịp để chúng ta suy ngẫm về con đường toàn dân chính trị Thầy đề ra.

Mang đạo vào đời

Phật Giáo Hòa Hảo làm lành tránh ác, tu thân nhập thế, thực hành Tứ Ân: ân tổ tiên cha mẹ, ân đất nước, ân tam bảo và ân đồng bào nhân loại.

Ngoài giáo lý nhà Phật, Thầy còn chọn lọc những điều hay lẽ phải của Nho giáo và Lão giáo, cùng với tấm lòng yêu nước chuyển thành thơ ca được gọi là Sấm Giảng.

Đức Huỳnh Giáo Chủ giải thích sự tương quan vô cùng chặt chẽ giữa đạo và đời: “Đời không đạo, đời vô liêm sỉ, đạo không đời, đạo biết dạy ai?”

Những bài thơ về Đạo khuyên người đời tu niệm, lời lẽ bình dân, dễ nhớ, dễ hiểu và dễ đi vào lòng người, nhanh chóng thu hút được hằng triệu tín đồ miền Tây Nam phần.

Số tín đồ Hòa Hảo ngày nay đã lên đến 7 triệu người sống khắp nơi trên thế giới, sống hòa đồng với đồng bào nhân loại nên được hầu hết bà con cộng đồng, làng xóm yêu mến và quý trọng.

Người viết chỉ là thân hữu của Phật Giáo Hòa Hảo và thân hữu của đảng Dân Xã nhưng có cơ duyên được biết về Đạo và tìm hiểu về Thầy.

Mang đạo vào chính trị

Ngày 21/9/1946, Đức Thầy cùng luật sư Mai Văn Dậu, ông Nguyễn Văn Sâm, ông Trần Văn Ân và giáo sư Nguyễn Hoàn Bích (Nguyễn Bảo Toàn) tuyên bố thành lập Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng viết tắt là đảng Dân Xã.

Giáo chủ một tôn giáo lại công khai đứng ra thành lập một đảng chính trị là một điều chưa từng nghe thấy trong lịch sử nhân loại.

Triết lý mang đạo vào chính trị hòa nhập đạo, đời và đảng chính trị được Đức Thầy giải thích như sau:

“1. Việt Minh tranh đấu chánh trị, nếu Thầy đem đạo ra tranh đấu thì không thích hợp. Vì đạo lo tu hành chơn chất. Nên Thầy phải tổ chức đảng chánh trị, mới thích ứng nhu cầu tình thế nước nhà.

“2. Các nhà ái quốc chơn chánh trong nước mặc dầu nhận Thầy là một nhà ái quốc, nhưng không hề cùng hiệp chung với Thầy dưới danh nghĩa Phật Giáo Hòa Hảo để lo việc quốc gia, bởi lẽ anh em ấy không thể tu hành như mình, hoặc giả đã có đạo rồi thì không thể bỏ đạo quy y Phật Giáo Hòa Hảo. Vì vậy, Thầy phải tổ chức chánh đảng để anh em ấy có điều kiện tham gia. Họ chỉ phải giữ kỷ luật của Đảng mà thôi, còn tôn giáo thì riêng ai nấy giữ.

“3. Vậy tất cả anh em tín đồ, nếu thấy mình còn nặng nợ với Non sông Tổ quốc, thương nước thương dân, hãy tham gia đảng mà tranh đấu. Đây là phương tiện để anh em hành xử Tứ-Ân.”

Triết lý Đức Thầy không chỉ giới hạn ở chỗ mỗi tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo là một đảng viên Dân Xã, Thầy còn nêu rõ chủ trương toàn dân chính trị:

‘Việt Nam Dân Xã Đảng là một đảng dân chủ, chủ trương thực thi triệt để nguyên tắc chánh trị của chủ nghĩa dân chủ: “chủ quyền ở nơi toàn thể nhân dân”.

‘Đã chủ trương “Toàn dân chánh trị” thế tất đảng chống độc tài bất cứ hình thức nào.’

Toàn dân chính trị là nâng tầm hiểu biết của người dân về quyền chính trị để mọi người tham gia chính trị một cách bình đẳng.

Đức Huỳnh Giáo Chủ lấy lời Phật dạy “Phật đồng thể tánh với chúng sanh, chúng sanh là Phật sẽ thành (mọi người đều có thể thành Phật)”, để nhắc nhở tín đồ tinh thần bình đẳng của Phật Giáo.

Thực hiện công bằng xã hội

Trong Tuyên Ngôn sáng lập đảng Dân Xã, Đức Thầy nêu ra cách thức tạo công bằng xã hội:

“Việt Nam Dân Xã Đảng là một đảng cách mạng xã hội, chủ trương tổ chức nền kinh tế theo nguyên tắc chủ nghĩa xã hội: không để giai cấp mạnh cướp công quả của giai cấp yếu, làm cho mọi người đều được hưởng phúc lợi cân xứng với tài năng và việc làm của mình; những người tàn tật yếu đuối thì được nuôi dưỡng đầy đủ.”

Xã hội Tây Phương luôn tồn tại hai khuynh hướng chính trị trái ngược nhau là tự do và xã hội.

Những người có vốn, có tiền, tin vào động lực của kinh tế tự do thường liên kết bảo vệ quyền lợi của họ.

Còn những người nhận ra sai sót của kinh tế thị trường, những người gắn liền với đời sống thực tế của người lao động và chính những người lao động thường liên kết để đấu tranh thực hiện công bằng xã hội.

Ở Tây phương các đảng dân chủ xã hội ngoài việc bảo đảm công ăn việc làm, bảo đảm một đời sống cơ bản cho người dân, còn không ngừng đấu tranh cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, cho giáo dục, y tế được miễn phí, cho người già, người tàn tật, người thiểu số, người thất nghiệp có an sinh và cho xã hội được bình đẳng bình quyền.

Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng cũng thế là tổ chức chính trị của những người dân chủ xã hội sẵn sàng dấn thân đấu tranh cho tầng lớp lao động.

Chủ tịch‎ đảng ông ‎Nguyễn Văn Sâm và Tổng bí thư‎ giáo sư Nguyễn Hoàn Bích (bí danh Nguyễn Bảo Tòan) đều không phải là tín đồ Hòa Hảo.

Bài học tranh cử tại Mỹ

Triết lý đạo, đời và đảng chính trị là một và chính trị toàn dân của Thầy, hoàn toàn đối nghịch với lý thuyết cộng sản muốn tách riêng đạo với đời, người cộng sản xem chính trị là công việc độc quyền của đảng, nhưng triết lý của Thầy lại rất giống với triết lý chính trị ở Mỹ.

Nước Mỹ được thành lập bởi những tín đồ Thiên Chúa Giáo với niềm tin con người bình đẳng về chính trị:

“…rằng tạo hóa đã ban cho con người những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền được sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc.”

Hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ Mỹ gồm hằng ngàn tổ chức chính trị, kinh doanh, tín ngưỡng, nghiệp đoàn, dân sự và phong trào xã hội lớn nhỏ cùng hằng chục triệu đảng viên cá nhân không tham gia tổ chức.

Ở Mỹ, ngay đến những tu sỹ Thiên Chúa Giáo, cứ đến mùa bầu cử, dân chúng đều tham gia chính trị bằng cách gia nhập một đảng chính trị để chọn lựa những người trong đảng xứng đáng nhất để đưa ra tranh cử quốc gia.

Phương cách công khai tranh cử nội bộ đảng trước, rồi sau đó ra tranh cử quốc gia đã hết sức thành công tại Mỹ, nước Mỹ luôn có những người lãnh đạo thích hợp nhất với thời cuộc, giúp nước Mỹ luôn giữ vai trò cường quốc số 1 trên thế giới.

Đức Thầy thọ nạn

Chỉ sáu tháng sau khi đảng Dân Xã thành lập, Việt Minh cộng sản đã ám hại Đức Thầy tại Đốc Vàng Hạ thuộc tỉnh Long Xuyên, ngày 16/4/1947.

Tín đồ Hòa Hảo tiếp tục con đường tu thân nhập thế thực hành Tứ Ân, nhưng triết lý mang đạo vào chính trị, hòa nhập đạo, đời và đảng chính trị của Đức Thầy ít được biết đến.

Dẫu vậy Phật Giáo Hòa Hảo và đảng Dân Xã đã đóng góp rất lớn cho cuộc đấu tranh chống Pháp giành độc lập nước nhà và đấu tranh bảo vệ, xây dựng dân chủ tại miền Nam.

Trước 30/4/1975, những khu vực Phật Giáo Hòa Hảo là những khu vực được tín đồ Hòa Hảo giữ gìn an ninh không để cộng sản xâm nhập, người dân sống thanh bình như không hề có chiến tranh.

Việt Nam tự do

Đảng Cộng sản vẫn mệnh danh là đại diện cho giai cấp công nhân, nhưng thực chất là những kẻ cai trị vừa bóc lột tầng lớp lao động, vừa đục khoét tài nguyên quốc gia.

Công nhân không đủ sống, nông dân không đủ ăn, sông Cửu Long cạn nước, nước biển tràn vào đồng bằng, miền Nam ngập nước, tệ nạn buôn người là những đề tài thường xuyên được báo chí chính thống đề cập tới.

Không ai thực sự đại diện đấu tranh cho quyền lợi của tầng lớp lao động, đấu tranh cho công nhân, cho nông dân, cho dân lao động, cho dân thất nghiệp và cho sắc tộc thiểu số tại Việt Nam.

Triết lý đạo, đời, đảng chính trị là một và toàn dân chính trị của Đức Thầy quả đi trước thời đại, nhưng vẫn còn nguyên giá trị và khi Việt Nam có tự do đảng Dân Xã cần phục hồi triết lý của Đức Thầy để xây dựng lại đất nước.

Với 7 triệu tín đồ Hòa Hảo, nếu đảng Dân Xã áp dụng thể thức tranh cử kiểu Mỹ là công khai tranh cử nội bộ trước, sau đó đưa ứng viên ra tranh cử quốc gia, đảng Dân Xã sẽ trở thành lực lượng chính trị thiết yếu đại diện cho tầng lớp lao động thực thi công bằng xã hội.

Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Úc Đại Lợi 16/12/2019

++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Chân Trời Mới Media 24 tháng 5, 2017 ·

CSVN xác nhận đã xử tử Đức Huỳnh Phú Sổ 22/12/1947

FB Duy Nhat: Tài liệu mật (lưu hành nội bộ của công an VC) tiết lộ chính Việt Cộng đã giết đức Huỳnh Phú Sổ, giáo chủ Phật Giáo Hòa Hảo. Cho nên người ta không lấy gì ngạc nhiên là tại sao tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo có mối căm thù truyền kiếp với Việt Cộng.
Trích tài liệu VC:
“… Do tội ác của chúng, Huỳnh Phú Sổ đã bị ta bắt và xử tử ngày 22 tháng 12 năm 1947 tại Long Xuyên…”
Ngưng trích.

fb Đinh Tấn Lực

image008

++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Huỳnh Phú Sổ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

image009

Chân dung Huỳnh Phú Sổ tại chùa An Hòa Tự (TT. Phú Mỹ, Phú Tân, An Giang)

Huỳnh Phú Sổ (15 tháng 1 năm 1920 – 1947) là người sáng lập đạo Phật giáo Hòa Hảo. Theo các tài liệu của tôn giáo này, ông được các tín đồ gọi là “Đức Thầy”, “Đức Huỳnh Giáo chủ” hay “Đức Tôn Sư”. Thư tịch đương thời còn ghi Huỳnh Phú Sổ được gọi là Ông đạo Xẻn.[1] 

Thiếu thời

Huỳnh Phú Sổ sinh ngày 15 tháng 1 năm 1920, nhằm ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi tại làng Hoà Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, (nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang); con của ông Hương Cả (người đứng đầu trong làng) Huỳnh Công Bộ và bà Lê Thị Nhậm. Thuở nhỏ ông thông minh, học hết bằng sơ học yếu lược Pháp – Việt nhưng hay bị đau ốm nên đành bỏ dở việc học.

Trong một lần lên núi Sam (thuộc Bảy NúiAn Giang), tiếp xúc với phái Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương, Huỳnh Phú Sổ giỏi trị bệnh và luyện chí tu hành. Năm 1937, ông về làng chữa bệnh cho dân, và viết Sấm Giảng Khuyên người đời tu niệm (1939)[2].

Từ thuở bé, Huỳnh Phú Sổ đã có căn tính của một người tu hành, ông không thích đàn địch, ca hát, cười giỡn như các bạn cùng trang lứa, lúc nào ông cũng trầm tư, tĩnh mặc, thích ở nơi thanh vắng, yên tĩnh. Ông lại hổ thẹn và phản đối ngay khi nghe song thân bàn chuyện kiếm người bạn đời cho ông.

Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão, tức ngày 4 tháng 7 năm 1939, Huỳnh Phú Sổ tuyên bố khai lập đạo Phật giáo Hòa Hảo, khi ấy ông chỉ mới 19 tuổi.

Khai đạo

Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (4 tháng 7 năm 1939), Huỳnh Phú Sổ đứng ra cử hành lễ “Đền linh Khứu Sơn trung thọ mạng” khai đạo, lấy tên là Phật giáo Hòa Hảo, đó vừa là tên quê hương ông vừa có ý nghĩa là “hiếu hòa” và “giao hảo”, lại mang một hàm nghĩa là đạo Phật ở làng Hòa Hảo. Từ đó, ông đi chữa bệnh, tiên tri, thuyết pháp và sáng tác thơ văn, kệ giảng. Văn chương của ông bình dân nên dễ đi vào lòng người. Chỉ trong một thời gian ngắn số tín đồ và ảnh hưởng của ông càng ngày càng gia tăng và trở thành một phong trào tín ngưỡng mạnh mẽ khiến Thực dân Pháp lo ngại.

Ngày 18 tháng 8 năm 1940, Thực dân Pháp đưa Huỳnh Phú Sổ đi quản thúc tại Sa Đéc.

Ngày 23 tháng 5 năm 1940, Thực dân Pháp chuyển ông sang quản thúc ở làng Nhơn Nghĩa, tỉnh Cần Thơ nhưng cả hai nơi này đều được đông đảo quần chúng đến xin nghe thuyết pháp và quy y Phật giáo Hòa Hảo.

Vì vậy ngày 28 tháng 7 năm 1940, nhà cầm quyền Pháp đưa Huỳnh Phú Sổ vào bệnh viện Cần Thơ và sau đó chuyển lên nhà thương điên Chợ Quán tại Sài Gòn.

Tháng 6 năm 1941, Huỳnh Phú Sổ bị đưa đi quản thúc ở Bạc Liêu. Tại đây ông không được phép trị bệnh và thuyết pháp.

Tháng 10 năm 1942, trước tin tức người Pháp sẽ đưa Huỳnh Phú Sổ đi đày ở Ai Lao (Lào), các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo và hiến binh Nhật đã giải cứu ông đem về Sài Gòn.

Từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1945, Huỳnh Phú Sổ đi thuyết pháp và khuyến nông tại 107 địa điểm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Hoạt động chính trị

Ngày 14 tháng 8 năm 1945, Huỳnh Phú Sổ cùng Hồ Văn NgàTrần Văn ÂnNguyễn Văn SâmTrần Văn Thạch…đã thành công liên kết tất cả đảng phái và thành lập Mặt trận Quốc gia Thống nhất. Một ngày sau, Nhật tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Ngày 19/8/1945, Việt Minh giành chính quyền tại Hà Nội sau một cuộc biểu tình trước nhà hát lớn Hà Nội. Ngày 21 tháng 8 năm 1945 Mặt trận Quốc gia Thống nhất tổ chức một cuộc biểu tình lớn với trên 200.000 người tham dự để ủng hộ nền độc lập của Việt Nam. Ngày 23/8/1945 vua Bảo đại tuyên bố thoái vị và trao quyền lãnh đạo cho Việt Minh. Ngày 24/8/1945 Tổng Bộ Việt Minh phái Hoàng Quốc Việt (tức Hà Bá Cang) và Cao Hồng Lãnh vào Nam. Ngày 25/8/1945 vua Bảo Đại trao quyền và trao ấn, kiếm của Nhà Nguyễn cho đại diện Việt Minh là Trần Huy Liệu. Cũng trong ngày 25 tháng 8 năm 1945, Việt Minh tổ chức biểu tình và giành chính quyền tại Sài Gòn.

image010

Nơi sinh sống của Huỳnh Phú Sổ, nay là Tổ đình Phật giáo Hòa Hảo. (Phú Mỹ, Phú Tân, An Giang).

Một số lãnh đạo Hòa Hảo có nhiều tham vọng về chính trị đã lợi dụng danh nghĩa của giáo phái Hòa Hảo đòi giao những tỉnh có đông tín đồ (như Cần Thơ, Long Xuyên, Châu Đốc) cho họ quản lý. Khi yêu sách này không được đáp ứng, họ 2 lần tổ chức biểu tình tuần hành, kéo vào thị xã Long Xuyên (cuối tháng 8-1945) và thị xã Châu Đốc (đầu tháng 9-1945) định gây bạo loạn lật đổ chính quyền mới.[3] Ngày 8 tháng 9 năm 1945Phật giáo Hòa Hảo biểu tình tại Cần Thơ với khẩu hiệu chống Pháp và chống độc tài. Việt Minh cho rằng Hòa Hảo muốn cướp chính quyền. Lực lượng Thanh niên Tiền phong có vũ trang được huy động đến kịp thời giải tán.[4]

Theo Archimedes L.A Patti, Hòa Hảo chống lại chủ trương của Việt Minh muốn đàm phán với Đồng Minh nên tổ chức biểu tình đòi vũ trang quần chúng chống lại việc quân Anh, Pháp đổ bộ vào Nam Kỳ[5]. Ngày 9 tháng 9 năm 1945, Việt Minh cho Quốc gia Tự vệ Cuộc bao vây trụ sở Phật giáo Hòa Hảo ở số 8 đường Sohier, Sài Gòn để bắt Huỳnh Phú Sổ nhưng ông trốn thoát.[6] Ngày 7 tháng 10 năm 1945, 3 người Phật giáo Hòa Hảo cầm đầu biểu tình là Huỳnh Thạnh Mậu (em ruột Huỳnh Phú Sổ),Trần Ngọc Hoành (con ông Trần Văn Soái – tức Năm Lửa), Nguyễn Xuân Thiếp (tức nhà thơ Việt Châu – Anh chú bác với học giả Nguyễn Hiến Lê) bị kết án âm mưu lật đổ chính quyền và đưa ra xử tử hình tại sân vận động Cần Thơ. Ngày 26 tháng 10 năm 1945, Pháp tái chiếm Cần Thơ. Tín đồ Hòa Hảo nhân tình hình rối loạn đã lùng bắt các cán bộ Việt Minh.

Sau tạm ước ngày 6 tháng 3 năm 1946 giữa Pháp và Việt Minh. Việt Minh cải thiện quan hệ với Hòa Hảo. Huỳnh Phú Sổ tham gia Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam Bộ (do Việt Minh lãnh đạo) với chức vụ Ủy viên Đặc biệt nhưng thực ra Huỳnh Phú Sổ vẫn muốn chống lại chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Giữa năm 1946, Huỳnh Phú Sổ tham gia Mặt trận Quốc gia liên hiệp và làm chủ tịch với bí danh Hoàng Anh. Mặt trận này ủng hộ việc đàm phán với Pháp để thành lập một chính quyền do phe quốc gia lãnh đạo. Mặt trận quyết định ủng hộ chính phủ Cộng hòa tự trị Nam Kỳ để từ đó tiến tới thành lập một chính quyền thống nhất Việt Nam. Nguyễn Hòa Hiệp, Tư lệnh Đệ tam sư đoàn ra thông cáo kêu gọi lực lượng kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ hãy ngưng chiến: “Chính phủ Pháp đã bằng lòng để cho chúng ta có quân đội và chính phủ riêng. Hai dân tộc Pháp và Nam Kỳ sẽ sống bình đẳng. Vậy các chiến sĩ đang chiến đấu, hãy ngừng chiến ngay”.

Ngày 21 tháng 9 năm 1946, Huỳnh Phú Sổ và một số trí thức thiên tả có khuynh hướng dân tộc thành lập Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng, gọi tắt là Dân Xã đảng.

Ngày 17 tháng 2 năm 1947, đại diện của Huỳnh Phú Sổ là Nguyễn Bảo Toàn cùng với lãnh đạo các đảng quốc gia khác như: Nguyễn Hải Thần (Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội), Nguyễn Tường Tam (Việt Nam Quốc dân đảng) thành lập Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp với mục đích hậu thuẫn Bảo Đại đàm phán với Pháp thành lập Quốc gia Việt Nam. Theo kế hoạch, Hòa Hảo cùng các đảng phái, tôn giáo khác sẽ sử dụng lực lượng vũ trang của mình chiếm lấy Đồng Tháp Mười làm căn cứ địa, nắm lấy các nguồn tiếp liệu lương thực và kiểm soát các đường giao thông để cô lập lực lượng kháng chiến của Việt Minh ở chiến khu 7, vô hiệu hóa hai chiến khu 8 và 9. Về mặt chính trị sẽ tạo thế liên kết với các đảng phái khác ở miền Bắc để chống lại quyền lãnh đạo Việt Nam của Hồ Chí Minh và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.[7]

Đầu tháng 4/1947, các đơn vị vũ trang của Cao Đài, Hòa Hảo, Đại Việt, Bình Xuyên di chuyển về Đồng Tháp Mười lập căn cứ. Trên đường hành quân, các đơn vị quân sự này bị chi đội 18 và chi đội 12 Vệ quốc đoàn phục kích ngăn chặn. Họ còn bị phi cơ Pháp bắn phá. Chỉ có một số đơn vị Hòa Hảo và Đại Việt đến nơi nhờ thông thuộc địa bàn. Các đơn vị Cao Đài và Bình Xuyên bị kẹt lại khu 7.[7] Theo Việt Minh, những người cầm đầu Dân xã Hòa Hảo phát động một cuộc thanh trừng ở Tây Nam Bộ vào ngày 6/4/1947. Những người dân không theo Dân xã Hòa Hảo đều bị xem là kẻ thù, bị giết, buộc đá vào cổ, thả trôi sông.[3] Ngoài việc giết hại dân thường, quân Dân xã Hòa Hảo còn tổ chức các hành động càn quét chống Việt Minh ở các tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc, Cần Thơ.[3]

Ngày 16 tháng 4 năm 1947, Huỳnh Phú Sổ đột ngột mất tích khi đến Tân Phú, Đồng Tháp Mười để hòa giải sự xung đột giữa Việt Minh và Phật giáo Hòa Hảo. Các tài liệu của phương Tây và Việt Nam Cộng hòa cho rằng ông đã bị Việt Minh thủ tiêu.[8][9][10], tuy nhiên cho tới nay vẫn chưa có bằng chứng xác thực.

Phật giáo Hòa Hảo do Huỳnh Phú Sổ sáng lập hiện nay có khoảng 1,6 triệu tín đồ, phổ biến ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ./

Vài hình ảnh núi Sam Châu Đốc và di tích Bửu Sơn Kỳ Hương

Lý Kiến Trúc 2019

image001

Từ phố chợ Châu Đốc nhìn lên núi Sam.

image002

Bệ đá sa thạch, theo truyền khẩu dân gian là nơi Bà Chúa Xứ thiền tọa tại đây trên đỉnh núi Sam. Núi Sam cao khoảng 300 mét.

image003

Từ trên đỉnh núi Sam, có thể quan sát rất gần biên giới Châu Đốc – Bam Bốt. Dưới chân núi Sam là con kênh Vĩnh Tế do tướng Thoại Ngọc Hầu huy động đồng bào đào.

image004

Đồng bào hành hương tập nập đến Miếu Bà chúa Xứ nhân ngày lễ Vía.

image005

Cổng dẫn đường đi lên Phủ đền Bửu Sơn Kỳ Hương tr6en triền núi Sam.

image006

Dí tích Phủ đền Bửu Sơn Kỳ Hương thờ tự Đức Phật Thầy Tây An.

image007

Những đệ tử tuyền thừa của Đức Phật Thầy Tây An, vị sáng lập giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương trong một buổi lễ trong Phủ Đền.

image008

Nhà báo Lý Kiến Trúc trước lăng mộ Đức Phật Thầy Tây An.
image007

02 Tháng Mười Một 2019(Xem: 353)

Advertisement
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

CẬP NHẬT: Thủ đô Libya bị cô lập, 3 nhóm phiến quân Syria được Thổ “chọn mặt gửi vàng”, KQ Nga đập nát phòng tuyến Idlib

CẬP NHẬT: Thủ đô Libya bị cô lập, 3 nhóm phiến quân Syria được Thổ “chọn mặt gửi vàng”, KQ Nga đập nát phòng tuyến Idlib

DK | 

CẬP NHẬT: Thủ đô Libya bị cô lập, 3 nhóm phiến quân Syria được Thổ "chọn mặt gửi vàng", KQ Nga đập nát phòng tuyến Idlib
Hình minh họa.

3 nhóm phiến quân Syria là Sư đoàn Sultan Murad, Faylaq al-Sham và Suqour al-Sham sẽ là những đơn vị đầu tiên được QĐ Thổ Nhĩ Kỳ không vận đến Libya.

Vui lòng bấm F5 để liên tục cập nhật

8h50: Một số nguồn tin địa phương ở Tripoli, Libya cho biết LNA đã cắt đứt tuyến đường chiến lược nối Misrata với Tripoli.

Nếu thông tin nói trên được xác thực, đây sẽ là hoạt động chiến thuật quan trọng nhằm cô lập lực lượng GNA ở thủ đô khỏi một “cầu hàng không” quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ ở miền tây Libya.

Khoảng 1/3 tay súng đang chiến đấu cho GNA tại Tripoli đến từ Misrata, vũ khí và hàng viện trợ của Thổ Nhĩ Kỳ hiện tại cũng chỉ có con đường duy nhất tới Tripoli là thông qua sân bay Misrata và con đường ven biển này.

Trong bối cảnh khu vực biển xung quanh Tripoli bị cô lập và LNA đã thiết lập một “vùng cấm bay”, nếu Thổ Nhĩ Kỳ quyết định đổ quân vào Libya để hỗ trợ GNA, họ chỉ có một cách duy nhất là sử dụng hải quân và thủy quân lục chiến thiết lập một cuộc đổ bộ.

CẬP NHẬT: Thủ đô Libya bị cô lập, 3 nhóm phiến quân Syria được Thổ chọn mặt gửi vàng, KQ Nga đập nát phòng tuyến Idlib - Ảnh 1.

Khu vực mũi tiến quân của LNA cắt đứt tuyến đường chiến lược nối Tripoli và Misrata.

8h20: Cho tới cuối ngày 27/12, lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) đã kiểm soát một đường cao tốc chiến lược và một số khu vực ở phía nam thủ đô Tripoli từ các lực lượng trung thành với Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA).

LNA tuyên bố rằng các đơn vị quân đội đã chiếm được đường cao tốc lân cận sân bay Tripoli, khu vực chứa nhiên liệu, cầu al-Furusiyah và trại al-Naqliyah

Thiếu tướng Khaled al-Mahjoub của LNA cũng xác nhận rằng các mũi tiến quân hiện chỉ cách trung tâm thành phố Tripoli khoảng 4 km và tuyên bố rằng nhiều tay súng thân GNA đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ trên tuyến đường cao tốc gần sân bay Tripoli.

Trong khi đó GNA đã bác bỏ các tuyên bố nói trên của LNA, cho rằng lực lượng của họ đã tái chiếm lại cao tốc. Tuy vậy, không có bằng chứng ủng hộ những tuyên bố này của GNA.

Các lợi thế quân sự của LNA ở Tripoli diễn ra trong bối cảnh thông tin về một cuộc can thiệp của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vào Libya đã bắt đầu diễn ra.

Nhiều nguồn tin địa phương cho biết Ankara đang lên kế hoạch triển khai lực lượng hải quân và binh sĩ nước này cùng với các nhóm phiến quân Syria tại Libya để hỗ trợ GNA.

CẬP NHẬT: Thủ đô Libya bị cô lập, 3 nhóm phiến quân Syria được Thổ chọn mặt gửi vàng, KQ Nga đập nát phòng tuyến Idlib - Ảnh 2.

Bản đồ chiến sự Tripoli.

7h55: Từ chiều tối ngày 27/12 cho tới thời điểm hiện tại (rạng sáng 28/12 giờ địa phương), Không quân Vũ trụ Nga (VKS) và Không quân Syria (SyAAF)  đã nối lại các hoạt động không kích tại tây bắc Syria.

Theo tổ chức phi chính phủ SOHR có trụ sở tại Anh, các cuộc không kích đang tập trung vào một số vị trí của phiến quân và các nhóm khủng bố ở đông nam Idlib và đang phát triển về hướng cao tốc M5 và khu vực lân cận thành phố trọng điểm Maarat al-Numan.

Ba ngày vừa qua, SyAAF và VKS phải dừng xuất kích do thời tiết xấu. Mặc dù vậy, Quân đội Arab Syria (SAA) vẫn giữ vững các vị trí mới giải phóng và thậm chí tấn công và kiểm soát một vài khu dân cư mới.

Dự đoán việc nối lại hoạt động không kích có thể sẽ không kéo dài lâu vì dự báo thời tiết xấu ​​sẽ kéo dài ít nhất một tuần nữa giúp các nhóm khủng bố như Hayyat Tahrir al-Sham (HTS) có thể sẽ tiến hành phản công.

CẬP NHẬT: Thủ đô Libya bị cô lập, 3 nhóm phiến quân Syria được Thổ chọn mặt gửi vàng, KQ Nga đập nát phòng tuyến Idlib - Ảnh 3.

Hình minh họa.

7h00: Ngày 27/12, tờ Bloomberg dẫn nguồn quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết quân đội nước này đang lên kế hoạch triển khai các nhóm phiến quân Syria để hỗ trợ Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) ở Libya,

Đợt đầu tiên của phiến quân Syria được triển khai ở Libya sẽ được ưu tiên từ Sư đoàn Sultan Murad gồm đa phần là dân tộc Turkmen (người Syria gốc Thổ Nhĩ Kỳ) hiện đang là “cánh tay nối dài” của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến vẫn đang tiếp diễn ở phía bắc Syria .

Theo Bloomberg, Ankara cũng đã liên hệ với một số nhóm phiến quân người Syria về việc triển khai ở Libya bao gồm Faylaq al-Sham và Suqour al-Sham để triển khai trong các đợt tiếp theo.

CẬP NHẬT: Thủ đô Libya bị cô lập, 3 nhóm phiến quân Syria được Thổ chọn mặt gửi vàng, KQ Nga đập nát phòng tuyến Idlib - Ảnh 4.

Các tay súng phiến quân Syria được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn cướp phá ở Afrin năm 2018.

6h55: Ngày 27/12, Tổ chức Wikileaks xuất bản bốn tài liệu và email bị rò rỉ mới từ Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) tiết lộ rằng các quan chức hàng đầu trong tổ chức này đã âm mưu xóa tất cả dấu vết có thể phủ định tấn công hóa học tại Douma, Syria vào tháng 4/2018.

OPCW đã không bình luận về các rò rỉ mới nhất tuy nhiên cũng đã công nhận các tài liệu liên quan do Wikileaks tung ra trước đây.

Những tài liệu của Wikileaks đều xác nhận rằng toàn bộ chi tiết về cái gọi là “tấn công hóa học ở Douma” được thiết kế bởi các nhà tài trợ phương Tây của các nhóm phiến quân hoạt động ở Syria nhằm vào chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad.

Các sự kiện ở Douma năm 2018 đã kích hoạt một cuộc tập kích đường không bằng tên lửa hành trình của Mỹ-Anh-Pháp vào các vị trí mà họ cho rằng nghiên cứu và tàng trữ vũ khí hóa học của Syria.

Current Time0:01
/
Duration0:59
Auto

Nhân viên kỹ thuật Mỹ kiểm tra lần cuối trước khi những chiếc B-1B Lancer xuất kích trong cuộc tập kích Syria năm 2018.

Bạn đọc có thể báo tin, gửi bài viết, clip, ảnh về email quansu@ttvn.vn để nhận nhuận bút cao trong vòng 24h.Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Việt Nam và vai trò tích cực, chủ động trên Biển Đông Ngà

Việt Nam và vai trò tích cực, chủ động trên Biển Đông

Các chuyên gia và học giả quốc tế đều cho rằng Việt Nam đã có ứng xử linh hoạt, phù hợp khi phát sinh vấn đề trên biển.

Xử lý thích hợp tình huống phát sinh

“Để nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế về vấn đề Biển Đông, Việt Nam cần phải thể hiện sự chủ động và tích cực của mình, đặc biệt là trên mặt trận truyền thông để đưa thông tin chính xác về tình hình Biển Đông đến cộng đồng quốc tế. Việt Nam cần tận dụng sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế trong vấn đề Biển Đông”, ông Carl Thayer, Giáo sư danh dự tại đại học New South Wales, Australia gợi ý trong cuộc trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo Khoa học Quốc tế về Biển Đông với chủ đề “Hợp tác vì An ninh và Phát triển tại Khu vực” tháng 11/2019 tại Hà Nội.

Chủ trương của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp với bất kỳ nước nào chứ không chỉ riêng Trung Quốc là đảm bảo nguyên tắc sử dụng các biện pháp hòa bình và không loại trừ bất kỳ một biện pháp nào mà luật pháp quốc tế cho phép. Cụ thể những biện pháp này nằm ở điều 33 của Hiến chương Liên Hợp Quốc, bao gồm: thương lượng ngoại giao, trao đổi quan điểm, sử dụng bên thứ 3 không ràng buộc, sử dụng trung gian hòa giải… Ngoài ra còn có các biện pháp tư pháp như tòa án, tòa trọng tài…

Việt Nam đã nhiều lần tuyên bố muốn giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo đúng luật pháp quốc tế bởi tất cả các bên liên quan đều không muốn đẩy căng thẳng đến mức xung đột và cộng đồng quốc tế cũng không muốn dồn ép Trung Quốc quá mức mà chỉ muốn Trung Quốc hiểu rằng, nước này cần tôn trọng chủ quyền của các nước khác.

Về phía Trung Quốc, nước này cũng nói rằng đối thoại là cách duy nhất để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Tuy nhiên, đây dường như chỉ là chiêu bài để kéo dài thời gian bởi Bắc Kinh sẽ không chấp nhận nhượng bộ và chưa tìm được lý do nào khả dĩ để bao biện cho hành động của mình.

“Việt Nam hiểu rõ tầm quan trọng trong việc cần phải nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và có mối quan hệ đa phương với tất cả các nước lớn trên thế giới và hơn 100 đối tác khác chứ không chỉ riêng với Mỹ hay Trung Quốc. Việt Nam đang tận dụng rất tốt ưu thế này và không chấp nhận bị dồn ép về một phía”, Giáo sư Carl Thayer nói.

Liên hệ câu chuyện với việc Việt Nam sẽ đảm nhiệm vai trò ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021, ông Thayer cho rằng: “Ngay cả Australia cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhận được phiếu bầu của các nước để trở thành thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an. Vậy mà Việt Nam đã làm được tới 2 lần và lần nào cũng nhận được số phiếu bầu rất cao. Điều này có được là nhờ các nước trên thế giới hiểu rằng, Việt Nam luôn có quan điểm độc lập và không nghiêng về bất kỳ bên nào và sẽ tự đưa ra quyết định của mình. Họ cũng hiểu rõ rằng, Việt Nam sẽ đóng góp rất lớn cho việc gìn giữ hòa bình trên thế giới”.

Giáo sư Thayer nhấn mạnh: “Việt Nam luôn có quan điểm xây dựng trong mọi vấn đề và luôn tìm kiếm sự đồng thuận của tất cả các quốc gia trong ASEAN trong việc giải quyết những tranh chấp ở Biển Đông”.

Tiến sĩ Stanley Weeks, chuyên gia cao cấp tại Tập đoàn Ứng dụng Khoa học Quốc tế (SAIC) chuyên cung cấp thông tin và hỗ trợ công nghệ cho Chính phủ Mỹ có chung nhận định khi cho rằng Việt Nam có quan điểm rõ ràng và nhất quán trong việc chỉ rõ những hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông, trong đó có việc Bắc Kinh ngang nhiên tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông và sử dụng vũ lực để o ép các nước khác. Điều này đi ngược lại với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Các biện pháp đối phó với Trung Quốc của Việt Nam cho đến thời điểm này là rất hiệu quả và Việt Nam rất biết lựa chọn thời điểm cụ thể để có cách hành xử thích hợp.

“Chiến lược của Việt Nam là linh hoạt trong mọi tình huống, bất cứ khi nào Trung Quốc có những động thái làm leo thang căng thẳng, Việt Nam sẽ có phản ứng thích hợp”, Giáo sư – Tiến sĩ Leszek Buszynski thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng thuộc Đại học Quốc gia Australia nhận định.

Các gợi ý cho Việt Nam

Giới chuyên gia, học giả quốc tế đa phần đều có chung quan điểm cho rằng Việt Nam và các quốc gia trong khu vực cần phản ứng mạnh mẽ hơn nữa trước các hành vi sai trái của Trung Quốc, điều này sẽ khiến cộng đồng quốc tế quan tâm hơn đến vấn đề Biển Đông.

Ông Buszynski chia sẻ: “Tôi từng nói với rất nhiều người mà tôi gặp tại Việt Nam rằng, các bạn nên công khai vấn đề này và nói với thế giới về những gì đang diễn ra thay vì tiếp tục nhượng bộ Trung Quốc. Bằng cách này, Trung Quốc không thể tiếp tục thúc đẩy tham vọng của mình và cộng đồng quốc tế, trong đó có Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Australia có thể tham gia vào vấn đề này”.

Giáo sư Luật Hàng hải quốc tế tại Đại học Hải chiến Mỹ James Kraska cho rằng, Việt Nam cũng cần tiếp tục tăng cường năng lực quốc gia và đẩy mạnh việc hợp tác chặt chẽ về nhiều mặt với các đối tác có ảnh hưởng lớn trên thế giới để nhận được sự ủng hộ tích cực từ nhiều phía trong quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền hợp pháp của nước này ở Biển Đông thay vì phải đơn độc đối đầu với Trung Quốc.

“Nếu Việt Nam có thể tiến hành các dự án thăm dò dầu khí ngoài khơi với các đối tác như Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản hay Australia, điều này sẽ gây tác động không nhỏ đến những toan tính của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông”, ông Kraska gợi ý.

Một biện pháp khác mà Việt Nam có thể làm là phối hợp với các nước ASEAN đẩy nhanh tiến trình ký kết Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) với Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, việc này cũng không hề dễ dàng bởi Trung Quốc không muốn bị ràng buộc về mặt pháp lý một khi nước này đặt bút ký vào COC. Trung Quốc sẽ chỉ chấp nhận làm điều này nếu họ hoàn tất được quá trình quân sự hóa và tiến tới kiểm soát Biển Đông. Khi đó hoặc COC sẽ không còn nhiều giá trị như mục đích ban đầu mà các quốc gia trong khu vực hướng đến hoặc những điều khoản trong COC sẽ trở nên có lợi cho Trung Quốc.

Nhà nghiên cứu James Borton thì gợi ý: “Việt Nam có thể tiến hành một loạt các cuộc hội thảo khoa học về môi trường biển và mời các chuyên gia hàng đầu tham dự. Điều này sẽ không khiến Trung Quốc cảm giác bị đối đầu trong vấn đề này. Thay vì thế, các cuộc hội thảo khoa học sẽ dần thay đổi nhận thức và quan điểm của Trung Quốc trong trách nhiệm của nước này đối với môi trường ở Biển Đông”.

“Trung Quốc là quốc gia có tầm ảnh hưởng không nhỏ và có thể dễ dàng áp đặt quan điểm của nước này ra khắp khu vực và trên toàn thế giới. Chính vì thế, Việt Nam cần thông qua các hội thảo, diễn đàn khoa học bày tỏ chính kiến của mình chống lại những hành vi sai trái của Trung Quốc. Việt Nam cần đặc biệt nêu cao việc giải quyết những vấn đề còn tồn tại ở Biển Đông bằng cách đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật để chống lại những hành động đơn phương và phi pháp của Trung Quốc trong khu vực”, Giáo sư John Rennie Short thuộc trường Đại học Maryland, Mỹ nhận định.

Trung Quốc có thể ngang nhiên thực hiện những hành vi sai trái ở Biển Đông là bởi Trung Quốc tự tin vào tương quan lực lượng quá chênh lệch giữa Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực, Giám đốc cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) Greg Poling cho rằng, chính vì thế, các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam cần tránh đối đầu trực tiếp với Trung Quốc bằng vũ lực. Thay vào đó Việt Nam có thể tính đến việc khởi kiện Trung Quốc.

“Việt Nam có thể đe dọa khởi kiện Trung Quốc để buộc Trung Quốc phải tiến hành đàm phán theo hướng tích cực hơn với Việt Nam. Nếu Trung Quốc không chấp nhận đàm phán, Việt Nam hãy khởi kiện. Các biện pháp đàm phán song phương sẽ không có hiệu quả nếu Trung Quốc chỉ chăm chăm quan tâm đến lợi ích đơn phương của mình và không chịu nhượng bộ”, ông Poling đề xuất.

Trên thực tế, nói về quyết định khởi kiện, có rất nhiều yếu tố Việt Nam cần phải cân nhắc. Về mặt tình cảm, chắc hẳn người Việt Nam và những người yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới ai cũng thấy trong bối cảnh Trung Quốc ngang ngược xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lực địa của Việt Nam như hồi tháng 7-10/2019 thì Việt Nam phải sử dụng hết tất cả mọi biện pháp có thể có, trong đó bao gồm cả biện pháp pháp lý.

“Việc này cần phải tính toán nhiều vấn đề chứ không chỉ đơn giản là nộp đơn kiện. Quan trọng nhất là chọn biện pháp gì cũng phải đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất. Thứ nữa, không phải hôm trước quyết định khởi kiện là hôm sau có thể kiện được ngay. Điều này phải có sự tính toán.

Cơ chế pháp lý quốc tế chưa có cơ chế nào để cưỡng chế thi hành phán quyết như của Tòa trọng tài trong vụ kiện Biển Đông do Philippines tiến hành mà chỉ có thể dùng áp lực của công luận, áp lực của cộng đồng quốc tế tại các diễn đàn hay việc các quốc gia viện dẫn phán quyết thì giá trị của phán quyết được tăng lên”, Phó Tổng Thư ký Hội Luật gia Việt Nam Nguyễn Thanh Hà nói.

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Lịch Sử Việt Nam Thời Tự Chủ (Phần 17)

Lịch Sử Việt Nam Thời Tự Chủ (Phần 17)

Hồ Bạch Thảo

27-12-2019

Tiếp theo phần 1 — phần 2 — phần 3 — phần 4 — phần 5 — phần 6 —  phần 7 —  phần 8 —  phần 9 —  phần 10 —  phần 11 — phần 12 — phần 13 — phần 14 — phần 15 —  phần 16

17. Vua Lý Thánh Tông [1054-1072]: Ngoại giao, nội trị

Niên Hiệu: Long Thụy Thái Bình: 1054-1058; Chương Thánh Gia Khánh: 1059-1065; Long Chương Thiên Tự: 1066-1067; Thiên Huống Bảo Tượng: 1068; Thần Vũ: 1069-1071

Việc giao thiệp với Trung Quốc đã trình bày ở chương trên, riêng chương này đề cập đến các lân bang về phía tây và nam. Về phía nam, nước Chân Lạp sát nách với Chiêm Thành cho người đến cống:

Mùa xuân, tháng giêng, Lý Thánh Tông Long Thụy Thái Bình năm thứ 3 [1056]. nước Chân Lạp sang cống”. Toàn Thư (1), Bản Kỷ, quyển 3.

Tại miền đông nam xa xôi, có lái buôn Trảo Oa [Java thuộc nước Indonesia], ghé đến dâng ngọc:

Lý Thánh Tông, năm Long Chương Thiên Tự thứ nhất [1066]; lái buôn người nước Trảo Oa dâng ngọc châu dạ quang, trả tiền giá 1 vạn quan”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

Về phía tây, các nước Ai Lao, Ngưu Hống (2) đều mang vàng bạc và các vật quí đến cống: “Ngày Đinh Mùi, Lý Thánh Tông Long Chương Thiên Tự năm thứ 2 [1067]. Mùa xuân, tháng 2, các nước Ngưu Hống, Ai Lao dâng vàng bạc, trầm hương, sừng tê, ngà voi và các thứ sản vật địa phương. Lễ cống gồm có vàng, bạc, trầm hương, sừng tê, ngà voi”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

Riêng nước Chiêm Thành không chịu thần phục; tuy vào năm 1068 mang voi trắng đến cống, nhưng chẳng bao lâu lại mang quân đến cướp phá nơi biên giới: “Lý Thánh Tông năm Thiên Huống Bảo Tượng thứ nhất [1068]. Chiêm Thành dâng voi trắng, sau lại quấy nhiễu biên giới”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

Năm sau Vua thân chinh đi đánh Chiêm Thành, nhưng đánh mãi không được bèn mang quân trở về. Đến nửa đường, được tin Nguyên Phi coi việc nước yên ổn, nhà Vua nhận thấy một người đàn bà còn làm được như vậy; với tấm lòng phục thiện hướng theo điều phải, bèn quay trở lại quyết đánh cho kỳ được; bắt sống Vua Chiêm, mở rộng lãnh thổ đến tận tỉnh Quảng Trị:

Ngày Kỷ Dậu, Lý Thánh Tông năm Thiên Huống Bảo Tượng thứ 2 [1069], Mùa xuân tháng 2, Vua thân đi đánh Chiêm Thành, bắt được Vua nước ấy là Chế Củ và dân chúng 5 vạn người. Trận này Vua đánh Chiêm Thành mãi không được, đem quân về đến châu Cư Liên, nghe tin Nguyên phi giúp việc nội trị, lòng dân cảm hoá hoà hợp. Trong cõi vững vàng, tôn sùng Phật giáo, dân gọi là bà Quan Âm, vua nói:

‘Nguyên Phi là đàn bà còn làm được như thế, ta là nam nhi lại chẳng được việc gì hay sao?’

 Bèn quay lại đánh nữa, thắng được.

Mùa hạ, tháng 6 đem quân về. Mùa thu, tháng 7, vua từ Chiêm thành về đến nơi, dâng tù ở Thái Miếu, đổi niên hiệu là Thần Vũ năm thứ 1. Chế Củ xin dâng ba châu Địa Lý [Quảng Bình] (3), Ma Linh [Quảng Trị] (4), Bố Chính [Quảng Bình] (5) để chuộc tội. Vua bằng lòng, tha cho Chế Củ về nước”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

Sau trận này Chiêm Thành thần phục, lại sai Sứ sang cống như cũ:

Lý Thánh Tông, Thần Vũ năm thứ 3 [1071] Chiêm Thành sang cống”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

Lý Thánh Tông thành công trong việc phạt Tống bình Chiêm là nhờ tổ chức quân đội có qui củ, tỏ ra hữu hiệu:

Lý Thánh Tông năm Chương Thánh Gia Khánh thứ 1 [1059]. Định hiệu quân, gọi là Ngự Long, Vũ Thắng, Long Dực, Thần Điện, Bổng Thánh, Bảo Thắng, Hùng Lược, Vạn Tiệp đều chia làm tả hữu, thích vào trán ba chữ “Thiên tử quân“. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

Lại dựa vào chính sách “Ngụ binh ư nông”, quân lính được cấp ruộng, thời bình làm nông, thời chiến đăng lính; nhờ vậy nhà nước ít tốn kém:

Chế độ binh lính của nhà Lý đại lược theo quân Phủ vệ của nhà Đường, quân Cấm sương của nhà Tống, mỗi tháng lên cơ ngũ một lần, gọi là đi canh, hết hạn canh lại về quê làm ruộng, quan không phải cấp lương, duy có người trưởng cấm quân theo hầu chực tức vệ, được cấp cho 10 bó lúa, 1 tấm vải, cho ăn gọi là đại hòa, cấp cho lúa mạch gọi là chiêm mễ. Không có phí tổn nuôi lính, mà có công hiệu dùng sức lính, cũng là chế độ hay”. Việt Sử Tiêu Án, Ngô Thời Sĩ, trang mạng 51

Sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quí Đôn kê cứu tư liệu đời Tống, cho biết quân sự gia Thái Diên Khánh từng dâng binh pháp triều Lý nước Đại Việt cho vua Tống Thần Tông tham khảo, được Vua Tống khen và đem áp dụng:

“Lý Thánh Tông năm Chương thánh gia khánh thứ 1 (1059) Sách Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn có trích dẫn truyện Thái Diên Khánh nhà Tống: “Diên Khánh từng phỏng theo phép hành quân của An Nam: bộ đội chia ra chín tướng, gồm có các binh chủng như chính binh (6), tay cung tên (7), đoàn người ngựa (8). Mỗi tướng, từ quân bộ đến quân kỵ và khí giới, đều như nhau. Lại chia ra bốn bộ là Tả, Hữu, Tiền, Hậu, gộp lại là 100 đội. Mỗi đội đều có quân trú chiến (9) và quân thác chiến (10). Còn người và ngựa của quân Phiên thì chia riêng làm đội khác, không cho lẫn lộn với quân khác để phòng sự biến loạn, gần đâu thì cho họ lệ thuộc vào đó. Hạng quân già yếu thì cho đóng ở thành trại. Diên Khánh đem binh pháp ấy trình bày tường tận trong bức thư dâng lên vua Tống. Tống Thần Tông (1068-1085) khen là hay”. Binh pháp triều Lý được Trung Quốc phỏng theo là thế đấy. Nhà Lý, phía bắc, phá được châu Ung, châu Liêm, phía nam, bình được Chiêm Thành, Chân Lạp, đánh đâu được đấy, thật là có cớ thế chứ!” Cương Mục, Chính Biên, quyển 3.

Với chính sách an dân, nhà Vua chăm lo cho dân no ấm, khuyến khích việc nông tang, thường ban chiếu nhắc nhở việc canh nông:

Lý Thánh Tông năm Long Thụy Thái Bình thứ 3 [1056]. Mùa hạ, tháng 4, xuống chiếu khuyến nông”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

Bấy giờ lương bổng các quan, ngoài việc phát tiền, còn thưởng thêm nhu yếu phẩm lúa, cá, muối:

Lý Thánh Tông năm Long Chương Thiên Tự thứ 2 [1067], cho Viên ngoại lang là Ngụy Trọng Hoà và Đặng Thế Tư làm Đô hộ phủ sĩ sư (11), đổi mười người thư gia (12) làm án ngục lại (13). Cho Trọng Hoà và Thế Tư mỗi người bổng hàng năm là 50 quan tiền, 100 bó lúa và các thứ cá muối v.v… ngục lại mỗi người 20 quan tiền, 100 bó lúa để nuôi đức liêm khiết của họ”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

Triều đình lập kho lúa tại các địa phương; gặp năm hạn hán thiên tai, cấp phát cho dân:

Lý Thánh Tông năm Thần Vũ thứ 2 [1070]. Mùa xuân, làm điện Tử Thần. Mùa hạ, tháng 4 đại hạn, phát thóc, và tiền lụa trong kho để chẩn cấp cho dân nghèo”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

Về lãnh vực nhân văn, thời Vua Thánh Tông lưu ý đến ca nhạc, du nhập thêm nhạc khúc Chiêm Thành, sai nhạc công ca hát, giúp cho nền âm nhạc nước nhà phong phú hơn:

“Lý Thánh Tông năm Chương Thánh Gia Khánh thứ 2 [1060]. Tháng 8, phiên dịch nhạc khúc và điệu đánh trống của Chiêm Thành, sai nhạc công ca hát”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

Buổi đầu nhà Lý dời đô từ Trường Yên đến Thăng Long là chốn ngàn năm văn vật; cho mở mang cung điện, đặt thêm quan chức trong triều và các địa phương, áo mũ y phục, đến nay lễ nghi đã đi vào nền nếp:

Lý Thánh Tông năm Chương thánh gia khánh thứ 1 (1059) tháng 8, mùa thu. Đặt ra kiểu mẫu triều phục. Nhà vua ngự ở điện Thủy Tinh, sai các quan đội mũ phốc đầu (14) đi giày và bí tất vào chầu. Tục đội mũ phốc đầu là trước từ đấy.

Sách Giao Chỉ di biên (không rõ họ tên người làm sách) chép: An Nam lúc mới dựng nước, mọi việc hãy còn đơn giản sơ sài; đến nhà Lý mới làm ra cung thất. Cung điện thì có điện Thủy Tinh, điện Thiên Quang. Quan trong và quan ngoài thì có những chức như phụ quốc thái uý, gián nghị đại phu, tả hữu ti lang trung, viên ngoại lang, xu mật sứ, kim ngô, lĩnh binh sứ. Lễ nhạc văn vật xem ra cũng đã đầy đủ”. Cương Mục, Chính Biên, quyển 3.

Lúc nhà Vua tuổi 40 vẫn chưa có con trai, một hôm đi kinh lý vùng Bắc Ninh, dân chúng nô nức đến xem, duy có một người con gái vẫn nép bên khóm lan; nhà Vua trông thấy, đưa vào cung, phong làm Ỷ lan phu nhân. Chẳng bao lâu Phu nhân sinh được Hoàng Tử, tức anh quân Lý Nhân Tông sau này. Buổi gặp gỡ Ỷ lan phu nhân, có lẽ mang nặng kỷ niệm trong lòng, nên Vua đổi tên làng quê Phu nhân là Thổ Lỗi thành làng Siêu Loại (15):

Ngày Quý Mão, Lý Thánh Tông năm Chương Thánh Gia Khánh thứ 5 [1063]. Bấy giờ vua xuân thu đã nhiều, tuổi 40 mươi mà chưa có con trai nối dõi, sai Chi hậu nội nhân Nguyễn Bông làm lễ cầu tự ở chùa Thánh Chúa, sau đó Ỷ Lan phu nhân có mang, sinh hoàng tử Càn Đức tức Nhân Tông, (Tục truyền rằng vua cúng khấn cầu tự chưa thấy hiệu nghiệm, nhân đi chơi khắp các chùa quán, xa giá đi đến đâu, con trai con gái đổ xô đến xem không ngớt, duy có một người con gái hái dâu cứ nép trong bụi cỏ lan. Vua trông thấy, gọi đưa vào cung, được vua yêu, phong làm Ỷ Lan phu nhân”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

Việc học trước kia tổ chức trong chùa, nay nhà Vua cho lập văn miếu, tạc tượng các danh Nho, đưa Hoàng tử đến học:

“Lý Thánh Tông năm Thần Vũ thứ 2 [1070], mùa thu, tháng 8, làm Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối (16), vẽ tượng Thất thập nhị hiền (17), bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến học ở đây”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

Về phương diện pháp luật, sửa đổi luật chuộc tiền của triều trước, xét theo tội nặng nhẹ, cho phép mọi người chuộc tiền nhiều hay ít:

Lý Thánh Tông năm Thần Vũ thứ 3 [1071] Định tiền chuộc tội theo thứ bậc khác nhau.

Trước đó, Lý Thái Tông đặt ra pháp lệnh: phàm kẻ phạm tội, nếu là dân mà là người già hay trẻ con, nếu là người họ thân nhà vua mà còn phải để tang nhau từ 9 tháng trở lên, đều được nộp tiền chuộc cả. Đến đây, định lệ lại: phàm người được nộp tiền chuộc tội phải tùy theo tội nặng hay nhẹ mà bắt nộp tiền nhiều hay ít khác nhau”. Cương Mục, Chính Biên, quyển 3.

Tháng giêng năm Thần Vũ thứ 4 [1072] vua Thánh Tông mất tại điện Hội Tiên, Vua Tống bèn sai Sứ đến phụng điếu:

“Trường Biên quyển 231. Năm Hy Ninh thứ 5 [1072]

Ngày Giáp Ngọ tháng 3 [5/4/1072], Ty kinh lược Quảng Nam Tây Lộ tâu Nam bình vương Lý Nhật Tôn [vua Lý Thánh Tông] mất; con là Càn Đức [vua Lý Nhân Tông] nối ngôi. Chiếu ban Chuyển vận sứ Khang Vệ làm Điếu tặng sứ”.

(甲午,廣南西路【一】經略司言南平王李日尊卒,子乾德嗣。詔轉運使康衛為弔贈使。)

Xét ra lời bàn của Sử thần Ngô Sĩ Liên có thể tóm tắt được sự nghiệp vua Lý Thánh Tông, xin ghi lại như sau: “Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Xót thương vì hình ngục, nhân từ với nhân dân, là việc đầu tiên của vương chính. Thánh Tông lo tù nhân trong ngục hoặc có kẻ vô tội mà chết vì đói rét, cấp cho chiếu chăn ăn uống để nuôi sống, lo quan lại giữ việc hình ngục hoặc có kẻ vì nhà nghèo mà nhận tiền đút lót, cấp thêm cho tiền bổng và thức ăn để nhà được giàu đủ. Lo dân thiếu ăn thì xuống chiếu khuyến nông, gặp năm đại hạn thì ban lệnh chẩn cấp người nghèo, trước sau một lòng, đều là thành thực. Huống chi lại tôn sùng đạo học, định rõ chế độ, văn sự thi hành mau chóng bên trong; phía nam bình Chiêm; phía bắc đánh Tống, uy vũ biểu dương hiển hách bên ngoài. Tuy có việc lầm lỗi nhỏ khác cũng vẫn là bậc vua hiền. Hoặc có người bảo là vua nhân nhu có thừa mà cương đoán không đủ, ngu ý chưa cho là phải”. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 3.

Chú Thích:

  1. Toàn ThưĐại Việt Sử Ký Toàn Thư, tác giả Ngô Sĩ Liên.

2. Bản dịch Toàn Thư chú: Ngưu Hống: tộc người Thái ở vùng Sơn La, có thể là người Thái Đen. Ngưu Hống có thể là phiên âm tên Ngù Háu trong tiếng Thái, có nghĩa là “Rắn hổ mang”. Theo Quắm tố mướu (truyện kể bản Mường) của người Thái Đen thì chúa Lò Rẹt ở Mường Muổi (khoảng thế kỷ XIV) lấy hiệu là Ngù Háu. Nhưng Ngù Háu có thể là hình tượng của tộc Thái Đen từ trước.

3. Địa Lý: Xưa là đất Việt Thường; đời Hán, thuộc quận Nhật Nam; đời Tống, là châu Địa Lý thuộc Chiêm Thành; nhà Lý đổi là Lâm Bình, nhà Trần đổi là Tân Bình; khi thuộc Minh vẫn để tên như thế; nhà Lê đổi là Tiên Bình. Bấy giờ là đất phủ Quảng Ninh thuộc tỉnh Quảng Bình. (Theo Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, viết tắt Cương Mục, Chính Biên, quyển 3).

4. Ma Linh: Xưa là đất Việt Thường; đời Hán, thuộc quận Nhật Nam; đời Tống, là châu Ma Linh thuộc Chiêm Thành; nhà Lý đổi là Minh Linh; nhà Trần vẫn để tên như thế; thuộc Minh, đổi là châu Nam Linh; nhà Lê đặt làm huyện. Bây giờ là đất đai huyện Minh Linh và Do Linh thuộc tỉnh Quảng Trị. (Theo Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, viết tắt Cương Mục, Chính Biên, quyển 3).

5. Bố Chính: Xưa là châu Bố Chính; đời Hán là đất huyện Thọ Lãnh thuộc quận Nhật Nam; đời Tống là châu Bố Chính thuộc Chiêm Thành; nhà Lý vẫn để tên như thế; thuộc Minh đổi là châu Trấn Bình; nhà Lê chia làm hai châu Nội Bố Chính và Ngoại Bố Chính. Bây giờ là đất ba huyện Bình Chính, Minh Chính và Bố Trạch thuộc tỉnh Quảng Bình. (Theo Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, viết tắt Cương Mục, Chính Biên, quyển 3).

6. Chính binh: Quân chính quy.

7. Cung tên: Quân chuyên bắn cung.

8. Đoàn người ngựa: Đoàn quân kỵ.

9. Quân trú chiến: Chiến đấu trong khi đóng giữ.

10. Quân thác chiến: Chiến đấu trong khi tấn công.

11. Sĩ sư: tên chức quan coi việc hình pháp ở Đô hộ phủ (Đô hộ phủ vốn là tên gọi cơ quan cai trị cấp châu đời Đường, các triều đình Đinh, Lê, Lý vẫn giữ tên Đô Hộ Phủ, nhưng chỉ chuyên việc hình pháp) [Bản dịch Toàn Thư chú].

12. Thư gia: Theo Lê Quý Đôn, thư gia tức là ty lại (Kiến Văn Tiểu Lục, bản dịch, Nxb Sử học, 1962, tr. 129 – 130), có thể cũng như tên gọi “thư lại” đời sau. Phan Huy Chú ghi tên các thư gia như: Nội hỏa thư gia, Ngự khố thư gia, Chi hậu thư gia, Nội thư gia, Lệnh thư gia v.v … (Lịch triều hiến chương loại chí, bản dịch, T.2, Nxb Sử học, 1962, tr. 6) [Bản dịch Toàn Thư chú].

13. Án ngục lại: người giúp việc xét hỏi về công việc hình án. [Bản dịch Toàn Thư chú]

14. Phốc đầu: tên mũ, tức là mũ cánh chuồn, có hai dải cánh giương ra hai bên.

15. Làng Siêu Loại: nay thuộc địa phận huyện Thuận Thành tỉnh Hà Bắc. ( Chú thích của bản dịch Toàn Thư.)

16. Tứ phối: chỉ Nhan Uyên, Tăng Sâm, Tử Tư, Mạnh Tử là bốn học trò của Khổng Tử được thờ với thầy ở Văn Miếu.( Bản dịch Toàn Thư chú)

17. Thất thập nhị hiền: 72 học trò giỏi của Khổng Tử. (Bản dịch Toàn Thư chú)

Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

10 sự kiện nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2019

10 sự kiện nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2019

26/12/2019 04:17 PM | THỜI SỰ

Báo Tin tức trân trọng giới thiệu 10 sự kiện nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2019, do Ban biên tập Tin kinh tế – Thông tấn xã Việt Nam bình chọn:

10 sự kiện nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2019

1. Tăng trưởng GDP thuộc nhóm hàng đầu khu vực 

 10 sự kiện nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2019 - Ảnh 1.

Việt Nam lần đầu tiên thử nghiệm phát sóng 5G trên mạng Viettel.Năm 2019, Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP 7,03% trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược trong khu vực và trên thế giới gia tăng. Đây là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam hoàn thành tất cả 12/12 chỉ tiêu Quốc hội đề ra; trong đó xuất siêu đạt mức kỷ lục 9,94 tỷ USD, vốn FDI đăng ký đạt 38,02 tỷ USD – là mức cao nhất trong vòng 10 năm qua, bội chi ngân sách thấp, lạm phát dưới 3%. Đây cũng là năm thứ tư liên tiếp Việt Nam kiểm soát lạm phát dưới 4%.

2. Ký các hiệp định thương mại tự do và bảo hộ đầu tư với EU sau 9 năm đàm phán

 10 sự kiện nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2019 - Ảnh 2.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến ký Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Ngày 30/6/2019, Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) chính thức được ký kết tại Hà Nội. Đây là hai hiệp định thương mại, đầu tư thế hệ mới có quy mô lớn nhất, tiêu chuẩn cao nhất giữa Việt Nam và EU. Cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế và giá trị thương mại là mức cắt giảm thuế cao nhất trong các FTA mà Việt Nam đã từng ký kết. Hiệp định EVIPA cũng có ý nghĩa quan trọng, bảo đảm một môi trường đầu tư, kinh doanh cởi mở, thông thoáng hơn cho các nhà đầu tư toàn cầu.

3. Lần đầu tiên Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về thu hút đầu tư nước ngoài

 10 sự kiện nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2019 - Ảnh 3.

Dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty TNHH Bokwang Vina (Khu công nghiệp Điềm Thụy, tỉnh Thái Nguyên). Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN

Ngày 20/8/2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 50-NQ/TW về “Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài (FDI) đến năm 2030”. Việc lần đầu tiên Bộ Chính trị ban hành một Nghị quyết chuyên đề về FDI đã được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đánh giá cao. Nghị quyết chỉ rõ ưu tiên chiến lược của Việt Nam trong thu hút FDI giai đoạn tới là các dự án có công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Nghị quyết là tiền đề để Việt Nam thu hút nguồn vốn FDI thế hệ mới có chất lượng cao hơn.

4. Việt Nam tăng 10 bậc trong Bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019

 10 sự kiện nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2019 - Ảnh 4.

Dây chuyền hàn khung xe ô tô tại Công ty ô tô Toyota Việt Nam, vốn đầu tư của Nhật Bản tại Vĩnh Phúc. Ảnh: Danh Lam/TTXVN

Ngày 9/10/2019, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho biết, chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam đã tăng 10 bậc, từ mức xếp hạng 77 của năm 2018  lên mức xếp hạng 67 trong năm 2019. Lần đầu tiên, Việt Nam đã vươn lên trong nửa trên của bảng xếp hạng thế giới trong số 141 nền kinh tế được xếp hạng. Việt Nam cũng được ghi nhận là quốc gia có điểm số tăng mạnh nhất toàn cầu. Đây là kết quả của những nỗ lực bền bỉ trong công cuộc cải cách mà Chính phủ Việt Nam đang tiến hành với bối cảnh căng thẳng địa chính trị và thương mại đang khiến kinh tế thế giới có nhiều bất ổn. Cùng với sự đánh giá của WEF, những nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã được nhiều tổ chức và truyền thông quốc tế đánh giá cao với hàng loạt thông tin tích cực về môi trường đầu tư của Việt Nam.

5. Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện trên diện rộng 

 10 sự kiện nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2019 - Ảnh 5.

Lực lượng chức năng chôn lấp, rắc vôi bột tiêu hủy lợn bệnh. Ảnh Văn Long/TTXVN

Ngày 19/2/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chính thức công bố thông tin Việt Nam lần đầu tiên xuất hiện dịch tả lợn châu Phi. Đây được xem là dịch bệnh nguy hiểm, hiện chưa có vắc xin phòng chống và chưa thể chữa trị. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định chưa có loại dịch nào gây ra tác hại lớn và khó khăn trong quá trình ứng phó như dịch tả lợn châu Phi. Toàn hệ thống chính trị đã quyết liệt trong công tác phòng chống dịch. Tính đến trung tuần tháng 12, tổng số lợn bị bệnh buộc phải tiêu hủy là gần 6 triệu con với trọng lượng 342.802 tấn, chiếm khoảng 9% tổng trọng lượng lợn cả nước. Dịch đã làm nguồn cung thịt lợn trên thị trường khan hiếm, đẩy giá thịt lợn tăng cao trong những tháng cuối năm.

6. Hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trước gần 2 năm

 10 sự kiện nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2019 - Ảnh 6.

Ngày 22/5, UBND huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã tổ chức Lễ công nhận xã Mường Phăng đạt chuẩn nông thôn mới. Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN

Ngày 19/10/2019, Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tổ chức Hội nghị toàn quốc Tổng kết 10 năm Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Sau gần 10 năm, Chương trình đã thay đổi căn bản diện mạo nông thôn Việt Nam, vị thế người nông dân được nâng cao, đời sống cải thiện rõ nét, sản xuất nông nghiệp tiếp tục được cơ cấu theo hướng hiện đại, bền vững hơn. Đặc biệt, chương trình đã huy động được nguồn lực lớn với 2,4 triệu tỷ đồng phát triển các thiết chế hạ tầng, sản xuất, đời sống, văn hóa – xã hội khu vực nông thôn. Đến tháng 10/2019, cả nước đã có 4.665 xã, chiếm 52,4% tổng số xã của cả nước được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, vượt 2,4% so với mục tiêu đề ra. Với quan điểm “xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm đầu, chưa và không có điểm kết thúc”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các địa phương và các ngành tiếp tục hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025”.

7. Các ngân hàng thương mại với cuộc đua tăng vốn điều lệ

 10 sự kiện nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2019 - Ảnh 7.

Hoạt động giao dịch tại VPBank. Ảnh: Lê Hoàng Tuấn.

Năm 2019 ghi nhận việc một loạt ngân hàng thương mại tăng vốn điều lệ nhằm đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020. Hiện đã có 18 ngân hàng trong hệ thống đáp ứng chuẩn Basel II, trong đó có 16 ngân hàng trong nước và 2 ngân hàng nước ngoài. Basel II là chuẩn mực cao nhất được áp dụng tại nhiều quốc gia nhằm xác định các tiêu chuẩn về vốn để hạn chế rủi ro kinh doanh của các ngân hàng và tăng cường hệ thống tài chính… Tiêu chuẩn này sẽ giúp các ngân hàng thương mại đảm bảo các chỉ số vốn, yêu cầu về thanh khoản, quản trị rủi ro đạt chuẩn quốc tế, góp phần củng cố nền tảng vững chắc cho hệ thống tài chính tín dụng và cho nền kinh tế.
8. Bùng nổ thị trường hàng không tư nhân
 10 sự kiện nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2019 - Ảnh 8.

Ngày 16/1/2019, Hãng hàng không Bamboo Airways chính thức gia nhập thị trường hàng không với chuyến bay thương mại đầu tiên Tp. Hồ Chí Minh – Hà Nội. Sau 8 năm, Việt Nam lại có thêm một hãng hàng không mới ra đời, mở ra cuộc cạnh tranh giành thị phần nội địa giữa các hãng hàng không. Hiện có thêm Công ty cổ phần Hàng không Vinpear Air, Công ty TNHH Hàng không Lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines), Công ty cổ phần hàng không Ngôi sao Việt (Vietstar), Công ty cổ phần Hàng không Thiên Minh (dự án Hãng hàng không Cánh Diều – Kite Airlines)… đang hoàn thành các thủ tục để khai thác thương mại. Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư đào tạo nguồn nhân lực đặc thù của ngành hàng không như: thành lập Viện Đào tạo Hàng không Bamboo Airways, trường Đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành hàng không Vinpearl Air, Học viện Hàng không Vietjet.

9. Cơ hội bứt phá trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

 10 sự kiện nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2019 - Ảnh 9.

Xưởng thực hành Tự động hóa tại Trung tâm Đào tạo Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: An Hiếu/TTXVN

Ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về “Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Với quan điểm tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hoá đất nước, Nghị quyết đề ra mục tiêu đến năm 2045, Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh, trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo thuộc nhóm dẫn đầu khu vực châu Á. Nghị quyết ra đời thể hiện Việt Nam chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, gắn với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng.

10. Khởi công dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông

 10 sự kiện nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2019 - Ảnh 10.

Điểm đầu La Sơn, đây cũng là điểm cuối tuyến Cam Lộ – La Sơn. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN

Ngày 16/9/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát lệnh khởi công Dự án đường bộ cao tốc Cam Lộ – La Sơn đi qua tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế. Đây là dự án đầu tiên trong 11 dự án thành phần của Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông là công trình quốc gia ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2017-2020 đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư với tổng mức vốn là 118.716 tỷ đồng, bao gồm 55.000 tỷ đồng vốn ngân sách nhà nước, còn lại là nguồn vốn huy động ngoài ngân sách. Với tổng tuyến đường đầu tư khoảng 654 km, Dự án có vai trò quan trọng trong việc giải tỏa áp lực cho quốc lộ 1, hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội.

Theo PV

Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

Tướng Vĩnh – ‘kẻ sĩ thức tỉnh, nhà yêu nước hợp thời cuộc

Tướng Vĩnh – ‘kẻ sĩ thức tỉnh, nhà yêu nước hợp thời cuộc’

Cựu Đại sứ, Thiếu tướng Nguyễn Trọng VĩnhBản quyền hình ảnhFACEBOOK NGUYEN XUAN DIEN
Image captionCựu Đại sứ, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh (1916 – 2019) được coi là một nhà yêu nước, người có tư tưởng cải cách và nhà phản biện chính trị, xã hội có uy tín

Cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh là mang trong mình tinh thần của tiền nhân như Chu Văn An, Ức Trai và dám chủ động ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’ để trở thành ‘nhà yêu nước hợp thời cuộc,’ theo một nhà nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Minh Triết Việt Nam.

Bình luận với BBC News Tiếng Việt hôm 26/12/2019 về việc Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh vừa từ trần tại Hà Nội ở tuổi 104, ông Nguyễn Khắc Mai, giám đốc Trung tâm nói:

“Tư tưởng thì có thể nói ông là một con người lão thực, xem xét vấn đề ngược xuôi, tình lý, và vì thế ông là một người sẵn sàng tự diễn biến, tự chuyển hóa từ cái chỗ mình là người cộng sản, nhưng mà chuyển hóa thành một con người yêu nước mà hợp với thời cuộc, sẵn sàng phê phán những sai trái của đảng của mình.

“Những lỗi lầm của đảng của mình cũng không bỏ qua, cũng đóng góp và ông là người cương trực có thể có nét này là trong người ông có tinh thần của Chu Văn An, của Nguyễn Trãi, thừa hưởng cái tinh thần ấy.

Cựu Đại sứ, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh từ trần

Phỏng vấn tư liệu BBC với Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh

Công an thăm nhà Tướng Vĩnh

“Cho nên ông cương trực góp ý kiến, ông đề xuất những vấn đề rất lớn của thời cuộc hiện nay, ông phê phán những chính sách đối thoại thân Trung Quốc, ông phê phán chính sách và hành động bành trướng đại Hán, gian hiểm của Trung Hoa hiện nay.

“Và ông để tâm đến rất nhiều công việc thời sự, trong một ông già tám, chín mươi rồi một trăm tuổi, mà luôn luôn thức thời, đấy là con người hiếm có…

‘Bố tôi lo cho đất nước đến tận lúc sắp ra đi’

“Ông theo dõi thời sự như thế không phải như những anh Khốt-ta-bít hiện nay ở trong nước đâu, điều hết sức đặc biệt đối với ông mà tôi hết sức khâm phục và chúng tôi nói với nhau là đấy là một nhà minh triết hiện đại của dân tộc…

“Có thể nói, tôi gọi ông là một con người thức tỉnh, ông không giáo điều.

“Con người này không hề giáo điều một chút nào hết và rất tỉnh táo để mà phân biệt cái đúng, cái sai, cái lạc hậu, cái tiên tiến, cái hợp lý với thời cuộc, văn minh, hiện đại, nhân văn với cái hủ bại mà chúng tôi gọi là cái ‘hủ Marx’ – tức là một thứ Marxism hủ lậu, quê mùa, lạc hậu, bảo thủ.

“Thì có thể nói ông già Nguyễn Trọng Vĩnh này là một con người rất là thức thời, đúng là một kẻ sĩ thức tỉnh mà trở thành tấm gương cho chúng tôi, cho các anh em và cho các bạn trẻ nữa,” nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương ĐCSVN nói.

‘Chuyển biến và gương sáng’

Cũng hôm 26/12, Kiến trúc sư Trần Thanh Vân, người từng tu nghiệp ở Thượng Hải, nói về vị cựu Đại sứ từng có 13 năm đứng đầu đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc và nhấn mạnh vào sự thay đổi tư duy lúc cuối đời của ông:

Ông Dương Danh Dy, nhà nghiên cứu về TQ vừa qua đời

Cựu Thủ tướng VN Phan Văn Khải qua đời

Nhà báo, nhà bất đồng chính kiến Bùi Tín qua đời

Cựu Đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh (giữa)Bản quyền hình ảnhOTHER
Image captionCựu Đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh (giữa) tiếp Đại tá Nguyễn Đăng Quang (trái) và Kiến trúc sư Trần Thanh Vân (phải)

“Phải nói là ông là một tấm gương tất cả chúng tôi noi theo, một sự kiên trì sáng suốt, sống trong sạch.

“Còn việc ông là một vị Đại sứ, Thiếu tướng và đảng viên đảng Cộng sản, thì tôi cũng rất vui mừng nhận ra rằng ông đã có những biến chuyển và nói ra được những lời biến chuyển lúc cuối đời.

“Trước kia, kẻ xấu ông chê, nhưng ông luôn cảm thấy rất là coi trọng chuyện phải vẫn giữ đảng Cộng sản, làm sạch dần đi, nhưng rồi dần dần ông cảm thấy chuyện đó vô lý và những ngày cuối đời ông có được những câu nói là thay đổi phải sửa hẳn, phải bỏ nó đi hẳn.

“Còn làm cái gì cho nó tốt hơn, thì những người sáng suốt phải làm, bây giờ thì không thể làm được nữa.

“Một người chúng tôi rất thương quý, nhưng mà tôi thấy là ông từng khá là bảo thủ, tức là những gì đã tôn thờ cả tuổi trẻ, cả đời thì vẫn cứ tôn thờ, nhưng đến giờ phút chót, hơn một năm nay, thì ông nói được những lời khác.

“Sau đó để xác minh lại, tôi ngồi với chị Nguyên Bình (con gái của Tướng Vĩnh), thì chị nói đúng thế, ông đã thấy là không thể chấp nhận là nó tồn tại song song được.

“Cái gì cần phải từ bỏ, thì từ bỏ. Chính điều ông nói đó làm cho nhiều người cảm thấy là phải từ bỏ những điều mình đã cố bám lấy, bởi vì sự ngoan cố, sự trì trệ kéo dài ấy làm cho đất nước bị đau khổ, khó chịu như là cảnh cam phận nhiều quá.

Tướng Nguyễn Trọng VĩnhBản quyền hình ảnhOTHER
Image captionTướng Nguyễn Trọng Vĩnh là một tấm gương sáng để những người dân yêu nước của Việt Nam học tập và noi theo, theo Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện

“Bởi vì đông nhất trong hàng ngũ cán bộ cũ, những người tốt, (tôi không nói những người xấu, những người mà biến chất, mà làm bậy, tai tiếng), ta nói là người tốt đấy, họ vẫn bị ám ảnh về cái gì mà từ thời đại Hồ Chí Minh đã có, thì bây giờ phải giữ, thì nay chính ông đã thấy phải thay đổi.”

Bàn thêm về nhân cách và di sản của Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, từ Viện Nghiên cứu Hán – Nôm, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện nói:

“Ông là một con người am hiểu văn hóa, là một con người rất mềm dẻo và có một phong cách ngoại giao rất lịch sự và ôn hòa, nhưng mà cũng vô cùng cương quyết.

“Nhân cách, con người của ông Nguyễn Trọng Vĩnh, con người giản dị, mực thước và lão thực của ông là một tấm gương.

“Và đấy có thể coi là một di sản lớn mà ông Nguyễn Trọng Vĩnh có gửi lại cho chúng ta.

“Và trong niềm kính tiếc vô cùng như thế này, thì những bài học đó và tấm gương của ông Nguyễn Trọng Vĩnh sẽ được những người dân Việt Nam yêu nước học tập và noi theo,” Tiến sỹ Diện chia sẻ với BBC.

Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi một phỏng vấn tư liệu của BBC với cố Đại sứ, Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh.

Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.