Mỹ hiện đang phải đối diện với sức ép chưa từng có tiền lệ ở Thái Bình Dương mà chủ yếu đến từ sự phát triển đột phá về số lượng và chất lượng của các tàu ngầm Hải quân Trung Quốc.
Hợp đồng đóng tàu ngầm lớn chưa từng có
Ngày 2/12/2019, Hải quân Mỹ đã chính thức đặt bút ký một hợp đồng đóng mới 9 tàu ngầm tấn công tiên tiến nhất thế giới chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Virginia trị giá 22,2 tỷ USD, một khoản ngân sách kỷ lục chưa từng có từ trước tới nay.
Động thái trên diễn ra chỉ vài tháng sau khi Tư lệnh Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương lên tiếng cảnh bảo về việc Trung Quốc tăng cường phát triển hải quân đồng thời ông cũng bày tỏ lo ngại Washington không có đủ tàu ngầm để đối phó với Bắc Kinh.
“Hợp đồng này chính là phản ứng mới nhất của Hải quân Mỹ trước sức mạnh quân sự và các hành động gây hấn ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương”, Carl Schuster, cựu Giám đốc phụ trách các chiến dịch thuộc Trung tâm Tình báo Liên hợp, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hải quân Mỹ bình luận.
“Hải quân Trung Quốc (PLAN) đang ngày càng trở lên tốt hơn và phát triển ở quy mô lớn hơn, vì vậy Mỹ cần phải đối phó. Hải quân Mỹ không coi Trung Quốc là kẻ thù nhưng các hành động của Trung Quốc phải được theo dõi chặt chẽ”, ông Carl Schuster nhấn mạnh.
Các tàu ngầm lớp Virginia là phương tiện tác chiến chủ chốt đa năng dưới nước của Hải quân Mỹ. Chúng có thể tấn công các tàu ngầm khác, tàu chiến mặt nước, các mục tiêu trên đất liền cũng như thực hiện các chiến dịch đặt biệt thu thập thông tin tình báo và do thám.
8 tàu ngầm loại này đã có trong biên chế của Hải quân Mỹ và thêm 10 tàu ngầm nữa đang được đóng theo từng giai đoạn khác nhau.
Tuy nhiên, 9 tàu ngầm Virginia mới sẽ đánh dấu một bước nâng cấp đột phá so với các tàu ngầm tiền nhiệm cùng lớp. Hải quân Mỹ cũng đang để ngỏ lựa chọn đóng chiếc tàu thứ 10 và nếu như vậy tổng giá trị hợp đồng sẽ lên tới 24 tỷ USD.
Bước nhảy vọt về khả năng đối phó với Trung Quốc
Trong thông báo phát đi ngày thứ Hai, Chuẩn Đô đốc David Goggins, sĩ quan phụ trách chương trình tàu ngầm của Hải quân Mỹ gọi đây là “một bước nhảy vọt cả thế hệ về khả năng tác chiến ngầm”.
Các tàu ngầm mới sẽ có kích cỡ lớn hơn với lượng choán nước 10.200 tấn (so với 7.800 tấn ở các tàu hiện tại), dài hơn (460 feet so với 377 feet) và sẽ được trang bị hỏa lực mạnh mẽ mới khi có thể tấn công bằng 40 tên lửa hành trình Tomahawk (so với chỉ 12 quả trên các tàu hiện nay).
Hải quân Mỹ cho biết, số tàu ngầm mới này dự kiến sẽ được chuyển giao trong giai đoạn từ 2025 – 2029.
Các chuyên gia cho rằng Mỹ hiện đang phải đối diện với sức ép chưa từng có tiền lệ ở Thái Bình Dương mà chủ yếu đến từ những bước phát triển đột phá về số lượng và chất lượng các tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc.
Báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc công bố hồi tháng 5/2019 của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, đến năm 2020 PLAN sẽ đưa vào biên chế khoảng từ 65 – 70 tàu ngầm.
Lực lượng tàu ngầm Trung Quốc dự kiến sẽ còn tiếp tục gia tăng sau giai đoạn này. Trong vòng 5 năm kế tiếp PLAN sẽ đóng mới thêm nhiều tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân tương tự như các tàu lớp Virginia của Mỹ.
Trong một báo cáo đưa ra vào tháng 8/2019, các chuyên gia phân tích ở Australia đã chấn vấn Mỹ về khả năng bắt kịp đà phát triển của Trung Quốc đồng thời cảnh báo Washington đang phải đối diện với một cuộc khủng hoảng “đổ vỡ về chiến lược”:
“Khi môi trường trên mặt nước ngày càng trở nên nguy hiểm hơn trước việc Trung Quốc tăng cường triển khai tên lửa hành trình, vũ khí siêu thanh và các hệ thống phòng không thì lợi thế vượt trội của Mỹ về tác chiến ngầm phải đóng một vai trò ngày càng quan trọng để cân bằng sức mạnh tại khu vực”.
Trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ đầu năm nay, Đô Đốc Philip Davidson, chỉ huy Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ cho biết, hoạt động tàu ngầm của 3 đối thủ ở Thái Bình Dương, gồm Trung Quốc, Nga và Triều Tiên đã gia tăng gấp 3 lần kể từ năm 2008.
Davidson đã yêu cầu được gia tăng số lượng tàu ngầm để duy trì ưu thế của Hải quân Mỹ trong khu vực vì nếu không “chúng ta sẽ mất lợi thế về số lượng vào khoảng năm 2025 và tôi cho rằng đây là một thách thức đối với lợi ích của chúng ta”.
Trong những hoạt động gây quan ngại trong năm 2018 của Trung Quốc ở Biển Đông có vụ tàu Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc xâm phạm khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam từ đầu tháng 7 đến gần cuối tháng 10.2019 và tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Philippines hồi tháng 6, theo chuyên trang UNSI News hôm 27.1 dẫn lời một nhóm chuyên gia cho hay.
Trong đó, chuyên gia Gregory Poling, Giám đốc Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ), cảnh báo “Trung Quốc đang ở trong tư thế chủ động” khi nước này hoàn tất hoạt động bồi đắp xây đảo nhận tạo phi pháp ở Biển Đông mà từ đó có thể hỗ trợ cho việc triển khai ổn định, lâu dài tàu hải cảnh và tàu dân quân biển để củng cố tuyên bố chủ quyền phi pháp của nước này ở khu vực.
Ông Poling còn cảnh báo Trung Quốc dường như có ý định “quấy nhiễu trong các lô dầu khí [ở Biển Đông], nơi đã diễn ra hoạt động khoan dầu”, để cản trở hoạt động như thế. Ông lưu ý Trung Quốc có thể hiện thực hóa ý đồ này nhờ vào số lượng khổng lồ các tàu hải cảnh và dân quân biển hiện nay.
Cũng theo ông Poling, Mỹ có thể lên tiếng phản đối một khi Trung Quốc có hành động cản trở các nước láng giềng trong việc khai thác dầu khí ở Biển Đông nhưng sẽ tránh xung đột quân sự. Tuy nhiên, nếu sự cố nguy hiểm có liên quan đến Philippines, một đồng minh của Mỹ, vấn đề có thể trở nên phức tạp hơn đối với Washington.
Ngoài Biển Đông, Triều Tiên cũng là một điểm nóng lớn về an ninh tại châu Á, theo nhóm chuyên gia.
Tác giả: Lương Trân Hương, PV Epoch Times đưa tin từ Hồng Kông
Dịch giả: Nguyễn Công Danh
29-1-2020
Người bảo vệ ở lối ra vào của Tử Cấm Thành vào ngày 25/1/2020. Nguồn: Nicolas Asfouri/ AFP
Phỏng vấn chuyên đề: Cục chính trị ĐCS Trung Quốc biết rằng, bệnh dịch có thể làm vong đảng – Phải bảo vệ 11 thành thị trọng điểm
[Epoch Times, ngày 29 tháng 1 năm 2020] Dịch viêm phổi Vũ Hán đang lan rộng, trước tình hình đó, Trung Cộng đang tìm mọi cách để che đậy tình hình bệnh dịch nhưng đó cũng là một nguyên nhân khiến trận dịch này lan nhanh một cách khó kiểm soát.
Trong khi đó phía chính quyền Hồng Kông vẫn cứ mãi trù trừ không phong tỏa biên giới, bị chê trách là phản ứng chậm chạp. Bình luận viên thời sự nổi tiếng người Hồng Kông, Tiêu Nhược Nguyên đã chỉ ra: Mức độ nghiêm trọng của bệnh dịch lần này có thể so sánh với sự cố Chernobyl – vụ tai nạn hạt nhân lớn nhất trong lịch sử, có thể dẫn đến cái chết của hàng triệu người.
Theo ông Tiêu, được biết, trong hội nghị gần đây nhất của Cục Chính trị, Trung Cộng đã biết được tình hình bệnh dịch có thể thách thức đến quyền lực chính trị của họ, có thể ngấp nghé giai đoạn vong quốc, vong đảng. Trọng điểm trước mắt, họ phải bảo vệ cho được 11 thành thị quan trọng bao gồm cả Hồng Kông, ba ngày kế tiếp đây sẽ là thời khắc then chốt, hiện giờ họ chỉ biết kêu gọi dân chúng “tự cứu lấy mình”.
Quan chức Trung Cộng nhào nặn số người mắc bệnh
Kể từ khi bắt đầu phát hiện ca bệnh đầu tiên tại Vũ Hán vào tháng 12 năm ngoái, các cơ quan chính quyền luôn nói rằng tình hình đang ở mức có thể khống chế, cho đến ngày 20 tháng 1 năm nay, sau khi Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường có những phát ngôn chính thức, những con số mà phía chính quyền Trung Cộng công khai mới bắt đầu tăng vọt theo phương thẳng đứng. Đồng thời vội vã tiến hành phong tỏa đối với nhiều tỉnh thành như Hồ Bắc và đến cả Bắc Kinh.
Có nhiều nghi vấn rằng: với thói quen lấp liếm tình hình bệnh dịch của Trung Cộng, thì những con số mà họ công bố đều có thể là giả. Ông Tiêu Nhược Nguyên – một bình luận gia luôn quan tâm theo dõi tình hình bệnh dịch kể từ khi được truyền thông công khai vào ngày 28 tháng 1 đã trả lời phỏng vấn với Epoch Times rằng, căn cứ theo báo cáo nghiên cứu của Viện trưởng Viện Đại học Y Hồng Kông, Lương Trác Vỹ: trước khi bị phong tỏa thì ước tính đã có 25.000 người nhiễm bệnh tại Vũ Hán. Lại thêm 15.000 người đang tiềm ẩn nguy cơ, tính tổng cộng khoảng 40.000 người. Căn cứ theo hệ số lây truyền, toàn thế giới sẽ có khoảng 25.000 đến 38.000 người, nếu lấy một con số thấp hơn là 22.000 người để dễ tính, nếu như không có sự can thiệp đầy đủ, thì cứ mỗi 6.2 ngày là con số này sẽ tăng lên gấp bội.
Cứ theo đó mà tính, thì vào tháng 4 này, số người bệnh ở Vũ Hán sẽ đạt mức cao nhất. Tới tháng 5 kế tiếp, các nơi như Trùng Khánh, Quảng Châu, Thẩm Quyến… sẽ đạt đến mức cao nhất, tức mỗi ngày sẽ có thêm 200.000 người mắc bệnh. Theo suy đoán của ông, cứ tính thêm 3 tháng kế tiếp, mỗi ngày đều có 100.000 người mắc bệnh, trên cả Trung Quốc sẽ có 18 triệu người mắc bệnh. Trừ ra 1/3 số người không có triệu chứng, thì những người đến bệnh viện khám sẽ có khoảng 12 triệu người. Do vậy ước tính số người thiệt mạng sẽ ở mức 1 triệu đến 2 triệu người.
Trung Cộng lấp liếm tình hình, ẩn chứa nguy cơ
“Điều này nghiêm trọng giống như sự cố hạt nhân Chernobyl dưới thời Liên Xô”, ông Tiêu Nhược Nguyên bình luận. Ông chỉ ra rằng, kể từ năm 1918 khi dịch cúm Tây Ban Nha bạo phát, toàn thế giới chưa từng xuất hiện lần bệnh dịch nào trên quy mô lớn, khiến nhiều người chết. Nhưng nguyên nhân trận tai nạn này của nhân loại “là do tin tức không lưu thông”.
Thị trưởng thành phố Vũ Hán, Chu Tiên Vượng từng tiết lộ rằng, bởi vì theo quy chế phòng trị bệnh truyền nhiễm, chính quyền địa phương Vũ Hán trước khi đưa ra tin tức gì cũng phải có “ủy quyền”. Ông Tiêu Nhược Nguyên phân tích, ông tin rằng tình hình đã được báo cáo đến tai Tập Cận Bình trước đó, nhưng có thể Trung Quốc trong kỳ nghỉ Tết đã “quên mất” sự việc này. Nhưng cái sai lầm lớn nhất là ở chỗ “đầu tháng 12 có trường hợp mắc bệnh đầu tiên, nhưng ông ta đến cuối tháng 12 vẫn chưa cho đóng cửa chợ Hải sản Hoa Nam, trước khi bệnh dịch lây lan ra cả nước vài ngày thì mới bắt đầu đóng cửa”.
Đối với việc Tập Cận Bình cũng không làm tổ trưởng Tổ lãnh đạo Ứng phó Bệnh dịch, mà do Thủ tướng Lý Khắc Cường đảm nhiệm. Ông Tiêu phân tích rằng: Nguyên nhân đầu tiên là vì bệnh dịch sẽ khiến rất nhiều người chết, Tập không muốn hứng chịu cái tội này; thứ hai, những người mà Tập chọn làm Tổ trưởng có Lý Khắc Cường và Tôn Xuân Lan, nhưng họ Tôn lo rằng mình đương đầu không nổi cục diện nên mới đổi cho họ Lý.
Nguồn tin cho hay: Cục chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc biết rằng bệnh dịch có thể làm vong đảng – phải bảo vệ 11 thành thị trọng điểm
Hiện tại tình hình dịch bệnh ở Vũ Hán đã vô phương khống chế, dân chúng chỉ có thể tự cứu lấy mình, biết bao nhiêu phẫn nộ, chỉ trích, mâu thuẫn đều hướng về Trung Cộng. Ông Tiêu Nhược Nguyên nói, có nguồn tin cho biết rằng, mùng một Tết năm nay Thường ủy Cục Chính trị đã mở cuộc họp, giới quan chức cấp cao của Trung Cộng đã cảm thấy tình hình bệnh dịch có thể thách thức đến tính hợp pháp của chính quyền, đã sắp đến giai đoạn mất Đảng.
Tin tức mới nhất cho hay, Trung Cộng sẽ không từ bất cứ cái giá nào, không ngại bất cứ hi sinh nào để bảo vệ cho được 11 thành phố lớn, bao gồm: Tây An, Ô Lỗ Mộc Tề, Thẩm Dương, Cáp Nhĩ Tân, Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Hàng Châu, Quảng Châu, Thẩm Quyến và Hồng Kông. Tuy rằng chính quyền Hồng Kông trù trừ không tuyên bố phong tỏa biên giới, ông Tiêu phân tích rằng đó là bởi vì họ chưa nhận được chỉ thị của Bắc Kinh, nhưng dự tính Thẩm Quyến sẽ sớm bị phong tỏa, “bởi vì rất nhiều ngành công nghệ cao đều đặt tại Thẩm Quyến”.
Nói đến vấn đề ảnh hưởng của dịch viêm phổi Vũ Hán đến nền kinh tế, ông Tiêu hình dung đây là “đòn chí mạng”, bởi vì hơn một nửa lãnh thổ Trung Quốc đã bị đình trệ, GDP dừng lại, Hồng Kông cũng không tránh khỏi liên lụy.
Ba sai lầm của Trung Cộng
Ông Tiêu Nhược Nguyên chỉ ra, đợt chống dịch lần này Trung Cộng đã phạm 3 sai lầm lớn: đầu tiên là khi bệnh dịch vừa manh nha cần phải cách ly kịp thời; thứ hai là họ đã che giấu tình hình dịch bệnh, cho dù đã phong tỏa thành thị nhưng luật sư Trần Thu Thực còn phát hiện thi thể được đặt tùy ý ở bệnh viện, tùy tiện khạc nhổ…., (quốc gia) không có điều động nhân lực vật tư trên toàn quốc để chi viện cho Vũ Hán; cái sai lầm thứ ba là trước dịp Tết đã để cho 5 triệu người rời khỏi Vũ Hán.
Ông Tiêu suy đoán tình hình bệnh dịch sẽ kéo dài đến tháng 9 mới có thể bình ổn, và sẽ làm lung lay tính hợp pháp của chính quyền Trung Cộng, “bởi vì tất cả mọi người đều đang chất vấn rằng: tại sao lại như vậy? Bạn phải biết, Ấn Độ và châu Phi chưa từng xuất hiện việc như vậy. Virus Ebola cảm nhiễm chỉ mới có 20.000 người thì đã không chế được tình hình, lập tức khống chế được ngay”.
Về phương diện Hồng Kông, quan chức Y tế của Hồng Kông từ trước đã nói rằng những người không phải dân bản địa nếu có những triệu chứng phù hợp với biểu hiện của viêm phổi Vũ Hán mà trình báo kịp thời với cơ quan chức năng sẽ được miễn phí điều trị. Ông Tiêu phê bình: điều này sẽ gây thêm căng thẳng cho nguồn lực của hệ thống Y tế Hồng Kông.
Cách để dân cư thành thị tự bảo vệ mình
Ông Tiêu Nhược Nguyên kiến nghị ba phương diện để chính quyền cân nhắc trong công tác chống dịch. Một là: đối với những người Hồng Kông trở về từ đại lục, có thể thiết lập khu trại cách ly nằm gần khu vực biên giới để cách ly trong vòng 14 ngày; hai là: tất cả những hàng hóa được giao nhận tại biên giới, đều phải do người Hồng Kông cầm lái để chở về; ba là: những ai cầm hộ chiếu của Trung Quốc mà rời Trung Quốc chưa được một tháng, sẽ không được duyệt đến Hồng Kông, máy bay sẽ từ chối phục vụ.
Đối với việc cư dân tự bảo vệ, ông Tiêu khuyên người dân ra đường nên mang khẩu trang, loại khẩu trang phổ thông dùng trong ngoại khoa là được, không nhất định phải sử dụng loại N95. Thứ hai, nên thường xuyên rửa tay và sử dụng các dung dịch tiêu độc; nên đeo kính râm. Những người già đau yếu phải chú ý không nên ra ngoài. Ông nhắc nhở rằng, Hồng Kông bất cứ lúc nào cũng có thể biến thành ổ dịch, nếu như người Hồng Kông nào bắt buộc phải đi ra ngoài nên nhanh chóng sắp xếp lịch trình, nếu không có thể sẽ đi không được.
Vụ thảm sát Ba Chúc đã khiến mình đặt câu hỏi nghi vấn từ hơn một năm trước. Tại sao, với quân lực cực mạnh của VN vào năm 78, cùng với việc Khmer đỏ liên tục tấn công gây hấn từ hơn một năm trước đó, mà Khmer đỏ lại có thể chiếm đóng Ba Chúc được tận 12 ngày (từ 18-30/4/1978)?
Hôm qua mình đã đến tận Ba Chúc để nhìn tận mắt nhà mồ Ba Chúc. Nhà mồ này mới được xây mới lại, lần thứ 3, vào khoảng năm 2015. Đây là một kiến trúc khá lạ, sáng tạo. Người ta thiết kế nền ngôi nhà hơi âm xuống, chắc để tạo cảm giác như xuống mồ. Lối vào mồ là các cái khe hình tam giác cong, không có cửa, ánh sáng chủ yếu lấy từ giếng trời, trên xuống. Theo lời một vị chức sắc tôn giáo ở ngôi chùa Phi Lai tự bên cạnh, tạm gọi là ông Y, thì KTS thuyết minh nhà mồ có hình hoa sen, nhưng người dân lại bảo nó giống củ tỏi! Mà củ tỏi lại là thứ để chống tà ma…! Ông Y cho rằng đây là một kiến trúc không đạt, ông không thích nó. Còn mình, với con mắt KTS, thì lại cho là nó khá đẹp và sáng tạo.
Sau khi xem các chứng tích, mình vào Phi Lai tự nói chuyện với ông Y. Đây là ngôi chùa Tứ ân hiếu nghĩa (Google để biết chi tiết về đạo này). Mình có hỏi ông Y câu hỏi trên và thêm câu hỏi thứ 2, đó là: Tại sao các bộ xương người này lại không được đem chôn, hay là chôn rồi lại đào lên để trưng bày? Lúc thảm sát xảy ra thì ông Y ở đâu?
Ông Y trả lời câu hỏi một giống hệt nhận định của mình từ trước. Ông cho là (quan điểm cá nhân ông) bộ đội ta CỐ TÌNH để quân Pol Pot (ở đây không hề dùng khái niệm quốc tế là Khmer đỏ mà chỉ gọi là quân Pol Pot), sang chiếm Ba Chúc 12 ngày và thảm sát, thì mới có cớ để đánh sang bển.
Ông lưu ý thêm là quân VN lúc đó rất mạnh, đã đánh quân Pol Pot xâm lược từ trước, giết rất nhiều lính Pol Pot. Nhưng vào tháng 4/1978, bộ đội chủ lực đã rút khỏi Ba Chúc, còn lại toàn du kích, nên Pol Pot chiếm được ngay.
Lính Pol Pot đem người dân ra cánh đồng rồi giết, để xác tại chỗ. Sau khi giải phóng (12 ngày sau) những xác chết này vẫn không được chôn và dính mùa lũ, không chôn được, thế là chỉ còn lại xương. Sau đó người dân gom xương đó lại đem về Phi Lai tự để cất giữ. Có nghĩa là các bộ xương này, chiếm khoảng 1/3 số xác của tất cả nạn nhân thảm sát, chưa từng được chôn và được dùng làm công cụ tuyên truyền chống Pol Pot.
Ông Y cho rằng, để như vậy là ÁC, người ta đã chết phơi thây rồi, giờ lại phải phơi xương tiếp mấy chục năm, không được chôn, là trái đạo lý người Việt. Ông đã phản đối nhiều lần nhưng không ai nghe. Vì người nhà ông không có trong đó nên ông đành để vậy.
Trước cuộc thảm sát, dân Ba Chúc có khoảng 16.000 người, đã được cho di tản, số người ở lại là những người không chịu đi. Họ cho là phía Pol Pot có nhiều người là lính VNCH cũ bỏ chạy sang đó, nên sẽ không giết dân. Ai ngờ bị giết gần hết. Ông Y lúc đó 16 tuổi, kịp chạy trốn lên núi Tượng rồi trốn đi tiếp, nên thoát chết.
Việc trưng bày xương người để tố cáo tội ác Khmer đỏ là phổ biến ở Campuchia, rõ nhất là ở Cánh đồng chết và nhà tù Tung Sleng (mình đã viết stt vào năm ngoái, cũng tầm này). Ông Y cho rằng bên Miên họ dã man mới thế, chứ người Việt thì không nên thế.
Nhìn hơn một ngàn bộ xương được trưng bày trông khá rợn người. Nhưng tiếc rằng, mình chưa tìm thấy những tấm bia ghi tên những người đã chết, tối thiểu là tên của các bộ xương, nếu có (có trẻ em chưa có tên).
Đây không hề là một việc khó làm, nhưng có nhiều ý nghĩa, trong đó có cả ý nghĩa về sự minh bạch, nhất là khi có người dân sống sót sau thảm sát.
Khu tưởng niệm chiến tranh VN cũng khắc tên hơn 50.000 lính Mỹ đã chết. Khu tưởng niệm người chết ở thủy điện Hòa Bình cũng vậy. Không rõ ở Mỹ Lai có bia này không? Dự là không, lý do có thể cũng giống như ở Ba Chúc này.
Kỳ lạ thay là người ta lại để 2 cái két sắt khổng lồ ở ngay bàn thờ các nạn nhân, để chứa tiền “công đức”. Nhìn khá phản cảm. Họ đã bị lợi dụng mấy chục năm nay.
Bổ sung bóc phốt chú đánh máy:
Ngay trong nhà lưu niệm đã có sự mâu thuẫn về nội dung, bia căm thù và các tư liệu trên mạng đều viết là thảm sát xảy ra từ 18-30/4. Mình cho đó là quãng thời gian Khmer đỏ chiếm Ba Chúc. Nhưng lại có 2 bức ảnh nạn nhân kể lại là người nhà mình bị thảm sát vào ngày 14/4? Thế ngày diễn ra thảm sát chính xác là ngày nào?
Nhiều người cho rằng, tình hình thế giới đang diễn biến vô cùng phức tạp và rất khó lường. Vì có nhiều yếu tố mới và cách giải quyết mới, nên cần phải có cách nhìn mới.
Những yếu tố mới:
Thế kỷ XX có những phát minh làm biến đổi hẳn xã hội loài người: Thuyết Tương Đối của Einstein mở ra kỷ nguyên nguyên tử, thám hiểm không gian; sự ra đời của Cơ Học Lượng Tử dẫn đến internet, điện thoại thông minh, robot, và cách mạng số. Francis Crick & James Watson phát hiện chuỗi di truyền DNA, mở ra nhiều hiểu biết về sinh vật, trong đó có con người.
Và đặc biệt nhất trên phương diện xã hội – chính trị, khoa học chứng minh rằng không có mâu thuẫn ý thức hệ: Tinh thần và vật chất là 2 mặt của sinh năng. Cộng sản lẫn tư bản đương nhiên phải tự biến đổi theo quan niệm mới về con người: Tinh thần và vật chất là 2 mặt của Sinh năng.
Sinh năng là 1 phần của Vũ trụ năng. Tinh thần và vật chất hỗ tương tác động và cái nọ có thể hoán chuyển sang cái kia qua Sinh năng. Nhân loại đang đi vào nền văn minh mới Nhân Bản, thể hiện triết lý sống mới này về con người.
Những cách mới
(a) Cải biến gen giúp giải quyết khan hiếm lương thực – thực phẩm.
(b Năng lượng gió, mặt trời, thủy triều, fracking giúp có thêm nguồn mới.
(c) Tài nguyên kỹ nghệ: Đáy biển, trước không thể khai thác nhưng nay khai thác được.
(d) Kiểm soát sinh đẻ qua nâng cao đời sống kinh tế và tác động sinh học.
(e) Tham gia sản xuất và dịch vụ của trí thông minh nhân tạo, robot.
Cũng như những cái chưa có cách như hâm nóng toàn cầu, thay đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, chiến tranh mạng, không gian, nguyên tử.
Thế giới quan mới
Trước tiên, chúng ta cần nắm vững mâu thuẫn nào là mâu thuẫn chính trên thế giới hiện nay? Mâu thuẫn chính là mâu thuẫn chi phối tất cả các mâu thuẫn phụ và mâu thuẫn chính thì chỉ có một.
Mâu thuẫn chính trên thế giới nay không phải ý thức hệ, vậy là gì?
Đó là: Hố xa cách giữa các nước giàu và các nước nghèođã đến mức độ nổ tung, buộc mọi dân tộc cũng như mọi chính phủ cả giàu lẫn nghèo phải quan tâm giải quyết.
Ba tiêu chuẩn xếp hạng nước nào là giàu hay nghèo: (a) sức mạnh chi phối nền sinh hoạt chính trị toàn cầu là kinh tế Số. (b) tiềm năng tiến hành cách mạng Số. (c) khả năng của nước đó đóng góp vào giải quyết mâu thuẫn chính giàu – nghèo.
Chúng ta thấy ngay, chỉ có khoảng 20 nước giàu, đa số ở về Bắc bán cầu, trong đó nổi bật nhất là 5 trung tâm quyền lực: Mỹ – Trung – Nhật – Đức – Nga.
Phương cách giải quyết hố giàu – nghèo toàn cầu là có: Các nước giàu chuyển giao Kỹ nghệ hóa cho các nước nghèo mà nay họ không muốn làm nữa. Nhưng chỉ khả thi khi tất cả các nước đều tham gia, trong đó đặc biệt là 5 siêu cường Mỹ – Trung – Nhật – Đức – Nga hợp thành thế liên hoàn, vừa hợp tác vừa cạnh tranh: Hợp tác mới giải quyết được những thách thức toàn cầu, giữ vững thế khống chế để tiến hành cách mạng Số. Mặt khác, ganh đua chuyển giao Kỹ-Nghệ-Hóa cho các nước nghèo, mới có thể lấp nhanh nhất hố xa cách giàu – nghèo.
Thế chiến lược toàn cầu đang chuyển từ đối đầu Đông – Tây sang Hợp tác Bắc – Nam.
Khối Bắc khoảng 20 nước, ở phía Bắc bán cầu, chiếm khoảng 1/3 dân số toàn cầu, với 5 trung tâm quyền lực: Mỹ – Trung – Nhật – Đức – Nga.
Khối Nam khoảng 180 nước còn lại, chiếm 2/3 dân số toàn cầu, đa số ở Nam bán cầu, khu trú vào 5 vùng:
– Đông Nam Á – Thái Bình Dương (với tổ chức hợp tác vùng ASEAN)
– Nam Á (SARRC)
– Châu Phi (ECOWAS)
– Châu Mỹ Latinh (MERCOSUR)
– Trung Đông (còn đang định hình)
Cần lưu ý những chuyển động:
– Nga, Mỹ chấm dứt đối đầu: Mỹ lui về lo ‘Mỹ trước hết’; Nga không chạy đua vũ trang, chuyển mạnh ngân sách quốc phòng sang làm kinh tế Số.
– Trung với nền kinh tế lớn thứ nhì sau Mỹ, đang khoa trương sức mạnh mềm trên trường quốc tế.
– Nhật, nền kinh tế thứ ba, đang cho sửa hiến pháp để tái võ trang, không còn dưới trướng Mỹ, bắt đầu phát huy ảnh hưởng trên quốc tế.
– Đức thủ lĩnh 27 nước EU. Cộng nền kinh tế của cả 27 nước thì lớn thứ nhì sau Mỹ và trên Trung.
– Các siêu cường (đi vào hợp tác) nên từ từ buông ‘đàn em’. Hình thức đồng minh cũ biến dần sang đối tác (partnership), thuần về thương mại và đầu tư. Tất cả các nước nghèo sẽ ‘rơi’ hết vào Khối Nam, tiến hành kỹ nghệ hóa làm ra hàng trao đổi với hàng kỹ thuật Số của các nước giàu. Chính vì vậy thế Chiến Lược Toàn Cầu Mới Hợp Tác Bắc – Nam còn có tên là Một Nền Trật Tự Kinh Tế Quốc Tế Mới.
Tái bút: Nên đưa cuộc đấu tranh cho tương lai VN chuyển động cùng Chiến Lược Toàn Cầu đang xoay đổi từ Đối đầu Đông – Tây sang Hợp tác Bắc – Nam.
Bản quyền hình ảnhREUTERSImage captionHình chụp ở Hà Nội ngày 30/1
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc ngày 30/1 loan báo Việt Nam sẽ ngừng cấp visa cho khách du lịch Trung Quốc, trừ visa công vụ, để phòng ngừa virus corona.
Việt Nam cũng không khuyến khích giao thương, buôn bán, qua lại cửa khẩu trong lúc này.
Ông Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo ngành y tế theo dõi sát sao sức khỏe công dân, lưu học sinh, khách du lịch từ Trung Quốc khi nhập cảnh vào Việt Nam trong vòng 15 ngày với tinh thần hạn chế đi lại.
Chính phủ Việt Nam nói hiện nay chưa bắt buộc đeo khẩu trang trên phạm vi cả nước nhưng khuyến nghị mọi người dân đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người.
Các trường học phải khuyến nghị học sinh đeo khẩu trang.
Trong diễn biến cùng ngày, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã ký lệnh đóng cửa biên giới vùng Viễn Đông với Trung Quốc để ngăn lây lan virus corona.
Lệnh có hiệu lực từ hôm nay, 30/1.
Nghị định cho hay 16 trong 25 cửa khẩu ở biên giới Trung – Nga sẽ đóng từ đêm 31/1.
Đầu tuần này, Nga đã cấm không cho các nhóm du khách Trung Quốc vào Nga.
Chuyến bay đưa khoảng 200 công dân Anh về nước từ vùng tâm dịch coronavirus ở Vũ Hãn sẽ có giấy phép cất cánh ngày thứ Sáu.
Bản quyền hình ảnhANDREI SAMSONOV/GETTY IMAGESImage captionSân bay Krasnoyarsk International Airport của Nga kiểm dịch hành khách bay tới từ Cam Ranh, Việt Nam vì lo ngại coronavirus từ châu Á lan sang.
Con số tăng nhanh
Cơ quan y tế Trung Quốc cho biết, đã có 7.711 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận tính đến cuối ngày thứ Tư, chủ yếu ở tỉnh Hồ Bắc, nơi số người chết tăng thêm 37 lên 162.
Như vậy, tổng số người tử vong do chủng virus corona mới gây viêm phổi tại Trung Quốc đã lên đến con số 170 người, theo Reuters.
Các trường hợp nhiễm bệnh đã được xác nhận tại ít nhất là 15 quốc gia khác. Với trường hợp đầu tiên xuất hiện ở Tây Tạng, như vậy, dịch bệnh đã lan đến tất cả các tỉnh và các khu vực ở Trung Quốc đại lục.
WHO sẽ tái xét việc công bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu
Ủy ban khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhóm họp kín trở lại tại Geneva hôm nay 30/1 để tái xét việc có đưa dịch bệnh này thành ‘trường hợp khẩn cấp toàn cầu’ hay không.
“Trong vài ngày qua, sự lây lan của virus, nhất là những trường hợp lây từ người sang người xuất hiện ở một số quốc gia đã khiến chúng tôi lo lắng”, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong cuộc họp báo vào hôm 29/1, dẫn ra các trường hợp ở Đức, Việt Nam và Nhật Bản.
“Dù số trường hợp nhiễm bệnh bên ngoài Trung Quốc vẫn tương đối nhỏ, nhưng dịch có khả năng bùng phát lớn hơn nhiều”.
Khẩn trương sơ tán công dân
Bản quyền hình ảnhMIKHAIL SOLUNINImage captionSân bay Valery Chkalov Strigino International ở Nizhny Novgorod, Nga, kiểm tra hành khách bay đến từ Tam Á, Hải Nam, TQ hôm 28/01. Nay thì Nga đã đóng biên giới
Việc chuyến bay sơ tán công dân Anh chưa thể cất cánh được hiểu là Anh chưa nhận được sự chấp thuận từ phía Trung Quốc về việc này.
Bộ Ngoại giao Anh cho biết đang “làm việc khẩn trương” để việc sơ tán công dân Anh được tiến hành “càng sớm càng tốt”.
Thoạt đầu, chuyến bay đầu tiên từ Vũ Hán dự kiến sẽ đến RAF Brize Norton ở Oxfordshire vào sáng nay 30/1. Hành khách đã được đưa đến một cơ sở của Dịch vụ Y tế Quốc gia.
Khi đến Anh, những hành khách này sẽ được “cách ly được hỗ trợ” trong 14 ngày với “tất cả sự chăm sóc y tế cần thiết”, một phát ngôn viên của chính phủ Anh cho biết.
Bộ Ngoại giao Anh cũng cho biết, một số chuyến bay của các quốc gia khác cũng chưa thể cất cánh theo đúng kế hoạch.
“Chúng tôi vẫn giữ liên lạc chặt chẽ với chính quyền Trung Quốc và các cuộc đối thoại đang diễn ra ở tất cả các cấp”, một phát ngôn viên nói.
Theo Guardian thì Úc cũng đang lâm cảnh tương tự. Báo này dẫn lời Ngoại trưởng Úc Marise Payne nói trên ABC Radio rằng việc thảo luận về chuyện này vẫn đang tiến hành.
Trong khi đó, theo hãng tin Reuters, máy bay sơ tán công dân Nhật Bản từ Vũ Hán đã đến Tokyo hôm 30/1.
Theo đài truyền hình NHK của Nhật Bản, chuyến bay thứ hai chở công dân Nhật Bản sơ tán từ Vũ Hán đã hạ cánh xuống Nhật Bản với 9 người có triệu chứng sốt hoặc ho.
Chuyến bay đầu tiên đã hạ cánh hôm 29/1 và dự kiến sẽ có ít nhất một chuyến nữa trong những ngày tới.
Ba người Nhật trên chuyến bay đầu tiên được xác nhận là bị nhiễm bệnh, đài NHK loan tin hôm 30/1, dẫn nguồn từ Bộ Y tế nước này, dù hai trong số ba người đó không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào.
Hoa Kỳ đã đưa khoảng 200 người Mỹ ra khỏi Vũ Hán. Họ đã được kiểm tra sức khỏe khi đến California.
Hôm 29/1, một người đàn ông Anh ở Vũ Hán nói với BBC rằng, chính quyền Trung Quốc từ chối cho phép người vợ Trung Quốc của ông đi cùng ông trở về Anh.
Jeff Siddle, đến từ Northumberland, cho biết ông và con gái chín tuổi nhận được thông báo rằng, họ có thể bay trở lại Anh nhưng không có người vợ – người cũng đã có có visa thường trú ở Anh.
“Vợ tôi quẫn trí,” ông nói. “Chính quyền Trung Quốc không cho phép bất kỳ cư dân Trung Quốc nào rời đi.”
Ông nói thêm: “Tôi phải đưa ra quyết định, đó là con gái chín tuổi của tôi – vốn có hộ chiếu Anh – và tôi phải rời đi, và để vợ tôi ở đây tại Trung Quốc, hoặc cả ba chúng tôi cùng ở lại đây”.
Một công dân Anh khác cho biết bà được yêu cầu để lại đứa con trai ba tuổi vì cậu bé có hộ chiếu Trung Quốc.
Natalie Francis, đến từ York, cho hay: “Khi nhận được cuộc điện thoại, tôi không còn biết nói gì nữa”.
“Cả ba chúng tôi đều ở Vũ Hán lúc này”, bà nói thêm. “Về mặt thể chất, chúng tôi vẫn ổn, nhưng sự căng thẳng vì bị nhốt trong nhà quá lâu… tinh thần của chúng tôi bắt đầu bị ảnh hưởng đôi chút … nhất là sau thông tin này.”
Bộ Ngoại giao Anh cho biết, một trong những ưu tiên của bộ này là tạo điều kiện cho công dân Anh và gia đình họ được ở bên nhau.
Tỉ lệ tử vong của virus corona?
Một câu hỏi rất căn bản, nhưng lại rất khó để trả lời.
Thật quá đơn giản khi lấy số người chết chia cho các trường hợp đã nhiễm bệnh để ra tỉ lệ tử vong.
Tuy nhiên, chúng tôi đang ở giữa vụ dịch và hàng ngàn bệnh nhân vẫn đang được điều trị. Chúng ta không biết họ có qua khỏi hay không, vì vậy các trường hợp này không được sử dụng để tính toán.
Chúng ta cũng không biết rõ là còn có bao nhiêu trường hợp bị nhẹ và chưa bị phát hiện.
Ngoài ra, sự nguy hiểm của virus mới chỉ là một yếu tố trong mối đe dọa của nó.
‘Bệnh cúm giết chết hàng trăm ngàn người mỗi năm, không phải vì nó siêu nguy hiểm, mà vì nó có khả năng lây nhiễm đến rất nhiều người”.
Bản quyền hình ảnhBACH DUONGImage captionCâu hỏi là ngành y tế Việt Nam, vốn luôn phải ứng phó với con số bệnh nhân quá tải, có chịu nổi sức ép nếu virus corona biến thành đại dịch
Oxfordshire chỉ là một hạt trung bình của Vương quốc Anh với hơn 680 nghìn dân nhưng thành phố Oxford hai hôm trước đã hủy lễ mừng Năm mới Âm lịch (Lunar New Year) do sợ lây truyền mầm bệnh virus corona (2019-nCoV).
Chính quyền quyết định như vậy dù Oxford có chưa đầy 4000 người gốc Trung Quốc sinh sống, đa phần đã định cư, làm việc trong đại học và chỉ một số ít còn về Trung Quốc dịp Tết.
Hành động của chính quyền Oxford cho thấy châu Âu đang căng thẳng theo dõi đường đi của virsu 2019-nCoV này.
Bên trong Trung Quốc, lây nhiễm đã rộng khắp, một nhân viên đại học Oxford vừa trở lại UK nói với tôi rằng cha mẹ anh ta ở một thị trấn nhỏ cách Bắc Kinh một giờ tàu cũng có 10 ca nhiễm nCoV và nghi vấn cả trăm ca lây nhiễm khác.
Một nghiên cứu sinh nhà ở Hồ Bắc thì cập nhật rằng các nhà giàu ở Vũ Hán đã chạy lên núi hay các vùng hẻo lánh để trốn trong các khu nghỉ dưỡng, mỗi tuần chỉ một người chớp nhoáng về thành phố để mua thực phẩm.
Họ liên lạc điện thoại để mua từ các mối có sẵn để tránh vào các siêu thị do sợ nhiễm bệnh và va chạm đã xảy ra thường xuyên khi họ mua tranh cướp thực phẩm.
Các thành phần khác mạnh ai nấy lo tìm bất cứ đâu họ nghĩ là an toàn và chỉ xuất hiện tuần một lần ở siêu thị.
Tất nhiên, các câu chuyện tôi được nghe từ người trở về từ Trung Quốc chỉ mang tính tham khảo, và chúng ta còn đợi những thông tin chính thức. Nhưng điều đáng nói là dịch bệnh đã và đang dẫn tới các khủng hoảng xã hội khác chỉ trong chốc lát.
Ở Việt Nam thì ngược lại, câu “Điếc không sợ súng” có vẻ mất ý nghĩa, ít nhất trong gia đình người viết bài, nơi có vài giáo sư trong lĩnh vực y, sinh học là những người hiểu rõ sự nguy hiểm của virus corona 2019-nCoV.
Cùng lúc, các vị khác vẫn phới phới từ nhà tới viện, làm việc và về nhà, tươi tắn không khẩu trang.
Chả trách sự lãng mạn tâm linh có vẻ vẫn là tinh thần chủ đạo của dân chúng ở đây khi cả ngàn người vẫn dìu nhau tới các lễ hội và mặc dù miệt mài khấn vái, không thấy Bụt nào hiện lên dù chỉ để nhắc đại chúng “đeo khẩu trang”.
Người viết bài trình bày vài suy nghĩ về cách phòng và chặn dịch virus vũ Hán 2019-nCoV trong thực tiễn Việt Nam.
Bản quyền hình ảnhAFP CONTRIBUTORImage captionCảnh bên trong một bệnh viện ở VN hồi có dịch sốt xuất huyết hồi 2017
Viêm phổi vì virus 2019-nCoV khác Sars thế nào?
Mặc dù cả hai đều là virus corona (RNA Coronavirus) nhưng khả năng và tốc độ truyền bệnh rất khác nhau. Trong chín tháng (2002-2003), Sars truyền hơn 8000 ca, trong khi chưa tới hai tháng nCoV đã lây ra gần 6000 ca.
Bệnh nhân nCoV và Sars đều có khả năng tiếp truyền cho người khác ở một trung bình như nhau (R0, 2-5 người) nhưng với Sars, một số bệnh nhân có thể siêu truyền tới hàng chục người, trong khi đó nhiều bệnh nhân tiếp truyền thấp, thậm chí không truyền (R0<1), các dòng, nóng siêu truyền do đó bị nhận biết và khoanh vùng nhanh chóng, R0 trung bình vì vậy giảm xuống đáng kể.
Trong khi đó, các số liệu tới nay cho thấy nCoV có khả năng tiếp truyền khá đồng đều từ mỗi bệnh nhân và đặc biệt giống như cúm hay sởi, nCoV đã bắt đầu truyền dù bệnh nhân chưa có biểu hiện triệu chứng trong vòng 7-14 ngày đầu (số liệu mới công bố của Trung Quốc nói thời gian này khoảng hơn 5 ngày), giải thích tình trạng “vỡ trận” ở Vũ Hán, cũng vì thế một số chuyên gia dịch tễ cho rằng, đã quá muộn để khống chế con virus này.
Độc lực của Sars cao hơn nhiều so với nCoV, gây tử vong gần 10% so với 2% và một bệnh nhân hết Sars cần thời gian nhiều tháng để phục hồi với những di chứng nghiêm trọng, trong khi bệnh nhân nCoV nếu qua khỏi 7-10 ngày sẽ bình phục nhanh chóng như vừa đi qua một trận cúm rất nặng.
Nhiễm trực tiếp và chéo
Quan sát mô hình hoạt động của hệ thống y tế công ở Việt nam, có thể rút ra một số thông tin là nhìn chung, các bệnh viện tuyến tỉnh và thành phố của Việt Nam thường khám chữa trung bình từ 1000-1500 bệnh nhân một ngày, khi con số thứ tự lên tới 500 trở lên, người bệnh sẽ phải đợi ít nhất nửa ngày để tới lượt khám.
Thời gian chờ này đủ để một người mang mầm nCoV lây trực tiếp hay lây chéo ra xung quanh.
Điều đáng sợ là tất cả các bệnh viện ở Việt Nam hiện nay ở trong tình trạng quá tải, chưa kể đến hệ thống điều hòa trung tâm có thể làm trầm trọng thêm sự lây nhiễm từ không khí luân chuyển trong không gian kín.
Bản quyền hình ảnhEPAImage captionAnh Quốc hiện mới có các biện pháp phòng ngừa chống virus corona
Thống kê cho thấy đa số các ca nhiễm thứ cấp của Sars và MERS (là dịch Coronavirus tại Trung Đông) trước đây là từ môi trường y tế, các bệnh viện, trạm xá.
Văn hóa của người Việt ngăn cản họ đeo khẩu trang trong các không gian tín ngưỡng hay đình đám, hội họp, thử hình dung xem một cuộc họp đầu năm hàng trăm tới hàng ngàn người ở những công sở lớn sẽ nguy hiểm tới đâu trong thời điểm này?
Trung Quốc vừa thống kê hơn 3500 ca nhiễm tại Hồ Bắc trong khi Hồ Nam là tỉnh bên cạnh mới chỉ có hơn 200 ca trong khi cổng giữa hai tỉnh mới chỉ được đóng sáu ngày trước đây, 23-01-2020, chứng tỏ sự phân bố về mặt không gian có thể là chìa khóa để giảm nhẹ độ tàn phá của con virus này.
Do những thực tế về chính trị và kinh tế, nên đường biên giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được thả lỏng trong suốt thời gian gần hai tháng qua để một số lượng người khổng lồ quá cảnh.
Vì mật độ dân số tại Việt Nam cao hơn so với Trung Quốc đặc biệt ở các thành phố lớn, nên chính phủ phải dự phòng và có kế hoạch cho tình huống xấu nhất là dịch nCoV sẽ cùng một lúc bùng lên tại hầu hết các tỉnh thành phố và gấp hàng chục lần so với Sars khiến cả hệ thống y tế có thể sụp đổ.
Cần làm gì ngay bây giờ?
Cúm mùa hiện tại ở Việt nam thường nhiễm 400-800 ngàn người và biểu hiện rất giống với triệu chứng của nCoV, phân biệt chính xác bệnh nhân cúm và nCoV là bắt buộc đầu tiên để khoanh dịch, giảm nhiễm trực tiếp và chéo, tăng hiệu quả điều trị.
Phương pháp chẩn đoán nCoV tin cậy tới thời điểm này là dùng phản ứng chuỗi (PCR) thông thường sau khi đổi RNA thành DNA, hoặc định lượng thời điểm (RT-PCR).
Tiến sỹ Nguyễn Văn Dung, chuyên nghiên cứu virus trên người tại Đại học Oxford vừa nói với tôi rằng phương pháp chung vẫn dùng phản ứng chuỗi lồng (Nested PCR) để chẩn đoán, trong khi Tiến sỹ Nguyễn Văn Hạnh ở Viện Công nghệ SH, VHLKHVN cho biết các máy PCR đã khá phổ biến ở cấp tỉnh ở Việt Nam.
Như vậy mỗi tỉnh cần xác định và hợp đồng số máy PCR có thể chạy RT-PCR hay hai loại kia và trong thời gian ngắn nhất các phòng thí nghiệm hữu trách cần thử và ban hành trên cả nước một quy trình chuẩn cho mỗi loại PCR trên bao gồm trình tự mồi và điều kiện phản ứng.
Cần lưu ý mồi và hóa chất phải đặt trước tới vài tuần từ nước ngoài sau đó phải phân phối giữ lạnh tới các cơ sở trên, như thế một quỹ dự phòng khẩn cấp cho nCoV cần thành lập.
Cách ly ngay ở cấp cơ sở
Sẽ vô cùng nguy hiểm nếu tất cả các bệnh nhân và các ca nghi vấn đều đổ về bệnh viện huyện và tỉnh để rồi biến thành ‘những thành phố Vũ Hán’.
Khi xuất hiện các ca nhiễm nCoV tại cấp xã, các trường học thuộc địa bàn cần lập tức đóng cửa và cùng với trạm xá địa phương được dùng làm nơi tập trung bệnh nhân của xã. Các trường học với hàng chục phòng rộng và thoáng là địa điểm lí tưởng để điều trị và cách li trong hiện tình này.
Bản quyền hình ảnhGODONGImage captionBệnh viện ở TPHCM – hình minh họa
Quỹ dự phòng bắt buộc dự trù một khối lượng lớn găng tay, khẩu trang, nước sạch đóng chai, máy phát điện dự phòng, thuốc sát trùng không khí, sưởi điện, máy tạo độ ẩm, ri đô lưu động và các nồi khử trùng chạy điện cùng với các thùng rác an toàn sinh học để chống phát tán thêm dịch bệnh qua không khí, chuột, côn trùng.
Nhân viên y tế và tình nguyện viên tại các điểm xã cần được tập huấn ngay tại thời điểm này về các kiến thức chăm sóc và theo dõi bệnh nhân nCoV.
Đồng thời họ cần tập sử dụng hệ thống giao diện online trực tuyến 24/24 để nhận sự trợ giúp và tư vấn từ tuyến trên hay từ bệnh viện dã chiến.
Điều trị ra sao?
Về cơ bản, hiện nay không có thuốc gì đặc trị cho nCoV nên chỉ sử dụng giảm sốt và giảm đau để khống chế nhiệt độ bệnh nhân đợi cơ thể tự thích ứng.
Cần ngay lập tức đưa ra một mức lương, thưởng động viên cho những bệnh nhân khi khỏi bệnh ở lại tham gia chăm sóc những bệnh nhân mới vì khác với Sars, bệnh nhân nCoV sau 7-10 ngày sẽ hồi phục nhanh và đã miễn dịch với nCoV do vậy từ kinh nghiệm của mình.
Người đã miễn dịch sẽ chăm sóc tốt cho các bệnh nhân mới nếu được hướng dẫn.
Phương pháp này sẽ giảm áp lực lên lực lượng y tế và giảm nguy cơ khủng hoảng nhân lực.
Nhớ lại năm 2003, một mình bệnh nhân Johnny Cheng đã nhiễm Sars ra 63 nhân viên bệnh viện Việt-Pháp và 5 người sau đó đã tử vong, để thấy những tình nguyện viên đã miễn dịch tự nhiên là vô giá trong các trận dịch kiểu này.
Chỉ những ca có biến chứng nặng là cần được xe chuyên dụng chuyển tới bệnh viện dã chiến hay tuyến trên. Mỗi tỉnh nên chọn địa điểm trước để một bệnh viên dã chiến có thể dọn tới.
Hệ thống chuyên chở này sẽ đảm bảo cung cấp các vật dụng y tế tối thiểu cho điểm xã cũng như chuyển bệnh phẩm cho các cơ sở chẩn đoán bằng PCR, sàng lọc bệnh nhân.
Tỷ lệ tử vong khoảng 2% cho biết rằng đa phần các ca bệnh sẽ khỏi, thậm chí tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách.
Mô hình cách ly cấp xã này thiển nghĩ có thể ngăn chặn các ổ dịch gia đình mà do điều kiện sống khó có thể giữ bệnh nhân an toàn tại nhà và đồng thời ngặn nó phát tán xa ra khỏi khu vực địa phương. Hy vọng, nó có thể cầm chân con nCoV ở từng địa phương chờ có các phương thức điều trị tích cực hơn hay khi động năng lây nhiễm đi xuống.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tiến sỹ Hoàng Kim Phúc (Y học Nhiệt đới), người từng làm việc ĐH Oxford, và hiện đang tiến hành các nghiên cứu về dịch tễ học cùng công ty tư nhân ở Anh và Việt Nam.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionNhiều người bệnh không hề có triệu chứng và có thể không biết mình đã bị nhiễm virus và đang lây lan cho người khác
Virus corona vẫn có thể lây nhiễm trong thời kỳ ủ bệnh, khiến dịch bệnh trở nên khó kiểm soát hơn, các quan chức Trung Quốc vừa cho biết.
Hiện tại đã có gần 2.000 người bị nhiễm bệnh và khoảng 56 người đã chết vì loại virus corona mới này. Bộ trưởng Uỷ ban Y tế Quốc gia Trung Quốc Mã Hiểu Vỹ nói với báo giới rằng khả năng lây lan của virus corona dường như đang tăng cường.
Các quan chức đã cam kết tăng cường nỗ lực ngăn chặn virus và tuyên bố rằng việc bán tất cả động vật hoang dã ở Trung Quốc sẽ bị cấm từ Chủ nhật.
Nhưng trong khi virus ban đầu được cho là có nguồn gốc từ động vật, nó đã lây lan nhanh chóng sang vật chủ con người.
Các quan chức tin rằng, thời gian ủ bệnh virus corona, tức thời gian một người mắc bệnh, nhưng chưa có triệu chứng, là trong khoảng từ một đến 14 ngày.
Và vì không có triệu chứng, nên người bệnh có thể không biết họ đã bị nhiễm virus, và có thể lây cho người khác.
Hầu hết những người chết trong đợt bùng phát ban đầu là những người lớn tuổi đã có tiền sử bệnh từ trước. Nhưng ông Mã cũng cho biết rằng đây là loại virus mới, nên có thể có những thay đổi trong những ngày và tuần tới, và mức độ nguy cơ ở những độ tuổi khác nhau cũng có thể thay đổi.
Và rằng những rủi ro gây ra bởi các thể đột biến của virus vẫn chưa rõ ràng.
Đến thăm Hồ Bắc ổ dịch virus corona vào Mùng Một Tết
Có người bị virus từ 1/12, sớm hơn báo cáo của chính phủ
Các nhà nghiên cứu, gồm bảy người đã làm việc tại bệnh viện Jinyintan của Vũ Hán, chuyên điều trị các bệnh nhân đầu tiên của virus corona cho biết, người bệnh đầu tiên bị phát hiện từ 1/12 – sớm hơn nhiều so với thông báo ban đầu của chính phủ Vũ Hán hôm 31/12 của 27 trường hợp bị nghi viêm phổi.
Thêm vào đó, người bệnh đầu tiên bị phát hiện nhiễm virus Corona chưa hề đến khu chợ hải sản, nơi bị nghi là nguồn gây ra bệnh.
Theo Bưu điện Hoa Nam, người thân gia đình của bệnh nhân này cũng không bị sốt hay triệu chứng về hô hấp nào, và bệnh nhân này cũng không có mối liên hệ nào với các bệnh nhân sau đó.
Khu chợ này đã bị đóng cửa vào hôm 1/1 sau khi được xác nhận cho rằng virus xuất phát từ thịt động vật hoang dã.
Tuy nhiên, bệnh nhân đầu tiên tử vong vì virus corona thì đã thường xuyên đến khu chợ này và nhập viện bảy ngày sau khi có triệu chứng sốt, ho, khó thở. Vợ người này, chưa bao giờ đến khu chợ hải sản, sau đó cũng có dấu hiệu viêm phổi và đang ở khu cách ly.
Việc người chưa bao giờ đến khu chợ bị lây virus là một dấu hiệu cho thấy sự lây nhiễm từ người sang người của virus Corona.
Và có vẻ như vẫn chưa xác định được chắc chắn nguồn gốc ổ dịch.
Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh trong nghiên cứu là nam giới và chưa đến một nửa mắc các bệnh tiềm ẩn, bao gồm tiểu đường, cao huyết áp và bệnh tim mạch.
Theo các nhà nghiên cứu, tất cả các bệnh nhân, trừ một người, đều bị sốt. Các triệu chứng phổ biến nhất khác bao gồm ho, đau cơ và mệt mỏi. Một số trường hợp còn liên quan đến việc có đờm, ho ra máu, đau đầu và tiêu chảy. Hơn một nửa số bệnh nhân bị khó thở. Thời gian trung bình giữa khởi phát bệnh và tình trạng khó thở là tám ngày.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionMột bệnh nhân được đưa đến bệnh viện Chữ Thập Đỏ Vũ Hán khi bên trong có hàng dài người ngồi xếp hàng chờ khám bệnh hôm 25/1
Triệu chứng không rõ ràng
Trong một nghiên cứu riêng biệt, cũng được công bố trên The Lancet vào thứ Sáu, một nhóm bác sĩ bao gồm chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu Hong Kong Yuen Kwok-yung cho biết virus Corona có thể xuất hiện ở những bệnh nhân không có triệu chứng rõ ràng.
Kết luận của họ dựa trên một gia đình bảy người nhập viện Bệnh viện Đại học Hong Kong – Thâm Quyến từ ngày 10-15/1. Sáu thành viên trong gia đình sau đó được chẩn đoán mắc virus Corona nhưng người thứ bảy, một cậu bé 10 tuổi, không cho thấy các triệu chứng bên ngoài. Khi chụp CAT phổi của cậu bé thì thấy sự bất thường chứng tỏ cậu bé cũng bị nhiễm bệnh.
Bức tranh mà chúng ta có được về đại dịch cúm năm 1918 giờ đây chi tiết hơn nhiều so với 20 năm trước đây, và càng rõ hơn nữa nếu đem so với 50 hay 100 năm trước.
Nhà bệnh học Jeffery Taubenberger tại Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ – người mà hồi năm 2005 đã cùng với đồng nghiệp là Ann Reid công bố chuỗi di truyền của virus gây ra dịch cúm này – phát biểu tại một hội thảo mới đây rằng vẫn còn có nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời.
Các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đang làm việc vất vả để tìm kiếm câu trả lời. Tuy nhiên những gì mà họ đã phát hiện được có thể làm cho bạn kinh ngạc.
Người khỏe nhất lại dễ bị bệnh nhất
Nghệ sỹ Áo Egon Schiele tử vong vì bệnh cúm vào tháng 10/1918, chỉ vài ngày sau vợ ông, bà Edith, người đang mang thai đứa con đầu lòng của họ.
Trong khoảng thời gian sau khi vợ qua đời, mặc dù bệnh trầm kha và đang đau buồn, người họa sỹ này vẫn vẽ một bức họa mô tả một gia đình – gia đình của ông – vốn không bao giờ tồn tại.
Schiele mới chỉ 28 tuổi, hoàn toàn nằm trong độ tuổi đã chứng minh là hết sức dễ bị tổn thương trước dịch cúm 1918. Đó là một lý do mà bức tranh còn dang dở của ông, ‘Gia đình’, thường được mô tả là bằng chứng đau lòng về sự tàn khốc của trận dịch.
Do gây tử vong cao như thế đối với những người trong độ tuổi 20 đến 40, trận dịch đã cướp đi trụ cột của các gia đình và các cộng đồng, để lại đa phần là người già và trẻ mồ côi không nơi nương tựa.
Nhìn chung, đàn ông có nguy cơ tử vong cao hơn phụ nữ, trừ những phụ nữ có thai – khi đó họ sẽ tử vong hoặc sẩy thai ồ ạt.
Các nhà khoa học không biết chính xác tại sao những người đang độ tuổi sung mãn trong cuộc đời lại dễ bị tổn thương như vậy, nhưng một manh mối khả dĩ là việc những người lớn tuổi, vốn luôn có nguy cơ cao bị mắc cúm – thật ra lại ít có khả năng tử vong trong trận dịch cúm hồi năm 1918 hơn là trong những mùa cúm khác trong suốt thập niên trước.
Một giả thiết có thể giải thích cả hai hiện tượng trên đây là ‘tội kháng nguyên nguyên thủy’ – tức là hệ miễn dịch của con người phản ứng hiệu quả nhất trước dòng cúm đầu tiên nó đối mặt.
Virus cúm là virus rất dễ biến đổi – có nghĩa là nó thay đổi cấu trúc liên tục – trong đó có hai kháng nguyên chính trên bề mặt của nó, được gọi tắt là H và N vốn tấn công vào hệ miễn dịch vật chủ.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Có một số bằng chứng cho thấy dòng cúm đầu tiên những người trẻ tuổi hồi năm 1918 mắc phải là dòng H3N8 – có nghĩa là họ phải chống chọi trước hết với một dòng virus rất khác với dòng đã gây ra trận dịch năm 1918 vốn thuộc về chi H1N1.
Cũng theo cách lập luận đó, người lớn tuổi có thể đã được bảo vệ một cách tương đối hồi năm 1918 do họ lâu nay vẫn chống chọi với kháng nguyên H1 hay N1 vốn đang lan truyền trong cộng đồng dân cư vào khoảng năm 1830.
Tỷ lệ tử vong có sự khác biệt lớn trên toàn cầu
Đôi khi bệnh cúm còn được gọi là bệnh dân chủ, tức là nguy cơ mắc bệnh chia đều cho mọi người. Nhưng trận dịch năm 1918 thì hoàn toàn không phải như vậy.
Chẳng hạn, những người sống ở châu Á có khả năng tử vong cao hơn 30 lần so với những người sống ở một số nơi ở châu Âu.
Nhìn chung, châu Á và châu Phi có tỷ lệ tử vong cao nhất trong khi châu Âu, Bắc Mỹ và châu Úc số tử vong là thấp nhất, nhưng trên từng châu lục lại có sự khác biệt lớn.
Đan Mạch mất khoảng 0,4% dân số trong khi con số tử vong ở Hungary gấp ba lần con số đó.
Các thành thị thường bị ảnh hưởng nặng nề hơn khu vực nông thôn. Nhưng phạm vi thành phố cũng có khác biệt lớn.
Vào lúc đó, mọi người biết rất mơ hồ về sự mất cân bằng này, nhưng phải mất hàng thập kỷ các nhà thống kê mới đưa ra được các con số.
Một khi họ đã có được các con số, họ nhận ra rằng lời giải thích nhất định nằm ở sự khác biệt giữa các cộng đồng dân cư mà đáng chú ý là khác biệt về kinh tế xã hội.
Chẳng hạn như ở tiểu bang Connecticut của Mỹ – nhóm di dân trẻ nhất – người gốc Ý – bị mất mát nhiều nhất, trong khi ở Rio de Janeiro, lúc đó là thủ đô của Brazil, chính những người dân sống ở các khu ổ chuột trải rộng ở rìa thành phố mới bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Paris là một câu đố khó – tỷ lệ tử vong cao nhất được ghi nhận ở những khu vực giàu có nhất – cho đến khi các nhà thống kê nhận ra những ai không qua khỏi ở đó.
Những người tử vong không phải chủ nhân của những tòa căn hộ tráng lệ mà là những người giúp việc làm việc quần quật và ngủ trong những căn phòng chambres de bonne lạnh lẽo nằm tít ở bên dưới mái hiên.
Trên khắp thế giới, người nghèo, di dân và các sắc dân thiểu số dễ bị tổn thương hơn – không phải vì họ có địa vị thấp kém hơn trước Hiến pháp mà bởi vì nhiều khả năng họ sẽ ăn uống tệ, sống chật chội chen chúc, bị mắc những chứng bệnh khác do cúm gây ra và không có điều kiện tiếp cận hệ thống y tế.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Mọi thứ đã không thay đổi nhiều lắm. Một nghiên cứu về dịch cúm ở Anh hồi năm 2009 cho thấy tỷ lệ tử vong trong số những người nghèo nhất cao gấp ba ở những người giàu nhất.
Không chỉ là chứng bệnh hô hấp
Đại đa số những người ngã bệnh đã hồi phục, nhưng trong số thiểu số kém may mắn không qua khỏi, căn bệnh đã có diễn biến ghê sợ và những người kém may mắn này đông hơn ít nhất là 25 lần so với những người mắc bệnh trong những trận cúm khác.
Họ bắt đầu bị khó thở và mặt chuyển sang màu gỗ gụ. Màu này đậm dần thành màu xanh và cho đến khi họ chết toàn cơ thể họ là màu đen.
Nguyên nhân gây tử vong trong gần như hầu hết các trường hợp không phải là bản thân bệnh cúm mà là các vi khuẩn cơ hội vốn xâm nhập vào những vết thương trên phổi do virus tạo ra, gây ra những triệu chứng của bệnh sưng phổi.
Điều đó được biết đến tương đối rõ.
Điều ít được biết đến hơn là bệnh cúm này ảnh hưởng lên toàn bộ cơ thể. Tóc và răng rụng đi. Bệnh nhân cho biết họ bị chóng mặt, mất ngủ, mất thính giác và vị giác và chỉ nhìn thấy mọi thứ lờ mờ.
Còn có dư chấn tâm lý, nhất là tình trạng sầu cảm hay điều mà giờ đây chúng ta gọi là trầm cảm hậu virus.
Điều tiếp tục đúng là ngay sau làn sóng tử vong do cả các đại dịch cúm và mùa cúm hàng năm là đến làn sóng tử vong do các nguyên nhân khác, mà đáng kể nhất là do đau tim và đột quỵ – những hậu quả gián tiếp của phản ứng viêm tấy trước bệnh cúm.
Hồi năm 1918 cũng như bây giờ, bệnh cúm không chỉ đơn thuần là bệnh đường hô hấp.
Dịch cúm làm thay đổi hệ thống y tế…
Thuyết ưu sinh được dùng để giải thích những gì xảy ra cho cả trước và sau đại dịch cúm 1918, nhưng thuyết này đã bị trận dịch làm cho lung lay trong ít nhất là một lĩnh vực: các bệnh truyền nhiễm.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionĐại dịch cúm 1918 làm thay đổi quan niệm về y tế cộng đồng, khiến chính phủ các nước phải có hành động trong việc bảo vệ sức khỏe cho toàn xã hội
Trước đó, những người theo học thuyết Darwin về sự chọn lọc tự nhiên trong xã hội – vốn sai lầm – nhìn nhận một số “chủng tộc” người hay đẳng cấp trong xã hội cao hơn các chủng tộc, đẳng cấp khác; và cách nhìn này dần được pha trộn với khám phá của Louis Pasteur và các nhà khoa học khác, theo đó cho rằng các bệnh truyền nhiễm là thứ có thể ngăn chặn được. Họ đã đưa ra một ý tưởng hỗn hợp tai hại rằng những ai mắc bệnh truyền nhiễm chỉ nên tự trách mình mà thôi.
Trận đại dịch đã cho thấy một sự thật: tuy người nghèo và dân ngụ cư tử vong với số lượng lớn hơn, nhưng không có chủng tộc hay đẳng cấp nào miễn nhiễm với bệnh cả.
Một khi đã là bệnh truyền nhiễm thì việc tránh xa một số người và rao giảng cho họ về trách nhiệm cá nhân không còn có ý nghĩa gì hết. Bệnh truyền nhiễm là một vấn đề cần phải được đối phó ở cấp độ toàn xã hội.
Bắt đầu từ những năm 1920, sự thay đổi nhận thức bắt đầu được thể hiện trong những thay đổi về chiến lược y tế cộng đồng.
Nhiều quốc gia đã thành lập hoặc tái cơ cấu bộ y tế, lập nên những hệ thống giám sát bệnh tật tốt hơn và chấp nhận khái niệm y tế cộng đồng – chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi người.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Trước đó đã từng có những bước đi theo hướng này – ta không thể nghĩ rồi làm ngay một hệ thống y tế phổ quát – nhưng dịch cúm này dường như đã huy động các chính phủ vào cuộc.
Ở nước Anh, những nỗ lực này đã có kết quả vào năm 1948 với sự ra đời của hệ thống Dịch vụ Y tế Quốc gia, nhưng tính đến 1920 thì nước Nga đã có hệ thống y tế công cộng đầy đủ và tập trung hóa. Lúc khởi đầu, chỉ dân thành thị được hưởng lợi (và về sau, đến 1969 nó mở rộng cho dân nông thôn), nhưng nó vẫn là một thành tựu lớn và động lực thúc đẩy đằng sau chính là Vladimir Lenin.
…và biến đổi xã hội theo những cách khác nữa
Cách nói ‘thế hệ bị mất’ được áp dụng đối với những nhóm người khác nhau vẫn còn sống vào đầu thế kỷ thứ 20, trong đó có những nghệ sỹ Mỹ tài năng vốn trưởng thành trong Đệ nhất Thế chiến, và những sỹ quan quân đội Anh mà mạng sống của họ đã bị cuộc chiến đó rút ngắn.
Tuy nhiên, có thể lập luận một cách hợp lý rằng danh xưng này có thể được dành cho hàng triệu người đang trong độ tuổi sung mãn vốn bỏ mạng trong dịch cúm năm 1918, hay dành cho những đứa trẻ bị biến thành trẻ mồ côi, hoặc cho những đứa bé vẫn chưa ra đời mà đã chịu sự hành hạ của căn bệnh trong bụng mẹ.
Bản chất của trận dịch năm 1918 và kiến thức khoa học vào lúc đó khiến chúng ta không hề biết chính xác trong ba nhóm đó có bao nhiêu người, nhưng chúng ta có thể biết chắc rằng mỗi nhóm đều có nhiều người hơn cả các nghệ sỹ trong Kỷ nguyên nhạc Jazz và trên 35.000 binh sỹ Anh chết trong chiến trận (chỉ riêng Nam Phi đã có khoảng 500.000 trẻ mồ côi vì cúm).
Những người sống sót trong bụng mẹ để chào đời thì sống cùng với những vết sẹo cho đến khi lìa đời.
Nghiên cứu cho thấy họ ít có khả năng tốt nghiệp đại học hay có thu nhập đàng hoàng, và nhiều khả năng ngồi tù hơn là những người cùng thời không bị ảnh hưởng bởi dịch cúm.
Thậm chí còn có bằng chứng cho thấy dịch cúm năm 1918 đã góp phần dẫn đến sự bùng nổ dân số vào những năm 1920 do số sống sót còn lại chỉ ít ỏi nhưng khỏe mạnh vốn có khả năng sinh sản với tỷ lệ cao.
Không còn nghi ngờ gì, dịch cúm năm 1918 đã phủ bóng lâu dài lên thế kỷ 20.
Chúng ta cần ghi nhớ điều này để chuẩn bị cho trận dịch cúm kế tiếp.
Truyền thông Trung Quốc cho biết dịch coronavirus bắt nguồn từ một khu chợ hải sản ở Vũ Hán, nhưng nhiều đầu mối cho thấy chủng virus gây viêm phổi này hình thành dưới tác động của bàn tay con người, thậm chí có thể phục vụ mục đích làm vũ khí sinh học, theo tờ Hong Kong Bilingual News.
Trưởng khoa động vật tại Vườn Sinh vật và Trang trại Kadoorie – một trung tâm bảo tồn và nâng cao hiểu biết về đa dạng sinh học – ở Hồng Kông, Tiến sĩ Gary Ades, kiêm chuyên gia về hệ sinh thái dơi, gần đây đã khẳng định rằng khả năng dơi lây nhiễm coronavirus sang người là gần như bằng không. Nhưng chủng coronavirus mới nổi ở Vũ Hán lại có thể lây nhiễm giữa người với người.
ADVERTISING
Trong khi đó, lớp protein bề mặt của chủng virus gây viêm phổi bắt nguồn tại khu chợ hải sản Vũ Hán (số hiệu QHD43418.1) và của chủng coronavirus gây dịch Sars năm 2003 bắt nguồn từ loài dơi (số hiệu AVP78033.1) lại có sự tương đồng 100%, dựa trên kết quả so sánh từ hồ sơ dữ liệu BLAST của Trung tâm thông tin Quốc gia Mỹ về Công nghệ Sinh học (NCBI) trực thuộc Thư viện Y khoa Mỹ. Chính trung tâm NCBI [1] cũng đã lên tiếng khẳng định sự tương đồng giữa 2 chủng virus này. Theo đó, chủng virus từ loài dơi đã trải qua sự đột biến gen (có thể là nhân tạo hoặc tự nhiên). Tuy nhiên, gần như không có khả năng lớp protein bề mặt có thể duy trì trạng thái ổn định và không tiếp tục biến đổi sau lần đột biến tự phát thứ nhất. Do đó, nhiều khả năng đây là một sự đột biến gen nhân tạo, tức có sự tác động của con người.
Virus viêm phổi mới nổi ở Vũ Hán giống y hệt với lớp protein bề mặt của chủng coronavirus gây dịch Sars nằm 2003, dựa trên hồ sơ BLAST của NCBI (ảnh chụp màn hình/hkbnews.net).
Phòng thí nghiệm cấp độ 4 ở Vũ Hán: Trung tâm nghiên cứu những mầm bệnh nguy hiểm nhất
Sau đại dịch Sars năm 2003, Trung Quốc đã lên kế hoạch xây dựng phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp độ 4 tại Vũ Hán (BSL-4), thuộc quản lý của Viện Khoa học Trung Quốc (CAS), hay còn gọi là phòng thí nghiệm Vũ Hán P4 (Wuhan P4) tại huyện Giang Hạ, khánh thành vào năm 2018. Theo thông tin từ CAS, phòng thí nghiệm được xây dựng chuyên biệt để nghiên cứu các mầm bệnh nguy hiểm nhất như chủng coronavirus mới nổi và tiến hành thí nghiệm trên chúng. Đến cuối năm 2019, chủng virus bí ẩn này lần đầu tiên bùng phát ở Vũ Hán.
Quân đội Trung Quốc đăng tải trình tự gen chủng coronavirus của loài dơi lên trang web của NCBI
Chủng virus giống chủng virus gây dịch Sars này là một loại virus được chiết xuất từ loài dơi Zhoushun, và đã được Quân đội Trung Quốc chỉnh sửa gen để có thể lây nhiễm giữa người với người. Năm 2018, trình tự gen của nó đã được Bộ Tư lệnh Quân y Nam Kinh đăng tải lên trang web của NCBI.
Coronavirus là một vũ khí sinh học
Gần đây rộ lên nghi vấn cho rằng Trung Quốc đang có ý định sử dụng loại virus này làm vũ khí sinh học để quét sạch người biểu tình Hồng Kông – những người phản đối Luật dẫn độ, đồng thời tấn công nước Mỹ nói riêng và thế giới tự do nói chung. Tuy nhiên, một sự cố xảy ra ngoài ra ý muốn khiến virus chết người này rò rỉ ra bên ngoài, đẩy Trung Quốc vào tình cảnh được ví như “gieo nhân nào gặp quả nấy”.
Thật vậy, virus Sars đã trốn thoát nhiều lần khỏi các cơ sở lưu trữ cấp cao ở Bắc Kinh, theo GS Richard Ebright, một nhà sinh học phân tử tại Đại học Rutgers (Mỹ).
Phòng thí nghiệm Vũ Hán cũng được trang bị cho việc nghiên cứu động vật. Nghiên cứu hành vi của một loại virus như 209-nCoV và phát triển các phương pháp điều trị hoặc vắc-xin cho nó đòi hỏi lây nhiễm lên những mẫu khỉ thí nghiệm, một bước quan trọng trước khi thử nghiệm trên người. Tuy nhiên, GS Ebright cũng cảnh báo, khỉ là đối tượng thí nghiệm không thể lường trước được. “Chúng có thể chạy, chúng có thể cào cấu và chúng có thể cắn xé khắp nơi”, ông cho hay, và các loại virus mà chúng mang trên mình sẽ bám theo chúng đến khắp nơi, ở bất cứ đâu mà chân, móng tay và răng của chúng chạm đến [2].
Phòng thí nghiệm Vũ Hán P4 từng tiến hành nghiên cứu virus trên dơi
Trên thực tế, phòng thí nghiệm Vũ Hán P4 đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu về chủng coronavirus từ dơi. Đáng kể nhất là vào năm 2007, khi một nhóm nghiên cứu do Shi Zheng-Li và Cui Jie từ Viện Virus học Vũ Hán lấy mẫu hàng ngàn con dơi móng ngựa tại các địa điểm trên cả nước [3]. Tại một hang động ở tỉnh Vân Nam, tây nam Trung Quốc, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các chủng coronavirus tương đồng với virus trên người [4] [5]. Họ đã dành ra 5 năm theo dõi những con dơi sống ở đó, thu thập phân dơi tươi và lấy tăm hậu môn [6]. Họ đã giải trình tự gen của 15 chủng virus từ dơi và nhận thấy rằng, khi kết hợp lại, các chủng virus này chứa tất cả các nhân tố di truyền để tạo nên virus phiên bản áp dụng trên người.
Nhân viên từ Viện Virus học Vũ Hán năm 2017 cũng đã đăng tải một nghiên cứu có tựa đề “Chủng adenovirus mới có hàm lượng G + C thấp làm sáng tỏ quá trình phát triển của chủng adenovirus”. Trong một nghiên cứu năm 2019, các nhân viên ở đây thậm chí đã tổng hợp được các dòng phân lập gen từ loài dơi ở nhiều nước và cấy mẫu thành phẩm vào vật chủ trung gian mang số hiệu pUC57.
Số ca tử vong gia tăng từng ngày
Sáng ngày 28/1, Uỷ ban Y tế Quốc gia Trung Quốc tuyên bố số người chết do coronavirus đã tăng lên 106 và số người mắc bệnh là 4.515. Dịch bệnh cũng đã lan tới ít nhất 16 quốc gia trên thế giới, làm dấy lên lo ngại về một đại dịch toàn cầu có thể xảy ra.