Daily Archives: January 9, 2020

Những sự kiện đáng chú ý nhất liên quan mục đích, ý đồ và các hoạt động phi pháp của TQ ở Biển Đông trong năm 2019

Những sự kiện đáng chú ý nhất liên quan mục đích, ý đồ và các hoạt động phi pháp của TQ ở Biển Đông trong năm 2019

Trong năm 2019 chứng kiến những diễn biến phức tạp trong tranh chấp ở Biển Đông mà chủ yếu là do những hành động đơn phương của Trung Quốc. Năm sự kiện đáng chú ý nhất trong những diễn biến đó phải kể đến như việc Trung Quốc đưa tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 và nhóm tàu hộ tống vào hoạt động trái phép trong vùng thềm lục địa và EEZ của Việt Nam; đâm chìm tàu cá Philippines rồi bỏ mặc không cứu vớt ngư dân; biên chế chính thức tàu sân bay nội địa đầu tiên mang tên “Sơn Đông” cho hạm đội Nam Hải; lần đầu tiên tập trận chung hải quân với ASEAN ở Biển Đông và tổ chức duyệt hạm quốc tế kỷ niệm 70 năm ngày thành lập hải quân.

1. TQ đưa tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 và nhóm tàu hộ tống vào hoạt động trái phép trong vùng thềm lục địa và EEZ của Việt Nam

Kể từ đầu tháng 7, Trung Quốc đã ngang nhiên đưa tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 tiến hành thăm dò trái phép tại Bãi Tư Chính thuộc Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam với sự hộ tống của lực lượng tuần duyên có vũ trang và cảnh sát biển. Hành động của Trung Quốc là hoàn toàn trái với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) và các cam kết, thoả thuận của nước này với Việt Nam và cộng đồng quốc tế. Khu vực mà Trung Quốc gọi là “Bãi Vạn An” thực chất là bãi ngầm, là một phần của đáy biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của UNCLOS. Đây hoàn toàn không phải là khu vực tranh chấp hay có chồng lấn vì Trung Quốc không có bất kỳ cơ sở pháp lý quốc tế nào để đưa ra yêu sách đối với khu vực này. Trong vụ việc này, phản ứng và hành động của Trung Quốc là hoàn toàn ngang ngược. Trước dư luận phản đối mạnh mẽ của Việt Nam và các nước, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thậm chí còn nhiều lần tuyên bố Bãi Tư Chính thuộc lãnh thổ của Bắc Kinh và tiếp tục các hoạt động dầu khí tại đây, đồng thời quy trách nhiệm cho Việt Nam và các nước bên ngoài đã “gây phức tạp tình hình”. Trái với phản ứng của Bắc Kinh, Việt Nam đã xử lý vụ việc một cách thận trọng, linh hoạt, phù hợp với luật pháp quốc tế và trách nhiệm đối với các nỗ lực đảm bảo hoà bình, ổn định, hợp tác ở Biển Đông. Quan điểm và ứng xử của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao và hoàn toàn ủng hộ. Cùng với đó, cộng đồng quốc tế từ khắp các châu lục như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Anh, Pháp, Đức… đến các tổ chức quốc tế như ASEAN, EU, Liên hợp quốc… đã lên án mạnh mẽ hành động của Trung Quốc và thể hiện sự ủng hộ đối với Việt Nam. Mỹ là nước phản ứng mạnh mẽ nhất. Anh, Pháp, Đức lần đầu tiên ra Tuyên bố chung bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông và các hành động của Trung Quốc. Giới chuyên gia học giả, chuyên gia pháp lý tại các nước đã tổ chức hàng chục buổi hội thảo và ra nhiều tuyên bố, phân tích về tình pháp lý của Việt Nam và chỉ trích tính phi pháp của Trung Quốc khi đưa tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 và nhóm tàu hộ tống vào hoạt động trái phép trong vùng thềm lục địa và EEZ của Việt Nam, cũng như nêu ra các giải pháp cho tình hình. Đến ngày 24/10, Trung Quốc buộc phải rút nhóm tàu này ra khỏi EEZ và thềm lục địa của Việt Nam.

2. TQ đâm chìm tàu cá Philippines rồi bỏ mặc không cứu vớt ngư dân

Tối 9/6, tàu cá FB Gimver 1 của Philippines đã va chạm với tàu Trung Quốc gần Bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông. Vụ va chạm khiến tàu Philippines bị chìm, còn tàu Trung Quốc rời hiện trường ngay lập tức, bỏ mặc 22 thủy thủ Philippines trên chiếc tàu đắm, phải lênh đênh trên biển. Vụ việc đã gây bức xúc trong Chính quyền, người dân Philippines và các nước. Phủ Tổng thống Philippines gọi hành vi bỏ rơi các thuyền viên Philippines là “mọi rợ” trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana lên án “hành động đáng khinh bỉ hèn nhát” của tàu cá Trung Quốc. Phản ứng tương tự như các vụ việc khác do Trung Quốc gây ra, Bắc Kinh khẳng định vụ va chạm của tàu cá nước này với tàu Philippines chỉ là một tai nạn hàng hải thông thường và cáo buộc Philippines vô trách nhiệm khi chính trị hóa vụ việc mà không xác minh. Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila nói những người trên tàu đã tìm cách giải cứu ngư dân Philippines nhưng bỏ chạy sau khi “bất thình lình bị bao vây bởi bảy hoặc tám tàu cá Philippines”. Vụ việc dấy lên quan ngại về đội tàu đánh cá khổng lồ của Trung Quốc, mà các chuyên gia cho rằng đã được dùng để hoạt động như lực lượng dân quân của Bắc Kinh và tăng cường sự hiện diện của lực lượng bảo vệ bờ biển liên tục trong vùng biển mà Trung Quốc cũng có tranh chấp với Malaysia, Đài Loan, Việt Nam, Philippines và Brunei. Vụ việc cũng cho thấy chính sách ngả về Trung Quốc của Chính quyền Tổng thống Duterte vì những phản ứng làm giảm mức độ nghiêm trọng vụ việc của ông Duterte sau đó.

3. TQ biên chế chính thức tàu sân bay nội địa đầu tiên mang tên “Sơn Đông” cho hạm đội Nam Hải

Hôm 17/12, Trung Quốc tổ chức lễ bàn giao tàu Sơn Đông tại quân cảng Tam Á ở tỉnh Hải Nam, với sự tham gia trực tiếp của Chủ tịch Tập Cận Bình, Phó Thủ tướng Lưu Hạc cùng các tướng lĩnh thuộc Bộ Tư lệnh miền nam và nhiều quan chức cấp cao khác của Chính phủ Trung Quốc. Tàu sân bay Sơn Đông đi vào hoạt động được xem là đánh dấu một bước phát triển quan trọng cho sức mạnh hải quân Trung Quốc, cùng với Mỹ, Anh và Italy trở thành quốc gia thứ tư trên thế giới sở hữu nhiều tàu sân bay. Truyền thông Trung Quốc nhanh chóng ca ngợi đây là thành tựu phát triển kỳ diệu của Bắc Kinh trong lĩnh vực làm chủ công nghệ chế tạo tàu sân bay. Hàng loạt các trang báo lớn đều đưa tin. Giới quan sát khu vực cho rằng tàu Sơn Đông không có quá nhiều cải tiến bước ngoặt so với tàu Liêu Ninh, nó được dựa trên thiết kế lỗi thời nên có những điểm hạn chế cố hữu. Tuy nhiên, có một sự khác biệt lớn là Trung Quốc hoàn toàn tự lực đóng tàu này, dấu hiệu cho thấy họ sẽ tiếp tục đóng mới thêm nhiều tàu sân bay nữa. Đây là bước tiến không nhỏ, một tín hiệu cho thấy tham vọng bành trướng hải quân của Trung Quốc. Một là, phục vụ tham vọng chiến lược của Trung. Các tuyến đường hàng hải huyết mạch đối với Trung Quốc vượt khỏi hai vùng biển này. Đơn cử như phần lớn hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc tới châu Âu đều được vận chuyển qua Ấn Độ Dương và đây cũng là tuyến đường nhập khẩu nhiên liệu thiết yếu từ Trung Đông. Hệ quả là, để tránh bị phụ thuộc vào cung đường ở Biển Đông và Eo biển Malacca, Trung Quốc đang phát triển các hạ tầng xuất khẩu và nhập khẩu ở nhiều nước ven biển Ấn Độ Dương. Điều này cũng đồng nghĩa với phát triển năng lực hàng hải, các căn cứ cơ sở, mạng lưới hậu cần cần thiết để luôn giữ cho các hành lang này mở trong trường hợp xảy ra xung đột ở phía Đông Trung Quốc. Hai là, học thuyết hải quân Trung Quốc hiện nay hướng tới duy trì hiện diện tàu sân bay thường trực ở Ấn Độ Dương. Trung Quốc sẽ có lợi ích lớn hơn trong những chiến dịch tác chiến kiểu này khi hướng quan tâm ưu tiên ra bên ngoài, nhất là tại những khu vực mà Bắc Kinh cho rằng Mỹ không hào hứng ngăn chặn Trung Quốc và trong bối cảnh Trung Quốc tìm cách chứng tỏ trước các nước láng giềng rằng Bắc Kinh có thể cung cấp các lợi ích an ninh khu vực tương tự như vai trò của Mỹ hiện nay. Ba là, ở cấp độ tối thiểu, tàu sân bay Trung Quốc là biểu tượng danh tiếng quốc gia. Bắc Kinh có động cơ chính trị khi muốn người dân trong nước quen với ý niệm Đảng Cộng sản đang biến Trung Quốc thành siêu cường. Cuối cùng, Bắc Kinh cho rằng sức ép về chính trị và ngân sách có thể đẩy Mỹ vào thế ngày càng bị cô lập, tạo cơ hội để Trung Quốc nổi lên thành một cường quốc áp đảo ở Tây Thái Bình Dương mà không cần tốn một viên đạn. Lợi ích tàu sân bay đem lại cho Trung Quốc có lẽ được mô tả chuẩn xác nhất dưới góc độ là một nỗ lực để giữ các lựa chọn mở. Trung Quốc không thể toàn quyền quyết định đâu là mẫu cường quốc hải quân mà nước này sẽ hướng tới, có quá nhiều nhân tố nằm ngoài vòng kiểm soát của Bắc Kinh. Tuy nhiên, Trung Quốc muốn sẵn sàng đẩy ảnh hưởng hải quân ra bên ngoài khi xuất hiện cánh cửa mở.

4. TQ lần đầu tiên tập trận chung hải quân với ASEAN ở Biển Đông

Ngày 22-28/10, cuộc tập trận chung đầu tiên giữa lực lượng hải quân 10 nước thành viên ASEAN và Trung Quốc trên Biển Đông đã bắt đầu diễn ra ở ngoài khơi thành phố Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc. Hải quân Singapore, nước hiện giữ chức Chủ tịch ASEAN năm 2018 và hải quân Trung Quốc đồng tổ chức sự kiện này. Cuộc tập trận có sự tham gia của 1.200 quân nhân và nhiều phương tiện quân sự của 11 nước. Tư lệnh Hải quân Singapore, Chuẩn Đô đốc Lew Chuen Hong đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của Biển Đông đối với khu vực, đồng thời khẳng định sự ổn định và an ninh được bảo toàn trên Biển Đông là cơ sở duy nhất có thể đảm bảo sự thịnh vượng chung cho cả khu vực. Không khó để nhận ra rằng việc Trung Quốc cho rằng các cuộc tập trận chung trên biển sẽ “tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, mở rộng giao lưu và hợp tác, giữ gìn hòa bình và ổn định của khu vực”, song phải khẳng định rằng tình hình Biển Đông căng thẳng như hiện nay chủ yếu là do các hoạt động đơn phương, đòi hỏi chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, trong đó Trung Quốc đã liên tục gây phức tạp tình hình bằng hoạt động quân sự hóa, bồi đắp và mở rộng các đảo nhân tạo quy mô lớn ở Biển Đông… Do vậy, để “tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, mở rộng giao lưu và hợp tác, giữ gìn hòa bình và ổn định của khu vực” thì chính Trung Quốc phải ngừng ngay các hành động nói trên, nếu không, mọi sáng kiến hay tuyên bố của Trung Quốc đưa ra chỉ là hình thức, nhằm đánh lừa dư luận. Bên cạnh đó, các cuộc tập trận chung sẽ giúp Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự, gửi đi thông điệp cảnh báo đối với các nước bên ngoài như Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ… không nên can dự vào vấn đề Biển Đông. Trung Quốc đã nhiều lần chỉ trích sự can dự của Mỹ và phương Tây vì cho rằng các nước này “không có tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông, nên để cho các quốc gia trong khu vực quản lý tranh chấp của mình một cách hữu nghị và hiệu quả”. Đây cũng là dịp để Trung Quốc chứng tỏ khả năng dẫn dắt các nước khu vực thực hiện theo các sáng kiến do Trung Quốc khởi xướng. Trung Quốc sẽ sử dụng các cuộc tập trận chung để tuyên truyền theo dụng ý rằng tình hình Biển Đông đang ổn định, phát triển và hợp tác nhờ vào những nỗ lực của Trung Quốc và các nước ASEAN. Trong đó, Trung Quốc và các nước hoàn toàn có thể xây dựng các cơ chế giải quyết tranh chấp mà không cần sự can dự của các nước bên ngoài. Các cuộc tập trận chung cũng nhằm xoa dịu dư luận về hoạt động quân sự hóa ồ ạt của Trung Quốc hiện nay ở Biển Đông; song cũng nhằm phục vụ cho ý đồ này một cách thuận lợi hơn, tránh các phản ứng quyết liệt từ các nước.

5. TQ tổ chức duyệt hạm quốc tế kỷ niệm 70 năm ngày thành lập hải quân song không đạt được dụng ý do thời tiết xấu

Ngày 23/4, Trung Quốc tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập hải quân nước này, trong đó có buổi duyệt hạm quốc tế với khách mời từ nhiều nước. Tại sự kiện này, Trung Quốc đã phô diễn trưng ra các tàu chiến mới bao gồm hàng không mẫu hạm Liêu Ninh, các loại tàu ngầm hạt nhân mới, các loại tàu khu trục mới, cũng như các máy bay chiến đấu. Cuộc duyệt binh của máy bay và hạm tàu hải quân các nước diễn ra trên vùng trời, vùng biển Thanh Đảo và phụ cận. Lực lượng tham gia duyệt binh của Trung Quốc có tàu sân bay Liêu Ninh, các tàu ngầm kiểu mới, tàu khu trục, tàu hộ vệ tàu đổ bộ và máy bay, trong đó có một số loại lần đầu tiên được công khai. Ngoài lực lượng của Trung Quốc, tham gia đội hình duyệt binh còn có gần 20 tàu chiến của hơn 10 nước như Nga, Thái Lan, Ấn Độ, Singapore, Nhật, Philippines, Pháp, Pakistan, Hàn Quốc…với các loại tàu khu trục, tàu hộ vệ, tàu đổ bộ, đại diện cho lực lượng trên biển của các nước, trong đó không có Mỹ. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trực tiếp tham gia buổi lễ. Tuy nhiên, do thời tiết xấu, nhiều sương mù tầm nhìn hạn chế nên gần như buổi lễ duyệt binh của Trung Quốc đã thất bại và không thể đạt được hiệu ứng, ngay cả ở mức hình ảnh. Giới quan sát nhận định mục đích của Trung Quốc trong sự kiện này là nhằm: Một là, tuyên truyền về năng lực hải quân, tìm cách đẩy mạnh tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc của người dân trong nước nhằm định hướng dư luận, tránh để người dân cảm thấy thất vọng về chính sách, biện pháp bảo vệ “chủ quyền” mà Trung Quốc vẫn tuyên truyền bấy lâu nay. Hai là, răn đe một số nước lớn, đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản không được can thiệp vào vấn đề Biển Đông. Việc Trung Quốc huy động một số lượng lớn các tàu chiến hiện đại tập trận nhằm thể hiện sức mạnh và năng lực hải quân trước các cường quốc trên thế giới. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng muốn gửi thông điệp tới cộng đồng quốc tế rằng “Trung Quốc có đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền ở khu vực này, Mỹ và các nước hãy rè chừng khi muốn can thiệp vào tranh chấp ở Biển Đông”. Ba là, ngầm cảnh cáo một số nước có tồn tại tranh chấp “chủ quyền” ở Biển Đông với Trung Quốc, hãy “cân nhắc” lại năng lực quốc phòng trước khi tìm kiếm các giải pháp giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Bốn là, quảng bá về năng lực và trình độ khoa học kỹ thuật của Trung Quốc, qua đó tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường xuất nhập khẩu vũ khí của Trung Quốc.

Advertisement
Categories: Biển Đông | Leave a comment

Nhìn lại diễn biến tình hình thế giới năm 2019 và xu hướng trong năm 2020

Nhìn lại diễn biến tình hình thế giới năm 2019 và xu hướng trong năm 2020

Năm 2019 kết thúc với những xung đột lớn chưa ngã ngũ: thương chiến Mỹ – Trung tạm lắng xuống, các cuộc biểu tình ở Hong Kong chưa chấm dứt, Biển Đông vẫn có những diễn biến phức tạp, diễn biến căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên rơi vào bế tắc… Điều này đã tác động trực tiếp đến xu hướng tình hình khu vực và thế giới trong năm 2020.

Năm 2019 đầy biến động và căng thẳng

Đầu tiên, cuộc chiến Mỹ – Trung leo thang, chưa có hồi kết. Năm 2019, Mỹ đã gia tăng các đòn thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc để đáp trả điều mà Washington xem là thương mại không bằng không tôn trọng bảo hộ sở hữu trí tuệ. Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đã tác động mạnh tới châu Á, làm thay đổi lại hàng loạt chuỗi cung ứng và phân phối lại các tuyến vận tải. Các công ty tìm cách chuyển dây chuyền sản xuất hoặc chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc trong bối cảnh chi phí tăng cao do cuộc chiến thương mại. Washington cũng tìm cách chặn đứng hành vi lâu nay của các doanh nghiệp Trung Quốc về việc vận chuyển các hàng hóa gắn sai mác xuất xứ. Sự kết hợp của việc thay đổi chuỗi cung ứng, vốn xảy ra do căng thẳng thương mại và đòn thuế quan, được dự báo sẽ giúp tăng cường năng lực sản xuất trong khu vực.

Không những vậy, cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, đã tràn tới châu Á, khi Washington liên tục gây sức ép lên các đối tác nhằm buộc họ phải đi theo Mỹ trong việc liệt các công ty viễn thông Trung Quốc vào danh sách đen. Lý do mà Mỹ đưa ra là những lo ngại về rủi ro liên quan tới an ninh quốc gia và gián điệp. Hồi tháng 4, Nhật Bản đã chỉ định các công ty viễn thông của nước này tham gia vào việc phát triển mạng lưới 5G, đồng thời yêu cầu các công ty này phải thực thi các biện pháp về an ninh mạng để ngăn họ sử dụng các thiết bị do các công ty viễn thông của Trung Quốc như Huawei hay ZTE sản xuất. Tuy vậy, ở những nơi khác, nỗ lực của Mỹ trong việc ngăn chặn sự lan rộng của công nghệ Trung Quốc dường như không đạt được nhiều kết quả. Hàn Quốc, đồng minh then chốt của Mỹ ở Đông Á, trở thành quốc gia đầu tiên trong khu vực phủ sóng 5G trên toàn quốc khi khởi động các dịch vụ viễn thông vào tháng 4 bằng việc sử dụng các thiết bị của Huawei, bao gồm cả các trạm phát và máy phát. Hồi tháng 6, Philippines trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên sở hữu mạng lưới 5G sau khi nhà mạng viễn thông Globe Telecom của nước này vận hành mạng lưới 5G với công nghệ của Huawei. Trong năm 2019, Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan đều đã thử nghiệm các dịch vụ 5G với công nghệ của Huawei.

Thứ hai, Nhật Bản và Hàn Quốc “sứt mẻ” quan hệ. Mối quan hệ giữa hai “ông lớn” châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc từ lâu vẫn tồn tại những âm ỉ do các vấn đề lịch sử nhưng đã bùng phát căng thẳng trong năm qua do các mâu thuẫn về thương mại. Căng thẳng bắt đầu từ việc Tokyo hạn chế xuất khẩu sang Hàn Quốc ba nguyên liệu dùng để sản xuất chip và màn hình – hai sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Hàn Quốc – với cáo buộc Seoul để các nguyên liệu này lọt vào Triều Tiên giúp nước này chế tạo vũ khí. Hai bên liên tiếp có các biện pháp đáp trả lẫn nhau, khiến cả hai nền kinh tế lớn của châu Á đều bị tác động mạnh. Căng thẳng từ thương mại đã nhanh chóng lan sang các lĩnh vực khác như chính trị, an ninh quốc phòng, văn hóa, du lịch… Đỉnh điểm, chính phủ Nhật Bản đã loại Hàn Quốc khỏi danh sách các nước được hưởng ưu đãi về thủ tục nhập khẩu. Các biện pháp “ăn miếng trả miếng” của hai bên đã khiến các sản phẩm xuất khẩu của hai nước sang nhau giảm mạnh và lượng khách du lịch qua lại hai bên cũng tụt dốc. Một tín hiệu khả quan đã đến vào dịp cuối năm tại thượng đỉnh 3 nước Trung Quốc – Hàn Quốc và Nhật Bản diễn ra ở Thành Đô (Trung Quốc) khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-In có cuộc gặp song phương và nhất trí thúc đẩy các nỗ lực nhằm cải thiện quan hệ sau một giai đoạn khó khăn giữa hai nước. Mâu thuẫn giữa nền kinh tế lớn thứ 2 và thứ 4 châu Á – và cũng là hai đồng minh thân cận của Mỹ trong khu vực – đã khiến Washington rơi vào tình thế “khó xử”. Mỹ đã nỗ lực hàn gắn hai bên trong bối cảnh Washington luôn coi hợp tác với Seoul và Tokyo có vai trò rất quan trọng trong nỗ lực ứng phó với các vấn đề khu vực.

Thứ ba, tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa Triều Tiên rơi vào bế tắc. Sau những thành công bước đầu khi trở thành Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên gặp một nhà lãnh đạo Triều Tiên, nỗ lực của Tổng thống Donald Trump trong việc thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân không đạt được nhiều tiến triển trong năm nay. Mỹ không thể duy trì động lực mà nước này có được với Triều Tiên sau cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Singapore vào năm 2018. Cuộc gặp thứ hai của hai nhà lãnh đạo tại Hà Nội hồi tháng 2 năm nay không đạt được thỏa thuận nào về vấn đề phi hạt nhân hóa. Sau nhiều tháng rơi vào bế tắc, Triều Tiên tháng này tuyên bố đã tiến hành 2 cuộc thử nghiệm tại bãi phóng tên lửa Sohae. Động thái này làm dấy lên đồn đoán rằng, Bình Nhưỡng đang chuẩn bị động cơ mới cho tên lửa đạn đạo liên lục địa trong tương lai. Sau khi Triều Tiên đặt ra hạn chót cuối năm cho Mỹ để đưa ra một thỏa thuận phi hạt nhân hóa mới, nếu không Washington có thể sẽ phải nhận một “món quà Giáng sinh” từ Bình Nhưỡng, năm 2019 kết thúc bằng một “nốt trầm” ảm đạm cho triển vọng phi hạt nhân hóa Triều Tiên.

Thứ tư, căng thẳng trong quan hệ Trung Quốc – Đài Loan. “Cạnh tranh” ngoại giao giữa Trung Quốc và Đài Loan làm nóng khu vực Thái Bình Dương trong năm 2019. Đài Loan đã mất đi hai trong số những đồng minh ít ỏi còn lại trên thế giới, trong bối cảnh các quốc đảo Thái Bình Dương ngày càng xích lại gần Trung Quốc và ủng hộ chính sách của Bắc Kinh, trong đó coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời. Solomon, đồng minh lâu năm của Đài Loan, đã “quay lưng” với hòn đảo hồi tháng 9 sau khi nhận thấy những lợi ích kinh tế từ các thỏa thuận đầu tư trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Sau Solomon, Kiribati cũng rời bỏ Đài Loan và chuyển sang quan hệ ngoại giao với Trung Quốc đại lục. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ còn 4 nước ở Thái Bình Dương, gồm Nauru, Palau, Tuvalu và quần đảo Marshall vẫn duy trì quan hệ với Đài Loan. Trong khi đó, Mỹ cũng tăng cường nỗ lực để thắt chặt quan hệ với 3 quốc đảo Thái Bình Dương mà nước này vẫn duy trì thỏa thuận quốc phòng. Điều này cho phép Washington có khả năng tiếp cận quân sự độc quyền với các vùng biển của Palau, Marshall và Micronesia. Tổng thống Donld Trump hồi tháng 5 đã đón lãnh đạo của 3 nước trên tại Nhà Trắng. Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng trải thảm đỏ đón Tổng thống Micronesia David Panuelo tại Bắc Kinh hồi tháng 12. Ông Panuelo được cho là đã ký các thỏa thuận trị giá 70 triệu USD để tăng cường quan hệ kinh tế của Micronesia với Trung Quốc, trong cuộc chiến tranh giành tầm ảnh hưởng tại Thái Bình Dương.

Thứ năm, Mỹ thúc đẩy chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Tháng 11/2017, tại hội nghị thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra chiến lược “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, được cho là nhằm củng cố vị thế của Washington tại một khu vực địa chiến lược trọng yếu và ngăn chặn sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc. Chiến lược của chính quyền Trump được thực hiện rộng khắp trên các “mặt trận”, từ kinh tế, chính trị, đến công nghệ, quốc phòng và an ninh. Một mặt, chiến lược nhằm củng cố vai trò lãnh đạo của Mỹ tại khu vực, mặt khác kiềm chế các nước thách thức vị thế của Mỹ, đặc biệt là Trung Quốc. Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương rõ ràng cho thấy Mỹ không thể ngồi yên khi Trung Quốc tăng cường sức mạnh mềm khắp thế giới thông qua sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Đúng 2 năm sau khi khai sinh tầm nhìn Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, vào tháng 11/2019, Mỹ đã công bố báo cáo về việc thực hiện chiến lược này: “Chính phủ Mỹ đã tiến hành nhiều bước đi nhằm hiện thực hóa ưu tiên của Tổng thống Trump đối với khu vực. Kể từ khi ông Trump lên nắm quyền, Bộ Ngoại giao và Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) đã cung cấp hơn 4,5 tỷ viện trợ nước ngoài đối với khu vực. Trong 3 năm đầu của chính quyền Trump, Mỹ đã tăng 25% viện trợ cho khu vực so với 3 năm đầu của chính quyền tiền nhiệm, cho thấy sự chuyển dịch đáng kể của các nguồn lực đối với Ấn Độ-Thái Bình Dương. Đó là chưa kể hàng trăm tỷ USD tài chính phát triển, các khoản đầu tư của các công ty Mỹ và các nguồn khác”. Việc thúc đẩy một Biển Đông tự do và rộng mở là một trọng tâm trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của chính quyền Trump nhằm chống các tuyên bố chủ quyền đơn phương của Bắc Kinh đối với hầu hết vùng biển chiến lược này. Kể từ năm 2017, hải quân Mỹ đã gia tăng các cuộc tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, thường xuyên điều tàu áp sát các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi đắp trái phép, gia tăng tập trận với các đồng minh trong khu vực, thúc đẩy hợp tác theo cơ chế “bộ tứ” với Nhật Bản, Ấn Độ và Australia. Mỹ cũng gia tăng các chỉ trích công khai các hành động bành trướng của Trung Quốc tại các diễn đàn đa phương như tại Đối thoại Shangri-La, các hội nghị cấp cao khu vực…

Thứ sáu, cuộc điều trần luận tội Tổng thống Mỹ. Cuộc điều tra luận tội Tổng thống Donald Trump bắt đầu hồi tháng 9 sau khi thông tin về cuộc điện đàm gây tranh cãi giữa ông và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky bị rò rỉ, trong đó ông bị cáo buộc đã gây sức ép với chính phủ Ukraine điều tra cha con ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden để giành lợi thế chính trị trước cuộc bầu cử 2020. Hạ viện Mỹ do đảng Dân chủ kiểm soát ngày 18/12 đã bỏ phiếu thông qua 2 điều khoản luận tội Tổng thống Donald Trump gồm: lạm dụng quyền lực và cản trở quốc hội. Ông Trump là tổng thống thứ 3 trong lịch sử Mỹ bị luận tội, sau cố Tổng thống Andrew Johnson và cựu Tổng thống Bill Clinton. Hạ viện dự kiến sẽ trình bản luận tội đối với ông Trump lên Thượng viện để xem xét trước khi phiên xét xử ông diễn ra. Nếu 2/3 trong số 100 thành viên của Thượng viện ủng hộ các điều khoản luận tội, ông Trump sẽ bị phế truất khỏi ghế tổng thống. Tuy nhiên, viễn cảnh này được cho là khó xảy ra do đảng Cộng hòa của ông Trump hiện đang kiểm soát Thượng viện.

Thứ bảy, Nga tiếp tục bị cô lập. Quan hệ giữa Nga và phương Tây cơ bản vẫn chưa được cải thiện trong năm qua, thậm chí còn căng thẳng và phức tạp hơn bao giờ hết. Các hợp tác dân sự và quân sự giữa Nga và NATO vẫn trong tình trạng đóng băng kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014 và ủng hộ phe đòi độc lập ở miền đông Ukraine. Để “đề phòng mối đe dọa từ Nga”, NATO đã tăng cường sự răn đe và thế phòng thủ ở phía đông, với việc triển khai hơn 4.000 quân tại Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic sát biên giới là Estonia, Latvia and Lithuania, song song với việc đặt các hệ thống phòng thủ tên lửa tại Romania và Ba Lan. Cũng trong năm 2019, Mỹ và Nga đều đồng loạt rút khỏi hiệp ước Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), khiến thế giới lo ngại về một cuộc đua vũ trang tiềm tàng giữa hai nước. Đến cuối năm, chuyến thăm Mỹ đầu tiên của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov kể từ năm 2017 và cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Paris bàn về tình hình miền đông Ukraine, với sự tham gia của các nhà lãnh đạo Đức và Pháp, đã làm dấy lên hy vọng về viễn cảnh tan băng trong quan hệ giữa Nga và phương Tây. Trong bối cảnh tiếp tục bị phương Tây cô lập, Nga đã đẩy mạnh chính sách hướng Đông, đặc biệt chú trọng quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN, thông qua các diễn đàn mà Nga đóng vai trò lãnh đạo hoặc chủ chốt như Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS), Diễn đàn Kinh tế phương Đông tại Vladivostok, Liên minh Kinh tế Á – Âu (EAEU), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tầm với của Nga đã ngày càng được mở rộng với sự gia tăng của các thỏa thuận thương mại, hợp đồng vũ khí và các cuộc diễn tập quân sự. Trong năm 2019, Tổng thống Nga Putin lần đầu chào đón các nhà lãnh đạo Triều Tiên và Philippines tới thăm. Giới phân tích cho rằng, mặc dù chính sách hướng Đông của Nga không phải mới, nhưng trong bối cảnh quan hệ Nga-phương Tây đóng băng, Moscow chắc chắn sẽ xoay trục về phương Tây ngày càng mạnh mẽ hơn.

Thứ tám, nguy cơ xung đột tại Iran. Căng thẳng giữa Mỹ và Iran năm 2019 đã suýt leo thang thành xung đột quân sự, khi Tổng thống Donald Trump tiết lộ rằng chính ông đã hủy lệnh không kích các mục tiêu tại Iran chỉ 10 phút trước khi khai hỏa, sau khi một máy bay trinh sát không người lái trị giá khoảng 200 triệu USD của Mỹ bị tên lửa phòng không Iran bắn hạ gần eo biển Hormuz. Kể từ khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vào năm 2018 và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Cộng hòa Hồi giáo, mối quan hệ giữa hai nước không ngừng leo thang căng thẳng. Washington đã cáo buộc Tehran tấn công các tàu chở dầu trên vịnh Oman, tấn công 2 nhà máy lọc dầu tại Ả-rập Xê-út. Đáp trả, Washington đã điều thêm quân và các khí tài như tàu sân bay, máy bay chiến đấu hiện đại F-22 tới khu vực để răn đe Iran, trong khi Tehran đáp trả bằng việc làm giàu uranium trở lại, phát triển các loại vũ khí mới. Giới phân tích cho rằng quan hệ Mỹ – Iran đang ở giai đoạn rất nhạy cảm và chỉ cần một động thái bị cho là khiêu khích ở bất kỳ phía nào thì các căng thẳng có thể bùng phát thành đối đầu quân sự tại một trong những khu vực nóng bỏng nhất thế giới.

Thứ chín, biểu tình kéo dài tại Hong Kong. Các cuộc biểu tình tại Hong Kong đã nổ ra hồi tháng 6, bắt đầu là nhằm phản đối dự luật dẫn độ gây tranh cãi, cho phép Hong Kong dẫn độ nghi phạm tới những nơi chưa ký hiệp ước dẫn độ, bao gồm Trung Quốc đại lục. Những người biểu tình lo ngại rằng dự luật làm suy yếu nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” mà đặc khu hành chính này được hưởng và điều đó sẽ làm ảnh hưởng tới các quyền lợi của họ. Mặc dù dự luật đã bị hủy bỏ vĩnh viễn, nhưng các cuộc xuống đường vẫn tiếp diễn và mở rộng ra làn sóng biểu tình ủng hộ các quyền tự do và phản đối cảnh sát. Căng thẳng tại Hong Kong chỉ tạm lắng xuống sau cuộc bầu cử hội đồng quận, trong đó phe đối lập giành chiến thắng áp đảo. Kết quả này được xem là một thông điệp rõ ràng của cử tri nhằm gửi tiếng nói tới chính quyền vốn được Bắc Kinh hậu thuẫn, sau các cuộc biểu tình phản đối chính quyền kéo dài suốt 6 tháng qua. Sau cuộc bầu cử, Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Carrie Lam cho hay chính quyền của bà tôn trọng kết quả bầu cử và cam kết lắng nghe tiếng nói của người dân.

Xu hướng trong năm 2020

Trong năm 2020, diễn biến tình hình khu vực và thế giới chịu ảnh hưởng và tác động nhiều vào kết quả cuộc bầu cử Mỹ năm 2020. Theo đó, kết quả bầu cử Mỹ năm 2020 sẽ có tác động, ảnh hưởng lớn đối với diễn biến tình hình khu vực và thế giới. Chính sách kinh tế – thương mại, đối ngoại và nhập cư của ông Trump đã gây xáo trộn lớn cho cục diện quốc tế, đơn cử là màn thương chiến với Trung Quốc, việc rút Mỹ khỏi các tổ chức quốc tế (thỏa thuận hạt nhân Iran, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP), các đợt áp thuế lên đồng minh, đối tác, thái độ với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO… Không những vậy, tháng 1/2020 là lúc Mỹ và Trung Quốc ký thỏa thuận “giai đoạn 1” để giải quyết mâu thuẫn, nhưng việc có “giai đoạn 2” hay một thỏa thuận tổng thể hay không tất nhiên sẽ tùy thuộc vào chuyện ông Trump còn làm tổng thống tiếp tục hay không. Một “mặt trận” khác chịu ảnh hưởng không nhỏ từ căng thẳng thương mại Mỹ – Trung là số phận của Huawei và nền tảng 5G, hay nói chung là một cuộc chạy đua công nghệ mang dáng dấp địa chính trị của năm 2020.

Ngoài ra, cuộc bầu cử Mỹ tiếp tục thể hiện sức ảnh hưởng lên tình hình Trung Đông, một trong những điểm nóng địa chính trị quốc tế và là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của ông Trump. Cách Mỹ xử lý mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria, với Iran, là nhân tố tác động lớn lên chính những gì Washington và đồng minh châu Âu phải đối diện. Châu Âu đã trải qua giai đoạn đầy biến cố với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy, dân tộc cực đoan, và thực trạng này có phần đóng góp không nhỏ từ cuộc khủng hoảng Syria cũng như Trung Đông nói chung.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã về an nghỉ bên sứ thần Giang Văn Minh

Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã về an nghỉ bên sứ thần Giang Văn Minh

Nguyễn Xuân Diện

5-1-2020

Sáng nay, trong một nghi lễ riêng tư, gia đình và các thân hữu của Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã an táng ngọc cốt của Lão tướng.

Các nhân sĩ trí thức: Cụ Nguyễn Khắc Mai, GS Chu Hảo, Nhà văn Hoàng Quốc Hải, Tiến sĩ – Đại sứ Đinh Hoàng Thắng, GS. Mạc Văn Trang, Nghệ sĩ Ưu tú Kim Chi, TS. Phạm Gia Minh, TS Phan Xuân Đại, Ông Lê Thân (chủ nhiệm CLB Lê Hiếu Đằng), Nhà giáo Vũ Mạnh Hùng, Nhà báo Lê Dũng Vova, TS Nguyễn Xuân Diện… có mặt từ rất sớm để đón Lão tướng và dự lễ an táng.

Quách hài cốt Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh được rước vào khu mộ, khi đi qua Lăng mộ Thám hoa Giang Văn Minh đã hạ thấp 3 lần để cúi chào Sứ thần Đại Việt Giang Văn Minh.

Sau khi đặt quách Lão tướng lên trên thành mộ, các nhân sĩ trí thức và gia đình đã dâng hương và khấn cầu trước mộ Thám hoa Giang Văn Minh. Cụ Nguyễn Khắc Mai khăn đóng áo dài dâng hương và dâng lời cầu nguyện trước mộ. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đọc và giải nghĩa hai đôi câu đối và nhắc lại khí phách lẫm liệt của Thám hoa Giang Văn Minh trước triều đình Trung Quốc.

Ngọc cốt của Lão tướng được an táng bên cạnh Sứ thần Giang Văn Minh tại xứ đồng Gò Đõng, làng cổ Đường Lâm.

Trước khi hạ huyệt, Cụ Nguyễn Khắc Mai quỳ ba lạy và đứng lên đọc bài tiễn biệt, sau đó là Ông Lê Thân (Chủ nhiệm CLB Lê Hiếu Đằng) quỳ 3 lạy và nói lời cầu chúc Lão tướng yên nghỉ trong niềm kính tiếc của cháu con và các thế hệ hậu sinh.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện được gia đình cụ trao cho khăn như một đứa cháu cụ, quỳ trước mộ thỉnh hồn phách Lão tướng nhập mộ yên nghĩ vĩnh hằng.

Toàn văn như sau:

Kính thưa Anh linh Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh,

Hôm nay, đông đảo con cháu, họ hàng thân tộc, chiến hữu và lớp lớp hậu bối của Lão tướng rước ngọc cốt của Lão tướng về ngôi nhà mới – ngôi nhà cuối cùng của hành trình 104 năm và là ngôi nhà vĩnh cửu của Người.

Dẫu biết rằng trong kiếp nhân sinh, ai cũng sinh từ cát bụi rồi lại trở về với cát bụi. Dẫu biết rằng, tinh thần của Lão tướng sẽ còn mãi với non sông đất nước. Nhưng trần gian vẫn mong được gìn giữ mãi ngọc cốt của Người, và nơi đây đã được chọn làm nơi sum họp của cả âm dương hai cõi, trong tưởng nhớ và biết ơn Người.

Khi Lão tướng lâm bệnh, Trưởng nữ của Lão tướng cùng anh em thân hữu đã đến dâng hương Mộ Thám hoa Giang Văn Minh để xin cho Lão tướng về đây, cùng nương bóng Tản Viên Sơn linh thiêng và hùng vĩ – nơi ngự trị của Đệ Nhất Phúc Thần Tản Viên Sơn Thánh. Lời cầu nguyện ấy đã được linh ứng ngay khi nén nhang thơm vừa tỏa khói trong một chiều nơi Đường Lâm cổ ấp Nhân kiệt Địa linh.

Công việc xây cất được người dân sở tại nhanh chóng triển khai và gấp rút hoàn thành để đón Lão tướng. Đến hôm nay, Người đã về đây, trong cỗ quách do Cơ sở sản xuất quách gốm cao cấp Vạn Linh An ở Bát Tràng dâng tặng. Bộ quách khi chế tác có chút đất thiêng lấy từ Yên Tử để thêm an diệu. Năm cây Tùng hộ vệ phía sau và 2 cây đại ngả cành phía trước mộ được đưa về từ đồng đất Văn Giang.

Từ nay, chúng con Cầu xin Người hãy đời đời yên nghỉ ở ngôi Phúc địa này. Gối đầu lên dãy núi Tản Viên Sơn hoàng hôn đỏ rực cuối trời, trong mênh mông của miền Tản Lĩnh – Đà Giang oai linh và thơ mộng.

Trước mặt, là một hồ nước rợp hạc trắng tụ về, làm nội minh đường. Xa xa hai con sông: Tích Giang và Hồng Hà làm ngoại minh đường quanh năm thao thiết chảy.

Phía tả là Văn Miếu tỉnh Sơn Tây nơi tiên hiền tụ họp, luận bàn văn chương và thế sự. Bên hữu là Di chỉ Khảo cổ học Làng Và còn vọng tiếng rì rầm ngàn thuở cha ông.

Xa xa, Bên hữu là Đông Cung Đền Và nơi Tam Vị Đại Vương Quốc Chúa Tản Viên Sơn Thánh thiết triều. Bên tả là làng cũ của hai vua Phùng Hưng và Ngô Quyền khói hương nghi ngút.

Lăng Ngô Vương còn đấy, uy nghi giữa muôn trùng đồi núi.
Rặng ruối còn kia, ngựa voi dừng bước nghỉ chân.

Và kề bên là Lăng mộ Thám hoa Giang Văn Minh vị sứ thần đã làm rạng danh Đại Việt vào dịp tuế cống nhà Minh năm 1638. Phía xa xa, giữa cánh đồng kia là Quán Giang, nơi đón linh cữu Thám hoa đi sứ trở về thưở trước.

Chuẩn tắc phong thủy, nhân kiệt địa linh,
Đủ khắp giang sơn, anh hùng thiên cổ.

Xứ Đoài mây trắng đã đón Người về.
Đường Lâm cổ ấp xin gìn Ngọc cốt.

Xin Lão tướng hãy thanh thản,
Phiêu bồng trong mây trắng xứ Đoài.
Dạo khắp non cao, đèo thẳm, sông dài…

Chống gậy trúc thăm đền đài cổ tích
Vỗ tay reo gọi hạc mời trăng….

Xin dâng lời cầu nguyện anh linh Lão tướng yên nghỉ đời đời bên các bậc Anh hùng Đại Việt và phù hộ cho Đất nước vững mạnh và trường tồn. Phù hộ cho đời đời con cháu vạn phúc vạn an. Phù hộ cho lớp lớp hậu bối thêm khôn thêm mạnh.

Giờ lành đã điểm. Chúng con xin gửi Ngọc cốt Người vào lòng đất Đường Lâm.

Nguyện xin hồn phách Lão tướng hãy nhanh nhập mộ để tiếp ứng khí thiêng của đất trời Xứ Đoài muôn phần hiển ứng.

____

Một số hình ảnh của tác giả Nguyễn Xuân Diện:

Cụ Nguyễn Khắc Mai – Giám đốc Trung tâm Minh Triết đọc lời từ tạ và tụng ca khí phách lẫm liệt và lòng nhân hậu bao dung của Lão tướng.
Nhà văn Nguyên Bình, trưởng nữ của Lão tướng dâng hương tại Mộ Thám hoa Giang Văn Minh xin để đưa Lão tướng về an nghỉ bên cạnh Thám hoa.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện được gia đình cụ trao cho khăn như một đứa cháu cụ, quỳ trước mộ thỉnh hồn phách Lão tướng nhập mộ yên nghỉ vĩnh hằng.
Anh linh Lão tướng yên nghỉ đời đời bên các bậc Anh hùng Đại Việt và phù hộ cho Đất nước vững mạnh và trường tồn. Phù hộ cho đời đời con cháu vạn phúc vạn an. Phù hộ cho lớp lớp hậu bối thêm khôn thêm mạnh.
Cỗ quách Long Hoa Đại Cát để giữ gìn cốt ngọc của Lão tướng. Đây là sản phẩm do Công ty cổ phần Gốm sứ cao cấp Vạn Linh An, Bát Tràng, Hà Nội dâng tặng Lão tướng. ĐT liên hệ: 097.221.1111. Sản phẩm 2 loại đặc biệt Long Hoa Đại Cát và Vạn Thọ Song Linh có trộn đất thiêng lấy từ Yên Tử.
Lão tướng nán lại để nghe lời từ biệt của gia đình và thân hữu.
Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

Khmer Đỏ: Ai từng trợ giúp phe kháng chiến Pol Pot?

Khmer Đỏ: Ai từng trợ giúp phe kháng chiến Pol Pot?

Khmer ĐỏBản quyền hình ảnhKRAIPIT PHANVUT
Image captionKhieu Samphan (giữa), Phó Chủ tịch Chính quyền Liên minh của Kampuchea Dân chủ và Ieng Sary (phải), Bộ trưởng Ngoại giao, ăn mặc đẹp để ra đón phái đoàn Trung Quốc ở căn cứ Dong Rek của Khmer Đỏ năm 1985. Ieng Sary, tên là Kim Trang, sinh ra ở Châu Thành, Trà Vinh trong gia đình cha là người Khmer, mẹ người Việt gốc Hoa

Vụ xử cựu chủ tịch nước Khieu Samphan và phó TBT đảng cộng sản Nuon Chea nhắc lại vai trò của các nước hỗ trợ cho chế độ Khmer Đỏ.

BBC News 16/11/2018:

“Trong bốn năm Khmer Đỏ thống trị Campuchia, họ đã gây ra nạn giết người hàng loạt thuộc hàng kinh khủng nhất của thế kỷ 20.

Chế độ tàn bạo này, cầm quyền từ 1975-1979, gây ra cái chết của gần 2 triệu người.

Đường dẫn tới Cuộc chiến Đông Dương lần Ba

TQ viện trợ xe bọc thép cho Campuchia

Người gốc Việt nhận thẻ thường trú Campuchia

Dưới sự lãnh đạo của nhà Marxist Pol Pot, quân Khmer Đỏ nỗ lực đưa Campuchia trở lại thời Trung Cổ, buộc hàng triệu người phải bỏ thành thị về sống trong các công xã nông thôn.

Chương trình cải tạo xã hội gây ra hậu quả thảm khốc. Nhiều gia đình chết cả nhà vì bị hành hình, đói, bệnh hoặc lao lực.”

Vai trò các cường quốc và láng giềng

ĐặngBản quyền hình ảnhCONSOLIDATED NEWS PICTURES
Image captionĐặng Tiểu Bình và Jimmy Carter

Trung Quốc thời Hoa Quốc Phong và Đặng Tiểu Bình là nước bảo trợ chính cho Khmer Đỏ, nhưng Hoa Kỳ là nước cổ vũ chính cho Trung Quốc.

Washington đã dính líu vào Campuchia từ khi Henry Kissinger làm Cố vấn an ninh Quốc gia và Ngoại trưởng thời hai tổng thống Richard Nixon và Gerard Ford.

Tom Fawthrop, đồng tác giả với Helen Jarvis trong cuốn “Getting Away with Genocide? Elusive Justice and the Khmer Rouge Tribunal” nói về các trận ném bom rải thảm của Mỹ ở Cambodia, “giết chết 250 nghìn dân”, và đây là điều làm dậy lên các cáo buộc đòi đưa cố vấn an ninh Henry Kissinger của Hoa Kỳ ra tòa án quốc tế.

Sau Cuộc chiến Việt Nam, Hoa Kỳ theo đuổi chiến lược của Zbigniew Brzezinski ủng hộ Trung Quốc để chia rẽ khối cộng sản và bao vây Liên Xô, và trừng phạt Hà Nội, đồng minh của Moscow tại châu Á.

Nước Anh trong thời gian bà Margaret Thatcher cầm quyền cũng từng hỗ trợ tích cực cho lực lượng liên minh do Khmer Đỏ chỉ huy trong thời gian 1985-1989.

Và một quốc gia nữa là Bắc Triều Tiên, nơi luôn nhiệt thành ủng hộ lực lượng chống Phnom Penh và Hà Nội trong cuộc nội chiến Campuchia.

Ngoài ra, không thể không nhắc tới Thái Lan, quốc gia láng giềng từng một thời để các nhóm quân Pol Pot ẩn náu và làm căn cứ kháng chiến chống lại chính quyền Phnom Penh.

Vai trò của Hoa Kỳ

Sau khi chế độ Khmer Đỏ lên nắm quyền, Hoa Kỳ thời Ronald Reagan tiếp tục ủng hộ Trung Quốc trong chính sách giúp Phnom Penh.

Dư luận Mỹ ngày càng thấy bất bình.

Năm 1981, trên tờ New York Times đã có thư ngỏ của giới vận động yêu cầu Tổng thống Ronald Reagan ngưng hỗ trợ chế độ Pol Pot.

Bài “Reagan Is Urged to End U.N. Support of Pol Pot” viết:

“Sự hỗ trợ về ngoại giao của Hoa Kỳ cho chế độ Pol Pot, mang tên ‘Kampuchea Dân chủ’, bên cạnh việc các nước khác bán vũ khí cho lực lượng du kích khủng bố (terrorist guerrilla forces) của Pol Pot, chỉ kéo dài sự đau khổ của Campuchia, và khiến việc phục hồi còn non yếu của nước này bị nguy hại, và gây nguy cơ chiến tranh lan rộng.”

‘Chúng tôi thấy bất bình rằng đã năm thứ ba liên tiếp, Hoa Kỳ bỏ phiếu duy trì Kampuchea Dân chủ của Pol Pot ở Liên Hiệp Quốc.”

Trong số những người ký thư có các dân biểu Hạ viện như Ronald V. Dellums (California), Robert W. Edgar (Pennsylvania), Patricia Schroeder (Colorado), Paul Simon (Illinios), Tom Harkin (Iowa).

Ta MokBản quyền hình ảnhAFP
Image captionTa Mok hay Anh Năm, một lãnh đạo quân sự của Khmer Đỏ, người còn được gọi là Đồ tể

Ngoài ra, ông Emory C. Swank, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Campuchia (1970-1973); diễn viên Jane Fonda, diễn viên Edward Asner, ca sỹ Joan Baez, cựu chủ tịch Peace Corps Richard Celeste, và một số tác giả, nhà báo cũng ký tên.

Nhưng phải đến năm 1993 Khmer Đỏ mới mất ghế đại diện cho Campuchia ở LHQ.

Bàn tay Trung Quốc

Chương trình trợ giúp của Bắc Kinh cho lực lượng Khmer Đỏ ngay từ khi Pol Pot lên nắm quyền đã được nhiều nguồn tài liệu khai thác.

Nhưng sau năm 1979, khi Việt Nam đem quân sang lật đổ chế độ này, Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ Pol Pot thông qua Trung Quốc.

Theo nhà báo Elizabeth Becker, Cố vấn An ninh Quốc gia Zbigniew Brzezinski rất tự hào về chiến lược khuyến khích Thái Lan hợp tác với Trung Quốc để giúp Khmer Đỏ tái xây dựng lực lượng.

Ông Brzezinski từng nói về sự kinh tởm đối với chế độ Pol Pol (abomination), vì thế, Hoa Kỳ sẽ không bao giờ giúp Pol Pot trực tiếp, “nhưng người Trung Quốc thì có thể làm điều đó”.

Hun Sen: “Tôi sẽ cầm quyền thêm 10 năm”

Lịch sử có nợ gì Tướng Dương Văn Minh?

Campuchia: Nhà sư làm phim về dân mất đất

Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình đặc biệt yêu thích Khmer Đỏ, và giúp cho họ chừng 100 triệu USD viện trợ các loại một năm, theo Gregory Elich viết trên CounterPunch, hồi 2014.

Đặng từng nói năm 1984:

“Tôi không hiểu vì sao có người muốn loại bỏ Pol Pot? Đúng là ông ta có phạm một số sai lầm trong quá khứ nhưng nay ông ta đang lãnh đạo cuộc chiến chống bọn xâm lược Việt Nam cơ mà.”

Nhờ chiến lược này, Pol Pot có căn cứ trên đất Thái Lan, và ngoài Khmer Đỏ còn có mội đội quân của Mặt trận Giải phóng Nhân dân Khmer (KPNLF) của Son Sann, và quân đội riêng của Hoàng thân Norodom Sihanouk (Armée Nationale Sihanoukiste, ANS).

Khmer ĐỏBản quyền hình ảnhTHIERRY FALISE
Image captionQuân Khmer Đỏ với vũ khí Trung Quốc trên một chiếc xe mới toanh do TQ cung cấp gần Anlong Veng trong ảnh chụp của Thierry Falise ngày 1/12/1990

Ngoài ủng hộ ngoại giao cho Pol Pot và liên minh Campuchia chống lại chính quyền Hun Sen cùng Hà Nội và Moscow, Hoa Kỳ còn tác động đến viện trợ quốc tế cho Campuchia.

Theo đó, chính quyền Carter yêu cầu các tổ chức cứu trợ quốc tế không cấp viện cho Hà Nội và Phnom Penh.

Các lá phiếu của Washington và đồng minh đủ mạnh khiến Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Á châu không viện trợ cho Campuchia dưới quyền Heng Samrin và Hun Sen.

Viện trợ trái lại chỉ được chuyển cho người Campuchia sống ở vùng Khmer Đỏ kiểm soát.

Sang thời Reagan và Bush, chính sách chống Hà Nội và Phnom Penh vẫn tiếp tục.

Năm 1985, Ngoại trưởng Mỹ George Schulz thăm Thái Lan và cảnh báo các nước ASEAN về chuyện soạn đề nghị hòa bình.

ĐặngBản quyền hình ảnhULLSTEIN BILD
Image captionĐặng Tiểu Bình (phải) rất yêu quý Pol Pot (trái)

Bốn năm sau, chính quyền Bush cảnh báo Thái Lan nếu Bangkok “bỏ rơi” các nhóm du kích Campuchia trong rừng để làm ăn với Phnom Penh.

Tới năm 1985, tiền CIA viện trợ cho các nhóm du kích Campuchia gồm Khmer Đỏ lên tới 12 triệu. Theo điều khoản McCollum, cơ quan cấp viện USAID cũng chuyển quân trang quân dụng không sát thương dư thừa cho các nhóm du kích đóng ở Thái Lan, đạt con số 13 triệu USD năm 1989.

Nhưng có vẻ như nhà bảo trợ chính cho Khmer Đỏ vẫn là Trung Quốc.

Andrew Mertha, tác giả cuốn “Brothers in Arms: China’s Aid to the Khmer Rouge, 1975-1979” từng cho biết 90% viện trợ nước ngoài mà Khmer Đỏ nhận được đã đến từ Trung Quốc.

Các khoản này gồm thực phẩm, vật liệu xây dựng tới xe tăng, máy bay, pháo.

“Trong khi chính quyền đang giết dân của họ thì kỹ sư và cố vấn quân sự Trung Quốc vẫn tiếp tục huấn luyện nước đồng minh cộng sản”.

Ông Mertha, từ ĐH Cornell, tin rằng “nếu không có sự hỗ trở của Trung Quốc, chế độ Khmer Đỏ không thể tồn tại được quá một tuần”.

Nước Anh thời bà Thatcher

Trong Cuộc chiến Việt Nam, quân Anh chỉ trợ giúp Mỹ về tin tình báo và có cử cố vấn sang giúp chính phủ Sài Gòn thời Ngô Đình Diệm, sự dính líu của Anh ở chiến trường Nam Việt Nam gần như không có.

Tuy thế, trong nội chiến Campuchia, London đã cử lực lượng đặc biệt (SAS) sang Thái Lan giúp cho các nhóm du kích chống Phnom Penh dù không trực tiếp giúp quân của Pol Pot.

Thatcher thăm TQBản quyền hình ảnhAFP
Image captionBắc Kinh ngày 19/12/1984: từ trái sang: Thủ tướng Margaret Thatcher nâng cốc cùng Chủ tịch TQ Lý Tiên Niệm, Ngoại trưởng Anh Goeffrey Howe và Ngoại trưởng TQ, Ngô Học Khiêm. Anh và Trung Quốc đạt thỏa thuận về quy chế trao trả Hong Kong.

Jason Burke hồi 2000 viết trên báo Anh, tờ The Guardian về vai trò của Anh nhân vụ xử tay đồ tể Khmer Đỏ Ta Mok như sau

“Luật sư của Ta Mok là Benson Samay nói tòa án sẽ được nghe chi tiết về chuyện từ 1985 đến 1989, SAS (Special Air Service – đặc nhiệm Anh) đã mở hàng loạt trại huấn luyện cho đồng minh của Khmer Đỏ ở Thái Lan, và lập ra một ‘tiểu đoàn phá hoại (sabotage battalion) với 250 chuyên gia dùng chất nổ và phục kích. Các chuyên gia tình báo ở Singapore cũng giảng dạy các khóa học.

SAS được lệnh chỉ huấn luyện cho quân lính của Sihanouk và cựu thủ tướng Son Sann, nhưng theo Samay thì Khmer Đỏ cũng “được hưởng lợi rất nhiều từ hoạt động của người Anh”.

“Các nhóm này cùng chiến đấu nhưng Khmer Đỏ làm chỉ huy. Họ hưởng lợi từ sự trợ giúp cho các nhóm kia.”

Bắc Triều Tiên luôn ủng hộ Sihanouk

Một quốc gia khác cũng giúp cho lực lượng chống Phnom Penh và Hà Nội trong nội chiến Campuchia là CHDCND Triều Tiên.

Năm 2011, Sebastian Strangio viết trên trang The Diplomat về quan hệ giữa chính phủ liên minh chống Việt Nam của Campuchia và Bắc Triều Tiên:

“Quan hệ đặc biệt giữa Bắc Hàn và Campuchia bắt đầu năm 1965, khi TT Indonesia, ông Sukarno giới thiệu ông Kim Nhật Thành cho Hoàng tử Norodom Sihanouk tại hội nghị khối Không liên kết ở Jakarta…Hai người mau chóng thân nhau và quan hệ của hai dân tộc cũng gắn liền với nhau…

Vì quý ông Kim, Sihanouk không công nhận chính phủ Nam Hàn cho tới khi ông ta bị đảo chính tước quyền năm 1970. Sau khi ông Sihanouk bị hạ bệ, Bình Nhưỡng chuyển sự công nhận Campuchia sang Mặt trận ông chỉ huy, khi Sihanouk thực tế chỉ sống lưu vong ở Bắc Kinh.

Khi Khmer Đỏ nắm quyền, các cố vấn Bắc Triều Tiên đã có mặt để giúp xây dựng các công trình khổng lồ, tốn kém mà nay vẫn còn dấu vết tại Campuchia.”

“Sau khi chế độ Khmer Đỏ đẫm máu bị hạ bệ 9 năm sau đó, một chính quyền thân Việt Nam được dựng lên, nhưng Bình Nhưỡng vẫn chỉ công nhận mặt trận kháng chiến gồm Sihanouk,” Sebastian Strangio viết.

Sihanouk và vệ sỹ Bắc HànBản quyền hình ảnhPETER CHARLESWORTH
Image captionĐội vệ sỹ Bắc Triều Tiên bên cạnh Hoàng thân Norodom Sihanouk trong chuyến thăm tới mội trại tỵ nạn ở Thái Lan năm 1992

Trong thời gian tham gia chính phủ “kháng chiến”, ông Sihanouk được một đội vệ sỹ Bắc Triều Tiên bảo vệ ngày đêm và ông liên tục đi Bình Nhưỡng nghỉ dưỡng nếu không ở Bắc Kinh hoặc đi nơi khác.

Tình cảm đặc biệt của các nhà lãnh đạo Bình Nhưỡng dành cho Sihanouk “vượt qua thời gian” và tiếp tục sau khi chế độ Khmer Đỏ tan rã.

Năm 2013 khi ông Sihanouk tạ thế, các báo quốc tế có nhắc lại tình cảm của ông dành cho ông Kim Nhật Thành.

Trong cuốn hồi ký ra năm 2005, Hoàng thân Sihanouk viết:

“Kim Nhật Thành là người bạn chân thành nhất của tôi, luôn sẵn sàng giúp đỡ tôi. Ông còn hơn cả một người bạn. Ông là người anh em, và ‘thân nhân duy nhất’ thực thụ của tôi, sau khi mẹ tôi qua đời…”

Xem thêm chủ đề lịch sử:

Cuộc chiến ít biết của quân Anh ở Việt Nam

Henry Kissinger bị phản đối khi đến Oslo

Khi Nhà nước đuổi công dân của mình đi

Vì sao Việt Nam từng chia cắt ở sông Bến Hải?

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Vụ Soleimani: Sức mạnh quân sự của Iran đáng sợ tới mức nào?

Vụ Soleimani: Sức mạnh quân sự của Iran đáng sợ tới mức nào?

A woman looks at missiles on display during a street exhibition in Tehran, IranBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionNăng lực tên lửa của Iran đóng vai trò then chốt trong sức mạnh quân sự của nước này

Iran tuyên bố sẽ trả đũa sau khi tư lệnh đầy quyền lực của nước này bị thiết bị drone Mỹ giết chết trong cuộc tấn công vào sân bay Baghdad.

“Cuộc báo thù tàn khốc đang chờ những kẻ đứng đằng sau vụ tấn công” (giết chết) tướng Qasem Soleimani, Lãnh tụ tối cao của Iran Ali Khamenei nói.

Ngoại trưởng Anh hiểu vì sao Mỹ giết ông Soleimani

Reaper MQ-9: Drone sát thủ của Mỹ

Mỹ ‘sẽ nhắm vào’ 52 khu vực của Iran nếu Tehran tấn công

Iran sẽ báo thù cho ‘tướng tử đạo’ Soleimani bị Mỹ giết

Vậy chúng ta đã biết những gì về năng lực quân sự của Iran?

Quân đội Iran lớn mạnh tới mức nào?

Hiện ước tính có khoảng 523.000 người đảm nhận các vai trò khác nhau trong quân đội, theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại Anh.

Trong số này có 350.000 quân chính quy và ít nhất 150.000 người thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC).

Có thêm 20.000 người nữa phục vụ trong lực lượng hải quân của IRGC. Nhóm này nắm các tàu tuần tra có vũ trang trên Eo biển Hormuz, nơi trong 2019 đã xảy ra những cuộc đối đấu với các tàu dầu mang cờ nước ngoài.

IRGC cũng kiểm soát đơn vị Basij, lực lượng tình nguyện giúp đàn áp sự phán kháng trong nước. Đơn vị này có thể huy động tới hàng trăm ngàn người.

Members of Iran's Islamic Revolutionary Guard Corp marching during a military paradeBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionIRGC có lực lượng hải quân và không quân riêng, đồng thời kiểm soát các vũ khí chiến lược của Iran

IRGC được thành lập từ 40 năm trước để bảo vệ hệ thống Hồi giáo tại Iran, và đã trở thành một thế lực quân sự, chính trị và kinh tế lớn mạnh.

Mỹ nói ‘bắn hạ’ máy bay drone của Iran

Vũ khí chết người từ thiết bị bay siêu nhỏ

IS dùng ‘máy bay đồ chơi’ làm không quân

Tuy có ít lính hơn so với quân chính quy, nhưng lực lượng này được coi là có quyền lực quân sự mạnh nhất Iran.

Các hoạt động ở nước ngoài

Lực lượng Quds, do Tướng Soleimani dẫn dắt, tiến hành cac hoạt động bí mật ở nước ngoài cho IRGC, và báo cáo trực tiếp lên Lãnh đạo Tối cao của Iran, Ayatollah Ali Khamenei. Người ta tin rằng lực lượng này có chừng 5.000 người.

Đơn vị này đã được triển khai tới Syria, nơi họ tư vấn cho các thành phần quân sự trung thành với Tổng thống Syria Bashar al-Assad và dân quân Shia có vũ trang.

Tại Iraq, đơn vị này ủng hộ cho lực lượng bán quân sự do người Shia nắm, vốn đã đóng vai trò dẫn tới sự thất bại của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS).

Tuy nhiên, Hoa Kỳ nói rằng lực lượng Quds đóng vai trò to lớn hơn qua việc tài trợ, huấn luyện, cấp vũ khí và thiết bị cho các nhóm bị Washington coi là khủng bố ở Trung Đông.

Trong số này có phong trào Hezbollah ở Lebanon và nhóm Islamic Jihad của Palestine.

Tất cả các nhóm này đều thân Iran và ủng hộ một liên minh đạo Hồi Shia chống lại các quốc gia cũng theo đạo Hồi nhưng thuộc hệ phái Sunni trong vùng.

An IRGC patrol boat circling the British flagged Stena Impero which was detained by Iran last yearBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionIRGC của Iran đã bắt giữ tàu dầu mang cờ Anh, Stena Impero, ở Eo biển Hormuz trong năm 2019

Các vấn đề kinh tế và lệnh trừng phạt đã ảnh hưởng tới việc Iran nhập khẩu vũ khí, vốn chỉ ở mức khá nhỏ so với sức mạnh khí tài của các nước khác trong khu vực.

Giá trị nhập khẩu quốc phòng của Iran từ 2009 đến 2018 chỉ bằng 3,5% lượng nhập khẩu của Ả-rập Saudi trong cùng kỳ, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm.

Hầu hết hàng nhập khẩu Iran là đến từ Nga, còn lại là từ Trung Quốc.

Iran có tên lửa không?

Có – năng lực tên lửa là một phần then chốt tạo nên sự can đảm quân sự của nước này, nếu xét tới việc nước này thiếu sức mạnh không quân so với các đối thủ như Israel và Ả-rập Saudi.

Map showing ranges of various Iranian missiles

Một bản phúc trình của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ mô tả sức mạnh tên lửa của Iran là lớn nhất ở Trung Đông, chủ yếu bao gồm tên lửa tầm ngắn và tầm trung.

Bản phúc trình cũng nói Iran đang thử công nghệ không gian theo đó cho phép nước này phát triển tên lửa xuyên lục địa có thể đi được xa hơn nhiều.

Graphic showing Patriot system
Image captionHệ thống phòng thủ tên lửa đất-đối-không Patriot

Tuy nhiên, chương trình tên lửa tầm xa đã bị Iran tạm ngưng, theo nội dung một phần trong thỏa thuận hạt nhân mà Tehran ký với các nước khác trong năm 2015, theo tổ chức nghiên cứu Royal United Services Institute (Rusi). Tuy nhiên, viện nghiên cứu này nói thêm rằng chương trình này có thể đã được nối lại.

Trong bất kỳ trường hợp nào thì nhiều mục tiêu tại Ả-rập Saudi và Vùng Vịnh cũng sẽ nằm trong tầm hoạt động của các tên lửa tầm ngắn và tầm trung hiện nay của Iran, và có thể cả các mục tiêu tại Israel nữa.

Hồi tháng Năm năm ngoái, Hoa Kỳ đã triển khai hệ thống phòng chống tên lửa tại Trung Đông, khi căng thẳng với Iran gia tăng. Hệ thống này nhằm đối phó với các loại tên lửa đạn đạo, tên lửa tuần du và phi cơ tân tiến của đối phương.

Iran có vũ khí hạt nhân không?

Iran hiện không có chương trình vũ khí hạt nhân, và trước đó nói rằng họ không muốn có.

Tuy nhiên, nước này có nhiều các nguyên liệu cũng như kiến thức cần thiết để có thể sản xuất hạt nhân phục vụ mục đích quân sự.

Năm 2015, chính phủ Mỹ dưới thời Tổng thống Obama ước tính Iran chỉ cần từ hai đến ba tháng là có thể chế tạo đủ nhiên liệu cần thiết để làm ra một vũ khí hạt nhân.

Thỏa thuận hạt nhân năm đó giữa Tehran và sáu cường quốc thế giới – là thỏa thuận mà Tổng thống Trump đã rút khỏi vào năm 2018 – đưa ra những giới hạn và việc thanh sát quốc tế đối với các hoạt động hạt nhân của Iran.

Thỏa thuận này nhằm gây khó khăn hơn, mất nhiều thời gian hơn trong việc phát triển nguyên liệu dùng để sản xuất vũ khí.

Sau vụ các lực lượng Hoa Kỳ giết Tướng Soleimani, Iran nói sẽ không chịu sự ràng buộc của các hạn chế này nữa. Nhưng Iran cũng nói họ sẽ tiếp tục hợp tác với Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế của Liên Hiệp Quốc.

The remnants of a drone that the US says was supplied by Iran to Houthi rebelsBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionHoa Kỳ cáo buộc Iran là đã cung cấp cho các phiến quân Houthi phương tiện không người lái hoạt động trên không

Tuy bị trừng phạt trong nhiều năm, nhưng Iran vẫn đã phát triển được năng lực drone.

Tại Iraq, drone của Iran đã được sử dụng từ 2016 trong cuộc chiến chống lại IS.

Iran cũng đã vào không phận Israel bằng các drone có vũ trang và được điều khiển từ các căn cứ đặt tại Syria, theo Viện Rusi.

Tháng 6/2019, Iran bắn hạ một drone do thám của Mỹ, nói rằng thiết bị này vi phạm không phận Iran ở trên Eo biển Hormuz.

Một vấn đề nữa trong chương trình drone của Iran là nước này sẵn sàng đem bán hoặc chuyển giao công nghệ drone cho các nước đồng minh trong khu vực, phóng viên BBC Jonathan Marcus chuyên về quốc phòng và ngoại giao nói.

Năm 2019, các vụ tấn công bằng drone và tên lửa đã làm hư hại hai cơ sở dầu lửa quan trọng của Ả-rập Saudi.

Cả Hoa Kỳ và Ả-rập Saudi đều cho là Iran có liên hệ tới các vụ tấn công này, tuy nhiên Tehran bác bỏ việc có bất kỳ dính dáng nào và nói các việc đó do các phiến quân tại Yemen thực hiện.

Iran có năng lực tấn công trong không gian mạng không?

Sau vụ tấn công mạng đình đám hồi 2010 nhắm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, Tehran đã tăng cường năng lực trên không gian mạng của mình.

Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) được cho là có lực lượng trên mạng riêng, hoạt động trong lĩnh vực gián điệp thương mại và quân sự.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Blog at WordPress.com.