26/10/2011(Xem: 42448)
25/10/2011(Xem: 79103)
24/10/2011(Xem: 47629)
23/10/2011(Xem: 135144)
26/10/2011(Xem: 42448)
25/10/2011(Xem: 79103)
24/10/2011(Xem: 47629)
23/10/2011(Xem: 135144)
Tranh của Ngọc Diễm từ Paris gởi tặng Văn Hóa Online-California.
https://drive.google.com/open?id=1m9Y_jTYRDrvoxUBPIKeIakCh46T0P2jI
Văn Hóa Online-California khai bút
đón Giao Thừa
Giáo sư Trần Anh Tuấn:
Học giả Hà Văn Thùy:
Nhà báo Lý Kiến Trúc:
– Oan khiên của đất và hai chữ “Miếu Môn”
TRẦN ANH TUẤN
Năm 2005 trên tạp chí Văn Học (Garden Grove, California, tháng 5&6, 2005, trang 196-205), tôi có dịp điểm báo xuân Ất Dậu 2005 trong nước. Xin nhắc lại hai điểm chính trong bài đó.
Thứ nhất, bài viết tiếc cho Đảng Cộng Sản Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội ngàn năm một thủa vì khi chiếm được miền Nam, họ đã ra thông cáo lừa bịp để cầm giữ quân nhân và công chức VNCH trong các trại tù tập trung. Nếu Đảng Cộng Sản bấy giờ biết thu phục nhân tâm, chủ động hoà hợp hòa giải dân tộc, kêu gọi người Việt miền Nam cùng hợp tác xây dựng đất nước sau chiến tranh thì công cuộc phục hưng và phát triển đất nước từ Bắc chí Nam sau năm 1975 không gì vĩ đại hơn, với sự hợp tác chân thành của quân dân miền Nam. Và như thế, chính quyền của Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ được lịch sử ghi nhận.
Thứ hai, tôi linh cảm nếu chính quyền trong nước quyết định đổi thành phố trở lại tên Sài Gòn thì dù ở đâu, nhất là ở hải ngoại, người Việt sẽ khuyên một điểm son cho Đảng Cộng Sản vì tác dụng tâm lý mạnh mẽ của sự đổi tên. Bài viết, vì thế, ngăn chặn sự kiện này bằng cách đề nghị trước. Sau bài viết ít lâu thì rộ lên phong trào đòi “Trả lại tên Sài Gòn” do linh mục Nguyễn Hữu Lễ ở Tân Tây Lan làm Chủ Tịch.
Mười lăm năm đã trôi qua.
Năm nay, tôi lại tìm đọc báo Xuân trong Nam để phân tích và nhận định sơ lược về sinh hoạt của xã hội Sài Gòn nói riêng và xã hội Việt Nam dưới chính thể Cộng Sản nói chung.
Đó là các tờ Xuân Công An, HTV, Người Lao Động, Pháp Luật, Phụ Nữ, Sài Gòn Giải Phóng, Thanh Niên, Tiếp Thị&Gia Đình, Tuổi Trẻ, và Tuổi Trẻ Cười. Nội dung báo Xuân như thế bao gồm mười (10) tờ liên quan đến tám (8) sinh hoạt xã hội, là báo chí, tv, công an, lao động, pháp luật, phụ nữ, thanh niên, và thương mại.
Bộ báo Xuân đó được phát hành vào trung tuần tháng 1.2020 vừa qua.
Tuyên truyền cho Đảng Cộng Sản Việt Nam
Theo mô hình thông tin tuyên truyền xưa nay, báo Xuân Canh Tý cũng mở đầu với các bài viết và hình ảnh ca tụng đảng Cộng Sản Việt Nam. Các tờ Công An, HTV, Người Lao Động, Pháp Luật, Sàigòn Giải Phóng, Thanh Niên, và Tuổi Trẻ đều thế cả.
Nhưng ngoài tờ Tuổi Trẻ Cười có tính cách trào phúng, có hai tờ không hề trịnh trọng vinh danh Đảng hay lãnh tụ Đảng là tờ Phụ Nữ và Tiếp Thị & Gia Đình.
Hóa ra phụ nữ Việt ở thời nào cũng mạnh mẽ, độc lập và có phần ngang ngạnh hơn phái mày râu an phận thủ thường!
Vinh danh và nuối tiếc Sài Gòn
Bài viết tôn vinh Sài Gòn qua đủ mọi khía cạnh rất nhiều trong các báo Xuân năm nay. Như đường phố Sài Gòn qua ký ức không phai. Như cái đẹp của Sài Gòn về đêm huyên náo, sống động, và đa sắc. Như anh Hai Sài Gòn kỳ cục nhưng quá dễ thương. Như mưa Sài Gòn bên ướt bên khô. Như trà đạo Thái Chi ở Tân Định. Như quà rong khắp thành phố. Như ngao sò Ngã Sáu Chợ Lớn nay thêm ngao sò Cần Giờ và Quảng Ninh. Cà phê Sài Gòn thì riêng tờ Pháp Luật đã có đến năm (5) bài viết phân tích và ca tụng thứ nước đen thơm này. Thú ăn sáng thì tác giả Diễm Trang kể ra những lý do vì bận, vì rẻ, vì quen, vì ngon, và vì vui!
Hoá ra kiến trúc Sài Gòn xưa phần nào đã bị tàn hủy thay bằng kiểu mẫu mới nên trẻ, nhưng hồn của thành phố và người của Sài Gòn vẫn còn nguyên đó! Nhớ thương tha thiết khi nhắc lại tên Sài Thành chưa đủ, lần đầu tiên tôi biết đến danh xưng Sì Phố cũng trong tờ Pháp Luật.
Không thấy tờ báo Xuân nào sử dụng danh xưng Sài Đô. Nhưng thủ đô của nước Việt Nam Cộng Hoà được minh danh “Sài Gòn” 22 lần trong các tựa đề của mười số báo Xuân trước mắt tôi. Còn tên “Thành phố Hồ Chí Minh” chỉ đếm được trong 6 tựa đề khác.
Sự khác biệt đó cho thấy dù chính quyền có áp đặt thế nào, lòng dân vẫn là quyết định vì tên người hay tên đất là tình cảm vừa thân thương vừa thiêng liêng của cá nhân cũng như của tập đoàn và xã hội.
Cho nên, vì không một chính thể nào có thể tồn tại mãi mãi, ai cũng biết trước chuyện thay đổi địa danh nào và sự đập bỏ tượng đài nào không có giá trị lịch sử sẽ xảy ra trong tương lai. Thành phố Saint Petersburg ở Nga chẳng hạn, từng có thời bị đổi thành Leningrad khi Lenin mất năm 1924, nhưng khi Liên Bang Xô Viết vừa sụp đổ, tên Leningrad bị xóa bỏ ngay để lấy lại tên cũ Saint Petersburg năm 1991.
Ngay bây giờ, tên gọi Sài Gòn vẫn được đa số người trong nước sử dụng -trong trường hợp này là báo Xuân của chính quyền hiện tại-, không phải là chỉ dấu cụ thể của lòng dân hay sao?!
Văn hoá ẩm thực
Dân Việt miền quê vẫn nghèo. Nghèo đến độ phụ nữ trẻ hý hửng lấy chồng ngoại quốc để thoát đói và có thể giúp gia đình còn lại ở miền quê.
Nhưng dân thành phố thì nhiều người đã giầu có khi mở công ty xuất nhập cảng, cung cấp dịch vụ, buôn bán địa ốc, mở ngân hàng, lên sàn chứng khoán… nên có nhu cầu hưởng thụ, nhất là ẩm thực. Từ đó xuất hiện các cửa hàng hải sản tươi sống cao cấp. Sài Gòn có nhiều cửa hà̉ng bán cua tuyết ở Úc mà tôi chưa thấy có ở miền Bắc California, còn cua king crab từ Alaska thì bơi lội trong hồ…
Nếu tiệm cà phê của người gốc Việt tại California chỉ là những tiệm bình dân với máy chơi game và đánh bạc, hay loại cà phê hở hang bikini ở hai thành phố Garden Grove và San Jose, thì ở Sài Gòn rất nhiều tiệm cà phê mỹ thuật và sang trọng.
Có thể nhiều người Mỹ gốc Việt ở hải ngoại chưa biết đến sự đa dạng của cà phê Sài Gòn ngày nay. Như cà phê trứng, cà phê muối, cà phê viên, cà phê chanh, cà phê soda, cà phê dâu tây, cà phê mật ong, cà phê sữa dừa, cà phê sữa chua, cà phê trái tắc… hay cà phê pha bằng bình thông nhau. Dĩ nhiên không phải loại cà phê nào vừa kể đều được đón nhận nồng nhiệt. Nhiều loại có thể liệt vào hạng rởm, thứ trưởng giả học làm sang!
Cà phê phải là… cà phê! May thay và thú vị thay, là dân cà phê hiện nay -ở trong nước cũng như ở hải ngoại- vẫn có thể được hưởng cà phê chồn, là loại cà phê uống một lần, nhớ một đời. (Cần phân biệt cà phê chồn hoang và cà phê chồn nuôi. Hiện nay đã có it́ nhất năm (5) trang trại nuôi chồn để sản xuất cà phê ở Daklak, Định Quán, Bình Dương…, nhưng nhìn những nong cà phê trái xanh trái đ̉ỏ nuôi chồn thì biết sản phẩm sẽ hỏng!)
Báo Xuân còn giới thiệu nhiều món ăn cầu kỳ đến độ bất thường. Như Xuân Tuổi Trẻ viết về kem nước mắm và bữa tiệc ngoài đồng lúa giá US$1,000.00 cho mỗi thực khách ở Hội An. Rồi pizza cơm tấm, ổ bánh mỳ US$100.00, bát phở US$100.00…
Vinh danh cá nhân
Với người Việt trong nước, Xuân Tuổi Trẻ vinh danh ông Tư Khanh ở Tiền Giang sáng chế các sản phẩm từ bưởi, đặc biệt là tinh dầu bưởi trị rụng tóc hói đầu.
Ba tờ Người Lao Động, Thanh Niên, và Công An vinh danh kỹ sư Hồ Quang Cua cha đẻ loại gạo ST25. Bài báo trong Thanh Niên ghi rõ tại Hội Nghị Thương Mại Gạo Thế Giới được tổ chức tai Manila, Phi-luật-tân, từ ngày 10 đến ngày 13.11.2019, gạo ST25 được vinh danh là gạo ngon nhất thế giới. Nhưng một chi tiết trong bài báo, là lúa ST25 là giống cao sản, ngắn ngày có thể trồng 2-3 vụ một năm, và gạo ST25 hạt dài, dẻo, có mùi thơm lá dứa thì tôi nghi ngờ thực chất của danh hiệu “gạo ngon nhất thế giới năm 2019.”
Lý do là vì xứ Phi có cơ sở nghiên cứu lúa gạo từ lâu với mục đích tạo giống lúa cứu đói cho những nước nghèo. Sự thành công của cơ quan này là lúa Thần Nông từng được du nhập vào miền Nam thời VNCH và gọi là “lúa ba trăng” vì trồng Thần Nông trong ba tháng là gặt được. Nay lúa ST25 đáp ứng điều kiện của loại lúa cứu đói, tức cũng ba trăng, năng suất cao, lại có mùi thơm lá dứa thì Hội Nghị lưu tâm. Hay ST25 chính là giống lúa Thần Nông lai tạo lá dứa?.
Chính chi tiết “mùi thơm lá dứa” giúp độc giả biết kỹ sư Cua sử dụng lá dứa khi lai tạo giống lúa này. Những sản phẩm có mùi lá dứa thì người Việt trước đây đã sử dụng nhiều nên mùi thơm thì có nhưng đặc biệt thì không. Tôi biết sữa đậu nành lá dứa của hãng Vinasoy ở Sài Gòn trước năm 1975. Tôi biết nước dừa lá dứa ở Bình Dương. Vì thế, tôi không nghĩ gạo ST25 có thể so với Nàng Hương Chợ Đào trong Nam, hay gạo Dự miền Trung, hay gạo Tám miền Bắc, chưa kể loại gạo mà Ban Cần Vụ Trung Ương trồng riêng để phục vụ Bộ Chính Trị, là những loại gạo thơm ngon đặc biệt mà không hề có bàn tay con người lai tạo gì.
Đến chuyện giáo sư tin học Nguyễn Thanh Hùng ở Thanh Hoá và Sài Gòn mà là, nguyên văn, “thầy của những kỹ sư ở thung lũng Silicon” được sao?! Thật xạo hết chỗ nói, tức XHCN!
Còn trường hợp Trần Xuân Bách là giáo sư ở đại học Hà Nội mà được đại học John Hopkins Mỹ bổ nhiệm làm, nguyên văn, “phó giáo sư phụ khuyết kiêm nhiệm” thì thực không hiểu đây là vai trò gì và khả năng đến đâu.
Xuân Người Lao Động còn vinh danh một số người Việt hải ngoại có bằng tiến sĩ nhưng thường xuyên về Việt Nam cộng tác. Như giáo sư Nguyễn Văn Tuấn ở Úc, giáo sư Phạm Quang Hưng ở Mỹ. Giáo sư Phan Văn Trường từ Pháp về với một chương trình không giống ai, là chương trình Cấy Nền: học viên trai gái sống với ông trong 60 giờ liên tục, tức khoảng ba ngày hai đêm. Mọi người sống chung, sinh hoạt chung, trao đổi vấn đáp chung tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống trừ tôn giáo và chính trị. Theo vị giáo sư gốc Pháp này, chương trình Cấy Nền sống tập thể ba ngày giúp mọi người chia sẻ kinh nghiệm, phong cách, đạo đức, nếp sống, tư duy… Nhưng theo tôi, xét theo bản năng của thanh niên nam nữ sống bên nhau, thì mô hình giáo dục này rất có thể chuyển từ tích cực sang tiêu cực, từ lý tưởng sang thực tế phũ phàng mà người chủ xướng phải chịu trách nhiệm.
Thật ra, Việt Nam vẫn còn trọng vọng cấp bằng tiến sĩ, nhất là loại tiến sĩ được cấp phát từ các nước tiên tiến. Chứ thật ra, một xứ Hoa Kỳ chẳng hạn, mỗi năm đào tạo hơn 10,000 tiến sĩ nên có Ph. D. cũng bình thường.
Xin chia sẻ một kinh nghiệm giáo dục ở Mỹ. Học ở đây khó mà… thi rớt, vì hệ thống giáo dục ở Hoa Kỳ rất đặc biệt: sinh viên nào học yếu thì càng được trợ giúp nhiều để học cho xong, còn học khu nào – tức school district ở mỗi thành phố – có càng nhiều học sinh yếu kém thì càng được Liên Bang và Tiểu Bang tài trợ nhiều để có những chương trình đặc biệt trợ giúp những học sinh ấy.
Thực ra, sinh viên học sinh người Việt học giỏi thì ngay trong nước, tỉnh huyện nào cũng có và ở hải ngoại thì châu nào cũng có, vì thanh thiếu niên người Việt vốn thông minh lại chịu khó. Điển hình là một em con nhà nghèo làm nghề đạp xích lô ở Bình Dương sang Mỹ hiện là giáo sư đại học.
Nhưng học giỏi để giúp ích xã hội hay chỉ biết vinh thân phì da mới là điều quan trọng, vì tư cách ấy xác định giá trị của mỗi cá nhân, mà bằng cấp chỉ là bước đầu của một sự nghiệp hay một giá áo túi cơm mà thôi!
Đặc biệt năm nay cũng như những năm trước, báo Xuân Canh Tý có nhiều bài ca tụng công ty Vietnam Waste Solutions (VWS) của David Dương, người từ California về làm ăn từng bị một tờ báo trong nước mỉa mai là “Việt kiều về Việt Nam hốt rác.” Có tới bốn (4) tờ báo Xuân có bài dài nguyên trang ca tụng công ty VWS và người giám đốc. Bài nào cũng có hình ảnh cơ sở thu gom rác tại Sài Gòn và doanh nhân David Dương.
Dĩ nhiên, báo trong nước không ca tụng VWS và cá nhân David Dương suông. Đây là những dịch vụ quảng cáo của báo chí khi doanh nhân có nhu cầu chiêu dụ thế lực, nhất là khi doanh nhân là người gốc Việt tại Hoa Kỳ, tất bất lợi mọi bề khi đem tiền về đầu tư trong nước. Hãy để ý đến những tờ có bài ca tụng VWS và David Dương, là Công An, Pháp Luật, và Sàigòn Giải Phóng thì biết họ Dương dựa vào đâu để làm ăn tại tp. HCM!
Là người sống cùng địa phương với David Dương từ thập niên 80 của thế kỷ trước ở miền Bắc California, tôi biết anh này là tay giỏi quà cáp như thế nào. Điều đáng tiếc là mỗi khi đến kỳ xin gia hạn hợp đồng hốt rác với hai thành phố Oakland và San Jose, David Dương, giám đốc công ty California Waste Solutions (CWS), luôn luôn kéo theo một số người mạo danh “cộng đồng gốc Việt” để làm áp lực với chính quyền hai thành phố để CWS được gia hạn hợp đồng.
Báo Xuân năm nay đã hé lộ một tổ chức lớn của chính quyền trong nước nhằm tuyên truyền thu hút thanh niên Việt tại Mỹ. Đó là tổ chức Hội Thanh Niên Sinh Viên Việt Nam tại Hoa Kỳ. Theo Xuân Sàigòn Giải Phóng, Hội này đi vào hoạt động từ tháng 6.2013, và chính thức ghi danh với tiểu bang Massachusetts ngày 3.3.2014 trong tư cách một hội thiện nguyện vô vị lợi. Hội tổ chức nhiều sinh hoạt, điển hình là VietChallenge, Vòng Tay Nước Mỹ (VTNM), Vietnamese Professional Network… Cũng theo bản tin này, Hội hiện có khoảng 25,000 thành viên với 30 chi nhánh địa phương trên toàn nước Mỹ (?).
Vinh danh doanh nhân
Báo Xuân năm nay vinh danh một số doanh nhân điển hình trong nước như Trần Thị Việt Thanh về địa ốc, Nguyễn Lan Anh về quản trị xí nghiệp, Trần Văn Hậu về thủy sản, Vưu Lệ Quyên về hàng tiêu dùng, Đỗ Quang Hiển về đầu tư và ngân hàng, Đỗ Minh Phú về vàng ngọc, Trần Bá Dương về xe hơi, Đoàn Nguyên Đức về cây công nghiệp, Trần Thanh Hải về sữa đặc, Nguyễn Quốc Kỳ về du lịch…
Riêng Nguyễn Thị Phương Thảo là trường hợp điển hình của giới doanh nhân lắm bạc nhiều tiền, hiện là Tổng Giám Đốc hãng hàng không Vietjet Air được đề cập chi tiết trong tờ Tuổi Trẻ. Dĩ nhiên, đương sự phải thông minh, khôn khéo, và có khả năng quản trị.
Nhưng lý do gì mà tài sản của con một bà giáo có thể lên đến 2.7 tỷ Mỹ kim, tương đương 540,000 tỷ tiền Việt, trong khi lương của cán bộ trung cấp hiện chỉ vào khoảng 10 triệu tiền Việt, tương đương 500 Mỹ kim, một tháng?
Vấn đề là thế này: doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo lấy vốn ở đâu và dựa vào thế lực gì để làm chủ một cơ nghiệp nhiều tỷ Mỹ kim trong một đất nước Cộng Sản độc tài, nơi chính quyền cho doanh nhân sống thì doanh nhân sống, cho doanh nhân thành công thì doanh nhân thành công. Còn khi chính quyền muốn chiếm hữu tài sản của doanh nhân thì chỉ cần vu cáo tội trốn thuế như trường hợp Trịnh Vĩnh Bình từ Hà Lan về, hay trường hợp Trần Trường từ California về, hay tội làm hôi thối môi trường như David Dương khi doanh nhân này chưa kịp “định hướng” với chính quyền mới của tp HCM.
Cố thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã báo động chuyện doanh nhân làm kinh tế dưới chế độ độc tài từ thời Võ Văn Kiệt trong thập niên 1980, là “Quý ông không thể làm kinh tế như đánh du kích. Cứ dụ người ta vào, vỗ béo, rồi đóng cửa làm thịt!“ Lời khuyên này chẳng ai để ý nên khối người gốc Việt ở nước này nước kia đem vốn về Việt Nam “xây dựng đất nước” mà cuối cùng phải bỏ của chạy lấy người, và khi về được nước cưu mang họ thì im thin thít.
Nguyên tắc trong nền kinh tế nước Việt Nam hiện nay là thế này:
Nhất hậu duệ
Nhì quan hệ
Ba tiền tệ
Bốn trí tuệ.
Cười ra nước mắt
Tuổi Trẻ Cười (TTC) là phụ san của báo Tuổi Trẻ, qua hình thức trào phúng đã chia sẻ những tệ nạn trong xã hội Việt Nam trong năm 2019.
Về luật pháp, TTC ghi nhận những tội ấu dâm, cưỡng dâm… chỉ phải nộp phạt 200,000đVN, tức chưa đến 10 đô-la Mỹ, là thứ luật khuyến khích bọn đàn ông làm bậy. Luật pháp này hẳn có dính dáng đến “cán bộ đỉnh cao trí tuệ” của Đảng Cộng Sản Việt Nam chăng?
Về tham nhũng, TTC cho biết bộ trưởng bộ thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son ăn hối lộ ba (3) triệu đô-la Mỹ. Khi ra toà, ông ta khai có nhận tiền của một người tên Phạm Nhật Vũ, nhưng không nhớ để tiền ở đâu và tiêu vào việc gì. Chuyện toà án của Việt Nam Cộng Sản vui thật! Hay lời của trưởng đoàn thanh tra Nguyễn Thị Kim Anh nói với đối tượng bị thanh tra, nguyên văn:“Cần phải có quà có tiền cho Đoàn, để còn định hướng!”
Về giáo dục, TTC ghi lại lời tuyên bố của đại biểu quốc hội Thái Trường Giang, rằng, nguyên văn: “Bây giờ tìm được một học sinh yếu kém khó như mò kim đáy bể!” do tình trạng báo cáo thành tích láo. Hơn thế nữa, dưới tựa đề “Những con số…”, TTC ghi nhận một học sinh ở tỉnh Hoà Bình bị điểm 0 môn Lý được sửa thành 9 điểm, và điểm 0 môn Hoá được sửa thành 9.2 điểm. Trong một bài khác, TTC tiết lộ dự án in sách giáo khoa được cấp 16 triệu đô-la Mỹ đã lâu, nhưng không thấy hợp soạn hay in ấn gì.
Về mỹ thuật, chuyên viên phục hồi bộ tranh Vườn Xuân Trung Nam Bắc của họa sư Nguyễn Gia Trí đã được xếp hạng “bảo vật quốc gia” bằng giấy nhám và nước rửa chén bát.
Mặt khác, bài viết về họa sư Nguyễn Gia Trí trong báo Xuân Công An giúp độc giả biết cụ đã hoàn tất hai bức sơn mài Vườn Xuân chứ không phải một. Đó là Vườn Xuân hoàn thành năm 1970 hiện được trưng bầy tại Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp Tp HCM và Vườn Xuân Trung Nam Bắc hoàn thành năm 1989 hiện trưng bầy tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Tp HCM. Tuy nhiên, người viết ký tên Cao Phương khi giới thiệu nội dung hai tuyệt phẩm đã lẫn lộn bức nọ với bức kia làm bài viết mất đi giá trị thông tin rất nhiều.
Về y tế, TTC ghi lại lời nói của bác sĩ Nguyễn Văn Nhân khi bé gái 15 tuổi thắc mắc tại sao ông ta bắt cởi hết quần áo khi khám mũi, nguyên văn:”Khám mũi phải cởi hết, vì nó liên quan đến tim!”
Về giao thông vận tải, TTC ghi nhận dự án đường xa lộ Hà Khẩu-Hải Phòng không có lợi cho kinh tế, nhưng đã được thông qua với ngân sách 100 ngàn tỉ. Theo tôi biết, xa lộ này ăn thông từ Tàu sang miền Bắc, và Tàu sẽ cho vay vốn để thực hiện. Với ngân sách khổng lồ này, cán bộ quan chức hữu trách hưởng bao nhiêu tỉ tỉ theo thời giá lại quả 15%-20% của dự án?!
Về chi tiêu ngân sách, TTC kể một danh sách dài những cán bộ ở tỉnh Vĩnh Phúc tuy không có tên trong ban chỉ đạo đầu tư tỉnh nhưng vẫn xuất ngoại cùng ban gồm bộ chỉ huy quân sự tỉnh, chánh án tỉnh, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tỉnh, phó viện trưởng viện kiểm sát tỉnh, phó giám đốc công an tỉnh, trưởng phòng nội chính tỉnh, phó trưởng ban tuyên giáo tỉnh. Ngoài ra, tỉnh Thanh Hoá chi 42 tỉ trong 4 năm cho cán bộ đi nghiên cứu, học tập kinh nghiệm ngoại quốc, tương đương 21 triệu Mỹ kim. Còn công an tỉnh Sóc Trăng chi 39.7 tỉ, tương đương 20 triệu Mỹ kim, mua quà biếu và tiếp khách trong vòng 5 năm.
Vẫn còn những thông tin sai lạc hay bưng bít
Thứ nhất là xe hơi đầu tiên sản xuất tại Việt Nam. Trong thực tế, chiếc xe hơi đầu tiên chế tại tại Việt Nam là xe La Dalat, do hãng Saigon Xe Hơi Công Ty trụ sở tại Sài Gòn đã sản xuất ngay từ năm 1970, tức trước xe hơi do hãng VietFin sản xuât tới nửa thế kỷ! Hiện nay, thỉnh thoảng người ta vẫn thấy xe La Dalat rao bán ngay tại Sài Gòn.
Tại sao lại mệnh danh xe hơi sản xuất năm 2019 là xe được sản xuất lần đầu tiên ở Việt Nam? Báo chí trong nước, vì thế, nói là nói lấy được, bất kể sự thật đành rành.
Thứ hai là có đến mười (10) khoa học gia Việt Nam được trích dẫn nhiều nhất thế giới. Thí dụ như Nguyễn Thời Trung trong tờ Thanh Niên. Thật không hiểu “trích dẫn” cái gì và bằng chứng của “nhiều nhất” là thế nào!
Thứ ba là một nông dân thất học được một đại học ở Florida trao bằng “tiến sĩ danh dự về y học cổ truyền.” Không biết bài viết trong tờ Xuân Tuổi Trẻ đó có tác dụng thế nào trong nước, còn những ai ở hải ngoại thì biết nội dung bài viết phản ánh trình độ non kém của người viết: Đại học Mỹ nào lại có thứ “tiến sĩ y học cổ truyền”? Hay đây là thứ đại học của mấy anh Tàu ở Mỹ?
Nên nhớ Mỹ là quốc gia “tự do kinh doanh” hay free interprise, nên ai cũng có thể mở cơ sở kinh doanh, kể cả mở trường đại học. Vấn đề là mở trường nhưng có sống được hay không, tức là có sinh viên ghi danh hay không, có được hệ thống chuyên môn công nhận hay không, nộp bằng có nơi nào nhận vào làm hay không… mà thôi.
Trong thực tế, hiện có nhiều cơ sở “đại học” tồn tại ở Mỹ chỉ nhằm bán văn bằng, như Ph. D. giá từ $US200-$US300 (không cần luận án) đến khoảng US$1,000.00 (có luận án cho ra vẻ Ph.D. giá trị).
Những ai cần luận án thì lại có nơi bán luận án. Chẳng hạn như một cơ sở ở tiểu bang New York bán luận án với giá khoảng US$100.00 một trang. Đây là một doanh nghiệp khởi sự từ năm 1969 đến nay vẫn tồn tại thì biết cơ sở phải thành công và phát đạt mới tồn tại lâu như vậy. Với tính cách qủy quái giả trá của người Việt, tôi tin không ít người Việt trong nước – và cả người Việt ở Mỹ – là khách hàng của cơ sở bán luận án này cũng như của các đại học bán bằng.
Thứ tư, và điều này rất quan trọng vì phản ánh bản chất của một chính quyền độc lập dân tộc hay là loại yếu hèn lệ thuộc ngoại bang.
Nguyên nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam được bầu làm Chủ Tịch Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc trong tháng 1.2020, nhưng người trưởng phái đoàn tên Lê Hoài Trung, chức vụ Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao, đã họp báo cho biết sẽ KHÔNG ghi vấn đề tranh chấp Biển Đông vào nghị trình của Hội Đồng trong nhiệm kỳ Việt Nam làm Chủ Tịch. Vì thế, chức vụ “Chủ Tịch Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc” có tầm ảnh hưởng quyết định trong nghị trình làm việc của Hội Đồng và là một danh dự quốc gia rất lớn, nhưng báo chí trong nước đều che dấu sự kiện này.
Các tờ Xuân Người Lao Động, Pháp Luật, và Sàigòn Giải Phóng chỉ thông báo Việt Nam trúng cử Ủy Viên không thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và Chủ Tịch luân phiên của khối ASEAN, phớt lờ vai trò Chủ Tịch Hội Đồng Bả̃o An trong tháng 1.2020 này.
Ý niệm mới mẻ và tích cực
Đó là bài về sự chuyển giao lãnh đạo trong giai đoạn mới trong Xuân Thanh Niên. Bài viết yêu cầu Ban Chấp Hành Trung Ương, Bộ Chính Trị, và Ban Bí Thư một đề nghị cấp thiết là tìm ra nhân tài để chuyển giao thế hệ theo quy trình dân chủ, minh bạch, công khai, và cảnh giác những biểu hiện xấu.
Nhưng thử hỏi trong số dân 96 triệu người, không có ai là nhân tài mà nhân tài chỉ có trong một đảng chính trị mà đảng viên chưa đến 5 triệu hay sao? Điều 4 của “hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” với nội dung Đảng Cộng Sản độc quyền lãnh đạo đất nước hiện ra với tất cả sự vô pháp, vô lý, và áp đặt của chính quyền hiện tại là vì thế!
TRẦN ANH TUẤN
1.2020
Những ngày giáp Tết
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Lee’s Sandwiches Chúc mừng Xuân Canh Tý, Xuân như ý đến mọi nhà
“Xuân Canh Tý, xuân như ý
Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua, phúc lộc đua nhau đến mọi nhà
Vài lời cung chúc tân niên đến, vạn sự an khang vạn sự lành“
https://drive.google.com/open?id=1m9Y_jTYRDrvoxUBPIKeIakCh46T0P2jI
Lê Chiêu
Mừng Xuân Canh Tý, Lee’s Sandwiches chân thành cảm tạ Quý khách hàng, Quý đồng hương, Quý thân hữu và kính chúc một năm mới đầy bình an và thịnh vượng.
Hơn 35 năm phục vụ cộng đồng, với hơn 60 tiệm trên toàn Hoa Kỳ và sắp mở thêm tại Fresno, Colorado,… Lee’s Sandwiches không chỉ mang đến những sản phẩm có chất lượng cao, Lee’s Sandwiches còn không ngừng sát cánh cùng cộng đồng trong nhiều công tác từ thiện trên khắp Hoa Kỳ cũng như trên toàn thế giới.
Để đáp lại sự yêu mến của quý vị, Lee’s Sandwiches sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để phục vụ cộng đồng.
Nơi đâu có người Việt, nơi đó có Lee’s Sandwiches.
Lee’s Sandwiches chúc mừng Xuân Canh Tý, xuân như ý đến mọi nhà.
ALMA Chúc mừng năm mới du lịch thắng lợi vui vẻ
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Hà Văn Thùy
Truyện ngắn
Trọng Thủy
Xuống ngựa, chàng mệt mỏi bước lên thềm. Nắng chiều rực sáng sắc chiến bào đỏ như lửa và cũng làm hiện rõ đôi chỗ rách ám khói. Vai trái chàng loang vệt máu. Mặt chàng sạm đen bết bụi. Đôi mắt chàng u tối với vẻ đau khổ tới tận cùng. Chàng đứng lặng bồn chồn chờ đợi. Dáng vẻ chàng thật lạc lõng trước cảnh tấp nập của hành cung. Người vào người ra ai cũng vội vàng. Họ mang tới tin thắng trận và mang đi những mệnh lệnh khẩn cấp. Chỉ mình chàng đứng đó như con đại bàng cô đơn rũ cánh. Rồi người ta dắt tới đôi ngựa. Chàng vội vàng bước đến và cùng quân lính, chàng đem từ lưng ngựa xuống hai thây người đã lạnh cứng, đặt xuống nền thềm lạnh mà ai đó vừa trải lên chiếc chiếu cũ.
Dù cho hoàng bào bê bết máu, dù cặp mắt nhắm nghiền không sinh khí, từ khuôn mặt ông già với mái tóc bạc, chòm râu dài và thưa vẫn tỏ ra vẻ uy nghiêm cao quý. Đó là vua Thục. Bên nhà vua là nàng Mỵ Châu tội nghiệp. Chiếc áo lông thiên nga đẫm máu. Máu vẫn rỉ ra từ vết thương chí tử nơi ngực. Mắt nàng mở trừng trừng mang vẻ kinh ngạc hoảng loạn và khuôn mặt trái xoan thanh thoát toát lên vẻ đau khổ khôn cùng. Chàng nắn cho ngay thẳng bàn tay vua Thục đặt xuôi bên mình. Ai đó đắp lên người nhà vua manh chiếu. Cúi xuống người con gái, chàng nhẹ nhàng vuốt vuốt cho cặp mắt nàng khép lại rồi đột nhiên quỳ xuống gục bên ngực nàng. Tiếng nấc tắc nghẹn. Đôi hàng lệ từ cặp mắt nhắm chặt của chàng ứa ra.
Bước từ trong ngôi đình làng tạm đặt làm hành cung ra, trong bộ võ phục màu huyết dụ, vua Triệu nhìn cảnh ấy. Ông lặng lẽ bước tới gần, cúi xuống vua Thục cùng nàng Mỵ Châu rồi đi tới dưới chân nhà vua đã chết, ông thành kính cúi đầu vái hai vái. Đoạn lui ra truyền lệnh:
– Hãy an táng nhà vua theo lễ vương, bởi người là vị quốc vương hiền đức đáng trọng. Còn với nàng, táng theo lễ công chúa!
Nói rồi, ngài rảo bước trở lại với công việc đang bộn bề. Ngài đón tin mới từ mặt trận và ban bố những mệnh lệnh vỗ về các quan lại và phủ dụ dân chúng. Nhà vua thực lòng muốn chấm dứt can qua để dân sớm được làm ăn yên ổn.
***
Cảm thấy có ai nhìn mình, chàng mở mắt. Trong bộ đồ trắng toát, nàng đứng lặng bên giường, mắt nhìn đăm đăm. Không giận hờn, không oán trách, cặp mắt nàng là cả một vực đau buồn, không thể nhìn vào đấy mà không thấy nao lòng. “My! Mỵ! Nàng.” Chàng thảng thốt gọi, giọng nghẹn ngào rồi vùng dậy. Như chiếc bóng, như ảnh ảo, nàng chợt tan biến trong hơi gió lay động cánh rèm cùng làn hương nhẹ.
Tim đập rộn, chàng bước vội ra cửa. Cung điện vắng lạnh. Ngọn đèn lồng tỏa ra mờ mờ thứ ánh sáng nhợt nhạt màu máu loãng. Chàng hướng về ngọn gió đưa lại mùi hương. Chàng mường tượng nàng sẽ hiện ra sau những cây cột, sau một góc tường như trong cuộc chơi trốn tìm ngày nào và chàng được ôm gọn trong lòng tấm thân mềm mại yêu kiều. Chàng cứ bước đi tìm kiếm. Như kẻ mộng du, chàng đi khắp cung điện. Tất cả là vắng lặng và đây đó bốc lên hơi lạnh của tử khí khiến chàng rợn người. Trong tất cả những cái đó, chàng vẫn mong manh nhận ra hơi ấm từ nàng, mùi hương quen thuộc, không thể nhầm lẫn. Chàng cứ bước trong màn đêm huyền ảo. Cứ theo mùi hương dẫn đường, chàng xuống thang lầu, bước ra khoảng sân rộng. Đầy trời trăng lạnh. Trăng như cũng tỏa ra mùi chết chóc. Sương giăng mông lung. Chàng bước theo con đường rải sỏi giữa những hàng cây cảnh. Chàng nhận ra mùi dạ lan hương, mùi hoa lý, mùi hoa ngọc lan quen thuộc. Mùi hương ấy là nàng. Nàng đâu? Nàng đâu? Nàng tan thành hương hoa. Bàn chân vô định dẫn chàng đi mãi. Chàng dừng lại bên hồ sen rộng. Hương sen thoảng nhẹ. Chàng như nghe vọng lên từ đó tiếng cười. Đúng, tiếng cười trong trẻo của nàng. Mới đây thôi, dường như mới hôm qua, khi những bông sen đầu mùa vừa nở, nàng cùng chàng chèo chiếc thuyền nhỏ ra hái sen ướp trà dâng vua cha. Chàng tư lự ngắm nàng thấp thoáng giữa những đóa sen trắng sen hồng và tiếng cười nàng trong trẻo. Như mới hôm qua…
***
Chàng ra đi với nỗi bâng khuâng của kẻ xa xứ. Chàng bỏ lại phía sau thành Phiên Ngung thân thiết của tuổi thơ chàng, với cung điện nhỏ nhưng xinh xắn và ấm cúng, với người mẹ thương yêu chàng và con chàng, chú bé Triệu Hồ bi bô học nói. Chàng tư lự mỉm cười. Trong chuyến Nam du này, chàng giữ nhiều vai trò quá. Là chàng rể đến nhà cha vợ, chàng là gã con tin mang lại hoà hiếu giữa hai nước cựu thù và trên hết là tên gián điệp. Chàng như còn nghe rõ lời cha: “Thiên hạ nhà Tần sắp về nhà Hán. Như vậy nước của ta sẽ mất vào tay họ Lưu một sớm một chiều. Các bộ tộc Việt: Mân Việt, Lạc Việt, Dương Việt cũng sẽ chung số phận. Cách duy nhất thoát khỏi bại vong nô lệ là các bộ tộc Việt phải kết thành một khối, tạo nên quốc gia hùng cường. Trong các tộc Việt bây giờ, nước Âu Lạc của vua Thục là nước mạnh. Được nước của vua Thục, ta đủ tư cách xưng đế và đủ mạnh chống lại họ Lưu. Đã hai lần ta tiến binh xuống phía Nam nhưng cả hai lần cùng phải rút về. Sức mạnh của Âu Lạc không thể xem thường. Nhà vua hiền đức, dân sẵn sàng chết vì vua của họ. Hơn nữa họ lại có nỏ liên châu của tướng quân Cao Lỗ. Phải rút quân về một phần vì khó thắng nổi họ cũng một phần vì ta không ham một chiến thắng như vậy: nó quá tàn khốc! Sau chiến thắng như vậy, người bại trận lại chính là ta vì ta tự làm tiêu tan sức lực và tinh thần người Việt, tự làm suy yếu mình để biến thành mồi ngon cho giặc phương Bắc. Nhưng không thể chần chờ được nữa, thời cơ khẩn cấp lắm rồi. Con phải làm việc đó, cái việc mà đạo quân hùng mạnh không làm được. Con tới triều đình vua Thục lấy bí quyết chế nỏ cho ta. Nhưng cái chính là sự có mặt của con sẽ khiến vua Thục tin vào thiện chí của chúng ta, không phòng bị nữa. Cuối cùng, ta giành phần thắng bằng cuộc tấn công bất ngờ.”
Nhìn chàng bằng cặp mắt sắc nghiêm nghị, cha nói tiếp: ” Trong công việc của con, có vẻ không đàng hoàng, không minh bạch nhưng đó là việc lớn lao, cứu vớt dân Việt, dựng nghiệp lớn cho họ Triệu.” Chàng hiểu cha và chàng mường tượng ra cái vai trò lạ lùng của mình. Chàng bỗng mỉm cười. Trong nỗi buồn xa xứ, chàng dần dần tìm thấy niềm vui được tới miền đất lạ, được thỏa cái chí ham hiểu biết, ham chinh phục vốn chàng nhận được từ cha. Chàng cũng tự hào về công lao mình sẽ góp cho dân cho nước. Trước mắt chàng tương lai rộng mở: cha chàng lên ngôi đế trong vương quốc mênh mông rồi khi cha trăm tuổi, chàng thay cha làm vì đế kế nghiệp. Thuyền càng đi xa, nỗi buồn ban đầu vơi bớt và chàng vui thêm, càng nung nấu chí nam nhi.
Sự việc xảy ra ngoài mọi dự tính của chàng. Vua Thục đón chàng thật nồng hậu: “Công tử tới tệ quốc, quả nhân rất mừng. Mừng vì đứa con gái quê mùa của quả nhân được trao thân gửi phận làm dâu con quý quốc. Càng mừng hơn vì với mối nhân duyên này, can qua giữa hai nước sẽ chấm dứt. Công tử mang tới tệ quốc không chỉ chàng rể quý mà còn là sự thái bình.” Chàng ngắm nhà vua. Trước mắt chàng là ông vua già đôn hậu đáng kính, như một tiên ông trong cổ tích. ” Công tử hãy coi kinh đô này như nhà mình, coi người dân nơi đây như đồng bào của mình. Quả nhân biết, trong người công tử có nửa dòng máu Việt. Quả nhân được hay câu chuyện thế này, vào một ngày đẹp trời, tôn vương phụ thân công tử tuần du miền bể Đông, tới đảo Đồng Xâm, gặp cô thôn nữ chăn tằm dệt lụa. Người cảm mến nàng và nàng theo người về cung. Cô gái ấy sau này là thân mẫu của công tử. Dường như có điều gí đó do số mệnh dun dủi, quả nhân cũng có câu chuyện tương tự làm quà cho công tử. Trong một lần kinh lý miền Đông, quả nhân tới đất Thao Bồi và gặp người thôn nữ. Người đó là mẹ của Mỵ Châu, đứa con gái quê mùa của quả nhân. Đồng Xâm với Thao Bồi tuy nơi đất liền nơi ngoài hải đảo nhưng đâu có xa xôi gì, đường chim bay chỉ ngoài chục dặm.” Điều này thì chàng biết. Chàng biết mình có nửa phần máu Việt. Điều đó khiến chàng dễ hòa với người với cảnh nơi đây và chính nó cũng tiếp tay cho mưu mô của cha chàng. Nhưng điều chàng cần biết nhất còn chưa phát lộ. Chàng chưa được gặp người sẽ là vợ chàng. Lòng chàng mừng lo lẫn lộn. Chàng muốn có người vợ đẹp để thỏa ước mong. Nhưng chàng cũng mong sao cho nàng chỉ đẹp vừa phải để ngày nào đó xa nàng, chàng không phải ân hận.
Kia rồi, cùng đám thị nữ đi vào, nàng kính cẩn quỳ lạy vua cha rồi nghiêng mình e lệ chào chàng. Bao lần sau này chàng nhớ về giây phút ấy, giây phút định mệnh. Nàng đẹp ư? Nói thế nghĩa là chẳng nói được gì! Nàng xuất hiện trước chàng như một ánh chớp. Ánh chớp đã thức tỉnh nơi chàng những gì chàng còn chưa biết. Vầng trán thanh tân, bầu má mịn màng, miệng cười hé mở e lệ ngon như trái hồng mọng và cặp mắt đen dài long lanh nước, cả thân hình nàng yêu kiều mềm mại. Giây phút ấy chàng bàng hoàng tưởng như không thực. Giây phút ấy mở ra cho chàng cuộc đời trước đây chưa từng có. Chàng ngây ngất thấy mình may mắn và hạnh phúc được hưởng thụ cống vật tuyệt diệu của tạo hóa. Cảm giác ban đầu ấy đã không lừa dối chàng. Ngược lại, nó càng đẹp hơn, hấp dẫn hơn trong cuộc sống vợ chồng. Đấy là những ngày tháng trong mộng. Chàng cùng nàng về thăm kinh đô cũ Ngàn Hống, nơi phát tích của người Việt. Chàng cũng tới thăm núi đồi Ao Việt, nơi ngã ba Hạc Trắng cùng dẫy Nghĩa Lĩnh cao vời. Chàng cùng nàng về thăm quê ngọai Thao Bồi rồi từ đó đi thuyền đến đảo Đồng Xâm quê mẹ của chàng. Chàng hòa mình trong tình yêu vô hạn của nàng, trong tình thương quý của những người dân Việt hồn hậu chân tình và mến khách, hòa trong vẻ kỳ thú của thiên nhiên gấm vóc. Mỗi ngày sống của chàng, mỗi bước đi của chàng là mỗi bước hòa mình vào những cái đang trở nên máu thịt thiêng liêng gắn bó với chàng. Nhưng trớ trêu thay, mỗi bước đi của chàng cũng là mỗi bước thâm nhập của tên gián điệp. Chàng đã quên vai trò gián điệp của mình để sống hết lòng trong vai trò người tình hạnh phúc. Nhưng càng sống trọn vai trò người chồng hạnh phúc chàng lại thành công hơn trong vai tên gián điệp. Bí mật lẫy nỏ đã trong tay chàng thật dễ trong một buổi nàng tập cho chàng bắn cung. Điều quan trọng hơn, vì tin chàng, vua Thục đã lơ là việc bố phòng. Nước Âu lạc ngỏ cửa.
Cha chàng theo sát từng bước đi của chàng. Chỉ cần chàng rời khỏi Loa thành. Tin mẹ chàng bị trọng bệnh được đưa tới. Chàng vội lên đường. Chiếc áo lông thiên nga là kỷ vật cuối cùng chàng gửi lại nàng.
***
Chàng thấy mình rơi rơi trong vực thẳm mịt mùng, rơi nhanh tới mức chàng xây xẩm mặt mày. Chàng dẫy dụa để cố thoát ra hay cố bám víu vào cái gì đó nhưng không được và chàng vẫn rơi. Chàng tự hỏi vì sao lại rơi lâu đến vậy, chàng không sao hiểu nổi. Hoảng sợ đến nghẹt thở, chàng thất vọng chịu trận chờ kết cục. Và khi nhìn thấy phía dưới là những ngọn sóng cuồn cuộn với những xoáy nước ào ào đập vào những mỏm đá nhọn hoắt, chàng thét lên, vung tay dẫy dụa. Khi biết mình vẫn sống và vừa trải qua cơn ác mộng cũng là lúc ngực chàng quặn lại trong nỗi đau buốt giá và chàng bỗng nhận ra nỗi mất mát vô tận trùm lấy chàng. Nàng đâu? Nàng đâu? Mỵ! Mỵ! Chàng gọi rồi quờ tay sang bên. Một nửa giường lạnh ngắt. Chàng với tay ôm chiếc gối vào lòng và cuộn luôn vào lòng cả đống xiêm y. Chàng ôm thật chặt rồi vục mặt vào hít đầy lồng ngực. Nàng đấy! Chàng càng ghì chặt thêm và càng căng ngực hít như nuốt vào mùi nàng thân thuộc. Chàng chợt rùng mình rồi vùng dậy, hất những thứ chàng đang ôm ấp ra xa. Máu! Máu! Chàng thét lên. Mùi máu tràn ngập. Mùi máu bốc ra từ tay chàng, từ người chàng. Cứ hiển hiện lên trước mắt chàng hình hài nàng nằm sóng xoài trên cát trắng, máu loang đỏ quanh người. Cách nàng không xa là nhà vua. Chính ta, chính ta đã giết nàng! Một lần nữa trong nhiều ngày qua chàng bị cái điều ghê gớm ấy hành hạ. Chính cái điều ghê gớm ấy đã khiến chàng bước ra khỏi thế giới mộng mị. Chàng ra ngoài cung điện.
Trăng sáng lạnh. Trong hơi sương, trong gió thoảng chàng nghe đâu đây mùi khét của nhà cháy và nơi nào đó ánh lửa cháy hồng hồng làm cho sương cũng hồng lên sắc máu. Chàng hiểu, cuộc tang thương còn đó. Đó chính là tội ác của chàng. Bàn tay chàng đã thấm máu bao người mà trước hết là máu nàng. Chàng đưa tay ra trước mặt: hai bàn tay chàng ròng ròng máu chảy. Lòng chộn rộn không yên, chàng lê đôi chân vô định đi tiếp. Một lần nữa chàng lại thấy mình đứng bên hồ sen. Hương sen thoang thoảng và gió lay động sen hồ như từ đó đưa lên tiếng thầm thì trò chuyện, thoảng nghe như có tiếng nàng. Một bàn tay rắn chắc và ấm nóng đặt nhẹ lên vai chàng. Bằng linh cảm của tình máu mủ, chàng nhận ra tay cha. Cùng lúc một giọng trầm ôn tồn cất lên:
– Trọng Thủy con! Nhận ra trong giọng nói của cha già nỗi buồn thương vô hạn, chàng cúi đầu đáp khẽ:
– Dạ, thưa cha.
– Con vẫn chưa thôi buồn khổ sao? Không đợi chàng trả lời, ông tiếp, cứng rắn lên con. Cha hiểu nỗi buồn thương của con. Cha mong rồi nó sẽ nguôi ngoai. Đừng để nỗi buồn làm tổn hao tâm trí. Cha cần con biết bao trong lúc này. Với bàn tay đặt nhẹ nơi lưng chàng, ông dẫn chàng đi theo con đường lát đá trở lại cung điện. Khi hai cha con đã ngồi trong gian điện ấm áp, ông rót chung trà đặt trước chàng:
-Uống đi con, cho ấm người, ông nói. Ông nâng chung trà nhấp từng ngụm nhỏ, hương sen thoang thoảng mùi thơm thanh khiết.
-Thấy con buồn khổ biếng ăn biếng ngủ, lòng cha không yên. Cha cảm thấy đơn độc quá. Được nước của vua Thục, cái gánh trên vai cha càng nặng. Công việc bộn bề, lòng người chưa định. Chẳng mấy nữa, nhà Hán sẽ sinh chuyện. Biết bao việc phải làm: nào yên định lòng dân, nào khôi phục ruộng đồng chợ búa, nào tổ chức bố phòng dẹp đám giặc cỏ và trông chừng quân Hán. Cha mong mỏi ở bàn tay trợ lực của con. Các quan với ta rất trung thành, cả những lạc hầu lạc tướng người Việt mới thu phục được cũng hết lòng với ta. Nhưng ai có thể thay được con?
Đặt chung trà xuống, nhà vua nhìn vào mặt chàng với đôi mắt đăm đăm thương cảm:
– Cha hiểu lòng con. Con thương tiếc nàng và trong lòng con đang giầy vò về tội lỗi con gây ra. Điều đó có thực. Nhưng như cha đã từng nói với con là không còn cách nào khác. Thường nhân sẽ chê con là kẻ phản bội, là tên gian điệp, là kẻ bạc tình. Nhưng bậc trí giả muôn đời sẽ suy tôn con như người anh hùng cứu dân cứu nước. Lịch sử sẽ ghi công cha con ta như người khai sáng của nước Việt hùng mạnh và rộng lớn này. Con hiểu không, cha chỉ có thể nói với riêng con điều này, bằng lý trí của cha và bằng linh cảm của cha, cha cảm nhận rằng, cha con ta vừa làm được một việc rất quan yếu của lịch sử: giữ được phần đất phía Nam này để lấy chỗ dung thân cuối cùng cho người Việt. Công việc to lớn ấy chỉ mới bắt đầu, còn cần rất nhiều công sức của mỗi người nhưng trước hết là của cha con ta. Đứng dậy khỏi chiếc ghế chạm rồng, ông bước mấy bước quanh phòng rồi dừng lại phía sau chàng trai đang gục đầu xuống bàn:
-Cứng rắn lên con, ông nói. Là đấng trượng phu, con không được phép ủy mị như thói nhi nữ thường tình. Thương nhớ nàng, con cứ để trong lòng nhưng con phải gạt khỏi mình mặc cảm tội lỗi bởi đó chỉ là ý niệm của những kẻ tầm thường. Con phải khẳng định rằng con có công rất lớn với người Việt, với đất nước Việt. Và trách nhiệm sau này của con càng to lớn hơn: con phải tu dưỡng để kế nghiệp cha thành vị đế vương hiền minh của người Việt!
Chàng nghe cha nói với lòng kính cẩn. Chàng hiểu lời cha là những lời máu thịt. Đã hơn một lần chàng nghe lời cha như điều bất khả kháng về lý trí. Nhưng lòng chàng cô cùng bối rối. Tình yêu của chàng, hạnh phúc của chàng đã mất và cũng mang đi luôn lẽ sống của chàng. Trước mắt chàng lại như hiện ra cặp mắt nàng mở to hoảng hốt và đau đớn. Cặp mắt cứ dõi vào, cứ như lưỡi dao xoáy vào tâm trí chàng, không gì xóa nổi.
***
Cảm thấy có ai nhìn mình, chàng mở mắt. Trong bộ đồ trắng toát, nàng đứng lặng bên giường, mắt nhìn đăm đăm. Không giận hờn, không oán trách, cặp mắt nàng là cả một vực đau buồn, không thể nhìn vào đấy mà không thấy nao lòng. ” My! Mỵ! Nàng.” Chàng thảng thốt gọi, giọng nghẹn ngào rồi vùng dậy. Như chiếc bóng, như ảnh ảo, nàng chợt tan biến trong hơi gió lay động cánh rèm cùng làn hương nhẹ.
Tim đập rộn, chàng bước vội ra cửa. Cung điện vắng lạnh. Ngọn đèn lồng tỏa ra mờ mờ thứ ánh sáng chợt nhạt màu máu loãng. Chàng hướng về ngọn gió đưa lại mùi hương. Chàng mường tượng nàng sẽ hiện ra sau những cây cột, sau một góc tường như trong cuộc chơi trốn tìm ngày nào để chàng được ôm gọn trong lòng tấm thân mềm mại yêu kiều. Và chàng cứ bước đi tìm kiếm. Như kẻ mộng du, chàng đi khắp cung điện. Tất cả là vắng lặng và đây đó bốc lên hơi lạnh của tử khí khiến chàng rợn người. Trong tất cả những cái đó, chàng vẫn mong manh nhận ra hơi ấm từ nàng, mùi hươnng quen thuộc, không thể nhầm lẫn. Chàng cứ bước trong màn đêm huyền ảo. Cứ theo mùi hương dẫn đường, chàng xuống thang lầu, bước ra khoảng sân rộng. Đầy trời trăng lạnh. Trăng như cũng tỏa ra mùi chết chóc. Sương giăng mông lung. Chàng bước theo con đường rải sỏi giữa những hàng cây cảnh. Chàng nhận ra mùi dạ lan hương, mùi hoa lý, mùi hoa ngọc lan quen thuộc. Như kẻ mộng du, bàn chân chàng đưa chàng tới bên hồ sen. Hương sen bâng khuâng. Gió xao động trong hồ như từ đó vọng lên tiếng cười tiếng nói. Ôi tiếng cười vô ưu trong trẻo của nàng. Những đóa sen lay động thấp thoáng như mặt người dưới ánh trăng xanh. Cha ơi, chàng nói thành lời, xin cha tha tội cho đứa con bất hiếu. Con xin trả lại cha máu thịt của người, xin trả lại cha ngôi báu cùng vương quốc! Con phải theo nàng. Chỉ có nàng mới có thể hiểu con và tha thứ cho con. Chàng bước xuống hồ, bước xa nữa, xa nữa.
Trong thuy well in Co Loa citadel
***
Hai nghìn năm qua đi. Nhiều thế hệ người Việt truyền cho nhau câu chuyện thế này: “Những con trai ở bể Đông ngậm phải máu nàng Mỵ Châu đã sinh ngọc. Ngọc từ những con trai này nếu đem rửa bằng nước của hồ sen nơi chàng Trọng Thủy trầm mình sẽ trở nên tuyệt vời trong sáng.”
Cũng hai ngàn năm ấy, thời gian như dòng nước vô tận đã rửa sạch những bụi nhơ bám vào chàng, trả lại cho chàng vẹn nguyên người anh hùng dựng nước đầu tiên và cũng là người tình nhân vĩ đại đầu tiên.
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Oan khiên của đất và hai chữ “Miếu Môn”
Lý Kiến Trúc
Cốt lõi của vấn đề?
– Thanh tra chính phủ: 47,36 ha là đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm.
– Cụ Lê Đình Kình: 59ha là đất nông nghiệp của Đồng Sênh.
– 4 giờ sáng ngày 09/1/2020: Bạo lực cách mạng tấn công cuộc “Cách mạng của nông dân”. Cảnh sát cơ động tấn công làng Hoành, tiêu diệt cụ Lê Đình Kình, tịch thu “hồ sơ gốc đất Đồng Sênh”.
– 4 người chết oan?
– Ai là sở hữu chủ đất đai? Minh bạch hóa thỏa thuận tiền bồi thường giá đất.
– 21/1/2020: Thủ tướng Phúc lên tiếng vụ Đồng Tâm. “Đối lập” vác đơn ra tòa. Lửa tắt; Chuột về ăn Tết, làng Hoành có vui không?
Cụ “Tiên chỉ” Lê Đình Kình (giữa).Chống giặc “nội xâm”, còn giặc “ngoại xâm”? NET
Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng chính phủ VN đi bắt tay các Cảnh sát cơ động ở Hà Nội ngày 21/1/2020 sau sự kiện 09/1/2020. Ảnh: Báo Chính phủ
Cuối năm Kỷ Hợi, trước Tết Canh Tý ít ngày, 4 giờ sáng ngày 09/1/2020, bạo lực cách mạng huy động hàng trăm Cảnh sát cơ động với mục tiêu hàng đầu là tấn công nhà và tiêu diệt lãnh đạo nông dân Lê Đình Kình, cựu đảng viên đảng CSVN.
Con đường đánh vào làng Hoành là con đường sạn đạo có cổng tam quan lâu đời. Làng Hoành nằm trong xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, cách Hà Nội khoảng 45km về phía tây nam. Trong ngôi làng này, cụ Lê Đình Kình một cựu đồng chí thâm niên mấy chục tuổi đảng, được coi như vị “Tiên chỉ” là cái đinh của cuộc tấn công.
Mới cách đây hai năm, cụ Tiên chỉ Kình đứng giữa đồng hô hào cuộc “cách mạng của nông dân” vang dội thế giới, Cảnh sát bịt mồm bằng cách đạp gẫy chân ông già 82 tuổi. Dân làng Hoành nổi giận bắt giữ 38 cán bộ và cảnh sát cơ động. Tin này rúng động, chủ tịch thủ đô ngàn năm văn vật Nguyễn Đức Chung phải xuống tận nơi điều đình. Dân thả hết cảnh sát.
Cuộc cách mạng của nông dân làng Hoành tuy ngắn ngủi nhưng quá khốc liệt, nó báo hiệu cao trào đòi hỏi những quyền cơ bản về nhân sinh, nhân bản, nhân chủ của người dân trong một xã hội còn quá nhiều oan trái, sứ quân. Xa hơn nữa, nó thức tỉnh đồng bào đừng sợ hãi bạo lực.
Một trong các nguyên nhân mấu chốt trong vụ tranh chấp đất đai ở xã Đồng Tâm là do báo cáo của Thanh tra chính phủ về con số hecta đất. Chính phủ nói “diện tích đất sân bay Miếu Môn đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thu hồi giao cho quân đội từ năm 1990 để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng”, sau đó chính phủ đổ lỗi cho các cơ quan quản lý nhà nước buông lỏng quản lý.
Buông lỏng quản lý có nghĩa là gì? Có một thời gian khá dài trong việc buông lỏng quản lý. Trong lúc đó, nhóm cụ Lê Đình Kình có trong tay “hồ sơ gốc đất Đồng Sênh”.
Giữa hai con số 47,36 ha và 59ha, con số nào đúng nhất? Do không có bản đồ? Do cấp chính quyền nào đã không sát dân, giải quyết sai quy định pháp luật? Có hay không việc chính quyền địa phương đã tự tiện cắt đất quốc phòng cho dân canh tác? Hay đất quốc phòng vô lý đối với dân chúng địa phương?
Trong quá trình thương thảo hai bên, ai là sở hữu chủ mảnh đất vài chục hecta ở Đồng Sênh? Nhà nước nhất quyết bảo là đất quốc phòng, nhóm cụ Kình kiên định là đất nông nghiệp.
Mảnh đất lại “dính” vào việc khởi công xây dựng sân bay, thế là chuyện “giặc nội xâm” sinh ra.
Đó là chưa kể đến chuyện giá trị kinh tế, bất kể nó “dính” hay không dính sân bay, tiền bồi thường có thỏa đáng không?
Dường như các cuộc điều đình không mang lại kết quả mong muốn cho hai bên.
Cổng tam quan làng Hoành xã Đồng Tâm. Ảnh tư liệu chụp ngày 21/4/2017.
Hà Nội vẫn tỏ ra “hận” trong vụ 38 cảnh sát cơ động bị dân làng Hoành bắt giữ ngon lành. Trong trận này Hà Nội thua đau. Trong con mắt Hà Nội, nhóm cụ Kình là đối tượng “phản loạn” hàng đầu.
Logic, cuộc hành quân đột kích vào làng Hoàng là quyết định lớn vào tờ mờ sáng ngày 09/1/2020 diễn ra khốc liệt. Bạo lực cách mạng dứt điểm hiện trường, nhưng máu oan khiên đã đổ, đánh dấu một giai đoạn đấu tranh phi bạo động thành bạo động.
Kết quả: cụ Tiên chỉ Lê Đình Kình bị bắn chết ngay trong phỏng ngủ (theo hình ảnh phổ biến trên NET); toàn bộ “hồ sơ gốc đất Đồng Sênh” bị cảnh sát tịch thu. (Hồ sơ này là “bửu bối” của cụ Kình trong việc tranh chấp quyền sở hữu chủ đất Đồng Sênh).
Phía chính phủ: hy sinh 2 viên chức cảnh sát cơ động, 1 cảnh sát chữa cháy, tất cả đều chết cháy đen dưới hố “giếng trời”.
Dư luận nghi ngờ bốn người chết có chết oan không? “Giếng trời” vô tình hay là định mệnh chứng nhân “mạng đổi mạng”, hay “mạng lấp mạng”? Các “đồng chí thế hệ hậu duệ”của Lê Đình Kình hy sinh ở giếng trời, trong ý nghĩa nào đó đã làm sáng lên ngọn lửa cuộc “Cách mạng của Nông dân”.
Đồng Sênh “dính” đất Miếu Môn
Theo một số nghiên cứu của giới địa ốc, tuy chỉ có vài chục hecta đất Đồng Sênh, nhưng nó dính sát tới đất sân bay Miếu Môn, một dự án bạc tỉ đôla đang khởi công xây dựng. Gần như dự án nào đó ở Việt Nam cũng dính tới nguồn gốc đất đai của dân chúng. Dự án bạc tỉ, tất đất ở nơi đó giá cũng bạc tỉ. Mét đất là mét vàng.
Tranh chấp quyền tư hữu đất đai và giá trị kinh tế đất đang diễn ra sôi bỏng trên phạm vi cả nước. Đó là hệ quả của cái gọi là cơ chế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó luật về tư hữu đất đai phức tạp nhiêu khê và không minh bạch.
Những vụ đại án từ đút vào lò thiêu của ông Tổng cho thấy đất là đối tượng thu hút quan tham. Thời gian qua, các bộ óc chính trị, quản trị kinh tế vĩ mô kết hợp với “nhóm lợi ích tư bản đỏ” đã biến đất đen thành vàng – chảy vào túi riêng. Tất nhiên, người dân cũng phải chạy theo giá đất để đòi vàng.
Nhiều nông dân sở hữu chủ đất trở thành “đại gia”. Đại gia lại đầu cơ mua- bán đất, đẻ ra vô số dự án, dự án đẻ ra tranh chấp. Chính phủ bối rối “ú ớ” trước hàng trăm ngàn khiếu nại đất đai, dân khiếu kiện rầm rộ kéo dài hàng chục năm. Thủ Thiêm là vụ điển hình.
Cái vòng phát triển kinh tế luẩn quẩn đó trở thành quy luật ở xã hội Việt Nam, một cách tự nhiên, xã hội kéo theo sự phản kháng vô lường của dân chúng.
Nói như lời Luật sư Ngô Ngọc Trai ở Hà Nội: “Người khiếu nại kéo dài đã gia nhập vào đoàn ngũ của những người dân oan, lực lượng đã trở thành mối âu lo cho nhiều cấp chính quyền. Những người dân oan thực sự đã trở thành một thế lực gây e ngại cho cán bộ cấp địa phương”.
Không ai lường được tranh chấp đất đai ở Đồng Sênh, Đồng Tâm dẫn tới những cái chết bi thảm như vậy. Đừng vội khiên cưỡng đổ tội, người dân hiền lành làng Hoành triền miên trong hoàn cảnh ức chế oan ức, họ đã chuẩn bị vũ khí thô sơ sẵn sàng đổ máu với bạo lực là một tất yếu, như ông Lê Đồng Công nhóm cụ Lê Đình Kình đã thề đổ máu giữ đất.
Bản quyền hình ảnh Ho Cuong Quyet. Cái chết của cụ Lê Đình Kình đặt ra nhiều câu hỏi.
Một chút tâm linh về Oan khiên của đất và hai chữ Miếu Môn
Đường xe từ Hà Nội xuống làng Hoành xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức khoảng 1 giờ 30 phút (45km). Source Google map.
Từ làng Hoành UBND xã Đồng Tâm dẫn đến chùa Hương chỉ khoảng 30km. Nếu đi từ Phủ Lý qua chùa Hương gần hơn.
Vùng đất này dường như liền lạc với quần thể núi non voi phục chùa Hương, thông mạch tới động Hương Tích.
Thông thường, Lễ Động thổ là tuyền thống tâm linh dân gian rất quan trọng trong xã hội Việt Nam. Xây dựng một công trình vật chất dù lớn hay nhỏ đều diễn ra lễ động thổ trước khi khởi công. Bởi phải đào móng sâu xuống lòng đất.
Lễ Động thổ xây dựng sân bay Miếu Môn lại càng quan trọng, vì nó động vào đất của Thổ Thần, Thổ Địa, Thành Hoàng Làng làng Hoành, huyện Mỹ Đức xã Đồng Tâm.
Không biết ai đã chọn giờ chọn ngày đào móng xây tường bảo vệ sân bay Miếu môn để lâm vào nạn phải dính máu, đổ máu. Oan khiên của đất kêu trời.
Cửa Thiền, cửa Thánh, cửa Thần ở làng Hoành lại có “Giếng trời”. Giếng trời sâu đến 4 thước. Giếng trời sát ngay nhà cụ Lê Đình Kình. Bi kịch thảm khốc diễn ra nhanh chóng, bắn chết cụ Kình trong phòng ngủ, giếng trời nuốt ba xác cháy đen.
Oan khiên của đất đã nhập vào hai chữ “Miếu Môn”
Miếu Môn là gì? Dân gian giải thích đơn giản, Miếu Môn có nghĩa là cửa đền thờ Ông Bà Tổ Tiên. Người ta cho rằng đào móng, đào tường ở đây là động, là phá cửa vào đền thờ Tổ Tiên. Cửa này dẫn vào động Hương Tích, nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh và các Nữ Chúa Tiên Vương.
Dẫn cuốn Đại từ điển Tiếng Việt do Bộ Giáo dục và đào tạo – Trung tâm ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam (Nguyễn Như Ý chủ biên);
Chữ “Miếu” nghĩa là: đền thờ nhỏ để thờ Thần Thánh, miếu thổ địa, miếu đường, miếu địa, miếu hiệu, miếu mạo, lăng miếu, thái miếu, tổ miếu, tôn miếu, tông miếu, văn miếu, võ miếu,
Chữ “Môn” có nhiều nghĩa, nghĩa chính là cửa; nhưng ở đây tác giả chỉ dùng hai chữ nhập môn và thiền môn.
Hai chữ “Miếu Môn” từ đời xửa đời xưa đã có ý nhập môn vào thiền môn cửa Thánh, cửa Thần. Tín ngưỡng dân gian có câu ‘tiền Phật hậu Thánh”, trước là thiền đường dưới chân tòa Sen, sau là cung Thánh.
Nhưng có lẽ các đồng chí hậu duệ nhà ta không cần biết đến cửa Thiền, cửa Thánh, cửa Thần ở đất Đồng Tâm. Nhất định phải làm cho bằng được.
Tục ngữ có câu làm cho ra khoai ra môn. Đồng Tâm phải làm cho ra chuyện (chuyện tranh chấp) để xây dựng sân bay Miếu Môn. Nhưng khoai chẳng ra khoai, môn chẳng ra môn.
Quanh đi quẩn lại cũng chỉ vì “Ai mới là sở hữu chủ đất”. (Cố Tổng bí thư đảng CSVN Lê Duẩn là tác giả chính sách đất đai là sở hữu chủ toàn dân, bỏ qua thời kỳ quá độ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội; còn ông tổng Nguyễn Phú Trọng lại than rằng hết thế kỷ này chưa chắc đã có xã hội chủ nghĩa! ct: dân Việt mỗi lần nghe tới 4 chữ CNXH là lạnh gáy ớn xương sống); sở hữu chủ đi đôi với giá trị bồi thường đất, lúc thì dựa trên thực tế thị trường, lúc thì dựa trên giá phỏng định như giá của nhóm cụ Lê Đình Kình nghĩ.
Theo báo cáo của hai bên, con số hecta đất của Thanh tra chính phủ chỉ có 47,36 ha là đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm, trong lúc cụ Lê Đình Kình nói 59ha là đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm.
Oan khiên của đất là ở chỗ sỡ hữu chủ và giá tiền.
Dù Chủ tịch nước, Tổng bí thư truy tặng huân chương cho các đồng chí hy sinh cho chính nghĩa của đảng ta, các đồng chí nhà ta thắp nhang khấn vái ở cửa hố “Giếng trời”, máu cũng đã đổ để lót con đường xây dựng sân bay Miếu Môn. Thật là “ma đưa lối, quỷ đưa đường”, trước đây dự án sân bay Miếu Môn đã gác lại, bỏ qua, nay làm lại.
Nay chỉ có vài chục héc ta hẻo đất chênh lệch, “cấn”, “dính” vào đất sân bay Miếu Môn dài rộng cả hàng chục ngàn mét vuông mà làm vết nhơ một dự án quốc phòng trị giá ngàn vạn tỷ đồng. Một sân bay ấp ủ nhiều triển vọng kinh tế hàng không nối liền Nam – Bắc, “khai trương” bằng xác chết.
Sân bay Miếu Môn có thể là sân bay hàng không dân dụng quan trọng thứ hai sau Nội Bài. Để chuẩn bị cho nhu cầu vận chuyển cũng như tình hình quá tải của Nội Bài và Tân Sơn Nhất, nhà nước đã bỏ ra cả tỉ đôla mua cả trăm Boeing.
Trong nền “kinh tế thị trường” hiện nay ở Việt Nam, khách nội địa là nguồn lượng chính vô tận, ngày đêm có hàng ngàn người cần đi lại nơi này nơi khác. Vận chuyển hàng không là một thị trường béo bở, muốn vậy phải có máy bay, có máy bay phải có sân bay.
Cả miền Bắc 50 triệu dân có mỗi sân bay Nội Bài. Không đủ. 50 triệu dân đi lại ở miền Nam, có một sân bay quốc tế quốc gia là Tân Sơn Nhất, cũng không đủ, phải có thêm Long Thành.
Dự án sân bay Miếu Môn với nhiều công trình chính và phụ, các công ty nhào vô “ăn có ăn chia” để được thầu, có nạn “ngoại xâm” không? có nhóm lợi ích hay ông “tướng trời con” nào đứng sau chống lưng không?
Đã đến lúc ông Chủ tịch nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, ông Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung nên minh bạch hóa mọi vấn đề.
Ngày 21/1/2020, ông Phúc đã lên tiếng. Trong buổi “làm việc” với Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động ở Hà Nội, ông Phúc phát biểu sơ qua về vụ Đồng Tâm, ông không nói về Miếu Môn.
Kết quả cuối cùng: Bên thắng cuộc: nhà nước và thủ đô Hà Nội là ông chủ quyền sở hữu đất đai; Bên thua cuộc: cụ Lê Đình Kình 84 tuổi, lãnh đạo cuộc “Cách mạng của Nông dân” bị dập tắt ngay từ trong trứng nước.
Sự vụ hàng trăm cảnh sát tấn công xã Đồng Tâm làm rúng động thế giới về tình trạng nhân quyền, dân quyền và luật pháp ở Việt Nam. Báo cáo vụ Đồng Tâm đã đến tay các nhà lập pháp Hoa Kỳ.
Cách mạng không sợ một ai, cách mạng chỉ sợ cách mạng. Không chừng lịch sử Xô viết Nghệ tĩnh lập lại ở xã Đồng Tâm.
Lửa tắt, rắn mất đầu, chuột đồng bò về xã Đồng Tâm. Dân làng Hoành ăn Tết có vui không?
Đêm Giao thừa, xin cầu nguyện Tổ Tiên Thánh Thần đất Việt nước Việt phù hộ cho Dân tộc Việt Nam được thanh bình, an lạc, thoát nạn máu đổ thịt rơi. (lkt)
TIN LIÊN QUAN:
Báo cáo vụ Đồng Tâm gởi đến Dân biểu Mỹ.
Đồng Tâm: Ông Phúc nói gì?; “Đối lập” vác đơn ra Viện kiểm sát kiện; Lửa tắt; Tết về
+++++++++++++++++++++++++++++++++++
thơ Lý Kiến Trúc
mở
Ta hiện diện đường chim bay diễm lệ
Rồi lại đi … về một chỗ chưa quen
Sơ sinh vạn cổ trăng non tỏ
Ân ái hoa niên chớ vội tàn!
Tuyên ngôn của thơ
1.
Nhà tôi nghe nói tôi làm thơ, chán lắm
Thế giới nghe nói tôi làm thơ, chán ngấy
Em nghe nói tôi làm thơ, chán quá
Mẹ nói, cứ làm thơ đi, chán mà mê.
Cụ Nguyễn Du làm thơ “Bất tri tam bách dư niên hậu”
Thích quá, bèn làm thơ
Thơ tôi không mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây, (1)
Thơ tôi thiền không đủ sức đưa đò cho nhân gian qua bờ giải thoát.
(Giải thoát hết thì còn gì là thế giới!)
2.
Hai mươi tuổi là thơ, là tôi. Tôi đi
Bước vào đời với đôi guốc mộc, trên con đường đi tới. Đừng sợ!
bên cạnh là núi, là rừng, là đồi, là suối, là thảo nguyên tít tận chân trời, là những người con gái nết na xuân thì mọng nước, là chiến trường đẫm máu.
Tôi trải tình tôi trong veo như mây treo đỉnh núi
vân du trùng điệp ẩn tàng lòng dấu tích đất Mẹ
suối trên ngàn réo rắt chảy du dương.
Mặc bom rơi đạn nổ
mặc gió thổi mây mưa từ cánh rừng này sang cánh rừng khác
mặc quê hương với những khát vọng vĩ cuồng
tôi đi.
Tim tôi non nớt
chưa biết yêu chưa hề thổn thức
thân tôi như điện ảnh
hồn tôi như chân mây.
Tôi muốn làm cơn gió
hôn lên sợi tóc non
ngủ với cánh rừng già
và nhẹ nhàng trôi theo dòng sông quá khứ.
Tôi muốn trắng như không gian
lang thang khắp bốn phương trời
dừng đâu đó một lúc … rồi lại đi
như tình khúc trên chiến trường đôi giầy sô nghỉ mệt
chuyện trò với mặt trời trăng sao theo dấu chân in trên từng lãnh địa chiến hào.
Tưởng có lúc chịu không nổi cái lò lửa rực lửa trong tim
tôi mang trái tim cổ đại đi rao tìm người yêu ở vương quốc sương mù
tôi muốn làm ánh trăng vàng như lụa, theo dấu tình trên muôn nẻo ngược xuôi (2).
Nhưng tôi hoàn toàn thất bại.
3.
Về đâu? Lữ khách đường xa lắm (3).
Một lần về. Một mình xông vô. Trong ta là núi là rừng (4), là âm khí tuôn ra từ hang âm u. Như bọn ma trơi quỷ ám xúi dục, như bức màn tre phủ kín ngôi làng bí mật, (nơi tôi sinh ra). Thật quái dị! Quái dị!
Ở đó, người ta không nói với nhau những lời chân chất trú ngụ trong tim.
Ở đó, người ta tranh nhau cái đầu sống giả, đấu nhau cái lưỡi hiện thực để tồn tại người (5).
Nhưng người ta quên: “Thật thà là cha quỷ quái”. Xã hội hiền lương khắc tinh ma quỷ. Lỗi lạc trong đảng sẽ tái hiện một Gorbachev. Bất khuất trong tù sẽ tái hiện một Mandela. Âu Lạc, minh triết rỉ máu huyết hoa.
Và khi, con số không ràng buộc được con người thì bùng nổ.
4.
Chỉ một ngày, tơi bời lửa đạn.
Ở đó, phố xá tán loạn.
Ở đó, đất trời rung chuyển.
Người ta hoảng hốt tìm đường chạy. Cả nước chạy. Chạy đâu?
Cả nước đi, đi đâu? Cả nước về, về đâu? Ôi thôi! Tan nghé xẻ bầy.
“Nghĩa tao khang của đất trời dựng ta với nàng giềng mối trăm con trên núi thần tới hồi phân ly; ta xuống bể năm châu, nàng ở lại giữ đất”.
Thế rồi,
Những gã đàn ông lực lưỡng đào tẩu dành nhau một ghế trên máy bay – di tản. Những người đàn bà hơ hãi ôm chặt con thơ trên boong tàu vĩ đại – gió hắt biển Đông.
Bọn cơ hội co giò chạy nhanh như thỏ. Bọn hèn nhát lạnh lùng bỏ rơi cơn lốc máu xương. Hàng vạn tinh hoa xếp hàng vào trại. Những chuyến ghe xuồng lả người đói, khát, hãi hùng, chìm vào nước xoáy, biển lạ bạo tàn.
Thành phố buồn thiu xác hồn ngơ ngác. Bờ sông mơ mộng vắng tanh người.
Từ đây người biệt ly người. Từ đây người biết quê người (6).
Đó là sự thật.
5.
Thời tiết ngoảnh mặt trước tiếng gào của nhân đạo.
Thiên nhiên mỹ miều, quà tặng hiền lành của Thượng đế rũ áo về miền đất hứa, gởi lại khô cằn sỏi đá rét mướt căm căm nắng cháy da người thủy triều lồng lộn.
Đâu những quả đồi đẹp như thủy mạc vẽ cong chân trời
biến dạng.
Đâu làn sương tơ quấn quít gót hồng rải bước cỏ xanh
phai phôi.
Những gốc già phảng phất cổ tích bật rễ lật nhào chào
vĩnh biệt.
Và những con đường tình ngả bóng nên thơ
không còn mang tên em.
Xác thân nằm lại hoang vu,
Rừng thu ngập lá vàng thu dậy mồ.
Võng kẽo kẹt đong đưa về Mẹ,
Trường Sơn đông nhớ Trường Sơn tây. (7)
Đó là sự thật.
6.
Lệ rưng rưng.
Tôi nắm tay tình nhân chỉ lên mảng đồi đỏ ối. Màu đỏ chiếm lĩnh màu xanh,
xanh lùi dần, mất dạng.
Những bàn tay bẩn (8) thi nhau đào khoét
Bọn họ không ngừng tàn phá trước lời than van của núi,
ngoảnh đi lời rên xiết của rừng (9).
Bọn họ tìm mọi cách đẩy những hàng cây tươi, da thịt sống, vào sâu xa biền biệt,
như đẩy hàng triệu đồng bào, vào lạ lẫm xa xôi biền biệt.
Đó là sự thật.
7.
Thì ra là nó. Bọn nghìn năm xâm lược.
Nó là tên phù thủy ngoại hạng trên sân khấu. Nó thiêu hủy quá khứ hoàng kim. Nó giật sập chứng tích chiến tranh. Nó vắt chanh cách mạng. Nó phù phép Vương Quốc Lạc Hồng biến khỏi địa cầu. Nó cào bằng xã hội đói nghèo rồi vênh váo trò tư bản hoang dã (10). Nó khủng bố tinh thần tinh vi đủ kiểu. Nó cướp đất, trồng trụ lâu đài dát vàng nạm ngọc. Nó cạo mặt thiên nhiên, rửa, tô, vẽ, những nghệ thuật bê tông quỷ sứ. Nó đồng hóa xã hội thành băng đảng. Nó bóp bao tử người thành loài thú háu ăn (thèm khát vô tận! LDO). Nó biến biển cả thành ao. Nó vẽ lưỡi bò nuốt trọn Biển Đông. Nó ngăn sông phá núi chặn dòng. Nó vắt kiệt phù sa cho muối tràn bờ duyên hải.
Nó. Hệt một giai cấp tư bản đỏ giàu nứt tường đổ vách thống trị mọi ngõ ngách cuộc đời. Nó thách đố giai cấp bình dân khổng lồ không hề xao xuyến.
Thì ra là nó! Làm gì được nó.
8.
Lệ rưng rưng.
Tôi nhìn thấy hàng triệu triệu con người nảy nở ở chín con rồng phun châu nhả ngọc, bỗng một ngày mặt mũi bơ phờ, lưng còng như người phu quét đường (11). Tôi nhìn thấy Hồng Hà mênh mông có những chàng áo nâu về say mê giòng nước (12), bất mãn cùng cực.
Ôi! Hồng Hà Hương Giang Cửu Long, một ngày nào đó đứng thẳng lên.
Ngày nào đứng thẳng lên.
Lệ rưng rưng.
Khi triệu người đứng lên máu tuôn thành giòng, niềm ao ước tận cùng về mảnh đất Việt Viêm đau khổ – người không giết người, mờ mịt. Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông (13), xa vời.
Lệ rưng rưng.
Tôi cố mỉm cười khi cơn đau trong tim vượt quá giấc mơ thường (14). Buông tay em khi tình đời rạn nứt. Em tự do. Quả thật, em tự do? Cái cùm tình yêu được tháo một chân, và khi lỗi cũ không còn nữa (15), cái giá của vấn đề là vòng xoay của lịch sử lại cuốn chân vào mê lộ. Mê lộ không có bảng tình thương.
Em ơi lửa tắt lòng đông đặc
Còn chút gì vui với núi sông.
(Trích từ tập thơ: Zen. Lính chiến và Tình yêu của Lý Kiến Trúc, sắp xuất bản)
(1) thơ Xuân Diệu.
(2) lời Suna Ching Hai trong Tình Ca 2.
(3) thơ Nhất Hạnh: “Về đi, lữ khách đường xa lắm”.
(4) thơ Hoài Khanh.
(5) chữ của Martin Heidegger
(6) lời Văn Cao viết năm 1976.
(7) tựa thơ Phạm Tiến Duật, nhạc Hoàng Hiệp.
(8) tựa vở kịch”Les mains sales”, Jean-Paul Sartre.
(9) dựa ý của “Prière de la forêt. Hãy ngừng tay tàn phá ta”. TTO 04/9/19
(10) lời của John Kerry.
(11) thơ Nguyễn Đình Toàn, nhạc Vũ Thành An, nhạc Trịnh Công Sơn.
(12) lời ca khúc Đỗ Nhuận.
(13) lời ca khúc Văn Cao.
(14) theo tập tự truyện “Wunschloses Unglück” (A Sorrow Beyond Dreams, Nỗi Đau Buồn. Vượt Quá Giấc Mơ) của Peter Handke, giải Nobel văn chương năm 2019. Trần Doãn Nho.
(15) Lời dâng, Rabindranath Tagore.
– LDO 04/12/2019 Tận mắt chứng kiến cảnh “bức tử” chim trời hàng loạt. Nó nhai chim trời hàng loạt. Các loại chim trời được bày bán công khai nhiều năm nay ở Thạnh Hóa (Long An). Sau khi khách yêu cầu, người bán giết thịt ngay tại chỗ cho khách mang về.
– Viêm: Thời đại Hùng Vương: dòng họ đầu tiên làm vua ở nước ta. Thần Nông lấy Nữ Long sinh ra Viêm Đế. Viêm Đế lấy vợ sinh ra Đế Minh. Đế Minh đã có một người con trai là Đế Nghi.
Tôi và …
tôi và hoa
nở tung cánh nhụy
nụ hôn đầu ấp ủ mộng, rồi chia tay.
tôi và đất
đôi giầy đinh bê bết quánh đặc bùn
phì phèo khói thuốc đón rét về hăm he từ núi.
tôi và khói
đường hành quân lá vương đầu súng
như tình yêu, đượm khói hăng hắc nồng.
tôi và chiến
thăm lại chiến trường xưa, nay mất dấu
tìm lại chòi canh thức, nay còn đâu.
tôi và lữ
người đi chưa dứt sầu lữ thứ
người về xơ xác áo trây-di.
* Kỷ niệm một thời đóng quân ở biên giới Việt – Miên.
*Trích từ tập thơ: Zen. Lính chiến và Tình yêu của Lý Kiến Trúc, sắp xuất bản.
Nhà báo Lý Kiến Trúc đảnh lễ Đức Dalai Lama – dấu ấn một Nhà Thơ vĩ đại, một vị Tăng nhập thế hoằng dương Phật giáo thế kỷ 21, một sứ giả rao truyền từ bi, một nhà hoạt động xã hội nhân bản phi thường của nhân loại. Được gặp Ngài trong buổi họp báo lần thứ hai tại Long Beach Area California thứ Sáu 25/9/2009; nhà báo hỏi Ngài một câu: “Thưa Ngài, có bao giờ Ngài có ý định đến thăm Việt Nam, ở miền đất mà dân chúng gọi Ngài là Phật sống? Đức Đạt Lai Lạt Ma mỉm cười rồi nói:”Không thấy thư mời”. Cuộc họp báo chấm dứt. Ngài vẫy gọi tôi lên và nhẹ đặt cánh tay Ngài lên vai tôi với nụ cười thứ tha của Bụt. http://www.nhatbaovanhoa.com
Đức Lập cách biên giới Cam Bốt 5-8km. Một trong những căn cứ hỏa lực ở biên giới, là cái đuôi chốt của nam Lào-Trường Sơn. Biên giới, nơi nhen nhúm tình yêu, sống và chết mong manh thời chinh chiến. Tôi đã trải qua các tiền đồn Kiến Đức, Dak Tik, Núi Lửa, Dak Min, Bu Prang, Dak Song, Doris, thị trấn Gia Nghĩa Quảng Đức và những năm sau 1975 trong trại tù cải tạo, gởi nỗi buồn trong lá thư tình chia tay.
Đường 14 dẫn lên đỉnh Núi lửa Đức Lập (Chư K’luk), nơi tôi đóng quân với sương mù và pháo lửa, cao điểm 1969-1972. Dưới họng núi là xương cốt, ba lô, đạn pháo chưa nổ, cây xanh rậm rịt nở Hoàng lan, Thủy tiên, Mộc tím. Từ Quảng Đức đi lên hướng tây bắc là đồn Dak’ song, Đức Lập và Doris. Doris là nơi tác giả đóng quân. Ảnh tư liệu.
Nguyễn Văn Đông: Vọng gác đêm Xuân
Đâu là ưu thế/ hạn chế của ba ứng viên tiềm năng của chức vụ cao nhất tại Đại hội 13 sắp tới của Đảng CSVN. Và với lãnh đạo mới, chiến dịch ‘đốt lò’ sẽ như thế nào?
Đại hội lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ quyết định nhân sự chủ chốt của đảng này, và cũng là của chính quyền Việt Nam trong nhiệm kỳ mới.
VN: Liệu Đại hội Đảng 13 sẽ có khác biệt?
VN: Thông điệp năm mới 2020 – ‘đột phá’ thể chế
Kinh tế VN 2019: ‘Mặt trời’ chỉ ‘tỏa sáng’ trên báo cáo?
Ông Nguyễn Phú Trọng muốn sớm xử vụ đất Sabeco năm nay
Đây là nhóm mà lâu nay vẫn được gọi là “tứ trụ”, liên hệ đến 4 chức danh chủ chốt của đảng CS và nhà nước Việt Nam là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội. Nhưng tất nhiên, trong hệ thống chính trị do đảng CS lãnh đạo ở Việt Nam, quan trọng nhất vẫn là chức danh Tổng bí thư của đảng.
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải, nghiên cứu viên, Trung tâm Tương lai Chính sách, Khoa Nhân văn và Xã hội học, Đại học Queensland, Úc, trả lời phỏng vấn BBC News Tiếng Việt qua điện thoại cho rằng, hiện có ba ứng cử viên nổi lên cho vị trí Tổng bí thư là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng.
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Hải, câu hỏi lớn nhất mang tính quyết định đến việc lựa chọn là liệu đảng cộng sản có tiếp tục theo đuổi việc hợp nhất chức danh Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước như hiện tại, hay quay về với mô hình ‘tứ trụ’ truyền thống.
Tiến sĩ Hải cũng lưu ý, việc dùng từ ‘hợp nhất’ chưa hẳn đã chính xác, mà chỉ tiện cho cách diễn giải cho cấu trúc quyền lực phức tạp ở các hệ thống chính trị như Việt Nam và Trung Quốc. Bởi lẽ, Điều lệ Đảng CSVN và Hiến pháp Việt Nam vẫn có quy định riêng cho chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, nên dù một người đảm nhận hai chức vụ thì đây vẫn là hai chức vụ riêng rẽ trong hệ thống chính trị Việt Nam.
Nếu quay lại với mô hình truyền thống, nghĩa là bốn vị trí ‘tứ trụ’ do bốn ủy viên bộ chính trị khác nhau đảm nhiệm, thì ông Trần Quốc Vượng có nhiều lợi thế để trở thành Tổng bí thư, bởi ông là người hiện ở vị trí quyền lực thứ tư trong Đảng (sau khi ông Trọng đảm nhiệm luôn cả vị trí Chủ tịch nước từ tháng 8/2018). Ông cũng từng đảm nhiệm vị trí phù hợp với chức danh lãnh đạo đảng. Ở vị trí này, quy định về tuổi tác cũng có thể được áp dụng với trường hợp ngoại lệ.
Một mô hình ‘tứ trụ’ truyền thống khi đó cũng sẽ có mở ra lựa chọn khác, như Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch hay thậm chí Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng.
Trong khi đó, nếu tiếp tục giữ mô hình Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước như hiện nay, đương kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ có nhiều lợi thế hơn.
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cũng cho rằng, dẫu hiện tại đang đặt vấn đề về việc kiểm soát quyền lực, nhưng xét các yếu tố về sự ủng hộ trong đảng thì mô hình kiêm nhiệm hai chức danh này có phần được ủng hộ.
Ông Hải cũng lưu rằng, vấn đề một người vừa nắm giữ chức Tổng bí thư vừa làm Chủ tịch nước đã được đặt ra từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8, 9. Tuy nhiên, khi đó chưa hội đủ điều kiện về ‘thiên thời, địa lợi, nhân hòa’ như lần này.
Theo Tiến sĩ Hải, tuy nhiên, việc hợp nhất không chỉ đòi hỏi người đảm nhận chức vụ đó cả về uy tín lẫn năng lực, thì bộ máy giúp việc cũng phải rất rạch ròi, đòi hỏi sự phối hợp rất nhuần nhuyễn trong các bộ máy này để chức trách của mỗi chức vụ khác nhau, tránh không bị nhầm lẫn về chức năng và cách điều hành của từng vị trí.
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cho rằng, xét về lợi thế từ cách thức thể hiện năng lực điều hành, xử lý vấn đề, ông Nguyễn Xuân Phúc là ứng cử viên sáng giá.
Theo Tiến sĩ Hải, “thành tựu kinh tế của Việt Nam trong nhiệm kỳ hiện nay, đặc biệt là trong năm 2019 vừa qua, cũng như sự thể hiện của ông Phúc qua trong các hoạt động đối ngoại thời gian qua đã cho thấy điều đó”.
Hơn nữa, kể từ khi ông Nguyễn Phú Trọng bị lâm bệnh ở Kiên Giang đến nay, ông Phúc đã đứng ra gần như điều hành, chỉ đạo ở những vai trò thuộc các lĩnh vực như quốc phòng, công an, vốn do Tổng bí thư đảm trách.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải, với tất cả những kinh nghiệm như thế, cũng như với việc sang năm ông Phúc ở tuổi 67 – độ tuổi không phải là quá cao – đồng thời, bằng quan sát cũng thấy, ông Phúc đủ điều kiện về sức khỏe để đảm trách được công việc của một Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước.
Về Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cho rằng, bà Ngân sẽ phù hợp với vị trí Thủ tướng bởi bà có kinh nghiệm điều hành Quốc hội. Bà cũng từng là thành viên Chính phủ phụ trách lĩnh vực Lao động – thương binh và xã hội hay Thứ trưởng Bộ Tài chính, cũng như từng kinh qua kinh nghiệm từ cơ sở.
Tuy nhiên, bà Ngân cũng không dành được sự ủng hộ hoàn toàn, vì vẫn có ý kiến cho rằng, bà chưa đủ tầm để làm thủ tướng.
Một ứng cử viên khác cho vị trí này thay vì bà Ngân là Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ – người đang phụ trách mảng kinh tế của chính phủ.
Ông Trần Quốc Vượng sẽ có lợi thế để trở thành Tổng bí thư nếu đảng quay lại với mô hình ‘tứ trụ’ truyền thống. Tuy nhiên, ông lại chưa thể hiện nhiều ở lĩnh vực đối ngoại hay điều hành về kinh tế, nên nếu chọn mô hình Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước như hiện nay, thì ứng viên số một vẫn là ông Nguyễn Xuân Phúc.
Còn nếu quay lại mô hình ‘tứ trụ’, sẽ có thêm một ủy viên bộ chính trị đảm nhận một trong bốn vị trí này. Khi đó, những ứng cử viên thích hợp có thể là ông Phạm Minh Chính, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; bà Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội hoặc ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP HCM.
Khi được hỏi về dự đoán trước đây của một số nhà quan sát liên quan đến khả năng ông Nguyễn Thiện Nhân trở thành Thủ tướng, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cho rằng, điều này là khó.
Ông nói: “Sẽ ít người ủng hộ việc ông Nhân trở thành Thủ tướng, bởi nhìn vào thành tích của ông khi còn là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, rồi Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam hay ngay cả khi ông vào TP HCM đảm nhiệm Bí thư Thành ủy, thì chúng ta thấy ông là người ôn hòa, không quyết liệt.
“Trong khi đó, với tăng trưởng GDP ở mức 7,2% như năm 2019 thì việc trong những năm tới, duy trì đà tăng trưởng cao hơn hay ít nhất không thấp hơn mức đó là rất khó. Điều này đòi hỏi Thủ tướng phải là người rất năng nổ, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành. Thứ hai, vị trí Thủ tướng hiếm khi được chọn từ những trường hợp đặc biệt về tuổi, trong khi sang năm 2021, ông Nhân đã ở tuổi 68, nên nếu không đảm nhận chức vụ trong đảng thì sẽ rất khó vượt qua quy định về giới hạn độ tuổi”.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải, việc xác định các ứng cử viên Bộ Chính trị khóa tới sẽ không gặp nhiều khó khăn như thời điểm năm 2016 -trước đại hội 12, vì thời điểm hiện nay rõ ràng là không phức tạp bằng.
Về nhân sự cao nhất, theo ông Hải, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gần như chắc chắn sẽ nghỉ do sức khỏe không bảo đảm và bản thân ông có lẽ cũng không muốn tiếp tục tại vị. Do vậy, việc chuyển giao quyền lực sang thế hệ lãnh đạo mới là điều gần như chắc chắn.
Về danh sách những người sẽ tham gia bộ chính trị khóa mới, theo Tiến sĩ Hải, hầu như cũng đã được chốt. Bởi trong tổng số 15 ủy viên bộ chính trị hiện có, 7 người sẽ tại vị.
Đồng thời, đội ngũ tham gia tham gia bộ chính trị khóa 13, nếu hiện nay họ đang là thành viên ban bí thư sẽ dễ dàng hơn, như các ông như Trần Cẩm Tú, Nguyễn Văn Nên, Phan Đình Trạc, Nguyễn Hòa Bình, Nguyễn Xuân Thắng, và Lương Cường… Tất cả những vị đó đều có thể vào ủy viên bộ chính trị được.
Như vậy, ít nhiều có thể thấy, danh sách Bộ chính trị khóa mới không có nhiều biến động.
Còn với danh sách ứng cử viên tham gia ban chấp hành trung ương khóa 13 mới, theo Tiến sĩ Hải, hiện cũng đã ổn định. Những ứng viên thuộc các bộ, ngành trung ương đủ điều kiện để tái cử khá rõ ràng, những người dự kiến sẽ tham gia khóa mới đã được luân chuyển về các địa phương.
Đồng thời, nhân sự chủ chốt ở địa phương, cũng là người sẽ tham gia ban chấp hành Trung ương khóa mới, cũng đã được chuẩn bị cho đại hội ở cấp địa phương và được đào tạo các khóa cấp chiến lược.
“Tất nhiên, danh sách ấy có thể sẽ có thay đổi trước đại hội nhưng tôi cho là không nhiều”, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải nói.
Khi được hỏi việc một ban lãnh đạo mới có ảnh hưởng đến chiến dịch ‘đốt lò’ hiện nay của ông Nguyễn Phú Trọng hay không, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cho rằng, chiến dịch này sẽ tiếp tục.
“Đảng CSVN sẽ quyết tâm đẩy mạnh chống tham nhũng. Điều này rất quan trọng để bảo đảm tính chính danh, duy trì niềm tin tưởng vào chế độ.
“Khi phân tích tình hình chính trị Việt Nam, ít người để tâm đến mức trần mà đội ngũ lãnh đạo hiện nay đã vạch ra và mong đợi của người dân. Bất cứ sự thay đổi nào, nếu tốt hơn thì không sao, nhưng nếu kém đi sẽ đe dọa đến sự tồn tại và tính chính danh của chế độ. Người dân mong đợi sự thay đổi nhưng là sự thay đổi để tình hình tốt hơn lên chứ không phải là ngược lại.
“Nếu một cá nhân nào đó lên nắm quyền mà không tiếp tục cuộc chiến chống tham nhũng thì người đó đi ngược lại với mong đợi của người dân và điều đó sẽ đe dọa đến chế độ”, Tiến sĩ Hải nói với BBC News Tiếng Việt.
VN: Tham nhũng giảm nhờ CT Nguyễn Phú Trọng?
Năm 2020: Lò sẽ đốt các nhóm lũng đoạn chính sách?
VN: Thông điệp năm mới 2020 – ‘đột phá’ thể chế
Tuy nhiên, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cũng cho rằng, mô hình chống tham nhũng nhiệm kỳ tiếp theo sẽ khác đi.
“Chiến dịch chống tham nhũng hiện nay đang tập trung vào các đại án và đó là di sản của nhiệm kỳ trước. Danh sách các đại án sẽ tiếp tục bị điều tra, truy tố và xét xử trong năm 2020 đã được chốt tại phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng hôm 15/1 vừa qua.
“Giả sử nếu trong nhiệm kỳ tới xác định những đại án lớn, thì đó sẽ là đại án của nhiệm kỳ này. Điều đó đồng nghĩa với việc xác nhận là nhiệm kỳ này có vấn đề. Và khi đó, tạo cảm giác là nhiệm kỳ mới lên bới móc lại các sai phạm của nhiệm kỳ trước.
“Như vậy, bên cạnh giải quyết nốt những đại án đã xác định trong nhiệm kỳ này nhưng chưa công khai thì nay tiếp tục xử lý, cuộc chiến chống tham nhũng ở nhiệm kỳ tới sẽ có hướng đi khác” ông Hải nhận định.
Do vậy, Tiến sĩ Hải dự đoán rằng, chiến dịch chống tham nhũng nhiệm kỳ tới sẽ tập trung vào những tham nhũng ở quy mô nhỏ hơn, tham nhũng vặt, hay chuyện nhận hối lộ chẳng hạn, chứ không mở ra các đại án lớn.
“Việc xử lý các vụ án tham nhũng vặt ở cấp cơ sở một mặt sẽ làm trong sạch bộ máy chính quyền cơ sở và củng cố niềm tin của người dân, mặt khác sẽ tránh sự chú ý đến hệ thống quyền lực ở cấp cao hơn”, Tiến sĩ Hải nhận xét.
Xoay màn hình máy tính về phía tôi, ông Gregory B.Poling thao tác để phóng to hình chụp cập nhật mới nhất từ vệ tinh về một số thực thể trên Biển Đông. Hình ảnh mới này được đối chiếu với các hình cũ được chụp cùng một vị trí, rồi chỉ ra những thay đổi.
![]() Một hội thảo thường niên về Biển Đông tại CSIS |
Đó cũng là nhận định của nhiều chuyên gia quốc tế ở Washington D.C. Chia sẻ trên đường về sau khi kết thúc một buổi gặp mặt ở gần Lầu Năm Góc, Scott từng nói với tôi rằng: “Tranh chấp Biển Đông chắc chắn còn kéo dài rất lâu. Bởi vậy, để hạn chế những hành vi nguy hiểm của Trung Quốc ở vùng biển này, thì phải làm sao cho vấn đề Biển Đông luôn được quan tâm rộng rãi, không chỉ ở Washington D.C này mà còn nhiều nơi khác. Chỉ khi có sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, bên nào muốn “làm càn” cũng khó”.
Tác giả: Ezra Klein
Dịch giả: Jackhammer Nguyễn
24-1-2020
Lời người dịch: Xã hội, văn hóa và chính trị Mỹ đang bị phân cực dữ dội. Bài phân tích sau đây giúp chúng ta hiểu sự phân cực đó, cũng như hiểu sự khác biệt chính trị giữa hai chính đảng lớn nhất nước Mỹ hiện nay.
Bài viết này được đăng trên trang Quan điểm, của The New York Times, mang tựa đề: Vì sao phe Dân chủ cần thành phần trung dung, còn phe Cộng hòa thì không? (Why Democrats still to appeal the Center, but Republicans Don’t?) Tác giả là ông Erza Klein, một nhà báo, đồng sáng lập kênh truyền thông số (digital) Vox, đang phát triển mạnh tại Mỹ.
***
Nền chính trị hai đảng đã có từ thời… nội chiến đến nay, thành ra nhiều người chúng ta cho rằng nền chính trị đó đã ổn định rồi, sự chia rẽ đảng phái hiện nay cũng chỉ là nền chính trị lưỡng đảng đó mà thôi.
Nhưng trong vài chục năm gần đây, hai đảng Dân chủ và Cộng hòa có rất nhiều thay đổi. Thay đổi thứ nhất là thay đổi ý thức hệ, đảng Dân chủ hướng về phía Tả, còn đảng Cộng hòa hướng về phía Hữu. Nhưng điều thay đổi quan trọng hơn là thành phần (cử tri) của hai đảng này. Đảng Dân chủ đa dạng hơn, gồm thành phần trẻ tuổi, sống ở đô thị và không có tín ngưỡng. Đảng Cộng hòa có thành phần chủ yếu là da trắng, lớn tuổi, theo đạo Thiên Chúa và sống ở miền quê.
Đây chính là nguyên nhân chủ yếu của sự phân cực hiện nay. Sự phân cực này chúng ta không có trong quá khứ, và nó tác động khác nhau lên mỗi đảng. Khi hai đảng cạnh tranh nhau thì chiến thuật mà đảng Cộng hòa thành công lại không thể thành công cho đảng Dân chủ.
Đảng Dân chủ quả thực là có trôi về hướng Tả, nhưng họ lại không thể bỏ nhóm cử tri Trung dung. Đảng Dân chủ bị kềm chế bởi tính đa dạng và tính dân chủ, trong khi đảng Cộng hòa không có điều đó.
Trong 50 năm qua, thành phần của đảng Dân chủ trở nên đa dạng, đảng Cộng hòa lại trở thành đồng nhất. Và sự đa dạng này lại chính là yếu điểm của đảng Dân chủ so với đảng Cộng hòa. Đảng Dân chủ bao gồm nhiều nhóm quyền lợi khác nhau, khó điều hòa. Sự đa dạng đó đóng vai trò quan trọng trong cách thức mà đảng Dân chủ phản ứng lại sự phân cực hiện nay.
Khi vận động, tập hợp cử tri, đảng Dân chủ sẽ gặp khó khăn hơn vì nếu làm vừa lòng nhóm này, sẽ làm phật lòng nhóm khác cũng ủng hộ đảng Dân chủ. Hiện nay đảng Dân chủ là một liên minh của những người da trắng cấp tiến, Mỹ gốc Á, Mỹ gốc Latin, Mỹ gốc châu Phi, trong khi đảng Cộng hòa gồm người Mỹ trắng là chủ yếu. Đảng Dân chủ gồm những người Thiên Chúa không phải da trắng và cấp tiến, Do Thái, Hồi giáo, nhóm Đợt sống mới, Phật giáo,…thì bên Cộng hòa đa số là người da trắng Thiên Chúa. Ba phần tư những người Cộng hòa là nhóm bảo thủ, còn nhóm cấp tiến chỉ chiếm phân nửa những người Dân chủ thôi.
Điều đó có nghĩa là một ứng viên Dân chủ muốn thắng kỳ bầu cử sơ bộ (của Đảng Dân chủ) thì phải lấy được phiếu của những người da trắng cấp tiến ở New Hampshire, mà cũng phải lấy được phiếu những người da đen vẫn sống theo kiểu truyền thống ở Bắc Carolina, những người Công giáo Ái Nhĩ Lan ở Boston, những người không theo tôn giáo nào cả ở San Francisco. Mà những người này có quan niệm, quyền lợi khác nhau, rất khó để làm họ cùng hài lòng.
Bên cạnh đó, các nguồn thông tin, báo chí mà những người Dân chủ lắng nghe cũng đa dạng hơn những người Cộng hòa. Theo một điều tra của Pew, khi đưa ra 30 nguồn thông tin được xem là đáng tin cậy, thì những người Dân chủ sử dụng đến 22 nguồn trong số đó, còn những người Cộng hòa chỉ có 7. Những người Dân chủ đọc, nghe, xem từ những kênh nghiêng về phía Tả cho đến kênh có quan niệm Hữu như Wall Street Journal. Những người Cộng hòa chỉ nghe, xem có 3 kênh thuộc dòng chính là BBC, Wall Street Journal, PBS, bốn nguồn còn lại là những cái bạn có thể nghĩ đến ngay là: Fox, Sean Hannity, Rush Limbaugh, Breibart.
Có đến 65% những người Cộng hòa tin ở Fox News, gấp đôi các kênh khác. Phần đông những người Dân chủ lại nghe CNN.
Những người Dân chủ tìm các nguồn có tính khách quan, những nguồn mang tính quan điểm cấp tiến, và cũng tìm những nguồn có tính Trung Hữu. Trong cuộc thăm dò nêu trên, những người Dân chủ tin vào các kênh có tính cấp tiến thuộc phái Tả, nhưng cũng tin ở những kênh lệch về phía giữa. Họ tìm các nguồn mang tính chính trị đảng phái của họ, nhưng cũng tìm những nguồn chống lại tính đảng phái chính trị.
Những người Cộng hòa thì không như thế, họ chỉ nghe những nguồn bảo thủ mà thôi.
Thế nhưng tại sao họ vẫn thắng? Họ đang kiểm soát Hành pháp, Thượng viện, và Tối cao pháp viện.
Đảng Dân chủ thắng phiếu phổ thông, nhưng hệ thống Đại cử tri lại cho phép Đảng Cộng hòa thắng các nhiệm kỳ Tổng thống dễ dàng hơn. Hệ thống này với miền thôn quê rộng lớn, nơi Đảng Cộng hòa mạnh, tạo điều kiện cho họ thắng thế. Theo một nghiên cứu gần đây của các tác giả Michael Geruso, Dean Spears, và Ishaana Talesara, cho thấy trong một cuộc bầu cử Tổng thống, ngay khi Đảng Cộng hòa thua phiếu phổ thông (tức là cộng tất cả những lá phiếu trên toàn quốc) thì họ vẫn có cơ may 65% thắng so với Đảng Dân chủ.
Trong bảy cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua, Đảng Cộng hòa thua phiếu phổ thông sáu lần. Nếu sáu lần đó họ thua luôn chức Tổng thống, chẳng hạn như ông Trump thua 2016 (ông ta thua phiếu phổ thông), thì chắc hẳn Đảng Cộng hòa sẽ cải tổ liên minh cử tri của họ. Nhưng họ lại thắng vài lần cho nên họ dính vào một cái bẫy rất nguy hiểm: Có quyền lực nhưng lại đại diện cho một thành phần cử tri ngày càng ít đi.
Nếu Đảng Cộng hòa không chỉ thắng thế dựa trên hệ thống Đại cử tri, thì sự phân cực của nước Mỹ sẽ giảm. Đã từng có những Thống đốc Cộng hòa cai trị ở những tiểu bang có truyền thống bầu cho Đảng Dân chủ.
Chúng ta có thể làm cho sự phân cực giảm đi bằng cách loại bỏ hệ thống Đại cử tri, để cho các bên không còn tìm cách ăn gian khi cứ chia đi chia lại khu vực bầu cử sao cho có lợi, chúng ta nên tạo nên hệ thống đại diện có tính tỉ lệ thuận, nên cải tổ hệ thống tài chính trong vận động tranh cử. Như vậy mới là dân chủ.
Nhưng như vậy, tính dân chủ đó lại đe dọa Đảng Cộng hòa, cho nên họ tìm mọi cách để ngăn cản. Nhiều người Cộng hòa bèn tìm cách ra những thông điệp mang tính tận thế để đe dọa cử tri của họ như: Nếu Trump thua là chúng ta chết hết (sic), hay như ông Tổng trưởng Tư pháp Barr nói rằng, có những thế lực rất đáng sợ đe dọa tôn giáo, tổ chức hủy diệt chúng ta! (sic).
Tương lai của hệ thống bầu cử hiện nay sẽ cho chúng ta một viễn cảnh đáng ngại hơn sự phân cực hiện nay. Vào năm 2040, 70% dân chúng Mỹ sẽ sống ở 15 tiểu bang lớn nhất. Điều đó có nghĩa là 70% dân chúng Mỹ được 30 ông thượng nghị sĩ đại diện, còn 30% còn lại có tới 70 ông thượng nghị sĩ.
Số người thiệt mạng ở Trung Quốc bởi virus Corona đã lên tới 80 người, với gần 3.000 người được xác nhận đã bị lây nhiễm.
Dịp nghỉ lễ Tết Nguyên đán đã được Trung Quốc kéo dài thêm ba ngày đến Chủ nhật, trong nỗ lực ngăn chặn sự bùng phát của dịch.
Vũ Hán ở Hồ Bắc, nguồn phát dịch, đang bị phong tỏa và một số thành phố đã bị áp đặt lệnh cấm đi lại.
Các quan chức ủy ban y tế cho biết hôm thứ Hai rằng số người chết ở tỉnh Hồ Bắc đã tăng từ 56 lên 76, cộng với bốn người chết ở nơi khác.
Virus Corona lây lan ngay cả ‘trước khi có triệu chứng bệnh’
Trump khen ngợi Tập về nỗ lực kiểm soát virus corona
Tập Cận Bình: “TQ đối mặt tình huống nghiêm trọng” do virus Corona
Tổng số trường hợp được xác nhận tại Trung Quốc là 2.744 người. Truyền thông địa phương nói hơn 300 người bị bệnh nặng.
Hơn nửa triệu nhân viên y tế đã tham gia các hoạt động phòng ngừa, kiểm soát và điều trị tại Hồ Bắc.
Hai bệnh viện tạm thời mới với ít nhất hai nghìn giường đang được xây dựng và các nhà máy đang gấp rút sản xuất mặt nạ và quần áo bảo hộ.
Vào cuối tuần, các quan chức Trung Quốc cảnh báo virus này có thể lây lan trong thời gian ủ bệnh, khiến việc phòng bệnh trở nên khó khăn hơn.
Ở người, thời gian ủ bệnh, tức thời gian một người mắc bệnh, nhưng không có triệu chứng, là trong khoảng từ một đến 14 ngày, các quan chức cho biết.
Bản thân virus này là một chủng corona mới, và thường bắt nguồn từ động vật.
Một biến thể của virus này gây ra cảm lạnh thông thường nhưng một biến thể khác, Sars, đã giết chết hàng trăm người trong đợt dịch vào 2003.
Các virus corona gây nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nghiêm trọng và không có thuốc chữa bệnh hoặc vắc-xin cụ thể.