Daily Archives: January 28, 2020

Tây Du Ký: Thầy trò Đường Tăng thỉnh kinh là đại biểu cho sự tu hành của một người

Tây Du Ký: Thầy trò Đường Tăng thỉnh kinh là đại biểu cho sự tu hành của một người

Tranh vẽ Tây Du Ký (ảnh: Wikipedia).
Đọc kỹ Tây Du Ký, chúng ta  sẽ phát hiện quá trình thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh, kỳ thực chỉ là sự miêu tả quá trình tu luyện của một người, trong đó 81 nạn trên đường thỉnh kinh cũng như yêu quái gặp phải, tất cả đều là những ma nạn mà một người tu luyện cần phải đối diện. Ở đây có thể thấy rõ một điều: Ngộ được chính đạo là điều không dễ dàng… 

Tu luyện chân chính là hình thức tu luyện thể hiện trong cuộc sống xã hội thường ngày. Với một người bình thường thì những ý niệm vui buồn oán giận trong cuộc sống chỉ là những điều nhỏ bé, nhưng đối với người tu luyện thì ngược lại, tất cả đều là những vấn đề cực kỳ quan trọng, là mấu chốt quyết định thành bại của người chân tu.

Người tu luyện chính là thông qua sự tiếp xúc với mọi người, với xã hội mà “ma luyện” chính mình, mà đề cao tâm tính. Trong đó huyền cơ thì lại chỉ có người tu luyện chân chính mới thấu tỏ, vậy nên trong bài này người viết sẽ không lấy việc thỉnh kinh để so sánh, nó sẽ khiến người thế nhân khó mà tiếp thụ. Ở đây chúng tôi chỉ mượn hình ảnh thầy trò Đường Tăng để liễu giải ẩn ý thâm sâu của người tu luyện giữa đời thường.

Vì sao lại nói năm thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh kỳ thực lại là biểu hiện cho quá trình tu hành của một người?

Đường Tăng đại biểu chính niệm của một người tu luyện

Mặc dù trên đường đi thỉnh kinh, ma nạn trùng trùng, nguy hiểm vô số nhưng mỗi lần đối diện với quan nạn, Đường Tăng luôn thể hiện một lòng chính niệm, kiên định cầu được chân kinh, từ đầu đến cuối không hề mê lạc. Đây chính là đại biểu cho sự tín Sư tín Pháp của người tu luyện. Quá trình tu luyện cũng có thể nói là quá trình không ngừng kiên định, thành tín với Phật pháp, với Chân kinh. Cũng chính là để xem trong khi đối diện với khảo nghiệm, với muôn vàn thật giả lẫn lộn, với sự cám dỗ mê hoặc của thế tục muôn màu có thể một lòng kiên định không thay đổi hay không?

Có người tự nhận rằng mình rất tin vào Thần Phật, nhưng khi gặp phải nguy nan họ lại thường kêu lên “Mẹ ơi”. Thay vì nhớ đến Phật, họ sớm đã quên rằng mình là người tín Phật ắt sẽ được Phật bảo hộ chở che. Đây chính là sự thể hiện lòng thành, đức tin của bản thân đã thực sự tín Phật hay chưa? Khi gặp thời khắc mấu chốt, lúc khảo nghiệm lòng thành của họ thì họ lại quên đi mất Phật ở trên cao, họ chỉ nhớ tới mẹ mình.

Lại có người nói mình tinh tấn thực tu nhưng ngược lại lúc nào cũng bận bịu lo toan cho cuộc sống cá nhân, mong sao cuộc sống được tốt hơn, mong sao gặp được bạn đời như ý, thay vì tinh tấn dụng tâm tu luyện họ lại bận tâm tới rất nhiều thứ khác. Cứ như vậy họ luôn phân vân đứng giữa hai con đường: tu luyện và đời thường, mãi không thể từ nội tâm mà buông bỏ những vui buồn thế tục.

Lại cũng có người hiểu rõ sự thần thông quảng đại của Thần Phật, tu luyện chính là không nên sợ hãi mà cần phải chính niệm chính hành, nhưng họ lại sợ cái này sợ cái kia làm cho tự mình trói buộc chân tay không thể bước đi tinh tấn trên con đường thực tu, cứu độ chính mình.

Ảnh chụp màn hình báo Thanh Niên.

Tôn Ngộ Không đại biểu cho siêu năng lực của người tu luyện

Một người chân chính tu luyện, từ khi bước trên con đường tu luyện, thì đã xuất ra rất nhiều công năng, chỉ có điều trong giai đoạn đầu, những công năng này chỉ có tác dụng ước chế tại không gian này mà thôi. Sau này cảnh giới tu luyện cao lên thì những công năng này lại được thay thế bằng Phật Pháp thần thông. Mà Phật Pháp thần thông lại có thể ước chế  các không gian lớn nhỏ trong vũ trụ, uy lực vô tỉ không gì sánh được.

Một người bước trên con đường tu luyện chính là bước lên con đường siêu thường, đương nhiên sẽ có những năng lực vượt khỏi người bình thường. Công năng và thần thông của họ chính là sự biểu hiện cho thành tựu tu luyện của mình, là khả năng tự bảo hộ bản thân. Vậy nên người tu luyện trong quá trình tu luyện cần phải học cách vận dụng thần thông, pháp lực của mình. Họ cũng cần phải dũng cảm đối diện với tất cả vấn đề như Tôn Ngộ Không, lên trời xuống biển, thiên đàng địa ngục đều đi qua. Họ có thể vận dụng thần thông, pháp lực của mình để giải quyết những ma nạn tự thân gặp phải trong quá trình tu luyện. Trong quá trình vận dụng công năng của mình thì họ ngày càng biến thành cường mạnh, uy lực vô tỉ.

Trư Ngộ Năng đại biểu cho phần thế tục của người tu luyện

Người tu luyện bất luận là có dũng mãnh tinh tấn thế nào thì vẫn là người đang tu, là người thì ắt có nhân tâm, điều thể hiện ra bên ngoài thường là những tâm chấp mê của người đời.

Ví như tại hồi thứ 79:

“Tìm hang bắt quái gặp Thọ Tinh; Giữa điện dạy vua mừng nhận trẻ”, nguyên tác kể rằng:

Quốc vương cười nói:

– Trẫm mắc bệnh đã lâu mà chẳng khỏi. May nhờ quốc trượng ban cho một bài thuốc, các vị đã đủ cả, chỉ còn thiếu một vị thuốc dẫn mà thôi. Nay mời trưởng lão vào, xin ngài vị thuốc dẫn ấy. Nếu bệnh trẫm khỏi, trẫm sẽ lập miếu thờ trưởng lão, bốn mùa cúng tế, mãi mãi là hương hỏa truyền quốc của trẫm.

Đường Tăng giả nói:

– Tôi là người xuất gia, trần trụi vác thân người tới đây, không biết quốc trượng cần vị thuốc dẫn nào? Bệ hạ hỏi xem.

Hôn quân nói:

– Muốn cần đến bộ tim gan của trưởng lão.

Đường Tăng giả nói:

– Chẳng giấu gì bệ hạ, tim tôi có mấy loại, không biết bệ hạ cần loại màu gì?

– Hòa thượng kia, ta cần tới quả tim đen của nhà ngươi.

Đường Tăng giả nói:

– Đã như vậy, mau mang dao lại đây mổ bụng tôi ra, nếu có tim đen, xin tuân lệnh dâng lên.

Hôn quân mừng quá cảm ơn rối rít, sai ngay quan Đương giá mang tới mọt con dao tai trâu ngắn, đưa cho Đường Tăng giả.

Đường Tăng giả cầm dao trong tay, cởi luôn quần áo, ưỡn ngực tay trái xoa bụng, tay phải cầm dao xoẹt một tiếng, rạch đứt đôi da bụng, rồi từ ổ bụng một đống tim tuồn tuột chảy ra, làm cho quan văn tái mặt, tướng võ hoảng hồn. Quốc trượng đứng trong điện thấy vậy nói:

– Hòa thượng này sao lắm tim thế!

Đường Tăng giả cầm số tim máu chảy ròng ròng, bới từng quả cho các quan xem, thấy toàn là những quả tim đỏ, tim trắng, tim vàng, tim tham lam, tim danh lợi, tim đố kỵ, tim mưu mẹo, tim hiếu thắng, tim hãnh tiến, tim khinh mạn, tim sát hại, tim độc ác, tim sợ sệt, tim tà vọng, tim vô danh, tim mờ ám… toàn là các loại tim xấu xa, chẳng thấy có một quả tim đen nào. Hôn quân sợ quá như dại như ngây, chẳng nói nên lời, run rẩy lắp bắp nói:

– Hãy cất đi! Hãy cất đi!

Ảnh chụp màn hình từ Youtube.

Kỳ thực những tim này đều là tâm người thường, đều là những tâm người tu luyện cần bỏ, chỉ khi nào trừ sạch những tâm này mới có thể công thành viên mãn. Đương nhiên người thường vẫn là người thường, người thường là dựa vào lý tưởng, vào truy cầu mà sống. Có người truy cầu cả đời vẫn không được thứ gì, có người trong mệnh đã có, vốn dĩ không cần nỗ lực cũng có được những điều mình muốn nhưng họ lại tự làm khó chính mình, tranh tranh đấu đấu cả đời cơ cực. Người thường chính là vậy, người tu luyện thì lại cần nhảy ra ngoài cái lý của người thường, cần phải dựa theo chân lý của Phật pháp mà chỉ đạo bản thân.

Sa Ngộ Tĩnh đại biểu cho phía chính thường của người tu luyện

Xuyên suốt Tây Du, chúng ta luôn thấy một hình ảnh Sa Tăng cần cù chịu khó, vất vả không nản, khó khăn không lùi, điềm đạm, chân thành, trung thực, không bao giờ bị cám dỗ bởi những điều trần tục nơi nhân thế. Bởi vậy mới nói Sa Ngộ Tĩnh chính là đại biểu cho phía chính thường của người tu luyện: Người tu luyện chính là bảo trì tâm thái thanh tỉnh, không có vọng niệm ham muốn những điều thế tục, một lòng lấy Pháp làm thầy, không ngừng tinh tấn tu luyện, trước sau như một. Có như vậy thì khi đối diện với ma nạn khảo nghiệm mới thể hiện được sự thanh tỉnh của người chân tu.

 Bạch Long Mã đại biểu cho sự nhẫn nại và dũng mãnh của người tu luyện

Bạch Long Mã mang vác hành lý và cõng Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh, có thể nói đó là công lao không hề nhỏ. Người tu hành cần có tinh thần này: một mực tiến về phía trước bất luận khó khăn ra sao cũng vượt qua, trèo đèo lội suối, lên thác xuống ghềnh đều không quay đầu chùn bước. Chuyện qua đi đã là dĩ vãng, bất luận làm tốt hay không, việc buồn hay vui đều không bận tâm đến nữa, chỉ chuyên tâm một lòng đối đãi với những việc trước mắt. Người tu hành chính là bước trên con đường xả bỏ, không còn vấn vương chuyện cũ đã qua. Nguyên nhân bởi người chân tu hiểu rằng nhanh chóng tu luyện đến viên mãn mới là đích cuối của người tu.

Giống như Đường Tăng, vạn khó không từ, một lòng thành tâm hướng Phật.

Giống như Ngộ Không, rèn giũa và vận dụng thần thông, pháp lực của bản thân để đối kháng yêu ma can nhiễu.

Giống như Bát giới, cần luôn giới bỏ những tâm người thường.

Giống như Sa Tăng, thanh tỉnh thực tu.

Giống như Bạch Long Mã, tinh thần dũng mãnh luôn luôn kiên nhẫn tiến về phía trước.

Đây chính là đại biểu cho một người tu luyện chân chính giữa đời thường vậy.

Quả đúng là:

Tu luyện như chống thuyền vượt thác
Đừng buông lơi, sóng sẽ cuốn thụt lùi
Nào tinh tấn phăng chèo vươn tới trước
Nơi cuối nguồn Thệ ước, Cố hương mong…

(Vô danh cư sỹ).

Vũ Minh
Theo Zhengjian

Video: Thần Phật bảo hộ cho ‘người tín Thần Phật’ như thế nào?

Play Video

Tranh vẽ Tây Du Ký (ảnh: Wikipedia).
Đọc kỹ Tây Du Ký, chúng ta  sẽ phát hiện quá trình thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh, kỳ thực chỉ là sự miêu tả quá trình tu luyện của một người, trong đó 81 nạn trên đường thỉnh kinh cũng như yêu quái gặp phải, tất cả đều là những ma nạn mà một người tu luyện cần phải đối diện. Ở đây có thể thấy rõ một điều: Ngộ được chính đạo là điều không dễ dàng… 

Tu luyện chân chính là hình thức tu luyện thể hiện trong cuộc sống xã hội thường ngày. Với một người bình thường thì những ý niệm vui buồn oán giận trong cuộc sống chỉ là những điều nhỏ bé, nhưng đối với người tu luyện thì ngược lại, tất cả đều là những vấn đề cực kỳ quan trọng, là mấu chốt quyết định thành bại của người chân tu.

Người tu luyện chính là thông qua sự tiếp xúc với mọi người, với xã hội mà “ma luyện” chính mình, mà đề cao tâm tính. Trong đó huyền cơ thì lại chỉ có người tu luyện chân chính mới thấu tỏ, vậy nên trong bài này người viết sẽ không lấy việc thỉnh kinh để so sánh, nó sẽ khiến người thế nhân khó mà tiếp thụ. Ở đây chúng tôi chỉ mượn hình ảnh thầy trò Đường Tăng để liễu giải ẩn ý thâm sâu của người tu luyện giữa đời thường.

Vì sao lại nói năm thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh kỳ thực lại là biểu hiện cho quá trình tu hành của một người?

Đường Tăng đại biểu chính niệm của một người tu luyện

Mặc dù trên đường đi thỉnh kinh, ma nạn trùng trùng, nguy hiểm vô số nhưng mỗi lần đối diện với quan nạn, Đường Tăng luôn thể hiện một lòng chính niệm, kiên định cầu được chân kinh, từ đầu đến cuối không hề mê lạc. Đây chính là đại biểu cho sự tín Sư tín Pháp của người tu luyện. Quá trình tu luyện cũng có thể nói là quá trình không ngừng kiên định, thành tín với Phật pháp, với Chân kinh. Cũng chính là để xem trong khi đối diện với khảo nghiệm, với muôn vàn thật giả lẫn lộn, với sự cám dỗ mê hoặc của thế tục muôn màu có thể một lòng kiên định không thay đổi hay không?

Có người tự nhận rằng mình rất tin vào Thần Phật, nhưng khi gặp phải nguy nan họ lại thường kêu lên “Mẹ ơi”. Thay vì nhớ đến Phật, họ sớm đã quên rằng mình là người tín Phật ắt sẽ được Phật bảo hộ chở che. Đây chính là sự thể hiện lòng thành, đức tin của bản thân đã thực sự tín Phật hay chưa? Khi gặp thời khắc mấu chốt, lúc khảo nghiệm lòng thành của họ thì họ lại quên đi mất Phật ở trên cao, họ chỉ nhớ tới mẹ mình.

Lại có người nói mình tinh tấn thực tu nhưng ngược lại lúc nào cũng bận bịu lo toan cho cuộc sống cá nhân, mong sao cuộc sống được tốt hơn, mong sao gặp được bạn đời như ý, thay vì tinh tấn dụng tâm tu luyện họ lại bận tâm tới rất nhiều thứ khác. Cứ như vậy họ luôn phân vân đứng giữa hai con đường: tu luyện và đời thường, mãi không thể từ nội tâm mà buông bỏ những vui buồn thế tục.

Lại cũng có người hiểu rõ sự thần thông quảng đại của Thần Phật, tu luyện chính là không nên sợ hãi mà cần phải chính niệm chính hành, nhưng họ lại sợ cái này sợ cái kia làm cho tự mình trói buộc chân tay không thể bước đi tinh tấn trên con đường thực tu, cứu độ chính mình.

Ảnh chụp màn hình báo Thanh Niên.

Tôn Ngộ Không đại biểu cho siêu năng lực của người tu luyện

Một người chân chính tu luyện, từ khi bước trên con đường tu luyện, thì đã xuất ra rất nhiều công năng, chỉ có điều trong giai đoạn đầu, những công năng này chỉ có tác dụng ước chế tại không gian này mà thôi. Sau này cảnh giới tu luyện cao lên thì những công năng này lại được thay thế bằng Phật Pháp thần thông. Mà Phật Pháp thần thông lại có thể ước chế  các không gian lớn nhỏ trong vũ trụ, uy lực vô tỉ không gì sánh được.

Một người bước trên con đường tu luyện chính là bước lên con đường siêu thường, đương nhiên sẽ có những năng lực vượt khỏi người bình thường. Công năng và thần thông của họ chính là sự biểu hiện cho thành tựu tu luyện của mình, là khả năng tự bảo hộ bản thân. Vậy nên người tu luyện trong quá trình tu luyện cần phải học cách vận dụng thần thông, pháp lực của mình. Họ cũng cần phải dũng cảm đối diện với tất cả vấn đề như Tôn Ngộ Không, lên trời xuống biển, thiên đàng địa ngục đều đi qua. Họ có thể vận dụng thần thông, pháp lực của mình để giải quyết những ma nạn tự thân gặp phải trong quá trình tu luyện. Trong quá trình vận dụng công năng của mình thì họ ngày càng biến thành cường mạnh, uy lực vô tỉ.

Trư Ngộ Năng đại biểu cho phần thế tục của người tu luyện

Người tu luyện bất luận là có dũng mãnh tinh tấn thế nào thì vẫn là người đang tu, là người thì ắt có nhân tâm, điều thể hiện ra bên ngoài thường là những tâm chấp mê của người đời.

Ví như tại hồi thứ 79:

“Tìm hang bắt quái gặp Thọ Tinh; Giữa điện dạy vua mừng nhận trẻ”, nguyên tác kể rằng:

Quốc vương cười nói:

– Trẫm mắc bệnh đã lâu mà chẳng khỏi. May nhờ quốc trượng ban cho một bài thuốc, các vị đã đủ cả, chỉ còn thiếu một vị thuốc dẫn mà thôi. Nay mời trưởng lão vào, xin ngài vị thuốc dẫn ấy. Nếu bệnh trẫm khỏi, trẫm sẽ lập miếu thờ trưởng lão, bốn mùa cúng tế, mãi mãi là hương hỏa truyền quốc của trẫm.

Đường Tăng giả nói:

– Tôi là người xuất gia, trần trụi vác thân người tới đây, không biết quốc trượng cần vị thuốc dẫn nào? Bệ hạ hỏi xem.

Hôn quân nói:

– Muốn cần đến bộ tim gan của trưởng lão.

Đường Tăng giả nói:

– Chẳng giấu gì bệ hạ, tim tôi có mấy loại, không biết bệ hạ cần loại màu gì?

– Hòa thượng kia, ta cần tới quả tim đen của nhà ngươi.

Đường Tăng giả nói:

– Đã như vậy, mau mang dao lại đây mổ bụng tôi ra, nếu có tim đen, xin tuân lệnh dâng lên.

Hôn quân mừng quá cảm ơn rối rít, sai ngay quan Đương giá mang tới mọt con dao tai trâu ngắn, đưa cho Đường Tăng giả.

Đường Tăng giả cầm dao trong tay, cởi luôn quần áo, ưỡn ngực tay trái xoa bụng, tay phải cầm dao xoẹt một tiếng, rạch đứt đôi da bụng, rồi từ ổ bụng một đống tim tuồn tuột chảy ra, làm cho quan văn tái mặt, tướng võ hoảng hồn. Quốc trượng đứng trong điện thấy vậy nói:

– Hòa thượng này sao lắm tim thế!

Đường Tăng giả cầm số tim máu chảy ròng ròng, bới từng quả cho các quan xem, thấy toàn là những quả tim đỏ, tim trắng, tim vàng, tim tham lam, tim danh lợi, tim đố kỵ, tim mưu mẹo, tim hiếu thắng, tim hãnh tiến, tim khinh mạn, tim sát hại, tim độc ác, tim sợ sệt, tim tà vọng, tim vô danh, tim mờ ám… toàn là các loại tim xấu xa, chẳng thấy có một quả tim đen nào. Hôn quân sợ quá như dại như ngây, chẳng nói nên lời, run rẩy lắp bắp nói:

– Hãy cất đi! Hãy cất đi!

Ảnh chụp màn hình từ Youtube.

Kỳ thực những tim này đều là tâm người thường, đều là những tâm người tu luyện cần bỏ, chỉ khi nào trừ sạch những tâm này mới có thể công thành viên mãn. Đương nhiên người thường vẫn là người thường, người thường là dựa vào lý tưởng, vào truy cầu mà sống. Có người truy cầu cả đời vẫn không được thứ gì, có người trong mệnh đã có, vốn dĩ không cần nỗ lực cũng có được những điều mình muốn nhưng họ lại tự làm khó chính mình, tranh tranh đấu đấu cả đời cơ cực. Người thường chính là vậy, người tu luyện thì lại cần nhảy ra ngoài cái lý của người thường, cần phải dựa theo chân lý của Phật pháp mà chỉ đạo bản thân.

Sa Ngộ Tĩnh đại biểu cho phía chính thường của người tu luyện

Xuyên suốt Tây Du, chúng ta luôn thấy một hình ảnh Sa Tăng cần cù chịu khó, vất vả không nản, khó khăn không lùi, điềm đạm, chân thành, trung thực, không bao giờ bị cám dỗ bởi những điều trần tục nơi nhân thế. Bởi vậy mới nói Sa Ngộ Tĩnh chính là đại biểu cho phía chính thường của người tu luyện: Người tu luyện chính là bảo trì tâm thái thanh tỉnh, không có vọng niệm ham muốn những điều thế tục, một lòng lấy Pháp làm thầy, không ngừng tinh tấn tu luyện, trước sau như một. Có như vậy thì khi đối diện với ma nạn khảo nghiệm mới thể hiện được sự thanh tỉnh của người chân tu.

 Bạch Long Mã đại biểu cho sự nhẫn nại và dũng mãnh của người tu luyện

Bạch Long Mã mang vác hành lý và cõng Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh, có thể nói đó là công lao không hề nhỏ. Người tu hành cần có tinh thần này: một mực tiến về phía trước bất luận khó khăn ra sao cũng vượt qua, trèo đèo lội suối, lên thác xuống ghềnh đều không quay đầu chùn bước. Chuyện qua đi đã là dĩ vãng, bất luận làm tốt hay không, việc buồn hay vui đều không bận tâm đến nữa, chỉ chuyên tâm một lòng đối đãi với những việc trước mắt. Người tu hành chính là bước trên con đường xả bỏ, không còn vấn vương chuyện cũ đã qua. Nguyên nhân bởi người chân tu hiểu rằng nhanh chóng tu luyện đến viên mãn mới là đích cuối của người tu.

Giống như Đường Tăng, vạn khó không từ, một lòng thành tâm hướng Phật.

Giống như Ngộ Không, rèn giũa và vận dụng thần thông, pháp lực của bản thân để đối kháng yêu ma can nhiễu.

Giống như Bát giới, cần luôn giới bỏ những tâm người thường.

Giống như Sa Tăng, thanh tỉnh thực tu.

Giống như Bạch Long Mã, tinh thần dũng mãnh luôn luôn kiên nhẫn tiến về phía trước.

Đây chính là đại biểu cho một người tu luyện chân chính giữa đời thường vậy.

Quả đúng là:

Tu luyện như chống thuyền vượt thác
Đừng buông lơi, sóng sẽ cuốn thụt lùi
Nào tinh tấn phăng chèo vươn tới trước
Nơi cuối nguồn Thệ ước, Cố hương mong…

(Vô danh cư sỹ).

Vũ Minh
Theo Zhengjian

Video: Thần Phật bảo hộ cho ‘người tín Thần Phật’ như thế nào?

Play Video

Advertisement
Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

Vũ Hán: Nhiều thi thể bị bỏ ngoài hành lang bệnh viện và không ai đoái hoài

Vũ Hán: Nhiều thi thể bị bỏ ngoài hành lang bệnh viện và không ai đoái hoài

Hình ảnh lấy từ video chưa được xác minh lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội Twitter cho thấy xác chết của bệnh nhân viễm virus corona bị bỏ mặc ngoài hành lang bệnh viện.
Kể từ khi dịch viêm phổi do virus corona bùng phát ở Vũ Hán, các bệnh viện đều quá tải, số ca nhiễm bệnh và tử vong do chính quyền Bắc Kinh công bố nhận nhiều chỉ trích không đúng thực tế. Có người tiết lộ, nhiều thi thể bệnh nhân bị bỏ ngoài hành lang trong nhiều giờ mà không ai đoái hoài.

Gần đây, ông Triệu gốc người Vũ Hán sống tại Hoa Kỳ nói với Epoch Times, dịch bệnh viêm phổi corona ở Vũ Hán rất nghiêm trọng. Ông có một người bạn biết rõ ngành tang lễ ở Vũ Hán.

Theo bạn ông Triệu, “Hôm qua (đêm giao thừa) chỉ trong một đêm (họ) đã xử lý hơn 700 xác chết (của bệnh nhân) đã qua điều trị, khả năng có hơn 100.000 người có thể bị nhiễm bệnh”.

Epoch Times đã điện thoại xác nhận với bạn ông Triệu, người này cho biết “Cái này cũng nghe đồn lại”.

Ngoài ra, người bạn ông Triệu còn tiết lộ: “Tôi có một người bạn làm việc tại Bệnh viện Vũ Hán 161, và cho biết nhiều thi thể bị bỏ lại trong hành lang trong nhiều giờ mà không ai đoái hoài”.

Một người phụ nữ ở Trung Quốc tên là Xiaoxi, 36 tuổi, đưa chồng đi xét nghiệm cũng tiết lộ điều tương tự với tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng.

Xiaoxi chia sẻ video cho thấy khu điều trị sốt của bệnh viện chật kín bệnh nhân chờ được chăm sóc. Cô cho biết nhiều thi thể bệnh nhân bị bỏ mặc ở hành lang, quấn vải lanh và không ai xử lý vì bệnh viện không đủ nhân lực.

“Tôi từng đưa khăn giấy cho một nữ y tá. Lúc đó cô ấy đang khóc vì xin thêm người đến chuyển thi thể mà không ai trả lời”, cô Xiaoxi kể lại.

Ông Triệu cho biết, người dân Vũ Hán rất đau buồn và bất bình vì dịch bệnh bùng phát nhưng chính phủ không quản, không cho người dân nhập viện hay điều trị. Người dân giành giật mua khẩu trang và chất khử trùng, với giá 20 nhân dân tệ một cái khẩu trang (khoảng 67.000 vnđ).

Phóng viên của Epoch Times đã gọi điện đến nhiều cơ quan chính phủ ở Vũ Hán để xác nhận thông tin nhưng chưa nhận được phản hồi. Tuy nhiên, một quan chức tại Cục Dân sự Vũ Hán phụ trách phòng tang lễ đã trả lời điện thoại: “Chúng tôi không thể công bố bất cứ điều gì cho ai”.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

hải chăng Tập Cận Bình đang lâm vào thế ‘bệnh dịch trời giáng’ giống thời vua Minh Tư Tông?

hải chăng Tập Cận Bình đang lâm vào thế ‘bệnh dịch trời giáng’ giống thời vua Minh Tư Tông?

(Nguồn: wikimedia.org, kremlin.ru).
Vào năm cuối cùng của Sùng Trinh Đế (Minh Tư Tông), bệnh dịch hạch bùng phát ở khắp nơi. Ngày nay, bệnh viêm phổi ở Vũ Hán cũng đang rất khốc liệt, dịch tả lợn Châu Phi vào năm ngoái vẫn phát triển không ngừng, khiến người ta liên tưởng về sự tương tự giữa Tập Cận Bình và Minh Tư Tông.

Trong hai năm qua, ngày càng có nhiều người bắt đầu thuyết phục Tập Cận Bình từ bỏ đảng Cộng sản Trung Quốc, “quay đầu là bờ”, và so sánh Tập Cận Bình với Hoàng Đế Sùng Trinh. Những đánh giá về Hoàng Đế Sùng Trinh trong lịch sử không tệ, nhưng nhiều người lại cho rằng ông chí đại tài sơ (chí lớn mà tài mọn). Vài năm trước, nhiều người đã hy vọng vào Tập Cận Bình và nghĩ rằng ông là một nhà lãnh đạo thông minh, có năng lực. Sùng Trinh vốn vô tình trở thành hoàng đế, ông xóa bỏ chế độ độc tài của hoạn quan một cách kiên quyết, và từng được coi là người đứng đầu thông minh có thể phục hưng đất nước. Tuy nhiên, Sùng Trinh Đế và Tập Cận Bình lại cùng bị đánh giá là làm ra một mớ hỗn độn trong việc cai trị đất nước.

ADVERTISING

Khi Sùng Trinh là Hoàng đế, bệnh dịch cùng các thảm họa thiên nhiên liên tiếp diễn ra, cùng các cuộc nổi dậy của nông dân. Trong thời kỳ Sùng Trinh Đế, bệnh dịch hạch đã lan khắp nơi trong lãnh địa của nhà Minh.

Mặc dù một số người không coi trọng những điềm báo của các thảm họa thiên nhiên trước sự sụp đổ của một triều đại, nhưng nhìn vào lịch sử, các thảm họa thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt, côn trùng, gió bão, động đất,… thường đóng một vai trò quan trọng đối với sự biến động của trật tự xã hội cùng các sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử loài người.

Chân dung của Sùng Trinh Đế (ảnh: Wikipedia).

Thảm họa ở thời kỳ Hoàng Đế Sùng Trinh nghiêm trọng đến mức nào? Chúng ta hãy cùng nhìn vào các ghi chép lịch sử.

Năm thứ 6 Sùng Trinh Đế (1633), dịch bệnh đột nhiên xuất hiện nhiều nơi ở Sơn Tây. Trong “Sơn Tây Thông Chí” của Vạn Lịch (niên hiệu của Vua Thần Tông thời Minh, 1573-1620) có ghi lại, trong những năm này, Vạn Khúc, Dương Thành, khắp nước dịch bệnh, đại dịch Cao Bình, Liêu Châu, người chết vô số. Hạn hán xảy ra ở Tây Nam Sơn Tây, còn dịch bệnh phổ biến chủ yếu ở Đông Nam Sơn Tây. Quận Tần Nguyên, thành phố Tần Châu chỉ còn vài trăm nhà, mùa màng thất thu, 500 đồng một đấu gạo, mùa hè thì dịch bệnh, nên người chết là không đếm được.

Năm thứ bảy, thứ tám Sùng Trinh Đế, tại huyện Hưng, gần sông Hoàng Hà phía Tây Sơn Tây, đạo tặc giết và làm hại dân lành, xã hội bất an, thêm vào đó là thiên tai của tự nhiên càng làm cho bệnh dịch trở nên trầm trọng. “Thiên hành ôn dịch, hướng phát tịch tử”, bệnh dịch trên trời giáng xuống, chỉ trong một đêm, cả gia đình chết hết, người người kinh sợ tìm đường tháo chạy, toàn thành phố vắng không một bóng người.

Vào năm thứ 10 Sùng Trinh Đế (1637), đại dịch ở Sơn Tây hoành hành từ Bắc xuống Nam, ngay cả gia súc cũng bị nhiễm bệnh. Trong mười bốn năm, đại dịch đã dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng và sự đói khát trong suốt nhiều năm. Huyện Sơn Tắc ở phía Nam, một đại dịch cũng xuất hiện. Năm thứ 16 và 17 Sùng Trinh Đế là đỉnh điểm của dịch bệnh ở Sơn Tây, làm cho rất nhiều người chết. Vào năm thứ mười bảy Sùng Trinh Đế, tỉnh Đại Đồng đã “lặp lại bệnh dịch” và ở huyện Linh Khâu bệnh dịch hạch đã khiến hơn một nửa số người chết. Đại dịch ở Lộ An phía Nam, người bệnh tự nhiên nổi hạch, thổ ra máu, nhà nào có người chết cũng không dám đem đi chôn cất, mai táng.

Tại Hà Nam, trong “Hoang Niên Chí Bia” có ghi chép lại rằng năm thứ 13 Sùng Trinh, hai bên bờ sông Hoàng Hà, gió lớn làm lúa mì chết hết, nhà còn đó mà người chẳng còn ai. Năm thứ 14, đồng bằng miền Trung bệnh dịch bùng phát tứ phía, vào tháng 2, người dân huyện Nội Hoàng vô cùng lo lắng, người chết tới bảy phần. Vào thời điểm đó, có đất không có người, có người không có bò, đất đai bị bỏ hoang. Huyện Yển Sư, mùa xuân bệnh dịch làm người chết la liệt. Huyện Văn Hương mất mùa, đời sống khó khăn, nạn đói xảy ra… Huyện Dương Vũ, ôn dịch đại tác, người chết tới chín mười phần. Huyện Huỳnh Dương, bệnh dịch làm người chết không kịp chia ly, tháng 3, đường không một bóng người. Tới mùa thu, người đã chết nhiều tới mức quan tài cũng không kịp làm, người còn lại chẳng mấy, trên đường toàn tiếng ruồi bay khiến người ta phải rùng mình sợ hãi.

Sau năm thứ 13 Sùng Trinh Đế, đại dịch đã lan tới Bắc Kinh khiến Bắc Kinh trở thành vùng dịch không kém những nơi khác. Chính phủ lao đao và người dân chết la liệt, mùa xuân năm đó không có mưa, hạn hán xảy ra khiến dịch bệnh càng chiếm ưu thế hơn. Năm sau, bệnh dịch ở Hà Bắc vẫn tiếp tục phát triển và kéo dài dưới thời Hoàng Đế Sùng Trinh trong 14 năm.

Ngô Giang, Giang Tô từng hai lần bị dịch hạch hoành hành, Sùng Trinh năm Tân Tỵ (1641), Ngô Giang bất ngờ bùng phát dịch bệnh, vô số người đã chết và tỷ lệ tử vong cao kỷ lục. Một gia đình ban đầu chỉ có một người mắc bệnh, nhưng chỉ sau vài ngày, hàng chục người trong gia đình bị nhiễm bệnh và tất cả đều chết. Bệnh dịch nguy hiểm tới mức người ta cảm thấy như chỉ cần chạm vào người bệnh, ngay lập tức là có thể chết.

Vào mùa xuân năm thứ mười bảy Sùng Trinh Đế (1644), chỉ ba năm sau khi bệnh dịch tạm ngưng, Ngô Giang lại một lần nữa bị đại dịch. Triệu chứng chính của người bệnh là thỉnh thoảng lại trào ra máu. Chưa bao giờ ở thành phố Ngô Giang có nhiều người chết như vậy. Thậm chí tất cả cư dân trong một con hẻm đã chết vì căn bệnh này, chứ đừng nói đến việc có bao nhiêu người chết trong một gia đình, không ai còn sống. Dịch bệnh kéo dài hơn một tháng, đã giết chết rất nhiều người Ngô Giang.

Vào tháng Bảy, năm thứ mười sáu Sùng Trinh Đế, dịch bệnh đã bùng phát ở Thông Châu, Thuận Thiên. Căn bệnh này được gọi là vàng da, chỉ cần nhìn thấy nó, bạn sẽ chết. Khi một gia đình có người chết, họ cũng không dám hội tụ lại để làm đám tang. Bệnh dịch nghiêm trọng khiến lòng người kinh sợ, giết chết hơn 200.000 người.

Theo “Hoa Thôn Đàm Vãng” của Ngô Chấn Phương, từ tháng 8 đến tháng 10 năm thứ 16 Sùng Trinh Đế (1643), dịch bệnh bên trong và bên ngoài của khu vực là Đại học Sư phạm Bắc Kinh ngày nay đã lên đến đỉnh điểm. Bất kể bạn già hay trẻ, bạn sẽ sớm chết vì căn bệnh này. Ngực và bụng của bệnh nhân căng lên, hàng ngàn người chết mỗi ngày và nhiều người chết mà không hề biết tên bệnh.

Ví như, Binh khoa Tào Lương đang nói chuyện cùng khách, giơ chén trà cung kính hành lễ, bỗng dưng không đứng dậy nổi, liền chết tại chỗ. Binh bộ Chu Hy Lai viếng thăm khách vội vàng chạy về, vừa bước chân vào phòng thì lăn ra chết.

Nghi hưng Ngô Ngạn Thăng tuân lệnh Ôn Châu xử án, ngay khi ông ta muốn lên thuyền đi nhậm chức, một người hầu đột nhiên bị chết, người hầu khác của ông đi mua quan tài, mãi không thấy về, ông vội chạy đi xem thì người đó đã chết ở tiệm quan tài rồi.

Bảo mỗ, người ở cùng quán trọ với Ngô mỗ liền khuyên ông hãy cùng nhau đi tìm một quán trọ khác. Bảo mỗ đeo hành lý của mình trước ngực rồi đi, Ngô mỗ sắp xếp hành lý đi sau, khi chạy tới nơi trọ mới, đã thấy Bảo mỗ chết ở trong phòng của ngôi nhà mới. Ngô mỗ vội vàng dọn đồ ra ngoài, đến sáng sớm ngày thứ hai, ông cũng cứ thế mà chết.

Kim Ngô Tiền Tấn Dân cùng khách uống rượu, chuyện còn chưa nói hết đã tắt thở, một lát sau, vợ của ông cùng tỳ nữ, trong một thời gian ngắn cũng chết tổng cộng 15 người. Lại có hai người bạn cùng cưỡi ngựa đi đường, người phía sau nói chuyện, người trước mặt đáp lời, người phía sau nói nữa, người trước mặt đã chết ở trên yên ngựa, roi ngựa trong tay vẫn còn giương trên cao. Dọc phố nhỏ gia đình người chết không đếm được, trên đường phố đã không còn người nói chuyện phiếm, tản bộ. Người chết quả thực quá nhiều!

Thiên Tân, gần Đại học Sư phạm Bắc Kinh ngày nay, cũng bị tấn công bởi bệnh dịch hạch, nhưng lúc này đã là năm thứ 17 Sùng Trinh Đế. Có người cho rằng: Trời cao đã giáng tai họa xuống nhân gian, cho nên ôn dịch hoành hành. Từ tháng 8 đến tháng 9, dịch bệnh đã lên đến đỉnh điểm. Bệnh lây truyền từ nhà này sang nhà khác và không ai thoát khỏi. Miễn là một người bị bệnh, nó sẽ lây truyền sang người kia. Căn bệnh này đã lan rộng ở thành phố Thiên Tân được hai tháng, gây ra những cái chết hàng loạt cả trong ngoài thành phố. Để lại những tiếng khóc lóc thảm thiết và nỗi sợ hãi đầy bi thảm của những người còn sống sót!

Không chỉ người dân, mà ngay cả kết cục cuối cùng của Hoàng đế Sùng Trinh cũng khiến người ta phải than thở. Ông đã từng có cơ hội, nhưng hết lần này đến lần khác, ông đều không nắm bắt được nó.

Vị trí mà hoàng đế Sùng Trinh được cho là đã treo cổ tự tử năm 1644 (ảnh: Wikipedia).

Lịch sử đã dạy cho chúng ta những bài học sâu sắc, nhưng vẫn có những người không thể học hỏi và tiếp thu.

Dịch bệnh đã mang đến nỗi buồn và nỗi kinh sợ cho mọi người, nhưng lại khiến họ và ngay cả chúng ta phải đặt ra một câu hỏi: những người còn sống sót là loại người nào? Tại sao họ có thể sống sót sau đại dịch? Làm thế nào chúng ta có thể sống sót sau một thảm họa? Có lẽ đó là hy vọng của những người biết lắng nghe và tỉnh táo để lựa chọn Sự Thiện Lương! Bởi vì các vị Thần luôn bảo vệ những người có tấm lòng tốt bụng!

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Áo dài Việt Nam – Đi qua thăng trầm vẫn vẹn nguyên cội nguồn bản sắc Việt Tâm Liên | ĐKN 4

Áo dài Việt Nam – Đi qua thăng trầm vẫn vẹn nguyên cội nguồn bản sắc Việt

Ảnh: wikipedia/ marry.
Mỗi dân tộc trên thế giới đều có một loại trang phục truyền thống mà chỉ cần nhìn cách phục sức của họ, chúng ta có thể nhận biết họ thuộc quốc gia nào. Nếu người Nhật Bản có Kimono, người Hàn Quốc có Hanbok, người Trung Quốc có Sườn xám,… thì người Việt Nam lại hãnh diện khi mang trên mình chiếc Áo dài dân tộc. Theo dòng chảy của lịch sử, chiếc áo dài đã có nhiều thay đổi để phù hợp với từng giai đoạn của xã hội. Thế nhưng, dẫu thay đổi thế nào đi chăng nữa, áo dài vẫn luôn là biểu tượng của vẻ đẹp, văn hóa và là niềm tự hào của hàng triệu người con đất Việt.

Áo dài từ lâu vẫn luôn là trang phục truyền thống không thể thiếu của mỗi người dân Việt Nam. Nếu đối với nữ, chiếc áo dài là trang phục tôn vinh vẻ kín đáo, dịu dàng làm toát lên nét duyên dáng, thanh lịch của người con gái Việt, thì áo dài nam lại là trang phục mang nét trang trọng, nghiêm cẩn tạo nên tâm hồn, cốt cách của người đàn ông đất Việt. Thế nhưng, ít ai biết rằng để có được vị thế như ngày hôm nay, áo dài đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử.

ADVERTISING

Ngược dòng thời gian tìm về cội nguồn, dựa trên những tài liệu, thông tin của những nhà văn hóa, nghiên cứu lịch sử… khoảng 3.000 năm trước, hình ảnh chiếc áo dài với hai tà thướt tha, mềm mại, mỏng manh như cánh bướm bay trong gió đã xuất hiện trên những cổ vật như mặt trống đồng Ngọc Lũ, Hòa Bình, Hoàng Hạ, trên thạp đồng Đào Thịnh. Tuy nhiên, nhiều ý kiến lại cho rằng, chiếc áo dài đã ra đời từ thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát, xưng Vũ Vương (1739-1765) ở thế kỷ XVIII.

Kiểu sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán, chiếc áo giao lãnh được thu gọn lại thành kiểu áo tứ thân (gồm bốn vạt nửa: vạt nửa trước phải, vạt nửa trước trái, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái). Áo tứ thân thích hợp cho người phụ nữ miền quê quanh năm cần cù bươn chải.

Ảnh: vi.wikipedia.org.

Với những phụ nữ thị thành không phải làm những công việc nặng nhọc, họ muốn có một kiểu áo dài được cách tân để tôn thêm dáng dấp trang khuê các. Áo ngũ thân ra đời trong hoàn cảnh đó, với biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay được thu bé lại trở thành vạt con, thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước. Áo ngũ thân che kín thân hình.

Thế kỷ XVIII

Văn hóa của chúng ta vốn chịu ảnh hưởng nặng nề của văn hóa Trung Hoa, lối ăn mặc của người Việt Nam cũng thường hay bắt chước người phương Bắc. Điều này trở nên đáng lo ngại hơn dưới thời các chúa Nguyễn xứ Đàng Trong, khi nhu cầu khẩn hoang gia tăng, đã đón nhận hàng vạn người Minh Hương sang định cư lập nghiệp, mặc dù khi đó người Việt đã có lối ăn mặc riêng. Trước làn sóng nhập cư mới này, để gìn giữ bản sắc văn hóa riêng, năm 1744, Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát ban hành sắc dụ về ăn mặc cho toàn thể dân chúng xứ Đàng Trong phải theo đó thi hành.

Trong sắc dụ đó, người ta lần đầu tiên thấy được sự định hình cơ bản của chiếc áo dài Việt Nam như sau:

“Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng, ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn, ống tay hẹp cho tiện khi làm việc thì được phép …”

Trích “Đại Nam Thực Lục Tiền Biên”

Trong Phủ Biên Tạp Lục, Lê Quý Đôn viết: “Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã viết những trang sử đầu cho chiếc áo dài như vậy”.

Có thể nói, sắc dụ của Vũ Vương ban hành năm 1744 thực sự là một cuộc cải cách lớn của y phục Đàng Trong. Đây cũng là tiền đề để chiếc áo dài được phổ biến rộng rãi. Áo dài trở thành y phục của mọi lớp người trong xã hội, từ vua chúa, quan lại cho đến thường dân nam nữ. Đến thời vua Minh Mạng, nhà vua đã ra sắc lệnh thống nhất y phục Bắc Nam và áo dài chính thức trở thành quốc phục.

Đầu thế kỷ XX

Giai đoạn này, người phụ nữ Việt vẫn còn chịu những khắt khe của xã hội phong kiến nên trang phục không tôn dáng. Áo lúc bấy giờ có dáng được may rộng, tay áo chít, phía trong họ còn mặc thêm một áo ngắn. Những định kiến của xã hội cũng khiến màu sắc trang phục bị hạn chế, áo thường là màu nhẹ nhàng, quần phải luôn là màu tối, tuyệt đối không được mặc quần trắng để tránh bị đánh giá là thiếu đứng đắn.

Áo dài Le Mur (ảnh: marry.vn).

Ở thời điểm này, cách mặc áo dài của phụ nữ hai miền Nam – Bắc cũng có sự khác biệt nhỏ. Phụ nữ miền Nam may cổ áo cao hơn và cài kín khi mặc, trang sức đeo ra bên ngoài. Trong khi đó ở miền Bắc, cổ áo được may thấp và mở rộng hơn để có thể khoe đồ trang sức đeo bên trong.

Còn chiếc áo dài dành cho nam có kết cấu cơ bản là cổ đứng, đằng sau được may bằng cách ghép hai mảnh vải dọc sống lưng. Tương tự như vậy, đằng trước cũng do hai mảnh vải dọc ghép lại, ngoài ra còn có một mảnh thân ngắn ở lớp dưới của thân áo trước. Lớp trên với lớp dưới được kết nối với nhau bằng năm chiếc khuy từ cổ đến dưới cánh tay. Lúc này, áo dài nam còn được gọi là áo năm thân hay ngũ thân.

Ngoài ra, tuỳ theo tầng lớp xã hội mà áo dài nam được may theo chất liệu, kiểu dáng hoạ tiết khác nhau. Tuy nhiên, dù mang dáng dấp nào, chiếc áo dài đều toát lên vẻ thẳng thắn, cương trực và lịch sự thể hiện tâm hồn và cốt cách của người đàn ông. Đó là điều mà văn hoá dân được thể hiện qua trang phục.

Thập niên 1930 -1940

Thời kỳ này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của áo dài Việt Nam khi khái niệm “áo dài tân thời” ra đời, đồng thời chiếc quần trắng thường mặc ngày nay của nữ cũng bắt đầu xuất hiện.

Vào những năm đầu thập niên 30, khi Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương do Pháp thành lập (nay là Trường ĐH Mỹ Thuật Hà Nội), họa sĩ Cát Tường cùng với nhóm Tự lực văn đoàn là người khởi xướng cho phong trào cách tân áo dài truyền thống với phương châm: “Quần áo tuy dùng để che thân, song nó là tấm gương ngoài phản chiếu ra cái trình độ, trí thức của một đất nước.

“Le Mur” là kiểu áo dài cách tân đầu tiên họa sĩ Cát Tường tung ra, được lấy cảm hứng hoàn toàn từ chiếc váy của phương Tây với nối vai, tay phồng, cổ lá sen… và đặc biệt những màu tối của áo dài truyền thống được thay bằng màu sắc sặc sỡ, tươi sáng mặc kết hợp với quần trắng. Chiếc áo này bị dư luận thời đó lên án mạnh mẽ, cho là không đứng đắn nên chỉ có giới nghệ sĩ phong cách tân thời mới dám mặc. 4 năm sau, năm 1934, sau khi họa sĩ Lê Phổ cải tiến kiểu áo dài “Le Mur” theo cách riêng của ông là dung hòa giữa váy phương Tây với áo tứ thân truyền thống, áo “Le Mur” của Cát Tường hoàn toàn biến mất.

Lê Phổ đã bỏ kiểu tay phồng, rồi may cổ kín, cài nút bên phải, thân ôm sát người, hai tà áo mềm mại bay lượn… Kiểu áo dài của ông rất được đón nhận, đặc biệt tại Hội chợ Nữ công Đà Nẵng. Trong suốt gần 30 năm, kiểu áo dài đó không thay đổi nhiều ngoại trừ cổ áo, gấu áo, eo áo: lúc cao, lúc thấp, lúc hẹp, lúc rộng… lưng áo cũng thay đổi từ to bản luồn dải rút đổi sang lưng nhỏ, cài khuy rồi kéo khóa theo kiểu phương Tây.

Ảnh: i.wikipedia.org.

Thế nhưng, khác với áo dài của nữ có sự phát triển quan trọng về kiểu dáng và vẫn giữ được tầm quan trọng của mình, áo dài nam lại trải qua nhiều thăng trầm hơn và mất dần đi vị thế của mình trong xã hội do sự du nhập của văn hoá phương Tây.

Thập niên 1940 -1950

Đây là thời kỳ chiếc áo dài của nữ được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là đẹp nhất trong các giai đoạn phát triển lịch sử.

Các thợ máy lúc đó đã khôn khéo cắt áo lượn theo thân người, sườn áo dài bắt đầu được may có eo, thân áo sau rộng hơn thân áo trước, nhất là ở phần mông, để áo ôm theo thân dáng mà không cần chít eo. Áo mang nét thanh thoát mà vẫn tôn dáng người mặc.

Có thể nói, lúc này áo dài đã bắt đầu có những nét mới, cải tiến để phù hợp với dáng người mặc. Nhưng, những nét mới này được xem là sự bổ sung có chọn lọc để tôn thêm vẻ đẹp của người con gái Việt.

Một điều thú vị, chính trong khoảng thời gian này, sự biến đổi của chiếc áo dài còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố địa lý và văn hoá vùng miền. Vì vậy, áo dài tại Bắc – Trung – Nam cũng có những nét khác biệt. Ở miền Nam, tuy có khí hậu nóng nhưng phụ nữ miền Nam lại thích mặc áo có tông màu đậm. Còn ở miền Bắc, những người phụ nữ lại chọn cho mình màu sắc tươi tắn hơn và chất liệu cũng nhẹ nhàng hơn. Tại miền Trung, đặc biệt ở Huế do không khí trầm mặc ảnh hưởng bởi cung đình xưa nên phụ nữ nơi đây thường chọn cho mình tông có phần lắng đọng như màu tím. Về cơ bản, giữa ba miền kiểu dáng và kết cấu không khác nhau, nhưng họ có thể mặc ngắn hơn một chút, dài hơn một chút, tà áo ôm hơn một chút. Điều này được quyết định bởi sự khác biệt về thói quen thẩm mỹ và môi trường sống của từng vùng.

Trái ngược với sự hưng thịnh của áo dài nữ, lúc này áo dài nam gần như bị lãng quên. Những chiếc áo dài thường ngày trước đây các cụ vẫn mặc đã mất dần. Hình ảnh những người đàn ông mặc áo dài hãn hữu lắm mới thấy trên đường phố.

Thập niên 1960 -1970

Giai đoạn này, áo dài có nhiều sự biến đổi nhất.

Áo dài bắt đầu được may chít eo, cài khuy rất chặt, eo áo cắt cao lên, gấu áo lúc này cắt thẳng ngang và may dài gần đến mắt cá chân. Nhưng cách may này có một nhược điểm lớn là các nếp nhăn rất dễ xuất hiện ở hai bên nách. Vì vậy, những năm 1960, nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn đã đưa cách ráp tay raglan vào áo dài. Với cách ráp này, tay áo được nối từ cổ xéo xuống nách. Tà trước nối với tà sau qua hàng nút bấm từ cổ xuống nách và dọc theo một bên hông. Kiểu ráp này vừa giảm thiểu nếp nhăn ở nách, cho phép tà áo ôm khít theo đường cong người mặc, vừa giúp người phụ nữ cử động tay thoải mái, linh hoạt. Về màu sắc, lúc này áo dài màu trở thành thời thượng, trở thành biểu tượng cho phong cách trẻ trung năng động của những thiếu nữ hiện đại. Từ đây, chiếc áo dài Việt Nam đã được định hình.

Bản vẽ áo dài với tay raglan (ảnh: elle.vn).

Những năm 1970- 1990

Áo dài không thay đổi nhiều. Sự thay đổi chủ yếu chỉ nằm ở vạt áo dài hay ngắn hoặc cái biến một số kiểu cổ.

Vào thời đại ngày nay, xã hội phát triển và có sự giao lưu mạnh mẽ giữa các miền văn hoá khác nhau, chiếc áo dài nữ lại tiếp tục biến đổi. Vẫn giữ nguyên kiểu dáng, cấu trúc của chiếc áo dài truyền thống nhưng có sự thay đổi về chất liệu và kỹ thuật may để phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại.

Về phần áo dài nam, tuy không còn giữ vai trò quốc phục nhưng trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc hình ảnh chiếc áo dài ngũ thân vẫn hiện hữu. Ngày nay, áo dài nam vẫn xuất hiện trong các sự kiện quan trọng như các hoạt động nghệ thuật hay các sinh hoạt tín ngưỡng, điều này chứng tỏ dấu ấn quan trọng mà chiếc áo dài nam để lại trong lịch sử trang phục nước ta.

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, áo dài giờ đây không chỉ là biểu tượng cho hình ảnh con người Việt Nam mà còn chứa đựng cả linh hồn dân tộc. Không chỉ là trang phục truyền thống, áo dài còn thể hiện những giá trị tốt đẹp về đạo đức, thẩm mỹ và là một di sản quý báu. Chúng ta, những thế hệ trẻ hãy tiếp tục giữ gìn và bảo tồn những giá trị nhân văn trong trang phục truyền thống để biết trân quý những giá trị mà ông cha để lại.

Ảnh: bride Việt Nam.

Tâm Liên

Video xem thêm: Nghệ sĩ múa Lê Vi: Tôi may mắn khi tìm thấy ánh sáng chân lý của cuộc đời

Play Video

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

WHO báo cáo: Trung Quốc có 2.741 người nhiễm virus corona, Việt Nam 2 người

WHO báo cáo: Trung Quốc có 2.741 người nhiễm virus corona, Việt Nam 2 người

Tổng Giám đốc WHO Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus (ảnh chụp màn hình video của World Health Organization (WHO) đăng tải trên You Tube).
Trong bản báo cáo cập nhật lần 7 công bố ngày 27/1/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã có 2.798 người nhiễm virus corona trên toàn cầu, trong đó Trung Quốc có 2.741 người nhiễm, nghi ngờ nhiễm là 5.794 người, có 461 ca nặng, 80 đã chết.

Bên ngoài Trung Quốc có 37 trường hợp đã chết, lây lan trên 11 quốc gia, Việt Nam có 2 người.

WHO đánh giá mức độ nguy hiểm của dịch bệnh này ở Trung Quốc là rất cao, ở khu vực và toàn cầu mức độ cao.

Cũng theo báo cáo, Tổng giám đốc WHO Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus và các đồng nghiệp đang ở Bắc Kinh để gặp chính phủ Trung Quốc và các chuyên gia y tế ở nước này.

Báo cáo này cũng cho biết, ước tính hiện tại thời gian ủ bệnh của virus trong khoảng từ 2-10 ngày và các ước tính này sẽ được tinh chỉnh khi có thêm dữ liệu.

Biểu đồ các quốc gia, vùng lãnh thổ có các trường hợp nhiễm virus 2019-nCoV (ảnh chụp màn hình báo cáo của WHO ngày 27/1/2020).
Các quốc gia xác nhận các ca nhiễm virus corona (ảnh chụp màn hình báo cáo của WHO ngày 27/1/2020).
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Nhiều quan chức Trung Quốc nhiễm virus corona, đã có người tử vong

Nhiều quan chức Trung Quốc nhiễm virus corona, đã có người tử vong

Nhiều bệnh viện Trung Quốc quá tải trong những ngày gần đây (ảnh chụp màn hình video từ Guardian News).
Gần đây, 3 người trong gia đình ông Doãn Duy Tân, phó Cục trưởng phòng quản lý đô thị quận Hoàng Phố, thành phố Quảng Châu, lần lượt được chẩn đoán nhiễm virus corona và hiện đang được cách ly. Ông Vương Hiến Lương (Wang Xianliang), cựu Giám đốc Ủy ban Tôn giáo Dân tộc thành phố Vũ Hán, đã tử vong vì căn bệnh này.

Tờ The Beijing News trích dẫn một thông báo của Phòng quản lý đô thị quận Hoàng Phố, cho thấy mẹ vợ của ông Doãn, đã đến Quảng Châu vào chiều ngày 19/1. Hai ngày sau, bà bị nghi mắc bệnh viêm phổi Vũ Hán và được đưa đến Bệnh viện Nam Phương (Southern TCM Centre) để cách ly điều tra vào tối hôm đó.

ADVERTISING

Ngày 22/1, bà được xác nhận đã nhiễm bệnh. Sau đó vào ngày 24/1, ba người trong nhà ông Doãn cũng được xét nghiệm, họ hiện đang được theo dõi cách ly tại Bệnh viện Nhân dân Số 8 Quảng Châu (Guangzhou No.8 People’s Hospital).

Theo báo cáo, vào ngày 20/1, ông Doãn Duy Tân đã đến chợ hoa khu Trung tâm thể thao Hoàng Phố để phân bổ công việc quản lý đô thị, ăn trưa tại một nhà hàng và đến Quảng Châu dự hội nghị vào buổi chiều.

Thông báo của Phòng quản lý đô thị quận Hoàng Phố còn yêu cầu những người từng tiếp xúc với ông Doãn trong hai ngày 20 và 21/1 báo cáo tình hình liên quan càng sớm càng tốt, đồng thời khử trùng diệt khuẩn văn phòng và các nơi công cộng khác, khám xét người thân và nhân viên của ông Doãn.

Ngoài ra, ông Hoàng Mưu Hoành (Huang Mouhong), phó Giám đốc Sở Thương mại tỉnh Hồ Bắc cũng bị chẩn đoán nhiễm virus Vũ Hán vào ngày 22/1.

Theo Caixin.com, ông Vương Hiến Lương (Wang Xianliang), cựu Giám đốc Ủy ban Tôn giáo Dân tộc thành phố Vũ Hán, đã chết vì viêm phổi corona tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán vào lúc 18:00 (giờ địa phươnng) vào ngày 26/1.

Dịch bệnh viêm phổi do virus corona đang hoành hành tất cả các tỉnh ở Trung Quốc, trừ Tây Tạng.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Diễn đàn Nghị viện châu Á – Thái Bình Dương: Nghị sĩ Nhật Bản lên án hành vi của TQ ở Biển Đông

Diễn đàn Nghị viện châu Á – Thái Bình Dương: Nghị sĩ Nhật Bản lên án hành vi của TQ ở Biển Đông

Tại Diễn đàn Nghị viện châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 28, Nghị sỹ Nhật Bản đã lên án hành vi phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, cho rằng việc Bắc Kinh bồi đắp đảo nhân tạo là mối đe dọa đối với hòa bình.

Diễn đàn lần này được tổ chức với chủ đề “Quan hệ đối tác nghị viện trong năm 2020 và trong thời gian tới”, với sự tham gia của hơn 300 đại diện đến từ 27 quốc gia thành viên, cùng một số quốc gia khác tham dự với tư cách khách mời.

Tại Diễn đàn, Nghị sỹ Nhật Bản Akihisa Nagashima thuộc đảng Dân chủ Tự do cầm quyền, thành viên của ủy ban An ninh Quốc gia đã lên án các hành vi phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông; cho rằng Trung Quốc đã đẩy mạnh hoạt động bồi đắp và chuyển đổi các thực thể phi pháp ở Biển Đông thành tiền đồn quân sự; nhấn mạnh các hành động của Trung Quốc gây xói mòn lòng tin, làm gia tăng căng thẳng, phá hoại hòa bình và ổn định khu vực. Ông Akihisa Nagashima cũng kêu gọi các quốc gia khác ủng hộ lời kêu gọi từ phía Nhật Bản và khẳng định cộng đồng quốc tế không nên ngồi ngoài lề trước những diễn biến ở Biển Đông. Nếu những hành động như thế này lặp đi lặp lại và không có biện pháp giải quyết thì điều này sẽ phá vỡ trật tự hiện hữu ở khu vực. Chúng ta nên duy trì nguyên tắc rằng bất kỳ hành động đơn phương nào sử dụng vũ lực hoặc cưỡng ép để thay đổi hiện trạng là không thể chấp nhận được. Ngoài ra, ông Nagashima nhấn mạnh tầm quan trọng của “những bộ quy tắc và nguyên tắc vốn khó đạt được nhằm đảm bảo sự ổn định và thịnh vượng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.

Trong khi đó, phái đoàn Trung Quốc cho biết trật tự thế giới đối mặt trước những thách thức nghiêm trọng vào năm 2019, với bất ổn và chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, kêu gọi các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương tăng cường hợp hợp tác và “kiên quyết phản đối các hành động bắt nạt”.

Giới truyền thông nhân định phía Nhật Bản đưa ra tuyên bố mạnh mẽ trong diễn đàn, vốn thường chỉ thảo luận chung về vấn đề tăng cường hợp tác khu vực. Chẳng hạn, các nghị sĩ Nga dành nhiều thời gian tập trung vào vấn đề an ninh mạng và tuyên bố sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm ngăn chặn những vụ tấn công mạng.

Được biết, Diễn đàn lần thứ 28 có 4 phiên họp: Họp nữ nghị sĩ APPF và 3 phiên thảo luận chính về các vấn đề chính trị và an ninh; các vấn đề kinh tế và thương mại; các vấn đề hợp tác trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trong đó tập trung thảo luận về việc xây dựng lòng tin, thúc đẩy hòa bình, ổn định, ngăn ngừa xung đột trong khu vực, phát triển hệ thống thương mại mở rộng, tự do và công bằng ở châu Á – Thái Bình Dương, ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm khí thải nhà kính, nâng cao vai trò của phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ, trẻ em vì hòa bình và phát triển bền vững…

Đáng chú ý, có thông tin cho biết, dự thảo nội dung Nghị quyết của Diễn đàn do phía Nhật Bản soạn thảo, trong đó tái khẳng định tầm quan trọng của tự do hàng hải trên Biển Đông – bao gồm hoạt động trên biển và trên không. Bản dự thảo cũng công nhận những lợi ích của “một vùng biển hòa bình, ổn định và thịnh vượng”, đồng thời bày tỏ quan ngại về “những hoạt động, yêu sách về lãnh thổ, và những diễn biến nghiêm trọng trên Biển Đông khiến niềm tin bị hủy hoại, căng thẳng leo thang và thậm chí còn phá hoại hòa bình, ổn định an ninh trong khu vực”. Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại về các cuộc thảo luận liên quan tới bản dự thảo, và sau đó những nội dung liên quan tới Biển Đông đã bị loại bỏ trong phiên bản cuối cùng của Nghị quyết.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Hiện có bao nhiêu giàn khoan thăm dò dầu khí (Oil – RIG) của Trung Quốc đang ở trên Biển Đông?

Hiện có bao nhiêu giàn khoan thăm dò dầu khí (Oil – RIG) của Trung Quốc đang ở trên Biển Đông?

Phạm Thắng Nam

25-1-2020

Ảnh: internet

Trong năm qua- 2019 và tháng đầu năm 2020, theo thứ tự thời gian, những giàn khoan thăm dò dầu khí sau đây của TQ đã lần lượt xuất hiện trên biển Đông nước ta:

1- Giàn khoan HAI YANG SHI YOU 944 (HẢI DƯƠNG THẠCH DU 944).

2- Giàn khoan HAI YANG SHI YOU 982 (HẢI DƯƠNG THẠCH DU 982).

3- Giàn khoan HAI YANG SHI YOU 981 (HẢI DƯƠNG THẠCH DU 981).

Tầu LAN JING (LAM KÌNH-CÁ VOI XANH) là tầu cần cẩu (CRANE SHIP), đươc sử dụng khi tiến hành lắp đặt các giàn khoan thăm dò dầu khí. Bản thân nó không phải là một giàn khoan thăm dò dầu khí. Hiện LAN JING đang đỗ tại một vị trí giữa 2 tỉnh HÀ BẮC và SƠN ĐÔNG (TQ), phía Đông của con tầu là Bắc Triều tiên. Xin xem hình minh họa đính kèm. Cũng xin lưu ý TQ hiện có tới 5 (năm) tầu mang tên “LAN JING’, trong đó có một tầu hải cảnh (Law Enforce [CN]). Đó là tầu LAN JING 168.

1- Giàn khoan HAI YANG SHI YOU 944 (HẢI DƯƠNG THẠCH DU 944)

Giàn khoan HAI YANG SHI YOU 944 hiện đang hoạt động tại một vị trí nằm ở bên phải đường PHÂN ĐỊNH trên biển tại vịnh BẮC BÔ (Tokin gulf), thuộc vùng biển do TQ quản lý. Tọa độ thưc tế của giàn khoan ghi rõ trên hình đính kèm.

Tên chính xác của giàn khoan này là “HAI YANG SHI YOU 944” (HẢI DƯƠNG THẠCH DU 944), không phải là “DONG FANG 13-2”. DONG FANG 13-2 là tên một DỰ ÁN [Project], dự án này đã lấy tên của một thành phố của đảo Hải Nam [DONG FANG] làm tên dự án. Đây là một Dự án thăm dò-khai thác dầu khí rất lớn của TQ [còn gọi là Khu thăm dò-khai thác dầu khí]. Giàn khoan HAI YANG SHI YOU 944 chỉ là một thành phần của Dự án “DONG FANG 13-2” mà thôi.

Sau nhiều tháng thăm dò, có thể Giàn khoan HAI YANG SHI YOU 944 hiện đã bước vào đợt khai thác dầu khí đầu tiên. Điều không ít người lo ngại là những túi dầu khí dưới đáy biển
tại nơi HAI YANG SHI YOU 944 lắp đặt-khai thác, nhiều khả năng lấn sang khu vực đáy biển phía bên trái đường PHÂN ĐỊNH, do phía Việt nam quản lý.

Các tầu “HAIYANG SHIYOU 620” và “HAIYANG SHIYOU 618” không phải là các giàn khoan. Chúng chỉ là các tầu phục vụ, hỗ trợ cho HAI YANG SHI YOU 944.

2- Giàn khoan HAI YANG SHI YOU 982 (HẢI DƯƠNG THẠCH DU 982)

Cục An toàn đường biển Hải Nam-TQ đã gửi một thông báo về vị trí mới của giàn khoan “HẢI DƯƠNG THẠCH DU 982” trên Biển Đông. Nôi dung của thông báo mới này được dịch ra như sau:

“HN0146 – Việc khoan (thăm dò dầu khí) tại biển nam Trung Hoa với tầu “HẢI DƯƠNG THẠCH DU 982″ (sẽ được thưc hiện) tại tọa độ N 17°18’61 và E 110°37’89 từ lúc 07.00, ngày 5-11-2019 đến 16.00, ngày 31-1- 2020, giờ UTC. Yêu cầu tránh xa (khu vưc này). Cục An toàn đường biển Hải Nam-TQ” [Ghi chú các cụm từ trong ngoặc (…) là do tôi thêm vào để rõ nghĩa].

Vị trí hạ đặt mới của “HẢI DƯƠNG THẠCH DU 982” nằm gần Quần đảo Hoàng Sa và đảo Hải Nam. Vị trí này cách QĐ Hoàng sa 63.6 NM (118 km), cách bờ đảo Hải Nam 74.6 NM (138km), cách bờ biển VN 153.9 NM (285km) và nằm ngoài cửa vịnh Bắc bộ.

Theo nội dung qui định trong UNCLOS, đảo Hải Nam cũng có một EEZ và do “HẢI DƯƠNG THẠCH DU 982” nằm khá gần bờ biển của đảo này, nên vị trí mới “HẢI DƯƠNG THẠCH DU 982” nằm trong EEZ của đảo Hải Nam. Vì nằm ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, nên vị trí này cũng không bị điều chỉnh bởi đường phân định trên biển tại vịnh Bắc Bộ. Hiện nay HAI YANG SHI YOU 982 đang tiến hành thăm dò dầu khí tại địa điểm nói trên.

3- Giàn khoan HAI YANG SHI YOU 981 (HẢI DƯƠNG THẠCH DU 981)

Đây là giàn khoan thăm dò dầu khí được rất nhiều người Việt nam biết đến sau những đợt thâm nhập trái phép của giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của nước ta năm 2014.

Vào cuối tháng 12 năm 2019, giàn khoan này đã rời vị trí cũ (tại Quảng Châu) đến đậu tại cảng Tam Á (Sanya), đảo Hải Nam. Trong khi đó nhiều tầu hải cảnh TQ hoạt động tai khu vực gần bãi Tư Chính.

Tọa độ của giàn khoan HAI YANG SHI YOU 981 hiện nay: N 18*11’10.33, E 109*24’37.31.

Cần đề phòng khả năng giàn khoan HAI YANG SHI YOU 981 sẽ được kéo đến khu vực gần bãi Tư Chính trên Biển Đông trong thời gian tới.

Bình Luận từ Facebook
Categories: Biển Đông | Leave a comment

Luận tội: Liệu John Bolton có là người làm thay đổi cục diện?

Luận tội: Liệu John Bolton có là người làm thay đổi cục diện?

U.S. President Donald Trump speaks in the East Room of the White House during an event with U.S. mayors on January 24, 2020 in Washington DCBản quyền hình ảnhDREW ANGERER/GETTY IMAGES
Image captionTổng thống Donald Trump trong một phiên họp tại Nhà Trắng

Đảng Dân chủ đang ráo riết yêu cầu cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Bolton ra làm chứng trong phiên tòa luận tội của Tổng thống Donald Trump.

Áp lực này tăng lên sau tường trình về một tuyên bố có khả năng khiến dư luận nổi sóng, mà John Bolton được cho là đã công bố trong một cuốn sách mới.

Tờ New York Times trích dẫn một bản thảo của Bolton bị rò rỉ cho biết, Trump nói với ông rằng muốn trì hoãn việc viện trợ cho Ukraine cho đến khi nước này giúp ông điều tra chống lại đảng Dân chủ, bao gồm cả cựu Phó Tổng thống Joe Biden.

Tổng thống Mỹ bác bỏ tường trình này, vốn có thể làm yếu đi phủ nhận rằng ông có động cơ đen tối khi yêu cầu Tổng thống Ukraine Volodomyr Zelensky phải mở cuộc điều tra về ông Biden, ứng cử viên tổng thống đối đầu của mình.

Bolton, thuộc đảng Cộng hòa, là một anh hùng bất ngờ đối với Đảng Dân chủ. Tuy nhiên, họ tin rằng ông sẽ đóng vai trò là một nhân chứng then chốt, cung cấp bằng chứng không thể chối cãi được về hành động sai trái của Trump và giúp củng cố vụ kiện để ông Trump bị phế truất.

Đảng Dân chủ từng có hy vọng tương tự vào một nhân vật khác của Washington, Robert Mueller, cựu công tố viên đặc biệt.

Những nhân vật chính trong cuộc điều tra luận tội Trump

Đảng Dân chủ từ chối trao đổi nhân chứng luận tội Trump

Ý kiến bênh và chống việc luận tội Trump

Nhưng ông Mueller trông có vẻ thiểu não khi ra làm chứng hồi tháng Năm về cuộc điều tra Nga dính líu vào bầu cử tổng thống Mỹ, và không thay đổi được suy nghĩ của nhiều người về tổng thống.

John Bolton có thể khác – đảng Dân chủ hy vọng như vậy.

Được đào tại tại Yale University, John Bolton, 71 tuổi, là cố vấn an ninh quốc gia từ 2018-2019.

Ông đã “đích thân dính líu” vào các thỏa thuận của tổng thống với các quan chức Ukraine, theo lời luật sư của Bolton.

Cựu cố vấn an ninh quốc gia Bolton ở ngay “trung tâm não bộ cho tất cả các quyết định quan trọng”, Matthew Spence, cựu Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng nói.

White House National Security Advisor John Bolton listens to President Donald Trump in the Oval Office in July 2019Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Nếu Bolton ra làm chứng, ông có thể có những lời khai chi tiết nhất từ trước đến nay về áp lực chính trị được cho là của Tổng thống Donald Trump lên Tổng thống Zelensky và quyết định đóng băng gần 400 triệu đôla viện trợ an ninh cho Ukraine.

Một số nhân chứng khác đã cáo buộc rằng, các quan chức trong chính quyền Trump đã sử dụng viện trợ như một ván bài thương lượng để thúc đẩy Ukraine điều tra gia đình ông Biden.

Nhưng họ đã không liên kết được một cách rõ ràng giữa Trump và việc từ chối viện trợ để đổi lấy một cuộc điều tra, hoặc cho thấy rằng cá nhân Trump đã chỉ đạo các hoạt động.

Đảng Dân chủ tin rằng cựu Cố vấn An ninh Quốc gia có thể cung cấp một chứng cớ không thể chối cãi về chỉ thị của Trump cho việc dùng viện trợ quân sự để tạo áp lực lên Ukraine.

Nancy Pelosi: “Tổng thống phải chịu trách nhiệm. Không ai ở trên luật pháp”

“Bolton có mặt trong lúc trọng tội xảy ra”, Evelyn Farkas, người từng là quan chức hàng đầu của Nga trong thời chính quyền Obama và hiện đang tranh cử với tư cách là đảng viên Dân chủ cho một ghế trong quốc hội ở New York nói.

“Và ông ta biết rằng đó là một trọng tội vào thời điểm đó.”

Theo các tường trình, ông Bolton đã phản đối việc trì hoãn viện trợ an ninh cho Ukraine, và đã cố gắng nhưng không thành công trong việc thuyết phục tổng thống gửi tiền viện trợ quân sự trong một cuộc họp của Phòng Bầu dục.

“Đây là lợi ích của nước Mỹ”, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia từng nói với Tổng thống, theo New York Times, khi ông lập luận rằng viện trợ nên được gửi đi cho Ukraine.

Tiền viện trợ cuối cùng cũng được gửi đi – một ngày sau khi ông Bolton rời khỏi Nhà Trắng trong giận giữ và cay đắng.

‘Báo cáo Mueller’ trong 60 giây

Ông Trump đã nhiều lần nói rằng không làm gì sai và các thủ tục luận tội là một “trò lừa đảo”.

Các luật sư của Nhà Trắng đã từ chối các yêu cầu từ các nhà lập pháp Dân chủ đòi ông Bolton và các nhân chứng khác ra làm chứng.

Luật sư của Trump nói rằng, lời khai của họ sẽ vi phạm quyền bảo mật của tổng thống.

Presentational grey line

Sách của John Bolton viết gì?

  • Trump nói với Bolton rằng 391 triệu đôla viện trợ an ninh cho Ukraine sẽ bị đóng băng cho đến khi các cuộc điều tra về gia đình Biden được tiến hành
  • Quyền giám đốc nhân viên Nhà Trắng, Mick Mulvaney, có mặt cho một cuộc gọi điện thoại giữa tổng thống và Rudy Giuliani, luật sư riêng của ông, khi họ nói về bà đại sứ
  • Ngoại trưởng Mike Pompeo nói rằng tuyên bố của Giuliani về đại sứ là sai
  • Bộ trưởng Tư pháp Bill Barr đã được thông báo về những lo ngại của Bolton về cuộc gọi tháng 7 – điều mà Bộ Tư pháp đã bác bỏ
Presentational grey line

Bolton từng công bố rằng, ông sẽ làm chứng nếu ông được triệu tập một cách hợp pháp, bỏ ngoài tai mong muốn của các luật sư Nhà Trắng, những người muốn ông giữ im lặng.

Thượng nghị sĩ sẽ bỏ phiếu về vấn đề nhân chứng trong những ngày tới.

Bolton chắc chắn biết rất nhiều.

Bất cứ khi nào gặp ông, cho dù trong các cuộc họp ở nước ngoài hay ở Nhà Trắng, tôi (tác giả bài viết này) luôn thấy ông cầm một cuốn sổ tay.

Là một nhà bình luận lâu năm trên Fox News, ông Bolton đã ghi lại những suy nghĩ của mình trên giấy khi ông còn làm việc trong Nhà Trắng.

Có lẽ các ghi chú đã có ích cho hợp đồng sách được nói là trị giá hàng triệu đôla của ông với Simon & Schuster.

“Bolton sẽ là một nhân chứng mạnh mẽ cho đảng Dân chủ,” Jeremy Shapiro, người từng phục vụ nhiều năm với tư cách là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp trong Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nói.

“Ông ấy là một người ghi chép chăm chỉ và luôn muốn viết xuống mọi điều. Điều đó sẽ tạo thêm cho ông nhiều uy tín.”

John Bolton, shown in April 2019, with a penBản quyền hình ảnhCHIP SOMODEVILLA/GETTY IMAGE
Image captionJohn Bolton, hình chụp tháng Tư, 2019, luôn luôn cẩn thận ghi chép trong thời gian là Cố vấn An ninh Quốc gia

Nhưng một số nhà quan sát của Nhà Trắng tự hỏi, liệu ông Bolton có biết nhiều như ông tỏ ra hay không; hoặc nếu ông sẵn sàng ra làm chứng thì đó chỉ là mưu đồ để bán cuốn sách của ông, “The Room Where It Happened: A White House Memoir”, vốn sẽ ra mắt vào tháng tới.

Ông Bolton cổ xúy đã một chính sách cứng rắn đối với Bắc Triều Tiên, Afghanistan và Iran, và tổng thống không phải lúc nào cũng đồng ý với ông.

Có nhiều lúc, Bolton bị gạt ra ngoài. Đảng Dân chủ cũng đặt câu hỏi, liệu lời khai từ Bolton, bất kể hỏa lực của nó, có thể sẽ tạo ra sự khác biệt.

Ông Bolton có khả năng sẽ là một diễn giả hấp dẫn hơn Mueller, người rõ ràng là rất khổ sở khi phải ra làm chứng.

Luận tội: Trump ‘biết rõ chuyện gì đang xảy ra’

Điều tra luận tội Trump: những ‘kịch bản’ khả dĩ

Ngược lại, Bolton thích ánh đèn sân khấu, “Ông ấy sẽ xuất hiện trên truyền hình tốt hơn Mueller,” Shapiro nói.

Nhưng Shapiro và những người khác tự hỏi, liệu Bolton có gây được nhiều ảnh hưởng.

“Rõ ràng là tổng thống có tội như bị cáo buộc, và thật khó để tranh cãi về một chứng cớ quá hiển nhiên,” ông nói. “Nhưng cũng rất rõ ràng rằng, các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa không mấy quan tâm.”

“Họ sẽ không bao giờ kết án ông ta về bất cứ điều gì,” Jeremy Shapiro nói thêm.

Cho đến nay, phiên tòa phần lớn diễn tiến theo kịch bản của nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell.

Nhưng trong khi nó dường như đang hướng tới việc tha bổng của tổng thống, đảng Dân chủ hy vọng cuốn sách của Bolton sẽ tạo được một bước ngoặt.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

MỘT CHỨC SẮC , TU SĨ PHẬT GIÁO HOÀ HẢO..

Categories: Sinh Hoạt Tôn Giáo | Leave a comment

Blog at WordPress.com.