Monthly Archives: February 2020

NÓNG: Thổ phản đòn khốc liệt – Pantsir-S1, tăng pháo QĐ Syria bị hủy diệt tan hoang

NÓNG: Thổ phản đòn khốc liệt – Pantsir-S1, tăng pháo QĐ Syria bị hủy diệt tan hoang

N. Tuấn Sơn | 

NÓNG: Thổ phản đòn khốc liệt - Pantsir-S1, tăng pháo QĐ Syria bị hủy diệt tan hoang
Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt 1 tổ hợp pháo – tên lửa phòng không Pantsir-S1 Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ vừa công bố những hình ảnh khủng khiếp về cú phản đòn khốc liệt, trả đũa cho binh sĩ nước này thiệt mạng ở Idlib. Pantsir-S1, tăng-pháo QĐ Syria bị hủy diệt tan hoang.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vừa công bố video ghi lại hình ảnh các đòn không kích và tập kích hỏa lực trực diện vào nhiều mục tiêu của Quân đội Syria (SAA), gây ra những thiệt hại vô cùng lớn.

Không chỉ tấn công vào các mục tiêu của Quân đội Syria ở khu vực Idlib, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ còn tấn công một số vị trí ở sâu trong nội địa Syria, không liên quan tới vùng giảm căng thẳng theo thỏa thuận Sochi mà Ankara và Moscow đã nhất trí.

Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, các đợt không kích của họ đã tiêu diệt hơn 10 xe tăng, 7 xe pháo phản lực bắn loạt BM-21 Grad và 6 xe chiến đấu bộ binh BMP của SAA.

Đặc biệt, có ít nhất 1 tổ hợp pháo – tên lửa phòng không Pantsir-S1 của phòng không Syria bị tiêu diệt. Máy bay không người lái trinh sát của Thổ Nhĩ Kỳ đã ghi lại được khoảnh khắc tổ hợp này bị trúng đạn, nổ tung.

Điều đáng lo ngại đối với Quân đội Syria là mật độ hoạt động cao bất thường của nhiều máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ ở khắp Idlib mà không hề bị bắn hạ, vì thế chúng đã trinh sát chỉ thị mục mục tiêu chính xác cho không quân tiêu diệt.

Trước đó vài ngày, chính phòng không Syria đã thẳng tay bắn hạ máy bay không người lái tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ.

NÓNG: Thổ phản đòn khốc liệt - Pantsir-S1, tăng pháo QĐ Syria bị hủy diệt tan hoang - Ảnh 2.

Địa điểm được cho là nơi tổ hợp pháo – tên lửa phòng không Pantsir-S1 Syria bị tiêu diệt nằm sâu trong nội địa Syria.

Đáng chú ý là tổ hợp Pantsir-S1 tại thời điểm bị tiêu diệt đang ở chế độ trực chiến, radar cảnh giới nhìn vòng, chiếu xạ hoạt động nhưng không phát hiện được máy bay không người lái bay ngay trên đầu cũng như tên lửa (hoặc bom có điều khiển) đang lao đến để đánh chặn, tự bảo vệ mình.

Current Time0:14
/
Duration0:17
Auto

Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đã không kích diệt tổ hợp pháo – tên lửa phòng không Pantsir-S1 Syria

Nhìn vào số mục tiêu bị Thổ Nhĩ Kỳ triệt hạ không thương tiếc cho thấy họ tập trung vào hủy diệt sức mạnh hỏa lực (pháo phản lực BM-21 Grad), sức mạnh đột kích (xe tăng, thiết giáp và xe chiến đấu bộ binh) cũng như phòng không Syria (Pantsir-S1).

Những chỉ dấu này cho thấy rất có thể trong thời gian ngắn sắp tới Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khởi động chiến dịch quân sự tấn công Quân đội Syria. Thời gian mà Ankara dành cho Damascus rút quân ra xa khỏi các trạm quan sát của Thổ Nhĩ Kỳ đã hết, giờ G sắp điểm. Thời gian chỉ còn chưa đầy 24h nữa mà thôi.

Thổ Nhĩ Kỳ hủy diệt các mục tiêu của Quân đội Syria

Advertisement
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Tiết lộ về hoạt động của giáo phái Tân Thiên Địa ở “ổ dịch” Vũ Hán

Tiết lộ về hoạt động của giáo phái Tân Thiên Địa ở “ổ dịch” Vũ Hán

Giáo phái Shincheonji (Tân Thiên Địa), tâm điểm chú ý của đợt bùng phát dịch Covid-19 tại Hàn Quốc đã có nhiều hoạt động ở Vũ Hán, Trung Quốc cho tới khi phát hiện nơi này bị bệnh lạ tấn công cuối năm ngoái.

Theo tìm hiểu của báo South China Morning Post, thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, tâm chấn của dịch Covid-19, có khoảng 200 người theo giáo phái Tân Thiên Địa. Hầu hết họ hiện đang được cách ly ở bên ngoài thành phố.

Một nữ giáo viên mầm non 28 tuổi, thành viên của Tân Thiên Địa kể: “Những lời đồn đại về virus bí ẩn bắt đầu lan truyền hồi tháng 11 năm ngoái nhưng không ai xem trọng. Tôi đã ở Vũ Hán vào tháng 12 khi giáo phái của chúng tôi ngưng mọi buổi tụ họp, ngay sau khi chúng tôi biết về bệnh lạ (bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra)”.

Người phụ nữ giấu tên nói, giáo phái vẫn tiếp tục chia sẻ các tài liệu giáo lý và bài giảng trực tuyến. Song, hầu hết các thành viên đã quay trở về nhà vào đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán hồi cuối tháng Một năm nay.

Tiết lộ về hoạt động của giáo phái Tân Thiên Địa ở 'ổ dịch' Vũ Hán
 

Giáo phái Tân Thiên Địa, ước tính quy tụ khoảng 250.000 thành viên bị các giáo hội chính thống coi là dị giáo. Ông Lee Man-hee, 88 tuổi, người sáng lập ra giáo phái năm 1984 ở Hàn Quốc và hiện là giáo chủ Tân Thiên Địa, tự nhận mình là nhà tiên tri gánh vác trách nhiệm của Chúa. Ông ta thuyết phục các tín đồ tin mình là người trường sinh bất tử và những người đi theo ông ta cũng sẽ được hưởng sự “bất tử về xác thịt” như vậy.

Đáng nói, khoảng một nửa số ca nhiễm Covid-19 ở Hàn Quốc hiện nay có liên quan đến một chi nhánh của Tân Thiên Địa tại thành phố miền nam Daegu.

Thống kê đến thời điểm này cho thấy, Hàn Quốc đã có 1.261 ca dương tính với virus corona mới với 11 trường hợp tử vong, khiến nước này trở thành “ổ dịch” Covid-19 lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng chống bệnh dịch Hàn Quốc, có tới hơn một nửa trong số 84 ca nhiễm mới virus ở nước này hôm 25/2 được ghi nhận tại thành phố Daegu. Một thành viên Tân Thiên Địa từ Daegu từng đến Trung Quốc hồi tháng Một và các quan chức y tế Hàn Quốc đang điều tra xem liệu việc bùng phát dịch Covid-19 ở huyện láng giềng Cheongdo thuộc tỉnh Bắc Gyeongsang có liên quan đến một đám tang 3 ngày tổ chức tại một bệnh viện địa phương hay không.

Các nguồn tin Trung Quốc tiết lộ, giáo phái Tân Thiên Địa hiện có khoảng 20.000 tín đồ tại đại lục. Phần lớn họ đang sinh sống tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Đại Liên, Trường Xuân và Thẩm Dương.

Một mục sư Cơ đốc giáo từ chối tiết lộ danh tính ở tỉnh Hồ Bắc cho hay, các thành viên Tân Thiên Địa rất chăm chỉ và một số vẫn tiếp tục đi lễ ngay cả trong lúc dịch Covid-19 hoành hành.

Nữ giáo viên mầm non ở Vũ Hán phủ nhận mối liên hệ giữa dịch bùng phát mạnh ở Hàn Quốc gần đây với các tín đồ Tân Thiên Địa ở thành phố. Cô nhấn mạnh: “Tôi không nghĩ virus bắt nguồn từ chúng tôi vì không ai trong số những người anh, chị, em của chúng tôi tại Vũ Hán bị nhiễm bệnh. Tôi không biết các tín đồ ở những nơi khác nhưng ít nhất chúng tôi ‘sạch bệnh’. Không ai trong chúng tôi thông báo đã bị ốm”.

Tuy nhiên, cô giáo bỏ qua những câu hỏi về việc liệu các thành viên giáo phái có đi từ Vũ Hán về Hàn Quốc sau khi dịch Covid-19 bùng phát hay không. Cô nói: “Chúng tôi biết mọi thông tin tiêu cực ngoài kia sau khi dịch bùng phát ở Hàn Quốc, nhưng chúng tôi không muốn công khai bảo vệ mình vì điều đó sẽ gây rắc rối với chính quyền. Chúng tôi muốn vượt qua cuộc khủng hoảng này trước đã”.

Theo Bill Zhang, một cư dân 33 tuổi ở Thượng Hải từng tham gia truyền đạo cho Tân Thiên Địa, bản chất bí mật của giáo phái khiến nhà chức trách rất khó kiểm soát và trấn áp hiệu quả các hoạt động của họ. Zhang cho hay, chi nhánh Tân Thiên Địa tại Thượng Hải thường tổ chức các buổi tụ họp chính vào ngày thứ Tư và thứ Bảy hàng tuần, thu hút 300 – 400 người tham gia mỗi lần.

“Giáo phái Tân Thiên Địa ở Thượng Hải đã bị đột kích nhiều lần và cảnh sát thường xuyên làm việc với các lãnh đạo giáo phái. Tuy nhiên, các tín đồ vẫn tiếp tục các cuộc tụ họp dưới dạng các nhóm nhỏ hơn, gồm 8 – 10 người và tái tập hợp khi nhà chức trách địa phương nới lỏng việc giám sát. Tân Thiên Địa tin rằng, họ là giáo phái thực sự duy nhất đề cao sự thật Kinh thánh, còn mọi giáo phái khác, kể cả chính thống và hoạt động chui, đều xấu xa”, Zhang tiết lộ.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Virus corona: Số ca bệnh ở Hàn Quốc tăng kỷ lục, Anh có ca tử vong đầu tiên

Tường thuật trực tiếp

    1. Một người Việt nhiễm virus corona ở Hàn Quốc

      Theo tin từ TTXVN, Cơ quan Quản lý và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) xác nhận với Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc rằng đã có một người Việt sống tại thành phố Daegu nhiễm Covid-19.

      Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc, hiện có khoảng 200.000 công dân Việt Nam đang sinh sống, học tập và lao động tại Hàn Quốc.

      Riêng tại tâm dịch Daegu có 8.285 người, tại tỉnh Gyeongsangbuk là 18.502 người.

    2. Số người nhiễm ở Hàn Quốc tăng kỷ lục chỉ trong một ngày

      Hàn Quốc vừa ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 tăng kỷ lục chỉ trong một ngày, 594 vào thứ Sáu. Vào thứ Bảy, số ca mới là 219, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 3.150.

      17 người đã tử vong.

      Hàn Quốc là quốc gia có số người nhiễm Covid-19 cao nhất bên ngoài Trung Quốc.

      Nam Hàn
      Image caption: Dịch bệnh ở Nam Hàn khởi phát từ tâm dịch ở thành phố Daegu
  1. Ít nhất 210 người tử vong ở Iran

    Hầu hết các bệnh nhân đều ở thủ đô, và thành phố Qom, nơi các ca nhiễm Covid-19 đầu tiên được phát hiện.

    Con số này cao gấp sáu lần con số chính thức do Bộ Y tế Iran công bố, 34, hôm thứ Sáu.

    Có những lo ngại ở Iran rằng chính quyền, không biết làm thế nào để xử lý dịch bệnh bùng phát, đang che dấu mức độ lây lan của bệnh dịch.

    Iran
    Image caption: Bản quyền hình ảnhEPA Image caption Iran hiện là nước duy nhất ở vùng vịnh công bố các ca tử vong dong virus corona
  2. Chỉ số chứng khoán FTSE100 của Anh có một tuần rớt giá mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chình tới nay

    FTSE100 đóng cửa tuần này với mức sụt giảm gần 13% trong lúc lo sợ vẫn lan tràn về tác động của cuộc bùng phát virus corona đối với kinh tế toàn cầu.

    Mức xuống giá khiến cổ phiếu các hãng thuộc chỉ số blue-chip này của Anh mất đi 210 tỷ bảng, trong đó riêng ngày thứ Sáu mất 58 tỷ bảng.

    Getty Images
  3. Tổ chức Y tế Thế giới nâng cảnh báo lên mức ‘rất cao’

    WHO nâng mức rủi ro toàn cầu do virus corona từ ‘cao’ lên ‘rất cao’, và nói việc các vụ nhiễm mới tiếp tục tăng trong lúc các nước bị ảnh hưởng “rõ ràng là rất quan ngại”.

    Tuy nhiên, các khuyến cáo mà WHO đưa ra vẫn không thay đổi.

    Giám đốc Điều hành WHO, bác sỹ Michael J Ryan nói không nên quy trách nhiệm cho bất kỳ quốc gia nào về vụ bùng phát bệnh dịch này.

    Phụ trách mảng y tế khẩn cấp, ông Ryan giải thích rằng mức rủi ro ‘rất ca’ là mức cảnh báo cao nhất mà WHO có thể công bố.

    Ông trước đó nói rằng sẽ là “không ích gì” nếu tuyên bố đại dịch trong lúc thế giới vẫn đang nỗ lực khống chế virus.

    “Nếu như chúng ta nói rằng hiện đang có đại dịch virus corona thì điều đó có nghĩa là chúng ta thừa nhận rằng mỗi con người trên hành tin này đều bị phơi nhiễm với virus đó. Các dữ liệu cho đến nay vẫn chưa cho thấy điều đó,” ông nói.

  4. Không lưu thế giới giảm mạnh do Covid-19

    Hình ảnh từ trang Flightradar24.com cho thấy ngành hàng không thế giới đã bị ảnh hưởng mạnh ra sao do dịch virus corona.

    Khi Covid-19 tiếp tục lây lan trên khắp thế giới, ngày càng có nhiều biện pháp hạn chế đi lại được áp dụng.

    Video content

    Video caption: Hình ảnh không lưu thế giới khi TQ giảm bay
  5. Chứng khoán Mỹ xuống giá mạnh vào lúc mở cửa giao dịch

    Chứng khoán Mỹ chao đảo vào lúc mở cửa giao dịch hôm thứ Sáu do các nhà đầu tư lo sợ tình hình virus corona.

    Chỉ số Dow Jones giảm 1.92% vào lúc mở cửa, S&P rớt 2.08% còn Nasdaq Composit mất 3.46%.

  6. Anh có công dân đầu tiên tử vong tại Nhật Bản

    Một người đàn ông Anh đi trên du thuyền Diamond Princess đã tử vong tại Nhật do virus corona, Bộ Y tế Nhật Bản nói.

    Ông là người Anh đầu tiên chết do Covid-19.

    Bộ Ngoại giao Anh nói đang điều tra tin trên.

    Một nhóm 30 công dân Anh và hai công dân Ireland đã được đưa từ du thuyền trên về Anh hôm thứ Bảy trước.

    Họ được đưa đi bằng xe buýt đường dài tới bệnh viện Arrow Park ở Wirral và được cách ly trong hai tuần.

    Có ít nhất 621 người trên du thuyền có kết quả xét nghiệm dương tính với virus này.

    Reuters
  7. Tình hình châu phi

    Nigeria vừa xác nhận ca nhiễm virus corona đầu tiên.

    Đây là một người Italy làm việc ở Nigeria, đi từ Milan vào thành phố Lagos của Nigeria hôm 25/2.

    Người này đang được nhập viện, theo giới chức.

    Algeria và Ai Cập cũng xác nhận các ca nhiễm tại nước họ.

  8. Anh phát hiện thêm 3 ca bị nhiễm virus

    Vương quốc Anh ngày 28/2 phát hiện thêm hai ca ở Anh và 1 ở Wales nhiễm virus corona.

    Hai người ở Anh bị nhiễm virus khi đang ở Iran.

    Người ở Wales bị nhiễm ở bắc Italy trước khi quay về nước.

    Như vậy, Vương quốc Anh hiện có 19 ca bị nhiễm.

  9. Số ca nhiễm bệnh vẫn tăng trên toàn cầu, người Ý bị kỳ thị ở London

    Virus corona đang tiếp tục lan rộng với tốc độ nhanh chóng ở bên ngoài Trung Quốc.

    Hiện đã có hơn 50 quốc gia bị lây nhiễm và chính phủ các nước đang nỗ lực chống chọi.

    Iran và Italy nay trở thành những tâm điểm lây nhiễm lớn, với người dân đi từ những nơi này ra các nơi khác làm virus lây lan rộng ra nhiều nơi khác.

    Phóng viên người Ý làm việc tại London, Federico Gatti, làm cho hãng truyền thông Mediaset, tường thuật rằng đã có tình trạng quấy nhiễu người Ý ở London do tình hình khẩn cấp lây nhiễm virus corona.

    Anh nói với BBC rằng có hai gia đình người Ý tại London cho anh biết con cái họ bị bạn bè ở trường mắng chửi do có quốc tịch Ý, và trong tuần rồi anh nhận được các cuộc điện thoại, tin nhắn từ những người Ý sống tại Anh, nói rằng họ bị lạm dụng hoặc bị phân biệt đối xử.

    “Hôm qua tôi phỏng vấn một phụ nữ trẻ người Ý có nghề nghiệp chuyên môn, người có gia đình từ Naples tới thăm. Chủ cho cô ấy thuê nhà cấm cô ấy đưa bố mẹ tới thăm, cấm mở cửa cho bố mẹ cô ấy vào. Điều này là bất hợp pháp, và cô ấy sẽ đi hỏi ý kiến tư vấn pháp lý về chuyện này.”

    Social embed from twitter

    Federico Gatti@federicogatti

    Only today, four Italian friends called me to report cases of bullying and discrimination towards other Italians due to . A friend has been kicked out from her home in Chelsea and in schools Italian children are victims of verbal abuse.

    67 người đang nói chuyện về điều này

    Report this social embed, make a complaint

  10. Từ tẩy trùng xe tải đến chặn đường: Năm quốc gia chiến đấu với Covid-19 ra sao?

    Hiện đang có nhiều trường hợp nhiễm Covid-19 mới bên ngoài Trung Quốc hơn bên trong nước này, theo Tổ chức Y tế Thế giới.

    Các quốc gia áp dụng các biện pháp khác nhau để làm chậm tốc độ lây lan dịch bệnh, từ cách ly quy mô lớn ở Trung Quốc đến hủy các trận bóng đá ở Ý.

    Video content

    Video caption: 5 quốc gia chiến đấu với virus corona ra sao?
  11. Hà Lan xác nhận ca thứ hai nhiễm virus corona

    Chỉ trong vài giờ đồng hồ, Hà Lan từ chỗ không có trường hợp nào tiến đến có hai ca nhiễm virus.

    Giới chức y tế nói một bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính ở Amsterdam vào đêm hôm thứ Năm, sau khi có một ca được xác nhận tại thành phố Tilburg ở miền nam.

    Cả hai đều tới bắc Ý trong thời gian gần đây, nhưng giới chức nói họ “không có liên hệ” gì với nhau. Cả hai hiện đang được cho cách ly.

  12. Trang web về virus corona của Bắc Ireland

    Chính quyền Bắc Ireland giới thiệu chuyên trang về Covid-19 cùng tin một phụ nữ bị lây nhiễm tại vùng này, đưa con số mắc virus trên toàn Liên hiệp Anh lên 19:

    https://www.publichealth.hscni.net/news/covid-19-coronavirus

  13. Lufthansa tạm cho nhân viên nghỉ không lương

    Tập đoàn hàng không Lufthansa cho nhân viên nghỉ phép không lương, hoãn tuyển nhân viên mới và ngưng các khoá huấn luyện trong tháng Tư vì lo ngại thua lỗ do virus corona.

    Hãng này đã ngưng các chuyến bay tới và rời Trung Quốc, đồng thời cho biết hôm 26/02 rằng dự toán doanh thu của họ sẽ giảm trong thời gian tới.

  14. Nhật đóng cửa trường học, trẻ Singapore và Hàn Quốc vẫn đi học

    Giới chức Nhật tuyên bố mọi trường học ở nước này sẽ đóng cửa cho tới ngày 8/4, trong nỗ lực kiềm chế sự lây lan của virus. Nhưng không phải ai cũng vừa lòng với quyết định này.

    “Công ty tôi không có chính sách làm việc qua điện thoại, cho nên tôi sẽ phải lấy ngày nghỉ,” một bà mẹ nói với hãng tin AFP. “Rất khó khăn về mặt tài chính.”

    Tuy nhiên, chính phủ nói sẽ làm việc với các hãng trong vấn đề này.

    Các công sở, doanh nghiệp tại cả Hong Kong và Nhật đều đã yêu cầu nhiều nhân viên làm việc từ nhà. Tuy nhiên, các phụ huynh nhận thấy việc duy trì cân bằng giữa làm việc ở nhà với việc cho con học bài trên mạng là chuyện không dễ dàng gì.

    Singapore và Hàn Quốc cho đến nay vẫn mở cửa trường học, sử dụng biện pháp rà soát, kiểm tra thân nhiệt và yêu cầu các bậc cha mẹ kiểm tra sức khỏe con cái tại nhà.

    Getty Images
  15. Tổng thống Mông Cổ tự cách ly sau khi gặp Chủ tịch Trung Quốc

    Tổng thống Mông Cổ Khaltmaagiin Battulga vừa bắt đầu 14 ngày tự cách ly để đề phòng virus corona sau chuyến thăm sang Trung Quốc.

    Ông Battulga đã gặp chủ tịch Tập Cận Bình để thảo luận về cách phòng chống virus của hai nước.

    Thông tấn xã Monstame nói ông Battulga và thành viên phái đoàn chỉ tự cách ly để đề phòng chứ không phải họ bị lây Covid-19.

  16. Thông tin về dịch Covid 19 dưới dạng hỏi – đáp

    GS Nguyễn Văn Tuấn (Đại học New South Wales, Úc) đã hệ thống hóa những thông tin liên quan đến dịch COVID-19, tập trung vào những chủ đề như: nguồn gốc của dịch, qui mô của dịch, về coronavirus, cơ chế lây lan, điều trị, và phòng ngừa… dưới dạng hỏi đáp.

  17. Hà Lan, Belarus xác nhận ca đầu tiên

    Hà Lan và Belarus vừa xác nhận ca đầu tiên nhiễm Covid-19.

    Nhà chức trách Hà Lancho biết bệnh nhân, ở thành phố Tilburg, gần đây đã tới miền bắc Italy.

    Trong khi đó Bộ Y tế Belarus nói bệnh nhân là “sinh viên từ Iran”, theo hãng tin TASS của Nga.

  18. Tạm ngưng miễn thị thực đối với công dân Hàn Quốc

    “Đối với Hàn Quốc, Việt Nam sẽ tạm ngưng chế độ miễn visa từ 0 giờ ngày 29-2, áp dụng cách ly y tế tất cả những người bay từ Hàn Quốc về, hoặc ở Hàn Quốc trong vòng 14 ngày và bay từ nơi khác về Việt Nam,” báo Tuổi Trẻ đưa tin theo nội dung của phiên họp của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid sáng 28/02.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Thế giới 11 giờ tới

Giáo sư Đài Loan nói COVID-19 có khả năng do con người tạo ra

Giáo sư Đài Loan nói COVID-19 có khả năng do con người tạo ra

 

GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG

 

TIÊU ĐIỂM

  • Lo ngại dịch COVID-19, Ả-rập Xê-út cấm người nước ngoài tới hành hương thánh địa

    Lo ngại dịch COVID-19, Ả-rập Xê-út cấm người nước ngoài tới hành hương thánh địa

  • Thực hư thông tin học phí lái ôtô tăng gấp 2-3 lần từ 2020

    Thực hư thông tin học phí lái ôtô tăng gấp 2-3 lần từ 2020

  • Một tù nhân mãn hạn nhiễm COVID-19 ‘thoát khỏi’ Vũ Hán dù thành phố đang phong tỏa

    Một tù nhân mãn hạn nhiễm COVID-19 ‘thoát khỏi’ Vũ Hán dù thành phố đang phong tỏa

  • Bắc Kinh triệu tập quan chức Mỹ để phản đối về phát ngôn của ông Pompeo

    Bắc Kinh triệu tập quan chức Mỹ để phản đối về phát ngôn của ông Pompeo

  • Bắc Ninh: Người Hàn Quốc tử vong bên vệ đường âm tính với virus

    Bắc Ninh: Người Hàn Quốc tử vong bên vệ đường âm tính với virus

 

 LẮNG ĐỌNG ĐÊM VỀ

  • Play Video

    Lắng đọng đêm về số 646: ‘Tam quan’ không hợp, mãi mãi chỉ là người dưng qua đường

  • Play Video

    Lắng đọng đêm về số 642: Lĩnh ngộ nghệ thuật nói chuyện Quỷ Cốc Tử thì cả thế gian trong tay áo

 

TIN MỚI NHẤT

  • Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên quyết định học sinh đi học lại ngày 2/3

    Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên quyết định học sinh đi học lại ngày 2/3

  • Nghiên cứu chỉ ra: Người hay săm soi lỗi chính tả có vấn đề về tính cách

    Nghiên cứu chỉ ra: Người hay săm soi lỗi chính tả có vấn đề về tính cách

  • Cảm ngộ Tây Du (Kỳ 20): Huyền cơ ẩn sau tình tiết thầy trò Đường Tăng lạc vào chùa Lôi Âm giả

    Cảm ngộ Tây Du (Kỳ 20): Huyền cơ ẩn sau tình tiết thầy trò Đường Tăng lạc vào chùa Lôi Âm giả

  • Soi gương ta rõ ta hơn, soi người ta biết mình tròn rồi vuông…

    Soi gương ta rõ ta hơn, soi người ta biết mình tròn rồi vuông…

  • Hà Nội: Quá tải khu cách ly tập trung COVID-19 ở Bệnh viện Công an

    Hà Nội: Quá tải khu cách ly tập trung COVID-19 ở Bệnh viện Công an

  • Bạo lực học đường: Cậu bé người lùn muốn tự vẫn vì bị bạn bè bắt nạt

    Bạo lực học đường: Cậu bé người lùn muốn tự vẫn vì bị bạn bè bắt nạt

  • Tin tổng hợp 27/2: VN cách ly gần 300 người về từ vùng dịch Hàn Quốc; Dừng chặng đua F1 nếu dịch diễn biến phức tạp

    Tin tổng hợp 27/2: VN cách ly gần 300 người về từ vùng dịch Hàn Quốc; Dừng chặng đua F1 nếu dịch diễn biến phức tạp

  • Ông Trump giao trách nhiệm đối phó dịch COVID-19 cho Phó tổng thống Mike Pence

    Ông Trump giao trách nhiệm đối phó dịch COVID-19 cho Phó tổng thống Mike Pence

  • Làm sạch vết bẩn, máu dính vào sườn bằng bột mỳ

    Làm sạch vết bẩn, máu dính vào sườn bằng bột mỳ

  • Cập nhật 27/2: Hàn Quốc vẫn là điểm nóng COVID-19, thêm 6 nước có người nhiễm bệnh

    Cập nhật 27/2: Hàn Quốc vẫn là điểm nóng COVID-19, thêm 6 nước có người nhiễm bệnh

  • 400 tỷ con châu chấu tấn công châu Phi và chỉ còn cách Trung Quốc một bước

    400 tỷ con châu chấu tấn công châu Phi và chỉ còn cách Trung Quốc một bước

  • Man City ngược dòng đánh bại Real tại Bernabeu

    Man City ngược dòng đánh bại Real tại Bernabeu

  • Thời tiết ngày 27/2: Miền Bắc sáng sớm sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

    Thời tiết ngày 27/2: Miền Bắc sáng sớm sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

  • Điểm tin thế giới sáng 27/2: Thêm nhiều nước phát hiện người nhiễm COVID-19

    Điểm tin thế giới sáng 27/2: Thêm nhiều nước phát hiện người nhiễm COVID-19

  • Thơ: Đồng ra, đồng vào

    Thơ: Đồng ra, đồng vào

  • Tính tự ti ở trẻ: biểu hiện, nguyên nhân và cách khắc phục

    Tính tự ti ở trẻ: biểu hiện, nguyên nhân và cách khắc phục

  • Hoa Kỳ sửa soạn điều luật mới giảm phụ thuộc vật tư y tế từ Trung Quốc

    Hoa Kỳ sửa soạn điều luật mới giảm phụ thuộc vật tư y tế từ Trung Quốc

  • Tù nhân Iran lo sợ sẽ bị chuyển đến buồng giam có người nhiễm COVID-19

    Tù nhân Iran lo sợ sẽ bị chuyển đến buồng giam có người nhiễm COVID-19

  • Trung Quốc bỏ tù Quế Dân Hải một chủ nhà sách ở Hồng Kông

    Trung Quốc bỏ tù Quế Dân Hải một chủ nhà sách ở Hồng Kông

  • Hàn Quốc sẽ kiểm tra y tế 200.000 thành viên của Tân Thiên Địa

    Hàn Quốc sẽ kiểm tra y tế 200.000 thành viên của Tân Thiên Địa

  • Khủng hoảng COVID-19 đặt ra những nghi vấn về quan hệ của Trung Quốc với WHO

    Khủng hoảng COVID-19 đặt ra những nghi vấn về quan hệ của Trung Quốc với WHO

  • Hà Tĩnh: Cầu 30 tỷ hoàn thành 6 năm không có đường dẫn

    Hà Tĩnh: Cầu 30 tỷ hoàn thành 6 năm không có đường dẫn

  • Shiseido Nhật Bản cho 8.000 nhân viên ở nhà làm việc vì COVID-19

    Shiseido Nhật Bản cho 8.000 nhân viên ở nhà làm việc vì COVID-19

  • Quan chức Hoa Kỳ cảnh báo người dân chuẩn bị tinh thần trước dịch COVID-19

    Quan chức Hoa Kỳ cảnh báo người dân chuẩn bị tinh thần trước dịch COVID-19

  • ‘Trai mùng một, gái hôm rằm’ rốt cuộc có ý nghĩa gì?

    ‘Trai mùng một, gái hôm rằm’ rốt cuộc có ý nghĩa gì?

  • Ngày mái tóc không còn xanh, chợt nhận ra tình yêu tuổi trẻ thật đẹp…

    Ngày mái tóc không còn xanh, chợt nhận ra tình yêu tuổi trẻ thật đẹp…

  • Số người nhiễm Covid-19 tăng chóng mặt, Italy đau đầu tìm ‘bệnh nhân số 0’

    Số người nhiễm Covid-19 tăng chóng mặt, Italy đau đầu tìm ‘bệnh nhân số 0’

  • Hãng dược Mỹ cung cấp vắc-xin thử nghiệm COVID-19 đầu tiên dành cho người

    Hãng dược Mỹ cung cấp vắc-xin thử nghiệm COVID-19 đầu tiên dành cho người

  • Cậu bé gọi 911 nhờ tìm mẹ trên Thiên đường và câu trả lời xúc động của vị cảnh sát già

    Cậu bé gọi 911 nhờ tìm mẹ trên Thiên đường và câu trả lời xúc động của vị cảnh sát già

  • Số người nhiễm COVID-19 ở Ý vọt trên 300, Hàn Quốc thêm 169 ca nhiễm mới

    Số người nhiễm COVID-19 ở Ý vọt trên 300, Hàn Quốc thêm 169 ca nhiễm mới

  • Chủ tịch TP.HCM: Nếu có trên 1.000 người nhiễm bệnh là vỡ trận

    Chủ tịch TP.HCM: Nếu có trên 1.000 người nhiễm bệnh là vỡ trận

  • Tin tổng hợp 26/2: Việt Nam tăng 30 ca nghi nhiễm nCoV trong một ngày; Đoàn khách Hàn Quốc về nước

    Tin tổng hợp 26/2: Việt Nam tăng 30 ca nghi nhiễm nCoV trong một ngày; Đoàn khách Hàn Quốc về nước

  • Vẽ tranh đám cưới: Công việc thú vị qua lời kể của nữ hoạ sĩ

    Vẽ tranh đám cưới: Công việc thú vị qua lời kể của nữ hoạ sĩ

Xem Thêm

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Bán 3 tỷ đô vũ khí nhưng ông Trump chưa có thỏa thuận mậu dịch với Ấn Độ

Bán 3 tỷ đô vũ khí nhưng ông Trump chưa có thỏa thuận mậu dịch với Ấn Độ

Taj MahalBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionNgoài bang Gurajat và thủ đô Dehli, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Đệ nhất Phu nhân Melania Trump còn tới thăm Taj Mahal, ‘ngôi đền của tình yêu’ được xây dựng ở thế kỷ thứ 17 ở Ấn Độ

Trong chuyến thăm Ấn Độ, Tổng thống Donald Trump công bố các hợp đồng quân sự 3 tỷ USD với chính phủ Narendra Modi.

Công bố của ông Trump hôm thứ Ba được báo chí Ấn hoan nghênh, nhưng hai bên ‘còn phải làm việc nhiều, để tiến tới thỏa thuận mậu dịch’, theo tờ India Today 25/02.

Tại họp báo chung với tổng thống Mỹ, Thủ tướng Ấn Độ Modi bày tỏ sự lạc quan rằng hai bên sẽ đạt thỏa thuận mậu dịch.

Theo Vineet Khare của BBC Hindi, thương mại song phương Mỹ-Ấn Độ hiện dừng ở con số 160 tỷ Mỹ kim.

Chưa có thỏa thuận mậu dịch như mong đợi

“Nhưng hy vọng về một thỏa thuận như vậy đã lắng xuống trong nhiều tuần qua, khi Mỹ bày tỏ quan ngại về các vấn đề như tăng thuế, kiểm soát giá cả và chênh lệch trong thương mại điện tử.

Chúng ta cần nền dân chủ hay cần chế độ độc tài hơn

Ông Trump sẽ được gì trong chuyến thăm Ấn Độ?

Ấn Độ xóa bỏ quy chế đặc biệt của Kashmir

Modi và Tập ‘ngồi bờ hồ ngắm cảnh’

Nhập cư lao động lành nghề và chế độ thị thực cho người Ấn vào Mỹ cũng là những vấn đề khác được quan tâm,” nhà báo BBC cho biết.

Về phía mình, Ấn Độ muốn Hoa Kỳ khôi phục lại cho Ấn Độ quy chế Ưu đãi Thuế quan Phổ cập (GSP), vốn hỗ trợ các nước đang phát triển.

Năm 2019, ông Trump đã chấm dứt các ưu đãi kiểu này với Ấn Độ.

Hoa Kỳ nói sẽ bán cho Ấn Độ các loại vũ khí, phi cơ “hiện đại” còn Thủ tướng Modi xác nhận rằng đây là dấu hiệu “quan hệ đối tác chiến lược” Mỹ-Ấn đang tiến triển.

Ấn Độ sẽ mua 24 trực thăng MH-60 Romeo với giá 2,6 tỷ USD.

Một hợp đồng khác gồm sáu chiếc AH-64E Apache, tổng trị giá 800 triệu USD.

Dù không đi vào chi tiết các món hàng, Tổng thống Trump nói nước Mỹ “sản xuất ra các loại vũ khí tốt nhất: phi cơ, hỏa tiễn, rocket, tàu chiến”.

An Apache helicopter taking off from Wattisham Airfield in SuffolkBản quyền hình ảnhPA
Image captionTrực thăng Apache – hình chỉ có tính minh họa

“Nay chúng ta sẽ bán hàng cho Ấn Độ, gồm cả hệ thống phòng không hiện đại, các loại phi cơ có người lái và không có người lái.”

Giới quan sát cho rằng con số 3 tỷ USD tuy nhỏ, ít hơn tiền Ấn Độ bỏ ra mua vũ khí từ nhà sản xuất truyền thống là Nga, nhưng hợp đồng này có tính biểu tượng cao.

Một số ý kiến cũng cho rằng chiến lược tăng cường hợp tác với Dehli sẽ giúp Washington có đòn bẩy gây sức ép lên Bắc Kinh trong các vấn đề khu vực.

Ấn Độ là quốc gia thù địch với Pakistan, đồng minh nặng ký của Trung Quốc ở Nam Á.

Tách dần khỏi hàng Nga?

Từ thập niên 1960, Ấn Độ thường mua vũ khí của Liên Xô, gồm các loại như trực thăng Mi-4, xe tăng T-55, tên lửa chống hạm SS-2 Styx.

Sau Chiến tranh Lạnh, Ấn Độ tiếp tục mua vũ khí từ Nga và chỉ năm 2019 đã bỏ ra 14,5 tỷ USD mua súng đạn, phương tiện quốc phòng từ bạn hàng truyền thống này.

Nhưng gần đây, Dehli đã mua từ Mỹ phi cơ tuần tra P-8 Poseidon và trực thăng tấn công Apache.

Ngoài ra, Ấn Độ tự sản xuất xe tăng, tàu chiến, súng tiểu liên theo giấy phép và mô hình của Nga nhưng chất lượng các loại vũ khí này không bằng hàng nguyên bản.

Năm 2018, Ấn Độ rút khỏi dự án hợp tác sản xuất phi cơ SU-57 cùng Nga.

Dù vậy, giới quan sát cho rằng trong nhiều năm tới đa số vũ khí Ấn Độ vẫn còn có nguồn gốc từ Nga hoặc từ các dự án hợp tác chuyển giao công nghệ của Nga.

Chuyến thăm 36 tiếng và bạo động ở thủ đô

Modi và TrumpBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionHai nhà lãnh đạo, Ấn Độ và Hoa Kỳ giống nhau ở thái độ dân tộc chủ nghĩa

Trong chuyến thăm chính thức đến Ấn Độ 36 tiếng, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Đệ nhất Phu nhân Melania Trump còn tới thăm Taj Mahal, ‘ngôi đền của tình yêu’ được xây dựng ở thế kỷ thứ 17, một trong những thắng cảnh nổi tiếng thế giới.

Tổng thống Mỹ trước hôm tới thủ đô Dehli đã thăm Gujarat, bang quê nhà của Thủ tướng Narendra Modi, người chào đón ông cùng hàng nghìn công dân Ấn thuộc phe ủng hộ chính quyền.

Trong ngày 25/02, ngay tại thủ đô Dehli, ở nơi chỉ cách cuộc đón tiếp TT Trump vài dặm đã nổ ra xung đột chết người vì biểu tình phản đối luật công dân chính phủ Modi áp dụng.

Có ít nhất bảy người bị thiệt mạng trong cuộc xung đột, gồm một cảnh sát nhưng 150 người bị thương.

Vụ việc làm lu mờ chuyến thăm của TT Hoa Kỳ, theo BBC News từ Dehli.

Luật công dân mới ra của Ấn Độ bị chỉ trích là thiên vị đa số theo Ấn giáo và phân biệt đối xử người theo Hồi giáo và các dân tộc nhỏ hơn tại quốc gia đa sắc tộc, đa tôn giáo.

Protesters seen during clashes between a group of anti-CAA protestors and supporters of the new citizenship act, near Maujpur and Jaffrabad metro station on February 24, 2020 in New Delhi, India.Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionBạo lực nổ ra làm chết ít nhất 10 người tại Delhi trong ngày tổng thống Mỹ tới thăm
A man supporting a new citizenship law throws a petrol bomb at a Muslim shrine during a clash with those opposing the law in New Delhi India, February 24, 2020Bản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionBạo lực tại khu phố Hồi giáo ở Đông Bắc Delhi đã bắt đầu từ Chủ Nhật

Nhưng chính phủ của ông Modi, người công khai cổ vũ cho phong trào dân tộc chủ nghĩa Hindu, nói luật này sẽ ân xá cho các nhóm thiểu số mà cho tới nay không được hưởng quyền công dân.

Bạo lực tại khu phố Hồi giáo ở Đông Bắc Delhi đã nổ ra từ Chủ Nhật.

Xem thêm:

Ấn Độ-Pakistan thù địch từ ngày lập quốc

G20: Modi gặp ông Phúc tránh ông Tập

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Phật giáo, tính dục và sự thèm khát

Phật giáotính dục và sự thèm khát

25/02/20204:37 CH(Xem: 3562)
Phật giáo, tính dục và sự thèm khát

PHẬT GIÁOTÍNH DỤC VÀ SỰ THÈM KHÁT
Philippe Cornu | Không rõ người dịch

Philippe CornuPhật giáo nhìn tính dục dưới khía cạnh của sự thèm khát và đau đớn: Đó là một mối hiểm nguy xô đẩy con người vào cảnh đoạ đày của dục vọng và đau khồ.

1/Phía sau thân xác và giới tính là sự thèm khát

Phật giáo không áp đặt một quy luật nào cho xã hội con người, không hề làm luật cũng không thiết đặt một nền luân lý mang tính tập thể nào cả. Phật giáo hướng vào cá nhân con người, khuyên con người nên chọn cho mình cách sống như thế nào và cách tu tập ra sao để diệt trừ khổ đau và tự giải thoát khỏi những trói buộc của hiện hữu. Vì thế, những lời giáo huấn của Đức Phật (thế kỷ V trước Tây lịch) có nói đến tính dục, đấy là những lời khuyên bảo mang tính cách cá nhântuyệt nhiên không phải là những phán lệnh áp đặt cho toàn thể xã hội con người.

Đức Phật nêu lên khái niệm về Bốn Sự thật Cao quý (Tứ diệu đế) làm nền tảng cho giáo lý của Ngài, nhấn mạnh trước hết đến bản chất khổ đau bàng bạc khắp nơi và không thể nào tránh khỏi (sự thật thứ nhất). Sau đó Ngài giải thích nguồn gốc làm phát sinh khổ đau (sự thật thứ hai), đấy là sự thèm khát, trong đó có sự ham muốn quá độ các lạc thú tính dục; mong muốn tìm được mãi những lạc thú ấy, kể cả sự ham muốn tìm thấy sự huỷ diệt và sự phi hiện hữu. Tại sao Phật giáo lại kết án sự thèm khát? Vì Phật giáo xem đó là sản phẩm của vô minh – có nghĩa là không hiểu mình và bản chất của sự hiện hữu của chính mình là gì. Tác động của vô minh mang lại một cảm tính về một “cái ngã” tự tại, cảm tính đó được củng cố vững chắc thêm dựa vào các kỷ niệm, thói quen, những thứ tình cảm quen thuộc thường xảy ra trong tâm thức và nhất là sự bám víu vào thân xác của mình. Thế nhưng tất cả những thứ ấy thật phù du; vì thế để cưỡng lại sự phù du ấy ta càng củng cố thêm cảm tính về “cái tôi” trường tồn bằng cách gia tăng thêm những cảm nhận lạc thú và luôn phóng nhìn vào tương lai. Tiếc thay, cách kéo dài và bảo vệ “cái tôi” ấy chỉ hoài công, bởi vì không thể tránh né được quy luật của vô thườngGià nua, bệnh tật và cái chết cho thấy vô thường lúc nào cũng hiển nhiên ra đó.

Tính dục liên hệ trực tiếp đến sự cảm nhận của thân xác. Thế nhưng thân xác lại là sản phẩm phát sinh từ nghiệp trong quá khứ, tức là hậu quả phát sinh từ các hành động của mình từ trước. Thân xác thường được ví như một cỗ xe quý giá, một phương tiện đưa đến giác ngộ, thế nhưng thân xác cũng được mô tả như một gánh nặng hay nguyên nhân làm phát sinh dâm dục và mọi thứ lo lắng khác, cản trở đời sống tâm linh của chính mình. Vậy hai cách hình dung ấy có mâu thuẫn với nhau hay không? Hoàn toàn không! Bởi vì mọi khó khăn đều phát sinh từ sự bám víu do chính mình tạo ra cho thân xác nhưng tuyệt nhiên không phải thân xác tự tạo ra những khó khăn ấy cho nó. Thân xác nhờ có ngũ giác nhận biết được sự tiếp xúc phát sinh từ cảm nhận, dù đấy là sự cảm nhận thích thú, khó chịu hay trung hoà; vì thế thân xác tự nó chỉ là một cửa ngõ tiếp nhận các thứ giác cảm. Trong số đó, giác cảm tính dục là một trong những giác cảm thích thú nhất mà thân xác có thể mang lại cho ta. Sự kiện cảm nhận thích thú không có gì tệ hại cả, nếu như sự cảm nhận ấy không gây ra sự bám víu và thèm khát quá đáng: tức muốn được thích thú nhiều hơn nữa. Vì thế mọi thứ khó khăn xảy ra là do phản ứng của ta đối với sự thích thú, nhưng tuyệt nhiên không phải do chính sự thích thútóm lại, sự thèm khát thích thú và muốn tiếp tục được cảm nhận sự thích thú mới chính là nguyên nhân của khổ đau. Sự thèm khát và ham muốn đó làm phát sinh một loạt đủ mọi thứ dục vọng – chiếm giữ, ghen tuông, tức giận, oán hờn – chúng thay nhau hành hạ ta và khiến ta mù quáng. Đấy là các thứ dục vọng gây ra tội lỗi. Thế nhưng tội lỗi phát sinh từ đâu? Từ trong tâm thức của chính mình.

Điểm then chốt trong giáo lý Phật giáo là thân xác gánh chịu sự kiểm soát của tâm thức. Thân xác và lạc thú tính dục không giữ một vai trò chủ động nào cả. Chính sự bám víu của tâm thức là nguyên nhân làm bùng lên mọi thứ dục vọng, vốn là nguyên nhân của khổ đau. Sự thèm khát là động cơ chủ yếu tạo ra các phản ứng trong tâm thức. Dù cho chữ ham muốn (désir, desire trong ngôn ngữ Tây phương) phản ánh khá trung thực ý nghĩa của chữ Phạn “râga”, thế nhưng cũng cần hiểu đối với Phật giáo, chữ râga không hề mang sắc thái tích cực như trong ngôn ngữ phương Tây. Kinh sách định nghĩa chữ râga như sau: “Đấy là sự ham muốn bám víu, có nghĩa vừa là sự bám víu cực mạnh vào sự hiện hữu và các vật thể chiếm hữu khác, vừa là sự thèm muốn do tất cả các thứ ấy tạo ra. Tác động của nó làm phát sinh mọi thứ khổ đau”. Cách định nghĩa trên đây cho thấy tính cách cảnh giác khía cạnh tiêu cực trong ý nghĩa của sự ham muốn. Thế nhưng trong tư tưởng phương Tây, ham muốn được hiểu như một trạng thái căng thẳng thúc đẩy con người hành động; trạng thái ấy trên một khía cạnh nào đó có thể mang lại sự sáng tạo và những phẩm tính thượng thặng, chẳng hạn như sự mong muốn của trời hay của người nghệ sĩ khi sáng tạo; nhưng đồng thời ham muốn cũng có nghĩa là một động lực xô ta vào khổ đau của dục vọng. Vì thế ý nghĩa chữ ham muốn trong ngôn ngữ phương Tây không được minh bạchthí dụ như ham muốn tình yêu có thể hiểu như một sự khích lệ, dù rằng hậu quả do sự ham muốn đó mang lại lắm khi chỉ là sự tàn phá. Giáo lý Phật giáo luôn chú trọng đến phương pháp phân tích và cho rằng ham muốn bám víu chỉ là một thứ nọc độc của tâm thứctuy nhiên Phật giáo rất cẩn thận và cũng nghĩ đến một trường hợp khác là ham muốn khá t vọng, tức là một yếu tố tâm thần tương tợ với ý nghĩa ham muốn thúc đẩy của người Tây phương.

Tính dục tự nó không có gì để chê tráchchính tâm thức mới là những gì phải lên án khi nó bị lạc thú làm mù quáng và biến nó thành một mảnh đất thuận lợi giúp các thứ nọc độc tâm thần phát sinh. Tính dục là một thể dạng trao đổi giữa hai con người mang lại cơ hội thuận lợi giúp cho họ đón nhận nhau, chỉ khi nào có sự chiếm hữuthèm khát quá đáng và ham muốn thỏa mãn xen vào thì khi đó tính dục mới trở thành ích kỷ và làm phát sinh khổ đau. Đấy là thông điệp chính yếu của Phật giáo về vấn đề tính dụcPhật giáo không quan tâm đến việc nối dõi tông đường hay hôn phối vì đấy chỉ là các thể dạng trói buộc trong cuộc sống, các mối tương giao giữa con người và sự khống chế của sinh lý.

Dưới nhãn quan Phật giáohôn nhân không mang tính cách thiêng liêng, không cần đến các lễ nghi ban phép lành. Giáo lý nhà Phật chỉ đòi hỏi có sự tương kính, hy sinh cho nhau và tránh mọi hung bạo. Phật giáo không hề xem thân xác và thế giới này là những gì xấu xaĐức Phật chủ trương trung đạobác bỏ mọi hình thức khổ hạnh và hành xác, giữ đúng vị thế giữa hai thái cực, một bên là đời sống thế tục, một bên là sự khắc nghiệt của khổ hạnh, sự khắc nghiệt ấy chỉ đày đoạ thêm cho thân xác mà không mang lại một sự giải thoát nào. Ý thức được bổn phận của mình tức là cách giữ gìn đạo đức tính dụchôn nhân không phải là một sự chiếm đoạt. Đối với những người chưa thấu triệt đạo lýđời sống tính dục sẽ biến thành động cơ chính yếu thúc đẩy sự vận hành của khổ đau trong chu kỳ hiện hữu (thế giới ta-bà). Dựa trên quan điểm đó người Phật tử tại gia phải biết kính trọng mình và người khác; còn người tu hành, khi đã xa lánh cuộc sống thế tục, phải tuyệt đối tránh các hành vi tính dục. Thế nhưng Phật giáo Đại thừa có vẻ cởi mở hơn so với sự khắt khe của Phật giáo Nguyên thuỷ. Trong học phái Tantra thừa, tính dục được chuyển thành một hình thức tập luyện Du-già (Yoga) và được xem như là một phương pháp mang lại giác ngộ. Nói chung, Phật giáo giữ một thái độ phóng khoáng đối với vấn đề tính dục.

2/Con đường xa lìa thế tục

Vai trò của Phật giáo đối với vấn đề tính dục tuỳ thuộc bối cảnh và trình độ hiểu biết về đạo pháp của người Phật tửKỷ cương giới luật ghi chép trong kinh sách được xem như trực tiếp xuất phát từ những lời giáo huấn của Đức Phật, do đó, thường được áp dụng chung cho tất cả các tông phái trừ một vài ngoại lệ đối với Phật giáo Nhật Bản. Tại quốc gia này sự gìn giữ giới luật quy định cho người xuất gia không mấy khi được tôn trọng, và ngày nay một số nhà sư có gia đình, họ vừa là người xuất gia vừa là học giả. Trong Luật tạng, có một phân đoạn mang tên Pratimoksha (Lời nguyện giải thoát mang tính cá nhân) trình bày chi tiết các giới luật quy định chung cho cư sĩ, các Sa-di và các Tỳ-kheo cả nam và nữ. Phật tử tại gia có thể nguyện giữ năm giới luật, trong số này có ba giới luật liên quan đến thân xác: Không tước đoạt sự sống, không tự ý chiếm giữ những gì không phải của mình, không thực hiện những hành động tính dục thiếu hạnh kiểm. Nguyên văn giới luật thứ ba như sau “Tôi nguyện giữ giới không thực thi hành vi sai lầm về lạc thú tính dục”.

Không phải ai trong xã hội cũng bắt buộc phải tuân thủ giới luật trên đây, thế nhưng khi đã nguyện giữ giới thì phải giữ một cách nghiêm chỉnh: Hành động giữ giới mang tính cách cá nhân, một sự tự nguyện. Phật giáo không nêu lên một tác phong tính dục chính xác nào để cấm đoán, nếu có thì đấy là những hành vi sai trái mang lại khổ đau cho người khác. Tại Á châu, giới luật liên quan đến tính dục được mô tả rõ ràng hơn các nơi khác, chẳng hạn như sự răn cấm ngoại tình, dầu sao đấy cũng chỉ là cách giới hạn bớt tính cách quá rộng rãi của giới luật về tính dục vì giới luật này chỉ răn dạy sự kính trọng chính mình và người khác. Giới luật đó không hề ám chỉ sự đồng tính luyến ái, thật vậy, đồng tính luyến ái được chấp nhận khá dễ dàng tại các quốc gia Đông Nam Á.

Thế nhưng các hành động tính dục bị cấm đoán triệt để nơi chùa chiền, sự cấm đoán đó tuỳ thuộc vào hai giai đoạn tu tập: Giai đoạn Sa-di và giai đoạn Tỳ-kheo đã thụ phong. Người sa-di cả nam lẫn nữ phải tuân thủ mười giới luật, trong số này có giới luật bắt buộc phải giữ gìn sự trong trắng (đoạn dục, tức không được thực thi các hành động dâm dụctính dụcdâm ô). Người xuất gia sau khi được thụ phong sẽ chính thức được xem như người đã “từ bỏ đời sống gia đình”, được gọi là Tỳ-kheo hay Tỳkheo-ni, tức là các nam hay nữ tu sĩ, họ phải chọn một lối sống đơn giản và đạm bạc. Đó là con đường quyết tâm xa lìa thế tục; trên con đường đó, người tu hành phải loại bỏ mọi hành vi tiêu cực và chọn cho mình một thể dạng tâm thức đạo hạnh, tập trung nghị lực vào việc tu học và thực thi đạo pháp. Sự đoạn dục hoàn toàn là một trong bốn giới luật căn bản mà họ phải tuân thủ, nếu vi phạm vào đấy sẽ bị khai trừ tức khắc và vĩnh viễn khỏi tập thể Tăng đoànTuy nhiên, cũng có những giới luật kém triệt để hơn, chẳng hạn trong số này có mười ba giới cấm nghiêm trọng, nếu phạm vào đấy sẽ bị khai trừ khỏi Tăng đoàn nhưng chỉ tạm thời. Trong số mười ba giới này có sự thủ dâmcố ý phóng tinh dịch, đụng chạm thân xác hay sờ mó phụ nữ, nói những lời lẳng lơ hoặc hàm ý dâm dục, xúi dục người phụ nữ bán dâm hay đứng ra làm mối lái. Tuy nhiên, sự ô nhiễm ban đêm xảy ra lúc đang ngủ không phải là một hành động lỗi lầm.

Một người tu hành nếu có những ý tưởng thèm muốn phải tức khắc thiền định về sự kinh tởm của thân xác. Nếu không kềm chế được sự ham muốn phải xin hoãn lại các lời nguyện và hoàn tục trước khi xảy ra tình trạng không hàn gắn được, xử sự như thế sẽ không có ai chê trách. Ngược lại, nếu người tu hành không khắc phục được sự cám dỗ sẽ bị khai trừ ngay khỏi Tăng đoàn theo đúng quy định của giới luật. Đối với người nữ tu, giới luật cũng tương tợ như thế chớ không có nhiều khác biệt; tuy nhiên, trong trường hợp một người nữ tu bị hãm hiếp, nghĩa là không có sự ưng thuận của đương sự và không hề phát lộ sự thích thú, thì đấy không phải là một sự vi phạm nghiêm trọng và có thể tha thứ.

Mặc dù Phật giáo Nguyên thuỷ chủ trương sự cấm đoán khắt khe về tính dục, thế nhưng đời sống xã hội trong các quốc gia Đông Nam Á theo Phật giáo Nguyên thuỷ lại không quá khắc nghiệt nếu các tác phong tính dục không mang tính cách hung bạo và ngoại tình gây ra đau khổ cho người khác.

3/. Vị thế của Đại thừa giữa sự khắt khe và các hành vi phạm giới

Các giới luật nệu lên trong Phật giáo Nguyên thuỷ vẫn tiếp tục được các tông phái Đại thừa tôn trọng. Người xuất gia phải tuân thủ giới luật ghi chép trong Luật tạng và người Phật tử thế tục phải noi theo năm giới luật. Thế nhưng đối với vị Bồ-tát – tức một sinh linh giác ngộ hành động trong tinh thần từ bi vì lợi ích của người khác – nền đạo đức dành cho họ vượt lên trên khuôn khổ quy định cho người xuất gia sống nơi chùa chiền, và nền đạo đức đó cũng được áp dụng cho người Phật tử tại giaKỷ cương đạo đức đó liên hệ mật thiết đến động cơ thúc đẩy từ bên trong hành động hơn là được áp đặt từ bên ngoài, vì thế nó mang tính cách phóng khoáng hơn tuy rằng vẫn được quy định bởi một số quy tắc rõ rệt nào đó. Tính cách phóng khoáng của giới luật trong một số trường hợp có thể giúp vị Bồ-tát hành động hữu hiệu hơn vì lợi ích của chúng sinh. Vì thế, các quy tắc của Luật tạng cũng trở nên rộng rãi hơn đối với họ.

Tánh Không của tính dục

Nói chung thì các điều khoản liên quan đến tính dục quy định cho người xuất gia được trước tác và ghi chép trong kinh sách Đại thừa đều nhất thiết dựa vào Luật tạng của Phật giáo Nguyên thuỷ, tiếp tục tôn trọng lý tưởng cao đẹp của lối sống rời xa thế tụcTịch Thiên (Shantideva) trong Nhập Bồ-đề hành luận (Bodhicaryavatara) bài bác quyết liệt thể dạng quyến rũ trên thân xác phụ nữ, ngài so sánh thân xác phụ nữ với một cái bọc chất chứa những thứ nhơ nhớp và uế tạp (đối với một nữ tu sĩ thì thân xác của một người đàn ông cũng như thế).

Tại Trung Quốc, trong tập kinh Phạm võng (Bhramajala-sutta) có ghi chép giới luật bắt buộc vị Bồ-tát phải đoạn dục, thế nhưng nếu vi phạm thì vẫn không bị khai trừ khỏi Tăng đoàn mà chỉ cần thú nhận và hối cải thành thực. Kinh Duy-ma-cật sở thuyết (Vimalakirtidesa sutta) kể chuyện một vị Bồ-tát thế tục [không phải là người xuất gia] nêu lên hai tác phong khác nhau đối với thân xác: tránh không bám víu vào thân xác ảo giác nhưng cũng có thể sử dụng nó như một phương tiện giúp người khác nhìn thấy con đường đạo. Một đoạn kinh văn khác thuật lại một câu chuyện khá lý thú về một nữ thần thuyết cho một vị đệ tử của Đức Phật là ngài Xá-lợi-phất thế nào là tánh Không của giới tính. Tánh Không toàn diện giúp vị Bồ-tát vượt lên trên khuôn khổ giới tính của thân xác, với điều kiện vị Bồ-tát phải thực hiện được các kết quả tâm linh đích thực, không phải chỉ là những khái niệm đơn thuần, và nhất là vị Bồ-tát phải loại bỏ được mọi bám víu vào ảo giác của hiện thực.

Phật giáo truyền sang Trung Quốc vào thế kỷ thứ I thoáng cho thấy một khúc quanh mới, nhất là trong Thiền học (Chan). Thiền nhắm vào việc tu tập thực hiện bản chất không thực của dục vọng thay vào chỉ biết dựa vào các giới luật cứng ngắc. Tuy nhiên, đấy không có nghĩa là gạt bỏ Luật tạng mà chỉ muốn nêu lên sự vận hành của tâm thức quan trọng hơn sự gò bó của chữ nghĩaTruyền thuyết kể lại nhiều giai thoại về các nhà sư “điên rồ” vượt qua ranh giới của các giới luật quy định cho họ. Xin kể ra trường hợp của Tế Điên hoà thượng (Jigong, 1127-1209) được người đương thời xem là một nhà sư thích say sưa và phóng túng. Một nhà sư khác người Triều Tiên là Nguyên Hiểu (Whonhyo, 617-686) là một học giả uyên thâm, trước tác rất nhiều tập luận và bình giải kinh điển, thế nhưng ông không giữ tròn giới luật và có khi lui tới những khu vực không thích hợp, về sau ông hoàn tục cưới một công chúa và sinh được một người con trai. Cuối đời ông lang thang rày đây mai đó truyền bá Phật giáo Tịnh độ. Tại Nhật Bản, các điều khoản trong Luật tạng quy định cho người xuất gia không mấy khi được hoàn toàn tôn trọng. Vào thế kỷ thứ IX, Đại sư Tối Trừng (Saichô, 767-822), người sáng lập tông Thiên Thai, thay thế các điều khoản quy định cho người xuất gia trong Luật tạng bằng các lời nguyện của Bồ-tát. Trong Thiền học Nhật Bản (Zen), Đạo Nguyên (Dogen, thế kỷ XIII) khuyên nên đơn giản hoá mười giới luật quy định cho người xuất gia nhưng tuyệt đối phải giữ giới luật đoạn dục như một kỷ cương nơi chùa chiền. Thế nhưng điều khoản ấy không cấm được nhà sư Nhất Hưu (Ikkyu, 1394-1481) hoàn tục. Ông là một vị thiền sư rất phóng khoáng, trước tác nhiều bài thơ hài hước mang tính cách dung tục đả kích sự kiện đồng tính luyến ái trong các tu viện. Trong tông phái Tịnh độPháp Nhiên (Honen, 1133-1212) là một nhà sư chân chính nhưng đệ tử của ông là Thân Loan (Shinran, 1173-1262) lại là người có gia đình và lập ra một học phái mới là Tịnh độ Chân tông (Jodoshin), và các nhà sư trong phái này đều có gia đình. Sau cùng, dưới triều đại Minh Trị (Meiji, 1868-1912) các nhà sư bắt buộc phải chọn cuộc sống cố định, do đó, họ phải lập gia đình để có người nối dõi gìn giữ chùa chiền do dòng họ xây dựng.

4/ Tantra thừa và tính dục

Từ lâu nay đã có không biết bao nhiêu sự hiểu lầm và thành kiến đối với Tantra thừa. Trước hết là người Tây phương quá hấp tấp khi xem Tantra thừa đơn thuần như là một thứ kỹ thuật áp dụng trên đường tu tập. Thật ra thì Tantra thừa, còn gọi là Kim cương thừaxuất phát trực tiếp từ Đại thừa, là một con đường toàn vẹn mang lại thể dạng của Phật. Tantra thừa hoàn toàn không đơn giản như một thứ kỹ thuật giúp giải thoát khỏi tính dụcBiểu tượng của tính dục nêu lên trong Tantra thừa mang mục đích trình bày sự kết hợp bất khả phân giữa các cực đối nghịch trong tâm thức, trong vũ trụ và trong thực tế. Do đó, các thần linh nam tính trong Tantra thừa tượng trưng cho các phương tiện thiện xảo trên đường tu tập và các thần linh nữ mang tính cách đối nghịch tượng trưng cho trí tuệ hay là sự hiểu biết tánh Không, giữ vai trò chứng nhận kết quả do phương pháp mang lại. Trong lĩnh vực tâm linh, tính chất phân cực tính dục cho thấy nếu phương pháp (nam tính) không hướng vào một sự mở rộng (nữ tính) sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm. Cũng tương tự như thế, các hiện tượng trong vũ trụ (phân cực nam tính) chỉ có thể triển khai được trong môi trường không gian mở rộng (phân cực nữ tính) làm nền tảng tiếp nhận hiện tượng.

Tinh khiết hoá các hiện tượng

Tâm thức mang bản chất giác ngộ tức là không gian mở rộng (thể dạng nữ tính) đón nhận và phối hợp với sự sáng tỏ (thể dạng nam tính). Các biểu tượng chủ yếu của Kim cương thừa gồm có một cây gậy kim cương [vajra] tượng trưng cho nam tính và một cái chuông nhỏ [ghanta] tượng trưng cho nữ tính hay phân cực vũ trụ. Các biểu tượng của chư Phật được trình bày bằng sự kết hợp nam tính và nữ tính, không hề hàm chứa tính cách truy hoan dù cho cố tình gán thêm cho chúng tính cách thiêng liêng.

Vậy, đối với vấn đề tính dục xác thịt thì sao?

Tại Nhật Bản, các học phái Chân Ngôn và Thiên Thai [vốn là những học phái xuất phát từ Kim Cương thừahoàn toàn loại bỏ các kinh sách Tantra mang các biểu tượng có tính cách diễn đạt cụ thể. Trong Chân Ngôn tông và Thiên Thai tông, các biểu tượng tính dục được trình bày thật kín đáo, thần linh thuộc hai phái tính được xếp bên cạnh nhau và các biểu tượng đó được sử dụng như một kỹ thuật tinh khiết hoá các tác động của hậu quả và các cảm nhận ô nhiễm về hiện thực. Thế nhưng vào thế kỷ XII cũng có một chi phái Chân Ngôn tông mang tính lệch lạc, gọi là Tachikawa-ru. Chi phái này chủ trương sử dụng thể dạng phúc hạnh của sự phối hợp tính dục trong mục đích mang lại sự giác ngộThực raLão giáo chịu ảnh hưởng nặng nề hơn hết trước các dị giáo diễn đạt lệch lạc về Tantra thừa. Nhờ vào các ảnh hưởng lệch lạc đó, Lão giáo thu hút được nhiều tín đồ và phát triển rất mạnh. Các nhà sư Phật giáo thuộc nhiều tông phái khác nhau phản đối tính cách dị giáo đó trong Lão giáo khiến Lão giáo bị cấm đoán ở Nhật vào thế kỷ XIV và các kinh sách Lão giáo bị đốt sạch.

Tại Ấn Độ và Tây Tạng, kỹ thuật tu tập Tantra mang tính cách hoàn toàn nội tâm, do đó các biểu tượng tính dục thường được trình bày lộ liễu hơn. Tuy nhiên, sự kết hợp với người phối ngẫu (mudra) chỉ có thể được xem là một phép tu tập giác ngộ khi nào hành giả đã đạt được một cấp bậc thật cao, phải có căn bản vững chắc về sự hiểu biết tánh Không, phát huy được lòng từ bi, chủ động được sự quán tưởng và các phép tụng niệm man-tra, cũng như các phương pháp luyện tập du-già về khí lực. Nếu xem cách sử dụng tính dục là một kỹ thuật loại bỏ sự bám víu vào thế tục thì hoàn toàn không hiểu gì cả về sự tu tập Tantra. Do đó, cũng không nên ngạc nhiên khi thấy tính dục được sử dụng như một phương tiện biến cải: Tantra thừa là con đường chủ trương sự tu tập dựa trên sự biến cải giúp người tu tập biến cải các thứ nọc độc của tâm thành trí tuệ nhờ vào các phương pháp cực mạnh của dugià. Trong khi tính dục tầm thường của thế tục biểu hiện sự thèm khát bám víu và lạc thú thì Tantra biến thể dạng ấy trở thành thiêng liêng và xem đó là cơ hội giúp cảm nhận thể dạng phúc hạnh, xoá bỏ hoàn toàn thể dạng tâm thức thô thiển để thay vào đó thể dạng tinh khiết của ánh sáng trong suốt. Thông thường, ánh sáng trong suốt chỉ thể hiện khi chết, nhưng việc chủ động được sự phối hợp tính dục sẽ tạo ra một thể dạng tương tợ như thể dạng tâm thức khi rời bỏ thân xác.

Nhờ vào du-già, cái chết ngắn ngủi và u tối của khoái lạc sẽ nhường chỗ cho các tia sáng rạng đông của ánh sáng trong suốt; khi thực hiện được thể dạng đó, hành giả du-già và người phối ngẫu đạt được sự tỉnh thức phát sinh trong lúc chết. Đây là một trong nhiều thí dụ nêu lên xung năng dục tính (eros) đi đôi với xung năng của cái chết (Thanatos).

Nguyên tác: Le bouddhisme, le sexe et le désir, Philippe Cornu. Nguồn: https://www.lepoint.fr/religion/le-bouddhismele-sexe-et-le-desir-04-07-2016-2051818_3958.php  Văn Hóa Phật Giáo số 337 +338 ngày 15-1-2020

Xem nguyên văn bản dịch gốc của Dịch giả Hoang Phong (Pháp Quốc):
Phật Giáo Và Vấn Đề Tính Dục (Hoang Phong dịch từ nguyên bản Pháp ngữ)

Tạo bài viết

11/12/2017(Xem: 26790)

11/11/2010(Xem: 175806)

01/04/2012(Xem: 21743)

08/11/2018(Xem: 3676)

02/09/2016(Xem: 7088)

08/02/2015(Xem: 31737)

22/05/2017(Xem: 15136)

20/12/2010(Xem: 192100)

01/02/2016(Xem: 14227)

25/07/2011(Xem: 103304)

25/07/2011(Xem: 100382)

10/10/2010(Xem: 97909)

10/10/2010(Xem: 101309)

10/08/2010(Xem: 104986)

08/08/2010(Xem: 110118)

21/03/2015(Xem: 13468)

27/10/2012(Xem: 58533)

Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

CHIẾC ÁO THẦY TU

CHIẾC ÁO THẦY TU
Huệ Trân

 

thich quang do

Trưởng lão Hòa thượng Thích Quảng Độ

(Bài viết từ 13 năm trước, bỗng như còn tươi mầu mực! Xin chia sẻ để cùng bái vọng về Giác Linh tân viên tịchĐại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đã thể hiện trọn vẹn tinh thần Bi Trí Dũng bằng chính pháp thân Ngài.

Cẩn bái

TN Huệ Trân)

 

Mỗi lần tình cờ nghe câu nói “Chiếc áo không làm nên thầy tu”, tôi lại nghĩ về câu chuyện con cọp lông vàng trong những truyện điển tích Phật Giáo.

Câu chuyện rất ngắn, rất đơn giản, nhưng đã nghe qua, người Phật tử không thể không suy nghĩ.

Chuyện nói về con cọp ở một khu rừng rậm, hiểm trở, bao quanh bởi vách núi cheo leo. Con cọp có bộ lông vàng óng, rất đẹp, đẹp đến nỗi khi ánh mặt trời lên, chiếu vào bộ lông của nó thì ánh sáng đó long lanh, xuyên suốt tới nhiều dặm!

Tất nhiên, không nhà quý tộc nào không thèm muốn có bộ áo may bằng lông của nó, nên biết bao thợ săn đã tìm cách mon men tới bìa rừng với những túi tên tẩm thuốc độc, mong hạ thủ con cọp vàng để lột da đem bán. Nhưng con cọp cực kỳ bén nhạy. Nó như “ngửi” được mùi cung tên nên ít có gã thợ săn nào tới gần được, cho tới khi một thợ săn nảy ra ý nghĩ tìm một bộ ca-sa, trá hình làm vị sa-môn, ôm bình bátthong thả đi vào khu rừng. Tất nhiên, bên trong vạt áo ca-sa đó cất dấu cung tên tẩm thuốc độc!

Quả nhiên, vì cung tên không để lộ ra ngoài nên càng lúc gã thợ săn càng đến gần được con cọp vàng. Và khi tầm gần vừa đủ ra tay thì gã nhanh nhẹn lắp tên, giương cung, nhắm ngay tim con cọp vàng mà bắn thẳng.

Cọp trúng tên, gầm lên đau đớn. Trong vài giây phút cuối cùng, nó dồn hết sức mạnh lao về phía bóng người mà nó tin là vừa hãm hại nó. Tuy bị trúng tên nhưng sức mạnh của con cọp cũng đủ xô gã thợ săn ngã nhào, đủ cào, cắn, kéo kẻ đó cùng sang bên kia thế giới với nó.

Nhưng, qua ánh mắt cố nhướng lên, nó nhận ra vạt áo ca-sa.

Nó không đủ minh mẫn để hỏi, sao người mặc áo ca-sa lại hại nó, nhưng dường như đủ tỉnh giác để tự nói với nó rằng: “Ồ, đây là một vị thầy tu. Ta thà chịu chết chứ không thể xâm phạm người này”.

 

Câu chuyện chấm dứt ở đây.

Trong câu chuyện này, chiếc áo có làm nên thầy tu hay không?

Có chứ! Ít nhất là đối với con cọp có gieo nhân Bồ-đề, vì nếu không, con cọp đã hạ thủ kẻ hại nó trước khi nó tắt hơi.

Nếu có những chiếc áo ca-sa không làm nên thầy tu thì người khoác áo đó chịu trách nhiệm. Nhân và quả theo nhau như bóng với hình, như vang theo tiếng, thân bằng quyến thuộc muốn chịu tội thay nhau còn chẳng được, huống là kẻ gây nhân phủ nhận.

Đừng trách con cọp vàng ngu xuẩn không nhận ra sau lớp áo thầy tu là gã thợ săn độc ác, bởi vì con cọp chỉ nhìn chiếc áo như dấu hiệu của sứ giả Như-Lai nên lập tức dừng tâm sân hận và khởi lòng quy ngưỡng. Làm sao nó có thể thấu hiểu hết tâm địa ác nhân?

Ít nhất, sự dừng tâm sân hận cũng khiến nó ra đi nhẹ nhàng. Phút ra đi, nhẹ nhàng hay khó khăn là điều rất quan trọng với mọi loài vì chính phút giây đó, kẻ ra đi nương theo nghiệp mình mà thác sanh.

 

Chuyện con cọp vàng chỉ ngắn gọn, lại suy nghĩ dài dòng chỉ vì câu chuyện khiến tôi liên tưởng tới hình ảnh gần 50 nam nữ công an đã từng đến Thanh Minh Thiền Viện để ngăn chặn, không cho Hòa Thượng Thích Quảng Độ tới chùa Giác Hoa dự lễ giỗ Tổ Nguyên Thiều. Họ đã giằng co, xô đẩy vị sư già đến nỗi dân chúng hai bên đường đã phải chứng kiến cảnh “chiếc áo thầy tu” đắp trên thân ngài bị rách toạc.

Sự kiện xảy ra ngày 19 tháng 11 năm 2005, được báo chí khắp nơi đăng tải. Nay, chợt nhớ lại, tôi bỗng thấy thương những người chưa từng được nghe chuyện con cọp vàng. Hoặc có nghe mà không thể hiểu! Thật đáng tội nghiệp biết bao!

“Xa cách Phật-pháp thì ác đạo và thù oán không do đâu mà có thể giải thoát. Bỏ thân mạng này rồi chìm xuống biển khổ luân chuyển trong ba đường, trải khắp ác thú, biết bao giờ trở lại được thân người?” (*)

 

Hôm nay, cũng tại thành phố này, dân chúng lại thấp thoáng thấy vị sư già năm trước. Vẫn chiếc áo tu cũ kỹ khoác trên thân, nhà sư bước vào giữa vòng rào kềm tỏa những người dân lam lũ, đói khátvật vờ như những bóng ma! Họ cùng nhau đứng đó, than khóc, kêu gào, xin lại ruộng đất đã bị chiếm đoạt!

Họ là ai mà bị cư xử tàn tệ, nhục nhã như thế? Thưa, họ là những Ông Chủ, Bà Chủ của một chế độ, gọi dân là chủ và kẻ cầm quyền chỉ là đầy tớ phục vụ chủ mà thôi!

Những Ông Chủ Bà Chủ đó, một ngày đẹp trời được đám đầy tớ cho biết rằng, con trâu, thửa ruộng của ông bà xin để chúng con lo toan, đừng phải nhọc lòng gì nữa. Và đám đầy tớ lo tận tình đến mức, nay trâu chẳng còn trong chuồng, nay lúa mọc mà chẳng được tự gặt hái vì đất, ruộng đã do đám đầy tớ thu gom, lo toan hết!

 

Giữa chốn chập chùng vô minh, vị sư già mang Hạnh-Vô-Úy lại có mặt với chúng sinh oan khổ.

Trong cùng tận trầm luânthống khổ này, ai mà không nhìn ra“chiếc áo có làm nên thầy tu hay không?”

 

“Nguyện xin mười phương tận hư không giới, tất cả Chư Phật, Chư Đại Bồ Tát, đem những năng lực vô lượng vô biên tự tại không thể nghĩ bàn, không trái với thề xưa, không trái với nguyện xưa mà bố thí cho tất cả chúng sanh trong bốn loàisáu đường, cùng khắp mười phương, từng tạo ra vô lượng vô biên tội ác, nay biết sám hối, cải vãng tu lai, những tội đã làm, nguyện xin diệt trừ; những tội chưa làm, thề không làm nữa. Nguyện xin tất cả Chư Phật trong mười phương, dùng bất khả tư nghịtự tại thần lực gia tâm cứu hộthương xót nhiếp thọ, khiến tất cả chúng sanh tức thời giải thoát khổ não” (*)

 

NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT, nghe tiếng kêu thương, ngài liền cứu khổ.

NAM MÔ TÁT ĐÀ BÀ LUÂN BỒ TÁT, một lòng vì Đạo, ngài hằng quên mình.

NAM MÔ CỨU THOÁT BỒ TÁT, giữa chốn tai ương, ngài phá tan nguy ách.

NAM MÔ A DẬT ĐA BỒ TÁT, biển lượng từ-bi, ngài che chở chúng sanh.

XIN MỘT NIỆM, CẢM MƯỜI PHƯƠNG PHẬT

XIN MỘT LẠY, ĐOẠN TRỪ VÔ LƯỢNG OAN KHIÊN

Huệ Trân

(Như-Thị-Am, mùa thu 2007)

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Virus corona lây lan trong các nhà tù TQ và trên yêu cầu ‘phải giữ im lặng’

Virus corona lây lan trong các nhà tù TQ và trên yêu cầu ‘phải giữ im lặng’

Nhiều nhà tù ở Trung Quốc đang báo cáo các trường hợp lây nhiễm coronavirus (COVID-19) giữa các tù nhân và lính canh, mức độ là đáng báo động.

Trong bối cảnh đó, các nhà chức trách của một thành phố ở tỉnh Sơn Đông đã thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để buộc lính canh nhà tù giữ im lặng về sự bùng phát dịch trong các nhà tù ở địa phương, theo tài liệu nội bộ của chính phủ mà The Epoch Times nhận được.

Tài liệu nội bộ

Tài liệu được chuẩn bị vào ngày 16/2 bởi phòng cảnh sát quận Thị Trung, một phần của văn phòng an ninh công cộng thành phố Tế Ninh, về việc cách ly các cai ngục.

Tế Ninh nằm ở phía đông Trung Quốc tỉnh Sơn Đông. Hai nhà tù trong thành phố đã báo cáo một đợt bùng phát coronavirus giữa các tù nhân và cai ngục, theo tài liệu. Những người cai ngục bị nhiễm bệnh đã được cách ly tại khách sạn Phoenix Xiyuan ở quận Thị Trung.

Sở cảnh sát Thị Trung đã tổ chức 50 cảnh sát để tuần tra trung tâm cách ly; lắp đặt camera giám sát bên ngoài và bên trong khách sạn, kể cả trong tất cả các phòng khách sạn; đảm bảo không ai bị cách ly rời khỏi khách sạn. Các cai ngục đang bị cách ly, bị bắt phải mặc quần áo bình thường để tránh bị rò rỉ bất kỳ hình ảnh hoặc video nào [của cai ngục] có thể làm hỏng hình ảnh của người cảnh sát nhân dân, theo tài liệu. Ở Trung Quốc, cai ngục mặc đồng phục giống cảnh sát. Ngoài ra, tất cả các nhân viên cách ly phải ký một thư cam kết, trong đó họ hứa sẽ giữ im lặng về sự bùng phát và chỉ cho người khác biết khi chính quyền địa phương đã thông báo công khai. Hơn nữa, bức thư yêu cầu các nhân viên bị cách ly phải giám sát lẫn nhau và báo cáo với chính quyền bất kỳ đồng nghiệp nào đang lan truyền thông tin đi lệch khỏi những gì chính phủ nói.

 Tài liệu không nói rõ có bao nhiêu người đã bị nhiễm bệnh hoặc cách ly. Nhưng theo trang web của khách sạn, khách sạn Phoenix Xiyuan có 214 phòng và có 800 chỗ ngồi trong phòng ăn.

Nhà tù Rencheng

Vào ngày 18/2, một người trong cuộc đã liên lạc với EpochTimes và nói rằng có một vụ dịch ở nhà tù Rencheng, nằm ở Tế Ninh. “Nhà tù không được quản lý tốt. Môi trường vệ sinh bên trong rất bẩn. Ít nhất hàng trăm tù nhân và lính canh tù đã bị nhiễm bệnh… Các quan chức tỉnh đã đến đây [để kiểm tra tình hình],” ông nói.

Vài ngày sau, ngày 21/2, Xi Yan, giám đốc ủy ban y tế tỉnh Sơn Đông, thừa nhận tại một cuộc họp báo: “Tính đến ngày 20/2, [nhân viên y tế] đã hoàn thành việc xét nghiệm trên 2.077 người trong nhà tù Rencheng và chẩn đoán 207 trường hợp nhiễm coronavirus . Bảy người trong số họ là cai ngục và 200 người là tù nhân”. Xi nói rằng người nhiễm bệnh đầu tiên là một lính canh, người được chẩn đoán nhiễm virus vào ngày 13/2.

Cùng ngày, chính quyền trung ương tuyên bố rằng Xie Weijun, giám đốc văn phòng quản lý nhà tù Sơn Đông; Li Bao Sơn, giám đốc nhà tù Rencheng; và sáu quan chức khác từ hệ thống quản lý nhà tù tỉnh đã bị cách chức.

Các nhà tù khác tại Tế Ninh

Vào ngày 16/2, một tài liệu chính thức từ quận Ngư Đài, thành phố Tế Ninh đã bị rò rỉ trên Twitter. Tài liệu này được ban hành bởi một “nhóm lãnh đạo” thuộc chính quyền quận Ngư Đài, được thành lập để đối phó sự bùng phát dịch. Nhóm nghiên cứu yêu cầu tất cả các tù nhân tại nhà tù Huxi được chuyển đến “một địa điểm bí mật”, do coronavirus.

 Tài liệu không cho biết có bao nhiêu tù nhân hoặc cai ngục bị nhiễm bệnh, nhưng nói rằng họ đã bố trí 12 xe buýt để vận chuyển tù nhân. Mỗi xe buýt có 45 ghế hành khách.

Trong khi đó, có những dấu hiệu cho thấy nhà tù Luxi, nằm ở Zoucheng, một thành phố thuộc phạm vi quản lý của Tế Ninh, cũng có nguy cơ bùng phát.

Một khu dân cư ở quận Tai Bạchhu của Tế Ninh đã đăng một thông báo vào ngày 19/2: Những người dân nào đang làm việc tại nhà tù Luxi, nhà tù Rencheng hoặc Nhà máy điện Liyan, vui lòng liên hệ với văn phòng quản lý dân cư càng sớm càng tốt. Nếu bất kỳ cư dân nào đã tiếp xúc với nhân viên tại nhà tù Rencheng, vui lòng tự cách ly và báo cáo cho văn phòng quản lý khu dân cư. Nếu bạn bị sốt hoặc có các triệu chứng khác, bạn phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách với người khác và đến phòng khám sốt gần đó càng sớm càng tốt, hãy đọc thông báo.

Các nhà tù ở nơi khác

Vào ngày 21/2, chính quyền tỉnh Chiết Giang tuyên bố 34 tù nhân được chẩn đoán nhiễm coronavirus tại nhà tù Shilifeng ở thành phố Cù Châu, tỉnh Triết Giang.

Trong khi đó, Kinh Môn, một thành phố nằm ở trung tâm của vụ dịch ở tỉnh Hồ Bắc, tính đến ngày 15/2, đã có 40 bệnh nhiễm bệnh trong nhà tù Shayang, bao gồm cả cai ngục và tù nhân, theo một tài liệu của chính phủ nội bộ cung cấp cho Trung Quốc cung cấp cho EpochTimes tiếng Trung. Shayang là tên gọi chung của mười nhà tù nằm ở các quận khác nhau trên khắp Kinh Môn.

 He Ping, giám đốc quản lý nhà tù cấp quốc gia của Bộ Tư pháp, cho biết trong một cuộc họp báo vào ngày 21/2 rằng Nhà tù nữ Vũ Hán đã có 230 tù nhân nhiễm bệnh vào ngày 20/2. Ông cũng xác nhận sự bùng phát trong nhà tù Shayang và cho biết: 41 trường hợp được chẩn đoán tại nhà tù Hanjin, một trong những cơ sở trong Shayang.

Sau khi các nhà tù này báo cáo về sự bùng phát của họ, các tỉnh Tứ Xuyên và Hắc Long Giang đã tuyên bố vào ngày 22/2 rằng họ sẽ thực hiện “quản lý thời chiến” cho các nhà tù của họ.

Cùng ngày hôm đó, một số quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đến thăm nhà tù khét tiếng Yancheng, bao gồm Quách Thanh Côn, bí thư của Ủy ban Chính trị và Pháp lý cấp quốc gia, một cơ quan giám sát bộ máy an ninh của đất nước, bao gồm cả thực thi pháp luật, tòa án và nhà tù; Bộ trưởng tư pháp Trung Quốc Phụ Chính Hoa; và thứ trưởng bộ công an Mạnh Thanh Phong.

Nhà tù Diêm Thành (Yancheng) tọa lạc tại tỉnh Hà Bắc, khoảng 20 dặm từ Bắc Kinh. Nhà tù báo cáo trực tiếp cho Bộ tư pháp, và là nơi một số quan chức tham nhũng cấp cao bị tống giam, trong đó có Cốc Khai Lai, vợ của quan chức cấp cao bị thất sủng Bạc Hy Lai. Cốc Khai Lai bị kết tội giết doanh nhân người Anh Neil Heywood vào năm 2011.

Nói chuyện với các quan chức tại nhà tù Diêm Thành, Quách yêu cầu tất cả các nhà tù ở Trung Quốc phải được quản lý chặt chẽ như trong thời chiến, theo các báo cáo truyền thông nhà nước.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Yếu tố Trung Quốc trong chuyến thăm của ông Trump tới Ấn Độ

Yếu tố Trung Quốc trong chuyến thăm của ông Trump tới Ấn Độ

People pose for a picture in front of a hoarding of the "Namaste Trump"Bản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionNgười Mỹ gốc Ấn là một lực lượng chính trị đang lên ở Mỹ. Đây có thể là một trong những lý do để ông Trump thực hiện chuyến đi?

Ấn Độ chuẩn bị đón chuyến thăm chính thức đầu tiên của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tới nền dân chủ đông dân nhất thế giới vào hai ngày 24 và 25/2.

Hàng chục ngàn người dự kiến ​​sẽ xếp hàng trên đường phố để chào đón ông Trump tại thành phố Ahmedabad, bang Gujarat – bang nhà của Thủ tướng đương nhiệm nước chủ nhà, ông Narendra Modi.

Ấn Độ đẩy chuyện Kashmir đến chỗ không thể vãn hồi?

TQ sẽ ‘né’ các tranh chấp trong chuyến thăm Ấn Độ của ông Tập?

Ấn Độ xóa bỏ quy chế đặc biệt của Kashmir

Ông Trump sẽ dự lễ khánh thành sân vận động cricket lớn nhất thế giới ở bang này, với sự tham gia của hơn 100 ngàn người. Sân vận động này dự kiến được đầu tư hơn 13 triệu đô la Mỹ.

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế Ấn Độ đang gặp nhiều khó khăn, với tỉ lệ thất nghiệp cao.

Ông Modi cũng đang đối mặt với những chỉ trích, ở cả trong và ngoài nước, về Quyết định xóa bỏ quy chế đặc biệt của khu vực Jammu và Kashmir, và đạo luật công dân gây tranh cãi mà theo đó nhanh chóng cấp quyền công dân cho người dân thuộc các cộng đồng tôn giáo thiểu số không theo đạo Hồi từ ba quốc gia láng giềng.

“Chuyến thăm này sẽ là một tin tức tốt lành cho ông ấy”, Tanvi Madan, giám đốc dự án nghiên cứu về Ấn Độ tại Viện nghiên cứu chính sách Brookings ở Washington, Hoa Kỳ, nhận định. “Ông ấy sẽ xuất hiện trong tấm ảnh chụp chung với một nhà lãnh đạo quyền lực nhất thế giới, có thể nói là vậy.”

Nhưng Ấn Độ vốn không được đề cập đến nhiều trong chương trình nghị sự “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump. Vậy ông Trump, người vốn được cho là không thích thú gì lắm với các chuyến công du dài ngày, muốn đạt được những gì trong chuyến công du này?

1. Nhằm thu hút cử tri Mỹ gốc Ấn?

Chuyến thăm Ấn Độ được nhiều người xem là một chuyến công du thú vị, đến một đất nước nơi ông Trump dự kiến ​​sẽ không phải đối mặt với những câu hỏi hóc búa, nhưng lại dễ dàng cho ông để giành được một số điểm cộng về chính trị trong nước.

Một trong những mục tiêu của chuyến đi là vẽ ra trước cử tri Mỹ một hình ảnh tốt đẹp về ông Trump khi ông tìm cách tái cử. “Các hình ảnh sẽ được sử dụng trong chiến dịch tái tranh cử của ông Trump, để tạo ấn tượng rằng, vị Tổng thống này đang được hoan nghênh trên toàn thế giới”, bà Madan phân tích.

“Rằng ông ấy đã làm cho nước Mỹ vĩ đại và được tôn trọng, nhất là khi một số cuộc thăm dò cho thấy rằng, trên trường quốc tế, mức độ tôn trọng đối với Hoa Kỳ đã giảm xuống.”

Cử tri người Mỹ gốc Ấn có thể là nhóm được đặc biệt chú ý. Hiện có khoảng 4,5 triệu người gốc Ấn sống ở Mỹ, số lượng như vậy là tương đối nhỏ, nhưng họ lại là một lực lượng chính trị đang lên ở quốc gia này.

Cử tri người Mỹ gốc Ấn thường bỏ phiếu cho ứng cử viên Dân chủ. Chẳng hạn, trong cuộc bầu cử vào năm 2016, chỉ có 16% người Mỹ gốc Ấn bỏ phiếu cho ông Trump, theo cuộc khảo sát quốc gia về những người Mỹ gốc Á.

“Người Mỹ gốc Ấn không tin vào chính sách cắt giảm thuế và thu hẹp vai trò của chính phủ. Họ ủng hộ việc thúc đẩy chi tiêu cho các phúc lợi xã hội”, Karthick Ramakrishnan, Giáo sư về chính sách công tại Đại học California, Riverside, người điều hành cuộc khảo sát nói trên, cho hay.

Ông Trump đã tìm cách kiếm cảm tình của người Mỹ gốc Ấn trong cuộc bầu cử sắp tới, vào năm 2020 này. Hồi tháng 9 năm ngoái, ông đã xuất hiện cạnh ông Modi trong một sự kiện lớn ở Houston, Texas, có tên “Howdy Modi” và đưa ra tuyên bố: “Quý vị chưa bao giờ có một người bạn tốt nào làm Tổng thống tốt hơn Tổng thống Donald Trump”.

Theo ông Ramakrishnan, những nỗ lực của ông Trump trong việc tiến đến gần Ấn Độ có thể giúp làm tăng số lượng ủng hộ ông trong những nhóm cử tri hãy còn lưỡng lự.

“Tôi nghĩ rằng, sự ủng hộ sẽ có thể tăng lên trong ngắn hạn, nhưng có lẽ không đến mức như nhiều đảng viên Cộng hòa hy vọng,” ông nhận định.

2. Thảo thuận mậu dịch

Một thỏa thuận thương mại với Ấn Độ sau nhiều tháng đàm phán dự kiến ​​sẽ là tâm điểm trong chuyến thăm lần này của ông Trump và đây sẽ là một chiến thắng chính trị lớn với ông nếu thỏa thuận này thành hiện thực.

Thương mại song phương Mỹ-Ấn Độ hiện dừng ở con số 160 tỷ Mỹ kim. Nhưng hy vọng về một thỏa thuận như vậy đã giảm trong nhiều tuần qua, khi Mỹ bày tỏ quan ngại về các vấn đề như tăng thuế, kiểm soát giá cả và chênh lệch trong thương mại điện tử. Nhập cư lao động lành nghề và chế độ thị thực cũng là những vấn đề được quan tâm khác.

Ấn Độ muốn Mỹ khôi phục lại hệ thống Ưu đãi Thuế quan Phổ cập (GSP), vốn hỗ trợ các nước đang phát triển thông qua việc tạo thuận lợi cho các nước này xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Năm 2019, ông Trump đã chấm dứt các ưu đãi kiểu này với Ấn Độ.

“Ngay cả một thỏa thuận thương mại với quy mô hạn chế cũng sẽ là một tín hiệu quan trọng với ngành công nghiệp ở cả hai quốc gia, rằng Hoa Kỳ và Ấn Độ nghiêm túc trong mục tiêu thúc đẩy thương mại song phương và họ có thể vượt qua các vấn đề [khác biệt]”, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ – Ấn Độ (USIBC), bà Nisha Biswal nói.

Tuy nhiên, bà cũng nói thêm rằng: “Từ những gì tôi đã nghe được từ cả hai chính phủ, tôi không mấy lạc quan.”

3. Yếu tố Trung Quốc

Trung Quốc đã trở thành một phần trung tâm tạo nên ‘thương hiệu chính trị’ của ông Donald Trump. Và nhiều quan ngại của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc như với Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, cách Trung Quốc hành xử ở Biển Đông và sự không đáng tin cậy của các đối tác Trung Quốc cũng được Ấn Độ chia sẻ.

“Tôi không nghĩ chuyến thăm này có thể diễn ra nếu giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ không có sự tương đồng chiến lược về Trung Quốc, nhất là những quan ngại của họ trước các hành động và ý định của Trung Quốc trong khu vực”, bà Madan bình luận.

Cam kết đền bù vì hổ: Từ lời hứa đến thực tế

Lụt lội ở châu Á cũng có yếu tố chính trị

Hoa Kỳ lên án mối đe dọa của Trung Quốc trên Biển Đông

Một cuộc khủng hoảng trong quan hệ giữa Trung Quốc – Hoa Kỳ hẳn sẽ tác động xấu đến nền kinh tế Ấn Độ, nhưng mối quan hệ quá gần gũi giữa hai gã khổng lồ này cũng có thể làm Ấn Độ bị cho ra rìa trong cuộc chơi.

Ngược lại, phía Mỹ đặt câu hỏi, liệu mục tiêu tự chủ chiến lược của Ấn Độ có thành một trở ngại cho mối quan hệ đối tác chiến lược thực sự với Hoa Kỳ.

Các câu hỏi cũng xoay quanh việc, liệu Ấn Độ có thể trở thành một đối trọng với Trung Quốc ở châu Á, hay sẽ bị hút sâu hơn vào các vấn đề chính trị trong nước và tiểu khu vực. Và với sự thù nghịch gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, ông Trump cũng có thể tìm thấy một người bạn ở ông Modi, người được coi là sẵn lòng chỉ trích Trung Quốc.

4. Thỏa thuận quốc phòng

Truyền thông loan tin cho thấy, các thỏa thuận quốc phòng trị giá hàng tỷ đô la sẽ được ký kết trong chuyến thăm Ấn Độ của ông Trump.

Điều này có thể gồm việc bán máy bay trực thăng cho hải quân. Trước chuyến đi, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chấp thuận việc bán Hệ thống Vũ khí Phòng không tích hợp với trị giá 1,8 tỷ đô la.

Khi Ấn Độ cố gắng đa dạng hóa các đối tác bán vũ khí cho mình, nước này nhận ra rằng, Mỹ vẫn chưa phải là đối tác cung cấp vũ khí lớn như Nga và Pháp, một nhà phân tích cho biết

“Ấn Độ và Mỹ đã trở nên rất gần gũi với nhau do những lý do chiến lược. Ngay trong những năm ông Trump cầm quyền, đã diễn ra nhiều đối thoại quốc phòng và ngoại giao”, bà Madan nói.

Còn với ông Trump, bất kỳ cơ hội nào, dù nhỏ, để bán các sản phẩm của Mỹ cũng là dịp để ông khẳng định với những người ủng hộ rằng, ông đang thúc đẩy việc làm và các sản phẩm ‘Made in America’.

5. Quan hệ Trump-Modi

Ông Trump được nhiều người coi là nhà lãnh đạo “biết thương thảo”, người luôn coi trọng các mối quan hệ cá nhân hơn so với địa chính trị. Bản thân ông tin rằng, khả năng tiếp cận với các nhà lãnh đạo nước ngoài đã giúp ông có được khả năng như vậy.

Và chuyến thăm lần này sẽ là cuộc gặp thứ năm giữa Tổng thống Trump và Thủ tướng Modi trong vòng có 8 tháng.

Họ gọi nhau là ‘bạn’. Hình ảnh họ ôm nhau xuất hiện trên truyền thông. “Tuy chúng ta chưa được Ấn Độ đối xử tốt nhưng tôi lại rất thích Thủ tướng Modi”, ông Trump nói với các phóng viên vài ngày ngay trước chuyến đi.

Đối với ông Trump – và cả ông Modi nữa – thể hiện tính cách thân thiện và nồng nhiệt ở một mức độ nào đó có thể giúp họ giải quyết những khác biệt khi các cuộc đàm phán gặp khó khăn.

Cuối cùng, đó có thể không phải là một chuyến đi được thực hiện với một mục tiêu rõ ràng, ông Joshua White thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế Johns Hopkins nói.

Đối với ông White, nhiều khả năng tính cách bốc đồng đã khiến ông Trump quyết định thực hiện chuyến đi, để bắt tay và tạo dáng chụp ảnh, còn “bộ máy quan liêu sẽ tìm xem những gì có thể đạt được trong chính sách”

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Virus corona: Tình hình Iran, Nhật, Anh; BBC tường thuật từ Hà Nội

Tường thuật trực tiếp

    1. Post update

      Chó mèo có lây Covid-19 từ người?

      Pat Jackson hỏi:

      “Nếu tôi và chồng tôi mắc virus corona thì vật nuôi trong nhà có bị lây không?”

      BBC News trả lời:

      “Không. Theo WHO, hiện không có bằng chứng gì là virus corona truyền từ người sang vật nuôi (pet) trong gia đình. “

      “Thế nhưng bạn cần đảm bảo là ai cũng rửa tay sau khi ôm, vuốt chó mèo, vật nuôi trong nhà. Chúng có thể mang khuẩn như E.coli và salmonella. Đây là các loại khuẩn có thể lây từ thú vật nuôi sang người.”

    2. Người lái xích lô ở phố cổ Hà Nội: khách du lịch giảm 60-80%

      Giới lãnh đạo ngành du lịch Việt Nam mới đây dự kiến Việt Nam sẽ mất ít nhất từ 6-7 tỉ đô la trong ba tháng tới do dịch bệnh Covid-19.

      Một người làm nghề đưa khách đi thăm quan khu phố cổ bằng xích lô tại Hà Nội nói với phóng viên Nguyễn Hoàng của BBC News Tiếng Việt tại Hà Nội rằng sự sụt giảm hiện nay là chưa có tiền lệ.

      Video content

      Video caption: Người xích lô phố cổ HN nói du lịch giảm chưa từng thấy
  1. Phóng viên BBC từ Hà Nội

    Phóng viên Nguyễn Hoàng của BBC News Tiếng Việt tường thuật từ Hà Nội tối 27/02 nói rằng hôm qua, Việt Nam cho xuất viện “bệnh nhân cuối cùng nhiễm virus corona”.

    “Nhưng Việt Nam chưa thể nói là đã hết dịch vì ngay ở Sơn Lôi, Vĩnh Phúc vẫn còn nhiều người dân bị cách ly,” phóng viên BBC cho biết trong Facebook Live hôm thứ Năm.

    “Có mức độ khá minh bạch về thông tin từ quan chức Việt Nam, và Bộ Y tế VN đã làm việc với rất nhiều đối tác, cơ quan quốc tế trong vấn đề phòng chống dịch virus corona.”

    Phóng viên Nguyễn Hoàng của BBC News Tiếng Việt
    Image caption: Phóng viên Nguyễn Hoàng của BBC News Tiếng Việt từ HN
  2. Anh đã xét nghiệm gần 7,700 người

    Tính đến 14 giờ ngày 27/02/2020, Anh Quốc đã xét nghiệm virus cho 7,690 người.

    Con số người bị dương tính hiện là 15 ở Anh.

    Chính phủ Anh cũng gửi nhóm chuyên gia y tế tới đảo Tenerife của Tây Ban Nha, nơi nhiều công dân Anh bị cách ly trong một khách sạn 1000 khách vì có người mắc virus.

  3. Giáo hoàng Francis nghỉ ốm sau ngày lễ

    Giáo hoàng Francis nghỉ ốm sau ngày lễ Tro hôm thứ Tư khi ngài tiếp xúc với tín đồ Công giáo bất chấp lo ngại về virus corona ở Ý.

    Tòa Thánh Vatican không nêu chi tiết về lý do sức khoẻ khiến Giáo hoàng Francis, 83 tuổi, phải hủy một số sự kiện trong lịch.

    Tuy nhiên, các báo châu Âu cho hay trong ngày thánh lễ hôm qua, ngài đã “ho và lau mũi”.

  4. Phó tổng thống Iran Masoumeh Ebtekar ‘dính virus corona’

    Truyền thông Iran cho hay bà Masoumeh Ebtekar, phó tổng thống chuyên về phụ nữ và gia đình, đã bị lây virus corona.

    Hiện ở Iran có những lời đồn đoán rằng quan chức cao cấp của chính quyền vì đến dự các lễ cầu nguyện, hội họp tôn giáo thường kỳ, nên bị lây virus.

    Con số quan chức cao cấp của Iran bị mắc virus chính thức chưa được công bố, nhưng chỉ trong vài ngày qua, Iran xác nhận một thứ trưởng y tế và một chủ tịch ủy ban của Nghị viện đã nhiễm Covid-19.

    Chính phủ Iran nay đã cấm nhiều hoạt động công cộng, và không cho công dân Trung Quốc nhập cảnh.

    Tuy nhiên, Iran vẫn sẽ nhận từ Trung Quốc 20 nghìn bộ xét nghiệm virus corona.

    Masoumeh Ebtekar, phó tổng thống chuyên về phụ nữ và gia đình Iran, đã bị lây virus corona.
    Image caption: Bà Masoumeh Ebtekar, phó tổng thống chuyên về phụ nữ và gia đình của Iran, đã bị lây virus corona.
  5. Nhật Bản đóng trường học đến đầu tháng 4

    Thủ tướng Shinzo Abe nói “sức khoẻ và an toàn tính mạng của trẻ em là ưu tiên”.

    Các trường học Nhật Bản sẽ đóng từ thứ Hai tuần tới, có thể tới đầu tháng 4 vì lo ngại lây nhiễm virus corona.

  6. California báo trường hợp đầu tiên nhiễm virus corona

    California hôm thứ Tư báo có trường hợp đầu tiên, và đó là người không đi ra nước ngoài, cũng không tiếp xúc với người được xác định nhiễm bệnh.

    Tổng thống Donald Trump nói nguy cơ bệnh dịch đối với Mỹ là “rất thấp” và gợi ý rằng tình trạng virus lây lan đã được khống chế.

    Hiện Mỹ có 59 trường hợp, trong đó có 42 người trở về từ du thuyền Diamond Princess.

  7. Người Hàn ở HN được Sở Y tế thông báo phòng dịch tiếng Hàn

    Các khu phố có đông người Hàn tại Hà Nội xuất hiện thông báo tiếng Hàn, Việt trong thang máy như thế này.

    Hà Nội
    Image caption: Hình từ một thang máy ở Hà Nội
  8. Hình ‘râu rậm cản trở khẩu trang và ống thở’ năm 2017 xuất hiện lại

    Một poster của Trung tâm Kiểm dịch Hoa Kỳ (CDC) từ 2017 đột nhiên xuất hiện lại trên các trang mạng xã hội tiếng Anh, với giải thích không chính xác rằng ‘râu quai nón, râu rậm’ ngăn cản khẩu trang và thiết bị thở mùa virus corona’.

    Theo BBC News, hiện tượng này chỉ nói lên sự lo ngại chung về virus corona mà không liên quan gì nhiều đến khía cạnh kỹ thuật của việc đeo hay không khẩu trang trong mùa dịch năm nay.

    Hình trên hướng dẫn của CDC từ 2017
    Image caption: Hình trên hướng dẫn của CDC từ 2017
  9. Quan chức an ninh Iran, người dọa xóa sổ Israel, bị dính Covid-19

    Chủ tịch Ủy ban An ninh và Đối ngoại QH Iran, ông Mojtaba Zolnour thông báo ông bị dương tính với virus corona.

    Tuy nhiên, ông khẳng định “đây không phải là điều gì đáng lo ngại. Theo ý Thượng Đế, chúng ta sẽ chiến thắng virus corona.”

    Ông Mojtaba Zolnour từng làm phó đại diện tối cao của Giáo chủ Khamenei trong Bộ tư lệnh Vệ binh Cộng hòa và là giáo sĩ Shia, theo trường phái cứng rắn.

    Báo chí Trung Đông đăng lời ông nói hồi tháng 7/2019 dọa “xóa sổ Israel” trong vòng 30 phút nếu Hoa Kỳ tấn công Iran.

  10. Thêm 2 người nhiễm virus ở Anh

    Vừa có thêm hai bệnh nhân nhiễm virus corona tại Anh, đưa tổng số nhiễm ở Anh hiện là 15 người.

    Họ đã được đưa tới bệnh viện ở Liverpool và London.

    Họ nhiễm virus trong lúc ở Italy và Tenerife.

  11. Bệnh nhân COVID-19 “cuối cùng ở Việt Nam” đã xuất viện

    Việt Nam cho hay bệnh nhân COVID-19 “cuối cùng ở Việt Nam” đã xuất viện ngày 26/2.

    Ông NVV, 50 tuổi, trú ở thôn Ái Văn, xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, trả lời báo chí Việt Nam:

    “Đối với chúng tôi những người đã mắc căn bệnh này thì tôi cảm thấy là không có gì mà sợ lắm vì mình cũng nắm bắt được bệnh tật gì.

    “Chỉ lo mỗi cái là cái dư luận bên ngoài, xã hội bên ngoài.”

    “Có những nhà báo thì nói rất hay nhưng có những người đưa những vấn đề có nhiều cái bức xúc rồi nói chung là nhiều cái cũng không được hay lắm.”

    “Tâm trạng thì cho đến này hôm nay không bị gì nữa. Đến ngày hôm nay là quá vui mừng.”

    Hình chụp
    Image caption: Bệnh nhân NVV (50 tuổi, trú ở thôn Ái Văn, xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) có kết quả xét nghiệm 2 lần liên tiếp âm tính với virus SARS-CoV-2
  12. Hàn Quốc hoãn tập trận với Mỹ

    Hàn Quốc và Mỹ vừa xác nhận tạm hoãn cuộc tập trận chung hàng năm vì lo ngại virus corona.

    Sự kiện lẽ ra sẽ diễn ra trong tháng Ba.

    Hàn Quốc hiện đang là ổ dịch virus corona lớn thứ hai, sau Trung Quốc, với hơn 1.600 người bị nhiễm.

  13. Có thêm hai ca virus corona tại Anh

    Có thêm hai ca virus corona tại Anh, đưa con số lên 15.

  14. Ả Rập Saudi cấm người hành hương đến các thánh địa Mecca và Medina

    Quyết định của Ả Rập Saudi cấm người hành hương đến các thánh địa Mecca và Medina để ngăn Covid-19 lan nhiễm đang gây chấn động Thế giới Hồi giáo.

    Tổng thống Indonesia Joko Widodo kêu gọi Ả Rập Saudi “mở lối đặc biệt” cho các nhà ngoại giao.

    Ông nói ông tôn trọng quyết định cấm người nước ngoài tới Ả Rập Saudi vì lý do tôn giáo nhưng một bộ trưởng của Indonesia vẫn hy vọng có biệt lệ cho Indonesia.

    Pakistan thì đang đánh giá tác động của lệnh cấm này với dòng người hàng triệu tín đồ mỗi năm sang Ả Rập Saudi.

    Theo BBC News, dù dịp hành hương lớn nhất – Hajj- tới Mecca và Medina diễn ra vào hai tháng 7 và 8, lễ Umrah kéo dài cả năm, và tín đồ Hồi giáo Pakistan tới Ả Rập Saudi làm lễ Umrah chỉ năm 2019 là 2,1 triệu.

    Tín đồ từ Ấn Độ, Indonesia, Malaysia cũng chiếm con số đông đảo từ châu Á tới đất thánh của Islam.

    Mecca
    Image caption: Thánh địa Mecca của người Hồi giáo tại Ả Rập Saudi
  15. Hàn Quốc có 1766 trường hợp nhiễm bệnh

    Số liệu mới về các trường hợp nhiễm virus corona chủng mới từ Hàn Quốc và Hong Kong.

    Hàn Quốc hiện có 1.766 trường hợp được xác nhận nhiễm virus Covid-19 – tăng từ con số 1.595 trường hợp đã loan trước đó trong cùng ngày hôm nay.

    Trong khi đó, Hồng Kông hiện có 92 trường hợp nhiễm bệnh, tăng thêm hai trường hợp.

    Trong khi đó, tại Ý, Thống đốc vùng Lombardy, Attilio Fontana cho biết trong một video trên Facebook rằng, ông sẽ tự cách ly trong 2 tuần vì một trong số các cộng sự của ông nằm trong số 400 ca nhiễm virus corona ở nước này.

    Lombardy là một trong hai “điểm nóng” bùng phát dịch do virus Covid-19 tại Ý.

  16. Yêu cầu cách ly bắt buộc với người từ vùng dịch vào VN

    Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc, đưa ra yêu cầu cách ly kiên quyết, bắt buộc đối với mọi người từ vùng dịch vào Việt Nam, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống COVID-19 sáng 27/2.

    Ông Phúc được truyền thông trong nước dẫn lời lưu ý rằng, nguy cơ còn cao, tình hình dịch ở nhiều nước diễn biến phức tạp. Tuy Việt Nam đã ngăn chặn hiệu quả, đến nay không có ca nhiễm mới, tất cả trường hợp mắc đều khỏi bệnh, xuất viện; nhưng không được chủ quan.

    “Với tinh thần trách nhiệm cao nhất trước nhân dân, chúng ta đã làm tất cả các biện pháp có thể với thái độ cương quyết dù tốn kém, vất vả cũng phải làm chứ dễ dãi, đơn giản, thiếu ý chí trong việc này thì sẽ thất bại” – ông Phúc nói.

    Tuy nhiên, ông Phúc cũng được dẫn lời nói rằng, phải tiếp tục tạo điều kiện cho người cách ly sinh hoạt bình thường.

    Đối với việc trở lại đi học của học sinh, Thủ tướng Việt Nam nêu rõ, việc này sẽ do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, UBND các tỉnh, thành phố xem xét theo khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 mà Bộ GD-ĐT đã công bố. Bộ GD-ĐT áp dụng khung một cách hiệu quả, tốt nhất.

    Vietnamese Prime Minister
  17. Saudi không muốn thành ‘Iran thứ hai’

    Sameer Hashmi

    Phóng viên BBC khu vực Trung Đông

    Rút bài học từ những gì đã xảy ra ở Iran, quyết định của Arab Saudi về việc tạm thời dừng các cuộc hành hương tôn giáo đã không gây ngạc nhiên.

    Các trường hợp nhiễm virus corona hiện đã xuất hiện ở nhiều quốc gia láng giềng của nước này như Oman, Kuwait và Bahrain và đều liên quan đến du khách từng đến Iran thăm viếng tôn giáo.

    Lệnh cấm được đưa ra giữa khi chỉ còn chưa đầy 60 ngày nữa là bắt đầu tháng Ramadan linh thiêng của người Hồi giáo. Đây là khoảng thời gian bận rộn thứ hai trong năm mà khi đó, hàng triệu tín đồ sẽ hành hương về Mecca – nơi sinh của Nhà tiên tri.

    Chính quyền cũng đã quyết định không cho phép khách du lịch thuần túy (không phài hành hương tôn giáo) từ các quốc gia nơi virus corona đang lây lan đến nước này.

    Quyết định được đưa ra vào thời điểm chính phủ Arab Saudi đã và đang nới lỏng các quy định về thị thực để thu hút nhiều du khách nhằm thúc đẩy ngành du lịch. Nước này đặt mục tiêu du lịch sẽ chiếm 10% GDP vào năm 2030.

    Nền kinh tế của Arab Saudi vốn đã chịu áp lực do dầu trượt giá vì nhu cầu giảm. Nước này này là nhà cung cấp dầu hàng đầu cho Trung Quốc.

  18. Quảng Trị thông báo cho học sinh đi học lại tử ngày 2/3

    Ngày 26/2, UBND tỉnh Quảng Ninh có thông báo cho học sinh, học viên, sinh viên đi học trở lại từ ngày 2/3, sau thời gian tạm nghỉ học do lo ngại dịch Covid-19.

    Văn bản cũng giao Sở GD- ĐT chủ trì, phối hợp với Sở LĐ-TB-XH, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ban ngành liên quan căn cứ chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020; Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thông tin đến học sinh, phụ huynh về lịch đi học trở lại sau thời gian tạm nghỉ.

    Như vậy Quảng Trị là tỉnh đầu tiên ở Việt Nam thông báo cho học sinh đi học lại.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.