Virus corona: Số người chết, nhiễm bệnh tiếp tục tăng; WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp

Virus corona tiếp tục lây lan và mỗi ngày lại có thêm nhiều trường hợp nhiễm mới.
Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên thế giới vì virus corona.
Tuyên bố khẩn cấp toàn cầu của WHO được gửi cho các nước thành viên LHQ mà WHO đánh giá đang có tình trạng nghiêm trọng.
Bàn Tròn BBC: Việt Nam ứng phó thách thức Virus Corona và cập nhật Đồng Tâm
Các nước này sẽ quyết định có đóng cửa biên giới, hủy bay, khám người tại sân bay và các biện pháp khác hay không.

Nhưng người đứng đầu WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh WHO không hề kêu gọi hạn chế đi lại, giao thương với Trung Quốc vì virus corona.
“WHO không khuyến nghị và thực ra là phản đối mọi hạn chế” về đi lại và thương mại, ông Ghebreyesus nói.
Đến sáng 1/2, đã có Ít nhất 259 người tử vong do chủng virus corona này tại Trung Quốc, trong tổng số 11.791 trường hợp nhiễm bệnh.
Tổng số trường hợp mắc bệnh ngoài Trung Quốc đại lục là 157, ở 26 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Hiện chưa có trường hợp tử vong ở bên ngoài Trung Quốc nhưng đã có 8 trường hợp lây từ người sang người tại Đức, Nhật Bản, Việt Nam và Mỹ.
Trường hợp lây từ người sang người đầu tiên tại Mỹ phát hiện hôm 30/1.
Bệnh nhân là chồng một phụ nữ tại Chicago.
Người phụ nữ, ở độ tuổi trên 60, vừa trở về từ Vũ Hán và nhập viện.
Người chồng không đi Trung Quốc nhưng đã có triệu chứng nhiễm virus từ vợ và phải đưa vào viện.
Giới chức Mỹ xác nhận người chồng đã bị lây virus corona.
Chuyến bay chở 150 người Anh và 50 công dân EU, đa số là dân Tây Ban Nha, rời Vũ Hán lúc 7 giờ sáng nay theo giờ địa phương.
Dự kiến các công dân Anh này sẽ được đưa tới cách ly trong 14 ngày ở một bệnh viện, có thể là Arrowe Park ở Wirral, khi về Anh.
Các trường hợp y tế khẩn cấp toàn cầu trước đây
Cho tới nay, WHO chỉ mới từng 5 lần tuyên bố tình trạng y tế công cộng khẩn cấp toàn cầu.
- Cúm A/H1N1, 2009, làm chết hơn 200.000 người trên thế giới.
- Bệnh bại liệt, 2014
- Virus Zika, 2016: Khi đó, virus Zika lây lan tại nhiều nước ở châu Mỹ.
- Ebola, 2014 và 2019: Dịch Ebola từng hai lần được WHO tuyên bố là ‘trường hợp y tế khẩn cấp toàn cầu’. Giai đoạn 2014 tới 2016, hơn 11.000 người chết ở Tây Phi. Năm ngoái, bệnh này lây lan ở Congo.
Tình hình Việt Nam
Theo số liệu của Bộ Y tế Việt Nam đến sáng 1/2, số người nhiễm nCoV ở Việt Nam là 6 trường hợp, trong đó 2 công dân Trung Quốc (1 người đã khỏi); 3 công dân Việt Nam đều từ Vũ Hán (Trung Quốc) trở về; công dân Việt Nam là lễ tân khách sạn tại tỉnh Khánh Hoà có tiếp xúc gần với 2 cha con người Trung Quốc..
Trong 4 bệnh nhân là người Việt Nam, một người đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, hai trường hợp khác đang cách ly và điều trị tại cơ sở 2 của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội; trường hợp mới phát hiện đã thu dung, cách ly và điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Khánh Hoà.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc ngày 30/1 loan báo Việt Nam sẽ ngừng cấp visa cho khách du lịch Trung Quốc, trừ visa công vụ, để phòng ngừa virus corona.
Việt Nam cũng không khuyến khích giao thương, buôn bán, qua lại cửa khẩu trong lúc này.
Ông Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo ngành y tế theo dõi sát sao sức khỏe công dân, lưu học sinh, khách du lịch từ Trung Quốc khi nhập cảnh vào Việt Nam trong vòng 15 ngày với tinh thần hạn chế đi lại.
Bàn Tròn BBC: Việt Nam ứng phó thách thức virus Corona và cập nhật Đồng Tâm
Chính phủ Việt Nam nói hiện nay chưa bắt buộc đeo khẩu trang trên phạm vi cả nước nhưng khuyến nghị mọi người dân đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người.
Các trường học phải khuyến nghị học sinh đeo khẩu trang.
Bộ Y tế Việt Nam công bố số điện thoại đường dây nóng: 19003228 để cung cấp các thông tin, ý kiến về tình hình dịch bệnh trên toàn quốc và nhận tư vấn cách phòng chống dịch bệnh.
Chuyên chế làm mất niềm tin vào nỗ lực chống bệnh dịch?
Virus corona: Người Pháp gốc Á phản đối bị kỳ thị
Virus corona: Công dân nước ngoài sơ tán khỏi Vũ Hán
Theo tin mới nhất của chính phủ Việt Nam đăng cuối ngày 30/1, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình tiếp nhận 1 bệnh nhân đã từng lao động tại Vũ Hán (Trung Quốc) đang về nghỉ Tết có biểu hiện chảy nước mũi, đau đầu.
Bệnh nhân này tự tìm đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình khám và đã được lấy mẫu xét nghiệm gửi lên Viện Vệ sinh Dịch tế Trung ương. Hiện bệnh nhân đang được cách ly và theo dõi chặt chẽ tại BVĐK tỉnh Thái Bình.

Trong diễn biến cùng ngày, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã ký lệnh đóng cửa biên giới vùng Viễn Đông với Trung Quốc để ngăn lây lan virus corona.
Lệnh có hiệu lực từ hôm nay, 30/1.
Nghị định cho hay 16 trong 25 cửa khẩu ở biên giới Trung – Nga sẽ đóng từ đêm 31/1.
Đầu tuần này, Nga đã cấm không cho các nhóm du khách Trung Quốc vào Nga.
Chuyến bay đưa khoảng 200 công dân Anh về nước từ vùng tâm dịch coronavirus ở Vũ Hãn sẽ có giấy phép cất cánh ngày thứ Sáu.

Khẩn trương sơ tán công dân

Chuyến bay chở 150 người Anh và 50 công dân EU, đa số là dân Tây Ban Nha, rời Vũ Hán lúc 7 giờ sáng nay theo giờ địa phương.
Dự kiến các công dân Anh này sẽ được đưa tới cách ly trong 14 ngày ở một bệnh viện, có thể là Arrowe Park ở Wirral, khi về Anh.
Trước đó, chuyến bay sơ tán công dân Anh chưa thể cất cánh theo kế hoạch cũ là ngày 30/1, được hiểu là do Anh chưa được Trung Quốc chấp thuận về chuyện này.
Bộ Ngoại giao Anh khi đó cho biết họ “làm việc khẩn trương” để việc sơ tán công dân Anh được tiến hành “càng sớm càng tốt”.
Thoạt đầu, chuyến bay đầu tiên từ Vũ Hán dự kiến sẽ đến RAF Brize Norton ở Oxfordshire vào sáng 30/1. Hành khách đã được đưa đến một cơ sở của Dịch vụ Y tế Quốc gia.
Khi đến Anh, những hành khách này sẽ được “cách ly được hỗ trợ” trong 14 ngày với “tất cả sự chăm sóc y tế cần thiết”, một phát ngôn viên của chính phủ Anh cho biết.
Bộ Ngoại giao Anh cũng cho biết, một số chuyến bay của các quốc gia khác cũng chưa thể cất cánh theo đúng kế hoạch.
“Chúng tôi vẫn giữ liên lạc chặt chẽ với chính quyền Trung Quốc và các cuộc đối thoại đang diễn ra ở tất cả các cấp”, một phát ngôn viên nói.
Virus corona lây lan ngay cả ‘trước khi có triệu chứng bệnh’
Virus corona: Hong Kong hạn chế tàu hỏa, máy bay vào đại lục
Nhân loại sẽ không tránh khỏi đại dịch cúm chết chóc?
Trong khi đó, theo hãng tin Reuters, máy bay sơ tán công dân Nhật Bản từ Vũ Hán đã đến Tokyo hôm 30/1.
Theo đài truyền hình NHK của Nhật Bản, chuyến bay thứ hai chở công dân Nhật Bản sơ tán từ Vũ Hán đã hạ cánh xuống Nhật Bản với 9 người có triệu chứng sốt hoặc ho.
Chuyến bay đầu tiên đã hạ cánh hôm 29/1 và dự kiến sẽ có ít nhất một chuyến nữa trong những ngày tới.
Ba người Nhật trên chuyến bay đầu tiên được xác nhận là bị nhiễm bệnh, đài NHK loan tin hôm 30/1, dẫn nguồn từ Bộ Y tế nước này, dù hai trong số ba người đó không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào.
Hoa Kỳ đã đưa khoảng 200 người Mỹ ra khỏi Vũ Hán. Họ đã được kiểm tra sức khỏe khi đến California.
Hôm 29/1, một người đàn ông Anh ở Vũ Hán nói với BBC rằng, chính quyền Trung Quốc từ chối cho phép người vợ Trung Quốc của ông đi cùng ông trở về Anh.
Jeff Siddle, đến từ Northumberland, cho biết ông và con gái chín tuổi nhận được thông báo rằng, họ có thể bay trở lại Anh nhưng không có người vợ – người cũng đã có có visa thường trú ở Anh.
“Vợ tôi quẫn trí,” ông nói. “Chính quyền Trung Quốc không cho phép bất kỳ cư dân Trung Quốc nào rời đi.”
Ông nói thêm: “Tôi phải đưa ra quyết định, đó là con gái chín tuổi của tôi – vốn có hộ chiếu Anh – và tôi phải rời đi, và để vợ tôi ở đây tại Trung Quốc, hoặc cả ba chúng tôi cùng ở lại đây”.
Một công dân Anh khác cho biết bà được yêu cầu để lại đứa con trai ba tuổi vì cậu bé có hộ chiếu Trung Quốc.
Natalie Francis, đến từ York, cho hay: “Khi nhận được cuộc điện thoại, tôi không còn biết nói gì nữa”.
“Cả ba chúng tôi đều ở Vũ Hán lúc này”, bà nói thêm. “Về mặt thể chất, chúng tôi vẫn ổn, nhưng sự căng thẳng vì bị nhốt trong nhà quá lâu… tinh thần của chúng tôi bắt đầu bị ảnh hưởng đôi chút … nhất là sau thông tin này.”
Bộ Ngoại giao Anh cho biết, một trong những ưu tiên của bộ này là tạo điều kiện cho công dân Anh và gia đình họ được ở bên nhau.

Tỉ lệ tử vong của virus corona?

Một câu hỏi rất căn bản, nhưng lại rất khó để trả lời.
Thật quá đơn giản khi lấy số người chết chia cho các trường hợp đã nhiễm bệnh để ra tỉ lệ tử vong.
Tuy nhiên, chúng tôi đang ở giữa vụ dịch và hàng ngàn bệnh nhân vẫn đang được điều trị. Chúng ta không biết họ có qua khỏi hay không, vì vậy các trường hợp này không được sử dụng để tính toán.
Chúng ta cũng không biết rõ là còn có bao nhiêu trường hợp bị nhẹ và chưa bị phát hiện.
Ngoài ra, sự nguy hiểm của virus mới chỉ là một yếu tố trong mối đe dọa của nó.
‘Bệnh cúm giết chết hàng trăm ngàn người mỗi năm, không phải vì nó siêu nguy hiểm, mà vì nó có khả năng lây nhiễm đến rất nhiều người”.
Tường thuật trực tiếp
Tàu “bị cách ly” đã ghé Hạ Long
Tàu du lịch Diamond Princess, hiện đang phải đậu ngoài khơi Yokohama Nhật Bản để cách ly sau khi ít nhất 10 người có xét nghiệm dương tính với virus corona, đã ghé Vịnh Hạ Long vào 28/01 (tức mùng 4 Tết), theo một bức ảnh đăng trên Facebook của tàu du lịch này.
300 người đã được xét nghiệm cho tới nay trên tổng số 3.700 hành khách và thủ thủ đoàn, và số ca nhiễm dương tính có thể còn tăng, theo BBC News.
Nhà chức trách Nhật tiến hành qui trình kiểm tra và cách ly sau khi một hành khách Hong Kong 80 tuổi lâm bệnh và xét nghiệm cho thấy dương tính với virus corona.
Báo Nhân Dân hôm 28.1 đưa tin tại Hạ Long, du khách tham quan vịnh Hạ Long và tham gia thành phố (citytour) gồm các điểm du lịch trên địa bàn.
Hành trình của du thuyền ‘có hành khách dính virus corona’
Theo bản đồ từ trang BBC News, du thuyền Diamond Princess đã qua hai điểm: Vịnh Hạ Long và miền Trung VN, còn tàu World Dream thì chỉ tới bờ biển miền Trung Việt Nam. Các báo Việt Nam và lịch trình hàng hải quốc tế thì ghi nhận: tàu Diamond Princess ‘tới Nha Trang’, còn tàu World Dream từng vào cảng Tiên Sa trong tháng 1.
Cho đến 05/02, ít nhất 10 hành khách trên tàu Diamond Princess ‘bị xác nhận nhiễm virus corona dương tính’, tàu World Dream có ba hành khách bị virus cùng loại.
Việt Nam ‘tin tưởng sẽ chặn được dịch’
Tại họp báo ngày 5/2, tân Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khuyến cáo:
Phòng chống nhiễm virus corona phải thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó phải rửa tay bằng xà phòng nhiều lần trong ngày, tránh tiếp xúc với đám đông… là những biện pháp dễ làm và quan trọng nhất.
Người dân cần tránh tiếp xúc với bệnh nhân trong phòng kín, cần đứng tránh những người có biểu hiện ho, hắt hơi khoảng 1-2m, đối với những người ho, hắt hơi…
Cần rửa tay bằng xà phòng ngay sau khi ho, hắt hơi…
Không tụ tập đông người, thường xuyên vệ sinh bề mặt dụng cụ, bàn ghế bằng các chất tẩy thông thường như cồn.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nói Việt Nam “tin tưởng sẽ ngăn chặn được dịch”.
‘ Chống dịch là hàng đầu nhưng cần giữ vững các chỉ tiêu vĩ mô’
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 5/2 tuyên bố:
“Chống dịch đồng bộ, quyết liệt để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu nhưng phải thúc đẩy, giữ vững phát triển kinh tế, giữ ổn định xã hội, kinh tế vĩ mô, bảo đảm quốc phòng, an ninh.”
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh không điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng, vì “nhiệm vụ này là một thử thách đối với bản lĩnh, sự quyết tâm của chúng ta”.
Ông nói cũng giữ vững các chỉ tiêu vĩ mô, nhất là lạm phát, tỉ giá, xuất khẩu.
“Chúng ta đưa ra mục tiêu xuất khẩu 300 tỷ USD trong năm nay, thì một tháng phải xuất khẩu gần 30 tỷ USD, rất lớn, cho nên sơ sẩy là rất phức tạp.”
Post update
Hàn Quốc ra tay chống “găm” khẩu trang
Hàn Quốc sẽ cấm đầu cơ mặt nạ y tế và nước sát trùng tay từ thứ Tư – với những người bị kết án sẽ lĩnh tới hai năm tù hoặc bị phạt tới 50 triệu won (tương đương 42.000 đô la hay 974 triệu đồng).
Biện pháp khẩn cấp này nhằm ngăn chặn các nhà sản xuất và nhà cung cấp thu lợi nhuận béo bở từ dịch virus corona, Bộ Kinh tế và Tài chính Seoul cho biết trong một thông cáo báo chí.
Các biện pháp này nói là nếu “găm” hàng nhiều hơn 1,5 lần lượng hàng bán ra trung bình hàng tháng thì sẽ bị phạt và sẽ có hiệu lực cho đến cuối tháng Tư.
Post update
“Để trục lợi, các đối tượng đã gia tăng sản xuất khẩu trang kém chất lượng hoặc đầu cơ hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nâng giá bán khẩu trang y tế cho người dân lên gấp 4 đến 5 lần; mặt hàng thuốc Tamiflu tăng giá từ 1,5 đến 2 lần. Đặc biệt, lợi dụng việc giá khẩu trang và các thiết bị y tế phục vụ cho việc phòng, chống dịch bệnh tăng cao tại Trung Quốc, một số đối tượng còn thu gom khẩu trang y tế, dung dịch rửa tay… vận chuyển, buôn lậu qua biên giới để kiếm lời. Hành vi này của các đối tượng đã trực tiếp tác động đến mục tiêu ổn định giá cả thị trường và đời sống của nhân dân, gây bức xúc trong dư luận xã hội,” Bộ Công an Việt Nam cảnh báo.
Cập nhật về Việt Nam
Cập nhật về Việt Nam lúc 21h00 ngày 4-2-2020, theo Bộ Y tế Việt Nam:
Việt Nam: 10 người mắc nCoV.
Trong đó:– 02 cha con người Trung Quốc (01 người đã khỏi và xuất viện);– 05 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc (01 người đã khỏi và xuất viện);– 01 công dân Việt Nam là lễ tân có tiếp xúc gần với 2 cha con người Trung Quốc (đã khỏi và xuất viện);– 01 công dân Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc. – 01 người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với nCoV trước đó.
·Điều trị khỏi: 03 người đã được xuất viện.
WHO: Virus corona ‘chưa phải đại dịch toàn cầu’
Ngày 4/2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói dịch virus corona ở Trung Quốc chưa phải là đại dịch toàn cầu.
Ít nhất 427 người đã thiệt mạng, và 20.000 người được xác nhận nhiễm virus, chủ yếu ở Trung Quốc.
425 chết ở Trung Quốc, 1 ở Hong Kong, và 1 ở Philippines.
Singapore, Malaysia và Thái Lan vừa cho hay đã có công dân của họ nhiễm virus dù chưa đến Trung Quốc.
VN chở người TQ về nước
Tại cuộc họp Chính phủ chiều 4/2, Thủ tướng Phúc đồng ý dùng máy bay chở 5.361 người Trung Quốc đang ở Việt Nam về nước và sau đó máy bay trở lại Việt Nam nhưng “không được chở người”.
Trong khi đó tin cho hay máy bay chở hàng hóa đến Vũ Hán giúp người dân Trung Quốc, sau đó sẽ đưa công dân Việt Nam tại thành phố này về nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ khẩn trương chuyển hàng viện trợ của Việt Nam sang giúp nhân dân Vũ Hán (Trung Quốc) chống dịch và chuyến bay này sẽ kết hợp đón học sinh, sinh viên, phụ huynh người Việt Nam có nguyện vọng về nước.
Hôm 1/2, Cục Hàng không Việt Nam dừng cấp phép các chuyến bay từ Việt Nam đến Trung Quốc và ngược lại để phòng virus corona. Theo báo cáo của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, hiện có 21 sinh viên Việt Nam còn ở Vũ Hán vì 281 người về nước ăn Tết trên tổng số 302 sinh viên học tại thành phố này.
Tuy nhiên trong 281 sinh viên về nước thì mới chỉ có 7 người làm xét nghiệm, 3 người âm tính và 4 người chờ kết quả, theo Bộ giáo dục.
Liên quan đến việc đưa sinh viên Việt Nam từ Vũ Hán về, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho rằng “trước đây chỉ có mười mấy trường hợp, nhưng giờ con số rất nhiều nên phải khống chế vì số lượng này rất đông” và “khi về vẫn phải cách ly 14 ngày”.
Post update
Giới chức kiểm dịch tại Nhật Bản đã lên một chiếc tàu du lịch để xét nghiệm thủy thủ đoàn và hành khách nhằm phát hiện virus corona sau khi một du khách Hong Kong bị phát hiện nhiễm bệnh, theo NHK.
Tàu này quay về Yokohama sau khi dừng tại ở miền nam Nhật Bản, Hong Kong, Việt Nam và Đài Loan.
Bộ Y tế Nhật Bản cho biết cả hành khách và thủy thủ đoàn là khoảng 3500 người và những người bị sốt, ho hoặc các triệu chứng khác sẽ được kiểm tra virus.
Được biết tất cả mọi người sẽ lưu lại trên tàu cho tới khi hoàn tất thủ tục kiểm dịch, dự kiến sẽ xong trước cuối ngày thứ Tư.
Quân đội lên kế hoạch cách ly 950 người Việt từ Trung Quốc trở về
Việt Nam lên kế hoạch cách ly 950 người Việt từ Trung Quốc, truyền thông nhà nước nói.
Những người này sẽ bị cách ly trong hai cơ sở quân đội ở ngoại vi Hà Nội trong ít nhất 14 ngày.
Tin tức không nêu rõ những người này trở về Việt Nam từ khi nào, nhưng cho biết họ về qua các cửa khẩu sân bay Nội Bài ở Hà Nội và sân bay Vân Đồn ở Quảng Ninh.
Họ sẽ được đưa thẳng từ sân bay tới trung tâm cách ly, là Trường quân sự Sơn Tây và Trung đoàn 59 tại Xuân Mai, theo Zing.
“Chúng tôi sẽ phối hợp với Sở Y tế để theo dõi, những trường hợp nào sốt thì sẽ chuyển ngay đến các cơ sở y tế để điều trị”, Đại táNguyễn Viết Thắng, Chủ nhiệm Quân y, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, được báo chí dẫn lời nói.
Việt Nam xác nhận đã có thêm một trường hợp nhiễm virus corona hôm thứ Ba, nâng tổng số các ca nhiễm bệnh lên chín người.
Đài Loan chỉ trích TQ vì ngăn hòn đảo tiếp cận WHO
Đài Loan hôm nay 4/2 đã lên tiếng chỉ trích và nói rằng, thế lực ‘xấu xa’ Trung Quốc đã ngăn không để Đài Loan có được thông tin kịp thời về sự bùng phát của virus corona.
Đài Loan không phải là thành viên của WHO do sự phản đối của Trung Quốc.
Bắc Kinh luôn nói rằng, hòn đảo này là một phần của Trung Quốc và được Trung Quốc đại diện đầy đủ trong tổ chức này.
Còn Đài Loan thì cho rằng đảo quốc này không phải và chưa bao giờ là một phần của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Trung Quốc khẳng định với WHO hôm 3/2 rằng họ đã chia sẻ thông tin đầy đủ về dịch virus corona với Đài Loan; nhưng phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đài Loan bà Âu Giang An (Joanne Ou) nói rằng thông tin mà Đài Loan nhận được rất hạn chế và chậm.
Bà nói rằng, dù tình hình dịch bệnh rất nghiêm trọng, nhưng Trung Quốc đang sử dụng nguyên tắc ’một Trung Quốc để ngăn chặn Đài Loan tham gia vào các cuộc họp chuyên môn của WHO.
Theo bà Âu, Trung Quốc đã gây áp lực cho Đài Loan một cách “thô lỗ và bất hợp lý”, đặt những cân nhắc chính trị lên trên sức khỏe con người. “Về cơ bản, điều này là vô cùng tệ hại”.
Đài Loan đã xác nhận 10 trường hợp nhiễm virus corona chủng mới.
Đã có 54 tỉnh, thành phố cho học sinh nghỉ học
Theo báo Dân sinh, tính đến 8h00 ngày 4/2, đã có 54 tỉnh, thành phố báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quyết định cho học sinh nghỉ học để phòng dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra.
Trong đó, mới nhất là tỉnh Bắc Giang, Lâm Đồng, Bình Phước, Kon Tum.
Việt Nam có ca thứ hai lây từ người sang người
Việt Nam có trường hợp thứ 10 dương tính với virus corona chủng mới gây bệnh viêm phổi.
Bệnh nhân thứ 10 này cũng sống tại tỉnh Vĩnh Phúc, nhưng lần này là người nhà của một trong số các công nhân đã đi tập huấn ở Vũ Hán.
Theo đó, bệnh nhân này lây nhiễm từ người nhà vốn là nữ công nhân 23 tuổi, thành viên của đoàn công nhân 8 người đi tập huấn ở Vũ Hán, Trung Quốc trong 2 tháng và về nước hôm 17/1.
Đến ngày 25/1, khi nữ công nhân kể trên có dấu hiệu bệnh và được cách ly, bệnh nhân này đã nằm trong diện giám sát, theo dõi sức khỏe và xét nghiệm mẫu bệnh phẩm gần đây cho thấy dương tính với virus corona.
Bệnh nhân TQ nhiễm virus corona ở BV Chợ Rẫy xuất viện
Ngày 4/2, bệnh nhân Li Zichao (28 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) – một trong hai bệnh nhân đầu tiên tại Việt Nam phát hiện nhiễm chủng mới của virus corona đã được xuất viện sau 13 ngày điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Truyền thông trong nước dẫn lời bác sỹ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết sau 13 ngày điều trị, bệnh nhân này qua 4 lần xét nghiệm và âm tính với virus corona; các biểu hiện lâm sàng ổn định.
Dù được xuất viện nhưng Li Zichao xin phép được tiếp tục ở lại bệnh viện để chăm sóc cha mình.
Cha của Li Zichao, ông Li Ding (66 tuổi) cũng đang có tiến triển tốt.
Tuy nhiên, bệnh nhân này vẫn phải tiếp tục theo dõi do mắc nhiều bệnh nền kèm theo như đái tháo đường, huyết áp, bệnh lý mạch vành, u phổi…
Ca tử vong do virus corona đầu tiên ở Hong Kong
Mạng truyền hình Cable TV cho hay, Hong Kong ghi nhận ca tử vong đầu tiên do virus corona chủng mới, nâng tổng số người chết do căn bệnh này trên toàn cầu là 427 người.
Nạn nhân là một người đàn ông 39 tuổi, đến Vũ Hán vào ngày 21/1 và trở về Hong Kong hai ngày sau đó bằng đường sắt cao tốc, trước khi phát sốt vào ngày 31/1.
Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe cho biết, ông này không đến bất kỳ cơ sở y tế, chợ hải sản nào, theo báo cáo.
Ông được điều trị tại Bệnh viện Công chúa Margaret ở Kwai Chung và qua đời do một cơn suy tim
Như vậy hiện đã có 2 ca tử vong do virus corona bên ngoài Trung Quốc đại lục, một ở Philippines và một ở Hong Kong.
Tuy Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố chủng virus này là một trường hợp khẩn cấp toàn cầu, nhưng các chuyên gia cho biết là hiện vẫn còn nhiều điều chưa biết về bệnh này, bao gồm cả mức độ gây tử vong của nó.
Cách ly tất cả những người nhập cảnh từ 31/31 tỉnh, thành phố TQ
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu cách ly phòng chống dịch với các trường hợp nhập cảnh, kể cả người nước ngoài nhập cảnh đến từ hoặc đi qua 31/31 tỉnh, thành phố của Trung Quốc trong vòng 14 ngày qua.
Cụ thể, với các trường hợp nghi nhiễm nCoV lập tức cách ly tuyệt đối tại các cơ sở y tế.
Với những người nhập cảnh đến từ hoặc đi qua tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc phải được coi như trường hợp mắc bệnh và tiến hành khoanh vùng cách ly ngay tại các cơ sở do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định, áp dụng các biện pháp tuyệt đối không để lây nhiễm trong các cơ sở cách ly.
Với các trường hợp khác thực hiện cách ly tại nhà hoặc cơ sở lưu trú dưới sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng, kiên quyết không để các trường hợp này ra khỏi nhà hoặc cơ sở lưu trú và tiếp xúc với người xung quanh.
Đối với những người sống trong gia đình, làm việc trong các cơ sở lưu trú có người bị cách ly, thực hiện các biện pháp phòng bệnh, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người bị cách ly và với bên ngoài.
Vai trò của khẩu trang trong phòng chống virus
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (Đại học New South Wales, Úc) có phân tích về vai trò của khẩu trang trên facebook cá nhân.
Sau khi tóm tắt các nghiên cứu đã thực hiện ở người Việt Nam, Thái Lan, Tàu, Pháp, Đức, và Úc; trên các đối tượng nghiên cứu gồm chủ yếu là nhân viên y tế và thân nhân gia đình người có bệnh, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn nhận xét rằng: “Phát biểu về viễn cảnh cả nước sẽ dùng khẩu trang để phòng chống dịch bệnh chắc được các nhà sản xuất và phân phối khẩu trang đón nhận nồng nhiệt, nhưng nó không nhất quán với dữ liệu khoa học”.
Social embed from facebook
Tường thuậtReport this social embed, make a complaint
Trường hợp dương tính với virus corona thứ 9 tại VN
Bệnh nhân thứ 9 là nam giới, 30 tuổi, sống ở Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc và cũng là thành viên trong đoàn 8 người đi tập huấn ở TP Vũ Hán (Trung Quốc) về nước hôm 17/1 trên chuyến bay CZ8315 của Southern China Aiirlines.
Như vậy, đây là người thứ 5 trong đoàn này nhiễm virus corona chủng mới.
Sau khi về đến sân bay Nội Bài, cả đoàn này, trong đó có bệnh nhân nói trên, được xe công ty đưa về trụ sở họp và sau đó về nhà riêng.
Hiện 5 thành viên của đoàn này, 1 người điều trị ở Thanh Hóa đã được ra viện ngày 3/2, 4 người đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Nguy cơ với ngành dệt may
Dệt may Việt Nam với khoảng 3 triệu lao động là một trong những ngành có nguy cơ cao nhất trong những nhóm ngành dễ lây lan dịch bệnh do làm việc tập trung.
“Nếu có công nhân, người lao động bị nhiễm bệnh, toàn bộ nhà máy sẽ bị cách ly, cô lập, có thể sẽ phải ngừng sản xuất, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết.
Ông Lê Tiến Trường được VietnamNet dẫn lời nói rằng “giả sử một xưởng có một công nhân mắc bệnh, chỉ cần 2 tuần, chúng ta có nguy cơ mất toàn bộ hiệu quả của cả năm 2020 đối với ngành may.
“Lo cho từng cán bộ công nhân viên, người lao động là lo cho nhà máy của mình. Nếu bị dừng sản xuất, chúng ta có khả năng bị khách hàng phạt tiến độ,” nói Trường nói.