Daily Archives: February 7, 2020

Vì sao tuần này là giai đoạn mấu chốt để hiểu sự bùng phát của virus corona nghiêm trọng đến mức nào

Vì sao tuần này là giai đoạn mấu chốt để hiểu sự bùng phát của virus corona nghiêm trọng đến mức nào

  • 103

TIME

Tác giả: Amy Gunia

Dịch giả: Châu Minh Dũng

5-2-2020

Chưa đầy hai tháng trôi qua kể từ khi chính quyền TP Vũ Hán ở Trung Quốc tuyên bố, họ đang điều tra một đợt lan truyền virus bí ẩn gây bệnh giống như viêm phổi. Vào thời điểm đó, mầm bệnh – mà sau này được xác định là chủng mới của virus corona, 2019-nCov – đã lan truyền khắp Trung Quốc, chỉ từ khoảng vài chục trường hợp nghi nhiễm đến hơn 20.000 ca nhiễm bệnh được chính thức xác nhận, khiến hơn 420 người tử vong.

Nhưng tuần này có thể là thời điểm bước ngoặt để hiểu được dịch bệnh này có khả năng lan rộng đến mức nào và liệu những nỗ lực mạnh mẽ của chính quyền Trung Quốc trong việc ngăn chặn virus corona có hiệu quả hay không.

Các quan chức ở Trung Quốc đã bắt đầu phong tỏa nhiều thành phố trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus chết người vào ngày 23/1, khi tất cả các chuyến tàu và chuyến bay xuất phát từ TP Vũ Hán – thành phố lớn nhất của tỉnh Hồ Bắc với dân số 11 triệu người – đều bị đình chỉ. Ngày hôm sau, chính quyền đã mở rộng phạm vi phong tỏa tới 13 thành phố và đến ngày 25/1, đã có tới 16 thành phố của Trung Quốc bị phong tỏa, với tổng dân số hơn 50 triệu người, tạo ra khu vực được cho là vùng cách ly lớn nhất trong lịch sử loài người.

GS Ben Cowling, giáo sư dịch tễ học chuyên về bệnh truyền nhiễm tại ĐH Hồng Kông, bình luận với TIME: “Trong tuần này, chúng ta sẽ bắt đầu thấy những ảnh hưởng của chiến lược ngăn chặn. Tuần này là giai đoạn mấu chốt”.

Theo một công trình được công bố bởi các nhà nghiên cứu Trung Quốc vào ngày 29/1 trên Tạp chí Y học của New England, virus này dường như có thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 5 ngày. Nghiên cứu tập trung vào 425 trường hợp đầu tiên được xác nhận nhiễm virus corona ở Vũ Hán, nơi được cho là đã bùng phát dịch bệnh từ một chợ hải sản. GS Cowling nói rằng, có thể mất ít nhất 5 ngày nữa để một người bệnh được xét nghiệm và nhận được xác nhận nhiễm virus corona.

Charles Chiu, GS phòng thí nghiệm y dược tại ĐH California, San Francisco, bình luận: “Nếu có hiện tượng các trường hợp được báo cáo nhiễm bệnh bắt đầu giảm xuống, đây có thể là chỉ dấu cho thấy các biện pháp kiểm soát đang dần có tác dụng, hoặc ít nhất là có ảnh hưởng đến con đường lan truyền của virus”.

GS Chiu lưu ý thêm, nếu số trường hợp nhiễm bệnh tiếp tục gia tăng đáng kể trong tuần này, thì đó là lý do mà chúng ta cần quan tâm nhiều hơn. Ông Chiu nói: “Hiện tượng đó cho thấy các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt đã được Trung Quốc áp dụng để ngăn chặn sự lây lan… vẫn không đủ để ngăn chặn sự lan truyền của virus này”.

Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng, có rất nhiều chi tiết họ vẫn chưa nắm rõ và có thể thay đổi sự tính toán này. Chẳng hạn, vẫn chưa chắc thời gian ủ bệnh chính xác của virus corona có thể kéo dài bao lâu. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết, giai đoạn có thể dao động từ ​​2 đến 14 ngày để các triệu chứng xuất hiện. Ngoài ra, vẫn chưa rõ liệu virus có thể lây truyền trong thời gian ủ bệnh hay không trong khi bệnh nhân không có triệu chứng.

Kinda Gibney, một bác sĩ về các bệnh truyền nhiễm tại BV Hoàng gia Melbourne và là một nhà dịch tễ học tại Viện Doherty ở Melbourne, nói với TIME rằng, nếu các biện pháp kiểm soát đã trì hoãn được quá trình lan truyền dịch bệnh ở các quốc gia bên ngoài Trung Quốc đại lục – đến nay đã có ít hơn 200 trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh ở nơi khác – thì nỗ lực đó có thể tạo thêm thời gian để các chuyên gia y tế phát triển vaccine hoặc thuốc chống virus.

Một số nhà nghiên cứu tin rằng, bất chấp những nỗ lực của chính quyền Trung Quốc, số lượng các ca nhiễm bệnh vẫn có thể tăng trong vài tháng tới. Gabriel Leung, chủ tịch y tế công tại ĐH Hồng Kông bình luận trong cuộc họp báo ngày 27/1, rằng theo dự đoán của ông, đợt dịch này chỉ có thể đạt đỉnh vào tháng 4 hoặc tháng 5 tại các thành phố lớn ở TQ.

Vụ 5 triệu người rời khỏi Vũ Hán trước khi lệnh phong tỏa có hiệu lực cũng có thể cản trở nỗ lực ngăn chặn. Theo báo cáo của NEJM, virus này có thể lây truyền đủ để trung bình mỗi bệnh nhân mắc bệnh có thể lây nhiễm cho hai người khác.

Một yếu tố khác có thể gia tăng số lượng nhiễm bệnh là các triệu chứng nhẹ mà một số bệnh nhân gặp phải. Shira Doron, một bác sĩ về bệnh truyền nhiễm và nhà dịch tễ học tại Trung tâm y tế Tufts, nói rằng, những bệnh nhân đầu tiên được chẩn đoán thường là những người bị bệnh nặng và có thể trong vài tuần tới chúng ta sẽ thấy rõ số người mắc bệnh nhẹ hoặc thậm chí nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng, một con số sẽ còn lớn hơn nhiều so với mức ghi nhận hiện tại. Doron nói rằng, tỷ lệ tử vong được báo cáo sớm trong một đợt bùng phát thường là “đánh giá vượt mức tỷ lệ tử vong thật sự”.

Số ca nhiễm bệnh từ 639 trường hợp ở Trung Quốc đại lục vào ngày 23/1, khi các quan chức bắt đầu áp dụng các biện pháp kiểm soát, đã lên tới khoảng 9.700 trường hợp chỉ sau đó một tuần, vào ngày 30/1. Tính đến thứ ba tuần này, số ca mắc bệnh ở đại lục đã lên tới khoảng 20.500 người. Ở Trung Quốc đại lục, số ca nhiễm và tử vong do chủng mới của virus corona đã vượt qua cả hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), vốn đã giết chết 348 người đại lục và khiến hơn 5000 người nhiễm bệnh trong đợt bùng phát năm 2002 và 2003.

Các ca nhiễm bệnh đầu tiên bên ngoài Trung Quốc đại lục đã được xác nhận ở Thái Lan và Nhật Bản lần lượt vào ngày 13 và 16/1. Sau đó, đến lược các trường hợp nhiễm bệnh ở Hàn Quốc, Đài Loan và Hoa Kỳ đã được xác nhận vào ngày 21/1 và đến nay đã có hơn 194 trường hợp bị nhiễm ở hơn 23 quốc gia khác.

Tính đến thứ ba tuần này, có 425 người đã chết ở Trung Quốc đại lục. Cũng có một người chết ở Philippines và một người ở Hồng Kông.

Khi số lượng nhiễm bệnh ngày càng tăng ở Trung Quốc, các quốc gia khác đã áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt của riêng họ để kiềm hãm sự lây lan của virus – hầu hết các biện pháp này nhắm vào khách du lịch từ quốc gia đông dân nhất thế giới. Ý và Israel đã hủy tất cả các chuyến bay từ Trung Quốc. Mông Cổ và Nga cũng đã đóng cửa biên giới của họ với nước này, còn Singapore đã cấm nhập cảnh và chuyển giao du khách cầm hộ chiếu được cấp tại tỉnh Hồ Bắc. Tại Hoa Kỳ, vào ngày 31/1, Chính quyền Trump đã tuyên bố dịch virus corona là một trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng và tuyên bố rằng, họ sẽ tạm thời từ chối cho người nhập cảnh đến từ bất kỳ quốc gia nước ngoài nào “có nguy cơ” lan truyền virus. Nhưng hôm thứ hai tuần này, chính quyền Hoa Kỳ vẫn xác nhận trường hợp thứ hai về việc lây truyền virus corona từ người sang người liên quan đến một trường hợp không hề du lịch tới Trung Quốc trong thời gian gần đây.

Các chuyên gia sẽ theo dõi chặt chẽ trong tuần này để xem liệu có dấu hiệu cho thấy virus vẫn đang tiếp tục phát triển và lây lan hay không, đặc biệt là bên ngoài tỉnh nhà của TP Vũ Hán.

GS Cowling nói: “Điều khiến chúng tôi lo lắng là chúng tôi không hề thấy có sự giảm sút nào trong mức tăng bền vững của các ca nhiễm bệnh”.

Advertisement
Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Yalta: Kỳ họp bên bờ biển phân chia thế giới sau Thế chiến II

Yalta: Kỳ họp bên bờ biển phân chia thế giới sau Thế chiến II

Winston Churchill, Franklin Roosevelt and Joseph StalinBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionBa Ông lớn (The Big Three), gồm Winston Churchill, Franklin Roosevelt và Joseph Stalin

Tháng 2/1945, ba người gặp nhau ở một khu nghỉ dưỡng để quyết định số phận thế giới.

Phát xít Đức tới hồi suy sụp. Quân đội Liên Xô đang tiến gần tới Berlin, trong lúc quân Đồng minh đã vượt qua biên giới phía tây của Đức.

Ở vùng Thái Bình Dương, quân đội Mỹ từ từ sắt máu tiến tới Nhật Bản.

Thế Chiến 2: Vì sao Đức phải đầu hàng hai lần?

Thế Chiến 2: Đức và Liên Xô cùng đánh Ba Lan

Tranh cãi Nga-Ba Lan căng thẳng leo thang về Thế chiến II

Trong lúc quân đội các nước đang tiến dần tới chiến thắng thì ba ‘Ông Lớn’, gồm Tổng thống Hoa Kỳ Franklin Roosevelt, Thủ tướng Anh Winston Churchill, và lãnh tụ Liên Xô Joseph Stalin, đồng ý gặp gỡ tại Yalta, một khu nghỉ dưỡng của Liên Xô bên bờ Hắc Hải.

Vào cuối cuộc xung đột đẫm máu nhất thế giới từng chứng kiến, hồi 75 năm về trước, quân Đồng minh muốn ngăn chặn để tình trạng đó không bao giờ xảy ra nữa.

Thế nhưng cả Hoa Kỳ và Liên Xô đều muốn việc hợp tác diễn ra theo các điều kiện của riêng họ.

Bất chấp thỏa thuận Yalta, trong vài tháng sau, tình thế đã chuyển biến thành Chiến tranh Lạnh – cuộc giằng co giữa hai siêu cường mới làm chia rẽ thế giới theo các ý thức hệ trong hàng thập niên.

“Nếu như mục tiêu tại Yalta là để đưa ra nền tảng cho một trật tự hậu chiến thực sự hòa bình, thì mục tiêu này đã thất bại,” Giáo sư Andrew Bacevich tại Đại học Boston nói với BBC.

“Nhưng dựa trên những tham vọng khác nhau của Mỹ và Liên xô thì mục tiêu đó thực ra không bao giờ là mong muốn thật sự của các bên.”

Điều gì xảy ra vào tháng 2/1945?

Vào đầu năm 1945, Phát xít Đức thua trận. Nước này tiếp tục cuộc cầm cự đẫm máu và ngày càng trở nên tuyệt vọng, nhưng kết cục ra sao thì đã rõ, không còn ai nghi ngờ gì.

Tại Đông Âu, Liên Xô lật lại thế cờ, bóp nát quân đội Đức sau bốn năm giao tranh tàn khốc.

Nhưng trong lúc Liên Xô đang giành những chiến thắng dồn dập về quân sự – khoảng ba phần tư tổn thất nhân mạng của quân đội Đức là ở Mặt trận phía Đông – thì nước này cũng phải chịu những thiệt hại khủng khiếp.

Soviet forces attack in the north Caucasus region, 1943Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionSau hơn ba năm chiến tranh, Liên Xô đã nghiền nát quân Đức và tiến vào sát Berlin

Ước tính khoảng một phần bảy người dân Liên Xô, khoảng 27 triệu người, đã chết trong cuộc xung đột, mà hai phần ba trong đó là dân thường. Một số học giả còn đưa ra con số thương vong cao hơn thế.

Vị tướng Nga đã đánh bại Hitler

Berlin 28 năm chia cắt và ‘Bức màn Sắt’ phân định Đông-Tây

30 năm Cách mạng Nhung và tượng ‘người giải phóng bị ghét’

Các thành phố và các vùng đất trù phú nhất của Liên Xô bị cuộc chiến tàn phá. Nhà máy, đồng ruộng, nhà cửa, thậm chí cả đường xá đều bị xóa sổ .

Mục tiêu của các nhà lãnh đạo là gì?

Joseph Stalin quyết tâm đưa đất nước mình phát triển trở lại.

Ông tới Yalta nhằm tìm kiếm vùng ảnh hưởng ở Đông Âu và một vùng đệm nhằm bảo vệ Liên Xô. Ông cũng muốn chia cắt nước Đức để đảm bảo nước này sẽ không bao giờ trở thành một mối đe dọa nữa, và muốn được nhận những khoản bồi thường chiến phí khổng lồ – bằng tiền mặt, máy móc và con người – để giúp phục hồi đất nước ông vốn đã bị chiến tranh làm cho tan nát.

Stalin biết rằng ông sẽ cần được các cường quốc phương Tây chấp thuận thì mới đạt được những điều này.

Winston Churchill hiểu các mục tiêu của Stalin. Hai người đã gặp nhau ở Moscow hồi tháng 10/1944 và thảo luận về việc chia châu Âu ra thành các vùng chịu ảnh hưởng của Liên Xô và của phương Tây.

Ông cũng hiểu rằng hàng triệu binh lính Xô viết đã đẩy Đức ra khỏi miền trung và miền đông châu Âu, đông hơn nhiều so với số lượng lính Đồng minh ở miền tây – và Anh sẽ chẳng thể làm được gì nếu như Stalin quyết định để quân lại những nơi đó.

BBC
Image captionĐường biên giới phía đông của Ba Lan mãi đến đầu thập niên 1950 mới được phân định xong
Presentational white space

Anh tuyên chiến hồi tháng 9/1939 bởi Đức đã xâm chiếm đồng minh của Anh là Ba Lan, và Churchill quyết tâm giữ độc lập.

Tuy nhiên, Anh cũng phải trả giá đắt cho chiến thắng, và nay về cơ bản mà nói là đã phá sản.

Churchill hy vọng Mỹ sẽ ủng hộ ông và chống lại Stalin.

Nhưng Tổng thống Mỹ Roosevelt lại có những mối ưu tiên riêng. Ông muốn Stalin ký tham gia Liên hiệp quốc – một cơ quan gìn giữ hòa bình mới cho thế giới thời hậu chiến.

Giáo sư Melvyn Leffler từ Đại học Virginia nói với BBC rằng Roosevelt nhận thức rõ sự gay gắt trong nội bộ đồng minh sau Thế chiến thứ Nhất đã khiến cho Hoa Kỳ phải lui bước trong chính trị thế giới trong thời thập niên 1920 – 1930.

“Điều mà Roosevelt muốn nhất, đó là phải đẩy lui chủ nghĩa biệt lập Mỹ,” ông nói.

Tổng thống cũng muốn Liên Xô tuyên chiến với Nhật.

Tuy gió đã đổi chiều nhanh chóng theo hướng bất lợi cho Đế chế Nhật, nhưng các lực lượng của Mỹ vẫn gặp những tổn thất to lớn khi tiến quân ở vùng Thái Bình Dương.

Điều gì xảy ra tại Yalta?

Roosevelt muốn gặp mặt đâu đó tại Địa Trung Hải, nhưng Stalin, người sợ bay, đề nghị gặp ở Yalta.

Các cuộc thảo luận nhóm diễn ra trong thời gian từ 4 đến 11 tháng Hai tại tư dinh của phái đoàn Mỹ, Điện Livadia, nơi từng là nhà nghỉ mùa hè của vị vua cuối cùng của nước Nga, Sa hoàng Nicolas II.

Ba nhà lãnh đạo trước đó đã gặp nhau tại Tehran vào 1943.

Roosevelt tin tưởng Stalin hơn so với Churchill, người vốn coi nhà lãnh đạo Xô-viết như một mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng.

Livadia Palace in YaltaBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionKỳ họp thượng đỉnh diễn ra tại Điện Livadia ở Yalta

Sau một tuần thảo luận, Ba Ông lớn công bố quyết định với toàn thế giới.

Sau khi đầu hàng vô điều kiện, Đức bị chia cắt. Các nhà lãnh đạo đồng ý về nguyên tắc với việc chia nước này thành bốn vùng chiếm đóng, mỗi vùng thuộc một quốc gia có mặt trong hội nghị Yalta, cộng thêm Pháp; Berlin cũng bị chia tư.

Một tuyên bố được đưa ra theo đó nói Đức phải trả bồi thường chiến phí “ở mức cao nhất có thể”, và một ủy ban sẽ được thành lập tại Moscow để xác định xem Đức nợ bao nhiêu tiền.

Các nhà lãnh đạo cũng đồng ý tổ chức bầu cử dân chủ trên toàn châu Âu được giải phóng – gồm cả Ba Lan, để có một tân chính phủ “gồm các lãnh đạo dân chủ ở ngay trong Ba Lan và người Ba Lan hải ngoại”.

Liên Xô đã đồng ý thành lập một chính phủ Cộng sản lâm thời tại Warsaw, là chính phủ mà họ đồng ý là sẽ được mở rộng thành phần.

Nhưng dân chủ có ý nghĩa rất khác đối với Stalin.

Tuy ông công khai đồng ý tổ chức bầu cử ở châu Âu được giải phóng, nhưng các lực lượng của ông đã nắm giữ các văn phòng then chốt trong các quốc gia ở toàn bộ Trung và Đông Âu để trao cho các đảng cộng sản địa phương.

Thêm nữa, các nhà lãnh đạo quyết định – với sự thúc giục từ Stalin – rằng biên giới Ba Lan cần phải được dịch chuyển về phía tây, nhường đất cho Liên Xô. Các quốc gia vùng Baltic cũng gia nhập vào Liên bang Xô viết.

A sign reading "You are now leaving the British Sector" in BerlinBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionBerlin bị chia cắt cho đến tận 1989

Sử gia Anne Applebaum viết về Bức màn Sắt rằng các nhà lãnh đạo “quyết định số phận của toàn bộ châu Âu một cách vô tư đáng ngạc nhiên”.

Roosevelt hỏi Stalin “nửa vời” rằng liệu thành phố Lwow có thể ở lại như một phần của Ba Lan được không, nhưng không thúc đẩy mạnh mẽ, và yêu cầu này đã nhanh chóng bị bỏ qua.

Roosevelt chú ý hơn tới kế hoạch của ông về Liên hiệp quốc, và ông đã đạt được những gì ông muốn.

Cả ba nước đồng ý gửi phái đoàn tới San Francisco vào 25/4/1945 để giúp thành lập ra tổ chức quốc tế mới.

Hơn nữa, Stalin cam kết sẽ tấn công Nhật trong vòng ba tháng sau khi đánh bại Đức.

Churchill vẫn rất quan ngại về tình hình Đông Âu sau kỳ họp thượng đỉnh, bất chấp việc các bên đã đạt thỏa thuận.

Ông thúc giục các lực lượng của Anh và Mỹ phải di chuyển càng nhanh càng tốt về phía đông, trước khi cuộc chiến kết thúc.

Điều gì xảy ra sau đó?

Trong vòng vài tháng, tình hình chính trị thay đổi đầy kịch tính. Roosevelt qua đời do xuất huyết não nghiêm trọng trong tháng Tư; Harry Truman lên thay.

Đức đầu hàng vô điều kiện trong tháng Năm. Vào ngày 16/7, Mỹ thử nghiệm thành công vũ khí bí mật mới – bom hạt nhân. Ngay sau đó, Tổng thống Truman gặp Thủ tướng Winston Churchill và nhà lãnh đạo Joseph Stalin tại hội nghị Potsdam ở bên ngoài Berlin.

Truman không biết Stalin, và mới chỉ lên làm tổng thống được bốn tháng. Winston Churchill nắm quyền từ 5/1940 và bị thay thế giữa chừng bởi Clement Atlee sau kỳ tổng tuyển cử hồi 1945.

Clement Attlee, Harry Truman and Joseph Stalin at PotsdamBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionCác nhà lãnh đạo Clement Attlee, Harry Truman và Joseph Stalin gặp nhau tại Potsdam sau khi chiến tranh kết thúc tại châu Âu

Tâm trạng diễn ra trong cuộc họp lần này cũng rất khác.

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ cảm thấy tự tin hơn sau khi nhận ra sức mạnh của bom hạt nhân.

Truman thì nghi ngờ Stalin ở mức cao hơn nhiều so với Roosevelt trước đó. Ông và các cố vấn riêng tin rằng Liên Xô không muốn tuân thủ các hiệp ước Yalta.

Trong chưa đầy hai năm, tổng thống Mỹ tuyên bố cái gọi là Học thuyết Truman, theo đó cam kết sức mạnh Mỹ sẽ kiềm chế các nỗ lực của Liên Xô muốn mở rộng ra thế giới. Chiến tranh Lạnh bắt đầu.

Cả Churchill và Roosevelt sau đó đều bị chỉ trích về việc đã nhân nhượng Stalin tại Yalta.

Nhưng về mặt thực tế thì Anh và Mỹ khi đó không thể làm được gì nhiều.

Stalin đã có sẵn quân lính trên toàn bộ lãnh thổ Trung và Đông Âu.

Sau Yalta, Churchill chỉ thị lên kế hoạch tấn công Liên Xô – được đặt mật danh là Chiến dịch Không thể tưởng tượng nổi (Operation Unthinkable), nhưng các nhà hoạch định quân sự Anh nhận ra rằng đó là điều hoàn toàn phi thực tế.

Giáo sư Leffler nói rằng “điều mà Yalta đã làm đối với Đông Âu đơn giản là thừa nhận thực tế quyền lực đã tồn tại vào thời điểm đó”.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Virus corona: BS Lý Văn Lượng, người đầu tiên cảnh báo về bệnh dịch qua đời

Virus corona: BS Lý Văn Lượng, người đầu tiên cảnh báo về bệnh dịch qua đời

Li WenliangBản quyền hình ảnhLI WENLIANG
Image captionBS Lý Văn Lượng nhiễm virus khi làm việc tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán

Bệnh viện điều trị cho bác sĩ Trung Quốc Lý Văn Lượng – người đầu tiên tìm cách đưa ra những cảnh báo đầu tiên về sự bùng phát của virus corona, xác nhận ông đã qua đời sau khi nhiễm bệnh.

Ông Lý nhiễm virus khi làm việc tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán.

Ông là người lên tiếng cảnh báo cho đồng nghiệp vào ngày 30/12 về dịch corona, nhưng bị cảnh sát yêu cầu dừng việc “phát tán những bình luận sai lệch”.

Đã có nhiều thông tin trái chiều về cái chết của ông, nhưng tờ Daily Daily giờ đây cho biết ông Lý đã chết vào lúc 02:58 ngày thứ Sáu 7/2.

Theo số liệu mới nhất của Ủy ban Y tế Quốc gia, virus corona đã giết chết 636 người và có khoảng 31.161 người bị nhiễm ở Trung Quốc đại lục.

Số người chết bao gồm 73 trường hợp tử vong mới được cập nhật hôm thứ Năm.

Bác sĩ TQ tìm cách cảnh báo về virus bị cảnh sát đe dọa

Virus corona: Tác động đến cơ thể như thế nào?

Virus corona lây lan ngay cả ‘trước khi có triệu chứng bệnh’

Chủng mới của virus corona tạo ra bệnh viêm đường hô hấp cấp tính thường bắt đầu với các triệu chứng là sốt, sau đó là ho khan.

Hầu hết những người nhiễm bệnh có khả năng phục hồi hoàn toàn – giống như bị cúm.

Câu chuyện của Bác sĩ Lý Văn Lượng

Bác sĩ Lý Văn Lượng, bác sĩ nhãn khoa, đã đăng câu chuyện của chính mình lên Weibo từ giường bệnh một tháng sau ông gửi đi cảnh báo đầu tiên về virus corona.

Bác sĩ 34 tuổi này đã cảnh báo về bảy trường hợp nhiễm virus mà ông cho là giống SARS – loại virus dẫn đến dịch bệnh toàn cầu năm 2003.

Tập Cận Bình: “TQ đối mặt tình huống nghiêm trọng” do virus corona

Nhân loại sẽ không tránh khỏi đại dịch cúm chết chóc?

Virus corona: ‘Rút giấy phép các nhà thuốc tăng giá khẩu trang là sai luật’

Vào ngày 30 tháng 12, ông đã gửi tin nhắn vào nhóm trò chuyện cho các bác sĩ, cảnh báo họ mặc đồ bảo hộ để tránh bị lây nhiễm.

Bốn ngày sau, ông nhận được lệnh triệu tập đến Văn phòng Công an và bị buộc phải ký vào một lá thư. Trong thư, ông bị buộc tội “đưa ra những bình luận sai lệch” làm xáo trộn nghiêm trọng trật tự xã hội “.

Ông là một trong tám người bị cảnh sát điều tra vì “tung tin đồn”. Sau đó, chính quyền địa phương đã xin lỗi ông vì điều này.

Trên trang Weibo cá nhân, ông Lý mô tả vào hôm 10/1 ông bắt đầu ho, ngày hôm sau ông bị sốt và hai ngày sau ông phải nằm viện. Ông được chẩn đoán nhiễm coronavirus vào ngày 30 tháng 1.

Trung Quốc phản ứng ra sao?

Trên khắp các trang mạng xã hội Trung Quốc, làn sóng giận dữ và tiếc thương bùng nổ sau tin về cái chết của bác sĩ Lý hôm thứ Năm.

Hai hashtag “Chính phủ Vũ Hán nợ bác sĩ Lý Văn Lượng lời xin lỗi” và “Chúng tôi muốn tự do ngôn luận” trở nên phổ biến nhất.

Cả hai hashtag trên nhanh chóng bị kiểm duyệt. Khi BBC vào trang Weibo sáng thứ Sáu, hàng trăm ngàn bình luận đã bị xóa sạch.

Nhiều ngườiđăng bài dưới hashtag: “Bạn có thể đối phó với việc này không, bạn có hiểu không?” – ý nói đến bức thư mà bác sĩ Lý bị yêu cầu phải ký khi ông bị buộc tội gây rối “trật tự xã hội”.

Hiện tại, chỉ còn lại một số ý kiến chỉ trích – nhiều trong số đó không trực tiếp nêu tên ông – nhưng có thể xem là dấu hiệu chỉ rõ sự tức giận và mất lòng tin đối với chính phủ Trung Quốc.

“Đừng quên cảm giác bạn đang có lúc này. Đừng quên sự tức giận này. Chúng ta không được để điều này xảy ra một lần nữa”, một bình luận trên Weibo viết.

“Sự thật sẽ luôn bị xem là một tin đồn. Bạn sẽ dối trá được bao lâu? Bạn vẫn còn tiếp tục nói dối? Bạn còn gì che giấu nữa?” một người khác bình luận.

Tại sao có tin lộn xộn về cái chết của ông?

Thời báo Hoàn cầu, Nhân dân Nhật báo và các phương tiện truyền thông Trung Quốc khác đã đưa tin về cái chết của bác sĩ Lý trước đó hôm thứ Năm.

Bác sĩ Lý, ban đầu được xác nhận đã qua đời vào lúc 21:30 giờ địa phương. Tin này đã gây ra làn sóng phản ứng mạnh mẽ trên Weibo (mạng xã hội tương đương với Twitter ở Trung Quốc).

Nhật báo Nhân dân đăng một tweet nói rằng, cái chết của bác sĩ Lý dấy lên “nỗi đau quốc gia”.

Tuy nhiên, sau đó, tờ Thời báo Hoàn cầu cho biết ông đang được cấp cứu bằng phương pháp ECMO (oxy hóa qua màng ngoài cơ thể) giúp tim bơm máu và giữ cho máu được oxy hóa mà không đi qua phổi.

Tờ báo này cho biết ông đang trong tình trạng nguy kịch.

Các nhà báo và bác sĩ tại hiện trường, những người muốn giấu tên, nói với BBC và các hãng thông tấn khác rằng, đã có sự can thiệp của quan chức chính phủ trong việc này.

Các trang thông tin chính thống đã được yêu cầu thay đổi bài viết trước đó, ghi nhận rằng bác sĩ Lý vẫn đang được điều trị.

Các hãng thông tấn sau đó đã đưa tin mới về thời gian tử vong của bác sĩ Lý:

”Chúng tôi vô cùng thương tiếc cái chết của bác sĩ #Vũ Hán Lý Văn Lượng, người không may bị nhiễm #Coronavirus trong khi chiến đấu với dịch bệnh. Sau tất cả nỗ lực cứu chữa, ông đã qua đời vào 2:58 sáng, 7/2.”

Theo các Ủy ban y tế quốc gia Trung Quốc, hầu hết những người bị tử vong vì virus corona đều trên 60 tuổi hoặc mắc các bệnh lý khác. Tuy nhiên, hồ sơ bệnh án của bác sĩ Lý không được công bố.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.