Daily Archives: February 23, 2020

Vấn đề Biển Đông được đề cập tại Hội nghị An ninh Munich lần thứ 56

Vấn đề Biển Đông được đề cập tại Hội nghị An ninh Munich lần thứ 56

Tại Hội nghị An ninh Munich (MSN) lần thứ 56 ở Đức, một số nước đã đề cập tình hình Biển Đông, đồng thời kêu gọi các bên liên quan tuân thủ luật pháp quốc tế, đảm bảo tự do hàng hải, hàng không trong khu vực.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Quốc Phòng Malaysia Mohamad Sabu đã kêu gọi Mỹ và các nước châu Âu thúc đẩy các thảo luận nhằm duy trì hòa bình tại khu vực Đông Nam Á; đóng vai trò duy trì hòa binh và ổn định tại Biển Đông và không biến khu vực này thành bãi chiến trường cho một “cuộc chiến tranh ủy nhiệm” như tại Trung Đông và Bắc Phi. Ông Mohamad Sabucũng ra thông cáo khẳng định, việc Kuala Lumpur tham gia vào hội nghị an ninh quốc tế Munich là nằm trong mục tiêu mà Sách Trắng Quốc Phòng của Malaysia, nhằm thúc đẩy các quan hệ hợp tác, thông qua các diễn đàn song phương và đa phương về các vấn đề an ninh và quốc phòng quốc tế nằm trong lợi ích chung. Đây cũng là chiến lược dài hạn của Malaysia nhằm duy trì chủ quyền, an ninh và thịnh vượng quốc gia.

Bộ trưởng Quốc Phòng Singapore Tiêu Chí Hiền (14/02) nhấn mạnh đến việc các nước cần tăng cường xây dựng lòng tin và ủng hộ các nỗ lực ngoại giao nhằm tìm được giải pháp cho các mâu thuẫn trong đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông; tái khẳng định tầm quan trọng của nguyên tắc tôn trọng quyền tự do hàng hải, đồng thời đề xuất một số cơ chế nhằm chia sẻ các nguồn tài nguyên tại Biển Đông, nhằm giảm thiểu nguy cơ xung đột. Đáng chú ý, ông Tiêu Chí Hiền cho biết, ngoài nguyên tắc tự do hàng hải, quan điểm của Singapore là các quốc gia có quyền tiến hành tập trận tại các vùng biển quốc tế ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier chỉ trích cho rằng “Trung Quốc chỉ chấp nhận luật pháp quốc tế một cách có chọn lọc, khi nó không đi ngược lợi ích riêng của họ”. Ông Frank-Walter Steinmeier cũng lấy ví dụ dẫn chứng về việc Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế để gia tăng các hoạt động quân sự trái phép trên Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper nhấn mạnh, Trung Quốc hiện là mối lo ngại hàng đầu của Mỹ. Lo ngại của Mỹ về Trung Quốc cũng là mối lo ngại của châu Âu. Cộng đồng quốc tế cần phải cảnh giác trước những thách thức do Trung Quốc gây ra. Theo ông Esper, Trung Quốc cần phải tuân thủ các quy tắc quốc tế trong việc thúc đẩy “sức mạnh kinh tế, quân sự và ngoại giao” của mình. Trong khi khẳng định Mỹ “không tìm kiếm xung đột với Trung Quốc”, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảnh báo rằng, nếu Trung Quốc không thay đổi chính sách và hành vi, bảo vệ các quy tắc và trật tự quốc tế phải là ưu tiên “tập thể” của cộng đồng quốc tế. Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng có những chỉ trích chính sách ngoại giao của Trung Quốc: “Trung Quốc có bất đồng biên giới và hải phận với các quốc gia láng giềng”.

Được biết, MSN lần thứ 56 được tổ chức tại thành phố Munich của Đức, với sự tham gia của khoảng 40 nguyên thủ quốc gia và 100 bộ trưởng từ khắp nơi trên thế giới, đại diện của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), một số thành viên của Ủy ban châu Âu, đại diện các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế và nhiều lãnh đạo các doanh nghiệp quốc tế. Hội nghị An nhằm tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề “nóng,” trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp về chính trị như căng thẳng leo thang gần đây giữa Mỹ và Iran, xung đột giữa Israel và Palestine, các cuộc xung đột tại Libya, Syria, vấn đề về Thỏa thuận hạt nhân Iran 2015; cạnh tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc, dự án Dòng chảy Phương Bắc 2.

Advertisement
Categories: Biển Đông | Leave a comment

Sấm sét bất thường ở Vũ Hán báo hiệu năm 2020 tai họa ập xuống Trung Quốc?

Cháy lớn trên núi Đại Bình ở Lâm Đồng, lửa bao trùm lan rộng

Cháy lớn trên núi Đại Bình ở Lâm Đồng, lửa bao trùm lan rộng

 

GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG

 

TIÊU ĐIỂM

  • Hà Nội dự kiến sẽ cho học sinh đi học trở lại từ ngày 2/3

    Hà Nội dự kiến sẽ cho học sinh đi học trở lại từ ngày 2/3

  • Người thứ hai ở Italy tử vong vì COVID-19

    Người thứ hai ở Italy tử vong vì COVID-19

  • Một cô gái Vũ Hán không có dấu hiệu nhiễm bệnh đã lây COVID-19 cho 5 người thân

    Một cô gái Vũ Hán không có dấu hiệu nhiễm bệnh đã lây COVID-19 cho 5 người thân

  • Nữ sinh tử vong ở Huế có triệu chứng sốt, ho, khó thở kéo dài, âm tính với Covid-19

    Nữ sinh tử vong ở Huế có triệu chứng sốt, ho, khó thở kéo dài, âm tính với Covid-19

  • Hà Nội yêu cầu giám sát du khách từ Hàn Quốc, Singapore

    Hà Nội yêu cầu giám sát du khách từ Hàn Quốc, Singapore

  • Bộ Ngoại giao Việt Nam khuyến cáo công dân về dịch Covid-19 tại Hàn Quốc

    Bộ Ngoại giao Việt Nam khuyến cáo công dân về dịch Covid-19 tại Hàn Quốc

  • Tin tổng hợp 22/2: Yêu cầu 11 trường đại học mở lại từ 1/3; Trung Quốc xả đập thủy điện trên sông Mekong

    Tin tổng hợp 22/2: Yêu cầu 11 trường đại học mở lại từ 1/3; Trung Quốc xả đập thủy điện trên sông Mekong

 

 LẮNG ĐỌNG ĐÊM VỀ

  • Play Video

    Lắng đọng đêm về số 663: Con trai chồng sắp chết, mẹ kế dốc lòng hiến thận cứu sống anh

  • Play Video

    Lắng đọng đêm về số 659: Dung mạo xinh đẹp có thể tu dưỡng mà thành, nào cần phẫu thuật thẩm mỹ

 

TIN MỚI NHẤT

  • Góc tuổi thơ khó hiểu: Chán xem phim, cậu bé cởi đồ rồi ra đứng nấp ngoài cửa sổ

    Góc tuổi thơ khó hiểu: Chán xem phim, cậu bé cởi đồ rồi ra đứng nấp ngoài cửa sổ

  • Tích xưa kể lại: Cõng và buông

    Tích xưa kể lại: Cõng và buông

  • Vị quốc vương với con đường phủ bằng da

    Vị quốc vương với con đường phủ bằng da

  • Vì sao người xưa nói: ‘Đại nạn không chết, tất có hậu phúc’?

    Vì sao người xưa nói: ‘Đại nạn không chết, tất có hậu phúc’?

  • Bởi hết thảy duyên phận trong đời đều đáng trân quý…

    Bởi hết thảy duyên phận trong đời đều đáng trân quý…

  • Bắc Kinh đang tái hiện Cách mạng văn hóa trong chiến dịch loại bỏ ‘sách cấm’

    Bắc Kinh đang tái hiện Cách mạng văn hóa trong chiến dịch loại bỏ ‘sách cấm’

  • Hạ nghị sĩ Mỹ: Tình trạng thiếu minh bạch về dịch COVID-19 của Trung Quốc đang làm chậm lại các giải pháp toàn cầu

    Hạ nghị sĩ Mỹ: Tình trạng thiếu minh bạch về dịch COVID-19 của Trung Quốc đang làm chậm lại các giải pháp toàn cầu

  • Truyện thơ: Chó ngao và sư tử

    Truyện thơ: Chó ngao và sư tử

  • Thiên cơ ẩn sau việc kính chiếu yêu và các vị Thần không phân biệt được Ngộ Không thật giả?

    Thiên cơ ẩn sau việc kính chiếu yêu và các vị Thần không phân biệt được Ngộ Không thật giả?

  • Người đàn ông đau tim có tạng phủ đảo ngược khiến bác sĩ bối rối

    Người đàn ông đau tim có tạng phủ đảo ngược khiến bác sĩ bối rối

  • Khách đi tàu từ vùng dịch Covid-19 đến Quảng Ninh không được lên bờ

    Khách đi tàu từ vùng dịch Covid-19 đến Quảng Ninh không được lên bờ

  • 2.360 người chết và 77.767 người nhiễm COVID-19 tính đến 22/2

    2.360 người chết và 77.767 người nhiễm COVID-19 tính đến 22/2

  • Tổng giám đốc WHO kêu gọi thế giới phải nhanh hành động chống virus corona

    Tổng giám đốc WHO kêu gọi thế giới phải nhanh hành động chống virus corona

  • Bộ Y tế yêu cầu 11 trường đại học y dược đi học lại từ ngày 2/3

    Bộ Y tế yêu cầu 11 trường đại học y dược đi học lại từ ngày 2/3

  • Mỹ đang chuẩn bị phương án đối phó trong trường hợp COVID-19 bùng phát

    Mỹ đang chuẩn bị phương án đối phó trong trường hợp COVID-19 bùng phát

  • Hệ thống theo dõi, bắt giữ người Duy Ngô Nhĩ trong tài liệu rò rỉ mới ở Tân Cương

    Hệ thống theo dõi, bắt giữ người Duy Ngô Nhĩ trong tài liệu rò rỉ mới ở Tân Cương

  • Điểm tin thế giới sáng 22/2: Công dân Đài Loan bị cách ly trên du thuyền hạnh phúc khi được trở về nhà

    Điểm tin thế giới sáng 22/2: Công dân Đài Loan bị cách ly trên du thuyền hạnh phúc khi được trở về nhà

  • Ô nhiễm không khí ‘phủ sương mù’ lên Hà Nội

    Ô nhiễm không khí ‘phủ sương mù’ lên Hà Nội

  • Bữa sáng đầy sắc màu với trứng cuộn cà ri rau củ

    Bữa sáng đầy sắc màu với trứng cuộn cà ri rau củ

  • Hàn Quốc: Deagu vắng lặng sau khi khởi phát dịch cúm Vũ Hán

    Hàn Quốc: Deagu vắng lặng sau khi khởi phát dịch cúm Vũ Hán

  • Sẽ lấy được gì ở bên kia thế giới, sao cứ mải mê với hiềm kỵ bon chen?

    Sẽ lấy được gì ở bên kia thế giới, sao cứ mải mê với hiềm kỵ bon chen?

  • TP.HCM lên phương án xử lý chuyến bay có khách từng đi tàu Westerdam

    TP.HCM lên phương án xử lý chuyến bay có khách từng đi tàu Westerdam

  • Đường phố Hà Nội trong ngày chất lượng không khí ‘rất xấu’

    Đường phố Hà Nội trong ngày chất lượng không khí ‘rất xấu’

  • Số ca nhiễm COVID-19 bùng phát trong các nhà tù ở Trung Quốc

    Số ca nhiễm COVID-19 bùng phát trong các nhà tù ở Trung Quốc

  • Trung Quốc điều 40 lò đốt di động đến Vũ Hán

    Trung Quốc điều 40 lò đốt di động đến Vũ Hán

  • Tin tổng hợp 21/2: Xem xét cho học lại từ 2/3; Bệnh viện thông báo chữa khỏi corona cho Việt kiều Mỹ

    Tin tổng hợp 21/2: Xem xét cho học lại từ 2/3; Bệnh viện thông báo chữa khỏi corona cho Việt kiều Mỹ

  • Nàng dâu kiệm lời

    Nàng dâu kiệm lời

  • Đắk Lắk: Đề nghị các trường giáo dục nghề nghiệp cho nghỉ học đến hết tháng 2

    Đắk Lắk: Đề nghị các trường giáo dục nghề nghiệp cho nghỉ học đến hết tháng 2

  • Thành phố lớn thứ 4 Hàn Quốc vắng lặng sau sự kiện ‘siêu lây nhiễm’ COVID-19 ở nhà thờ

    Thành phố lớn thứ 4 Hàn Quốc vắng lặng sau sự kiện ‘siêu lây nhiễm’ COVID-19 ở nhà thờ

  • Người chồng muốn lắp máy trợ thính giúp vợ và cái kết bất ngờ

    Người chồng muốn lắp máy trợ thính giúp vợ và cái kết bất ngờ

  • Đạo của người đàn ông: Để cha mẹ tự hào, để vợ an tâm và để con tôn trọng

    Đạo của người đàn ông: Để cha mẹ tự hào, để vợ an tâm và để con tôn trọng

  • Đại học Úc hỗ trợ 1.000 đô la cho sinh viên Trung Quốc nếu họ quay lại trường qua nước thứ ba

    Đại học Úc hỗ trợ 1.000 đô la cho sinh viên Trung Quốc nếu họ quay lại trường qua nước thứ ba

  • Cầu siêu thoát sạch não nề, cõi mê rũ hết những gì còn mê

    Cầu siêu thoát sạch não nề, cõi mê rũ hết những gì còn mê

  • Dạ dày lợn bọc gà –  món ăn cải thiện chứng mất ngủ và hay đi tiểu đêm

    Dạ dày lợn bọc gà – món ăn cải thiện chứng mất ngủ và hay đi tiểu đêm

  • Triều Tiên nhập 75 triệu đô thuốc lá Trung Quốc trong năm 2019

    Triều Tiên nhập 75 triệu đô thuốc lá Trung Quốc trong năm 2019

  • Bé trai 5 tuổi bế em thoát khỏi đám cháy, cùng hàng xóm quay lại cứu nốt 7 người nhà

    Bé trai 5 tuổi bế em thoát khỏi đám cháy, cùng hàng xóm quay lại cứu nốt 7 người nhà

Xem Thêm

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Virus Covid-19: VN nên mở cửa khẩu với TQ và cho học sinh đi học trở lại?

Virus Covid-19: VN nên mở cửa khẩu với TQ và cho học sinh đi học trở lại?

Việt NamBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionViệt Nam đang đối phó hàng ngày, hàng giờ với dịch bệnh do Virus corona chủng mới hay Covid-19 gây ra

Việt Nam đang đứng trước nhiều bài toán lớn và hóc búa trong lúc đương đầu và xử lý dịch viêm phổi do virus Covid-19 hay virus corona chủng mới gây ra, trong đó có việc nên chấp nhận việc nối lại tự do đi lại với người Trung Quốc qua các cửa khẩu, biên giới Việt – Trung và có nên cho học sinh, sinh viên trở lại trường hoc hay không.

Về bài toán thứ nhất liên quan quan hệ Việt – Trung, hôm 20/2, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, tại một diễn đàn khu vực về hợp tác ứng phó dịch bệnh tại Vientiane, Lào, đã hối thúc các nước ở Asean, trong đó có Việt Nam, dỡ bỏ các hạn chế nhập cảnh đối với người Trung Quốc qua các cửa khẩu hay biên giới với Trung Quốc, quốc gia là nơi đã bùng phát Covid-19, Tiến sỹ, Bác sỹ Trần Tuấn, chuyên gia phản biện độc lập về chính sách xã hội và y tế, sức khỏe, bình luận với Bàn tròn Thứ Năm cùng ngày:

Bàn tròn BBC: Virus COVID-19 – mối nguy nhiễu loạn thông tin và tác động xã hội

Trung Quốc muốn ASEAN dỡ bỏ hạn chế đi lại với người TQ

Người Việt ở Daegu: “Tôi lo đến run cả người”

Cánh cửa kiềm chế virus corona đã ‘hẹp’ lại

Virus corona: Báo VN rút bài viết Thủ tướng Phúc khen cô giáo làm thơ

“Đứng về phía đề nghị của Trung Quốc, chúng ta thấy xuất phát trên cơ sở để Trung Quốc cố gắng bình thường hóa nỗi lo về tình hình dịch ở Trung Quốc đối với các nước xung quanh, bởi vì nếu như tiếp tục các biện pháp có tính chất ngăn ngừa sự giao thương, thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của Trung Quốc và có thể gây nên những hệ lụy rất là nặng nề thêm khác. Cho nên vấn đề Trung Quốc đề nghị, tôi nghĩ rằng cũng có lý do phù hợp.

“Thế còn về phía Việt Nam chấp nhận hay không, tôi nghĩ trong trường hợp này đúng là một bài toán đòi hỏi phải có sự cân nhắc rất là mềm dẻo giữa vấn đề gọi là tính dịch tễ học và khả năng chống dịch của Việt Nam với tình hình thực tế.

“Chúng ta hiện nay còn thiếu thông tin, chưa rõ được số lượng người dân Trung Quốc sang đây là như thế nào. Thứ hai là hệ thống hoạt động hữu hiệu của bộ phận tại các cửa dịch, chúng ta (Việt Nam) làm tốt đến đâu.

“Điểm thứ ba nữa, chúng ta cũng đều biết rằng là dịch bệnh ở Trung Quốc hiện nay chưa kiểm soát xong và tính lây của dịch bệnh này là lây cả trong giai đoạn mà chưa có biểu hiện lâm sàng, tức là trong thời gian ủ bệnh.

“Cho nên việc Việt Nam tổ chức thế nào để giám sát tại các cửa khẩu, đồng thời tiến trình sau đó giám sát được các đối tượng vào ở các vị trí, nếu như cho vào.

“Nếu như không có triệu chứng lâm sàng mà cho vào, thì sau đó tiến trình giám sát mang tính báo cáo với bên y tế về vấn đề tự giám sát các triệu chứng lâm sàng để phát hiện tiếp những trường hợp có nguy có đã nhiễm mà vào Việt Nam, thì tôi cho rằng việc này hoàn toàn trong nội bộ Chính phủ Việt Nam phải cân nhắc.

“Nếu như hệ thống của anh thực sự tốt và kiểm soát được chặt chẽ tất cả các đối tượng vào, thì lúc đó có thể đặt bài toán ra trong vấn đề gọi là xét mối quan hệ với bên Trung Quốc, một nước láng giềng mà tôi cho rằng vẫn còn ảnh hưởng đến rất nhiều vấn đề khác.

Việt NamBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTác nghiệp kiểm soát dịch tại một chốt kiểm dịch ở tỉnh Vĩnh Phúc, miền Bắc Việt Nam

“Còn nếu như hệ thống phòng chống dịch của chúng ta (Việt Nam) mà không đảm bảo được các yếu tố đó, thì tôi cho rằng lại trở thành các mối nguy. Tại sao? Bởi vì lúc đó nỗi lo của người dân lại từ trong chính Việt Nam, tức là nỗi lo của xã hội và lại có thể dẫn đến một tình trạng bất lợi khác.

“Đặc biệt chúng ta biết rằng dịch bệnh không chỉ có Covid-19, mà trong điều kiện của đất nước hiện nay, mà lại ở gần Trung Quốc, còn có rất nhiều nguy cơ dịch bệnh khác mà có thể xảy ra. Thế mà để cho nỗi lo trong xã hội cứ dấy lên như thế ảnh hưởng những vấn đề khác, thì chúng ta lại càng khó kiểm soát,” từ nơi đang thăm viếng tại Texas, Hoa Kỳ, ông Trần Tuấn nói với BBC.

‘Sức ép rất lớn’

Từ Sài Gòn, Luật sư Đinh Hồng Hạnh, một thành viên nhóm quan sát độc lập về quyền con người và chính sách, xã hội, nói với Bàn tròn của BBC:

“Việc chúng ta hay nghe là ‘cấm người Trung Quốc qua’ thực ra là không chính xác, chúng ta không cấm mà chúng ta quản lí dịch bệnh. Ngoài ra, việc cấm các chuyến bay là một biện pháp thương mại khác.

“Tôi nghĩ giữa việc Trung Quốc tuyên bố đã giảm phần trăm số lượng rất là nhiều lượng người mắc bệnh mới, đồng thời số lượng người khỏi bệnh cũng đã tăng lên, các quy trình khắc phục mà Việt Nam đưa ra khá là khả quan, thì đây là một đề nghị tạm gọi là một đề nghị có lí của Trung Quốc.

“Còn việc Việt Nam có chấp nhận hay không thì tôi nghĩ là phù hợp với chính sách linh hoạt của Việt Nam. Như đã nói thì Việt Nam vẫn áp dụng việc cách ly những người về từ Trung Quốc từ những vùng có dịch, hoặc là Việt Nam cấm cấp giấy phép lao động cho những lao động đến từ Trung Quốc, thì tôi nghĩ Việt Nam vẫn có một sự dè chừng nhất định đối với đề nghị này.

“Ngoài ra, việc thông thương giữa cửa khẩu của hai nước cũng đang dần tốt lên, ví dụ một tuần trước chúng ta (Việt Nam) vẫn còn giải cứu Thanh Long với giá từ 5-10 ngàn đồng (một kg), thì trong vòng ngày hôm qua (19/2) trở lại đây thì giá Thanh Long đã tăng trở lại ở một vài cửa khẩu mà Trung Quốc đã thông thương.

“Thì tôi nghĩ nó sẽ nhỏ giọt ở đâu đó những biện pháp mở cửa trở lại ở Việt Nam, tuy nhiên Chính phủ vẫn khá là e dè đối với đề nghị này.”

Hôm thứ Bảy, 22/02, từ Đại học Quốc gia Hà Nội, Tiến sỹ Nghiêm Thúy Hằng, nhà nghiên cứu Trung Quốc học và quan sát bang giao Việt – Trung nếu bình luận với BBC:

“Trong bối cảnh 80 quốc gia đang đóng cửa với công dân Trung Quốc, Nga và Triều Tiên đều phải đóng cửa biên giới, Trung Quốc đang lâm vào thế bị cô lập , thập diện mai phục, khó khăn nhiều bề, không lạ khi ngoại trưởng Vương Nghị gây sức ép, đề nghị Bộ trưởng Phạm Bình Minh khôi phục hoặc nới rộng tự do đi lại với công dân Trung Quốc, mở đột phá khẩu cho công dân trong nước để giải toả bớt áp lực trong nước và quốc tế.

Covid-19Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionCác nữ chiêu đãi viên hàng không tại một sân bay trong mùa dịch

“Tuy nhiên, nguy cơ xét nghiệm âm tính giả, nguy cơ virus có trong nước tiểu hay các chất thải, ô nhiễm qua đường nước thải hay các con đường mà y tế hiện vẫn chưa khám phá hết.

“Việc các bác sĩ Trung Quốc cũng bị lây nhiễm và tỷ lệ tử vong không nhỏ đặt ra những vấn đề toàn cầu nghiêm trọng hơn rất nhiều so với dịch SARS hay thậm chí cả dịch Ebola, mọi động thái thận trọng trong chính sách đều không thừa, sẽ nhận được sự quan tâm rất lớn từ cả cộng đồng trong nước lẫn quốc tế, các quốc gia liên quan phụ thuộc vào nhau rất nhiều.

“Trung Quốc cũng không thể trách cứ Việt Nam nếu Việt Nam có lựa chọn giống 80 nước còn lại, an toàn của người dân và của nền kinh tế là trên hết sau đó mới tính đến chuyện “đột phá khẩu” hay nghĩa vụ quốc tế.

Mở rộng vấn đề thêm, nhà nghiên cứu này nói: “Đi kèm theo đề nghị này là đề xuất xả nước thuỷ điện để cứu sông Mê Công đang khô hạn nặng ở hạ nguồn, thể hiện hình ảnh ” nước lớn có trách nhiệm”.

“Tuy nhiên việc xả nước thuỷ điện này theo đánh giá của chuyên gia không hề có tác dụng trong việc cứu đồng bằng sông Cửu Long đang bị khô hạn, trong khi nguy cơ của việc nới lỏng tự do đi lại cho công dân Trung Quốc không bối cảnh hiện nay mang lại mối nguy hại quá lớn.

“Sức ép của Trung Quốc đối với chính phủ Việt Nam sẽ là rất lớn, tuy nhiên theo tôi chỉ nên nới lỏng về giao thương hàng hoá và vẫn cần áp dụng nghiêm ngặt biện pháp cách ly và hạn chế đối với công dân Trung Quốc vì cơ sở hạ tầng về y tế của Việt Nam vẫn còn rất hạn chế so với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, thời gian vừa rồi khống chế tốt được dịch chủ yếu do chính sách của chính phủ và nỗ lực của toàn dân, hàng triệu gia đình đã phải cho con nghỉ học ở nhà.”

Chọn một trong hai?

Covid-19Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionNgười dân xếp hàng chờ đến lượt mua khẩu trang

Về bài toán thứ hai là liệu Việt Nam có nên cho học sinh, sinh viên trở lại trường học hay không, cũng hôm thứ Bảy, Tiến sỹ Nghiêm Thúy Hằng, người cũng có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở Việt Nam, đưa ra bình luận với BBC từ góc nhìn bên trong ngành giáo dục:

“Theo tôi tháng 3/2020, các trường Đại học và trường phổ thông chỉ có thể mở lại khi vẫn áp dụng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt và cách ly 14 ngày đến 24 ngày với công dân Trung Quốc và công dân Hàn Quốc, Nhật Bản và các quốc gia khác đến từ các tâm dịch.

“Nếu nhà nước có muốn có các động thái nới lỏng để phục hồi sản xuất, kích cầu các ngành hàng không, du lịch hay có các động thái ” hữu nghị” với Trung Quốc thì nên cho các cháu học sinh cấp I (Tiểu học), cấp II (Phổ thông Cơ sở) nghỉ nốt tháng Ba theo đề xuất ở TP. Hồ Chí Minh để giữ an toàn sức khoẻ tính mạng cho các cháu và đảm bảo sự an tâm cho các gia đình.

“Các cháu học sinh lớp 9, học sinh cấp III (Trung học Phổ thông) và đại học có thể cân nhắc nhập học trong tháng Ba để kịp chương trình.”

Tiến sỹ Nghiêm Thúy Hằng đề cập đến việc có nên chỉ lựa chọn giữa một trong hai vấn đề hay bài toán trên để xử lý vào thời điểm hiện nay ở Việt Nam, bà nói:

“Tôi nghĩ các chính sách ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng và chính sách mở cửa trường học trở lại liên quan mật thiết đến nhau.

“Kinh nghiệm tại Hàn Quốc, Nhật Bản cho thấy chỉ cần một, hai cháu lây nhiễm là sẽ có nguy cơ rất lớn cho việc dịch bệnh bùng phát trở lại, không nên mạo hiểm trong lúc này, chỉ có thể chọn một trong hai, mở cửa trường học hoặc nới lỏng tự do đi lại cho công dân Trung Quốc.

“Theo tôi, không nên cho tất cả trứng vào cùng một giỏ.

“Nhiều cuộc thăm dò ý kiến dư luận vẫn cho thấy khoảng 65% phụ huynh vẫn do dự chưa muốn cho con đến trường vào đầu tháng Ba.

“Để thể hiện tình hữu nghị của Việt Nam, có thể tiếp tục cung cấp khẩu trang, thuốc men, vật tư y tế , kinh nghiệm và phác đồ chữa bệnh, nhưng sức khoẻ tính mạng của các cháu bé và lòng tin, sự ủng hộ đồng lòng của người dân cần đặt cao hơn lợi ích kinh tế và tình hữu nghị quốc tế,” Tiến sỹ Nghiêm Thúy Hằng nói với BBC trên góc nhìn từ quan điểm riêng.

Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi Bàn tròn thứ Năm có giới thiệu ý kiến của các vị khách mời về chủ đề có liên quan được đề cập ở trên.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.