Daily Archives: March 13, 2020

Thủ tướng Angela Merkel cảnh báo 70% dân số Đức có thể nhiễm COVID-19

Thủ tướng Angela Merkel cảnh báo 70% dân số Đức có thể nhiễm COVID-19

Thủ tướng Đức Angela Merkel (ảnh: EU2017EE Estonian Presidency Follow/Flick/flickr.com/photos/eu2017ee/36679190224/).
Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 11/3 cảnh báo 60 -70% dân số Đức có thể nhiễm nCov và nước này sẽ chi những khoản cần thiết để đối phó với dịch bệnh.

“Nếu dịch bệnh tiếp tục tồn tại và người dân không có miễn dịch, không có vắc-xin hay liệu pháp nào thì tỷ lệ rất cao dân số sẽ nhiễm bệnh, các chuyên gia cho rằng lên tới 60-70% dân số”, bà Merkel nói trong cuộc họp báo tại Berlin và cho biết chính phủ của bà sẽ “làm những gì cần thiết để đối phó” nếu điều này xảy ra.

ADVERTISING

Bà cho biết ưu tiên hàng đầu là làm chậm quá trình virus lây lan “nên tất cả các biện pháp chúng tôi đang thực hiện đều có ý nghĩa lớn vì chúng cho chúng tôi thêm thời gian. Tất cả những gì chúng tôi làm đều không vô ích”.

Thủ tướng Merkel khuyến cáo mọi người dân chú ý vệ sinh cá nhân và cẩn thận trong việc tiếp xúc với người khác, đề nghị không bắt tay khi chào hỏi mà thay vào đó là nhìn vào mắt đối phương.

Cũng trong ngày 11/3, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn nói rằng đóng cửa biên giới Đức để ngăn chặn virus corona lây lan sẽ không hiệu quả. Ông cho biết cách tiếp cận hiện tại của Đức đối với dịch COVID-19 là làm chậm sự lây lan của virus nhằm giảm thiểu gánh nặng lên hệ thống y tế quốc gia.

Theo Reuters
Hải Lam dịch và biên tập

Advertisement
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Vợ của Thủ tướng Canada Justin Trudeau nhiễm COVID-19

Vợ của Thủ tướng Canada Justin Trudeau nhiễm COVID-19

Ảnh chụp màn hình https://www.youtube.com/watch?v=9-7ccJWNsS8
Reuters ngày 13/3 đưa tin, bà Sophie Gregoire Trudeau, vợ của Thủ tướng Canada Justin Trudeau, đã xét nghiệm dương tính với COVID-19.

Văn phòng thủ tướng Canada ra thông báo vào tối ngày 12/3, cho biết: “Sau khi có các khuyến cáo y tế, bà Sophie Gregoire Trudeau đã được xét nghiệm COVID-19 hôm nay. Kết quả là dương tính”.

ADVERTISING

“Bà ấy cảm thấy ổn, và đang thực hiện tất cả biện pháp phòng ngừa được đề nghị. Những triệu chứng của bà vẫn ở mức độ nhẹ”, thông báo cho biết thêm.

Bà Sophie Gregoire vừa trở về Canada sau chuyến công tác tại London, Anh, bắt đầu thấy không khỏe vào tối 11/3 và ngay lập tức tìm kiếm hỗ trợ y tế.

Trong một thông báo được đăng tải trên Twitter, bà Sophie Gregoire gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả những người đã liên lạc và hỏi thăm sức khỏe của mình. Bà cho biết: “Mặc dù đang trải qua những triệu chứng không thoải mái do virus, tôi sẽ sớm khỏe mạnh trở lại”.

Phu nhân của ông Justin Trudeau đang được cách ly, trong khi thủ tướng sẽ tự cách ly trong 14 ngày, theo tuyên bố. Thủ tướng Canada vẫn có sức khỏe tốt, không có triệu chứng, người phát ngôn thủ tướng cho biết trong một tuyên bố trên Twitter.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Vợ chồng tài tử Hollywood Tom Hanks nhiễm COVID-19

Vợ chồng tài tử Hollywood Tom Hanks nhiễm COVID-19

Ảnh chụp màn hình video https://www.youtube.com/watch?v=CCjBSvrT-SU
VOX ngày 11/3 thông tin, một trong những ngôi sao lớn nhất Hollywood, Tom Hanks, đã công bố ông và vợ mình là Rita Wilson, đều có kết quả dương tính với COVID-19.

Trong một thông điệp đăng tải trên Instagram hôm 11/3 (giờ Mỹ), Tom Hanks viết:

ADVERTISING

“Xin chào các bạn. Rita và tôi đang ở đây, tại Úc. Chúng tôi cảm thấy có chút mệt mỏi, giống như bị cảm lạnh và nhức mỏi cơ thể. Rita thi thoảng chịu những cơn lạnh run, đến và đi. Để hành xử một cách đúng đắn, như thế giới đang cần mỗi chúng ta lúc này, chúng tôi đã xét nghiệm virus corona và phát hiện dương tính”.

Nam diễn viên 63 tuổi cũng cho hay, ông và vợ sẽ “được xét nghiệm thêm, theo dõi và cách ly theo yêu cầu về an toàn và sức khỏe cộng đồng”.

Tài tử Mỹ cho biết ông sẽ thường xuyên cập nhật thông tin cho thế giới biết.

Cuối thông điệp của mình, Hank nhắn nhủ người hâm mộ: “Hãy chăm sóc sức khỏe bản thân”.

Tom Hanks gần đây được đề cử Oscar cho hạng mục Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất với vai Fred Rogers trong phim ‘A Beautiful Day in the Neighborhood’ (Tựa Việt: Một ngày đẹp đẽ trong khu phố).

Theo Bộ Y tế Úc, vào thứ Tư (11/3), nước này ghi nhận 100 trường hợp nhiễm COVID-19, và 3 trường hợp tử vong.

Theo VOX
Triệu Hằng dịch và biên tập

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Nghị sĩ Mỹ: Không tổ chức Olympic 2022 tại Trung Quốc vì Bắc Kinh ‘phạm tội ác chống lại loài người’

Nghị sĩ Mỹ: Không tổ chức Olympic 2022 tại Trung Quốc vì Bắc Kinh ‘phạm tội ác chống lại loài người’

Thượng nghị sĩ Mỹ, Rick Scott (ảnh: chụp màn hình video của CNBC).
Một nhóm nghị sĩ lưỡng đảng ở Hoa Kỳ gần đây đã đưa ra một yêu cầu đối với Ủy ban Olympic thế giới (IOC) rằng, cần chuyển địa điểm tổ chức Thế vận hội mùa đông 2022 từ Trung Quốc sang một quốc gia khác, vì lực lượng lãnh đạo ở nước này “vi phạm tội ác chống lại loài người”.

Căn cứ trên hồ sơ nhân quyền tồi tệ của Bắc Kinh, Thế vận hội Olympic mùa đông không nên tổ chức tại Trung Quốc vào năm 2022. Không có lý do gì để thế giới ủng hộ chính quyền Trung Quốc bằng cách tạo nhiều cơ hội hơn cho họ kiếm tiền và tuyên truyền, nhóm nghị sĩ lưỡng đảng đề nghị.

ADVERTISING

Thượng nghị sĩ Rick Scott cùng với Thượng nghị sĩ Ed Markey là hai người khởi xướng việc đưa ra đề nghị này. Hôm 4/3, ông Scott đã trình bày một báo cáo thuyết minh về đề nghị này tại nghị viện. Lập luận cho sự cần thiết của đề nghị này, báo cáo trích dẫn dữ liệu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về những số phận bi thảm của “hơn một triệu” tù nhân Hồi giáo của các sắc tộc thiểu số ở Tân Cương, bao gồm người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakhstan và người Slovak, bị giam giữ trong 1.200 trại cải tạo.

Tuy nhiên Bitter Winter cho rằng, số liệu tù nhân mà hai thượng nghị sĩ tham khảo từ Bộ Ngoại giao Mỹ không đầy đủ. Theo các nhà nghiên cứu độc lập, con số thực tế là 3 triệu người Hồi giáo ở Tân Cương đã bị chính quyền Bắc Kinh bắt giam để tẩy não trong các trại cải tạo, bao gồm trong đó hàng ngàn người Hồi giáo Turkic.

Cũng theo Bitter Winter, hồ sơ nhân quyền tệ hại của chính quyền Trung Quốc không chỉ có như vậy, Bắc Kinh còn đàn áp hàng loạt các tôn giáo khác như Tin lành, Công giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Do thái giáo, và môn khí công theo trường phái Phật gia, Pháp Luân Công.

Điều này cũng được nhấn mạnh trong báo cáo của nhóm Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Rick Scott và Ed Markey. “Chính phủ Trung Quốc đã buộc các Cơ Đốc nhân và thành viên của các nhóm tôn giáo khác phải làm việc trong các lò gạch, trong các trung tâm chế biến thực phẩm, và các nhà máy như một phần của kế hoạch giam giữ vì mục đích tẩy não”, báo cáo viết. “Việc thu hoạch nội tạng cưỡng bức đã được thực hiện trong nhiều năm trên khắp Trung Quốc với quy mô lớn, và nạn nhân chủ yếu là những người tập Pháp Luân Công”. Báo cáo kết luận: “Chính phủ Trung Quốc đã phạm tội ác chống lại loài người đối với người Duy Ngô Nhĩ và các học viên Pháp Luân Công”.

Tất cả những việc này cần được xem xét, làm sao lại có thể để một sự kiện tôn vinh hòa bình và tình hữu nghị giữa các quốc gia như Olympic tổ chức tại một quốc gia chuyên chế, làm khổ chính công dân của mình, nhóm nghị sĩ thượng viện Mỹ đặt vấn đề.

Theo Bitter Winter, chính quyền Trung Quốc không tôn trọng phẩm giá con người, và thậm chí là an toàn của người dân. Lực lượng này cố gắng duy trì quyền lực của mình bằng cách không ngừng tuyên truyền, cho lan truyền tin giả, và thao túng sự thật. Thế giới không thể tin vào những gì họ nói. Các nhóm nhân quyền phi chính phủ biết rõ sự thật này từ hàng thập niên trước, nhưng cộng đồng thế giới hiện nay mới nhận ra điều này.

Thế giới vẫn chưa biết toàn bộ sự thật về virus bắt nguồn từ Vũ Hán, theo các tài liệu mà Bitter Winter tiếp cận được, chính quyền Trung Quốc muốn lợi dụng đại dịch COVID-19 làm lá chắn để tiếp tục thực hiện các cuộc đàn áp mạnh tay hơn đối với các nhóm tôn giáo và những người bất đồng chính kiến. Không có dấu hiệu nào cho thấy chính quyền Trung Quốc vì bận xử lý dịch bệnh mà dừng việc đàn áp.

Các nhóm sắc dân thiểu số bị đàn áp, những người bất đồng chính kiến, nhà thờ, các nhóm tôn giáo, tín ngưỡng và các công dân Trung Quốc đã lặp đi lặp lại nhiều lần lời kêu gọi một phản ứng quốc tế đối với những hành động sai trái của chính quyền Trung Quốc. Hầu hết những lời kêu gọi của họ không được đáp lại. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Hoa Kỳ là một trong số ít các nước trên thế giới có những động thái cứng rắn để kiềm chế Bắc Kinh không đi quá xa trong các cuộc đàn áp đối với những người không chung niềm tin với họ.

Bitter Winter đánh giá, lời kêu gọi của các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đối với IOC là một điều cần thiết vì thông qua đó đã chính thức cho thấy một thực tế rằng, nhà cầm quyền Trung Quốc phạm tội ác chống lại loài người. Bitter Winter đề nghị, IOC nên hành động ngay theo những yêu cầu của các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ và tất cả các quốc gia tự do trên thế giới cũng như các tổ chức quốc tế nên ủng hộ yêu cầu của nhóm thượng nghị sĩ Mỹ.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Báo Hàn Quốc: Gần 200 binh sĩ Triều Tiên tử vong vì COVID-19

Báo Hàn Quốc: Gần 200 binh sĩ Triều Tiên tử vong vì COVID-19

Ảnh minh họa: Chụp màn hình từ https://www.youtube.com/watch?v=E8GusaVGHig
Gần 200 binh sĩ Triều Tiên đã tử vong vì COVID-19, căn bệnh chết người do chủng virus corona mới gây ra đang ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới.

Theo tờ Daily NK của Hàn Quốc, 180 binh sĩ Triều Tiên đã tử vong do COVID-19 trong tháng một và tháng hai, trong khi 3.700 người khác đã bị cách ly.

ADVERTISING

Daily NK trích dẫn một nguồn tin, được cho là từ quân đội Triều Tiên, người vào ngày 6/3 đã trích dẫn số liệu từ một báo cáo mô tả chi tiết về tác động của virus đối với các binh sĩ của Triều Tiên. Tuy nhiên, The Epoch Times không thể xác minh độc lập tính chính xác của các báo cáo.

Các binh sĩ Triều Tiên thiệt mạng được cho là chủ yếu đóng quân trên hoặc xung quanh biên giới Trung – Triều ở các tỉnh Bắc Pyongan, Chagang, Ryanggang và Bắc Hamgyong, theo nguồn tin.

Báo cáo này đã được gửi cho các nhà lãnh đạo quân đội Triều Tiên, và nguồn tin cho rằng quân đội Triều Tiên đang vật lộn để hỏa táng “rất nhiều xác chết” của những người lính bị thiệt mạng bởi COVID-19.

“Tôi chưa nghe tin về xác chết được hỏa táng tại các bệnh viện quân đội”, nguồn tin cho biết. “Ban lãnh đạo quân đội cho rằng việc đột nhiên yêu cầu các bệnh viện hỏa táng tất cả các thi thể sẽ gây áp lực lớn cho các nhân viên y tế”.

Theo các báo cáo, vào tuần trước, Triều Tiên đã cách ly ít nhất 7.000 người nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Bên cạnh đó, nước này còn cấm khách du lịch nước ngoài, tăng cường kiểm tra biên giới và đình chỉ hầu hết các chuyến du lịch hàng không và đường sắt trong và ngoài nước. KCNA, hãng truyền thông nhà nước Triều Tiên cho biết, thời gian cách ly kéo dài một tháng đã được áp dụng đối với những người có triệu chứng nhiễm virus.

Tuy nhiên, Triều Tiên chưa xác nhận bất kỳ trường hợp tử vong do COVID-19 ở nước này khiến các chuyên gia ngày càng lo ngại rằng Bình Nhưỡng đang che đậy các trường hợp nhiễm bệnh và tử vong.

Theo The Epoch Times
Hương Thảo dịch và biên tập

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Những tính toán của Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông, Sông Mekong và kinh tế khu vực để cạnh tranh siêu cường với Mỹ

Những tính toán của Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông, Sông Mekong và kinh tế khu vực để cạnh tranh siêu cường với Mỹ

Trung Quốc đã công khai việc cạnh tranh chiến lược với Mỹ trên mọi mặt trận có thể, trong đó đặc biệt là trong vấn đề Biển Đông, Sông Mekong và kinh tế khu vực. Toan tính toàn cầu của Trung Quốc nhằm phục vụ lợi ích và quyền lực của Bắc Kinh trong khu vực chiến lược Đông Nam Á.

“Vành đai, con đường” đối chọi với “Chiến lược châu Á -TBD” và Chiến lược “Ấn Độ -TBD tự do và rộng mở”

Để đối trọng với việc Tổng thống Obama tái cân bằng Chiến lược châu Á – Thái Bình Dương, Chủ tịch Tập Cận Bình có ngay sáng kiến “Vành đai, con đường” (BRI), nhằm tranh thủ được các đối tác về cả ngoại giao, kinh tế, kết nối địa chiến lược và giúp Bắc Kinh “tiêu thụ” sự thặng dư nguồn lực của mình.BRI đã khiến Tổng thống mới của Mỹ sau ông Obama là Donald Trump lại phải thêm một lần điều chỉnh bằngChiến lược “Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Sự lớn mạnh của Trung Quốc chắp cánh cho những toan tính sẵn có. Toan tính ấy là toan tính toàn cầu nhưng trước hết nhằm phục vụ lợi ích và quyền lực của Trung Quốc trong khu vực chiến lược sát sườn Đông Nam Á. Trung Quốc luôn lớn tiếng ASEAN là hạt nhân, là trung tâm giữ vai trò quyết định trong hợp tác và an ninh khu vực nhưng vai trò ấy phải trong vòng kiềm tỏa. Năm 2010, trong một cuộc làm việc ở Hà Nội, có sự tham gia của cả Ngoại trưởng Mỹ và các Ngoại trưởng ASEAN, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, một cách rất nước lớn, đã chỉ vào đại diện của Singapore và Việt Nam mà bảo rằng các anh chỉ là những nước nhỏ, rồi giận dữ bỏ ra ngoài.

Các cơ chế hợp tác Tiểu vùng sông Mekong trong tính toán của TQ

Các nước Đông Nam Á lục địa cùng chung hệ thống sông Mekong. Dòng sông này bắt nguồn từ Tây Tạng với Lan Thương (Trung Quốc) ở thượng nguồn. Năm 1995, Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia lập ra Ủy hội sông Mekong (MRC) để cùng quản lý dòng sông này. Một trong những việc đầu tiên của MRC là thúc đẩy việc cấm xây dựng các đập thủy điện lớn. Mọi thứ đang còn ngổn ngang thì tháng 3/2016 một cơ chế hợp tác khác, Hợp tác Lan Thương – Mekong, LMC, do Trung Quốc khởi xướng, bao gồm Trung Quốc và các nước trên cộng thêm Myanmar ra đời. Trung Quốc đề nghị lập một cơ cấu quản lý và cơ cấu này nên nằm ở Vân Nam. Khỏi cần một cơ cấu quản lý, ai cũng biết chính các con đập quản lý nguồn nước, nguồn cá, nguồn phù sa của dòng sông. Riêng Trung Quốc đã xây tới 11 con đập, chứa lượng nước khổng lồ 47 tỉ m3. Một lượng nước như vậy bị trữ lại đã gây thiệt hại rất nhiều cho vùng hạ lưu, đặc biệt đồng bằng sông Cửu Long nằm ở cuối nguồn. Đã có dự báo từ sớm, xâm nhập mặn ở vùng này sẽ khốc liệt chưa từng vào quý I/2020. Và thực tế đã diễn ra như vậy. Hạ nguồn (Thái Lan, Campuchia, Việt Nam) đang thực sự khủng hoảng.

Lượng thủy sản của hệ thống sông này được coi là một trong những nguồn thủy sản nội địa lớn nhất thế giới, chiếm gần 1/4 lượng đánh bắt cá nước ngọt toàn cầu. Ngư dân Thái Lan cho biết mực nước và lượng cá đã đang giảm hẳn từ khi Trung Quốc xây dựng các con đập. Muốn vận chuyển lớn, họ xả nước, còn không thì giữ lại. Mực nước không ổn định khiến cá không đẻ trứng. Nổ mìn, phá đá mở rộng lòng sông và nạo vét cát sỏi ở thượng nguồn đã phá hệ sinh thái và đe dọa an ninh lương thực của hàng triệu người phụ thuộc vào nó. Theo thông tin vừa cập nhật, Nội các Thái Lan đã tuyên hủy Dự án khơi thông luồng lạch, ghềnh đá trên sông Mekong vào ngày 11/2/2020 và đây được coi là thắng lợi chưa từng có.

Biển Đông là vấn đề lớn nhất trong quan hệ giữa TQ với các nước ASEAN và mối quan hệ với Mỹ tại đây

Sự quan tâm của Trung Quốc đến Biển Đông, những tuyên bố và hành động gần như đột ngột của nước này đến vùng biển chung của các nước Đông Nam Á mà họ muốn một mình sở hữu đã gây nên sự hoang mang lẫn phẫn nộ trong vùng. Đặc biệt với Việt Nam, nước gắn bó nhiều lợi ích nhất với Biển Đông (hơn hẳn Trung Quốc) và cũng là nước có nhiều duyên nợ với Trung Quốc về lịch sử, địa lý, văn hóa,… Biển Đông có gì? Biển Đông có tất cả. Một nguồn lợi cá và hải sản khổng lồ, một nguồn lợi về tài nguyên dầu khí lên tới hàng ngàn tỉ đô la Mỹ và nhất là một tuyến hàng hải, một tuyến thương mại quốc tế không thể thay thế. Khống chế được tuyến này là có thể bắt nạt các quốc gia cần đến nó, bắt nạt các nước lớn, bắt nạt cả thế giới.

Gắn với tranh chấp Biển Đông, gắn với sự tham lam của Trung Quốc là “đường 9 đoạn”. Con đường này không hiểu vì lý do gì mươi năm gần đây lúc thì Trung Quốc gọi 9 đoạn, lúc thì 11 đoạn, lúc thì 10 đoạn một cách tùy tiện và chỉ được gọi theo hình thức cắt đoạn như vậy, không một lần có tên gọi theo nội dung, nhưng Trung Quốc ngầm cho hiểu nó là đường biên giới quốc gia trên biển của họ (không dính bất cứ một quy định hay thông lệ quốc tế nào, kể cả điều mà Trung Quốc viện dẫn là “vùng nước lịch sử”). Lập trường về “đường 9 đoạn” được Trung Quốc chính thức đề cập đến lần đầu là văn bản được trình lên Liên hợp quốc ngày 7/5/2009. Họ từng tuyên bố không đòi hỏi quyền lợi vùng biển trong “đường chín đoạn” theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) mà theo tập quán quốc tế, là quyền lợi lịch sử như tiền lệ tư pháp quốc tế nhưng lại không chứng minh được đường này qua các bản đồ lịch sử mà chỉ dựa vào chứng cứ mơ hồ thông qua các tuyên bố “hàng ngàn năm lịch sử” “hai ngàn năm lịch sử”, “từ thời nhà Hán”… Nếu nói về đời nhà Hán có thể đưa thêm một dẫn chứng ngược. Thư tịch Trung Quốc thời đó mô tả tàu thuyền đi qua vùng biển Hoàng Sa/Tây Sa, nhất là tàu thuyền có chốt sắt, thường bị bẻ ra hoặc bị giữ lại làm đắm thuyền vì các hòn đảo ấy toàn đá nam châm (?) Bây giờ ta có thể hiểu đó là những bãi đá nước lên xuống theo thủy triều, không có đá nam châm nào cả, gặp lúc nước rút tàu không thoát kịp sẽ trơ trọi nằm lại với đá. Một khu vực nguy hiểm “toàn đá nam châm”, không có dân cư, không có điều kiện sống lại cách xa Trung Quốc như vậy thì “tổ tiên” đòi hỏi chủ quyền làm gì? Chưa nói văn kiện nào tuyên bố chủ quyền mấy ngàn năm trước từ thời Hán để đến bây giờ các giới trách nhiệm Trung Quốc tranh nhau nói về vùng nước lịch sử và việc phải bảo vệ “đất đai tiên tổ” (?)

TQ muốn COC không có sự can thiệp của bên ngoài, nhất là Mỹ trong tiến trình thảo luận

Cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử các bên ở Biển Đông (COC) bắt đầu được các bên tiến hành vào năm 2013, mười một năm sau khi có Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Trung Quốc không muốn COC, họ coi DOC là đủ rồi. Tổng thư ký của tổ chức ASEAN lúc đó than phiền rằng tổ chức này không thể lôi kéo Trung Quốc vào các cuộc thảo luận thực chất. Bắt đầu rồi mà như chưa bắt đầu, cứ như sên bò vậy. Bằng cách đó Trung Quốc muốn cho mọi người thấy rằng họ cơi nới chưa xong, họ còn phải mang vũ khí đặt lên đấy đã,… Không thể lộ liễu hơn, Trung Quốc chơi trò câu giờ. Trong 7 bãi đá (Chữ Thập, Gạc Ma, Châu Viên, Tư Nghĩa, Gaven, Vành Khăn, Xubi) mà Trung Quốc cơi nới thì đá Chữ Thập đã được mở rộng tăng kích thước lên gấp 11 lần, lớn hơn cả đảo Ba Bình là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa/Nam Sa mà Đài Loan đang chiếm giữ. Cho đến trước khi mở rộng, Trung Quốc là bên duy nhất không có đường băng ở Trường Sa (Đài Loan có ở Ba Bình, Philippines có ở Thị Tứ, Malaysia có ở đá Hoa Lau, Việt Nam có ở đảo Trường Sa Lớn) thì bây giờ đường băng đã xuất hiện ở Chữ Thập, Vành Khăn, Xubi. Câu giờ đủ rồi, Trung Quốc mới quay sang COC. Trong hai năm 2017, 2018 họ công bố rằng “văn bản duy nhất” của COC đã được các bên cùng đọc. Thế nào là văn bản duy nhất? Theo các nguồn tin, đây là 11 văn bản do 11 quốc gia đưa ra và nó còn quá xa cách nhau về nội dung, nhất là những vấn đề cơ bản như: phạm vi các thực thể địa lý được đề cập, các yếu tố chế tài trên cơ sở pháp luật quốc tế…

Có một điều chắc chắn là COC không phải để giải quyết vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Trung Quốc luôn cho chủ quyền các đảo, đá là vấn đề song phương mà COC chỉ có thể kiểm soát ổn thỏa những bất đồng phát sinh từ Biển Đông, bản nâng cấp chút đỉnh của DOC mà thôi. Thực tế cũng có thể không hẳn như vậy, vì thế nào là “bất đồng” và phạm vi những bất đồng ấy là gì và kiểm soát thì như thế nào. Chưa nói, Trung Quốc muốn COC không có sự can thiệp của bên ngoài trong tiến trình thảo luận (cũng vì vậy mà tiến trình này được bảo mật) nhưng các nước “bên ngoài” lại rất muốn tham gia vì vấn đề tự do hàng hải. Mà vấn đề này lại liên quan đến thế nào là phi quân sự hóa đang được các bên tranh cãi. Trung Quốc cho rằng phi quân sự hóa là tàu quân sự đi qua khu vực 12 hải lý quanh các đảo “của họ” phải có sự xin phép, còn Mỹ và các nước nói chung thì coi việc Trung Quốc xây dựng sân bay, đưa vũ khí khí tài ra các đảo đá được xây đắp, mở rộng đã là quân sự hóa rồi.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tuyên bố tại Hội nghị về các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á năm 2014: “Việc điều hành công việc, giải quyết các vấn đề châu Á, bảo vệ an ninh châu Á là giành cho người châu Á”. Và Trung Quốc yêu cầu trong văn kiện COC thì việc thăm dò và phát triển dầu khí và tài nguyên biển nói chung ở các vùng tranh chấp sẽ do các nước trong khu vực tiến hành, không hợp tác với các quốc gia bên ngoài. Cũng như sẽ không có các cuộc tập trận chung với các quốc gia ngoài khu vực. Yêu cầu này cho thấy, COC sẽ có thể tạo ra một dàn xếp mang tính độc quyền, trái với công ước Liên hiệp quốc về luật biển. Bà Dewi Fortuna Anwar, nhà quan sát người Indonesia đặt câu hỏi: “Làm thế nào để đảm bảo rằng COC sẽ không thể chế hóa mối quan hệ rất bất đối xứng gây bất lợi không chỉ cho các nước ASEAN mà còn cho các bên liên quan rộng lớn hơn ở Biển Đông, bao gồm cả việc không chú ý đến tất cả các điều khoản của UNCLOS? Các nước Việt Nam, Malaysia, Philippines đã khẳng định COC sẽ không bao gồm bất kỳ điều gì gây ảnh hưởng tới các quyền và nghĩa vụ của các bên theo luật pháp quốc tế…” Trung Quốc đã từng viện dẫn đoạn 4 của DOC quy định về giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán giữa các bên liên quan để phủ nhận thẩm quyền của Tòa Trọng tài và chỉ trích Philippines đã vi phạm DOC. Nhưng DOC chỉ là một tuyên bố ứng xử lỏng lẻo, thế nào mới được gọi là đàm phán, mà Trung Quốc lại chỉ muốn song phương mà thôi.

Trong khi làm ra vẻ thúc đẩy COC Trung Quốc luôn luôn nói rằng tình hình Biển Đông vẫn yên ổn thì thực tế đã xảy ra nhiều chuyện bất ổn. Một tàu cá Philippines bị tàu Trung Quốc đâm chìm vào tháng 6/2019 và hơn hai chục ngư dân lênh đênh giữa biển khiến dư luận nước này sôi sục, ba tháng sau họ mới có lời xin lỗi. Và suốt từ tháng 7 đến cuối tháng 10/2019 tàu thăm dò và hải cảnh Trung Quốc liên tục cản trở, quấy phá Việt Nam hoạt động ở vùng đặc quyền kinh tế của mình, bãi Tư Chính, dù Việt Nam nhiều lần lên án và dư luận quốc tế phản đối. Trước đó, các tàu này cũng đã thường xuyên cản trở hoạt động của Malaysia ở bãi Luconia. Và sau đó, cho đến tận đầu tháng 1/2020, hải cảnh và tàu cá Trung Quốc liên tục thâm nhập hải phận Bắc Natuna của Indonesia.

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Virus corona: Các nước đang làm gì để chấm dứt dịch bệnh

Virus corona: Các nước đang làm gì để chấm dứt dịch bệnh

Woman being screened at Guatemala airportBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionKiểm tra thân nhiệt ở sân bay: một số nước thực hiện, một số nước không

Các nước khắp thế giới đang thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để tìm cách chấm dứt dịch virus corona.

Đến nay, hầu hết các ca bệnh là ở Trung Quốc – các nước còn lại đang ở các giai đoạn khác nhau của dịch bệnh.

Virus corona và viễn cảnh kinh tế Việt Nam

Covid-19: Mạng xã hội Việt Nam, những ngày nóng dịch

Virus corona: Mất năm ngày để thấy triệu chứng

Covid-19: Chuyện bệnh nhân người Anh đang cách ly ở Hà Nội

Họ đang làm gì để kiềm chế dịch bệnh?

Xét nghiệm

Có sự khác biệt đáng kể về số lượng người đang được xét nghiệm coronavirus trên toàn thế giới.

Hàn Quốc thực hiện khoảng 4.000 xét nghiệm nghiệm trên một triệu người trong thời gian từ 3/1 đến 11/3, trong khi Hoa Kỳ chỉ thực hiện 26 xét nghiệm trên một triệu người.

Ý thực hiện khoảng 1.000 xét nghiệm trên một triệu tính đến ngày 10/3 so với 400 mỗi một triệu người ở Anh cho đến cùng ngày.

Con số này tính trung bình khoảng 1.500 mỗi ngày ở Anh, nhưng đang có kế hoạch tăng mức này lên 10.000 mỗi ngày bằng cách cung cấp thêm phòng thí nghiệm dành cho việc xét nghiệm.

Có một vài lý do khác nhau cho sự khác biệt về mức độ xét nghiệm trên toàn thế giới. Một yếu tố là năng lực trong các hệ thống chăm sóc sức khỏe của các quốc gia khác nhau, bao gồm có bao nhiêu phòng xét nghiệm phù hợp.

Bản đồ virus corona trên toàn cầu: tính tới ngày 12 tháng 3, 2020

Bài này dựa vào dữ liệu của Johns Hopkins University, có thể chưa phản ứng thông tin mới nhất cho từng nước.

Tổng số ca được xác nhận Tổng số ca tử vong
134.518 4.970
Số ca bị lây nhiễm Số ca tử vong
Trung Quốc 80.932 3.172
Italy 15.113 1.016
Iran 10.075 429
Hàn Quốc 7.869 66
Tây Ban Nha 3.146 86
Pháp 2.876 61
Đức 2.745 6
Hoa Kỳ 1.686 40
Thụy Sĩ 868 7
Na Uy 800 1
Con tàu Diamond Princess 696 7
Nhật Bản 691 19
Thụy Điển 687 1
Đan Mạch 674
Hà Lan 614 5
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland 596 10
Bỉ 399 3
Áo 361 1
Qatar 262
Bahrain 197
Singapore 187
Malaysia 158
Úc 156 3
Canada 142 1
Hy Lạp 117 1
Cộng hòa Czech 113
Phần Lan 109
Iceland 109
Israel 109
Slovenia 96
UAE 85
Iraq 83 8
Ai Cập 80 2
Kuwait 80
Bồ Đào Nha 78
Brazil 77
Ấn Độ 74 1
San Marino 72 5
Ireland 70 1
Thái Lan 70 1
Lebanon 68 3
Romania 59
Philippines 52 2
Ba Lan 51 1
Đài Loan 49 1
Saudi Arabia 45
Việt Nam 39
Nga 34
Indonesia 34 1
Chile 33
Bờ Tây 31
Argentina 30 1
Croatia 27
Estonia 27
Algeria 26 2
Luxembourg 26
Brunei Darussalam 25
Georgia 25
Serbia 24
Albania 23 1
Bulgaria 23 1
Costa Rica 23
Peru 22
Belarus 21
Pakistan 21
Slovakia 21
Oman 18
Ecuador 17
Nam Phi 17
Hungary 16
Latvia 16
Azerbaijan 15 1
Panama 14 1
Tunisia 13
Mexico 12
Bosnia and Herzegovina 11
Senegal 10
Cyprus 10
Colombia 9
Malta 9
Bắc Macedonia 9
Maldives 8
Afghanistan 7
Guiana thuộc Pháp 6
Moldova 6
Morocco 6 1
Campuchia 5
Dominican Republic 5
New Zealand 5
Paraguay 5
Bangladesh 3
Bolivia 3
Guernsey 3
Cuba 3
Lithuania 3
Martinique 3
Sri Lanka 3
Burkina Faso 2
Đảo Faroe 2
Ghana 2
Honduras 2
Jamaica 2
Monaco 2
Nigeria 2
Saint Martin (phần thuộc Pháp) 2
Ukraine 2
Cameroon 2
Andorra 1
Armenia 1
Bhutan 1
Thổ Nhĩ Kỳ 1
Côte d’Ivoire 1
Gibraltar 1
Guyana 1 1
Vatican 1
Jordan 1
Liechtenstein 1
Mông Cổ 1
Nepal 1
Đảo Reunion 1
Saint Barthélemy 1
Togo 1
Trinidad và Tobago 1
DR Congo 1
Xem thêm

Nguồn: Johns Hopkins University (Baltimore, Mỹ)

Lần cuối cập nhật vào ngày 06:00:00 GMT+7, 13/3/2020.

Lấy thí dụ Vương quốc Anh – nước này có 12 phòng xét nghiệm giám sát bệnh truyền nhiễm do các cơ quan y tế công cộng điều hành, và hiện đang có kế hoạch biến các phòng thí nghiệm tại bệnh viện của NHS thành những nơi có thể làm xét nghiệm. Nhưng Hoa Kỳ, nơi có hệ thống chăm sóc sức khỏe phân mảnh hơn, hoạt động chậm hơn – nó cũng có 12 phòng thí nghiệm phù hợp, mặc dù dân số nhiều gấp năm lần so với Vương quốc Anh. Trong khi Hàn Quốc đã cung cấp một số lượng cơ sở xét nghiệm lớn hơn nhiều.

Sự lây lan bệnh dịch nghiêm trọng ra sao là một yếu tố khác.

Vương quốc Anh hiện chỉ kiểm tra những người có triệu chứng nếu họ đã đến một quốc gia có nguy cơ cao hoặc biết rằng họ đã tiếp xúc với một người bị nhiễm virus corona.

Quốc gia này cũng có kế hoạch xét nghiệm “giám sát” kỹ thêm với những người có triệu chứng hô hấp tại một trong các mạng lưới bác sĩ gia đình được chỉ định, ngay cả khi họ không đáp ứng các tiêu chí thử nghiệ. Điều này là để thử và đánh giá xem có nhiều người nhiễm bị bỏ qua bởi các tiêu chí của họ hay không.

Ý, một nước có rất nhiều ca nhiễm, đã xét nghiệm người thuộc nhiều thành phần hơn Vương quốc Anh, bao gồm cả người không có bất kỳ triệu chứng nào ở khu vực có nguy cơ cao.

Và Hàn Quốc, nơi trải qua đợt bùng phát tồi tệ nhất bên ngoài Trung Quốc, đã quyết định tiến hành xét nghiệm trên diện rộng.

Đo thân nhiệt ở sân bay

Một số nước thực hiện kiểm tra thân nhiệt ở sân bay và các trung tâm vận tải khác – số khác thì không.

Bộ Y tế Anh cho biết họ đã giới thiệu chương trình “giám sát nâng cao” cho các hành khách tới các nước như Trung Quốc, Iran, Nhật Bản và Malaysia, nhưng không đo thân nhiệt.

“Các chuyên gia đề xuất rằng kiểm tra lâm sàng đầu vào (ví dụ kiểm tra thân nhiệt) chỉ có tác dụng rất hạn chế và chỉ phát hiện một số ít trường hợp,” bộ này nói.

“Đó là do các triệu chứng thường không xuất hiện cho tới từ năm đến bảy ngày, và đôi khi lên tới 14 ngày.”

Giám sát nâng cao có nghĩa là có nhân viên y tế tại các sân bay để đáp ứng các chuyến bay trực tiếp từ các điểm nóng, cung cấp thông tin về các triệu chứng cho hành khách và khuyến khích họ thông báo nếu họ cảm thấy không khỏe.

Giới chuyên gia nói rằng những mô phỏng kiểm tra nhiệt độ tại các sân bay chỉ phát hiện được hơn một nửa các hành khách nhiễm virus corona.

Các sân bay tại Ý đã kiểm tra nhiệt độ hành khách từ đầu tháng Hai, và cũng thực hiện xét nghiệm tại các ga tàu. Nhiệt kế là thứ phổ biến tại các sân bay ở châu Á.

Mỹ không cho phép công dân nước ngoài vào Mỹ nếu vừa từ đến Trung Quốc hoặc Iran trong 14 ngày trước.

Hành khách đến 11 sân bay của Mỹ, nơi có đường bay thẳng từ Trung Quốc, được kiểm tra xem có sốt, ho hay hơi thở ngắn hay không.

Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) cũng khuyến nghị những người có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nên hoãn mọi chuyến du lịch bằng tàu biển.

Đóng cửa trường học

Cơ quan giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc Unesco cho biết 14 quốc gia đã đóng cửa trường học trên toàn quốc, trong khi 13 quốc gia khác đã đóng cửa một số trường học.

Trường học bị đóng cửa trong các khoảng thời gian khác nhau, Nhật Bản, ví dụ, là cho tới hết năm học này, tức là cuối tháng Ba.

Nhật ra thông báo nói trên vào 27/2, khi nước này ghi nhận 186 ca nhiễm.

Ý đã đóng cửa toàn bộ các trường học cho tới 3/4. Nước này thông báo đóng cửa trường học ban đầu vào 4/3 khi có 2.500 ca nhiễm.

Tây Ban Nha đã đóng cửa toàn bộ các trường học ở Madrid.

Ở Anh và Đức, một vài trường học bị đóng cửa tạm thời để thực hiện tổng vệ sinh sau khi một số nhân viên và học sinh xét nghiệm dương tính với virus corona hoặc mới quay về từ các khu vực có nguy cơ cao.

Pháp đóng cửa các trung tâm chăm sóc trẻ em và trường học 15 ngày từ 9/3 tại hai khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch bệnh – là Brittany và Oise phía bắc Paris.

Các buổi hòa nhạc và sự kiện thể thao bị hủy bỏ

Một loạt các sự kiện thể thao bị hủy hoặc diễn ra trong các sân vận động hoang vắng.

Giải bóng bầu dục Rugby Union’s Six Nations dự kiến diễn ra vào 14/3 giữa Ý, Anh, Pháp và Ireland đã bị hoãn.

Giải quần vợt Indian Wells ở California đã bị hủy sau khi Coachella Valley thông báo tình trạng y tế khẩn cấp. Giải này bị hủy bỏ ngay trước khi các trận đấu ở vòng loại bắt đầu vào 9/3 – toàn giải đấu dự định bắt đầu vào thứ Tư.

Giải chạy Barcelona bị dời từ 15/3 sang 25/10.

Liên đoàn Bóng đá Ý đã hoãn mọi trận đấu cho tới 3/4, Liên đoàn Bóng đá Thụy Sỹ đóng cửa cho tới 23/3 và một loạt các trận đấu bóng đá khác, đặc biệt giữa các đội từ các nước khác nhau, đã phải chơi sau các cánh cửa đóng kín.

Trong khi đó, Bộ trưởng Olympics của Nhật Bản Seiko Hashimoto cho hay mọi thứ đã được thực hiện để cho phép các trận đấu diễn ra vào 24/7.

Sau đó ông nói thêm rằng hợp đồng với Ủy ban Olympic Quốc tế sẽ cho phép các trận đấu được hoãn cho tới cuối năm nay, nếu cần thiết.

Đóng cửa bảo tàng và các khu vui chơi

Một số khu vui chơi nổi tiếng nhất thế giới đã phải đóng cửa, hạn chế khách vào hoặc báo cho khách cần hạn chế tiếp xúc gần với nhau.

Khu nghỉ dưỡng Disney rộng lớn ở Thượng Hải chỉ mở cửa lại một phần vào thứ Hai sau khi đóng cửa hơn một tháng. Nhưng khu Disneyland ở Hong Kong và các công viên Disney ở Nhật Bản vẫn đóng cửa

Bảo tàng và các điểm vui chơi giải trí bị đóng cửa ở các nước khác ở châu Á.

Các địa điểm du lịch trên khắp nước Ý bị đóng cửa tạm thời. Ở Rome, Coliseum và các điểm thăm quan khác bị đóng cửa cho tới 3/4.

Tourist at Eiffel TowerBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionMột du khách tại tháp Eiffel ở Paris

Tại Pháp, bảo tàng Lovre ở Paris bị đóng cửa từ đầu tháng Ba do nhân viên sợ virus lây lan. Bảo tàng hiện đã được mở cửa trở lại nhưng yêu cầu du khách không tới nếu cảm thấy không khỏe, hoặc nếu họ đến từ các khu vực bị ảnh hưởng.

Tháp Eiffel yêu cầu khách chỉ dùng thẻ để trả tiền vé hoặc mua vé online. Disneyland Paris vẫn mở cửa, dù một nhân viên đã xét nghiệm dương tính với virus hôm cuối tuần.

Ả Rập Saudi tạm thời đóng cửa đối với những người hành hương muốn thăm các khu thánh lễ, và Iraq ban lệnh hạn chế vào các khu vực tôn giáo.

Cách ly

Cách ly là một biện pháp khác mà các quốc gia khác đang thực hiện, học theo ví dụ của Trung Quốc nơi thực hiện cách ly trên diện rộng.

Thủ tướng Ý Giuseppe Conte đã yêu cầu người dân ở nhà và phải xin phép khi cần di chuyển.

Sẽ có các biện pháp kiểm tra ở các tuyến đường bộ và nhà ga.

Các biện pháp này chỉ mới được thực hiện do đó còn quá sớm để nói nó hiệu quả đến đâu.

Woman with mask at Rome's Termini train stationBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionÝ thực hiện biện pháp kiểm soát chặt đối với kế hoạch di chuyển của người dân

Iran đã hạn chế di chuyển giữa các thành phố lớn. Những người không phải cư dân Iran thì không được vào nước này. Nhưng chính phủ chưa đóng cửa thành phố thánh Qom, một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh.

Điều này vấp phải nhiều chỉ trích. Người phát ngôn của Quốc hội, Masoud Pezeshkian, đồng thời cũng là một bác sỹ, nói: “Nếu tôi là bộ trưởng y tế, tôi sẽ cho cách ly Qom ngay từ ngày đầu tiên.”

Hôm thứ Ba, Iran thông báo 53 ca tử vong trong vòng 24 giờ – số tử vong cao nhất trong một ngày kể tử khi dịch virus corona bùng phát ở nước này.

Ở Nam Hàn, chính quyền đã cách ly hai khu nhà ở thành phố Daegu, nơi có tới 3/4 ca nhiễm trên toàn nước này. Nhiều thành viên của Nhà thờ Chúa Jesus Shincheonji, một nhóm tôn giáo tại vùng tâm dịch, hiện đang sống ở khu nhà này.

Tại Bắc Hàn, chính phủ đã cách ly 380 người nước ngoài, chủ yếu là các nhà ngoại giao ở Bình Nhưỡng – hơn một tháng qua, trong khu nhà của họ.

Chủ đề liên quan

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.