Daily Archives: March 18, 2020

Phật giáo Hòa Hảo

Phật giáo Hòa Hảo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Buớc tưới chuyển hướngBước tới tìm kiếm

Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ

Phật giáo Hòa Hảo, là một tông phái Phật giáo do Huỳnh Phú Sổ khai lập năm Kỷ Mão 1939, lấy pháp môn “Học Phật – Tu Nhân” làm căn bản và chủ trương tu hành tại gia (Tại gia cư sĩ). Tôn giáo này lấy nền tảng là Đạo Phật, kết hợp với những bài sấm kệ do chính Huỳnh Phú Sổ biên soạn.

Theo thống kê năm 2009 có khoảng 1.433.252 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo khiến tôn giáo này trở thành tôn giáo có số tín đồ đông thứ 4 tại Việt Nam.[1]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ra đời[sửa | sửa mã nguồn]

Phật giáo Hòa Hảo ra đời tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) vào năm 1939 do Huỳnh Phú Sổ sáng lập.

Huỳnh Phú Sổ, còn được gọi là “Thầy Tư Hoà Hảo”, “Đức Huỳnh Giáo chủ”, khi đó chưa đầy 18 tuổi, tuyên bố mình là bậc “Sinh nhi tri”, biết được quá khứ nhìn thấu tương lai, được thọ mệnh cùng với Phật A-di-đà và Phật Thích-ca Mâu-ni, xuống hạ giới có nhiệm vụ truyền bá cho dân chúng tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương để Chấn hưng Phật giáo, cứu độ chúng sinh khỏi sông mê, biển khổ và “đưa nhân loại đi vào vòng hạnh phúc”. Ông chữa bệnh cho người dân bằng các bài thuốc nam do ông kê toa hoặc nước lã, giấy vàng, lá xoài, lá ổi, bông trang, bông thọ, đồng thời qua đó ông truyền dạy giáo lý bằng những bài sám giảng (còn gọi là sấm giảng) do ông soạn thảo. Vì vậy chỉ trong vòng 2 năm từ 1937 đến 1939 số người tin theo ông đã khá đông và ông trở nên nổi tiếng khắp vùng.

Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (tức 4 tháng 7 năm 1939), Huỳnh Phú Sổ bắt đầu khai đạo, khi ông chưa tròn 20 tuổi. Nơi tổ chức lễ khai đạo chính là gia đình ông. Ông đã lấy tên ngôi làng Hòa Hảo nơi mình sinh ra để đặt tên cho tôn giáo mới của mình: Phật giáo Hòa Hảo. Sau đó, ông được các tín đồ suy tôn làm thầy tổ, và gọi ông bằng cái tên tôn kính là Đức Tôn Sư, Đức Thầy.

Kể từ đó, ông lần lượt làm nhiều bài thơ ca, sau được tập hợp lại thành quyển Sấm giảng thi văn giáo lý, nội dung cốt lõi là giáo lý của Đức Phật Thích Ca, và có phần gần gũi với tư tưởng thần bí và tín ngưỡng dân gian ở Nam Bộ lúc bấy giờ.

Tổ đình Phật giáo Hòa Hảo, xưa thuộc làng Hòa Hảo, nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.

Thời kỳ 1941 – 1944[sửa | sửa mã nguồn]

Sang năm 1941, đạo Hòa Hảo tiếp tục gia tăng số lượng tín đồ của mình một cách nhanh chóng. Khi Nhật vào Đông DươngPháp lo ngại Nhật tranh thủ giáo phái Hòa Hảo nên đã câu thúc Huỳnh Phú Sổ ở Châu ĐốcBạc LiêuCần Thơ. Năm 1942, Nhật vận động được ông về Sài Gòn. Tại đây, ông đã vận động được nhiều nhân vật hoạt động chính trị thân Nhật vào đạo Hòa Hảo để gây thanh thế, đồng thời thời gian này nhiều thanh niên theo đạo Hòa Hảo cũng tham gia các tổ chức của Nhật. Năm 1944, Phật giáo Hòa Hảo thành lập lực lượng vũ trang dưới tên gọi Đội Bảo An.[2]

Thời kỳ 1945 – 1955[sửa | sửa mã nguồn]

Xung đột với Việt Minh[sửa | sửa mã nguồn]

Tây Nam Bộ là nơi phát tích của giáo phái Hòa Hảo, với đa số tín đồ là những người dân hiền hòa, yêu nước. Nhằm thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân, Ủy ban nhân dân Nam Bộ mới thành lập sau Cách mạng tháng Tám đã mời người sáng lập giáo phái là Huỳnh Phú Sổ giữ chức ủy viên đặc biệt của Ủy ban. Tuy nhiên, Việt Minh cho rằng một số lãnh đạo Hòa Hảo có nhiều tham vọng về quyền hành đã lợi dụng danh nghĩa của giáo phái Hòa Hỏa đòi giao những tỉnh có đông tín đồ (như Cần Thơ, Long Xuyên, Châu Đốc) cho họ quản lý. Khi yêu sách này không được đáp ứng, họ 2 lần tổ chức biểu tình tuần hành, kéo vào thị xã Long Xuyên (cuối tháng 8-1945) và thị xã Châu Đốc (đầu tháng 9-1945) định gây bạo loạn cướp chính quyền. Lực lượng vũ trang cách mạng được huy động đến kịp thời giải tán.[3] Theo Archimedes L.A Patti, Hòa Hảo chống lại chủ trương của Việt Minh muốn đàm phán với Đồng Minh nên tổ chức biểu tình đòi vũ trang quần chúng chống lại việc quân Anh, Pháp đổ bộ vào Nam Kỳ[4].

Ngày 8/9/1945, những người đứng đầu Phật giáo Hòa Hảo lại tổ chức tuần hành ở thị xã Cần Thơ với khẩu hiệu chống thực dân Pháp và chống độc tài. Việt Minh cho rằng Hòa Hảo muốn cướp chính quyền.[5] Chính quyền tỉnh Cần Thơ giải tán cuộc biểu tình này, bắt những người cầm đầu, đưa ra tòa xét xử và kết án tử hình 3 người đứng đầu. Đối với tín đồ, chính quyền giải thích ý đồ của lãnh đạo Hòa Hảo, khuyên họ trở về nhà tiếp tục làm ăn, không để bị lợi dụng.[3] Huỳnh Phú Sổ giải thích với lãnh đạo Việt Minh Trần Văn Giàu đây là cuộc biểu tình của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo để biểu thị quan điểm đấu tranh chống thực dân Pháp và chống độc tài[6]. Ngày 9 tháng 9 năm 1945, Việt Minh cho Quốc gia Tự vệ Cuộc bao vây trụ sở Phật giáo Hòa Hảo ở số 8 đường Sohier, Sài Gòn để bắt Huỳnh Phú Sổ nhưng ông trốn thoát.[7] Sau cuộc biểu tình tại Cần Thơ, Hòa Hảo bị Việt Minh bắt bớ, đàn áp[5]. Hòa Hảo cho rằng trong năm 1945 khoảng 10.000 tín đồ và cán bộ của họ bị Việt Minh sát hại[8].

Với chủ trương đại đoàn kết toàn dân, ngày 6 tháng 2 năm 1946, tại Chợ Mới (Long Xuyên), Nguyễn Hữu Xuyến, Trung đoàn trưởng Khu 8 của Việt Minh, đã ký với Trần Văn Soái (Năm Lửa), thủ lĩnh một nhóm Hòa Hảo Dân Xã, một thỏa ước nhằm gác bỏ mọi hiềm khích và hiểu lầm cũ, cùng nhau đoàn kết chống thực dân Pháp[3]. Thỏa ước này gồm 3 điều khoản:

  1. Hai bên cam kết không chống lại nhau.
  2. Khi một bên bị Pháp tấn công thì bên kia ứng cứu.
  3. Hai bên phối hợp tổ chức đánh Pháp.

Tháng 6 năm 1946 Hòa Hảo tổ chức lại lực lượng vũ trang lấy tên Nghĩa quân Cách mạng Vệ quốc Liên đội Nguyễn Trung Trực[9]. Ngày 21/9/1946, Hòa Hảo thành lập Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng.

Ngày 14/11/1946, Huỳnh Phú Sổ tham gia Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam bộ với chức vụ ủy viên đặc biệt. Lực lượng vũ trang Hòa Hảo tham gia vào Vệ quốc đoàn do Nguyễn Bình chỉ huy nhưng không chấp nhận các chính trị viên do cấp trên gửi xuống. Tuy nhận lời tham gia Ủy ban Hành chánh Kháng chiến, Huỳnh Phú Sổ vẫn ngầm hoạt động chống lại chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 20/4/1946, Hòa Hảo cùng một số tổ chức khác tại miền Nam thành lập Mặt trận Quốc gia liên hiệp để tự tổ chức chống Pháp tại miền Nam Việt Nam. Mặt trận bầu Huỳnh Phú Sổ (dùng bí danh) làm Chủ tịch. Mặt trận này có lập trường chống lại chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[10][11] Mặt trận quyết định ủng hộ chính phủ Cộng hòa tự trị Nam Kỳ để từ đó tiến tới thành lập một chính quyền thống nhất Việt Nam. Nguyễn Hòa Hiệp, Tư lệnh Đệ tam sư đoàn ra thông cáo kêu gọi lực lượng kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ hãy ngưng chiến: “Chính phủ Pháp đã bằng lòng để cho chúng ta có quân đội và chính phủ riêng. Hai dân tộc Pháp và Nam Kỳ sẽ sống bình đẳng. Vậy các chiến sĩ đang chiến đấu, hãy ngừng chiến ngay“.

Ngày 17 tháng 2 năm 1947, đại diện của Huỳnh Phú Sổ là Nguyễn Bảo Toàn cùng với lãnh đạo các đảng quốc gia khác như: Nguyễn Hải Thần (Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội), Nguyễn Tường Tam (Việt Nam Quốc dân đảng) thành lập Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp với mục đích hậu thuẫn Bảo Đại đàm phán với Pháp thành lập Quốc gia Việt Nam. Theo kế hoạch của các đảng phái quốc gia tại miền Nam Việt Nam, Hòa Hảo cùng các đảng phái, tôn giáo khác sẽ dùng lực lượng vũ trang của mình từ Đông Nam Bộ (khu 7) về Tây Nam Bộ (khu 8, khu 9) lấy Đồng Tháp Mười làm căn cứ địa, nắm lấy các nguồn tiếp liệu lương thực và kiểm soát các đường giao thông giữa chiến khu 7 (nơi Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam Bộ đặt căn cứ), và hai chiến khu 8, 9 để cô lập Nguyễn Bình ở chiến khu 7, vô hiệu hóa lực lượng bộ đội Việt Minh trong hai chiến khu 8 và 9, làm bàn đạp tiến tới vị thế chủ lực lãnh đạo ở vùng Nam Bộ. Về mặt chính trị, dưới danh nghĩa của Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp sẽ tạo thế liên kết với các đảng phái quốc gia ở miền Bắc đã lưu vong sang Trung Hoa, tuyên bố không chấp nhận quyền lãnh đạo Việt Nam của Hồ Chí Minh và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[12]. Đầu tháng 4/1947, các đơn vị vũ trang của Cao Đài, Hòa Hảo, Đại Việt, Bình Xuyên di chuyển về Đồng Tháp Mười lập căn cứ. Trên đường hành quân, các đơn vị quân sự này bị chi đội 18 và chi đội 12 Vệ quốc đoàn phục kích ngăn chặn. Họ còn bị phi cơ Pháp bắn phá. Chỉ có một số đơn vị Hòa Hảo và Đại Việt đến nơi nhờ thông thuộc địa bàn. Các đơn vị Cao Đài và Bình Xuyên bị kẹt lại khu 7.[12]

Sau một thời gian tạm hòa hoãn với Việt Minh, từ tháng 3-1947, nhóm Trần Văn Soái không tham gia kháng chiến do Việt Minh lãnh đạo nữa, mà cùng một tiểu đoàn lê dương Pháp mở cuộc càn quét lớn vào 5 làng ở vùng Tân Châu (Châu Đốc). Đại đội 65 Vệ quốc đoàn cùng dân quân du kích địa phương đã đánh trả quyết liệt, buộc lực lượng của Năm Lửa và quân Pháp phải rút lui.[3] Cuối tháng 3 đầu tháng 4-1947 ở Tịnh Biên, Tri Tôn (Châu Đốc), lực lượng vũ trang Hòa Hảo và Cao Đài Tây Ninh liên tục đánh phá vùng Việt Minh kiểm soát, tàn sát thường dân, đốt phá xóm làng, truy lùng cán bộ Việt Minh và quần chúng cốt cán của Việt Minh.[3] Ngược lại, các đơn vị Vệ quốc đoàn do Việt Minh chỉ huy tại miền Tây Nam Bộ đã càn quét các vùng do Hòa Hảo kiểm soát, đốt phá nhà cửa, lương thực, giết hại thường dân theo đạo Hòa Hảo.[13]

Đầu tháng 4/1947, các đơn vị vũ trang của Cao Đài, Hòa Hảo, Đại Việt, Bình Xuyên di chuyển về Đồng Tháp Mười lập căn cứ. Trên đường hành quân, các đơn vị quân sự này bị chi đội 18 và chi đội 12 Vệ quốc đoàn phục kích ngăn chặn. Họ còn bị phi cơ Pháp bắn phá. Chỉ có một số đơn vị Hòa Hảo và Đại Việt đến nơi nhờ thông thuộc địa bàn. Các đơn vị Cao Đài và Bình Xuyên bị kẹt lại khu 7.[12] Theo Việt Minh, những người cầm đầu Dân xã Hòa Hảo phát động một cuộc thanh trừng ở Tây Nam Bộ vào ngày 6/4/1947. Những người dân không ủng hộ Dân xã Hòa Hảo đều bị xem là kẻ thù, bị giết, buộc đá vào cổ, thả trôi sông. Dân chúng vô cùng phẫn uất trước hành động dã man của Dân xã Hòa Hảo.[3] Ngoài việc giết hại dân thường, quân Dân xã Hòa Hảo còn tổ chức các hành động càn quét chống Việt Minh ở các tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc, Cần Thơ.[3]

Ngày 16 tháng 4 năm 1947 Huỳnh Phú Sổ đột ngột mất tích khi đến Tân Phú, Đồng Tháp Mười để hòa giải xung đột giữa Việt Minh và Phật giáo Hòa Hảo. Ông dự Hội Nghị với Việt Minh do Bửu Vinh mời, họp tại làng Tạ Phú, Đốc Vàng, tỉnh Long Xuyên. Trong phiên họp, đèn tắt và có tiếng súng nổ, cận vệ của ông chạy thoát về báo lại. Ngay đêm đó, có thủ bút của ông viết, gửi cho các Tư lệnh Lực lượng Phật giáo Hòa Hảo:

Ông Trần Văn Soái và Ông Nguyễn Giác Ngộ;

Tôi vừa hội hiệp với ông Bửu Vinh, bỗng có sự biến cố xảy ra, tôi và ông Vinh xuýt chết, chưa rõ nguyên nhân, còn điều tra, trong mấy anh em phòng vệ không biết chết hay chạy đi, nếu có ai về báo cáo rằng tôi bị bắt hay mưu sát thì các ông đừng náo động.

Cấm chỉ đồn đãi, cấm chỉ kéo quân đi tiếp cứu, hãy đóng quân y tại chỗ.

Sáng ngày, tôi sẽ cùng ông Bửu Vinh điều tra kỹ lưỡng rồi sẽ về sau.

Phải triệt để tuân lịnh.

Ngày 16-4-1947 : 9 giờ 15 đêm

Ký tên: S

Từ đó người ta không có tin tức về ông. Hòa Hảo tin rằng Việt Minh đã hãm hại ông sau khi đã viết lá thư đêm đó. Khi mất tích ông 27 tuổi. Các tài liệu của phương Tây, Việt Nam Cộng hòa cho rằng Việt Minh thủ tiêu ông[14][15][16]. Tài liệu của công an Việt Nam thừa nhận Huỳnh Phú Sổ đã bị Việt Minh bắt và xử tử ngày 22 tháng 12 năm 1947 tại Long Xuyên[17].

Ủng hộ Quốc gia Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Huỳnh Phú Sổ mất tích, quan hệ Hòa Hảo – Việt Minh hoàn toàn đổ vỡ. Chi đội 2 Lưu động Vệ quốc đoàn do Trần Văn Soái chỉ huy ly khai khỏi Vệ quốc đoàn[18]. Những người chống Việt Minh trong đạo Hòa Hảo hợp tác với Pháp và được Pháp hỗ trợ trang bị và cung cấp tiền bạc[3]. Phật giáo Hòa Hảo lập ra nhiều đơn vị vũ trang mới ngoài những đơn vị vũ trang khác thành lập từ năm 1944, chiếm cứ một số vùng ở Tây Nam Bộ.[3] Lực lượng vũ trang Hòa Hảo chia thành 4 nhóm kiểm soát các khu vực khác nhau tại miền Tây Nam Bộ. Các nhóm này gồm:

  1. Nhóm Trần Văn Soái (Năm Lửa), đóng tại Cái Vồn (Vĩnh Long).
  2. Nhóm Lâm Thành Nguyên (Hai Ngoán), đóng tại Cái Dầu (Châu Đốc).
  3. Nhóm Lê Quang Vinh (Ba Cụt), đóng tại Thốt Nốt (Long Xuyên).
  4. Nhóm Nguyễn Giác Ngộ, đóng tại Chợ Mới (Long Xuyên).[3]

Năm 1947, các lực lượng Việt Minh vừa tổ chức tuyên truyền vũ trang, vừa mở một trận đánh lớn tại Kinh 13. Chỉ huy quân sự của Dân xã Hòa Hảo tuyên truyền: “Súng Việt Minh bắn không nổ!“, xua tín đồ tràn vào trận địa của Việt Minh. Lực lượng vũ trang của Việt Minh một mặt giải thích cho các tín đồ hiểu, mặt khác đánh quân của Dân xã Hòa Hảo, diệt nhiều lính, thu nhiều súng, có 1 Bazoka. Ở khu vực giữa Phú An – Phú Lâm (Tân Châu), Đại đội 65 đánh bật lực lượng của Dân xã ra khỏi vùng này. Việt Minh mở rộng công tác vũ trang tuyên truyền về hướng Thoại Sơn, tiếp tục tiến công ở Ba Thê, đánh lính lê dương đi tàu sắt đổ bộ lên Mốp Văn và Núi Sập, diệt trên 200 lính.[3]

Ngày 18/5/1947, Trần Văn Soái và Đại tá Cluzet, tư lệnh quân đội Pháp tại miền Tây Nam Bộ ký kết Hiệp ước liên quân tại Cần Thơ. Phật giáo Hòa Hảo và lực lượng quân sự của họ được Pháp và Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ công nhận. Pháp cho phép Hòa Hảo kiểm soát một vùng rộng lớn ở Miền Tây (Hậu Giang), đặt Tổng hành dinh tại Cái Vồn, Cần thơ.[19] Hòa Hảo được sử dụng quân đội riêng do sĩ quan Hòa Hảo chỉ huy để bảo vệ tín đồ, được cử đại diện trong các hội đồng hành chính, được phát triển lực lượng võ trang và mang phù hiệu riêng của Phật giáo Hòa Hảo. Quân lực Hòa Hảo hoạt động một mình, nhưng có thể yêu cầu quân đội Pháp yểm trợ khi cần thiết. Ngược lại Phật giáo Hòa Hảo cam kết tôn trọng luật pháp của Pháp, từ chối mọi cộng tác với Việt Minh, và trục xuất mọi cơ quan, nhân sự, hoạt động của Việt Minh ra khỏi các khu vực Hòa Hảo, phối hợp hành quân với quân đội Pháp chống lại Việt Minh, hợp tác với bộ tư lệnh Pháp và Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ. Trần Văn Soái được Bộ tư lệnh Pháp phong thiếu tướng, các sĩ quan Hòa Hảo khác cũng được phong cấp.[18]

Tháng 6/1947, nhằm thu hút tín đồ Hòa Hảo tạo thành khối đoàn kết các lực lượng chống Pháp, Việt Minh thành lập Ban Hòa Hảo vận tại Chợ Mới – Nhà Bàn, tập trung hoạt động vùng Long Xuyên, Châu Đốc, tuyên truyền chính sách đại đoàn kết dân tộc, vận động tín đồ Hòa Hảo cùng toàn dân kháng chiến chống xâm lược Pháp.[3]

Do Phật giáo Hòa Hảo có tín đồ rất đông ở miền Tây, nhất là các tỉnh: Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên, Cần Thơ… Đạo này có tổ chức chính trị là Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng làm nòng cốt, nên có nhiều diễn biến phức tạp ngay cả trong nội bộ của đạo. Các lực lượng vũ trang Hòa Hảo hợp tác với Pháp chống lại Việt Minh, khủng bố quần chúng ủng hộ Việt Minh, gây ra nhiều tội ác.[3] Dù vậy, một bộ phận tín đồ là nông dân, khi Việt Minh tích cực vận động thì lần lượt họ giác ngộ và tham gia cuộc kháng chiến do Việt Minh lãnh đạo. Sư thúc Hòa Hảo Huỳnh Văn Trí là người chỉ huy một đơn vị vũ trang trong kháng chiến đã có công lớn trong công cuộc vận động tín đồ Hòa Hảo tham gia kháng chiến. Trong những năm 1949 – 1950, nhiều đồn bót đã án binh bất động, “trung lập hóa”, tránh không đụng độ với lực lượng Việt Minh.[3]

Thời kỳ 1955-1975[sửa | sửa mã nguồn]

Chính phủ Việt Nam Cộng hòa sau khi thành lập năm 1956 thì đã mở những cuộc hành quân như “Chiến dịch Đinh Tiên Hoàng” rồi “Chiến dịch Nguyễn Huệ” để bình định các giáo phái hầu thống nhất quân lực. Các lãnh tụ Hòa Hảo như tướng Trần Văn Soái (biệt danh Năm Lửa) rút về cố thủ Đồng Tháp; tướng Lê Quang Vinh (Ba Cụt) thì đem quân về chống giữ ở Châu ĐốcLong XuyênRạch Giá. Bị truy nã Trần Văn Soái ra hàng còn Lê Quang Vinh thì bị bắt, sau đem xử tử.[20]

Năm 1964, sau khi Nền Đệ Nhất Cộng hòa bị lật đổ, trung tướng Nguyển Giác Ngộ là Ủy viên đặc trách tôn giáo trong Hội Đồng tướng lãnh, từ đó Phật giáo Hòa Hảo có cơ hội phục hồi tổ chức, xây dựng mở mang các cơ sở tôn giáovăn hóaxã hội. Hệ thống Ban trị sự được kiện toàn từ trung ương đến cơ sở (hình thành cơ cấu tổ chức 4 cấp trung ương, tỉnhhuyện). Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng cũng được củng cố để hỗ trợ cho đạo. Ngày 18-11-1964, Hội Đồng Trị Sự trung ương Giáo Hội Phật giáo Hòa Hảo được thành lập, đồng thời cơ quan lãnh đạo Hòa Hảo có sự phân đôi thành 2 ban trị sự trung ương: phái cũ do Lương Trọng Tường, phái mới do Huỳnh Văn Nhiệm đứng đầu. Theo kiểm kê năm 1965, Phật giáo Hòa Hảo chỉ có một ít chùa, có 390 Độc giảng đường, tín đồ chừng 4 triệu ở khắp các tỉnh Nam Phần, đặc biệt các tỉnh có đông đảo tín đồ là Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Rạch Gía, Cần Thơ, Vĩnh Long.

Năm 1972, Lê Quang Liêm tách ra khỏi phái cũ của Lương Trọng Tường thành lập ban trị sự trung ương mới. Lúc này đạo Hòa Hảo có tới 3 ban trị sự trung ương cùng tồn tại cho đến thống nhất đất nước. Dù phân hóa, Phật giáo Hòa Hảo tiếp tục phát triển vào thời Đệ Nhị Cộng hòa trong đó một sự kiện lớn là việc thành lập Viện Đại học Hòa Hảo năm 1972 ở Long Xuyên. Tính đến thời điểm Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, các nhóm Hòa Hảo điều hành tổng cộng sáu trường trung học phổ thông, một viện đại học và hai bệnh viện. Tất cả những cơ sở này sau đó đều bị chính quyền mới trưng dụng quốc hữu hóa.[21]

Thời kỳ 1976-1998[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kỳ 1999-nay[sửa | sửa mã nguồn]

Phật giáo Hoà Hảo được hoạt động trở lại. Thành lập Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, xây dựng đường hướng Vì Đạo Pháp – Vì Dân tộc, thông qua hiến chương và chương trình đạo sự, hướng dẫn thống nhất toàn đạo tu đúng giáo lý, giáo luật, tôn chỉ hành đạo thuần tuý chơn truyền của Phật giáo Hòa Hảo.[22]

Từ năm 1999, tín đồ Phật giáo Hoà Hảo được phép tổ chức Lễ Khai sáng Đạo Phật giáo Hoà Hảo (18/5 ÂL) và Lễ Đản Sinh Đức Huỳnh Giáo chủ (25/11 ÂL) hằng năm.[23]

Đến nay, Phật giáo Hòa Hảo phát triển chú yếu trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có 397 Ban Trị sự cơ sở ở 17 tỉnh, thành với số lượng tính đồ trên 7 triệu người.

Theo đài RFA thì mỗi lần có các ngày lễ lớn của Phật giáo Hòa Hảo, chỉ có tín đồ thuộc các chi phái nằm trong giáo hội Phật giáo Hòa hảo chính thức do nhà nước quy định mới được làm lễ tại chùa Quang Minh Tự, các nhóm tín đồ không có giấy phép thì không được vào làm lễ[24][25]

Giáo lý Hòa Hảo[sửa | sửa mã nguồn]

Sấm giảng Thi văn Giáo lý Phật giáo Hòa Hảo.

Giáo lý Hòa Hảo được thể hiện trong những bài sấm kệ do Huỳnh Phú Sổ biên soạn, bao gồm 2 phần: Sấm Giảng giáo lý và Thi Văn giáo lý.

Phần thứ nhất: Sấm Giảng Thi văn Giáo lý. Phần này gồm 6 quyển giảng:

1. Quyển thứ nhất: Sấm giảng khuyên người đời tu niệm. Viết theo lối văn lục bát, dài 912 câu.

2. Quyển thứ nhì: Kệ dân của người khùng. Viết theo lối văn thất ngôn trường thiên, dài 476 câu.

3. Quyển thứ ba: Sám Giảng. Viết theo lối văn lục bát, dài 612 câu.

4. Quyển thứ tư: Giác mê tâm kệ. Viết theo thể văn thất ngôn trường thiên, dài 846 câu.

5. Quyển thứ năm: Khuyến thiện. Quyển này dài 776 câu, đoạn đầu và đoạn cuối viết theo thể thơ lục bát, đoạn giữa theo lối thơ thất ngôn trường thiên.

6. Quyển thứ sáu: Những điều sơ lược cần biết của kẻ tu hiền. Quyển này viết theo lối văn xuôi (tản văn), trình bày toàn bộ tôn chỉ, giới luật của Đạo.

Phần thứ hai: Thi Văn Giáo Lý. Phần này bao gồm hơn 200 bài thi thơ do Huỳnh Phú Sổ viết từ năm Kỷ Mão (1939) đến năm Đinh Hợi (1947).

Có thể coi giáo lý Hòa Hảo là sự tiếp thu và nâng cao tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương của Đoàn Minh Huyên, gồm phần “Học Phật” và phần “Tu nhân”:

  • Phần “Học Phật”: chủ yếu dựa vào giáo lý đạo Phật song được giản lược nhiều và có thêm bớt đôi chút. Tinh thần chính là khuyên tín đồ ăn ngay ở hiền.
  • Phần “Tu nhân”: theo giáo lý Hòa Hảo tu nhân có nghĩa là tu “tứ ân hiếu nghĩa”- đó là 4 điều Đoàn Minh Huyên, đã chỉ ra, bao gồm Ân tổ tiên cha mẹ, Ân đất nước, Ân đồng bào nhân loại, Ân tam bảo (Phật, Pháp, Tăng).

Đạo Hòa Hảo khuyên tín đồ vừa học Phật vừa tu nhân để tạo nên công đức. Có công đức để trở thành bậc hiền nhân. Song, họ đặc biệt yêu cầu tín đạo phải tu nhân, cho rằng việc tu hành phải dựa trên đạo đức, trước hết đạo làm người: Thiên kinh vạn điển, hiếu nghĩa vi tiên (Không có tu nhân thì không thể học Phật, hoặc học Phật mà chẳng tu nhân thì cũng vô nghĩa); Dục tu Tiên Đạo, tiên tu Nhơn Đạo. Nhơn Đạo bất tu, Tiên Đạo viễn hỹ (Muốn tu thành Tiên Phật trước hết phải tu đạo làm người, đạo người mà không tu thì Tiên Phật còn xa vời).

Nghi lễ và tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Thờ phượng[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo lý Phật giáo Hoà Hảo chủ trương thờ phượng đơn giản, không cầu kỳ phức tạp, trở về với nội tâm hơn là hình tướng bên ngoài, đúng với tinh thần vô vi mà Đức Phật Thích Ca đã đề xướng.

Người tín đồ Phật giáo Hoà Hảo thờ cúng ba ngôi hương án tại nhà, bao gồm:

– Thứ nhất là Ngôi thờ Cửu Huyền Thất Tổ: thờ cúng tổ tiên, theo đạo lý uống nước nhớ nguồn.

– Thứ hai là Ngôi thờ Tam Bảo: thờ Thập phương Phật, Pháp, Tăng. Ngôi thờ này có đặt một tấm vải màu nâu (gọi là Trần Dà) tượng trưng cho sự thoát tục và sự đoàn kết. Chúng ta hãy xem qua lời dạy của Đức Huỳnh Giáo chủ:

“Nhưng riêng về cư-sĩ ở nhà không nên tạo thêm nữa; nên thờ đơn-giản cho lòng tin-tưởng trở lại tâm hồn hơn ở vào các sự hào nhoáng bề ngoài. Từ trước chúng ta thờ trần điều là di tích của Đức Phật Thầy Tây-An để lại. Nhưng gần đây có nhiều kẻ thờ trần điều tự xưng cùng tông-phái với chúng ta, làm sái phép, sái với tôn-chỉ của Đức Phật, nên toàn-thể người trong Đạo đổi lại màu dà. Lại nữa, từ trước đến giờ các sư dùng màu dà để biểu-hiện cho sự thoát tục của mình, và màu ấy là sự kết hợp của tất cả các màu sắc khác, nên có thể tượng trưng cho sự hòa-hiệp của nhân-loại không phân biệt chủng tộc và cá-nhân. Vì vậy chúng ta dùng nó trong chỗ thờ-phượng để tiêu-biểu cho tinh-thần vô thượng của nhà Phật”.

-Thứ ba là Ngôi Thông Thiên: đặt ngoài trời.

Về cách cúng Phật, chỉ nên cúng nước lạnh, bông hoa và nhang thôi. Nước lạnh tiêu-biểu cho sự trong sạch, bông hoa tiêu-biểu cho sự tinh khiết, còn nhang, dùng đặng bán mùi uế-trược. Ngoài ra chẳng nên cúng một món gì khác cả. Bàn thờ ông bà cúng món chi cũng đặng“. (lời Đức Huỳnh Giáo chủ).

Như trên thì, ngôi thờ Tam Bảo và ngôi Thông Thiên chỉ đặt lư hương, bình hoa, ly nước sạch, ngoài ra không cúng gì khác nữa. Bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ thì ngoài ba thứ trên có thể dâng cúng thêm thực phẩm: bánh trái, thức ăn nhưng nên cúng chay.

Hành lễ[sửa | sửa mã nguồn]

Huỳnh Phú Sổ dạy:

Chỉ thờ lạy Đức Phật, Tổ-tiên, ông bà, cha mẹ lúc còn sống và các vị anh-hùng cứu quốc. Với những kẻ khác, nên bỏ hẳn sự lạy lục người sống, cho đến Thầy mình cũng vậy, chỉ xá thôi.

Người tín đồ Phật giáo Hoà Hảo hành lễ mỗi ngày hai thời vào buổi sáng và buổi chiều theo nghi thức đã được chỉ dạy trong quyển thứ sáu.

Các ngày lễ tết[sửa | sửa mã nguồn]

Các ngày Lễ kỷ niệm trong Đạo đều tổ chức vào ngày âm lịch. Trong một năm, theo âm lịch đạo Hòa Hảo có các ngày lễ, Tết chính:

  • Ngày 1 tháng GiêngTết Nguyên Đán
  • Ngày Rằm tháng Giêng: Lễ Thượng Ngươn
  • Ngày 25 tháng 2: ngày Đức Huỳnh Giáo chủ vắng mặt
  • Ngày 8 tháng 4: Lễ Phật đản
  • Ngày 18 tháng 5: Lễ Khai sáng Đạo Phật giáo Hoà Hảo
  • Ngày Rằm tháng 7: Lễ Trung Ngươn, Vu Lan Báo Hiếu
  • Ngày 12 tháng 8: Vía Phật Thầy Tây An
  • Ngày Rằm tháng 10: Lễ Hạ Ngươn
  • Ngày 17 tháng 11: Lễ Phật A-di-đà
  • Ngày 25 tháng 11: Lễ Đản Sinh Đức Huỳnh Giáo chủ.
  • Ngày 8 tháng Chạp: Lễ Phật thành đạo

Ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ [1]
  2. ^ Nguyễn Long Thành Nam,Phật giáo Hòa Hảo trong lòng lịch sử dân tộc, Phần 4: Phật giáo Hòa Hảo và cách mạng, Chương 9: Phong trào Bảo An chuẩn bị đấu tranh, Phần 3: Đội Bảo An, Tập san Đuốc Từ Bi, năm 1991
  3. a ă â b c d đ e ê g h i k l Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2010
  4. ^ Why Vietnam, Archimedes L.A Patti, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2008, trang 459, 460, 461, 490
  5. a ă Nguyễn Long Thành Nam, Phật giáo Hòa Hảo trong dòng lịch sử dân tộc, Phần IV: Phật giáo Hòa Hảo và cách mạng, Chương 10: Sơ lược diễn tiến đấu tranh tại miền Nam Việt Nam, Mục 10: Cuộc Biểu Tình Cần Thơ 8-9-1945 Để Làm Gì, Tập san Đuốc Từ Bi, 1991
  6. ^ Nguyễn Long Thành Nam, Phật giáo Hòa Hảo trong dòng lịch sử dân tộc, Phần IV: Phật giáo Hòa Hảo và cách mạng, Chương 10: Sơ lược diễn tiến đấu tranh tại miền Nam Việt Nam, Mục 10: Cuộc Biểu Tình Cần Thơ 8-9-1945 Để Làm Gì, Tập san Đuốc Từ Bi, 1991
  7. ^ Nguyễn Long Thành Nam,Phật giáo Hòa Hảo trong lòng lịch sử dân tộc, Phần 4: Phật giáo Hòa Hảo và cách mạng, Chương 10: Sơ lược diễn tiến đấu tranh tại miền Nam Việt Nam, Phần 5: Cuộc Biểu Tình Cần Thơ 8 – 9 – 1945 Để Làm Gì, Tập san Đuốc Từ Bi, năm 1991
  8. ^ Nguyễn Long Thành Nam, Phật giáo Hòa Hảo trong dòng lịch sử dân tộc, Phần IV: Phật giáo Hòa Hảo và cách mạng, Chương 10: Sơ lược diễn tiến đấu tranh tại miền Nam Việt Nam, Mục 9: Phong trào truy lùng và xử án Việt gian, Tập san Đuốc Từ Bi, 1991
  9. ^ Savani, A. M. Visage et Images du Sud Viet-Nam, trang 89, Saigon: Impremerie Française d’Outre-mer, 1955
  10. ^ Nguyễn Bình Và Mặt Trận Quốc gia Liên Hiệp, hoahao, 29.11.2005
  11. ^ Hồi ký 1925 – 1964, tập 2, trang 344-345, Nguyễn Kỳ Nam, Nhật báo Dân Chủ Mới, 1964
  12. a ă â Nguyễn Long Thành Nam, Phật giáo Hòa Hảo trong dòng lịch sử dân tộc, Phần IV: Phật giáo Hòa Hảo và cách mạng, Chương 10: Sơ lược diễn tiến đấu tranh tại miền Nam Việt Nam, Mục 16: Thế kẹt lịch sử và chiến thuật gỡ kẹt, Tập san Đuốc Từ Bi, 1991
  13. ^ Nguyễn Long Thành Nam, Phật giáo Hòa Hảo trong dòng lịch sử dân tộc, Phần V: Sau khi đức Huỳnh giáo chủ ra đi, Chương 11: Giai đoạn quân sự hóa 1947-1955, Mục 4: Thế kẹt không có giải pháp vẹn toàn, Tập san Đuốc Từ Bi, 1991
  14. ^ Savani, A. M. Visage et Images du Sud Viet-Nam. Saigon: Impremerie Française d’Outre-mer, trang 90, 1955
  15. ^ Arthur J. Dommen, The Indochinese Experience of the French and the Americans: Nationalism and Communism in Cambodia, Laos, and Vietnam, page 186, Indiana University Press, 2001
  16. ^ Minh Võ, Hồ Chí Minh, nhân định tổng hợp, trang 282, Falls Church, VA: Tiếng Quê hương, 2003.
  17. ^ Từ điển nghiệp vụ phổ thông, trang 574, Viện nghiên cứu Khoa học Công an, Bộ Nội vụ, 1977, Hà Nội
  18. a ă Nguyễn Long Thành Nam, Phật giáo Hòa Hảo trong dòng lịch sử dân tộc, Phần V: Sau khi đức Huỳnh giáo chủ ra đi, Chương 11: Giai đoạn quân sự hóa 1947-1955, Mục 5: Hiệp định liên quân Pháp-Hòa Hảo ra đời, Tập san Đuốc Từ Bi, 1991
  19. ^ Cái Vồn trước năm 1975 là Trung tâm Hành chính của Quận Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Sau năm 1975 là Thị trấn Huyện lỵ Huyện Bình Minh. Nay là Trung tâm Thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
  20. ^ Chuyện Năm Lửa và Ba Cụt
  21. ^ Tình Hình Pg Hòa Hảo Sôi Động Báo Việt Báo tường thuật
  22. ^ “Đôi nét về Đức Huỳnh Giáo chủ”.
  23. ^ “Kỷ niệm 78 năm Ngày khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo”.
  24. ^ Lễ Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo chủ bị ngăn cản, RFA, 15.1.2015
  25. ^ Tín đồ PGHH lại bị ngăn cản tổ chức lễ, RFA, 3.7.2015

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Savani, A. M. Visage et images du Sud Viet-Nam. Saigon: Imprimerie française d’Outre-mer, 1955.
  • Huỳnh Phú Sổ, Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý Toàn Bộ

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Advertisement
Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

Vírus corona: WHO cảnh báo các nước Đông Nam Á và Đông Á

Vírus corona: WHO cảnh báo các nước Đông Nam Á và Đông Á

People queue to enter Singapore from Malaysia before a travel ban startedBản quyền hình ảnhEPA
Image captionDòng người xếp hàng từ Malaysia vào Singapore trước khi lệnh cấm đi lại có hiệu lực

Nhiều quốc gia châu Á đang đương đầu với trận chiến ngày một khó khăn với virus corona, trong lúc Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo các nước cần thực hiện “những biện pháp nghiêm ngặt hơn”.

Một số quốc gia và vùng lãnh thổ trước đây đã có thành công trong việc kiểm soát virus hay làm chậm tốc độ lây lan như Hàn Quốc, Hong Kong và Đài Loan, thì nay lại có số ca nhiễm mới tăng nhanh. Có lo ngại rằng nhiều người từ nước ngoài trở về đang mang virus vào.

Malaysia, Sri Lanka và Phillippines là một trong số những quốc gia áp dụng kiểm soát biên giới chặt hơn.

Số ca nhiễm ở khu vực Nam Á là chưa tới 500 nhưng có lo ngại nếu số ca tăng vọt sẽ làm quá tải hệ thống y tế ở vùng này.

Hiện tại có hơn 185.000 ca nhiễm trên toàn cầu, và hơn 7500 ca tử vong.

Thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục giảm khi lo lắng về đại dịch lấn át hy vọng những kế hoạch hỗ trợ kinh tế lớn có thể làm giảm tác động của dịch bệnh.

Banner

Cảnh báo của WHO là gì?

WHO ra cảnh báo cho khu vực Đông và Nam Á, cho 11 quốc gia trong đó có Indonesia, Sri Lanka, Thái Lan, Bangladesh và Bắc Hàn.

Bà Poonam Khetrapal Singh, giám đốc khu vực của WHO Đông Nam Á, cho biết hôm thứ Ba 17/3 rằng “thêm nhiều ổ dịch được xác nhận”.

Thai officials monitor arrivals at Suvarnabhumi International Airport in BangkokBản quyền hình ảnhEPA
Image captionQuan chức Thái kiểm soát ở sân bay Suvarnabhumi International, Bangkok

“Chúng ta cần ngay lập tức tăng cường nỗ lực để ngăn không cho virus này ảnh hưởng tới thêm nhiều người nữa,” TS Khetrapal Singh nói. “Chúng ta cần làm nhiều hơn, và làm khẩn cấp.”

WHO cho biết các số liệu ở khu vực Đông Nam Á cho thấy “một số nước rõ ràng đang có hướng có lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng.”

TS Khetrapal Singh nói “thực hiện giãn cách xã hội” là hết sức quan trọng, và “chỉ riêng điều này có khả năng làm giảm lây nhiễm một cách đáng kể.”

“We need to act now,” she said.

“Chúng ta cần hành động ngay bây giờ,” bà nói.

Nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á theo định nghĩa của WHO đã có phản ứng chậm với bệnh dịch, và chỉ ra các biện pháp mạnh tay trong vài tuần qua, thậm chí vài ngày qua trong khi số ca nhiễm tiếp tục tăng lên.

Số ca nhiễm đang tăng ở nước nào?

Hầu như tất cả các quốc gia trong khu vực đều có nhiều ca nhiễm hơn, mặc dù ở mức độ khác nhau.

Trung Quốc hiện vẫn có số ca được xác nhận cao nhất, với hơn 80.000 ca, nhưng những ca nhiễm mới hầu hết đều là do người ở nước ngoài mang về và hiện còn rất thấp.

Hàn Quốc cũng được khen ngợi về nỗ lực kiểm soát virus, và với số ca nhiễm là 8.413, nước này hiện xếp dưới Đức và ở vị trí số sáu, theo danh sách của Đại học Johns Hopkins.

A South Korean woman wears a mask to protect herself from the coronavirus in SeoulBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionHàn Quốc có một số ổ dịch mới

Hàn Quốc đi trước các nước khác nhờ xét nghiệm hàng ngàn người và cho tới gần đây, số ca nhiễm mới có xu hướng giảm.

Nhưng hiện giờ đang có các ổ dịch nhỏ bùng phát trên toàn quốc, với 93 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua. Hàng chục bệnh nhân cao tuổi trong một bệnh viện ở Daegu bị lây nhiễm.

Đài Loan thông báo số ca mới tăng nhiều nhất trong một ngày, 23 cả, nâng tổng số lên 100.

Xu hướng này cũng tương tự ở Hong Kong – 14 ca mới trong một ngày, con số cao nhất. Tất cả trừ một ca đều là từ bên ngoài mang vào.

Hôm thứ Tư Indonesia cũng ghi nhận số ca mới cao nhất trong một ngày – 55 ca, nâng tổng số lên 227, với 19 ca tử vong.

A traveller wearing a full protective gown walks into the arrival hall at Hong Kong International AirportBản quyền hình ảnhEPA
Image captionHong Kong lo ngại có thêm nhiều ca nhập từ nước ngoài vào

Số ca ở Pakistan lên 245, với tổng số ca ở tiểu lục địa Nam Á lên tới 482.

Thái Lan nghi nhận 35 ca mới hôm thứ Tư, đưa tổng số ca nhiễm lên 212, giới chức cho biết. Bốn ca có liên quan tới một địa điểm giải trí và 13 ca liên quan một sân quyền anh, cả hai đều ở Bangkok.

Malaysia cảnh báo một đợt tăng ca mới, và cho biết chỉ có ‘cơ hội mỏng manh’ để phá chuỗi lây nhiễm.

Myanmar và Lào hiện chưa công bố ca nào – nhưng các chuyên gia rất nghi ngờ về tính khả tín của điều này.

Một người phát ngôn của chính phủ Myanmar nói “lối sống và chế độ ăn” của người dân bảo vệ họ khỏi nhiễm virus.

Các quốc gia đang làm gì?

Từ thứ Tư, Malaysia cấm công dân ra nước ngoài và người nước ngoài vào Malaysia cho đến ít nhất là 31/3.

Nhật ký virus corona từ Vũ Hán: câu chuyện một đôi vợ chồng trẻ

Nhiều người Malaysia hàng ngày vào Singapore làm việc phải xếp hàng ở cửa khẩu để vào Singapore trước nửa đêm, và phải ở lại đó.

Thái Lan đã có lệnh đống cửa trường học, quán bar, rạp chiếu phim và các địa điểm giải trí khác.

Philippines, nơi có 202 ca nhiễm và 17 ca tử vong, đã có lệnh cấm đi lại nghiêm ngặt nhất, bắt khoảng một nửa dân số ở trong nhà. (Dân số Phillipines khoảng 107 triệu). Nhưng chính phủ chưa quyết định cấm toàn bộ các chuyến bay quốc tế, và người nước ngoài vẫn có thể bay ra khỏi Philippines. Những ai nhập cảnh sẽ được kiểm dịch nghiêm ngặt.

Từ thứ Năm, Đài Loan sẽ cấm người nước ngoài vào, trừ một số trường hợp đặc biệt. Tất cả người vào Đài Loan sẽ đi cách ly 14 ngày.

Truyền thông Nhật đưa tin visa nước này cấp cho công dân châu Âu sẽ không còn hiệu lực và người đến từ 38 quốc gia sẽ phải tự cách ly.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Virus Vũ Hán đang đe dọa châu Phi

Virus Vũ Hán đang đe dọa châu Phi

Ảnh chụp màn hình video https://youtu.be/OkZGzCtgOHc.
Đến nay, các quốc gia ở châu Phi là khu vực bị virus Vũ Hán tấn công sau cùng. Khi các trường hợp nhiễm bệnh đang gia tăng, nhiều quốc gia hiện đang thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để ngăn chặn dịch bệnh này.

Dưới đây là một số thông tin về tình hình dịch COVID-19 ở châu Phi, nơi có hệ thống y tế yếu kém và thiếu các y bác sĩ.

ADVERTISING

Virus “đến muộn” nhưng đang lan rộng

Trường hợp nhiễm virus Vũ Hán đầu tiên ở châu Phi được ghi nhận ở Ai Cập vào ngày 14/2 và đến đầu tháng 3, chỉ có thêm hai ca bệnh nữa ở Algeria và Nigeria.

Các chuyên gia ban đầu tự hỏi tại sao lục địa này dường như có rất ít người nhiễm COVID-19 và có suy đoán rằng liệu có trường hợp nhiễm bệnh nhưng lại không được phát hiện hay không.

Sau đó, các ca nhiễm virus Vũ Hán tăng nhanh chóng và chỉ trong một tuần, hơn 20 quốc gia đã phát hiện người nhiễm. Đến nay, ít nhất 30 trong tổng số 54 nước ở châu Phi xuất hiện dịch COVID-19 với hàng trăm ca nhiễm.

Tính đến 16h25 (giờ Việt Nam) ngày 18/3, các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất là ở khu vực Bắc Phi với 12 trường hợp tử vong đã được xác nhận.

Ai Cập đã ghi nhận 196 ca nhiễm bệnh và 4 người tử vong. Algeria báo cáo 67 trường hợp và có 5 trường hợp tử vong. Sudan và Morocco ghi nhận số người chết lần lượt là 1 và 2.

Senegal là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất ở Tây Phi với 31 trường hợp – hầu hết trong số họ bị lây bệnh từ một công dân từ Ý về nước.

Hạn chế đi lại

Theo dõi tình hình dịch bệnh ở châu Á và châu Âu, nhiều nước ở châu Phi đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để hạn chế sự lây lan của virus Vũ Hán.

Morocco đã dừng tất cả các chuyến bay quốc tế “cho đến khi có thông báo mới”, ngoại trừ các chuyến bay đặc biệt cho khách du lịch châu Âu hồi hương.

Somalia, một quốc gia phải đối mặt với nhiều thập niên xung đột, cũng đã cấm tất cả các chuyến bay quốc tế, bao gồm cả vận chuyển hàng không, sau khi nước này xác nhận trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên. Tuy nhiên, các chuyến bay nhân đạo vẫn được phép tiến hành.

Chad, nơi chưa báo cáo ca nhiễm virus nào, cũng đã đóng cửa các sân bay và biên giới với Sudan và Cộng hòa Trung Phi. Tương tự, nước láng giềng Mali, dù chưa có người nhiễm COVID-19, tuyên bố dừng tất cả các chuyến bay thương mại từ các quốc gia bị ảnh hưởng bởi virus.

Guinea-Bissau cũng quyết định dừng tất cả các chuyến bay trong và ngoài nước. Cape Verde dừng các chuyến bay từ các quốc gia châu Âu có người nhiễm virus, cũng như Senegal, Nigeria, Brasil và Hoa Kỳ.

Một số quốc gia khác cấm các chuyến bay và khách du lịch đến từ vùng dịch.

Senegal đã dừng các chuyến bay đến và đi từ 7 quốc gia châu Âu và khu vực Trung Đông. Togo và Madagascar thực hiện các biện pháp tương tự.

Những nước khác như Kenya, Ghana, Nam Phi và Bờ Biển Ngà đã cấm người nước ngoài đến từ vùng dịch, những người có giấy phép cư trú có thể được nhập cảnh.

Zambia, Nigeria, Ghana và Equatorial Guinea yêu cầu du khách đến từ vùng dịch tự cách ly.

Du lịch ở châu Phi bị ảnh hưởng nặng nề, bao gồm cả ngành công nghiệp du thuyền, do nhiều quốc gia từ chối các tàu, trong đó có Madagascar, Senegal, Seychelles và Mauritius.

Đóng cửa trường học và hủy các sự kiện

Ít nhất 13 quốc gia ở châu Phi đã hoặc đang chuẩn bị đóng cửa hệ thống trường học, trong đó có Kenya, Rwanda, Morocco, Ai Cập, Sénégal, Nam Phi, Zambia, Guinea Xích đạo và Bờ biển Ngà.

Kenya khuyến khích người dân làm việc tại nhà.

Một số quốc gia thực hiện các biện pháp mạnh mẽ liên quan đến các cuộc tụ họp tôn giáo.

Tại Senegal, các tổ chức Hồi giáo đình chỉ các sự kiện trong tháng này. Chính quyền Tunisia đã tạm dừng hoạt động tập trung cầu nguyện, kể cả vào thứ Sáu.

Các sự kiện thể thao và văn hóa lớn cũng phải hoãn lại.

Lễ hội âm nhạc Bushfire hàng năm ở Eswatini bị hủy bỏ, trong khi ở Nam Phi, lễ hội AfrikaBurn nổi tiếng cũng sẽ không diễn ra, hàng loạt sự kiện thể thao cũng không được tổ chức.

Tunisia vẫn tiếp tục với các sự kiện thể thao nhưng không có khán giả.

Theo AFP
Hải Lam dịch và biên tập

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

ểm tin thế giới chiều 18/3: EU đóng biên giới, Malaysia cảnh báo ‘sóng thần’ COVID-19

ểm tin thế giới chiều 18/3: EU đóng biên giới, Malaysia cảnh báo ‘sóng thần’ COVID-19

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Von Der Leyen (ảnh: Renew Europe/Flick/flickr.com/photos/reneweuropegroup/49059761697/).
Mục Điểm tin thế giới chiều thứ Tư (18/3) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới bạn đọc những tin sau:

Liên minh châu Âu (EU) đóng biên giới

Lãnh đạo các nước EU hôm 17/3 nhất trí đóng biên giới toàn khối trong 30 ngày nhằm ngăn virus Vũ Hán lây lan.

Biện pháp đóng biên giới EU sẽ có hiệu lực ngay khi chính phủ các nước thành viên hoàn tất bước chuẩn bị nội bộ. Biện pháp không áp dụng cho nhân viên và thiết bị y tế, cũng như nhu yếu phẩm. Các lãnh đạo EU cũng nhất trí thành lập tuyến thông quan nhanh ở biên giới nhằm bảo đảm khả năng vận chuyển hàng hóa.

Lệnh phong tỏa áp dụng cho 30 nước, gồm toàn bộ các quốc gia thành viên EU trừ Ireland, cùng 4 nước không thuộc EU nhưng nằm trong khối Schengen. Những người được miễn trừ gồm công dân EU và thân nhân, thường trú nhân, các nhà ngoại giao, bác sĩ và các nhà nghiên cứu tham gia công tác kiểm soát virus Vũ Hán.

Malaysia cảnh báo ‘sóng thần’ COVID-19

Malay Mail cho hay, Tổng giám đốc cơ quan Y tế Malaysia Noor Hisham Abdullah hôm nay cảnh báo trên Facebook rằng nước này có thể hứng chịu một đợt “sóng thần” COVID-19 nếu không tuân thủ các biện pháp ứng phó.

“Thất bại không phải là lựa chọn ở đây, thậm chí, Malaysia sẽ phải hứng chịu một đợt COVID-19 thứ ba, với thiệt hại ngang sóng thần, có khi hơn, nếu chúng ta thiếu quyết đoán”, ông Abdullah cho biết.

Ông cũng kêu gọi người dân Malaysia nên ở nhà “càng nhiều càng tốt”, thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa để giữ gìn cho bản thân và gia đình, góp phần vào nỗ lực của ngành y tế đất nước chống lại virus Vũ Hán.

Singapore cảnh báo ‘khủng hoảng kép’ vì virus Vũ Hán

Bộ trưởng Phát triển Singapore Lawrence Wong hôm nay phát biểu rằng COVID-19 có thể đe dọa sức khỏe cộng đồng và gây suy thoái kinh tế cho các nước trên thế giới.

“Thách thức là khi chúng ta càng cố làm giảm đường cong của biểu đồ nhiễm bệnh, chúng ta lại khiến đường cong của biểu đồ suy thoái kinh tế tăng lên. Khi chúng ta thực hiện những biện pháp đúng đắn để bảo vệ mọi người, các hoạt động kinh tế sẽ chững lại và làm tăng nguy cơ suy thoái”, ông Wong hôm nay nói trong cuộc phỏng vấn với CNBC.

“Cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ nghiêm trọng hơn bất cứ thứ gì chúng ta từng thấy trong lịch sử hiện đại”, vị quan chức Singapore bày tỏ.

Đài Loan cấm người nước ngoài

Taiwan News đưa tin, Đài Loan cấm nhập cảnh đối với người nước ngoài kể từ ngày mai trong bối cảnh số ca nhiễm virus Vũ Hán ngoại nhập ở hòn đảo tiếp tục tăng.

Trong cuộc họp báo sáng nay, ông Chen Shih-chung, người đứng đầu cơ quan Y tế Đài Loan và Trung tâm Dịch bệnh Đài Loan (CECC), cho biết, kể từ ngày mai, tất cả những người đến hòn đảo phải cách ly 14 ngày.

Ông Ngô Chiêu Tiếp, Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan sau đó tuyên bố tất cả các công dân nước ngoài sẽ bị cấm nhập cảnh Đài Loan, trừ những người có giấy chứng nhận cư trú dành cho người nước ngoài (ARC), các quan chức ngoại giao và doanh nhân có giấy phép nhập cảnh đặc biệt.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Tổng thống Trump muốn gửi 1.000 USD cho mỗi người Mỹ

Tổng thống Trump muốn gửi 1.000 USD cho mỗi người Mỹ

Tổng thống Trump trong một cuộc họp báo hôm 16/3/2020 trong Phòng họp báo của Nhà Trắng (ảnh chính thức của Nhà Trắng chụp bởi Shealah Craighead).
Tổng thống Trump đang xem xét kế hoạch gửi chi phiếu 1.000 USD cho mỗi công dân Mỹ, trừ người có thu nhập cao, để hỗ trợ cuộc chiến chống virus Vũ Hán.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang theo đuổi gói kích cầu kinh tế trị giá 1.000 tỷ USD, trong đó bao gồm khoản chi 1.000 USD cho mỗi người dân Mỹ nhằm hỗ trợ họ vượt qua khó khăn do virus Vũ Hán. Trong buổi họp báo tại Nhà Trắng hôm 17/3, Tổng thống cho biết kế hoạch có thể diễn ra trong vòng hai tuần tới và các chi tiết đang được hoàn thiện.

ADVERTISING

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết những người có thu nhập cao sẽ không được nhận hỗ trợ. Gói cứu trợ 1.000 tỷ USD sẽ bao gồm 50 tỷ USD cho các hãng hàng không chịu ảnh hưởng của đại dịch, cùng 250 tỷ USD hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, theo Reuters.

Lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell cho biết cơ quan này sẽ duyệt chi gói ngân sách khẩn cấp trị giá nhiều tỷ USD được Hạ viện Mỹ thông qua hồi tuần trước, khẳng định Thượng viện Mỹ sẽ không nghỉ cho tới khi phê duyệt các khoản tiền giải cứu nền kinh tế.

Ngân sách khẩn cấp giúp chi trả tiền nghỉ ốm có lương cho người lao động, mở rộng khoản trợ cấp thất nghiệp và cung cấp gần một tỷ USD để bảo đảm lương thực cho trẻ em, người cao tuổi và nhiều nhóm dân cư trong quá trình ngăn chặn virus Vũ Hán.

“Chúng ta sẽ thắng [dịch bệnh], tôi nghĩ chúng ta sẽ thắng nhanh hơn người ta nghĩ, tôi hy vọng vậy”, Tổng thống Trump cho biết, theo VOA

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

“Chính sách Hành động hướng Đông” và “Tầm nhìn Ấn Độ Dương-TBD” của Ấn Độ

ASEAN bao gồm Biển Đông nằm ở trung tâm “Chính sách Hành động hướng Đông” và “Tầm nhìn Ấn Độ Dương-TBD” của Ấn Độ

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Ấn Độ lần thứ 16 (11/2019), Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã nhấn mạnh ASEAN, bao gồm Biển Đông nằm ở trung tâm “Chính sách Hành động hướng Đông” và “Tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” của Ấn Độ. Điều này cho thấy sự quan tâm của nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới đối với khu vực Đông Nam Á hiện nay.

Chính sách “Hành động hướng Đông”, được nâng cấp từ “Chính sách Hướng Đông”, trên cơ sở tiếp cận khu vực Đông Nam Á, là một trong những điều chỉnh quan trọng trong chính sách ngoại giao của Ấn Độ. Chính sách này đã tác động mạnh mẽ đến mối quan hệ Việt Nam – Ấn Độ.

Ấn Độ từ “Chính sách Hướng đông đến “Hành động phía Đông” và “Tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”

Sau khi giành độc lập năm 1947, Ấn Độ là nước đầu tiên trên thế giới đưa ra chính sách đối ngoại trung lập, chính sách không liên kết, đây là con đường tốt nhất để thực hiện các mục tiêu dân tộc của Ấn Độ. Với chính sách không liên kết và xu hướng phát triển hướng nội, Ấn Độ chủ trương phát triển nền kinh tế độc lập, tự lực cánh sinh với chính sách đóng cửa và thay thế nhập khẩu. Tuy nhiên, chính sách này đến những năm 1970 bắt đầu bộc lộ những nhược điểm, nền kinh tế phát triển chậm, kém năng động và tụt hậu so với nhiều nước vốn thua kém về tiềm năng và khoa học công nghệ.

Sau Chiến tranh Lạnh, cùng với bối cảnh mới của khu vực và quốc tế, cuộc khủng hoảng toàn diện ở Ấn Độ đã buộc các nhà lãnh đạo phải thay đổi toàn bộ tư duy và chính sách, trong đó có chính sách đối ngoại. Chính sách ngoại giao của Ấn Độ chuyển đổi theo hướng: từ sự ủng hộ của Ấn Độ với phong trào không liên kết và thế giới thứ ba được thay thế bằng chủ trương linh hoạt, thực tế hơn, tập trung cho chính sách kinh tế tự do mới cả trong nước và ngoài nước, các lĩnh vực thương mại và đầu tư ra nước ngoài là mối quan tâm của Chính phủ Ấn Độ. Sự thay đổi đó thể hiện ở Chính sách Hướng đông, một chính sách ngoại giao chiến lược quan trọng sau khi Ấn Độ bắt đầu thực hiện cải cách kinh tế, tự do hóa thương mại vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. “Chính sách Hướng đông là sự thay đổi căn bản trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ chủ nghĩa lý tưởng sang chủ nghĩa thực dụng”. Mục tiêu của Chính sách Hướng Đông được đặt ra trong chiến lược phát triển của Ấn Độ, ban đầu là tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á. Sau đó, chính sách này dần được mở rộng ra khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ngay từ năm 1935, giới Lãnh đạo Ấn Độ cho rằng Thái Bình Dương có khả năng thay thế Đại Tây Dương với tư cách là trung tâm đầu não của thế giới trong tương lai. Và Ấn Độ, tuy không phải là một quốc gia ở Thái Bình Dương, nhưng Ấn Độ sẽ phải có sự ảnh hưởng quan trọng ở đó. Với chủ trương lấy “chủ nghĩa khu vực” vươn lên bá chủ châu Á và cường quốc của thế giới, Chính sách Hướng đông đã thể hiện rõ cuộc chạy đua giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở châu Á.

Như vậy, về cơ bản, mục tiêu chung nhất của Chính sách Hướng đông là đưa Ấn Độ trở thành một cường quốc kinh tế và quân sự, không chỉ ở khu vực châu Á, mà còn trên phạm vi toàn thế giới. Về mục tiêu cụ thể, Chính sách Hướng đông của Ấn Độ được triển khai nhằm thực hiện hai nhóm mục tiêu chủ yếu, bao gồm:

(1) Nhóm mục tiêu chính trị chiến lược: Thông qua việc triển khai Chính sách Hướng đông, Ấn Độ mong muốn hướng tới xây dựng và mở rộng ảnh hưởng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc ở khu vực để phần nào kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc tại Đông Á và Nam Á, nhất là Ấn Độ Dương – khu vực ảnh hưởng truyền thống của Ấn Độ.

(2) Nhóm các mục tiêu kinh tế – xã hội: Ấn Độ triển khai Chính sách Hướng Đông nhằm phát triển các quan hệ kinh tế chặt chẽ với các quốc gia Đông Á, đặc biệt là thương mại, thông qua đó duy trì mức tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế Ấn Độ. Thông qua phát triển quan hệ thương mại với các quốc gia ở Đông Á, Ấn Độ hướng đến việc hội nhập kinh tế với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó Ấn Độ hướng tới mục tiêu xây dựng cộng đồng kinh tế châu Á.

Có thể nói, sau quá trình triển khai Chính sách Hướng Đông, quan hệ Ấn Độ – ASEAN đã có những bước chuyển biến tích cực. Bằng chứng rõ ràng cho sự phát triển này là sau 20 năm quan hệ đối thoại, ASEAN và Ấn Độ đã quyết định đưa quan hệ lên tầm đối tác chiến lược từ năm 2012. Quan hệ đối tác chiến lược đã thể hiện một nội hàm mới, rộng và sâu sắc hơn, trong đó nổi bật là hai bên sẽ quyết tâm xây dựng khu vực mậu dịch tự do toàn diện và Ấn Độ sẽ thể hiện vai trò của mình một cách mạnh mẽ hơn như là một nhân tố cho đảm bảo hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, dù quan hệ giữa Ấn Độ và ASEAN đã có bước phát triển nhất định, nhưng trong thực chất, Chính sách Hướng đông vẫn chưa giúp Ấn Độ đạt được những mong muốn đặt ra và dường như Ấn Độ vẫn chỉ là “người quan sát” trong các vấn đề của khu vực Đông Nam Á.

Xuất phát từ thực tế trên, cùng với những diễn biến phức tạp trong khu vực, nhất là việc Mỹ thực hiện chính sách “xoay trục” sang châu Á, kéo theo những sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của các cường quốc trên thế giới đối với châu Á – Thái Bình Dương, Ấn Độ đã thực hiện một bước chuyển hết sức quan trọng trong chính sách đối ngoại khu vực. Ngày 30/9/2014, ông Narendra Modi, Thủ tướng đương nhiệm của Ấn Độ, đã có một tuyên bố quan trọng trong cuộc gặp cấp cao với Tổng thống Mỹ Barack Obama, quyết định đẩy nhanh Chính sách Hướng Đông lên tầm cao mới. Trên cơ sở những tuyên bố đó, ngày 5/10/2014, Chính phủ Liên minh Dân chủ quốc gia (NDA) do Thủ tướng Narendra Modi đứng đầu, đã quyết định chuyển từ Chính sách Hướng Đông sang Hành động Phía Đông.

Việc chuyển hướng trong chính sách đối ngoại khu vực châu Á của Ấn Độ cho thấy sự chủ động hơn của quốc gia này trong việc tăng cường quan hệ giữa hai cực tăng trưởng trong một châu Á đang nổi lên. Trong chuyến thăm Singapore cuối năm 2014, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraj cũng đã khẳng định: “Hướng đông không còn phù hợp, giờ đây chúng tôi cần Hành động phía Đông”.

Các quan chức Ấn Độ khẳng định, sự thay đổi trên không mang động cơ chính trị mà chỉ đơn thuần là làm sâu sắc, thúc đẩy liên kết ngày càng chặt chẽ hơn trong quan hệ hợp tác với các nước ASEAN. Ấn Độ cho rằng, dùng từ “hành động” chỉ nhằm thể hiện sự quan tâm hơn của Chính quyền Thủ tướng Modi trong việc xúc tiến các chương trình kinh tế với các nước Đông Nam Á để thu hút đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, cũng như thúc đẩy kết nối các điểm thương mại trong khu vực. Điều này sẽ mang lại lợi ích kinh tế lớn hơn cho khu vực Đông Bắc Ấn Độ. Chính sách này về cơ bản là sự tiếp nối Chính sách Hướng Đông nhưng trong thế chủ động hơn.

Hàng loạt các chuyến công du dồn dập của Thủ tướng Ấn Độ Modi và các quan chức cấp cao tới các nước châu Á – Thái Bình Dương vào cuối năm 2014 và đầu năm 2015, cũng như các chuyến thăm ngược lại đã cho thấy sự khởi đầu cho một giai đoạn mới trong triển khai chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Đúng như tên gọi Hành động Hướng Đông, với sự trỗi dậy hoà bình được các nước trong khu vực ủng hộ, Ấn Độ sẽ gia tăng hợp tác một cách thực chất hơn, hành động nhiều hơn trong hợp tác phát triển với các nước láng giềng Đông Nam Á và các quốc gia trong Vành đai châu Á – Thái Bình Dương, nhằm bảo đảm các lợi ích chiến lược của mình cũng như duy trì sự hoà bình, ổn định trong khu vực và thế giới.

Mặc dù Ấn Độ cho rằng, Hành động Hướng đông cũng giống như Chính sách Hướng đông, tuy nhiên, nhìn vào thực tế thì rõ ràng đây là một bước tiến của Ấn Độ trong việc kết nối với các quốc gia ASEAN. Ấn Độ không chỉ thụ động đơn thuần ngồi nhìn về phía Đông mà có những hành động thiết thực để bảo vệ các lợi ích của mình, đồng thời thể hiện một vai trò lớn hơn, xứng đáng hơn với vị thế cường quốc ở khu vực và thế giới, từ đó thực hiện tham vọng phát triển, củng cố các mối quan hệ với các nước lớn ở khu vực Đông Á và điều này giúp Ấn Độ có thể thiết lập và khẳng định vai trò nước lớn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Dĩ nhiên, Đông Nam Á, với cơ chế hợp tác năng động, sẽ được Ấn Độ coi là hạt nhân của các mối quan hệ này.

Ngày 01/6/2018, Thủ tướng Modi lần đầu tiên tham gia Đối thoại Shangri-La và có bài phát biểu quan trọng về chính sách đối ngoại của Ấn Độ, trong đó chính thức đưa ra Tầm nhìn của Ấn Độ về khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Ấn Độ coi đây là một khu vực địa lý tự nhiên, đồng thời nhấn mạnh chủ trương xây dựng khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do, rộng mở và bao trùm, bảo đảm tự do hàng hải, hàng không, thương mại không bị cản trở, giải quyết các tranh chấp không dựa trên sức mạnh mà đối thoại dựa trên luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không phân biệt đối xử.

Tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là sự phát triển và tích hợp từ các chủ trương Láng giềng trên hết, sáng kiến SAGAR và chính sách Hành động hướng Đông vào một Tầm nhìn chung bao quát cả khu vực rộng lớn từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. Ấn Độ coi đây không phải là một tập hợp nhằm giành sự thống trị và chống nước nào, mà là chủ trương hợp tác giữa các nước trong khu vực nhằm đối phó với những thách thức chung về an ninh, tự do hàng hải, hàng không, thương mại và kết nối trong khu vực, đặc biệt từ sự mất cân bằng quyền lực trong khu vực, đe dọa khu vực ảnh hưởng của Ấn Độ cũng như hòa bình, ổn định và tự do hàng hải hàng không ở Biển Đông và Ấn Độ Dương.

Biển Đông luôn là vấn đề quan trọng trong chính sách, chiến lược phát triển của Ấn Độ

Biển Đông nằm ở giữa tuyến đường hàng hải trải dài từ Đông Ấn Độ Dương đến Tây Thái Bình Dương, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia trong và ngoài khu vực trong phát triển kinh tế và quốc phòng – an ninh. Tầm quan trọng của Biển Đông được thể hiện ở các góc độ kinh tế, chính trị và quân sự. Về góc độ kinh tế, Biển Đông là một trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất thế giới. Giao thông ở khu vực Biển Đông nhộn nhịp đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Địa Trung Hải. Hàng ngày, có khoảng 200 – 300 tàu từ 5.000 tấn trở lên qua lại, chưa kể đến các tàu dưới 5.000 tấn, chiếm 1/4 lưu lượng tàu hoạt động trên biển của thế giới. Khu vực Biển Đông án ngữ các tuyến đường hàng hải và hàng không huyết mạch của các nền kinh tế quan trọng ở khu vực và thế giới, chuyên chở 1/2 sản lượng dầu thô và các sản phẩm thương mại khác của toàn cầu. Ngoài ra Biển Đông cũng sở hữu nhiều nguồn tài nguyên quý hiếm, đặc biệt là nguồn tài nguyên dầu hỏa và khí đốt. Đây cũng là một trong những nhân tố dẫn đến tình trạng tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở một số vùng biển đảo, đồng thời một số nước lớn muốn gây phạm vi ảnh hưởng ở khu vực Biển Đông.

Về chính trị, quốc phòng và an ninh, Biển Đông là điểm nóng quan trọng của khu vực, nơi tập trung nhiều lớp mâu thuẫn cả về chính trị lẫn kinh tế, quốc phòng – an ninh. Thực tế cho thấy, Biển Đông đã diễn ra các tranh chấp về chủ quyền biển đảo quyết liệt, phức tạp nhất của thế giới và khu vực, những tranh chấp đó khó giải quyết do còn tồn tại những bất đồng, mâu thuẫn giữa các quốc gia hữu quan về chủ quyền và cách thức giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó, vị trí của Biển Đông có liên quan đến nền kinh tế, quốc phòng của nhiều quốc gia, kể cả nước có chủ quyền và không có chủ quyền, cũng như các nước trong và ngoài khu vực.

Lợi ích địa chính trị và địa kinh tế của Biển Đông đối với Ấn Độ thể hiện rõ qua sự can dự của Ấn Độ ở Biển Đông trên hai khía cạnh sau:

Thứ nhất, giống như các bên khác trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, lợi ích chiến lược căn bản của Ấn Độ ở Biển Đông là địa chính trị, trong đó có liên quan đến an ninh hàng hải. Theo quan điểm này, việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với các đảo và vùng lãnh thổ ở Biển Đông đã đe dọa trực tiếp đối với tự do hàng hải và hoạt động khai thác tài nguyên của các quốc gia có chủ quyền khác trong khu vực. Ngoài ra, các hành động của Trung Quốc trực tiếp thách thức nguyên trạng, ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định của khu vực. Do lợi ích địa chính trị của Ấn Độ liên quan tới vùng biển trải dài giữa Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương, nên việc đi lại an toàn qua các vùng biển ở Biển Đông nằm giữa hai khu vực này trở thành lợi ích chiến lược quan trọng đối với Ấn Độ. Bởi vậy, sự can dự lớn hơn của Ấn Độ ở Biển Đông là cách thức ngăn chặn sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.

Thứ hai, Biển Đông chiếm vị trí trung tâm trong lợi ích địa kinh tế của Ấn Độ, dựa trên các lợi ích chiến lược hai mặt của Ấn Độ: i) Thương mại của Ấn Độ với các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các nước Đông Á. ii) Nguồn cung năng lượng cho Ấn Độ như dầu mỏ và khí đốt tự nhiên từ các mỏ nằm ở Biển Đông. Cả hai yếu tố này đóng vai trò chiến lược trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Có tới gần 92-95% hàng hóa thương mại của Ấn Độ đi qua Ấn Độ Dương, khoảng 55% đi qua eo biển Malacca. Hơn nữa, nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng cao, Ấn Độ đã đa dạng hóa chuỗi cung ứng năng lượng của nước này. 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu của Ấn Độ được vận chuyển bằng đường biển. Vì vậy, Biển Đông đã trở thành một phần không thể tách rời của vành đai an ninh của Ấn Độ, đóng vai trò quyết định đối với ngoại thương, năng lượng và lợi ích quốc gia.

Nhín chung, trong định hướng chung gia tăng sự can dự với các nước ở Đông Á và Đông Nam Á, các mục tiêu chiến lược của Ấn Độ là đóng vai trò cường quốc bên ngoài khu vực Đông Nam Á dựa trên mục tiêu kép: i) tham vọng của Ấn Độ trở thành cường quốc nổi bật ở Đông Bắc Ấn Độ Dương, tập trung vào Vịnh Bengal và Biển Andaman, tại đây Ấn Độ đóng vai trò nhân tố phòng vệ chủ chốt nhằm chống các mối đe dọa tiềm tàng ở quần đảo Đông Nam Á. ii) mục tiêu lớn hơn là nhằm đảm nhận vai trò chiến lược lớn hơn trong khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Lợi ích này chủ yếu xuất phát từ nhu cầu cấp thiết nhằm cân bằng ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại Đông Nam Á, cũng như mong muốn của Ấn Độ về mở rộng không gian chiến lược của nước này.

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Virus corona: Dịch đã lan khắp 50 tiểu bang của Mỹ

Tường thuật trực tiếp

    1. 50 tiểu bang của Mỹ đã có dịch

      Các trường hợp nhiễm virus coronađã cómặt tại tất cả 50 tiểu bang ở Hoa Kỳ, sau khi West Virginia báo cáo trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên vào hôm 17/3, giờ Mỹ.

      Thông báo về bệnh nhân Covid-19 đầu tiên, Thống đốc Jim Justice nói: “Chúng tôi biết điều này sẽ đến”.

      Thành phố New York cho biết,đang xem xét việc phong toả tương tự như ở khu vực vịnh San Francisco.

      Đến nay đã có gần 6.000 trường hợp nhiễmvirus corona tại Mỹ với 105 trường hợp tử vong. Trên toàn cầu có khoảng 200.000 ca nhiễm, với gần 8.000 người đã chết.

      Thị trưởng New York Bill de Blasio có thể yêu cầu 8,5 triệu cư dân của thành phố "trú ẩn tại chỗ"
      Image caption: Thị trưởng New York Bill de Blasio có thể yêu cầu 8,5 triệu cư dân của thành phố “trú ẩn tại chỗ”
    2. Giáo sư Jonathan S Nguyen Van-Tam giải thích chỉ dẫn y tế của Anh

      Trong nỗ lực giải thích về chiến lược chống virus corona của chính phủ Anh, giáo sư, bác sĩ dịch tễ học Jonathan Stafford Nguyen Van-Tam, quan chức cao cấp ngành y tế Anh trả lời truyền thông hôm 17/03.

      Phó Giám đốc Y tế Anh (England’s Deputy Chief Medical Officer) kêu gọi toàn dân Anh tuân thủ các hướng dẫn của chính phủ.

      “Hướng dẫn này áp dụng cho tất cả mọi công dân,” ông Nguyen Van-Tam nói sau khi mạng xã hội Anh đăng tải cảnh một số thanh niên từ chối “giữ khoảng cách xã hội” và vẫn vào pub uống bia.

      Ông thừa nhận “các biện pháp hạn chế lây lan virus corona vừa công bố là hà khắc nhất trong thời bình ở Anh Quốc”, và sẽ có thể “kéo dài nhiều tháng”.

      Giáo sư JS Nguyen Van-Tam bảo vệ cách áp dụng dần dần của Anh khi hạn chế đi lại, khuyến nghị dân không tụ tập đông người, làm việc từ nhà, vì “làm sớm quá sẽ có tác dụng tiêu cực, và làm muộn quá cũng tiêu cực”, theo trang Evening Standard.

      Cùng ngày, trả lời kênh truyền hình SkyNews, ông khẳng định Anh Quốc “chỉ làm theo chỉ dẫn, số liệu khoa học” và bác bỏ chỉ trích từ nước này, nước khác chê Anh Quốc là làm sai, hoặc chậm trễ.

      Ông nói Anh Quốc biết các nước khác làm thế nào nhưng “chính phủ Anh chọn các bước đi đúng lúc, đúng chỗ”.

      Cùng lúc, ông xác nhận Anh không ra lệnh bắt buộc người dân theo biện pháp hạn chế mà khuyến khích họ nào vì đây là nền dân chủ, và chính quyền “tin vào tính tự giác của dân, và cần công chúng hợp tác”.

      Tuy nhiên, ông JS Nguyen Van-Tam cho biết chính phủ Anh “sẽ ra các biện pháp mạnh nữa nếu cần để làm chậm lại mức lây nhiễm Covid-19”.

      Cùng ngày, tin tức nói Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak sẽ tung ra các gói hỗ trợ cho kinh tế Anh chống đỡ thiệt hại vì dịch virus corona.

      Các trường học tại xứ Anh (England) đã hủy các chuyến dã ngoại của học sinh.

      Đến ngày 17/03, họ bắt đầu gửi điện thư cho phụ huynh học sinh hướng dẫn cách học từ nhà để chuẩn bị cho bước tiếp theo là đóng trường.

      Jonathan Van-Tam
      Image caption: GS Jonathan Van-Tam yêu cầu dân Anh tuân thủ chỉ dẫn chống Covid-19
  1. Macron: Pháp bước vào cuộc chiến chống kẻ thù vô hình

    Nhà báo tự do Phạm Cao Phong viết cho BBC từ Paris chiều thứ Ba:

    “Hôm nay, nước Pháp bước vào ngày đầu tiên của một cuộc chiến tranh mới. Một cuộc chiến tranh không tiếng súng, nhưng nghiêm trọng nhất trong lịch sử y tế nền Cộng Hòa 5.

    Trong thời gian rất ngắn từ 26/2 chỉ có 2 người tử vong, đến hôm nay 17/3, nước Pháp đã mất 148 công dân và 6634 bị thương.

    Tối qua ngày16/3, tổng thống Emmanuel Macron đã buộc phải tuyên bố tình trạng chiến tranh áp dụng cho cả nước.

    “Đồng bào thân yêu của tôi. Tối thứ năm, tôi nói với các bạn để nêu lên cuộc khủng hoảng sức khỏe y tế xuyên quốc gia. Cho đến lúc đó, dịch Covid-19 có thể là một ý tưởng xa vời đối với một số các bạn. Song đến bây giờ, nó đã trở thành một đe dọa hiển nhiên, một thực tế cấp bách. Chúng ta đang có chiến tranh, một cuộc chiến không thể thoái thác vì sức khỏe. Chúng ta không chiến đấu chống lại một đội quân hoặc quốc gia khác, nhưng kẻ thù đang có mặt, tuy vô hình, khó nắm bắt và đang ào ạt tiến lên…

    Tất cả các hành động của chính phủ và quốc hội bây giờ phải được tập trung vào việc chống lại dịch bệnh, cả ngày lẫn đêm. Chúng ta không được phân tâm, không được chia rẽ. Ý của tôi rất rõ ràng tối nay là, những tiến triển dịch bệnh gần đây đã cho thấy rằng không ai là bất khả xâm phạm, kể cả người trẻ. Ngay cả khi bạn không có triệu chứng, bạn có thể làm lây nhiễm bạn bè, cha mẹ, ông bà và gây nguy hiểm cho sức khỏe của những người thân yêu của bạn. Chúng ta đang có chiến tranh.

    Tôi kêu gọi tất cả các nhân vật chính trị, kinh tế, xã hội, các hiệp hội, tất cả người dân Pháp hãy tham gia liên minh quốc gia này. Nhân tố đã cho phép đất nước chúng ta vượt qua rất nhiều cuộc khủng hoảng trong quá khứ.

    Chúng ta đang có chiến tranh và Quốc gia sẽ hỗ trợ những trẻ em, những người đang được điều trị y tế tại các thị trấn, tại các bệnh viện, đang ở tuyến đầu trong một cuộc chiến đòi hỏi năng lực, sự quyết tâm, đoàn kết.”

    Chỉ sau mấy giờ, Paris có diện mạo thời chiến, căng thẳng, lo lắng…”

    Các bạn đón đọc toàn bài của ông Phạm Cao Phong trên bbcvietnamese.com.

  2. Việt Nam có thêm 5 ca dương tính, nâng tổng số người nhiễm virus corona lên 66

    Tính đến cuối giờ chiều thứ Ba, 17/3, giới chức ghi nhận thêm năm trường hợp dương tính tại Việt Nam, gồm bốn trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài và một trường hợp nghi là lây nhiễm trong nước.

    Miền Bắc có hai trường hợp, là hai du học sinh từ Anh về tới sân bay Vân Đồn (62) và sân bay Nội Bài (63) lần lượt vào các ngày 16 và 15/3.

    Tại khu vực miền Nam, các bệnh nhân gồm một phụ nữ từ Thuỵ Sỹ về Việt Nam, có ghé qua Dubai (64), một người từ Mỹ tới Toronto (Canada) và quá cảnh tại Đài Loan trước khi về tới Việt Nam (66).

    Bệnh nhân thứ ba (65) là người có tiếp xúc với hai người đã được xác định dương tính với virus corona.

  3. Ca sĩ L Devine: Không công diễn được thì tôi diễn trên mạng xã hội

    Tuần trước L Devine phải hủy tour công diễn châu Âu của Fletcher vì dịch virus corona.

    Dù công diễn là một phần không thể thiếu của nghệ sĩ, ca sĩ, cô nói với BBC từ nhà tại Newcastle, Anh Quốc:

    “Tôi chọn các điểm ‘biểu diễn’ hơi khác thường, là mạng xã hội.”

    ‘Online tour’ đầu tiên của nữ ca sĩ là “từ phòng ngủ của mẹ, trình bày trên Instagram.”

    L Devine
    Image caption: L Devine phải hủy tour diễn châu Âu vì dịch Covid-19
    L Devine
    Image caption: Lời chào từ Newcastle của L Devine
  4. Anh phải điều chỉnh chiến lược chống Covid-19

    Phóng viên Y tế và Khoa học James Gallagher viết trên BBC News sau khi chính phủ Anh đổi chiến lược chống dịch virus corona, siết chặt hơn các biện pháp ngăn lây lan:

    “Mô hình của các cố vấn khoa học dự báo nếu Anh không làm gì hết, 81% dân số sẽ nhiễm virus, và 510.000 sẽ chết trước tháng Tám.

    Chiến lược Kiềm chế khả quan hơn nhưng cũng sẽ làm 250.000 người chết, làm y tế công quá tải.

    Kinh nghiệm của Ý và các ca đầu tiên ở Anh, đã khiến các nhà nghiên cứu có nhận thức mới.

    Họ phân tích rằng ngay cả theo kế hoạch Kiềm chế lạc quan nhất, thì chăm sóc sức khỏe đặc biệt sẽ tăng lên ít nhất 8 lần.

    Giáo sư Neil Ferguson, trưởng nhóm nghiên cứu ở ĐH Imperial, nói: “Ngay cả với các can thiệp đang dự tính và được thông báo tuần rồi, sẽ có rủi ro là đơn vị chăm sóc đặc biệt bị quá tải.”

    Báo cáo kết luận rằng “triệt tiêu hiện nay là chiến lược có thể đứng vững duy nhất”.

    Họ hy vọng sẽ hạn chế số người chết còn ở mức 20.000 hoặc ít hơn.”

    Các bạn đọc toàn bài ở đây:

    https://www.bbc.com/vietnamese/world-51927890

  5. Chương trình thảo luận Question Time của BBC ‘sẽ không mời khán giả’

    Chương trình Question Time nổi tiếng của đài BBC ở Anh sẽ không mời công chúng vào phòng thu như trước trong mùa chống dịch virus corona.

    Đây là chương trình TV tên tuổi, chuyên mời chính trị gia, các nhà hoạt động đến đối thoại với khán giả, có khi lên tới cả trăm người, tại studio của BBC ở London hoặc ở các điểm công cộng trên nước Anh.

    Nhưng sau khi chính phủ Anh yêu cầu cơ quan nhà nước, đài báo, doanh nghiệp áp dụng ‘giữ khoảng cách giao tiếp xã hội’ – social distancing, khách mời sẽ không còn vào ngồi đối diện khách trong chương trình có từ năm 1979 của BBC.

    Càng gần đây, sự tham gia của công chúng qua mạng xã hội với Question Time ngày càng tăng, có những buổi phát hình nhận được 20 nghìn tin nhắn, câu hỏi trên Twitter.

    Fiona Bruce
    Image caption: Người dẫn Question Time hiện nay là Fiona Bruce
  6. Xe bus Hà Nội bật nhiệt độ trên 26 độ C

    Báo VN đăng lời ông Nguyễn Minh Tuấn – Trưởng Trung tâm Điều hành, Tổng công ty Vận tải Hà Nội:

    “Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đang thực hiện theo đúng các nguyên tắc phòng chống dịch do Bộ Y tế hướng dẫn. Các xe bus ủa Công ty được hướng dẫn chủ động tắt điều hoà, chỉ sử dụng hệ thống quạt gió, cố gắng mở các cửa thoáng để lưu thông không khí trong xe.

    Với những trường hợp hành khách trên xe đông, không bật điều hoà dẫn đến ngột ngạt thì các xe của Tổng công ty sử dụng điều hoà trên 26 độ C.”

    Đây là cách, theo Transerco, là để chống lây lan của virus corona.

  7. Anh khuyến cáo không xuất ngoại 30 ngày và công dân ‘cần về nhà’

    Bộ trưởng Ngoại giao Anh, ông Dominic Raab nói trước Nghị viện hôm 17/03 rằng chính phủ Anh khuyến cáo công dân “không xuất ngoại trong 30 ngày”.

    Ông nói: Công dân Anh ra nước ngoài đang gặp phải hạn chế, ngăn chặn ở biên giới khắp mọi nơi, bị cách ly, phong tỏa ở nhiều nước. Tốc độ của các biện pháp được áp dụng ở các nước đang xảy ra rất nhanh.”

    Công dân Anh ở nước ngoài “nên về nước ngay lập tức”, theo ông Raab, trừ một số nước được nêu trong danh sách của Bộ Ngoại giao Anh (Foreign Office’s travel advice).

    Các bạn đọc thêm bài Hướng dẫn của Bộ Ngoại giao Anh cho công dân của họ về tình hình virus corona ở Việt Nam:

    https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51911981

  8. EU sẽ đóng biên giới Schengen để ngăn Covid-19

    Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố khu vực tự do di chuyển Schengen sẽ đóng biên giới để ngăn dịch virus corona lây lan.

    Đi lại trong khu vực này sẽ hạn chế tới mức tối đa, chỉ dành cho các hoạt động rất cần thiết.

    Bà Ursula von der Leyen nói các chính phủ thành viên khối Schengen sẽ áp dụng lệnh này trong ngày thứ Ba.

    Nhân viên ngoại giao, y tế, người có thẻ định cư ở nước khác và một số nhóm hành khách khác vẫn có thể di chuyển xuyên biên giới.

    Trên thực tế, nhiều chính phủ đã ra các lệnh cấm xuất nhập cảnh, hoặc giới nghiêm từng phần ở nước họ.

    Trong bài phát biểu hôm qua trên truyền hình được 35,3 triệu người xem, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi người Pháp ở trong nhà và ngừng mọi hoạt động không cần thiết bên ngoài.

    Pháp ban hành giới nghiêm từ 12 giờ trưa thứ Ba trong vòng 15 ngày.

  9. Cách Mỹ và Anh đối phó với biến động chứng khoán có đúng và đủ?

    Kinh tế gia Phạm Đỗ Chí từ Florida bình luận:

    Cả Hoa Kỳ và Anh Quốc cùng cắt giảm lãi suất như biện pháp kích cầu quan trọng. Đâylà những biện pháp hàn lâm quen thuộc được giới hữu trách chính trị yêu thích ở khắp mọi nước. Nhưng theo tôi, trong hoàn cảnh phức tạp hiện tại phải đối diện với nguy cơ suy thoái toàn cầu, biện pháp tiền tệ này khó có kết quả hữu hiệu và nhanh chóng.

    Thứ nhất, là vì mức lãi suất ở hai nước đã quá thấp, giảm thêm đến mức zero hay gần zero không ảnh hưởng gì lắm đến quyết định đầu tư. Thứ hai, là mức cầu suy giảm trầm trọng do tác động hạn chế đi lại hoạt động của dịch cúm virus corona chứ không phải thiếu tiền. Thứ ba, và quan trọng nhất là ngay trước khi dịch cúm xảy ra, nền kinh tế thế giới và cả Anh Mỹ đã có khó khăn sản xuất do thiếu các chuỗi cung ứng từ TQ, tức là từ “nguồn cung” thay vì thiếu “mặt cầu”.

    Để đối phó chính xác hơn với nguy cơ suy thoái kinh tế cho cả Anh và Mỹ, cần áp dụng ngay các biện pháp tài khóa như giảm thuế thêm và chi tiêu chính phủ, nhất là cho hạ tầng.

    Thí dụ quan trọng là ngay cả trong thời điểm gấp rút hiện tại,để đối phó với tác động kinh tế xã hội của dịch cúm, nhiều nhà chính trị và chuyên gia-, kể cả tôi, đề nghị cấp ngay khoản tiền gọi là “tax rebate” độ 1.000 đô la cho mỗi người, hay cho mỗi hộ gia đình, để chi tiêu tùy ý theo nhu cầu trong thời buổi khó khăn. Tác động kích cầu của nó sẽ hữu ích và hiệu quả hơn biện pháp giảm lãi suất.

    Toàn bài phỏng vấn với TS Phạm Đỗ Chí trên trang bbcvietnamese.com:

    https://www.bbc.com/vietnamese/forum-51928379

    Tiền tệ
    Image caption: Hỗn loạn thị trường đã kéo dài vài ngày vì virus corona
  10. Ghi nhớ sự giúp đỡ, nhân tiện vẽ thêm ‘đường lưỡi bò’

    Nhiều tài khoản mạng xã hội của các du học sinh Việt Nam đang kêu gọi comment phản đối việc trang Facebook của Đại sứ quán Trung Quốc tại Ý đăng hai bức tranh nhằm thể hiện tinh thần tương thân tương ái giữa hai nước Ý và Trung Quốc, nhưng trong đó lại lồng ghép hình ảnh ‘đường lưỡi bò’ bên dưới bản đồ của Trung Quốc.

    Tài khoản Facebook có tích xanh của Đại sứ quán Trung Quốc tại Ý viết: “Các bạn có lẽ quên, nhưng chúng tôi vẫn nhớ mãi. Giờ là lúc chúng tôi giúp đỡ các bạn. Xin cảm ơn hai nghệ sĩ tuyệt vời Aurora Cantone và Quân Chính Bình. Cố lên Italy”.

    Cùng với thông điệp đó là bức tranh có bản đồ Ý và Trung Quốc, trong đó bản đồ Trung Quốc có hình lưỡi bò cùng dòng chữ 12/5/2008, ý nhắc nhở sự giúp đỡ của Ý với Trung Quốc trong trận động đất Tứ Xuyên 2008.

    Một facebooker kêu gọi phản đối với bình luận: “Tất nhiên, mình hiểu rằng “họ cho rằng” họ có chủ quyền trên đấy và họ phải thường xuyên khẳng định điều đó. Nhưng việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cũng là nghĩa vụ của mỗi công dân nước Việt mình. Nếu mình không hành động cho thế giới thấy mà để họ thoải mái phát tán những hình ảnh như thế này, những người dân châu Âu sẽ chẳng ai còn tôn trọng chủ quyền trên biển của Việt Nam nữa và thế là chúng ta đã thua trong cuộc chiến truyền thông”.

  11. Thu thập chữ ký yêu cầu ông Trump xin lỗi vì gọi ‘virus Trung Quốc’

    Trên trang Change.org hiện đang thu thập chữ ký kêu gọi Tổng thống Trump phải xin lỗi vì trong một tweet đã gọi virus corona là ‘virus Trung Quốc’.

    Những người này cho rằng điều này là ‘phân biệt chủng tộc’.

    Cụ thể, trên tài khoản twitter chính thức của mình vào 16/3/2020, ông Trump viết:

    “Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho các ngành công nghiệp như vậy, chẳng hạn ngành hàng không và các ngành khác, bị ảnh hưởng đặc biệt bởi virus Trung Quốc. Chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn bao giờ hết”.

    Thư thu thập chữ ký yêu cầu ông Donald Trump xin lỗi tất cả người Trung Quốc hiện đã nhận được hơn 50 ngàn chữ ký, kể từ sau khi được tạo ra vào ngày 16/3.

    Trang twitter của tờ Hoàn cầu thời báo (Global Times) đăng tải thông tin về thỉnh nguyện thư nói trên. Tuy nhiên, trong bình luận, bên cạnh những ý kiến đồng ý, có ý kiến cho rằng: “Đảng Cộng sản Trung Quốc nợ người dân toàn cầu một lời xin lỗi vì che giấu sự thật về virus corona bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc”.

    Social embed from twitter

    Global Times

    @globaltimesnews

    Petition extends on White House official website urging @realDonaldTrump to apology to all Chinese around the world for naming “Chinese Virus”

    Xem hình ảnh trên Twitter

    蕭子雲@6iKAlHEUzMl6lim

    CCP owes all global citizens apologies for covering up the truth about the coronavirus originated in Wuhan, China.

    Xem các Tweet khác của 蕭子雲

    Report this social embed, make a complaint

  12. Tom Hanks và vợ xuất viện

    Nam diễn viên người Mỹ Tom Hanks và vợ Rita Wilson đã xuất viện sau thời gian điều trị virus corona tại một bệnh viện ở Úc.

    Hiện cặp đôi này đang tự cách ly trong căn nhà thuê ở Queensland.

    Thứnăm tuần trước, Hanks, nămnay 63 tuổi, cho biết trên Instagramrằng ông đã bị nhiễm virus.

    “Chúng tôi cảm thấy hơi mệt mỏi, giống như bị cảm lạnh và đau nhức cơ thể. Rita có một vài cơn ớn lạnh và sốt nhẹ nữa”, ông viếttrong một bài đăng.

    Sau đó, ông tiếp tục đăngmột bài đăng khác, cảm ơn “mọi người ở đây, những người đang chăm sóc chúng tôi rất tốt”.

    Hiện Úccó 375 trường hợp nhiễm virus corona.

    Tom Hanks
  13. VN phát động toàn dân quyên góp ủng hộ phòng, chống dịch

    Sáng 17/3, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phát động toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19.

    Theo đó, kêu gọi người dân, đặc biệt là giới doanh nhân, đơn vị, tùy theo khả năng của mình, quyên góp ủng hộ phòng, chống dịch trong thời gian dự kiến 45 ngày (từ ngày 17/3-30/4/2020).

    Viện dẫn con số 61 người nhiễm tại Việt Nam đến thời điểm này, 16 ca đã chữa khỏi và chưa có bệnh nhân nào tử vong; trong khi dịch bệnh lan rộng đến 158 quốc gia với tốc độ nhanh ngoài sức tưởng tượng, khoảng 170.000 người nhiễm bệnh, trên 6.500 người đã tử vong, ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Việt Nam cho rằng, Việt Nam “đã kiểm soát tốt tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng, triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch, ngăn chặn, cách ly triệt để, chăm sóc và điều trị tốt, phát hiện sớm và truyền thông hiệu quả”.

    Truyền thống Việt Nam loan tin, đến thời điểm phát động, có hơn 30 đơn vị, nhà hảo tâm đăng ký ủng hộ với số tiền hơn 230 tỷ đồng.

    Khu cách ly bệnh nhân COVID-19 thứ 18 tại Ninh Bình
    Image caption: Khu cách ly bệnh nhân COVID-19 thứ 18 tại Ninh Bình
  14. Người Úc cao niên được ưu tiên khi mua sắm

    Giữa bối cảnh việc mua sắm tại các siêu thị đang rất khó khăn, các chuỗi siêu thị lớn của Úc đã dành những giờ giao dịch đầu tiên cho người già và người khuyết tật.

    Hai chuỗi siêu thị lớn là Coles và Woolworths bắt đầu chính sách này từ hôm nay 17/3.

    Người cao niên và người khuyết tật được ưu tiên mua các mặt hàng đang được săn lùng nhiều như giấy vệ sinh và thực phẩm đóng hộp.

    Tuy nhiên, một số người vẫn thất vọng.

    Jan Owen tweet: “Đã đến @woolworths từ sớm để người cha vợ 86 tuổi của tôi mua sắm vào giờ ưu tiên #senencieshour nhưng các kệ đều trống rỗng.”

    Những hàng dài chờ đợi bên ngoài một trung tâm mua sắm ở vùng Sunbury, Melbourne
    Image caption: Hàng dài người chờ đợi bên ngoài một trung tâm mua sắm ở Sunbury, Melbourne
  15. Mỹ thử nghiệm lâm sàng vaccine kháng virus corona trên người

    Theo hãng tin Associated Press, bốn bệnh nhân đã được tiêm mũi vắc-xin ngừa COVID-19 đầu tiên tại Viện nghiên cứu Kaiser Permanente ở Seatte, bang Washington.

    Vắc-xin này chứa mã di truyền vô hại được sao chép từ virus gây bệnh.

    Các chuyên gia nhận đinh rằng sẽ mất nhiều tháng để biết liệu vắc-xin này, và các loại vắc-xin khác cũng đang được nghiên cứu hoạt động hiệu quả hay không.

    Vaccine
  16. Canada, Malaysia cũng đóng cửa biên giới

    Thủ tướng Canada Justin Trudeau vừatuyên bố nước này sẽ đóng cửa toàn bộ các đường biên giới với công dân nước ngoài, ngoại trừ công dân Mỹ, dù ngoại lệ này có thể thay đổi.

    Trướcđó, tối 16/3, Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin tuyên bố nước này sẽ không chào đón bất kỳ người nước ngoài nào trong thời gian từ 18 đến 31/3. Công dân Malaysia được yêu cầu không ra nước ngoài trong thời gian này.

  17. Đức, Pháp thắt chặt hơn các biện pháp phòng chống dịch

    Đức và Pháp đã áp đặt các biện pháp mới, nghiêm ngặt hơn, giữa khi các quốc gia trên khắp châu Âu đang căng mình ngăn chặn sự lây lan của viruscorona.

    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố thựchiện phongtoả với những bước đi tương tự như những gì Ý và Tây Ban Nha đãlàm và nói rằng: “Chúng ta đang trong một cuộc chiếnvề sức khỏe”.

    Ông Macron cũng cho biết,Liên minh châu Âu sẽ đóng cửa biêngiới đối với hànhkháchtừ bên ngoài khối này, bắt đầu từ hôm nay 17/3.

    Tại Đức, hầu hết các cửa hàng và địa điểm bán tạp hóa đã được yêu cầu đóng cửa.

    Thủ tướng ĐứcAngela Merkel cũng cấm các sinh hoạt tôn giáo và yêucầu người dân hủy bỏ những chuyến đi không cấp thiết trong nước hoặc ranước ngoài. Các trường học trên cả nước cũngđã bị đóng cửa.

    Tại Anh, Thủ tướng Boris Johnson không công bố các hạn chế bắt buộc nhưng kêu gọi mọi người tránh đếncác quán rượu và câu lạc bộ, hạn chế đi du lịch không cần thiết hoặc tiếp xúc với người khác.

    Trước đó, người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, cho rằng, các chính phủ đã không làm đủ để chống lại đại dịch và kêu gọi họ đẩy mạnh các chương trình xétnghiệm.

    “Quý vị không thể chiến đấu bằngcách bịt mắt và chúng ta sẽ không thể ngăn chặn đại dịch này nếu không biếtnhững ai đãnhiễm bệnh”, ông nói trong một cuộc họp báo ở Geneva. “Chúng tôi có một thông điệp đơn giản gửi đến tất cả các quốc gia: hãy xét nghiệm, xét nghiệm và xét nghiệm.”

    Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, đã có hơn 174.000 ca nhiễm coronavirus trên toàn cầu vớihơn 6.700 trường hợp tử vong.

    Berlin shops
    Image caption: Các cửa hiệu ở Berlin (Đức) bị ảnh hưởng do số khách hàng giảm đột ngột
  18. Thị trường chứng khoán toàn cầu rớt thảm hại

    Thị trường chứng khoán toàn cầu lại tiếp tục sụt giảm mặc dù có can thiệp của các ngân hàng trung ương nhiều quốc gia nhằm làm giảm tác động của dịch virus corona.

    Lo lắng về dịch virus corona khiến chỉ số Dow Jones rớt xuống 2.997 điểm, hay 12,9%, sau khi Tổng thống Donald Trump nói nền kinh tế Mỹ “có thể” sẽ suy thoái.

    S&P 500 rớt 12%, mức tồi tệ nhất kể từ năm 1987.

    Chỉ số FTSE 100 giảm 4%, và các thị trường châu Âu khác cũng tương tự.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Blog at WordPress.com.