Monthly Archives: April 2020

TQ ngang nhiên đe dọa Việt Nam: Hành vi cần lên án mạnh mẽ

TQ ngang nhiên đe dọa Việt Nam: Hành vi cần lên án mạnh mẽ

Việt Nam là nước yêu chuộng hòa bình, nhưng sẵn sàng làm triển khai tất cả các biện pháp để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Trung Quốc – nước đã xâm chiếm trái phép biển đảo của Việt Nam cần nhìn nhận thực tế lịch sử và chấm dứt ngay những hành vi trên.

Những lời đe dọa hống hách của Trung Quốc

Trong những ngày gần đây, Trung Quốc liên tục đưa ra những tuyên bố mang tính khiêu khích, đe dọa Việt Nam cũng như một số nước tồn tại tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Trong Công hàm (17/4) của phái đoàn thường trực Trung Quốc tại Liên hợp quốc, nước này ngang nhiên cho rằng: Trung Quốc có “chủ quyền” đối với Quần đảo Xisha (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và vùng biển lân cận, Quần đảo Nansha (quần đảo Trường Sa của Việt Nam) và vùng biển lân cận, và có “quyền chủ quyền và quyền tài phán” đối với các vùng biển và đáy biển có liên quan. Trung Quốc có “chủ quyền lịch sử” và “quyền và lợi ích hàng hải” tại các đảo Biển Đông và các vùng biển liên quan được hình thành trong “thực tiễn lịch sử lâu dài”, được chính phủ Trung Quốc thiết lập duy trì Luật quốc tế, bao gồm Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Liên hợp quốc về Luật biển. Chính phủ Trung Quốc khẳng định “chủ quyền” của Quần đảo Xisha và Quần đảo Nam Sa đã được cộng đồng quốc tế “công nhận” rộng rãi. Chính phủ Việt Nam cũng đã “công nhận” rõ ràng điều này. Vào ngày 4 tháng 9 năm 1958, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành “Tuyên bố về lãnh hải của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Văn Đông “thừa nhận”. Trong tuyên bố gửi Thủ tướng Chu Ân Lai khẳng định “Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công nhận và tán thành tuyên bố của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về quyết định chiều rộng lãnh hải”. Sau năm 1975, Việt Nam “vi phạm lệnh cấm estoppel”, và đã đệ trình các yêu sách lãnh thổ “bất hợp pháp” đối với quần đảo Xisha và quần đảo Nansha, hành vi này “vi phạm” các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên hiệp quốc, Việt Nam còn cử quân đội “xâm chiếm” một số đảo và rạn san hô của Quần đảo Nansha của Trung Quốc. Trung Quốc luôn phản đối việc “chiếm đóng bất hợp pháp” của Việt Nam đối với một số đảo và rạn san hô ở quần đảo Nansha và “xâm phạm” quyền tài phán của Trung Quốc.

Đáng chú ý, trong công hàm trên, Trung Quốc ngang nhiên đe dọa “kiên quyết yêu cầu Việt Nam rút toàn bộ nhân sự vận hành và các cơ sở trên các đảo và bãi đá mà nước này xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp”. Đây là một câu văn đầy hàm ý đe dọa, cho thấy Trung Quốc có thể gia tăng cưỡng ép hoặc viện đến vũ lực trên thực địa chống lại các quốc gia có yêu sách khác.

Trong tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng (20/4), ông này ngang ngược cho rằng “Trung Quốc luôn kiên quyết phản đối những lời nói và hành động của Việt Nam làm suy yếu chủ quyền và quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc”; đồng thời tuyên truyền “Trung Quốc có chủ quyền đối với Xisha, quần đảo Nam Sa và vùng biển lân cận của họ, và có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển và đáy biển có liên quan”, ngụy biện cho rằng “Chính phủ Trung Quốc lựa chọn và công bố tên của một số đảo và rạn san hô Xisha và Nansha và các địa danh dưới đáy biển thuộc thẩm quyền của mình theo luật pháp và quy định trong nước”. Dựa trên tuyên bố của Cảnh Sảng cho thấy nước này đang lên giọng rằng “bất kể quốc gia nào, dưới bất kỳ hình thức nào, mưu toan phủ nhận chủ quyền và quyền lợi của Trung Quốc tại Nam Hải, đẩy mạnh các yêu sách phi pháp, đều vô hiệu và tất sẽ thất bại”; đặc biệt, Cảnh Sảng còn đe dọa: “Phía Trung Quốc sẽ thực thi mọi biện pháp cần thiết để kiên quyết bảo vệ chủ quyền và quyền lợi tại Nam Hải”. Cụm từ “mọi biện pháp cần thiết” là lời đe dọa đáng chú ý, thường gợi ý về việc không loại trừ biện pháp quân sự.

Việt Nam sẽ triển khai mọi biện pháp bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

Việt Nam là một trong các bên liên quan trực tiếp tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Tuy là nước duy nhất có đầy đủ chứng cứ pháp lý, căn cứ lịch sử khẳng định chủ quyền hợp pháp ở vùng biển này, nhưng Việt Nam đang bị một số nước xâm chiếm nhiều đảo, đá ở Hoàng Sa và Trường Sa. Để giải quyết tranh chấp, Việt Nam đang thực hiện tổng hợp nhiều biện pháp nhằm bảo vệ chủ quyền và tìm kiếm các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp với các nước liên quan.

Ưu tiên hàng đầu của Việt Nam là thông qua các kênh ngoại giao và chính trị để giải quyết tranh chấp Biển Đông một cách hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế và đảm bảo lợi ích của tất cả các bên liên quan. Đây có thể được coi là biện pháp hữu hiệu và thiết thực nhất để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, song biện pháp này đang rơi vào thế bế tắc do các bên liên quan tranh chấp đều khẳng định vấn đề chủ quyền lãnh thổ là bất khả xâm phạm và không thể nhượng bộ. Vì vậy, tất cả các nước có tranh chấp cần có ý trí chính trị, tinh thần thượng tôn pháp luật và nhìn nhận một cách khách quan về yêu sách chủ quyền ở Biển Đông để tiến hành đàm phán (song phương hoặc đa phương nếu liên quan các vấn đề đa phương) giải quyết tranh chấp. Việc sử dụng biện pháp đàm phán sẽ làm sáng tỏ những bất đồng, là cơ hội, điều kiện thuận lợi nhất để các bên tranh chấp bày tỏ quan điểm, lập trường, yêu sách của mình về vấn đề tranh chấp và cùng nhau thương lượng, nhượng bộ để giải quyết tranh chấp.

Thứ hai, Việt Nam đã, đang triển khai hiệu quả tuyên truyền vấn đề chủ quyền, giúp cộng đồng quốc tế hiểu rõ bản chất tranh chấp ở Biển Đông và đưa ra các biện pháp hỗ trợ về tinh thần, pháp lý cho Việt Nam khi tìm cách giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông. Lãnh đạo nhiều nước, các tổ chức quốc tế, khu vực cũng như chuyên gia, học giả quốc tế đã lên tiếng bảo vệ Việt Nam, cho rằng Việt Nam có ưu thế về mặt pháp lý, chứng cứ lịch sử và quản lý liên tục một cách hòa bình ở Biển Đông. Thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp tuyên truyền chủ quyền biển đảo, giúp nhân dân thế giới hiểu rõ hơn về chủ trương, chính sách cũng như quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam một cách hòa bình, thượng tôn pháp luật.

Thứ ba, Việt Nam cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật biển, làm cơ sở cho việc xác lập chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia; triển khai chặt chẽ việc phân vùng, bố trí dân cư ven biển với tổ chức các lực lượng bảo vệ chủ quyền biển đảo; ban hành chính sách khuyến khích mạnh mẽ nhân dân định cư sinh sống ổn định lâu dài trên đảo và làm ăn trên biển dài ngày. Các địa phương có biển, đảo cần có chủ trương, giải pháp, kế hoạch phù hợp, nhằm tăng cường nghĩa vụ, trách nhiệm của các doanh nghiệp và nhân dân trong quản lý bảo vệ, khai thác các lợi ích từ biển.Trên cơ sở các văn bản pháp lý công bố rộng rãi trong nước và quốc tế, cần kiên trì đấu tranh ngoại giao, đàm phán với các nước láng giềng, các nước có tranh chấp thềm lục địa, vùng chồng lấn, phân chia vùng biển lịch sử và đảo; xây dựng vùng biển hòa bình, ổn định và hợp tác cùng phát triển.

Thứ tư, nếu các biện pháp chính trị, ngoại giao không giải quyết được tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và Trung Quốc tiếp tục có các hành động xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông, Việt Nam cũng không loại trừ khả năng sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế để giải quyết tranh chấp với các bên liên quan. Việt Nam cần chủ động nghiên cứu, chuẩn bị hồ sơ pháp lý để có thể vận dụng các thủ tục giải quyết tranh chấp bằng tài phán, nhất là thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quốc tế về luật biển được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS. Tuy Trung Quốc đã bảo lưu Điều 298 của UNCLOS, song vẫn có những cửa rất hẹp để Việt Nam có thể vận dụng để kiện Trung Quốc. Đặc biệt, việc Tòa trọng tài đang giải quyết vụ Philipines kiện Trung Quốc khẳng định có thẩm quyền giải quyết vụ kiện và dự kiến sẽ ra một phán quyết công bằng, khách quan có lợi cho Philipines, bác bỏ các yêu sách vô lý và phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông, thì Việt Nam có thể sử dụng thủ tục này trong trường hợp cần thiết. Với các tranh chấp liên quan giải thích và áp dụng UNCLOS hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc như: tranh chấp liên quan đến tuyên bố của Trung Quốc về “đường chữ 9 đoạn”; tranh chấp liên quan đến sự kiện Trung Quốc sử dụng các tàu cá giả dạng để cắt cáp tàu Bình Minh – 02, tàu Viking 2; hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 và đưa nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 vào hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam;  tranh chấp liên quan đến hành vi sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực trên Biển Đông của Trung Quốc trong thời gian gần đây; Trung Quốc đã tiến hành bồi đắp, xây dựng phi pháp với quy mô rất lớn trên 7 bãi đá ở quần đảo Trường Sa (Gạc Ma, Châu Viên, Chữ Thập, Gaven, Tư Nghĩa, Xu Bi, Vành Khăn) mà Trung Quốc đã sử dụng vũ lực chiếm đóng từ năm 1988 đến nay (bãi Vành Khăn Trung Quốc chiếm từ năm 1995), Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý để khởi kiện Trung Quốc theo thủ tục trọng tài quốc tế về luật biển, vì: (i) Trung Quốc sử dụng vũ lực xâm chiếm phi pháp các đảo, đá của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, hành động này đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi. Ngoài ra, tuy Trung Quốc đang cố tình né tránh, không thừa nhận có tranh chấp và luôn cho rằng, họ đang thực hiện các “quyền đương nhiên”, “lợi ích cốt lõi” của họ trên Biển Đông thì thực tế hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn đang tồn tại tranh chấp liên quan đến việc Trung Quốc đã giải thích và áp dụng sai UNCLOS. (ii) Việt Nam đã tích cực sử dụng các biện pháp chính trị – ngoại giao để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc nhưng Trung Quốc không hợp tác, tranh chấp không được giải quyết. Theo quy định về giải quyết tranh chấp trong UNCLOS, đặc biệt vận dụng Điều 281, từ khi phát sinh các tranh chấp, Việt Nam đã tiến hành đàm phán, trao đổi quan điểm với Trung Quốc nhưng Trung Quốc vẫn không thiện chí để giải quyết và cũng không có bất kỳ thoả thuận nào với Việt Nam, khiến tranh chấp không được giải quyết và ngày càng căng thẳng, phức tạp. Đây chính là căn cứ quan trọng để Việt Nam sử dụng biện pháp tài phán theo quy định tại Điều 287 của UNCLOS. (iii) Việt Nam và Trung Quốc chưa ký kết bất cứ Hiệp định, Điều ước, Tuyên bố song phương hoặc đa phương nào về nghĩa vụ phải giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình (bao gồm cả song phương và đa phương), không được sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam và Trung Quốc không bị ràng buộc bởi nghĩa vụ giải quyết tranh chấp cụ thể nào từ các hiệp định chung, hiệp định khu vực hay hai bên nào theo Điều 282 của UNCLOS. Việt Nam và Trung Quốc chỉ tham gia ký kết, là một bên liên quan trong một số Hiệp định, Thỏa thuận có quy định về việc giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế như DOC, TAC, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới, lãnh thổ giữa Cộng hòa XHCN Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1993 và Thỏa thuận về nguyên tắc 6 điểm giải quyết các vấn đề trên biển năm 2011. (iv) Việt Nam và Trung Quốc đều chưa có tuyên bố nào về lựa chọn biện pháp giải quyết tranh chấp liên quan đến giải thích hay áp dụng UNCLOS theo quy định tại khoản 1 Điều 287. Do vậy, chiếu theo khoản 3 Điều 287 thì Việt Nam và Trung Quốc mặc nhiên đã chọn Tòa trọng tài quốc tế về luật biển được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS để giải quyết tranh chấp về giải thích và áp dụng UNCLOS. (v) Giống như Philippines kiện Trung Quốc, các nội dụng và phạm vi khởi kiện của Việt Nam chỉ mang tính chất giải thích và áp dụng UNCLOS về thực thi quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển, về nghiên cứu khoa học biển và đánh bắt hải sản, không nằm trong phạm vi quy định của Điều 298 UNCLOS mà Trung Quốc đã tuyên bố bảo lưu.

Thứ năm, nếu các biện pháp hòa bình trên không đạt được kết quả, Việt Nam cũng không thể khoanh tay đứng nhìn nước nào đó chiếm chọn Biển Đông, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc. Tuy đây là biện pháp cuối cùng và nó cũng là cách mà không người Việt Nam nào mong muốn, song để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam cũng không loại trừ khả năng sử dụng các biện pháp vũ trang để tự vệ, chống lại các hành động xâm phạm chủ quyền đã được luật pháp quốc tế và đông đảo cộng đồng quốc tế thừa nhận và ủng hộ. Hành động của Việt Nam chỉ mang tính chất tự vệ, không nhằm mục đích sử dụng vũ lực để xâm chiếm lãnh thổ của các nước khác. Điều này đã được khẳng định và thể hiện rõ nét trong chính sách quốc phòng của Việt Nam thời gian qua. Theo đó, tính chất nhất quán của quốc phòng Việt Nam là: Tự vệ, chính nghĩa, quốc phòng hòa bình, dựa vào sức mạnh của cả hệ thống chính trị và của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng để thực hiện yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biển, đảo, là chỗ dựa vững chắc cho các hoạt động phát triển kinh tế biển trong thời bình, đồng thời đáp ứng nhiệm vụ tác chiến trên biển trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Vì vậy, Việt Nam cần chủ động chuẩn bị các phương án tác chiến, xây dựng các công trình phòng thủ; kết hợp chặt chẽ thế trận của các đảo, cụm đảo với thế trận của lực lượng cơ động trên biển, thế trận ven biển, thế trận phòng không-không quân… góp phần răn đe, ngăn ngừa xảy ra xung đột vũ trang và chiến tranh. Khi xảy ra xung đột, cần bình tĩnh kiềm chế, kiên trì đấu tranh; đồng thời, triển khai lực lượng và các hoạt động trên biển, tạo thế hỗ trợ, phối hợp với đấu tranh chính trị, ngoại giao, pháp lý…, không để đối phương lợi dụng tạo cớ, gây xung đột vũ trang và chiến tranh đánh chiếm biển, đảo của Việt Nam. Trường hợp buộc phải đấu tranh vũ trang, cần hành động kiên quyết, nhanh, mạnh, gọn, kết hợp với các mặt đấu tranh khác không để xung đột lan rộng, kéo dài, mở rộng thành chiến tranh.

Advertisement
Categories: Biển Đông | Leave a comment

‘Đạo đức giả’ còn nghiêm trọng hơn điểm giả, thuốc giả, thực phẩm giả

‘Đạo đức giả’ còn nghiêm trọng hơn điểm giả, thuốc giả, thực phẩm giả

'Đạo đức giả' còn nghiêm trọng hơn điểm giả, thuốc giả, thực phẩm giả
Ảnh: Shutterstock.
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà cái giả nhan nhản khắp nơi: thực phẩm giả, thuốc giả, bằng cấp giả, điểm giả, học bạ giả… Tất cả đều chưa nghiêm trọng bằng một thứ giả khác, thứ này có thể triệt để huỷ hoại con người ta: Đó là “đạo đức giả”.

Những người nội trợ Việt Nam giờ đây đều cần trang bị cho mình kỹ năng phân biệt đồ ăn thật – giả để bảo vệ sức khoẻ của cả gia đình. Ruốc thịt làm từ bã sắn dây, thịt lợn đội lốt thịt bò, gạo giả làm từ nhựa, mực giả và trứng gà non làm từ cao su… nếu chẳng may ăn phải sẽ khiến người ta “chết dần”.

Đến thuốc chữa bệnh liên quan đến tính mệnh con người cũng bị làm giả. Gần đây, thuốc ung thư H-Capita 500mg Caplet do VN Pharma nhập về chứa 97% hoạt chất Capecitabine là thuốc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, “không được sử dụng chữa bệnh cho người”.

Còn những ai dùng điểm giả, học bạ giả, bằng cấp giả đi trót lọt trên con đường công danh, thì sẽ trở thành những ông bác sỹ giả, những bà giáo giả, những chiến sỹ công an giả…

Ấy thế mà chừng ấy đồ giả vẫn chưa nghiêm trọng bằng một thứ: Đạo đức giả.

Đạo đức bị làm giả thế nào?

Bởi vì đạo đức là thứ vô hình dưới mắt người, nên người ta chỉ có thể đoán biết nó qua lời nói, hành động. Nói những lời giả nhân giả nghĩa, nói chẳng đi đôi với làm, làm việc tốt mà đánh trống la làng để tỏ cho thiên hạ thấy, giữ lại cái vỏ ngoài của tín ngưỡng tâm linh mà rút ruột nội hàm kính Trời trọng đạo lý v.v., ấy là những cách làm giả đạo đức vậy.

Mới đây, có vị cán bộ nọ phát ngôn với báo chí rằng ông “buồn” vì con gái bị nâng điểm trong kỳ thi tốt nghiệp, và ông cũng “không vui” khi gia đình mình lại có nhiều người làm quan chức đến thế. Không biết ông thật buồn đến mức độ nào, chỉ biết những lời “chia buồn” với ông trên mạng đều là giả.

Cách đây không quá lâu, dư luận từng xôn xao vì chuyện một người đàn ông bị vợ bỏ, một mình bán kẹo nuôi hai con bị bại não. Có nhà hảo tâm đến làm từ thiện, cầm trên tay xấp tiền dày cộm, bên ngoài là những tờ 500.000 đồng nhưng bên trong là những tờ tiền 50.000-100.000 đồng. Trước khi bước vào nhà, bà nhờ các phóng viên cầm giúp chiếc điện thoại để livestream Facebook cảnh trao tiền cho ông bố đáng thương. Bà đã rơi nước mắt rất thương tâm, nhưng ngay sau khi tắt livestream, bà bất ngờ ngưng khóc và đề nghị phóng viên đưa điện thoại để xem lại đoạn video vừa quay có đạt không.

Chuyện chưa dừng lại ở đó. Một thời gian sau, người ta mới té ngửa khi vợ người đàn ông kia lên tiếng minh oan cho mình, còn bản thân ông bố thì xin lỗi các Mạnh Thường Quân và đính chính là giờ anh không thiếu tiền nữa.

“Chu Tử trị gia cách ngôn” có câu rằng: “Thiện dục nhân kiến, bất thị chân thiện”. Nghĩa là, làm thiện muốn người ta thấy, điều ấy không phải là chân thiện (không phải cái thiện thực chất).

Trong văn hoá truyền thống phương Đông, đạo Phật là tín ngưỡng tâm linh dạy người hướng Thiện, tin vào nhân quả báo ứng, nhờ đó đã duy trì đạo đức của xã hội ở mức cao trong suốt hàng nghìn năm. Những nhà tu hành chân chính không ngừng buông bỏ chấp trước vào danh, lợi, tình chốn nhân gian để đạt tới tâm thuần tịnh và giải thoát. Bởi thế cho nên, chùa chiền là nơi thanh tịnh thiêng liêng, là chốn trở về của bao tâm hồn lạc lối. Ấy thế nhưng, trong trào lưu “làm giả” này, có những ngôi chùa chỉ còn lại chiếc vỏ.

Người ta thu mua chim cá hàng loạt để “phóng sinh” quy mô lớn và không cần suy nghĩ xem những con vật ấy “phóng” xong thì sẽ “sinh” ở đâu. Thực ra chúng sẽ mau chóng bị bắt lại và làm mồi cho dân nhậu, hỏi có “Thiện” chăng? Người ta bỏ tiền vào hòm công đức và không quên “hồi hướng” cho con thi đỗ, cho chồng thăng chức, cho mình buôn may. Đấy khác nào đổi chác với Phật, buôn Thần bán Thánh, hỏi có “Chân” không? Có nhà sư cũng xem show giải trí truyền hình, đi nhậu, nói chuyện tào lao, “làm kinh tế”, hỏi có thể đạt đến thanh tịnh vô vi chăng?

Vì sao lại nói “đạo đức giả” là nghiêm trọng nhất?

Đạo đức, đức hạnh là cái gốc làm người, thiếu đi đạo đức thì con người không hơn gì cầm thú. Một người có thể rau cháo qua ngày, chẳng đỗ đạt ông nọ bà kia, nhưng nếu có đức hạnh thì vẫn được mọi người tôn kính. Còn một kẻ giàu bạc vạn, bằng cấp đầy mình, mà trong nhà thì hỗn hào với cha mẹ, tranh giành tài sản với anh em, ra ngoài thì luồn cúi cấp trên, chèn ép cấp dưới, vì danh lợi cá nhân mà hãm hại người khác, thì cũng không đáng gọi là “người”.

Vì thế cho nên, đạo đức là bến đỗ cuối cùng của sinh mệnh, là chiếc phao cứu hộ để sinh mệnh bám víu vào giữa dòng đời nổi trôi đen bạc. Nếu như đạo đức cũng bị làm giả, cũng chẳng thể tin vào, thì đối với bất kỳ sinh mệnh nào, đó cũng là điều bi thương nhất.

Những kẻ làm thực phẩm giả và thuốc giả đầu độc thân thể người khác, những kẻ làm điểm giả, bằng giả tham nhũng trên mồ hôi trí lực của người khác, còn những kẻ đạo đức giả thì đang huỷ diệt chút Thiện niệm cuối cùng của con người. Chúng cũng đáng bị nghiêm trị như bao tội làm giả khác.

Chưa bao giờ, xã hội chúng ta lại cần một chữ “Chân” đến thế. Một trái tim chân thành, những lời nói chân thật, những hành vi chân chính, đó là nền tảng cơ bản nhất cho sự sinh tồn và hạnh phúc của loài người chúng ta.

Thanh Ngọc

Categories: Nhan dinh | Leave a comment

Nếu Kim Jung-un qua đời, ai sẽ là người kế nhiệm?

Nếu Kim Jung-un qua đời, ai sẽ là người kế nhiệm?

Ảnh chụp màn hình video UsefulCharts/Youtube.
Sau tin tức về tình trạng nguy kịch của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, giới quan sát đã suy đoán rằng Kim Yo-jong – em gái ruột của Kim Jong-un có thể là người thay thế anh trai tiếp quản đất nước. Tuy nhiên, một cựu quan chức cấp cao của Triều Tiên cho rằng Kim Yo-jung trong mắt các cán bộ kỳ cựu của chính quyền Bình Nhưỡng chỉ là một đứa trẻ, ứng cử viên nên được chú ý nhất chính là Kim Pyong-il, anh em cùng cha khác mẹ của cựu lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il, là chú ruột của Kim Jong-un.

Nhiều hãng truyền thông đã dẫn lời của tình báo Hoa Kỳ rằng tính mạng của Kim Jong-un gặp nguy hiểm sau khi trải qua phẫu thuật tim gần đây. Một số quan chức tình báo Hoa Kỳ nói với hãng thông tấn CNBC News rằng ngay cả khi Kim Jong-un có thể sống sót sau phẫu thuật thì cũng trở thành người tàn phế, cơ thể mất khả năng hoạt động.

Thời báo Gendai Business của Nhật Bản hôm 24/4 có bài viết cho biết khả năng lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đang phải “sống thực vật” sau một cơn đau tim. Mặc dù đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã gửi gần 50 chuyên gia y tế đến Bình Nhưỡng, nhưng đã quá muộn.

Cùng ngày (24/4), Tần Phong (Qin Feng), phó giám đốc đài truyền hình Hồng Kông cho biết bà có “nguồn tin rất chắc chắn” cho biết ông Kim Jong Un đã tử vong. Tần Phong là cháu gái của cựu Bộ trưởng ngoại giao ĐCSTQ Lý Triệu Tinh.

Nguồn tin từ mạng truyền hình “Bloomberg Television” cho hay trong hơn 8 năm nắm quyền, sức khỏe của Kim Jong-un luôn là một điều bí ẩn với mọi người. Gia tộc họ Kim trong 70 năm đã “truyền ngôi” được ba thế hệ theo mô thức cha truyền con nối giống như các triều đại đế vương trong lịch sử. Kim Jong-un năm nay 36 tuổi, nhưng lại không công khai tuyên bố người kế vị, vậy nên những “hoàng thân quốc thích” trong dòng tộc này có khả năng sẽ trở thành người kế vị.

Nhiều nguồn tin cho rằng Kim Yo-jong, em gái của Kim Jong-un có thể trở thành nhà lãnh đạo tiếp theo ở Triều Tiên. Kim Yo-jong là một trong những trợ lý thân cận nhất của Kim Jong-un, lại mang trong mình dòng máu gia tộc họ Kim. Trước đây, bà nhiều lần đi cùng Kim Jong-un trong các chuyến viếng thăm Hoa Kỳ và Trung Quốc. Vào đầu tháng 4, Kim Yo-jong đã được phục hồi chức vị ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị Đảng Lao động, hiện là ứng cử viên phù hợp nhất trong gia tộc họ Kim. Tuy nhiên, không rõ liệu Triều Tiên có chấp nhận một người phụ nữ kế nhiệm và trở thành lãnh đạo cao nhất của đất nước hay không.

Chuyên gia về Triều Tiên Leonid Petrov nhận định, nếu sức khỏe của Kim Jong-un không thể tiếp tục điều hành đất nước thì đã đến lúc đại quyền của Triều Tiên rơi vào tay Kim Yo-jong.

Bong Young-shik, một nhà phân tích tại Đại học Yonsei Hàn Quốc, cũng cùng chung nhận định. Vào tháng 3, Kim Yo-jong từng dùng lời lẽ có phần thô lỗ để chỉ trích việc Hàn Quốc yêu cầu Triều Tiên chấm dứt các cuộc tập trận bắn đạn thật. Rõ ràng cô phải được Kim Jong-un cho phép mới dám nói những lời này, điều này cho thấy Kim Jong-un đã đưa em gái mình trở thành “cánh tay đắc lực thứ hai”.

Tuy nhiên, ông Thae Yong Ho – cựu Đại sứ của Triều Tiên tại Vương quốc Anh lại cho rằng, trong mắt các quan chức kỳ cựu của Triều Tiên, Kim Jo-yong chỉ giống như một đứa trẻ. Ông cho rằng ứng cử viên đáng được quan tâm nhất phải là Kim Pyong-il, người anh em cùng cha khác mẹ của Kim Jong-il và là chú ruột của Kim Jong-un.

Dù vậy, ông cũng nói rằng người dân Triều Tiên đã bị uốn nắn hình thành thói quen tuân thủ các chỉ thị từ cấp trên. Vậy nên, ngay cả khi Kim Yo-jong trở thành lãnh đạo mới, người dân Triều Tiên cũng sẽ nghe theo. Nếu Kim Yo-jong nắm quyền, câu hỏi lớn nhất chính là chính quyền đó có thể kéo dài được bao lâu. “Theo tôi, thời gian chuyển tiếp sau khi cô ta nắm quyền sẽ không dài như Kim Jong-un”.

Theo NTD, Kim Pyong-il là Đại sứ của Triều Tiên trong 40 năm kể từ năm 1979, ở các nước Ba Lan và CH Czech. Sau khi tranh đoạt chính quyền với Kim Jong Un thất bại, vào cuối tháng 11/2019, ông đã được triệu hồi về Bình Nhưỡng.

Theo Fan Ming/NTDTV.com
Vũ Dương dịch và biên tập

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Virus Vũ Hán ngày 26/4: Gần 3 triệu người nhiễm bệnh, hơn 200.000 ca tử vong

Virus Vũ Hán ngày 26/4: Gần 3 triệu người nhiễm bệnh, hơn 200.000 ca tử vong

Ảnh minh họa: Unsplash.
Theo cập nhật của Worldometers lúc 7h21 ngày 26/4 (giờ Việt Nam), dịch Covid-19 xuất hiện tại 210 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, với 2.919.336 ca nhiễm, trong đó  203.154 người đã tử vong và 836.612 người khỏi bệnh.

Số ca tử vong thực tế trên thế giới còn cao hơn so với con số được công bố vì nhiều quốc gia không báo cáo các trường hợp tử vong được ghi nhận tại các viện dưỡng lão và ngoài bệnh viện. Hơn 1/2 số ca tử vong trên thế giới đến từ Mỹ, Tây Ban Nha và Ý.

Châu Á và châu Mỹ Latinh báo cáo hơn 7.000 ca tử vong, trong khi khu vực Trung Đông báo cáo lên tới 8.800 ca và châu Phi là hơn 1.300 ca.

Để xem số liệu mới nhất về số ca nhiễm, tử vong và hồi phục tại các nước trên thế giới, quý độc giả có thể truy cập: https://www.worldometers.info/coronavirus/

Khu vực châu Âu

Một phát ngôn viên của Phố Downing hôm 25/4 xác nhận, Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ trở lại làm việc vào thứ Hai tới (27/4), sau một thời gian vắng mặt vì nhiễm Covid-19. Chính phủ Anh đang phải đối mặt với áp lực về nền kinh tế khủng hoảng do lệnh phong tỏa, trong khi số người chết vì Covid-19 vượt quá 20.000.

8 đơn vị xét nghiệm nCov đi động đã băt đầu đi khắp nước Anh, để giúp chính phủ đạt mục tiêu xét nghiệm 100.000 ca mỗi ngày. Hơn 96 đơn vị di động sẽ bắt đầu hoạt động trong tháng 5.

Văn phòng Thủ tướng Pháp cho biết trong một thông cáo, ông Edouard Philippe sẽ thảo luận với Nghị viện về kế hoạch nới phong tỏa đất nước vào ngày 28/4. Sau đó, các Nghị sĩ sẽ bỏ phiếu. Tổng thống Emmanuel Macron ra lệnh phong tỏa đất nước vào ngày 17/3 – 10/5. Ông Macron đang có dự định nới phong tỏa và mở lại các trường học, mặc dù chính phủ vẫn chưa có kế hoạch cụ thể.

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez hôm 25/4 thông báo nới lệnh phong tỏa, cho phép người dân được tập thể dục một mình từ ngày 2/5 nếu số ca nhiễm nCov tiếp tục giảm. Người trong một nhà sẽ được phép đi dạo ngắn cùng nhau. Từ 26/4, trẻ em dưới 14 tuổi được phép ra ngoài chơi trong vòng 1 giờ, từ 9h – 21h, bán kính 1km tính từ nhà. Người lớn có thể đi cùng với tối đa 3 trẻ em và phải tuân thủ quy tắc giãn cách xã hội. Ông Sanchez cũng thông báo kế hoạch nới hạn chế với tốc độ khác nhau ở từng khu vực, tùy thuộc vào việc người dân có đáp ứng các tiêu chí do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập hay không.

Serbia đã gửi bốn máy bay chở thiết bị y tế bao gồm găng tay, khẩu trang và bộ đồ bảo hộ đến Ý vào hôm 25/4 để hỗ trợ nước này chống dịch Covid-19. Tổng thống Serbia cho biết bốn máy khác chở đồ quyên tặng sẽ tiếp tục tới Ý trong hai ngày tới.

Khu vực châu Mỹ

Tính đến 7h21 ngày 26/4, Mỹ ghi nhận 960.525 ca nhiễm, trong đó 54.248 người đã tử vong. Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới. Phát biểu tại họp báo hôm 25/4, Thống đốc New York Andrew Cuomo cho hay bang này ghi nhận khoảng 1.100 ca nhiễm mới, gọi đây là “tin tương đối tốt” vì mức tăng hàng ngày đã giảm so với trước đó. Tổng số ca nhiễm hiện tại ở tâm dịch nước Mỹ hiện là hơn 282.000, trong đó 21.283 người chết.

Tàu bệnh viện Hải quân Mỹ USNS Comfort có nhiệm vụ giảm tải gánh nặng cho các bệnh viện ở New York trong đại dịch Covid-19, sắp rời đi. Tính đến ngày 25/4, con tàu bệnh viện 1.000 giường đã điều trị cho 182 bệnh nhân. Chỉ còn một bệnh nhân trên tàu vào tối 25/4.

Khu vực châu Á – Thái Bình Dương

Ấn Độ cho phép các cửa hàng trong khu dân cư mở cửa trở lại từ hôm 25/4, hơn một tháng sau khi nước này bị phong tỏa. Việc bán rượu và các mặt hàng không thiết yếu khác tiếp tục bị cấm và không có cửa hàng nào ở các khu chợ lớn hoặc trung tâm mại được phép mở lại cho đến ngày 3/5.

Pakistan nới hạn chế từ 25/4, cho phép một số ngành công nghiệp và thương mại làm việc trở lại nhưng cần tuân theo theo hướng dẫn an toàn của chính phủ. Chính phủ cũng cho phép các buổi cầu nguyện trong tháng Ramadan, ngoại trừ tỉnh Sindh. Sri Lanka gia hạn đình chỉ hoạt động của hãng hàng không SriLankan đến ngày 15/5.

Khu vực Đông Nam Á ghi nhận gần 38.000 ca nhiễm, hơn 1.300 ca tử vong. 3 vùng dịch lớn nhất khu vực là Singapore, Indonesia và Philippines.

Khu vực Trung Đông và châu Phi

Tổng thống Hassan Rouhani hôm 25/4 nói rằng Iran nên lập kế hoạch kinh tế trong trường hợp tình huống xấu nhất xảy ra là đất nước bị gián đoạn gần 1 năm vì dịch Covid-19. Iran là một trong những quốc gia Trung Đông bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh và là một trong những quốc gia có số người chết cao nhất thế giới.

Theo một bức thư mà Reuters biết được hôm 25/4, các thống đốc bang của Nigeria đã đề nghị Tổng thống Muhammadu Buhari phê chuẩn việc bắt buộc phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Văn phòng Tổng thống từ chối bình luận về việc ông Buhari đã nhận được bức thư hay chưa. Hai nguồn tin từ văn phòng tổng thống cho biết yêu cầu này đã được đưa ra dưới hình thức gợi ý cho lực lượng đặc nhiệm chống Covid-19. Nguồn tin cho biết thêm lực lượng đặc nhiệm sẽ chuyển đề nghị của các thống đốc cho Tổng thống vào hôm 26/4.

Kính mời quý độc giả theo dõi thông tin về tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán tại chuyên trang: https://www.dkn.tv/tag/dich-virus-coron

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

COVID-19 và cơ hội chuyển hướng cho công nghiệp Việt Nam

COVID-19 và cơ hội chuyển hướng cho công nghiệp Việt Nam

Queuing for free foodBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất nặng đến nền kinh tế Việt Nam: hàng triệu người dân phải ở nhà, trường học, doanh nghiệp bị đóng cửa, các nhà máy, công xưởng bị tạm ngưng hoạt động, và mọi giao thông vận tải đều bị dừng lại.

Mặc dù số người bị nhiễm bệnh COVID-19 còn rất ít so với trên thế giới và con số tử vong chưa có, tác động kinh tế vẫn rất nghiêm trọng. Việc đầu tiên chính phủ đã làm là thực hiện các biện pháp liên quan đến y tế để giảm và kiểm soát bệnh dịch và sau đó tiến đến các biện pháp kinh tế để hỗ trợ người lao động và giảm thiểu các tác động kinh tế.

Virus corona: TQ từ chối lời kêu gọi điều tra nguồn gốc bệnh dịch

Năm quốc gia sẽ phục hồi nhanh nhất sau đại dịch Covid-19

Tôi đã trình bày chi tiết những vấn đề này ở một bài báo trước trên trang BBC News Tiếng Việt. Lần này xin bàn sâu vào các chính sách quan trọng và phù hợp để đẩy mạnh cho công kỹ nghệ Việt Nam sau dịch COVID-19.

Chính sách ngắn và trung hạn cho công nghiệp

Giúp công nhân nghèo đối phó với đại dịch COVID-19. Đại dịch ảnh hưởng xấu đến cả khu vực chính thức và không chính thức, nhưng nhóm người dễ bị tổn thương nhất bao gồm những người lao động trong khu vực phi chính thức và/hoặc lao động bán thời gian, thanh niên không tay nghề, kinh doanh nhỏ, lao động nhập cư… Dịch COVID-19 kéo dài cũng có thể đe dọa an ninh lương thực, đặc biệt là đối với nhóm dễ bị tổn thương nhất.

Ưu tiên trong thời gian bị dich là cung cấp thực phẩm, vật tư y tế và các nhu yếu phẩm cho nhóm dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là những người bị nghỉ việc do đại dịch COVID-19 gây ra.

Một điểm phân phối gạo cho người gặp khó khăn ở Hà NộiBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionMột điểm phân phối gạo cho người gặp khó khăn ở Hà Nội

Tại Việt Nam đã có các điểm ATM ở thành phố lớn để phân phối gạo cho người nghèo. Ngoài ra, chính phủ có thể thiết lập các chương trình làm việc tạm thời cho lao động nhập cư thất nghiệp, cấp các biện pháp xóa nợ cho các doanh nghiệp và cá nhân, và giảm bớt thủ tục hải quan liên vùng để tăng tốc nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa thiết yếu.

Phân biệt các doanh nghiệp nào bị ảnh hưởng nặng của COVID-19. Đối với khu vực chính thức, cú sốc cầu ảnh hưởng đến các doanh nghiệp (DN) trong các lĩnh vực khác nhau, và vì vậy các chính phủ cần nhắm mục tiêu vào các DN bị ảnh hưởng xấu nhất trước tiên.

Có ba loại DN: (i) các DN có nhu cầu liên tục (như cửa hàng tạp hóa và các sản phẩm y tế); (ii) các DN phải đối mặt với nhu cầu bị mất (bao gồm nhà hàng, du lịch, giải trí, giao thông và du lịch); và (iii) các DN phải đối mặt với nhu cầu chậm trễ (bao gồm các sản phẩm tiêu dùng và sản xuất và các dịch vụ kinh doanh liên quan). Các DN trong mục i) ở trên không cần hỗ trợ, trong khi các DN trong mục ii) và iii) ở trên cần được hỗ trợ ưu tiên. Những DN trong mục ii) có thể được trợ cấp bằng tiền mặt, trong khi những DN trong mục iii) ở trên có thể được cho vay nhẹ lãi, vì nhu cầu cho đầu ra của họ có thể sẽ trở lại.

Các phương tiện giao thông công cộng phải ngừng chạy trong thời gian Việt Nam thực hiện giãn cách xã hộiBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionCác phương tiện giao thông công cộng phải ngừng chạy trong thời gian Việt Nam thực hiện giãn cách xã hội

Đại dịch Covid-19 cũng đã cho mọi quốc gia thấy tầm quan trọng của công kỹ nghệ nội địa cho nền an ninh quốc gia và tại sao một số nước đã khẳng định rằng các sản phẩm quan trọng đối với ngành y tế phải được sản xuất trong nước.

Ở Mỹ, Tổng thống Trump đã dựa vào các quy luật thời chiến tranh để bắt các hãng xe hơi phải sản xuất máy thphuở (ventilators) kịp thời cho các bệnh viện.

Nhu cầu mới về các sản phẩm y tế liên quan đến COVID-19. Trong lúc dịch chưa hết, tối thiểu 12-18 tháng nữa, nhu cầu toàn cầu về các sản phẩm y tế sẽ được duy trì ít nhất trong thời gian đợi có vắc xin, tạo cơ hội mới cho Việt Nam. Tùy theo cách các DN sản xuất có thể đáp ứng nhu cầu này nhanh hay không, các DN Việt Nam có thể chiếm một vị trí thành công lâu dài trên thế giới bằng cách sản xuất nhiều loại sản phẩm y tế như sau.

Kỹ sư Silicon Valley: VN tắt máy chủ Facebook ‘làm lu mờ hình ảnh đẹp’

Reuters: Tin tặc VN tấn công TQ để lấy tin về virus corona?

Thiết bị y tế đơn giản bao gồm khẩu trang, găng tay, áo choàng và các thiết bị bảo vệ cá nhân để tránh truyền nhiễm (Personal Protection Equipment, gọi tắt là PPE) tất cả đều có thể được sản xuất tại Việt Nam do nhân công Việt Nam. Để vượt qua suy thoái kinh tế, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang điều chỉnh dây chuyền sản xuất của nhà máy và đào tạo lại lực lượng lao động của họ để sản xuất các sản phẩm y tế đơn giản cho các bệnh viện địa phương hoặc xuất cảng. Các công ty sản xuất nhẹ tại Việt Nam có thể làm điều này trong ngắn hạn.

Các thiết bị y tế phức tạp hơn, bao gồm giường bệnh viện, dụng cụ y tế bao gồm máy thở và phương tiện vận chuyển y tế như xe lăn, xe tải và xe cứu thương, có thể được sản xuất bởi các DN trong các ngành kim loại, máy móc, điện tử, ô tô và các bộ phận máy bay. Điều này đã được thực hiện ở các nước khác, cụ thể là ở Hoa Kỳ khi các nhà sản xuất phụ tùng ô tô và máy bay điều chỉnh dây chuyền sản xuất để sản xuất máy thở.

Ford plantBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionCác hãng xe hơi Mỹ như Ford (trong hình), GM trang bị lại nhà máy để sản xuất máy thở

Vì Việt Nam đã có các cụm ô tô, các DN có thể đa dạng hóa các loại thiết bị y tế và phương tiện này. Các sản phẳm này cũng phù hợp với ý định tự túc trong vấn đề an ninh quốc gia, mà bối cảnh khủng hoảng của COVID-19 đã đem lại như đã nói ở trên.

Việc trang bị lại nhà máy (retooling) có thể được chính phủ khuyến khích thông qua: (i) tín dụng của chính phủ để các công ty có thể tiếp tục trả lương cho công nhân trong khi họ trang bị lại; (ii) làm dễ dàng việc truy cập thông tin và các tài liệu về công nghệ, kể cả nhuồn và nơi để mua nguyên liệu thô và các đầu vào trung gian khác; và (iii) kết nối giữa các bên (DN cung cấp, cơ sở y tế và những người mua). Trên nguyên tắc, các DN sản xuất tại Việt Nam đều có thể làm vậy, nhưng họ bị hạn chế ở điểm (ii) và (iii) do đó phải cần chính phủ giúp đỡ.

Nhu cầu cho các địa điểm sản xuất mới ở ngoài Trung Quốc. Mặt khác, COVID-19 đã đem lại một cơ hội quý báu cho DN Việt Nam. Khi thế giới đã nhận thức ra về mối nguy hiểm về sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc đối với tất cả các sản phẩm được sản xuất theo chuổi giá trị toàn cầu (global value chains), từ vật tư y tế và máy thở đến iPhone, người mua và nhà đầu tư trên khắp thế giới đang và sẽ tìm kiếm các địa điểm sản xuất ở ngoài Trung Quốc. Việt Nam có một cơ hội bằng vàng để chứng tỏ mình là một địa điểm sản xuất tốt nhất trong chuyện này.

Nếu các DN nước ta có thể vượt qua được giai đoạn suy thoái này, họ sẽ tạo ra một lực lượng lao động đủ lớn, được đào tạo bài bản với các chi phí cạnh tranh thấp, có thể thực hiện hiệu quả các đơn đặt hàng lớn cho các sản phẩm công nghệ cao và trung bình.

Vấn đề của các DN này là họ thường thiếu đào tạo kỹ thuật cho lực lượng lao động, phần lớn là do các DN không muốn đầu tư vào đào tạo sợ tốn kém. Để giải quyết điều này, chính phủ phải cung cấp hỗ trợ tài chính và đào tạo cho người lao động trong thời kỳ suy thoái.

Ấn Độ tỏ ra lo ngại các doanh nghiệp Trung Quốc thừa cơ dịch Covid-19 đổ tiền qua mua các doanh nghiệp trong nướcBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionẤn Độ tỏ ra lo ngại các doanh nghiệp Trung Quốc thừa cơ dịch Covid-19 đổ tiền qua mua các doanh nghiệp trong nước

Vấn đề FDI trong thời gian đại dịch

Vừa qua Ấn Độ đã tỏ ra lo ngại là các DN Trung Quốc (DN TQ) đang thừa cơ nạn dịch Covid-19 mà đổ tiền qua mua các doanh nghiệp trong nước đang bị khủng hoảng hầu có thể thao túng thị trưởng kinh tế Ấn Độ về sau này.

Đó là chưa kể họ còn ngại các DN TQ nhân cơ hội này đem các máy móc lạc hậu cũ kỹ có nguy hại đến môi trường mà chính phủ TQ cấm dùng trong nước qua đó. Vì thế Ấn Độ đã ra một đạo luật là trong thời gian COVID-19 thì tất cả các đầu tư từ các nước láng giềng (tuy Ấn Độ còn các nước láng giềng khác như Bhutan, Afghanistan, Myanmar and Nepal nhưng mọi người đều biết rõ mục đích chính của đạo luật này nhằm vào Trung Quốc kể cả Hong Kong) phải được chính phủ Ấn Độ chấp nhận chứ không phải tự động đi vào như trước đây.

Điều này thì Mỹ cũng đã làm từ lâu. Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ (CFIUS) là một ủy ban liên ngành được thành lập từ hồi 1975 để duyệt xét đầu tư tư nước ngoài, chủ yếu là TQ, lúc đầu là do lý do an ninh nhưng trong mấy năm gần đây thiên về thương mại và kinh tế nhiều hơn.

Cũng tương tự như Ấn Độ, vừa qua hai nước Úc và Đức đều tuyên bố là trong thời kỳ đại dịch Covid-19, tất cả các đầu tư từ nước ngoài phải được chính phủ xem xét để tránh trường hợp các nước khác thừa cơ hội nước đục thả câu. Việt Nam ta cũng phải cẩn thận như vậy để tránh nền kinh tế nước ta trong tương lai khỏi bị lũng đoạn bởi các nước khác.

Man reading newspaper in HanoiBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image caption“Dịch virus corona là một cơ hội bằng vàng để các kinh tế gia VN có cơ hội phân tích ảnh hưởng của TQ đối với nền kinh tế VN như thế nào”

Dịch virus corona là một cơ hội bằng vàng để các kinh tế gia VN có cơ hội phân tích ảnh hưởng của TQ đối với nền kinh tế VN như thế nào, để biết rõ số người lao động tay nghề cao và thấp của TQ xuất cảng qua VN hiện là bao nhiêu, ở trong ngành nghề nào, có thể thay được ngay hay không, cũng như ảnh hưởng TQ về giao thông, du lịch, vận tải, đầu tư, thương mại và tác động đến các đầu vào của các chuổi cung ứng liên quốc gia.

Chính phủ phải lập ra một nhóm nghiên cứu để thâu thập các tài liệu cần thiết một mặt để tìm hiểu những ảnh hưởng của dịch cúm đến kinh tế VN và một mặt khác để tìm hiểu rõ thêm ảnh hưởng của nền kinh tế TQ đối với VN, nhất là ở các tỉnh biên giới.

Không thiếu vốn mà thiếu đầu tư chất lượng và giáo dục phù hợp

Vấn đề Việt Nam đang gặp không phải là thiếu vốn đầu tư mà là thiếu kém về chất lượng đầu tư và thiếu đầu tư vào những lănh vực mà Việt Nam đang cần để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình: các ngành công kỹ nghệ cao hơn và tận dụng trí tuệ của dân Việt Nam.

Chính phủ cần phải rà soát lại những đầu tư nước ngoài để chú trọng hơn về chất lượng, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các hoạt động thượng nguồn và hạ nguồn của những lãnh vực này để hoàn thiện chuỗi giá trị cung ứng; khuyến khích FDI liên kết với các công ty trong nước qua hình thái liên doanh và đẩy mạnh liên kết hàng dọc; nâng tỷ lệ nội địa hóa, và ngăn chặn đầu tư (hoặc đem các máy móc cũ) có hại hay có ảnh hưởng xấu cho môi trường. Mục đích chính là giúp các công ty tư nhân trong nước được lớn mạnh và cạnh tranh thành công trên thế giới.

Car manufacturing in VNBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionViệt Nam cần có những cải tổ đột phá về giáo dục và về đào tạo trường dạy nghề, theo TS Đinh Trường Hinh (hình minh họa)

Điều này đòi hỏi cải tổ theo chiều sâu như giảm vai trò của doanh nghiệp nhà nước, đối xử bình đẳng các nhà xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp; khuyến khích phát triển các cụm sản xuất (clusters); đầu tư xây dựng các khu công nghiệp đồng bộ (plug-and-play) và các khu công nghệ; khuyến khích và tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp thông qua hợp đồng thầu phụ.

Tôi đã trình bày những rào cản cho sự phát triển kỹ nghệ Việt Nam trong cuốn sách ‘Light Manufacturing in Vietnam’ (Phát Triển Công Kỹ Nghệ Nhẹ tại Việt Nam) do Ngân Hàng Thế Giới xuất bản.

Quan trọng nhất vẫn là chất xám của người Việt Nam. Do đó để thu hút các nhà đầu tư và một mặt khác để vượt lên trên bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam cần phải có những cải tổ đột phá về giáo dục và về đào tạo trường dạy nghề.

Đã có biết bao nhiêu là những báo cáo nói về đề tài này nhưng những cái cách đó vẫn chưa được thực hiện. Chẳng hạn trong cuốn sách về Việt Nam ở trên, tôi đã đề nghị một số các biện pháp chính sách cần được triển khai để tăng số lượng và chất lượng công nhân có tay nghề, giúp nền kinh tế vươn lên mức cao hơn trên bậc thang giá trị gia tăng.

Nhìn xa hơn, VN cần phải có chiến lược phát triển nguồn nhân lực bằng cách cải tổ để tăng cường phối hợp giữa các bộ chịu trách nhiệm về giáo dục và đào tạo nghề; giảm bớt kiểm soát các trường đại học và trường dạy nghề; tăng cường tự chủ của các trường này, nhất là trong việc sửa đổi giáo trình cho phù hợp với đòi hỏi trên thị trường lao động; tăng cường liên kết nhà trường với doanh nghiệp; định hướng nhu cầu đào tạo nghề và nhu cầu của doanh nghiệp cũng như có các biện pháp khuyến khích doanh nghiệp nhận sinh viên thực tập.

face masks produced at TNG (Thai Nguyen Garment) factoryBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image caption“Việt Nam nên tận dụng cơ hội dịch Covid-19 để chuyển hướng sản xuất và nâng cao năng suất cho các ngành có giá trị cao”

Tóm lại, dịch Covid-19 là một thách thức lớn cho kinh tế Việt Nam nhưng với các biện pháp cách ly xã hội đã và đang dần được tháo gỡ, Việt Nam cần giúp đỡ các người lao động nghèo và tận dụng cơ hội để chuyển hướng sản xuất và nâng cao năng suất cho các ngành nghề có giá trị cao trong nước khi hết nạn dịch.

Mặt khác, Việt Nam cần nhanh chóng tránh tình trạng nước đục thả câu do một số các nước nhân cơ hội này đổ tiền vào mua các công ty nội địa hầu thao túng thị trường sau này, hoặc là để đem các máy móc cũ kỹ qua làm thiệt hại đến môi trường qua nước ta mà chính nước họ không thể dùng được nữa.

Các biện pháp định hướng lại kinh tế cần được giới thiệu, công bố rộng rãi để người lao động, doanh nghiệp và toàn xã hội được biết, nhằm phục hồi niềm tin vào tương lai sau dịch virus corona.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, tiến sỹ kinh tế Đinh Trường Hinh, chủ tịch công Ty EGAT tại Virginia, Hoa Kỳ. Ông nguyên là chuyên gia kinh tế chính, VP Phó chủ tịch và Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (1978-2014). Ông đã đăng tải các tác phẩm Công nghiệp Nhẹ Châu Phi (2012), Các Câu Chuyện Kể Từ Mặt Trận Phát Triển Kinh Tế (2013), Phát Triển Công Nghiệp Nhẹ tại Việt Nam (2013), và Công Việc Làm, Kỹ Nghệ Hoá, và Toàn Cầu Hoá (2017).

Bài cùng tác giả:

Kinh tế VN: 9 giải pháp thay cho 3 đặc khu

EVFTA với lợi ích to và thách thức lớn cho VN

‘Bảy lập luận sai về việc dùng tiền TQ ở VN’

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Virus corona: Tử vong toàn thế giới vượt quá 200.000

Virus corona: Tử vong toàn thế giới vượt quá 200.000

Health workers pictured from behind in Madrid, Spain.Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTrong khi số ca nhiễm dường như ổn định hoặc giảm ở một số nước châu Âu, con số này tại một số khu vực ở châu Phi vẫn đang bắt đầu bùng phát

Hơn 200.000 người trên toàn thế giới đã chết vì virus corona, số liệu từ Đại học Johns Hopkins cho thấy.

Có hơn 2,8 triệu trường hợp nhiễm Covid-19 đã được xác nhận, theo kiểm đếm.

Việc này xảy ra sau khi số người thiệt mạng ở Mỹ đã vượt qua 50.000, trong bối cảnh nước này đang chịu đựng sự bùng phát nguy hiểm nhất thế giới.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc báo cáo cái chết đầu tiên liên quan đến virus corona vào ngày 11/1. Hơn 210 quốc gia và vùng lãnh thổ đã báo cáo các trường hợp nhiễm bệnh và tử vong.

Năm quốc gia đã báo cáo số người chết trên 20.000 mặc dù cách tính tử vong được tính rất khác nhau.

Hoa Kỳ, Ý và Tây Ban Nha có số ca tử vong được báo cáo cao nhất. Bộ Y tế Vương quốc Anh công bố hôm thứ Bảy rằng hơn 20.000 người đã chết vì virus corona tại các bệnh viện ở Anh.

Bộ trưởng Nội vụ Priti Patel mô tả con số này là một “cột mốc bi thảm và khủng khiếp,” nói rằng “cả nước đang đau buồn”.

Vì dữ liệu hàng ngày của Vương quốc Anh không bao gồm những người chết tại nhà hoặc tại các viện dưỡng lão, nên con số thực sự chắc chắn sẽ cao hơn.

Pháp, quốc gia bao gồm các trường hợp tử vong tại các nhà chăm sóc trong thống kê của mình, cho biết số người chết đã tăng thêm 369 hôm thứ Bảy.

Đã có 22.614 tử vong vì virus ở Pháp kể từ đầu tháng 3, nhưng các quan chức y tế cho biết tỷ lệ tử vong ở bệnh viện đang giảm và số người được chăm sóc đặc biệt đã giảm trong mười bảy ngày liên tiếp.

Những diễn biến mới nhất

  • Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết những bệnh nhân đã khỏi sau khi nhiễm virus có thể vẫn sẽ bị nhiễm lại
  • Thống đốc tiểu bang New York Andrew Cuomo nói ông sẽ ủy quyền cho các nhà thuốc độc lập thực hiện các xét nghiệm cho Covid-19. Ông cho biết cũng sẽ mở rộng việc sàng lọc các kháng thể tại bốn bệnh viện, bắt đầu với những công nhân thiết yếu. Tiểu bang New York đã ghi nhận hơn 16.000 ca tử vong
  • Một trại trẻ mồ côi ở Bêlarut đã kêu gọi sự giúp đỡ của chính phủ sau khi 13 trẻ em khuyết tật và 10 nhân viên bị nhiễm virus

Sự tái phát ở một số vùng

Đầu tuần này, người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh xu hướng tăng lên trong các trường hợp nhiễm Covid-19 ở Châu Phi, Đông Âu, Trung Mỹ và Nam Mỹ.

Bác sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus nói rằng trong khi hầu hết dịch bệnh ở Tây Âu có vẻ ổn định hoặc đang suy giảm, đối với nhiều quốc gia, căn bệnh này mới chỉ bắt đầu.

“Và một số (quốc gia) bị ảnh hưởng sớm trong đại dịch hiện đang bắt đầu thấy nhiều trường hợp tái phát,” ông nói.

Virus corona: những bệnh nhân đầu tiên tiêm thử vaccine

Chủ đề liên quan

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Đoàn tàu Kim Jong-un ở đâu, Kim Pyong-il là ai và Kim Yo-jong đang làm gì?

Đoàn tàu Kim Jong-un ở đâu, Kim Pyong-il là ai và Kim Yo-jong đang làm gì?

North Korean leader Kim Jong-un gives a New Year address for 2017 in this undated picture provided by KCNA in Pyongyang on 1 January 2017.Bản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionÔng Kim Jong-un đảm nhận nhiều chức vụ chính thức kể từ khi trở thành nhà lãnh đạo của Bắc Hàn

Một đoàn tàu đặc biệt, có thể là tàu của nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un, trong tuần này được nhìn thấy ở một thị trấn nghỉ dưỡng, theo các hình ảnh thu được từ vệ tinh và được một dự án từ Washington chuyên theo dõi tình hình Bắc Hàn, phân tích.

Dự án 38North trong một báo cáo ra hôm thứ Bảy nói rằng đoàn tàu đỗ tại “ga lãnh tụ” ở Wonsan vào ngày 21/4 và 23/4, và nói đây là ga được dành riêng cho gia đình họ Kim.

Ông vua Bình Nhưỡng

Đồn đoán gia tăng về sức khỏe ông Kim Jong-un

Dư luận chú ý đến bà Kim Yo-jong sau tin đồn anh trai Kim Jong-un ‘không khoẻ’

38North nói rằng có thể đây là đoàn tàu của ông Kim Jong-un, tuy nhiên, tin đó có đúng không, hay ông Kim liệu có đang có mặt ở Wonsan không thì hiện vẫn chưa thể kiểm chứng độc lập.

“Sự hiện diện của đoàn tàu không chứng minh được là nhà lãnh đạo Bắc Hàn đang ở đâu, hay cho thấy bất kỳ chỉ dấu nào về sức khoẻ của ông, nhưng nó làm nặng ký thêm cho các tường thuật nói ông Kim hiện đang ở một khu vực cao cấp nằm trên bờ biển phía đông đất nước,” bản báo cáo của 38North nói.

Tàu hỏa với các lãnh đạo họ Kim của Bắc Hàn

Các đồn đoán về sức khoẻ của ông Kim lần đầu tiên rộ lên khi ông vắng mặt khỏi lễ kỷ niệm sinh nhật người cha lập quốc của Bắc Hàn, cũng là ông nội của ông Kim Jong-un là ông Kim Nhật Thành, hôm 15/4.

Trung Quốc đã gửi một nhóm nhân viên tới Bắc Hàn, trong đó có các chuyên gia y tế, để tư vấn, theo ba người thạo tin.

Việc tường thuật tin tức từ Bắc Hàn ra ngoài là vô cùng khó khăn, do nước này kiểm soát cực kỳ chặt chẽ thông tin.

Là thế hệ thứ ba lên nắm quyền sau khi cha là ông Kim Chính Nhất (Kim Jong-il) qua đời hồi cuối 2011, ông Kim Jong-un chưa có người kế vị rõ ràng cho quốc gia có vũ khí hạt nhân, và điều này có thể tạo ra những rủi ro quốc tế to lớn.

Kim Jong-un and his wife Ri Sol Ju pose for a picture in Beijing on 27 March 2018 in a photo released by KCNABản quyền hình ảnhAFP
Image captionÔng Kim và phu nhân, bà Ri, được cho là đã có ba người con

Daily NK, một trang web đặt tại Seoul chuyên tường thuật về Bắc Hàn, dẫn một nguồn giấu tên từ Bắc Hàn hôm thứ Hai, nói rằng ông Kim đã được điều trị y tế tại khu nghỉ dưỡng Hyangsan ở phía bắc thủ đô Bình Nhưỡng.

Daily NK tường thuật rằng ông Kim cần được điều trị khẩn cấp liên quan tới việc ông nghiện thuốc lá nặng, béo phì và làm việc mệt nhọc.

Lần cuối ông Kim xuất hiện công khai là khi ông chủ trì cuộc họp của Bộ Chính trị Đảng Lao động Triều Tiên, hôm 11/4, và thị sát cuộc diễn tập của chiến đấu cơ thuộc một đơn vị phòng không. Không rõ việc thị sát diễn ra khi nào, nhưng tin tức được tường thuật trên truyền thông nhà nước hôm 12/4.

Hãng tin CNN dẫn nguồn một viên chức Hoa Kỳ ẩn danh, nói Washington đang “theo dõi tin tình báo” theo đó nói ông Kim đang trong tình trạng nguy hiểm về sức khỏe sau khi trải qua cuộc phẫu thuật.

Không mấy thông tin về đời tư của ông Kim được biết đến cho tới khi có một đoạn video trên truyền hình cho thấy có một phụ nữ không rõ là ai tham dự các sự kiện bên cạnh ông. Vào tháng 7/2012, truyền hình nhà nước công bố tin ông Kim kết hôn với “đồng chí Ri Sol-ju”.

Tin tình báo Nam Hàn nói hai người đã có ba người con.

Trong tình hình ông Kim Jong-un có vẻ như “gặp vấn đề sức khoẻ”, sự chú ý của giới quan sát nay dồn vào hai nhân vật, Kim Pyong-il, và Kim Yo-jong.

Đại sứ Kim Pyong-il nay ở đâu?

Theo các nguồn tin từ Hàn Quốc cho BBC biết, giới chức nước này đã chú ý đến ông Kim Pyong-il từ lâu, vì ông là chú cùng ông nội, khác bà của Kim Jong-un.

Là đại sứ CHDCND Triều Tiên ở Ba Lan và CH Czech, có nguồn tin nói ông đã về nước năm 2019.

Vai trò của ông Kim Pyong-il nếu có được trong bộ máy chính trị của gia tộc Kim, đến từ quan hệ dòng máu.

Là em cùng cha khác mẹ của Kim Jong-il, chủ tịch Triều Tiên, ông Pyong-il được đào tạo bài bản và biết ngoại ngữ Anh và Ba Lan.

Theo một tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Wilson Center mà BBC News Tiếng Việt vừa tìm hiểu, ông làm đại sứ tại Ba Lan 17 năm liền.

Một số hình ảnh ông Kim Pyong-il cùng con gái Eun Song và con trai In Kang chụp ở Warsaw năm 2007 đã xuất hiện trên mạng Internet.

Các chuyên trang tại Hoa Kỳ theo dõi tình hình Bắc Hàn nói cả hai con ông Pyong-il đều học đại học ở Warsaw và thạo tiếng Ba Lan.

Nhưng nhiệm kỳ quá dài này gây ra đồn đoán rằng trong khi anh cùng cha khác mẹ làm lãnh tụ tối cao ở Bình Nhưỡng, ông “bị đi đày ở sứ quán” một nước châu Âu không phải quan trọng nhất trong quan hệ của Bắc Hàn.

Cùng lúc, có cách giải thích khác, rằng Bắc Hàn rất e ngại chuyển đổi chế độ kiểu Ba Lan năm 1989, nên phải để một người thân thuộc của lãnh đạo cao nhất làm đại sứ.

Tài liệu tại Wilson Center cũng ghi nhận bình luận của giới chức Ba Lan rằng sau chuyến thăm của Đại tướng Wojciech Jaruzelski sang Bình Nhưỡng trước khi Ba Lan chuyển đổi thể chế, hai nước đồng ý hợp tác về an ninh, tình báo.

Những liên hệ này xem ra khó có thể tiến triển sau khi Ba Lan vào khối NATO, nhưng là chỉ dấu Bình Nhưỡng từng rất muốn có quan hệ nhiều hơn với Warsaw để không chỉ phải dựa hoàn toàn vào Moscow hoặc Bắc Kinh.

Sau khi làm đại sứ ở Ba Lan từ 1998 đến 2015, ông Kim Pyong-il sang làm đại sứ ở CH Czech.

Các nguồn tin không được kiểm chứng nói ông bị gọi về Bình Nhưỡng.

Vai trò gì cho Kim Yo-jong?

File photo: Kim Yo JongBản quyền hình ảnhAFP
Image captionBà Kim Yo-jong, em gái của ông Kim, giữ một vị trí quan trọng trong Đảng Lao động Triều Tiên

Sinh năm 1987, từng cùng anh trai Kim Jong-un học ở Thuỵ Sĩ, người phụ nữ này xuất hiện lần đầu trong cuộc bầu cử vào Quốc hội Bắc Hàn năm 2014.

Sau đó, bà trở thành cánh tay phải của Kim Jong-un trong các sứ vụ ngoại giao quan trọng, với Nam Hàn, và có mặt tại Hà Nội tháng 2/2019, cùng anh dự thượng đỉnh Mỹ – Triều.

Leif-Eric Easley, phó giáo sư ngành quan hệ quốc tế tại Đại học Ewha, Seoul được báo Anh trích lời nói:

“Chế độ Bắc Hàn là công việc của một gia tộc (family business), nên Kim Yo-jong đã chứng tỏ năng lực hiện đại hóa ‘thương hiệu’ của chế độ, và có vẻ như nắm ngành tuyên giáo. Vai trò quan trọng nhất của bà ta là người được anh trai tin tưởng.”

Cũng một nhà quan sát khác, Leonid Petrov, từ Sydney, được trang The Guardian ở Anh trích thuật, nói rằng vì được anh trai tin tưởng, bà Kim Yo-jong “giúp Kim Jong-un xây dựng hình ảnh tích cực khi giải quyết các vấn đề quốc tế.

Nhưng việc bà Kim Yo-jong có thể lên thay khi ông Kim Jong-un “có mệnh hệ nào” hay không là câu hỏi khó trả lời.

Các ý kiến từ Hàn Quốc tin rằng Bắc Hàn là một xã hội trọng nam, bà Kim Yong-jo cùng lắm chỉ có thể làm lãnh đạo tạm quyền chứ không thể lên nắm chức vụ cao nhất nước một khi Kim Jong-un không đủ sức khoẻ hoặc qua đời.

Suk Ho-shin, viết trong bài ‘Can Kim Yo Jong become successor of Kim Jong Un?’ trên báo Donga-Ilbo ở Seoul (17/04/2020) cho rằng em gái Kim Jong-un đã đảm nhận các trọng trách như là đặc sứ với miền Năm từ 2018, và gần đây là chỉ đạo chống dịch Covid-19.

Bà không chỉ là em gái Kim Jong-un, và có thể đã xây dựng được phe cánh quyền lực trong hệ thống.

Nhưng để một phụ nữ trẻ lên nắm quyền trong cơ chế quyền lực Khổng giáo, trọng nam khinh nữ, xem ra không đơn giản, và mọi việc cũng phải được giới cầm quyền nhiều tướng lĩnh ở Bắc Hàn đồng ý.

Kim Jong-chol cũng ‘bệnh tật rồi’?

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionHình ảnh này được cho là chụp Kim Jong-chol, anh trai của Kim Jong-un, tới xem buổi hòa nhạc của huyền thoại người Anh Eric Clapton tại Singapore hôm 14/2/2011

Một người nữa thuộc dòng máu ‘Núi Bạch Đầu’ (Paektu) của Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) là Kim Jong-chol, anh trai Kim Jong-un.

Người này vốn thích âm nhạc, từng lên kế hoạch mời Eric Clapton tới biểu diễn ở Bình Nhưỡng và ít quan tâm đến chính trị.

Chưa kể, theo Barbara Demick viết trên The New Yorker gần đây, Kim Jong-chol “có vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng”, và từng bị cha chê là “giống con gái” (girly). Khả năng một người như vậy lên thống lĩnh quân đội Bắc Triều Tiên có thể khó được các nguyên soái, tướng tá nước này chấp nhận.

Những nhân vật ngoài gia tộc Kim?

Nếu tình hình sức khoẻ của ông Kim Jong-un xấu đi và việc chọn ra người kế vị trong dòng họ Kim không đạt, nguy cơ tranh giành quyền lực nổ ra, theo giới quan sát.

Các vụ thanh trừng kinh khủng đã xảy ra trước khi Kim Jong-un lên nắm toàn quyền năm 2012, sau khi cha ông, Kim Chính Nhất qua đời năm 2011.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Covid-19 bùng phát tại nhà máy thịt lợn có ông chủ thân Trung Quốc

Covid-19 bùng phát tại nhà máy thịt lợn có ông chủ thân Trung Quốc

Bên trong nhà máy Smithfield Foods (ảnh chụp video https://www.youtube.com/watch?v=fD5TKMph56o).
Công ty Smithfield Foods, nhà sản xuất và chế biến thịt lợn lớn nhất thế giới, đã trở thành ổ dịch lớn về Covid-19 tại Mỹ. Ít người biết rằng, ông chủ của công ty này – tỷ phú Vạn Long (Wan Long) là người có quan hệ mật thiết với chính quyền Trung Quốc.

Mới đây, Smithfield Foods đã phải đóng cửa các nhà máy ở ba bang tại Mỹ sau khi xuất hiện một loạt các ca nhiễm virus Vũ Hán ở cơ sở tại thành phố Sioux Falls, tiểu bang Nam Dakota của nhà máy.

Cụ thể, sau khi bệnh nhân đầu tiên được phát hiện tại cơ sở sản xuất của Smithfield Foods ở thành phố Sioux Falls, tiểu bang Nam Dakota vào ngày 26/3, cơ sở này đã nhanh chóng trở thành tâm chấn bùng phát virus Vũ Hán.

Theo thống kê của Sở Y tế Nam Dakota, vào ngày 15/4, đã có hơn 518 nhân viên tại cơ sở này cho kết quả dương tính với virus, ngoài ra còn có 126 người không phải là nhân viên của Smithfield bị nhiễm bệnh sau khi tiếp xúc với những nhân viên này.

Tờ The Epoch Times dẫn tin từ ba nhân viên giấu tên cho biết, một tháng trước khi ca nhiễm virus Vũ Hán đầu tiên được xác nhận tại cơ sở này, đã có đại diện từ công ty mẹ của Smithfield ở Trung Quốc đến thăm.

Ngoài ra, hai nhân viên giấu tên nói với tờ The Epoch Times rằng, Giám đốc điều hành của WH Group, công ty chế biến thực phẩm và thịt Trung Quốc – công ty mẹ của Smithfield Foods cũng thường xuyên đến thăm cơ sở này.

Ban đầu, Smithfield Foods là một doanh nghiệp Mỹ, nhưng bị mua lại bởi một công ty Trung Quốc có tên là WH Group vào năm 2013. Đây được coi là thương vụ thâu tóm lớn nhất của một công ty Trung Quốc đối với một doanh nghiệp Hoa Kỳ vào thời điểm đó. Thương vụ này đã khiến WH Group – khi đó gọi là Shuanghui International – trở thành nhà sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới.

Theo tờ The Epoch Times, chủ sở hữu của WH Group, ông Vạn Long, là thành viên của Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc, cơ quan lập pháp của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Theo Tạp chí Phố Wall, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã trải rộng con đường cho ông Vạn Long giành thống trị trên thị trường thịt lợn ở nước này.

Đồng thời là giám đốc điều hành WH Group, ông Vạn Long đã bắt đầu sự nghiệp tại một nhà máy chế biến thịt ở Tháp Hà, Hà Nam, Trung Quốc. Sau khi leo lên hàng ngũ lãnh đạo, vào lúc cổ phần hóa, ông đã mua lại công ty từ chính phủ vào năm 2006 với giá 326 triệu USD. Một người đồng sáng lập công ty này là Ôn Vân Tùng (Winston Wen), con trai của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Ôn Gia Bảo. Ông Ôn Vân Tùng đã đầu tư vào công ty và có lúc nắm giữ tới 4% cổ phần, theo Tạp chí Phố Wall.

Trước đó, vào năm 2019, khi dịch sốt heo châu Phi hoành hành ở Trung Quốc, Smithfield đã chuyển hướng sản xuất tại ít nhất một nhà máy ở Mỹ sang hướng chỉ cung cấp thịt cho thị trường Trung Quốc. Công ty đã làm như vậy dù biết rằng động thái này có thể tạo ra sự thiếu hụt thịt lợn ở Hoa Kỳ vào năm 2020. Giám đốc mua nguyên vật liệu của Smithfield, Arnold Silver, từng nói tại một hội nghị công nghiệp vào cuối năm 2019 rằng việc bán hàng cho Trung Quốc có thể sẽ tạo ra sự thiếu hụt thịt xông khói và giăm bông cho người tiêu dùng Mỹ.

Mặc dù nhà máy Sioux Falls của Smithfield không phải là cơ sở chế biến thịt duy nhất của Hoa Kỳ có các nhân viên bị nhiễm COVID-19, nhưng quy mô bùng phát dịch ở đây là tồi tệ nhất. Các hãng khác, gồm Sanderson Farms, nhà sản xuất gia cầm lớn thứ ba ở Hoa Kỳ, đã báo cáo 15 trường hợp dương tính với virus Vũ Hán vào đầu tháng Tư. Tyson Foods, hãng chế biến và tiếp thị lớn thứ hai thế giới về thịt gà, thịt bò và thịt lợn, ngày 14/4 đã báo cáo 30 trường hợp dương tính tại một trong những nhà máy ở Washington. Maple Leaf Food, Cargill, West Liberty Foods và JBS cũng phải đóng cửa một số nhà máy sau khi nhân viên hoặc cư dân địa phương được xác nhận có COVID-19.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Đừng chờ sau này mới hiếu thuận, có một loại tình thương của mẹ mà chúng ta không thể báo đáp

Đừng chờ sau này mới hiếu thuận, có một loại tình thương của mẹ mà chúng ta không thể báo đáp

Ảnh minh họa: Shutterstock.
Khi còn nhỏ, chúng ta luôn nợ cha mẹ và thường nghĩ, khi lớn lên có tiền rồi, có điều kiện rồi, mình sẽ hiếu thảo với cha mẹ. Trên thực tế, khi trưởng thành, rất nhiều người kết hôn rồi sinh con, họ dành nhiều thời gian cho gia đình nhỏ của mình mà chưa làm tròn bổn phận của người con.

Chúng ta luôn mong muốn điều tốt nhất cho con cái nhưng lại thường không sắp xếp tốt quan hệ với cha mẹ. Vậy nên nhiều người có thể tự hào rằng mình đã làm hết sức vì con cái nhưng với cha mẹ vẫn chưa đối xử tốt.

Mẹ chăm lo cho chúng ta từng bữa ăn giấc ngủ khi mới sinh ra đời, nuôi dạy ta khôn lớn, làm việc vất vả để chúng ta được đi ăn học thành tài. Về cơ bản chúng ta thiếu nợ mẹ rất nhiều, vậy nên báo hiếu không thể đợi. Sự chờ đợi trong tình huống này sẽ chỉ mang tới hối hận. Mời bạn cùng đọc truyện ngắn dưới đây.

01

Khi đang lúi húi trong bếp, bà Mai nhận được cuộc điện thoại của anh trai dưới quê gọi lên “Mai ơi, mẹ đi rồi, bà vẫn chưa kịp gặp em…” Nghe tới đây, bà Mai ngồi sụp xuống đất, nước mắt rơi lã chã, một cảm xúc đau đớn như cú đánh giáng mạnh vào tim bà.

Miệng bà khô khốc và bà không thể nói bất cứ lời nào. Lúc này, cháu gái Huệ Nhi chạy xuống bếp muốn hỏi bà nấu ăn xong chưa, trông thấy cảnh bà ngoại ngồi khóc thẫn thờ dưới sàn, bé hoảng hốt hét lên: “Mẹ, bà bị ngã, bà cứ khóc không dừng”.

Hà Thu đang thu dọn quần áo ngoài ban công. Nghe tiếng con gái, liền vội chạy xuống, đỡ lấy tay mẹ: “Mẹ à, có chuyện gì vậy, mẹ đứng dậy được không?”

Bà Mai nhìn cháu gái, rồi nhìn sang con gái, bà lại lã chã hai dòng nước mắt. Một lúc sau, bà mới bình tĩnh rồi nói: “Bà ngoại đi rồi”.

Hà Thu nghe vậy cũng bất giác rơi lệ rồi òa khóc. Bà ngoại đã 83 tuổi, cô không nhớ nổi lần cuối gặp bà là khi nào. Lần đó cô về quê và bà ngoại trông vẫn rất khỏe. Nhưng làm sao mà bà ra đi nhanh vậy được? Hà Thu vốn nghĩ bà sẽ còn sống lâu lắm nhưng không ngờ thời gian thật tàn khốc.

“Mẹ thực sự hối hận, mẹ đã không hiếu thảo. Mẹ tới để giúp con, nhưng mẹ lại không thể chăm sóc bà ngoại trong những ngày cuối đời”, bà Mai nói.

Cả đời này, bà Mai đã luôn vất vả lo cho con gái nhưng bà đã để mẹ mình chờ đợi quá lâu, và cuối cùng vẫn không thể chăm sóc mẹ.

02

Bà ngoại qua đời, trong lòng Hà Thu cũng rất muộn phiền, vì từ nhỏ, cô đã được bà ngoại nuôi dưỡng. Hồi đó điều kiện nhà cô rất khó khăn, bà Mai không cách nào khác là đem cô gửi về cho bà ngoại trông.

Hà Thu nhớ khi còn nhỏ, bà ngoại hỏi cô “Hà Thu à, lớn lên con có hiệu thuận với bà ngoại không?”

“Bà ơi, cháu yêu bà nhất. Con phải hiếu thảo với cháu khi lớn lên.”

Nghĩ lại, cô thấy mình đã không thực hiện được lời hứa này. Sau khi lớn lên, Hà Thu dần bận rộn với việc học hành. Lên đại học, Hà Thu lại đi học ở thành phố khác, và chỉ về quê thăm bà một vài dịp như nghỉ hè, năm mới.

Học đại học xong thì cô bận yêu và kết hôn. Hà Thu lấy chồng xa. Mẹ cô ban đầu phản đối. Bà Mai không nói rõ vì sao bà không muốn con gái lấy chồng xa, nhưng bà sợ, nhỡ sau này già cả, muốn gặp con cũng khó. Nhưng điều bà không ngờ là ngay đến mẹ mình, bà cũng không thể gặp mặt lần cuối.

Sau khi nghỉ hưu, bà Mai muốn về quê ở cùng mẹ, làm tròn chữ Hiếu. Nhưng lúc này lại có chuyện khó xử xảy ra: Mẹ chồng Hà Thu không muốn trông cháu, cô đành gọi mẹ lên thành phố giúp trông con.

Lần đầu sinh con, Hà Thu vừa bỡ ngỡ vừa lo lắng. Bà Mai lo cho con gái nên quyết định lên ở với con mấy tháng, bà về nhà vội vàng đóng gói đồ đạc rồi nhờ con rể đặt vé.

Lúc đó bà Mai đến gặp mẹ. Mẹ bà gần 80 tuổi nhưng vẫn còn khỏe mạnh: “Không sao, con lên với cái Thu đi, làm mẹ không thể không đến, con gái mới sinh lần đầu mà”.

03

Ban đầu, bà Mai nói với con gái, chăm con chăm cháu hai tháng rồi sẽ về quê. Nhưng sau khi kỳ nghỉ sản kết thúc, Hà Thu lại phải tới nhờ mẹ, bởi vì cô phải đi làm, phải kiếm tiền, mà mẹ chồng lại không muốn trông cháu. Mặc dù từ quê lên nhà con gái, ngồi máy bay cũng nhanh thôi, nhưng khi ở cùng con, bà Mai bị cuốn vào biết bao nhiêu việc, mãi vẫn không thể trở về quê chăm sóc mẹ già.

Bà Mai ở nhà con gái, việc gì cũng bắt tay vào làm, làm việc nhà, chăm cháu, nấu ăn. Hà Thu còn quá trẻ, cảm thấy nhờ vả mẹ cũng là chuyện bình thường, ai chẳng vậy, lâu dần cũng thành quen.

Rất nhiều cô gái đều cảm thấy với mẹ mình thì cãi lại một chút cũng không sao, nhưng với mẹ chồng thì không dám. Hà Thu cũng thuộc kiểu người này, đôi khi cô tranh cãi với mẹ về việc nuôi dạy con cái. Tuy nhiên sau đó rất nhanh, hai mẹ con lại làm hòa.

Mặc dù Hà Thu không thích những quy tắc của mẹ, nhưng cô vẫn cần nhờ mẹ giúp chăm sóc con. Mãi tới khi Huệ Nhi lên hai tuổi rưỡi, bà Mai mới rảnh được một chút. Khi bà định về quê sống thì Hà Thu nói, hy vọng mẹ có thể ở lại, cháu gái cũng thích bà sống ở đây.

Vậy là kế hoạch của bà Mai bị trì hoãn hết lần này lần khác. Bà Mai cũng lo lắng cho mẹ già ở quê, nhưng Hà Thu an ủi bà: “Mẹ à, không sau đâu, còn có bác Tú ở quê chăm bà mà”.

Đó là những gì Hà Thu nói! Bây giờ nghĩ lại, cô thấy hối hận về những lời ấy và sự ích kỷ của mình. Một bà lão hơn 80 tuổi còn bao nhiêu thời gian, vậy mà cô chỉ quan tâm đến hạnh phúc trong gia đình nhỏ của mình. Bà Mai cũng hối hận vì đã dành quá nhiều thời gian cho con gái mà bỏ qua mẹ mình. Đợi, đợi, đợi khi bà muốn hiếu thảo, thì mẹ đã không còn nữa rồi.

04

Nhiều đêm, nghĩ về mẹ mình làm việc chăm chỉ suốt đời, rồi nghĩ về bản thân, bà Mai lại rơi nước mắt. Hà Thu cũng rất đau khổ, cô thấy mình đã không làm tròn chữ Hiếu. Mặc dù mẹ chồng không giúp chăm cháu nhưng sao bản thân mình không thể tự lập, cứ phải nhờ vả mẹ? Thật ra thì tự mình làm cũng được mà, chỉ là bận rộn hơn một chút, vậy thôi.

Bởi vì cảm thấy là mẹ ruột, mẹ giúp đỡ một chút cũng không có gì, như là “đương nhiên phải vậy”, bây giờ nhìn lại, Hà Thu thấy mình thật quá bất hiếu. Hơn nữa lấy chồng xa rồi, mà cô vẫn phải nhờ mẹ giúp, cô cảm thấy mắc nợ mẹ quá nhiều.

Cả nhà cô cùng mẹ về quê lo hậu sự cho bà ngoại. Đã lâu rồi cô không về quê, nhưng lần này không là cảm giác háo hức vui vẻ, mà là đau khổ dằn vặt. Cô luôn sợ mình chăm lo cho con không tốt, nhưng đối với mẹ mình lại không ngừng đòi hỏi, mà chính bà Mai cũng mắc nợ đối với mẹ bà.

Khi cùng con cháu trở về, tâm trạng bà Mai cũng rất nặng nề, bà dường như thấy mẹ mình, làn da nhăn nheo, chống gậy đứng ở cổng nhà nói: “Mai à, con về rồi, Hà Thu vẫn ổn”….

Cảm ngộ

Các bà mẹ luôn dành rất nhiều yêu thương và quan tâm cho con cái; con cái thương mẹ, nhưng cần phải để cho bà có cuộc sống của mình, cần để bà đi khi bà cần phải đi. Hãy để mẹ tận hưởng những năm tháng thanh nhàn những cuối đời chứ không phải bận rộn lo toan việc chăm cháu, hay bếp núc thay bạn đến nỗi ngay cả với mẹ ruột cũng không thể dành thời gian chăm lo.

Trách nhiệm của một người phụ nữ là nuôi dạy con cái trưởng thành chứ không phải bao bọc con cái đến hết cuộc đời mình. Còn rất nhiều mối quan hệ cần sắp xếp cân bằng, đừng vì con cái mà phớt lờ bản thân hay chính cha mẹ của mình. Hy vọng trong cuộc đời còn lại, chúng ta đều có thể đối xử tốt hơn nữa với cha mẹ.

Truyện ngắn đăng trên Foyuan/ Ảnh minh họa Pixa bay
Ngọc Mai (dịch và biên tập)

Video xem thêm: Hiếu có 3 tầng thứ: thân hiếu, tâm hiếu và chí hiếu. Bạn ở tầng thứ nào?

Categories: Nhan dinh | Leave a comment

Làn sóng kiện Trung Quốc vì Covid-19 tại Mỹ và châu Âu

Làn sóng kiện Trung Quốc vì Covid-19 tại Mỹ và châu Âu

Hãng tin ABC của Australia hôm 21/4 đưa tin về làn sóng khiếu kiện Trung Quốc nhằm buộc Bắc Kinh phải bồi thường cho các nước chịu thiệt hại vì đại dịch Covid-19.

Hàng ngàn người Mỹ và nhiều doanh nghiệp đã nộp đơn kiện lên tòa án liên bang Mỹ yêu cầu buộc tội chính quyền Trung Quốc che giấu dịch bệnh, bưng bít thông tin, khiến virus Vũ Hán lan ra toàn cầu và gây thiệt hại nặng nề cho nhiều nước, trong đó có Hoa Kỳ.

ABC cũng đề cập đến những lời khiếu nại Trung Quốc xuất hiện ở châu Âu. Một báo cáo của tổ chức Henry Jackson Society – một cơ quan nghiên cứu của Anh Quốc – lập luận rằng các quốc gia G7 có thể khởi kiện Trung Quốc và yêu cầu bồi thường hàng ngàn tỉ USD. Báo cáo còn tuyên bố nước Úc có thể đòi Trung Quốc bồi thường thiệt hại hơn 58 tỉ USD.

 Trong một cuộc phỏng vấn với BBC, cựu Giám đốc cơ quan tình báo MI6 của nước Anh, ông John Sawers cũng cho rằng chính quyền Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về đại dịch COVID-19 vì đã “cố tình che giấu” vào thời điểm dịch bệnh mới bùng phát.

“Trung Quốc thực sự đã che giấu thông tin về dịch bệnh, không báo cho phương Tây trong khoảng thời gian giữa tháng 12 và tháng 1”, ông Sawers nói với BBC.

Tờ báo Bild của Đức – tờ báo được đọc nhiều nhất tại châu Âu – đã đăng tải một “hóa đơn” yêu cầu Trung Quốc bồi thường Đức số tiền lên tới 149 tỷ Euro (hơn 161 tỷ USD).

Trong một bức thư ngỏ gửi ông Tập Cận Bình, tờ báo Bild viết: “Chính phủ và các nhà khoa học Trung Quốc từ lâu đã biết mức độ nguy hiểm và rất dễ lây nhiễm của virus corona nhưng Trung Quốc không thông báo cho các quốc gia khác về điều đó”.

Tờ Bild cũng cho biết: “Các chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc đã không hồi âm khi các nhà nghiên cứu phương Tây yêu cầu cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh ở Vũ Hán”.

 Ngày càng có nhiều lãnh đạo và quan chức phương Tây yêu cầu Bắc Kinh phải chịu trách, bồi thường thiệt hại vì Covid-19, theo hãng tin ABC.

Cuối tuần trước, bà Marise Payne, Bộ trưởng Ngoại giao Úc đã lên tiếng ủng hộ việc tổ chức một cuộc điều tra về nguồn gốc của virus corona. Theo bà, cuộc điều tra này không nên giao cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sau nhiều báo cáo cho rằng cơ quan này “thiên về Trung Quốc”.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã liên tục chỉ trích Trung Quốc che giấu thông tin về dịch bệnh. Ông cảnh báo Bắc Kinh sẽ phải gánh chịu hậu quả nếu bị kết luận là gây ra đại dịch COVID-19.

“Dịch bệnh này đã có thể được ngăn chặn ngay từ nơi nó bắt đầu, nhưng họ đã không làm được điều đó và cả thế giới đang phải hứng chịu hậu quả”, ông Trump tuyên bố trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 19/4.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.