Daily Archives: April 18, 2020

THANH THẢN VỚI VÔ THƯỜNG

THANH THẢN VỚI VÔ THƯỜNG

hoa senMuốn có sự bình tĩnhsáng suốt trong tâm, chúng ta cần thấm nhuần về nghiệp, sự vô thường, quan hệ nhân quả và duyên khởi của vạn pháp đồng thời chấp nhận sự biến dịch vô thường của thế giới. Hiểu được điều này giúp chúng ta tự tin trước các biến động vô thường của đời sống, không còn tâm lý sợ hãi và cũng không hiểu nhầm rằng những gì đang trải qua là sự trừng phạt đối với những ác nghiệp chúng ta đã phạm phải trong quá khứHoàn cảnh khó khăn hiện tại rồi cũng sẽ trôi qua. Kể cả loại virus đang hoành hành cũng sẽ phải trải qua quy luật biến dịch vô thường này.

Những nạn dịch lớn của thế giới

Phần lớn các nạn dịch trên thế giới đều có nguồn gốc từ động vật và gây tổn hại rất lớn cho con người chúng ta như: đại dịch hạch Justinian, cái chết Đen, đại dịch Ebola, Cúm lợn, hay cúm H1N1 (2009 – 2010), SARS…

Trong kinh Phật có dạy: nhân loại sẽ phải trải qua các nạn của Tiểu tam tai và Đại tam tai. Tiểu tam tai gồm nạn đói, nạn dịch và chiến tranh đao binh, gây ra những điều đau thương và hủy hoại con người. Đại tam tai là thời gian còn tương đối xa, thế giới sẽ gặp phải các đại nạn về động đất, hỏa họa, thủy tai và cuồng phong bão tố (các kiếp tai về địa, thủy, hỏa, phong, không đại). Đây là những nạn dịch lớn gần như hủy diệt toàn bộ thế giới.

Lo lắng bên ngoài không đủ

Đại dịch Covid-19 gây ra đang hoành hành trên toàn thế giớiđe dọa nghiêm trọng đến đời sốngsinh hoạtsức khỏe và tính mạng cộng đồng. Chính phủ nhiều nước đang thực hiện các biện pháp hết sức quyết liệt nhằm ngăn ngừa và đẩy lùi đại dịch. Các lực lượng chức năng, những nhân viên y tế, các tình nguyện viên cùng toàn thể xã hội đang cố gắng hết sức phòng chống dịch bệnh bằng tất cả kiến thức và sức lực. Những việc làm này thực sự vô cùng đáng trân trọng.

Hoàn cảnh dịch bệnh hiện tại tất yếu khiến mọi người thấy vô cùng lo lắngsợ hãiTâm lý bất an khiến người dân ở nhiều nơi lo tích trữ lương thực, thuốc men, nhu yếu phẩm… để đề phòng dịch bệnh. Đương nhiên chúng ta cần làm tất cả mọi việc trong khả năng để duy trì sự tồn tại của mình, nhưng nếu suy ngẫm cho kỹ thì điều đó cũng không hoàn toàn đảm bảo. Trên thực tếchúng ta mới chỉ quan tâm đến các biện pháp phòng chống bên ngoài, dù rất cần thiết, mà chưa quan tâm đúng mức đến các biện pháp phòng chống từ bên trong tâm mình.

Đức Phật đã giảng muôn vàn giáo pháp nhằm lợi ích chúng sinh, giúp chúng sinh bớt khổ đau, đem lại an vui, hạnh phúc trong đời sống thế gian và tâm linh. Khi dành thời gian suy ngẫm về những điều Đức Phật đã giảng, chúng ta thấy hiện giờ là lúc cần bình tĩnhsáng suốt, dùng cả sức mạnh trí tuệ, tình yêu thương và lòng bi mẫn của mỗi người để chung sức đồng tâm vượt qua chướng nạn này.

Thanh thản với Vô thường

Muốn có sự bình tĩnhsáng suốt trong tâm, chúng ta cần thực hành giáo pháp của Đức Phật về nghiệp, cần quan tâm đến nghiệp của bản thânChúng ta cần thấm nhuần về nghiệp, sự vô thường, quan hệ nhân quả và duyên khởi của vạn pháp trên thế gianGiáo lý về nghiệp của đạo Phật rất đơn giản nhưng đồng thời cũng mô tả rất thâm diệu về sự vô thường biến dịch của đời sống thế giới. Do ảnh hưởng của nghiệp, vạn pháp thế gian lại đều phụ thuộc lẫn nhau, nên thế giới và bản thân mỗi người đều luôn có những thăng trầm. Từ vô thủy đến naychúng ta luôn đối mặt với sự thay đổi vô thường.

Vì có suy nghĩ bám chấp không muốn bản thân hay những người thân phải trải qua những khổ đau của già, bệnh, chết, nên chúng ta thấy sợ hãi khi phải đối mặt với những hiểm nguy. Hiện giờchúng ta thấy sợ hãi vì không muốn bản thân và mọi người mắc phải căn bệnh do virus này gây ra. Mặc dù suy nghĩ này hoàn toàn chính đáng, nhưng chúng ta không được phép để nỗi sợ hãi này chế ngự bản thân. Nếu cứ bám chấp vào các xúc tình phiền não, bị nhấn chìm bởi căng thẳng lo âuchúng ta chỉ mắc kẹt trong những nỗi sợ hãi và chẳng đem lại kết quả gì tốt đẹp.

Chúng ta cần có trí tuệ hiểu biết và chấp nhận sự biến dịch vô thường của thế giớiQuan tâm đến nghiệp của bản thân chỉ đơn giản có nghĩa là chúng ta tự tạo ra sự thay đổi cho bản thân mình bằng cách thực hành các thiện nghiệp. Hiểu được điều này giúp chúng ta thấy bình tĩnh, tự tin trước các biến động vô thường của đời sống và không còn tâm lý sợ hãi, và cũng không hiểu nhầm rằng những gì đang trải qua là sự trừng phạt đối với những ác nghiệp chúng ta đã phạm phải trong quá khứ.

Đức Phật đã chỉ ra rằng vạn pháp trên thế giới đều trải qua quá trình thành – trụ – hoại – không. Để vượt qua hoàn cảnh khó khăn hiện tại, mỗi người chúng ta hãy tự mình tạo ra sự thay đổi. Hoàn cảnh khó khăn hiện tại rồi cũng sẽ trôi qua. Kể cả loại virus đang hoành hành cũng sẽ phải trải qua quy luật biến dịch vô thường này.

Drukpa Viet Nam

Bài đọc thêm:
Sự Thật Về Vô Thường (Thích Thiện Chánh)
Nguyên lý vô thường trong triết học Phật giáo (Tuệ Hạnh dịch)

Advertisement
Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

Thư của Đức Đạt Lai Lạt Ma về đại dịch Coronavirus

Thư của Đức Đạt Lai Lạt Ma về đại dịch Coronavirus

01/04/20206:05 SA(Xem: 12807)
Thư của Đức Đạt Lai Lạt Ma về đại dịch Coronavirus

Thư của Đức Đạt Lai Lạt Ma 2020-03-30 (1)Thư của Đức Đạt Lai Lạt Ma  2020-03-30 (2)

THE DALAI LAMA

30 tháng 3 năm 2020

dalai lamaCác anh chị em thân mến của tôi, tôi đang viết những lời này để đáp lại các khẩn cầu tha thiết từ nhiều người trên khắp thế giới. Ngày nay, chúng ta đang trải qua thời điểm đặc biệt khó khăn do sự bùng phát của đại dịch vi rút corona.

Thêm vào đó, các vấn đề tiếp theo mà nhân loại phải đối mặt là sự biến đổi khắc nghiệt của khí hậu. Nhân đây, tôi xin bày tỏ sự ngưỡng mộ và lòng biết ơn của tôi đối với mọi chính phủ trên khắp thế giớibao gồm cả Chính phủ Ấn Độ, đối với các bước họ đang thực hiện để vượt qua thách thức lớn này.

Truyền thống triết học Ấn Độ cổ đại có nói về sự hiện sinhtồn tại và hủy hoại của thế giới theo thời gian. Trong số các nguyên nhân của sự hủy diệt là xung đột vũ trang và tật bệnh, điều này phù hợp với những gì chúng ta đang trải qua ngày nay. Tuy nhiên, bất chấp những thách thức chúng ta phải đối mặt to lớn đến thế nào, sinh vật sống, bao gồm cả con người, đã cho thấy một khả năng sinh tồn mãnh liệt.

Cho dù tình hình có khó khăn đến đâu, chúng ta nên tin tưởng vào khoa học và trí tuệ của con người với quyết tâm và lòng can đảm để vượt qua những vấn đề như hiện nay. Đối mặt với các mối đe dọa đối với sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta, việc cảm thấy lo lắng và sợ hãi là điều tự nhiênTuy nhiên, tôi có lời khuyên chân thành sau như một sự an ủi cho bạn lúc này: “KHÔNG CÓ ĐIỀU GÌ PHẢI LO LẮNG CẢ, NẾU CÓ VIỆC GÌ ĐÓ CẦN LÀM – HÃY LÀM ĐI; CÒN NẾU CHƯA LÀM ĐƯỢC, THÌ LO LẮNG MẤY CŨNG KHÔNG GIÚP ĐƯỢC GÌ.”

Tất cả mọi người hiện đang cố gắng hết sức để ngăn chặn sự lây lan của vi rút corana. Tôi hoan nghênh nỗ lực phối hợp của các quốc gia để hạn chế mối đe dọa này. Đặc biệt, tôi đánh giá cao sáng kiến mà Ấn Độ đã thực hiện với các quốc gia trong khu vực SAARC, thiết lập một quỹ trợ cấp khẩn cấp và một lập trình công nghệ trao đổi thông tin, hiểu biết và các thẩm định để giải quyết sự lây lan của Covid-19. Điều này cũng sẽ phục vụ như là một mô hình đối phó với các cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lai.

Tôi hiểu rằng do hậu quả của sự cần thiết phong toả trên toàn thế giới, nhiều người đang phải đối mặt với những khó khăn to lớn do mất sinh kế sinh nhai. Đối với những người không có cuộc sống thu nhập ổn định đây là một cuộc đấu tranh để tồn tại hàng ngày.

Tôi tha thiết kêu gọi các nhà chức trách làm mọi thứ có thể để hỗ trợ cho các bà con thiếu may mắn trong cộng đồng chúng ta.

Tôi cũng dành sự biết ơn đặc biệt cho các nhân viên y tế – bác sĩ, y tá và các nhân viên hỗ trợ khác – những người đang làm việc trên tuyến đầu bất chấp nguy hiểm để cứu người. Đây thật sự là hành động của lòng từ bi.

Với những xúc cảm chân thành dành cho các anh chị em trên khắp thế giới đang trải qua những tháng ngày khó khăn này, tôi cầu nguyện cơn cho đại dịch mau chấm dứt để sự bình yên và hạnh phúc sớm được trở lại.

Chân thành cầu nguyện,
DALAI LAMA
Dịch Việt: Lac Tam

MỤC LỤC
PHẬT GIÁO & CƠN ĐẠI DỊCH CORONAVIRUS

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Hậu trường chính trị: Khi TQ gây sóng gió ở nhiều vùng biển

Hậu trường chính trị: Khi TQ gây sóng gió ở nhiều vùng biển

Đã đến lúc các nước trong khu vực phải cùng phối hợp để đấu tranh lên án các hành vi gây quan ngại, ẩn chứa rủi ro khó lường cho an ninh và ổn định chung.

Những ngày qua, nhiều vùng biển ở khu vực tây Thái Bình Dương liên tục căng thẳng mỗi khi hải quân Trung Quốc hiện diện. Giữa tháng 2, Bắc Kinh thông báo tập trận phòng không ở khu vực tây Thái Bình Dương. Cũng trong tháng 2, tàu chiến Trung Quốc đã chiếu laser vào máy bay trinh sát Mỹ ở vùng biển Philippines.
Đến tháng 3, bên cạnh cuộc tập trận chống tàu ngầm trên Biển Đông, Bắc Kinh cũng điều động quân đội tập trận nhiều lần ở khu vực eo biển Đài Loan.
Và đầu tháng 4, nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc đã đi từ khu vực biển Hoa Đông, vòng qua Đài Loan và đi xuống hướng nam đến Biển Đông. Hướng đi của hải trình này được giới nghiên cứu xem như một động thái răn đe nhiều bên như Nhật Bản, Đài Loan, các nước Đông Nam Á.
Có thể nói, chưa có thời điểm nào như hiện nay, quân đội Trung Quốc có nhiều hành động gây quan ngại ở nhiều vùng biển, nhằm vào nhiều bên trong khu vực. Đáng nói là những hành vi trên diễn ra khi các nước trong khu vực đang phải căng mình ứng phó dịch bệnh, bất chấp cả việc đã bị Tòa trọng tài thường trực ở The Hague (PCA, Hà Lan) bác bỏ chủ quyền mà Trung Quốc tuyên bố trên Biển Đông.
Giữa tình thế như vậy, đã đến lúc, các nước trong khu vực phải cùng phối hợp để đấu tranh lên án các hành vi gây quan ngại, ẩn chứa rủi ro khó lường cho an ninh và ổn định chung.
Categories: Biển Đông | Leave a comment

TBT báo Đức gửi thư cho Tập Cận Bình: “Ông đang gây nguy hiểm cho toàn thế giới”

TBT báo Đức gửi thư cho Tập Cận Bình: “Ông đang gây nguy hiểm cho toàn thế giới”

BILD

TBT Julian Reichelt

Dịch giả: Hiếu Bá Linh

16-4-2020

Chủ tịch TQ Tập Cận Bình. Photo: picture alliance / Photoshot

Thưa ông Chủ tịch Tập Cận Bình!

Đại sứ quán của ông ở Berlin đã gửi cho tôi một bức thư ngỏ vì tờ báo BILD của chúng tôi đã đặt vấn đề rằng, Trung Quốc có phải bồi thường thiệt hại kinh tế khổng lồ do virus corona hiện đang gây ra trên toàn thế giới hay không.

Đại sứ quán của ông gọi đó là “bỉ ổi” và buộc tội tôi là “kích động chủ nghĩa dân tộc“. Hãy để tôi nói một vài điều về việc đó.

1. Ông cai trị nước ông bằng cách theo dõi, kiểm soát. Ông sẽ không trở thành chủ tịch nước nếu không có sự theo dõi, canh chừng. Ông có thể theo dõi mọi thứ, mọi người dân, nhưng ông không theo dõi các chợ thú vật có nguy cơ dịch bệnh cao ở nước ông. Ông đóng cửa bất cứ tờ báo nào hay trang web nào mà chỉ trích phê bình, nhưng ông không đóng cửa quán bán cháo dơi. Ông không chỉ theo dõi nhân dân của ông, mà còn gây nguy hại cho họ – và qua đó với cả thế giới.

2. Theo dõi kiểm soát dẫn đến mất tự do. Con người không có tự do thì không thể sáng tạo. Con người không sáng tạo thì không thể phát minh ra bất cứ điều gì. Đó là lý do tại sao ông đã biến đất nước của mình trở thành nhà vô địch thế giới về trộm cắp tài sản trí tuệ. Trung Quốc làm giàu cho chính mình bằng những phát minh của người khác thay vì phát minh ra chính nó. Nguyên do là vì ông không để những người trẻ tuổi ở đất nước ông tự do suy nghĩ. Món hàng xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc mà không ai muốn, nhưng mặc dù thế nó đã đi khắp thế giới, đó là virus corona.

3. Khi ông, chính phủ của ông và các nhà khoa học của ông đã biết từ lâu rằng, virus corona được truyền từ người sang người, nhưng ông lại để thế giới trong bóng tối của sự bưng bít. Các chuyên gia hàng đầu của ông đã không trả lời điện thoại, không trả lời e-mail khi các nhà nghiên cứu phương Tây muốn biết chuyện gì đang xảy ra ở Vũ Hán. Do quá tự hào dân tộc, nên ông không dám nói ra sự thật, vì ông cảm thấy sự thật đó là một sự ô nhục của quốc gia.

4. Báo Washington Post tường thuật rằng các phòng thí nghiệm ở Vũ Hán đã nghiên cứu virus corona ở dơi mà không đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn cao nhất. Tại sao phòng thí nghiệm độc hại của ông không được bảo đảm an toàn như nhà tù chính trị? Ông có thể giải thích điều đó với những góa phụ đau buồn, con gái, con trai, chồng, cha mẹ của các nạn nhân Corona trên khắp thế giới?

5. Ở đất nước của ông, mọi người đang thì thầm về ông. Quyền lực của ông đang dần sụp đổ. Ông đã tạo ra một Trung Quốc mập mờ, không minh bạch, từ một quốc gia giám sát và kiểm soát một cách vô nhân đạo và bây giờ là nước làm lây lan dịch bệnh chết người. Đây chính là di sản chính trị của ông.

Đại sứ quán của ông viết rằng có lẽ tôi không xứng đáng với “tình hữu nghị truyền thống giữa 2 dân tộc chúng ta“. Tôi cho rằng ông coi là “tình hữu nghị” vĩ đại khi hiện nay ông hào phóng gửi khẩu trang đi khắp thế giới. Tôi không gọi cái đó là tình hữu nghị, mà là một thứ chủ nghĩa đế quốc nực cười. Ông muốn làm Trung Quốc mạnh lên bằng một dịch bệnh xuất phát từ Trung Quốc. Tôi không tin rằng, qua đó, quyền lực cá nhân của ông còn có thể cứu vãn được. Tôi tin rằng sớm hay muộn corona sẽ kết thúc sự nghiệp chính trị của ông.

Trân trọng

Julian Reichelt

Tổng biên tập báo Bild

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Sự kiện mới ở biển Đông

Sự kiện mới ở biển Đông

Trương Nhân Tuấn

14-4-2020

Hôm nay 14 tháng 4, trang nhà của Ủy ban Ranh giới thềm lục địa thuộc LHQ thấy đăng hai công hàm mới của VN. Cả hai cùng đề ngày 10 tháng tư 2020. Như vậy, VN gởi tất cả 3 công hàm trong vòng 10 ngày.

Công hàm số một là công hàm ký ngày 30/3/2020, mục đích: 1/ phản biện các yêu sách của TQ vì các yêu sách này vi phạm đến chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN, 2/ khẳng định chủ quyền của VN tại HS và TS và 3/ khẳng định Luật Biển 1982 là cơ sở pháp lý duy nhứt, quy định toàn diện và triệt để về phạm vi quyền được hưởng vùng biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Công hàm số 2 ký ngày 10/4/2020, mục đích “đáp lời” công hàm của Mã lai ngày 12/12/2019, liên quan đến “hồ sơ thềm lục địa mở rộng” của Mã lai nộp Ủy ban ranh giới thềm lục địa. Lập trường của VN theo công hàm này là nhắc lại điều 76(10) của Luật Biển 1982. Theo đó, hoạt động của Ủy ban không làm “phương hại” (préjure) đến việc phân định ranh giới thềm lục địa giữa hai quốc gia đối diện hay liền kề.

Điều quan trọng trong công hàm này là “lời bảo lưu” của VN: “Quyền đệ trình các thông tin liên quan về ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải tại các khu vực khác ở Biển Đông“.

Tức là trong thời gian tới VN sẽ đệ trình “hồ sơ thềm lục địa mở rộng khu vực miền Trung”.

Nhắc lại Hồ sơ vùng thềm lục địa phía Bắc của VN nộp ngày 7 tháng năm 2009. Hồ sơ vùng phía Nam, cộng tác chung với Mã lai, nộp ngày 6 tháng năm 2009. Cả hai hồ sơ này của VN đều bị TQ phản đối.

Công hàm số 3 ký ngày 10/4/2020, mục đích “phản biện” lập trường của Phi qua công hàm 6/3/2020, tuyên bố Kalayaan (tức Trường Sa của VN) thuộc chủ quyền của nước này.

Nội dung công hàm: “Việt Nam khẳng định chủ quyền HS và TS có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế. Việt Nam cũng có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình đối với các vùng biển ở Biển Đông được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982“.

Theo tôi, nhìn chung VN đang “tranh đấu” với TQ ở hai mặt:

Về pháp lý: Có lẽ VN đang thông qua Ủy ban ranh giới thềm lục địa thuộc LHQ, với hai dụng cụ: Luật Biển 1982 và Phán quyết PCA 14-7-2016. Mục đích “hóa giải” các yêu sách ngang ngược của TQ ở Biển Đông.

Sắp tới VN sẽ “bước thêm bước nữa” qua việc nộp hồ sơ “Thềm lục địa mở rộng” khu vực miền Trung.

Về “thực địa”: VN có những hành vi “táo bạo” so với trước đây, qua các việc tàu đánh cá của VN đánh bắt trong khu vực biển thuộc Hoàng Sa, gần đảo Phú Lâm, hay các khu vực khác cận bờ biển TQ (mà báo chí TQ tố cáo). Khu vực biển (An vĩnh – Amphitrite) thuộc Hoàng Sa, từ năm 1956, thuộc quyền kiểm soát của TQ. Hành vi này có lẽ VN muốn khẳng định vùng biển Hoàng Sa xưa nay là “ngư trường truyền thống” của VN. Chiếc tàu cá này bị hải cảnh TQ đâm chìm.

Điểm son là bộ Ngoại giao VN thành công vận động Mỹ và Phi ủng hộ lập trường của mình trong vụ phản đối TQ, ở hành vi “hải tặc” của nước này là đâm chìm tàu cá của VN.

Tuy nhiên, TQ đã có những hành vi đáp trả khác, leo thang nguy hiểm vào hôm qua. TQ cho giàn khoan tiếp cận bờ biển Qui Nhơn của VN, cũng như cho hạm đội Liêu Ninh vào Biển Đông.

Những ngày tới ta sẽ biết hành vi của TQ là có “uy hiếp” VN hay không. Dĩ nhiên ta cũng chờ thái độ của Mỹ phản ứng ra sao. Còn VN chắc chắn phải bảo vệ bằng mọi giá chủ quyền các đảo ở TS. Mất các đảo này là VN “mất hết”.

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Virus corona: Dân Mỹ nhà nhà nhận tiền từ chính phủ Donald Trump

Virus corona: Dân Mỹ nhà nhà nhận tiền từ chính phủ Donald Trump

Duy nhất một khách bộ hành tại ngã tư đường ở San Francisco tuần quaBản quyền hình ảnhBÙI VĂN PHÚ
Image captionDuy nhất một khách bộ hành tại ngã tư đường ở San Francisco tuần qua

Một tháng qua, virus corona (Covid-19) đã làm cho kinh tế Hoa Kỳ và nhiều nước trên thế giới suy sụp.

Virus corona và viễn cảnh kinh tế Việt Nam

Virus corona: Kinh tế Trung Quốc sụt giảm lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ

Virus corona: Cách ly xã hội có làm kinh tế VN suy sụp?

Một số giải pháp cho kinh tế Việt Nam mùa dịch Covid-19

Với bệnh dịch lan tràn, ở Mỹ đã có 700 nghìn ca bệnh và 35 nghìn tử vong. Thế giới có hơn 2 triệu ca nhiễm, 144 nghìn tử vong. Ngoài Hoa Kỳ, châu Âu cũng có số ca nhiễm và tử vong cao.

Từ giữa tháng Ba chính quyền liên bang Mỹ có lệnh cấm tụ họp trên 10 người. Ngay sau đó nhiều tiểu bang ban hành lệnh cấm túc. Mọi người ở nhà. Ra đường cần đeo khẩu trang, giữ khoảng cách 2 mét xa nhau.

Các hãng xưởng, cơ sở thương mại không phục vụ nhu cầu thiết yếu của dân đều đóng cửa. Chỉ còn siêu thị, trung tâm y tế, bệnh viện và một số dịch vụ giới hạn mở cửa.

Rất nhiều người đang có việc làm bỗng dưng phải nghỉ. Mức thất nghiệp tại Hoa Kỳ vào tháng 3/2020 đang ở mức 3.5%, thấp nhất trong hơn nửa thế kỷ qua, sang giữa tháng 4 lên hơn 10%, với 22 triệu người đã khai thất nghiệp trong bốn tuần lễ qua.

Khi khủng hoảng bệnh dịch bắt đầu bùng phát, chính phủ Mỹ, nghĩa là quốc hội làm luật và tổng thống ký ban hành, đã chi ngay hơn 8 tỉ đô la cho việc phòng chống sự lây lan của Covid-19 mà tôi xin gọi theo kiểu Việt Nam là ‘Cô Vi’.

Trạm thu phí lên cầu Bay Bridge vào San Francisco thường kẹt xe nay vắng vẻ vì nạn dịch Cô ViBản quyền hình ảnhBÙI VĂN PHÚ
Image captionTrạm thu phí lên cầu Bay Bridge vào San Francisco thường kẹt xe nay vắng vẻ vì nạn dịch Cô Vi

Luật cứu nguy kinh tế

Đầu tháng này chính phủ Trump ban hành luật cứu nguy kinh tế, tên tắt là CARES (The Coronavirus Aid, Relief, and Economic Security Act) để chi ra tất cả 2 nghìn 200 tỉ đô la.

Khoảng 175 triệu dân sẽ nhận được tiền trợ giúp của chính phủ trong thời kỳ khó khăn.

Số tiền dân nhận được, căn bản là 1200 đôla cho một người có mức thu nhập AGI (Adjusted Gross Income) 75 nghìn đô la một năm hay ít hơn, tức là số thu nhập sau khi đã trừ đi một số khoản chi tiêu như trả nợ học phí, tiền bỏ vào quỹ hưu trí IRA hay tiền bỏ vào quỹ y tế HSA.

Theo tôi tìm hiểu, trong một gia đình Mỹ, hay Mỹ gốc Việt, hai vợ chồng khai thuế chung, với mức dưới 150 nghìn đôla một năm sẽ nhận được 2400 đôla. Nếu có con dưới 17 tuổi, mỗi trẻ sẽ nhận được 500 đôla.

Nếu mức lương AGI của một người cao hơn 75 nghìn và thấp hơn 99 nghìn đôla, số tiền nhận được sẽ ít đi 5 đôla cho mỗi 100 đôla thu nhập cao hơn 75 nghìn.

Thí dụ với thu nhập AGI là 75.100 đôla thì người đó sẽ nhận được 1195 đôla trợ giúp. Nếu là 75.200 đôla thỉ chỉ nhận 1190 đôla trợ cấp.

Cho đến mức thu nhập AGI 99 nghìn đô la hay cao hơn cho một người, 198 nghìn cho hai vợ chồng, thì sẽ không nhận được tiền trợ cấp.

Hơn 60 triệu người đã nhận được số tiền này chuyển thẳng vào tài khoản cá nhân, nếu đã khai thuế năm 2018 hay 2019 và trong hồ sơ có để sẵn số tài khoản ngân hàng.

Trong những tuần tới đến lượt những người hưu trí, mà không khai thuế mỗi năm, sẽ nhận được tiền trợ cấp.

Những ai làm hồ sơ thuế không ghi số tài khoản ngân hàng thì chính phủ sẽ gửi ngân phiếu đến nhà, nhưng phải chờ ít ngày nữa mới nhận được.

Đặc biệt lần này chi phiếu từ bộ ngân khố gửi ra sẽ có chữ ký của Tổng thống Donald Trump bên góc trái. Một sự kiện chưa bao giờ có trong lịch sử Hoa Kỳ.

Tác giả theo khuyến cáo của nhà nước đeo khẩu trang khi ra đườngBản quyền hình ảnhBÙI VĂN PHÚ
Image captionTác giả theo khuyến cáo của nhà nước đeo khẩu trang khi ra đường

Theo kế hoạch, đến tháng 9 thì tất cả mọi người dân sẽ nhận được trợ cấp của chính phủ từ luật CARES.

Với 22 triệu người vừa mất việc và đã khai xin trợ cấp thất nghiệp, ngoài tiền thất nghiệp tính theo thời gian làm việc, mức lương trung bình và tùy từng tiểu bang thì mỗi người còn nhận được thêm khoản tiền 600 đôla mỗi tuần.

Thí dụ tiền thất nghiệp của một cư dân California bình thường từ 40 đến tối đa 450 đôla một tuần, nay cộng thêm 600 đôla theo luật CARES thì một người thất nghiệp sẽ nhận một tuần từ 640 đến 1050 đôla.

Trước khi có khủng hoảng, người mất việc được tiền thất nghiệp trong 26 tuần, với luật cứu nguy kinh tế sẽ được nhận đến 39 tuần.

Ngân sách cho luật cứu nguy chi nhiều nhất là trợ giúp trực tiếp đến cho dân, 603 tỉ đôla hay 30% ngân sách CARES.

Các tập đoàn thương mại lớn nhận được 500 tỉ đôla, 25% ngân sách CARES, là tiền các đại công ti được vay, hay giúp các hãng máy bay tiếp tục trả lương, trả bảo hiểm cho nhân viên.

Giới tiểu thương nhận được 377 tỉ đôla trợ giúp, 19% của CARES, qua các khoản cho vay dễ dàng, không phải trả món nợ đang có và có tiền để giúp duy trì cũng như phục hồi cơ sở.

Chính quyền tiểu bang và các cấp địa phương được 340 tỉ đôla, 17% ngân sách cứu nguy, để đối phó với nạn dịch và các chi phí liên quan đến giáo dục, từ đại học xuống đến lớp mẫu giáo như việc thiết lập các chương trình học trực tuyến.

Đường phố San Francisco trong những ngày phòng chống dịch Cô ViBản quyền hình ảnhBÙI VĂN PHÚ
Image captionĐường phố San Francisco trong những ngày phòng chống dịch Cô Vi

Chăm sóc sức khoẻ, giúp đỡ dân

Dịch vụ công cộng nhận 9%, khoảng 180 tỉ đôla, chi cho các bệnh viện công, chi cho việc chăm sóc sức khoẻ cựu chiến binh, lập kho dự trữ trang thiết bị y tế, cung cấp thực phẩm cho trẻ em.

Với luật CARES, đời sống kinh tế, xã hội của người dân đã được chính phủ quan tâm giúp đỡ.

Câu hỏi chủ yếu đặt ra là khi đã mở cửa sinh hoạt đời sống trở lại, từ từ và có kiểm soát để phòng bịnh dịch tái bùng phát, khi đó người dân có chi tiêu ngay số tiền trợ cấp đã nhận được để giúp phục hồi kinh tế.

Năm 2008-09 cũng vì khủng hoảng kinh tế tài chánh, chính phủ của Tổng thống George W. Bush (con) rồi sang đến thời Tổng thống Barack Obama cũng có những gói kích thích kinh tế, nhưng người dân không trực tiếp nhận được nhiều tiền trợ cấp như hiện nay, mà đa phần qua hình thức giảm thuế. Dân không có tiền tiêu xài ngay nên kinh tế khi đó đã không phục hồi nhanh như mong muốn.

Lần này, với ngân sách cho CARES gấp đôi ngân sách kích thích kinh tế trước đây, không ai ngoài Tổng thống Donald Trump là người mong cho kinh tế sớm phục hồi để được lòng dân trong ngày bầu cử 3/11 tới đây.

Trong 40 năm qua, với bảy tổng thống Mỹ chỉ có hai trụ lại ở Tòa Bạch Ốc một nhiệm kỳ. Đó là tổng thống Jimmy Carter và tổng thống George W.H. Bush (cha) không tái đắc cử vì kinh tế năm họ tái tranh cử chỉ có một màu xám xịt.

Điều đó có xảy ra trong vài tháng tới trong năm tranh cử lần này hay không thì khó tiên đoán, vì bài học kinh tế căn bản nhập môn gọi: “Economy is state of mind”, người dân vui có tiền thì mua sắm, tiêu dùng thì kinh tế sẽ mầu hồng. Còn băn khoăn lo lắng thì kinh tế sẽ ảm đạm.

Trước mắt ta thấy rõ là ngoài việc tung ra các khoản cứu trợ Tổng thống Trump muốn nới lỏng các giới hạn phòng ngừa Covid-19 bắt đầu từ ngày 1/5 với mục tiêu đưa nước Mỹ trở lại đời sống bình thường càng sớm càng tốt.

Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một giảng viên đại học cộng đồng và là nhà báo tự do từ vùng Vịnh San Francisco, California.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Blog at WordPress.com.