Công ty Smithfield Foods, nhà sản xuất và chế biến thịt lợn lớn nhất thế giới, đã trở thành ổ dịch lớn về Covid-19 tại Mỹ. Ít người biết rằng, ông chủ của công ty này – tỷ phú Vạn Long (Wan Long) là người có quan hệ mật thiết với chính quyền Trung Quốc.
Mới đây, Smithfield Foods đã phải đóng cửa các nhà máy ở ba bang tại Mỹ sau khi xuất hiện một loạt các ca nhiễm virus Vũ Hán ở cơ sở tại thành phố Sioux Falls, tiểu bang Nam Dakota của nhà máy.
Cụ thể, sau khi bệnh nhân đầu tiên được phát hiện tại cơ sở sản xuất của Smithfield Foods ở thành phố Sioux Falls, tiểu bang Nam Dakota vào ngày 26/3, cơ sở này đã nhanh chóng trở thành tâm chấn bùng phát virus Vũ Hán.
Theo thống kê của Sở Y tế Nam Dakota, vào ngày 15/4, đã có hơn 518 nhân viên tại cơ sở này cho kết quả dương tính với virus, ngoài ra còn có 126 người không phải là nhân viên của Smithfield bị nhiễm bệnh sau khi tiếp xúc với những nhân viên này.
Tờ The Epoch Times dẫn tin từ ba nhân viên giấu tên cho biết, một tháng trước khi ca nhiễm virus Vũ Hán đầu tiên được xác nhận tại cơ sở này, đã có đại diện từ công ty mẹ của Smithfield ở Trung Quốc đến thăm.
Ngoài ra, hai nhân viên giấu tên nói với tờ The Epoch Times rằng, Giám đốc điều hành của WH Group, công ty chế biến thực phẩm và thịt Trung Quốc – công ty mẹ của Smithfield Foods cũng thường xuyên đến thăm cơ sở này.
Ban đầu, Smithfield Foods là một doanh nghiệp Mỹ, nhưng bị mua lại bởi một công ty Trung Quốc có tên là WH Group vào năm 2013. Đây được coi là thương vụ thâu tóm lớn nhất của một công ty Trung Quốc đối với một doanh nghiệp Hoa Kỳ vào thời điểm đó. Thương vụ này đã khiến WH Group – khi đó gọi là Shuanghui International – trở thành nhà sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới.
Theo tờ The Epoch Times, chủ sở hữu của WH Group, ông Vạn Long, là thành viên của Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc, cơ quan lập pháp của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Theo Tạp chí Phố Wall, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã trải rộng con đường cho ông Vạn Long giành thống trị trên thị trường thịt lợn ở nước này.
Đồng thời là giám đốc điều hành WH Group, ông Vạn Long đã bắt đầu sự nghiệp tại một nhà máy chế biến thịt ở Tháp Hà, Hà Nam, Trung Quốc. Sau khi leo lên hàng ngũ lãnh đạo, vào lúc cổ phần hóa, ông đã mua lại công ty từ chính phủ vào năm 2006 với giá 326 triệu USD. Một người đồng sáng lập công ty này là Ôn Vân Tùng (Winston Wen), con trai của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Ôn Gia Bảo. Ông Ôn Vân Tùng đã đầu tư vào công ty và có lúc nắm giữ tới 4% cổ phần, theo Tạp chí Phố Wall.
Trước đó, vào năm 2019, khi dịch sốt heo châu Phi hoành hành ở Trung Quốc, Smithfield đã chuyển hướng sản xuất tại ít nhất một nhà máy ở Mỹ sang hướng chỉ cung cấp thịt cho thị trường Trung Quốc. Công ty đã làm như vậy dù biết rằng động thái này có thể tạo ra sự thiếu hụt thịt lợn ở Hoa Kỳ vào năm 2020. Giám đốc mua nguyên vật liệu của Smithfield, Arnold Silver, từng nói tại một hội nghị công nghiệp vào cuối năm 2019 rằng việc bán hàng cho Trung Quốc có thể sẽ tạo ra sự thiếu hụt thịt xông khói và giăm bông cho người tiêu dùng Mỹ.
Mặc dù nhà máy Sioux Falls của Smithfield không phải là cơ sở chế biến thịt duy nhất của Hoa Kỳ có các nhân viên bị nhiễm COVID-19, nhưng quy mô bùng phát dịch ở đây là tồi tệ nhất. Các hãng khác, gồm Sanderson Farms, nhà sản xuất gia cầm lớn thứ ba ở Hoa Kỳ, đã báo cáo 15 trường hợp dương tính với virus Vũ Hán vào đầu tháng Tư. Tyson Foods, hãng chế biến và tiếp thị lớn thứ hai thế giới về thịt gà, thịt bò và thịt lợn, ngày 14/4 đã báo cáo 30 trường hợp dương tính tại một trong những nhà máy ở Washington. Maple Leaf Food, Cargill, West Liberty Foods và JBS cũng phải đóng cửa một số nhà máy sau khi nhân viên hoặc cư dân địa phương được xác nhận có COVID-19.
Khi còn nhỏ, chúng ta luôn nợ cha mẹ và thường nghĩ, khi lớn lên có tiền rồi, có điều kiện rồi, mình sẽ hiếu thảo với cha mẹ. Trên thực tế, khi trưởng thành, rất nhiều người kết hôn rồi sinh con, họ dành nhiều thời gian cho gia đình nhỏ của mình mà chưa làm tròn bổn phận của người con.
Chúng ta luôn mong muốn điều tốt nhất cho con cái nhưng lại thường không sắp xếp tốt quan hệ với cha mẹ. Vậy nên nhiều người có thể tự hào rằng mình đã làm hết sức vì con cái nhưng với cha mẹ vẫn chưa đối xử tốt.
Mẹ chăm lo cho chúng ta từng bữa ăn giấc ngủ khi mới sinh ra đời, nuôi dạy ta khôn lớn, làm việc vất vả để chúng ta được đi ăn học thành tài. Về cơ bản chúng ta thiếu nợ mẹ rất nhiều, vậy nên báo hiếu không thể đợi. Sự chờ đợi trong tình huống này sẽ chỉ mang tới hối hận. Mời bạn cùng đọc truyện ngắn dưới đây.
01
Khi đang lúi húi trong bếp, bà Mai nhận được cuộc điện thoại của anh trai dưới quê gọi lên “Mai ơi, mẹ đi rồi, bà vẫn chưa kịp gặp em…” Nghe tới đây, bà Mai ngồi sụp xuống đất, nước mắt rơi lã chã, một cảm xúc đau đớn như cú đánh giáng mạnh vào tim bà.
Miệng bà khô khốc và bà không thể nói bất cứ lời nào. Lúc này, cháu gái Huệ Nhi chạy xuống bếp muốn hỏi bà nấu ăn xong chưa, trông thấy cảnh bà ngoại ngồi khóc thẫn thờ dưới sàn, bé hoảng hốt hét lên: “Mẹ, bà bị ngã, bà cứ khóc không dừng”.
Hà Thu đang thu dọn quần áo ngoài ban công. Nghe tiếng con gái, liền vội chạy xuống, đỡ lấy tay mẹ: “Mẹ à, có chuyện gì vậy, mẹ đứng dậy được không?”
Bà Mai nhìn cháu gái, rồi nhìn sang con gái, bà lại lã chã hai dòng nước mắt. Một lúc sau, bà mới bình tĩnh rồi nói: “Bà ngoại đi rồi”.
Hà Thu nghe vậy cũng bất giác rơi lệ rồi òa khóc. Bà ngoại đã 83 tuổi, cô không nhớ nổi lần cuối gặp bà là khi nào. Lần đó cô về quê và bà ngoại trông vẫn rất khỏe. Nhưng làm sao mà bà ra đi nhanh vậy được? Hà Thu vốn nghĩ bà sẽ còn sống lâu lắm nhưng không ngờ thời gian thật tàn khốc.
“Mẹ thực sự hối hận, mẹ đã không hiếu thảo. Mẹ tới để giúp con, nhưng mẹ lại không thể chăm sóc bà ngoại trong những ngày cuối đời”, bà Mai nói.
Cả đời này, bà Mai đã luôn vất vả lo cho con gái nhưng bà đã để mẹ mình chờ đợi quá lâu, và cuối cùng vẫn không thể chăm sóc mẹ.
02
Bà ngoại qua đời, trong lòng Hà Thu cũng rất muộn phiền, vì từ nhỏ, cô đã được bà ngoại nuôi dưỡng. Hồi đó điều kiện nhà cô rất khó khăn, bà Mai không cách nào khác là đem cô gửi về cho bà ngoại trông.
Hà Thu nhớ khi còn nhỏ, bà ngoại hỏi cô “Hà Thu à, lớn lên con có hiệu thuận với bà ngoại không?”
“Bà ơi, cháu yêu bà nhất. Con phải hiếu thảo với cháu khi lớn lên.”
Nghĩ lại, cô thấy mình đã không thực hiện được lời hứa này. Sau khi lớn lên, Hà Thu dần bận rộn với việc học hành. Lên đại học, Hà Thu lại đi học ở thành phố khác, và chỉ về quê thăm bà một vài dịp như nghỉ hè, năm mới.
Học đại học xong thì cô bận yêu và kết hôn. Hà Thu lấy chồng xa. Mẹ cô ban đầu phản đối. Bà Mai không nói rõ vì sao bà không muốn con gái lấy chồng xa, nhưng bà sợ, nhỡ sau này già cả, muốn gặp con cũng khó. Nhưng điều bà không ngờ là ngay đến mẹ mình, bà cũng không thể gặp mặt lần cuối.
Sau khi nghỉ hưu, bà Mai muốn về quê ở cùng mẹ, làm tròn chữ Hiếu. Nhưng lúc này lại có chuyện khó xử xảy ra: Mẹ chồng Hà Thu không muốn trông cháu, cô đành gọi mẹ lên thành phố giúp trông con.
Lần đầu sinh con, Hà Thu vừa bỡ ngỡ vừa lo lắng. Bà Mai lo cho con gái nên quyết định lên ở với con mấy tháng, bà về nhà vội vàng đóng gói đồ đạc rồi nhờ con rể đặt vé.
Lúc đó bà Mai đến gặp mẹ. Mẹ bà gần 80 tuổi nhưng vẫn còn khỏe mạnh: “Không sao, con lên với cái Thu đi, làm mẹ không thể không đến, con gái mới sinh lần đầu mà”.
03
Ban đầu, bà Mai nói với con gái, chăm con chăm cháu hai tháng rồi sẽ về quê. Nhưng sau khi kỳ nghỉ sản kết thúc, Hà Thu lại phải tới nhờ mẹ, bởi vì cô phải đi làm, phải kiếm tiền, mà mẹ chồng lại không muốn trông cháu. Mặc dù từ quê lên nhà con gái, ngồi máy bay cũng nhanh thôi, nhưng khi ở cùng con, bà Mai bị cuốn vào biết bao nhiêu việc, mãi vẫn không thể trở về quê chăm sóc mẹ già.
Bà Mai ở nhà con gái, việc gì cũng bắt tay vào làm, làm việc nhà, chăm cháu, nấu ăn. Hà Thu còn quá trẻ, cảm thấy nhờ vả mẹ cũng là chuyện bình thường, ai chẳng vậy, lâu dần cũng thành quen.
Rất nhiều cô gái đều cảm thấy với mẹ mình thì cãi lại một chút cũng không sao, nhưng với mẹ chồng thì không dám. Hà Thu cũng thuộc kiểu người này, đôi khi cô tranh cãi với mẹ về việc nuôi dạy con cái. Tuy nhiên sau đó rất nhanh, hai mẹ con lại làm hòa.
Mặc dù Hà Thu không thích những quy tắc của mẹ, nhưng cô vẫn cần nhờ mẹ giúp chăm sóc con. Mãi tới khi Huệ Nhi lên hai tuổi rưỡi, bà Mai mới rảnh được một chút. Khi bà định về quê sống thì Hà Thu nói, hy vọng mẹ có thể ở lại, cháu gái cũng thích bà sống ở đây.
Vậy là kế hoạch của bà Mai bị trì hoãn hết lần này lần khác. Bà Mai cũng lo lắng cho mẹ già ở quê, nhưng Hà Thu an ủi bà: “Mẹ à, không sau đâu, còn có bác Tú ở quê chăm bà mà”.
Đó là những gì Hà Thu nói! Bây giờ nghĩ lại, cô thấy hối hận về những lời ấy và sự ích kỷ của mình. Một bà lão hơn 80 tuổi còn bao nhiêu thời gian, vậy mà cô chỉ quan tâm đến hạnh phúc trong gia đình nhỏ của mình. Bà Mai cũng hối hận vì đã dành quá nhiều thời gian cho con gái mà bỏ qua mẹ mình. Đợi, đợi, đợi khi bà muốn hiếu thảo, thì mẹ đã không còn nữa rồi.
04
Nhiều đêm, nghĩ về mẹ mình làm việc chăm chỉ suốt đời, rồi nghĩ về bản thân, bà Mai lại rơi nước mắt. Hà Thu cũng rất đau khổ, cô thấy mình đã không làm tròn chữ Hiếu. Mặc dù mẹ chồng không giúp chăm cháu nhưng sao bản thân mình không thể tự lập, cứ phải nhờ vả mẹ? Thật ra thì tự mình làm cũng được mà, chỉ là bận rộn hơn một chút, vậy thôi.
Bởi vì cảm thấy là mẹ ruột, mẹ giúp đỡ một chút cũng không có gì, như là “đương nhiên phải vậy”, bây giờ nhìn lại, Hà Thu thấy mình thật quá bất hiếu. Hơn nữa lấy chồng xa rồi, mà cô vẫn phải nhờ mẹ giúp, cô cảm thấy mắc nợ mẹ quá nhiều.
Cả nhà cô cùng mẹ về quê lo hậu sự cho bà ngoại. Đã lâu rồi cô không về quê, nhưng lần này không là cảm giác háo hức vui vẻ, mà là đau khổ dằn vặt. Cô luôn sợ mình chăm lo cho con không tốt, nhưng đối với mẹ mình lại không ngừng đòi hỏi, mà chính bà Mai cũng mắc nợ đối với mẹ bà.
Khi cùng con cháu trở về, tâm trạng bà Mai cũng rất nặng nề, bà dường như thấy mẹ mình, làn da nhăn nheo, chống gậy đứng ở cổng nhà nói: “Mai à, con về rồi, Hà Thu vẫn ổn”….
Cảm ngộ
Các bà mẹ luôn dành rất nhiều yêu thương và quan tâm cho con cái; con cái thương mẹ, nhưng cần phải để cho bà có cuộc sống của mình, cần để bà đi khi bà cần phải đi. Hãy để mẹ tận hưởng những năm tháng thanh nhàn những cuối đời chứ không phải bận rộn lo toan việc chăm cháu, hay bếp núc thay bạn đến nỗi ngay cả với mẹ ruột cũng không thể dành thời gian chăm lo.
Trách nhiệm của một người phụ nữ là nuôi dạy con cái trưởng thành chứ không phải bao bọc con cái đến hết cuộc đời mình. Còn rất nhiều mối quan hệ cần sắp xếp cân bằng, đừng vì con cái mà phớt lờ bản thân hay chính cha mẹ của mình. Hy vọng trong cuộc đời còn lại, chúng ta đều có thể đối xử tốt hơn nữa với cha mẹ.
Truyện ngắn đăng trên Foyuan/ Ảnh minh họa Pixa bay
Ngọc Mai (dịch và biên tập)
Video xem thêm: Hiếu có 3 tầng thứ: thân hiếu, tâm hiếu và chí hiếu. Bạn ở tầng thứ nào?
Hãng tin ABC của Australia hôm 21/4 đưa tin về làn sóng khiếu kiện Trung Quốc nhằm buộc Bắc Kinh phải bồi thường cho các nước chịu thiệt hại vì đại dịch Covid-19.
Hàng ngàn người Mỹ và nhiều doanh nghiệp đã nộp đơn kiện lên tòa án liên bang Mỹ yêu cầu buộc tội chính quyền Trung Quốc che giấu dịch bệnh, bưng bít thông tin, khiến virus Vũ Hán lan ra toàn cầu và gây thiệt hại nặng nề cho nhiều nước, trong đó có Hoa Kỳ.
ABC cũng đề cập đến những lời khiếu nại Trung Quốc xuất hiện ở châu Âu. Một báo cáo của tổ chức Henry Jackson Society – một cơ quan nghiên cứu của Anh Quốc – lập luận rằng các quốc gia G7 có thể khởi kiện Trung Quốc và yêu cầu bồi thường hàng ngàn tỉ USD. Báo cáo còn tuyên bố nước Úc có thể đòi Trung Quốc bồi thường thiệt hại hơn 58 tỉ USD.
Trong một cuộc phỏng vấn với BBC, cựu Giám đốc cơ quan tình báo MI6 của nước Anh, ông John Sawers cũng cho rằng chính quyền Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về đại dịch COVID-19 vì đã “cố tình che giấu” vào thời điểm dịch bệnh mới bùng phát.
“Trung Quốc thực sự đã che giấu thông tin về dịch bệnh, không báo cho phương Tây trong khoảng thời gian giữa tháng 12 và tháng 1”, ông Sawers nói với BBC.
Tờ báo Bild của Đức – tờ báo được đọc nhiều nhất tại châu Âu – đã đăng tải một “hóa đơn” yêu cầu Trung Quốc bồi thường Đức số tiền lên tới 149 tỷ Euro (hơn 161 tỷ USD).
Trong một bức thư ngỏ gửi ông Tập Cận Bình, tờ báo Bild viết: “Chính phủ và các nhà khoa học Trung Quốc từ lâu đã biết mức độ nguy hiểm và rất dễ lây nhiễm của virus corona nhưng Trung Quốc không thông báo cho các quốc gia khác về điều đó”.
Tờ Bild cũng cho biết: “Các chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc đã không hồi âm khi các nhà nghiên cứu phương Tây yêu cầu cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh ở Vũ Hán”.
Ngày càng có nhiều lãnh đạo và quan chức phương Tây yêu cầu Bắc Kinh phải chịu trách, bồi thường thiệt hại vì Covid-19, theo hãng tin ABC.
Cuối tuần trước, bà Marise Payne, Bộ trưởng Ngoại giao Úc đã lên tiếng ủng hộ việc tổ chức một cuộc điều tra về nguồn gốc của virus corona. Theo bà, cuộc điều tra này không nên giao cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sau nhiều báo cáo cho rằng cơ quan này “thiên về Trung Quốc”.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã liên tục chỉ trích Trung Quốc che giấu thông tin về dịch bệnh. Ông cảnh báo Bắc Kinh sẽ phải gánh chịu hậu quả nếu bị kết luận là gây ra đại dịch COVID-19.
“Dịch bệnh này đã có thể được ngăn chặn ngay từ nơi nó bắt đầu, nhưng họ đã không làm được điều đó và cả thế giới đang phải hứng chịu hậu quả”, ông Trump tuyên bố trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 19/4.
Xung đột Biển Đông được đặt lên bàn nghị sự lúc này là cần thiết. Nhưng, trong mối quan hệ giữa Hà Nội với Bắc Kinh không chỉ có vấn đề Biển Đông. Để xử lý mối quan hệ ấy, không những cần sách lược khôn ngoan mà còn phải được đặt trong tầm nhìn chiến lược.
Một người giúp việc gần như trọn đời với Thủ tướng Phạm Văn Đồng và từ năm 1949 đến 1969, luôn ở bên cạnh Phạm Văn Đồng và Hồ Chí Minh – ông Trần Việt Phương – nói rằng: “Trong lịch sử nghìn năm giữ nước của Việt Nam, chưa có thời đại nào ngây thơ, mất cảnh giác với Trung Quốc như thời đại Hồ Chí Minh”. Sở dĩ có sự “mất cảnh giác” này, theo ông Việt Phương là vì, Hà Nội đã “Có quan niệm ngây thơ về chủ nghĩa quốc tế vô sản, quan niệm ngây thơ từ người cao nhất của ta chứ không phải ở cấp độ vừa”.
Trong hồi ký được công bố chính thức trên báo Nhân Dân [số ra ngày 25-3-1984], thư ký kiêm phụ trách báo chí của đoàn Việt Nam trong Hội nghị Geneva, ông Nguyễn Thành Lê, cho rằng “Bắc Kinh đã ép buộc Hồ Chí Minh phải chia đôi Việt Nam theo Vĩ tuyến 17”.
“Tướng ngoài biên ải” lúc đó là Phạm Văn Đồng thì gần như lệ thuộc vật chất vào Chu. Những báo cáo của Phạm Văn Đồng về cho Hồ Chí Minh đều phải sử dụng điện đài và mật mã của Đoàn Trung Quốc.
Chia cắt đất nước không những không phải là ý chí của nhân dân miền Nam, không phải của nhân dân Việt Nam, mà ngay cả “Bên Thắng Cuộc” cũng chỉ ký do ép buộc. Thế nhưng, để thống nhất trở lại, để xé chữ ký đó của mình, những người cộng sản đã tiến hành một cuộc chiến kéo dài suốt hơn hai mươi năm sau đó.
Tháng 11-1946, khi cả Việt Minh và người Pháp đang chuẩn bị khí giới trong đất liền, quân Tưởng Giới Thạch đổ bộ lên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, và tháng 12-1946, đổ bộ lên Itu Aba thuộc Trường Sa. Năm 1950, quân Tưởng rút khỏi hai quần đảo này để cho Bắc Kinh tuyên bố “chủ quyền”. Sau Hiệp định Geneva, khi Chính quyền miền Nam Việt Nam chưa kịp tiếp quản Hoàng Sa, hai đảo lớn nhất ở đấy đã bị “quân giải phóng Trung Quốc” thừa cơ chiếm mất.
Tưởng và Mao có thể khác nhau về ý thức hệ và đối đầu về quyền lực nhưng cách thu vén đất đai biển đảo cho Đại Hán thì nhất quán. Họ luôn trục lợi được khi ném súng cho các bên.
Ngày 4-4-1972, ở Quảng Trị, khi da thịt người Việt đang bận “tàn nhau”, Kissinger phái Winston Lord tới New York gặp đại sứ Hoàng Hoa, nhắn Trung Quốc: “Hải quân Mỹ sẽ được lệnh ở lại tại khoảng cách mười hai dặm kể từ quần đảo Hoàng Sa”. Người Mỹ cần Bắc Kinh làm ngơ cho họ ném bom bằng B52 ra tới Thanh Hóa. Người Trung Quốc sử dụng cam kết miệng ấy để ngày 19-1-1974 họ cướp Hoàng Sa. Hạm đội 7 đã không có bất cứ động thái gì kể cả cứu các quân nhân VNCH đang thoát thân bằng xuồng con giữa biển. Nhiều trí thức VNCH thân Hà Nội đang ở Bắc Âu nhận được thông điệp, Trung Quốc giữ Hoàng Sa hộ.
Người thân luôn luôn kể các câu chuyện cảnh giác của Lê Duẩn với Bắc Kinh. Trên thực tế, khi Trường Chinh mất chức Tổng bí thư, cái ghế ấy đã bị bỏ trống từ năm 1956. Trong thời gian đó, Trung Quốc tham gia tích cực đưa Lê Duẩn ra thay.
Người lái chiếc xe Ford bốn chỗ chở Lê Duẩn từ Sài Gòn sang Phnom Penh là một nhà tư sản người Hoa, ông Lai Thanh. Người được phái từ Hà Nội vào Phnom Penh chuyển lá thư của ông Phạm Hùng gửi cho ông Lê Duẩn cũng là người Việt gốc Hoa, nữ tình báo Hồ Anh. Người đón và đưa Lê Duẩn đi tàu từ Phnom Penh tới Hồng Kong là một cán bộ thuộc Hoa Kiều vụ của Đảng Cộng sản Trung Quốc hoạt động tại miền Nam. Ngày 23-5-1957, phái viên Trung Quốc đã cùng với Hồ Anh đưa Lê Duẩn từ Hong Kong về Tỉnh ủy Quảng Châu. Các nhà lãnh đạo ở đây đón tiếp Lê Duẩn vô cùng trọng thị.
Trên đường bay trở lại Việt Nam, những đồng chí Trung Hoa tinh tế đã lấy lý do “thời tiết xấu”, cho dừng máy bay chở Lê Duẩn ở Nam Ninh. Tại đó, các “đồng chí Trung Quốc” sắp xếp để Lê Duẩn có cuộc đoàn tụ cảm động với con gái Lê Tuyết Hồng. Tuyết Hồng được Trung Quốc nuôi ăn học ở ký túc xá Quế Lâm, cũng như sau này, người vợ miền Nam của Lê Duẩn cũng học ở Trung Quốc và luôn được các nhà lãnh đạo Bắc Kinh tôn trọng.
Cuộc chiến tranh của Lê Duẩn ở miền Nam cũng không bí mật gì với Bắc Kinh cả.
Bắc Kinh huỵch toẹt ra rằng, từ tháng 6-1965 đến tháng 8-1973 họ đưa sang Việt Nam tổng cộng 320.000 “quân tình nguyện” bao gồm lính phòng không, thợ máy, thông tin, công binh… Quân số lúc đạt mức cao nhất lên tới 170.000. Có khoảng bốn nghìn người Trung Quốc chết tại Việt Nam trong thời gian đó.
Nhiều tài liệu chính thức cho thấy, trước năm 1975, “phóng viên Tân Hoa Xã” đã vào tận Củ Chi và có mặt ở nhiều chiến trường Nam Trung Bộ. Đến cả một kế hoạch tối mật của Lê Duẩn như cuộc đảo chánh của đại tá Phạm Ngọc Thảo cũng được Bắc Kinh hậu thuẫn từ năm 1964 bằng cách in một lượng tiền lớn, gọi là “Hàng 65”, chuyển vào Trung ương Cục [Số tiền này được dùng để đổi ở miền Nam trong Chiến dịch X2, 10-9-1975]. Khi Lê Duẩn chuẩn bị đánh Mậu Thân, dù rất bí mật với Tướng Giáp, Trung Quốc cũng biết để in một lượng tiền khác chuyển vào Nam, gọi là “Hàng 67”.
Chưa kể dày dép, súng ống, mũ cối, chỉ riêng tiền mặt bằng dollar, Bắc Kinh cung cấp dư dả tới mức, sau ngày 30-4-1975, trong két các mặt trận còn dư tổng cộng 105 triệu USD tiền mặt. Tiền mặt do Trung Quốc trực tiếp viện trợ, mà Hà Nội sang nhận từng va-li, từ năm 1964-1975, lên tới 626.042.653 USD.
“Bên Thắng Cuộc” chịu ơn “sự giúp đỡ” này và nhiều thế hệ được dạy, nhờ sự giúp đỡ “trên tinh thần quốc tế vô sản” ấy mà có Điện Biên Phủ và “Miền Nam giải phóng”. Nhưng đấy chỉ một tiết diện. Phải đặt vai trò của ý thức hệ trong sự chia cắt và binh đao mới thấy, cái giá mà dân tộc ta, nhân dân ta phải trả cho các “khoản vay quốc tế vô sản” thật là đau đớn.
Tinh thần quốc tế vô sản mà Bắc Kinh vẫn sử dụng trước nay chỉ như một miếng bả. Cái mà họ “bẫy” được là biển đảo, là đất đai, chưa kể những cuộc chia chác quốc tế trên máu xương người Việt. Kể từ Hội nghị Thành Đô, khi Bắc Kinh từ chối dùng “giải pháp đỏ” lẽ ra Hà Nội phải thấy họ không còn là cộng sản.
Có thể chỉ là ngẫu nhiên khi Covid-19 đến từ Trung Quốc khiến Việt Nam phải cách li cho tới sát ngày 30-4. Nhưng, thay vì ầm ĩ kỷ niệm 45 năm, “cách li tại nhà” nên là cơ hội để coi lại các bài học, thừa nhận trách nhiệm, nhìn nhận vai trò pháp lý của người anh em miền Nam trong việc xác lập chủ quyền với Hoàng Sa. Dũng cảm coi Công văn 1958 của Phạm Văn Đồng là vô giá trị. Chưa bao giờ là quá trễ để suy ngẫm về “quốc tế vô sản” mà nhận thấy, Trung Quốc chưa từng là bạn và vĩnh viễn chỉ là một quốc gia vận hành bằng các âm mưu Đại Hán.
PS: Nhiều thông tin trong này tôi đã công bố rải rác trong cuốn Bên Thắng Cuộc, xuất bản 2012.
Chỉ trong một thời gian ngắn sau khi loan tin đã khống chế được ổ dịch Covid-19 ở Vũ Hán, Trung Quốc liên tiếp cho triển khai nhiều hoạt động trên Biển Đông, tại các khu vực có tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng.
Mới đây nhất, vào ngày 2/4, đã xảy ra vụ va chạm giữa tàu Trung Quốc và tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi trên vùng biển thuộc Quần đảo Hoàng Sa, nơi cả Việt Nam và Trung Quốc cùng tuyên bố chủ quyền, khiến tàu Việt Nam chìm.
Việt Nam phản đối việc “tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam”, nhưng phía Trung Quốc sau đó phản hồi rằng chính là tàu cá Việt Nam đã đâm vào tàu Trung Quốc, và đòi Việt Nam phải “giáo dục và kiểm soát hiệu quả các tàu cá và ngư dân của mình”.
Trong khi chính phủ Việt Nam cho người phát ngôn đưa ra lời yêu cầu Trung Quốc xử lý nghiêm tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá Việt, đã có câu hỏi trong dư luận rằng liệu có phải chuyện ‘Hoàng Sa là của Việt Nam’ chỉ còn là trên danh nghĩa, và Việt Nam cần làm gì hơn nữa trước những hành động mới nhất của Trung Quốc?
BBC News Tiếng Việt trao đổi với một số chuyên gia luật và phân tích quốc tế về vấn đề này.
Tăng cường biện pháp bảo vệ ngư dân
Bản quyền hình ảnhSTR/GETTY IMAGESImage captionTàu cá của ngư dân Việt Nam tiếp tục bị TQ đánh chìm, đẩy nhiều người vào cảnh trắng tay, thậm chí nguy hiểm tính mạng
Bình luận với BBC News Tiếng Việt, Tiến sỹ Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS) cho rằng các hành động nêu trên của Trung Quốc báo hiệu các nguy hiểm kế tiếp có thể xảy ra cho ngư dân Việt Nam nếu tiếp tục đánh cá ở khu vực quần đảo Hoàng Sa.
“Đây là một phần của chiến thuật hăm dọa, răn đe của các lực lượng tàu bán quân sự Trung Quốc núp dưới cái tên tàu ngư chính hay tàu cá Trung Quốc để xua đuổi ngư dân các quốc gia khác khỏi ngư trường truyền thống của họ.”
“Ngoài phản đối ngoại giao, theo tôi chính phủ nên tăng cường lực lượng cảnh sát biển để bảo vệ ngư trường và ngư dân. Nhà nước cũng nên hỗ trợ ngư dân các phương tiện, thiết bị viễn thám và dẫn đường hiện đại, giống như Trung Quốc đã trang bị miễn phí cho ngư dân của họ hệ thống dẫn đường Bắc Đẩu, giúp họ đánh bắt cá an toàn hơn.”
“Đây vừa là biện pháp cần làm ngay, nhưng cũng là mục tiêu dài hơi, đòi hỏi quyết tâm chính trị từ lãnh đạo Việt Nam, bởi Trung Quốc luôn khó chịu trước các hành động tăng cường sức mạnh biển của Việt Nam.”
“Tất nhiên, để đạt được điều này Việt Nam cần sự hỗ trợ từ các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới, không chỉ về trang thiết bị, mà cả kỹ năng sử dụng và phối hợp giữa các lực lượng chấp pháp khác nhau.”
“Có thể học kinh nghiệm từ Nhật Bản, Hàn Quốc – các nước có lực lượng chấp pháp mạnh trên vùng biển Hoàng Hải và Hoa Đông. Cảnh sát biển Hàn Quốc từng không ngần ngại khai hỏa để bắt các tàu đánh cá bằng lưới rà của Trung Quốc trong ngư trường của họ.”
Cần khởi kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế
Trong khi đó, luật sư Ngô Anh Tuấn từ Hà Nội nói với BBC News Tiếng Việt rằng dù người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng, nhưng “việc phản đối qua con đường ngoại giao song phương như ta vẫn làm lâu nay cho thấy không mang nhiều giá trị trên thực tế”.
“Trên thực địa, chúng ta coi như đã thất bại hoàn toàn. Trên truyền thông, Trung Quốc muốn biến việc phản đối của chúng ta thành cuộc cãi vã kiểu chợ cá, kết quả không đi tới đâu.”
“Nhiều người (trong đó có tôi) lầm tưởng, sau sự kiện tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam ngày 02/4/2020, phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã gửi công hàm lên LHQ phản đối hành vi này.”
“Nhưng thực ra, công hàm mới đây của Việt Nam được ký ngày 30/3/2020, tức là trước hai ngày so với sự kiện đâm chìm tàu cá, và nội dung là phản hồi hai công hàm mà Trung Quốc đưa ra trước đó đối với Philippines và Malaysia về vấn đề Biển Đông mà thôi.”
“Vậy nên, Việt Nam cần tiếp tục gửi công hàm lên LHQ phản đối hành vi của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển của Việt Nam.”
“Ngoài việc đưa vụ việc ra bàn luận tại các chương trình nghị sự của LHQ để quốc tế hiểu rõ hơn và có thể góp tiếng nói ủng hộ thì về mặt lâu dài, phía Việt Nam cần hoàn thiện hồ sơ pháp lý để khởi kiện việc Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ lên toà án quốc tế để có thể được xem xét một cách khách quan, công bằng.”
Trông đợi vào Mỹ hay vào ai?
Bản quyền hình ảnhJEOFFREY MAITEM/GETTY IMAGESImage captionTàu chiến Mỹ cập cảng Philippines ở Biển Đông
Bàn về việc Việt Nam có thể trông cậy vào nước nào trong tình huống này, TS Nguyễn Thành Trung, người có mặt trực tiếp trong chuyến tàu sân bay Mỹ USS Theodore Rooservelt ghé cảng Đà Nẵng đầu năm 2020, bình luận rằng chuyến thăm “có nhiều ý nghĩa quan trọng… nếu chỉ gói gọn trong mối quan hệ song phương Mỹ-Việt”, nhưng lại “thiếu chiều sâu cần thiết” nếu nhìn rộng ra vấn đề với Trung Quốc.
“Chuyến thăm của US Theodore Roosevelt cho thấy sự sẵn sàng của Việt Nam cho các cuộc viếng thăm quân sự của các tàu sân bay Mỹ, khiến nó trở thành một thông lệ trong hợp tác quốc phòng giữa hai quốc gia.”
“Nó cũng thể hiện niềm tin ngày càng sâu sắc hơn về việc thúc đẩy hợp tác giữa hai quốc gia vốn từng là cựu thù. Đồng thời, thể hiện tái cam kết của Mỹ đối với chính sách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.”
“Nhưng trong bức tranh rộng hơn với nhân tố Trung Quốc, chúng ta thấy rằng những chính sách của Mỹ hiện nay ở Biển Đông vẫn thiếu chiều sâu cần thiết, khi không ngăn chặn được các hành vi hăm dọa và ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông.”
“Có lẽ Mỹ cần các cam kết mạnh mẽ hơn, và giúp đỡ các quốc gia trong khu vực nhiều hơn. Sự hỗ trợ mạnh mẽ của Mỹ không nên chỉ giới hạn ở các quốc gia đồng minh theo hiệp ước, mà cả quốc gia đối tác quan trọng trong khu vực.”
Trong khi đó, trả lời câu hỏi của BBC News Tiếng Việt rằng có phải Mỹ đã mất đi vị thế của mình trên Biển Đông khi đang đối mặt với dịch bệnh virus corona, Giáo sư Carl Thayer từ Úc nói: “Câu trả lời là Không!”
“Hoa Kỳ vẫn tiếp tục những hoạt động thể hiện sự tự do hàng hải, với các hoạt động tuần tra, sự hiện diện liên tục của hải quân và máy bay ném bom. Hải quân Hoa Kỳ gần đây đã có một cuộc tập trận bắn đạn thật.”
“Tuy nhiên, sự bùng phát dịch bệnh Covid-19 trên tàu USS Theodore Roosevelt là một cơn ác mộng về quan hệ công chúng của Mỹ và là một thất bại trong công tác vận hành. Sẽ mất một thời gian trước khi một nhóm các tàu chiến tương tự có thể được tập hợp để triển khai cho các nhiệm vụ ở Biển Đông.”
Về câu hỏi Hoa Kỳ có thể tranh thủ các đồng minh và các đối tác chiến lược khác trong một liên minh mới để chống lại Trung Quốc không, GS Carl Thayer nói:
“Sự xuất hiện của Bộ Tứ Cộng (Quad Plus) gồm Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, và Mỹ cùng các đối tác mới của mình là New Zealand, Hàn Quốc và Việt Nam, là bằng chứng cho thấy một mạng lưới như vậy đang nổi lên.”
“Bộ Tứ Cộng đã tổ chức hai cuộc họp online, cả hai chỉ tập trung vào hợp tác để ngăn chặn virus corona. Trong khi đó, Trung Quốc đã củng cố và quân sự hóa bảy hòn đảo nhân tạo của mình ở Biển Đông. Sau khi căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Bãi Tư Chính lộ diện hồi tháng 7-10/2019, Trung Quốc hiện đang sử dụng các đảo này làm căn cứ điều hành tiền phương.”
“Quyết định của Philippines chấm dứt Thỏa thuận Thăm viếng Quân sự là một đòn mạnh giáng vào Hoa Kỳ. Khi quyết định này có hiệu lực, Hoa Kỳ sẽ mất quyền tiếp cận các căn cứ có vị trí chiến lược gần Biển Đông. Trong khi đó, Trung Quốc sẽ cho Hải quân, Cảnh sát biển, Dân quân Hàng hải và đội tàu đánh cá của họ triển khai thường xuyên ở khu vực này.”
VN nên làm gì đối với vấn đề Quần đảo Hoàng Sa?
Trước thực trạng nóng bỏng hiện nay trên Biển Đông, đặc biệt qua vụ việc Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam ở Quần đảo Hoàng Sa, luật sư Ngô Anh Tuấn bình luận:
“Việt Nam đã chính thức mất sự kiểm soát Hoàng Sa từ năm 1974, sau khi quân đội của Việt Nam Cộng Hòa thất thủ trong cuộc chiến không cân sức với hải quân, lính thuỷ đánh bộ và không quân của Trung Quốc. Vậy nên, nói Hoàng Sa chỉ còn là một cái tên cũng không có gì là sai.”
“So với Trung Quốc, tiềm lực về mọi mặt của chúng ta chưa bao giờ ở thế cân bằng. Phải hiểu đúng thực trạng để chuẩn bị nguồn lực đòi lại mảnh đất cha ông trong tương lai.”
“Mọi người dân phải được quyền biết thông tin về hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông, nhà nước cần minh bạch về vấn đề này, và cho dân quyền được thể hiện chính kiến đối với chủ quyền biển đảo. Chính những người dân chứ không phải là các vị quan chức cấp cao mới là người sẽ phải chiến đấu, thậm chí phải hy sinh để đòi lại biển đảo quê hương.”
“Dù ta ở vào thế yếu, nhưng thực tế này sẽ được cải thiện đáng kể nếu nhà nước xác định rõ kẻ thù và vạch ra mục tiêu lớn, rõ ràng để chống sự bành trướng của kẻ thù thì ta hoàn toàn có thể làm được.”
“Vì khi đã xác định rõ mục tiêu đầu tư cho Hải quân, bảo vệ biển đảo, nhà nước sẽ biết cách phân phối nguồn lực, giảm đầu tư vào một số lĩnh vực chưa cần thiết hoặc không hiệu quả.”
“Quan trọng nữa là, một khi nhà nước đã dám “tuyên chiến” với Trung Quốc, thì các nguồn lực lớn, tự nguyện và hoàn toàn miễn phí có thể tới từ những doanh nghiệp lớn và người dân yêu nước sẽ là một đóng góp quan trọng vì sự căm thù Trung Quốc vốn có trong huyết quản mỗi người dân Việt, chỉ chờ cơ hội bộc lộ mà thôi.”
TS Nguyễn Thành Trung thì tin rằng “khi cần thiết, tất cả nguồn lực sẽ dồn cho việc bảo vệ chủ quyền” và người dân sẽ ủng hộ.
“Về vấn đề Hoàng Sa, tôi nghĩ chúng ta cần phân biệt hai phạm trù sau: các đảo đá ở Quần đảo Hoàng Sa, và khu vực biển xung quanh Quần đảo Hoàng Sa. Các đảo đá hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng nhưng điều đó không ngăn cản người dân Việt tin rằng Quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam.”
“Nếu chúng ta nhìn vào chiều dài lịch sử của quốc gia Israel, cuối cùng người Do Thái cũng có thể quay về Jerusalem. Đế quốc nào rồi cũng phải suy tàn. Tất nhiên đây không phải lịch sử của một đời người trong vòng 100 năm,” TS Nguyễn Thành Trung nói với BBC.
BBC giới thiệu bản đồ cập nhật tự động tình hình dịch bệnh Covid-19 trên toàn cầu kể từ virus corona bùng phát tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019.
Xem bản đồ toàn cầu của BBC dưới đây.
Bản đồ
Click để xem các ca nhiễm tại
Thế giới
Châu Phi
Bắc Mỹ
Châu Mỹ Latin và Caribe
Châu Á
Châu Âu
Trung Đông
Châu Đại Dương
2.706.372ca
192.965Số ca tử vong
710.066Hồi phục
900.000
Số ca virus corona mỗi nước
Nguồn: Johns Hopkins University (Baltimore, Mỹ), chính phủ địa phương
Số liệu mới nhất 23:06 GMT+7, 24 tháng 4, 2020
dữ liệu
Xem thêm
Tử vong
Tổng số ca
Ca mới
0
10
100
1
5
Hoa Kỳ
49.989
869.676
24 THG 1
23 THG 4
Italy
25.549
189.973
Tây Ban Nha
22.524
219.764
Pháp
21.856
120.804
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
19.506
143.464
Bỉ
6.679
44.293
Đức
5.577
153.584
Iran
5.574
88.194
Trung Quốc
4.636
83.885
Hà Lan
4.289
36.540
Brazil
3.365
50.512
Thổ Nhĩ Kỳ
2.491
101.790
Canada
2.250
43.407
Thụy Điển
2.152
17.567
Thụy Sĩ
1.578
28.677
Mexico
1.069
11.633
Bồ Đào Nha
854
22.797
Ireland
794
17.607
Ấn Độ
722
23.502
Indonesia
689
8.211
Nga
615
68.622
Peru
572
20.914
Ecuador
560
11.183
Romania
552
10.417
Áo
530
15.071
Philippines
477
7.192
Ba Lan
463
10.759
Algeria
407
3.007
Đan Mạch
403
8.210
Nhật Bản
328
12.368
Ai Cập
294
4.092
Dominican Republic
265
5.543
Hungary
250
2.383
Hàn Quốc
240
10.708
Pakistan
237
11.155
Colombia
215
4.561
Cộng hòa Czech
213
7.188
Na Uy
195
7.401
Israel
193
14.882
Ukraine
193
7.647
Phần Lan
177
4.395
Chile
168
11.812
Argentina
167
3.435
Morocco
155
3.692
Panama
146
5.166
Bangladesh
131
4.689
Hy Lạp
130
2.490
Saudi Arabia
127
15.102
Serbia
125
6.630
Malaysia
96
5.691
Moldova
84
3.110
Luxembourg
83
3.665
Iraq
83
1.677
Slovenia
80
1.373
Úc
75
6.661
Nam Phi
75
3.953
UAE
64
9.281
Belarus
63
8.773
Bắc Macedonia
57
1.326
Bosnia and Herzegovina
55
1.421
Bulgaria
54
1.188
Croatia
51
2.009
Thái Lan
50
2.854
Honduras
47
562
Estonia
46
1.605
Cameroon
43
1.430
Afghanistan
43
1.351
Cuba
43
1.235
Bolivia
43
703
Burkina Faso
41
616
Lithuania
40
1.410
San Marino
40
501
Tunisia
38
918
Andorra
37
723
Nigeria
31
981
Channel Islands
29
521
Armenia
27
1.596
Albania
27
678
Kazakhstan
25
2.376
DR Congo
25
394
Niger
24
671
Lebanon
22
696
Azerbaijan
21
1.592
Mali
21
309
New Zealand
17
1.456
Slovakia
17
1.360
Somalia
16
328
Isle of Man
16
307
Sudan
16
174
Kuwait
15
2.614
Côte d’Ivoire
14
1.004
Cyprus
14
804
Kenya
14
336
Martinique
14
170
Con tàu Diamond Princess
13
712
Singapore
12
12.075
Latvia
12
784
Uruguay
12
557
Kosovo
12
510
Guadeloupe
12
149
Saint Martin (phần thuộc Pháp)
12
73
Guatemala
11
384
Bahamas
11
72
Qatar
10
8.525
Iceland
10
1.789
Ghana
10
1.279
Venezuela
10
311
Tanzania
10
284
Oman
9
1.790
Mauritius
9
331
Paraguay
9
220
Bahrain
8
2.506
Uzbekistan
8
1.778
Kyrgyzstan
8
656
El Salvador
8
261
Liberia
8
117
Trinidad và Tobago
8
115
Senegal
7
545
Jordan
7
437
Sri Lanka
7
416
Guyana
7
70
Guinea
6
862
Costa Rica
6
686
Đài Loan
6
428
Jamaica
6
257
Congo
6
186
Togo
6
90
Barbados
6
76
Georgia
5
431
Montenegro
5
319
Myanmar
5
139
Bermuda
5
99
Haiti
5
72
Lãnh thổ Palestine
4
480
Mayotte
4
354
Monaco
4
94
Zimbabwe
4
29
Malta
3
447
Ethiopia
3
117
Zambia
3
76
Syria
3
42
Malawi
3
33
Antigua and Barbuda
3
24
Nicaragua
3
11
Djibouti
2
999
Gabon
2
167
Aruba
2
100
Sierra Leone
2
82
Libya
2
60
Angola
2
25
Belize
2
18
Du thuyền MS Zaandam
2
9
Brunei Darussalam
1
138
Guiana thuộc Pháp
1
107
Cape Verde
1
88
Equatorial Guinea
1
84
Liechtenstein
1
81
Cayman Islands
1
66
Benin
1
54
Eswatini
1
36
Botswana
1
22
Curaçao
1
14
Quần đảo Turks và Caicos
1
11
Burundi
1
11
Suriname
1
10
Gambia
1
10
Mauritania
1
7
Quần đảo Virgin thuộc Anh
1
5
Đảo Reunion
0
412
Việt Nam
0
270
Đảo Faroe
0
187
Rwanda
0
154
Gibraltar
0
133
Madagascar
0
122
Campuchia
0
122
Maldives
0
116
Uganda
0
74
Polynésie thuộc Pháp
0
57
Guinea-Bissau
0
50
Nepal
0
48
Mozambique
0
46
Chad
0
40
Eritrea
0
39
Mông Cổ
0
36
Timor-Leste
0
23
Lào
0
19
Fiji
0
18
New Caledonia
0
18
Namibia
0
16
Dominica
0
16
Cộng hòa Trung Phi
0
16
Saint Kitts and Nevis
0
15
Grenada
0
15
Saint Lucia
0
15
Saint Vincent và Grenadines
0
14
Đảo Falkland
0
12
Seychelles
0
11
Greenland
0
11
Montserrat
0
11
Vatican
0
9
Papua New Guinea
0
8
Bhutan
0
7
Saint Barthélemy
0
6
Tây Sahara
0
6
Nam Sudan
0
5
São Tomé và Príncipe
0
4
Anguilla
0
3
Yemen
0
1
Xem thêm
Dựa trên dữ liệu của Johns Hopkins University, có thể chưa phản ánh thông tin mới nhất cho từng nước.
Nguồn: Johns Hopkins University (Baltimore, Mỹ), chính phủ địa phương
Số liệu mới nhất: 23:06 GMT+7, 24 tháng 4, 2020
Hiện tại, virus corona vẫn đang lây lan nhanh ở nhiều nước trên thế giới.
Bản đồ của BBC được cập nhật hai lần một ngày, cung cấp thông tin về số người nhiễm và người tử vong tại từng quốc gia.