Monthly Archives: May 2020

Biển Đông: Việt Nam làm gì để giữ chủ quyền khi ‘ở vào thế yếu’?

Biển Đông: Việt Nam làm gì để giữ chủ quyền khi ‘ở vào thế yếu’?

South China Sea, Vietnam, protestsBản quyền hình ảnhNOEL CELIS/GETTY IMAGES

Chỉ trong một thời gian ngắn sau khi loan tin đã khống chế được ổ dịch Covid-19 ở Vũ Hán, Trung Quốc liên tiếp cho triển khai nhiều hoạt động trên Biển Đông, tại các khu vực có tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng.

Mới đây nhất, vào ngày 2/4, đã xảy ra vụ va chạm giữa tàu Trung Quốc và tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi trên vùng biển thuộc Quần đảo Hoàng Sa, nơi cả Việt Nam và Trung Quốc cùng tuyên bố chủ quyền, khiến tàu Việt Nam chìm.

Việt Nam phản đối việc “tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam”, nhưng phía Trung Quốc sau đó phản hồi rằng chính là tàu cá Việt Nam đã đâm vào tàu Trung Quốc, và đòi Việt Nam phải “giáo dục và kiểm soát hiệu quả các tàu cá và ngư dân của mình”.

TQ lại lấn át ở Biển Đông, VN còn trông đợi Mỹ được không?

USS Theodore Roosevelt thăm Đà Nẵng: Mỹ gửi tín hiệu gì cho VN và TQ?

Biển Đông: “Nhiều khả năng TQ sẽ trở lại Bãi Tư Chính với dàn khoan”

VN bị ảnh hưởng gì khi Philippines muốn ‘gần Trung, xa Mỹ’?

Trong khi chính phủ Việt Nam cho người phát ngôn đưa ra lời yêu cầu Trung Quốc xử lý nghiêm tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá Việt, đã có câu hỏi trong dư luận rằng liệu có phải chuyện ‘Hoàng Sa là của Việt Nam’ chỉ còn là trên danh nghĩa, và Việt Nam cần làm gì hơn nữa trước những hành động mới nhất của Trung Quốc?

BBC News Tiếng Việt trao đổi với một số chuyên gia luật và phân tích quốc tế về vấn đề này.

Tăng cường biện pháp bảo vệ ngư dân

Tàu cá của ngư dân Việt Nam tiếp tục bị TQ đánh chìm, đẩy nhiều người vào cảnh trắng tay, thậm chí nguy hiểm tính mạngBản quyền hình ảnhSTR/GETTY IMAGES
Image captionTàu cá của ngư dân Việt Nam tiếp tục bị TQ đánh chìm, đẩy nhiều người vào cảnh trắng tay, thậm chí nguy hiểm tính mạng

Bình luận với BBC News Tiếng Việt, Tiến sỹ Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS) cho rằng các hành động nêu trên của Trung Quốc báo hiệu các nguy hiểm kế tiếp có thể xảy ra cho ngư dân Việt Nam nếu tiếp tục đánh cá ở khu vực quần đảo Hoàng Sa.

“Đây là một phần của chiến thuật hăm dọa, răn đe của các lực lượng tàu bán quân sự Trung Quốc núp dưới cái tên tàu ngư chính hay tàu cá Trung Quốc để xua đuổi ngư dân các quốc gia khác khỏi ngư trường truyền thống của họ.”

“Ngoài phản đối ngoại giao, theo tôi chính phủ nên tăng cường lực lượng cảnh sát biển để bảo vệ ngư trường và ngư dân. Nhà nước cũng nên hỗ trợ ngư dân các phương tiện, thiết bị viễn thám và dẫn đường hiện đại, giống như Trung Quốc đã trang bị miễn phí cho ngư dân của họ hệ thống dẫn đường Bắc Đẩu, giúp họ đánh bắt cá an toàn hơn.”

“Đây vừa là biện pháp cần làm ngay, nhưng cũng là mục tiêu dài hơi, đòi hỏi quyết tâm chính trị từ lãnh đạo Việt Nam, bởi Trung Quốc luôn khó chịu trước các hành động tăng cường sức mạnh biển của Việt Nam.”

“Tất nhiên, để đạt được điều này Việt Nam cần sự hỗ trợ từ các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới, không chỉ về trang thiết bị, mà cả kỹ năng sử dụng và phối hợp giữa các lực lượng chấp pháp khác nhau.”

“Có thể học kinh nghiệm từ Nhật Bản, Hàn Quốc – các nước có lực lượng chấp pháp mạnh trên vùng biển Hoàng Hải và Hoa Đông. Cảnh sát biển Hàn Quốc từng không ngần ngại khai hỏa để bắt các tàu đánh cá bằng lưới rà của Trung Quốc trong ngư trường của họ.”

Cần khởi kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế

Trong khi đó, luật sư Ngô Anh Tuấn từ Hà Nội nói với BBC News Tiếng Việt rằng dù người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng, nhưng “việc phản đối qua con đường ngoại giao song phương như ta vẫn làm lâu nay cho thấy không mang nhiều giá trị trên thực tế”.

“Trên thực địa, chúng ta coi như đã thất bại hoàn toàn. Trên truyền thông, Trung Quốc muốn biến việc phản đối của chúng ta thành cuộc cãi vã kiểu chợ cá, kết quả không đi tới đâu.”

“Nhiều người (trong đó có tôi) lầm tưởng, sau sự kiện tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam ngày 02/4/2020, phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã gửi công hàm lên LHQ phản đối hành vi này.”

“Nhưng thực ra, công hàm mới đây của Việt Nam được ký ngày 30/3/2020, tức là trước hai ngày so với sự kiện đâm chìm tàu cá, và nội dung là phản hồi hai công hàm mà Trung Quốc đưa ra trước đó đối với Philippines và Malaysia về vấn đề Biển Đông mà thôi.”

“Vậy nên, Việt Nam cần tiếp tục gửi công hàm lên LHQ phản đối hành vi của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển của Việt Nam.”

“Ngoài việc đưa vụ việc ra bàn luận tại các chương trình nghị sự của LHQ để quốc tế hiểu rõ hơn và có thể góp tiếng nói ủng hộ thì về mặt lâu dài, phía Việt Nam cần hoàn thiện hồ sơ pháp lý để khởi kiện việc Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ lên toà án quốc tế để có thể được xem xét một cách khách quan, công bằng.”

Trông đợi vào Mỹ hay vào ai?

Tàu chiến Mỹ cập cảng Philippines ở Biển ĐôngBản quyền hình ảnhJEOFFREY MAITEM/GETTY IMAGES
Image captionTàu chiến Mỹ cập cảng Philippines ở Biển Đông

Bàn về việc Việt Nam có thể trông cậy vào nước nào trong tình huống này, TS Nguyễn Thành Trung, người có mặt trực tiếp trong chuyến tàu sân bay Mỹ USS Theodore Rooservelt ghé cảng Đà Nẵng đầu năm 2020, bình luận rằng chuyến thăm “có nhiều ý nghĩa quan trọng… nếu chỉ gói gọn trong mối quan hệ song phương Mỹ-Việt”, nhưng lại “thiếu chiều sâu cần thiết” nếu nhìn rộng ra vấn đề với Trung Quốc.

“Chuyến thăm của US Theodore Roosevelt cho thấy sự sẵn sàng của Việt Nam cho các cuộc viếng thăm quân sự của các tàu sân bay Mỹ, khiến nó trở thành một thông lệ trong hợp tác quốc phòng giữa hai quốc gia.”

“Nó cũng thể hiện niềm tin ngày càng sâu sắc hơn về việc thúc đẩy hợp tác giữa hai quốc gia vốn từng là cựu thù. Đồng thời, thể hiện tái cam kết của Mỹ đối với chính sách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.”

“Nhưng trong bức tranh rộng hơn với nhân tố Trung Quốc, chúng ta thấy rằng những chính sách của Mỹ hiện nay ở Biển Đông vẫn thiếu chiều sâu cần thiết, khi không ngăn chặn được các hành vi hăm dọa và ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông.”

“Có lẽ Mỹ cần các cam kết mạnh mẽ hơn, và giúp đỡ các quốc gia trong khu vực nhiều hơn. Sự hỗ trợ mạnh mẽ của Mỹ không nên chỉ giới hạn ở các quốc gia đồng minh theo hiệp ước, mà cả quốc gia đối tác quan trọng trong khu vực.”

Trong khi đó, trả lời câu hỏi của BBC News Tiếng Việt rằng có phải Mỹ đã mất đi vị thế của mình trên Biển Đông khi đang đối mặt với dịch bệnh virus corona, Giáo sư Carl Thayer từ Úc nói: “Câu trả lời là Không!”

“Hoa Kỳ vẫn tiếp tục những hoạt động thể hiện sự tự do hàng hải, với các hoạt động tuần tra, sự hiện diện liên tục của hải quân và máy bay ném bom. Hải quân Hoa Kỳ gần đây đã có một cuộc tập trận bắn đạn thật.”

“Tuy nhiên, sự bùng phát dịch bệnh Covid-19 trên tàu USS Theodore Roosevelt là một cơn ác mộng về quan hệ công chúng của Mỹ và là một thất bại trong công tác vận hành. Sẽ mất một thời gian trước khi một nhóm các tàu chiến tương tự có thể được tập hợp để triển khai cho các nhiệm vụ ở Biển Đông.”

Về câu hỏi Hoa Kỳ có thể tranh thủ các đồng minh và các đối tác chiến lược khác trong một liên minh mới để chống lại Trung Quốc không, GS Carl Thayer nói:

“Sự xuất hiện của Bộ Tứ Cộng (Quad Plus) gồm Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, và Mỹ cùng các đối tác mới của mình là New Zealand, Hàn Quốc và Việt Nam, là bằng chứng cho thấy một mạng lưới như vậy đang nổi lên.”

“Bộ Tứ Cộng đã tổ chức hai cuộc họp online, cả hai chỉ tập trung vào hợp tác để ngăn chặn virus corona. Trong khi đó, Trung Quốc đã củng cố và quân sự hóa bảy hòn đảo nhân tạo của mình ở Biển Đông. Sau khi căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Bãi Tư Chính lộ diện hồi tháng 7-10/2019, Trung Quốc hiện đang sử dụng các đảo này làm căn cứ điều hành tiền phương.”

“Quyết định của Philippines chấm dứt Thỏa thuận Thăm viếng Quân sự là một đòn mạnh giáng vào Hoa Kỳ. Khi quyết định này có hiệu lực, Hoa Kỳ sẽ mất quyền tiếp cận các căn cứ có vị trí chiến lược gần Biển Đông. Trong khi đó, Trung Quốc sẽ cho Hải quân, Cảnh sát biển, Dân quân Hàng hải và đội tàu đánh cá của họ triển khai thường xuyên ở khu vực này.”

VN nên làm gì đối với vấn đề Quần đảo Hoàng Sa?

Trước thực trạng nóng bỏng hiện nay trên Biển Đông, đặc biệt qua vụ việc Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam ở Quần đảo Hoàng Sa, luật sư Ngô Anh Tuấn bình luận:

“Việt Nam đã chính thức mất sự kiểm soát Hoàng Sa từ năm 1974, sau khi quân đội của Việt Nam Cộng Hòa thất thủ trong cuộc chiến không cân sức với hải quân, lính thuỷ đánh bộ và không quân của Trung Quốc. Vậy nên, nói Hoàng Sa chỉ còn là một cái tên cũng không có gì là sai.”

“So với Trung Quốc, tiềm lực về mọi mặt của chúng ta chưa bao giờ ở thế cân bằng. Phải hiểu đúng thực trạng để chuẩn bị nguồn lực đòi lại mảnh đất cha ông trong tương lai.”

“Mọi người dân phải được quyền biết thông tin về hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông, nhà nước cần minh bạch về vấn đề này, và cho dân quyền được thể hiện chính kiến đối với chủ quyền biển đảo. Chính những người dân chứ không phải là các vị quan chức cấp cao mới là người sẽ phải chiến đấu, thậm chí phải hy sinh để đòi lại biển đảo quê hương.”

“Dù ta ở vào thế yếu, nhưng thực tế này sẽ được cải thiện đáng kể nếu nhà nước xác định rõ kẻ thù và vạch ra mục tiêu lớn, rõ ràng để chống sự bành trướng của kẻ thù thì ta hoàn toàn có thể làm được.”

“Vì khi đã xác định rõ mục tiêu đầu tư cho Hải quân, bảo vệ biển đảo, nhà nước sẽ biết cách phân phối nguồn lực, giảm đầu tư vào một số lĩnh vực chưa cần thiết hoặc không hiệu quả.”

“Quan trọng nữa là, một khi nhà nước đã dám “tuyên chiến” với Trung Quốc, thì các nguồn lực lớn, tự nguyện và hoàn toàn miễn phí có thể tới từ những doanh nghiệp lớn và người dân yêu nước sẽ là một đóng góp quan trọng vì sự căm thù Trung Quốc vốn có trong huyết quản mỗi người dân Việt, chỉ chờ cơ hội bộc lộ mà thôi.”

TS Nguyễn Thành Trung thì tin rằng “khi cần thiết, tất cả nguồn lực sẽ dồn cho việc bảo vệ chủ quyền” và người dân sẽ ủng hộ.

“Về vấn đề Hoàng Sa, tôi nghĩ chúng ta cần phân biệt hai phạm trù sau: các đảo đá ở Quần đảo Hoàng Sa, và khu vực biển xung quanh Quần đảo Hoàng Sa. Các đảo đá hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng nhưng điều đó không ngăn cản người dân Việt tin rằng Quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam.”

“Nếu chúng ta nhìn vào chiều dài lịch sử của quốc gia Israel, cuối cùng người Do Thái cũng có thể quay về Jerusalem. Đế quốc nào rồi cũng phải suy tàn. Tất nhiên đây không phải lịch sử của một đời người trong vòng 100 năm,” TS Nguyễn Thành Trung nói với BBC.

Advertisement
Categories: Biển Đông | Leave a comment

thực tế của ông đối với một Trung Quốc xảo trá Hương Thảo | ĐKN 31 phút tr

thực tế của ông đối với một Trung Quốc xảo trá

Hương Thảo | ĐKN 31 phút trước 1,490 lượt xem
Steve Yates (ảnh chụp màn hình video: youtu.be/3vsggtmQfsU).
Tác giả bài viết, Steve Yates là cựu Phó cố vấn An ninh Quốc gia cho Phó Tổng thống Dick Cheney và hiện là Giám đốc điều hành tại DC International Advisory. Sau đây là bài viết của ông trên Fox Business ngày 29/5.

Thông báo của Tổng thống Trump hôm thứ Sáu là tiến bộ thực sự trong việc nhận thức thực tế đang diễn ra và khôi phục chủ nghĩa hiện thực trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc.

Thứ Sáu, ngày 29/5, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong cải cách và định hướng lại chính sách lâu dài của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc.

Mở đầu thông báo tại Vườn hồng, Tổng thống Trump đã tóm tắt các chính sách chiến lược, mà ông đã đề ra trong chiến dịch tranh cử và sau đó hiện thực hóa nó bằng chính quyền của mình: đối xử công bằng và tương xứng đối với Trung Quốc.

Những gì tiếp theo là các bước chiến thuật cần thiết để thực hiện tầm nhìn đó. Chúng là những bước thể hiện sự tiến bộ thực sự trong việc công nhận thực tế đang diễn ra và khôi phục chủ nghĩa hiện thực trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc.

Các hành động được đưa ra vào ngày thứ Sáu bao gồm: – Chấm dứt mối quan hệ của Hoa Kỳ với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO); – Khởi động cơ chế bảo vệ những nghiên cứu đại học nhạy cảm; – Dự án bảo vệ thị trường tài chính Hoa Kỳ, và – Chấm dứt chính sách ưu đãi của Hoa Kỳ đối với Hồng Kông.

Mỗi động thái trừng phạt này đều liên quan trực tiếp đến sự thất bại liên tiếp của chính phủ Trung Quốc trong việc tôn trọng các cam kết của nó, và cũng liên quan tới các lĩnh vực mà Hoa Kỳ không được đối xử công bằng, có đi có lại.

Liên quan đến WHO, Trung Quốc đã dối trá, che đậy dịch dẫn đến hậu quả hàng trăm ngàn người dân thế giới đã chết (cùng với nhiều việc làm bị mất). Hỗ trợ tài chính của Hoa Kỳ cho một tổ chức y tế (WHO) bị Trung Quốc lũng đoạn đã dẫn đến hậu quả ảnh hưởng đến hàng triệu người Mỹ và hàng triệu việc làm ở Hoa Kỳ.

Về giáo dục và nghiên cứu, từ rất lâu, các sinh viên cộng sản Trung Quốc đã được phép truy cập đặc quyền vào nghiên cứu khoa học tiên tiến nhất tại các trường đại học và công ty Hoa Kỳ, cùng với sự tiếp cận tương tự đối với các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ ở Trung Quốc, dẫn đến hậu quả là tất cả những gì liên quan đến bí mật thương mại và công nghệ nhạy cảm, liên hệ với an ninh quốc gia thường xuyên bị coi nhẹ.

Trong nhiều thập kỷ, các cá nhân và thực thể Trung Quốc đã tiếp cận thị trường Hoa Kỳ mà không phải đáp ứng các tiêu chuẩn minh bạch mà người Mỹ và những nước khác bắt buộc phải đáp ứng.

Tổng thống Trump đã chính xác khi khôi phục sự công bằng và có đi có lại trong các thị trường này, bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư Mỹ.

Cuối cùng, tại Hồng Kông, Trung Quốc đã đá bay nền tảng của một mối quan hệ vô cùng có lợi với người dân Hồng Kông và thế giới rộng lớn hơn. Bắc Kinh có vẻ như đã quyết định vặt cổ con ngỗng đẻ trứng vàng, cỗ máy thúc đẩy và tài trợ cho Trung Quốc mở rộng kinh tế trong những thập kỷ gần đây.

Lớp lót bạc duy nhất ở Hồng Kông là khả năng tự điều chỉnh đáng kể và mong muốn được thể hiện bởi phần lớn cư dân Hồng Kông trong việc sẽ đứng lên bảo vệ quyền lợi và tương lai của họ.

Các lệnh trừng phạt được công bố hôm thứ Sáu, cùng với các điều chỉnh chính sách khác, chỉ là một sự khởi đầu khi áp đặt trừng phạt lên những kẻ phải chịu trách nhiệm.

Mong đợi nhiều động thái hơn đến từ, không chỉ Hoa Kỳ, mà từ các đồng minh của chúng ta, những nước bây giờ cũng nhìn thấy Trung Quốc rõ ràng hơn nhiều.

Tổng thống Trump xứng đáng nhận được rất nhiều sự tin cậy trong việc lãnh đạo Hoa Kỳ theo hướng tiếp cận thực tế hơn nhiều đối với Trung Quốc. Nó đã không – và sẽ không hề – dễ dàng.

Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn rằng ‘thông báo hôm Thứ Sáu’ là không cần thiết nếu nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình không hung hăng đẩy Trung Quốc theo hướng dân tộc chủ nghĩa cực đoan.

Sự lãnh đạo của ông ta đang chứng minh rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không thể chung sống hòa bình với các xã hội tự do. Đó là mối nguy hiểm hiện thực rõ ràng nhất đối với cách sống của chúng ta và của bạn bè và đồng minh trên khắp thế giới.

Đảng cộng sản Trung Quốc đã chuẩn bị cho thách thức này trong nhiều thập kỷ – rất tiếc là với sự giúp đỡ từ chính chúng ta. Vẫn còn nhiều việc phải làm đối với thế hệ những con người tự do chúng ta để vượt qua thử thách này.

Theo foxbusiness.com,
Hương Thảo dịch và biên tập

Categories: Nhan dinh | Leave a comment

Hãy tin tưởng TT. Trump bởi cách tiếp cận thực tế của ông đối với một Trung Quốc xảo trá

Ông Trump đang thực hiện đúng lời dặn của Vị Cha lập quốc?

Ông Trump đang thực hiện đúng lời dặn của Vị Cha lập quốc?

Giấc mơ của Tập Cận Bình

Giấc mơ của Tập Cận Bình

Người biết ơn cuộc đời, cuộc đời đền đáp lại thành công

Người biết ơn cuộc đời, cuộc đời đền đáp lại thành công

Nhân sĩ thạo tin tiết lộ: Bất mãn với canh bạc chính trị của Tập Cận Bình, vợ con ông đều bỏ đi

Nhân sĩ thạo tin tiết lộ: Bất mãn với canh bạc chính trị của Tập Cận Bình, vợ con ông đều bỏ đi

Dấu hiệu lạ trong lễ bế mạc Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc

Dấu hiệu lạ trong lễ bế mạc Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc

Cảm ngộ Tam Quốc: Giang sơn bao lần đổi chủ, nhân nghĩa nghìn thu vẫn còn

Cảm ngộ Tam Quốc: Giang sơn bao lần đổi chủ, nhân nghĩa nghìn thu vẫn còn

Ông Trump đang thực hiện đúng lời dặn của Vị Cha lập quốc?

Ông Trump đang thực hiện đúng lời dặn của Vị Cha lập quốc?

Giấc mơ của Tập Cận Bình

Giấc mơ của Tập Cận Bình

  • Thời tiết ngày 31/5: Cả nước tiếp tục nắng nóng, chiều tối có mưa rào và giông

    Thời tiết ngày 31/5: Cả nước tiếp tục nắng nóng, chiều tối có mưa rào và giông

     

    Môi trường13 giờ tới

  • Điểm tin thế giới sáng 31/5 – Ấn Độ: 72 giờ tiếp theo sẽ rất quan trọng khi Trung Quốc triển khai pháo binh ở biên giới

    Điểm tin thế giới sáng 31/5 – Ấn Độ: 72 giờ tiếp theo sẽ rất quan trọng khi Trung Quốc triển khai pháo binh ở biên giới

     

    Thế giới13 giờ tới

  • Hãy tin tưởng TT. Trump bởi cách tiếp cận thực tế của ông đối với một Trung Quốc xảo trá

    Hãy tin tưởng TT. Trump bởi cách tiếp cận thực tế của ông đối với một Trung Quốc xảo trá

     

    Phân tích – Bình luận40 phút tới

  • Điểm tin thế giới chiều 30/5: Cựu thống đốc Hồng Kông nói ông Tập Cận Bình hiện có mối lo lớn

    Điểm tin thế giới chiều 30/5: Cựu thống đốc Hồng Kông nói ông Tập Cận Bình hiện có mối lo lớn

     

    Điểm tin thế giới38 phút tới

Điểm tin trong nước sáng 31/5: Làm rõ vụ người đàn ông nhảy lầu 2 TAND tỉnh Bình Phước tử vong

Điểm tin trong nước sáng 31/5: Làm rõ vụ người đàn ông nhảy lầu 2 TAND tỉnh Bình Phước tử vong

 

Thời sự14 giờ tới

GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG

Xem thêm >>

  • Cảm ngộ Tam Quốc: Giang sơn bao lần đổi chủ, nhân nghĩa nghìn thu vẫn còn

    Cảm ngộ Tam Quốc: Giang sơn bao lần đổi chủ, nhân nghĩa nghìn thu vẫn còn

     

    Tứ đại danh tác7 giờ trước

  • ĐCS Trung Quốc đã lợi dụng hiện tượng Lý Tử Thất để đánh bóng mình như thế nào?

    ĐCS Trung Quốc đã lợi dụng hiện tượng Lý Tử Thất để đánh bóng mình như thế nào?

     

    Đạo đức – Phong thái11 giờ trước

  • 8 lời khuyên của cổ nhân, như rượu ngon ủ lâu năm, càng uống càng nồng…

    8 lời khuyên của cổ nhân, như rượu ngon ủ lâu năm, càng uống càng nồng…

     

    Trí huệ cổ nhân29/05/2020

Đừng bỏ lỡ

  • Ông Trump đang thực hiện đúng lời dặn của Vị Cha lập quốc?

  • Người đàn ông nghi tự tử ngay tại tòa án sau phán quyết y án 3 năm tù

  • Người như thế nào thì có tướng tài lộc?

  • Duyên phận trăm năm đến rồi đi, cớ sao phải đau bởi chữ tình?

  • Người có thể làm quân vương: Không mưu cầu tư lợi

  • Quan Công thuở bé đọc sách, đọc truyện này không lần nào khỏi sa nước mắt

  • Úc với giải pháp chống dịch Covid-19 vô cùng hiệu nghiệm và … kỳ lạ!

  • Thanh phúc đời người là biết tìm thấy trí huệ trong yên tịnh

  • Tâm tồn giữ thiện niệm sẽ có thể cảm hóa cả đất trời

  • Vân Đồn từng đầy người phương Bắc, Trần Khánh Dư dùng kế trấn áp nguy cơ phản loạn

  • Tai không nghe thị phi, mắt không nhìn tranh đấu, miệng không nói lời tổn thương

  • Bí ẩn Linh Lung Bảo Tháp trên tay Lý Tịnh, khiến Na Tra phải quy phục

 

ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT

  • Đau lòng bé sơ sinh bị bỏ rơi trọng bụi rậm, trên người chi chít gai nhọn chỉ vì em là… con gái

    Đau lòng bé sơ sinh bị bỏ rơi trọng bụi rậm, trên người chi chít gai nhọn chỉ vì em là… con gái

     

    Đời sống29/05/2020

  • Rơi nước mắt cảnh cha ôm con sơ sinh đi làm dưới trời nắng gắt vì mẹ vừa mới mất…

    Rơi nước mắt cảnh cha ôm con sơ sinh đi làm dưới trời nắng gắt vì mẹ vừa mới mất…

     

    Đời sống9 giờ trước

  • Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc thu hoạch 750kg rau xanh trên đảo Phú Lâm

    Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc thu hoạch 750kg rau xanh trên đảo Phú Lâm

     

    Pháp luật28/05/2020

  • Tàu chiến Mỹ tiến sát Hoàng Sa, thách thức yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

    Tàu chiến Mỹ tiến sát Hoàng Sa, thách thức yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

     

    Thế giới29/05/2020

  • Hé lộ hình ảnh hiếm về bộ lạc Amazon bí ẩn, chưa từng tiếp xúc với thế giới văn minh

    Hé lộ hình ảnh hiếm về bộ lạc Amazon bí ẩn, chưa từng tiếp xúc với thế giới văn minh

     

    Đời sống11 giờ trước

  • 8 lời khuyên của cổ nhân, như rượu ngon ủ lâu năm, càng uống càng nồng…

    8 lời khuyên của cổ nhân, như rượu ngon ủ lâu năm, càng uống càng nồng…

     

    Trí huệ cổ nhân29/05/2020

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Hé lộ hình ảnh hiếm về bộ lạc Amazon bí ẩn, chưa từng tiếp xúc với thế giới văn minh

Hé lộ hình ảnh hiếm về bộ lạc Amazon bí ẩn, chưa từng tiếp xúc với thế giới văn minh

Thiên Thuỷ 12 giờ trước 8,021 lượt xem
Hé lộ hình ảnh hiếm về bộ lạc Amazon bí ẩn, chưa từng tiếp xúc với thế giới văn minh
Xã hội của chúng ta đang ngày càng phát triển, văn minh hơn, hiện đại hơn. Tuy nhiên, đâu đó vẫn tồn tại những bộ lạc, những con người duy trì nếp sống của thời kỳ nguyên thủy, không tiếp xúc với xã hội văn minh, và từ chối tiến nhập vào xã hội của nhân loại hiện đại. Bộ lạc Moxihatetema ở khu vực rừng rậm Amazon cho đến nay là một trong những bộ lạc hoang dã và bí ẩn nhất trên thế giới. 

Những bức ảnh chụp được cho thấy một nhóm người đang sinh sống trong rừng rậm sâu thẳm. Trước đó, không có ai biết đến sự tồn tại của họ, họ cũng không tiếp xúc với thế giới văn minh của con người. Theo Generation Voyage, đây là bộ tộc Moxihatetema được phát hiện tại khu bảo tồn Yanomami gần biên giới Brazil và Venezuela vào năm 2015.

Theo ước tính, ở khu vực Yanomami này có tổng cộng khoảng 35.000 người, trong đó hơn 20.000 người ở Brazil, số còn lại ở vùng núi và rừng rậm Venezuela. Nhiều nhóm của các bộ lạc này hoàn toàn không tiếp xúc với người ngoài, thậm chí không tiếp xúc với các thành viên khác cùng bộ lạc.

Bộ tộc Moxihatetema này cùng nhau sống quây quần, tạo thành một ngôi nhà khổng lồ được gọi là “Yanomami yano”, trong đó có nhiều ngôi nhà nhỏ. Mỗi ngôi nhà nhỏ được gọi là một shabono, là nhà của một gia đình. Họ tận dụng những khoảng đất để làm võng và dự trữ thức ăn. Ước tính trong vùng lãnh thổ mới phát hiện này có khoảng 100 người đang sinh sống.

Những người dân của bộ lạc này duy trì lối sống nguyên thủy, họ hầu như không mặc quần áo, hoặc chỉ mặc rất ít. Họ ngủ võng, biết dùng lửa và sở hữu một kho kiến ​​thức rất lớn về thực vật, với khoảng 500 loại cây cỏ được họ biến thành thức ăn, thuốc uống và nhà ở. Họ cũng sống bằng cách săn bắn, hái lượm, đánh cá và trồng một số loại cây như sắn, chuối. Duy trì nếp sống truyền thống từ hàng nghìn năm, bộ tộc này rất có thể sẽ biến mất nếu không bảo vệ được đất đai trước sự xâm chiếm của những kẻ khai thác vàng bất hợp pháp.

Theo Mirror, những bức ảnh đặc biệt này được công bố giữa lúc có nhiều lo ngại rằng cộng đồng thiểu số ở vùng Amazon này có thể bị các thợ mỏ vàng xóa sổ. Chính phủ Brazil thống kê, có khoảng 5.000 thợ khai thác vàng trái phép ẩn nấp xung quanh khu vực này và có ý đồ sát hại bộ tộc Mixohatetena. Lịch sử cho thấy các bộ tộc sống trong rừng có thể gặp nguy hiểm khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài vì họ không miễn dịch với những căn bệnh hiểm nghèo, như căn bệnh sốt rét và cũng dễ xảy ra xô xát, thậm chí chiến tranh với các thợ khai thác vàng.

Nghiêm trọng hơn, các thợ mỏ đã làm ô nhiễm nguồn thức ăn và nước uống ở nơi đây. Bộ tộc Moxihatetena đang phải sử dụng nguồn nước độc hại do thủy ngân và thuốc súng của những kẻ khai thác vàng bất hợp pháp. Những kẻ xâm nhập trái phép vào khu vực này ngày càng nhiều, trong khi khoảng cách giữ những bộ lạc biệt lập với thế giới bên ngoài ngày càng thu hẹp. Theo Tổ chức nhân quyền Survival International, điều này “gây lo ngại nghiêm trọng rằng những người xâm nhập trái phép sẽ khiến một số người dễ bị tổn thương nhất trái đất bị tiêu diệt”.

Bộ tộc Mixohatetema đang phải ra sức chống lại những mối đe dọa không ngừng rình rập, để bảo vệ cuộc sống của họ. Nhưng vấn đề khó khăn hơn khi sự đơn sơ, nguyên thủy và thuần khiết của họ rất khó có thể chống lại được sự hiện đại và nhiều toan tính của con người ngày nay. Thiết nghĩ, tất cả chúng ta cần chung tay giúp bảo vệ những bộ tộc này, bởi họ chính là hình ảnh về quá khứ của chúng ta, họ chính là cầu nối để chúng ta tìm về với những nền văn minh thời kỳ đầu của mình.

Thiên Thủy

(Nguồn ảnh: Tuổi trẻ)

Video xem thêm: Bí mật về “Cộng hòa Nhân dân Lãng quên”: Vì sao thế giới biết mà người Trung Quốc không biết?

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Nữ sinh Việt tốt nghiệp xuất sắc Đại học Mỹ với luận văn về thương chiến Mỹ-Trung

Nữ sinh Việt tốt nghiệp xuất sắc Đại học Mỹ với luận văn về thương chiến Mỹ-Trung

Trần Phong | ĐKN 8 giờ trước 368 lượt xem

Ảnh ghép từ FB Khanh Tran.
Trần Thụy Đan Khanh (22 tuổi), cựu học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM đã tốt nghiệp xuất sắc ĐH Mỹ, đạt danh hiệu xuất sắc nhất (Summa Cum Laude – danh dự tột đỉnh), với nghiên cứu chiến tranh thương mại Mỹ – Trung. Nữ sinh Việt được các giáo sư Trường ĐH Franklin & Marshall College, một trong những trường ĐH hàng đầu nước Mỹ đánh giá rất cao luận văn tốt nghiệp của mình.

“Tôi muốn hiểu nền kinh tế đất nước mà mình lớn lên”

Trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, Đan Khanh cho hay cô chọn đề tài tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đến nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam bởi là sinh viên ngành kinh tế học, chuyên mảng kinh tế vĩ mô, cô quan tâm về tình hình nền kinh tế của một quốc gia cũng như quan hệ quốc tế của quốc gia đó với những quốc gia khác. “Tôi chọn Việt Nam là quốc gia cho đề tài nghiên cứu vì muốn tìm hiểu thêm về nền kinh tế của đất nước mà tôi đã lớn lên”, Đan Khanh chia sẻ.

“Mùa hè năm 2019, tôi chọn đề tài nghiên cứu, khoảng thời gian đó, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đang ở đỉnh điểm. Sự leo thang căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã vượt qua biên giới hai nước, ảnh hưởng mạnh mẽ nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Nhiều bài báo trong nước và quốc tế đều nói Việt Nam là nước được hưởng lợi nhiều nhất. Nhưng theo quan điểm của tôi, căng thẳng thương mại này có tác động tích cực và cả tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam”, nữ sinh Việt cho hay.

Theo Đan Khanh, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đã thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là nguồn đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc trong năm 2019. Vì đồ nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ bị đánh thuế cao, nên công ty Trung Quốc, công ty nước ngoài đang có cơ sở sản xuất ở Trung Quốc, và công ty đang có ý định đầu tư vào Trung Quốc, đã quyết định đầu tư những quốc gia không bị Mỹ đánh thuế, điển hình là Việt Nam. Việt Nam được nhiều nhà đầu tư chọn làm chuỗi cung ứng thay thế vì Việt Nam không những gần Trung Quốc mà cũng như có bờ biển dài, rất thích hợp cho các hoạt động xuất khẩu.

Nữ sinh Việt nhỏ bé đã được các giáo sư tại Mỹ đánh giá rất cao

“Cuộc chiến thương mại trên cũng giúp chuyển hướng đầu tư. Trong năm 2019, số liệu thống kê cho thấy hàng xuất khẩu từ Việt Nam đến Mỹ đã nhiều hơn so với những năm trước đó”, Đan Khanh phân tích.

Trong luận văn này, nữ sinh 22 tuổi cũng chỉ ra một số tác động tiêu cực của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đến nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam mà cô nghiên cứu được như hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ có thể bị đánh thuế trong tương lai gần (giống như Mỹ đang đánh thuế Trung Quốc hiện tại); giám sát về thực hành tiền tệ ở Việt Nam sẽ tăng lên; các vấn đề như trung chuyển hàng hóa sẽ bị hải quan Mỹ theo dõi cẩn thận…

Những lời khen ngợi cho nữ sinh Việt

Không đơn giản để Đan Khanh chinh phục được hội đồng giám khảo Trường Franklin & Marshall College với luận văn trên. Cô cho hay các giáo sư trong ban Kinh tế học ở trường đã giúp cô rất nhiều trong quá trình nghiên cứu.

Trong 1 tháng ở Việt Nam (từ 15.12. 2019 tới giữa tháng 1.2020), Đan Khanh tham khảo ý kiến từ các chuyên gia kinh tế học ở Việt Nam như tiến sĩ Phạm Sỹ Thành ở Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tại Hà Nội, tiến sĩ Trương Minh Huy Vũ và thầy Nguyễn Thành Trung ở Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế thuộc Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM.

Hội đồng giám khảo đã đánh giá cao về những phân tích và lập luận trong luận văn của Đan Khanh. Họ đồng ý rằng cô đã hoàn thành xuất sắc trong việc chứng minh giả thuyết cô đã đặt ra ban đầu, và những luận điểm đưa ra đều thuyết phục họ.

Hình ảnh đời thường dễ thương của nữ sinh Việt

Tốt nghiệp ĐH loại xuất sắc nhất (Honors), Đan Khanh nói bí quyết học tập trong suốt 4 năm của mình là bắt đầu làm bài tập về nhà, điển hình như tiểu luận hay dự án nhóm, càng sớm càng tốt.

Ví dụ là bài luận văn tốt nghiệp, hạn chót nộp bài là đầu tháng 5.2020, nhưng cô đã bắt đầu làm nghiên cứu vào đầu tháng 9.2019. “Bùng phát dịch Covid-19 tại Mỹ đã làm tôi rất lo lắng vào 2 tuần cuối tháng 3. Lúc đó tôi đã quyết định cho bản thân tạm nghỉ ngơi, sau đó lại tập trung làm. Lễ bảo vệ luận án tốt nghiệp của tôi mới đây cũng được thực hiện hình thức trực tuyến”, nữ sinh nói.

Đan Khanh tại ĐH Franklin & Marshall 

Trần Thụy Đan Khanh là cựu học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM. Cô chia sẻ, trải nghiệm sau nghiên cứu, viết luận đề tài chiến tranh thương mại Mỹ – Trung giúp cô nhận ra rằng nghiên cứu kinh tế là đam mê và sẽ theo đuổi. Ước mơ của cô là được học tiến sĩ tại ĐH Harvard.

“Khi quyết định học ĐH tại Mỹ, tôi tự nhủ bản thân rằng sẽ mang những kiến thức mình đã học về áp dụng tại quê hương. Ước vọng được trở về Việt Nam làm việc phát triển mạnh mẽ ở mùa hè năm 2019, sau kỳ thực tập tại Công ty Sơn PPG Việt Nam. Tôi được trải nghiệm chương trình “Sắc màu cộng đồng” cùng các anh chị, cùng sơn mới toàn bộ ngôi Trường tiểu học Thới Lai, xã Thới Lai, H.Bình Đại, Bến Tre. Chuyến đi giúp tôi nhận ra rằng xã hội sẽ tốt đẹp hơn nếu mọi người cùng nhau chung sức xây dựng, và tôi muốn góp sức mình trong đó”, nữ sinh bộc bạch.

Categories: Tin Hải Ngoại | Leave a comment

Một liên minh đang ra sức giải cứu Mê Kông, nạn nhân ở hạ nguồn lẽ nào thờ ơ?

Một liên minh đang ra sức giải cứu Mê Kông, nạn nhân ở hạ nguồn lẽ nào thờ ơ?

Trương Thanh | ĐKN 20/05/2020 1,601 lượt xem

Ở hạ nguồn con sông đang bị băm vằm bởi các đập thủy điện và chịu kiểm soát lưu lượng nước ở thượng nguồn Trung Quốc, người dân Việt Nam cũng có cơ hội góp tiếng nói giải cứu Mê Kông.

Một liên minh mới được hình thành bởi những “nạn nhân” của chính quyền Trung Quốc đang ra sức kêu gọi cứu sông Mê Kông. Đơn thỉnh nguyện với tiêu đề: “Ngăn chặn Trung Quốc xây đập trên thượng nguồn sông Mê Kông” đã thu được hơn 18.000 chữ ký. Trước ngày 16/6, đơn thỉnh nguyện cần 100.000 chữ ký để được chính phủ liên bang Hoa Kỳ kêu gọi Nghị viện xem xét vấn đề. Nếu muốn thể hiện quan điểm ủng hộ, bạn có thể trực tiếp ký đơn tại đây.

Trong đơn có viết: “Theo nghiên cứu mới từ các nhà khí hậu học người Mỹ, Trung Quốc – nơi đầu nguồn của sông Mê Kông hình thành từ cao nguyên Tây Tạng, đã không gặp phải khó khăn tương tự (liên quan tới sự kiện hạn hán nặng tại các khu vực hạ nguồn sông – PV). Thay vào đó, các kỹ sư của Bắc Kinh dường như đã trực tiếp gây ra mực nước thấp kỷ lục bằng cách hạn chế dòng chảy của dòng sông”.

Liên minh chống lại sự bắt nạt của chính quyền Trung Quốc

Liên minh Trà sữa (Milk Tea Alliance) của các nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông, Đài Loan và Thái Lan đang đứng sau và thúc đẩy hoạt động này, nhắm vào sự bắt nạt vô lối của chính quyền Trung Quốc đối với các quốc gia lân cận.

Bắt đầu từ một cuộc khẩu chiến trên mạng xã hội giữa cư dân mạng Trung Quốc và Thái Lan, Liên minh Trà sữa được hình thành từ những người dùng mạng Hồng Kông, Đài Loan và Thái Lán để ngăn chặn lực lượng “Ngũ mao” (công chức làm việc qua mạng theo định hướng của chính quyền Trung Quốc) – những kẻ mà họ cho rằng chuyên bắt nạt những ai nói lên sự thật về chính quyền Trung Quốc trên nền tảng mạng xã hội. Sở dĩ lấy tên trà sữa, bởi 3 quốc gia thành viên đều có những đồ uống đặc sản liên quan tới trà sữa.

Mặc dù Đại sứ quán Bắc Kinh tại Bangkok gọi cuộc cãi vã này chỉ là một vụ ồn ào trực tuyến, nhưng Đại sứ quán đã nhảy vào cuộc tranh cãi về virus Vũ Hán. Hành động không lường trước này ngay lập tức đã thúc đẩy những bình luận châm biếm mang tính chính trị cao trên Twitter và các nền tảng truyền thông xã hội khác. Các nhà hoạt động dân chủ của Hồng Kông và các chính trị gia Đài Loan cùng nhiều người dùng mạng Hàn Quốc, Australia cũng đã tham gia vào sự việc này, điều này đã khiến Bắc Kinh tức giận hơn nữa.

Từ việc hỗ trợ ngăn chặn Ngũ mao đại lục bắt nạt người dùng mạng Thái Lan, Liên minh Trà sữa sau đó đã có những động thái kêu gọi những nạn nhân khác của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hành động. Trước diễn biến hạn hán kéo dài tại các nước nằm trên hạ lưu sông Mê Kông và kết luận của nhiều chuyên gia về những dự án đập nước của Trung Quốc dọc sông là nguyên nhân xảy ra hạn hán, Liên minh Trà sữa đã kêu gọi người dân các nước Đông Nam Á liên quan như Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam hãy góp tiếng nói trên các hashtag của mạng xã hội (#StopMekongDam) và ký kiến nghị lên Tòa Bạch Ốc.

Sau một cuộc vận động chữ ký kiến nghị giúp ngăn chặn các công trình đập thủy điện trên sông Mê Kông chưa thành công (một tháng thu được hơn 93.000 chữ ký, thiếu hơn 6.000 chữ ký), liên minh này ngay sau đó đã khởi tạo lại một bản kiến nghị khác và hiện tại đang có khoảng 13.000 chữ ký sau 2 ngày. Liên minh đang kêu gọi sự chú ý và ủng hộ của nhân dân các nước đang là nạn nhân của hạn hán kéo dài do các con đập của Trung Quốc ở thượng nguồn.

Quyền lợi và trách nhiệm của các nạn nhân

Đồng bằng Cửu Long của Việt Nam cũng nằm trong số các nạn nhân đó. Khó ai ngờ rằng ở một vùng đất của sông ngòi, chằng chịt kênh rạch lại có ngày bị hạn hán nặng nề. Chưa có kết luận chính thức nào về hiện tượng này, ngoài những phỏng đoán về biến đổi khí hậu, việc sử dụng nước tại chỗ chưa hợp lý. Nhưng mới đây, kết quả điều tra của một cơ sở nghiên cứu tại Mỹ đã cho thấy sự liên quan của các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông.

Ngày 13/4, New York Times đưa tin, trong một buổi tiếp xúc vào tháng 2 với những người dân Lào đang lo lắng về tình trạng hạn hán tồi tệ nhất trong lịch sử trên sông Mê Kông, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết Trung Quốc cũng đang chịu đựng điều kiện khô cằn. Thông điệp của ông là “chúng tôi đồng cảm với nỗi đau của các bạn”. Vậy nhưng, một nghiên cứu từ các nhà khí hậu học Hoa Kỳ từ Eyes on Earth công bố ngày 12/4 cho thấy, có rất nhiều nước từ cao nguyên Tây Tạng đổ về thượng nguồn sông Mêkông tại Trung Quốc, đúng vào giai đoạn mà nước này tuyên bố mình cũng bị hạn hán. “Thay vào đó, các kỹ sư của Bắc Kinh dường như đã trực tiếp gây ra mực nước thấp kỷ lục (ở hạ nguồn – PV) bằng cách hạn chế dòng chảy của dòng sông”, theo New York Times.

Đồng giám đốc điều tra, ông Alain Basist, nhấn mạnh:

“Không thể bác bỏ được các dữ liệu từ vệ tinh, trong khi có rất nhiều nước trên cao nguyên Tây Tạng, thì những nước như Campuchia và Thái Lan lại lâm vào cảnh thiếu nước… Đã có một lượng nước khổng lồ bị Trung Quốc giữ lại’’.

Alain Basist

Nghiên cứu của Eyes on Earth sử dụng công nghệ đo lường cảm biến hình ảnh vi sóng (Special Sensor Microwave Imager/Sounder) để xác định lưu lượng nước tại lưu vực sông Lan Thương (phần sông Mê Kông chảy qua Trung Quốc), sau đó so sánh với các dữ liệu về dòng chảy sông Mê Kông tại trạm thủy điện Chiang Saen, Thái Lan, do Ủy Hội Sông Mê Kông cung cấp.

Tác động của 11 đập thủy điện của Trung Quốc ở thượng nguồn Mê Kông vốn luôn là chủ đề gây tranh luận, tuy nhiên vấn đề không được giải quyết vì thiếu dữ liệu có cơ sở, khi Bắc Kinh không công bố thông tin chi tiết về lượng nước trong các hồ chứa. Trong khi đó, Hoa Kỳ dường như ngày càng chú ý hơn đến cuộc khủng hoảng nước tại hạ lưu sông. Trong một phát biểu tại Thái Lan năm ngoái, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho rằng đợt hạn hán nghiêm trọng năm 2019 tại nước này là do ‘‘Trung Quốc chặn dòng nước ở thượng nguồn sông Mêkông”, theo RFI.

Ông Brian Eyler, Giám đốc chương trình Đông Nam Á của Stimson Center và là tác giả của Những ngày cuối cùng của sông Mê Kông đã nói: “Vấn đề là giới thượng lưu Trung Quốc coi nước là thứ để họ sử dụng chứ không phải là hàng hóa dùng chung”.

Ông Chainarong, thuộc Đại học Mahasarakham cho biết: “Việc cung cấp nước của Trung Quốc là hành động chính trị. Đây là một trong những lợi ích của họ. Họ tạo ra thiệt hại, nhưng họ yêu cầu lòng biết ơn”.

Có cùng quan điểm, ông Basist nhấn mạnh: “Sông băng là những tài khoản ngân hàng về nước nhưng với sự thay đổi khí hậu, chúng tan chảy khá nhanh. Người Trung Quốc đang xây dựng các hộp tiền gửi an toàn ở thượng nguồn sông Mê Kông vì họ biết rằng tài khoản ngân hàng cuối cùng sẽ bị cạn kiệt và họ muốn dự trữ”.

Trước những chứng cứ ngày một rõ ràng về việc tác động lưu lượng nước trên lưu vực sông Mê Kông của Trung Quốc, người dân các nước ở hạ lưu con sông không thể thờ ơ và chấp nhận nguy cơ mất đi nguồn sống từ con sông màu mỡ bậc nhất thế giới này. Một yêu cầu điều tra, sẽ vừa là quyền lợi vừa là trách nhiệm của các nạn nhân. Để một Trung Quốc ngày càng vô lý trở thành mối đe dọa với con người và thiên nhiên toàn thế giới, có phần do sự thờ ơ của chúng ta, và cũng chính chúng ta sẽ đều là người chịu thiệt hại bởi những hành động thiếu trách nhiệm của Trung Quốc.

Một liên minh không trực tiếp chịu ảnh hưởng bởi hạn hán tại hạ lưu Mê Kông đang ra sức giúp đỡ các nạn nhân ở đây. Bởi họ đã thấu hiểu bản chất của ĐCSTQ. Qua những gì ĐCSTQ làm với người dân Hồng Kông, Tây Tạng, Tân Cương, Đài Loan, qua sự đàn áp vô lý với những người tu luyện Phật giáo, Cơ Đốc giáo và học viên Pháp Luân Công, gần đây nhất là qua một trận đại dịch toàn cầu, người dân toàn thế giới đã dần minh bạch bản chất của chính thể này. Sự gian dối, ích kỷ, đố kỵ, tham lam sẽ không dừng lại khi những nạn nhân không lên tiếng hoặc khi những người nghĩ rằng mình ngoài cuộc nên không muốn tham gia vạch trần kẻ bắt nạt. Bởi tác động của ĐCSTQ đã lên tới mức mọi người trên thế giới đều có nguy cơ trở thành nạn nhân.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Phận làm con đã làm được gì cho mẹ?

Phận làm con đã làm được gì cho mẹ?

Trần Phong | ĐKN 28/05/2020 242 lượt xem

Ảnh: pixabay.
Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng. Con nuôi cha mẹ tính tháng kể ngày…

Alo. Anh hai hả? Anh đang ở đâu vậy?

Anh Hai đang ở cơ quan, có gì không cô út?

Chiều về sớm tranh thủ qua nhà em đón Mẹ về nhà anh chị nhé!

Ủa, còn ba ngày nữa Mẹ mới qua nhà anh mà? Sao đón sớm vậy?

Em biết, nhưng mai vợ chồng em đi du lịch với cơ quan cả tuần mới về. Anh hai đón mẹ về nhà anh giùm em sớm vài hôm, tháng sau em bù lại cho.

Thôi được rồi, để anh về bàn với bà xã rồi tính sau

Nghe cuộc nói chuyện của cô con gái, bà Tư buông tiếng thở dài não ruột. Bà đứng lên lửng thững bước chậm chậm ra sân. Bà Tư cầm cái chổi lên quét quanh sân mà lòng ngổn ngang bao nỗi niềm. Bà Tư nhớ lại …

Chồng chết sớm để lại cho bà Tư hai đứa con còn thơ dại. Lúc đó thằng Hai vừa mới chập chững biết đi những bước đầu tiên, con Út thì đang còn nằm nôi. Biết bao nhiêu khổ cực dồn hết lên đôi vai của bà, một sớm hai sương bà tảo tần lo cho hai đứa con khôn lớn. Buông cái này là bà chụp cái kia, làm và chỉ biết làm, miễn sao có tiền nuôi con là được

Khi hai con khôn lớn. Con Út muốn se sua với bạn thỏ thẻ với bà: “Mẹ ơi con muốn mua áo mới”, thằng Hai thì “mẹ ơi, cho con tiền mua chiếc xe đạp”. Bà lúc nào cũng vui vẻ ” Uhm. Để đó mẹ lo”.

Cứ thế, thằng Hai con Út trưởng thành chỉ biết ăn và học trong vòng tay của Mẹ đến khi ra trưởng và lập gia đình riêng. Cả hai đứa đều thành danh trong xã hội. Lúc hai đứa con còn nhỏ, tuy nghèo nhưng rộn rã tiếng cười. Bà Tư buông tiếng thở dài, bà tiếc nuối cái thời gian mẹ con đầm ấm đã qua. . .

Tiếng chuông gọi cửa làm bà Tư giật mình. Bà đi vội ra mở cửa, con dâu ào vào, thằng Hai theo sau. Con dâu lên tiếng:

Cô Út có nhà không hả Mẹ?

Bà vừa đóng cửa lại vừa trả lời: Nó ở trên lầu đó. Cơm nước gì chưa mà bây qua đây?

Con dâu không trả lời, đi vội vào trong nhà. Con Út nghe ồn ào dưới nhà liền chạy xuống. Chị dâu liền hỏi:

Cô Út làm gì mà tui gọi cháy máy không chịu nghe?

Em ở trong phòng xếp mấy bộ đồ để mai đi!

Cô đi rồi mẹ sao?

Con Út hơi khó chịu: Thì em có gọi cho anh Hai nhờ đón Mẹ về bên anh chị vài hôm rồi mà.

Con dâu vội nói: Không được. Mai cuối tuần vợ chông tui cũng có việc đi tỉnh phát quà từ thiện hai ngày mới về. Cô Út xem tính sao thì tính

Con Út lớn tiếng: Anh Chị làm gì mà khó khăn vậy. Đi phát quà từ thiện thôi mà có cần phải gấp như vậy không. Chị lúc nào việc nhỏ cũng làm lên cho nghiêm trọng. Chờ em về rồi hãy đi !

Con dâu cũng không vừa: Vậy sao cô không ở nhà đi để hôm nào đến phiên Mẹ qua tui rồi cô đi du lịch.

Bà Tư sợ mấy đứa con nhìn thấy nên quay mặt đi nơi khác để lau vội giọt nước mắt đang trào ra vì kìm lại không được. Chờ cho cục đắng nghẹn ở cổ trôi xuống. Bà Tư vui vẻ cười ha hả nói:

Chuyện nhỏ mà sao tụi bây ầm ĩ thế. Được rồi để đó Mẹ lo!

Thằng Hai chen ngang: Mẹ lo cách nào?

Bà Tư chậm rãi nói: Lâu quá Mẹ không về quê, sẵn dịp vợ chồng con Út đi du lịch mươi hôm, vợ chồng thằng Hai cũng bận. Luôn tiện này Mẹ cũng muốn về Quê ở chơi với dì Năm bây vài hôm.

Bà Tư nói xong, mấy đứa con đều nhất trí cao cách giải quyết của bà. Con Út lên tiếng: Vậy thì mai anh Hai cho tài xế qua chở Mẹ ra bến xe.

Bà Tư lại vui vẻ cười to để cho mấy đứa con yên tâm: Cứ để đó Mẹ lo. Mai ta nhờ chú Ba xe ôm đầu ngỏ chở ta ra bến xe được rồi.

Đêm hôm đó bà Tư suy nghĩ nhiều lắm. Tháng này ở nhà con Út thì tháng sau ở nhà thằng Hai. Bà Tư cảm thấy mình làm vướng bận cho con cái, vì mình mà hai anh em cãi nhau về chuyện ăn ở của bà. Làm Mẹ, bà không đành lòng nhìn cảnh như vậy!

Tuần sau

Alo cô Út hả? Cô về chưa?

Còn 2 hôm nữa em mới về. Có gì không anh Hai?

Hôm nay anh nóng ruột quá nên gọi cho dì Năm hỏi thăm Mẹ ,thì dì Năm nói là không có thấy Mẹ về nhà dì Năm.

Thế là cô Út và anh Hai cãi nhau ầm ĩ. Người này đỗ lỗi cho người kia. Cô Út đành phải bỏ cuộc du lịch bay về cùng anh Hai đi tìm Mẹ trong vô vọng.

Năm năm sau!

Tại một ngôi chùa nhỏ ở ngoại ô cách xa thành phố, có một ngôi mộ lẻ loi ở sau chùa. Trên tấm bia có ghi:

Phần mộ bà Nguyễn Thị Tư
Pháp danh. . .
Mất ngày. . . Tháng. . . Năm
Không rõ nhân thân

Mọi người trong làng kể lại. Cách đây năm năm, có một bà cụ từ đâu đến xin ở trong ngôi chùa nhỏ này. Từ đó ngôi chùa trở nên sạch sẽ nhờ bàn tay chăm chỉ của bà cụ. Sớm tối bà cụ tụng kinh gõ mõ.

Bà cụ hiền lành phúc hậu nên được dân làng yêu quý, họ đem đến cho cụ mớ rau, khoai củ và những cây nhà lá vườn. Cứ thế, bà cụ sống nhờ vào lòng yêu thương của dân làng. Mọi người ở đây ai cũng nhìn thấy được cụ bà có một nỗi niềm gì đó mà không tỏ cùng ai. Vì nét mặt cụ luôn toát lên một nỗi buồn cho đến tận lúc bà mãi mãi ra đi

Video xem thêm: Cậu bé Ấn Độ tiên tri về đại dịch toàn cầu: Tháng 12 xảy ra thảm hoạ lớn

Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

Phật giáo Hòa Hảo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Phật giáo Hòa Hảo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Buớc tưới chuyển hướngBước tới tìm kiếm

Biểu tượng Phật giáo Hòa Hảo

Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ

Phật giáo Hòa Hảo, là một tông phái Phật giáo do Huỳnh Phú Sổ khai lập năm Kỷ Mão 1939, lấy pháp môn “Học Phật – Tu Nhân” làm căn bản và chủ trương tu hành tại gia (Tại gia cư sĩ). Tôn giáo này lấy nền tảng là Đạo Phật, kết hợp với những bài sấm kệ do chính Huỳnh Phú Sổ biên soạn.

Theo thống kê năm 2009 có khoảng 1.433.252 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo khiến tôn giáo này trở thành tôn giáo có số tín đồ đông thứ 4 tại Việt Nam.[1]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ra đời[sửa | sửa mã nguồn]

Phật giáo Hòa Hảo ra đời tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) vào năm 1939 do Huỳnh Phú Sổ sáng lập.

Huỳnh Phú Sổ, còn được gọi là “Thầy Tư Hoà Hảo”, “Đức Huỳnh Giáo chủ”, khi đó chưa đầy 18 tuổi, tuyên bố mình là bậc “Sinh nhi tri”, biết được quá khứ nhìn thấu tương lai, được thọ mệnh cùng với Phật A-di-đà và Phật Thích-ca Mâu-ni, xuống hạ giới có nhiệm vụ truyền bá cho dân chúng tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương để Chấn hưng Phật giáo, cứu độ chúng sinh khỏi sông mê, biển khổ và “đưa nhân loại đi vào vòng hạnh phúc”. Ông chữa bệnh cho người dân bằng các bài thuốc nam do ông kê toa hoặc nước lã, giấy vàng, lá xoài, lá ổi, bông trang, bông thọ, đồng thời qua đó ông truyền dạy giáo lý bằng những bài sám giảng (còn gọi là sấm giảng) do ông soạn thảo. Vì vậy chỉ trong vòng 2 năm từ 1937 đến 1939 số người tin theo ông đã khá đông và ông trở nên nổi tiếng khắp vùng.

Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (tức 4 tháng 7 năm 1939), Huỳnh Phú Sổ bắt đầu khai đạo, khi ông chưa tròn 20 tuổi. Nơi tổ chức lễ khai đạo chính là gia đình ông. Ông đã lấy tên ngôi làng Hòa Hảo nơi mình sinh ra để đặt tên cho tôn giáo mới của mình: Phật giáo Hòa Hảo. Sau đó, ông được các tín đồ suy tôn làm thầy tổ, và gọi ông bằng cái tên tôn kính là Đức Tôn Sư, Đức Thầy.

Kể từ đó, ông lần lượt làm nhiều bài thơ ca, sau được tập hợp lại thành quyển Sấm giảng thi văn giáo lý, nội dung cốt lõi là giáo lý của Đức Phật Thích Ca, và có phần gần gũi với tư tưởng thần bí và tín ngưỡng dân gian ở Nam Bộ lúc bấy giờ.

Tổ đình Phật giáo Hòa Hảo, xưa thuộc làng Hòa Hảo, nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.

Thời kỳ 1941 – 1944[sửa | sửa mã nguồn]

Sang năm 1941, đạo Hòa Hảo tiếp tục gia tăng số lượng tín đồ của mình một cách nhanh chóng. Khi Nhật vào Đông DươngPháp lo ngại Nhật tranh thủ giáo phái Hòa Hảo nên đã câu thúc Huỳnh Phú Sổ ở Châu ĐốcBạc LiêuCần Thơ. Năm 1942, Nhật vận động được ông về Sài Gòn. Tại đây, ông đã vận động được nhiều nhân vật hoạt động chính trị thân Nhật vào đạo Hòa Hảo để gây thanh thế, đồng thời thời gian này nhiều thanh niên theo đạo Hòa Hảo cũng tham gia các tổ chức của Nhật. Năm 1944, Phật giáo Hòa Hảo thành lập lực lượng vũ trang dưới tên gọi Đội Bảo An.[2]

Thời kỳ 1945 – 1955[sửa | sửa mã nguồn]

Xung đột với Việt Minh[sửa | sửa mã nguồn]

Tây Nam Bộ là nơi phát tích của giáo phái Hòa Hảo, với đa số tín đồ là những người dân hiền hòa, yêu nước. Nhằm thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân, Ủy ban nhân dân Nam Bộ mới thành lập sau Cách mạng tháng Tám đã mời người sáng lập giáo phái là Huỳnh Phú Sổ giữ chức ủy viên đặc biệt của Ủy ban. Tuy nhiên, Việt Minh cho rằng một số lãnh đạo Hòa Hảo có nhiều tham vọng về quyền hành đã lợi dụng danh nghĩa của giáo phái Hòa Hỏa đòi giao những tỉnh có đông tín đồ (như Cần Thơ, Long Xuyên, Châu Đốc) cho họ quản lý. Khi yêu sách này không được đáp ứng, họ 2 lần tổ chức biểu tình tuần hành, kéo vào thị xã Long Xuyên (cuối tháng 8-1945) và thị xã Châu Đốc (đầu tháng 9-1945) định gây bạo loạn cướp chính quyền. Lực lượng vũ trang cách mạng được huy động đến kịp thời giải tán.[3] Theo Archimedes L.A Patti, Hòa Hảo chống lại chủ trương của Việt Minh muốn đàm phán với Đồng Minh nên tổ chức biểu tình đòi vũ trang quần chúng chống lại việc quân Anh, Pháp đổ bộ vào Nam Kỳ[4].

Ngày 8/9/1945, những người đứng đầu Phật giáo Hòa Hảo lại tổ chức tuần hành ở thị xã Cần Thơ với khẩu hiệu chống thực dân Pháp và chống độc tài. Việt Minh cho rằng Hòa Hảo muốn cướp chính quyền.[5] Chính quyền tỉnh Cần Thơ giải tán cuộc biểu tình này, bắt những người cầm đầu, đưa ra tòa xét xử và kết án tử hình 3 người đứng đầu. Đối với tín đồ, chính quyền giải thích ý đồ của lãnh đạo Hòa Hảo, khuyên họ trở về nhà tiếp tục làm ăn, không để bị lợi dụng.[3] Huỳnh Phú Sổ giải thích với lãnh đạo Việt Minh Trần Văn Giàu đây là cuộc biểu tình của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo để biểu thị quan điểm đấu tranh chống thực dân Pháp và chống độc tài[6]. Ngày 9 tháng 9 năm 1945, Việt Minh cho Quốc gia Tự vệ Cuộc bao vây trụ sở Phật giáo Hòa Hảo ở số 8 đường Sohier, Sài Gòn để bắt Huỳnh Phú Sổ nhưng ông trốn thoát.[7] Sau cuộc biểu tình tại Cần Thơ, Hòa Hảo bị Việt Minh bắt bớ, đàn áp[5]. Hòa Hảo cho rằng trong năm 1945 khoảng 10.000 tín đồ và cán bộ của họ bị Việt Minh sát hại[8].

Với chủ trương đại đoàn kết toàn dân, ngày 6 tháng 2 năm 1946, tại Chợ Mới (Long Xuyên), Nguyễn Hữu Xuyến, Trung đoàn trưởng Khu 8 của Việt Minh, đã ký với Trần Văn Soái (Năm Lửa), thủ lĩnh một nhóm Hòa Hảo Dân Xã, một thỏa ước nhằm gác bỏ mọi hiềm khích và hiểu lầm cũ, cùng nhau đoàn kết chống thực dân Pháp[3]. Thỏa ước này gồm 3 điều khoản:

  1. Hai bên cam kết không chống lại nhau.
  2. Khi một bên bị Pháp tấn công thì bên kia ứng cứu.
  3. Hai bên phối hợp tổ chức đánh Pháp.

Tháng 6 năm 1946 Hòa Hảo tổ chức lại lực lượng vũ trang lấy tên Nghĩa quân Cách mạng Vệ quốc Liên đội Nguyễn Trung Trực[9]. Ngày 21/9/1946, Hòa Hảo thành lập Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng.

Ngày 14/11/1946, Huỳnh Phú Sổ tham gia Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam bộ với chức vụ ủy viên đặc biệt. Lực lượng vũ trang Hòa Hảo tham gia vào Vệ quốc đoàn do Nguyễn Bình chỉ huy nhưng không chấp nhận các chính trị viên do cấp trên gửi xuống. Tuy nhận lời tham gia Ủy ban Hành chánh Kháng chiến, Huỳnh Phú Sổ vẫn ngầm hoạt động chống lại chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 20/4/1946, Hòa Hảo cùng một số tổ chức khác tại miền Nam thành lập Mặt trận Quốc gia liên hiệp để tự tổ chức chống Pháp tại miền Nam Việt Nam. Mặt trận bầu Huỳnh Phú Sổ (dùng bí danh) làm Chủ tịch. Mặt trận này có lập trường chống lại chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[10][11] Mặt trận quyết định ủng hộ chính phủ Cộng hòa tự trị Nam Kỳ để từ đó tiến tới thành lập một chính quyền thống nhất Việt Nam. Nguyễn Hòa Hiệp, Tư lệnh Đệ tam sư đoàn ra thông cáo kêu gọi lực lượng kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ hãy ngưng chiến: “Chính phủ Pháp đã bằng lòng để cho chúng ta có quân đội và chính phủ riêng. Hai dân tộc Pháp và Nam Kỳ sẽ sống bình đẳng. Vậy các chiến sĩ đang chiến đấu, hãy ngừng chiến ngay“.

Ngày 17 tháng 2 năm 1947, đại diện của Huỳnh Phú Sổ là Nguyễn Bảo Toàn cùng với lãnh đạo các đảng quốc gia khác như: Nguyễn Hải Thần (Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội), Nguyễn Tường Tam (Việt Nam Quốc dân đảng) thành lập Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp với mục đích hậu thuẫn Bảo Đại đàm phán với Pháp thành lập Quốc gia Việt Nam. Theo kế hoạch của các đảng phái quốc gia tại miền Nam Việt Nam, Hòa Hảo cùng các đảng phái, tôn giáo khác sẽ dùng lực lượng vũ trang của mình từ Đông Nam Bộ (khu 7) về Tây Nam Bộ (khu 8, khu 9) lấy Đồng Tháp Mười làm căn cứ địa, nắm lấy các nguồn tiếp liệu lương thực và kiểm soát các đường giao thông giữa chiến khu 7 (nơi Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam Bộ đặt căn cứ), và hai chiến khu 8, 9 để cô lập Nguyễn Bình ở chiến khu 7, vô hiệu hóa lực lượng bộ đội Việt Minh trong hai chiến khu 8 và 9, làm bàn đạp tiến tới vị thế chủ lực lãnh đạo ở vùng Nam Bộ. Về mặt chính trị, dưới danh nghĩa của Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp sẽ tạo thế liên kết với các đảng phái quốc gia ở miền Bắc đã lưu vong sang Trung Hoa, tuyên bố không chấp nhận quyền lãnh đạo Việt Nam của Hồ Chí Minh và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[12]. Đầu tháng 4/1947, các đơn vị vũ trang của Cao Đài, Hòa Hảo, Đại Việt, Bình Xuyên di chuyển về Đồng Tháp Mười lập căn cứ. Trên đường hành quân, các đơn vị quân sự này bị chi đội 18 và chi đội 12 Vệ quốc đoàn phục kích ngăn chặn. Họ còn bị phi cơ Pháp bắn phá. Chỉ có một số đơn vị Hòa Hảo và Đại Việt đến nơi nhờ thông thuộc địa bàn. Các đơn vị Cao Đài và Bình Xuyên bị kẹt lại khu 7.[12]

Sau một thời gian tạm hòa hoãn với Việt Minh, từ tháng 3-1947, nhóm Trần Văn Soái không tham gia kháng chiến do Việt Minh lãnh đạo nữa, mà cùng một tiểu đoàn lê dương Pháp mở cuộc càn quét lớn vào 5 làng ở vùng Tân Châu (Châu Đốc). Đại đội 65 Vệ quốc đoàn cùng dân quân du kích địa phương đã đánh trả quyết liệt, buộc lực lượng của Năm Lửa và quân Pháp phải rút lui.[3] Cuối tháng 3 đầu tháng 4-1947 ở Tịnh Biên, Tri Tôn (Châu Đốc), lực lượng vũ trang Hòa Hảo và Cao Đài Tây Ninh liên tục đánh phá vùng Việt Minh kiểm soát, tàn sát thường dân, đốt phá xóm làng, truy lùng cán bộ Việt Minh và quần chúng cốt cán của Việt Minh.[3] Ngược lại, các đơn vị Vệ quốc đoàn do Việt Minh chỉ huy tại miền Tây Nam Bộ đã càn quét các vùng do Hòa Hảo kiểm soát, đốt phá nhà cửa, lương thực, giết hại thường dân theo đạo Hòa Hảo.[13]

Đầu tháng 4/1947, các đơn vị vũ trang của Cao Đài, Hòa Hảo, Đại Việt, Bình Xuyên di chuyển về Đồng Tháp Mười lập căn cứ. Trên đường hành quân, các đơn vị quân sự này bị chi đội 18 và chi đội 12 Vệ quốc đoàn phục kích ngăn chặn. Họ còn bị phi cơ Pháp bắn phá. Chỉ có một số đơn vị Hòa Hảo và Đại Việt đến nơi nhờ thông thuộc địa bàn. Các đơn vị Cao Đài và Bình Xuyên bị kẹt lại khu 7.[12] Theo Việt Minh, những người cầm đầu Dân xã Hòa Hảo phát động một cuộc thanh trừng ở Tây Nam Bộ vào ngày 6/4/1947. Những người dân không ủng hộ Dân xã Hòa Hảo đều bị xem là kẻ thù, bị giết, buộc đá vào cổ, thả trôi sông. Dân chúng vô cùng phẫn uất trước hành động dã man của Dân xã Hòa Hảo.[3] Ngoài việc giết hại dân thường, quân Dân xã Hòa Hảo còn tổ chức các hành động càn quét chống Việt Minh ở các tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc, Cần Thơ.[3]

Ngày 16 tháng 4 năm 1947 Huỳnh Phú Sổ đột ngột mất tích khi đến Tân Phú, Đồng Tháp Mười để hòa giải xung đột giữa Việt Minh và Phật giáo Hòa Hảo. Ông dự Hội Nghị với Việt Minh do Bửu Vinh mời, họp tại làng Tạ Phú, Đốc Vàng, tỉnh Long Xuyên. Trong phiên họp, đèn tắt và có tiếng súng nổ, cận vệ của ông chạy thoát về báo lại. Ngay đêm đó, có thủ bút của ông viết, gửi cho các Tư lệnh Lực lượng Phật giáo Hòa Hảo:

Ông Trần Văn Soái và Ông Nguyễn Giác Ngộ;

Tôi vừa hội hiệp với ông Bửu Vinh, bỗng có sự biến cố xảy ra, tôi và ông Vinh xuýt chết, chưa rõ nguyên nhân, còn điều tra, trong mấy anh em phòng vệ không biết chết hay chạy đi, nếu có ai về báo cáo rằng tôi bị bắt hay mưu sát thì các ông đừng náo động.

Cấm chỉ đồn đãi, cấm chỉ kéo quân đi tiếp cứu, hãy đóng quân y tại chỗ.

Sáng ngày, tôi sẽ cùng ông Bửu Vinh điều tra kỹ lưỡng rồi sẽ về sau.

Phải triệt để tuân lịnh.

Ngày 16-4-1947 : 9 giờ 15 đêm

Ký tên: S

Từ đó người ta không có tin tức về ông. Hòa Hảo tin rằng Việt Minh đã hãm hại ông sau khi đã viết lá thư đêm đó. Khi mất tích ông 27 tuổi. Các tài liệu của phương Tây, Việt Nam Cộng hòa cho rằng Việt Minh thủ tiêu ông[14][15][16]. Tài liệu của công an Việt Nam thừa nhận Huỳnh Phú Sổ đã bị Việt Minh bắt và xử tử ngày 22 tháng 12 năm 1947 tại Long Xuyên[17].

Ủng hộ Quốc gia Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Huỳnh Phú Sổ mất tích, quan hệ Hòa Hảo – Việt Minh hoàn toàn đổ vỡ. Chi đội 2 Lưu động Vệ quốc đoàn do Trần Văn Soái chỉ huy ly khai khỏi Vệ quốc đoàn[18]. Những người chống Việt Minh trong đạo Hòa Hảo hợp tác với Pháp và được Pháp hỗ trợ trang bị và cung cấp tiền bạc[3]. Phật giáo Hòa Hảo lập ra nhiều đơn vị vũ trang mới ngoài những đơn vị vũ trang khác thành lập từ năm 1944, chiếm cứ một số vùng ở Tây Nam Bộ.[3] Lực lượng vũ trang Hòa Hảo chia thành 4 nhóm kiểm soát các khu vực khác nhau tại miền Tây Nam Bộ. Các nhóm này gồm:

  1. Nhóm Trần Văn Soái (Năm Lửa), đóng tại Cái Vồn (Vĩnh Long).
  2. Nhóm Lâm Thành Nguyên (Hai Ngoán), đóng tại Cái Dầu (Châu Đốc).
  3. Nhóm Lê Quang Vinh (Ba Cụt), đóng tại Thốt Nốt (Long Xuyên).
  4. Nhóm Nguyễn Giác Ngộ, đóng tại Chợ Mới (Long Xuyên).[3]

Năm 1947, các lực lượng Việt Minh vừa tổ chức tuyên truyền vũ trang, vừa mở một trận đánh lớn tại Kinh 13. Chỉ huy quân sự của Dân xã Hòa Hảo tuyên truyền: “Súng Việt Minh bắn không nổ!“, xua tín đồ tràn vào trận địa của Việt Minh. Lực lượng vũ trang của Việt Minh một mặt giải thích cho các tín đồ hiểu, mặt khác đánh quân của Dân xã Hòa Hảo, diệt nhiều lính, thu nhiều súng, có 1 Bazoka. Ở khu vực giữa Phú An – Phú Lâm (Tân Châu), Đại đội 65 đánh bật lực lượng của Dân xã ra khỏi vùng này. Việt Minh mở rộng công tác vũ trang tuyên truyền về hướng Thoại Sơn, tiếp tục tiến công ở Ba Thê, đánh lính lê dương đi tàu sắt đổ bộ lên Mốp Văn và Núi Sập, diệt trên 200 lính.[3]

Ngày 18/5/1947, Trần Văn Soái và Đại tá Cluzet, tư lệnh quân đội Pháp tại miền Tây Nam Bộ ký kết Hiệp ước liên quân tại Cần Thơ. Phật giáo Hòa Hảo và lực lượng quân sự của họ được Pháp và Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ công nhận. Pháp cho phép Hòa Hảo kiểm soát một vùng rộng lớn ở Miền Tây (Hậu Giang), đặt Tổng hành dinh tại Cái Vồn, Cần thơ.[19] Hòa Hảo được sử dụng quân đội riêng do sĩ quan Hòa Hảo chỉ huy để bảo vệ tín đồ, được cử đại diện trong các hội đồng hành chính, được phát triển lực lượng võ trang và mang phù hiệu riêng của Phật giáo Hòa Hảo. Quân lực Hòa Hảo hoạt động một mình, nhưng có thể yêu cầu quân đội Pháp yểm trợ khi cần thiết. Ngược lại Phật giáo Hòa Hảo cam kết tôn trọng luật pháp của Pháp, từ chối mọi cộng tác với Việt Minh, và trục xuất mọi cơ quan, nhân sự, hoạt động của Việt Minh ra khỏi các khu vực Hòa Hảo, phối hợp hành quân với quân đội Pháp chống lại Việt Minh, hợp tác với bộ tư lệnh Pháp và Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ. Trần Văn Soái được Bộ tư lệnh Pháp phong thiếu tướng, các sĩ quan Hòa Hảo khác cũng được phong cấp.[18]

Tháng 6/1947, nhằm thu hút tín đồ Hòa Hảo tạo thành khối đoàn kết các lực lượng chống Pháp, Việt Minh thành lập Ban Hòa Hảo vận tại Chợ Mới – Nhà Bàn, tập trung hoạt động vùng Long Xuyên, Châu Đốc, tuyên truyền chính sách đại đoàn kết dân tộc, vận động tín đồ Hòa Hảo cùng toàn dân kháng chiến chống xâm lược Pháp.[3]

Do Phật giáo Hòa Hảo có tín đồ rất đông ở miền Tây, nhất là các tỉnh: Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên, Cần Thơ… Đạo này có tổ chức chính trị là Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng làm nòng cốt, nên có nhiều diễn biến phức tạp ngay cả trong nội bộ của đạo. Các lực lượng vũ trang Hòa Hảo hợp tác với Pháp chống lại Việt Minh, khủng bố quần chúng ủng hộ Việt Minh, gây ra nhiều tội ác.[3] Dù vậy, một bộ phận tín đồ là nông dân, khi Việt Minh tích cực vận động thì lần lượt họ giác ngộ và tham gia cuộc kháng chiến do Việt Minh lãnh đạo. Sư thúc Hòa Hảo Huỳnh Văn Trí là người chỉ huy một đơn vị vũ trang trong kháng chiến đã có công lớn trong công cuộc vận động tín đồ Hòa Hảo tham gia kháng chiến. Trong những năm 1949 – 1950, nhiều đồn bót đã án binh bất động, “trung lập hóa”, tránh không đụng độ với lực lượng Việt Minh.[3]

Thời kỳ 1955-1975[sửa | sửa mã nguồn]

Chính phủ Việt Nam Cộng hòa sau khi thành lập năm 1956 thì đã mở những cuộc hành quân như “Chiến dịch Đinh Tiên Hoàng” rồi “Chiến dịch Nguyễn Huệ” để bình định các giáo phái hầu thống nhất quân lực. Các lãnh tụ Hòa Hảo như tướng Trần Văn Soái (biệt danh Năm Lửa) rút về cố thủ Đồng Tháp; tướng Lê Quang Vinh (Ba Cụt) thì đem quân về chống giữ ở Châu ĐốcLong XuyênRạch Giá. Bị truy nã Trần Văn Soái ra hàng còn Lê Quang Vinh thì bị bắt, sau đem xử tử.[20]

Năm 1964, sau khi Nền Đệ Nhất Cộng hòa bị lật đổ, trung tướng Nguyển Giác Ngộ là Ủy viên đặc trách tôn giáo trong Hội Đồng tướng lãnh, từ đó Phật giáo Hòa Hảo có cơ hội phục hồi tổ chức, xây dựng mở mang các cơ sở tôn giáovăn hóaxã hội. Hệ thống Ban trị sự được kiện toàn từ trung ương đến cơ sở (hình thành cơ cấu tổ chức 4 cấp trung ương, tỉnhhuyện). Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng cũng được củng cố để hỗ trợ cho đạo. Ngày 18-11-1964, Hội Đồng Trị Sự trung ương Giáo Hội Phật giáo Hòa Hảo được thành lập, đồng thời cơ quan lãnh đạo Hòa Hảo có sự phân đôi thành 2 ban trị sự trung ương: phái cũ do Lương Trọng Tường, phái mới do Huỳnh Văn Nhiệm đứng đầu. Theo kiểm kê năm 1965, Phật giáo Hòa Hảo chỉ có một ít chùa, có 390 Độc giảng đường, tín đồ chừng 4 triệu ở khắp các tỉnh Nam Phần, đặc biệt các tỉnh có đông đảo tín đồ là Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Rạch Gía, Cần Thơ, Vĩnh Long.

Năm 1972, Lê Quang Liêm tách ra khỏi phái cũ của Lương Trọng Tường thành lập ban trị sự trung ương mới. Lúc này đạo Hòa Hảo có tới 3 ban trị sự trung ương cùng tồn tại cho đến thống nhất đất nước. Dù phân hóa, Phật giáo Hòa Hảo tiếp tục phát triển vào thời Đệ Nhị Cộng hòa trong đó một sự kiện lớn là việc thành lập Viện Đại học Hòa Hảo năm 1972 ở Long Xuyên. Tính đến thời điểm Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, các nhóm Hòa Hảo điều hành tổng cộng sáu trường trung học phổ thông, một viện đại học và hai bệnh viện. Tất cả những cơ sở này sau đó đều bị chính quyền mới trưng dụng quốc hữu hóa.[21]

Thời kỳ 1976-1998[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kỳ 1999-nay[sửa | sửa mã nguồn]

Phật giáo Hoà Hảo được hoạt động trở lại. Thành lập Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, xây dựng đường hướng Vì Đạo Pháp – Vì Dân tộc, thông qua hiến chương và chương trình đạo sự, hướng dẫn thống nhất toàn đạo tu đúng giáo lý, giáo luật, tôn chỉ hành đạo thuần tuý chơn truyền của Phật giáo Hòa Hảo.[22]

Từ năm 1999, tín đồ Phật giáo Hoà Hảo được phép tổ chức Lễ Khai sáng Đạo Phật giáo Hoà Hảo (18/5 ÂL) và Lễ Đản Sinh Đức Huỳnh Giáo chủ (25/11 ÂL) hằng năm.[23]

Đến nay, Phật giáo Hòa Hảo phát triển chú yếu trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có 397 Ban Trị sự cơ sở ở 17 tỉnh, thành với số lượng tính đồ trên 7 triệu người.

Theo đài RFA thì mỗi lần có các ngày lễ lớn của Phật giáo Hòa Hảo, chỉ có tín đồ thuộc các chi phái nằm trong giáo hội Phật giáo Hòa hảo chính thức do nhà nước quy định mới được làm lễ tại chùa Quang Minh Tự, các nhóm tín đồ không có giấy phép thì không được vào làm lễ[24][25]

Giáo lý Hòa Hảo[sửa | sửa mã nguồn]

Sấm giảng Thi văn Giáo lý Phật giáo Hòa Hảo.

Giáo lý Hòa Hảo được thể hiện trong những bài sấm kệ do Huỳnh Phú Sổ biên soạn, bao gồm 2 phần: Sấm Giảng giáo lý và Thi Văn giáo lý.

Phần thứ nhất: Sấm Giảng Thi văn Giáo lý. Phần này gồm 6 quyển giảng:

1. Quyển thứ nhất: Sấm giảng khuyên người đời tu niệm. Viết theo lối văn lục bát, dài 912 câu.

2. Quyển thứ nhì: Kệ dân của người khùng. Viết theo lối văn thất ngôn trường thiên, dài 476 câu.

3. Quyển thứ ba: Sám Giảng. Viết theo lối văn lục bát, dài 612 câu.

4. Quyển thứ tư: Giác mê tâm kệ. Viết theo thể văn thất ngôn trường thiên, dài 846 câu.

5. Quyển thứ năm: Khuyến thiện. Quyển này dài 776 câu, đoạn đầu và đoạn cuối viết theo thể thơ lục bát, đoạn giữa theo lối thơ thất ngôn trường thiên.

6. Quyển thứ sáu: Những điều sơ lược cần biết của kẻ tu hiền. Quyển này viết theo lối văn xuôi (tản văn), trình bày toàn bộ tôn chỉ, giới luật của Đạo.

Phần thứ hai: Thi Văn Giáo Lý. Phần này bao gồm hơn 200 bài thi thơ do Huỳnh Phú Sổ viết từ năm Kỷ Mão (1939) đến năm Đinh Hợi (1947).

Có thể coi giáo lý Hòa Hảo là sự tiếp thu và nâng cao tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương của Đoàn Minh Huyên, gồm phần “Học Phật” và phần “Tu nhân”:

  • Phần “Học Phật”: chủ yếu dựa vào giáo lý đạo Phật song được giản lược nhiều và có thêm bớt đôi chút. Tinh thần chính là khuyên tín đồ ăn ngay ở hiền.
  • Phần “Tu nhân”: theo giáo lý Hòa Hảo tu nhân có nghĩa là tu “tứ ân hiếu nghĩa”- đó là 4 điều Đoàn Minh Huyên, đã chỉ ra, bao gồm Ân tổ tiên cha mẹ, Ân đất nước, Ân đồng bào nhân loại, Ân tam bảo (Phật, Pháp, Tăng).

Đạo Hòa Hảo khuyên tín đồ vừa học Phật vừa tu nhân để tạo nên công đức. Có công đức để trở thành bậc hiền nhân. Song, họ đặc biệt yêu cầu tín đạo phải tu nhân, cho rằng việc tu hành phải dựa trên đạo đức, trước hết đạo làm người: Thiên kinh vạn điển, hiếu nghĩa vi tiên (Không có tu nhân thì không thể học Phật, hoặc học Phật mà chẳng tu nhân thì cũng vô nghĩa); Dục tu Tiên Đạo, tiên tu Nhơn Đạo. Nhơn Đạo bất tu, Tiên Đạo viễn hỹ (Muốn tu thành Tiên Phật trước hết phải tu đạo làm người, đạo người mà không tu thì Tiên Phật còn xa vời).

Nghi lễ và tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Thờ phượng[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo lý Phật giáo Hoà Hảo chủ trương thờ phượng đơn giản, không cầu kỳ phức tạp, trở về với nội tâm hơn là hình tướng bên ngoài, đúng với tinh thần vô vi mà Đức Phật Thích Ca đã đề xướng.

Người tín đồ Phật giáo Hoà Hảo thờ cúng ba ngôi hương án tại nhà, bao gồm:

– Thứ nhất là Ngôi thờ Cửu Huyền Thất Tổ: thờ cúng tổ tiên, theo đạo lý uống nước nhớ nguồn.

– Thứ hai là Ngôi thờ Tam Bảo: thờ Thập phương Phật, Pháp, Tăng. Ngôi thờ này có đặt một tấm vải màu nâu (gọi là Trần Dà) tượng trưng cho sự thoát tục và sự đoàn kết. Chúng ta hãy xem qua lời dạy của Đức Huỳnh Giáo chủ:

“Nhưng riêng về cư-sĩ ở nhà không nên tạo thêm nữa; nên thờ đơn-giản cho lòng tin-tưởng trở lại tâm hồn hơn ở vào các sự hào nhoáng bề ngoài. Từ trước chúng ta thờ trần điều là di tích của Đức Phật Thầy Tây-An để lại. Nhưng gần đây có nhiều kẻ thờ trần điều tự xưng cùng tông-phái với chúng ta, làm sái phép, sái với tôn-chỉ của Đức Phật, nên toàn-thể người trong Đạo đổi lại màu dà. Lại nữa, từ trước đến giờ các sư dùng màu dà để biểu-hiện cho sự thoát tục của mình, và màu ấy là sự kết hợp của tất cả các màu sắc khác, nên có thể tượng trưng cho sự hòa-hiệp của nhân-loại không phân biệt chủng tộc và cá-nhân. Vì vậy chúng ta dùng nó trong chỗ thờ-phượng để tiêu-biểu cho tinh-thần vô thượng của nhà Phật”.

-Thứ ba là Ngôi Thông Thiên: đặt ngoài trời.

Về cách cúng Phật, chỉ nên cúng nước lạnh, bông hoa và nhang thôi. Nước lạnh tiêu-biểu cho sự trong sạch, bông hoa tiêu-biểu cho sự tinh khiết, còn nhang, dùng đặng bán mùi uế-trược. Ngoài ra chẳng nên cúng một món gì khác cả. Bàn thờ ông bà cúng món chi cũng đặng“. (lời Đức Huỳnh Giáo chủ).

Như trên thì, ngôi thờ Tam Bảo và ngôi Thông Thiên chỉ đặt lư hương, bình hoa, ly nước sạch, ngoài ra không cúng gì khác nữa. Bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ thì ngoài ba thứ trên có thể dâng cúng thêm thực phẩm: bánh trái, thức ăn nhưng nên cúng chay.

Hành lễ[sửa | sửa mã nguồn]

Huỳnh Phú Sổ dạy:

Chỉ thờ lạy Đức Phật, Tổ-tiên, ông bà, cha mẹ lúc còn sống và các vị anh-hùng cứu quốc. Với những kẻ khác, nên bỏ hẳn sự lạy lục người sống, cho đến Thầy mình cũng vậy, chỉ xá thôi.

Người tín đồ Phật giáo Hoà Hảo hành lễ mỗi ngày hai thời vào buổi sáng và buổi chiều theo nghi thức đã được chỉ dạy trong quyển thứ sáu.

Các ngày lễ tết[sửa | sửa mã nguồn]

Các ngày Lễ kỷ niệm trong Đạo đều tổ chức vào ngày âm lịch. Trong một năm, theo âm lịch đạo Hòa Hảo có các ngày lễ, Tết chính:

  • Ngày 1 tháng GiêngTết Nguyên Đán
  • Ngày Rằm tháng Giêng: Lễ Thượng Ngươn
  • Ngày 25 tháng 2: ngày Đức Huỳnh Giáo chủ vắng mặt
  • Ngày 8 tháng 4: Lễ Phật đản
  • Ngày 18 tháng 5: Lễ Khai sáng Đạo Phật giáo Hoà Hảo
  • Ngày Rằm tháng 7: Lễ Trung Ngươn, Vu Lan Báo Hiếu
  • Ngày 12 tháng 8: Vía Phật Thầy Tây An
  • Ngày Rằm tháng 10: Lễ Hạ Ngươn
  • Ngày 17 tháng 11: Lễ Phật A-di-đà
  • Ngày 25 tháng 11: Lễ Đản Sinh Đức Huỳnh Giáo chủ.
  • Ngày 8 tháng Chạp: Lễ Phật thành đạo

Ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Categories: Lịch Sử PG Hòa Hảo | Leave a comment

Phật giáo Hòa Hảo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Phật giáo Hòa Hảo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Buớc tưới chuyển hướngBước tới tìm kiếm

Biểu tượng Phật giáo Hòa Hảo

Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ

Phật giáo Hòa Hảo, là một tông phái Phật giáo do Huỳnh Phú Sổ khai lập năm Kỷ Mão 1939, lấy pháp môn “Học Phật – Tu Nhân” làm căn bản và chủ trương tu hành tại gia (Tại gia cư sĩ). Tôn giáo này lấy nền tảng là Đạo Phật, kết hợp với những bài sấm kệ do chính Huỳnh Phú Sổ biên soạn.

Theo thống kê năm 2009 có khoảng 1.433.252 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo khiến tôn giáo này trở thành tôn giáo có số tín đồ đông thứ 4 tại Việt Nam.[1]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ra đời[sửa | sửa mã nguồn]

Phật giáo Hòa Hảo ra đời tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) vào năm 1939 do Huỳnh Phú Sổ sáng lập.

Huỳnh Phú Sổ, còn được gọi là “Thầy Tư Hoà Hảo”, “Đức Huỳnh Giáo chủ”, khi đó chưa đầy 18 tuổi, tuyên bố mình là bậc “Sinh nhi tri”, biết được quá khứ nhìn thấu tương lai, được thọ mệnh cùng với Phật A-di-đà và Phật Thích-ca Mâu-ni, xuống hạ giới có nhiệm vụ truyền bá cho dân chúng tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương để Chấn hưng Phật giáo, cứu độ chúng sinh khỏi sông mê, biển khổ và “đưa nhân loại đi vào vòng hạnh phúc”. Ông chữa bệnh cho người dân bằng các bài thuốc nam do ông kê toa hoặc nước lã, giấy vàng, lá xoài, lá ổi, bông trang, bông thọ, đồng thời qua đó ông truyền dạy giáo lý bằng những bài sám giảng (còn gọi là sấm giảng) do ông soạn thảo. Vì vậy chỉ trong vòng 2 năm từ 1937 đến 1939 số người tin theo ông đã khá đông và ông trở nên nổi tiếng khắp vùng.

Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (tức 4 tháng 7 năm 1939), Huỳnh Phú Sổ bắt đầu khai đạo, khi ông chưa tròn 20 tuổi. Nơi tổ chức lễ khai đạo chính là gia đình ông. Ông đã lấy tên ngôi làng Hòa Hảo nơi mình sinh ra để đặt tên cho tôn giáo mới của mình: Phật giáo Hòa Hảo. Sau đó, ông được các tín đồ suy tôn làm thầy tổ, và gọi ông bằng cái tên tôn kính là Đức Tôn Sư, Đức Thầy.

Kể từ đó, ông lần lượt làm nhiều bài thơ ca, sau được tập hợp lại thành quyển Sấm giảng thi văn giáo lý, nội dung cốt lõi là giáo lý của Đức Phật Thích Ca, và có phần gần gũi với tư tưởng thần bí và tín ngưỡng dân gian ở Nam Bộ lúc bấy giờ.

Tổ đình Phật giáo Hòa Hảo, xưa thuộc làng Hòa Hảo, nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.

Thời kỳ 1941 – 1944[sửa | sửa mã nguồn]

Sang năm 1941, đạo Hòa Hảo tiếp tục gia tăng số lượng tín đồ của mình một cách nhanh chóng. Khi Nhật vào Đông DươngPháp lo ngại Nhật tranh thủ giáo phái Hòa Hảo nên đã câu thúc Huỳnh Phú Sổ ở Châu ĐốcBạc LiêuCần Thơ. Năm 1942, Nhật vận động được ông về Sài Gòn. Tại đây, ông đã vận động được nhiều nhân vật hoạt động chính trị thân Nhật vào đạo Hòa Hảo để gây thanh thế, đồng thời thời gian này nhiều thanh niên theo đạo Hòa Hảo cũng tham gia các tổ chức của Nhật. Năm 1944, Phật giáo Hòa Hảo thành lập lực lượng vũ trang dưới tên gọi Đội Bảo An.[2]

Thời kỳ 1945 – 1955[sửa | sửa mã nguồn]

Xung đột với Việt Minh[sửa | sửa mã nguồn]

Tây Nam Bộ là nơi phát tích của giáo phái Hòa Hảo, với đa số tín đồ là những người dân hiền hòa, yêu nước. Nhằm thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân, Ủy ban nhân dân Nam Bộ mới thành lập sau Cách mạng tháng Tám đã mời người sáng lập giáo phái là Huỳnh Phú Sổ giữ chức ủy viên đặc biệt của Ủy ban. Tuy nhiên, Việt Minh cho rằng một số lãnh đạo Hòa Hảo có nhiều tham vọng về quyền hành đã lợi dụng danh nghĩa của giáo phái Hòa Hỏa đòi giao những tỉnh có đông tín đồ (như Cần Thơ, Long Xuyên, Châu Đốc) cho họ quản lý. Khi yêu sách này không được đáp ứng, họ 2 lần tổ chức biểu tình tuần hành, kéo vào thị xã Long Xuyên (cuối tháng 8-1945) và thị xã Châu Đốc (đầu tháng 9-1945) định gây bạo loạn cướp chính quyền. Lực lượng vũ trang cách mạng được huy động đến kịp thời giải tán.[3] Theo Archimedes L.A Patti, Hòa Hảo chống lại chủ trương của Việt Minh muốn đàm phán với Đồng Minh nên tổ chức biểu tình đòi vũ trang quần chúng chống lại việc quân Anh, Pháp đổ bộ vào Nam Kỳ[4].

Ngày 8/9/1945, những người đứng đầu Phật giáo Hòa Hảo lại tổ chức tuần hành ở thị xã Cần Thơ với khẩu hiệu chống thực dân Pháp và chống độc tài. Việt Minh cho rằng Hòa Hảo muốn cướp chính quyền.[5] Chính quyền tỉnh Cần Thơ giải tán cuộc biểu tình này, bắt những người cầm đầu, đưa ra tòa xét xử và kết án tử hình 3 người đứng đầu. Đối với tín đồ, chính quyền giải thích ý đồ của lãnh đạo Hòa Hảo, khuyên họ trở về nhà tiếp tục làm ăn, không để bị lợi dụng.[3] Huỳnh Phú Sổ giải thích với lãnh đạo Việt Minh Trần Văn Giàu đây là cuộc biểu tình của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo để biểu thị quan điểm đấu tranh chống thực dân Pháp và chống độc tài[6]. Ngày 9 tháng 9 năm 1945, Việt Minh cho Quốc gia Tự vệ Cuộc bao vây trụ sở Phật giáo Hòa Hảo ở số 8 đường Sohier, Sài Gòn để bắt Huỳnh Phú Sổ nhưng ông trốn thoát.[7] Sau cuộc biểu tình tại Cần Thơ, Hòa Hảo bị Việt Minh bắt bớ, đàn áp[5]. Hòa Hảo cho rằng trong năm 1945 khoảng 10.000 tín đồ và cán bộ của họ bị Việt Minh sát hại[8].

Với chủ trương đại đoàn kết toàn dân, ngày 6 tháng 2 năm 1946, tại Chợ Mới (Long Xuyên), Nguyễn Hữu Xuyến, Trung đoàn trưởng Khu 8 của Việt Minh, đã ký với Trần Văn Soái (Năm Lửa), thủ lĩnh một nhóm Hòa Hảo Dân Xã, một thỏa ước nhằm gác bỏ mọi hiềm khích và hiểu lầm cũ, cùng nhau đoàn kết chống thực dân Pháp[3]. Thỏa ước này gồm 3 điều khoản:

  1. Hai bên cam kết không chống lại nhau.
  2. Khi một bên bị Pháp tấn công thì bên kia ứng cứu.
  3. Hai bên phối hợp tổ chức đánh Pháp.

Tháng 6 năm 1946 Hòa Hảo tổ chức lại lực lượng vũ trang lấy tên Nghĩa quân Cách mạng Vệ quốc Liên đội Nguyễn Trung Trực[9]. Ngày 21/9/1946, Hòa Hảo thành lập Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng.

Ngày 14/11/1946, Huỳnh Phú Sổ tham gia Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam bộ với chức vụ ủy viên đặc biệt. Lực lượng vũ trang Hòa Hảo tham gia vào Vệ quốc đoàn do Nguyễn Bình chỉ huy nhưng không chấp nhận các chính trị viên do cấp trên gửi xuống. Tuy nhận lời tham gia Ủy ban Hành chánh Kháng chiến, Huỳnh Phú Sổ vẫn ngầm hoạt động chống lại chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 20/4/1946, Hòa Hảo cùng một số tổ chức khác tại miền Nam thành lập Mặt trận Quốc gia liên hiệp để tự tổ chức chống Pháp tại miền Nam Việt Nam. Mặt trận bầu Huỳnh Phú Sổ (dùng bí danh) làm Chủ tịch. Mặt trận này có lập trường chống lại chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[10][11] Mặt trận quyết định ủng hộ chính phủ Cộng hòa tự trị Nam Kỳ để từ đó tiến tới thành lập một chính quyền thống nhất Việt Nam. Nguyễn Hòa Hiệp, Tư lệnh Đệ tam sư đoàn ra thông cáo kêu gọi lực lượng kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ hãy ngưng chiến: “Chính phủ Pháp đã bằng lòng để cho chúng ta có quân đội và chính phủ riêng. Hai dân tộc Pháp và Nam Kỳ sẽ sống bình đẳng. Vậy các chiến sĩ đang chiến đấu, hãy ngừng chiến ngay“.

Ngày 17 tháng 2 năm 1947, đại diện của Huỳnh Phú Sổ là Nguyễn Bảo Toàn cùng với lãnh đạo các đảng quốc gia khác như: Nguyễn Hải Thần (Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội), Nguyễn Tường Tam (Việt Nam Quốc dân đảng) thành lập Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp với mục đích hậu thuẫn Bảo Đại đàm phán với Pháp thành lập Quốc gia Việt Nam. Theo kế hoạch của các đảng phái quốc gia tại miền Nam Việt Nam, Hòa Hảo cùng các đảng phái, tôn giáo khác sẽ dùng lực lượng vũ trang của mình từ Đông Nam Bộ (khu 7) về Tây Nam Bộ (khu 8, khu 9) lấy Đồng Tháp Mười làm căn cứ địa, nắm lấy các nguồn tiếp liệu lương thực và kiểm soát các đường giao thông giữa chiến khu 7 (nơi Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam Bộ đặt căn cứ), và hai chiến khu 8, 9 để cô lập Nguyễn Bình ở chiến khu 7, vô hiệu hóa lực lượng bộ đội Việt Minh trong hai chiến khu 8 và 9, làm bàn đạp tiến tới vị thế chủ lực lãnh đạo ở vùng Nam Bộ. Về mặt chính trị, dưới danh nghĩa của Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp sẽ tạo thế liên kết với các đảng phái quốc gia ở miền Bắc đã lưu vong sang Trung Hoa, tuyên bố không chấp nhận quyền lãnh đạo Việt Nam của Hồ Chí Minh và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[12]. Đầu tháng 4/1947, các đơn vị vũ trang của Cao Đài, Hòa Hảo, Đại Việt, Bình Xuyên di chuyển về Đồng Tháp Mười lập căn cứ. Trên đường hành quân, các đơn vị quân sự này bị chi đội 18 và chi đội 12 Vệ quốc đoàn phục kích ngăn chặn. Họ còn bị phi cơ Pháp bắn phá. Chỉ có một số đơn vị Hòa Hảo và Đại Việt đến nơi nhờ thông thuộc địa bàn. Các đơn vị Cao Đài và Bình Xuyên bị kẹt lại khu 7.[12]

Sau một thời gian tạm hòa hoãn với Việt Minh, từ tháng 3-1947, nhóm Trần Văn Soái không tham gia kháng chiến do Việt Minh lãnh đạo nữa, mà cùng một tiểu đoàn lê dương Pháp mở cuộc càn quét lớn vào 5 làng ở vùng Tân Châu (Châu Đốc). Đại đội 65 Vệ quốc đoàn cùng dân quân du kích địa phương đã đánh trả quyết liệt, buộc lực lượng của Năm Lửa và quân Pháp phải rút lui.[3] Cuối tháng 3 đầu tháng 4-1947 ở Tịnh Biên, Tri Tôn (Châu Đốc), lực lượng vũ trang Hòa Hảo và Cao Đài Tây Ninh liên tục đánh phá vùng Việt Minh kiểm soát, tàn sát thường dân, đốt phá xóm làng, truy lùng cán bộ Việt Minh và quần chúng cốt cán của Việt Minh.[3] Ngược lại, các đơn vị Vệ quốc đoàn do Việt Minh chỉ huy tại miền Tây Nam Bộ đã càn quét các vùng do Hòa Hảo kiểm soát, đốt phá nhà cửa, lương thực, giết hại thường dân theo đạo Hòa Hảo.[13]

Đầu tháng 4/1947, các đơn vị vũ trang của Cao Đài, Hòa Hảo, Đại Việt, Bình Xuyên di chuyển về Đồng Tháp Mười lập căn cứ. Trên đường hành quân, các đơn vị quân sự này bị chi đội 18 và chi đội 12 Vệ quốc đoàn phục kích ngăn chặn. Họ còn bị phi cơ Pháp bắn phá. Chỉ có một số đơn vị Hòa Hảo và Đại Việt đến nơi nhờ thông thuộc địa bàn. Các đơn vị Cao Đài và Bình Xuyên bị kẹt lại khu 7.[12] Theo Việt Minh, những người cầm đầu Dân xã Hòa Hảo phát động một cuộc thanh trừng ở Tây Nam Bộ vào ngày 6/4/1947. Những người dân không ủng hộ Dân xã Hòa Hảo đều bị xem là kẻ thù, bị giết, buộc đá vào cổ, thả trôi sông. Dân chúng vô cùng phẫn uất trước hành động dã man của Dân xã Hòa Hảo.[3] Ngoài việc giết hại dân thường, quân Dân xã Hòa Hảo còn tổ chức các hành động càn quét chống Việt Minh ở các tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc, Cần Thơ.[3]

Ngày 16 tháng 4 năm 1947 Huỳnh Phú Sổ đột ngột mất tích khi đến Tân Phú, Đồng Tháp Mười để hòa giải xung đột giữa Việt Minh và Phật giáo Hòa Hảo. Ông dự Hội Nghị với Việt Minh do Bửu Vinh mời, họp tại làng Tạ Phú, Đốc Vàng, tỉnh Long Xuyên. Trong phiên họp, đèn tắt và có tiếng súng nổ, cận vệ của ông chạy thoát về báo lại. Ngay đêm đó, có thủ bút của ông viết, gửi cho các Tư lệnh Lực lượng Phật giáo Hòa Hảo:

Ông Trần Văn Soái và Ông Nguyễn Giác Ngộ;

Tôi vừa hội hiệp với ông Bửu Vinh, bỗng có sự biến cố xảy ra, tôi và ông Vinh xuýt chết, chưa rõ nguyên nhân, còn điều tra, trong mấy anh em phòng vệ không biết chết hay chạy đi, nếu có ai về báo cáo rằng tôi bị bắt hay mưu sát thì các ông đừng náo động.

Cấm chỉ đồn đãi, cấm chỉ kéo quân đi tiếp cứu, hãy đóng quân y tại chỗ.

Sáng ngày, tôi sẽ cùng ông Bửu Vinh điều tra kỹ lưỡng rồi sẽ về sau.

Phải triệt để tuân lịnh.

Ngày 16-4-1947 : 9 giờ 15 đêm

Ký tên: S

Từ đó người ta không có tin tức về ông. Hòa Hảo tin rằng Việt Minh đã hãm hại ông sau khi đã viết lá thư đêm đó. Khi mất tích ông 27 tuổi. Các tài liệu của phương Tây, Việt Nam Cộng hòa cho rằng Việt Minh thủ tiêu ông[14][15][16]. Tài liệu của công an Việt Nam thừa nhận Huỳnh Phú Sổ đã bị Việt Minh bắt và xử tử ngày 22 tháng 12 năm 1947 tại Long Xuyên[17].

Ủng hộ Quốc gia Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Huỳnh Phú Sổ mất tích, quan hệ Hòa Hảo – Việt Minh hoàn toàn đổ vỡ. Chi đội 2 Lưu động Vệ quốc đoàn do Trần Văn Soái chỉ huy ly khai khỏi Vệ quốc đoàn[18]. Những người chống Việt Minh trong đạo Hòa Hảo hợp tác với Pháp và được Pháp hỗ trợ trang bị và cung cấp tiền bạc[3]. Phật giáo Hòa Hảo lập ra nhiều đơn vị vũ trang mới ngoài những đơn vị vũ trang khác thành lập từ năm 1944, chiếm cứ một số vùng ở Tây Nam Bộ.[3] Lực lượng vũ trang Hòa Hảo chia thành 4 nhóm kiểm soát các khu vực khác nhau tại miền Tây Nam Bộ. Các nhóm này gồm:

  1. Nhóm Trần Văn Soái (Năm Lửa), đóng tại Cái Vồn (Vĩnh Long).
  2. Nhóm Lâm Thành Nguyên (Hai Ngoán), đóng tại Cái Dầu (Châu Đốc).
  3. Nhóm Lê Quang Vinh (Ba Cụt), đóng tại Thốt Nốt (Long Xuyên).
  4. Nhóm Nguyễn Giác Ngộ, đóng tại Chợ Mới (Long Xuyên).[3]

Năm 1947, các lực lượng Việt Minh vừa tổ chức tuyên truyền vũ trang, vừa mở một trận đánh lớn tại Kinh 13. Chỉ huy quân sự của Dân xã Hòa Hảo tuyên truyền: “Súng Việt Minh bắn không nổ!“, xua tín đồ tràn vào trận địa của Việt Minh. Lực lượng vũ trang của Việt Minh một mặt giải thích cho các tín đồ hiểu, mặt khác đánh quân của Dân xã Hòa Hảo, diệt nhiều lính, thu nhiều súng, có 1 Bazoka. Ở khu vực giữa Phú An – Phú Lâm (Tân Châu), Đại đội 65 đánh bật lực lượng của Dân xã ra khỏi vùng này. Việt Minh mở rộng công tác vũ trang tuyên truyền về hướng Thoại Sơn, tiếp tục tiến công ở Ba Thê, đánh lính lê dương đi tàu sắt đổ bộ lên Mốp Văn và Núi Sập, diệt trên 200 lính.[3]

Ngày 18/5/1947, Trần Văn Soái và Đại tá Cluzet, tư lệnh quân đội Pháp tại miền Tây Nam Bộ ký kết Hiệp ước liên quân tại Cần Thơ. Phật giáo Hòa Hảo và lực lượng quân sự của họ được Pháp và Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ công nhận. Pháp cho phép Hòa Hảo kiểm soát một vùng rộng lớn ở Miền Tây (Hậu Giang), đặt Tổng hành dinh tại Cái Vồn, Cần thơ.[19] Hòa Hảo được sử dụng quân đội riêng do sĩ quan Hòa Hảo chỉ huy để bảo vệ tín đồ, được cử đại diện trong các hội đồng hành chính, được phát triển lực lượng võ trang và mang phù hiệu riêng của Phật giáo Hòa Hảo. Quân lực Hòa Hảo hoạt động một mình, nhưng có thể yêu cầu quân đội Pháp yểm trợ khi cần thiết. Ngược lại Phật giáo Hòa Hảo cam kết tôn trọng luật pháp của Pháp, từ chối mọi cộng tác với Việt Minh, và trục xuất mọi cơ quan, nhân sự, hoạt động của Việt Minh ra khỏi các khu vực Hòa Hảo, phối hợp hành quân với quân đội Pháp chống lại Việt Minh, hợp tác với bộ tư lệnh Pháp và Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ. Trần Văn Soái được Bộ tư lệnh Pháp phong thiếu tướng, các sĩ quan Hòa Hảo khác cũng được phong cấp.[18]

Tháng 6/1947, nhằm thu hút tín đồ Hòa Hảo tạo thành khối đoàn kết các lực lượng chống Pháp, Việt Minh thành lập Ban Hòa Hảo vận tại Chợ Mới – Nhà Bàn, tập trung hoạt động vùng Long Xuyên, Châu Đốc, tuyên truyền chính sách đại đoàn kết dân tộc, vận động tín đồ Hòa Hảo cùng toàn dân kháng chiến chống xâm lược Pháp.[3]

Do Phật giáo Hòa Hảo có tín đồ rất đông ở miền Tây, nhất là các tỉnh: Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên, Cần Thơ… Đạo này có tổ chức chính trị là Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng làm nòng cốt, nên có nhiều diễn biến phức tạp ngay cả trong nội bộ của đạo. Các lực lượng vũ trang Hòa Hảo hợp tác với Pháp chống lại Việt Minh, khủng bố quần chúng ủng hộ Việt Minh, gây ra nhiều tội ác.[3] Dù vậy, một bộ phận tín đồ là nông dân, khi Việt Minh tích cực vận động thì lần lượt họ giác ngộ và tham gia cuộc kháng chiến do Việt Minh lãnh đạo. Sư thúc Hòa Hảo Huỳnh Văn Trí là người chỉ huy một đơn vị vũ trang trong kháng chiến đã có công lớn trong công cuộc vận động tín đồ Hòa Hảo tham gia kháng chiến. Trong những năm 1949 – 1950, nhiều đồn bót đã án binh bất động, “trung lập hóa”, tránh không đụng độ với lực lượng Việt Minh.[3]

Thời kỳ 1955-1975[sửa | sửa mã nguồn]

Chính phủ Việt Nam Cộng hòa sau khi thành lập năm 1956 thì đã mở những cuộc hành quân như “Chiến dịch Đinh Tiên Hoàng” rồi “Chiến dịch Nguyễn Huệ” để bình định các giáo phái hầu thống nhất quân lực. Các lãnh tụ Hòa Hảo như tướng Trần Văn Soái (biệt danh Năm Lửa) rút về cố thủ Đồng Tháp; tướng Lê Quang Vinh (Ba Cụt) thì đem quân về chống giữ ở Châu ĐốcLong XuyênRạch Giá. Bị truy nã Trần Văn Soái ra hàng còn Lê Quang Vinh thì bị bắt, sau đem xử tử.[20]

Năm 1964, sau khi Nền Đệ Nhất Cộng hòa bị lật đổ, trung tướng Nguyển Giác Ngộ là Ủy viên đặc trách tôn giáo trong Hội Đồng tướng lãnh, từ đó Phật giáo Hòa Hảo có cơ hội phục hồi tổ chức, xây dựng mở mang các cơ sở tôn giáovăn hóaxã hội. Hệ thống Ban trị sự được kiện toàn từ trung ương đến cơ sở (hình thành cơ cấu tổ chức 4 cấp trung ương, tỉnhhuyện). Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng cũng được củng cố để hỗ trợ cho đạo. Ngày 18-11-1964, Hội Đồng Trị Sự trung ương Giáo Hội Phật giáo Hòa Hảo được thành lập, đồng thời cơ quan lãnh đạo Hòa Hảo có sự phân đôi thành 2 ban trị sự trung ương: phái cũ do Lương Trọng Tường, phái mới do Huỳnh Văn Nhiệm đứng đầu. Theo kiểm kê năm 1965, Phật giáo Hòa Hảo chỉ có một ít chùa, có 390 Độc giảng đường, tín đồ chừng 4 triệu ở khắp các tỉnh Nam Phần, đặc biệt các tỉnh có đông đảo tín đồ là Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Rạch Gía, Cần Thơ, Vĩnh Long.

Năm 1972, Lê Quang Liêm tách ra khỏi phái cũ của Lương Trọng Tường thành lập ban trị sự trung ương mới. Lúc này đạo Hòa Hảo có tới 3 ban trị sự trung ương cùng tồn tại cho đến thống nhất đất nước. Dù phân hóa, Phật giáo Hòa Hảo tiếp tục phát triển vào thời Đệ Nhị Cộng hòa trong đó một sự kiện lớn là việc thành lập Viện Đại học Hòa Hảo năm 1972 ở Long Xuyên. Tính đến thời điểm Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, các nhóm Hòa Hảo điều hành tổng cộng sáu trường trung học phổ thông, một viện đại học và hai bệnh viện. Tất cả những cơ sở này sau đó đều bị chính quyền mới trưng dụng quốc hữu hóa.[21]

Thời kỳ 1976-1998[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kỳ 1999-nay[sửa | sửa mã nguồn]

Phật giáo Hoà Hảo được hoạt động trở lại. Thành lập Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, xây dựng đường hướng Vì Đạo Pháp – Vì Dân tộc, thông qua hiến chương và chương trình đạo sự, hướng dẫn thống nhất toàn đạo tu đúng giáo lý, giáo luật, tôn chỉ hành đạo thuần tuý chơn truyền của Phật giáo Hòa Hảo.[22]

Từ năm 1999, tín đồ Phật giáo Hoà Hảo được phép tổ chức Lễ Khai sáng Đạo Phật giáo Hoà Hảo (18/5 ÂL) và Lễ Đản Sinh Đức Huỳnh Giáo chủ (25/11 ÂL) hằng năm.[23]

Đến nay, Phật giáo Hòa Hảo phát triển chú yếu trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có 397 Ban Trị sự cơ sở ở 17 tỉnh, thành với số lượng tính đồ trên 7 triệu người.

Theo đài RFA thì mỗi lần có các ngày lễ lớn của Phật giáo Hòa Hảo, chỉ có tín đồ thuộc các chi phái nằm trong giáo hội Phật giáo Hòa hảo chính thức do nhà nước quy định mới được làm lễ tại chùa Quang Minh Tự, các nhóm tín đồ không có giấy phép thì không được vào làm lễ[24][25]

Giáo lý Hòa Hảo[sửa | sửa mã nguồn]

Sấm giảng Thi văn Giáo lý Phật giáo Hòa Hảo.

Giáo lý Hòa Hảo được thể hiện trong những bài sấm kệ do Huỳnh Phú Sổ biên soạn, bao gồm 2 phần: Sấm Giảng giáo lý và Thi Văn giáo lý.

Phần thứ nhất: Sấm Giảng Thi văn Giáo lý. Phần này gồm 6 quyển giảng:

1. Quyển thứ nhất: Sấm giảng khuyên người đời tu niệm. Viết theo lối văn lục bát, dài 912 câu.

2. Quyển thứ nhì: Kệ dân của người khùng. Viết theo lối văn thất ngôn trường thiên, dài 476 câu.

3. Quyển thứ ba: Sám Giảng. Viết theo lối văn lục bát, dài 612 câu.

4. Quyển thứ tư: Giác mê tâm kệ. Viết theo thể văn thất ngôn trường thiên, dài 846 câu.

5. Quyển thứ năm: Khuyến thiện. Quyển này dài 776 câu, đoạn đầu và đoạn cuối viết theo thể thơ lục bát, đoạn giữa theo lối thơ thất ngôn trường thiên.

6. Quyển thứ sáu: Những điều sơ lược cần biết của kẻ tu hiền. Quyển này viết theo lối văn xuôi (tản văn), trình bày toàn bộ tôn chỉ, giới luật của Đạo.

Phần thứ hai: Thi Văn Giáo Lý. Phần này bao gồm hơn 200 bài thi thơ do Huỳnh Phú Sổ viết từ năm Kỷ Mão (1939) đến năm Đinh Hợi (1947).

Có thể coi giáo lý Hòa Hảo là sự tiếp thu và nâng cao tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương của Đoàn Minh Huyên, gồm phần “Học Phật” và phần “Tu nhân”:

  • Phần “Học Phật”: chủ yếu dựa vào giáo lý đạo Phật song được giản lược nhiều và có thêm bớt đôi chút. Tinh thần chính là khuyên tín đồ ăn ngay ở hiền.
  • Phần “Tu nhân”: theo giáo lý Hòa Hảo tu nhân có nghĩa là tu “tứ ân hiếu nghĩa”- đó là 4 điều Đoàn Minh Huyên, đã chỉ ra, bao gồm Ân tổ tiên cha mẹ, Ân đất nước, Ân đồng bào nhân loại, Ân tam bảo (Phật, Pháp, Tăng).

Đạo Hòa Hảo khuyên tín đồ vừa học Phật vừa tu nhân để tạo nên công đức. Có công đức để trở thành bậc hiền nhân. Song, họ đặc biệt yêu cầu tín đạo phải tu nhân, cho rằng việc tu hành phải dựa trên đạo đức, trước hết đạo làm người: Thiên kinh vạn điển, hiếu nghĩa vi tiên (Không có tu nhân thì không thể học Phật, hoặc học Phật mà chẳng tu nhân thì cũng vô nghĩa); Dục tu Tiên Đạo, tiên tu Nhơn Đạo. Nhơn Đạo bất tu, Tiên Đạo viễn hỹ (Muốn tu thành Tiên Phật trước hết phải tu đạo làm người, đạo người mà không tu thì Tiên Phật còn xa vời).

Nghi lễ và tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Thờ phượng[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo lý Phật giáo Hoà Hảo chủ trương thờ phượng đơn giản, không cầu kỳ phức tạp, trở về với nội tâm hơn là hình tướng bên ngoài, đúng với tinh thần vô vi mà Đức Phật Thích Ca đã đề xướng.

Người tín đồ Phật giáo Hoà Hảo thờ cúng ba ngôi hương án tại nhà, bao gồm:

– Thứ nhất là Ngôi thờ Cửu Huyền Thất Tổ: thờ cúng tổ tiên, theo đạo lý uống nước nhớ nguồn.

– Thứ hai là Ngôi thờ Tam Bảo: thờ Thập phương Phật, Pháp, Tăng. Ngôi thờ này có đặt một tấm vải màu nâu (gọi là Trần Dà) tượng trưng cho sự thoát tục và sự đoàn kết. Chúng ta hãy xem qua lời dạy của Đức Huỳnh Giáo chủ:

“Nhưng riêng về cư-sĩ ở nhà không nên tạo thêm nữa; nên thờ đơn-giản cho lòng tin-tưởng trở lại tâm hồn hơn ở vào các sự hào nhoáng bề ngoài. Từ trước chúng ta thờ trần điều là di tích của Đức Phật Thầy Tây-An để lại. Nhưng gần đây có nhiều kẻ thờ trần điều tự xưng cùng tông-phái với chúng ta, làm sái phép, sái với tôn-chỉ của Đức Phật, nên toàn-thể người trong Đạo đổi lại màu dà. Lại nữa, từ trước đến giờ các sư dùng màu dà để biểu-hiện cho sự thoát tục của mình, và màu ấy là sự kết hợp của tất cả các màu sắc khác, nên có thể tượng trưng cho sự hòa-hiệp của nhân-loại không phân biệt chủng tộc và cá-nhân. Vì vậy chúng ta dùng nó trong chỗ thờ-phượng để tiêu-biểu cho tinh-thần vô thượng của nhà Phật”.

-Thứ ba là Ngôi Thông Thiên: đặt ngoài trời.

Về cách cúng Phật, chỉ nên cúng nước lạnh, bông hoa và nhang thôi. Nước lạnh tiêu-biểu cho sự trong sạch, bông hoa tiêu-biểu cho sự tinh khiết, còn nhang, dùng đặng bán mùi uế-trược. Ngoài ra chẳng nên cúng một món gì khác cả. Bàn thờ ông bà cúng món chi cũng đặng“. (lời Đức Huỳnh Giáo chủ).

Như trên thì, ngôi thờ Tam Bảo và ngôi Thông Thiên chỉ đặt lư hương, bình hoa, ly nước sạch, ngoài ra không cúng gì khác nữa. Bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ thì ngoài ba thứ trên có thể dâng cúng thêm thực phẩm: bánh trái, thức ăn nhưng nên cúng chay.

Hành lễ[sửa | sửa mã nguồn]

Huỳnh Phú Sổ dạy:

Chỉ thờ lạy Đức Phật, Tổ-tiên, ông bà, cha mẹ lúc còn sống và các vị anh-hùng cứu quốc. Với những kẻ khác, nên bỏ hẳn sự lạy lục người sống, cho đến Thầy mình cũng vậy, chỉ xá thôi.

Người tín đồ Phật giáo Hoà Hảo hành lễ mỗi ngày hai thời vào buổi sáng và buổi chiều theo nghi thức đã được chỉ dạy trong quyển thứ sáu.

Các ngày lễ tết[sửa | sửa mã nguồn]

Các ngày Lễ kỷ niệm trong Đạo đều tổ chức vào ngày âm lịch. Trong một năm, theo âm lịch đạo Hòa Hảo có các ngày lễ, Tết chính:

  • Ngày 1 tháng GiêngTết Nguyên Đán
  • Ngày Rằm tháng Giêng: Lễ Thượng Ngươn
  • Ngày 25 tháng 2: ngày Đức Huỳnh Giáo chủ vắng mặt
  • Ngày 8 tháng 4: Lễ Phật đản
  • Ngày 18 tháng 5: Lễ Khai sáng Đạo Phật giáo Hoà Hảo
  • Ngày Rằm tháng 7: Lễ Trung Ngươn, Vu Lan Báo Hiếu
  • Ngày 12 tháng 8: Vía Phật Thầy Tây An
  • Ngày Rằm tháng 10: Lễ Hạ Ngươn
  • Ngày 17 tháng 11: Lễ Phật A-di-đà
  • Ngày 25 tháng 11: Lễ Đản Sinh Đức Huỳnh Giáo chủ.
  • Ngày 8 tháng Chạp: Lễ Phật thành đạo

Ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Phật giáo Hòa Hảo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Phật giáo Hòa Hảo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Buớc tưới chuyển hướngBước tới tìm kiếm

Biểu tượng Phật giáo Hòa Hảo

Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ

Phật giáo Hòa Hảo, là một tông phái Phật giáo do Huỳnh Phú Sổ khai lập năm Kỷ Mão 1939, lấy pháp môn “Học Phật – Tu Nhân” làm căn bản và chủ trương tu hành tại gia (Tại gia cư sĩ). Tôn giáo này lấy nền tảng là Đạo Phật, kết hợp với những bài sấm kệ do chính Huỳnh Phú Sổ biên soạn.

Theo thống kê năm 2009 có khoảng 1.433.252 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo khiến tôn giáo này trở thành tôn giáo có số tín đồ đông thứ 4 tại Việt Nam.[1]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ra đời[sửa | sửa mã nguồn]

Phật giáo Hòa Hảo ra đời tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) vào năm 1939 do Huỳnh Phú Sổ sáng lập.

Huỳnh Phú Sổ, còn được gọi là “Thầy Tư Hoà Hảo”, “Đức Huỳnh Giáo chủ”, khi đó chưa đầy 18 tuổi, tuyên bố mình là bậc “Sinh nhi tri”, biết được quá khứ nhìn thấu tương lai, được thọ mệnh cùng với Phật A-di-đà và Phật Thích-ca Mâu-ni, xuống hạ giới có nhiệm vụ truyền bá cho dân chúng tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương để Chấn hưng Phật giáo, cứu độ chúng sinh khỏi sông mê, biển khổ và “đưa nhân loại đi vào vòng hạnh phúc”. Ông chữa bệnh cho người dân bằng các bài thuốc nam do ông kê toa hoặc nước lã, giấy vàng, lá xoài, lá ổi, bông trang, bông thọ, đồng thời qua đó ông truyền dạy giáo lý bằng những bài sám giảng (còn gọi là sấm giảng) do ông soạn thảo. Vì vậy chỉ trong vòng 2 năm từ 1937 đến 1939 số người tin theo ông đã khá đông và ông trở nên nổi tiếng khắp vùng.

Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (tức 4 tháng 7 năm 1939), Huỳnh Phú Sổ bắt đầu khai đạo, khi ông chưa tròn 20 tuổi. Nơi tổ chức lễ khai đạo chính là gia đình ông. Ông đã lấy tên ngôi làng Hòa Hảo nơi mình sinh ra để đặt tên cho tôn giáo mới của mình: Phật giáo Hòa Hảo. Sau đó, ông được các tín đồ suy tôn làm thầy tổ, và gọi ông bằng cái tên tôn kính là Đức Tôn Sư, Đức Thầy.

Kể từ đó, ông lần lượt làm nhiều bài thơ ca, sau được tập hợp lại thành quyển Sấm giảng thi văn giáo lý, nội dung cốt lõi là giáo lý của Đức Phật Thích Ca, và có phần gần gũi với tư tưởng thần bí và tín ngưỡng dân gian ở Nam Bộ lúc bấy giờ.

Tổ đình Phật giáo Hòa Hảo, xưa thuộc làng Hòa Hảo, nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.

Thời kỳ 1941 – 1944[sửa | sửa mã nguồn]

Sang năm 1941, đạo Hòa Hảo tiếp tục gia tăng số lượng tín đồ của mình một cách nhanh chóng. Khi Nhật vào Đông DươngPháp lo ngại Nhật tranh thủ giáo phái Hòa Hảo nên đã câu thúc Huỳnh Phú Sổ ở Châu ĐốcBạc LiêuCần Thơ. Năm 1942, Nhật vận động được ông về Sài Gòn. Tại đây, ông đã vận động được nhiều nhân vật hoạt động chính trị thân Nhật vào đạo Hòa Hảo để gây thanh thế, đồng thời thời gian này nhiều thanh niên theo đạo Hòa Hảo cũng tham gia các tổ chức của Nhật. Năm 1944, Phật giáo Hòa Hảo thành lập lực lượng vũ trang dưới tên gọi Đội Bảo An.[2]

Thời kỳ 1945 – 1955[sửa | sửa mã nguồn]

Xung đột với Việt Minh[sửa | sửa mã nguồn]

Tây Nam Bộ là nơi phát tích của giáo phái Hòa Hảo, với đa số tín đồ là những người dân hiền hòa, yêu nước. Nhằm thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân, Ủy ban nhân dân Nam Bộ mới thành lập sau Cách mạng tháng Tám đã mời người sáng lập giáo phái là Huỳnh Phú Sổ giữ chức ủy viên đặc biệt của Ủy ban. Tuy nhiên, Việt Minh cho rằng một số lãnh đạo Hòa Hảo có nhiều tham vọng về quyền hành đã lợi dụng danh nghĩa của giáo phái Hòa Hỏa đòi giao những tỉnh có đông tín đồ (như Cần Thơ, Long Xuyên, Châu Đốc) cho họ quản lý. Khi yêu sách này không được đáp ứng, họ 2 lần tổ chức biểu tình tuần hành, kéo vào thị xã Long Xuyên (cuối tháng 8-1945) và thị xã Châu Đốc (đầu tháng 9-1945) định gây bạo loạn cướp chính quyền. Lực lượng vũ trang cách mạng được huy động đến kịp thời giải tán.[3] Theo Archimedes L.A Patti, Hòa Hảo chống lại chủ trương của Việt Minh muốn đàm phán với Đồng Minh nên tổ chức biểu tình đòi vũ trang quần chúng chống lại việc quân Anh, Pháp đổ bộ vào Nam Kỳ[4].

Ngày 8/9/1945, những người đứng đầu Phật giáo Hòa Hảo lại tổ chức tuần hành ở thị xã Cần Thơ với khẩu hiệu chống thực dân Pháp và chống độc tài. Việt Minh cho rằng Hòa Hảo muốn cướp chính quyền.[5] Chính quyền tỉnh Cần Thơ giải tán cuộc biểu tình này, bắt những người cầm đầu, đưa ra tòa xét xử và kết án tử hình 3 người đứng đầu. Đối với tín đồ, chính quyền giải thích ý đồ của lãnh đạo Hòa Hảo, khuyên họ trở về nhà tiếp tục làm ăn, không để bị lợi dụng.[3] Huỳnh Phú Sổ giải thích với lãnh đạo Việt Minh Trần Văn Giàu đây là cuộc biểu tình của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo để biểu thị quan điểm đấu tranh chống thực dân Pháp và chống độc tài[6]. Ngày 9 tháng 9 năm 1945, Việt Minh cho Quốc gia Tự vệ Cuộc bao vây trụ sở Phật giáo Hòa Hảo ở số 8 đường Sohier, Sài Gòn để bắt Huỳnh Phú Sổ nhưng ông trốn thoát.[7] Sau cuộc biểu tình tại Cần Thơ, Hòa Hảo bị Việt Minh bắt bớ, đàn áp[5]. Hòa Hảo cho rằng trong năm 1945 khoảng 10.000 tín đồ và cán bộ của họ bị Việt Minh sát hại[8].

Với chủ trương đại đoàn kết toàn dân, ngày 6 tháng 2 năm 1946, tại Chợ Mới (Long Xuyên), Nguyễn Hữu Xuyến, Trung đoàn trưởng Khu 8 của Việt Minh, đã ký với Trần Văn Soái (Năm Lửa), thủ lĩnh một nhóm Hòa Hảo Dân Xã, một thỏa ước nhằm gác bỏ mọi hiềm khích và hiểu lầm cũ, cùng nhau đoàn kết chống thực dân Pháp[3]. Thỏa ước này gồm 3 điều khoản:

  1. Hai bên cam kết không chống lại nhau.
  2. Khi một bên bị Pháp tấn công thì bên kia ứng cứu.
  3. Hai bên phối hợp tổ chức đánh Pháp.

Tháng 6 năm 1946 Hòa Hảo tổ chức lại lực lượng vũ trang lấy tên Nghĩa quân Cách mạng Vệ quốc Liên đội Nguyễn Trung Trực[9]. Ngày 21/9/1946, Hòa Hảo thành lập Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng.

Ngày 14/11/1946, Huỳnh Phú Sổ tham gia Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam bộ với chức vụ ủy viên đặc biệt. Lực lượng vũ trang Hòa Hảo tham gia vào Vệ quốc đoàn do Nguyễn Bình chỉ huy nhưng không chấp nhận các chính trị viên do cấp trên gửi xuống. Tuy nhận lời tham gia Ủy ban Hành chánh Kháng chiến, Huỳnh Phú Sổ vẫn ngầm hoạt động chống lại chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 20/4/1946, Hòa Hảo cùng một số tổ chức khác tại miền Nam thành lập Mặt trận Quốc gia liên hiệp để tự tổ chức chống Pháp tại miền Nam Việt Nam. Mặt trận bầu Huỳnh Phú Sổ (dùng bí danh) làm Chủ tịch. Mặt trận này có lập trường chống lại chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[10][11] Mặt trận quyết định ủng hộ chính phủ Cộng hòa tự trị Nam Kỳ để từ đó tiến tới thành lập một chính quyền thống nhất Việt Nam. Nguyễn Hòa Hiệp, Tư lệnh Đệ tam sư đoàn ra thông cáo kêu gọi lực lượng kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ hãy ngưng chiến: “Chính phủ Pháp đã bằng lòng để cho chúng ta có quân đội và chính phủ riêng. Hai dân tộc Pháp và Nam Kỳ sẽ sống bình đẳng. Vậy các chiến sĩ đang chiến đấu, hãy ngừng chiến ngay“.

Ngày 17 tháng 2 năm 1947, đại diện của Huỳnh Phú Sổ là Nguyễn Bảo Toàn cùng với lãnh đạo các đảng quốc gia khác như: Nguyễn Hải Thần (Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội), Nguyễn Tường Tam (Việt Nam Quốc dân đảng) thành lập Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp với mục đích hậu thuẫn Bảo Đại đàm phán với Pháp thành lập Quốc gia Việt Nam. Theo kế hoạch của các đảng phái quốc gia tại miền Nam Việt Nam, Hòa Hảo cùng các đảng phái, tôn giáo khác sẽ dùng lực lượng vũ trang của mình từ Đông Nam Bộ (khu 7) về Tây Nam Bộ (khu 8, khu 9) lấy Đồng Tháp Mười làm căn cứ địa, nắm lấy các nguồn tiếp liệu lương thực và kiểm soát các đường giao thông giữa chiến khu 7 (nơi Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam Bộ đặt căn cứ), và hai chiến khu 8, 9 để cô lập Nguyễn Bình ở chiến khu 7, vô hiệu hóa lực lượng bộ đội Việt Minh trong hai chiến khu 8 và 9, làm bàn đạp tiến tới vị thế chủ lực lãnh đạo ở vùng Nam Bộ. Về mặt chính trị, dưới danh nghĩa của Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp sẽ tạo thế liên kết với các đảng phái quốc gia ở miền Bắc đã lưu vong sang Trung Hoa, tuyên bố không chấp nhận quyền lãnh đạo Việt Nam của Hồ Chí Minh và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[12]. Đầu tháng 4/1947, các đơn vị vũ trang của Cao Đài, Hòa Hảo, Đại Việt, Bình Xuyên di chuyển về Đồng Tháp Mười lập căn cứ. Trên đường hành quân, các đơn vị quân sự này bị chi đội 18 và chi đội 12 Vệ quốc đoàn phục kích ngăn chặn. Họ còn bị phi cơ Pháp bắn phá. Chỉ có một số đơn vị Hòa Hảo và Đại Việt đến nơi nhờ thông thuộc địa bàn. Các đơn vị Cao Đài và Bình Xuyên bị kẹt lại khu 7.[12]

Sau một thời gian tạm hòa hoãn với Việt Minh, từ tháng 3-1947, nhóm Trần Văn Soái không tham gia kháng chiến do Việt Minh lãnh đạo nữa, mà cùng một tiểu đoàn lê dương Pháp mở cuộc càn quét lớn vào 5 làng ở vùng Tân Châu (Châu Đốc). Đại đội 65 Vệ quốc đoàn cùng dân quân du kích địa phương đã đánh trả quyết liệt, buộc lực lượng của Năm Lửa và quân Pháp phải rút lui.[3] Cuối tháng 3 đầu tháng 4-1947 ở Tịnh Biên, Tri Tôn (Châu Đốc), lực lượng vũ trang Hòa Hảo và Cao Đài Tây Ninh liên tục đánh phá vùng Việt Minh kiểm soát, tàn sát thường dân, đốt phá xóm làng, truy lùng cán bộ Việt Minh và quần chúng cốt cán của Việt Minh.[3] Ngược lại, các đơn vị Vệ quốc đoàn do Việt Minh chỉ huy tại miền Tây Nam Bộ đã càn quét các vùng do Hòa Hảo kiểm soát, đốt phá nhà cửa, lương thực, giết hại thường dân theo đạo Hòa Hảo.[13]

Đầu tháng 4/1947, các đơn vị vũ trang của Cao Đài, Hòa Hảo, Đại Việt, Bình Xuyên di chuyển về Đồng Tháp Mười lập căn cứ. Trên đường hành quân, các đơn vị quân sự này bị chi đội 18 và chi đội 12 Vệ quốc đoàn phục kích ngăn chặn. Họ còn bị phi cơ Pháp bắn phá. Chỉ có một số đơn vị Hòa Hảo và Đại Việt đến nơi nhờ thông thuộc địa bàn. Các đơn vị Cao Đài và Bình Xuyên bị kẹt lại khu 7.[12] Theo Việt Minh, những người cầm đầu Dân xã Hòa Hảo phát động một cuộc thanh trừng ở Tây Nam Bộ vào ngày 6/4/1947. Những người dân không ủng hộ Dân xã Hòa Hảo đều bị xem là kẻ thù, bị giết, buộc đá vào cổ, thả trôi sông. Dân chúng vô cùng phẫn uất trước hành động dã man của Dân xã Hòa Hảo.[3] Ngoài việc giết hại dân thường, quân Dân xã Hòa Hảo còn tổ chức các hành động càn quét chống Việt Minh ở các tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc, Cần Thơ.[3]

Ngày 16 tháng 4 năm 1947 Huỳnh Phú Sổ đột ngột mất tích khi đến Tân Phú, Đồng Tháp Mười để hòa giải xung đột giữa Việt Minh và Phật giáo Hòa Hảo. Ông dự Hội Nghị với Việt Minh do Bửu Vinh mời, họp tại làng Tạ Phú, Đốc Vàng, tỉnh Long Xuyên. Trong phiên họp, đèn tắt và có tiếng súng nổ, cận vệ của ông chạy thoát về báo lại. Ngay đêm đó, có thủ bút của ông viết, gửi cho các Tư lệnh Lực lượng Phật giáo Hòa Hảo:

Ông Trần Văn Soái và Ông Nguyễn Giác Ngộ;

Tôi vừa hội hiệp với ông Bửu Vinh, bỗng có sự biến cố xảy ra, tôi và ông Vinh xuýt chết, chưa rõ nguyên nhân, còn điều tra, trong mấy anh em phòng vệ không biết chết hay chạy đi, nếu có ai về báo cáo rằng tôi bị bắt hay mưu sát thì các ông đừng náo động.

Cấm chỉ đồn đãi, cấm chỉ kéo quân đi tiếp cứu, hãy đóng quân y tại chỗ.

Sáng ngày, tôi sẽ cùng ông Bửu Vinh điều tra kỹ lưỡng rồi sẽ về sau.

Phải triệt để tuân lịnh.

Ngày 16-4-1947 : 9 giờ 15 đêm

Ký tên: S

Từ đó người ta không có tin tức về ông. Hòa Hảo tin rằng Việt Minh đã hãm hại ông sau khi đã viết lá thư đêm đó. Khi mất tích ông 27 tuổi. Các tài liệu của phương Tây, Việt Nam Cộng hòa cho rằng Việt Minh thủ tiêu ông[14][15][16]. Tài liệu của công an Việt Nam thừa nhận Huỳnh Phú Sổ đã bị Việt Minh bắt và xử tử ngày 22 tháng 12 năm 1947 tại Long Xuyên[17].

Ủng hộ Quốc gia Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Huỳnh Phú Sổ mất tích, quan hệ Hòa Hảo – Việt Minh hoàn toàn đổ vỡ. Chi đội 2 Lưu động Vệ quốc đoàn do Trần Văn Soái chỉ huy ly khai khỏi Vệ quốc đoàn[18]. Những người chống Việt Minh trong đạo Hòa Hảo hợp tác với Pháp và được Pháp hỗ trợ trang bị và cung cấp tiền bạc[3]. Phật giáo Hòa Hảo lập ra nhiều đơn vị vũ trang mới ngoài những đơn vị vũ trang khác thành lập từ năm 1944, chiếm cứ một số vùng ở Tây Nam Bộ.[3] Lực lượng vũ trang Hòa Hảo chia thành 4 nhóm kiểm soát các khu vực khác nhau tại miền Tây Nam Bộ. Các nhóm này gồm:

  1. Nhóm Trần Văn Soái (Năm Lửa), đóng tại Cái Vồn (Vĩnh Long).
  2. Nhóm Lâm Thành Nguyên (Hai Ngoán), đóng tại Cái Dầu (Châu Đốc).
  3. Nhóm Lê Quang Vinh (Ba Cụt), đóng tại Thốt Nốt (Long Xuyên).
  4. Nhóm Nguyễn Giác Ngộ, đóng tại Chợ Mới (Long Xuyên).[3]

Năm 1947, các lực lượng Việt Minh vừa tổ chức tuyên truyền vũ trang, vừa mở một trận đánh lớn tại Kinh 13. Chỉ huy quân sự của Dân xã Hòa Hảo tuyên truyền: “Súng Việt Minh bắn không nổ!“, xua tín đồ tràn vào trận địa của Việt Minh. Lực lượng vũ trang của Việt Minh một mặt giải thích cho các tín đồ hiểu, mặt khác đánh quân của Dân xã Hòa Hảo, diệt nhiều lính, thu nhiều súng, có 1 Bazoka. Ở khu vực giữa Phú An – Phú Lâm (Tân Châu), Đại đội 65 đánh bật lực lượng của Dân xã ra khỏi vùng này. Việt Minh mở rộng công tác vũ trang tuyên truyền về hướng Thoại Sơn, tiếp tục tiến công ở Ba Thê, đánh lính lê dương đi tàu sắt đổ bộ lên Mốp Văn và Núi Sập, diệt trên 200 lính.[3]

Ngày 18/5/1947, Trần Văn Soái và Đại tá Cluzet, tư lệnh quân đội Pháp tại miền Tây Nam Bộ ký kết Hiệp ước liên quân tại Cần Thơ. Phật giáo Hòa Hảo và lực lượng quân sự của họ được Pháp và Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ công nhận. Pháp cho phép Hòa Hảo kiểm soát một vùng rộng lớn ở Miền Tây (Hậu Giang), đặt Tổng hành dinh tại Cái Vồn, Cần thơ.[19] Hòa Hảo được sử dụng quân đội riêng do sĩ quan Hòa Hảo chỉ huy để bảo vệ tín đồ, được cử đại diện trong các hội đồng hành chính, được phát triển lực lượng võ trang và mang phù hiệu riêng của Phật giáo Hòa Hảo. Quân lực Hòa Hảo hoạt động một mình, nhưng có thể yêu cầu quân đội Pháp yểm trợ khi cần thiết. Ngược lại Phật giáo Hòa Hảo cam kết tôn trọng luật pháp của Pháp, từ chối mọi cộng tác với Việt Minh, và trục xuất mọi cơ quan, nhân sự, hoạt động của Việt Minh ra khỏi các khu vực Hòa Hảo, phối hợp hành quân với quân đội Pháp chống lại Việt Minh, hợp tác với bộ tư lệnh Pháp và Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ. Trần Văn Soái được Bộ tư lệnh Pháp phong thiếu tướng, các sĩ quan Hòa Hảo khác cũng được phong cấp.[18]

Tháng 6/1947, nhằm thu hút tín đồ Hòa Hảo tạo thành khối đoàn kết các lực lượng chống Pháp, Việt Minh thành lập Ban Hòa Hảo vận tại Chợ Mới – Nhà Bàn, tập trung hoạt động vùng Long Xuyên, Châu Đốc, tuyên truyền chính sách đại đoàn kết dân tộc, vận động tín đồ Hòa Hảo cùng toàn dân kháng chiến chống xâm lược Pháp.[3]

Do Phật giáo Hòa Hảo có tín đồ rất đông ở miền Tây, nhất là các tỉnh: Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên, Cần Thơ… Đạo này có tổ chức chính trị là Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng làm nòng cốt, nên có nhiều diễn biến phức tạp ngay cả trong nội bộ của đạo. Các lực lượng vũ trang Hòa Hảo hợp tác với Pháp chống lại Việt Minh, khủng bố quần chúng ủng hộ Việt Minh, gây ra nhiều tội ác.[3] Dù vậy, một bộ phận tín đồ là nông dân, khi Việt Minh tích cực vận động thì lần lượt họ giác ngộ và tham gia cuộc kháng chiến do Việt Minh lãnh đạo. Sư thúc Hòa Hảo Huỳnh Văn Trí là người chỉ huy một đơn vị vũ trang trong kháng chiến đã có công lớn trong công cuộc vận động tín đồ Hòa Hảo tham gia kháng chiến. Trong những năm 1949 – 1950, nhiều đồn bót đã án binh bất động, “trung lập hóa”, tránh không đụng độ với lực lượng Việt Minh.[3]

Thời kỳ 1955-1975[sửa | sửa mã nguồn]

Chính phủ Việt Nam Cộng hòa sau khi thành lập năm 1956 thì đã mở những cuộc hành quân như “Chiến dịch Đinh Tiên Hoàng” rồi “Chiến dịch Nguyễn Huệ” để bình định các giáo phái hầu thống nhất quân lực. Các lãnh tụ Hòa Hảo như tướng Trần Văn Soái (biệt danh Năm Lửa) rút về cố thủ Đồng Tháp; tướng Lê Quang Vinh (Ba Cụt) thì đem quân về chống giữ ở Châu ĐốcLong XuyênRạch Giá. Bị truy nã Trần Văn Soái ra hàng còn Lê Quang Vinh thì bị bắt, sau đem xử tử.[20]

Năm 1964, sau khi Nền Đệ Nhất Cộng hòa bị lật đổ, trung tướng Nguyển Giác Ngộ là Ủy viên đặc trách tôn giáo trong Hội Đồng tướng lãnh, từ đó Phật giáo Hòa Hảo có cơ hội phục hồi tổ chức, xây dựng mở mang các cơ sở tôn giáovăn hóaxã hội. Hệ thống Ban trị sự được kiện toàn từ trung ương đến cơ sở (hình thành cơ cấu tổ chức 4 cấp trung ương, tỉnhhuyện). Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng cũng được củng cố để hỗ trợ cho đạo. Ngày 18-11-1964, Hội Đồng Trị Sự trung ương Giáo Hội Phật giáo Hòa Hảo được thành lập, đồng thời cơ quan lãnh đạo Hòa Hảo có sự phân đôi thành 2 ban trị sự trung ương: phái cũ do Lương Trọng Tường, phái mới do Huỳnh Văn Nhiệm đứng đầu. Theo kiểm kê năm 1965, Phật giáo Hòa Hảo chỉ có một ít chùa, có 390 Độc giảng đường, tín đồ chừng 4 triệu ở khắp các tỉnh Nam Phần, đặc biệt các tỉnh có đông đảo tín đồ là Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Rạch Gía, Cần Thơ, Vĩnh Long.

Năm 1972, Lê Quang Liêm tách ra khỏi phái cũ của Lương Trọng Tường thành lập ban trị sự trung ương mới. Lúc này đạo Hòa Hảo có tới 3 ban trị sự trung ương cùng tồn tại cho đến thống nhất đất nước. Dù phân hóa, Phật giáo Hòa Hảo tiếp tục phát triển vào thời Đệ Nhị Cộng hòa trong đó một sự kiện lớn là việc thành lập Viện Đại học Hòa Hảo năm 1972 ở Long Xuyên. Tính đến thời điểm Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, các nhóm Hòa Hảo điều hành tổng cộng sáu trường trung học phổ thông, một viện đại học và hai bệnh viện. Tất cả những cơ sở này sau đó đều bị chính quyền mới trưng dụng quốc hữu hóa.[21]

Thời kỳ 1976-1998[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kỳ 1999-nay[sửa | sửa mã nguồn]

Phật giáo Hoà Hảo được hoạt động trở lại. Thành lập Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, xây dựng đường hướng Vì Đạo Pháp – Vì Dân tộc, thông qua hiến chương và chương trình đạo sự, hướng dẫn thống nhất toàn đạo tu đúng giáo lý, giáo luật, tôn chỉ hành đạo thuần tuý chơn truyền của Phật giáo Hòa Hảo.[22]

Từ năm 1999, tín đồ Phật giáo Hoà Hảo được phép tổ chức Lễ Khai sáng Đạo Phật giáo Hoà Hảo (18/5 ÂL) và Lễ Đản Sinh Đức Huỳnh Giáo chủ (25/11 ÂL) hằng năm.[23]

Đến nay, Phật giáo Hòa Hảo phát triển chú yếu trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có 397 Ban Trị sự cơ sở ở 17 tỉnh, thành với số lượng tính đồ trên 7 triệu người.

Theo đài RFA thì mỗi lần có các ngày lễ lớn của Phật giáo Hòa Hảo, chỉ có tín đồ thuộc các chi phái nằm trong giáo hội Phật giáo Hòa hảo chính thức do nhà nước quy định mới được làm lễ tại chùa Quang Minh Tự, các nhóm tín đồ không có giấy phép thì không được vào làm lễ[24][25]

Giáo lý Hòa Hảo[sửa | sửa mã nguồn]

Sấm giảng Thi văn Giáo lý Phật giáo Hòa Hảo.

Giáo lý Hòa Hảo được thể hiện trong những bài sấm kệ do Huỳnh Phú Sổ biên soạn, bao gồm 2 phần: Sấm Giảng giáo lý và Thi Văn giáo lý.

Phần thứ nhất: Sấm Giảng Thi văn Giáo lý. Phần này gồm 6 quyển giảng:

1. Quyển thứ nhất: Sấm giảng khuyên người đời tu niệm. Viết theo lối văn lục bát, dài 912 câu.

2. Quyển thứ nhì: Kệ dân của người khùng. Viết theo lối văn thất ngôn trường thiên, dài 476 câu.

3. Quyển thứ ba: Sám Giảng. Viết theo lối văn lục bát, dài 612 câu.

4. Quyển thứ tư: Giác mê tâm kệ. Viết theo thể văn thất ngôn trường thiên, dài 846 câu.

5. Quyển thứ năm: Khuyến thiện. Quyển này dài 776 câu, đoạn đầu và đoạn cuối viết theo thể thơ lục bát, đoạn giữa theo lối thơ thất ngôn trường thiên.

6. Quyển thứ sáu: Những điều sơ lược cần biết của kẻ tu hiền. Quyển này viết theo lối văn xuôi (tản văn), trình bày toàn bộ tôn chỉ, giới luật của Đạo.

Phần thứ hai: Thi Văn Giáo Lý. Phần này bao gồm hơn 200 bài thi thơ do Huỳnh Phú Sổ viết từ năm Kỷ Mão (1939) đến năm Đinh Hợi (1947).

Có thể coi giáo lý Hòa Hảo là sự tiếp thu và nâng cao tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương của Đoàn Minh Huyên, gồm phần “Học Phật” và phần “Tu nhân”:

  • Phần “Học Phật”: chủ yếu dựa vào giáo lý đạo Phật song được giản lược nhiều và có thêm bớt đôi chút. Tinh thần chính là khuyên tín đồ ăn ngay ở hiền.
  • Phần “Tu nhân”: theo giáo lý Hòa Hảo tu nhân có nghĩa là tu “tứ ân hiếu nghĩa”- đó là 4 điều Đoàn Minh Huyên, đã chỉ ra, bao gồm Ân tổ tiên cha mẹ, Ân đất nước, Ân đồng bào nhân loại, Ân tam bảo (Phật, Pháp, Tăng).

Đạo Hòa Hảo khuyên tín đồ vừa học Phật vừa tu nhân để tạo nên công đức. Có công đức để trở thành bậc hiền nhân. Song, họ đặc biệt yêu cầu tín đạo phải tu nhân, cho rằng việc tu hành phải dựa trên đạo đức, trước hết đạo làm người: Thiên kinh vạn điển, hiếu nghĩa vi tiên (Không có tu nhân thì không thể học Phật, hoặc học Phật mà chẳng tu nhân thì cũng vô nghĩa); Dục tu Tiên Đạo, tiên tu Nhơn Đạo. Nhơn Đạo bất tu, Tiên Đạo viễn hỹ (Muốn tu thành Tiên Phật trước hết phải tu đạo làm người, đạo người mà không tu thì Tiên Phật còn xa vời).

Nghi lễ và tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Thờ phượng[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo lý Phật giáo Hoà Hảo chủ trương thờ phượng đơn giản, không cầu kỳ phức tạp, trở về với nội tâm hơn là hình tướng bên ngoài, đúng với tinh thần vô vi mà Đức Phật Thích Ca đã đề xướng.

Người tín đồ Phật giáo Hoà Hảo thờ cúng ba ngôi hương án tại nhà, bao gồm:

– Thứ nhất là Ngôi thờ Cửu Huyền Thất Tổ: thờ cúng tổ tiên, theo đạo lý uống nước nhớ nguồn.

– Thứ hai là Ngôi thờ Tam Bảo: thờ Thập phương Phật, Pháp, Tăng. Ngôi thờ này có đặt một tấm vải màu nâu (gọi là Trần Dà) tượng trưng cho sự thoát tục và sự đoàn kết. Chúng ta hãy xem qua lời dạy của Đức Huỳnh Giáo chủ:

“Nhưng riêng về cư-sĩ ở nhà không nên tạo thêm nữa; nên thờ đơn-giản cho lòng tin-tưởng trở lại tâm hồn hơn ở vào các sự hào nhoáng bề ngoài. Từ trước chúng ta thờ trần điều là di tích của Đức Phật Thầy Tây-An để lại. Nhưng gần đây có nhiều kẻ thờ trần điều tự xưng cùng tông-phái với chúng ta, làm sái phép, sái với tôn-chỉ của Đức Phật, nên toàn-thể người trong Đạo đổi lại màu dà. Lại nữa, từ trước đến giờ các sư dùng màu dà để biểu-hiện cho sự thoát tục của mình, và màu ấy là sự kết hợp của tất cả các màu sắc khác, nên có thể tượng trưng cho sự hòa-hiệp của nhân-loại không phân biệt chủng tộc và cá-nhân. Vì vậy chúng ta dùng nó trong chỗ thờ-phượng để tiêu-biểu cho tinh-thần vô thượng của nhà Phật”.

-Thứ ba là Ngôi Thông Thiên: đặt ngoài trời.

Về cách cúng Phật, chỉ nên cúng nước lạnh, bông hoa và nhang thôi. Nước lạnh tiêu-biểu cho sự trong sạch, bông hoa tiêu-biểu cho sự tinh khiết, còn nhang, dùng đặng bán mùi uế-trược. Ngoài ra chẳng nên cúng một món gì khác cả. Bàn thờ ông bà cúng món chi cũng đặng“. (lời Đức Huỳnh Giáo chủ).

Như trên thì, ngôi thờ Tam Bảo và ngôi Thông Thiên chỉ đặt lư hương, bình hoa, ly nước sạch, ngoài ra không cúng gì khác nữa. Bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ thì ngoài ba thứ trên có thể dâng cúng thêm thực phẩm: bánh trái, thức ăn nhưng nên cúng chay.

Hành lễ[sửa | sửa mã nguồn]

Huỳnh Phú Sổ dạy:

Chỉ thờ lạy Đức Phật, Tổ-tiên, ông bà, cha mẹ lúc còn sống và các vị anh-hùng cứu quốc. Với những kẻ khác, nên bỏ hẳn sự lạy lục người sống, cho đến Thầy mình cũng vậy, chỉ xá thôi.

Người tín đồ Phật giáo Hoà Hảo hành lễ mỗi ngày hai thời vào buổi sáng và buổi chiều theo nghi thức đã được chỉ dạy trong quyển thứ sáu.

Các ngày lễ tết[sửa | sửa mã nguồn]

Các ngày Lễ kỷ niệm trong Đạo đều tổ chức vào ngày âm lịch. Trong một năm, theo âm lịch đạo Hòa Hảo có các ngày lễ, Tết chính:

  • Ngày 1 tháng GiêngTết Nguyên Đán
  • Ngày Rằm tháng Giêng: Lễ Thượng Ngươn
  • Ngày 25 tháng 2: ngày Đức Huỳnh Giáo chủ vắng mặt
  • Ngày 8 tháng 4: Lễ Phật đản
  • Ngày 18 tháng 5: Lễ Khai sáng Đạo Phật giáo Hoà Hảo
  • Ngày Rằm tháng 7: Lễ Trung Ngươn, Vu Lan Báo Hiếu
  • Ngày 12 tháng 8: Vía Phật Thầy Tây An
  • Ngày Rằm tháng 10: Lễ Hạ Ngươn
  • Ngày 17 tháng 11: Lễ Phật A-di-đà
  • Ngày 25 tháng 11: Lễ Đản Sinh Đức Huỳnh Giáo chủ.
  • Ngày 8 tháng Chạp: Lễ Phật thành đạo

Ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Blog at WordPress.com.