Daily Archives: May 4, 2020

Thủ tướng Anh chia sẻ trải nghiệm chữa Covid-19: Các bác sĩ có kế hoạch nếu ông qua đời

Thủ tướng Anh chia sẻ trải nghiệm chữa Covid-19: Các bác sĩ có kế hoạch nếu ông qua đời

 12 giờ tới 80 lượt xem
Thủ tướng Anh chia sẻ trải nghiệm điều trị Covid-19: Các bác sĩ có kế hoạch nếu ông qua đời
Thủ tướng Anh Boris Johnson (ảnh: Andrew Parsons/Flickr).
Thủ tướng Anh đã chia sẻ về trải nghiệm điều trị Covid-19 của ông.

Ngày 3/5, trả lời phỏng vấn tờ “The Sun”, ông Johnson lần đầu tiên tiết lộ chi tiết quá trình điều trị tại bệnh viện của mình. Ông nói, các bác sĩ đã có kế hoạch trong tình huống ông qua đời.

Cuối tháng 3, Thủ tướng Anh Boris Johnson nhiễm Covid-19 (còn gọi là viêm phổi Vũ Hán) khiến tình trạng sức khỏe suy kiệt mau chóng. Ông đã được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt.

Thủ tướng Anh Boris Johnson (55 tuổi) tuyên bố ông nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán vào ngày 27/3 nhưng chỉ bị các triệu chứng nhẹ và ông đã tự cách ly tại nhà. Đến ngày 5/4, ông nhập viện và tiến hành điều trị tại bệnh viện St Thomas’s Hospital. Ngày hôm sau (ngày 6/4) ông được chuyển sang phòng chăm sóc đặc biệt và ở đó trong 3 ngày, phải dùng đến liệu pháp thở oxy. Cuối cùng ông xuất viện vào ngày 12/4 và trở lại làm việc vào đầu tuần trước.

Ngày 3/5, ông Johnson khi trả lời phỏng vấn tờ “The Sun” đã nói:

“Đó là thời điểm thực sự khó khăn. Tôi không phủ nhận chuyện đó”, đồng thời cho biết các y bác sĩ đã có kế hoạch dự phòng trong tình huống ông qua đời.

Ông chia sẻ thêm rằng, trong suốt quá trình điều trị, ông đã phải hít thở từng lít từng lít oxy một. May thay cuối cùng ông đã hồi phục. Ông Johnson thừa nhận ban đầu bản thân ông đã quá chủ quan về tính nghiêm trọng của căn bệnh và cố gắng tiếp tục làm việc tại nhà dù cảm thấy đứng không vững. “Lúc đầu, tôi không muốn nhập viện nhưng các bác sĩ rất kiên quyết. Nhìn lại, họ đã đúng khi buộc tôi phải đến bệnh viện”, ông Johnson nói.

“Tôi đã ở tình trạng thực sự không tốt và tôi biết đã có những kế hoạch ứng phó tình thế bất ngờ. Các bác sĩ đã thu xếp mọi thứ để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất”, ông tiếp tục nói.

Ông Johnson nói rằng khi đó ông quá tin vào dữ liệu do phía chính phủ Trung Quốc cung cấp. Đến khi ông biết được mức độ khủng khiếp của dịch bệnh thì mới nhận ra sức khỏe của ông đã chuyển biến xấu. Trong cuộc chiến sinh tử tại Bệnh viện St. Thomas hồi tháng trước, ông không ngừng tự hỏi rằng:

“Mình phải làm gì để thoát khỏi tình cảnh nguy khốn này?”.

Ông nhớ lại:

“Thật khó để tin rằng, chỉ mấy ngày sau sức khỏe của tôi đã xấu đến mức độ như vậy. Tôi cảm thấy hụt hẫng. Tôi không hiểu vì sao tôi không khá hơn được”.

Ông Johnson nhiều lần bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đối với đội ngũ y bác sĩ đã làm hết sức mình để cứu sống ông.

Ông Johnson cho biết kinh nghiệm chống chọi Covid-19 giúp ông trở nên quyết tâm hơn để chiến đấu chống lại đại dịch và đưa đất nước trở lại nhịp sống bình thường.

Cuối tháng 4 (ngày 29/4), vị hôn thê của Thủ tướng Johnson, cô Carrie Symonds, đã hạ sinh cho ông một bé trai. Hai người quyết định đặt tên cho con trai mình là Wilfred Lawrie Nicholas Johnson. Trong đó, “Nicholas” được đặt theo tên của hai bác sĩ tên “Nick”:  Nick Price và Nick Hart, người đã tận tình chăm sóc ông sau khi ông bị chẩn đoán mắc viêm phổi Vũ Hán.

Theo Gao Jing, Epochtimes.com
Vũ Dương dịch & biên tập

Advertisement
Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Bộ An ninh Nội địa Mỹ: Trung Quốc giấu dịch để có thời gian thu gom vật tư y tế toàn cầu

Bộ An ninh Nội địa Mỹ: Trung Quốc giấu dịch để có thời gian thu gom vật tư y tế toàn cầu

 6 giờ tới 328 lượt xem
Bộ An ninh Nội địa Mỹ: Trung Quốc giấu dịch để có thời gian thu gom vật tư y tế toàn cầu
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu tại cuộc họp báo ngày 31/3/2020 (ảnh: Bộ ngoại giao Mỹ/Flickr).
Chính quyền Trung Quốc nhiều khả năng đã giữ kín thông tin về mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát dịch virus corona chủng mới để có thêm thời gian thu gom vật tư y tế toàn cầu, theo một báo cáo tình báo từ Bộ An ninh Nội địa Mỹ.

Trang tin POLITICO đã xem báo cáo này. Tuy nhiên, báo cáo kết luận rằng mức độ tin cậy của nó là ở mức vừa phải.

“Chúng tôi đi đến kết luận rằng chính quyền Trung Quốc đã cố gắng che giấu hành vi của mình bằng cách phủ nhận việc có những hạn chế xuất khẩu, đồng thời làm xáo trộn và trì hoãn việc cung cấp dữ liệu thương mại của mình”, báo cáo cho biết thêm.

Báo cáo cho biết rằng vào tháng 1 năm nay, trước khi chia sẻ đầy đủ thông tin về vụ bùng phát dịch virus corona chủng mới với Tổ chức Y tế Thế giới WHO, Bắc Kinh đã tăng mạnh việc nhập khẩu, đồng thời giảm xuất khẩu vật tư y tế.

Vào tháng 1, theo báo cáo, Trung Quốc đã tăng lượng khẩu trang phẫu thuật nhập về thêm 278%, áo phẫu thuật lên 72% và găng tay phẫu thuật thêm 32%. Trong khi đó, nó đã cắt giảm việc xuất khẩu toàn cầu một loạt các sản phẩm y tế: găng tay phẫu thuật bằng 48%, áo choàng phẫu thuật bằng 71%, khẩu trang 48%, máy thở 45%, và bộ dụng cụ đặt ống nội khí quản bằng 56%, nhiệt kế 53%, bông gòn và gạc ở mức 58%.

Chính quyền Trung Quốc đã che giấu mức độ và quy mô của những nỗ lực này bằng cách hợp nhất các số liệu thương mại của mình trong tháng 1 và tháng 2, báo cáo cho biết, cùng lúc trì hoãn việc công bố dữ liệu thương mại.

Chính quyền Trump đang gia tăng chỉ trích chính quyền Trung Quốc trong việc xử lý dịch Covid-19 tại đại lục vào giai đoạn đầu khiến bùng phát thành đại dịch toàn cầu, đổ lỗi cho Bắc Kinh về những gì mà các quan chức Mỹ nói là sự thiếu minh bạch về các thông tin chủ chốt của sự bùng phát dịch tại nội địa.

WHO đã tuyên bố dịch bệnh là “một tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng và là mối quan ngại của cộng đồng quốc tế” vào ngày 30/1, và ngay ngày hôm sau Mỹ đã cấm một số người nhập cảnh từ Trung Quốc.

Theo các mốc thời gian của WHO, Trung Quốc lần đầu tiên thông báo cho tổ chức y tế toàn cầu này về một căn bệnh giống viêm phổi không rõ nguyên nhân vào ngày 31/12/2019, đồng thời cung cấp các dữ liệu cập nhật bổ sung về sự bùng phát dịch bí ẩn trong suốt tháng 1/2020.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo dường như đã xác nhận nội dung báo cáo này trong một cuộc phỏng vấn với đài ABC News hôm Chủ nhật (3/5), khi trả lời câu hỏi của người dẫn chương trình Martha Raddatz.

Raddatz đã ám chỉ đến các “quan chức tình báo” nhưng không chỉ đích danh … từng tuyên bố rằng chính quyền Trung Quốc đã cố tình che giấu mức độ nghiêm trọng của dịch Covid-19 trước mắt cộng đồng quốc tế vào đầu tháng 1, cùng lúc tiến hành thu gom ồ ạt vật tư y tế toàn cầu.

“Tôi cho rằng họ đã cố tình làm vậy để giữ càng nhiều mặt nạ cho mình càng tốt”, bà nói.

“Martha, điều bà nói rất đúng đắn”, ông Pompeo trả lời. “Chúng tôi có thể xác nhận rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã làm tất cả những gì có thể để đảm bảo rằng thế giới không cập nhật được thông tin kịp thời về những gì đang diễn ra. Có rất nhiều bằng chứng cho điều đó. Chúng ta đã có thể thấy một số bằng chứng công khai như vậy, đúng không? Chúng ta đã nhìn thấy những tuyên bố kiểu này. Chúng ta đã nhìn thấy thực tế là họ đã đuổi các nhà báo ra ngoài. Chúng tôi đã thấy thực tế là những người đang cố gắng cảnh báo sớm cho công chúng về dịch bênh – các chuyên gia y tế bên trong Trung Quốc – đã bị bịt miệng. Tất cả những hành vi mà các chính quyền độc tài vẫn thường làm”.

Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ hôm thứ Sáu (1/5) cho biết, giới tình báo đang điều tra khả năng virus bằng cách nào đó đã trốn thoát từ một cơ sở nghiên cứu ở Vũ Hán, Trung Quốc, nơi lần đầu tiên căn bệnh này được xác định.

Ông Pompeo nói rằng có “một lượng lớn bằng chứng đáng kể cho thấy điều này bắt nguồn từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán”, mặc dù ông có vẻ hơi do dự về việc liệu ông tin rằng virus này có nguồn gốc nhân tạo hay tự nhiên.

Trong tuyên bố hôm thứ Sáu, các quan chức tình báo đã loại trừ khả năng virus này được thiết kế dưới dạng một vũ khí sinh học.

Theo Betsy Swan, Politico
Quý Khải dịch & biên tập

(Nguồn ảnh thumb: Bộ ngoại giao Mỹ/Flickr).

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Vùng đất 900 năm không có ai mắc ung thư, tuổi thọ trung bình 120

Vùng đất 900 năm không có ai mắc ung thư, tuổi thọ trung bình 120

 2 giờ tới 498 lượt xem
Ảnh chụp màn hình: Worldking.
Người Hunzas có sức khoẻ rất tốt, miễn nhiễm với các căn bệnh đương đại như béo phì , tim mạch, tiểu đường … Đặc biệt, trong suốt 900 năm qua, nơi đây không ai mắc ung thư. Vậy bí quyết của họ là gì?

Bộ tộc Hunzas có khoảng 30.000 người, sống dọc theo dãy núi Himalaya ở mũi phía bắc của Ấn Độ. Họ sống trong một thung lũng tách biệt với thế giới bên ngoài, ở độ cao 3.000 m so với mặt nước biển.

Ở đó, khoảng cách cha con có thể lên tới 90 tuổi. 100 tuổi vẫn được coi ở độ tuổi trưởng thành, phụ nữ 80 tuổi trông trẻ như mới ngoài 40. Những cụ ông, cụ bà 130 tuổi vẫn lao động hăng say và nhiều người sống tới 145 tuổi.

Ăn uống thanh đạm

Triết lý ăn uống của người Hunzas là “hãy coi thức ăn là thuốc tốt nhất”. Chế độ ăn của bộ tộc này tương tự như chế độ ăn kiêng của Hippocrates, cha đẻ của y học hiện đại, người đã sống hơn 2000 năm trước ở Hy Lạp cổ đại.

Người dân nơi đây ăn uống thanh đạm , do tác động lớn của điều kiện khí hậu và địa lý. Mọi người chỉ ăn 2 bữa/ngày, bữa đầu vào lúc 12h trưa. Trong khi đó, người dân thường dậy từ rất sớm để làm việc chăm chỉ và tiêu tốn nhiều calo. Điều này khác biệt hoàn toàn với các khuyến cáo về tầm quan trọng của bữa sáng thịnh soạn.

Đặc biệt, người Hunzas ăn uống chủ yếu để đủ duy trì sức khỏe hơn là thoả mãn vị giác. Bữa ăn không quá cầu kỳ mà sử dụng hoàn toàn các thực phẩm tự nhiên bao gồm trái cây, rau quả như cà rốt, củ cải, rau chân vịt, bí, rau diếp, táo, lê, đào, mơ, mâm xôi… cùng các loại ngũ cốc lúa mạch, kê và lúa mì… Trong đó rau củ chủ yếu ăn sống hoặc chần sơ. Cách ăn uống gần với thiên nhiên chính là mà trong những bí quyết giúp người Hunzas phòng chống ung thư

Mọi thứ đều tươi, sạch nhất có thể, không qua chu trình bảo quản phức tạp. Trong khu vườn của người Hunzas, không có bất kỳ hoá chất, phân bón nào, nếu sử dụng sẽ bị coi là chống lại luật của Hunzas.

Người Hunzas chỉ ăn thịt trong những dịp đặc biệt quan trọng như đám cưới hay lễ hội, và mỗi người chỉ dùng 1 miếng nhỏ. Họ cũng ăn nhiều sữa chua. Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó… thường chiếm phần lớn trong bữa ăn bên cạnh loại bánh mỳ đặc biệt làm từ lúa mì, hạt kê, kiều mạch, lúa mạch chưa qua tinh chế.

Nghiên cứu của các bác sĩ tại Pakistan cho thấy đàn ông Hunzas trưởng thành chỉ tiêu thụ 1.900 calo, 50g protein, 36g chất béo và 354g carbohydrate mỗi ngày, chủ yếu từ các nguồn protein và chất béo có nguồn gốc thực vật. So với người phương Tây, lượng protein chỉ bằng 1/2, lượng calo và carbohydrate bằng 1/3.

Hàng ngày, người Hunzas uống nước tan chảy từ các dòng sông băng, thứ nước có nhiều khoáng chất có lợi cho cơ thể.

Ngủ từ chập tối

Người Hunzas thường đi ngủ từ chập tối và bắt đầu dậy làm việc từ lúc 5h sáng với tốc độ ổn định, tránh bị kiệt sức. Một phần ngủ sớm vì họ không có điện, dầu, phần vì muốn hấp thụ ánh sáng mặt trời, hoà nhập với thiên nhiên.

Đi bộ, tập thể dục hàng ngày

Một yếu tố khiến người Hunzas dẻo dai là hàng ngày dành nhiều giờ đi bộ 15-20km dọc theo các con đường núi dốc. Họ coi đây là bài tập thể dục để tận dụng không khí thanh khiết.

Ngoài tập thể dục hàng ngày , người Hunzas còn thực hành một số kỹ thuật yoga cơ bản, đặc biệt là thở yoga theo phương thức chậm, sâu, sử dụng toàn bộ khoang ngực. Đây là phương pháp thư giãn tuyệt vời, là chìa khoá của sức khoẻ.

Như vậy, ăn uống tự nhiên và lối sống lành mạnh là tất cả những gì để người Hunzas không stress, khoẻ mạnh, không mắc ung thư, sống thọ và hạnh phúc.

Ảnh chụp màn hình: Worldking.

Video xem thêm: Tính khí càng ôn hòa thì phúc báo càng dày sâu

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

TQ và Việt Nam: Điểm nóng ẩn giấu

TQ và Việt Nam: Điểm nóng ẩn giấu

Mặc dù hiện giờ toàn cầu đang bao trùm bởi cái bóng của virus corona mới (virus Trung Cộng, virus viêm phổi Vũ Hán), cuộc sống bình thường rơi vào trạng thái ngừng trệ, tuy nhiên sự phát triển của các kiểu chính trị quốc tế dường như không vì thế mà ngừng lại.

Gần đây, thông tin liên quan đến sống chết của ông Kim Jong-un tại Bắc Triều Tiên cũng thu hút được sự quan tâm của thế giới, không phải là bản thân ông Kim Jong-un có lực hấp dẫn lớn đến thế, mà là Bắc Triều Tiên là khu vực điểm nóng trong xung đột quốc tế. Khu vực điểm nóng này còn có một số nữa, ví dụ như Iran, ví dụ như eo biển Đài Loan, ví dụ như Biển Đông. Nói về Biển Đông, thực ra chúng ta không nên lơ là một vấn đề mà có lẽ thu hút được nhiều sự chú ý nhưng lại ẩn chứa điểm nóng, đó chính là xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Giữa Trung Quốc và Việt Nam, từng có mối quan hệ hữu hảo, nhưng cuối cùng dường như đã định lại do một cuộc chiến tranh khiến hai bên thương vong trầm trọng. Mặc dù hai nước sau đó đã khôi phục lại quan hệ bình thường, nhưng tích oán trong lịch sử vẫn không cách nào xóa nhòa một cách dễ dàng. Huống hồ, hiện tại cả hai phương diện kinh tế và chính trị, Việt Nam đều đang trở thành nước cạnh tranh trong khu vực của Trung Quốc, thương nhân Đài Loan mạnh tay chuyển hàng loạt công xưởng đến Việt Nam. Còn xung đột trực tiếp hơn, tự nhiên chính là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông. Ở phương diện này, ĐCSTQ không những không hề giảm mở rộng tiết tấu xung đột vì dịch bệnh trong nước, ngược lại còn lợi dụng dịch bệnh, tăng cường hiện diện tại Biển Đông.

Ngày 18/4, Quốc vụ viện Trung Quốc tuyên bố, phê chuẩn thiết lập hai khu hành chính cấp huyện thuộc “thành phố Tam Sa” tỉnh Hải Nam trên khu vực Biển Đông, tên gọi là “khu Tây Sa” và “khu Nam Sa”. Trong đó, chính quyền khu Tây Sa nằm ở khu vực Việt Nam gọi là Đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là Đảo Vĩnh Hưng), phạm vi quản hạt ngoài quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) ra, còn bao gồm cả quần đảo Trung Sa (Bãi Macclesfield) và hải phận quanh quần đảo này; còn chính quyền khu Nam Sa được đặt tại khu vực Việt Nam gọi là bãi đá Chữ Thập (Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử), phạm vi quản hạt bao gồm quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa) và hải phận xung quanh. Tuy nhiên điều gây tranh cãi là, Việt Nam vẫn luôn chủ trương có chủ quyền ở khu vực Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) và đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Hưng); còn khu Nam Sa nằm ở đảo nhân tạo Vĩnh Thử (Việt Nam gọi là bãi Chữ Thập), cũng có tranh chấp giữa Việt Nam và Philippines.

Hành động của Trung Quốc tuyệt đối không phải vì hứng khởi nhất thời, mà là có kế hoạch. Điều này cho thấy trong các hành động có tính liên tục của phía Trung Quốc. Bởi vì vào ngày thứ hai 19/4, Trung Quốc đã tuyên cáo chế định tổng cộng 25 đảo trên Biển Đông, 55 “thực thể địa lý đáy biển”, cũng chính là tên chính thức của các địa hình địa vật dưới đáy biển. Đây là tiếp sau cách đặt tên các đảo ở Biển Đông của Trung Quốc năm 1983, lại tiếp tục hành động “chính danh chủ quyền”. Vị trí “bãi đá ngầm phía Tây do Trung Quốc xây dựng” trong danh sách đặt tên, nằm ở khu vực dưới đáy biển giữa quần đảo Tây Sa (Việt Nam gọi là Hoàng Sa) và lãnh thổ Việt Nam, tiếp tục khiêu khích lằn ranh đỏ về ngoại giao của Việt Nam.

Hôm 20/4, Việt Nam phát biểu tuyên bố, lên án hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc, đồng thời Mỹ cũng đưa ra yêu cầu rõ ràng: “Trung Quốc cần dừng lại hành vi bắt nạt, tránh các hoạt động gây hấn và phá hoại ổn định”. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn biểu đạt thái độ cứng rắn như trước đây, đây là “sự việc trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc”.

Tình hình ở Biển Đông vốn đã tương đối hòa hoãn, Trung Quốc hiện giờ lại do các nhân tố khó khăn cả trong lẫn ngoài như dịch bệnh, v.v, theo lý mà nói thì nên “chống ngoại xâm ắt phải an nội trước”, vì sao trong lúc này lại lại muốn động tay động chân, khích động xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam? “Chính danh chủ quyền” đã gác lại 37 năm, vì sao hiện tại lại tiếp tục lôi ra “pháp bảo” này? Lợi dụng nguy cơ bên ngoài để dịch chuyển mâu thuẫn bên trong, đương nhiên là một lý do có thể nghĩ tới. Tôi cho rằng, sự tồn tại của Việt Nam, tạo thành đe dọa đối với sự “thống nhất giang hồ” tại khu vực Đông Nam Á của Trung Quốc, cũng là nguyên nhân quan trọng mà Trung Quốc cần đánh Việt Nam.

Như đã biết, Trung Quốc đã thông qua viện trợ kinh tế, thu nạp phần lớn các nước xung quanh. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn không muốn một lần nữa thành ’em’ của Trung Quốc. Đối với việc Mỹ nhiều lần cảnh cáo Huawei, đồng minh truyền thống của Mỹ là Thái Lan và Philippines đều không để ý tới, nhưng Việt Nam lựa chọn đứng về phía Mỹ, không chọn công nghệ 5G của Huawei, mà chọn Ericsson và Nokia để thay thế, đây chính là một ví dụ. Về vấn đề Biển Đông, sự ủng hộ của Mỹ đối với Việt Nam, cho đến khả năng quân Mỹ đồn trú tại Việt Nam, đều làm Việt Nam trở thành chướng ngại trên con đường Trung Quốc xưng bá. Do đó, giữa Việt Nam và Trung Quốc, dù trong thời gian ngắn không xảy ra xung đột quân sự, nhưng lâu dài, nguy hiểm này vẫn còn tồn tại.

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Trung Quốc tố hoạt động của dân quân biển Việt Nam

Trung Quốc tố hoạt động của dân quân biển Việt Nam

Song Phan

4-5-2020

Sáng kiến thăm dò Biển Đông của SCS Probing Initiative, một tổ chức của Trung Quốc, bắt chước kiểu Sáng kiến Minh bạch biển châu Á (AMTI) của Mỹ, vừa có một tweet tố quân dân biển VN hôm 2/5/2020:

Việt Nam đã củng cố dân quân biển trong mặt trận chiến đấu của Biển Đông, đặc biệt từ năm 2018. Vẽ vời một bức tranh sống động trong đó Cảnh sát biển được vũ trang tốt của Trung Quốc, Indonesia, v.v… ‘bắt nạt’ ngư dân yếu đuối của mình, Việt Nam có thể huyênh hoang ‘đạo đức cao trọng’ và nhận được ủng hộ quốc tế với phí tổn thấp nhất”.

Ngày 3/5, Greg Poling, Giám đốc AMTI, đã phản pháo như sau: “OK, một vài điều về một loạt các báo cáo và chuỗi bài báo gần đây giống như tweet này của @SCS_PI được cho là tiết lộ mức độ tiềm ẩn của dân quân biển của Việt Nam. Lạc quan nhất, đó chỉ là tuyên truyền theo kiểu Liên Xô cũ (what about…); còn tệ nhất đó là một chiến dịch thông tin sai lệch có chủ đích“.

Tất nhiên Việt Nam có dân quân biển. Không ai, kể cả các lãnh đạo Việt Nam, phủ nhận điều đó. Tầm cỡ và sự tinh nhuệ của nó đã được phát triển. Sự tăng trưởng đó thực sự tăng tốc sau vụ bế tắc HY981 năm 2014 khi Hà Nội nhận ra rằng lực lượng dân quân của mình bị vượt trội so với dân quân Tàu Cộng đến mức nào.

Nhưng tất cả các bằng chứng có được là nó có khả năng yếu hơn và hoạt động ít hơn rất nhiều trong vùng biển tranh chấp so với Trung Quốc. Nói một cách dễ hiểu SCS Probing Initiative chẳng bao giờ cố gắng so sánh và đối chiếu các con số hoặc khả năng của VN & Trung Quốc như mong đợi từ các học giả độc lập nghiên cứu các tổ chức tương tự như vậy.

Về các con số thực tế, các báo cáo hàng tháng từ SCS Probing Initiative không có chút nỗ lực để phân biệt các thuyền dân quân với ngư dân. Trong một số trường hợp, họ chỉ dán nhãn dân quân TẤT CẢ các tàu đánh cá Việt Nam phát sóng AIS trong Biển Đông. Sau đó, họ lưu ý rằng rất nhiều trong số họ đang phát sóng ở ngoài EEZ của Việt Nam.

Tôi cho rằng, vấn đề là việc hiển thị nhiều dấu chấm vốn là đáng sợ. Tất nhiên, có rất nhiều dấu chấm – nó cho thấy một tỉ lệ đáng kể trong nỗ lực đánh bắt cá của một quốc gia đánh cá trong suốt một tháng! Điều đó không liên quan đến câu hỏi về dân quân biển.

Vậy còn những chấm ngoài EEZ của VN thì sao? Chà, rất nhiều trong số họ có lẽ là ngư dân đánh cá bất hợp pháp (IUU). Có biết người nào khác nhận ra rằng VN có vấn đề lớn về đánh cá IUU không? Chính phủ Việt Nam, cùng với mọi người khác. Điều đó một lần nữa không nói gì về việc họ có phải là dân quân hay không.

Ngoài ra, có khả năng là rất nhiều trong những thuyền này chỉ qua lại hoàn toàn hợp pháp, nhưng SCS Probing Initiative đã không cố để thiết lập một phương pháp xác định một chiếc thuyền đang làm gì. Họ chỉ lấy sự kiện có môt chiếc thuyền ở đó và phát sóng MMSI# tiếng Việt như là bằng chứng cho thấy họ là dân quân.

Vậy chúng ta BIẾT dân quân Việt Nam đã được triển khai lúc nào? Vâng, tôi BIẾT 4 trường hợp:

1) Vụ bế tắc HY981 năm 2014

2) Mới năm ngoái trong thời gian bế tắc với Haiyang Dizhi 8. Xem https://amti.csis.org/china-risks-flare-up-over-malaysian-vietnamese-gas-resours/.

3) Tháng 6 năm 2018 để bảo vệ công việc nâng cấp tại đá Lát (Ladd Reef): https://amti.csis.org/vietnam-Exands-another-outpost/.

Và 4) Kể từ đầu tháng 1 để theo dõi và xua West Capella khỏi vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền: https://amti.csis.org/chinese-survey-ship-escalates-three-way-standoff/.

Tất nhiên dân quân hoạt động nhiều hơn thế, nhưng đây là mấy lần duy nhất hoạt động của họ ở vùng biển bị tranh chấp được xác định một cách đáng tin cậy theo hiểu biết của tôi. Trỏ vào một chiếc thuyền đánh cá ở một nơi nào đó mà bạn nghĩ rằng nó không thuộc về thì KHÔNG phải là bằng chứng của hoạt động dân quân.

Ngược lại, các hành động của dân quân biển Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp là một thực tế hàng ngày đối với các quốc gia ĐNÁ và đã được ghi nhận một cách RỘNG RÃI. Xem các luồng dữ liệu viễn thám từ @AsiaMTI kết hợp với phân tích nguồn mở của các nguồn Trung Quốc bởi @AndrewSErickson và những người khác.

Làm thế nào để phân biệt hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp (hoặc hợp pháp) với hoạt động dân quân? Tôi đã bảo vệ cách làm của chúng tôi trong bài viết này vào năm ngoái: https://foreignpolicy.com/2019/06/25/chinas-secret-neef-spratlys-southchinasea-chineseneef-maritimemilitia/. Phải làm nhiều thứ hơn chỉ là để nhận diện quốc tịch của một con tàu.

Nhiều người sẽ chào đón nhiều dữ liệu hơn về dân quân biển VN. Tôi và nhiều người khác lo lắng về việc sử dụng bất kì lực lượng biển không chính quy nào. Và tôi hi vọng những người khác theo đuổi nghiên cứu như vậy một cách chặt chẽ trên danh nghĩa cho minh bạch hơn. Nhưng đó không phải là những gì mà @SCS_PI đã làm cho đến giờ.

Các chấm màu trắng trên bản đồ là vị trí của các ‘tàu dân quân’ theo SCS Probing Initiative. Photo Courtesy
Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Nếu phân ly là định mệnh dân tộc

Nếu phân ly là định mệnh dân tộc

Đặng Đình Mạnh

1-5-2020

Tôi không nghĩ đã có dân tộc nào trên thế giới mở đầu trang sử của mình bằng một cuộc phân ly. Nhưng rủi thay, dân tộc ta đã có một trang sử khởi đầu như vậy. Đọc sử, chúng ta hãnh diện tự tôn về dòng giống con rồng cháu tiên. Điều đó, làm chúng ta quên bẵng đi ý nghĩa câu chuyện mẹ Âu Cơ đem 50 con lên núi, cha Lạc Long Quân đem 50 con xuống biển để bắt đầu một phân ly tiên khởi như định mệnh dân tộc.

Ngẫm xem, dân tộc này đã trải qua bao nhiêu cuộc phân ly kể từ ngày ấy? Ngày nay, lúc này, xứ sở thống nhất về lãnh thổ, nhưng cuộc phân ly từ lòng người vẫn cứ còn nguyên đó với nhiều sắc màu, vượt trội nhất với đỏ và vàng.

Cũng lạ, như một định mệnh trớ trêu, trong lá cờ đỏ lại có ánh vàng, trong lá cờ vàng lại có sắc đỏ, trong mình có ta, trong ta có mình, ta với mình đều là người Việt, mình với ta đều là đồng bào, ta với mình đều vỗ ngực yêu nước, nhưng mình với ta không đứng chung trong một sắc cờ! Và nếu cần phải chiến đấu với ngoại xâm, liệu ta với mình có đứng chung trong một chiến hào?

Tôi mơ hồ về câu trả lời, nhưng tôi sẽ chắc chắn hơn với câu trả lời “Có”, chỉ khi mà “ta” với “mình” đã có sự hòa hợp, hòa giải với nhau!

Vâng, sự hòa giải đấy là nan đề xứ sở, là giấc mơ 45 năm chưa trọn!

Đối diện với mỗi vấn đề, tôi vẫn thường hướng sự suy nghĩ của mình bắt đầu từ quá khứ để biết các bài học của lịch sử… Nhưng với vấn đề hòa giải, tôi muốn chúng ta bắt đầu câu chuyện từ nước Đức.

Không phải về một nước Đức phát xít của Hitler đã từng làm nhân loại kinh sợ, mà về một nước Đức thống nhất đã từng làm nhân loại phải ngã mũ kính phục từ sau sự kiện bức tường Berlin bị phá bỏ năm 1989. Chính là nước Đức mà khiến chúng ta, đã không thể đặt vô số câu hỏi tại sao khi đối chiếu với những vấn đề của đất nước mình.

Nước Đức, sau ngày thống nhất, chúng ta không rõ tại sao họ không đặt ra vấn đề buộc những người cộng tác với chính quyền Đông Đức cũ phải đi học tập cải tạo như đất nước ta? Nhưng chúng ta phải nhận thấy rằng, nhờ đó, nước Đức đã không mất đi nguồn nhân lực chất xám cực lớn và quý báu từ một nửa quốc gia còn lại, xã hội không bị xáo trộn và cũng không phải đau đáu về việc phải hòa giải với các cựu thù hàng mấy thế hệ, mà nay tất cả đang là những đồng nghiệp với nhau, cùng kề vai sát cánh phụng sự trong chính quyền nước Đức, vì quyền lợi dân tộc Đức.

Nước Đức, sau ngày thống nhất, chúng ta không hiểu tại sao người dân Đông Đức cũ đã không chọn con đường đào thoát, tỵ nạn ra nước ngoài như người dân đất nước ta! Và chúng ta cũng nhận thấy rằng, nhờ đó, hàng triệu người dân nước Đức đã không phải phiêu lưu đánh đố số phận của mình trên những chiếc ghe nhỏ giữa đại dương, với vô vàn bất trắc: bão tố, sóng biển, cá mập, hải tặc, tù đày và kể cả điều xấu nhất là cái chết trước khi đến được bến bờ mong muốn. Hơn cả thế, người dân Đức không phải đối diện với sự mất mát và nước Đức cũng không phải đối diện với sự ly tán hiện hữu dai dẳng trong lòng người dân nước mình.

Nước Đức, sau ngày thống nhất, chúng ta không rõ tại sao và như thế nào mà họ lại có thể chấp nhận một người vốn xuất thân từ một đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Đức thuộc Đông Đức cũ, nhưng chỉ 15 năm sau khi thống nhất, thì người này đã có thể trở thành người phụ nữ đầu tiên và trẻ nhất đắc cử vào chức vụ Thủ tướng đầy quyền lực của nước Đức thống nhất? Bà Angela Merkel! Bạn có nghĩ rằng, nếu người phụ nữ tài trí kiệt xuất này sống ở đất nước chúng ta, Bà có thể đã có một tương lai rất khác, khi mà đất nước chúng ta sau ngày thống nhất vẫn còn nguyên đó sự dè dặt trước những người có lý lịch không tương thích với chính quyền và trong quá khứ đã từng có chính kiến rất khác biệt với chính quyền.

Không chỉ câu chuyện từ nước Đức, mà những câu chuyện về sự hòa giải, hòa hợp từ Nam Phi, Miến Điện, thậm chí từ quốc gia Cao Miên láng giềng cũng đều là bài học hữu dụng.

Tại sao và tại sao? Trả lời được những thắc mắc đó, chúng ta có thể trả lời cho con cháu đời sau biết lý do tại sao ông cha của chúng hiện nay phải kêu gọi hòa giải mối bất hòa có từ những thập kỷ năm mươi và một lần nữa vào thập kỷ bảy mươi của thế kỷ trước, giữa những người Việt có chung giòng máu Lạc Hồng, sinh từ cùng một bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ?

Giữa thập kỷ năm mươi, năm 1954, không phải là một quốc gia bại trận như nước Đức. Trái lại, xứ sở chúng ta vừa mới bước ra khỏi cuộc chiến với tư cách là một quốc gia chiến thắng. Nhưng phần thưởng cho người chiến thắng không vinh quang như chúng ta thường nghĩ, thường thấy, mà cũng lại là sự phân ly như nước Đức bại trận!?

Giữa thập kỷ bảy mươi, năm 1975, sau cuộc chiến khốc liệt dai dẳng kéo dài hằng hai thập kỷ, trả giá bằng sinh mệnh của nhiều triệu đồng bào, cuối cùng xứ sở của chúng ta cũng có được thống nhất dưới bánh xích xe tăng nghiến trên đường phố Sài Gòn. Nhưng kể từ ngày ấy cho đến nay đã là 45 năm, xứ sở thống nhất, nhưng lòng người dân nước ta chưa bao giờ thống nhất! Vẫn vẹn nguyên sự phân ly như những ngày nội chiến tương tàn!

Sự phân ly lòng người đau đớn lắm, nó làm thân thể người mẹ Việt xanh xao yếu ớt, như vết thương mãi rỉ máu, chẳng bao giờ biết liền sẹo…

Ngẫm lại, quả là chúng ta đã từng có một Diên Hồng chói lọi trong lịch sử đoàn kết dân tộc vào thời Trần, nhưng suốt bốn ngàn năm lịch sử cho đến nay, hình như chúng ta cũng chỉ có mỗi trang sử lẻ loi ấy?! Thỉnh thoảng, tinh thần Diên Hồng ấy lại chớp lóe trong những thời khắc vận nước lâm vào cơn nguy khốn cùng cực, khi cơn nguy khốn đã qua, thì tinh thần Diên Hồng cũng chóng tan như làn sương sớm mai!

Chúng ta phải tự hỏi: Đã có thể chìa bàn tay hòa giải với các cựu thù ngoại nhân như Pháp, Nhật, Mỹ! Nhưng chìa bàn tay hòa giải với chính đồng bào mình sao lại khó quá?

Hòa giải, giấc mơ 45 năm chưa trọn. Có thể, sau 100 năm kể từ thời điểm 1975, khi những con người đã từng là đạo diễn, diễn viên và khán giả của câu chuyện phân ly lòng người khuất bóng, thì có thể con cháu của họ sẽ ngồi lại với nhau để viết nên trang sử mới của dân tộc, trang sử không còn bóng dáng của sự phân ly trong lòng người Việt! Trang sử không còn sự phân ly như định mệnh dân tộc của tiền nhân để lại.

Như cô Tấm mong có ông Bụt, tôi mong dân tộc tôi có một phép mầu.

Categories: Nhan dinh | Leave a comment

Virus corona: Vì sao Pháp và Mỹ ‘nêu tên’ Trung Quốc liên tục?

Virus corona: Vì sao Pháp và Mỹ ‘nêu tên’ Trung Quốc liên tục?

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionNgoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo

Hôm Chủ Nhật 03/05/2020, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, Mike Pompeo nói rằng “hiện có bằng chứng rõ ràng” là dịch virus corona “xuất xứ từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán” của Trung Quốc.

Đây không phải là lần đầu tiên một chính trị gia Phương Tây nêu ra các buộc về “nguồn gốc” của Covid-19.

Covid-19: Các thuyết âm mưu ‘chọi nhau’ từ Mỹ và TQ

WHO: Đã âm tính với Covid-19, vẫn có thể bị lần nữa

Năm quốc gia sẽ phục hồi nhanh nhất sau đại dịch Covid-19

Tổng thống Donald Trump không chỉ dùng từ “virus Trung Quốc” mà còn nói ông đã thấy bằng chứng virus corona có nguồn gốc trong một phòng thí nghiệm Trung Quốc.

Điều này trái với những gìcơ quan tình báo quốc gia Hoa Kỳ cho rằng họ vẫn đang điều tra nguồn gốc của virus corona.

Ông Pompeo cũng không đưa ra số liệu gì để chứng minh cho ý kiến về “nguồn gốc từ phòng thí nghiệm Trung Quốc” của virus corona.

Nhưng đáng chú ý hơn là lời cáo buộc của ông Pompeo trên kênh ABC rằng “chính phủ Trung Quốc cản trở tuyệt đối các điều tra” về nguồn gốc virus, và “không chịu hợp tác với các chuyên gia”.

Điều này có vẻ cũng là những thứ Pháp, quốc gia có hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc trong những dự án sinh học tại Vũ Hán, nêu ra gần đây.

Và có vẻ như chính những gì người Pháp biết và nêu ra công khai ở cấp cao nhất mới khiến quan chức Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ.

Vì nếu cáo buộc đến từ Hoa Kỳ, phía Trung Quốc thường dễ dàng cho rằng Washington có thái độ “không thiện chí” từ khi nổ ra thương chiến Mỹ – Trung.

Theo nhà báo Laura Marlowe viết trên trang The Irish Times (02/05) thì các nhà ngoại giao Trung Quốc phản ứng quyết liệt trước các phát biểu của lãnh đạo Pháp.

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionĐại sứ Trung Quốc tại Pháp, ông Lô Sa Dã

Trong bài về quan hệ ngày càng xấu đi giữa Phương Tây và Trung Quốc qua dịch Covid-19, phóng viên Laura Marlowe cho hay trong tháng 4, Pháp đã triệu Đại sứ TQ, Lô Sa Dã (Lu Shaye) đến Bộ Ngoại giao ở Paris để phản ứng về cách ông này dùng Twiteer liên tục công kích Pháp.

Thời tiết nắng nóng có tiêu diệt được Covid-19?

‘Giãn cách xã hội’ bao lâu thì chống được Covid-19?

Covid-19: Sai lầm chết người khi uống nước phòng bệnh

Hồi tháng trước, Tổng thống Emmanuel Macron đột nhiên nói rằng con số người chết tại Vũ Hán vì virus corona “không thực tế” và ngay ngày hôm sau, Trung Quốc công bố con số “điều chỉnh lại”, cao hơn tới vài chục phần trăm.

Ông Macron còn nói với báo Anh, Financial Times, rằng “có những điều ở Trung Quốc mà chúng ta không biết hết”.

Trung Quốc bác bỏ hoàn toàn các cáo buộc này và cho hay thời gian này cần tập trung chống dịch virus corona, thay vì cáo buộc lẫn nhau.

Pháp̉ lo ngại về dự án từng giúp Trung Quốc xây dựng phòng thí nghiệm virus ở Vũ Hán, mà sau, theo như một số nhà khoa học Pháp, thì họ bị Trung Quốc mời ra.

Cùng lúc, cuộc “chiến tranh giành ảnh hưởng” qua dịch virus của Trung Quốc khiến Pháp bất bình.

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionNgoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nói một thế giới hậu Covid-19 “sẽ không tốt hơn trước, có khi còn tệ đi”.

Trả lời tờ Le Monde, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Yves Le Drian nói rằng một thế giới hậu Covid-19 “sẽ không tốt hơn trước, có khi còn tệ đi”.

Virus corona và hợp tác Pháp, Mỹ, Trung Quốc tại Vũ Hán

Ngay từ khi xảy ra dịch Covid-19 đã có các thuyết nói rằng virus này hoặc có nguồn gốc nhân tạo hoặc bị thoát ra từ một phòng thí nghiệm.

Tuy nhiên, chính thức mà nói, cho đến giờ tất cả chỉ là những cáo buộc, đồn đoán chưa được xác nhận một cách khoa học, theo biên tập viên khoa học của BBC News, Paul Rincon trong bài ‘Coronavirus: Is there any evidence for lab release theory?’ (Có hay không bằng chứng cho thuyết virus corona thoát ra từ phòng thí nghiệm?hôm 01/05.

Mặc dù vậy, việc Hoa Kỳ cáo buộc “Trung Quốc ngăn không cho chuyên gia tiếp cận” các phòng thí nghiệm ở Vũ Hán làm nổi trở lại thông tin về sự hợp tác mà một số báo Pháp nói đã “bị đứt quãng” với TQ trong lĩnh vực này.

Hai phòng thí nghiệm và một số chuyên gia

Theo trang South China Morning Post (22/04/2020) Viện Virus học Vũ Hán (Wuhan Institute of Virology) được thành lập năm 1956, nhưng chỉ “nổi danh” gần đây.

Năm 2004, Trung Quốc mời Pháp tham gia hợp tác đầu từ nghiên cứu tại đây, mở rộng viện và xây phòng thí nghiệm P4.

Công trình trị giá 42,4 triệu USD khi đó dựa trên bản mẫu là phòng thí nghiệm P4 Jean Mérieux-Inserm Laboratory ở Lyon, nơi các nhà khoa học Pháp sau này đã xác định virus Ebola năm 2014.

Thỏa thuận xây phòng thí nghiệm P4 có chữ ký của ông Michel Barnier, khi đó là ngoại trưởng Pháp, và hiện nay là nhà đàm phán chính của EU với Anh về Brexit.

Sang năm 2017, Trung Quốc mời thêm Hoa Kỳ tham gia nghiên cứu, nhưng có vẻ như người Pháp không còn có mặt trong công trình chung ở Vũ Hán.

Các chuyên gia từ Galveston National Laboratory, ĐH Texas đã tới đây giúp huấn luyện cho nhân viên của TQ.

Được biết ông James Le Duc có mặt lần cuối tại TQ năm 2018 để tổ chức huấn luyện cho nhân viên phòng thí nghiệm mới hơn, BSL-4 tại Viện Virus học Vũ Hán.

Phòng thí nghiệm này được tin tưởng là có tiêu chuẩn bảo mật và an toàn sinh học cao hơn phòng P4.

Cái tên phòng thí nghiệm P4 mà Pháp từng giúp thiết kết được nêu lại giữa tháng 4/2020 khi chính Tổng thống Macron lên tiếng bác bỏ “thuyết âm mưu ở Hoa Kỳ rằng virus corona có liên quan đến phòng thí nghiệm P4”.

Gần đây nhất, nhà khoa học Mỹ James Le Duc từ phòng thí nghiệm Galveston lên tiếng bảo vệ cho đồng nghiệp nữ người Trung Quốc, bà Thạch Chính Lệ (Shi Zhengli), phó giám đốc phòng thí nghiệm P4 ở Vũ Hán.

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionBà Thạch Chính Lệ, người được mệnh danh là ‘người đàn bà dơi’ – trong hình là lúc chụp bà tại phòng thí nghiệm P4 ở Vũ Hán hôm 23/2/2017

Bà bị một số tờ báo Phương Tây gọi là “người đàn bà dơi – bat woman’ vì nghiên cứu và giải mã gene loài dơi mang virus corona ở vùng hang động Tây Nam Trung Quốc.

Gần đây nhất có các tin đồn bà Thạch “đã rời khỏi Trung Quốc, chạy sang Phương Tây với nhiều tài liệu mật” nhưng đến hôm cuối tuần qua, chính tờ Global Times của TQ bản tiếng Anh đăng tin bà Thạch bác bỏ tin đó.

Trong một động thái khác đặc biệt, trang web này của Đảng CS TQ chia sẻ dòng trạng thái từ tài khoản WeChat cá nhân của bà Thạch với dòng chữ tiếng Trung cho hay “bà và gia đình mạnh khoẻ, bình thường” và nhiều ảnh phong cảnh mới nhất.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.