Daily Archives: May 30, 2020

Ông Trump đang thực hiện đúng lời dặn của Vị Cha lập quốc?

ĐCS Trung Quốc đã lợi dụng hiện tượng Lý Tử Thất để đánh bóng mình như thế nào?

ĐCS Trung Quốc đã lợi dụng hiện tượng Lý Tử Thất để đánh bóng mình như thế nào?

Nhân sĩ thạo tin tiết lộ: Bất mãn với canh bạc chính trị của Tập Cận Bình, vợ con ông đều bỏ đi

Nhân sĩ thạo tin tiết lộ: Bất mãn với canh bạc chính trị của Tập Cận Bình, vợ con ông đều bỏ đi

Dấu hiệu lạ trong lễ bế mạc Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc

Dấu hiệu lạ trong lễ bế mạc Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc

Cảm ngộ Tam Quốc: Giang sơn bao lần đổi chủ, nhân nghĩa nghìn thu vẫn còn

Cảm ngộ Tam Quốc: Giang sơn bao lần đổi chủ, nhân nghĩa nghìn thu vẫn còn

Ông Trump đang thực hiện đúng lời dặn của Vị Cha lập quốc?

Ông Trump đang thực hiện đúng lời dặn của Vị Cha lập quốc?

Ý kiến chuyên gia: Mỹ phải đánh bại Trung Quốc đang âm mưu bành trướng ở Biển Đông

Ý kiến chuyên gia: Mỹ phải đánh bại Trung Quốc đang âm mưu bành trướng ở Biển Đông

ĐCS Trung Quốc đã lợi dụng hiện tượng Lý Tử Thất để đánh bóng mình như thế nào?

ĐCS Trung Quốc đã lợi dụng hiện tượng Lý Tử Thất để đánh bóng mình như thế nào?

Nhân sĩ thạo tin tiết lộ: Bất mãn với canh bạc chính trị của Tập Cận Bình, vợ con ông đều bỏ đi

Nhân sĩ thạo tin tiết lộ: Bất mãn với canh bạc chính trị của Tập Cận Bình, vợ con ông đều bỏ đi

  • Điểm tin thế giới chiều 30/5: Cựu thống đốc Hồng Kông nói ông Tập Cận Bình hiện có mối lo lớn

    Điểm tin thế giới chiều 30/5: Cựu thống đốc Hồng Kông nói ông Tập Cận Bình hiện có mối lo lớn

     

    Điểm tin thế giới6 giờ tới

  • Cựu sĩ quan tiết lộ: Quân đội ‘không một lòng’ với Tập Cận Bình, căn bản không có lực lượng tấn công Đài Loan

    Cựu sĩ quan tiết lộ: Quân đội ‘không một lòng’ với Tập Cận Bình, căn bản không có lực lượng tấn công Đài Loan

     

    Phân tích – Bình luận5 giờ tới

  • Điểm tin trong nước chiều 30/5: Tòa khẳng định không xử oan ông Lương Hữu Phước; Thiến hóa học có ảnh hưởng đến khả năng duy trì nòi giống?

    Điểm tin trong nước chiều 30/5: Tòa khẳng định không xử oan ông Lương Hữu Phước; Thiến hóa học có ảnh hưởng đến khả năng duy trì nòi giống?

     

    Thời sự5 giờ tới

  • Điểm tin kinh tế 29-30/5: Việt Nam chưa mở cửa đón du khách quốc tế; Trung Quốc đối mặt với nguy cơ thiếu nhiều mặt hàng vì sản xuất khẩu trang

    Điểm tin kinh tế 29-30/5: Việt Nam chưa mở cửa đón du khách quốc tế; Trung Quốc đối mặt với nguy cơ thiếu nhiều mặt hàng vì sản xuất khẩu trang

     

    Kinh tế4 giờ tới

Hãy tin tưởng TT. Trump bởi cách tiếp cận thực tế của ông đối với một Trung Quốc xảo trá

Hãy tin tưởng TT. Trump bởi cách tiếp cận thực tế của ông đối với một Trung Quốc xảo trá

 

Phân tích – Bình luận6 giờ tới

GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG

Xem thêm >>

  • Cảm ngộ Tam Quốc: Giang sơn bao lần đổi chủ, nhân nghĩa nghìn thu vẫn còn

    Cảm ngộ Tam Quốc: Giang sơn bao lần đổi chủ, nhân nghĩa nghìn thu vẫn còn

     

    Tứ đại danh tác2 giờ trước

  • ĐCS Trung Quốc đã lợi dụng hiện tượng Lý Tử Thất để đánh bóng mình như thế nào?

    ĐCS Trung Quốc đã lợi dụng hiện tượng Lý Tử Thất để đánh bóng mình như thế nào?

     

    Đạo đức – Phong thái6 giờ trước

  • 8 lời khuyên của cổ nhân, như rượu ngon ủ lâu năm, càng uống càng nồng…

    8 lời khuyên của cổ nhân, như rượu ngon ủ lâu năm, càng uống càng nồng…

     

    Trí huệ cổ nhânmột ngày trước

Đừng bỏ lỡ

  • Ông Trump đang thực hiện đúng lời dặn của Vị Cha lập quốc?

  • Người đàn ông nghi tự tử ngay tại tòa án sau phán quyết y án 3 năm tù

  • Người như thế nào thì có tướng tài lộc?

  • Duyên phận trăm năm đến rồi đi, cớ sao phải đau bởi chữ tình?

  • Người có thể làm quân vương: Không mưu cầu tư lợi

  • Quan Công thuở bé đọc sách, đọc truyện này không lần nào khỏi sa nước mắt

  • Úc với giải pháp chống dịch Covid-19 vô cùng hiệu nghiệm và … kỳ lạ!

  • Thanh phúc đời người là biết tìm thấy trí huệ trong yên tịnh

  • Tâm tồn giữ thiện niệm sẽ có thể cảm hóa cả đất trời

  • Vân Đồn từng đầy người phương Bắc, Trần Khánh Dư dùng kế trấn áp nguy cơ phản loạn

  • Tai không nghe thị phi, mắt không nhìn tranh đấu, miệng không nói lời tổn thương

  • Bí ẩn Linh Lung Bảo Tháp trên tay Lý Tịnh, khiến Na Tra phải quy phục

 

ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT

  • Đau lòng bé sơ sinh bị bỏ rơi trọng bụi rậm, trên người chi chít gai nhọn chỉ vì em là… con gái

    Đau lòng bé sơ sinh bị bỏ rơi trọng bụi rậm, trên người chi chít gai nhọn chỉ vì em là… con gái

     

    Đời sống29/05/2020

  • Rơi nước mắt cảnh cha ôm con sơ sinh đi làm dưới trời nắng gắt vì mẹ vừa mới mất…

    Rơi nước mắt cảnh cha ôm con sơ sinh đi làm dưới trời nắng gắt vì mẹ vừa mới mất…

     

    Đời sống4 giờ trước

  • Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc thu hoạch 750kg rau xanh trên đảo Phú Lâm

    Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc thu hoạch 750kg rau xanh trên đảo Phú Lâm

     

    Pháp luật28/05/2020

  • Tàu chiến Mỹ tiến sát Hoàng Sa, thách thức yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

    Tàu chiến Mỹ tiến sát Hoàng Sa, thách thức yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

     

    Thế giới29/05/2020

  • Nguy cơ cao chưa từng thấy việc đối đầu trực diện Mỹ – Trung ở Biển Đông

    Nguy cơ cao chưa từng thấy việc đối đầu trực diện Mỹ – Trung ở Biển Đông

     

    Phân tích – Bình luậnmột ngày trước

  • Hé lộ hình ảnh hiếm về bộ lạc Amazon bí ẩn, chưa từng tiếp xúc với thế giới văn minh

    Hé lộ hình ảnh hiếm về bộ lạc Amazon bí ẩn, chưa từng tiếp xúc với thế giới văn minh

     

    Đời sống6 giờ trước

  • 8 lời khuyên của cổ nhân, như rượu ngon ủ lâu năm, càng uống càng nồng…

    8 lời khuyên của cổ nhân, như rượu ngon ủ lâu năm, càng uống càng nồng…

     

    Trí huệ cổ nhânmột ngày trước

Xem Thêm

THỜI SỰ

Người đàn ông tử vong tại TAND tỉnh Bình Phước từng kêu oan ra sao?

Người đàn ông tử vong tại TAND tỉnh Bình Phước từng kêu oan ra sao?

 

4 giờ tới

Học sinh lớp 12 tại Hà Nội phải làm kiểm tra online

Học sinh lớp 12 tại Hà Nội phải làm kiểm tra online

một giờ trước

Họp báo vụ bị cáo tự tử sau khi nghe tòa tuyên án

Họp báo vụ bị cáo tự tử sau khi nghe tòa tuyên án

3 giờ trước

Bé trai 1 tuổi nhiễm Covid-19

Bé trai 1 tuổi nhiễm Covid-19

5 giờ trước

Bị cáo nghi tự tử sau khi nghe toà tuyên án: TAND tối cao yêu cầu báo cáo, rút hồ sơ lên xem xét lại

Bị cáo nghi tự tử sau khi nghe toà tuyên án: TAND tối cao yêu cầu báo cáo, rút hồ sơ lên xem xét lại

5 giờ trước

Thời tiết ngày 30/5: Cả nước ngày nắng nóng, chiều tối mưa giông

Thời tiết ngày 30/5: Cả nước ngày nắng nóng, chiều tối mưa giông

6 giờ trước

Điểm tin trong nước sáng 30/5: Thanh Hoá bị hàng triệu châu chấu lưng vàng tấn công

Điểm tin trong nước sáng 30/5: Thanh Hoá bị hàng triệu châu chấu lưng vàng tấn công

6 giờ trước

Người đàn ông nghi tự tử ngay tại tòa án sau phán quyết y án 3 năm tù

Người đàn ông nghi tự tử ngay tại tòa án sau phán quyết y án 3 năm tù

11 giờ trước

THẾ GIỚI

Nhân sĩ thạo tin tiết lộ: Bất mãn với canh bạc chính trị của Tập Cận Bình, vợ con ông đều bỏ đi

Nhân sĩ thạo tin tiết lộ: Bất mãn với canh bạc chính trị của Tập Cận Bình, vợ con ông đều bỏ đi

 

2 giờ tới

Dấu hiệu lạ trong lễ bế mạc Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc

Dấu hiệu lạ trong lễ bế mạc Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc

một giờ tới

Thế giới không thể làm ngơ trước sự xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông

Thế giới không thể làm ngơ trước sự xâm lược của Trung Quốc ở Biển Đông

3 giờ trước

Cha đẻ mô hình dự báo ‘Primary’ tin tưởng ông Trump tiếp tục là tổng thống Mỹ

Cha đẻ mô hình dự báo ‘Primary’ tin tưởng ông Trump tiếp tục là tổng thống Mỹ

3 giờ trước

Ông Trump gõ ‘Trung Quốc!’, hơn nửa triệu người like

Ông Trump gõ ‘Trung Quốc!’, hơn nửa triệu người like

3 giờ trước

Vị thế trung tâm tài chính của Hồng Kông bị đe dọa bởi luật an ninh mới

Vị thế trung tâm tài chính của Hồng Kông bị đe dọa bởi luật an ninh mới

4 giờ trước

Nhà Trắng chế tài các công ty Trung Quốc, bảo vệ các nhà đầu tư Mỹ

Nhà Trắng chế tài các công ty Trung Quốc, bảo vệ các nhà đầu tư Mỹ

4 giờ trước

Ý kiến chuyên gia: Mỹ phải đánh bại Trung Quốc đang âm mưu bành trướng ở Biển Đông

Ý kiến chuyên gia: Mỹ phải đánh bại Trung Quốc đang âm mưu bành trướng ở Biển Đông

4 giờ trước

ĐỜI SỐNG

Nữ sinh Việt tốt nghiệp xuất sắc Đại học Mỹ với luận văn về thương chiến Mỹ-Trung

Nữ sinh Việt tốt nghiệp xuất sắc Đại học Mỹ với luận văn về thương chiến Mỹ-Trung

 

3 giờ trước

Người đàn ông đi thuyền 14 giờ mỗi tuần để mua nhu yếu phẩm cho cả thị trấn

Người đàn ông đi thuyền 14 giờ mỗi tuần để mua nhu yếu phẩm cho cả thị trấn

29/05/2020

Điều kỳ diệu từ hành động ‘ngốc nghếch’ của chị gái giúp cô bé thoát khỏi tay tử thần

Điều kỳ diệu từ hành động ‘ngốc nghếch’ của chị gái giúp cô bé thoát khỏi tay tử thần

28/05/2020

Phận làm con đã làm được gì cho mẹ?

Phận làm con đã làm được gì cho mẹ?

28/05/2020

Cậu bé “phù thủy” da bọc xương, từng suýt chết bên lề đường giờ ra sao?

Cậu bé “phù thủy” da bọc xương, từng suýt chết bên lề đường giờ ra sao?

28/05/2020

Đau lòng nhìn mẹ chở con trong thau đi bán rau, ẩn sau là biết bao nỗi niềm sâu kín…

Đau lòng nhìn mẹ chở con trong thau đi bán rau, ẩn sau là biết bao nỗi niềm sâu kín…

28/05/2020

GIÁO DỤC

Người có thể làm quân vương: Không mưu cầu tư lợi

Người có thể làm quân vương: Không mưu cầu tư lợi

 

29/05/2020

Khoảnh khắc cây phượng bật gốc đè trúng 18 học sinh ở TP.HCM

Khoảnh khắc cây phượng bật gốc đè trúng 18 học sinh ở TP.HCM

27/05/2020

Cha mẹ cảm ơn hay cha mẹ oán hận?

Cha mẹ cảm ơn hay cha mẹ oán hận?

27/05/2020

Nền tảng giáo dục gia đình: 4 chữ “nhất”

Nền tảng giáo dục gia đình: 4 chữ “nhất”

25/05/2020

Mẹ học sinh không được vào trường vì đi học sớm phản đối kết luận ‘cháu tự đi ra ngoài đứng’

Mẹ học sinh không được vào trường vì đi học sớm phản đối kết luận ‘cháu tự đi ra ngoài đứng’

24/05/2020

Thầy giáo bị tố đánh học sinh ngất xỉu ở cổng trường

Thầy giáo bị tố đánh học sinh ngất xỉu ở cổng trường

23/05/2020

Bản tin tối 30/5: Tổng thống Trump ‘tấn công’ Trung Quốc về virus, Hong Kong và thị thực sinh viên

Tin Tức7 giờ tới

  • Bản tin tối 30/5: Tổng thống Trump ‘tấn công' Trung Quốc về virus, Hong Kong và thị thực sinh viên

    Bản tin tối 30/5: Tổng thống Trump ‘tấn công’ Trung Quốc về virus, Hong Kong và thị thực sinh viên

  • Tổng thống Trump loại các công ty Trung Quốc ra khỏi phố Wall

    Tổng thống Trump loại các công ty Trung Quốc ra khỏi phố Wall

  • Bản tin sáng 30/5: CEO Twitter phản pháo Tổng thống Trump sau khi bị dọa đóng cửa

    Bản tin sáng 30/5: CEO Twitter phản pháo Tổng thống Trump sau khi bị dọa đóng cửa

  • Báo cáo 16 trang của Chính phủ Tổng thống Trump không thừa nhận vị trí lãnh đạo của Tập Cận Bình

    Báo cáo 16 trang của Chính phủ Tổng thống Trump không thừa nhận vị trí lãnh đạo của Tập Cận Bình

  • Người Trung Quốc ‘núp bóng’ sở hữu đất ‘trọng yếu’: Hai bộ trưởng nói gì?

    Người Trung Quốc ‘núp bóng’ sở hữu đất ‘trọng yếu’: Hai bộ trưởng nói gì?

  • Bản tin sáng 30/5: CEO Twitter phản pháo Tổng thống Trump sau khi bị dọa đóng cửa

    Bản tin sáng 30/5: CEO Twitter phản pháo Tổng thống Trump sau khi bị dọa đóng cửa

  • Bản tin tối 29/5: Tàu chiến Mỹ tiến sát Hoàng Sa, Trung Quốc tuyên bố ‘xua đuổi'

    Bản tin tối 29/5: Tàu chiến Mỹ tiến sát Hoàng Sa, Trung Quốc tuyên bố ‘xua đuổi’

  • Đặc sản độc lạ: Món Kiến Vàng dành cho khách quý đặc biệt

    Đặc sản độc lạ: Món Kiến Vàng dành cho khách quý đặc biệt

Xem Thêm

NGHỆ THUẬT

Thơ: Hương hoa cổng trời

Thơ: Hương hoa cổng trời

 

2 giờ tới

Nhân sinh mộng, chợt tỉnh mê thức dậy…

Nhân sinh mộng, chợt tỉnh mê thức dậy…

một giờ trước

Thơ: Mưa đầu mùa

Thơ: Mưa đầu mùa

5 giờ trước

Lời tâm sự qua tranh màu nước của Trần Phẩm Hoa: hương thơm ngào ngạt nơi cố hương

Lời tâm sự qua tranh màu nước của Trần Phẩm Hoa: hương thơm ngào ngạt nơi cố hương

6 giờ trước

Nghe lại bản gốc tuyệt đẹp: Nhạc khúc ‘Unchained Melody’ – bản tình ca bất tử rung động trái tim hàng triệu người

Nghe lại bản gốc tuyệt đẹp: Nhạc khúc ‘Unchained Melody’ – bản tình ca bất tử rung động trái tim hàng triệu người

21/05/2020

Thơ: Hạnh phúc phải đâu bởi lắm tiền…

Thơ: Hạnh phúc phải đâu bởi lắm tiền…

21/05/2020

SỨC KHOẺ

Bệnh nhân 224 từ ổ dịch Buddha Bar tái dương tính lần 2 với nCoV

Bệnh nhân 224 từ ổ dịch Buddha Bar tái dương tính lần 2 với nCoV

 

21 giờ trước

Sau Covid-19, Bộ Y tế thông báo Khẩn phòng virus Zika

Sau Covid-19, Bộ Y tế thông báo Khẩn phòng virus Zika

21 giờ trước

Chú chó Vũ Hán chờ ở bệnh viện suốt 3 tháng vì không biết chủ nhân đã tử vong

Chú chó Vũ Hán chờ ở bệnh viện suốt 3 tháng vì không biết chủ nhân đã tử vong

một ngày trước

Tin Sức khoẻ ngày 29/5: Cụ ông 80 năm ‘không ăn không uống’ qua đời; Cưa máy xay thịt giải cứu bàn tay cho bệnh nhân

Tin Sức khoẻ ngày 29/5: Cụ ông 80 năm ‘không ăn không uống’ qua đời; Cưa máy xay thịt giải cứu bàn tay cho bệnh nhân

29/05/2020

2 học sinh chấn thương nặng vụ cây phượng bật gốc đã tỉnh sau phẫu thuật

2 học sinh chấn thương nặng vụ cây phượng bật gốc đã tỉnh sau phẫu thuật

28/05/2020

Mùa dịch COVID-19, giới thiệu bạn menu ẩm thực dưỡng phế theo Đông y

Mùa dịch COVID-19, giới thiệu bạn menu ẩm thực dưỡng phế theo Đông y

28/05/2020

KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ

Cư dân mạng kêu gọi chính quyền Trump điều tra lãnh đạo thân Trung Quốc của Twitter

Cư dân mạng kêu gọi chính quyền Trump điều tra lãnh đạo thân Trung Quốc của Twitter

 

27/05/2020

Apple chuẩn bị sản xuất tai nghe cao cấp tại Việt Nam

Apple chuẩn bị sản xuất tai nghe cao cấp tại Việt Nam

21/05/2020

Poimo: Mẫu xe điện có thể bỏ vừa ba lô

Poimo: Mẫu xe điện có thể bỏ vừa ba lô

17/05/2020

Covid-19 và 5G: Hiểm họa khôn lường!

Covid-19 và 5G: Hiểm họa khôn lường!

12/05/2020

Tên lửa Trung Quốc đang rơi xuống Trái Đất mất kiểm soát

Tên lửa Trung Quốc đang rơi xuống Trái Đất mất kiểm soát

12/05/2020

Apple sẽ sản xuất hàng triệu Airpods ở Việt Nam

Apple sẽ sản xuất hàng triệu Airpods ở Việt Nam

09/05/2020

THỂ THAO

Hùng Dũng và Huỳnh Như đoạt Quả bóng Vàng 2019

Hùng Dũng và Huỳnh Như đoạt Quả bóng Vàng 2019

 

27/05/2020

Bayern loại Dortmund khỏi cuộc đua vô địch Bundesliga

Bayern loại Dortmund khỏi cuộc đua vô địch Bundesliga

27/05/2020

Loại Sài Gòn FC, CLB BR-VT gây bất ngờ ở Cúp Quốc gia

Loại Sài Gòn FC, CLB BR-VT gây bất ngờ ở Cúp Quốc gia

25/05/2020

Cựu cầu thủ ĐTLA đột tử ở tuổi 36

Cựu cầu thủ ĐTLA đột tử ở tuổi 36

20/05/2020

Vòng 26 Bundesliga: Thắng đậm Schalke, Dortmund áp sát Bayern

Vòng 26 Bundesliga: Thắng đậm Schalke, Dortmund áp sát Bayern

16/05/2020

Bundesliga trở lại với nhiều quy định khắt khe

Bundesliga trở lại với nhiều quy định khắt khe

15/05/2020

Advertisement
Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Trung Cộng xâm chiếm Biển Đông, Việt Nam nên kiện hay không?

Trung Cộng xâm chiếm Biển Đông, Việt Nam nên kiện hay không?

Đàn Chim Việt

28-5-2020

Hai oanh tạc cơ chiến lược B-1B Lancer từ căn cứ Dyess Air Force Base, Texas, bay tới Biển Đông ngày 26 tháng 5. Hình: River Bruce/ US Air Force

LTSTrong những ngày vừa qua, lợi dụng tình hình thế giới đang hốt hoảng lo đối phó với nạn dịch Covid-19, Trung Cộng đã âm thầm toan tính chiếm đoạt hẳn Biển Đông khiến Mỹ phải đưa hai oanh tạc cơ chiến lược B-1B Lancer bay trực tiếp từ Texas tới Biển Đông để răn đe tham vọng bá quyền bành trướng của Bắc Kinh trong khu vực.

Từ lâu, Biển Đông vẫn là nơi nhiều nước tranh chấp chủ quyền, trong đó có Việt Nam, nhưng nhà cầm quyền Hà Nội chỉ phản đối cho có lệ trước âm mưu độc chiếm của Trung Cộng. Nhân dịp này, một số đoàn thể người Việt đã tổ chức cuộc Trưng Cầu Dân Ý trên mạng xã hội, nêu câu hỏi chính quyền Việt Nam có nên kiện Trung Cộng ra trước toà án quốc tế như Phi Luật Tân hay không.

Đàn Chim Việt đã thực hiện cuộc phỏng vấn với ông Phạm Văn Oanh (PVO), một trong những thành viên của ban điều hành cuộc trưng cầu. Mời độc giả theo dõi.

***

ĐCV: Thưa ông, trong bối cảnh nào mà ông và một số người khác đã thực hiện cuộc Trưng Cầu Dân Ý kiện Trung Cộng ra trước toà án quốc tế?

PVO: Căn cứ trên lịch sử và pháp lý, Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền và trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nhà cầm quyền Trung Cộng tự cho rằng Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của họ và đã xâm lấn chủ quyền của Việt Nam, cũng như lấn chiếm Biển Đông một cách phi pháp từ nhiều thập niên qua. Lợi dụng lúc cả thế giới bận tâm lo đại dịch coronavirus, Trung Cộng mưu toan chiếm đứt hẳn chủ quyền của Biển Đông.

Công Hàm của Bắc Kinh trong tháng 4/2020 đã làm lộ rõ ý đồ bá quyền chiếm đoạt lãnh hải Việt Nam, đe doạ an ninh khu vực và lưu thông hàng hải quốc tế. Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam sau một thời gian im lặng, đã lên tiếng phản đối lấy lệ nhưng không có một hành động cụ thể nào để bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam.

Một số lớn người Việt và tập thể trong và ngoài nước rất bất bình, phẫn nộ trước hành vi bạo ngược của Trung Quốc và thái độ thờ ơ của chính quyền Việt Nam, cho nên chúng tôi quyết định mở một cuộc Trưng Cầu Dân Ý (TCDY hay Trưng cầu) trên Facebook để muốn biết lòng dân về vấn đề này qua câu hỏi chúng ta có nên kiện Trung Cộng ra trước toà án quốc tế hay không?

ĐCV: Xin ông giới thiệu một chút về bản thân?

PVO: Tôi là thành viên của Hội Luận Thắng Nghĩa – một tổ chức có mục tiêu học hỏi, áp dụng, phổ biến và phát huy tư tưởng của nhà Cách mạng Lý Đông A, người đã sáng lập chủ thuyết Nhân Chủ trong thập niên 1940 – được mời vào Ban Điều hành TCDY gồm nhiều đại diện của các hội đoàn người Việt cùng tham dự.

Về phương diện nghề nghiệp, tôi là một khoa học gia, có thể bảo đảm tính khái quát và trung thực của cuộc trưng cầu, đồng thời tôi cũng có nhiều năm kinh nghiệm phục vụ trong các tổ chức bất vụ lợi tại Hoa Kỳ, cho nên tôi rất hân hạnh được chung sức góp một tay cho việc làm đầy ý nghĩa, tìm hiểu cách có hệ thống ý nguyện của người dân Việt Nam có điều kiện sinh hoạt trên mạng internet. Kết quả của cuộc TCDY với tỉ lệ thuận vì vậy cũng phản ảnh khá trung thực nguyện vọng chung của 90 triệu người dân Việt Nam.

ĐCV: Thưa ông, cuộc Trưng cầu được bắt đầu từ lúc nào và dự định khi nào kết thúc?

PVO: Cuộc Trưng Cầu Dân Ý được bắt đầu từ đầu tháng Năm cho đến nay, khoảng sau ba tuần lễ đã có gần 400 ngàn người tham dự. Điều quan trọng là tỉ lệ số người muốn kiện Trung Quốc hầu như cố định từ ngày đầu tiên, cho đến nay luôn là 95 phần trăm. Chúng tôi chưa có ý định ngưng cuộc TCDY vì vẫn còn nhiều người tham gia mỗi ngày để họ có cơ hội phát biểu nguyện vọng và lòng yêu nước tha thiết của họ.

ĐCV: Xin cho biết ban tổ chức có gặp khó khăn hay phản đối gì từ nhà cầm quyền Việt Nam hay không?

PVO: Cho dù bị đe dọa và phá rối trong nước, cuộc thăm dò ý kiến này vẫn tiếp tục xảy ra và đã có hàng trăm ngàn người Việt dũng cảm tham gia với tỉ lệ 95% đồng ý việc kiện Trung Quốc. Thành quả của cuộc trưng cầu dân ý này sẽ xác định rõ lập trường của người dân so với chính sách của Đảng Cộng Sản Việt Nam, chứng tỏ lòng yêu nước của một dân tộc kiên cường, phản ánh nguyện vọng thật sự của tuyệt đại đa số người Việt trước cộng đồng quốc tế. Mạng lưới internet và Facebook đã tạo cơ hội cho người dân Việt bộc lộ nguyện vọng của họ cách trực tiếp không bị sàng lọc và được đón nhận dễ dàng bởi mọi giới trong cộng đồng quốc tế.

ĐCV: Hiện có bao nhiêu người và tổ chức ký tên ủng hộ Trưng cầu?

PVO: Cho đến nay đã có 45 hội đoàn ký tên ủng hộ và trên 200 trang mạng đăng tải phổ biến kết quả của 400 ngàn người tham dự Trưng Cầu Dân Ý với tỉ lệ 95% đồng ý kiện Trung Quốc.

ĐCV: Thưa ông, Chính quyền Mỹ và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng như các tổ chức quốc tế khác có biết đến cuộc Trưng cầu này không?

PVO: Ngoài những Thông cáo Báo chí và phỏng vấn bởi các cơ quan truyền thông, chúng tôi cũng có gửi thơ và kết quả TCDY tới Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Mike Pompeo, văn phòng của 428 Dân biểu và 84 Nghị sĩ Hoa Kỳ để họ lên tiếng ủng hộ. Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận được thư của 9 tổ chức trên thế giới (Mỹ, Nga, Pakistan, Trung Quốc, EU) vừa khởi xướng gửi Tổng thống Trump ủng hộ cuộc Trưng Cầu Dân Ý cho Việt Nam, và vẫn còn nhiều tổ chức quốc tế khác tiếp tục ủng hộ.

ĐCV: Xin hỏi ông câu chót, những người tổ chức Trưng cầu có điều gì nhắn gửi đến độc giả Đàn Chim Việt?

PVO: Thay mặt Ban Điều hành TCDY, chúng tôi xin cảm ơn quý độc giả đã theo dõi kết quả một sinh hoạt thật dân chủ và yêu nước. Xin quý vị giúp phổ biến tin tức này tới thân bằng quyến thuộc người Việt cũng như người ngoại quốc, để vấn nạn của Việt Nam được mọi người dân Việt và thế giới quan tâm hầu chặn đứng sự bành trướng xâm lược của Trung Quốc trong mọi lãnh vực.

ĐCV: Cám ơn ông đã dành cho Đàn Chim Việt cuộc phỏng vấn. Chúc Ban Điều hành cuộc Trưng Cầu Dân Ý thành công mỹ mãn.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Vai trò của Mỹ trong việc ngăn chặn âm mưu của TQ ở biển Đông

Vai trò của Mỹ trong việc ngăn chặn âm mưu của TQ ở biển Đông

Trong một bài bình luận đăng trên tờ National Interest gần đây, học giả Michael Rubin tại Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI) kêu gọi Mỹ phải đánh bại Trung Quốc đang âm mưu bành trướng ở Biển Đông.

Mỹ cần đánh bại âm mưu bành trướng của Trung Quốc ở biển Đông

Theo ông Rubin, di sản lớn nhất của ông Mike Pompeo với tư cách là Ngoại trưởng Mỹ, có thể là việc ông là nhà ngoại giao đầu tiên, “dũng cảm đương đầu một cách có hệ thống với tuyên truyền của Trung Quốc, với sự nham hiểm của Bắc Kinh, sự ăn cắp tràn lan của chế độ cộng sản đối với quyền sở hữu [trí tuệ] quốc tế trị giá hàng trăm tỷ đô la, và sự coi thường chuẩn mực quốc tế”.

Ông Rubin cho rằng các chính quyền Mỹ trước đây có thể đã có những tuyên bố cứng rắn với Trung Quốc, nhưng rất ít người đối đầu [với Bắc Kinh] hoặc hành động mà không nói xuông.

“Sức mạnh kinh tế của Trung Quốc, tầm quan trọng thương mại và tiềm lực quân sự đã khiến các chính quyền Mỹ trước đây dè chừng”, ông Rubin nhận xét.

Theo ông Rubin, “tất cả đều biết cần phải làm gì đó, nhưng cũng giống như những quan chức Mỹ đặt hy vọng vào các nhà cải cách Iran, và không bao giờ bận tâm rằng một canh bạc như vậy chưa bao giờ được đền đáp, họ đặt cược vào ý tưởng rằng Trung Quốc sẽ cải cách chính trị sau khi tự do hóa nền kinh tế. Họ tin rằng Bắc Trung Quốc sẽ đi theo ‘trật tự tự do’ sau Thế chiến 2, hơn là [họ] tìm cách đánh bại [Bắc Kinh]”.

Ông Rubin cho rằng việc che đậy về nguồn gốc của cuộc khủng hoảng COVID-19, là một dấu hiệu của văn hóa chính trị Trung Quốc, nhưng nó là một phản ứng đối phó với một cuộc khủng hoảng, chứ không phải là chiến lược chủ động để khích động nó. Tuy nhiên, theo ông Rubin, Bắc Kinh có một chiến lược rõ ràng ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đang ngày càng tham gia vào việc chiếm đoạt lãnh thổ hàng hải, chưa từng có tiền lệ.

“Nếu Chủ tịch Tập Cận Bình thực hiện thành công tham vọng thay đổi các bãi đá [san hô] nổi lên khi nước thủy triều thấp, thành các hòn đảo và yêu sách không những lãnh hải 12 hải lý quanh mỗi đảo, mà còn vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, thì toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc hiện đang tìm cách kiểm soát, đặt nó ngang hàng với các thế lực đế quốc thế kỷ 19, của các cường quốc châu Âu”, ông Rubin nhận định.

Theo ông Rubin, cơ sở lịch sử và pháp lý của các yêu sách của Trung Quốc đối với Biển Đông là ngoài sức tưởng tượng, là không có cơ sở lịch sử, không tuân thủ luật pháp quốc tế hoặc địa chất học. Trung Quốc đưa ra những yêu sách của mình dựa trên cái gọi là ‘Đường 9 đoạn’, lần đầu tiên xuất hiện trên bản đồ chỉ vào năm 1947. Tuy nhiên, các bản đồ Trung Quốc từ nhiều thế kỷ trước, cho thấy không có những yêu sách như vậy.

“Trong khi các quan chức Trung Quốc ủng hộ các yêu sách của Bắc Kinh bằng cách lập luận rằng các khu vực nằm trong ‘Đường 9 đoạn’ là ngư trường truyền thống của Trung Quốc, thì lập luận này là vô nghĩa khi người Việt Nam, người Philippines và ngư dân Malaysia, cũng đi lại trên vùng biển này trong lịch sử”, ông Rubin khẳng định.

Ông Rubin cho hay một số nhà ngoại giao nỗ lực hết sức mình để dàn xếp những quan điểm của những nước có liên quan trong đàm phán. Tuy nhiên, lịch sử không linh hoạt như vậy. Là một phần của Hiệp ước Paris năm 1898 chấm dứt Chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha, Tây Ban Nha đã bán Philippines cho Mỹ với giá 20 triệu đô la. Cả Madrid và Washington đều coi Đá Vành khăn do Trung Quốc chiếm đóng [thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền], và Bãi cạn Scarborough do Trung Quốc quản lý, bất chấp phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực, chống lại Bắc Kinh, trong đó nêu rõ đó là lãnh thổ của Philippines.

Tương tự như vậy, khi Philippines giành được độc lập hoàn toàn vào ngày 4/7/1946, họ nắm quyền kiểm soát cả Đá vành khăn và Bãi cạn Scarborogh. Nói một cách đơn giản, như phán quyết đã nêu rõ, những yêu sách của Trung Quốc đối với 2 hòn đảo này là không có giá trị pháp lý và lịch sử.

Cũng theo ông Rubin, một câu chuyện tương tự tiếp tục trên Biển Đông. Sáng kiến Minh bạch Hàng Hải châu Á, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), công bố và phân tích hình ảnh vệ tinh, có mã nguồn mở, của các đảo, rạn đá san hô khi nước thủy triều thấp, nằm rải rác trên Biển Đông. Nó cho thấy bề ngoài chiến lược “cắt lát salami” [chiến lược tằm ăn dâu] của Trung Quốc, trong đó Bắc Kinh biến các rạn san hô và đá, thành đảo nhân tạo và xây dựng căn cứ quân sự, các cụm pháp phòng không và các trạm giám sát trên đảo.

Trong khi việc ngoại trưởng Mỹ Pompeo sẵn sàng đối mặt với sự tuyên truyền [chỉ trích] của Trung Quốc là đáng được hoan nghênh, thì có một câu hỏi đặt ra là liệu việc sử dụng truyền thông để tác động đến sự ủng hộ của công chúng, có đủ để thay đổi hành vi của Trung Quốc hay không?

Về vấn đề trên, ông Rubin cho rằng “ngoại giao là có giá trị, nhưng chỉ có thể cung cấp một giải pháp khi cả hai phía tiếp cận nó cho cùng một mục đích. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã áp dụng ngoại giao như một chiến lược chiến tranh bất đối xứng, để ‘trói tay’ đối thủ trong khi họ thúc đẩy vị thế quân sự của mình”.

Mỹ coi Biển Đông là vùng biển quốc tế, và từ chối công nhận các rạn san hô nổi lên khi thủy triều thấp ở lưu vực, là những hòn đảo, đáng được hưởng vùng đặc quyền kinh tế.

“Tuy nhiên, có lẽ đã đến lúc tạo ra một ngoại lệ”, ông Rubin đề xuất.

Những tuyên bố của Trung Quốc rằng những tảng đá, bãi cạn và đá ngầm mà họ chiếm giữ bất hợp pháp, là những hòn đảo, là sai trái rõ rệt. Ngoài ra theo ông Rubin, có một cấu trúc ở Biển Đông, đáp ứng các tiêu chí để trở thành một hòn đảo. Đó là đảo Ba Bình (Itu Aba) trên quần đảo Trường Sa, do Đài Loan chiếm đoạt, nhưng cũng bị các nước khác, bao gồm Trung Quốc, Việt Nam và Philippines, tuyên bố chủ quyền.

Đài Loan từ lâu đã tuyên bố rằng Ba Bình là một hòn đảo xứng đáng có được vùng đặc quyền kinh tế của riêng mình, mặc dù, trong năm 2016, một hội đồng trọng tài được triệu tập theo yêu cầu của Philippines, chỉ rõ Ba Bình là một rạn đá, chỉ xứng đáng được hưởng lãnh hải 12 hải lý.

Tuy nhiên, theo ông Rubin, phán quyết này là có thiếu sót.

“Một trong những đặc điểm chính của một hòn đảo là nó có nước ngọt để duy trì sự sống. Cư dân đảo Ba Bình hứng nước mưa, và do đó họ tiếp cận đủ nước ngọt và có thể hỗ trợ một nền kinh tế có ý nghĩa. Logic của phán quyết năm 2016 có lẽ bị lẫn lộn, và bỏ qua tiền lệ”, ông Rubin lập luận.

Để đánh bại Trung Quốc với mưu đồ riêng của mình, và bảo vệ tốt hơn quyền tự do hàng hải, ông Rubin cho rằng ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo “nên công nhận vị thế của Ba Bình là một hòn đảo, và cả yêu sách của Đài Loan đối với hòn đảo này. Công nhận Ba Bình là một hòn đảo không phải là để chấp thuận cho việc cải tạo đất trên các đảo nhân tạo do Trung Quốc chiếm đóng, mà chỉ đơn giản là chấm dứt tính trung lập trong vấn đề, không có lợi mà có hại cho một đồng minh quan trọng của Mỹ”.

Theo ông Rubin, Mỹ cần thực hiện các ”cắt lát salami” sau:

1) Thứ nhất, các quan chức Hoa Kỳ có thể bắt đầu bằng cách đến thăm Ba Bình trong các chuyến tham quan khu vực.

2) Thứ hai, Mỹ có thể cử nhóm các nhà địa chất, kỹ sư và các nhà sinh vật học người Mỹ đến Ba Bình, để tiến hành các công việc nghiên cứu, cũng giống như việc Trung Quốc thường sử dụng các nhiệm vụ khoa học, để cung cấp vỏ bọc cho các kỹ sư quân sự của chính họ.

3) Thứ ba, Mỹ có thể cung cấp cho Đài Loan radar và tên lửa đất đối không, để giúp bảo vệ đảo Ba Bình khỏi ‘những kẻ săn mồi’ trong khu vực, điều mà các kỹ sư trên có thể giúp đỡ.

4) Cuối cùng thì Đài Bắc và Washington có thể kỷ niệm lịch sử quan hệ chiến lược lâu dài của họ, bằng cách lên lịch các cuộc ghé thăm cảng trên đảo.

“Cho đến nay, ngoại giao đã không có tác dụng đẩy lùi các hành động cũng như dã tâm của Trung Quốc ở Biển Đông chừng nào Trung Quốc còn tin vào những hành động ‘cắt lát salami’ của mình. Sau đó, có lẽ để có hiệu quả và báo hiệu sự hỗ trợ cho các đồng minh và bảo vệ quyền tự do hàng hải, đã đến lúc Washington cần phải hành động để ngăn cản Bắc Kinh thực hiện chiến thuật này”, ông Rubin kết luận.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Cuộc chiến biển Đông sẽ định hình lại châu Á?

Cuộc chiến biển Đông sẽ định hình lại châu Á?

Một cuộc chiến có thể nổ ra bất kỳ lúc nào ở Biển Đông có thể định hình lại châu Á nói riêng và thế giới nói chung, trong bối cảnh cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều đang chuẩn bị cho kịch bản này.

Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông là phi pháp, nhưng các quan chức theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Bắc Kinh vẫn không ngừng khuyến khích các lực lượng của mình tấn công tàu hải quân Mỹ hoạt động hợp pháp tại vùng biển này.

Có vẻ như Trung Quốc đang kích động chiến tranh – một cuộc chiến mà rất có thể sẽ khiến nước này phải gánh chịu hậu quả. Thế nhưng, cuộc chiến đó sẽ không chỉ giới hạn ở vùng biển này mà cuối cùng có thể kết thúc bằng sự thay đổi chính trị ở Bắc Kinh.

Một sĩ quan của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) gần đây đã hô hào tàu hải quân PLA đâm chìm các tàu hải quân Mỹ đang thực thi các hoạt động tự do hàng hải tại Biển Đông. Một sĩ quan khác thì kêu gọi đánh chìm hai tàu sân bay của Mỹ và tiêu diệt 10.000 lính thủy Mỹ để buộc nước này phải rời khỏi vùng biển tranh chấp này.

Tại một hội thảo ở Bắc Kinh do tờ Thời báo Hoàn Cầu tài trợ ngày 8/12/2018, Đại tá Không quân PLA Đới Húc, Viện trưởng Viện nghiên cứu an ninh và hợp tác hàng hải Trung Quốc, tuyên bố: “Nếu tàu Mỹ còn tiếp tục xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc, đề nghị điều hai tàu chiến: một để ngăn chặn và một để đâm chìm”.

Một sĩ quan cấp cao của Hải quân PLA sau đó đã kêu gọi đánh chìm hai tàu sân bay của Hải quân Mỹ để dọa cho Mỹ phải sợ mà rời khỏi Biển Đông. Trong một bài phát biểu ngày 20/12/2018, Chuẩn đô đốc La Viện, Phó viện trưởng Viện khoa học quân sự Trung Quốc, khẳng định yếu tố then chốt để Trung Quốc kiểm soát tình hình tại Biển Đông là sử dụng tên lửa hành trình đánh chìm hai tàu sân bay, tiêu diệt càng nhiều lính thủy Mỹ càng tốt. Trong lời hô hào tiêu diệt 10.000 lính Mỹ, ông tuyên bố: “Điều khiến Mỹ lo sợ nhất là bị thương vong. Chúng ta sẽ thấy Mỹ sợ hãi như thế nào”.

Có thể có những ý kiến bao biện rằng thái độ hiếu chiến như vậy của các sĩ quan PLA cấp cao không phản ánh chủ trương chính thức của Trung Quốc hoặc đơn giản đây chỉ là một cuộc chiến tranh thông tin, nhưng những lời biện hộ như vậy là không thỏa đáng. Không một ai trong số các sĩ quan cấp cao nói trên bị Trung Quốc công khai chỉ trích vì kích động chiến tranh, và Hải quân Trung Quốc vẫn có những hành động ngày càng nguy hiểm trên Biển Đông.

Ngày 30/9/2018, tàu khu trục Lan Châu của Hải quân Trung Quốc chỉ còn cách tàu USS Decatur khoảng 40 m khi cắt ngang mũi tàu chiến Mỹ tại khu vực gần Đá Ga Ven ở Biển Đông. Thuyền trưởng tàu Decatur buộc phải đánh lái đột ngột để tránh hành động khiêu khích của tàu Lan Châu. Hải quân Mỹ cho rằng hành động có toan tính của tàu Lan Châu nói theo ngôn ngữ ngoại giao là không an toàn và thiếu chuyên nghiệp, còn nói thẳng ra thì là hành động mưu sát.

Hải quân Trung Quốc, cùng với Lực lượng cảnh sát biển và các lực lượng dân quân biển, cũng đã đe dọa – và đánh chìm – tàu Việt Nam, truy đuổi tàu hải quân và tàu đánh cá của Philippines khỏi vùng biển này.

Đài Loan cũng có một vai trò quan trọng trong toan tính của Bắc Kinh ở Biển Đông. Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã ra lệnh cho PLA sẵn sàng đánh chiếm Đài Loan vào năm 2020. Với việc kiểm soát toàn bộ Biển Đông, Trung Quốc sẽ mở thêm một hướng tấn công khác cho lực lượng đánh chiếm Đài Loan của họ, qua eo biển Ba Sĩ.

Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông đương nhiên là không có giá trị. Ngày 12/07/2016, Tòa trọng tài thường trực tại La Hay đã ra phán quyết khẳng định tuyên bố chủ quyền lịch sử của Trung Quốc đối với Biển Đông, thông qua “đường 9 đoạn”, là phi pháp. Tuy nhiên, nếu xét tới tham vọng theo đuổi cuộc phục hưng vĩ đại của Tập Cận Bình thì có thể thấy quyền kiểm soát vùng biển trọng yếu giàu tài nguyên và có giá trị chiến lược toàn cầu này rõ ràng là mục tiêu đáng để Trung Quốc gây chiến – một cuộc chiến toàn cầu.

”Đại họa với những hậu quả khôn lường”

Theo cựu Trung tướng Thủy quân lục chiến Mỹ Wallace C. Gregson, Chiến tranh thế giới thứ nhất là câu chuyện cảnh giác về một sự việc tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại dẫn đến thảm họa toàn cầu.

Gregson cho biết: “Năm 1914, khi mà chiến tranh được xem là điều phi lý và khó xảy ra, một công nhân lang bạt đã ám sát Đại công tước Ferdinand và vợ ông ta. Hành động bạo lực này đã thổi bùng một cuộc chiến tranh không ai ngờ tới với mức độ khốc liệt chưa từng thấy”. Hơn 8 triệu binh lính đã thiệt mạng khi tham gia cuộc chiến, và có lẽ khoảng 13 triệu dân thường đã thiệt mạng do hậu quả của cuộc xung đột.

Bốn đế quốc lớn chịu trách nhiệm gây ra cuộc đại chiến – Nga, Áo-Hung, Đức và Ottoman – đều sụp đổ. Gregson nhận định: “Hiện nay, Biển Đông là khu vực nguy hiểm nhất trên thế giới. Những tuyên bố thù địch và hành động khiêu khích tạo thành mồi lửa khô, chỉ còn chờ tia lửa là bùng lên thành thảm họa”.

Vậy thì bằng cách nào Trung Quốc có thể tạo ra “tia lửa” ở Biển Đông để làm bùng lên một thảm họa với những hậu quả khôn lường – một cuộc chiến tranh thế giới mới?

Nhìn lại năm 2019: Môi trường chính trị bất ổn

Trong suốt năm 2019, Tập Cận Bình tiếp tục theo đuổi giấc mộng về “cuộc phục hưng vĩ đại” để thống nhất những vùng mà Bắc Kinh xem là thuộc chủ quyền lãnh thổ của mình. Công cụ của ông bao gồm cuộc chiến chính trị hung hăng và lực lượng quân sự ngày càng mạnh mẽ và tự tin thái quá.

Bất chấp lời cam kết của Tập Cận Bình năm 2014 về việc không quân sự hóa các đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa, Trung Quốc vẫn xây dựng các căn cứ không quân và công trình phòng thủ tại đó và triển khai tàu chiến đến những căn cứ hải quân mới ở đá Chữ Thập, đá Vành Khăn và đá Subi. Tại Biển Đông, lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển và dân quân biển Trung Quốc đã quấy nhiễu tàu đánh cá và tàu quân sự của các nước khác.

Tuy nhiên, các nước trên thế giới đã bắt đầu từng bước chống lại sự hung hăng quá mức của Trung Quốc tại Biển Đông.

Khi Hải quân Hoàng gia Anh và Hải quân Mỹ tổ chức tập trận chung tại Biển Đông đầu năm 2019, Bắc Kinh đã được thông báo trước. Cuộc diễn tập Mỹ-Anh diễn ra ngay sau hoạt động tự do hàng hải đầu tiên của Hải quân Hoàng gia Anh vào tháng 8/2019, gần khu vực quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp. Anh cam kết tái can dự vào khu vực để đối chọi với sức mạnh ngày càng lớn của Trung Quốc và hoạt động quân sự hóa của nước này tại Biển Đông.

Đương nhiên là Trung Quốc chỉ trích gay gắt những hành động của Anh. Nhưng có lẽ giới cầm quyền Bắc Kinh đã đánh giá thấpmối quan ngại ngày càng lớn của Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trước những hành động hung hăng, bất hợp pháp của Trung Quốc tại Biển Đông và những hành động cưỡng ép thể hiện sự tha hóa của nước này trên toàn cầu.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg thường bày tỏ mối lo ngại của NATO về tình hình tại Biển Đông và biển Hoa Đông, cũng như tái khẳng định việc NATO phản đối những hành động hăm dọa đơn phương mà có thể làm thay đổi nguyên trạng và gia tăng căng thẳng. Quyết tâm chính trị này được phản ánh trong cam kết mới của NATO về việc tăng chi tiêu quốc phòng và hiện đại hóa tiềm lực.

Điều cũng quan trọng không kém đối với vấn đề Biển Đông là cam kết của NATO về việc thúc đẩy sự ổn định ở nước ngoài thông qua các lực lượng viễn chinh có khả năng triển khai nhanh. Mặc dù vậy, Bắc Kinh tỏ ra xem nhẹ những quan ngại của NATO, cũng như khả năng đã được chứng minh của liên minh này trong việc tiến hành các hoạt động tác chiến lâu dài ở những vị trí xa xôi như Afghanistan sau vụ tấn công khủng bố 11/9 vào nước Mỹ.

Các quan chức cấp cao của EU cũng bày tỏ sự lo lắng về hành động phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông. Chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc được xem là mối đe dọa trực tiếp đối với EU, trong bối cảnh EU đang tập trung vào việc tăng cường an ninh và hội nhập quốc phòng. EU đã tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu, cũng như hợp nhất chính sách và năng lực phòng thủ với Quỹ phòng thủ châu Âu và Thỏa thuận hợp tác cấu trúc thường trực về quốc phòng (PESCO), bằng cách phát triển các lực lượng triển khai nhanh, và xây dựng Sáng kiến can thiệp châu Âu do Pháp thúc đẩy.

Để nêu bật mối lo ngại ngày càng lớn trước sự bành trướng của Trung Quốc, tháng 3/2019, Pháp đã điều tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân Charles de Gaulle cùng một đội tác chiến gồm ba tàu khu trục, một tàu ngầm và một tàu tiếp tế đến khu vực này.

Lúc này, Trung Quốc phải đối mặt với một mặt trận thống nhất đang được hình thành gồm những quốc gia quyết tâm duy trì quyền tự do hàng hải tại một trong những tuyến hàng hải quan trọng nhất thế giới.

Trong bối cảnh thái độ hung hăng trên biển và cuộc chiến chính trị của Trung Quốc với các quốc gia cũng có tuyên bố chủ quyền trong khu vực ngày càng gia tăng, các nước Đông Nam Á như Philippines và Việt Nam đã bắt đầu tìm kiếm sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.

Chính phủ Philippines trước thời Duterte đã chính thức đề nghị Mỹ hỗ trợ theo Hiệp ước phòng thủ chung. Năm 1994 và một lần nữa vào năm 2012, các nhà lãnh đạo của Philippines đã sửng sốt khi không được Chính phủ Mỹ ủng hộ trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Tuy nhiên, việc Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố hôm 1/3/2019 rằng bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào nhằm vào các lực lượng, máy bay hoặc tàu thuyền của Chính phủ Philippines ở Biển Đông đều sẽ kích hoạt các cam kết theo Điều 4 của Hiệp ước phòng thủ chung, chứng tỏ rằng một thế hệ quan chức an ninh quốc gia mới của Mỹ đã rút được kinh nghiệm từ những sai lầm trong mối quan hệ đồng minh trước đây. Quân đội Mỹ đã nhanh chóng tăng cường sự hiện diện của họ tại vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Trong một động thái tăng cường liên minh khác, Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ và Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản tại Biển Đông đã mở rộng các hoạt động có sự phối hợp của tàu sân bay, tàu chiến mặt nước và tàu ngầm. Động thái này phát đi một thông điệp rõ ràng tới Bắc Kinh rằng Biển Đông vẫn là vùng biển chung chứ không phải cái “ao nhà” của Trung Quốc và Biển Đông sẽ không phải nơi ẩn náu an toàn cho lực lượng tàu ngầm có trang bị tên lửa đạn đạo của nước này. Màn thể hiện tinh thần đoàn kết này là sự khích lệ đáng kể chưa từng có đối với nhiều nước trước những hoạt động bành trướng của Trung Quốc.

Trong khi đó, Úc kêu gọi một giải pháp hòa bình cho tình hình căng thẳng ngày càng gia tăng, nhưng tuyên bố nước này sẽ không để Trung Quốc thống trị Biển Đông. Máy bay do thám hàng hải P-8A Poseidon của Không quân Hoàng gia Úc đã bắt đầu các chuyến bay hàng ngày trên Biển Đông như một phần của chiến dịch tuần tra hàng hải Operation Gateway. Quan trọng không kém, Úc cũng đã bắt đầu công khai những hình ảnh về các hoạt động bành trướng trên biển của Trung Quốc tại khu vực này.

Ngày càng lo lắng trước sự bành trướng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, Ấn Độ cũng đã tăng cường, dẫu có phần muộn màng, việc hợp tác với các thành viên khác của nhóm Bộ Tứ là Úc, Nhật Bản và Mỹ. Bốn nước này đã bắt đầu lên kế hoạch về việc phối hợp các hoạt động răn đe ở Biển Đông.

Năm 2020: Những dấu hiệu, cảnh báo và chiến tranh

Trung Quốc đã để lộ các báo cáo cho rằng Tập Cận Bình ra lệnh cho PLA dùng vũ lực để giành lại Đài Loan vào năm 2020. Bước sang năm 2020, Tập Cận Bình đã để mắt tới Biển Đông và coi đó là mục tiêu cũng có thể đạt được trong năm nay. Hai mục tiêu đan xen mật thiết với nhau. Trong đó, Biển Đông là mục tiêu cần đạt trước.

Ngày 21/1/2020, Tập Cận Bình ra lệnh triển khai 5 tàu nạo vét xây đảo cỡ lớn từ đảo Hải Nam, cùng với các tàu và trang thiết bị phụ trợ liên quan đến giai đoạn đầu của việc xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông. Đích đến của những con tàu này là bãi cạn Scarborough, cách Luzon, hòn đảo mà Philippines tuyên bố chủ quyền nhưng trên thực tế lại thuộc sở hữu của Trung Quốc sau khi bị nước này chiếm đóng bất hợp pháp vào năm 2012, 124 dặm (gần 200 km). Cơ quan tình báo của Mỹ và các nước khác đã nhanh chóng phát hiện ra hoạt động này.

Một hòn đảo nhân tạo tại bãi cạn Scarborough sẽ mang đến cho Trung Quốc một căn cứ không quân và hải quân mà có thể ngăn chặn các lực lượng quân sự của Mỹ xâm nhập Biển Đông qua eo biển Ba Sĩ. Nó cũng mở đường cho cuộc tấn công của Trung Quốc vào Đài Loan từ phía Nam.

Đáp lại, Mỹ và Philippines đã nhất trí tăng cường sự hiện diện quân sự quanh bãi cạn Scarborough. Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ đã chỉ đạo các hoạt động chuẩn bị, bao gồm cả việc điều các lực lượng thuộc Hạm đội 7 của Mỹ “hạ trại” cách bãi cạn này 12 hải lý muộn nhất vào ngày 24/1.

Trong khi đó, Trung Quốc cho dàn hàng trăm tàu đánh cá, tàu hải cảnh và tàu dân quân biển khắp vùng Biển Đông, như trong chiến dịch dàn tàu để ngăn cản hoạt động xây dựng của Philippines tại quần đảo Trường Sa năm 2018. Trung Quốc hy vọng có thể hăm họa và đánh lạc hướng lực lượng liên quân do Mỹ đứng đầu tại Biển Đông, và kéo lực lượng này ra khỏi bãi cạn. Trong trường hợp xảy ra đối đầu quân sự, các tàu không trực tiếp chiến đấu sẽ làm nhiệm vụ đánh lạc hướng và gây lúng túng cho các nhà chỉ huy liên quân, đồng thời liên tục cung cấp thông tin tình báo và hỗ trợ hỏa lực cho PLA.

Ngày 26/1, Trung Quốc tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông và thành lập một lực lượng đặc nhiệm gồm 1 tàu sân bay, 15 tàu chiến mặt nước và 10 tàu ngầm từ đảo Hải Nam tiến về phía Nam. Đồng thời, Không quân PLA đã triển khai máy bay chiến đấu tới đảo Hải Nam và các căn cứ dọc bờ biển Đông Nam của Trung Quốc, bao gồm các phi đội Su-27 Flankers và FB-7 Flounders có khả năng thực hiện các cuộc tấn công trên biển. Lực lượng tên lửa của PLA được bố trí ở Đông Nam Trung Quốc, đối diện với Đài Loan, cũng được đặt trong tình trạng báo động cao và được bổ sung nhiều trung đoàn với các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung.

Theo đề nghị của Trung Quốc, lực lượng không quân và hải quân của Nga tại khu quân sự Viễn Đông cũng được đặt trong tình trạng báo động cao. Trung Quốc và Nga đã tiến hành các cuộc tập trận chung ngày càng tinh vi trong gần một thập kỷ qua. Trung Quốc kỳ vọng khả năng can dự quân sự của Nga sẽ giúp ngăn ngừa Mỹ tham chiến vì Biển Đông. Mặc dù Nga đã gián tiếp thông tin cho Mỹ rằng nước này sẽ không can dự vào cuộc chiến tại Biển Đông, nhưng Mỹ và Nhật Bản vẫn bắt tay vào việc xây dựng các phương án đối phó.

Trên phạm vi toàn cầu, Bắc Kinh đã dàn dựng các cuộc biểu tình hòa bình quy mô lớn thông qua các tổ chức thuộc Mặt trận thống nhất của họ tại những thành phố lớn. Đồng thời, nước này cũng tăng cường các cuộc tấn công mạng và bắt đầu các hoạt động phá hoại tại những nước thù địch nhằm làm gián đoạn các hoạt động quân sự và tiến trình ra quyết định cấp quốc gia.

Tuy nhiên, các chiến dịch ép buộc, răn đe và cuộc chiến chính trị của Bắc Kinh đều đã thất bại. Sau khi từ bỏ chính sách nhượng bộ kéo dài gần 4 thập kỷ đối với Trung Quốc, Mỹ đã chuẩn bị cho tình huống đối đầu quân sự.

Cùng với lực lượng không quân và hải quân của Nhật Bản, các lực lượng Mỹ đóng tại Nhật Bản đã được đặt trong tình trạng báo động cao. Các máy bay chiến đấu bổ sung được triển khai tới khu vực này, và các tàu chiến đấu mặt nước được điều động tới quần đảo Ryukyu ở phía Nam. Các lực lượng lục quân bổ sung của Nhật Bản được triển khai tới khu vực Nansei Shoto và được trang bị tên lửa chống hạm.

Ý thức được việc các hoạt động thù địch tại Biển Đông có thể đe dọa nghiêm trọng tới Đài Loan, Đài Bắc cũng đặt các lực lượng vũ trang của mình vào tình trạng báo động cao nhất và bắt đầu các bước chuẩn bị cho phòng thủ dân sự.

Tàu USS Ronald Reagan, tàu xung kích của Hải quân Mỹ, cùng một nhóm tác chiến đã khởi hành về phía Đông đảo Okinawa, và nhóm tác chiến tàu sân bay thứ hai đã khởi hành từ San Diego. Hai phi đội máy bay tiêm kích tàng hình F-22 được tăng cường tới Thái Bình Dương, một phi đội tới căn cứ không quân Kadena trên đảo Okinawa và phi đội còn lại tới Guam. Trong khi đó, hai máy bay ném bom tàng hình B-2 được triển khai tới Guam.

Thủy quân lục chiến Mỹ nhanh chóng thiết lập một loạt tiền đồn và đổ bộ lên các đảo nhỏ rải khắp khu vực. Được trang bị tên lửa phòng không và tên lửa chống hạm tầm xa, Thủy quân lục chiến có thể góp phần quan trọng vào chiến lược “chống xâm nhập/ngăn chặn tiếp cận” của liên quân tại Biển Đông. Các lực lượng vũ trang với khả năng tác chiến tương tự cũng bắt đầu được triển khai từ các căn cứ của Mỹ tới Nhật Bản.

Ngày 28/1, Bắc Kinh tuyên bố tất cả các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) ven bờ biển nước này đều là những khu vực cấm đối với lực lượng quân sự nước ngoài và toàn bộ vùng biển bên trong cái mà Trung Quốc gọi là “đường 9 đoạn” Vùng chủ quyền lãnh thổ trên biển”. Bắc Kinh kiên quyết không cho phép bất kỳ ai xâm phạm chủ quyền không được nước nào công nhận này.

Ngày 29/1, Trung Quốc tái dựng sự kiện giữa tàu Lan Châu và tàu USS Decatur ngày 30/9/2018. Bắc Kinh hoàn toàn chắc chắn về hệ quả của nó: Sẽ có nổ súng, và thương vong.

Tập Cận Bình và đội ngũ thân tín của ông tin rằng Mỹ sẽ xuống thang giống như lần trước. Nếu không thì giới lãnh đạo Trung Quốc cũng tin rằng lực lượng của họ sẽ đánh bại liên quân do Mỹ đứng đầu trong trường hợp xảy ra giao tranh.

Dường như không ai trong Bộ Chính trị bị ám ảnh bởi hồn ma của gần 22 triệu người chết trong cuộc đại chiến, hoặc những hình ảnh về sự sụp đổ và tiêu vong của các đế quốc Áo-Hungary, Nga, Đức và Ottoman.

Giống như vụ ám sát đã thổi bùng ngọn lửa Chiến tranh thế giới thứ nhất, vụ việc châm ngòi cho cuộc chiến tranh ở Biển Đông cũng đơn giản nhưng nghiêm trọng.

Một tàu đánh cá treo cờ Trung Quốc, được tàu hải cảnh Trung Quốc hộ tống, đã tiến thẳng về phía tàu USS Chancellorsville, một tàu tuần dương được trang bị tên lửa dẫn đường thuộc Hạm đội 7 của Mỹ. Mặc dù tàu Chancellorsville đã cảnh báo qua loa phát thanh về nguy cơ va chạm, nhưng hai con tàu Trung Quốc vẫn lao thẳng về phía tàu Mỹ.

Sau khi cố gắng tránh né hai con tàu đang lao về phía mình và sử dụng mọi biện pháp hòa bình, tàu Chancellorsville đã bắn 4 phát cảnh báo từ khẩu pháo cỡ nòng 5 inch (127 mm) đặt phía trước tàu.

Chỉ trong vài phút, tàu khu trục Lan Châu (DDG-170) được trang bị tên lửa dẫn đường của Hải quân Trung Quốc, vốn đang hoạt động cách đó khoảng 100 hải lý, đã bắn một loạt 4 tên lửa hành trình chống hạm tầm xa YJ-62. Vậy là Trung Quốc đã bắt đầu cuộc chiến tranh giành Biển Đông.

NATO lập tức kích hoạt Điều 5 của Hiệp ước Washington và tiến hành các phản ứng quân sự, bao gồm cả việc nhanh chóng triển khai lực lượng tới Biển Đông và biển Hoa Đông để hỗ trợ các đối tác dân chủ truyền thống của họ tại đó. EU cũng nhanh chóng can dự, bằng việc khởi động các cuộc tham vấn để kích hoạt Hiệp ước về Liên minh châu Âu, với lý do phòng thủ trước nguy cơ hành động gây hấn của Trung Quốc ảnh hưởng tới các vùng lãnh thổ của Pháp ở châu Á-Thái Bình Dương. Trên phạm vi toàn cầu, các nước trước kia vẫn hy vọng sẽ không bao giờ phải chọn phe trong một cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc nhận ra rằng cuối cùng cũng đến lúc phải đứng về một bên.

Vậy là Trung Quốc đã thực sự bắt đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ ba.

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Ông Donald Trump ‘chia tay WHO, chấm dứt ưu đãi Hong Kong’

Ông Donald Trump ‘chia tay WHO, chấm dứt ưu đãi Hong Kong’

Tổng thống Mỹ Donald Trump họp báo ngày 29/5Bản quyền hình ảnhEPA
Image captionTổng thống Mỹ Donald Trump họp báo ngày 29/5

Tổng thống Donald Trump ngày 29/5 đưa ra thông báo quan trọng về Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hong Kong.

BBC phát hiện các kênh thân Trung Quốc, nhắm vào Hong Kong trên mạng xã hội

Hong Kong ‘xuống giá, bất ổn’ vì luật an ninh mới?

Lãnh đạo Hong Kong bác quan ngại mất quyền tự do

Ông Trump nói Mỹ sẽ ngừng mối quan hệ với WHO với cáo buộc tổ chức này không chịu cải cách sau đại dịch Covid-19.

Ông nói: “Chúng tôi đã liệt kê những cải cách mà WHO phải làm và liên lạc trực tiếp với họ, nhưng họ từ chối hành động.”

“Vì họ không chịu có cải tổ mà chúng tôi yêu cầu, rất cần thiết, nên hôm nay chúng tôi sẽ ngừng mối quan hệ với WHO.”

Ông Trump nói tại họp báo rằng Mỹ sẽ chuyển ngân sách cho WHO sang cho các nhu cầu y tế khác trên thế giới.

Tổng thống Mỹ Donald Trump họp báo ngày 29/5Bản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionTổng thống Mỹ Donald Trump họp báo ngày 29/5

Ông Trump nhắc lại cáo buộc Trung Quốc đã che giấu đại dịch Covid-19 ở Vũ Hán.

“Việc Trung Quốc che giấu virus Vũ Hán đã khiến bệnh tật lây lan toàn thế giới, tạo ra đại dịch toàn cầu khiến hơn 100.000 người Mỹ chết, và hơn một triệu người chết toàn cầu.”

Ông Trump nói tiếp: “Quan chức Trung Quốc đã bỏ nghĩa vụ báo cáo cho WHO và ép WHO lừa dối thế giới.”

Tổng thống Mỹ Donald Trump họp báo ngày 29/5Bản quyền hình ảnhEPA
Image captionTổng thống Mỹ Donald Trump họp báo ngày 29/5

Mỹ đang là nước đóng góp lớn nhất cho WHO, chiếm 15% ngân sách. Năm ngoái Mỹ đóng 893 triệu USD cho WHO, theo sau là Anh và Quỹ Bill & Melinda Gates.

Trong năm tài chính 2018-19, Trung Quốc góp 76 triệu đô la cho WHO.

Tuyên bố về Hong Kong

Cũng tại họp báo thứ Sáu 29/5, ông Trump loan báo về Hong Kong.

Ông nói Mỹ sẽ bắt đầu xóa bỏ các biện pháp ưu đãi cho Hong Kong, nói rằng thành phố này đã không còn “tự trị” trước Trung Quốc.

Hong Kong ngày 29/5Bản quyền hình ảnhAFP
Image captionHong Kong ngày 29/5

Phát biểu tại Vườn Hồng ở Nhà Trắng, ông Trump nói: “Chúng tôi sẽ hành động để xóa bỏ ưu đãi cho Hong Kong.”

Mỹ cũng sẽ trừng phạt các quan chức Trung Quốc và Hong Kong “tham gia trực tiếp hay gián tiếp trong việc kết liễu tự trị của Hong Kong”, ông Trump nói.

Hôm 28/5, Quốc hội Trung Quốc biểu quyết thông qua quyết định về xây dựng, kiện toàn chế độ pháp luật và cơ chế thực thi bảo vệ an ninh quốc gia tại Đặc khu Hành chính Hong Kong.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói quyết định này là để đảm bảo “Một nước hai chế độ” đi vững, đi xa, bảo vệ sự phồn thịnh và ổn định lâu dài của Hong Kong.

Nhưng Tổng thống Donald Trump nói ngày 29/5: “Đây là bi kịch cho nhân dân Hong Kong, nhân dân Trung Quốc và nhân dân thế giới.”

Cũng ngày 29/5, ông Trump nói Mỹ sẽ có biện pháp bảo vệ các đại học Mỹ trước nỗ lực ăn cắp công nghệ của Trung Quốc.

Ông nói sẽ cấm nhập cảnh với “một số người từ Trung Quốc” bị xem là rủi ro an ninh.

Ngay sau phát biểu của ông Trump, Nhà Trắng công bố lệnh tạm ngừng nhập cảnh với sinh viên sau đại học và nhà nghiên cứu từ Trung Quốc, có hiệu lực từ thứ Hai tuần sau và tiếp tục cho tới khi Tổng thống can thiệp.

Lệnh này nói Trung Quốc “sử dụng một số sinh viên, đa số là sau đại học, để thu thập tài sản trí tuệ”.

Nhà Trắng nói chính sách mới sẽ không ảnh hưởng sinh viên Trung Quốc đi học ở Mỹ vì nguyên do “hợp pháp”.

Lệnh mới nhắm vào những sinh viên và công dân Trung Quốc đã từng làm việc, học và nghiên cứu với các cơ quan Trung Quốc mà Mỹ nói hỗ trợ chương trình “Quân sự – Dân sự kết hợp” của Trung Quốc.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Lý Khắc Cường bấm nút bỏ phiếu về luật an ninh Hong Kong ngày 28/5 tại Bắc KinhBản quyền hình ảnhAFP
Image captionChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Lý Khắc Cường bấm nút bỏ phiếu về luật an ninh Hong Kong ngày 28/5 tại Bắc Kinh

Hôm 28/5, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói hai nền kinh tế Trung Quốc và Mỹ tách rời nhau thì sẽ không có lợi cho cả hai bên, cũng sẽ gây phương hại cho thế giới.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Phương Phương: ‘Nhật ký virus’ của nhà văn Vũ Hán khiến TQ phẫn nộ

Phương Phương: ‘Nhật ký virus’ của nhà văn Vũ Hán khiến TQ phẫn nộ

Chinese writer Fang Fang speaking with media in Wuhan. February 22, 2020Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionBà Phương Phương viết về tất cả mọi thứ, từ những thách thức của cuộc sống hàng ngày đến tác động tâm sinh lý do bị cô lập bắt buộc.

Một cuốn nhật ký của nữ tác giả người Trung Quốc từng đoạt giải thưởng văn học, ghi lại cuộc sống của bà ở Vũ Hán trong những ngày đầu đại dịch virus corona hiện đã được dịch sang tiếng Anh.

Bà Phương Phương bắt đầu đăng các bài viết online về trải nghiệm của bà trong thành phố Vũ Hán vào tháng Giêng, khi vụ dịch vẫn được coi là một cuộc khủng hoảng cấp địa phương.

Phương Phương ở Vũ Hán: ‘Quan chức Trung Quốc rất giỏi đẩy trách nhiệm’

Vũ Hán có cụm dịch mới, dự định xét nghiệm 11 triệu cư dân

Virus corona: Dân Vũ Hán đòi minh bạch, truyền thông Mỹ nghi ngờ số người chết

Vũ Hán choáng váng trỗi dậy từ cuộc phong tỏa khắc nghiệt nhất

Các trang nhật ký của người phụ nữ 65 tuổi này đã được rất nhiều người đọc, cung cấp cho hàng triệu người ở Trung Quốc một cái nhìn hiếm hoi về thành phố nơi virus xuất hiện lần đầu tiên.

Đầu năm nay, Vũ Hán đã trở thành nơi đầu tiên trên thế giới bước vào tình trạng phong tỏa hoàn toàn ở quy mô chưa từng thấy. Thành phố về cơ bản đã bị chia cắt khỏi không chỉ Trung Quốc, mà cả phần còn lại của thế giới.

Khi lệnh phong tỏa tiếp tục, sự nổi tiếng của Phương Phương tăng lên. Các nhà xuất bản sau đó tuyên bố rằng họ sẽ tập hợp các bài nhật ký của bà và xuất bản chúng bằng nhiều ngôn ngữ.

Nhưng khi Phương Phương ngày càng được quốc tế công nhận thì việc này cũng đi kèm với thay đổi trong cách bà được nhìn nhận ở Trung Quốc – nhiều người tức giận vì bài viết của bà, thậm chí coi bà là kẻ phản bội.

Phương Phương viết gì trong nhật ký?

Vào cuối tháng Giêng, sau khi Trung Quốc áp đặt lệnh phong tỏa ở Vũ Hán, Phương Phương – tên thật là Wang Fang – đã bắt đầu ghi lại các sự kiện trong thành phố này trên trang mạng xã hội Trung Quốc Weibo.

Trong các bài nhật ký của mình, bà viết về tất cả mọi thứ, từ những thách thức của cuộc sống hàng ngày đến tác động tâm sinh lý do bị bắt buộc phải cô lập.

Nhà xuất bản HarperCollins nói rằng bà “đã lên tiếng cho những nỗi sợ hãi, thất vọng, tức giận và hy vọng của hàng triệu đồng bào của mình”.

Họ lưu ý rằng bà “cũng lên tiếng chống lại sự bất công xã hội, lạm quyền và các vấn đề khác cản trở việc đối phó với dịch bệnh và khiến bản thân bị lôi kéo vào các cuộc tranh luận trực tuyến vì nó”.

Trong một bài chuyên mục do bà viết đăng trên tờ Thời báo Chủ nhật, Phương Phương kể chi tiết về một lần đi đón con gái từ sân bay.

“Hầu như không có xe hơi hay người đi bộ trên đường phố. Vài ngày đó là lúc hoảng loạn và sợ hãi dâng cao trong thành phố. Cả hai chúng tôi đều đeo khẩu trang”, bà nói.

Nhờ đâu nhật ký này thu hút sự chú ý từ quốc tế?

Trong thời gian mà tin tức được sàng lọc chặt chẽ và các hãng tin độc lập còn khan hiếm, Phương Phương nhanh chóng nổi lên như một nguồn thông tin đáng tin cậy, được củng cố bởi nền tảng là một nhà văn nổi tiếng của bà.

“Đất nước này cần những nhà văn có lương tâm như bạn. Công chúng đã mất niềm tin với phần lớn các phương tiện truyền thông chính thức,” một người dùng trên Weibo nói, theo trang tin The Independent.

Danh tiếng của bà, cũng như các bài viết của bà, nhanh chóng lan rộng và không lâu sau tìm được đường ra khỏi Trung Quốc.

Tại sao Trung Quốc chỉ trích bà?

Chủ nghĩa quốc gia rất phổ biến trên mạng xã hội Trung Quốc. Hàng ngàn cư dân mạng giận dữ sẵn sàng ngẩng cao đầu mỗi khi Trung Quốc bị chỉ trích, làm nhục hoặc phải chịu một số hình thức xúc phạm từ nước ngoài. Và Phương Phương khác xa với nhà văn Trung Quốc đầu tiên phải đối mặt với phản ứng dữ dội trên mạng.

Street in Wuhan with person in protective clothingBản quyền hình ảnhAFP
Image captionVũ Hán bắt đầu quay trở lại cuộc sống bình thường sau nhiều tuần bị phong tỏa gắt gao

Trong trường hợp này, khi virus tiếp tục lan rộng trên toàn thế giới, mọi người bắt đầu trở nên chỉ trích hơn đối với phản ứng của Trung Quốc đối với dịch bệnh. Việc theo dõi kỹ lưỡng và chỉ trích nặng nề có nghĩa là nhiều người đã ở vào thế phòng thủ.

Chính trong bầu không khí này, người ta được nghe rằng các tác phẩm của Phương Phương sẽ được bán ở phương Tây.

Theo trang tin chuyên gia What’s on Weibo, đây là lúc dư luận chỉ trích bà, sau khi biết được rằng “một phiên bản quốc tế cuốn nhật ký của bà đã được bán trước thông qua Amazon”.

“Trong mắt nhiều người dùng Trung Quốc, một bản dịch cuốn nhật ký của bà Phương Phương về vụ dịch ở Vũ Hán sẽ chỉ cung cấp cho đối thủ của Trung Quốc nhiều đạn dược hơn”, báo cáo viết.

Bà nhanh chóng được xem không phải là người mang sự thật mà thay vào đó là kẻ phản bội Trung Quốc, với một số người nói rằng bà đang lợi dụng danh tiếng của mình – và thậm chí có thể là một bi kịch.

“Bà ấy đang nắm bắt thời gian khủng hoảng quốc gia này và tận dụng [nó]”, một người dùng trên Weibo nói. “Điều này thật đáng khinh.”

Sự tức giận đối với bà càng trở nên mãnh liệt bởi thực tế là cuốn sách được xuất bản bởi nhà xuất bản Hoa Kỳ HarperCollins – vào thời điểm Mỹ và Trung Quốc đang ở trong một cuộc tranh cãi ngoại giao.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng đã nói rất rõ quan điểm của họ đối với bà Phương Phương.

“Sự nổi tiếng toàn cầu của bà ấy được thúc đẩy bởi các hãng truyền thông nước ngoài đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho nhiều người ở Trung Quốc rằng nhà văn có thể đã trở thành một công cụ hữu ích khác để phương Tây phá hoại những nỗ lực của người dân Trung Quốc”, tờ Thời báo Hoàn cầu viết.

“Nhật ký của bà ấy chỉ phơi bày mặt tối ở Vũ Hán trong khi bỏ qua những nỗ lực mà người dân địa phương đã thực hiện và sự hỗ trợ được thực hiện trên toàn quốc.”

Cuốn sách được đón nhận thế nào?

Thật khó để nói vì cuốn sách mới chỉ được xuất bản vào thứ Sáu tuần trước.

Thời báo New York đã ca ngợi sự trung thực thô mộc của cuốn sách, nói rằng “bà ấy có thể sống hiền lành trong thời gian phong tỏa, nhưng cô ấy viết những câu táo bạo”.

Testing for the virus in WuhanBản quyền hình ảnhAFP
Image captionGiới chức ở Vũ Hán đang tiến hành xét nghiệm ngiêm ngặt để phát hiện thêm các ca nhiễm virus corona

Một đánh giá của NPR cho biết cuốn nhật ký này là một “tài liệu về sự tầm thường, bi thảm và phi lý trong suốt 76 ngày bị phong tỏa của Vũ Hán”, nhưng than thở rằng bản dịch sang tiếng Anh không thể “ghi lại sự đa chiều” như trong nhật ký bằng tiếng Trung của bà.

Tuy nhiên, trên Amazon, cuốn sách đã gặp phải một số đánh giá tiêu cực, một trong số này gọi cuốn sách là “thông tin hoàn toàn giả mạo”.

Tuy nhiên, một người khác đã ca ngợi cuốn sách này, nói rằng cuốn nhật ký của bà “đã cung cấp một cửa sổ để nhìn xem cuộc sống diễn ra như thế nào trong một thành phố mà cả thế giới đang theo dõi”.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Mỹ hủy visa của vài nghìn sinh viên TQ ‘có liên hệ với quân đội’?

Mỹ hủy visa của vài nghìn sinh viên TQ ‘có liên hệ với quân đội’?

Học sinh ở Bắc Kinh ngày 27/4Bản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionHọc sinh ở Bắc Kinh ngày 27/4

Hoa Kỳ đã lên kế hoạch hủy visa cho một số sinh viên Trung Quốc mà chính quyền Trump tin là “có quan hệ với giới quân sự Trung Quốc”, theo Reuters (28/05/2020).

‘Tôi không muốn mang bệnh dịch đến Châu Phi’

Covid-19: Lá thư nước Mỹ và Cô Vi xanh, Cô Vi đỏ

Trung Quốc: Khi Covid-19 không nghe lời Đảng Cộng sản

Tin này ban đầu do báo The New York Times đăng tải cho rằng lệnh hủy visa có thể đến ngay tuần này, và chừng 3000 đến 5000 sinh viên Trung Quốc bị ảnh hưởng.

Đây không phải là con số lớn, trên tổng số 300 nghìn sinh viên TQ du học ở Mỹ, nhưng phản ánh một cách nghĩ của chính quyền Hoa Kỳ hiện nay.

Tin này được loan ra trong tuần Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố vì Luật an ninh Bắc Kinh đưa ra về Hong Kong, đặc khu này không còn “tính tự trị”, một quy chế Mỹ trao cho Hong Kong, cho phép nền kinh tế đó hưởng nhiều ưu đãi xuất nhập khẩu với Hoa Kỳ.

Sinh viên tốt nghiệp trường California State University San Marcos, ngày 15/5Bản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionSinh viên tốt nghiệp trường California State University San Marcos, ngày 15/5

Theo trang The New York Times, quan chức Hoa Kỳ, người cho tờ báo biết về tin liên quan đến việc hủy thị thực của sinh viên TQ, khẳng định điều này không có nghĩa là “các sinh viên đó làm gì sai trái”.

Tuy thế, mối nghi ngờ mà Hoa Kỳ nêu ra là về hoạt động của các viện nghiên cứu, đại học có liên hệ với Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), lực lượng phục tùng đảng cộng sản.

Đây không phải là lần đầu tiên chính giới Hoa Kỳ nói công khai về điều họ cho là “mối đe dọa từ Trung Quốc” trong khoa học, công nghệ và giáo dục.

Brendan O’Malley trên trang World University News (02/05/2020) viết rằng nhà chức trách Hoa Kỳ nêu cảnh báo về “mối đe dọa từ hợp tác với các nhà nghiên cứu Trung Quốc”, và việc “sinh viên Trung Quốc đánh cắp công nghệ cao”.

Bài báo cho hay ông Christopher Wray, Giám đốc Cơ quan Điều tra Liên bang (FBI) hồi cuối tháng 4/2020 đã cảnh báo các đại học ở Mỹ “phải rất thận trọng về mối đe dọa mang tính thế hệ” từ Trung Quốc.

Theo ông, mối đe dọa này gồm cả nỗ lực “đánh cắp công nghệ cao, sáng tạo” của Mỹ bởi sinh viên và giới nghiên cứu Trung Quốc.

Ông cũng nói các nước khác, chứ không chỉ TQ “dùng giới nghiên cứu, khoa bảng để đánh cắp công nghệ cao”.

Sinh viên ở Đại học Columbia, New York ngày 15/5Bản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionSinh viên ở Đại học Columbia, New York ngày 15/5

TQ và các đại học quốc tế trong và sau dịch Covid-19

Trong thời gian châu Âu và Hoa Kỳ bị virus corona gây thiệt hại khủng khiếp, một số đại học Trung Quốc mở chiến dịch quyên góp khẩu trang hoặc tiền giúp cho y tế các trường đối tác.

Một số trường ở Ireland và Anh nhận được quà tặng là hàng nghìn khẩu trang từ các viện, trường đối tác của họ ở Trung Quốc.

Thế nhưng, theo trang World University News thì “ngoại giao khẩu trang” cũng bị cho là cách TQ dùng “sức mạnh mềm” để xua đi chỉ trích về chuyện Trung Quốc đã không ứng phó kịp thời, khiến dịch Covid-19 lan ra khỏi Vũ Hán, ra nước ngoài.

Vào lúc này, khi Trung Quốc và châu Á đã bắt đầu trở lại sinh hoạt gần như bình thường sau nhiều tháng chống Covid-19, giới quan sát về giáo dục đại học nêu ra nhiều lo ngại trước dịp hè 2020.

Theo một số đánh giá, ngành đại học toàn cầu sẽ bị sụt giảm 15% tới 25% số sinh viên đăng ký nhập học năm tới (tính từ mùa thu năm nay).

Vẫn trang World University News cho rằng giáo dục đại học toàn cầu sẽ mất hai năm để phục hồi sau virus corona.

Trang báo này ước tính vai trò của Trung Quốc trong dịch vụ giáo dục quốc tế là rất lớn, và việc sinh viên Trung Quốc không du học nữa sẽ tác động mạnh đến thị trường đại học.

“Thị trường du học 64,6 tỷ USD của Trung Quốc có thể sẽ không bao giờ được như trước,” bài báo viết.

Căng thẳng về Hong Kong sẽ còn tác động thêm vào du học đại học của sinh viên Trung Quốc cũng như môi trường đại học ở Phương Tây.

Cuối năm 2019, tại Anh và Úc đã xảy ra va chạm tại một số trường đại học giữa sinh viên từ Trung Quốc và sinh viên Hong Kong.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Blog at WordPress.com.