Monthly Archives: June 2020

Hai mẹ con gốc Việt tặng bữa ăn cho người nghèo ở Mỹ: Chúng tôi coi họ như người trong gia đình

Hai mẹ con gốc Việt tặng bữa ăn cho người nghèo ở Mỹ: Chúng tôi coi họ như người trong gia đình

Băng Thanh | ĐKN 20 giờ trước 1,103 lượt xem

Hai mẹ con, bà Trang Huỳnh, chủ tiệm Bodhi Tree, và anh Việt Trần, chủ tiệm The Recess Room (ảnh chụp từ báo Người Việt).
Kể từ khi tiểu bang California bắt đầu áp lệnh phong tỏa do dịch Covid-19, hai mẹ con bà Trang Huỳnh đã phân phát trên 10.000 phần ăn nóng cho bất cứ ai cần.

Để làm được việc này, anh Việt Phạm, đồng chủ nhân nhà hàng The Recess Room ở thành phố Fountain Valley và mẹ anh là bà Trang Huỳnh, chủ tiệm ăn chay Bodhi Tree ở thành phố Huntington Beach phải nhờ mọi người trong gia đình giúp một tay.

Mỗi Chủ Nhật, hai mẹ con anh Việt hoàn tất khoảng 700 phần ăn. Nhà hàng của anh Việt chuyên nấu thức ăn mặn, còn nhà hàng của mẹ anh chuyên nấu món chay và phần ăn họ cung cấp có mặn, có chay, tùy theo tuần. Anh Việt cho biết: “Chay hay mặn, chúng tôi đều thay đổi liên tục để người ăn không ngán”.

Các món chay bà Trang làm là bún mắm thái, cơm bì chả, cơm kho thập cẩm và các món mặn của anh Việt là cơm với gà rô ti, xá xíu, rau xào thập cẩm, gà nướng, cà tím kho gà…

“Chúng tôi chào đón mọi người, không phân biệt tuổi tác hay tình trạng tài chánh”, anh Việt chia sẻ. “Từ người già không có con cái săn sóc tới học sinh không có tiền ăn trưa tới những người thất nghiệp. Ai muốn đến cũng được”.

“Chúng tôi muốn những món ăn này không những làm no bụng người ta mà còn cung cấp tình thương cũng như sự quan tâm để làm ấm lòng và bồi bổ tinh thần cho mọi người”, anh Việt tâm sự. “Tinh thần có vui vẻ thì người ta mới trở nên người hữu ích cho xã hội được”.

“Chúng tôi muốn khi nhận được thức ăn, người ta cảm nhận được tình thương mà chúng tôi gởi gắm và gói ghém trong đó và hiểu rằng chúng tôi coi họ như người trong gia đình”.

Bà Trang cũng đồng ý với quan niệm đó của con mình: “Con người đâu phải chỉ cần no bụng mà thôi. Họ cần tình cảm, họ cần sự săn sóc chân thành nữa”.

Lúc đầu, bà Trang và anh Việt phải trang trải mọi thứ để có những bữa ăn nóng miễn phí. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, việc làm của hai mẹ con bà được một số cơ sở thương mại ủng hộ. “Nhờ họ chúng tôi mới có thể cho thêm vài món nữa kèm theo bữa ăn như ‘chip’ da cá, trái cây, nước ngọt, nước dừa… hay khẩu trang, găng tay, vớ (tất), mì gói. Có gì thì thêm đó thôi”, anh Việt nói.

Anh Việt tâm sự rằng, hai mẹ con anh mong muốn không chỉ cung cấp phần ăn miễn phí trong thời điểm dịch Covid-19 hoành hành mà “Chúng tôi muốn tiếp tục làm hoài chương trình này vì nhu cầu cần được giúp đỡ của những người thiếu thốn sẽ không bao giờ chấm dứt”.

Tuy nhiên, khả năng tài chánh của hai mẹ con anh là có hạn, nhưng may mắn thay, anh cho biết: “Chúng tôi được sự ủng hộ của những vị mạnh thường quân có lòng tốt muốn chia sẻ tình thương cho những người thiếu kém”.

Theo Đằng-Giao/Người Việt
Băng Thanh biên tập

Advertisement
Categories: Tin Hoa Kỳ | Leave a comment

Mỹ tái khởi động vũ trang nhằm đánh bật hỏa lực Trung Quốc ở châu Á – Thái Bình Dương

Mỹ tái khởi động vũ trang nhằm đánh bật hỏa lực Trung Quốc ở châu Á – Thái Bình Dương

Triệu Hằng | ĐKN 9 giờ trước 1,514 lượt xem

Ảnh chụp từ video https://www.youtube.com/watch?v=qS10w05T80U
Khi Mỹ, Trung tranh cãi về dịch Covid-19, thì một cuộc đối đầu dài hạn giữa hai nước đang tiến đến giai đoạn bước ngoặt. Mỹ tăng cường vũ trang và tung chiến lược mới nhằm đánh bật vị thế thống trị hỏa lực của Trung Quốc ở khu vực.

Trong nhiều thập niên, tận dụng thời cơ khi Mỹ buộc phải đứng yên, Trung Quốc đã mở rộng đáng kể hỏa lực quân sự của mình. Giờ đây, sau khi trút bỏ sự ràng buộc của hiệp ước kiểm soát vũ khí thời chiến tranh Lạnh, chính quyền Trump đang lên kế hoạch triển khai hỏa lực chiến thuật bao gồm tên lửa hành trình tầm xa, phóng từ mặt đất, ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Theo đề xuất Ngân sách của Nhà Trắng cho năm 2021 và biên bản điều trần Nghị viện của các tướng lĩnh cấp cao Hoa Kỳ, Bộ Quốc phòng muốn Thủy quân Lục chiến được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk trên tàu chiến. Lầu Năm Góc cũng đang đẩy nhanh tốc độ triển khai các tên lửa tầm xa chống hạm mới, lần đầu tiên trong hàng chục năm qua.

Động thái của Mỹ nhằm đối trọng lợi thế áp đảo của Trung Quốc về hỏa tiễn, gồm tên lửa tự hành mang đầu đạn hạt nhân tầm thấp và tên lửa đạn đạo. Lầu Năm Góc cũng muốn đẩy lùi Trung Quốc trong cái mà các chiến lược gia gọi là “cuộc chiến phạm vi”.

Quân đội Trung Quốc đã tích lũy được một lực lượng hỏa tiễn khổng lồ, gần như vượt qua phạm vi của Mỹ và Đồng minh, theo các tướng lĩnh cấp cao và cố vấn chiến lược của Lầu Năm Góc, những người đã cảnh báo rằng Trung Quốc chiếm lợi thế rõ rệt về những loại vũ khí này.

Thêm vào đó, có một sự thay đổi hoàn toàn về chiến thuật, Thủy quân Lục chiến cùng tác chiến với Hải quân tấn công tàu chiến của kẻ thù. Các đơn vị tinh nhuệ nhỏ của Thủy quân Lục chiến được trang bị tên lửa chống hạm để trở thành các đội sát hạm mới. Khi xảy ra một cuộc xung đột, các đơn vị này sẽ phân tán vào các chốt điểm ở Tây Bắc Thái Bình Dương và dọc theo “chuỗi đảo số một”, các tư lệnh Mỹ cho biết. “Chuỗi đảo số một” là một vành đai các hòn đảo chạy từ quần đảo Nhật Bản, qua Đài Loan, Philippines và đến Borneo, vây quanh khu vực duyên hải Trung Quốc. Các tướng lĩnh quân sự hàng đầu của Mỹ đã giải thích về chiến thuật này trước Nghị viện Mỹ vào tháng Ba, trong một loạt phiên điều trần về ngân sách.

Chỉ huy trưởng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, Tướng David Berger, nói trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện ngày 5/3 rằng, các đơn vị nhỏ của Thủy quân Lục chiến được trang bị tên lửa chính xác có thể giúp Hải quân giành quyền kiểm soát biển, đặc biệt là ở Tây Thái Bình Dương.

“Tên lửa Tomahawk là một trong những công cụ sẽ cho phép chúng ta làm điều đó”, ông nói.

Thủy quân Lục chiến sẽ bắn thử tên lửa Tomahawk suốt năm 2022 để chuẩn bị cho mục tiêu đưa loại tên lửa này vào vận hành trong các năm tiếp theo, vị tướng lĩnh hàng đầu của Lầu Năm Góc cho biết trong phiên điều trần.

Trước mắt, một số lượng nhỏ hỏa tiễn hành trình sẽ không thay đổi cán cân sức mạnh. Nhưng động thái này gửi một tín hiệu chính trị mạnh mẽ rằng Washington đang chuẩn bị chạy đua với kho vũ khí khổng lồ của Trung Quốc, theo các chiến lược gia cao cấp của Mỹ.

Về lâu dài, việc tăng cường triển khai vũ khí của Mỹ, phối hợp với các động thái tương tự từ hệ thống tên lửa tại Nhật Bản và Đài Loan, có thể đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng tới các lực lượng Trung Quốc.

Mối đe dọa tức thời lớn nhất đối với Quân đội Trung Quốc hiện đến từ các tên lửa tầm xa chống hạm mới đang được đưa vào sử dụng trong Hải quân và Không quân Mỹ.

“Hoa Kỳ đang trở lại vô cùng mạnh mẽ”, ông Ross Babbage, cựu quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Úc, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Đánh giá Ngân sách và Chiến lược Mỹ (CSBA) cho biết. “Tới năm 2024 hoặc 2025, có một rủi ro nghiêm trọng đối với quân đội Trung Quốc đó là trang bị quân sự mà họ đã triển khai sẽ hết thời”.

Ngoài ra, trong khi đại dịch virus corona hoành hành, Bắc Kinh đã gia tăng áp lực quân sự đối với Đài Loan và tập trận ở Biển Đông.

Cụ thể, theo Bộ Quốc phòng Đài Loan, vào ngày 11/4, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đã dẫn một đội tàu gồm 5 tàu chiến khác vào Tây Thái Bình Dương qua eo biển Miyako đến phía đông bắc Đài Loan. Ngày 12/4, các tàu chiến Trung Quốc đã tập trận ở vùng biển phía đông và phía nam Đài Loan.

Trong khi đó, Hải quân Hoa Kỳ buộc phải neo tàu sân bay USS Theodore Roosevelt tại đảo Guam nhằm ngăn chặn sự lây lan dịch Covid-19 trong những thủy thủ trên con tàu chiến khổng lồ. Tuy nhiên, Hải quân vẫn duy trì sự hiện diện ngoài khơi bờ biển Trung Quốc.

Vào tháng Tư, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Bary đã đi qua eo biển Đài Loan 2 lần. Cùng tháng này, tàu tấn công đổ bộ USS America tập trận ở biển Hoa Đông và biển Đông, Bộ Tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình dương của Mỹ cho biết.

Năm 2019, Reuters báo cáo rằng, trong khi Mỹ gần 20 năm bị phân tâm bởi các cuộc xung đột ở Trung Đông và Afghanistan, quân đội Trung Quốc đã chế tạo được một lực lượng tên lửa được thiết kế nhằm tấn công tàu sân bay, tàu thủy và mạng lưới các căn cứ tạo thành xương sống sức mạnh Mỹ ở châu Á. Trong thời gian đó, chính quyền Trung Quốc đã xây dựng lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, hiện có khả năng thống trị các vùng ven biển quốc gia này và giữ khoảng cách an toàn với Mỹ.

Trung Quốc có được lợi thế vì không tham gia một hiệp ước thời Chiến tranh lạnh, Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (Hiệp ước INF), đã cấm Mỹ và Nga sở hữu đạn đạo và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn từ 5.500 km.

Do không bị ràng buộc bởi Hiệp ước INF, nên Trung Quốc đã trang bị khoảng 2.000 vũ khí này, theo ước tính của Hoa Kỳ và phương Tây. Sự tích lũy hỏa lực này đã khiến cán cân sức mạnh trong khu vực nghiêng về phía Trung Quốc.

Tổng thống Donald Trump năm ngoái đã quyết định rút khỏi Hiệp ước INF. Gần như ngay lập tức sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân vào ngày 2/8/2019, chính quyền Trump báo hiệu sẽ đáp trả lực lượng tên lửa của Trung Quốc. Ngay hôm sau, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper tuyên bố ông muốn thấy các tên lửa phóng từ mặt đất được triển khai ở châu Á trong vài tháng.

Cuối tháng đó, Bộ Quốc phòng đã thử nghiệm phóng một tên lửa Tomahawk. Tháng 12/2019, Lầu Năm Góc cũng phóng thử một tên lửa đạn đạo mặt đất. Nếu còn trong Hiệp ước INF, chính quyền Trump đã không thể thực hiện hai vụ thử nghiệm này.

Tư lệnh Thủy quân cấp cao, trung tướng Eric Smith hôm 11/3 nói với Ủy ban Vũ trang Thượng viện rằng Lầu Năm Góc đã chỉ đạo thủy quân lục chiến nhanh chóng bắn thử các tên lửa hành trình mặt đất.

Các văn kiện đề xuất ngân sách cho thấy Thủy quân lục chiến yêu cầu 125 triệu USD để mua 48 tên lửa Tomahawk kể từ năm tới. Tomahawk có tầm bắn 1.600 km, theo nhà sản xuất Raytheon.

Ông Smith cũng cho hay, Thủy quân đã thử nghiệm thành công tên lửa chống hạm mới tầm ngắn hơn Naval Strike, từ một máy phóng mặt đất và sẽ thử tiếp vào tháng 6. Nếu thử nghiệm thành công, Thủy quân sẽ đặt hàng thêm 36 chiếc loại này vào năm 2020.

Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết họ đang nghiên cứu thêm các vũ khí tấn công tầm xa mới, với yêu cầu ngân sách 3,2 tỷ USD cho công nghệ tên lửa siêu thanh.

Theo Reuters
Triệu Hằng dịch và biên tập

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Ngoại trưởng Mỹ lên án Trung Quốc ‘đe dọa Việt Nam’ và thế giới

Ngoại trưởng Mỹ lên án Trung Quốc ‘đe dọa Việt Nam’ và thế giới

Minh Hòa | ĐKN 26/06/2020 4,959 lượt xem

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael R. Pompeo tham gia cuộc họp báo với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump bên lề Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao NATO tại Brussels, Bỉ vào ngày 12 tháng 7 năm 2018 (ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ).
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm thứ Năm (25/6) cho biết chính quyền Tổng thống Donald Trump sẵn sàng đối đầu với Bắc Kinh, trong bối cảnh Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không chỉ đặt ra nguy hại đối với Hoa Kỳ, mà còn đối với cả Việt Nam và các quốc gia châu Á khác.

Trong một bài phát biểu trực tuyến tại Diễn đàn Brussels Forum 2020 được công bố trên website của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 25/6, ông Pompeo cho biết ông có thể làm rõ một số hành động mà Hoa Kỳ sẵn sàng thực hiện nhằm chống lại “các thách thức từ ĐCSTQ”.

“Tôi cũng nghĩ Trung Quốc đã hiểu ra rằng không chỉ Hoa Kỳ đối đầu với Trung Quốc, mà cả thế giới đang đối đầu với Trung Quốc”, Ngoại trưởng Pompeo nói.

Ông Pompeo cho biết một số người có thể tưởng rằng Hoa Kỳ đối đầu với Trung Quốc chỉ vì luật an ninh quốc gia mà Bắc Kinh áp đặt cho đặc khu Hồng Kông. Ông nói: “Không phải thế. Mà còn có những thách thức ở Biển Đông – vấn đề này không phải chỉ liên quan đến Hoa Kỳ. Nó còn liên quan đến hơn chục quốc gia Đông Nam Á và các quốc gia châu Á mà am hiểu về mối đe dọa này”.

Ngoại trưởng Pompeo cho biết ông đã lên tiếng nhiều về “các hành động quân sự khiêu khích” của quân đội Trung Quốc. “Chúng bao gồm sự bành trướng liên tục của họ ở Biển Đông, các cuộc đối đầu biên giới chết người ở Ấn Độ, chương trình hạt nhân mờ ám và các mối đe dọa chống lại các nước láng giềng ôn hòa của họ”.

Ông Pompeo phát biểu: “Tôi đã nói về việc ĐCSTQ đã phá vỡ nhiều cam kết quốc tế, bao gồm cả những cam kết với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Liên Hợp Quốc và đối với người dân Hồng Kông. Tôi cũng đã nói về các hoạt động kinh tế săn mồi của ĐCSTQ, như cố gắng ép buộc các quốc gia phải làm ăn với Huawei, một cánh tay thuộc hệ thống giám sát của ĐCSTQ”.

Ngoại trưởng Pompeo cho rằng ĐCSTQ không chỉ đặt ra các mối đe dọa với Mỹ, mà hiện còn có “các mối đe dọa đối với Ấn Độ, các mối đe dọa đối với Việt Nam, các mối đe dọa đối với Malaysia, Indonesia, những thách thức ở Biển Đông, và với Philippines”.

Nhà ngoại giao hàng đầu Hoa Kỳ cho rằng các nước châu Âu cũng đã nhận ra sự nguy hại mà ĐCSTQ đặt ra đối với các nền dân chủ phương Tây.

Ông Pompeo kêu gọi: “Một khi chúng ta tự tin rằng chúng ta có sự hiểu biết chung về mối đe dọa do ĐCSTQ đặt ra, thì chúng ta có thể bắt đầu hành động”.

Bài phát biểu hôm 25/6 của Ngoại trưởng Pompeo là một trong nhiều tuyên bố của chính quyền Trump nhằm phơi bày các vấn đề mà ĐCSTQ đặt ra đối với thế giới. Dự kiến sẽ có nhiều bài phát biểu tương tự nhắm vào Bắc Kinh trong những tuần tới, theo tiết lộ của cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Hãy loại Trung Quốc khỏi các định chế quốc tế

Hãy loại Trung Quốc khỏi các định chế quốc tế

Đạo Nhất | ĐKN 8 giờ trước 7,271 lượt xem

Tổng thống Mỹ Donald J. Trump, ngồi cạnh Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại sự kiện đặc biệt của các nhà lãnh đạo G20 về Kinh tế kỹ thuật số tại Hội nghị thượng đỉnh G20 Nhật Bản, ngày 28/6/2019, tại Osaka , Nhật Bản (ảnh chính thức của Nhà Trắng).
Trung Quốc đã đầu tư vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hay Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhưng lại thường xuyên vi phạm những quy định của các tổ chức này. Đại dịch viêm phổi Vũ Hán gây họa loạn cho nhân loại, sự kiện nóng năm nay là khủng hoảng về dịch tễ và ngoại giao, những quan ngại sẵn có về nguy cơ một Trung Quốc thù nghịch và hiếu chiến sẽ thống trị thế giới, lấn lướt các nền dân chủ và tự do đã trở nên ngày càng rõ nét hơn.

Trung Quốc và sự lũng loạn trong các tổ chức quốc tế

ĐCSTQ xây dựng trên nền tảng triết học đấu tranh, đã thành công trong việc lợi dụng sự ngây thơ của xã hội phương Tây mà vươn lên trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới. Trung Quốc là một nền kinh tế có sự chỉ đạo chứ không phải là một kinh tế thị trường đơn thuần, là thành viên của tổ chức thương mại thế giới kể từ năm 2001, Trung Quốc không còn là quốc gia đang phát triển nhưng luôn lợi dụng những ưu đãi liên quan đến quy chế này.

Đầu thập niên 70 thế kỷ trước Bắc Kinh đã dùng các mưu kế để được Hoa Kỳ bật đèn xanh, giành một chiếc ghế thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Chiếc ghế này giúp Trung Quốc có rất nhiều đặc quyền, vị thế này khiến Trung Quốc có thể ngăn chặn đề xuất đưa các lãnh đạo của Trung Quốc ra tòa án hình sự quốc tế về các vụ việc nghiêm trọng, ví dụ như đại dịch viêm phổi Vũ Hán hiện nay.

Việc Trung Quốc lũng đoạn Tổ chức Y tế Thế giới là lời cảnh báo rõ ràng vì với ảnh hưởng này Bắc Kinh đã trì hoãn được việc công bố đại dịch. Sự hiện diện và quyền lực trong các định chế thế giới của một thể chế có mục đích thống trị thế giới về kinh tế và quân sự rõ ràng là một điều nguy hiểm.

ĐCSTQ là mối nguy hại cho tự do dân chủ và hòa bình của nhân loại

Sự coi thường mạng sống con người, chối từ trách nhiệm trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán vừa qua đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người khiến mọi người đều lo lắng đến điều tệ hại hơn. Một thể chế nghĩ rằng đe dọa quân sự sẽ giúp họ thống trị hoàn toàn các bên hay thế thượng phong trong kinh tế giúp họ đặt nền móng vững chắc cho tham vọng của họ.

Quân đội Trung Quốc ngày nay đã trở thành một lực lượng đi chinh phục thế giới. Căn cứ hải quân ở Djibouti, tại vùng Sừng châu Phi và một pháo đài thống trị Ấn Độ Dương có thể tiếp nhận nhiều chiến hạm lớn, thậm chí hàng không mẫu hạm, đã khẳng định tham vọng muốn thống trị của họ.

Với bản chất như vậy, ĐCSTQ đã khéo che giấu việc chinh phục châu Phi, sự xâm lược trên phương diện kinh tế xuyên suốt châu Âu bằng dự án có cái tên thơ mộng “một vành đai, một con đường”.

Hai tàu sân bay và những chiếc khác đang được đóng, một tổ ngầm được xuất xưởng mỗi quý và một khu trục hạm mới hàng tháng, hợp thành một hạm đội hiện đại với hơn 700 chiến hạm có thể hoạt động tại tất cả các vùng biển. Bắc Kinh có thể tự hào mà khoe khoang chỉ trong vòng 1, 2 thập niên tới sẽ là cường quốc hải quân hàng đầu thế giới.

Mới đây truyền thông Trung Quốc rầm rộ tuyên truyền thử nghiệm thành công hỏa tiễn nguyên tử tầm xa JL3, 12.000 km có thể từ vùng duyên hải Trung Quốc phóng tới tận Hoa Kỳ. Những hỏa tiễn này sẽ được trang bị cho các thế hệ tàu ngầm mới kể từ năm 2025.

Bắc Kinh tuyên bố các vụ thử hoả tiễn là sự đáp lại chiến lược răn đe Trung Quốc của tổng thống Mỹ Donald Trump. Đương nhiên chẳng ai tin rằng Trung Quốc sản xuất hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân chỉ vì mấy lời đe dọa của tổng thống Mỹ. Các vụ bắn thử được tuyên truyền rầm rộ và các nhà nghiên cứu được trao các giải thưởng khoa học thuộc loại danh giá nhất của Trung Quốc chỉ là một hình thức khoe khoang sức mạnh quân sự trước thế giới.

Ngân sách của quân đội Trung Quốc là 250 tỷ đô la trong năm 2018 và được tăng lên hàng năm khoảng 7,5%. Nhưng trên thực tế ngân sách quân sự Trung Quốc với giá nhân công rẻ mạt nên có thể sản xuất ra một lượng lớn trang thiết bị so với các quốc gia khác. Rõ ràng nỗ lực vũ trang này là hiếm thấy hoặc chưa từng thấy trong thời bình.

Trong khi đó cách biệt giàu nghèo rất lớn và 22% dân số đang độ tuổi lao động Trung Quốc bị thất nghiệp trước khi xảy ra đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Sự chuẩn bị ồ ạt như thế cho quân đội khiến chúng ta không thể không nhớ lại thời kỳ tái vũ trang của Đức Quốc xã kể từ năm 1933 trước Đệ Nhị Thế Chiến.

Hãy loại Trung Quốc khỏi các định chế quốc tế

Nhân loại toàn thế giới cần phải phân biệt giữa ngoại giao và phục tùng, không thể làm ngơ trước tham vọng Trung Quốc và coi đó chỉ là sự đối đầu Mỹ-Trung, không nên cho rằng đó là một cuộc chiến tranh lạnh mới giữa hai cường quốc, không liên quan đến mình. Bởi vì xin đừng nhầm lẫn nếu như ĐCSTQ có thể mổ cướp nội tạng chính người dân của mình thì ai sẽ là đối tượng tiếp theo?

Cuộc chiến đã bắt đầu trong im lặng với những mối đe dọa đối với EU và các nước thành viên lẽ ra đã phải khiến thế giới phải rất cảnh giác. Chẳng hạn Bắc Kinh phủ nhận trách nhiệm của Trung Quốc trong bản cáo trạng về việc xử lý dịch viêm phổi Vũ Hán, mới đây còn định ngăn cản một hợp đồng hiện đại hóa các chiến hạm Đài Loan ký với một công ty Pháp. Bắc Kinh cảnh báo Pháp rằng cần tôn trọng nguyên tắc chỉ có một nước Trung Quốc, yêu cầu Pháp huỷ bỏ dự định bán vũ khí cho Đài Loan để tránh thiệt hại cho quan hệ Pháp-Trung.

Sẽ là hợp lý nếu Trung Quốc tham gia tài trợ việc tái thiết nền kinh tế thế giới. Có lẽ điều tối thiểu mà các nguyên thủ quốc gia trên thế giới có thể làm, đó là cùng với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đòi hỏi Trung Quốc phải bồi thường thiệt hại cho các nước khác.

Việc loại Trung Quốc ra khỏi tổ chức thương mại thế giới và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có thể sẽ làm cho Trung Quốc trở nên ôn hòa hơn, giúp thế giới trong thời gian dài tránh được nguy cơ một cuộc tấn công quân sự từ Trung Quốc, như lời kêu gọi của Thứ trưởng ngoại giao Mỹ phụ trách khu vực châu Âu, ông Philip T.Reeker vào hồi cuối tháng tư vừa qua: “Chúng ta phải đoàn kết lại trước Trung Quốc”. Đây chính là cơ hội cho mỗi nước.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Khách sạn ở thủ đô của Ấn Độ sẽ cấm khách Trung Quốc

Khách sạn ở thủ đô của Ấn Độ sẽ cấm khách Trung Quốc

Băng Thanh | ĐKN 3 giờ tới 697 lượt xem

Ảnh minh họa, ảnh chụp tại Ấn Độ (ảnh: Aditya Siva/Unsplash).
Vào hôm 25/6, Hiệp hội khách sạn Ấn Độ cho biết, các khách sạn ở thủ đô New Delhi sẽ cấm khách Trung Quốc. Đây là động thái mới nhất của Ấn Độ sau cuộc ẩu đả chết người giữa binh lính hai nước tại thung lũng Galwan, vùng Ladakh hôm 15/6.

Theo tờ Breitbart, vào hôm 25/6, Hiệp hội chủ nhà hàng và khách sạn Delhi (DHROA) đã trở thành thực thể mới nhất của Ấn Độ ủng hộ việc tẩy chay khách Trung Quốc. Là một trong những hiệp hội khách sạn chính ở thủ đô New Delhi, DHROA cho biết các thành viên của hiệp hội giờ đây sẽ cấm khách Trung Quốc đến các cơ sở của họ. DHROA cũng khuyến khích các thành viên của hiệp hội ngừng sử dụng các sản phẩm của Trung Quốc trong khách sạn của họ.

Khoảng 3.000 khách sạn thành viên của DHROA tại New Delhi sẽ thi hành lệnh cấm đối với công dân Trung Quốc.

Sandeep Khandelwal, chủ tịch của DHROA nói với AFP rằng, quyết định này sẽ ảnh hưởng đến 75.000 phòng khách sạn tại thủ đô New Delhi. Tuy nhiên, hiệp hội thực hiện lệnh cấm nhằm “hỗ trợ chính phủ của chúng tôi trong tình hình căng thẳng với Trung Quốc”, Khandelwal cho biết.

“Từ các hành động bất chính của Trung Quốc, hiệp hội quyết định rằng, kể từ bây giờ, sẽ không có người Trung Quốc nào được ở trong các khách sạn và nhà nghỉ của thủ đô Delhi nữa”, Liên minh các thương nhân Ấn Độ (CAIT) cho biết trong một tuyên bố.

“CAIT hiện sẽ liên hệ với các tổ chức vận tải quốc gia, nông dân, người bán hàng rong, các ngành công nghiệp quy mô nhỏ, người tiêu dùng, doanh nhân và kết nối họ với chiến dịch tẩy chay Trung Quốc này”, tuyên bố cho biết.

Tổng thư ký CAIT, Praveen Khandelwal, nói với tờ South China Morning Post rằng mục tiêu lớn hơn của hiệp hội là giảm đáng kể lượng nhập khẩu mà Ấn Độ nhập từ Trung Quốc vào cuối năm tới.

“Đến ngày 31/12/2021, chúng tôi sẽ cắt giảm lượng nhập khẩu mà Ấn Độ nhập từ Trung Quốc là 13,5 tỷ USD”, Khandelwal cho biết.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Thung lũng Galwan: TQ dạy võ cho lính sau vụ va chạm với Ấn Độ

Thung lũng Galwan: TQ dạy võ cho lính sau vụ va chạm với Ấn Độ

Chinese militaryBản quyền hình ảnhAFP

Trung Quốc nói đang đưa 20 huấn luyện viên võ thuật tới cao nguyên Tây Tạng để đào tạo quân lính ở đây.

Bắc Kinh không đưa ra lý do chính thức để giải thích về quyết định này, nhưng việc gửi người diễn ra sau khi có ít nhất 20 lính Ấn Độ bị giết chết trong các cuộc va chạm với lực lượng biên phòng Trung Quốc.

Trung Quốc ‘xây tiền đồn’ ở biên giới với Ấn Độ?

Trung Quốc bác bỏ chuyện bắt giữ binh sỹ Ấn Độ

Đụng độ đường biên Trung-Ấn, ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ bị giết

Theo một thỏa thuận ký từ 1996, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều không được mang súng hoặc chất nổ vào khu vực biên giới.

Trung Quốc vẫn chưa công bố số liệu thương vong của mình sau vụ đụng độ mới nhất, trong lúc Ấn Độ nói có ít nhất 76 quân nhân của họ đã bị thương.

Tin tức về việc gửi huấn luyện viên võ thuật của quân đội lên vùng núi Tây Tạng được báo chí chính thức của Trung Quốc loan tải hôm 20/6, theo truyền thông Hong Kong.

Kênh truyền hình quốc gia CCTV nói 20 người từ Câu lạc bộ Võ thuật Chiến đấu Enbo sẽ đóng tại thủ phủ Lhasa của Tây Tạng, tuy truyền thông nhà nước Trung Quốc không xác nhận liệu họ có huấn luyện cho các binh lính ở khu vực biên giới với Ấn Độ hay không.

Trung Quốc và Ấn Độ – đều là các cường quốc hạt nhân – đã đổ trách nhiệm cho nhau về vụ ẩu đả ở thung lũng sông Galwan tại Ladakhon hôm 15/6.

Vị trí này có điều kiện khí hậu khắc nghiệt và nằm ở rất cao trên núi, gần với Aksai Chin, nơi đang có tranh chấp, theo đó Ấn Độ nói thuộc lãnh thổ Ấn Độ nhưng Trung Quốc đang nắm quyền kiểm soát thực tế.

Kashmir map
Presentational white space

Vụ 20 quân nhân Ấn Độ thiệt mạng mới đây là vụ chết người đầu tiên trong các vụ đụng độ giữa hai bên kể từ gần nửa thế kỷ qua.

Tuy nhiên, căng thẳng kéo dài giữa Ấn Độ và Trung Quốc quanh Đường Kiểm soát Thực tế (Line of Actual Control- LAC), tức khu vực đường biên được phân định sơ sài giữa hai cường quốc hạt nhân, đã lại gia tăng trong những tuần trước khi xảy ra vụ ẩu đả.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Biển Đông: TQ lại nạo vét tại đảo Phú Lâm nơi VN tuyên bố chủ quyền?

Biển Đông: TQ lại nạo vét tại đảo Phú Lâm nơi VN tuyên bố chủ quyền?

Hình ảnh chụp vệ tinh trong ngày 17/4 và 25/6 cho thấy các hoạt động nạo vét của TQ tại đảo Phú LâmBản quyền hình ảnhPLANET LABS INC
Image captionHình ảnh chụp vệ tinh trong ngày 17/4 và 25/6 cho thấy các hoạt động nạo vét của TQ tại đảo Phú Lâm

Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang nạo vét tại một vịnh ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông, có vẻ như để mở rộng góc phía tây bắc của hòn đảo nhân tạo này, theo Benarnews.

Ảnh vệ tinh cho thấy việc nạo vét dường như đã được tiến hành trong vài tuần nay tại đảo Phú Lâm, nơi Trung Quốc xây dựng thành phố Tam Sa.

TQ lập hai huyện đảo quản lý Trường Sa, Hoàng Sa

Biển Đông: ‘TQ mượn gió bẻ măng’ nhưng ‘thời thế hiện không dễ cho họ’

Bốn kịch bản Bắc Kinh có thể thực hiện ‘nếu bị VN kiện ra tòa quốc tế’

Hình ảnh vệ tinh thương mại từ ngày 17/4 đến ngày 25/6 cho thấy rạn san hô ở bờ biển phía tây bắc đảo Phú Lâm đã bị nạo vét một đoạn ở trung tâm. Cũng có thể nhìn thấy các dải đất mới có thể là nền móng cho việc bồi đắp, mở rộng hòn đảo.

Có thể thấy các cẩu hoặc máy móc hạng nặng đang làm việc tại cùng địa điểm nói trên hôm 8/5. Dựa trên đánh giá của BenarNews, hình ảnh vệ tinh cho thấy cát được nạo vét ra khỏi đảo Phú Lâm để tạo ra cấu trúc mới này. Đường bờ biển gần khu vực này đã được gia cố bằng thứ trông giống như một bức tường biển. Một số cấu trúc giống như cầu tàu nhân tạo được xây dựng tại các điểm dọc theo bờ biển về phía đông.

Trung Quốc đã giành quyền kiểm soát đảo Phú Lâm từ năm 1956Bản quyền hình ảnhOTHER
Image captionTrung Quốc đã giành quyền kiểm soát đảo Phú Lâm từ năm 1956

Đảo Phú Lâm là nơi Trung Quốc thường tập hợp các tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển (CCG) và lực lượng dân quân hàng hải trước khi điều động đến nơi khác, quấy rối hoạt động của tàu các quốc gia khác cũng có yêu sách về chủ quyền trên Biển Đông, theo Benarnews.

Hình ảnh vệ tinh chụp vào thứ Sáu cho thấy ba tàu CCG đang đậu ở cảng của đảo này, cùng với những vật trông giống như một chiếc xà lan chở vật liệu.

Trung Quốc đã thực hiện một chiến dịch bồi đắp đảo nhân tạo rộng lớn từ năm 2014 đến năm 2016 ở Biển Đông, phá hủy môi trường tự nhiên và quân sự hóa các bãi đá và rạn san hô nơi nước này chiếm đóng.

Bốn căn cứ lớn nhất mà Trung Quốc duy trì ở Biển Đông – Đá Subi, Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn, và Đảo Phú Lâm – hầu như không thể nhận ra kể từ khi việc bồi đắp kết thúc vào năm 2017, tạo ra các bến cảng nước sâu, đường băng, và nơi sinh hoạt. Nhưng việc nạo vét quy mô nhỏ vẫn tiếp tục, như hình ảnh vệ tinh mới nhất này cho thấy.

Các mối quan ngại về tình trạng nạo vét

Việc nạo vét mới trên đảo Phú Lâm được Trung Quốc thực hiện vào thời điểm nhạy cảm, theo Benarnews.

Tháng trước, Indonesia đã cùng với Việt Nam, Philippines và Malaysia tố cáo Trung Quốc về việc khẳng định chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông trong một loạt các công hàm gửi lên Liên Hiệp Quốc.

Indonesia viện dẫn phán quyết năm 2016 của Tòa án Trọng tài Thường trực, bác bỏ hầu hết các yêu sách của Trung Quốc đối với vùng biển tranh chấp, khẳng định không một ‘hòn đảo’ nào của Trung Quốc có thể tạo ra các vùng đặc quyền kinh tế và chúng chỉ là các bãi đá.

Gần đây, Trung Quốc đã cố gắng đe dọa Việt Nam về việc hợp tác khai thác dầu trên Biển Đông với một đối tác quốc tế bằng cách đưa một tàu khảo sát vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào ngày 17/6.

Các tàu nạo vét của Trung Quốc được trông thấy ở vùng nước gần Đá Chữ Thập - hình ảnh do máy bay giám sát của Hải Quân Hoa Kỳ chụp hồi tháng 5/2015Bản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionCác tàu nạo vét của Trung Quốc được trông thấy ở vùng nước gần Đá Chữ Thập – hình ảnh do máy bay giám sát của Hải Quân Hoa Kỳ chụp hồi tháng 5/2015

Việt Nam đã chủ trì hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo ASEAN hôm 26/6. Tất cả các nước có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông đều tham gia, không bao gồm Trung Quốc và Đài Loan.

“Trong khi thế giới đang đấu tranh chống lại đại dịch COVID-19, thì lại có những hành động vô trách nhiệm, vi phạm luật pháp quốc tế, ảnh hưởng đến môi trường an ninh và ổn định ở một số khu vực, bao gồm khu vực ASEAN,” Benarnews dẫn lời Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong bài phát biểu khai mạc.

Mười nước thành viên ASEAN đã vật lộn để đạt được sự đồng thuận về các vấn đề liên quan đến Biển Đông, do đó, tuyên bố chung hôm Thứ Sáu ngầm chỉ trích kế hoạch thành lập Vùng Nhận diện phòng không trên Biển Đông của Bắc Kinh là một biểu hiện lo ngại bất thường về căng thẳng đang gia tăng.

Tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc

Việt Nam tuyên bố chủ quyền ở cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và vào năm 1982 đã thành lập đơn vị hành chính để quản lý các quần đảo này.

Nhắc về Hoàng Sa, Trung Quốc nói công hàm Việt Nam ‘phi pháp, vô hiệu’

TQ tăng hoạt động tại vùng tranh chấp ở Biển Đông

Bãi Tư Chính và lô 06-01: Rõ hơn về tàu Trung Quốc ‘quấy nhiễu’ Việt Nam

Huyện đảo Hoàng Sa hiện trực thuộc thành phố Đà Nẵng, còn huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Tuy nhiên, kể từ năm 1974, Trung Quốc trên thực tế đã chiếm quyền kiểm soát toàn bộ Quần đảo Hoàng Sa (Bắc Kinh gọi là Tây Sa), trong đó bao gồm đảo Phú Lâm, nơi nay đặt trụ sở của huyện đảo Tây Sa.

Trung Quốc giành quyền kiểm soát đảo Phú Lâm từ năm 1956. Năm 2012, Trung Quốc thành lập ‘thành phố Tam Sa’ đặt thủ phủ ở đảo này và điều quân tới đóng trên đảo.

Đảo Phú Lâm hiện là nơi mà cả Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền.

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Mỹ liệt Trung Quốc vào danh sách các chính phủ buôn người

Mỹ liệt Trung Quốc vào danh sách các chính phủ buôn người

Quý Khải | ĐKN 14 giờ tới 16 lượt xem

Mỹ liệt Trung Quốc vào danh sách các chính phủ buMỹ liệt Trung Quốc vào danh sách các chính phủ buôn ngườiôn người
Trái: Ngoại trưởng Mỹ Pompeo (ảnh: chính phủ Mỹ), Phải: Một trại lao động cưỡng bức ở Trung Quốc (ảnh chụp màn hình Youtube/DW).
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm thứ Năm (25/6) đã nêu tên 10 quốc gia vận hành hoạt động lao động cưỡng bức do chính phủ tài trợ – bao gồm Trung Quốc và Triều Tiên – trong một báo cáo thường niên về nạn buôn người.

Nằm cuối danh sách vẫn là các đối thủ lâu năm của Mỹ như Trung Quốc, Cuba, Bắc Triều Tiên và Nga, nhưng cũng bao gồm cả đồng minh Afghanistan.

Báo cáo trích dẫn một chính sách của chính phủ Afghanistan về việc tuyển mộ binh lính trẻ em và nô lệ tình dục hóa các em trong các khu nhà chính phủ, một hành vi gọi là “bacha bazi.”  Báo cáo kêu gọi các quan chức Mỹ tăng cường điều tra và truy tố những kẻ buôn người bị tình nghi.

Hãng tin Washington Post cho hay, đây là năm đầu tiên báo cáo liệt danh sách các chính phủ đồng lõa trong nạn buôn người, theo một đạo luật do Tổng thống Trump ký ban hành, mở rộng danh sách phân loại thêm cấp độ thứ 3 – cấp độ thấp nhất. Nước nào lọt vào danh sách này có thể bị áp lệnh trừng phạt và cắt giảm viện trợ.

“Nó (hành vi buôn người) đi ngược lại mọi lý do tồn tại chính đáng của một chính phủ. Chính phủ cần phải bảo vệ, chứ không phải đè nén quyền lợi của công dân”, ngoại trưởng Mỹ Pompeo cho biết trong buổi giới thiệu báo cáo. “Mỹ sẽ không đứng ngoài nhìn bất kỳ chính phủ nào có hành vi buôn người khiến người dân của chính họ phải chịu sự áp bức như vậy”.

“Mỹ sẽ làm việc không mệt mỏi để giải phóng những ai vẫn bị bắt làm nô lệ. Chúng tôi sẽ giúp kiến thiết lại cuộc sống của những nạn nhân đã được giải phóng. Và chúng tôi sẽ trừng phạt những kẻ hành hạ họ”.

Các chính phủ khác bị liệt kê trong danh sách ủng hộ hoạt động buôn người là Belarus, Myanmar, Eritrea, Nam Sudan và Turkmenistan. Cuba được bao hàm chủ yếu là do nước này có chương trình gửi bác sĩ và nhân viên y tế ra làm việc ở nước ngoài nhưng đã bí mật cấu kết với chính phủ nước sở tại để biển thủ hầu hết (đến 90%) tiền lương của họ – một dạng thức bóc lột sức lao động. Trung Quốc và Bắc Triều Tiên đã bị lên án vì sử dụng lao động cưỡng bức, bao gồm cả người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi bị giam giữ trong các trại lao động ở Tân Cương. Có tổng cộng 19 quốc gia được liệt vào danh sách hồ sơ ảm đạm nhất.

“Báo cáo này thực sự đã tập trung vào nạn buôn người do nhà nước hậu thuẫn”, ông John Cotton Richmond, người đứng đầu Văn phòng Giám sát và Chống Buôn bán Người nhận định. Ông gọi đây là “một thách thức đặc biệt [nghiêm trọng], bởi ở đây không chỉ là chính phủ đã thất bại trong việc bảo vệ người dân trước những tội phạm buôn người. Mà chính bản thân chính phủ đã đóng vai kẻ buôn người”.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Trung Quốc tính lập vùng nhận dạng phòngkhông ở biển Philippines, Mỹ tổ chức tập trận 

Trung Quốc tính lập vùng nhận dạng phòngkhông ở biển Philippines, Mỹ tổ chức tập trận 

Hai nhóm tàu sân bay của Mỹ đã kết thúc các cuộc tập trận chung ở Biển Philippines hôm thứ Ba (23/6). Giới quan sát cho rằng đây là một màn trình diễn thực lực trong bối cảnh Trung Quốc dự định thiết lập một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, bao gồm vùng Biển Tây Philippines.

Hôm Chủ nhật vừa rồi (21/6), hai tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz “bắt đầu triển khai hoạt động ở các vùng biển quốc tế, thể hiện khả năng đặc biệt của Mỹ trong việc vận hành tác chiến nhiều tàu sân bay trong cự ly gần”, tờ Rappler dẫn tuyên bố của chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.

Một nhóm tàu sân bay tác chiến thứ ba, tàu USS Ronald Reagan, đang được điều động ở Biển Philippines cùng lúc, Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ cho biết trên trang Facebook của mình.

 Biển Philippines là một khu vực rộng lớn bao phủ khu vực bờ biển phía đông của Philippines, Đài Loan và Nhật Bản, kéo đến tận quần đảo Mariana gồm đảo Guam và Palau thuộc quần đảo Caroline.

Mỹ đã triển khai các cuộc tuần tra thường xuyên hơn ở Tây Thái Bình Dương khi các hành động gây hấn của Trung Quốc gia tăng gần đây, ngay cả trong đại dịch.

Ở Biển Đông, các tàu hải quân và dân quân Trung Quốc đã tiếp tục quấy rối tàu bè từ các nước có tuyên bố chủ quyền khác, bao gồm Việt Nam, Malaysia và Philippines.

Lấy ví dụ, hồi đầu tháng 4, một tàu Hải cảnh Trung Quốc đã đâm chìm tàu đánh cá Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên sau đó, Trung Quốc lại tuyên bố tàu Việt Nam cố tình đâm vào tàu Trung Quốc rồi bị chìm.

Tương tự, hồi tháng 2, một tàu chiến Trung Quốc đã hướng nòng súng vào một tàu hải quân Philippines, khiến Manila phải nộp công hàm phản đối cho đại sứ quán Trung Quốc.

 Vào ngày 31/5, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng báo cáo Bắc Kinh có kế hoạch thiết lập một vùng nhân dạng phòng không ADIZ trên Biển Đông bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ cho phép một nước yêu cầu máy bay từ các quốc gia khác phải tự xác định danh tính trước khi tiến vào không phận tự nhận dạng của nước này, và có thể can thiệp vũ trang nếu yêu cầu không được chấp thuận. Chính vì vậy, động thái này là bước tiến của Trung Quốc nhằm kiểm soát chặt chẽ khu vực.

Thông qua việc xây dựng các đảo nhân tạo quân sự hóa trên những rạn san hô chìm ở Biển Tây Philippines, trong những năm gần đây Trung Quốc đã hạn chế việc qua lại của máy bay và tàu thuyền Philippines. Các máy bay và tàu hải quân Philippines đã thường xuyên bị Trung Quốc cảnh báo và đe dọa khi tiến đến gần các tiền đồn quân sự này.

Trung Quốc cũng thiết lập các trạm radar trên một số rạn san hô Zamora (Subi), Panganiban (Mischief) và Kagitingan (Fiery Cross) giám sát không lưu và điều hướng trên biển. Bệ phóng tên lửa được trang bị trên các công trình này có khả năng tấn công các máy bay và tàu mà Trung Quốc cho là kẻ xâm nhập.

Trung Quốc hiện cũng có một vùng ADIZ khác trên Biển Hoa Đông, bao gồm một khu vực tranh chấp với Nhật Bản.

 Hồi đầu tháng, Mỹ kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực tại Hague, theo đó vô hiệu hóa các yêu sách chủ quyền “quá mức” của Trung Quốc ở Biển Đông.

Việt Nam, Malaysia và Indonesia trước đó cũng đưa ra lời kêu gọi tương tự với Trung Quốc.

Trong cùng thời điểm, hồi đầu tháng 2, Tổng thống Philippines Duterte đã hủy bỏ Hiệp ước Thăm viếng Quân sự với Mỹ (VFA), một thỏa thuận được ký năm 1998, trong đó cho phép Hoa Kỳ đưa quân đội tới Philippines để tập trận chung hoặc giúp đỡ chống khủng bố. Động thái này nối tiếp quan điểm ngả về Trung Quốc và chia tay Mỹ của ông Duterte từ khi lên nắm quyền cách đây 4 năm trước.

Tuy nhiên, cách đây không lâu, Philippines đã ra quyết định tạm đình chỉ quyết định này do “các diễn biến chính trị và các vấn đề khác trong khu vực”, mà nhiều khả năng là do căng thẳng Philippines-Trung Quốc xoay quanh vấn đề Biển Đông.

Hoa Kỳ đã hoan nghênh động thái này, và coi nó như một sự thừa nhận vai trò quan trọng của Mỹ trong hồ sơ quốc phòng và an ninh của Philippines.

 Việc Hải quân Hoa Kỳ tuần tra ở Tây Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Biển Đông, đã góp phần thực thi hiệu quả phán quyết của Tòa án Hague bằng cách khẳng định quyền đi lại tự do của các tàu quốc tế và phủ nhận tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, cựu phó thẩm phán Tòa án Tối cao, Philippines ông Antonio Carpio nói.

Các cuộc tuần tra tự do hàng hải như vậy là cách Mỹ duy trì sự hiện diện trong khu vực để áp chế một Trung Quốc ngày càng hung hăng và muốn gia tăng quyền kiểm soát.

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Quân đội Mỹ cải tổ để ứng phó với TQ

Quân đội Mỹ cải tổ để ứng phó với TQ

Tướng Charles Brown, Tư lệnh lực lượng không quân Mỹ tại Thái Bình Dương, nhấn mạnh cam kết của Mỹ đối với đồng minh và đối tác tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trước mối đe dọa từ Trung Quốc.

Sáng 24.6 (theo giờ VN), tướng Charles Brown, Tư lệnh lực lượng không quân Mỹ tại Thái Bình Dương (PACAF), có cuộc họp báo với các phóng viên báo đài trên toàn cầu.

Lo ngại với hành vi của Bắc Kinh

Mở đầu, tướng Brown thừa nhận dịch Covid-19 khiến PACAF không thể tổ chức hoặc tham gia khoảng 50 cuộc diễn tập/năm tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific) như trước đây, và buộc Washington phải nghĩ đến những phương án phi truyền thống, trái với thông lệ để vượt qua thách thức này. Ví dụ, PACAF ngày 29.4 tổ chức hội nghị qua truyền hình với sự tham gia của 19 lực lượng không quân và phòng vệ trên không. Việc tăng cường kết nối cũng được thực hiện qua liên kết từ xa, chẳng hạn như cuộc thảo luận qua mạng giữa các lính không quân Mỹ và Thái Lan hồi tuần trước, sắp tới là Indonesia và Bangladesh.

Mỹ có thể điều quân từ Đức đến Indo-Pacific

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien nhận định hàng ngàn binh sĩ Mỹ có thể được điều động đến khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, theo kế hoạch giảm quân đồn trú tại Đức. Tờ Stars and Stripes hôm qua đưa tin tuyên bố trên được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tuần trước thông báo ý định giảm số binh sĩ Mỹ ở Đức từ 34.500 hiện nay xuống còn 25.000.     Huỳnh Thiềm

Tư lệnh PACAF cũng bày tỏ quan ngại trước các hành vi “bắt nạt” của Trung Quốc tại khu vực trong thời gian qua. Tướng Brown cho biết vào thời điểm ông tiếp nhận quyền chỉ huy PACAF hồi tháng 6.2018, các đơn vị dưới quyền thỉnh thoảng mới trình lên báo cáo về sự xuất hiện của máy bay ném bom H-6 thuộc không quân Trung Quốc.

“Giờ đây, đó là chuyện xảy ra mỗi ngày”, vị tư lệnh cho hay và nói thêm: “Chúng tôi đang tập trung nghiên cứu hành xử của phía Trung Quốc để đưa ra các phương án đối phó và trấn an các đồng minh, đối tác trong khu vực”.
Lính thủy đánh bộ Mỹ hồi tháng 3 đã công bố báo cáo về kế hoạch cải tổ lực lượng vào năm 2030, theo đó tập trung đối phó Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung tâm hợp nhất chiến tranh không quân Mỹ đang thiết kế lực lượng tương lai theo hướng đối đầu với thách thức mà Mỹ đang đối mặt ở Indo-Pacific và đặc biệt là với Trung Quốc.
Về nguy cơ Bắc Kinh muốn lập vùng nhận dạng phòng không tại Biển Đông, tướng Brown cho hay Washington đang quan sát chuyển động của Trung Quốc và đề nghị các nước khu vực cùng lên tiếng.

Đổi mới chiến lược cho oanh tạc cơ

Tướng Brown cũng đề cập chiến lược mới được áp dụng cho phi đội oanh tạc cơ tại Thái Bình Dương. “Chúng tôi đang triển khai máy bay ném bom theo nhiều cách khác nhau, từ việc mở rộng địa điểm hoạt động đến tăng cường khả năng phục hồi sau chiến dịch. Ví dụ, chúng tôi đưa B-1 quay lại khu vực, lần đầu tiên kể từ năm 2018, xuất kích máy bay từ Mỹ và Guam, lần đầu tiên từ năm 2017 đã đưa B-52 đến Alaska”, tư lệnh PACAF phân tích và cho biết giờ đây lực lượng này phối hợp rất chặt chẽ với Bộ Tư lệnh tấn công toàn cầu của không quân, Bộ Tư lệnh Indo-Pacific và Bộ Tư lệnh chiến lược Mỹ. Theo tướng Brown, cách tiếp cận mới mang đến sự linh hoạt và “khó đoán” cho máy bay ném bom Mỹ khi thi hành sứ mệnh tại khu vực trọng yếu trong chiến lược của Mỹ.
Vị chỉ huy cũng khẳng định so với Trung Quốc, Mỹ hiện có đủ máy bay tiếp liệu phục vụ cho sứ mệnh của các chiến đấu cơ nước này tại Thái Bình Dương, và không quân Mỹ đang xúc tiến đưa máy bay tiếp liệu thế hệ mới KC-46 đến khu vực. Về khả năng đưa các khí tài chiến lược, như B-52, quay lại bán đảo Triều Tiên trong bối cảnh căng thẳng, tướng Brown cho hay quân đội Mỹ đang quan sát tình hình và làm mọi điều để hỗ trợ nỗ lực dàn xếp thông qua kênh ngoại giao.
Bên cạnh đó, tướng Brown đánh giá cao cơ hội hợp tác với không quân VN, chẳng hạn tiếp tục thảo luận về chương trình đào tạo phi công, và những lĩnh vực khác.
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Blog at WordPress.com.