Daily Archives: June 1, 2020

Rơi nước mắt cảnh cha ôm con sơ sinh đi làm dưới trời nắng gắt vì mẹ vừa mới mất…

Rơi nước mắt cảnh cha ôm con sơ sinh đi làm dưới trời nắng gắt vì mẹ vừa mới mất…

Gia Viên – Hồng Tâm | ĐKN 30/05/2020 34,492 lượt xem
Rơi nước mắt cảnh cha ôm con sơ sinh đi làm dưới trời nắng gắt vì mẹ vừa mới mất…
Có ai nhìn thấy bức hình anh Bablu Jatav, 38 tuổi, đến từ Ấn Độ vừa ôm cô con gái nhỏ chưa đầy tháng tuổi vừa đạp xe thuê dưới nắng gắt ngoài đường mà không cảm thấy thương tâm?

Hạnh phúc vừa mới kết mầm thì tai ương ập đến gia đình Jatav, vợ chồng anh đã cưới nhau rất lâu mới có con, nhưng anh chẳng thể ngờ được vợ mình lại mất ngay khi cô con gái nhỏ của họ cất tiếng khóc chào đời. Anh kể lại: “Chúng tôi có con sau hơn 15 năm sống chung, vợ tôi đã rất hạnh phúc, nhưng thật buồn khi cô ấy ra đi sớm quá”.

Khi phải vừa lo kế sinh nhai vừa lo chăm sóc con gái, lại chẳng biết trông cậy vào sự giúp đỡ của ai, Jatav không còn cách nào khác là phải ôm con gái đi chở xe thuê. Người cha này cho biết mỗi ngày anh phải đưa con chạy xe khắp thành phố Bharatpur.

Anh Jatav tâm sự: “Shanti đã ra đi sau khi sinh con gái tại bệnh viện vào ngày 20/9. Kể từ đó, không có ai chăm sóc con gái, bởi vậy tôi phải mang con đi theo mỗi khi chở khách”.

Nỗi khổ cảnh gà trống nuôi con, khi người cha phải làm cả công việc của người mẹ một cách thụ động, mọi việc trở nên khó khăn và lúng túng. Càng khó khăn hơn với anh Jatav khi con gái anh chưa đầy tháng tuổi.

Vì không được mẹ chăm sóc, lại cả ngày ngoài đường dưới nắng gắt, do sức đề kháng còn non nớt, con gái của Jatav bị ốm nặng và phải nhập viện tại thành phố Jaipur.

Khó khăn nối tiếp khó khăn, bác sĩ chẩn đoán em bé bị nhiễm trùng máu. Em cũng đã nhanh chóng nhận được chăm sóc đặc biệt khi phát hiện thiếu máu và mất nước nghiêm trọng. Biết tin dữ, anh Jatav cảm thấy cuộc sống có những nỗi đau không chỉ khóc một lần là đủ…

Nhờ có sự giúp đỡ của các bác sĩ, thật may mắn khi hiện giờ con gái anh đã trong tình trạng ổn định. Khi thông tin về cha con anh được chia sẻ trên mạng xã hội, anh đã nhận được rất nhiều lời mời chạy xe, những việc làm đó sẽ giúp anh sớm ổn định cuộc sống và có thể chăm sóc tốt nhất cho cô con gái nhỏ của mình.

Jatav là một ông bố tuyệt vời hơn mọi ngôn từ mỹ lệ có thể diễn tả. Sự kiên nhẫn, lòng can đảm và tình yêu thương dành cho con gái sẽ giúp anh vượt qua số phận và thử thách của cuộc đời mình để tìm đến một tương lai tươi sáng phía trước. Hy vọng tương lai em bé sẽ trở thành một người tốt và hiếu thảo với cha mình.

Gia Viên – Hồng Tâm

Advertisement
Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Tâm tư càng giản đơn, sinh mệnh càng phong phú, trong lòng càng bình an

Tâm tư càng giản đơn, sinh mệnh càng phong phú, trong lòng càng bình an

Nam Phương | ĐKN 31/05/2020 4,949 lượt xem
Tâm tư càng giản đơn, sinh mệnh càng phong phú, trong lòng càng bình an
Ảnh: Epochtimes.
Con người đến một tuổi đời nhất định mới minh bạch ra rằng thế giới là của mình, thật yên bình và thuần phác. Suy nghĩ đơn giản một chút, tâm thái sẽ tự tại tiêu diêu. Tâm tư đơn giản một chút, cuộc sống sẽ không còn phức tạp.

Có người nói, trong thế giới ồn ào và hỗn loạn này, hãy cứ làm một người giản đơn. Hãy để mặt hồ và cảnh sắc núi non tự tô điểm cho thiên nhiên tươi đẹp. Hãy cứ để đám đông đi xa hoặc ta bước qua họ. Và hãy để những huyên náo thế gian ồn ào trôi qua.

Càng đến tuổi trung niên, ta lại càng nhận ra: hai chữ “giản đơn” mới thực là cuộc sống.

Không chạy theo danh lợi, sống vui vẻ hạnh phúc

Những năm 80 của thế kỷ 20, Đại học Princeton (Mỹ) đã mời nhà văn Tiền Chung Thư đến giảng dạy. Yêu cầu của họ rất đơn giản, chỉ cần ông giảng bài 40 phút mỗi tuần, và tiền thù lao cho 12 lần giảng là 160.000 đô la. Hơn nữa, không chỉ việc ăn ở của ông là do trường lo liệu, mà ông còn có thể đem theo vợ đi cùng. Đãi ngộ hậu hĩnh là vậy nhưng Tiền Chung Thư vẫn một mực từ chối.

Học giả Henry David Thoreau từng nói: “Tài sản dư thừa chỉ có thể mua được thứ dư thừa, còn những gì tâm hồn thực sự cần thì không đáng phải tiêu tiền”. Kỳ thực điều tâm hồn thực sự cần chỉ là một số thứ giản đơn như ánh nắng, không khí, sức khỏe và giấc ngủ ngon.

Là vị học giả danh tiếng nhưng nhà văn Tiền Chung Thư luôn coi nhẹ danh lợi, cuộc sống thanh đạm mà vẫn vui vẻ hạnh phúc, quả thật đã khiến người đời ngưỡng mộ.

Càng đơn giản, cuộc sống càng thoải mái

Có một người trung niên luôn cảm thấy áp lực vì cuộc sống. Ông muốn tìm lối thoát nên đã đến gặp bậc trí giả xin thỉnh giáo.

Bậc trí giả bảo ông đeo lên lưng một chiếc sọt rỗng rồi chỉ cho ông thấy con đường phía trước và dặn: “Mỗi khi bước lên một bước, anh hãy nhặt một hòn đá cho vào sọt, sau đó cho tôi biết anh có cảm nhận gì”.

Người trung niên làm theo lời căn dặn, sau đó trả lời rằng: “Tôi cảm thấy càng đi càng nặng nề”. Trí giả nói: “Mỗi người đến với thế gian này đều cõng một cái sọt không. Chúng ta tiến bước trên đường đời, cứ mỗi bước lại nhặt một thứ cho vào sọt, vì vậy nên mới có cảm giác càng ngày càng mỏi mệt”.

Người trung niên lại hỏi: “Vậy làm sao tôi có thể giảm nhẹ gánh nặng cuộc đời?”.

Bậc trí giả nói: “Thứ đựng trong sọt đều là những gì anh tìm được ở trên đường. Nếu anh nhặt quá nhiều mà lại không vứt bỏ đi một chút, đơn giản tiến bước, thì cuộc đời sẽ càng ngày càng nặng nề áp lực”.

Quả vậy: Cuộc đời vốn không khổ, khổ là do dục vọng quá nhiều. Lòng người vốn không mệt, mệt là do tìm cầu quá nhiều. Buông bỏ dục vọng và truy cầu, trở về với sự giản đơn thuần khiết, tâm hồn mới có thể thoát ra khỏi những sợi dây trói buộc mà thăng hoa, mới có thể cảm nhận được vẻ đẹp của trời đất vạn vật, làm phong phú bản thân, sống theo lý tưởng của chính mình.

Ảnh: Shutterstock.

Nhìn thấu thế sự mới có thể phản phác quy chân

Đời Tống có vị đại sư Thiền tông là Thanh Nguyên Duy Tín. Ông đưa ra 3 cảnh giới tham thiền: “Khi chưa tham thiền chỉ thấy núi là núi, thấy sông là sông. Cho đến sau này thấy được tri thức (Phật Pháp), có được chỗ vào, thì thấy núi không là núi, sông không là sông. Đến nay có được chỗ dừng nghỉ, thấy núi chỉ là núi, sông chỉ là sông”.

Điều này kỳ thực cũng là ba cảnh giới của đời người:

Cuộc đời khi mới bắt đầu thấy vấn đề rất đơn giản, nhìn thấy cái gì thì chính là cái đó. Đây là cảnh giới thứ nhất: thấy núi là núi, thấy sông là sông.

Thế nhưng con người càng trưởng thành càng cảm thấy thế giới phức tạp. Trong lợi ích đan xen chằng chéo, cả thân và tâm đều mệt mỏi, vì rất nhiều thứ không cần thiết mà bôn tẩu thục mạng. Đây chính là cảnh giới thứ hai: thấy núi không là núi, thấy sông không là sông.

Thế sự là giấc mộng lớn, nhân sinh mấy độ mùa thu mát lành. Nhìn thấu thế sự, phản phác quy chân (quay trở lại với chất phác, trở về với chân thật). Đó chính là cảnh giới thứ ba của đời người: thấy núi chỉ là núi, thấy sông chỉ là sông.

Đến tuổi trung niên, “giản đơn” là hai chữ quan trọng nhất

Luận về đạo Trung dung, đức Khổng Tử xưa có giảng đại ý rằng: Đi đến cái rộng lớn nhất, đến cái vi tế nhất, đến cái cao minh sáng suốt nhất thì đó là đạo Trung dung. Dù bạn có quảng đại đến đâu, cao minh thế nào, thì cuối cùng vẫn phải trở về với giản đơn. Giản đơn, trung dung, bình thường, đây mới là sự cao minh chân chính.

Con người khi mới chào đời, trần trụi, giản đơn, cái gì cũng không có. Con người lúc chết đi, đơn độc một mình, tịch mịch cô liêu, cái gì cũng không nắm giữ được, không đem theo được.

Vậy nên: Không hoài niệm ở tình, không trói buộc ở tâm, tâm không vướng bận, vui vẻ du nhàn. Không tính toán so đo được mất, không tham lam luyến tiếc duyên trần, không si mê tình ái… ấy mới là sáng suốt.

Vốn dĩ không có cuộc đời nào là thập toàn thập mỹ, không có tháng năm nào luôn vui ý thuận lòng. Bản thân ta giản đơn, cuộc sống cũng giản đơn.

Cuộc sống càng giản đơn, sinh mệnh càng phong phú. Tâm tư càng giản đơn, trong lòng càng bình an. Đời người càng giản đơn, cuộc sống càng vui vẻ. Trong thế giới hiện đại sặc sỡ sắc màu này, chúng ta nên ghi nhớ đạo lý xưa: Giản đơn mới có thể sống tự do, giản đơn mới sống hài lòng, giản đơn mới sống hạnh phúc.

Theo Secretchina
Nam Phương biên dịch

Video: 12 đạo lý đơn giản mà hữu ích với tất cả mọi người

Categories: Nhan dinh | Leave a comment

Ổ dịch bệnh Trung Quốc: Nơi bắt nguồn của những thứ phản nhân tính

Ổ dịch bệnh Trung Quốc: Nơi bắt nguồn của những thứ phản nhân tính

Kiên Định | ĐKN 31/05/2020 8,325 lượt xem

Ổ dịch bệnh Trung Quốc: Nơi bắt nguồn của những thứ phản nhân tính
Ảnh: Barnesandnoble (trái), AP (phải).
Mới nghe thấy không liên quan, nhưng liệu những việc làm xú bại vi phạm đạo đức tại Trung Quốc có mối liên hệ nào với những bệnh dịch, thiên tai hoành hành tại đây hay không?

Rất ít người có thể tưởng tượng, đợt ôn dịch năm 2020 sẽ bùng phát tại Trung Quốc và lan rộng khắp thế giới. Đã có nhiều người vì nó mà bỏ mạng, có nhiều gia đình vì nó mà mất đi người thân, có nhiều quốc gia khi bệnh dịch ập đến vì không có sự chuẩn bị đầy đủ nên trở tay không kịp.

Trận đại dịch lần này dường như đang thay đổi hướng đi của lịch sử loài người. Nó có thể không chỉ là một sự cố mang tính ngẫu nhiên. Trên thực tế, ở Trung Quốc lẫn nhiều nơi trên toàn thế giới từ xa xưa đã có những dự ngôn liên quan đến sự việc này.

Và thật trùng hợp thay, Trung Quốc hiện đại đang là nơi bắt nguồn, chứa chấp hoặc tạo điều kiện thuận lợi nhất cho những thứ biến dị phản nhân tính của con người. Có những thứ là do chính quyền nước này nuôi dưỡng tạo nên, lại có những thứ gặp môi trường tà ác phù hợp ở đó mà được phát triển mạnh mẽ. Nhân quả chẳng phải chính là như vậy?

Khoảng mười mấy năm trước đây, một hiện tượng ‘quái dị’ chưa từng thấy cũng tương tự như đợt ôn dịch lần này khởi nguồn từ Trung Quốc, lan truyền tới các thành phố lớn trên toàn thế giới. Hầu như mọi người đều đọc tin tức có liên quan về nó, nhìn thấy những quảng cáo bắt mắt về nó, thậm chí còn có người từng đến tận hiện trường để tận mắt thấy nó.

Đó là triển lãm nhựa hóa cơ thể người lưu diễn vòng quanh các thành phố lớn trên toàn thế giới. Một số xác chết không rõ nguồn gốc, không ai biết tên của họ khi còn sống là gì, người thân của họ là ai, họ bị một loại kỹ thuật “nhựa hóa sinh” làm thành mẫu xét nghiệm cơ thể, sau đó được đưa ra triển lãm ở các tư thế khác nhau, phơi bày cơ bắp và nội tạng, mang đi khắp thế giới triển lãm.

Dù danh tính của những thi thể này không rõ ràng, mọi người không biết họ từng là người thân của ai, nhưng hầu hết các xác chết này đều đến từ Trung Quốc. Trong khi đối với luân lý đạo đức truyền thống của người Trung Hoa, việc trưng bày triển lãm thi thể người quá cố cho lượng lớn khán giả chiêm ngưỡng được coi là hành động thiếu tôn trọng với người quá cố và người thân của họ. Nhưng dưới sự tiếp tay của chính quyền Trung Quốc, thứ triển lãm kinh hoàng này lại có cơ hội phát triển chính từ mảnh đất Trung Nguyên trọng Lễ Nghĩa.

Hoạt động kinh doanh siêu lợi nhuận, quy mô lớn

Tháng 8/1999, Gunther Von Hagens đã đầu tư 15 triệu đô la Mỹ để thành lập Nhà máy nhựa hóa cơ thể người đầu tiên tại Đại Liên Trung Quốc. Ông ta phát minh ra cách nhựa hóa cơ thể người bằng cách thay thế nước và chất béo của cơ thể bằng các chất dẻo có độ bền khác nhau. Quá trình mổ, ướp, và nhựa hóa một xác người hoàn chỉnh tiêu tốn khoảng 1.500 giờ công và thường mất khoảng 1 năm để hoàn thiện.

Der Spiegel gọi Von Hagens là “Bác sĩ tử thần” trên trang bìa tờ báo nói về nguồn gốc các thi thể nhựa hóa.

Năm 2003, phóng viên của Tuần báo Liễu Vọng phương Đông thuộc Tân Hoa Xã đã từng mô tả quy mô của nhà máy này vào thời điểm đó: Nhà máy của Von Hagens có diện tích khoảng gần 30.000 mét vuông, có một tòa nhà hành chính 6 tầng và một xưởng sản xuất mẫu vật 2.000 mét vuông. Nó chưa bao gồm một xưởng bảo quản nguyên liệu (xác chết) và xưởng mẫu vật cơ thể kiên cố với diện tích 1000 mét vuông.

Đây rõ ràng là hoạt động kinh doanh có thể mang lại lợi nhuận vô cùng cao, vì Hagens cho rằng quy mô công ty cần lớn hơn. Ngày 13/10/2003, ông ta có chia sẻ với phóng viên của Tuần báo Liễu Vọng phương Đông: “Trong vài năm tới, công ty sẽ tăng nguồn vốn đầu tư thêm 20 triệu đô la Mỹ, xây dựng 2 tòa nhà văn phòng để nghiên cứu làm việc, 2 xưởng sản xuất chế tác mẫu vật từ cơ thể người. Đến lúc đó, công ty sẽ đạt được công suất tối đa”.

Nhiều nhà máy nhựa hóa cơ thể được mở ra tại khắp nơi ở Trung Quốc, khiến đây trở thành nơi xuất khẩu xác chết số một thế giới. Theo Đài Á châu Tự do, một cơ thể nhựa hóa có thể được bán với giá một triệu đô la. Người ta ước tính rằng Tùy Hồng Cẩm (học trò của Von Hagens) đã bán gần 1.000 mẫu vật cho các nước khác nhau từ năm 2004.

Một báo cáo từ Thời báo New York vào năm 2006 cho biết: “Thế giới cơ thể người” của Von Hagens đã thu hút 20 triệu người trên toàn cầu và thu về hơn 200 triệu đô la. Ít nhất 10 nhà máy cơ thể khác của Trung Quốc đã được mở ra để thực hiện đơn đặt hàng triển lãm, chuyển các tử thi được bảo quản đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ.

Vì sao lại là Trung Quốc?

Tại sao Von Hagens lại xây dựng nhà máy tại Trung Quốc? Trong một bài phỏng vấn của Tuần báo Liễu Vọng phương Đông tiết lộ: Công ty này nhấn mạnh rằng: “Trung Quốc có đủ nguồn xác chết, nguyên liệu hóa học và chi phí mua thiết bị sử dụng để chế tác nhựa hóa cơ thể người tại đây thấp hơn từ 2-3 lần so với nước ngoài”. Đây là một trong những nhân tố quan trọng để ông ta quyết định xây dựng cơ sở sản xuất tại đây.

Trên thực tế, nguồn thi thể tại Trung Quốc dồi dào tới mức không chỉ khiến Hagens kiếm được nhiều tiền, mà còn để người học việc của ông ta là Tùy Hồng Cẩm cũng phát tài lớn.

Năm 2000, học trò của Hagens là Tùy Hồng Cẩm đã tách ra thành lập công ty nhựa hóa sinh vật đại học y khoa Đại Liên (sau này là Công ty TNHH công nghệ sinh học Đại Liên Hồng Phong). Cả hai trở thành đối thủ cạnh tranh lớn trong ngành. Công ty này cũng đã tạo ra rất nhiều mẫu nhựa hóa cơ thể người và ký hợp đồng trị giá 25 triệu đô la Mỹ với công ty triển lãm số một ở Georgia Hoa Kỳ, là công ty triển lãm luân lưu ở nhiều bang của Hoa Kỳ.

Các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ cũng thừa nhận, tại đây có hai nhà máy gia công xác người lớn nhất thế giới. Ngày 24/8/2012, ngay trong lời mở đầu của một bài viết đăng trên tạp chí con thuộc tờ Nhân dân nhật báo có viết: Hai nhà máy lớn nhất thế giới về lĩnh vực nhựa hóa cơ thể người đều ở Đại Liên, Von Hagens người được mệnh danh là ‘tiến sĩ tử thần’ và giáo sư đại học y khoa Đại Liên, Tùy Hồng Cẩm là hai nhân vật tham gia chính, một trong các công ty triển lãm lớn nhất thế giới cũng có liên quan.

Các công ty sản xuất tiêu bản cơ thể người được nhựa hóa cho rằng chỉ các xác vô danh mới được sử dụng. Tuy nhiên, theo Quy định về giải phẫu thi thể do Bộ Y tế Trung Quốc ban hành vào tháng 2/1979, chỉ sau khi một thi thể vẫn vô danh trong ít nhất một tháng, thì nó mới được cho là “vô danh” và được dùng cho nghiên cứu giải phẫu bởi những trường y. Những thi thể này lúc đó sẽ không còn phù hợp cho quy trình nhựa hóa vốn yêu cầu xác chết phải còn tươi và không được ướp chất bảo quản.

Ngay từ năm 2006, Thời báo New York cũng đặt nhiều câu hỏi liên quan đến nguồn gốc các thi thể mà ông Von Hagens có được, và ví đây như một “ngành tiểu công nghiệp ngầm man rợ mới xuất hiện ở Trung Quốc”.

Thời báo New York cho biết: “Tại Trung Quốc, xác định được ai kinh doanh cơ thể người và những cơ thể đến từ đâu quả thực không dễ dàng. Các viện bảo tàng, nơi tổ chức những buổi triển lãm cơ thể người tại Trung Quốc nói rằng họ đột nhiên “quên” ai đã cung cấp thi thể, công an thường xuyên thay đổi những câu chuyện về những gì họ đã làm với các thi thể, và thậm chí các trường đại học đã xác nhận và sau đó chối bỏ việc tồn tại những cuộc phẫu thuật bảo quản cơ thể người trong trường của họ”.

Cho đến tháng 5/2008, một thỏa thuận với Tổng chưởng lý New York đã buộc đối tác của Tùy Hồng Cẩm là Premier Exhibitions phải công bố thông tin liên quan đến trách nhiệm và nguồn gốc các thi thể trong triển lãm. Trên website của mình, Premier Exhibitions đã cho rằng các thi thể có nguồn gốc từ Công An Trung Quốc.

Những thi thể người bị nghi ngờ là đến từ các tù nhân lương tâm, những tín đồ của Phật Giáo Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ hay các học viên Pháp Luân Công… (ảnh: Wikipedia).

Tùy Hồng Cẩm cũng từng nói rằng một số “thi thể” là đến từ Cục Công an. Ông ta nói sự hỗ trợ từ các quan chức chính phủ đã xây được nhà máy nhựa hóa cơ thể người lớn nhất thế giới. Một quan chức của Phòng 610 (là một lực lượng bí mật đứng ngoài pháp luật, được các nhà hoạt động nhân quyền gọi là “Gestapo của Trung Quốc” chuyên đàn áp Pháp Luân Công) Thiên Tân đã xác nhận rằng một số nội tạng và thi thể là của người tập Pháp Luân Công.

Ông Ngô Hoằng Đạt, người sáng lập quỹ nghiên cứu cải tạo lao động từng có một bài báo tựa đề Triển lãm nhựa hóa cơ thể người: Sự thật và suy ngẫm có đoạn: Việc Trung Quốc hiện nay là quốc gia duy nhất nhựa hóa cơ thể người, phản ánh sự rạn nứt về thể chế và văn hóa. Ông Hagens, người tự xưng có nguồn thi thể chủ yếu do người Đức quyên góp tại sao lại từ xa xôi ngàn dặm tới Trung Quốc thành lập nhà máy? Tùy Hồng Cẩm, người học trò của ông ta sau khi tách ra tự lập nhà máy riêng tại sao cũng biến đây thành xưởng nhựa hóa cơ thể lớn nhất thế giới. Hiện tượng này giải thích điều gì?

Tội ác và băng hoại đạo đức: Những dấu hiệu điển hình dẫn tới đại nạn trong các dự ngôn

Cả văn hóa phương Đông và phương Tây đều nhận định, bệnh dịch xuất hiện tại thế giới là do đạo đức nhân loại trượt dốc và phạm tội ác. Tại sao nói việc triển lãm nhựa hóa cơ thể người ở khắp nơi trên thế giới là dấu hiệu dự báo bệnh dịch sẽ xuất hiện tại thế gian? Vì ít nhất nó giải thích hai sự việc.

Đầu tiên, lượng lớn xác chết không rõ nguồn gốc xuất hiện tại Trung Quốc chính vào thời kỳ ĐCSTQ thực hiện các cuộc bức hại tín ngưỡng tàn khốc mang tính tập thể. Hơn nữa, trong thời kỳ này, việc cấy ghép nội tạng quy mô lớn với nguồn gốc nội tạng không xác định cũng đạt đến đỉnh cao tại Trung Quốc, thậm chí hình thành sự kiện một lượng lớn những người nước ngoài Trung Quốc đợi hiến tạng. Họ chi một số tiền khổng lồ tại Trung Quốc cho một tour du lịch ghép tạng nhanh chóng. Đằng sau điều này là những tội ác phản nhân loại và tàn nhẫn tới mức khó tưởng tượng do ĐCSTQ gây ra.

Thứ hai, mặc dù ở một số nơi, buổi triển lãm này bị chính quyền địa phương đóng cửa, nhưng ở một số nơi nó vẫn được tổ chức, thậm chí khách tham quan đông vô cùng tận. Điều này cũng là minh chứng cho thấy đạo đức của toàn nhân loại đã trượt dốc. Một mặt họ khinh thường, xem nhẹ không đi ngăn cản tội ác của Trung cộng, một mặt rất nhiều người đã mất đi sự tôn trọng với phẩm giá con người. Thu nhập từ các cuộc triển lãm này trên khắp thế giới đã khiến nhà máy chế biến thi thể ở Trung Quốc trở nên giàu có, càng biến tướng trong sự ngụy trang trở thành công cụ ủng hộ cho tội ác của ĐCSTQ.

Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Đức quốc xã từng tiêu diệt cộng đồng người Do Thái bằng nhiều phương pháp tàn nhẫn, nhưng họ cũng không vận chuyển những nạn nhân luân lưu triển lãm khắp thế giới. Vậy mà việc tà ác, xấu xa phản nhân tính như vậy lại đường đường chính chính xảy ra tại thế giới hiện nay. Nhân loại tương lai sẽ coi đây là điều sỉ nhục lớn cho thời đại này.

Theo Hách Diên, Soundofhope
Kiên Định biên dịch

Categories: Nhan dinh | Leave a comment

Họ đang làm ngược lại lời khuyên của Khổng Tử

Họ đang làm ngược lại lời khuyên của Khổng Tử

Hôm 30/5, trong bài viết đăng trên tạp chí Nikkei Asian Review, ông James Stavridis, cựu Tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang NATO tại châu Âu, nêu quan điểm: Không một quốc gia nào muốn rơi vào tình huống như Chiến tranh Lạnh hay phải giao tranh với Trung Quốc. Tuy nhiên, để vừa tránh những tình huống đó vừa chống lại các yêu sách phi lý của Trung Quốc ở biển Đông, với vai trò một cường quốc, Mỹ cùng với Nhật Bản, Ấn Độ và Úc, nên thúc đẩy việc lên án ngoại giao từ các quốc gia trên biển Đông.

“Thế giới không thể làm ngơ trước sự gây hấn của Trung Quốc ở biển Đông”, ông James Stavridis tỏ thái độ cứng rắn. Theo cựu Đô đốc Hải quân Mỹ, Bắc Kinh đã liên tục gây sức ép đối với các nước láng giềng và tăng cường xây dựng sức mạnh quân đội. Ông Stavridis dẫn binh pháp Tôn Tử. “Trong hai thập niên vừa qua, chiến lược của Trung Quốc ở biển Đông đã gợi nhớ đến Tôn Tử với ‘chiến lược thắng lợi trọn vẹn là không cần đánh mà khuất phục được kẻ địch’. Thế nhưng các học trò của Tôn Tử trong thời kỳ rối ren này (giữa lúc Mỹ bầu cử và thế giới bị phân tâm vì dịch Covid-19), sự kiên nhẫn đó bắt đầu thay đổi”.

Bắc Kinh hiểu rõ, thế giới ngày nay không thể trông đợi ở hành vi không động đậy “không cần đánh” mà thắng. Gần đây, Trung Quốc đã sử dụng lực lượng hải quân để gây áp lực cho các quốc gia ven biển, nhất là Việt Nam và Philippines. Hôm tháng 4, tàu hải cảnh Trung Quốc đã đâm chìm tàu cá Việt Nam tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa. Hành động này đã bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ. Ngoài ra trên biển Đông còn liên tục xảy ra các vụ “chạm mặt” giữa tàu Trung Quốc và tàu hải quân Mỹ.

Cho rằng việc ngăn chặn đại dịch Covid-19 đã thành công, Bắc Kinh nhanh chóng mở cửa nền kinh tế, khuếch trương “quyền lực mềm”, cũng như các ưu đãi về kinh tế. Trung Quốc ráo riết mở rộng hạm đội tàu chiến đang hoạt động, tăng số lượng và cải thiện công nghệ của tên lửa hành trình. Tất cả những hành động này giúp Bắc Kinh tự tin hơn trước các hoạt động tự do hàng hải của Washington.

Nhận rõ âm mưu của Trung Quốc, Mỹ đã có hành động đáp trả. Cụ thể, hôm 28/5, Hải quân Mỹ đã đưa khu trục hạm USS Mustin tới gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa. Hoạt động này diễn ra trong khuôn khổ các hoạt động tự do hàng hải (FONOP), thách thức các yêu sách của Trung Quốc ở biển Đông. Hồi tháng 3 và tháng 4, Hải quân Mỹ cũng đã 2 lần đưa tàu vào biển Đông trong một nỗ lực tương tự để thách thức các yêu sách phi lý của Trung Quốc đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trước sự “ngông nghênh” của Mỹ, Chính quyền Bắc Kinh cho biết, quân đội nước này đã sắp xếp tàu và máy bay để “theo dõi, giám sát, xác minh, xác định và xua đuổi” tàu chiến Mỹ đi vào vùng biển chung quanh quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa-Việt Nam). Trung Quốc tuyên bố rằng Quân giải phóng nhân dân (PLA) đã buộc tàu USS Barry rời khỏi khu vực Tây Sa thì một quan chức Hải quân Mỹ lập tức bác bỏ, rằng hoạt động của tàu chiến Mỹ vẫn được tiến hành theo kế hoạch, mà không gặp phải bất kỳ hành vi thiếu an toàn hay thiếu chuyên nghiệp nào từ các máy bay hoặc tàu chiến của Trung Quốc.

Được biết tàu USS Barry của Hải quân Mỹ đã đi qua eo biển Đài Loan nhiều lần và tham gia các hoạt động tập trận chung ở Biển Đông với tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill (CG-52), tàu tấn công đổ bộ USS America (LHA-6) và tàu tuần dương HMAS Parramatta của Australia.

Như vậy, quân đội Mỹ đã thực hiện nhiều hoạt động tự do hàng hải. Không chỉ có Mỹ mà các hoạt động này còn mở rộng sang các đồng minh, thậm chí phối hợp với các quốc gia hàng đầu của NATO như Anh, Pháp. Ông James Stavridis cho rằng, cần có biện pháp trừng phạt kinh tế nếu những hành vi nguy hiểm, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc tiếp diễn trên biển Đông. Cần nhớ, một phần cuộc đương đầu Mỹ – Trung sẽ xảy ra trong thế giới mạng, nên Mỹ cần tăng cường phòng thủ hơn nữa.

Chủ trương “lên án ngoại giao” được tiến hành cùng với các hoạt động tự do hàng hải của Mỹ trong những ngày gần đây là một bước tiến trong việc kiềm chế Trung Quốc. Mặc dù không bao giờ từ bỏ tham vọng độc chiếm biển Đông nhưng Trung Quốc cũng không thể hung hăng tiến hành hàng loạt hành động phi pháp, thả sức ăn hiếp các nước nhỏ, yếu lực, yếu thế hơn mình. Vừa nhắc nhau học lại bài học của tiền nhân, cháu con họ nhà Bành trướng vừa tranh thủ lúc lân bang lơ là, sơ hở trong phòng thủ, họ sẽ lập tức đánh đòn bất ngờ, cốt tạo cớ gây xung đột, biến tiểu sự thành đại sự. Làm ngược lại lời khuyên của Thầy Khổng Tử cũng là một cách của Bắc Kinh, nhưng họ chỉ áp dụng khi… đối ngoại.

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Kiến nghị: Hãy cứu lấy Đồng bằng Sông Cửu Long

Kiến nghị: Hãy cứu lấy Đồng bằng Sông Cửu Long

1-6-2020

Kính gởiBà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đồng kính gởiÔng Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm 90% mức xuất khẩu gạo, vùng nuôi trồng thủy sản xuất khẩu, cây trái lớn nhất cả nước nhưng là nơi mà cơ sở hạ tầng lại thấp nhất so với các vùng khác. Đời sống người dân ở đây còn khó khăn muôn bề. Trong khi đó tình hình biến đổi khí hậu cũng như tác động xấu của con người vào môi trường sống dự báo sẽ có những hậu quả tai hại khôn lường. Người dân ĐBSCL vì thế sẽ phải đương đầu ra sao để bảo vệ và phát triển cuộc sống? Trước tình hình bức xúc này, một số nhân sĩ, trí thức, chuyên gia nông nghiệp, thủy lợi chúng tôi cùng nhau viết bản kiến nghị này với mong muốn góp phần với Nhà nước trong việc vạch ra một chính sách chiến lược phát triển hợp lý hữu hiệu để phát huy các mặt thuận lợi có sẵn của vùng miền đồng thời khắc phục những sai sót đã phạm phải, nhằm giúp cho Đồng bằng sông Cửu Long được phát triển đúng hướng, bền vững trong xu thế phát triển chung của cả nước.

Mới đây, ngày 26.5.2020, trong cuộc họp Thường trực Chính phủ về phát triển vùng kinh tế trọng điểm, người đứng đầu Chính phủ đã có yêu cầu cần đặc biệt quan tâm đến hạ tầng khu vực ĐBSCL, nên thiết tưởng bản kiến nghị này, được xây dựng trên tinh thần nghiên cứu khoa học vô tư khách quan, sẽ có thể cung cấp thêm được một nguồn tham khảo bổ ích cho đại cuộc phát triển đất nước.

Nhiều năm nay, việc xâm nhập mặn các dòng sông và nạn hạn hán, thiếu nước ngọt trong canh tác trong sinh hoạt thường xuyên xảy ra ở một số tỉnh ĐBSCL. Việc tăng vụ trồng lúa đã có hiệu quả làm tăng sản lượng gạo và lượng gạo xuất khẩu, nhưng nông dân nghèo vẫn hoàn nghèo. Xuất khẩu gạo càng tăng, thành tích chính phủ càng lớn thì chi phí đầu tư càng lớn, nạn ô nhiễm môi trường càng gia tăng do qui mô sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật  ngày càng lớn, môi trường sống càng bị đe dọa nghiêm trọng.

Nhìn lại chặng đường dài, không thể không hỏi vì sao một vùng đất màu mỡ, giàu tiềm năng mà vẫn là vùng trũng về kinh tế, cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục. Nhiều người trẻ vẫn phải đi xuất khẩu lao động, làm “osin” hoặc lấy chồng mà không có tình yêu, cực khổ muôn bề chỉ vì hy vọng kiếm ít tiền gởi về cho cha mẹ.

Về môi trường tài nguyên thiên nhiên, biểu hiện dễ thấy là sự bức tử dòng sông Mê-Kông. Trung Quốc xây đập thủy điện thượng nguồn sông Mê-Kông góp phần gây hạn hán (trong những năm ít nước, do phát điện gián đoạn), ngăn chặn một phần phù sa di chuyển về hạ lưu, tiêu diệt một số loài thủy sản vì chúng mất môi trường sinh đẻ tự nhiên. Lào ngăn đập làm nhà máy thủy điện với tham vọng là bình điện của Châu Á… Việc tăng vụ sản xuất lúa, xây dựng cơ sở hạ tầng, tàn phá rừng tự nhiên trong lưu vực sông đã góp phần làm khô hạn; và  phía Việt Nam cũng đã góp phần không nhỏ trong việc gây nạn hạn này.

Môi trường và tài nguyên tự nhiên suy thoái một phần là do biến đổi khí hậu, khai thác thiếu bền vững ở thượng nguồn sông Mê-Kông, song nguyên nhân chính là Chính phủ đã thiếu một chiến lược lâu dài thích ứng với tự nhiên và xu thế phát triển của khu vực. Không thể đổ lỗi cho khách quan mà  phải tìm cách thích ứng với các tác động không mong muốn khách quan ấy. Một thời gian quá dài, Chính phủ ưu tiên cho sản xuất lương thực ngay cả khi đã dư thừa cho nhu cầu trong nước. Chính phủ  đã quá tự hào với việc trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, đóng góp vào an ninh lương thực thế giới, bất chấp việc khai thác quá mức tài nguyên đất, nước với việc gia tăng sử dụng hóa chất  bảo vệ thực vật và không có hành động đáng kể nào để bảo vệ sức khỏe của đất cũng như môi trường. Cũng chính vì tư duy phải đứng ở “hàng đầu” trong xuất khẩu gạo mà Chính phủ đã bỏ quên lợi thế so sánh về thị trường các cây trồng khác, thu nhập cao hơn, sử dụng tài nguyên ít hơn và cuối cùng là sản xuất bền vững hơn.

Việt Nam không thể di chuyển ĐBSCL đi xa người láng giềng xấu bụng Trung Quốc. Việt Nam cũng không thể ra lịnh cho Lào, Thái Lan. Việt Nam cũng không thể chống lại biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Việt Nam chỉ có thể làm cho người nông dân giàu hơn, ĐBSCL phát triển hơn bằng chính sách biện pháp phù hợp, thuận với qui luật thiên nhiên.

Gần đây trên nhiều diễn đàn, mạng xã hội đang có sự tranh luận gay gắt giữa việc dừng hay tiếp tục xuất khẩu lúa gạo. Đây là việc nhỏ, song nó cho thấy việc thiếu chiến lược trong điều hành sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam, chính sách hướng đến sự an toàn cho Chính phủ hơn là đứng về phía lợi ích của người dân.

Chính phủ quá nhấn mạnh đến an ninh lương thực mà không nhấn mạnh đến an ninh dinh dưỡng trong khi cả thế giới từ lâu đã thực thi an ninh dinh dưỡng với việc đa dạng hóa nguồn thực phẩm. Đây chính là lý do tại sao Việt Nam xuất khẩu gạo thứ 2-3 thế giới trong rất nhiều năm mà chỉ số An ninh lương thực (GFSI) của Việt Nam năm 2019 chỉ xếp thứ 57 trong 113 nước được quốc tế đánh giá, trong khi tại ASEAN, Singapore không sản xuất một cân gạo nào lại xếp thứ 12 thế giới. Điều này cũng phản ánh qua chỉ số hạnh phúc toàn cầu (WHI), khi VN chỉ được xếp thứ 94 trong 156 quốc gia được xếp hạng.

Vì những lẽ trên, chúng tôi, những người ký tên dưới đây, khẩn thiết kiến nghị Chính phủ:

1. Rà soát, bổ sung Nghị định 120 năm 2017 về phát triển bền vững ĐBSCL để có một  chiến lược phát triển dài hạn, toàn diện về ĐBSCL thuận theo tự nhiên.  Có chiến lược phát triển phù hợp từng vùng, tiểu vùng nông nghiệp sinh thái. Đa dạng hóa sản phẩm theo điều kiện tự nhiên. Thay đổi cơ cấu sản xuất và xuất nhập khẩu nông sản trước hết vì mục tiêu an ninh dinh dưỡng của dân tộc.

2. Mọi chính sách cần đặt lợi ích của người dân nói chung và người nông dân nói riêng làm trung tâm. Sản xuất thông minh, hài hoà giữa các yếu tố đáp ứng thị trường, bảo vệ tài nguyên, bảo đảm lợi ích người trồng lúa, loại bỏ tư duy Việt Nam làm “an ninh lương thực thế giới”.

Riêng về sản xuất lúa gạo, cần qui hoạch sản xuất lúa vừa đủ ăn và có dự trữ trong 3 tháng và chỉ sản xuất tại những vùng thuận lợi nhất, trên cơ sở sử dụng thông minh tài nguyên đất, nước và bảo vệ môi trường… Không làm lúa 3 vụ, chỉ làm 2 vụ ở thời điểm thuận lợi về thiên nhiên. Ở vùng bị xâm mặn chỉ duy trì một vụ lúa vào mùa mưa, thời gian còn lại nuôi tôm cá hoặc những thủy hải sản phù hợp. Chuyển đổi một phần đất sang trồng cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản. Để chuyển đổi đất lúa cần có giải pháp để sản xuất hiệu quả, nhất là giải pháp về logistics, về chế biến, và bảo quản.

3. Áp dụng kỹ thuật canh tác tận dụng ưu thế tự nhiên. Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ các trường đại học ĐBSCL, đầu tư hơn nữa cho công tác nghiên cứu  để cùng với nông dân tìm những kỹ thuật canh tác cây lúa, cây trái,  nuôi trồng phù hợp, đem lại lợi ích cao nhất cho người nông dân.

Trên cơ sở Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/04/2018, về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Chính phủ cần có một chính sách dài hơi khuyến khích các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân đầu tư cho sản xuất, bảo quản và chế biến nông sản, thủy sản theo hướng chuỗi giá trị bền vững hài hòa với cơ sở hạ tầng phát triển, logistics hiện đại để thực sự doanh nghiệp là động lực phát triển của đất nước. Có chính sách hỗ trợ bằng miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu.

4. Chỉ đạo các địa phương không nên cưỡng bức nông dân và các thành phần khác vào hợp tác xã, không đặt chỉ tiêu phát triển hợp tác xã. Khi người dân có nhu cầu liên kết với nhau, họ sẽ chủ động xây dựng hợp tác xã. Qua quá trình phát triển, nhà nước có thể hướng dẫn họ cách tổ chức điều hành hợp tác xã theo phương thức sản xuất kinh doanh tiên tiến hiện đại như các nước phát triển, trên tinh thần tự nguyện của các thành viên.

5. Tăng cường phát triển giao thông, hạ tầng ĐBSCL. Bỏ Tổng cục Dự Trử Quốc Gia, lập Quỹ Dự Trữ Quốc Gia cho doanh nghiệp đấu thầu thực hiện.

Đối với nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt đời sống hàng ngày, chính phủ nên hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất tại chỗ với chính sách ưu đãi và lâu dài. Chính phủ có kế hoạch  hướng dẫn giúp đở người dân tích trử nước ngọt bằng nhiều hình thức trong mùa mưa và đưa vào trường chương trình giáo dục các em học sinh tiết kiệm nước trong sinh hoạt.

6. Bằng mọi biện pháp thích hợp, phục hồi lại rừng tự nhiên Tây Nguyên trên diện rộng để bảo vệ lưu vực và nguồn nước sông Cửu Long và phục hồi các khu rừng tự nhiên vốn có ở ĐBSCL. Việt Nam cần có kế hoạch thực hiện  khai thác điện gió, điện mặt trời nổi, điện mặt trời, điện hải lưu và các nguồn năng lượng tái tạo khác vừa nhanh vừa rẻ. Quá trình đó sẽ làm giảm dần đi đến chỉ còn một phần thủy điện thật sự hữu ích với qui vận hành thích hợp (phát điện, chống lũ, cấp nước sinh hoạt và công nghiệp), duy trì hoặc trả lại từng phần dòng chảy tự nhiên trên các sông suối. Nhà nước VN nâng cao ý thức và trách nhiệm ủy viên Ủy Ban Sông Mê-Kông, trước mắt cũng như về lâu dài cần thúc đẩy nhanh đối thoại giải quyết việc phục hồi sông Mê-Kông giữa các nước trong Ủy ban Sông Mê-Kông và Trung Quốc để hài hòa lợi ích các nước liên quan. Phục hồi các vùng ngập mặn ở các cửa sông, các vùng ven bờ biển để vừa giữ biển vừa lấn biển vừa tạo môi trường sống cho các loài ven biển.

7. Chính phủ hãy nhanh chóng điều chỉnh chính sách quốc gia trên cơ sở hài hòa lợi ích các vùng trong cả nước, không để cho ĐBSCL đóng góp 90% lương thực xuất khẩu, là chủ lực về thủy sản, cây trái… mà hạ tầng kém phát triển, cuộc sống của người dân về mọi mặt đều xếp cuối so với các vùng khác.

Ngày 1 tháng 6 năm 2020

DANH SÁCH KÝ TÊN:

  1. Vũ Trọng Khải, PGS Tiến Sĩ, Chuyên gia độc lập Chính sách Nông nghiệp.
  2. Đào Công Tiến, PGS, nguyên Hiệu trưởng Đại học Kinh tế T/p HCM
  3. Nguyễn Thế Hùng, GSTS, Đại học Đà Nẵng
  4. Nguyễn Quang A, TS Tin học, Hà Nội
  5. Phạm Xuân Yêm, GS Vật lý, Paris, Pháp
  6. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y Khoa, Australia
  7. Phan Thị Hoàng Oanh, TS Hóa học, Sài Gòn
  8. Nguyễn Mai Oanh, ThS Kinh tế Phát triển, Sài Gòn
  9. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội
  10. Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội
  11. Trần Đức Quế, Chuyên viên hưu trí, Hà Nội
  12. Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ ưu tú, TP HCM
  13. Võ Văn Thôn, nguyên GĐ Sở Tư pháp TP HCM
  14. Nguyễn Thu Giang, nguyên PGĐ Sở Tư pháp TP HCM
  15. Kha Lương Ngãi, nguyên phó TBT báo SGGP
  16. Bùi Nghệ, Kỹ sư, Sài Gòn
  17. Lê Phú Khải, Nhà văn, Nhà báo, Sài Gòn
  18. Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ sĩ, Sài Gòn
  19. Lê Thân, Nhà hoạt động Xã hội, Sài Gòn
  20. Hoàng Hưng, Nhà thơ-nhà báo tự do, TPHCM
  21. Mạc Văn Trang, TS Tâm lý học, Hà Nội
  22. Nguyên Ngọc, Nhà văn, Hội An
  23. Hoàng Dũng, PGSTS Ngữ văn, TPHCM
  24. Phạm Đình Trọng, Nhà văn, Sài Gòn
  25. Giáng Vân, Nhà thơ, Hà Nội
  26. Trần Bang, Kỹ sư, Sài Gòn
  27. Trần Tiến Đức, Nhà báo độc lập, Đạo diễn truyền hình và phim tài liệu, Hà Nội.

____

Để cứu lấy Đồng bằng Sông Cửu Long, rất cần sự lên tiếng của tầng lớp Thân sỹ Trí thức. Chúng tôi soạn bản kiến nghị này trình lên Chính phủ. Các Thân sỹ, Trí thức quan tâm đến thực trạng của đất nước, muốn đồng hành cùng chúng tôi, và đồng ý ký tên xin soạn rõ theo cú pháp: {Họ Tên, chức danh/nghề nghiệp (nếu có), Tỉnh hoặc Thành phố (và quốc gia nếu ở nước ngoài) đang cư trú}. Gửi về địa chỉ emailtuyenbodbscl@gmail.com

Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

Vụ Minneapolis leo thang, nước Mỹ ‘nghẹt thở’

Vụ Minneapolis leo thang, nước Mỹ ‘nghẹt thở’

People run as police disperse demonstrators during a protest amid nationwide unrest following the death in Minneapolis police custody of George Floyd, in Washington, 31 May 2020Bản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionNgười biểu tình bỏ chạy khi cảnh sát dùng lựu đạn gây choáng để giải tán đám đông ở Washington, DC

Trong tuần vừa qua biểu tình đã nổi lên tại nhiều thành phố lớn nhỏ ở Mỹ, bắt đầu từ Minneapolis – St. Paul (Twin Cities) ở tiểu bang Minnesota, rồi lan ra Denver, Los Angeles, Washington D.C., Austin, Portland, Oakland, San Francisco, Miami, New York.

Những cuộc biểu tình bùng phát khắp nơi bắt nguồn từ vụ việc xảy ra hôm thứ Hai 25/5 ở thành phố Minneapolis, khi cảnh sát viên da trắng Derek Chauvin bắt người đàn ông da đen George Floyd vì tình nghi dùng tiền giả. Chauvin lấy đầu gối đè cổ nạn nhân xuống đất trong 9 phút để sau đó nạn nhân tắt thở, dù Floyd đã nhiều lần kêu lên “Tôi không thể thở” – I can’t breathe.

Vụ George Floyd chết: Tại sao biểu tình biến thành bạo động?

Thống đốc Minnesota: Biểu tình ‘không còn’ là về cái chết của George Floyd

Cái chết của George Floyd: Cựu cảnh sát Derek Chauvin bị khởi tố

Câu nói trên của nạn nhân đã trở thành khẩu hiệu trong các cuộc biểu tình trên nước Mỹ trong tuần qua.

Sự việc được ghi lại qua điện thoại cầm tay, nhưng cảnh sát viên gây chết người không bị điều tra hay truy tố ngay.

Trước sự chậm trễ của văn phòng công tố viên địa phương, người dân Minneapolis đã xuống đường biểu tình đòi công lý cho nạn nhân trong những ngày sau đó và nhiều đêm đã có bạo động, trụ sở cảnh sát địa phương bị đốt, nhiều cơ sở thương mại bị đập phá, trong đó có một số cơ sở do người Việt làm chủ.

Thống đốc tiểu bang Minnesota cùng thị trưởng thành phố Minneapolis họp báo kêu gọi dân chúng tránh có hành vi bạo động và cho biết nhiều kẻ chủ mưu phá hoại, gây bạo động là đến từ những nơi khác.

Cuối Facebook tin bởi BBC News Tiếng Việt

Đã quá trễ?

Mấy ngày sau cái chết của George Floyd công tố viên mới ra lệnh bắt giam và khởi tố cảnh sát viên Derek Chauvin với tội giết người cấp độ 3.

Đốt xe cảnh sát trong bạo động hậu vụ MinneapolisBản quyền hình ảnhEPA
Image captionĐốt xe cảnh sát trong bạo động hậu vụ Minneapolis

Nhưng đã quá trễ. Việc đòi công lý cho George Floyd đã làm nổi lên phong trào biểu tình chống kỳ thị và nhanh chóng lan toả ra nhiều nơi.

Trong cuối tuần qua đã có biểu tình diễn ra tại hơn 70 thành phố lớn nhỏ trên toàn nước Mỹ. Nhiều nơi đã có bạo động gây thiệt hại cho các cơ sở thương mại nơi khu phố chính của thành phố.

Tại miền Bắc California, từ thứ Sáu tuần qua đã có biểu tình ở San Jose, San Francisco và Oakland.

Ban ngày các cuộc biểu tình diễn ra ôn hoà, nhưng khi bóng tối phủ xuống thì bắt đầu có bạo động và nhiều cơ sở thương mại lớn như Target, Walgreen, Best Buy, Home Depot bị đập cửa kính, người hôi của tràn vào lấy đồ.

Nhiều nơi trong vùng Vịnh San Francisco đã có giới nghiêm từ tối Chủ Nhật 31/5 cho đến sáng ngày thứ Hai.

Riêng San Jose, Thị trưởng Sam Liccardo ban hành lệnh giới nghiêm từ 8 giờ 30 tối đến 5 giờ sáng trong vòng một tuần lễ, bắt đầu từ tối Chủ Nhật 31/5.

Không như nhiều cuộc biểu tình trước đây ở vùng Vịnh San Francisco trong những năm qua, từ Phong trào 99%, Occupy Wall Street, cho đến biểu tình đòi công lý cho Oscar Grant – một thanh niên da đen bị cảnh sát da trắng bắn chết ở Oakland – tuy cũng có phá hoại cơ sở thương mại, chặn đường xa lộ, những cuộc biểu tình đang diễn ra có nhiều bạo động nhắm vào những cơ sở thương mại lớn và lan ra cả những thành phố nhỏ trong vùng.

‘Bạo loạn, hôi của’

Trong ba đêm cuối tuần qua, các cửa hàng Target, Home Depot, Best Buy, Walgreen, cửa hàng bán xe Mercedes, Honda trong vùng đã bị đập cửa kính để người hôi của tràn vào lấy mọi thứ.

Hình ảnh trên tivi cho thấy nhiều người da trắng dùng gậy sắt, dùng xà beng đập cửa kính các cơ sở thương mại lớn trên phố chính Broadway ở thành phố Oakland trong đêm thứ Bảy.

Protesters burn a US flag during a rally against the death in Minneapolis police custody of George Floyd, in Washington, DC, 31 May 2020Bản quyền hình ảnhREUTERS

Tại San Franciso, trung tâm thương mại Union Square cũng có những cửa hàng bị đập cửa kính.

Thành phố bé nhỏ Emeryville ngay cạnh Oakland có các tiệm Best Buy, Trader’s Joe, Bev Mo bị hôi của. Một vài cửa tiệm của người Việt cũng bị ảnh hưởng.

Qua tối Chủ Nhật, nhiều nơi từ Walnut Creek, Pleasant Hill đến San Leandro là những thành phố nhỏ trong vùng với những cửa hàng lớn bị phá và hàng hoá bị dọn sạch.

Cuối Facebook tin 2 bởi BBC News Tiếng Việt

Khu thương mại của nhiều thành phố trong vùng Vịnh San Francisco nay đều có cửa hàng được bao bọc bằng ván ép vì không biết khi nào sẽ có bạo động xảy đến.

Chuyện cướp bóc như xảy ra trong mấy ngày qua thì không lan tràn trong những lần có biểu tình trước đây và thường tập trung ở San Francisco, Oakland hay Berkeley. Nay đã lan ra nhiều thành phố nhỏ và nhiều nơi đã ban hành lệnh giới nghiêm đêm Chủ Nhật vừa qua.

San Jose với đông người Việt sinh sống đang có lệnh giới nghiêm từ 8 giờ 30 tối đến 5 giờ sáng và kéo dài trong một tuần. Giới chức an ninh hy vọng bảo vệ được khu thương mại Santana Row và Fair Valley Mall trong những ngày tới.

People place merchandise from a hardware store into a truck during widespread in Philadelphia, Pennsylvania, 31 May 2020Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionCác cửa hàng bị cướp phá tại Philadelphia, Pennsylvania

‘Lên án, đổ tội’

Trước tình trạng vô luật pháp và phá hoại, hôi của lan tràn khắp nơi, Tổng thống Donald Trump lên án nhóm ANTIFA (anti Facist) gây ra bạo động và cho đó là một nhóm khủng bố nội địa.

Ông yêu cầu cơ quan FBI điều tra các hoạt động của nhóm.

Đây là nhóm từng hoạt động chống lại chính sách của Tổng thống Trump qua nhiều hành vi bạo động ở Oakland, Berkeley, San Francisco, Los Angeles ở California hay trên Portland ở tiểu bang Oregon. Trong những cuộc biểu tình trước, thành viên của nhóm luôn mặc đồ đen, đeo mặt nạ đen.

Cuối tuần qua đã có biểu tình tại hơn 70 thành phố trên toàn nước Mỹ.

Cảnh sát địa phương không còn kiểm soát được an ninh nên xảy ra tình trạng vô luật pháp với xe bị đốt, cơ sở thương mại bị đập phá, hôi của.

Flowers, signs and balloons are left near a makeshift memorial to George Floyd near the spot where he died while in custody of the Minneapolis police, 29 May 2020Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionĐiểm tưởng niệm George Floyd ở gần nơi ông tử vong khi đang bị cảnh sát khống chế tại Minneapolis

Nhiều nơi có lệnh giới nghiêm từ tối đến sáng và hàng nghìn vệ binh quốc gia đã được lệnh sẵn sàng để bảo vệ an ninh cho khu vực.

Vì lời cứu cầu của người đàn ông da đen George Floyd: “I can’t breathe” – Tôi không thở được – không được cảnh sát viên da trắng Derek Chauvin đáp ứng, nước Mỹ đang rơi vào tình trạng nghẹt thở.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một giảng viên đại học cộng đồng và nhà báo tự do đang sinh sống và làm việc tại vùng Vịnh San Francisco, California.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

ĐH 13: Việt Nam định vị thế nào trước ‘Giấc mộng Trung Hoa’?

Posted on by huyentamhh

ĐH 13: Việt Nam định vị thế nào trước ‘Giấc mộng Trung Hoa’?

Cờ Đảng CSVN trong một buổi lễBản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM
Image captionCờ Đảng CSVN trong một buổi lễ

Đại hội Đảng Cộng sản lần 13 dự kiến tổ chức vào đầu năm sau, 2021, theo tôi, vẫn đặt trọng tâm vào những vấn đề nội bộ như củng cố chế độ và phát triển kinh tế.

Sự kiện mới xảy ra ngày 2/4/2020 tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn cản và sau đó đâm chìm tàu cá QNg 90617 TS và tám ngư dân Việt Nam đang hoạt động bình thường tại vùng biển Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam và ‘Trò chơi Vương quyền’

Sau câu ‘Đảng thật vĩ đại’, TBT Trọng ví văn kiện Đảng với văn bia

Đảng Cộng sản Việt Nam tồn tại nhờ điều gì?

Đây là một trong những động thái liên tục gây căng thẳng ở biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam trong nhiệm kỳ ĐH 12.

Tôi ủng hộ việc Bộ Ngoại giao Việt Nam trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc bồi thường. Ngoài ra, Việt Nam cần thúc đẩy biện pháp pháp lý cao hơn là kiện Trung Quốc lên Toà án Quốc tế, mà tiền lệ tích cực là Philipines.

Tuy nhiên, việc điều chỉnh chính sách đối ngoại nói chung và trong quan hệ với Trung Quốc nói riêng cần đặt trong tình hình và bối cảnh rộng hơn, trong đó biển Đông là vấn đề an ninh khu vực, một thành tố trong ‘giấc mộng Trung Hoa’.

Vậy, Việt Nam liệu sẽ tái định vị thế nào?

Giấc mộng Trung Hoa

Tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn Quốc 12, năm 2013, Tổng Bí thư Tập Cận Bình được bầu làm Chủ tịch nước, đã phát biểu về cụm từ “giấc mộng Trung Quốc”.

Ông cho rằng “Sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa là giấc mơ lớn nhất của Trung Quốc”và rằng những người trẻ tuổi nên “dám ước mơ, làm việc cần mẫn để thực hiện những ước mơ và đóng góp vào sự phục hồi của quốc gia”.

Các nhà lý luận của đảng khái quát rằng, giấc mộng Trung Hoa là sự thịnh vượng của Trung Quốc với nỗ lực tập thể, chủ nghĩa xã hội và vinh quang quốc gia.

Giấc mơ Trung Hoa của ông Tập Cận Bình

Chuyên gia Việt Nam ‘kinh hãi’ vì hành vi Trung Quốc ở Biển Đông

Để đảng cộng sản được dân tin yêu

Đặc trưng cốt lõi của giấc mộng Trung Hoa là đảng Cộng sản nắm quyền cai trị đất nước, xuất phát từ quá trình trỗi dậy kinh tế và gắn liền với quyền lực cá nhân Tập Cận Bình.

Trung Quốc với chính sách cải cách và mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài đã tăng trưởng nhanh chóng trong suốt 30 năm, tỷ lệ tăng GDP trung bình năm trên 10% và đến năm 2010 bắt kịp và sau đó vượt Nhật Bản.

Giấc mộng Trung Hoa được mô tả gồm hai giai đoạn 100 năm.

Giai đoạn I kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng CS TQ vào năm 2020 với mục tiêu xây dựng xã hội khá giả, ‘tiểu khang’.

Giai đoạn II kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân vào năm 2049. Đây là một kế hoạch đầy tham vọng và được thiết kế để đảm bảo rằng người dân ủng hộ Đảng CS duy trì sự lãnh đạo.

Giấc mộng Trung Hoa hình thành gắn với các nhiệm kỳ quyền lực của Tập Cận Bình, coi mình là người thực hiện ‘sứ mệnh thiên tử’.

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionGiấc mộng Trung Hoa hình thành gắn với các nhiệm kỳ quyền lực của ông Tập Cận Bình

Ông nắm quyền tối cao tại Đại hội 18 năm 2013 và năm 2018 sửa Hiến pháp, kéo dài nhiệm kỳ chủ tịch nước, để có thể nắm quyền lực trọn đời.

Sáng kiến ‘Một vành đai Một con đường’, ý tưởng từ ‘Con đường tơ lụa’, của ông, gắn với kiểu ‘suy nghĩ 100 năm’, không giấu giếm tham vọng bá quyền của Trung Quốc, đã bắt đầu bằng việc thay đổi bản đồ thế giới, kiểu như tự vẽ danh giới ‘đường lưỡi bò’ trên biển Đông.

‘Trăm năm quốc sỉ’

Nhiều nhà bình luận phương Tây cho rằng Đảng CS TQ tạo ra giấc mộng Trung Hoa dựa trên ‘trăm năm quốc sỉ’, nỗi hận bị đế quốc thực dân cai trị trăm năm, và chủ nghĩa chủ quyền quốc gia.

Lịch sử ghi lại rằng dưới triều Nguyên, một người Ý nổi tiếng là Marco Polo (1254-1324) đã lưu lạc đến Trung Quốc và làm quan ở đây 20 năm, sau đó ông trở về nước bằng Con đường tơ lụa. Cuốn sách của ông, ‘Marco Polo du ký’, đề cập đến những chuyến hàng đầy ắp sản vật trên ‘Con đường tơ lụa’, khởi đầu cho giấc mơ của phương Tây về Trung Quốc.

Từ thế kỷ 7, Quảng Châu đã được xem là nơi khởi đầu của ‘Con đường tơ lụa trên biển’. Các nước đế quốc châu Âu như Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan… lần lượt kéo đến buôn bán. Giao thương phát triển cho đến thế kỷ 19, khi nổ ra ‘chiến tranh nha phiến’ với đế quốc Anh.

Trung Quốc hoàn toàn thất bại trong cuộc chiến này và triều đình Mãn Thanh buộc phải ký các hiệp ước bất bình đẳng, chịu mở nhiều cảng cho các nước ngoài.

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Hong Kong trở thành nhượng địa cho đế quốc Anh. Nhiều nước đế quốc phương Tây khác, theo chân nước Anh, đã buộc Trung Quốc phải chấp nhận nhiều điều kiện bất bình đẳng ngay trên đất chủ quyền.

Nỗi nhục này của triều đình Mãn Thanh trước các cường quốc phương Tây ghi dấu ấn lịch sử 100 năm ‘quốc sỉ’ trong giấc mộng Trung Hoa.

‘Định vị địa chính trị’

Một quốc sách dựa trên sự thù hận, một bản năng sâu thẳm của con người, có thể sẽ tạo nên những biện pháp trả thù mang đặc tính ‘cách mạng’ của chế độ độc tài, toàn trị.

Mặc dù được che đậy bằng cách tuyên truyền hay mị dân, thì đôi khi các hành vi bạo ngược, hung hăng vẫn không tránh khỏi.

Người Trung Hoa đã ‘giấu mình chờ thời’ trong việc xây dựng giấc mơ cho riêng mình và biết cách làm cho giấc mộng Trung Hoa đang chuyển động với những bước đi cụ thể trong chiến lược tổng thể.

Từ bài học lịch sử và sức mạnh kinh tế hiện có, một chiến lược là hướng ra Thái Bình Dương, trong đó biển Đông là một khu vực, được xác định là thành tố trong ‘giấc mộng Trung Hoa’.

Sau Chiến tranh Lạnh, các nhà tư bản tham lam, vốn là đặc tính, đã nỗ lực tìm lao động giá rẻ, nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá, liên tục làm phẳng thế giới. Đó là một nội dung cơ bản của toàn cầu hoá.

Các nước tư bản hưởng lợi và Trung Quốc trỗi dậy. Chuỗi sản xuất toàn cầu ngày càng gắn kết, mở rộng cho đến khi nhiều quốc gia, trước hết và hầu hết là các quốc gia châu Á, châu Đại dương như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Úc… và Việt Nam, xem Trung Quốc là ‘ông lớn’ kinh tế mới, và nhận ra rằng họ đã trở nên phụ thuộc về kinh tế vào Trung Quốc.

Khi các nước trên thế giới nhận ra thì, dường như tất cả sự ứng phó đều đang bị động. Một chiến lược xoay trục sang châu Á của Mỹ, được khởi động từ thời nguyên Tổng thống B. Obama và được tăng cường bằng quan hệ song phương trong chính sách ‘Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại’ của Tổng thống D. Trump, chưa định hình rõ nét để đối phó với ‘giấc mộng Trung Hoa’.

Việt NamBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionDư luận xã hội đã trở nên quan trọng trong thời đại của truyền thông mạng xã hội và mang internet phát triển, theo nhà nghiên cứu

Cùng với việc ‘vẽ đường chín đoạn’ vi phạm hải quyền các quốc gia ở biển Đông và tăng cường tiềm lực quân sự, xây các đảo nhân tạo và quân sự hoá chúng, Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng sức mạnh để bắt nạt các nước láng giềng trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Việt Nam có vị trí địa chính trị quan trọng đối với ‘giấc mộng Trung Hoa’. Nhưng các nỗ lực ‘trung lập hoá’ bằng chính sách đa phương hoá quan hệ với các nước Việt Nam đang thiếu một chiến lược rõ ràng và bị động trong ứng xử trước các hành động hung hăng của Trung Quốc.

Nguyên nhân chủ yếu do hai yếu tố. Một là, chế độ chính trị với ý thức hệ cộng sản tương đồng, sự lệ thuộc sâu vào kinh tế. Tuy nhiên cải cách thể chế chính trị đang là ưu tiên của cả hai nước, chẳng hạn quản lý đất nước theo đảng luật hay pháp luật, hiện tại là tranh luận, như xu hướng đồng thuận là đảng phải tuân theo pháp luật.

Hai là, sự bất ổn luôn hiện hữu với nguy cơ gây chiến của Trung Quốc, nhưng gây chiến không phải là sự cam kết trỗi dậy hoà bình trong ‘giấc mộng Trung Hoa’.

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionĐại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần 13 dự kiến tổ chức vào đầu năm sau, 2021

Hơn nữa, Trung Quốc cũng đang phải đối phó với nhiều thách thức nội bộ và đặt ưu tiên cho vấn đề ‘chuyển đổi nội bộ’.

Từ góc nhìn như vậy về ‘giấc mộng Trung Hoa’ hy vọng có một chính sách đối ngoại tự chủ, đấu tranh hoà bình, nhưng với các lựa chọn quyết đoán hơn trong quan hệ quốc tê về biển Đông, đặc biệt là chiến lược ‘Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương’ đang hình thành và củng cố do Mỹ đề xướng, là một chuyên đề thảo luận tại đại hội đảng các cấp và trong Đại hội Toàn quốc lần thứ 13.

Giấc mơ của của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển gắn liền với thể chế, và càng ngày càng được nhìn nhận như một yếu tố trong sự phát triển bao trùm. Sự thay đổi thể chế có thể định hình cho giấc mơ dân tộc trong những giai đoạn, bối cảnh lịch sử.

Toàn cầu hóa đã có hiệu ứng kỳ lạ nhất. Giấc mộng Trung Hoa đang bước vào giai đoạn kế tiếp, họ đã chọn và đang đi con đường của họ. Liệu Việt Nam có xây dựng được giấc mơ riêng cho mình.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Việt Nam.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Biển Đông: TQ và kế hoạch công bố vùng nhận dạng phòng không

Posted on by huyentamhh

Biển Đông: TQ và kế hoạch công bố vùng nhận dạng phòng không

Biển Đông, với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một trong những vùng biển có tranh chấp nhất về chủ quyềnBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionBiển Đông, với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một trong những vùng biển có tranh chấp nhất về chủ quyền

Trung Quốc sẽ gặp hậu quả nặng nề và bất lợi lớn nếu đơn phương, trái phép công bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông, theo một cựu quan chức lãnh đạo Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam.

Việc này sẽ “rất ảnh hưởng đối với chính tham vọng của họ khi muốn nhanh chóng rút ngắn khoảng cách để vươn lên vị trí siêu cường, đối chọi ở khu vực với Hoa Kỳ”, Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban nói với BBC News Tiếng Việt hôm 01/6/2020 từ Hà Nội.

Đài Loan phủ nhận ‘vùng phòng không TQ’

Mỹ ‘không công nhận vùng phòng không’

‘Vùng phòng không’ bị lên án, TQ nổi giận

“Các phản ứng từ Philippines, gần đây là Malaysia và nhất là mới đây từ Indonesia gửi công hàm lên Liên Hợp quốc phản đối yêu sách chủ quyền Đường Lưỡi bò của Trung Quốc và ủng hộ phán quyết của Tòa Thường trực Liên Hợp Quốc PCA xử cho Philippines thắng kiện Trung Quốc từ trước, là những động thái rất tích cực để trả lời, đồng thời ngăn cản có hiệu lực nhất những động thái, toan tính và mưu đồ này của Trung Quốc,” ông Trục giải thích thêm.

Tuyên bố ADIZ của Trung Quốc sẽ bị vô hiệu hóa?

Tiến sỹ Trần Công Trục nói:

“Tôi cho rằng Trung Quốc sẽ chuốc lấy hậu quả rất lớn về mặt pháp lý, nếu bây giờ đưa ra một sự vận dụng, giải thích mà cố tình bất chấp tất cả những nguyên tắc luật pháp quốc tế có liên quan hoạt động hàng không, trong lúc Trung Quốc vẫn đang là thành viên của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO).

“Nếu họ cố tình công bố ADIZ để bảo vệ yêu sách phi lý của họ ở trên Biển Đông, Hoa Đông hay khu vực, thì càng làm cho quốc tế nhận rõ hơn âm mưu, bản chất hoạt động của họ trong các hoạt động và tất cả các khía cạnh, và như vậy khi bị bác bỏ, Trung Quốc sẽ rơi vào thế yếu về mặt pháp lý, về mặt chính trị cũng như ngoại giao và đặc biệt về mặt an ninh quốc phòng.

“Tôi cho rằng tuyên bố đó về ADIZ nếu đưa ra sẽ bị vô hiệu hóa, bởi vì các nước lớn có một nền hàng không mạnh chắc chắn sẽ có những biện pháp để không chấp hành tất cả những điều phi lý mà Trung Quốc đưa ra.

“Trong trường hợp ấy, Trung Quốc có thể bị ‘gậy ông đập lưng ông’, vừa không đạt được những bài bản đã tính toán của họ trên Biển Đông, khu vực, kể cả vùng trời ở trên đó, lại vừa bị thua thiệt, đuối lý, bất lợi và mất uy tín.”

Trung Quốc đã chuẩn bị từ 10 năm?

Hôm thứ Hai, 01/6, báo Anh, the Express chạy bài với hàng tít gây chú ý: “Yêu sách Biển Đông: Âm mưu của Trung Quốc nhằm giành lấy khu vực tranh chấp bộc lộ”.

Trung Quốc được cho là đã xây dựng các cắn cứ cho phi cơ cất cánh, hạ cánh ở khu vựcBản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionTrung Quốc được cho là đã xây dựng các cắn cứ cho phi cơ cất cánh, hạ cánh ở khu vực

Bài báo có đoạn: “Trung Quốc đã chuẩn bị ít nhất 10 năm để kiểm soát bốn khu vực trên vùng biển tranh chấp nhất thế giới, một cảnh báo mới cho cả các nước láng giềng Đông Nam Á và Hoa Kỳ đã xuất hiện.

“Kế hoạch này còn được gọi là khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) và đã được triển khai từ năm 2010, cùng năm mà họ tuyên bố đang dự tính thực thi các biện pháp kiểm soát không phận tương tự trên Biển Hoa Đông.”

Tờ báo Anh dẫn nguồn thêm từ Bưu Điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) cho biết thêm:

“Một nguồn tin muốn ẩn danh từ Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc nói rằng ADIZ được đề xuất liên quan đến các chuỗi đảo Pratas, Tây Sa (cách Trung Quốc gọi Hoàng Sa) và Nam Sa (tức Trường Sa) trên tuyến hải hành gây tranh cãi.”

Hôm 31/5, SCMP viết:

“Các kế hoạch về ADIZ cho Biển Hoa Nam (cách gọi của Trung Quốc để chỉ Biển Đông) được chuẩn bị cùng thời với kế hoạch cho Biển Hoa Đông – mà Bắc Kinh nói đã xem xét vào năm 2010 và đưa ra vào năm 2013.”

SCMP nói thêm thêm rằng họ có nguồn tin cho biết chính quyền Trung Quốc hiện đang chờ đợi thời điểm thích hợp để công bố.

“Trong khi Bắc Kinh có thể đã kín đáo về vấn đề này, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết vào ngày 4/5 rằng họ đã biết về các kế hoạch của đại lục,” vẫn theo SCMP.

Không có cơ sở pháp luật quốc tế?

Khả năng Trung Quốc có kế hoạch công bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) cũng được báo chí, truyền thông khu vực quan tâm và đưa tin.

Trung Quốc từng công bố vào năm 2013 vùng ADIZ của mình với khu vực Biển Hoa ĐôngBản quyền hình ảnhBBC/BỘ QUỐC PHÒNG TRUNG QUỐC
Image captionTrung Quốc từng công bố vào năm 2013 vùng ADIZ của mình với khu vực Biển Hoa Đông

Ngay từ tuần đầu tháng 05/2020, trang tin Đài Loan Taiwanese News cũng dẫn lời quan chức thuộc Bộ Quốc phòng Đài Loan trong bài viết có tựa đề “Trung Quốc sắp thành lập ADIZ ở Biển Đông”, nói:

“Bộ Quốc phòng (MND) vào sáng thứ Hai (4/05) đã xác nhận rằng Trung Quốc đang lên kế hoạch thiết lập một khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Hoa Nam.

“Một ADIZ là không phận của một quốc gia, trong đó tất cả các máy bay dân sự phải tự xác định và công bố vị trí của họ.

“Bộ Quốc phòng đã làm rõ vào tối thứ Hai rằng mặc dù Trung Quốc đã tuyên bố rằng họ sẽ thành lập một ADIZ ở Biển Hoa Nam, nhưng họ vẫn chưa chính thức công bố.”

Vẫn theo nguồn này, Bộ Quốc phòng Đài Loan nhấn mạnh rằng một khu vực nhận diện phòng không thường được đặt ra bởi một quốc gia theo nhu cầu quốc phòng của quốc gia đó nhưng nó không có cơ sở trong luật pháp quốc tế.

“Có hai khu vực nhận dạng: một ở Biển Hoa Đông và một ở Biển Hoa Nam,” tờ báo mạng dẫn lời Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết thêm về kế hoạch của Trung Quốc, đồng thời chỉ ra rằng Đài Loan cũng có một ADIZ, ngoài các vùng nhận dạng phòng không của Nhật Bản và Philippines.

Việt Nam và các nước có thể làm gì?

Hôm 01/6, trước câu hỏi Việt Nam và các nước có trong khu vực, có liên quan, cần phải làm gì để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình, trong trường hợp Trung Quốc công bố vùng nhận diện phòng không vào thời điểm hiện nay hay tới đây, Tiến sỹ Trần Công Trục nêu quan điểm:

“Tất nhiên hiện nay câu chuyện đó chưa xảy ra, nhưng tôi nghĩ không những Việt Nam mà các nước khác trong khu vực cũng cần phải bám sát, theo dõi tình hình chặt chẽ.

“Và đặc biệt, ngay bây giờ, phải có những thông tin để công chúng hiểu rõ bản chất ADIZ của Trung Quốc là cái gì.

“Mối liên hệ của nó đối với vấn đề an ninh của các quốc gia mà gọi là có chủ quyền với vùng lãnh thổ, lãnh hải và cả bầu trời phía trên đến đâu, thế nào.

“Đặc biệt là tính chất, giá trị pháp lý ra sao, để chúng ta hiểu, để tránh đi thứ nhất là chủ quan, thứ hai là phản ứng quá chậm, hay phản ứng thái quá so với mức cần thiết.

“Bởi vì vấn đề này là một vấn đề đơn phương, chẳng có giá trị quốc tế về mặt chủ quyền, nhưng vì Trung Quốc muốn lợi dụng điều này để giành sự công nhận trên thực tế yêu sách phi lý của họ, nên các nước cũng như phía Việt Nam, theo tôi, cần trước hết phải có thông tin kịp thời, đầy đủ, phù hợp, tại vì bây giờ có rất nhiều người không hiểu bản chất của ADIZ là gì.

“Thứ hai, trong trường hợp xảy ra, tôi cho rằng các nước trong khu vực và nhất là các tổ chức, trong đó có Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế cần phải có thái độ, cần lên tiếng, bởi vì việc này sẽ ảnh hưởng chồng lấn lên phạm vi của vùng thông báo bay (FIR) đã giao cho các quốc gia.

“Bây giờ nếu thêm vùng này do Trung Quốc đưa ra, thì nó có vi phạm, chồng lấn và gây cản trở không? Theo tôi, cần phải có sự thống nhất, đoàn kết để có tiếng nói, phản đối kịp thời.

“Cuối cùng, việc này là đơn phương và nó vô lý ở trên bầu trời quốc tế, cũng như ở vùng bầu trời mà máy bay của các nước có quyền tự do bay, do đó các nước cần không đếm xỉa và không thực hiện, vì những lý do về kỹ thuật mà phải báo cáo, phải chấp nhận, xin phép và nếu có một lý do trắng trợn nào đó mà Trung Quốc cố tình phá rối, xâm phạm lợi ích kinh tế, thì phải có những tuyên bố bảo lưu cần thiết không để cho Trung Quốc lợi dụng chuyện này để dành lấy sự công nhận trên thực tế yêu sách phi lý của họ,” ông Trần Công Trục nói với BBC từ góc độ quan điểm riêng hôm 01/6 từ Hà Nội.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.