Daily Archives: June 5, 2020

Phật giáo Hòa Hảo

Phật giáo Hòa Hảo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Buớc tưới chuyển hướngBước tới tìm kiếm

Biểu tượng Phật giáo Hòa Hảo

Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ

Phật giáo Hòa Hảo, là một tông phái Phật giáo do Huỳnh Phú Sổ khai lập năm Kỷ Mão 1939, lấy pháp môn “Học Phật – Tu Nhân” làm căn bản và chủ trương tu hành tại gia (Tại gia cư sĩ). Tôn giáo này lấy nền tảng là Đạo Phật, kết hợp với những bài sấm kệ do chính Huỳnh Phú Sổ biên soạn.

Theo thống kê năm 2009 có khoảng 1.433.252 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo khiến tôn giáo này trở thành tôn giáo có số tín đồ đông thứ 4 tại Việt Nam.[1]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ra đời[sửa | sửa mã nguồn]

Phật giáo Hòa Hảo ra đời tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) vào năm 1939 do Huỳnh Phú Sổ sáng lập.

Huỳnh Phú Sổ, còn được gọi là “Thầy Tư Hoà Hảo”, “Đức Huỳnh Giáo chủ”, khi đó chưa đầy 18 tuổi, tuyên bố mình là bậc “Sinh nhi tri”, biết được quá khứ nhìn thấu tương lai, được thọ mệnh cùng với Phật A-di-đà và Phật Thích-ca Mâu-ni, xuống hạ giới có nhiệm vụ truyền bá cho dân chúng tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương để Chấn hưng Phật giáo, cứu độ chúng sinh khỏi sông mê, biển khổ và “đưa nhân loại đi vào vòng hạnh phúc”. Ông chữa bệnh cho người dân bằng các bài thuốc nam do ông kê toa hoặc nước lã, giấy vàng, lá xoài, lá ổi, bông trang, bông thọ, đồng thời qua đó ông truyền dạy giáo lý bằng những bài sám giảng (còn gọi là sấm giảng) do ông soạn thảo. Vì vậy chỉ trong vòng 2 năm từ 1937 đến 1939 số người tin theo ông đã khá đông và ông trở nên nổi tiếng khắp vùng.

Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (tức 4 tháng 7 năm 1939), Huỳnh Phú Sổ bắt đầu khai đạo, khi ông chưa tròn 20 tuổi. Nơi tổ chức lễ khai đạo chính là gia đình ông. Ông đã lấy tên ngôi làng Hòa Hảo nơi mình sinh ra để đặt tên cho tôn giáo mới của mình: Phật giáo Hòa Hảo. Sau đó, ông được các tín đồ suy tôn làm thầy tổ, và gọi ông bằng cái tên tôn kính là Đức Tôn Sư, Đức Thầy.

Kể từ đó, ông lần lượt làm nhiều bài thơ ca, sau được tập hợp lại thành quyển Sấm giảng thi văn giáo lý, nội dung cốt lõi là giáo lý của Đức Phật Thích Ca, và có phần gần gũi với tư tưởng thần bí và tín ngưỡng dân gian ở Nam Bộ lúc bấy giờ.

Tổ đình Phật giáo Hòa Hảo, xưa thuộc làng Hòa Hảo, nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.

Thời kỳ 1941 – 1944[sửa | sửa mã nguồn]

Sang năm 1941, đạo Hòa Hảo tiếp tục gia tăng số lượng tín đồ của mình một cách nhanh chóng. Khi Nhật vào Đông DươngPháp lo ngại Nhật tranh thủ giáo phái Hòa Hảo nên đã câu thúc Huỳnh Phú Sổ ở Châu ĐốcBạc LiêuCần Thơ. Năm 1942, Nhật vận động được ông về Sài Gòn. Tại đây, ông đã vận động được nhiều nhân vật hoạt động chính trị thân Nhật vào đạo Hòa Hảo để gây thanh thế, đồng thời thời gian này nhiều thanh niên theo đạo Hòa Hảo cũng tham gia các tổ chức của Nhật. Năm 1944, Phật giáo Hòa Hảo thành lập lực lượng vũ trang dưới tên gọi Đội Bảo An.[2]

Thời kỳ 1945 – 1955[sửa | sửa mã nguồn]

Xung đột với Việt Minh[sửa | sửa mã nguồn]

Tây Nam Bộ là nơi phát tích của giáo phái Hòa Hảo, với đa số tín đồ là những người dân hiền hòa, yêu nước. Nhằm thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân, Ủy ban nhân dân Nam Bộ mới thành lập sau Cách mạng tháng Tám đã mời người sáng lập giáo phái là Huỳnh Phú Sổ giữ chức ủy viên đặc biệt của Ủy ban. Tuy nhiên, Việt Minh cho rằng một số lãnh đạo Hòa Hảo có nhiều tham vọng về quyền hành đã lợi dụng danh nghĩa của giáo phái Hòa Hỏa đòi giao những tỉnh có đông tín đồ (như Cần Thơ, Long Xuyên, Châu Đốc) cho họ quản lý. Khi yêu sách này không được đáp ứng, họ 2 lần tổ chức biểu tình tuần hành, kéo vào thị xã Long Xuyên (cuối tháng 8-1945) và thị xã Châu Đốc (đầu tháng 9-1945) định gây bạo loạn cướp chính quyền. Lực lượng vũ trang cách mạng được huy động đến kịp thời giải tán.[3] Theo Archimedes L.A Patti, Hòa Hảo chống lại chủ trương của Việt Minh muốn đàm phán với Đồng Minh nên tổ chức biểu tình đòi vũ trang quần chúng chống lại việc quân Anh, Pháp đổ bộ vào Nam Kỳ[4].

Ngày 8/9/1945, những người đứng đầu Phật giáo Hòa Hảo lại tổ chức tuần hành ở thị xã Cần Thơ với khẩu hiệu chống thực dân Pháp và chống độc tài. Việt Minh cho rằng Hòa Hảo muốn cướp chính quyền.[5] Chính quyền tỉnh Cần Thơ giải tán cuộc biểu tình này, bắt những người cầm đầu, đưa ra tòa xét xử và kết án tử hình 3 người đứng đầu. Đối với tín đồ, chính quyền giải thích ý đồ của lãnh đạo Hòa Hảo, khuyên họ trở về nhà tiếp tục làm ăn, không để bị lợi dụng.[3] Huỳnh Phú Sổ giải thích với lãnh đạo Việt Minh Trần Văn Giàu đây là cuộc biểu tình của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo để biểu thị quan điểm đấu tranh chống thực dân Pháp và chống độc tài[6]. Ngày 9 tháng 9 năm 1945, Việt Minh cho Quốc gia Tự vệ Cuộc bao vây trụ sở Phật giáo Hòa Hảo ở số 8 đường Sohier, Sài Gòn để bắt Huỳnh Phú Sổ nhưng ông trốn thoát.[7] Sau cuộc biểu tình tại Cần Thơ, Hòa Hảo bị Việt Minh bắt bớ, đàn áp[5]. Hòa Hảo cho rằng trong năm 1945 khoảng 10.000 tín đồ và cán bộ của họ bị Việt Minh sát hại[8].

Với chủ trương đại đoàn kết toàn dân, ngày 6 tháng 2 năm 1946, tại Chợ Mới (Long Xuyên), Nguyễn Hữu Xuyến, Trung đoàn trưởng Khu 8 của Việt Minh, đã ký với Trần Văn Soái (Năm Lửa), thủ lĩnh một nhóm Hòa Hảo Dân Xã, một thỏa ước nhằm gác bỏ mọi hiềm khích và hiểu lầm cũ, cùng nhau đoàn kết chống thực dân Pháp[3]. Thỏa ước này gồm 3 điều khoản:

  1. Hai bên cam kết không chống lại nhau.
  2. Khi một bên bị Pháp tấn công thì bên kia ứng cứu.
  3. Hai bên phối hợp tổ chức đánh Pháp.

Tháng 6 năm 1946 Hòa Hảo tổ chức lại lực lượng vũ trang lấy tên Nghĩa quân Cách mạng Vệ quốc Liên đội Nguyễn Trung Trực[9]. Ngày 21/9/1946, Hòa Hảo thành lập Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng.

Ngày 14/11/1946, Huỳnh Phú Sổ tham gia Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam bộ với chức vụ ủy viên đặc biệt. Lực lượng vũ trang Hòa Hảo tham gia vào Vệ quốc đoàn do Nguyễn Bình chỉ huy nhưng không chấp nhận các chính trị viên do cấp trên gửi xuống. Tuy nhận lời tham gia Ủy ban Hành chánh Kháng chiến, Huỳnh Phú Sổ vẫn ngầm hoạt động chống lại chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 20/4/1946, Hòa Hảo cùng một số tổ chức khác tại miền Nam thành lập Mặt trận Quốc gia liên hiệp để tự tổ chức chống Pháp tại miền Nam Việt Nam. Mặt trận bầu Huỳnh Phú Sổ (dùng bí danh) làm Chủ tịch. Mặt trận này có lập trường chống lại chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[10][11] Mặt trận quyết định ủng hộ chính phủ Cộng hòa tự trị Nam Kỳ để từ đó tiến tới thành lập một chính quyền thống nhất Việt Nam. Nguyễn Hòa Hiệp, Tư lệnh Đệ tam sư đoàn ra thông cáo kêu gọi lực lượng kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ hãy ngưng chiến: “Chính phủ Pháp đã bằng lòng để cho chúng ta có quân đội và chính phủ riêng. Hai dân tộc Pháp và Nam Kỳ sẽ sống bình đẳng. Vậy các chiến sĩ đang chiến đấu, hãy ngừng chiến ngay“.

Ngày 17 tháng 2 năm 1947, đại diện của Huỳnh Phú Sổ là Nguyễn Bảo Toàn cùng với lãnh đạo các đảng quốc gia khác như: Nguyễn Hải Thần (Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội), Nguyễn Tường Tam (Việt Nam Quốc dân đảng) thành lập Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp với mục đích hậu thuẫn Bảo Đại đàm phán với Pháp thành lập Quốc gia Việt Nam. Theo kế hoạch của các đảng phái quốc gia tại miền Nam Việt Nam, Hòa Hảo cùng các đảng phái, tôn giáo khác sẽ dùng lực lượng vũ trang của mình từ Đông Nam Bộ (khu 7) về Tây Nam Bộ (khu 8, khu 9) lấy Đồng Tháp Mười làm căn cứ địa, nắm lấy các nguồn tiếp liệu lương thực và kiểm soát các đường giao thông giữa chiến khu 7 (nơi Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam Bộ đặt căn cứ), và hai chiến khu 8, 9 để cô lập Nguyễn Bình ở chiến khu 7, vô hiệu hóa lực lượng bộ đội Việt Minh trong hai chiến khu 8 và 9, làm bàn đạp tiến tới vị thế chủ lực lãnh đạo ở vùng Nam Bộ. Về mặt chính trị, dưới danh nghĩa của Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp sẽ tạo thế liên kết với các đảng phái quốc gia ở miền Bắc đã lưu vong sang Trung Hoa, tuyên bố không chấp nhận quyền lãnh đạo Việt Nam của Hồ Chí Minh và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[12]. Đầu tháng 4/1947, các đơn vị vũ trang của Cao Đài, Hòa Hảo, Đại Việt, Bình Xuyên di chuyển về Đồng Tháp Mười lập căn cứ. Trên đường hành quân, các đơn vị quân sự này bị chi đội 18 và chi đội 12 Vệ quốc đoàn phục kích ngăn chặn. Họ còn bị phi cơ Pháp bắn phá. Chỉ có một số đơn vị Hòa Hảo và Đại Việt đến nơi nhờ thông thuộc địa bàn. Các đơn vị Cao Đài và Bình Xuyên bị kẹt lại khu 7.[12]

Sau một thời gian tạm hòa hoãn với Việt Minh, từ tháng 3-1947, nhóm Trần Văn Soái không tham gia kháng chiến do Việt Minh lãnh đạo nữa, mà cùng một tiểu đoàn lê dương Pháp mở cuộc càn quét lớn vào 5 làng ở vùng Tân Châu (Châu Đốc). Đại đội 65 Vệ quốc đoàn cùng dân quân du kích địa phương đã đánh trả quyết liệt, buộc lực lượng của Năm Lửa và quân Pháp phải rút lui.[3] Cuối tháng 3 đầu tháng 4-1947 ở Tịnh Biên, Tri Tôn (Châu Đốc), lực lượng vũ trang Hòa Hảo và Cao Đài Tây Ninh liên tục đánh phá vùng Việt Minh kiểm soát, tàn sát thường dân, đốt phá xóm làng, truy lùng cán bộ Việt Minh và quần chúng cốt cán của Việt Minh.[3] Ngược lại, các đơn vị Vệ quốc đoàn do Việt Minh chỉ huy tại miền Tây Nam Bộ đã càn quét các vùng do Hòa Hảo kiểm soát, đốt phá nhà cửa, lương thực, giết hại thường dân theo đạo Hòa Hảo.[13]

Đầu tháng 4/1947, các đơn vị vũ trang của Cao Đài, Hòa Hảo, Đại Việt, Bình Xuyên di chuyển về Đồng Tháp Mười lập căn cứ. Trên đường hành quân, các đơn vị quân sự này bị chi đội 18 và chi đội 12 Vệ quốc đoàn phục kích ngăn chặn. Họ còn bị phi cơ Pháp bắn phá. Chỉ có một số đơn vị Hòa Hảo và Đại Việt đến nơi nhờ thông thuộc địa bàn. Các đơn vị Cao Đài và Bình Xuyên bị kẹt lại khu 7.[12] Theo Việt Minh, những người cầm đầu Dân xã Hòa Hảo phát động một cuộc thanh trừng ở Tây Nam Bộ vào ngày 6/4/1947. Những người dân không ủng hộ Dân xã Hòa Hảo đều bị xem là kẻ thù, bị giết, buộc đá vào cổ, thả trôi sông. Dân chúng vô cùng phẫn uất trước hành động dã man của Dân xã Hòa Hảo.[3] Ngoài việc giết hại dân thường, quân Dân xã Hòa Hảo còn tổ chức các hành động càn quét chống Việt Minh ở các tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc, Cần Thơ.[3]

Ngày 16 tháng 4 năm 1947 Huỳnh Phú Sổ đột ngột mất tích khi đến Tân Phú, Đồng Tháp Mười để hòa giải xung đột giữa Việt Minh và Phật giáo Hòa Hảo. Ông dự Hội Nghị với Việt Minh do Bửu Vinh mời, họp tại làng Tạ Phú, Đốc Vàng, tỉnh Long Xuyên. Trong phiên họp, đèn tắt và có tiếng súng nổ, cận vệ của ông chạy thoát về báo lại. Ngay đêm đó, có thủ bút của ông viết, gửi cho các Tư lệnh Lực lượng Phật giáo Hòa Hảo:

Ông Trần Văn Soái và Ông Nguyễn Giác Ngộ;

Tôi vừa hội hiệp với ông Bửu Vinh, bỗng có sự biến cố xảy ra, tôi và ông Vinh xuýt chết, chưa rõ nguyên nhân, còn điều tra, trong mấy anh em phòng vệ không biết chết hay chạy đi, nếu có ai về báo cáo rằng tôi bị bắt hay mưu sát thì các ông đừng náo động.

Cấm chỉ đồn đãi, cấm chỉ kéo quân đi tiếp cứu, hãy đóng quân y tại chỗ.

Sáng ngày, tôi sẽ cùng ông Bửu Vinh điều tra kỹ lưỡng rồi sẽ về sau.

Phải triệt để tuân lịnh.

Ngày 16-4-1947 : 9 giờ 15 đêm

Ký tên: S

Từ đó người ta không có tin tức về ông. Hòa Hảo tin rằng Việt Minh đã hãm hại ông sau khi đã viết lá thư đêm đó. Khi mất tích ông 27 tuổi. Các tài liệu của phương Tây, Việt Nam Cộng hòa cho rằng Việt Minh thủ tiêu ông[14][15][16]. Tài liệu của công an Việt Nam thừa nhận Huỳnh Phú Sổ đã bị Việt Minh bắt và xử tử ngày 22 tháng 12 năm 1947 tại Long Xuyên[17].

Ủng hộ Quốc gia Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Huỳnh Phú Sổ mất tích, quan hệ Hòa Hảo – Việt Minh hoàn toàn đổ vỡ. Chi đội 2 Lưu động Vệ quốc đoàn do Trần Văn Soái chỉ huy ly khai khỏi Vệ quốc đoàn[18]. Những người chống Việt Minh trong đạo Hòa Hảo hợp tác với Pháp và được Pháp hỗ trợ trang bị và cung cấp tiền bạc[3]. Phật giáo Hòa Hảo lập ra nhiều đơn vị vũ trang mới ngoài những đơn vị vũ trang khác thành lập từ năm 1944, chiếm cứ một số vùng ở Tây Nam Bộ.[3] Lực lượng vũ trang Hòa Hảo chia thành 4 nhóm kiểm soát các khu vực khác nhau tại miền Tây Nam Bộ. Các nhóm này gồm:

  1. Nhóm Trần Văn Soái (Năm Lửa), đóng tại Cái Vồn (Vĩnh Long).
  2. Nhóm Lâm Thành Nguyên (Hai Ngoán), đóng tại Cái Dầu (Châu Đốc).
  3. Nhóm Lê Quang Vinh (Ba Cụt), đóng tại Thốt Nốt (Long Xuyên).
  4. Nhóm Nguyễn Giác Ngộ, đóng tại Chợ Mới (Long Xuyên).[3]

Năm 1947, các lực lượng Việt Minh vừa tổ chức tuyên truyền vũ trang, vừa mở một trận đánh lớn tại Kinh 13. Chỉ huy quân sự của Dân xã Hòa Hảo tuyên truyền: “Súng Việt Minh bắn không nổ!“, xua tín đồ tràn vào trận địa của Việt Minh. Lực lượng vũ trang của Việt Minh một mặt giải thích cho các tín đồ hiểu, mặt khác đánh quân của Dân xã Hòa Hảo, diệt nhiều lính, thu nhiều súng, có 1 Bazoka. Ở khu vực giữa Phú An – Phú Lâm (Tân Châu), Đại đội 65 đánh bật lực lượng của Dân xã ra khỏi vùng này. Việt Minh mở rộng công tác vũ trang tuyên truyền về hướng Thoại Sơn, tiếp tục tiến công ở Ba Thê, đánh lính lê dương đi tàu sắt đổ bộ lên Mốp Văn và Núi Sập, diệt trên 200 lính.[3]

Ngày 18/5/1947, Trần Văn Soái và Đại tá Cluzet, tư lệnh quân đội Pháp tại miền Tây Nam Bộ ký kết Hiệp ước liên quân tại Cần Thơ. Phật giáo Hòa Hảo và lực lượng quân sự của họ được Pháp và Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ công nhận. Pháp cho phép Hòa Hảo kiểm soát một vùng rộng lớn ở Miền Tây (Hậu Giang), đặt Tổng hành dinh tại Cái Vồn, Cần thơ.[19] Hòa Hảo được sử dụng quân đội riêng do sĩ quan Hòa Hảo chỉ huy để bảo vệ tín đồ, được cử đại diện trong các hội đồng hành chính, được phát triển lực lượng võ trang và mang phù hiệu riêng của Phật giáo Hòa Hảo. Quân lực Hòa Hảo hoạt động một mình, nhưng có thể yêu cầu quân đội Pháp yểm trợ khi cần thiết. Ngược lại Phật giáo Hòa Hảo cam kết tôn trọng luật pháp của Pháp, từ chối mọi cộng tác với Việt Minh, và trục xuất mọi cơ quan, nhân sự, hoạt động của Việt Minh ra khỏi các khu vực Hòa Hảo, phối hợp hành quân với quân đội Pháp chống lại Việt Minh, hợp tác với bộ tư lệnh Pháp và Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ. Trần Văn Soái được Bộ tư lệnh Pháp phong thiếu tướng, các sĩ quan Hòa Hảo khác cũng được phong cấp.[18]

Tháng 6/1947, nhằm thu hút tín đồ Hòa Hảo tạo thành khối đoàn kết các lực lượng chống Pháp, Việt Minh thành lập Ban Hòa Hảo vận tại Chợ Mới – Nhà Bàn, tập trung hoạt động vùng Long Xuyên, Châu Đốc, tuyên truyền chính sách đại đoàn kết dân tộc, vận động tín đồ Hòa Hảo cùng toàn dân kháng chiến chống xâm lược Pháp.[3]

Do Phật giáo Hòa Hảo có tín đồ rất đông ở miền Tây, nhất là các tỉnh: Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên, Cần Thơ… Đạo này có tổ chức chính trị là Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng làm nòng cốt, nên có nhiều diễn biến phức tạp ngay cả trong nội bộ của đạo. Các lực lượng vũ trang Hòa Hảo hợp tác với Pháp chống lại Việt Minh, khủng bố quần chúng ủng hộ Việt Minh, gây ra nhiều tội ác.[3] Dù vậy, một bộ phận tín đồ là nông dân, khi Việt Minh tích cực vận động thì lần lượt họ giác ngộ và tham gia cuộc kháng chiến do Việt Minh lãnh đạo. Sư thúc Hòa Hảo Huỳnh Văn Trí là người chỉ huy một đơn vị vũ trang trong kháng chiến đã có công lớn trong công cuộc vận động tín đồ Hòa Hảo tham gia kháng chiến. Trong những năm 1949 – 1950, nhiều đồn bót đã án binh bất động, “trung lập hóa”, tránh không đụng độ với lực lượng Việt Minh.[3]

Thời kỳ 1955-1975[sửa | sửa mã nguồn]

Chính phủ Việt Nam Cộng hòa sau khi thành lập năm 1956 thì đã mở những cuộc hành quân như “Chiến dịch Đinh Tiên Hoàng” rồi “Chiến dịch Nguyễn Huệ” để bình định các giáo phái hầu thống nhất quân lực. Các lãnh tụ Hòa Hảo như tướng Trần Văn Soái (biệt danh Năm Lửa) rút về cố thủ Đồng Tháp; tướng Lê Quang Vinh (Ba Cụt) thì đem quân về chống giữ ở Châu ĐốcLong XuyênRạch Giá. Bị truy nã Trần Văn Soái ra hàng còn Lê Quang Vinh thì bị bắt, sau đem xử tử.[20]

Năm 1964, sau khi Nền Đệ Nhất Cộng hòa bị lật đổ, trung tướng Nguyển Giác Ngộ là Ủy viên đặc trách tôn giáo trong Hội Đồng tướng lãnh, từ đó Phật giáo Hòa Hảo có cơ hội phục hồi tổ chức, xây dựng mở mang các cơ sở tôn giáovăn hóaxã hội. Hệ thống Ban trị sự được kiện toàn từ trung ương đến cơ sở (hình thành cơ cấu tổ chức 4 cấp trung ương, tỉnhhuyện). Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng cũng được củng cố để hỗ trợ cho đạo. Ngày 18-11-1964, Hội Đồng Trị Sự trung ương Giáo Hội Phật giáo Hòa Hảo được thành lập, đồng thời cơ quan lãnh đạo Hòa Hảo có sự phân đôi thành 2 ban trị sự trung ương: phái cũ do Lương Trọng Tường, phái mới do Huỳnh Văn Nhiệm đứng đầu. Theo kiểm kê năm 1965, Phật giáo Hòa Hảo chỉ có một ít chùa, có 390 Độc giảng đường, tín đồ chừng 4 triệu ở khắp các tỉnh Nam Phần, đặc biệt các tỉnh có đông đảo tín đồ là Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Rạch Gía, Cần Thơ, Vĩnh Long.

Năm 1972, Lê Quang Liêm tách ra khỏi phái cũ của Lương Trọng Tường thành lập ban trị sự trung ương mới. Lúc này đạo Hòa Hảo có tới 3 ban trị sự trung ương cùng tồn tại cho đến thống nhất đất nước. Dù phân hóa, Phật giáo Hòa Hảo tiếp tục phát triển vào thời Đệ Nhị Cộng hòa trong đó một sự kiện lớn là việc thành lập Viện Đại học Hòa Hảo năm 1972 ở Long Xuyên. Tính đến thời điểm Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, các nhóm Hòa Hảo điều hành tổng cộng sáu trường trung học phổ thông, một viện đại học và hai bệnh viện. Tất cả những cơ sở này sau đó đều bị chính quyền mới trưng dụng quốc hữu hóa.[21]

Thời kỳ 1976-1998[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kỳ 1999-nay[sửa | sửa mã nguồn]

Phật giáo Hoà Hảo được hoạt động trở lại. Thành lập Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, xây dựng đường hướng Vì Đạo Pháp – Vì Dân tộc, thông qua hiến chương và chương trình đạo sự, hướng dẫn thống nhất toàn đạo tu đúng giáo lý, giáo luật, tôn chỉ hành đạo thuần tuý chơn truyền của Phật giáo Hòa Hảo.[22]

Từ năm 1999, tín đồ Phật giáo Hoà Hảo được phép tổ chức Lễ Khai sáng Đạo Phật giáo Hoà Hảo (18/5 ÂL) và Lễ Đản Sinh Đức Huỳnh Giáo chủ (25/11 ÂL) hằng năm.[23]

Đến nay, Phật giáo Hòa Hảo phát triển chú yếu trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có 397 Ban Trị sự cơ sở ở 17 tỉnh, thành với số lượng tính đồ trên 7 triệu người.

Theo đài RFA thì mỗi lần có các ngày lễ lớn của Phật giáo Hòa Hảo, chỉ có tín đồ thuộc các chi phái nằm trong giáo hội Phật giáo Hòa hảo chính thức do nhà nước quy định mới được làm lễ tại chùa Quang Minh Tự, các nhóm tín đồ không có giấy phép thì không được vào làm lễ[24][25]

Giáo lý Hòa Hảo[sửa | sửa mã nguồn]

Sấm giảng Thi văn Giáo lý Phật giáo Hòa Hảo.

Giáo lý Hòa Hảo được thể hiện trong những bài sấm kệ do Huỳnh Phú Sổ biên soạn, bao gồm 2 phần: Sấm Giảng giáo lý và Thi Văn giáo lý.

Phần thứ nhất: Sấm Giảng Thi văn Giáo lý. Phần này gồm 6 quyển giảng:

1. Quyển thứ nhất: Sấm giảng khuyên người đời tu niệm. Viết theo lối văn lục bát, dài 912 câu.

2. Quyển thứ nhì: Kệ dân của người khùng. Viết theo lối văn thất ngôn trường thiên, dài 476 câu.

3. Quyển thứ ba: Sám Giảng. Viết theo lối văn lục bát, dài 612 câu.

4. Quyển thứ tư: Giác mê tâm kệ. Viết theo thể văn thất ngôn trường thiên, dài 846 câu.

5. Quyển thứ năm: Khuyến thiện. Quyển này dài 776 câu, đoạn đầu và đoạn cuối viết theo thể thơ lục bát, đoạn giữa theo lối thơ thất ngôn trường thiên.

6. Quyển thứ sáu: Những điều sơ lược cần biết của kẻ tu hiền. Quyển này viết theo lối văn xuôi (tản văn), trình bày toàn bộ tôn chỉ, giới luật của Đạo.

Phần thứ hai: Thi Văn Giáo Lý. Phần này bao gồm hơn 200 bài thi thơ do Huỳnh Phú Sổ viết từ năm Kỷ Mão (1939) đến năm Đinh Hợi (1947).

Có thể coi giáo lý Hòa Hảo là sự tiếp thu và nâng cao tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương của Đoàn Minh Huyên, gồm phần “Học Phật” và phần “Tu nhân”:

  • Phần “Học Phật”: chủ yếu dựa vào giáo lý đạo Phật song được giản lược nhiều và có thêm bớt đôi chút. Tinh thần chính là khuyên tín đồ ăn ngay ở hiền.
  • Phần “Tu nhân”: theo giáo lý Hòa Hảo tu nhân có nghĩa là tu “tứ ân hiếu nghĩa”- đó là 4 điều Đoàn Minh Huyên, đã chỉ ra, bao gồm Ân tổ tiên cha mẹ, Ân đất nước, Ân đồng bào nhân loại, Ân tam bảo (Phật, Pháp, Tăng).

Đạo Hòa Hảo khuyên tín đồ vừa học Phật vừa tu nhân để tạo nên công đức. Có công đức để trở thành bậc hiền nhân. Song, họ đặc biệt yêu cầu tín đạo phải tu nhân, cho rằng việc tu hành phải dựa trên đạo đức, trước hết đạo làm người: Thiên kinh vạn điển, hiếu nghĩa vi tiên (Không có tu nhân thì không thể học Phật, hoặc học Phật mà chẳng tu nhân thì cũng vô nghĩa); Dục tu Tiên Đạo, tiên tu Nhơn Đạo. Nhơn Đạo bất tu, Tiên Đạo viễn hỹ (Muốn tu thành Tiên Phật trước hết phải tu đạo làm người, đạo người mà không tu thì Tiên Phật còn xa vời).

Nghi lễ và tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Thờ phượng[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo lý Phật giáo Hoà Hảo chủ trương thờ phượng đơn giản, không cầu kỳ phức tạp, trở về với nội tâm hơn là hình tướng bên ngoài, đúng với tinh thần vô vi mà Đức Phật Thích Ca đã đề xướng.

Người tín đồ Phật giáo Hoà Hảo thờ cúng ba ngôi hương án tại nhà, bao gồm:

– Thứ nhất là Ngôi thờ Cửu Huyền Thất Tổ: thờ cúng tổ tiên, theo đạo lý uống nước nhớ nguồn.

– Thứ hai là Ngôi thờ Tam Bảo: thờ Thập phương Phật, Pháp, Tăng. Ngôi thờ này có đặt một tấm vải màu nâu (gọi là Trần Dà) tượng trưng cho sự thoát tục và sự đoàn kết. Chúng ta hãy xem qua lời dạy của Đức Huỳnh Giáo chủ:

“Nhưng riêng về cư-sĩ ở nhà không nên tạo thêm nữa; nên thờ đơn-giản cho lòng tin-tưởng trở lại tâm hồn hơn ở vào các sự hào nhoáng bề ngoài. Từ trước chúng ta thờ trần điều là di tích của Đức Phật Thầy Tây-An để lại. Nhưng gần đây có nhiều kẻ thờ trần điều tự xưng cùng tông-phái với chúng ta, làm sái phép, sái với tôn-chỉ của Đức Phật, nên toàn-thể người trong Đạo đổi lại màu dà. Lại nữa, từ trước đến giờ các sư dùng màu dà để biểu-hiện cho sự thoát tục của mình, và màu ấy là sự kết hợp của tất cả các màu sắc khác, nên có thể tượng trưng cho sự hòa-hiệp của nhân-loại không phân biệt chủng tộc và cá-nhân. Vì vậy chúng ta dùng nó trong chỗ thờ-phượng để tiêu-biểu cho tinh-thần vô thượng của nhà Phật”.

-Thứ ba là Ngôi Thông Thiên: đặt ngoài trời.

Về cách cúng Phật, chỉ nên cúng nước lạnh, bông hoa và nhang thôi. Nước lạnh tiêu-biểu cho sự trong sạch, bông hoa tiêu-biểu cho sự tinh khiết, còn nhang, dùng đặng bán mùi uế-trược. Ngoài ra chẳng nên cúng một món gì khác cả. Bàn thờ ông bà cúng món chi cũng đặng“. (lời Đức Huỳnh Giáo chủ).

Như trên thì, ngôi thờ Tam Bảo và ngôi Thông Thiên chỉ đặt lư hương, bình hoa, ly nước sạch, ngoài ra không cúng gì khác nữa. Bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ thì ngoài ba thứ trên có thể dâng cúng thêm thực phẩm: bánh trái, thức ăn nhưng nên cúng chay.

Hành lễ[sửa | sửa mã nguồn]

Huỳnh Phú Sổ dạy:

Chỉ thờ lạy Đức Phật, Tổ-tiên, ông bà, cha mẹ lúc còn sống và các vị anh-hùng cứu quốc. Với những kẻ khác, nên bỏ hẳn sự lạy lục người sống, cho đến Thầy mình cũng vậy, chỉ xá thôi.

Người tín đồ Phật giáo Hoà Hảo hành lễ mỗi ngày hai thời vào buổi sáng và buổi chiều theo nghi thức đã được chỉ dạy trong quyển thứ sáu.

Các ngày lễ tết[sửa | sửa mã nguồn]

Các ngày Lễ kỷ niệm trong Đạo đều tổ chức vào ngày âm lịch. Trong một năm, theo âm lịch đạo Hòa Hảo có các ngày lễ, Tết chính:

  • Ngày 1 tháng GiêngTết Nguyên Đán
  • Ngày Rằm tháng Giêng: Lễ Thượng Ngươn
  • Ngày 25 tháng 2: ngày Đức Huỳnh Giáo chủ vắng mặt
  • Ngày 8 tháng 4: Lễ Phật đản
  • Ngày 18 tháng 5: Lễ Khai sáng Đạo Phật giáo Hoà Hảo
  • Ngày Rằm tháng 7: Lễ Trung Ngươn, Vu Lan Báo Hiếu
  • Ngày 12 tháng 8: Vía Phật Thầy Tây An
  • Ngày Rằm tháng 10: Lễ Hạ Ngươn
  • Ngày 17 tháng 11: Lễ Phật A-di-đà
  • Ngày 25 tháng 11: Lễ Đản Sinh Đức Huỳnh Giáo chủ.
  • Ngày 8 tháng Chạp: Lễ Phật thành đạo

Ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ [1]
  2. ^ Nguyễn Long Thành Nam,Phật giáo Hòa Hảo trong lòng lịch sử dân tộc, Phần 4: Phật giáo Hòa Hảo và cách mạng, Chương 9: Phong trào Bảo An chuẩn bị đấu tranh, Phần 3: Đội Bảo An, Tập san Đuốc Từ Bi, năm 1991
  3. a ă â b c d đ e ê g h i k l Lịch sử Tây Nam Bộ kháng chiến, Tập 1 (1945-1954), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2010
  4. ^ Why Vietnam, Archimedes L.A Patti, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2008, trang 459, 460, 461, 490
  5. a ă Nguyễn Long Thành Nam, Phật giáo Hòa Hảo trong dòng lịch sử dân tộc, Phần IV: Phật giáo Hòa Hảo và cách mạng, Chương 10: Sơ lược diễn tiến đấu tranh tại miền Nam Việt Nam, Mục 10: Cuộc Biểu Tình Cần Thơ 8-9-1945 Để Làm Gì, Tập san Đuốc Từ Bi, 1991
  6. ^ Nguyễn Long Thành Nam, Phật giáo Hòa Hảo trong dòng lịch sử dân tộc, Phần IV: Phật giáo Hòa Hảo và cách mạng, Chương 10: Sơ lược diễn tiến đấu tranh tại miền Nam Việt Nam, Mục 10: Cuộc Biểu Tình Cần Thơ 8-9-1945 Để Làm Gì, Tập san Đuốc Từ Bi, 1991
  7. ^ Nguyễn Long Thành Nam,Phật giáo Hòa Hảo trong lòng lịch sử dân tộc, Phần 4: Phật giáo Hòa Hảo và cách mạng, Chương 10: Sơ lược diễn tiến đấu tranh tại miền Nam Việt Nam, Phần 5: Cuộc Biểu Tình Cần Thơ 8 – 9 – 1945 Để Làm Gì, Tập san Đuốc Từ Bi, năm 1991
  8. ^ Nguyễn Long Thành Nam, Phật giáo Hòa Hảo trong dòng lịch sử dân tộc, Phần IV: Phật giáo Hòa Hảo và cách mạng, Chương 10: Sơ lược diễn tiến đấu tranh tại miền Nam Việt Nam, Mục 9: Phong trào truy lùng và xử án Việt gian, Tập san Đuốc Từ Bi, 1991
  9. ^ Savani, A. M. Visage et Images du Sud Viet-Nam, trang 89, Saigon: Impremerie Française d’Outre-mer, 1955
  10. ^ Nguyễn Bình Và Mặt Trận Quốc gia Liên Hiệp, hoahao, 29.11.2005
  11. ^ Hồi ký 1925 – 1964, tập 2, trang 344-345, Nguyễn Kỳ Nam, Nhật báo Dân Chủ Mới, 1964
  12. a ă â Nguyễn Long Thành Nam, Phật giáo Hòa Hảo trong dòng lịch sử dân tộc, Phần IV: Phật giáo Hòa Hảo và cách mạng, Chương 10: Sơ lược diễn tiến đấu tranh tại miền Nam Việt Nam, Mục 16: Thế kẹt lịch sử và chiến thuật gỡ kẹt, Tập san Đuốc Từ Bi, 1991
  13. ^ Nguyễn Long Thành Nam, Phật giáo Hòa Hảo trong dòng lịch sử dân tộc, Phần V: Sau khi đức Huỳnh giáo chủ ra đi, Chương 11: Giai đoạn quân sự hóa 1947-1955, Mục 4: Thế kẹt không có giải pháp vẹn toàn, Tập san Đuốc Từ Bi, 1991
  14. ^ Savani, A. M. Visage et Images du Sud Viet-Nam. Saigon: Impremerie Française d’Outre-mer, trang 90, 1955
  15. ^ Arthur J. Dommen, The Indochinese Experience of the French and the Americans: Nationalism and Communism in Cambodia, Laos, and Vietnam, page 186, Indiana University Press, 2001
  16. ^ Minh Võ, Hồ Chí Minh, nhân định tổng hợp, trang 282, Falls Church, VA: Tiếng Quê hương, 2003.
  17. ^ Từ điển nghiệp vụ phổ thông, trang 574, Viện nghiên cứu Khoa học Công an, Bộ Nội vụ, 1977, Hà Nội
  18. a ă Nguyễn Long Thành Nam, Phật giáo Hòa Hảo trong dòng lịch sử dân tộc, Phần V: Sau khi đức Huỳnh giáo chủ ra đi, Chương 11: Giai đoạn quân sự hóa 1947-1955, Mục 5: Hiệp định liên quân Pháp-Hòa Hảo ra đời, Tập san Đuốc Từ Bi, 1991
  19. ^ Cái Vồn trước năm 1975 là Trung tâm Hành chính của Quận Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Sau năm 1975 là Thị trấn Huyện lỵ Huyện Bình Minh. Nay là Trung tâm Thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
  20. ^ Chuyện Năm Lửa và Ba Cụt
  21. ^ Tình Hình Pg Hòa Hảo Sôi Động Báo Việt Báo tường thuật
  22. ^ “Đôi nét về Đức Huỳnh Giáo chủ”.
  23. ^ “Kỷ niệm 78 năm Ngày khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo”.
  24. ^ Lễ Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo chủ bị ngăn cản, RFA, 15.1.2015
  25. ^ Tín đồ PGHH lại bị ngăn cản tổ chức lễ, RFA, 3.7.2015

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Savani, A. M. Visage et images du Sud Viet-Nam. Saigon: Imprimerie française d’Outre-mer, 1955.
  • Huỳnh Phú Sổ, Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý Toàn Bộ

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Advertisement
Categories: Sinh Hoạt Tôn Giáo | Leave a comment

Phật giáo Hòa Hảo

Phật giáo Hòa Hảo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Buớc tưới chuyển hướngBước tới tìm kiếm

Biểu tượng Phật giáo Hòa Hảo

Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ

Phật giáo Hòa Hảo, là một tông phái Phật giáo do Huỳnh Phú Sổ khai lập năm Kỷ Mão 1939, lấy pháp môn “Học Phật – Tu Nhân” làm căn bản và chủ trương tu hành tại gia (Tại gia cư sĩ). Tôn giáo này lấy nền tảng là Đạo Phật, kết hợp với những bài sấm kệ do chính Huỳnh Phú Sổ biên soạn.

Theo thống kê năm 2009 có khoảng 1.433.252 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo khiến tôn giáo này trở thành tôn giáo có số tín đồ đông thứ 4 tại Việt Nam.[1]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ra đời[sửa | sửa mã nguồn]

Phật giáo Hòa Hảo ra đời tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) vào năm 1939 do Huỳnh Phú Sổ sáng lập.

Huỳnh Phú Sổ, còn được gọi là “Thầy Tư Hoà Hảo”, “Đức Huỳnh Giáo chủ”, khi đó chưa đầy 18 tuổi, tuyên bố mình là bậc “Sinh nhi tri”, biết được quá khứ nhìn thấu tương lai, được thọ mệnh cùng với Phật A-di-đà và Phật Thích-ca Mâu-ni, xuống hạ giới có nhiệm vụ truyền bá cho dân chúng tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương để Chấn hưng Phật giáo, cứu độ chúng sinh khỏi sông mê, biển khổ và “đưa nhân loại đi vào vòng hạnh phúc”. Ông chữa bệnh cho người dân bằng các bài thuốc nam do ông kê toa hoặc nước lã, giấy vàng, lá xoài, lá ổi, bông trang, bông thọ, đồng thời qua đó ông truyền dạy giáo lý bằng những bài sám giảng (còn gọi là sấm giảng) do ông soạn thảo. Vì vậy chỉ trong vòng 2 năm từ 1937 đến 1939 số người tin theo ông đã khá đông và ông trở nên nổi tiếng khắp vùng.

Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (tức 4 tháng 7 năm 1939), Huỳnh Phú Sổ bắt đầu khai đạo, khi ông chưa tròn 20 tuổi. Nơi tổ chức lễ khai đạo chính là gia đình ông. Ông đã lấy tên ngôi làng Hòa Hảo nơi mình sinh ra để đặt tên cho tôn giáo mới của mình: Phật giáo Hòa Hảo. Sau đó, ông được các tín đồ suy tôn làm thầy tổ, và gọi ông bằng cái tên tôn kính là Đức Tôn Sư, Đức Thầy.

Kể từ đó, ông lần lượt làm nhiều bài thơ ca, sau được tập hợp lại thành quyển Sấm giảng thi văn giáo lý, nội dung cốt lõi là giáo lý của Đức Phật Thích Ca, và có phần gần gũi với tư tưởng thần bí và tín ngưỡng dân gian ở Nam Bộ lúc bấy giờ.

Tổ đình Phật giáo Hòa Hảo, xưa thuộc làng Hòa Hảo, nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.

Thời kỳ 1941 – 1944[sửa | sửa mã nguồn]

Sang năm 1941, đạo Hòa Hảo tiếp tục gia tăng số lượng tín đồ của mình một cách nhanh chóng. Khi Nhật vào Đông DươngPháp lo ngại Nhật tranh thủ giáo phái Hòa Hảo nên đã câu thúc Huỳnh Phú Sổ ở Châu ĐốcBạc LiêuCần Thơ. Năm 1942, Nhật vận động được ông về Sài Gòn. Tại đây, ông đã vận động được nhiều nhân vật hoạt động chính trị thân Nhật vào đạo Hòa Hảo để gây thanh thế, đồng thời thời gian này nhiều thanh niên theo đạo Hòa Hảo cũng tham gia các tổ chức của Nhật. Năm 1944, Phật giáo Hòa Hảo thành lập lực lượng vũ trang dưới tên gọi Đội Bảo An.[2]

Thời kỳ 1945 – 1955[sửa | sửa mã nguồn]

Xung đột với Việt Minh[sửa | sửa mã nguồn]

Tây Nam Bộ là nơi phát tích của giáo phái Hòa Hảo, với đa số tín đồ là những người dân hiền hòa, yêu nước. Nhằm thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân, Ủy ban nhân dân Nam Bộ mới thành lập sau Cách mạng tháng Tám đã mời người sáng lập giáo phái là Huỳnh Phú Sổ giữ chức ủy viên đặc biệt của Ủy ban. Tuy nhiên, Việt Minh cho rằng một số lãnh đạo Hòa Hảo có nhiều tham vọng về quyền hành đã lợi dụng danh nghĩa của giáo phái Hòa Hỏa đòi giao những tỉnh có đông tín đồ (như Cần Thơ, Long Xuyên, Châu Đốc) cho họ quản lý. Khi yêu sách này không được đáp ứng, họ 2 lần tổ chức biểu tình tuần hành, kéo vào thị xã Long Xuyên (cuối tháng 8-1945) và thị xã Châu Đốc (đầu tháng 9-1945) định gây bạo loạn cướp chính quyền. Lực lượng vũ trang cách mạng được huy động đến kịp thời giải tán.[3] Theo Archimedes L.A Patti, Hòa Hảo chống lại chủ trương của Việt Minh muốn đàm phán với Đồng Minh nên tổ chức biểu tình đòi vũ trang quần chúng chống lại việc quân Anh, Pháp đổ bộ vào Nam Kỳ[4].

Ngày 8/9/1945, những người đứng đầu Phật giáo Hòa Hảo lại tổ chức tuần hành ở thị xã Cần Thơ với khẩu hiệu chống thực dân Pháp và chống độc tài. Việt Minh cho rằng Hòa Hảo muốn cướp chính quyền.[5] Chính quyền tỉnh Cần Thơ giải tán cuộc biểu tình này, bắt những người cầm đầu, đưa ra tòa xét xử và kết án tử hình 3 người đứng đầu. Đối với tín đồ, chính quyền giải thích ý đồ của lãnh đạo Hòa Hảo, khuyên họ trở về nhà tiếp tục làm ăn, không để bị lợi dụng.[3] Huỳnh Phú Sổ giải thích với lãnh đạo Việt Minh Trần Văn Giàu đây là cuộc biểu tình của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo để biểu thị quan điểm đấu tranh chống thực dân Pháp và chống độc tài[6]. Ngày 9 tháng 9 năm 1945, Việt Minh cho Quốc gia Tự vệ Cuộc bao vây trụ sở Phật giáo Hòa Hảo ở số 8 đường Sohier, Sài Gòn để bắt Huỳnh Phú Sổ nhưng ông trốn thoát.[7] Sau cuộc biểu tình tại Cần Thơ, Hòa Hảo bị Việt Minh bắt bớ, đàn áp[5]. Hòa Hảo cho rằng trong năm 1945 khoảng 10.000 tín đồ và cán bộ của họ bị Việt Minh sát hại[8].

Với chủ trương đại đoàn kết toàn dân, ngày 6 tháng 2 năm 1946, tại Chợ Mới (Long Xuyên), Nguyễn Hữu Xuyến, Trung đoàn trưởng Khu 8 của Việt Minh, đã ký với Trần Văn Soái (Năm Lửa), thủ lĩnh một nhóm Hòa Hảo Dân Xã, một thỏa ước nhằm gác bỏ mọi hiềm khích và hiểu lầm cũ, cùng nhau đoàn kết chống thực dân Pháp[3]. Thỏa ước này gồm 3 điều khoản:

  1. Hai bên cam kết không chống lại nhau.
  2. Khi một bên bị Pháp tấn công thì bên kia ứng cứu.
  3. Hai bên phối hợp tổ chức đánh Pháp.

Tháng 6 năm 1946 Hòa Hảo tổ chức lại lực lượng vũ trang lấy tên Nghĩa quân Cách mạng Vệ quốc Liên đội Nguyễn Trung Trực[9]. Ngày 21/9/1946, Hòa Hảo thành lập Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng.

Ngày 14/11/1946, Huỳnh Phú Sổ tham gia Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam bộ với chức vụ ủy viên đặc biệt. Lực lượng vũ trang Hòa Hảo tham gia vào Vệ quốc đoàn do Nguyễn Bình chỉ huy nhưng không chấp nhận các chính trị viên do cấp trên gửi xuống. Tuy nhận lời tham gia Ủy ban Hành chánh Kháng chiến, Huỳnh Phú Sổ vẫn ngầm hoạt động chống lại chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 20/4/1946, Hòa Hảo cùng một số tổ chức khác tại miền Nam thành lập Mặt trận Quốc gia liên hiệp để tự tổ chức chống Pháp tại miền Nam Việt Nam. Mặt trận bầu Huỳnh Phú Sổ (dùng bí danh) làm Chủ tịch. Mặt trận này có lập trường chống lại chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[10][11] Mặt trận quyết định ủng hộ chính phủ Cộng hòa tự trị Nam Kỳ để từ đó tiến tới thành lập một chính quyền thống nhất Việt Nam. Nguyễn Hòa Hiệp, Tư lệnh Đệ tam sư đoàn ra thông cáo kêu gọi lực lượng kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ hãy ngưng chiến: “Chính phủ Pháp đã bằng lòng để cho chúng ta có quân đội và chính phủ riêng. Hai dân tộc Pháp và Nam Kỳ sẽ sống bình đẳng. Vậy các chiến sĩ đang chiến đấu, hãy ngừng chiến ngay“.

Ngày 17 tháng 2 năm 1947, đại diện của Huỳnh Phú Sổ là Nguyễn Bảo Toàn cùng với lãnh đạo các đảng quốc gia khác như: Nguyễn Hải Thần (Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội), Nguyễn Tường Tam (Việt Nam Quốc dân đảng) thành lập Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp với mục đích hậu thuẫn Bảo Đại đàm phán với Pháp thành lập Quốc gia Việt Nam. Theo kế hoạch của các đảng phái quốc gia tại miền Nam Việt Nam, Hòa Hảo cùng các đảng phái, tôn giáo khác sẽ dùng lực lượng vũ trang của mình từ Đông Nam Bộ (khu 7) về Tây Nam Bộ (khu 8, khu 9) lấy Đồng Tháp Mười làm căn cứ địa, nắm lấy các nguồn tiếp liệu lương thực và kiểm soát các đường giao thông giữa chiến khu 7 (nơi Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam Bộ đặt căn cứ), và hai chiến khu 8, 9 để cô lập Nguyễn Bình ở chiến khu 7, vô hiệu hóa lực lượng bộ đội Việt Minh trong hai chiến khu 8 và 9, làm bàn đạp tiến tới vị thế chủ lực lãnh đạo ở vùng Nam Bộ. Về mặt chính trị, dưới danh nghĩa của Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp sẽ tạo thế liên kết với các đảng phái quốc gia ở miền Bắc đã lưu vong sang Trung Hoa, tuyên bố không chấp nhận quyền lãnh đạo Việt Nam của Hồ Chí Minh và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[12]. Đầu tháng 4/1947, các đơn vị vũ trang của Cao Đài, Hòa Hảo, Đại Việt, Bình Xuyên di chuyển về Đồng Tháp Mười lập căn cứ. Trên đường hành quân, các đơn vị quân sự này bị chi đội 18 và chi đội 12 Vệ quốc đoàn phục kích ngăn chặn. Họ còn bị phi cơ Pháp bắn phá. Chỉ có một số đơn vị Hòa Hảo và Đại Việt đến nơi nhờ thông thuộc địa bàn. Các đơn vị Cao Đài và Bình Xuyên bị kẹt lại khu 7.[12]

Sau một thời gian tạm hòa hoãn với Việt Minh, từ tháng 3-1947, nhóm Trần Văn Soái không tham gia kháng chiến do Việt Minh lãnh đạo nữa, mà cùng một tiểu đoàn lê dương Pháp mở cuộc càn quét lớn vào 5 làng ở vùng Tân Châu (Châu Đốc). Đại đội 65 Vệ quốc đoàn cùng dân quân du kích địa phương đã đánh trả quyết liệt, buộc lực lượng của Năm Lửa và quân Pháp phải rút lui.[3] Cuối tháng 3 đầu tháng 4-1947 ở Tịnh Biên, Tri Tôn (Châu Đốc), lực lượng vũ trang Hòa Hảo và Cao Đài Tây Ninh liên tục đánh phá vùng Việt Minh kiểm soát, tàn sát thường dân, đốt phá xóm làng, truy lùng cán bộ Việt Minh và quần chúng cốt cán của Việt Minh.[3] Ngược lại, các đơn vị Vệ quốc đoàn do Việt Minh chỉ huy tại miền Tây Nam Bộ đã càn quét các vùng do Hòa Hảo kiểm soát, đốt phá nhà cửa, lương thực, giết hại thường dân theo đạo Hòa Hảo.[13]

Đầu tháng 4/1947, các đơn vị vũ trang của Cao Đài, Hòa Hảo, Đại Việt, Bình Xuyên di chuyển về Đồng Tháp Mười lập căn cứ. Trên đường hành quân, các đơn vị quân sự này bị chi đội 18 và chi đội 12 Vệ quốc đoàn phục kích ngăn chặn. Họ còn bị phi cơ Pháp bắn phá. Chỉ có một số đơn vị Hòa Hảo và Đại Việt đến nơi nhờ thông thuộc địa bàn. Các đơn vị Cao Đài và Bình Xuyên bị kẹt lại khu 7.[12] Theo Việt Minh, những người cầm đầu Dân xã Hòa Hảo phát động một cuộc thanh trừng ở Tây Nam Bộ vào ngày 6/4/1947. Những người dân không ủng hộ Dân xã Hòa Hảo đều bị xem là kẻ thù, bị giết, buộc đá vào cổ, thả trôi sông. Dân chúng vô cùng phẫn uất trước hành động dã man của Dân xã Hòa Hảo.[3] Ngoài việc giết hại dân thường, quân Dân xã Hòa Hảo còn tổ chức các hành động càn quét chống Việt Minh ở các tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc, Cần Thơ.[3]

Ngày 16 tháng 4 năm 1947 Huỳnh Phú Sổ đột ngột mất tích khi đến Tân Phú, Đồng Tháp Mười để hòa giải xung đột giữa Việt Minh và Phật giáo Hòa Hảo. Ông dự Hội Nghị với Việt Minh do Bửu Vinh mời, họp tại làng Tạ Phú, Đốc Vàng, tỉnh Long Xuyên. Trong phiên họp, đèn tắt và có tiếng súng nổ, cận vệ của ông chạy thoát về báo lại. Ngay đêm đó, có thủ bút của ông viết, gửi cho các Tư lệnh Lực lượng Phật giáo Hòa Hảo:

Ông Trần Văn Soái và Ông Nguyễn Giác Ngộ;

Tôi vừa hội hiệp với ông Bửu Vinh, bỗng có sự biến cố xảy ra, tôi và ông Vinh xuýt chết, chưa rõ nguyên nhân, còn điều tra, trong mấy anh em phòng vệ không biết chết hay chạy đi, nếu có ai về báo cáo rằng tôi bị bắt hay mưu sát thì các ông đừng náo động.

Cấm chỉ đồn đãi, cấm chỉ kéo quân đi tiếp cứu, hãy đóng quân y tại chỗ.

Sáng ngày, tôi sẽ cùng ông Bửu Vinh điều tra kỹ lưỡng rồi sẽ về sau.

Phải triệt để tuân lịnh.

Ngày 16-4-1947 : 9 giờ 15 đêm

Ký tên: S

Từ đó người ta không có tin tức về ông. Hòa Hảo tin rằng Việt Minh đã hãm hại ông sau khi đã viết lá thư đêm đó. Khi mất tích ông 27 tuổi. Các tài liệu của phương Tây, Việt Nam Cộng hòa cho rằng Việt Minh thủ tiêu ông[14][15][16]. Tài liệu của công an Việt Nam thừa nhận Huỳnh Phú Sổ đã bị Việt Minh bắt và xử tử ngày 22 tháng 12 năm 1947 tại Long Xuyên[17].

Ủng hộ Quốc gia Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Huỳnh Phú Sổ mất tích, quan hệ Hòa Hảo – Việt Minh hoàn toàn đổ vỡ. Chi đội 2 Lưu động Vệ quốc đoàn do Trần Văn Soái chỉ huy ly khai khỏi Vệ quốc đoàn[18]. Những người chống Việt Minh trong đạo Hòa Hảo hợp tác với Pháp và được Pháp hỗ trợ trang bị và cung cấp tiền bạc[3]. Phật giáo Hòa Hảo lập ra nhiều đơn vị vũ trang mới ngoài những đơn vị vũ trang khác thành lập từ năm 1944, chiếm cứ một số vùng ở Tây Nam Bộ.[3] Lực lượng vũ trang Hòa Hảo chia thành 4 nhóm kiểm soát các khu vực khác nhau tại miền Tây Nam Bộ. Các nhóm này gồm:

  1. Nhóm Trần Văn Soái (Năm Lửa), đóng tại Cái Vồn (Vĩnh Long).
  2. Nhóm Lâm Thành Nguyên (Hai Ngoán), đóng tại Cái Dầu (Châu Đốc).
  3. Nhóm Lê Quang Vinh (Ba Cụt), đóng tại Thốt Nốt (Long Xuyên).
  4. Nhóm Nguyễn Giác Ngộ, đóng tại Chợ Mới (Long Xuyên).[3]

Năm 1947, các lực lượng Việt Minh vừa tổ chức tuyên truyền vũ trang, vừa mở một trận đánh lớn tại Kinh 13. Chỉ huy quân sự của Dân xã Hòa Hảo tuyên truyền: “Súng Việt Minh bắn không nổ!“, xua tín đồ tràn vào trận địa của Việt Minh. Lực lượng vũ trang của Việt Minh một mặt giải thích cho các tín đồ hiểu, mặt khác đánh quân của Dân xã Hòa Hảo, diệt nhiều lính, thu nhiều súng, có 1 Bazoka. Ở khu vực giữa Phú An – Phú Lâm (Tân Châu), Đại đội 65 đánh bật lực lượng của Dân xã ra khỏi vùng này. Việt Minh mở rộng công tác vũ trang tuyên truyền về hướng Thoại Sơn, tiếp tục tiến công ở Ba Thê, đánh lính lê dương đi tàu sắt đổ bộ lên Mốp Văn và Núi Sập, diệt trên 200 lính.[3]

Ngày 18/5/1947, Trần Văn Soái và Đại tá Cluzet, tư lệnh quân đội Pháp tại miền Tây Nam Bộ ký kết Hiệp ước liên quân tại Cần Thơ. Phật giáo Hòa Hảo và lực lượng quân sự của họ được Pháp và Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ công nhận. Pháp cho phép Hòa Hảo kiểm soát một vùng rộng lớn ở Miền Tây (Hậu Giang), đặt Tổng hành dinh tại Cái Vồn, Cần thơ.[19] Hòa Hảo được sử dụng quân đội riêng do sĩ quan Hòa Hảo chỉ huy để bảo vệ tín đồ, được cử đại diện trong các hội đồng hành chính, được phát triển lực lượng võ trang và mang phù hiệu riêng của Phật giáo Hòa Hảo. Quân lực Hòa Hảo hoạt động một mình, nhưng có thể yêu cầu quân đội Pháp yểm trợ khi cần thiết. Ngược lại Phật giáo Hòa Hảo cam kết tôn trọng luật pháp của Pháp, từ chối mọi cộng tác với Việt Minh, và trục xuất mọi cơ quan, nhân sự, hoạt động của Việt Minh ra khỏi các khu vực Hòa Hảo, phối hợp hành quân với quân đội Pháp chống lại Việt Minh, hợp tác với bộ tư lệnh Pháp và Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ. Trần Văn Soái được Bộ tư lệnh Pháp phong thiếu tướng, các sĩ quan Hòa Hảo khác cũng được phong cấp.[18]

Tháng 6/1947, nhằm thu hút tín đồ Hòa Hảo tạo thành khối đoàn kết các lực lượng chống Pháp, Việt Minh thành lập Ban Hòa Hảo vận tại Chợ Mới – Nhà Bàn, tập trung hoạt động vùng Long Xuyên, Châu Đốc, tuyên truyền chính sách đại đoàn kết dân tộc, vận động tín đồ Hòa Hảo cùng toàn dân kháng chiến chống xâm lược Pháp.[3]

Do Phật giáo Hòa Hảo có tín đồ rất đông ở miền Tây, nhất là các tỉnh: Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên, Cần Thơ… Đạo này có tổ chức chính trị là Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng làm nòng cốt, nên có nhiều diễn biến phức tạp ngay cả trong nội bộ của đạo. Các lực lượng vũ trang Hòa Hảo hợp tác với Pháp chống lại Việt Minh, khủng bố quần chúng ủng hộ Việt Minh, gây ra nhiều tội ác.[3] Dù vậy, một bộ phận tín đồ là nông dân, khi Việt Minh tích cực vận động thì lần lượt họ giác ngộ và tham gia cuộc kháng chiến do Việt Minh lãnh đạo. Sư thúc Hòa Hảo Huỳnh Văn Trí là người chỉ huy một đơn vị vũ trang trong kháng chiến đã có công lớn trong công cuộc vận động tín đồ Hòa Hảo tham gia kháng chiến. Trong những năm 1949 – 1950, nhiều đồn bót đã án binh bất động, “trung lập hóa”, tránh không đụng độ với lực lượng Việt Minh.[3]

Thời kỳ 1955-1975[sửa | sửa mã nguồn]

Chính phủ Việt Nam Cộng hòa sau khi thành lập năm 1956 thì đã mở những cuộc hành quân như “Chiến dịch Đinh Tiên Hoàng” rồi “Chiến dịch Nguyễn Huệ” để bình định các giáo phái hầu thống nhất quân lực. Các lãnh tụ Hòa Hảo như tướng Trần Văn Soái (biệt danh Năm Lửa) rút về cố thủ Đồng Tháp; tướng Lê Quang Vinh (Ba Cụt) thì đem quân về chống giữ ở Châu ĐốcLong XuyênRạch Giá. Bị truy nã Trần Văn Soái ra hàng còn Lê Quang Vinh thì bị bắt, sau đem xử tử.[20]

Năm 1964, sau khi Nền Đệ Nhất Cộng hòa bị lật đổ, trung tướng Nguyển Giác Ngộ là Ủy viên đặc trách tôn giáo trong Hội Đồng tướng lãnh, từ đó Phật giáo Hòa Hảo có cơ hội phục hồi tổ chức, xây dựng mở mang các cơ sở tôn giáovăn hóaxã hội. Hệ thống Ban trị sự được kiện toàn từ trung ương đến cơ sở (hình thành cơ cấu tổ chức 4 cấp trung ương, tỉnhhuyện). Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng cũng được củng cố để hỗ trợ cho đạo. Ngày 18-11-1964, Hội Đồng Trị Sự trung ương Giáo Hội Phật giáo Hòa Hảo được thành lập, đồng thời cơ quan lãnh đạo Hòa Hảo có sự phân đôi thành 2 ban trị sự trung ương: phái cũ do Lương Trọng Tường, phái mới do Huỳnh Văn Nhiệm đứng đầu. Theo kiểm kê năm 1965, Phật giáo Hòa Hảo chỉ có một ít chùa, có 390 Độc giảng đường, tín đồ chừng 4 triệu ở khắp các tỉnh Nam Phần, đặc biệt các tỉnh có đông đảo tín đồ là Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Rạch Gía, Cần Thơ, Vĩnh Long.

Năm 1972, Lê Quang Liêm tách ra khỏi phái cũ của Lương Trọng Tường thành lập ban trị sự trung ương mới. Lúc này đạo Hòa Hảo có tới 3 ban trị sự trung ương cùng tồn tại cho đến thống nhất đất nước. Dù phân hóa, Phật giáo Hòa Hảo tiếp tục phát triển vào thời Đệ Nhị Cộng hòa trong đó một sự kiện lớn là việc thành lập Viện Đại học Hòa Hảo năm 1972 ở Long Xuyên. Tính đến thời điểm Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, các nhóm Hòa Hảo điều hành tổng cộng sáu trường trung học phổ thông, một viện đại học và hai bệnh viện. Tất cả những cơ sở này sau đó đều bị chính quyền mới trưng dụng quốc hữu hóa.[21]

Thời kỳ 1976-1998[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kỳ 1999-nay[sửa | sửa mã nguồn]

Phật giáo Hoà Hảo được hoạt động trở lại. Thành lập Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, xây dựng đường hướng Vì Đạo Pháp – Vì Dân tộc, thông qua hiến chương và chương trình đạo sự, hướng dẫn thống nhất toàn đạo tu đúng giáo lý, giáo luật, tôn chỉ hành đạo thuần tuý chơn truyền của Phật giáo Hòa Hảo.[22]

Từ năm 1999, tín đồ Phật giáo Hoà Hảo được phép tổ chức Lễ Khai sáng Đạo Phật giáo Hoà Hảo (18/5 ÂL) và Lễ Đản Sinh Đức Huỳnh Giáo chủ (25/11 ÂL) hằng năm.[23]

Đến nay, Phật giáo Hòa Hảo phát triển chú yếu trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có 397 Ban Trị sự cơ sở ở 17 tỉnh, thành với số lượng tính đồ trên 7 triệu người.

Theo đài RFA thì mỗi lần có các ngày lễ lớn của Phật giáo Hòa Hảo, chỉ có tín đồ thuộc các chi phái nằm trong giáo hội Phật giáo Hòa hảo chính thức do nhà nước quy định mới được làm lễ tại chùa Quang Minh Tự, các nhóm tín đồ không có giấy phép thì không được vào làm lễ[24][25]

Giáo lý Hòa Hảo[sửa | sửa mã nguồn]

Sấm giảng Thi văn Giáo lý Phật giáo Hòa Hảo.

Giáo lý Hòa Hảo được thể hiện trong những bài sấm kệ do Huỳnh Phú Sổ biên soạn, bao gồm 2 phần: Sấm Giảng giáo lý và Thi Văn giáo lý.

Phần thứ nhất: Sấm Giảng Thi văn Giáo lý. Phần này gồm 6 quyển giảng:

1. Quyển thứ nhất: Sấm giảng khuyên người đời tu niệm. Viết theo lối văn lục bát, dài 912 câu.

2. Quyển thứ nhì: Kệ dân của người khùng. Viết theo lối văn thất ngôn trường thiên, dài 476 câu.

3. Quyển thứ ba: Sám Giảng. Viết theo lối văn lục bát, dài 612 câu.

4. Quyển thứ tư: Giác mê tâm kệ. Viết theo thể văn thất ngôn trường thiên, dài 846 câu.

5. Quyển thứ năm: Khuyến thiện. Quyển này dài 776 câu, đoạn đầu và đoạn cuối viết theo thể thơ lục bát, đoạn giữa theo lối thơ thất ngôn trường thiên.

6. Quyển thứ sáu: Những điều sơ lược cần biết của kẻ tu hiền. Quyển này viết theo lối văn xuôi (tản văn), trình bày toàn bộ tôn chỉ, giới luật của Đạo.

Phần thứ hai: Thi Văn Giáo Lý. Phần này bao gồm hơn 200 bài thi thơ do Huỳnh Phú Sổ viết từ năm Kỷ Mão (1939) đến năm Đinh Hợi (1947).

Có thể coi giáo lý Hòa Hảo là sự tiếp thu và nâng cao tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương của Đoàn Minh Huyên, gồm phần “Học Phật” và phần “Tu nhân”:

  • Phần “Học Phật”: chủ yếu dựa vào giáo lý đạo Phật song được giản lược nhiều và có thêm bớt đôi chút. Tinh thần chính là khuyên tín đồ ăn ngay ở hiền.
  • Phần “Tu nhân”: theo giáo lý Hòa Hảo tu nhân có nghĩa là tu “tứ ân hiếu nghĩa”- đó là 4 điều Đoàn Minh Huyên, đã chỉ ra, bao gồm Ân tổ tiên cha mẹ, Ân đất nước, Ân đồng bào nhân loại, Ân tam bảo (Phật, Pháp, Tăng).

Đạo Hòa Hảo khuyên tín đồ vừa học Phật vừa tu nhân để tạo nên công đức. Có công đức để trở thành bậc hiền nhân. Song, họ đặc biệt yêu cầu tín đạo phải tu nhân, cho rằng việc tu hành phải dựa trên đạo đức, trước hết đạo làm người: Thiên kinh vạn điển, hiếu nghĩa vi tiên (Không có tu nhân thì không thể học Phật, hoặc học Phật mà chẳng tu nhân thì cũng vô nghĩa); Dục tu Tiên Đạo, tiên tu Nhơn Đạo. Nhơn Đạo bất tu, Tiên Đạo viễn hỹ (Muốn tu thành Tiên Phật trước hết phải tu đạo làm người, đạo người mà không tu thì Tiên Phật còn xa vời).

Nghi lễ và tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Thờ phượng[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo lý Phật giáo Hoà Hảo chủ trương thờ phượng đơn giản, không cầu kỳ phức tạp, trở về với nội tâm hơn là hình tướng bên ngoài, đúng với tinh thần vô vi mà Đức Phật Thích Ca đã đề xướng.

Người tín đồ Phật giáo Hoà Hảo thờ cúng ba ngôi hương án tại nhà, bao gồm:

– Thứ nhất là Ngôi thờ Cửu Huyền Thất Tổ: thờ cúng tổ tiên, theo đạo lý uống nước nhớ nguồn.

– Thứ hai là Ngôi thờ Tam Bảo: thờ Thập phương Phật, Pháp, Tăng. Ngôi thờ này có đặt một tấm vải màu nâu (gọi là Trần Dà) tượng trưng cho sự thoát tục và sự đoàn kết. Chúng ta hãy xem qua lời dạy của Đức Huỳnh Giáo chủ:

“Nhưng riêng về cư-sĩ ở nhà không nên tạo thêm nữa; nên thờ đơn-giản cho lòng tin-tưởng trở lại tâm hồn hơn ở vào các sự hào nhoáng bề ngoài. Từ trước chúng ta thờ trần điều là di tích của Đức Phật Thầy Tây-An để lại. Nhưng gần đây có nhiều kẻ thờ trần điều tự xưng cùng tông-phái với chúng ta, làm sái phép, sái với tôn-chỉ của Đức Phật, nên toàn-thể người trong Đạo đổi lại màu dà. Lại nữa, từ trước đến giờ các sư dùng màu dà để biểu-hiện cho sự thoát tục của mình, và màu ấy là sự kết hợp của tất cả các màu sắc khác, nên có thể tượng trưng cho sự hòa-hiệp của nhân-loại không phân biệt chủng tộc và cá-nhân. Vì vậy chúng ta dùng nó trong chỗ thờ-phượng để tiêu-biểu cho tinh-thần vô thượng của nhà Phật”.

-Thứ ba là Ngôi Thông Thiên: đặt ngoài trời.

Về cách cúng Phật, chỉ nên cúng nước lạnh, bông hoa và nhang thôi. Nước lạnh tiêu-biểu cho sự trong sạch, bông hoa tiêu-biểu cho sự tinh khiết, còn nhang, dùng đặng bán mùi uế-trược. Ngoài ra chẳng nên cúng một món gì khác cả. Bàn thờ ông bà cúng món chi cũng đặng“. (lời Đức Huỳnh Giáo chủ).

Như trên thì, ngôi thờ Tam Bảo và ngôi Thông Thiên chỉ đặt lư hương, bình hoa, ly nước sạch, ngoài ra không cúng gì khác nữa. Bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ thì ngoài ba thứ trên có thể dâng cúng thêm thực phẩm: bánh trái, thức ăn nhưng nên cúng chay.

Hành lễ[sửa | sửa mã nguồn]

Huỳnh Phú Sổ dạy:

Chỉ thờ lạy Đức Phật, Tổ-tiên, ông bà, cha mẹ lúc còn sống và các vị anh-hùng cứu quốc. Với những kẻ khác, nên bỏ hẳn sự lạy lục người sống, cho đến Thầy mình cũng vậy, chỉ xá thôi.

Người tín đồ Phật giáo Hoà Hảo hành lễ mỗi ngày hai thời vào buổi sáng và buổi chiều theo nghi thức đã được chỉ dạy trong quyển thứ sáu.

Các ngày lễ tết[sửa | sửa mã nguồn]

Các ngày Lễ kỷ niệm trong Đạo đều tổ chức vào ngày âm lịch. Trong một năm, theo âm lịch đạo Hòa Hảo có các ngày lễ, Tết chính:

  • Ngày 1 tháng GiêngTết Nguyên Đán
  • Ngày Rằm tháng Giêng: Lễ Thượng Ngươn
  • Ngày 25 tháng 2: ngày Đức Huỳnh Giáo chủ vắng mặt
  • Ngày 8 tháng 4: Lễ Phật đản
  • Ngày 18 tháng 5: Lễ Khai sáng Đạo Phật giáo Hoà Hảo
  • Ngày Rằm tháng 7: Lễ Trung Ngươn, Vu Lan Báo Hiếu
  • Ngày 12 tháng 8: Vía Phật Thầy Tây An
  • Ngày Rằm tháng 10: Lễ Hạ Ngươn
  • Ngày 17 tháng 11: Lễ Phật A-di-đà
  • Ngày 25 tháng 11: Lễ Đản Sinh Đức Huỳnh Giáo chủ.
  • Ngày 8 tháng Chạp: Lễ Phật thành đạo

Ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

Tổng thầu Trung Quốc: ‘Không có 50 triệu USD không điều người sang làm’

Tổng thầu Trung Quốc: ‘Không có 50 triệu USD không điều người sang làm’

Thiên Ân | ĐKN 3 giờ trước 5,883 lượt xem
Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông lỡ hẹn 10 năm, đội vốn gấp 3 lần và chưa biết khi nào vận hành (ảnh: Sputniknews).

Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông “đội vốn” từ 552 triệu USD đến hơn 868 triệu USD, chậm tiến độ gần cả thập kỷ và lùi thời gian hoàn thành “vô thời hạn”. Đang phải trả lãi mỗi năm 650 tỷ. Nhà Thầu Trung Quốc đang đòi thêm 50 triệu USD, giao tiền ngay, nếu không có thì không điều nhân sự sang làm việc.

Ông Đường Hồng – Giám đốc Tổng thầu Trung Quốc dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông nói trên Vietnamnet rằng, hiện có 9 người của tổng thầu đã có mặt tại VN. Dự kiến đến 12/6 tới sẽ có thêm 26 chuyên gia sang để tập trung hoàn thành công việc nghiệm thu bàn giao dự án.

Tuy nhiên, ông Đường Hồng nói rằng, “nếu không có 50 triệu USD để chúng tôi thanh toán cho các nhà cung cấp thiết bị thì họ không cử người sang.”

Ông Hồng lý giải nguyên nhân, vì họ điều động toàn bộ nhân sự sang VN rất khó khăn bởi liên quan đến nhân sự các nhà cung cấp thiết bị.

Ảnh chụp màn hình báo Vietnamnet.

“Mặc dù 100% thiết bị đã về hiện trường được lắp đặt và căn chỉnh 2 năm nay, nhưng một số chi phí chưa được chi trả. Nguyên nhân là chưa nghiệm thu được nên không thể quyết toán”, ông Đường nói.

Giám đốc Tổng thầu Trung Quốc cho biết thêm, khoản 50 triệu USD đề nghị thanh toán là khoản yêu cầu thấp nhất, cơ bản nhất để đáp ứng được nhân sự sang tiếp tục công việc.

Hiện chủ đầu tư đã thanh toán cho Tổng thầu 78,97% gíá trị hợp đồng. Nếu được thanh toán thêm 50 triệu USD giá trị hợp đồng sẽ tăng lên 86,7%. Số còn lại khoảng 85,7 triệu USD nữa là đạt 100% giá trị hợp đồng.

Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông “đội vốn” từ 552 triệu USD đến hơn 868 triệu USD, chậm tiến độ gần cả thập kỷ và lùi thời gian hoàn thành “vô thời hạn”. Đang phải trả lãi mỗi năm 650 tỷ. Đang bị đòi thêm 50 triệu USD, giao tiền ngay, chưa rõ ngày vận hành. Và biết chắc sẽ lỗ.

Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

Chứng khoán Việt Nam trước cơ hội thu hút 6.000 tỷ USD nguồn vốn mới

Chứng khoán Việt Nam trước cơ hội thu hút 6.000 tỷ USD nguồn vốn mới

Huệ Minh | ĐKN một giờ tới 295 lượt xem
Ảnh: Shutterstock.
Việt Nam trước cơ hội thu hút một phần nhỏ của 6.000 tỷ USD mà các quốc gia bơm vào nền kinh tế, theo ông Andy Ho, chuyên gia của Tập đoàn VinaCapital.

Ông Andy Ho, chuyên gia của Tập đoàn Vinacapital vừa có những chia sẻ về hoạt động đầu tư gián tiếp (FII) và các biện pháp Việt Nam thu hút nguồn vốn FII sau đại dịch Covid-19.

Theo quan điểm của ông Andy Ho, các quốc gia rơi vào tình trạng khó khăn về kinh tế do dịch bệnh và để hỗ trợ phục hồi nền kinh tế, chính phủ các nước, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển bắt đầu in tiền mới. Vị chuyên gia này tin rằng, có khoảng 6.000 tỷ USD hiện đang được các nước phát triển bơm vào để hỗ trợ nền kinh tế.

“Việt Nam cần thu hút thêm vốn để hỗ trợ thị trường chứng khoán (TTCK) và cần dòng tiền này để hỗ trợ thị trường vốn trong nước. Đây là một cơ hội lớn giúp Việt Nam cải cách và thực hiện những thay đổi nhằm thu hút thêm vốn FII từ dòng tiền mà các ngân hàng trung ương trên thế giới dùng để hỗ trợ cho các nền kinh tế của họ”, ông Andy Ho nhận định.

Về vốn FII hỗ trợ TTCK toàn cầu, chuyên gia VinaCap đưa ra đánh giá, ví dụ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Ngân hàng trung ương các quốc gia đã bơm khoảng 2.000 tỷ USD vào các nền kinh tế. Hiện này, lượng vốn này gấp 3 lần và có khoảng 6.000 tỷ USD được bơm vào thị trường để hỗ trợ khôi phục nền kinh tế hậu Covid-19.

Ông Andy Ho nhận định “Nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) có thể tiếp cận với nguồn vốn đang được bơm vào các nền kinh tế cũng chú ý nhiều hơn tới thị trường Việt Nam do họ nhận lợi nhuận lớn hơn so với các lựa chọn đầu tư tại quốc gia của họ vì lãi từ chia cổ tức chỉ từ 1-2%, lãi suất tiền gửi có lỳ hạn cũng ở mức dưới 0%, trái phiếu được giao dịch ở mức lãi suất âm. Trong khi, thị trường Việt Nam họ có thể hưởng mức lãi từ chia cổ tức ở mức 3-4%, tiền gửi có kỳ hạn ở mức 6-7%, lãi suất trái phiếu ở mức 3-4% và. Nếu đầu tư vào Việt Nam thì đây thực sự là nguồn lợi lớn”.

Hơn nữa, Việt Nam có môi trường kinh doanh và đồng nội tệ ổn định và nhà đầu tư sẽ không bị mất lợi nhuận do tiền đồng mất giá. Bên cạnh đó, Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, một nửa dân số ở  ở dưới độ tuổi 35 và thu nhập bình quân nhóm phổ thông ở mức 3.000 USD/năm. Tóm lại, Việt Nam hội tụ các lợi thế như dân số đông và trẻ, môi trường kinh tế và chính trị ổn định, thu nhập trong những năm gần đây. Những yếu tố này là lợi thế lớn thu hút nhiều doanh nghiệp trong nước cũng như nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, Việt Nam cần thay đổi để trở nên hấp hơn với các nhà đầu tư nước ngoài, cần tiếp cận với nguồn vốn đang được các ngân hàng trung ương các quốc gia bơm vào thị trường bởi dòng vốn này chắc chắn sẽ hỗ trợ đáng kể cho TTCK.

Theo Bizlive, trong năm 2017 chỉ số VN-Index tăng gần 50% khi Ngân hàng Trung ương châu Âu phát hành 1.000 tỷ USD tiền mới…

Vậy Việt Nam cần làm gì để thị trường hấp dẫn vốn FII

Vị chuyên gia kinh tế của Vinacap cũng đưa ra một số khuyến nghị giúp Việt Nam thu hút được dòng vốn FII.

Việt Nam cần cổ phần hóa doanh nghiệp hơn ưu tiên lĩnh vực viễn thông, điện và dầu khí, lượng cổ phần bán ra thị trường khoảng 20-30% thay vì 3-5%.

Việt Nam cần một cơ chế thông tin rõ ràng minh bác và quản trị doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế, từ đó có cơ hội sớm gia nhập nhóm thị trường mới nổi – MSCI Emerging Market (hiện nay Việt Nam đang ở nhóm thị trường cận biên – MSCI Frontier Market).

“Việt Nam có thể tiếp cận nguồn vốn gấp hàng trăm lần so với hiện nay nếu quốc gia này trở thành thị trường mới nổi”, chuyên gia kinh tế Vinacap cho biết.

Hiện nay, thị trường chứng khoán chưa có hoạt động đầu tư cho loại hình quỹ hưu trí và  cần có một cơ chế hoạt động tốt hơn cho quỹ này. Vì quỹ hưu trí được được xem là xương sống cho nhiều thị trường vốn toàn cầu, tạo ra một nền tảng vững chắc cho thị trường vốn chất lượng và phát triển ổn định hơn.

Thêm vào đó, hy vọng thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được giảm trong khoảng 6-12 tháng tới để thúc đẩy tăng trưởng.

Ngoài ra ông Andy Ho cũng khuyến nghị, giảm lãi suất tiền gửi ở ngân hàng sẽ thúc đẩy đầu tư vào chứng khoán, bất động sản, nhà xưởng, kinh doanh.

Để giới thiệu tiềm năng và các lợi thế với các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam nên tham gia vào các chương trình marketing được tổ chức bởi các CTCK hoặc Công ty quản lý quỹ  như Hội nghị các nhà đầu tư toàn cầu.

Đối với trái phiếu, ngoài trái phiếu Chính phủ cần có cả những trái phiếu doanh nghiệp đã được niêm yết và  những trái phiếu có tính thanh khoản tốt. Và Việt Nam nên mời tổ chức xếp hạng đánh giá quốc tế uy tín như Fitch Rating, Moody, S&P hoặc những tổ chức này kết hợp với các định chế tài chính thực hiện đánh giá và xếp hạng cho trái phiếu doanh nghiệp.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Cậu bé Ấn Độ dự đoán ôn dịch bùng phát cuối năm trùng với ‘tháng cô hồn’ Trung Quốc

Cậu bé Ấn Độ dự đoán ôn dịch bùng phát cuối năm trùng với ‘tháng cô hồn’ Trung Quốc

Kiên Định | ĐKN 03/06/2020 19,875 lượt xem

Dự đoán bùng phát ôn dịch vào cuối năm của cậu bé Ấn Độ trùng hợp với 'lễ hội ma quỷ' Trung Quốc
Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tổng hợp.
Dự ngôn của cậu bé Ấn Độ về sự bùng phát của ôn dịch vào sáu tháng cuối năm nay lại trùng hợp với “lễ hội ma quỷ” của người Trung Quốc.

Năm 2020 kinh tâm động phách sắp đi qua nửa chặng đường. Cho đến nay, những rắc rối và khốn cùng do virus Vũ Hán gây nên cho mọi người vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Nhiều nhà khoa học bày tỏ, virus này sẽ ẩn nấp trong cơ thể người và có thể bùng phát lần thứ hai dưới sự tiếp xúc của một nguyên nhân bên ngoài nào đó.

Trước khi virus Vũ Hán tàn phá toàn cầu, cuối năm 2019, cậu bé Ấn Độ Abhigya Anand thông qua thuật chiêm tinh học của Ấn Độ đã phát hiện, nhân loại sẽ xuất hiện đại kiếp nạn mang tính toàn cầu. Những dự ngôn của cậu bé về sáu tháng đầu năm 2020 đều đã linh ứng. Vì vậy, mọi người càng quan tâm nhiều hơn về dự đoán của cậu bé trong những tháng cuối năm.

Điểm then chốt về dự ngôn của cậu bé lại trùng lặp với lễ hội ma quỷ của Trung Quốc cũng chính là tháng cô hồn hay rằm tháng 7.

Sáu tháng cuối năm, Anand đề cập tới ba thời điểm

  • Đầu tháng 9/2020 là thời điểm vô cùng then chốt. Sẽ xuất hiện bước ngoặt chuyển tiếp, có khả năng bùng phát đợt dịch lần hai, xảy ra nạn đói hoặc những biến động lớn về chính trị. Các triệu chứng này sẽ xuất hiện vào giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 10/2020.

Ngày 2/9 dương lịch, trùng hợp chính là ngày 15/7 âm lịch. Văn hóa truyền thống phương Đông gọi ngày này là lễ hội ma quỷ hay còn được gọi là tháng cô hồn. Đây là ngày người dân cúng lễ, thờ cúng linh hồn của tổ tiên và người quá cố. Người Phúc Kiến, Đài Loan và nhiều nước theo âm lịch tại Đông Nam Á đều gọi đây là ‘tháng ma quỷ’ hay tháng cô hồn.

Theo quan niệm dân gian, đây là tháng cổng địa ngục khai mở, những cô hồn dã quỷ vô chủ không nơi nương tựa sẽ được những đại thần ở âm gian dẫn dắt, đi từ âm gian lên dương thế để nhận cúng dường. Vì vậy, ở rất nhiều nơi đều tổ chức các hoạt động cúng lễ, để phổ độ chúng sinh, bố thí cho cô hồn dã quỷ, hy vọng những vong hồn này được an ủi động viên, bảo hộ cho mọi người bình an. Cũng vì vậy, theo quan niệm của người Trung Hoa và nhiều nơi, đây là tháng không may mắn, không thích hợp thực hiện các hoạt động quan trọng như cưới hỏi, làm nhà.

  • Ngày 20/12/2020 sẽ là thời điểm bùng phát đợt tai nạn tiếp theo

Ngày này chính là trước một ngày của lễ tiết quan trọng của người Hoa, ngày Đông chí. Tiết Đông chí, theo lịch Trung Quốc cổ đại, là tiết khí khởi đầu bằng điểm giữa của mùa đông, nó là một trong hai mươi tư tiết khí trong nông lịch. Với các triều đại trong lịch sử Trung Hoa, đây là tiết ký quan trọng để thực hiện các hoạt động cúng tế. Đây là ngày các hoàng đế nhà Minh, Thanh phải tới thiên đàn để cúng tế Trời đất, với bách tính đây cũng là ngày cần cúng tế tổ tiên, ông bà.

Trong Chu Lễ – Xuân quan tông bá có viết: “Dĩ đông nhật chí trí thiên thần nhân quỷ”, nghĩa là lấy ngày Đông chí để cúng tế dâng lên Thần, vong hồn. Trong Đế Kinh Tuế Thời kỷ thắng thời nhà Thanh cũng đề cập: “Trường chí nam giao đại tự, thứ nhật bách quan tiến biểu khánh hạ, vi quốc đại điển”, tạm dịch: “Đây là đại lễ kéo dài tới tận vùng ngoại ô phía nam, các quan lại đều tổ chức ăn mừng vào ngày hôm sau, là đại lễ lớn của quốc gia”

  • Vào ngày 10/2/2021, một hiện tượng thiên văn hiếm gặp sẽ xuất hiện trên trái đất có tên gọi “lục tinh liên châu” khi Mặt Trời, Mặt Trăng, sao Thủy, sao Mộc, sao Kim và sao Thổ nối liền với nhau tạo thành một đường thẳng. Abhigya Anand dự đoán, đây là ngày xảy ra thảm họa lớn, có thể nền kinh toàn cầu sẽ sụp đổ vì ảnh hưởng lâu dài từ dịch bệnh và nhiều phương diện khác nhau. Ngày này, chính là ngày 29/12 âm lịch, một ngày trước đêm giao thừa.
Những dự đoán của cậu bé Abhigya Anand dựa trên thuật chiêm tinh học của Ấn Độ (ảnh chụp màn hình video: Conscience / Youtube).

Đêm giao thừa của người Hoa cũng là thời điểm để thờ cúng tổ tiên. Giao thừa, Thanh Minh, Vu Lan, tết Trùng Dương là bốn ngày lễ quan trọng trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, đây cũng là ngày nhà nhà đều cúng thờ tổ tiên.

Thời điểm cậu bé Ấn Độ dự ngôn về kiếp nạn toàn cầu lại hoàn toàn trùng hợp với ba ngày lễ liên quan tới quỷ Thần của người Trung Quốc. Nó làm người ta cảm thấy sởn gai ốc, càng lo lắng sợ hãi những điều sẽ xảy đến vào sáu tháng cuối năm nay của nhân loại.

Người được Diêm La Vương kính trọng là ai?

Người xưa có câu:

“Không làm chuyện trái lương tâm, không sợ ma gõ cửa”.

Nỗi sợ hãi và lo lắng khôn lường nhất của con người nơi thế gian chính là sinh tử sống chết của bản thân. Trong rất nhiều câu chuyện cổ đại đều có ghi chép, người có đức hạnh khi xuống địa ngục, ngay cả Diêm Vương cũng phải kính trọng ba phần, không những vậy còn nhanh chóng tìm một nơi tốt để người này luân hồi chuyển sinh hưởng phúc đức.

Trong Duyệt Vi Thảo Đường bút ký có một câu chuyện như vậy. Chuyện rằng, ở huyện nọ có một người tên Trịnh Tô Tiên, ngày nọ nằm mộng thấy đi xuống địa ngục tình cờ gặp đúng lúc Diêm Vương đang thẩm tra xử lý nghi phạm. Ông nhìn thấy vong hồn một bà lão ở thôn bên cạnh được đưa tới công đường. Khi vừa thấy bà, Diêm Vương lập tức thay đổi nét mặt uy nghiêm, đáng sợ, đứng dậy chắp tay hành lễ với bà lão, mời bà ngồi và sai người dâng trà. Sau đó lập tức hạ lệnh cho quan án nhanh chóng tìm một gia đình tốt để bà lão đi đầu thai.

Trịnh Tô Tiên nhẹ nhàng hỏi vị quan âm sai đang đứng cạnh: “Xin hỏi đại quan, bà lão nông dân này sinh thời có công đức gì?”

Vị quan âm sai trả lời: “Lão phu nhân, sinh thời cả đời không vì ích kỷ cho lợi ích cá nhân mà làm tổn thương người khác. Tâm thái này của bà lão ngay cả một vị hiền sĩ đại phu cũng khó có được”.

Người ích kỷ, chỉ biết bản thân mình chắc chắn sẽ gây tổn hại cho người khác. Sự tinh lanh, gian xảo, khéo léo đều từ đó mà sinh, nhiều tội ác, oán thù cũng được tạo ra từ đó. Thậm chí để tiếng xấu muôn đời, truyền độc tố và những tệ nạn xấu xa khắp nơi cũng đều vì một niệm ích kỷ, vì lợi ích cá nhân mà gây ra.

Tuy nhiên, những người ích kỷ chắc chắn sẽ gây hại cho người khác. Kết quả là sự khôn lỏi và phản bội được sinh ra, và nhiều tệ nạn và kẻ thù cũng được tạo ra. Thế gian ngày càng nhiều tai họa cũng là do lợi ích cá nhân của mỗi người tích tụ lại.

Bà cụ này cả đời luôn cố gắng kiềm chế, khắc phục tích vị kỷ, tư tâm cá nhân. Ngay cả những người ngày ngày học sách thánh hiền, giảng đạo của Nho gia, cũng thấy hổ thẹn khi so sánh với bà. Đây là lý do tại sao ngay cả Diêm Vương cũng tôn trọng hành lễ với bà như vậy.

Thực tế, nếu chưa bao giờ làm điều gì trái với lương tâm, cũng sẽ không lo sợ về sự sống và cái chết. Nói đi thì nói lại, nếu thực sự làm điều gì đó trái với lương tâm, hãy trân trọng những ngày còn được sống tại thế gian, học cách ăn năn hối cải, sửa lỗi vì đây chính là cơ hội tốt.

Theo Văn Tự Mẫn, Soundofhope
Kiên Định biên dịch

Video: Cậu bé Ấn Độ tiên tri về đại dịch toàn cầu

Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

Tỷ phú và ngôi sao bóng đá Trung Quốc tuyên bố thành lập ‘Nhà nước Liên bang Trung Quốc Mới’

Tỷ phú và ngôi sao bóng đá Trung Quốc tuyên bố thành lập ‘Nhà nước Liên bang Trung Quốc Mới’

Vũ Dương | ĐKN 2 giờ trước 28,325 lượt xem

Tỷ phú Quách Văn Quý (ảnh trái) và cựu cầu thủ bóng đá nổi tiếng Trung Quốc Hách Hải Đông (ảnh phải). Ảnh: Baike.
Chập tối ngày 3/6, có ít nhất 5 chiếc máy bay, bay theo vòng tròn quanh thành phố Hudson ở bang Iowa, Hoa Kỳ, mang theo thông điệp “Chúc mừng Nhà nước Liên bang Trung Quốc Mới”.

Sau đó, Nhà nước Liên bang Trung Quốc Mới được tuyên bố thành lập vào ngày 4/6 theo giờ Bắc Kinh. Ông Hác Hải Đông (Hao Haidong) – cựu ngôi sao bóng đá Trung Quốc đã tuyên đọc tuyên ngôn “Nhà nước Liên bang Trung Quốc Mới” phiên bản tiếng Trung.

Vậy, “Nhà nước Liên bang Trung Quốc Mới” này rốt cuộc là gì?

Truyền thông nước ngoài đưa tin, đây là buổi lễ tuyên ngôn kiến lập “Nhà nước Liên bang mới của Trung Quốc” do tỷ phú Quách Văn Quý hiện đang sống lưu vong tại Mỹ khởi xướng. Trong buổi lễ, cựu cố vấn chiến lược Nhà Trắng Steve Bannon đọc bản tuyên ngôn bằng tiếng Anh, trong khi cựu ngôi sao bóng đá Trung Quốc Hác Hạo Đông đọc bản tuyên ngôn bằng tiếng Trung. Hác Hạo Đông đã liệt kê hết thảy những tội ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sau khi thành lập chính quyền, và tuyên bố thành lập Nhà nước Liên bang Trung Quốc Mới, đồng thời nói rõ cương lĩnh lập quốc.

Buổi lễ được phát sóng lúc 7 giờ tối theo giờ New York. Người khởi xướng và thực hiện bản tuyên bố này bao gồm: Kyle Bas – Nhà sáng lập kiêm Giám đốc đầu tư của Quỹ đầu tư Hayman Capital Management có trụ sở ở Dallas (Mỹ), Steve Bannon – chiến lược gia trưởng và cố vấn cấp cao nhất của Tổng thống Trump, và ông Quách Văn Quý – tỷ phú Trung Quốc hiện đang sống lưu vong tại Mỹ.

Trang New York Post của Mỹ đăng bài báo và video ghi lại tấm banner “Chúc mừng Nhà nước Liên bang Trung Quốc mới” (ảnh chụp màn hình).

Ông Quách Văn Quý và ông Steve Bannon đứng cạnh nhau trên thuyền, đằng sau họ là Tượng Nữ thần Tự do ở New York.

Ông Quách Văn Quý cắn rách ngón tay, dùng máu in lên bản tuyên ngôn tỏ rõ ý chí. Ông nói rằng phải lật đổ ĐCSTQ, xây dựng đất nước theo đường lối pháp trị và tự do để người Trung Quốc sống một cuộc sống có phẩm giá, có tôn nghiêm.

Ông Steve Bannon nói rằng ĐCSTQ là một tổ chức lưu manh, và nó không được phép nô dịch người Trung Quốc thêm nữa.

Ngôi sao bóng đá Hác Hải Đông, có thể nói là người mà mỗi gia đình ở Trung Quốc đều biết đến, đã liệt kê một loạt các tội ác phản nhân loại của ĐCSTQ như: Phớt lờ nhân quyền, hủy hoại nhân tính, chà đạp dân chủ, vi phạm pháp luật, hủy bỏ hiệp ước, tắm máu Hồng Kông, giết hại người dân Tây Tạng, xuất khẩu tham nhũng và mang lại nguy hại cho toàn cầu.

Ông nói: “Lật đổ ĐCSTQ là cần thiết để phá bỏ xiềng xích của người dân Trung Quốc và là điều thật sự cần thiết để mang lại hòa bình yên ổn cho thế giới. Nhà nước Liên bang Trung Quốc Mới không có ĐCSTQ là điều cần thiết cho toàn thể người dân và là điều cần thiết để gây dựng một xã hội phồn vinh hùng cường”.

Sau khi Hác Hải Đông đọc bản tuyên ngôn lập quốc, đã cùng vợ ông là bà Diệp Chiêu Dĩnh (Ye Zhaoying) (vận động viên cầu lông nổi tiếng Trung Quốc và từng đoạt giải quán quân cầu lông thế giới) xuất hiện trước ống kính, ông nói rằng lựa chọn vĩ đại nhất, đúng đắn nhất, tự hào nhất mà ông đã làm trong cuộc đời mình chính là tuyên đọc bản tuyên ngôn Nhà nước Liên bang Trung Quốc Mới.

Bà Diệp Chiêu Dĩnh cũng đã tweet rằng bà cảm thấy bản thân rất may mắn khi cả hai vợ chồng đều vô cùng nhất trí với nhau về quan điểm chính trị: “Chúng tôi có chung một lý tưởng: tận mắt chứng kiến ĐCSTQ diệt vong, người dân Trung Quốc thực sự có thể sống một cuộc sống hạnh phúc trong nền tự do dân chủ, có được nhân quyền và pháp trị. Chúng tôi tin chắc rằng ngày này sẽ đến rất mau”.

Theo Ye Ziwei, Epochtimes
Vũ Dương biên dịch

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Mỹ chính thức chọn Việt Nam là đối tác ưu tiên trong chuỗi cung ứng

Mỹ chính thức chọn Việt Nam là đối tác ưu tiên trong chuỗi cung ứng

Tâm Giao | ĐKN 2 giờ trước 15,301 lượt xem

Tổng thống Mỹ Trump (ảnh cắt từ video An Ninh Thế Giới/youtube).
Giám đốc điều hành Cơ quan Phát triển tài chính quốc tế Mỹ (DFC) cho biết, luôn coi trọng và xác định Việt Nam là một đối tác ưu tiên trong các dự án hợp tác của Mỹ tại khu vực sắp tới, gồm sản xuất các sản phẩm chiến lược trong chuỗi cung ứng.

Báo VnExpress cho biết, theo thông cáo của Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ, ngày 2/6, tại buổi làm việc với Đại sứ Việt Nam ông Adam Boehler – Giám đốc điều hành Cơ quan Phát triển tài chính quốc tế Mỹ (DFC) cho biết đang triển khai một loạt kế hoạch nhằm hỗ trợ các dự án đầu tư tại các nước đang phát triển, nhất là các dự án thuộc lĩnh vực năng lượng, hạ tầng và kinh tế số.

Ông Boehler cho hay DFC cũng quan tâm hỗ trợ các dự án phát triển tại khu vực tiểu vùng Mekong, cũng như các dự án sản xuất các sản phẩm chiến lược trong chuỗi cung ứng của Mỹ.

Đại sứ Ngọc đề nghị DFC tiếp tục tham gia vào các hoạt động liên quan trong năm nay, khi Việt Nam và Mỹ kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao. Các hoạt động gồm các hội nghị ASEAN – Mỹ, Việt Nam – Mỹ về hợp tác đầu tư tại khu vực.

Từ tháng ba, hãng Apple của Mỹ bắt đầu chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc sang Việt Nam và tăng số lượng. Khoảng 4 triệu chiếc AirPods sẽ được được sản xuất tại Việt Nam trong quý II.  Apple gần đây liên tục tuyển dụng nhân sự tại Việt Nam, làm dấy lên khả năng hãng này mở nhà máy tại Việt Nam. Google và Microsoft cũng đang chuyển một số dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Một số doanh nghiệp lớn như Amazon và Home Depot bắt đầu tuyển dụng, tìm kiếm chuỗi cung ứng, coi Việt Nam là một trong những điểm đến bên cạnh các quốc gia khác trong khu vực như Indonesia, Thái Lan hay Malaysia.

Trên tờ báo Đất Việt, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) đánh giá, đây là một thông tin đáng mừng, Việt Nam nên nắm bắt để không bỏ lỡ cơ hội.

Theo Nikkei, Google đã bắt đầu chuyển dây chuyền sản xuất smartphone Pixel của mình từ Trung Quốc sang Việt Nam, đồng thời tìm kiếm và xây dựng chuỗi cung ứng giá rẻ tại Đông Nam Á (ảnh chụp màn hình báo Đất Việt).

Theo vị chuyên gia này, chuỗi cung ứng, sản xuất kinh doanh của Mỹ là một chuỗi khép kín và đã tồn tại từ lâu, thế nhưng Việt Nam lại đang có cơ hội tham gia vào khi chuỗi cung ứng đó bị đứt gãy. Đó là khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung xảy ra, nhiều doanh nghiệp Mỹ đã rút khỏi Trung Quốc và xu hướng này càng trở nên đậm nét khi đại dịch Covid-19 diễn ra.

Việc rút sản xuất, đầu tư khỏi Trung Quốc đương nhiên đòi hỏi phải có chi phí và sẽ có thiệt hại, nhưng doanh nghiệp Mỹ biết rằng phải đa dạng hóa nguồn cung ứng, đa dạng hóa sản xuất kinh doanh, không thể phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói: “Bởi vậy, nhiều doanh nghiệp Mỹ đã rút khỏi Trung Quốc, chuyển sang các quốc gia khác để đa dạng hóa hoạt động đầu tư. Tôi cho rằng đây là cơ hội trăm năm có một để Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi cung ứng của Mỹ”.

Cũng theo ông Thịnh, không thể phủ nhận về cơ bản, nền công nghệ-kỹ thuật của Mỹ đi trước so với  thế giới. Nếu Việt Nam hợp tác, gia nhập được vào chuỗi cung ứng của Mỹ thì có thể giảm được thặng dự thương mại với Mỹ, giảm thâm hụt với Trung Quốc và góp phần xây dựng nền kinh tế tự chủ. Quan trọng là Việt Nam đa dạng hóa được nguồn cung ứng đầu vào, đa dạng hóa đối tác, và sản phẩm đạt chuẩn mực quốc tế.

Khẳng định cơ hội là có, tuy nhiên để tận dụng được cơ hội này không phải là điều dễ dàng. PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh, doanh nghiệp Việt phải nâng cao tính liên doanh, liên kết, hợp tác với nhau để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, đồng loạt, đủ phẩm cấp quốc tế, khi đó mới trở thành một bộ phận của dây chuyền sản xuất được. Còn nếu cứ theo kiểu làm ăn nhỏ lẻ, mỗi người theo một tiêu chuẩn thì không thể gia nhập toàn cầu được.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Nghị sĩ các nước lập liên minh toàn cầu đối phó Trung Quốc

Nghị sĩ các nước lập liên minh toàn cầu đối phó Trung Quốc

Quý Khải | ĐKN 6 giờ tới 372 lượt xem

Nghị sĩ các nước lập liên minh toàn cầu đối phó Trung Quốc
Thượng nghị sĩ Marco Rubio – một thành viên Liên minh Nghị viện về Trung Quốc – thảo luận về mối đe dọa an ninh quốc gia từ Trung Quốc trong một phiên họp (ảnh chụp màn hình Youtube/Senator Marco Rubio).
Các nhà lập pháp từ nhiều nước hôm thứ Sáu (5/6) đã công bố việc thành lập một liên minh mới để chống lại các “thách thức” do sự trỗi dậy của Trung Quốc trên trường quốc tế.

Liên minh Nghị viện về Trung Quốc (IPAC) bao gồm 18 chính trị gia từ các quốc gia gồm Mỹ, Úc, Canada, Đức, Nhật Bản, Na Uy, Thụy Điển, Vương quốc Anh và Nghị viện Châu Âu, theo tờ Time.

Theo thông tin trên trang chủ, nhiệm vụ của Liên Minh này là tăng cường hợp tác giữa “các nhà lập pháp có cùng chí hướng” để xây dựng “một cách thức tiếp cận chiến lược” đối với các vấn đề liên quan đến Trung Quốc.

“Trung Quốc, dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã tạo nên một thách thức toàn cầu”, Thượng nghị sĩ Rubio – một thành viên Liên Minh – nói trong một video đăng tải trên Twitter thông báo việc thành lập Liên Minh này. “Chúng tôi Liên minh Nghị viện về Trung Quốc sẽ phối hợp với nhau để ứng phó với thách thức to lớn này”.

Tài khoản Twitter của Liên minh Nghị viện về Trung Quốc đăng tải video giới thiệu quyết định thành lập. Trong ảnh là Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio (ảnh chụp màn hình Twitter).

Tổ chức này mô tả các mục tiêu của mình là bảo vệ trật tự dựa trên luật pháp quốc tế, bảo vệ nhân quyền, thúc đẩy tính công bằng thương mại, tăng cường an ninh.

“Chúng tôi đã từng nghĩ rằng Trung Quốc sẽ mở cửa và thích ứng theo thời gian [hội nhập với thế giới để trở thành một quốc gia dân chủ]. Nhưng điều đó đã không xảy ra”, Elisabet Lann, một thành viên Liên Minh đến từ Thụy Điển, nói trong video.

Liên minh mới xuất hiện tại thời điểm mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang ở mức thấp nhất và rơi vào tình trạng bế tắc xoay quanh cách thức Trung Quốc xử lý dịch Covid-19 tại đại lục.

Washington cũng đã duy trì lập trường cứng rắn đối với động thái thông qua luật an ninh mới của Bắc Kinh đối với lãnh thổ bán tự trị Hồng Kông, một bước tiến được giới quan sát cho là về thực chất đã xóa sổ nền dân chủ và tự trị của thành phố này.

Tháng trước, Washington đã phát hành một tài liệu chính sách chủ chốt liên quan đến Trung Quốc, trong đó lập luận rằng 40 năm gắn kết ngoại giao giữa hai nước đã thất bại trong việc tạo ra “một trật tự quản lý đất nước lấy dân làm gốc, tự do và cởi mở, và dựa trên luật lệ” mà Mỹ đã kỳ vọng ở Trung Quốc.

Tài liệu này tuyên bố rằng Mỹ sẽ áp dụng một “cách tiếp cận cạnh tranh” với Trung Quốc “dựa trên một đánh giá rõ ràng về ý định và hành động của nước này”.

Quý Khải | ĐKN 6 giờ tới 372 lượt xem

Nghị sĩ các nước lập liên minh toàn cầu đối phó Trung Quốc
Thượng nghị sĩ Marco Rubio – một thành viên Liên minh Nghị viện về Trung Quốc – thảo luận về mối đe dọa an ninh quốc gia từ Trung Quốc trong một phiên họp (ảnh chụp màn hình Youtube/Senator Marco Rubio).
Các nhà lập pháp từ nhiều nước hôm thứ Sáu (5/6) đã công bố việc thành lập một liên minh mới để chống lại các “thách thức” do sự trỗi dậy của Trung Quốc trên trường quốc tế.

Liên minh Nghị viện về Trung Quốc (IPAC) bao gồm 18 chính trị gia từ các quốc gia gồm Mỹ, Úc, Canada, Đức, Nhật Bản, Na Uy, Thụy Điển, Vương quốc Anh và Nghị viện Châu Âu, theo tờ Time.

Theo thông tin trên trang chủ, nhiệm vụ của Liên Minh này là tăng cường hợp tác giữa “các nhà lập pháp có cùng chí hướng” để xây dựng “một cách thức tiếp cận chiến lược” đối với các vấn đề liên quan đến Trung Quốc.

“Trung Quốc, dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã tạo nên một thách thức toàn cầu”, Thượng nghị sĩ Rubio – một thành viên Liên Minh – nói trong một video đăng tải trên Twitter thông báo việc thành lập Liên Minh này. “Chúng tôi Liên minh Nghị viện về Trung Quốc sẽ phối hợp với nhau để ứng phó với thách thức to lớn này”.

Tài khoản Twitter của Liên minh Nghị viện về Trung Quốc đăng tải video giới thiệu quyết định thành lập. Trong ảnh là Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio (ảnh chụp màn hình Twitter).

Tổ chức này mô tả các mục tiêu của mình là bảo vệ trật tự dựa trên luật pháp quốc tế, bảo vệ nhân quyền, thúc đẩy tính công bằng thương mại, tăng cường an ninh.

“Chúng tôi đã từng nghĩ rằng Trung Quốc sẽ mở cửa và thích ứng theo thời gian [hội nhập với thế giới để trở thành một quốc gia dân chủ]. Nhưng điều đó đã không xảy ra”, Elisabet Lann, một thành viên Liên Minh đến từ Thụy Điển, nói trong video.

Liên minh mới xuất hiện tại thời điểm mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang ở mức thấp nhất và rơi vào tình trạng bế tắc xoay quanh cách thức Trung Quốc xử lý dịch Covid-19 tại đại lục.

Washington cũng đã duy trì lập trường cứng rắn đối với động thái thông qua luật an ninh mới của Bắc Kinh đối với lãnh thổ bán tự trị Hồng Kông, một bước tiến được giới quan sát cho là về thực chất đã xóa sổ nền dân chủ và tự trị của thành phố này.

Tháng trước, Washington đã phát hành một tài liệu chính sách chủ chốt liên quan đến Trung Quốc, trong đó lập luận rằng 40 năm gắn kết ngoại giao giữa hai nước đã thất bại trong việc tạo ra “một trật tự quản lý đất nước lấy dân làm gốc, tự do và cởi mở, và dựa trên luật lệ” mà Mỹ đã kỳ vọng ở Trung Quốc.

Tài liệu này tuyên bố rằng Mỹ sẽ áp dụng một “cách tiếp cận cạnh tranh” với Trung Quốc “dựa trên một đánh giá rõ ràng về ý định và hành động của nước này”.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

TQ âm mưu từ lâu, chỉ chờ cơ hội tuyên bố ADIZ trên biển Đông

TQ âm mưu từ lâu, chỉ chờ cơ hội tuyên bố ADIZ trên biển Đông

Bắc Kinh đã lên kế hoạch lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Đông từ năm 2010, cùng thời điểm thông báo kế hoạch lập vùng kiểm soát tương tự trên biển Hoa Đông. Hiện Bắc Kinh chỉ chờ cơ hội để làm điều đó, báo Hong Kong SCMP dẫn nguồn tin từ quân đội Trung Quốc tiết lộ.

Kế hoạch lập ADIZ của Trung Quốc bao trùm hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam và quần đảo Pratas (Trung Quốc gọi là Đông Sa), theo nguồn tin giấu tên từ quân đội Trung Quốc.
Trung Quốc âm mưu lập ADIZ trên biển Đông ngay từ hồi tuyên bố sẽ ADIZ trên biển Hoa Đông từ năm 2010 và thực thi năm 2013. Nguồn tin nói rằng giới chức Trung Quốc đang chờ thời cơ để làm việc này trên biển Đông.
Bắc Kinh vẫn giữ kín điều này. Quan chức phụ trách quốc phòng Đài Loan hôm 4/5 nói rằng ông biết về kế hoạch của đại lục.
Vùng nhận diện phòng không là vùng trời trên một khu vực biển hoặc đất liền không tranh chấp, được lập ra để phục vụ các lợi ích an ninh quốc gia. Nhiều nước đã lập ADIZ nhưng khái niệm này không được định nghĩa hay quy định bởi bất kỳ hiệp ước hay tổ chức quốc tế nào.
Nhiều nhà quan sát quân sự cho rằng việc Trung Quốc tuyên bố ADIZ trên biển Đông sẽ làm gia tăng căng thẳng với Mỹ và làm xấu quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á.
Ông Lu Li-Shih, cựu giảng viên Học viên hải quân Đài Loan tại TP Cao Hùng, nói rằng việc Bắc Kinh xây dựng trái phép các đảo nhân tạo trên biển Đông, đặc biệt là những đường băng và hệ thống radar trên đá Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn cũng là một phần trong kế hoạch lập ADIZ trên biển Đông.
“Những hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy quân đội Trung Quốc đã điều máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm KJ-500 và máy bay chống ngầm KQ-200 ra đá Chữ Thập”, ông Lu nói về những bức ảnh do hãng ImageSat International của Israel và Sáng kiến Minh bạch hàng hải châu Á thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược tại Washington, Mỹ, công bố gần đây.

Trung Quốc âm mưu từ lâu, chỉ chờ cơ hội tuyên bố ADIZ trên biển Đông - ảnh 1

Ảnh vệ tinh của hãng ImageSat International chụp cho thấy máy bay chống ngầm KQ-200 của Trung Quốc hiện diện ở đá Chữ Thập
Một điều rõ ràng là các hệ thống giám sát không gian đang được xây dựng trên cấu trúc này, gợi ý rằng các máy bay chiến đấu – cần được bảo vệ trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và lượng muối cao ở khu vực – sẽ sớm được đưa đến đó, ông Lu nhận định.
“Một khi các máy bay chiến đấu của quân đội Trung Quốc đến đó, chúng sẽ cùng các máy bay cảnh báo sớm và săn ngầm thực hiện tuần tra kiểu trong ADIZ”, ông nói.
Li Jie, một chuyên gia hải quân ở Bắc Kinh và là một sĩ quan quân đội về hưu, nói rằng các nước thường chờ cơ hội công bố ADIZ cho đến khi có đủ phương tiện phát hiện, năng lực chiến đấu và hạ tầng cần thiết để quản lý nói. Chuyên gia này nhận định, nếu có cơ hội, Bắc Kinh có thể sớm công bố ADIZ trên biển Đông.
“Bắc Kinh tuyên bố ADIZ trên biển Hoa Đông từ khi quân đội còn chưa đủ năng lực phát hiện, theo dấu và xua đuổi máy bay nước ngoài”, ông Li nói.
Một nguồn tin quân sự giấu tên nói với SCMP rằng ngoài vấn đề chuẩn bị, Bắc Kinh hiểu rằng biển Đông lớn hơn nhiều so với biển Hoa Đông nên cần sử dụng nhiều nguồn lực hơn.
“Bắc Kinh lưỡng lực tuyên bố ADIZ trên biển Đông do một số vấn đề kỹ thuật, chính trị và tính toán ngoại giao. Nhưng vấn đề thực tế nhất là quân đội Trung Quốc trước đây chưa đủ khả năng xua đuổi các máy bay nước ngoài trên biển Đông, khu vực rộng hơn nhiều so với biển Hoa Đông và chi phí hỗ trợ ADIZ sẽ rất lớn”, ông Li nói.
Tháng trước, các máy bay Mỹ, trong đó có máy bay trinh sát EP-3E và máy bay ném bom chiến lược RC-135U, tiến hành ít nhất 9 chuyến bay trên biển Đông, theo trang web chuyên theo dõi các chuyến bay Aircraft Spots.
Trong cuộc trao đổi với các phóng viên Việt Nam gần đây, bà Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao về châu Á và Giám đốc Dự án sức mạnh Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, Mỹ, cho rằng nếu tuyên bố ADIZ trên biển Đông, Trung Quốc có thể làm ở khu vực phía bắc biển Đông trước. Nước này đang kiểm soát quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam) nên có thể thực thi hiệu quả. Còn nếu tuyên bố ADIZ ở cả Trường Sa, nơi nhiều nước liên quan đang kiểm soát các cấu trúc thì Trung Quốc khó có thể thực thi và có thể dẫn đến khủng hoảng lòng tin giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.
“Trước khi hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử (COC) trên biển Đông, tôi hoài nghi Trung Quốc sẽ tuyên bố ADIZ ở biển Đông”, bà Glaser nói.

Bà cho rằng Trung Quốc có thể đã lên kế hoạch cho việc này, nhưng các nước như Mỹ, Úc và Nhật Bản cũng có lợi ích khi ngăn chặn điều đó xảy ra. “Chúng ta cần tiếp tục gửi tín hiệu đến Trung Quốc rằng họ chớ nên làm như vậy”, bà Glaser nói.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

“Chiến trường pháp lý” Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa LHQ

“Chiến trường pháp lý” Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa LHQ

Trương Nhân Tuấn

5-6-2020

Nói về “chiến trường pháp lý” Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa thuộc Liên Hiệp quốc.

Bà con giới “học giả Biển Đông” bàn tán mấy ngày nay về “cuộc chiến công hàm”, nhân việc Mỹ cũng gởi công hàm phản đối các yêu sách của Trung Quốc lên Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc mấy hôm trước.

Sự tham gia đột ngột của Mỹ trong “chiến tranh công hàm”, xảy ra từ tháng 12 năm ngoái tại “chiến trường” là Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa” giữa các quốc gia chung quanh Biển Đông. Các quốc gia Việt Nam, Phi, Mã lai… từ nay có “đồng minh” Mỹ đứng cùng “chiến tuyến”.

Việc lựa chọn Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa thuộc LHQ, thay vì một trọng tài quốc tế, làm “chiến trường pháp lý” để chống lại các yêu sách phi lý của Trung Quốc (về đường chữ U, về quyền lịch sử, về vùng biển tiếp cận các đảo Trường Sa…) cho thấy là một “lựa chọn thông minh”.

Cùng với việc các bên (Mỹ, Việt Nam, Phi, Mã lai, Indonesia…) phối hợp, tận dụng hiệu lực phán quyết của Tòa PCA tháng Bẩy năm 2016 và UNCLOS. Mục đích của Mỹ là để bảo vệ lợi ích “tự do hàng hải”. Lợi ích của Việt Nam, Phi, Mã lai, Indonesia… trong trường hợp này trùng lặp với lợi ích của các đại cường (Mỹ, Nhật, Châu Âu…).

“Chiến trường” Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa các bên “bắn” nhau bằng “lý lẽ”. Nền tảng “lý lẽ” của các bên (Mỹ, Việt Nam, Phi, Mã lai, Indonesia) để “chống” lại Trung Quốc là nội dung Công ước quốc tế về Luật Biển (UNCLOS) và phán quyết 14 tháng 7 năm 2016 của Tòa Trọng tài thường trực.

Dĩ nhiên ta phải chờ xem “thái độ” của Trung Quốc ra sao trước sự “dấn thân” của Mỹ trong “cuộc chiến công hàm”.

Trung Quốc có thể tuyên bố vùng ADIZ ở Biển Đông hay không?

Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa là nơi có thẩm quyền “phê chuẩn” hồ sơ “Thềm lục địa mở rộng” của các quốc gia tiếp cận Biển Đông. Ủy ban này cũng có thẩm quyền yêu cầu Tòa Công lý Quốc tế cho một “ý kiến tham vấn” về các điều liên quan đến việc “giải thích luật lệ” hay giải thích nội dung và hiệu quả của các phán quyết.

Đi con đường này Việt Nam có nhiều phần thắng và ít “mạo hiểm” hơn là “đấu tay đôi” với Trung Quốc trước một tòa án quốc tế.

Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

Blog at WordPress.com.