Daily Archives: June 14, 2020

Hác Hải Đông, Quách Văn Quý, Steve Bannon và tuyên bố về “Liên bang Trung Quốc

Hác Hải Đông, Quách Văn Quý, Steve Bannon và tuyên bố về “Liên bang Trung Quốc”

郝海东2004年在比赛中Bản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionHác Hải Đông, cựu thiếu tá Quân Giải Phóng, ngôi sao bóng đá Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc không buồn bình luận về ‘tuyên ngôn kiến quốc’ của một nhóm hải ngoại chống Đảng Cộng sản nhưng cộng đồng mạng lại đầy ắp bình luận.

Tỷ phú họ Quách xin tỵ nạn chính trị ở Mỹ

Luật an ninh mới của Trung Quốc ‘có thể kết liễu Hong Kong’

TQ thông qua luật an ninh, Mỹ nói ‘Hong Kong không còn quyền tự trị’

Hong Kong: Các cựu ngoại trưởng Anh muốn có liên minh chống luật an ninh TQ

Hai sự kiện liên quan đến việc tuyên bố “thành lập Tân Trung Quốc”, một thể chế Liên bang để thay chế độ hiện nay ở CHND Trung Hoa có gây tiếng vang nhất định trên mạng xã hội tiếng Trung và truyền thông Phương Tây.

Ngày 03/06/2020, tại New York, một số dân địa phương và nhà báo ngạc nhiên thấy phi cơ kéo trên bầu trời các biểu ngữ “Chúc mừng Liên bang tân Trung Quốc”.

Nhóm phi cơ cánh quạt bay vòng quanh tượng Nữ thần Tự do và sau đó, một video do nhóm chủ trương của vụ việc này được công bố trên YouTube.

Biểu ngữ bằng tiếng Anh và tiếng Hoa tuyên bố ra đời một nhà nước thay thế cho chính quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện nay.

Sự kiện nhằm “gây tiếng vang” (stunt) của triệu phú lưu vong Quách Văn Quý được BBC News Tiếng Trung ở London và một số báo Hoa Kỳ, gồm cả New York Times, nhắc đến.

Dùng tên tiếng Anh là Miles Guo (hoặc Kwok), ông Quách Văn Quý đã cùng cựu cố vấn chiến lược của Tổng thống Donald Trump là Steve Bannon đọc diễn văn trước tượng Nữ thần Tự do.

Từ Thiên An Môn đến Covid-19

Ông Quách tuyên bố nhân kỷ niệm 31 năm Thảm sát Thiên An Môn (04/06/1989), rằng chính quyền “tội ác” của Đảng CS TQ không còn tính hợp pháp.

Còn Steve Bannon, người đã rời Nhà Trắng năm 2017, gọi Đảng CS TQ là “tổ chức gangster” và nói phong trào mang tên “Pháp quyền” (Rule of Law Movement) có mục tiêu giải thể Đảng CS TQ và thay bằng luật pháp kiểu Phương Tây như ở Anh và Hoa Kỳ.

Hai người này nói cần có cuộc cách mạng (爆料革命 – Bạo liệu Cách mạng) để bảo vệ tự do, nhân quyền và lật đổ Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Mô hình “liên bang” trong văn bản ‘New Federal State of China’ họ đề xuất nước Trung Quốc mới gồm Trung Quốc, Macau, Hong Kong và Tây Tạng, với ba bộ phận sau hưởng tự trị, chỉ để chính phủ liên bang lo về quốc phòng.

Riêng về Đài Loan, họ đề nghị duy trì tình trạng hiện thời, tôn trọng khác biệt và để nhân dân hai bên eo biển Đài Loan quyền quyết định tương lai.

Không chỉ có vậy, họ còn nặng nề đổ lỗi cho chính quyền Trung Quốc “phạm tội ác”, “vi phạm nhân quyền trầm trọng”, và “tung ra dịch Covid-19 để hại nhân loại”.

Các cáo buộc tương tự từng được một số báo chí thiên hữu ở Phương Tây và những người theo thuyết âm mưu nêu ra nhưng bị Trung Quốc bác bỏ.

郝海东资料图片Bản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionHác Hải Đông, cựu thiếu tá Quân Giải Phóng, ngôi sao bóng đá Trung Quốc

Bản thân ông Bannon từng tung ra sáng kiến đòi Trung Quốc “bồi thường nhiều tỷ đô la” cho Phương Tây vì dịch virus corona.

Sang ngày 04/06, giờ châu Âu, cộng đồng mạng tiếng Trung lại nhận được phát biểu nữa nêu sự ủng hộ cho “nước Trung Hoa mới” từ Hác Hải Đông (Hao Haidong), cựu cầu thủ bóng đá nổi tiếng.

Doanh nhân Quách Văn Quý từng xin tỵ nạn tại Hoa Kỳ (2017), nên việc ông ta phê phán chính quyền Trung Quốc không làm ai ngạc nhiên.

Nhưng sự xuất hiện của Hác Hải Đông, cựu thiếu tá Quân Giải Phóng, ngôi sao bóng đá Trung Quốc chính thức ủng hộ một sáng kiến phản kháng, cho dù có vẻ như “hoang tưởng”, đã gây chấn động dư luận.

Trong video mà trang Deutsche Welle của Đức viết rằng có vẻ như “quay tại Tây Ban Nha”, ông Hác Hải Đông cùng vợ, bà Diệp Chiêu Dĩnh (Ye Zhaoyin) tuyên bố ủng hộ cho “Liên bang Trung Quốc Cộng hòa quốc” và kêu gọi lật đổ Đảng Cộng sản.

Cặp vợ chồng này rất nổi tiếng ở Trung Quốc vì ông Hác từng đem về những bàn thắng và cúp vàng vô địch toàn quốc cho đội Đại Liên Vạn Đại, và là gương mặt của Trung Quốc trong làng bóng đá châu Á. Bà Diệp từng là quán quân môn cầu lông thế giới, đại diện cho đội Trung Quốc ở Olympics tại Sydney 2000.

Steve BannonBản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionSteve Bannon

Trong các dòng trạng thái đăng trên mạng xã hội sau đó, ông Hác cảm ơn vợ đã dũng cảm cùng ông xuất hiện trên video, ủng hộ cho “Liên bang Trung Quốc”.

Theo các báo tiếng Trung ở hải ngoại, “tuyên ngôn kiến quốc” của vợ chồng Hác Hải Đông khiến cộng đồng người Hoa trên thế giới chú ý.

Có tin nói chỉ trong một ngày, trang Sina-Weibo của ông Hác Hải Đông với trên 7 triệu người hâm mộ đã bị công an mạng ở Trung Quốc khóa ngay lập tức.

Theo trang Nikkei Asian Review (04/06/2020), tài khoản của ông Hác trên Zhihu, một trang hỏi đáp ở Trung Quốc, ngay lập tức bị nhà chức trách xóa.

Nhiều bình luận tiếng Trung và tiếng Anh đã ủng hộ ông Hác và phê phán chính quyền Trung Quốc.

郝海东在视频中Bản quyền hình ảnhALAMY
Image captionHác Hải Đông sinh năm 1970 ở Thanh Đảo

Ba nhân vật đằng sau tuyên ngôn

Theo Deutsche Welle, Hác Hải Đông sinh năm 1970 ở Thanh Đảo và đá cho đội bóng của Quân đội trước khi được đội Đại Liên của triệu phú bất động sản Vương Kiện Lâm (Wang Jianlin), chủ tập đoàn Vạn Đại.

Để rời đội bóng quân đội, Hác Hải Đông phải bỏ quân hàm thiếu tá, và việc ông về đá cho Đại Liên năm 1997 chỉ xảy ra sau khi giới chức bóng đá Trung Quốc không cho ông sang đá ở Tây Ban Nha với một hợp đồng lương 200 nghìn USD/năm.

Sau đó, đội Đại Liên được một triệu phú khác mua lại. Đây là thời gian Bạc Hy Lai làm lãnh đạo thành phố Đại Liên và các đấu đá chính trị sau đó khiến ông bị bắt và xử tù.

Có vẻ như những trải nghiệm tiêu cực trong nền bóng đá bị lũng đoạn bởi tiền bạc, chính trị và chuyện đấu đá nội bộ ở Trung Quốc khiến Hác Hải Đông có cái nhìn phê phán về thể chế ở nước này, theo Deutsche Welle.

Ngoài ra, nhờ có thời gian ra sống ở nước ngoài, Hác Hải Đông đi tới quan điểm như ông vừa bày tỏ.

Theo báo Đức và Mỹ, sau phát biểu vừa rồi, chắc chắn vợ chồng Hác Hải Đông – Diệp Chiêu Dĩng không thể trở về Trung Quốc.

Tuy vậy, chính quyền Trung Quốc hiện không muốn nói gì về vụ việc.

Trả lời câu hỏi của báo chí nước ngoài, một người phát ngôn cho Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói “Tôi không buồn bình luận chuyện đó”.

Ông Quách Văn QuýBản quyền hình ảnhTWITTER
Image captionÔng Quách Văn Quý

Quách Văn Quý, sinh năm 1970, là doanh nhân đã rời khỏi Trung Quốc vào năm 2014 sau các vụ việc mang tính truy bức chính trị, theo lời tố cáo của ông.

Kể từ đó, ông Quách liên tục đăng tin nhắn và và video trên YouTube để nêu ra điều ông ta cho là “tội tham nhũng của các thành viên cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, bao gồm Vương Kỳ Sơn, người đứng đầu chiến dịch chống tham nhũng ở Bắc Kinh thời gian đó.

Mặc dù ông Quách không cung cấp đầy đủ bằng chứng đáng kể cho các tuyên bố của ông, nhưng hoạt động chỉ trích đích danh nhiều lãnh đạo cao cấp của ông đã khiến Bắc Kinh giận dữ.

Chính phủ Trung Quốc hồi tháng 4/2017 ra phát lệnh truy nã đỏ qua Interpol để bắt ông Quách.

Được biết chính quyền Trung Quốc đã điều tra ông Quách về ít nhất 19 tội trạng bao gồm tội bắt cóc, gian lận, rửa tiền và cả tội “hối lộ” cựu Thứ trưởng Bộ Công an, Mã Kiến, với 60 triệu tệ (8,7 triệu đô la).

Steve Bannon, sinh năm 1953, là nhân vật có tiểu sử phong phú và vẫn được giới báo chí cánh hữu ở Hoa Kỳ và châu Âu, gồm cả phe dân tộc chủ nghĩa tại Nga ngưỡng mộ.

Từng được cho là “tạo bước ngoặt, giúp Donald Trump thắng cử”, Steve Bannon đã làm sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ, nhà đầu tư ngân hàng, nhà sản xuất phim Hollywood, nhà báo, chủ show truyền thanh, và chiến lược gia chính trị.

Tuy nhiên, hoạt động quan trọng nhất của ông ta là việc thành lập ra Breibart News, phản ánh quan điểm cực hữu, vào năm 2007.

Ông vào Nhà Trắng cùng Donald Trump sau khi đóng vai trò chủ chốt, CEO của Bộ tham mưu tranh cử cho Trump, và giữ chức “chiến lược gia chính’ (Chief Strategist) cho tổng thống Trump.

Năm 2017, Bannon bị Trump sa thải, nhưng vẫn tiếp tục đi khắp các nước vận động cho phong trào thiên hữu.

Các phát biểu của ông Bannon về Anh Quốc, Nga, EU đều được báo chí chú ý dù một số giới có thể không thích, cho là cực đoan, dân tuý.

Chẳng hạn trả lời Jon Sopel của BBC hồi tháng 7/2019, ông ta “tiên đoán” rằng Boris Johnson sẽ chọn phương án Brexit cứng để Anh rời EU.

Mối quan tâm của Steve Bannon không chỉ giới hạn vào chính trị Mỹ và Anh.

Ông ta có quan hệ với các nhân vật như Alexander Dugin, ‘người cha tinh thần’ của phe dân tộc Đại Nga, người từng được Vladimir Putin sùng bái.

Theo các báo Anh, hai người từng gặp nhau tại Rome năm 2018 và chia sẻ cái nhìn về ‘liên minh vĩ đại Mỹ – Nga’, về thuyết ‘truyền thống’ (traditionalism), một chủ thuyết bảo thủ, chống di dân ‘da màu’ để bảo vệ văn minh Ki Tô giáo.

Nhà báo Luke Harding của tờ The Guardian tại Anh viết rằng ai đó có thể nghĩ Steve Bannon nói toàn điều “lập dị” (crackpot), nhưng nếu nhìn vào cách Donald Trump “xé toang bộ máy chính quyền Mỹ” thì sẽ biết các ý tưởng đó tác động ra sao.

Càng gần đây, Steve Bannon càng chú ý nhiều về Trung Quốc.

Trong hai năm qua, ông ta thường xuyên xuất hiện với Quách Văn Quý trên các video nói về phong trào ủng hộ biểu tình ở Hong Kong.

Cuối năm 2019, theo các báo Đài Loan, Steve Bannon phát biểu qua hội thoại video do hai tổ chức của Nhật Bản và Đài Loan tổ chức, thúc giục cử tri Đài ủng hộ ứng viên Dân Tiến Đảng, bà Thái Anh Văn ra tái tranh cử tổng thống.

Trong đoạn diễn văn được trang Taiwan News (14/12/2019) trích đăng, ông Steve Bannon nói chỉ có bà Thái Anh Văn thực sự xứng đáng bảo vệ nền dân chủ Đài Loan, và cho rằng Quốc Dân Đảng ở Đài Loan “hoàn toàn tham nhũng” và “ôm chặt lấy Trung Quốc”.

Advertisement
Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Bí ẩn dưới lòng hoang mạc Israel

Bí ẩn dưới lòng hoang mạc Israel

Sara Toth StubBản quyền hình ảnhSARA TOTH STUB
Image captionQua nhiều thế kỷ, hàng ngàn hầm mỏ và địa đạo được đào bên dưới Công viên Quốc gia Timna

Trên Sa mạc Negev của Israel, con đường bên hông dẫn vào thung lũng bao quanh bởi những rặng đá màu đỏ, tím và nâu.

Giờ đây là một phần trong Công viên Quốc gia Timna, thung lũng này nổi tiếng với những rặng đá răng cưa bị bào mòn bởi gió và nước qua hàng ngàn năm.

Mũi Siccar: Nơi lịch sử Trái Đất được viết lại

Nơi phải dựa vào đoàn la thồ hàng giữa lòng nước Mỹ

Mộ Thành Cát Tư Hãn: Bí ẩn không thể tìm ra?

Du khách và những nhà địa chất đã đến đây để trầm trồ ngắm nhìn những khối đá với hình dạng như cây nấm khổng lồ, những cột đá thanh nhã và mái vòm đá mong manh.

Khi ấy là giữa buổi sáng, và tôi đang chuẩn bị một chuyến đi bộ ngắn, mặt trời trên đầu cực kỳ nóng bỏng. Từ nơi bắt đầu hành trình gần một cấu trúc đá nổi tiếng màu san hô có tên Mái vòm (Arches), tôi đi bộ lên quả đồi nhỏ và sau 10 phút đã đứng trên đỉnh một bình nguyên.

Từ vị trí trên cao, tôi có thể nhìn thấy địa hình gồ ghề trong thung lũng, với các rặng đá trên cao và hẻm núi bên dưới.

Cảnh tượng đẹp tuyệt vời, và câu chuyện về vùng đất này cũng vậy – đó cũng là lý do khiến mọi người tìm đến vùng đất khắc nghiệt từ thời tiền sử. Và ta chỉ có thể trải nghiệm câu chuyện đó bằng cách đi bộ xuống lòng đất.

Sara Toth StubBản quyền hình ảnhSARA TOTH STUB
Image captionCông viên Quốc gia Timna ở Israel nổi tiếng vì địa hình đồi núi gập ghềnh và các cấu trúc đá hình thù lạ

Công viên Quốc gia Timna từng là trung tâm sản xuất kim loại thời cổ đại; từ nơi đây, hàng ngàn hầm mỏ và địa đạo đã được đào xới để khai thác đồng lẫn sâu trong nhiều tầng đá.

Dấu vết của quặng đồng màu xanh dương và xanh lục lốm đốm trên con đường đi bộ sỏi đá khi tôi tiến dần đến khu mỏ xưa cũ nhất nằm trong công viên, từng được khai thác vào khoảng năm 4500 trước Công nguyên.

Santorini, hòn đảo Hy Lạp xinh đẹp và nền văn minh đã mất

Bữa ăn đậm nét Tây Ban Nha là thế nào?

Những phụ nữ góa không chốn nương thân

Những thanh tay vịn bằng kim loại giúp du khách định hướng vài mét sâu xuống đoạn đường hơi dốc để vào mỏ, đường đi bộ hẹp với trần quá thấp tới mức tôi phải quỳ xuống và bò vào hang để tránh đụng đầu.

Ánh sáng bên trong hầm mỏ tỏa ra từ đoạn lối ra sau nhiều năm bị sạt lở, làm lộ ra những đường vạch theo chiều dọc theo bức tường do công cụ bằng đá từng được sử dụng để đào sâu vào lòng đất.

“[Thợ mỏ] làm việc trong điều kiện cực kỳ khắc nghiệt trên hoang mạc, một nơi không có nước và không có bất cứ gì,” ông Erez Ben-Yosef, giáo sư ngành khảo cổ học tại Đại học Tel Aviv và giám đốc của Dự án Thung lũng Trung tâm Timna, nói. Đây là một dự án nghiên cứu liên ngành về lịch sử vùng đất này vào thời đồ đồng.

Khu mỏ này và nhiều mỏ khác trong khu vực lần theo dấu vết màu xanh lam nhạt của đồng chạy qua lòng đất về miền nam Biển Chết ở Israel và Jordan.

Hàng ngàn năm trước, thợ mỏ đẽo đồng ra khỏi quặng, đưa khỏi mỏ, sau đó nấu chảy để tách được chút kim loại lấp lánh dùng làm hạt cườm, mặt dây chuyền và các vật phẩm trang trí khác.

Đó là một trong những điển hình xa xưa nhất khi con người bắt đầu tách kim loại từ đá, Giáo sư Ben Yosef nói, và nhờ vào khí hậu khô hạn, Timna là một trong những nơi giữ được nguyên vẹn những khu mỏ từ thời xa xưa.

“Bạn có thể thấy mọi thứ. Bạn có thể chạm tay vào những thứ từng bị bỏ lại tại Timna từ 3.000 đến 4.000 năm trước,” ông cho biết.

Sara Toth StubBản quyền hình ảnhSARA TOTH STUB
Image captionMỏ đồng cổ xưa nhất tại Công viên Quốc gia Timna có từ năm 4500 trước Công nguyên

Cùng với khu mỏ này, còn có một số công cụ bằng đá và những đống đá bỏ lại từ quá trình nấu chảy đồng. Ngoài ra thợ mỏ không bỏ lại gì nhiều.

“Chúng ta biết rất ít về những thợ mỏ đầu tiên,” Giáo sư Ben-Yosef nói. “Ta không có tên gọi cho họ. Ta chỉ biết họ là người địa phương làm việc với những công cụ bằng đá cực kỳ thô sơ.”

Hồ bong bóng băng kỳ ảo ở Canada

Hoàng Sơn băng giá đệ nhất đỉnh của TQ

Baia, thành phố La Mã tội lỗi nơi đáy biển

Những hang động và hầm mỏ trong Công viên Quốc gia Timna tiết lộ hàng ngàn năm lịch sử khai thác mỏ. Chứng cứ cho thấy những khu mỏ này có liên hệ với Vương quốc Mới của Ai Cập cổ đại, tồn tại từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 11 trước Công Nguyên.

Đồng khai thác từ nơi đây đã làm giàu cho những vị vua Ai Cập cổ đại, các pharaoh Ramses, những người từng sử dụng đồng để chế tác mọi thứ từ vũ khí đến trang sức.

Tuy nhiên, nhiều bằng chứng xa hơn cho thấy khu mỏ đi vào thời kỳ thịnh vượng đỉnh cao vài năm trăm sau đó.

Bằng phương pháp xác định niên đại bằng carbon phóng xạ với độ phân giải cao, các hạt giống và mẫu vật hữu cơ mà thợ mỏ bỏ lại trong các trại lao động cho thấy khu mỏ đã bắt đầu hoạt động từ thế kỷ thứ 11 đến thế kỷ thứ 9 trước Công nguyên.

Thông tin này củng cố thêm niềm tin vào một số lý thuyết cho rằng mỏ Timna là nơi khai thác đồng cho đền thánh của Vua Solomon ở Jerusalem.

Mãi đến gần đây, các chuyên gia vẫn cho rằng nô lệ chính là những thợ mỏ trong quá trình lao động khắc nghiệt này. Nhưng những phát hiện khảo cổ trong vài năm qua, trong đó có những mẫu vải nhuộm chất lượng cao còn được bảo quản nguyên vẹn qua thời tiết khô hạn, cho thấy công nhân luyện kim được thuê về để làm việc chứ không phải nô lệ.

Các di chỉ xương cừu và dê cũng như những hố quả oliu và chà là cho thấy công nhân ăn uống theo chế độ giàu dinh dưỡng hiếm thấy so với cuộc sống thông thường trong hoang mạc.

Sara Toth StubBản quyền hình ảnhSARA TOTH STUB
Image captionChữ viết và dấu vết thợ mỏ thời xa xưa bỏ lại vẫn còn trên tường đá

Vào thời này, người ta đã học cách biến đồng tìm được trong mỏ quặng ở Timna tại thành công cụ lao động và vũ khí, và họ biết cách trộn đồng nguyên chất với thiếc để tạo ra đồng thau, một chất liệu cứng hơn nhiều.

Chứng cứ của lao động luyện kim thời sơ khai xuất hiện trong nhiều bảo tàng trên thế giới.

Bảo tàng Eretz Israel ở Tel Alviv có bộ sưu tập cổ vật lớn nhất từ Timna, bao gồm dùi đục bằng đồng trong khai quặng và tượng rắn bằng đồng thau trong đền thờ địa phương.

“Khi bạn thấy những gì họ chế tác, bạn sẽ hiểu vì sao những lao động trong khu mỏ đáng giá đến vậy,” Giáo sư Ben Yosef nói.

Du khách có thể vào thăm khu mỏ trong giờ công viên quốc gia mở cửa mà không cần đặt chỗ trước hay có hướng dẫn viên.

Dù hang động là chốn nghỉ chân mát lịm tránh khỏi cơn nóng, nhưng tôi vẫn cảm thấy thư thả hơn khi đi đến cuối đường hầm. Trèo lên thang quay trở lại sa mạc nóng như thiêu, cảm giác được đứng thẳng trở lại thật dễ chịu.

Tôi tiếp tục theo con đường đi xuống một mỏ khai thác trông như vách đá gần 3.000 năm tuổi để có thể cảm nhận được con đường hẹp trong hốc đá mà thợ mỏ trèo ra vào thời đó.

Xa hơn một chút dọc theo hoang mạc khô hạn, nhiều cửa vào hàng loạt khu mỏ trông như những hốc lốm đốm màu lam ngọc dọc theo tường đá.

Xung quanh tôi, những rặng đá đủ màu sắc nhiều tầng vươn cao như muốn rướn tới mặt trời hoang mạc nóng bỏng.

Quang cảnh đẹp đến kinh ngạc, không cần phải nói, nhưng vẫn không thể sánh kịp điều kỳ diệu mà mà những thợ mỏ xa xưa nhất trên thế giới để lại.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.

Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

Những kịch bản ADIZ nào TQ có thể lập ra trên Biển Đông và hệ lụy

Những kịch bản ADIZ nào TQ có thể lập ra trên Biển Đông và hệ lụy

Những năm 50 của thế kỷ trước, nhiều nước trên thế giới đã đơn phương thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) để kiểm soát một phạm vi vùng trời nhất định theo ý đồ của mình, song từ đó đến nay, chưa có bất kỳ một văn kiện chuẩn quốc tế nào điều chỉnh vấn đề này. Việc thiết lập ADIZ nhìn chung được hiểu là nhằm cho phép quốc gia thiết lập có đủ thời gian để chuẩn bị cho một vụ tiến công tiềm tàng từ trên không.

Tại các ADIZ, máy bay nước ngoài phải chấp hành các quy định về nhận diện của nước thiết lập, như đệ trình các kế hoạch bay, duy trì đường dây liên lạc 2 chiều bằng sóng vô tuyến và vận hành hệ thống tiếp sóng radar thứ cấp… Các ADIZ thường được thiết lập trên không phận quốc tế, tiếp giáp với không phận quốc gia của các nước, giống như ADIZ mà Trung Quốc thiết lập trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư – một khu vực tranh chấp trên biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và Nhật Bản năm 2013.

Từ đầu năm 2020 đến nay, trước việc Trung Quốc gia tăng các hành vi “ngang tai trái mắt” ở Biển Đông, đã xuất hiện nhiều thông tin đồn đoán về khả năng Bắc Kinh sẽ thiết lập ADIZ tại khu vực này. Cùng với những đồn đoán đó, có nhiều câu hỏi đặt ra là, nếu lập ADIZ ở Biển Đông thì Trung Quốc sẽ thực hiện theo kịch bản nào. Rất nhiều chuyên gia nghiên cứu Biển Đông đã chú ý xem xét vấn đề này và theo họ, có thể xảy ra ba kịch bản sau:

Kịch bản thứ nhất, ADIZ có thể được thiết lập trên vùng trời quần đảo Hoàng Sa. Cơ sở của kịch bản này dựa trên việc năm 1996, Trung Quốc ra tuyên bố đường cơ sở xung quanh quần đảo Hoàng Sa. Bên cạnh đó, Điều 2 của Luật Thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Trung Quốc ban hành năm 1998 quy định, EEZ và thềm lục địa của nước này “kéo dài 200 hải lý tính từ đường cơ sở”. Căn cứ theo các văn bản này thì khu vực rộng 200 hải lý xung quanh quần đảo Hoàng Sa là thuộc EEZ và thềm lục địa của Trung Quốc. Do đó, nếu Trung Quốc lập ADIZ trên quần đảo Hoàng Sa thì phạm vi của nó có thể mở rộng ra ngoài vùng trời phía trên vùng lãnh hải rộng 12 hải lý mà Bắc Kinh tuyên bố xung quanh quần đảo này tới phía trên EEZ và thềm lục địa do Trung Quốc tuyên bố quanh Hoàng Sa. Một ADIZ như thế sẽ chồng lấn vào không phận phía trên các EEZ và thềm lục địa của Việt Nam và Philippines. Đồng thời, ADIZ của Trung Quốc cũng có thể chồng lấn vào các Vùng thông báo bay (FIR) của Thành phố Hồ Chí Minh, Manila hay một số thành phố khác.

Năm 2009, Phái đoàn Thường trực Trung Quốc tại Liên hợp quốc gửi Công hàm CML/17/2009 lên Liên hợp quốc tiếp tục tuyên bố quần đảo Hoàng Sa là thuộc “chủ quyền” của nước này. Theo đó, họ cho rằng: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo ở Biển Đông và các vùng nước phụ cận”. Cung cách liên tục đòi hỏi “chủ quyền” như vậy khiến người ta cảm thấy Trung Quốc dường như đã “có đủ điều kiện” để thiết lập ADIZ trên vùng trời quần đảo Hoàng Sa, vì: (1) Bắc Kinh đã tuyên bố các đường cơ sở quanh quần đảo này như đã nói ở trên, nên sẽ không khó để họ thiết lập ADIZ trên vùng trời bên ngoài lãnh hải thuộc Hoàng Sa. (2) Trung Quốc đã xây dựng sân bay khá kiên cố trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, đảm bảo cho các hoạt động quân sự một khi Bắc Kinh triển khai những hoạt động thực thi ADIZ. (3) Quan trọng hơn, quần đảo Hoàng Sa chỉ là một thực thể tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam, là tranh chấp song phương và chỉ có Việt Nam khẳng định chủ quyền tại Hoàng Sa.

Với những phân tích nói trên, về phương diện pháp lý, việc Trung Quốc thiết lập một ADIZ trên Biển Đông nhiều khả năng nhất là trên vùng trời quần đảo Hoàng Sa. Ngay cả Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ – Trung của Quốc hội Mỹ gần đây cũng cho rằng, Bắc Kinh có thể lần lượt lập ra hai ADIZ ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong đó ưu tiên lập ADIZ bao trùm lên quần đảo Hoàng Sa và vùng biển xung quanh trước, sau đó chờ cho đến khi năng lực quân sự mạnh lên, họ sẽ lập ADIZ thứ hai ở Biển Đông, bao trùm lên quần đảo Trường Sa.

Kịch bản thứ hai, ADIZ trên vùng trời quần đảo Trường Sa. Quần đảo Trường Sa là đối tượng tranh chấp chủ quyền của 5 nước 6 bên (gồm Việt Nam, Brunei, Trung Quốc, Malaysia, Philippines cùng với Đài Loan), nên Trung Quốc có thể thiết lập một ADIZ ở đây để củng cố các tuyên bố “chủ quyền” của Bắc Kinh đối với quần đảo này. Trong công hàm CML/8/2011 gửi Liên Hợp Quốc ngày 14/4/2011, Bắc Kinh đã khẳng định rằng, nếu lập ADIZ ở Trường Sa, sẽ giúp Trung Quốc có thêm cơ sở đối với tuyên bố trên. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn phải cân nhắc “được và mất” trước khi thiết lập ADIZ trên quần đảo này, lý do là: (1) Một ADIZ như thế có thể chồng lấn lên FIR của Thành phố Hồ Chí Minh, Manila, Singapore và Kota Kinabalu của Malaysia, do đó có thể dẫn tới những phản kháng mạnh mẽ từ phía Việt Nam, Philippines, Singapore và Malaysia. (2) Do tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa liên quan đến nhiều bên, nên nếu lập ADIZ trên vùng trời quần đảo này, Trung Quốc có thể phải đương đầu với phản ứng của tất cả các nước có liên quan tới tranh chấp ở quần đảo này. (3) Không những thế, Trường Sa lại nằm ở khu vực có ý nghĩa chiến lược về hàng hải và hàng không quốc tế, nên ADIZ của Trung Quốc sẽ phải đối mặt với sự chỉ trích kịch liệt không chỉ của các quốc gia trong khu vực, mà còn của những quốc gia liên quan khác như Mỹ, Nhật Bản, Australia và thậm chí là cả Nga.

Có một vấn đề mang tính kỹ thuật đối với việc thiết lập ADIZ trên Biển Đông, đó là, để thiết lập các tọa độ chính xác của ADIZ, Trung Quốc cần phải tuyên bố vùng lãnh hải xung quanh quần đảo Trường Sa hoặc quanh một thực thể nào đó thuộc quần đảo này. Tuy nhiên, một tuyên bố như thế sẽ dẫn tới một cuộc tranh cãi khác sau khi đã có những chỉ trích gay gắt nhằm vào hoạt động bồi đắp đảo, đá và xây dựng mới đây của Trung Quốc trên các thực thể ở Trường Sa. Hơn nữa, Hải quân Mỹ đã nhiều lần triển khai tàu khu trục đi vào bên trong khu vực 12 hải lý xung quanh các thực thể mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa. Bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh, Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng, động thái này là nhằm chứng minh nguyên tắc tự do hàng hải tại các vùng biển quốc tế. Mặt khác, nó cũng là thách thức đối với các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên các thực thể mà Trung Quốc chiếm đóng, bồi đắp và xây dựng trái phép ở Trường Sa.

Vì thế, Trung Quốc sẽ phải tính toán cẩn trọng trước khi thiết lập ADIZ trên vùng trời quần đảo Trường Sa, vì nó sẽ không mang lại điều gì tích cực, ngược lại có thể dẫn tới những tác động tiêu cực đối với lợi ích quốc gia của Trung Quốc trong khu vực. Chưa kể, ADIZ này còn mâu thuẫn với các tuyên bố được Bắc Kinh thường xuyên đưa ra rằng, tình hình trên Biển Đông đang ổn định, về tổng thể, không có nguy cơ xảy ra các xung đột lớn và sau khi tiến hành các hoạt động bồi đắp đảo, đá ở Trường Sa, Trung Quốc không quân sự hóa nó, mà chỉ đầu tư vào “những cơ sở chủ yếu” để phục vụ “mục đích hòa bình chung”, như tìm kiếm cứu nạn hay nghiên cứu khoa học biển…

Kịch bản thứ ba, ADIZ có thể được lập trên vùng trời của “đường chín khúc”. Trong công hàm CML/17/2009 ngày 07/5/2009, Trung Quốc chính thức tuyên bố “chủ quyền” tại Biển Đông theo “đường chín khúc”, đây cũng có thể coi là cơ sở cho các ADIZ tiềm tàng của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, nếu ADIZ được lập bao trùm lên “đường chín khúc” sẽ không phù hợp vì cho đến nay, “đường chín khúc” vẫn là một cái gì đó rất mơ hồ, không có cơ sở pháp lý, lịch sử và cũng không có các tọa độ địa lý chính xác. Nếu Trung Quốc tuyên bố thiết lập một ADIZ trên “đường chín khúc”, Bắc Kinh cần phải công bố các tọa độ chính xác vì máy bay nước ngoài phải tuân thủ các quy định nhận diện theo ADIZ của họ. Theo đó, ADIZ phía trên “đường chín khúc” phải thể hiện vị trí chính xác của bản đồ này, điều này lại mâu thuẫn với yêu sách “đường chín khúc” trên mặt biển. Nếu theo tấm bản đồ “đường chín khúc” mà Bắc Kinh gửi đính kèm công hàm CML/17/2009, một ADIZ tiềm tàng trên “đường chín khúc” sẽ chồng lấn với các FIR của Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hong Kong, Manila, Singapore và Kota Kinabalu. Do vậy, giống với ADIZ thiết lập trên quần đảo Trường Sa, nếu ADIZ được lập trên vùng trời “đường chín khúc” sẽ vấp phải sự chỉ trích của các bên đang có trách nhiệm điều hành các FIR trên Biển Đông.

Trong ba kịch bản trên, nếu Trung Quốc thiết lập ADIZ trên Biển Đông, thì kịch bản dễ xảy ra nhất là trên quần đảo Hoàng Sa. Nhưng, cho dù Bắc Kinh dường như đã sẵn sàng tuyên bố và thực thi một ADIZ trên Biển Đông, họ vẫn phải cân nhắc kỹ càng vấn đề “thiệt hơn”.

Do vị trí chiến lược của Biển Đông và bản chất của các tranh chấp tại vùng biển này, nên các kịch bản ADIZ mà Trung Quốc có thể thiết lập trên Biển Đông sẽ dẫn tới leo thang căng thẳng giữa Bắc Kinh với các nước khác, trước hết là trên lĩnh vực ngoại giao và pháp lý, giống như căng thẳng đã xảy ra khi Trung Quốc thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông. Cụ thể:

Trên bình diện ngoại giao, do Biển Đông đang diễn ra những tranh chấp phức tạp về chủ quyền đối với các thực thể trên biển, cũng như các vấn đề hàng hải khác liên quan tới việc áp dụng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982). Một khi Trung Quốc thiết lập ADIZ ở Biển Đông, các bên liên quan sẽ lập tức cáo buộc Bắc Kinh leo thang tranh chấp, làm thay đổi nguyên trạng Biển Đông tại các diễn đàn song phương và đa phương. Bất kỳ nước nào muốn tìm cách kiểm soát hoàn toàn Biển Đông, nước đó sẽ phải đối mặt với thách thức từ các quốc gia khác. Nếu Trung Quốc áp dụng các quy định nhận dạng tương tự ADIZ mà nước này thiết lập ở biển Hoa Đông đối với Biển Đông, thì những quốc gia có lợi ích về hàng không và hàng hải như Mỹ, hay những nước đang điều hành các FIR tại khu vực này như Singapore và Indonesia sẽ kịch liệt phản đối hành động của Trung Quốc.

Trên bình diện pháp lý, phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) năm 2016 đã nhấn mạnh rằng, dù Trung Quốc không tuân thủ phán quyết của tòa hay không tham gia tiến trình xét xử, nước này vẫn là một bên của vụ kiện do Philippines đệ trình, nên vẫn bị ràng buộc về mặt pháp lý bởi các phán quyết của tòa. Bởi vậy, nếu Trung Quốc thiết lập một ADIZ trên vùng trời quần đảo Trường Sa hoặc vùng trời bên trên “đường chín khúc”, thì Philippines có thể yêu cầu PCA tuyên bố các biện pháp liên quan tới ADIZ này căn cứ theo Điều 290, Mục 1 trong UNCLOS 1982. Khi đó, Manila có thể lập luận rằng, ADIZ này cản trở Philippines thực hiện các hoạt động hàng không thông thường trong không phận bên trên EEZ và thềm lục địa của nước này, dẫn tới những thiệt hại không thể bù đắp về kinh tế cho Philippines. Lập luận đó khớp với điều kiện được quy định bởi Tòa Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) để áp dụng các biện pháp tạm thời, giống như trường hợp ITLOS từng xử lý trong vụ kiện “M/V Louisa” tranh chấp giữa Saint Vincent và Grenadines với Tây Ban Nha. Vì vậy, lập luận trên có thể trở thành cơ sở pháp lý để Philippines yêu cầu PCA ban bố các biện pháp tạm thời nhằm ngăn chặn Trung Quốc thực thi ADIZ trên Biển Đông, trong khi chờ đợi các phán quyết cuối cùng của tòa án. Tương tự Philippines, các bên khác trong tranh chấp Biển Đông cũng có thể khởi động các tiến trình phân xử theo Phụ lục VII của UNCLOS 1982 đối với các ADIZ của Trung Quốc, phù hợp với Điều 58 và 87 của UNCLOS 1982. Đồng thời, các bên tranh chấp cũng có quyền yêu cầu ITLOS áp dụng các biện pháp tạm thời căn cứ theo Điều 290, Mục 5 trong UNCLOS 1982 trong lúc chờ đợi phán quyết của PCA.

Có thể thấy, do vai trò và vị trí địa chiến lược của Biển Đông, nên sự ổn định của vùng biển này là một phần không thể tách rời đối với lợi ích quốc gia của nhiều nước trong và ngoài khu vực. Vì vậy, mọi hành động gây hấn ở Biển Đông, như áp đặt ADIZ, có nguy cơ đối mặt với hàng loạt thách thức pháp lý và ngoại giao.

Cho đến nay, hầu như luật pháp quốc tế không đặt bất kỳ cơ sở pháp lý nào cho phép các quốc gia thiết lập và duy trì các ADIZ. Hiện, trong giới luật gia thế giới vẫn tồn tại hai quan điểm trái ngược đối với vấn đề này. Trong khi một số người ủng hộ cho rằng, luật pháp quốc tế cho phép các nước được thiết lập các ADIZ, thì những người phản đối lại không chấp nhận bất kỳ cơ sở pháp lý nào cho những tuyên bố đó. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều nước đã đơn phương thiết lập các ADIZ kể từ thập kỷ 50 của thế kỷ trước và chỉ có một số lượng hạn chế các ADIZ bị các nước khác hoặc cộng đồng quốc tế chỉ trích. ADIZ mà Trung Quốc tuyên bố thiết lập trên biển Hoa Đông vào cuối năm 2013 đã “châm ngòi” cho các xung đột ngoại giao giữa các bên liên quan. Nó cũng làm dấy lên câu hỏi về tính pháp lý của các ADIZ được thiết lập tại những khu vực tranh chấp chồng lấn lên FIR của các quốc gia khác. Việc Bắc Kinh có thể thiết lập các ADIZ ở Biển Đông khiến cho các quốc gia trong khu vực rất lo ngại vì nếu vậy, khu vực này chắc chắn sẽ bị đẩy vào một cuộc leo thang xung đột chính trị mới rất nguy hiểm.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

EVFTA: ‘VN không muốn và không thể thay thế TQ

EVFTA: ‘VN không muốn và không thể thay thế TQ’

EVFTABản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionViệt Nam được cho là đi ‘tiên phong’ thêm một bước và có lợi thế ở khu vực khi ký kết và có các hiệp định thế hệ mới EVFTA và EVIPA được thông qua tại EU

Học giả Trung Quốc nói Hà Nội chưa thể thay thế được Bắc Kinh kể cả khi thông qua EVFTA.

Bài đăng trên Hoàn cầu Thời báo ngày 11/06 đặt câu hỏi liệu Trung Quốc sẽ ‘chịu thiệt’ sau thỏa thuận mậu dịch tự do giữa EU và Việt Nam hay không.

Tác giả Hứa Lợi Bình, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, mở đầu bài viết bàn về việc truyền thông quốc tế đưa tin rằng đại dịch COVID-19 đang tạo điều kiện cho xu hướng đầu tư nước ngoài rời khỏi Trung Quốc.

“Việt Nam, như truyền thông đưa tin, dường như đang đảm nhận vai trò thay Trung Quốc và EU cũng có thể nắm lấy cơ hội để giảm sự phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc”.

Giáo sư Hứa mô tả thực trạng rùm beng về hai kịch bản “qua mặt” [VN thay thế TQ] và “xa rời” [EU bớt phụ thuộc TQ] trong những năm gần đây chỉ là ý nghĩ viển vông.

“Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong số các thành viên ASEAN vào năm 2019. Việt Nam đang ở giai đoạn công nghiệp hóa khác với Trung Quốc và Việt Nam cần phải dựa vào thị trường Trung Quốc do chuỗi cung ứng và công nghiệp bị thiếu hụt.

“Việt Nam đạt mức xuất khẩu 260 tỉ đô la trong 2019 trong khi Trung Quốc có mức xuất khẩu 2,5 nghìn tỷ đô la cùng năm, khiến người ta khó tưởng tượng Việt Nam lĩnh hội vai trò của Trung Quốc,” Giáo sư Hứa viết.

Tác giả ghi nhận về tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam sang EU khi có EVFTA nhưng lưu ý rằng xuất khẩu của Việt Nam vẫn có thể phải đối mặt với các rào cản phi thuế quan như quy tắc xuất xứ và nguyên tắc phát triển bền vững.

“Đó là những hạn chế mà Việt Nam không thể giải quyết về ngắn hạn để đáp ứng yêu cầu của EU,” Giáo sư Hứa viết.

Vào ngày 08/6/2020 Quốc hội Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 đã biểu quyết thông qua với đa số tuyệt đối cho cả hai hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) và hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA).

Theo Giáo sư Hứa, chính Khu vực Mậu dịch Tự do Trung Quốc – ASEAN đã đóng góp rất lớn cho Việt Nam và đà tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại Trung Quốc – ASEAN (tăng gấp 10 lần từ 54,8 tỷ đô la năm 2002 lên 587,9 tỷ đô la trong năm 2018), dẫn đến thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam đã đạt mức cao kỷ lục.

EVFTA – EVIPA: Doanh nghiệp VN có nâng mình lên để thắng ở sân nhà?

EVFTA-EVIPA giúp Việt Nam giảm lệ thuộc Trung Quốc thế nào?

Nông nghiệp Việt Nam hy vọng hưởng lợi nhờ hiệp định thương mại với EUBản quyền hình ảnhAFP
Image captionNông nghiệp Việt Nam hy vọng hưởng lợi nhờ hiệp định thương mại với EU

Trong khi Giáo sư Hứa thừa nhận theo đuổi đa phương hóa và đa dạng hóa thương mại nước ngoài luôn là mục tiêu của Việt Nam đối với hợp tác nước ngoài thì ông mô tả việc “tiếp quản” vai trò của Trung Quốc “không phải là điều mà Việt Nam muốn cũng như là việc không thể thực hiện được”.

Bàn về kịch bản EU “xa rời” Trung Quốc, tác giả nói đây là quan niệm “không có cơ sở”.

“Ngày càng có nhiều quốc gia châu Âu tham gia vào các dự án của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) do Trung Quốc đề xuất, với một số nước đã ký bản ghi nhớ với Trung Quốc về việc cùng nhau thúc đẩy BRI.

“Ngoài ra, các chuyến tàu chở hàng Trung Quốc-Châu Âu đã tăng tần suất và khối lượng hàng hóa trong bối cảnh đại dịch. Bên cạnh hàng hóa có thể ổn định chuỗi cung ứng toàn cầu, các đoàn tàu cũng đã chuyển các vật liệu phòng chống đại dịch quan trọng đến châu Âu.

“Thay vì xa rời, Trung Quốc và EU sẽ phát triển thành một liên minh chặt chẽ hơn với các lợi ích chung,” tác giả Hứa Lợi Bình nhận định.

EVFTA: Cơ hội đổi mới và thách thức nhân quyền cho Việt Nam?

EVFTA: Thông qua hiệp định ‘giúp cải tổ ở Việt Nam’?

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Virus corona: Phát hiện ổ dịch mới ở một chợ bán buôn tại Bắc Kinh

Virus corona: Phát hiện ổ dịch mới ở một chợ bán buôn tại Bắc Kinh

Chinese paramilitary police officers guard an entrance to the closed Xinfadi market in Beijing on June 13, 2020.Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionCảnh sát Trung Quốc đứng gác bên ngoài cổng vào chợ Xinfadi ở Bắc Kinh hôm 13/6

Một ổ dịch virus corona mới tại Bắc Kinh, liên quan tới một khu chợ bán buôn, vừa được phát hiện, làm dấy lên lo ngại có làn sóng dịch Covid-19 thứ hai.

Tại chợ bán buôn nông sản Tân Phát Địa (Xinfadi) ở quận Phong Đài (Fengtai) nằm phía Tây Nam Bắc Kinh, 45 trong số 517 người được xét nghiệm đã có kết quả dương tính với virus corona, một quan chức cấp quận cho biết tại một cuộc họp báo.

Không ai trong số họ có triệu chứng, ông Sơ Quân Uy cho biết, nhưng ông nói thêm 11 khu dân cư xung quanh chợ đã bị phong tỏa với lính gác 24/24 giờ.

“Theo nguyên tắc đặt an toàn và sức khỏe của người dân trên hết, chúng tôi đã thực hiện các biện pháp phong tỏa cho chợ Tân Phát Địa và các khu dân cư lân cận,” ông Sơ nói.

Quận Phong Đài đang trong “tình trạng khẩn cấp thời chiến,” ông cho biết thêm.

EVFTA: ‘VN chưa thể qua mặt được TQ’

Chính quyền Hong Kong bị cáo buộc thực hiện chiến dịch ‘tẩy não’ giáo viên

Police outside Xinfadi marketBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionLực lượng cảnh sát tập trung chuẩn bị vào chợ Xinfadi hôm 13/6

Stephen McDonell, Phóng viên thường trú của BBC tại Trung Quốc, mô tả các hình ảnh trên mạng xã hội Trung Quốc cho thấy hàng trăm cảnh sát quân đội tiến vào trong chợ Tân Phát Địa

Theo giới chức, dấu vết của virus corona được tìm thấy trên một miếng gỗ lớn dùng để chặt cá hồi nhập khẩu.

Các dịch vụ giao thông và trường học gần chợ đã đóng cửa, và một số địa điểm công cộng được nhiều người lui tới ở Bắc Kinh, như Trung tâm Nghệ thuật Quốc gia và Đền Lama cũng đóng cửa.

Toàn bộ khu chợ Tân Phát Địa bị đóng cửa từ 3 giờ sáng thứ Bảy (giờ địa phương), sau khi hai người đàn ông làm việc ở trung tâm nghiên cứu thịt, những người đã từng tới khu chợ này, có kết quả dương tính với virus corona. Hiện chưa rõ hai người này nhiễm virus như thế nào.

Hôm thứ bảy, các cổng vào chợ bị chặn và cảnh sát đứng gác bên ngoài. Giới chức Bắc Kinh trước đó đã dừng hoạt động mua bán thịt bò và thịt cừu tại chợ Tân Phát Địa và đóng cửa các chợ bán buôn khác trong thành phố.

Họ dự kiến sẽ làm xét nghiệm acid nucleic cho hơn 10.000 người ở chợ này để phát hiện các ca lây nhiễm.

Barrier được dựng để chặn đường vào chợ XinfadiBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionBarrier được dựng để chặn đường vào chợ Xinfadi

Theo trang web của chợ Tân Phát Địa, hơn 1500 tấn hải sản, 18.000 tấn rau và 20.000 tấn hoa quả được buôn bán ở chợ này hàng ngày.

Việc khu chợ này bị đóng và các biện pháp phong tỏa mởi diễn ra trong bối cảnh lo ngại về một làn sóng đại dịch thứ hai đang gia tăng.

Đại dịch Covid-19 đã làm hơn 7,6 triệu người lây nhiễm và hơn 420 ngàn người tử vong trên thế giới.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.