Daily Archives: June 17, 2020

Tàu Trung Quốc tiến gần hơn tới đảo Phú Quý, chỉ cách Mũi Né hơn 300km

Tàu Trung Quốc tiến gần hơn tới đảo Phú Quý, chỉ cách Mũi Né hơn 300km

Tàu Trung Quốc tiến gần hơn tới đảo Phú Quý, chỉ cách Mũi Né hơn 300km

 

Điểm nóng13 giờ tới

 

GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG

Xem thêm >>

  • Tại sao trong tay Bồ Tát Quán Âm cầm một chuỗi tràng hạt?

    Tại sao trong tay Bồ Tát Quán Âm cầm một chuỗi tràng hạt?

     

    Trí huệ cổ nhân2 giờ trước

  • Tôn Ngộ Không chân chính quy y không phải từ lúc bái Đường Tăng làm sư phụ, mà là sau khi ngắm một bức tranh

    Tôn Ngộ Không chân chính quy y không phải từ lúc bái Đường Tăng làm sư phụ, mà là sau khi ngắm một bức tranh

     

    Tứ đại danh tác6 giờ trước

  • Thương nhân Trung Quốc: Đất nước sẽ diệt vong khi mất đi 5 thứ này

    Thương nhân Trung Quốc: Đất nước sẽ diệt vong khi mất đi 5 thứ này

     

    Câu chuyện lịch sửmột ngày trước

  • Tâm đố kỵ hại mình hại người xuất phát từ đâu? Chiết tự chữ Hán cho câu trả lời

    Tâm đố kỵ hại mình hại người xuất phát từ đâu? Chiết tự chữ Hán cho câu trả lời

     

    Trí huệ cổ nhân16/06/2020

Đừng bỏ lỡ

  • Người dân Bắc Kinh: Bệnh viện bị phong tỏa, nhà tang lễ ngày ngày hỏa thiêu thi thể bệnh nhân COVID 19

  • 5 phút thủ thỉ cùng con: Giúp người là giúp chính mình

  • Người sáng lập The A.I. Organization: ‘Huawei dùng trí tuệ nhân tạo để nô lệ hóa con người’?

  • Bắc Kinh liên tục rêu rao 43% dân có thu nhập thấp vì một kế hoạch ‘cay đắng’?

  • Cựu nhân viên Huawei: Công ty có kế hoạch cắt giảm 50% nhân sự, con số lên tới 90.000 người

  • Tận tâm với điều nhỏ nhặt chính là âm thầm xây đắp nền móng cho tương lai

  • Gia huấn của cổ nhân và những bài học lưu truyền nhân thế

  • Phố Wall và New York đã cấp bao nhiêu tiền cho Trung Quốc bành trướng?

  • Khái niệm Phật gia và Phật giáo có gì khác nhau?

  • Đường phố Hà Nội – Danh nhân và lịch sử: Phố Hàng Than ghi dấu hùng khí đất kinh kỳ

  • Chuyện cổ Phật gia: Chớ kiêu căng khinh mạn, soi người chẳng soi mình

  • Trương Quả Lão tiên đoán đại kiếp nạn nhân loại: ‘Ma quỷ ngập trời, con người biến thành ác quỷ’

 

ĐƯỢC QUAN TÂM NHẤT

  • Cách hầm trứng vịt lộn ngải cứu giúp người gầy tăng cân nhanh, chữa mất ngủ, đau đầu

    Cách hầm trứng vịt lộn ngải cứu giúp người gầy tăng cân nhanh, chữa mất ngủ, đau đầu

     

    Bếp ĐKN15/06/2020

  • Giao tranh dữ dội với Trung Quốc, Ấn Độ tuyên bố có 20 quân nhân hy sinh

    Giao tranh dữ dội với Trung Quốc, Ấn Độ tuyên bố có 20 quân nhân hy sinh

     

    Thế giới11 giờ trước

  • Đụng độ dữ dội tại biên giới Trung Quốc, 3 quân nhân Ấn Độ thiệt mạng

    Đụng độ dữ dội tại biên giới Trung Quốc, 3 quân nhân Ấn Độ thiệt mạng

     

    Thế giới20 giờ trước

  • Cháo lòng rất ngon, nhưng 3 trường hợp nên cẩn thận hơn để bảo vệ sức khỏe

    Cháo lòng rất ngon, nhưng 3 trường hợp nên cẩn thận hơn để bảo vệ sức khỏe

     

    Bếp ĐKN3 giờ trước

  • Thương nhân Trung Quốc: Đất nước sẽ diệt vong khi mất đi 5 thứ này

    Thương nhân Trung Quốc: Đất nước sẽ diệt vong khi mất đi 5 thứ này

     

    Câu chuyện lịch sửmột ngày trước

Xem Thêm

Advertisement
Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Tàu chiến TQ và Mỹ áp sát nhau trên Biển Đông

Tàu chiến TQ và Mỹ áp sát nhau trên Biển Đông

Tờ South China Morning Post dẫn nguồn tin quân sự tiết lộ tàu chiến Mỹ và Trung Quốc từng chạy cách nhau chỉ 100 m trong cuộc chạm mặt trên Biển Đông hồi tháng 4.

Tàu khu trục Mỹ USS Decatur (trái) và tàu khu trục Trung Quốc tại Biển Đông hồi năm 2018

Tờ South China Morning Post ngày 16.6 dẫn lời giới chuyên gia hàng hải Trung Quốc cho rằng nước này và Mỹ có thể có nguy cơ xung đột trên Biển Đông và nên tìm giải pháp ngăn ngừa tình trạng này trong bối cảnh tàu chiến hai bên giáp mặt nhau.

Tờ báo dẫn lời một nguồn tin quân đội Trung Quốc tiết lộ tàu chiến hai nước từng chạy cách nhau chỉ 100 m trong một sự việc hồi tháng 4. Nguồn tin này không nêu rõ tên tàu chiến liên quan nhưng nói sự việc này cho thấy sự thiếu lòng tin chính trị giữa quân đội Mỹ và Trung Quốc.

Ông Hồ Ba, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chiến lược hàng hải thuộc Đại học Bắc Kinh cho biết cả hai bên đều giữ được sự kiềm chế và chuyên nghiệp trong lần chạm mặt hồi tháng 4. Tuy nhiên, ông cảnh báo những sự việc này có nguy cơ dẫn đến tính toán sai và leo thang thành xung đột quân sự.

Đây được cho không phải là lần đầu tiên tàu chiến hai nước áp sát nhau tại Biển Đông. Hồi tháng 10.2018, hải quân Mỹ công bố những bức ảnh chụp từ trên không cho thấy một tàu khu trục Trung Quốc di chuyển chỉ cách tàu khu trục USS Decatur của Mỹ chỉ 41 m và suýt đâm vào nhau.

Hồi tháng 4, trong bối cảnh các nước đang phải đối phó với dịch Covid-19, Trung Quốc điều nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh đến Biển Đông để tập trận. Trung Quốc còn khoe mẽ rằng hải quân nước này kiểm soát dịch Covid-19 tốt hơn, nói rằng trong lúc nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh đang tập trận thì tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ lại phải ngưng hoạt động vì thủy thủ bị nhiễm Covid-19.

Cũng trong tháng 4, Trung Quốc còn lớn tiếng thông báo đã triển khai lực lượng ngăn cản khi tàu chiến USS Barry của Mỹ thực hiện hoạt động tuần tra bảo vệ tự do hàng hải tại quần đảo Hoàng Sa (vốn thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp).

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Việt Nam nên làm gì để đón Apple đưa nhà máy tới?

Việt Nam nên làm gì để đón Apple đưa nhà máy tới?

Apple iPhone SEBản quyền hình ảnhAPPLE

Đang có nhiều đồn đoán và mong chờ về khả năng tập đoàn Mỹ Apple có thể mở nhà máy ở Việt Nam, trong làn sóng chuyển dịch một phần nhà xưởng khỏi Trung Quốc của các công ty nước ngoài.

Kinh tế Việt Nam liệu có đuổi kịp Thái Lan, Malaysia?

Vị trí Tổng Bí thư 2021: ‘Triển vọng lớn’ của ông Trần Quốc Vượng

Singapore: Thủ tướng Lý Hiển Long đặt câu hỏi nghiêm túc cho TQ và Mỹ

ĐH 13: VN định vị thế nào trước ‘Giấc mộng Trung Hoa’?

Trang tuyển dụng của Apple đang tìm ít nhất 11 vị trí ở Việt Nam, tạo ra câu hỏi có phải công ty nổi tiếng với iPhone, iPad đang muốn cho lắp ráp hàng tại Việt Nam.

Dè dặt

Các đánh giá ở Việt Nam tới nay nói chung dè dặt về viễn cảnh này.

Báo Tuổi Trẻ cho biết hiện Apple đang có công ty tại Việt Nam (trụ sở đặt tại TP.HCM), với nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu và phát triển thị trường, phân phối sản phẩm.

Tờ báo dẫn lời một số chuyên gia cho rằng khả năng Apple mở nhà máy tại Việt Nam là không dễ xảy ra.

Trong kế hoạch dịch chuyển của các tập đoàn, Việt Nam cũng không phải là cái tên nhắc tới duy nhất.

Mới đây, báo chí nước ngoài cũng đưa tin đồn rằng Apple đang cân nhắc chuyển một số hoạt động sản xuất sang Ấn Độ.

Cuộc sống ở Việt Nam đang trở lại bình thường, ảnh ngày 9/6, tỉnh Bắc GiangBản quyền hình ảnhAFP
Image captionCuộc sống ở Việt Nam đang trở lại bình thường, ảnh ngày 9/6, tỉnh Bắc Giang

Trả lời BBC News Tiếng Việt, Tiến sĩ Michael Murphree, Trường Kinh doanh Darla Moore, Đại học South Carolina, Hoa Kỳ, nhận định Apple tìm kiếm điều gì nếu dịch chuyển chuỗi sản xuất.

“Apple sẽ tìm kiếm nơi sản xuất chất lượng cao, đáng tin cậy, ổn định.”

“Chi phí lao động rẻ là một yếu tố nhưng quan ngại lớn nhất của Apple là khả năng sản xuất được số lượng lớn theo yêu cầu.”

“Điều này có nghĩa là Apple, hay đúng hơn là đối tác sản xuất của Apple, cần khả năng tiếp cận với mọi linh kiện cần thiết để làm các sản phẩm như tai nghe Airpods, và khả năng sản xuất có thể tăng quy mô theo nhu cầu.”

“Điều này lại liên quan việc tiếp cận lực lượng lao động, vốn sản xuất và các kỹ sư.”

Four colours of the iPhone SE are shown hereBản quyền hình ảnhAPPLE

Trong khi đó, Giáo sư về kinh doanh quốc tế, Peter Enderwick, Đại học Công nghệ Auckland, New Zealand, nói với BBC News Tiếng Việt rằng các hãng như Apple đang cần đa dạng hóa nơi sản xuất.

Mong muốn này xảy ra trong bối cảnh danh tiếng của Trung Quốc đang bị ảnh hưởng xấu, và lại có các hạn chế thương mại từ chính phủ Hoa Kỳ Donald Trump.

Cuộc sống ở Việt Nam đang trở lại bình thường, ảnh ngày 9/6, tỉnh Bắc GiangBản quyền hình ảnhAFP
Image captionCuộc sống ở Việt Nam đang trở lại bình thường, ảnh ngày 9/6, tỉnh Bắc Giang

Giáo sư Peter Enderwick nói: “Apple đang được thúc giục đưa sản xuất về lại Mỹ. Lời kêu gọi này ngây thơ vì khả năng thay thế giữa Trung Quốc và quê nhà Hoa Kỳ rất thấp.”

“Nhưng với Apple, một cách họ có thể phản biện là giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.”

“Điều này sẽ khiến châu Á ngày càng trở nên hấp dẫn cho các sản phẩm điện tử tiêu dùng.”

Ông cũng nhận định mọi bước đi chuyển dịch của Apple và các đối tác sản xuất sẽ phải là chiến lược lâu dài.

“Vì thế nếu các sản phẩm ban đầu thành công, thì các sản phẩm tiếp theo, phức tạp hơn, sẽ theo sau.”

Một phụ nữ dùng iPhone 11 Pro Max ở Bắc KinhBản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionMột phụ nữ dùng iPhone 11 Pro Max ở Bắc Kinh

Nhiều chuyên gia ở Việt Nam đang đặt hy vọng sắp tới, làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng của các tập đoàn nước ngoài sẽ diễn ra nhanh hơn ở Việt Nam.

Tuy nhiên, nói với báo VietTimes, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright, TPHCM, cảnh báo:

“Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã nỗ lực hết sức để cải thiện những điểm này và đạt được một số thành công nhất định nhưng vẫn còn xa mức kì vọng.”

Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh cho rằng “trong giai đoạn sắp tới, đặc biệt là trong năm nay, Chính phủ nên tập trung cao nhất cho đầu tư cơ sở hạ tầng, vừa giúp khởi động lại và kích thích nền kinh tế, vừa giúp tạo công ăn việc làm, đồng thời lại nâng cao năng lực cạnh tranh cho toàn nền kinh tế.”

Giới trẻ ở Hà NộiBản quyền hình ảnhEPA
Image captionGiới trẻ ở Hà Nội

Trong khi đó, Giáo sư Peter Enderwick nêu quan điểm với BBC rằng với các tập đoàn như Apple, chiến lược lâu dài của họ có thể gọi là “Trung Quốc cộng Một”, với hai nơi sản xuất bổ sung cho nhau.

“Chiến lược này giúp giảm bớt rủi ro, củng cố bền vững cho chuỗi cung ứng sau khi các sự kiện gần đây chứng minh quá phụ thuộc sẽ dẫn tới dễ tổn thương.”

“Trung Quốc sẽ tiếp tục là trung tâm sản xuất quan trọng, đặc biệt là cho các sản phẩm điện tử phức tạp.”

Với Việt Nam, giáo sư Peter Enderwick lưu ý các hãng toàn cầu như Apple không đi tìm chi phí lao động rẻ nhất.

“Họ muốn môi trường kinh tế, chính trị ổn định.”

“Họ muốn xây dựng cơ sở cung ứng với nguồn lao động và giá đất chấp nhận được. Trong đa số trường hợp, các hãng lớn như Apple sẽ muốn đối tác sản xuất của họ dịch chuyển trước. Ví dụ, Foxconn, nhà cung ứng chính của Apple, đã hoạt động ở Việt Nam và cũng dự định mở rộng ở Ấn Độ.”

“Họ muốn dịch vụ cung cấp, vận chuyển hàng hóa (Logistics), cả nội bộ và bên ngoài, hiệu quả để vận chuyển linh kiện và thành phẩm. Ở điểm này, Việt Nam có lợi thế vì gần với các nhà cung ứng linh kiện, lại là thành viên của các hiệp định thương mại tự do.”

“Họ muốn môi trường kinh doanh có tính hỗ trợ, đặc biệt trong vấn đề hợp đồng, bảo vệ tài sản trí tuệ, và thuê dịch vụ bên ngoài (offshore outsourcing).”

‘Không nên quá chú trọng tới ưu đãi tài chính’

Cả hai chuyên gia kinh doanh mà BBC nói chuyện đều nhấn mạnh chính phủ Việt Nam không nên quá chú trọng tới ưu đãi tài chính, mà cần quan tâm các ưu đãi khác cho các hãng nước ngoài.

Tiến sĩ Michael Murphree, nói được tiếng Hoa và đã viết nhiều về Trung Quốc, chia sẻ:

“Để hỗ trợ phát triển lâu dài cho ngành sản xuất điện tử hướng tới xuất khẩu, Việt Nam cần tập trung xây dựng hệ sinh thái của các công ty cung ứng và hỗ trợ.”

“Việc này sẽ giúp thu hút các nhà sản xuất.”

Giáo sư Peter Enderwick, từ New Zealand, thì nói các hãng nước ngoài mong đợi về tiếp cận đất đai và đào tạo nhân lực.

“Ngoài ra là nâng cấp dịch vụ công như y tế, giáo dục, tính sáng tạo.”

“Việt Nam cũng cần đầu tư cho cơ sở hạ tầng, không chỉ là đường xá mà cả kỹ thuật số.”

“Nếu Việt Nam có thể lập cơ chế đánh giá những khó khăn, thách thức sau khi đã đầu tư, đó cũng là yếu tố giúp Việt Nam trở nên khác biệt so với nhiều nước khác,” giáo sư Peter Enderwick nêu quan điểm.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Anh Quốc muốn gia nhập CPTPP của vùng châu Á – Thái Bình Dương

Anh Quốc muốn gia nhập CPTPP của vùng châu Á – Thái Bình Dương

Nhiều người Việt mong có việc làm, thu nhập tốtBản quyền hình ảnhEPA
Image captionNhiều người Việt mong có việc làm, thu nhập tốt

Chính phủ Anh vừa công bố tài liệu nói họ có ý định ký Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP.

Vị trí Tổng Bí thư 2021: ‘Triển vọng lớn’ của ông Trần Quốc Vượng

Nhìn lại kinh tế Việt Nam 2016-2020: Góc nhìn chuyên gia Nhật Bản

Kinh tế Việt Nam liệu có đuổi kịp Thái Lan, Malaysia?

Việt Nam nên làm gì để đón Apple đưa nhà máy tới?

Trong lúc đàm phán với EU về thỏa thuận chung cuộc cho Brexit sắp tăng tốc, chính phủ Anh hôm 17/06/2020 công bố văn bản chính thức nói họ có ba lý do để tham gia đàm phán về CPTPP.

Lý do đầu tiên là nhằm đảm bảo có các cơ hội thương mại và đầu tư gia tăng, giúp kinh tế Anh “khắc phục thách thức chưa từng có do virus corona gây ra.

Lý do thứ nhì là nhằm giúp Anh “đa dạng hóa các quan hệ thương mại và chuỗi cung ứng, tăng an ninh kinh tế trong thời kỳ bất an trên thế giới”.

Và lý do thứ ba là để Anh, qua việc gia nhập CPTPP, “có chỗ đứng trung tâm trong mạng lưới thỏa thuận thương mại với các nền kinh tế năng động”.

Chính phủ Anh cũng muốn gửi ra thông điệp về tiến trình trở thành thành viên của CPTPP trong tương lai tới đây.

Theo đó, Anh Quốc muốn trở thành ‘quán quân’ (champion) về tự do mậu dịch ở mọi nơi mọi lúc.

Chính phủ Anh cũng nói từ tháng 7/2018, Anh Quốc đã bắt đầu trao đổi với 11 nước thành viên CPTPP ở cấp bộ và dưới bộ nhằm tìm hiểu quy chế thành viên.

Đầm sen ở Hà NộiBản quyền hình ảnhAFP
Image captionĐầm sen ở Hà Nội

Anh Quốc nói tất cả các nước thành viên hiện nay của CPTPP “đều hoan nghênh Anh gia nhập”.

Cũng liên quan đến ngoại giao của Anh, đầu tuần này, Thủ tướng Boris Johnson công bố kế hoạch đã có từ một thời gian qua, xóa Bộ Phát triển Hải ngoại (Dfid) và nhập nó vào Bộ Ngoại giao (Foreign and Commonwealth Office).

Bộ mới sẽ có tên là ;Bộ Ngoại giao, Khối Thịnh vượng và Phát triển’ (Foreign, Commonwealth and Development Office-FCDO), do ông Dominic Raab làm Bộ trưởng.

Ngân khoản cũ của Dfid gồm 14 tỷ bảng Anh một năm sẽ được chuyển sang bộ mới này.

Bán hàng trên phố ở Hà NộiBản quyền hình ảnhEPA
Image captionBán hàng trên phố ở Hà Nội

Chính phủ của ông Johnson từng nói việc cấp viện trợ phát triển của Anh cho các nước trên thế giới thông quan hoạt động của Dfid “không hiệu quả” và nay cần được gắn liền với chính sách ngoại giao chung.

Hôm thứ Hai tuần này, họp với Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen, thủ tướng Johnson đã khẳng định hai bên sẽ “không gia hạn thời kỳ chuyển tiếp” cho quy chế thành viên đang ra đi của Anh với EU quá tháng 1/2021.

Như thế, việc Anh và EU có được thỏa thuận chung cuộc hay không về thương mại, kiểm soát biên giới, lưu thông người và hàng hóa từ nay tới cuối 2020, sẽ không bị tác động bởi một hạn chót nào cả.

Nếu không đạt được thỏa thuận, Anh sẽ hoàn toàn chấm dứt quan hệ như hiện nay với EU từ tháng 2/2021.

Cuộc sống ở Việt Nam đang trở lại bình thường, ảnh ngày 9/6, tỉnh Bắc GiangBản quyền hình ảnhAFP
Image captionCuộc sống ở Việt Nam đang trở lại bình thường, ảnh ngày 9/6, tỉnh Bắc Giang

Việt Nam đã thông qua Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), sau New Zealand, Canada, Australia, Nhật Bản, Mexico và Singapore.

Ngay sau khi CPTPP có hiệu lực, hầu hết hàng hóa từ 10 thị trường thành viên nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng thuế nhập khẩu 0%.

Ngược lại hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào 10 thị trường đối tác cũng được hưởng thuế suất này.

Tuy vậy, Việt Nam sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi một số quy định pháp luật về thương mại, hải quan, sở hữu trí tuệ, lao động…

Ban đầu lẽ ra sẽ có Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là Hiệp định thương mại tự do được đàm phán từ tháng 3/2010, bao gồm 12 nước thành viên là Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam.

TPP đã ký ngày 4/2/2016 và được dự kiến sẽ có hiệu lực từ 2018.

Tuy nhiên, đến tháng 1/2017, Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi TPP.

Tháng 11/2017, 11 nước thành viên TPP ra Tuyên bố chung thống nhất đổi tên TPP thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

CPTPP được chính thức ký kết vào tháng 3/2018 bởi 11 nước thành viên còn lại của TPP (không bao gồm Hoa Kỳ).

Hiệp định CPTPP đã được 7 nước thành viên phê chuẩn, bao gồm Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, Singapore, New Zealand, Việt Nam và đã chính thức có hiệu lực vào ngày 30/12/2018.

CPTPP có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14/1/2019.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Covid-19 và mối nguy hiểm chết người: Khi cơ thể tự tấn công bản thânce

Covid-19 và mối nguy hiểm chết người: Khi cơ thể tự tấn công bản thânce

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Khi các ca bệnh Covid-19 được đưa vào đầy kín các bệnh viện khắp nơi trên thế giới, những người bị nặng nhất và dễ tử vong nhất là người có cơ thể phản ứng theo cách đặc biệt, gây nguy hiểm tai hại.

Tế bào miễn dịch tràn đầy phổi và thay vì bảo vệ thì chúng lại tấn công phổi. Các mạch máu bị rò rỉ, và bản thân máu bị vón cục. Huyết áp sụt giảm nghiêm trọng và cơ quan nội tạng bắt đầu ngừng hoạt động.

Covid-19 và sự lựa chọn đau đớn cho ai được sống

Làm sao để giữ cơ thể không mắc Covid-19?

Covid-19 ra tay tàn độc với nam giới hơn là với phụ nữ?

Các bác sĩ và nhà khoa học ngày càng tin rằng những ca bệnh này là do phản ứng miễn dịch đi quá đà – vì vậy nó gây hại thay vì bảo vệ cơ thể.

Thông thường, khi cơ thể người bị nhiễm mầm bệnh, hệ miễn dịch bắt đầu tấn công kẻ xâm nhập và sau đó giảm dần mức độ tấn công.

Nhưng có khi, đội quân tế bào vốn rất trật tự nắm trong tay vũ khí phân tử lại mất kiểm soát, từ những chiến binh ngoan ngoãn hóa thân thành đám đông ngỗ ngược tay đuốc tay đinh ba.

Mặc dù có các thí nghiệm và cách chữa có thể giúp xác định và kiềm chế cuộc nổi dậy này, nhưng vẫn còn quá sớm để chắc chắn đâu là liệu pháp tốt nhất cho những người bị tấn công bởi cơn bão miễn dịch vì Covid-19.

Nhiều phiên bản trong cách phản ứng quá trớn của hệ miễn dịch này xảy ra trong một loạt các điều kiện, thường là bị kích thích do tình trạng nhiễm trùng, các gene bị lỗi hoặc do tình trạng rối loạn tự miễn dịch, khiến cho cơ thể nghĩ chính các mô của nó là kẻ xâm lăng.

Tất cả đều được gọi chung với cái tên chung là “bão cytokine”, được đặt tên như vậy là bởi các chất được gọi là cytokine hoạt động điên rồ trong mạch máu.

Những protein rất nhỏ này – có hàng chục loại như vậy – là người đưa tin cho đội quân tế bào miễn dịch, lưu chuyển giữa các tế bào với hiệu ứng khác nhau. Một số đòi hỏi tăng thêm hoạt động miễn dịch, một số khác yêu cầu giảm hoạt động.

Sau đây là một số điều các nhà khoa học đã biết về bão cytokine và cách chúng vận hành với bệnh Covid-19.

Bão dâng

Khi các cytokine có chức năng tăng cường hoạt động miễn dịch trở nên quá nhiều, hệ miễn dịch sẽ không thể tự ngăn chặn chúng lại.

Các tế bào miễn dịch tỏa ra cả đến các phần cơ thể không bị nhiễm trùng và bắt đầu tấn công các mô mạnh khỏe, ăn ngấu nghiến hồng cầu, bạch cầu và làm tổn hại gan.

Thành mạch máu mở toang cho tế bào miễn dịch đi vào và vây quanh các mô, nhưng mạch máu rò rỉ quá mức đến nỗi khiến phổi tràn đầy dịch, và huyết áp suy giảm.

Máu bị vón cục ở khắp cơ thể, khiến cho dòng chảy của máu bị nghẽn nặng hơn. Khi nội tạng không có đủ máu đến, cơ thể rơi vào tình trạng bị sốc, dẫn đến rủi ro tổn thương nội tạng vĩnh viễn hoặc gây tử vong.

Hầu hết bệnh nhân trải qua tình trạng bị bão cytokine sẽ bị sốt, khoảng một nửa trong số họ bị các triệu chứng liên quan đến hệ thần kinh, như nhức đầu, động kinh hoặc thậm chí rơi vào hôn mê, Randy Cron, bác sĩ thấp khớp nhi khoa, nhà miễn dịch tại Đại học Alabama ở Birmingham và là đồng biên tập cho quyển giáo trình “Hội chứng Bão Cytokine” xuất bản năm 2019, nói.

“Họ có xu hướng bệnh nặng hơn bạn nghĩ,” ông chia sẻ.

Ông cho biết thêm là các bác sĩ nay chỉ mới bắt đầu hiểu về bão cytokine và cách điều trị nó mà thôi.

Mặc dù chưa có xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh tình nhưng có các chỉ dấu giúp nhận biết cơn bão đang tràn tới. Chẳng hạn, nồng độ protein ferritin trong máu có thể tăng cao, hoặc có tình trạng tăng cao hàm lượng chỉ số viêm nhiễm CRP (C-reactive protein) trong máu, là chất do gan gây ra.

Các bệnh viện ở Trung Quốc gần trung tâm dịch bệnh là nơi ghi nhận những chỉ dấu đầu tiên cho thấy các ca nhiễm Covid-19 bị bão cytokine.

Các bác sĩ ở Vũ Hán, trong một nghiên cứu được thực hiện trên 29 bệnh nhân, tường trình rằng những ca nhiễm Covid-19 ở tình trạng nghiêm trọng hơn thì có nồng độ cytokine IL-2R và IL-6 cao hơn.

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionVirus corona còn quá mới với hệ miễn dịch của con người đến mức nó có thể gây ra phản ứng quá mức

IL-6 cũng là chỉ dấu sớm cho thấy tình trạng tương tự như bị bão cytokine ở bản phân tích trên 11 bệnh nhân do các bác sĩ ở Quảng Đông tiến hành.

Thời tiết nắng nóng có tiêu diệt được Covid-19?

Vì sao tỷ lệ tử vong do virus corona mỗi nước mỗi khác?

Đồ uống nóng có tác dụng chống virus corona không?

Một nhóm khác, phân tích 150 ca bệnh ở Vũ Hán, nhận thấy một loạt các chỉ dấu trong tế bào cho thấy có bão cytokine – bao gồm IL-6, CRP và ferritin – với hàm lượng cao hơn ở những người tử vong so với những người khỏi bệnh.

Các nhà nghiên cứu miễn dịch tại Hợp Phì cũng tường trình kết quả tương tự ở các bệnh nhân thiệt mạng, đồng thời ghi nhận rằng trong máu của các bệnh nhân Covid-19 phải đưa vào điều trị trong khu vực hồi sức cấp cứu (ICU) có tỷ lệ cao các tế bào miễn dịch bị tổn hại nhưng tích cực hoạt động, dẫn tới nguy cơ gây bão cytokine.

Bão cytokine cũng xảy ra ồ ạt với bệnh nhân ở Mỹ.

“Tôi thấy rất nhiều trường hợp,” Roberto Caricchio, trưởng khoa thấp khớp tại Đại học Temple ở Philadelphia nói. Dữ liệu chính xác vẫn chưa có, nhưng ông cho biết “một phần đáng kể” – có lẽ khoảng 20-30% bệnh nhân trong các ca nguy kịch và có triệu chứng về phổi có dấu hiệu bị bão cytokine.

Bức tranh vẫn đang dần hình thành. “Covid có lẽ là một cơn bão cytokine độc nhất vô nhị,” Cron nhận định. Tỷ lệ máu vón cục có vẻ như cao hơn hẳn so với những trường hợp khác có các triệu chứng bị bão, nhưng tỷ lệ ferritin không dâng cao quá mức như vậy.

Với Covid-19, các bác sĩ thấy rằng tế bào miễn dịch tấn công phổi quá sớm và quá dữ dội, đến mức các vết sẹo trong mô bị xơ hóa đã hình thành. “Có vẻ với loại virus này, bão cytokine diễn ra quá nhanh.”

Đây không phải là lần đầu tiên bão cytokine được liên hệ với một đại dịch.

Các nhà khoa học nghi rằng bão cytokine cũng gây ra rất nhiều ca tử vong trong đại dịch cúm năm 1918, và trong đợt bùng phát dịch Sars năm 2003 – vốn do một loại virus có liên quan tới virus Covid-19 gây ra.

Gần đây, Cron và đồng nghiệp phân tích 16 ca tử vong, từ năm 2009 đến 2014 trong đại dịch ‘cúm heo’ H1N1 – một virus cúm mới xuất hiện năm 2009 và từ đó thường xảy ra trong mùa cúm.

Có đến 4/5 số bệnh nhân trên có các dấu hiệu cơ bản cho thấy họ bị bão cytokine. Thêm vào đó, một số người có những biến thể gene có thể khiến hệ miễn dịch của họ có xu hướng phản ứng quá mức.

Chẳng hạn, hai bệnh nhân có đột biến trong gene PRF1, là gene tạo ra một loại protein có tên là perforin.

Được tạo thành bởi một số tế bào miễn dịch nhất định, perforin chọc thủng các tế bào bị nhiễm trùng khác để hủy hoại chúng.

Đột biến ở gene perforin ngăn cản quá trình này, nhưng những tế bào miễn dịch đó – được biết đến như các tế bào sát thủ tự nhiên – thì không ngừng nỗ lực quá trình phá huỷ.

“Chúng chỉ liên tục đập đầu vào, tiết ra tất cả những cytokine này, và thế là bạn bị bão cytokine,” người đồng nghiên cứu Grant Schulert, bác sĩ thấp khớp nhi khoa tại Bệnh viện Nhi Trung tâm Cincinnati, và là đồng tác giả trong bài viết tổng quan về một kiểu cơn bão và cách điều trị tiềm năng trên “Tạp chí Tổng hợp Y học Hàng năm” (Annual Review of Medicine), nói.

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionKhi các cytokine gửi báo động quá mức tới hệ miễn dịch, cơ thể sẽ tạo ra phản ứng không ngừng lại được

Năm trong số các bệnh nhân mà Cron và đồng nghiệp nghiên cứu có biến thể trong gene LYST, là gene gây ra tình trạng khiếm khuyết trong việc vận chuyển chất thải tế bào.

Những đại dịch tàn khốc và bài học thời Covid-19

‘Giãn cách xã hội’ bao lâu thì chống được Covid-19?

Covid-19: Sai lầm chết người khi uống nước phòng bệnh

Điều này phá vỡ hoạt động của perforin và ngăn cản tế bào miễn dịch kịp phản ứng với kẻ xâm lược. Một số người khác có các biến thể mà các nhà khoa học nghi ngờ có thể gây ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch.

Cron cho biết có thể những biến thể tương tự giúp giải thích vì sao khoảng 20% bệnh nhân Covid-19 gặp phải tình trạng nguy kịch, trong khi nhiều người khác chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc không hề có triệu chứng.

Những người có bộ gene có biến thể như trên có lẽ không biết rằng hệ miễn dịch của họ vượt ra ngoài kiểm soát của cơ thể, điều khiến cho họ bị bệnh nặng hơn những người khác.

“Rất khó chống lại nhiễm trùng nếu hệ miễn dịch của bạn bị hủy hoại,” Cron nói.

Thuần phục cơn bão

Vậy thì, giải pháp có thể áp dụng là làm giảm nhẹ cuộc tấn công của hệ miễn dịch.

Steroids thường là lựa chọn đầu tiên cho việc điều trị. Chúng hoạt động mạnh mẽ làm giảm nhẹ hệ miễn dịch – nhưng tất nhiên, hệ thống vẫn cần thiết phải duy trì sức mạnh ở mức thấp để chống lại kẻ xâm lăng. Trong trường hợp với bệnh Covid-19, người ta vẫn chưa rõ liệu steroids có ích hay có hại, Cron nói.

Cũng có những loại thuốc ngăn cản một số loại cytokine nhất định.

Nếu steroids như một quả bom nguyên tử, thì các loại thuốc này như cuộc đánh chặn tên lửa mục tiêu. Ý tưởng là chúng vẫn sẽ để yên cho những phản ứng miễn dịch tốt vận hành.

Chẳng hạn anakinra (Kineret) là phiên bản có sửa đổi của loại protein tự nhiên trong cơ thể người, loại protein chịu trách nhiệm ngăn cản các cơ quan thụ cảm với cytokine IL-1. Đây là thuốc đã được cơ quản lý dược phẩm Hoa Kỳ FDA cho phép lưu hành, dùng để chữa bệnh viêm khớp và bệnh viêm đa hệ thống ở trẻ sơ sinh.

Emapalumab (Gamifant), một kháng thể ngăn chặn cytokine interferon-gamma, là thuốc đã được cho phép sử dụng với người về mặt di truyền có xu hướng bị bão cytokine tấn công.

Những bằng chứng ban đầu, cũng từ phía Trung Quốc, cho thấy kháng thể tocilizumab (Actemra) có thể có ích trong việc điều trị Covid-19. Kháng thể này cản thụ cảm IL-6, tránh không cho tế bào nhận thông điệp từ IL-6.

Tocilizumab thường được sử dụng trị viêm khớp và để làm giảm nhẹ tác động của bão cytokine ở các bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng liệu pháp miễn dịch.

Vào đầu tháng Hai, các bác sĩ từ hai bệnh viện ở tỉnh An Huy, Trung Quốc thử nghiệm trên 21 bệnh nhân đang trong tình trạng nghiêm trọng hoặc nguy cấp do bệnh Covid-19.

Tình trạng sốt và các triệu chứng khác về căn bản giảm xuống chỉ trong vài ngày. Hàm lượng CRP cũng giảm xuống ở đa số bệnh nhân. 19 bệnh nhân được xuất viện trong vòng hai tuần.

Các nhà nghiên cứu đang đề xướng nhiều thử nghiệm lâm sàng với các chất ngăn cản cytokine để điều trị bệnh Covid-19; tocilizumab vẫn đang được nghiên cứu sâu hơn ở Ý và Trung Quốc, tocilizumab và sarilumab (Kevzara), một kháng thể khác chống lại thụ cảm IL-6, vốn được dùng để trị bệnh viêm khớp, đều đang được thử nghiệm tại Đan Mạch, còn emapalumab và anakinra đang được thử nghiệm tại Ý.

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionCách tốt nhất để bác sĩ điều trị bão cytokine là phát hiện ra chúng kịp thời ở giai đoạn đầu

Ở Philadelphia, bệnh viện của Caricchio đang tham gia thử nghiệm với sarilumab. Nếu bệnh nhân không muốn gặp rủi ro vì dùng phải giả dược, thì bác sĩ vẫn kê đơn với tocilizumab, hay thuốc chống cytokine khác, hoặc steroids.

Nên gọi là ‘virus Vũ Hán’, ‘virus corona’ hay tên khác?

Covid-19: Kinh nghiệm từ Đại dịch cúm Tây Ban Nha

Cúm Tây Ban Nha 1918 giết hàng triệu người bất kể giàu nghèo

Nhân loại sẽ không tránh khỏi đại dịch cúm chết chóc?

Một bệnh nhân mắc bệnh phổi và bị bão cytokine đã cải thiện khá tốt với tocilizumab, Caricchio nói. Điều quan trọng là bác sĩ phải có phác đồ điều trị để chống lại cả bão cytokine ập đến cuồng nộ, lẫn tình trạng nhiễm virus gây ra cơn bão, ông chia sẻ.

Nhưng để điều trị có hiệu quả, thì bác sĩ phải khống chế được cơn bão xảy ra.

“Khó khăn lớn nhất trong cơn bão cytokine là phải nhận ra nó,” Schulert nói. Ông, Caricchio và Cron đề xuất rằng bất cứ ai nếu bệnh đến mức phải nhập viện vì Covid-19 có thể được xét nghiệm với giá rẻ để xác định nồng độ ferritin trong máu. Cả ba bệnh viện nêu trên đều có xét nghiệm trên, cũng như rất nhiều trung tâm y tế học thuật khác, họ cho biết.

Hướng dẫn tạm thời từ Trung tâm Phòng tránh và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ, cập nhật vào ngày 3/4, cũng đề cập rằng nồng độ CRP và ferritin cao có thể liên quan đến tình trạng bệnh trầm trọng hơn, hướng dẫn từ tổ chức Y tế Thế giới WHO không đề cập gì đến chỉ dấu cho cơn bão cytokine.

Bác sĩ càng sớm điều trị được cơn bão đang dâng lên, thì kết quả càng có thể tốt hơn, Cron cho biết. “Nếu hệ miễn dịch đang giết bạn, thì bạn cần phải làm gì đó.”

Bài gốc được đăng trên Tạp chí Knowable Magazine, và được đăng lại theo giấy phép Creative Commons.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.