Daily Archives: June 21, 2020

Giới thiệu sách mới: The Way of Zen in Vietnam – Thiền Tông Việt Nam (sách song ngữ) 17/06/20205:39 SA(Xem: 1136)

Giới thiệu sách mới: The Way of Zen in Vietnam – Thiền Tông Việt Nam (sách song ngữ)

17/06/20205:39 SA(Xem: 1136)
Giới thiệu sách mới: The Way of Zen in Vietnam - Thiền Tông Việt Nam (sách song ngữ)

THE WAY OF ZEN IN VIETNAM
THIỀN TÔNG VIỆT NAM
NGUYÊN GIÁC
Published by Ananda Viet Foundation – 2020

ACKNOWLEDGMENTS

This book is dedicated to my teachers — The late Zen Masters Thich Tich Chieu and Thich Thuong Chieu; the late Dharma Masters Thich Thien Tam and Thich Tai Quang; and all the teachers whose books I read and learned from, including H.H. the 14th Dalai Lama, Thich Thanh Tu, Thich Nhat Hanh, Thich Minh Chau, Thich Duy Luc, Le Manh That, Tue Sy, etc. This book is also dedicated to all my parents in this life and other lives, and to all other sentient beings.

Specifically, I am indebted to the Zen Master Thich Thanh Tu, Prof. Le Manh That, researcher Tran Dinh Son, Thanissaro Bhikkhu, Bhikkhu Bodhi, Bhikkhu Sujato, Bhikkhu Nguyen The Dang (who is also my elder Dharma brother), and many others whose works I relied on while working on this book.

Also, I would like to thank the layperson Tâm Diệu, who posted my articles on Thư Viện Hoa Sen (thuvienhoasen.org) for decades and now helped publish this book via the Ananda Viet Foundation.

Lastly, the author would like to say a special thanks to Dan Phan for helping to check the spelling and grammar of this book.

Sách này được dâng cúng cho các vị Thầy của tôi – hai cố Thiền sư Thích Tịch Chiếu và Thích Thường Chiếu; hai Thầy Thích Thiền Tâm và Thích Tài Quang; và tất cả quý Thầy có sách mà tôi đã đọc và học từ đó, trong đó có Đức Đạt Lai Lạt Ma đời 14, quý Thầy Thích Thanh Từ, Thích Nhất Hạnh, Thích Minh Châu, Thích Duy Lực, Lê Mạnh Thát, Tuệ Sỹ, vân vân. Sách này cũng xin dâng cúng tới ba mẹ tôi trong kiếp này và các kiếp khác, và tới tất cả các chúng sinh.

Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn tới Thiền sư Thích Thanh Từ, Giáo sư Lê Mạnh Thát, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, Thanissaro Bhikkhu, Bhikkhu Bodhi, Bhikkhu Sujato, Tỳ kheo Nguyễn Thế Đăng (vị này cũng là Pháp huynh cùng Thầy của tôi) và nhiều vị khác với các văn bản mà tác phẩm này tham khảo.

Thêm nữa, tác giả xin cảm ơn Cư sĩ Tâm Diệu, người đã đăng các bài tôi viết lên Thư Viện Hoa Sen (thuvienhoasen.org) trong nhiều thập niên và bây giờ giúp phát hành sách này qua Ananda Viet Foundation.

Cuối cùngtác giả xin nói lời cảm ơn đặc biệt tới Dan Phan đã giúp dò lỗi chính tả và văn phạm cho sách này.

PREFACE

Everyone can see that Vietnamese Zen has played a significant role in the history of Vietnam in all aspects, especially in Vietnamese Buddhism. How exactly did this transpire? Some have said that after being transmitted from China to Vietnam, the Zen doctrine has blended into the Vietnamese culture, being constantly accompanied by the Vietnamese people, becoming a uniquely Vietnamese Zen.

According to Prof. Le Manh That in his studies of the book Thiền Uyển Tập Anh (A Collection of Outstanding Figures of the Zen Garden), before arriving in China, Buddhism had spread in the second or third century CE from India to Vietnam. During this time, the two best known Buddhist Masters were Mau Tu and Khuong Tang Hoi.

In the sixth century, Chinese Zen was introduced into Vietnam by the Zen Master Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Vinītaruci), a native South Indian and a student of the Third Chinese Patriarch Tăng Xán (Sengcan). This Zen sect lasted nineteen generations. Their students studied and practiced mostly in accordance with the scriptures of Northern Buddhism, the Six Paramitas, the Prajna Wisdom, and the meditation of contemplating the Buddha’s mind-seal.

In the eighth century, the Zen Master Vô Ngôn Thông (Wu Yantong), a student of Bách Trượng Hoài Hải (Baizhang Huaihai), came to Vietnam and introduced the Zen tradition inherited from the sixth Chinese Zen Patriarch Huệ Năng (Hui Neng) that emphasized the ideas of sudden enlightenment and mind-to-mind transmission. This Zen sect lasted fifteen generations.

In the 11th century, the Vân Môn Zen sect (Unmon Zen) was brought into Vietnam by the Zen Master Thảo Đường, a student of Tuyết Đậu Trùng Hiển (Xuedou Chongxian). Thảo Đường, who had traveled from China to Chiêm Thành (Champa) to introduce Zen, was captured as a prisoner of war by Vietnamese soldiers in the war between Vietnam and Champa, only being released after the war. After establishing the Thảo Đường Zen school in Trấn Quốc Temple, Thảo Đường was consecrated by King Lý Thánh Tông as the Kingdom’s Supreme Master. Arguing that Buddhism should cherish Confucianism, literature and academic achievement, the Thảo Đường Zen School became fondly acquainted with the era’s scholars and nobility. Ultimately, the Thảo Đường Zen School greatly influenced the Buddhist landscape in the Trần Dynasty.

In the 13th century during Trần Dynasty, King Trần Nhân Tông studied Zen under the guidance of Tuệ Trung Thượng Sĩ, who was considered an enlightened person. Years later, King Trần Nhân Tông voluntarily relinquished the throne to his son, and went forth as a monk named Trúc Lâm Đầu Đà. He then established Trúc Lâm Zen, a meditation school that blended Vietnamese culture with socially engaged spirituality. Thus, Trúc Lâm Zen inherited and combined the ideas of the three previous Zen schools —  Tì Ni Đa Lưu ChiVô Ngôn Thông, and Thảo Đường. The most important three patriarchs of Trúc Lâm Zen were Trần Nhân TôngPháp Loa, and Huyền Quang.

In the 17th century, the Tào Động Zen (Japanese: Soto School; Chinese: Caodong School) was brought to North Vietnam by the Zen Master Thông Giác Thủy Nguyệt. Prior to this, he had traveled from Vietnam to China to study with the Zen Master Nhất Cú Trí Giáo for six years,  becoming a dharma heir of the Chinese Tào Động Zen in the process. The main practice of this Zen school was Thiền Mặc Chiếu (the Silent Illumination Meditation) through which the practitioners could attain enlightenment. Also in this century, the Chinese Zen Master Thạch Liêm, a 29th-generation Dharma successor of Caodong School, came to Central Vietnam, taught Zen meditation that mixed with the Huatou practice of the Lâm Tế School (Japanese: Rinzai School), and declared that “the three teachings (Confucianism, Buddhism, and Taoism) are harmonious as one.”

Also in the 17th century, the Chinese Zen Master Chuyết Chuyết came to North Vietnam and introduced the Lâm Tế Zen School, which later had a dharma successor named Chân Nguyên, who revived the Trúc Lâm Zen School.

Due to frequent conflicts and wars, the Vietnamese people constantly wished for peace and stability. The two Zen schools above gradually intertwined with the Pure Land School, and their monastics later practiced both meditation and chanting the Buddha’s name.

Nowadays, the Zen Master Thích Thanh Từ (b. 1924) has led the effort to revive the spirit of Trúc Lâm Zen,  built dozens of Zen monasteries, and adapted the teaching methods of the Zen Master Khuê Phong Tông Mật (Guifeng Zongmi) for his followers who try to recognize the mind’s empty and luminous nature, and practice in accord with that recognition. Thus, these practitioners study the scriptures and ancient Zen records, constantly keep their mind out of any false thought and meditate as instructed in Lục Diệu Pháp Môn (the Six Wonderful Ways).

Recently the Zen Master Thích Duy Lực (1923 – 2000) — a dharma successor of Ven. Thích Hoằng Tu, who came from China to South Vietnam to introduce the Thiền Tào Động (Caodong Chan) as a branch founded by the Zen Master Vĩnh Giác Nguyên Hiền (1578-1657) — taught his followers Thiền Khán Thoại Đầu (Huatow Meditation), a method of Lâm Tế School, now a popular  method in South Vietnam.

The summary above shows that several branches of Zen Buddhism (i.e., Tì Ni Đa Lưu ChiVô Ngôn ThôngThảo ĐườngTào Động, and Lâm Tế) spread to Vietnam from overseas, three of which blended into the Vietnamese culture to become Trúc Lâm Zen. A question should be raised: what is the Way of Zen in Vietnam? Should there be one or many answers? Should the answer be a wordless gesture? Who has the authority to answer those questions?

The author of this book tries to answer these questions via poems and verses of the Zen masters who laid the foundation for the Zen practices in Vietnam. He hopes to provide a generally correct view of the Way of Zen in Vietnam.

This bilingual book in English and Vietnamese is a collection of 95 poems and verses which were translated into modern Vietnamese by the Zen Master Thích Thanh Từ, Prof. Lê Mạnh Thát, and the researcher Trần Đình Sơn. This collection was then translated into English by the author Nguyên Giác, whose commentaries are provided below the translations. The 95th piece, a long verse by King Trần Nhân Tông (who was the founder of the Trúc Lâm Zen School), shows the practice methods of this Zen school — from which the last four lines is a famous poem that is learned by most Buddhists, scholars, and writers in Vietnam.

It is an honor to write the preface to this book, which would help those who want to understand the Way of Zen in Vietnam.

Ananda Viet Foundation Publisher | Tâm Diệu

 

GIỚI THIỆU

 

Thiền tông Việt Nam chiếm một vai trò trọng yếu trong lịch sử Phật giáo Việt Nam nói riêng và trong lịch sử nước nhà nói chung là một sự thật mà ai nấy đều công nhận. Nhưng hỏi vì sao nó được địa vị như thế thì có người nói tư tưởng Thiền tông Việt Nam thoát thai từ tư tưởng Thiền tông Trung Hoa nhưng khi qua Việt NamThiền tông Việt Nam hoà đồng cùng với văn hoá Việt và đồng hành cùng với dân tộc Việt tạo nên một sắc thái riêng rất Việt Nam.

Theo lịch sử Phật Giáo qua qua cuốn Nghiên Cứu về Thiền Uyển Tập Anh của GS. Lê Mạnh Thát, Phật giáo được truyền vào Việt Nam từ Ấn Độ rất sớm, vào thế kỷ thứ 2 và thứ 3 trước cả Trung Hoa với các thiền sư như Mâu Tử và Khương Tăng Hội.

Mãi cho đến thế kỷ thứ 6 Thiền Tông Trung Hoa mới được truyền sang Việt Nam bởi Thiền sư Tì Ni Đa Lưu Chi, người nước Nam Thiên Trúcđệ tử của Tam tổ Tăng XánTư tưởng chính là tu tập theo các kinh Phật Giáo Bắc Truyền, Lục Độ Ba La Mật và Trí Tuệ Bát Nhã, cùng pháp Thiền quán về tâm ấn chư Phật. Thiền phái này được truyền qua 19 thế hệ.

Vào thế kỷ thứ 8 đệ tử của Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải là Vô Ngôn Thông sang Việt Nam truyền pháp Thiền Nam Phương của Lục Tổ Huệ Năng, với chủ trương đốn ngộ và “dĩ tâm truyền tâm” (tâm truyền tâm). Thiền phái này được truyền qua 15 thế hệ.

Đến thế kỷ thứ 11 thiền phái Vân Môn được Thiền sư Thảo Đườngđệ tử của Thiền sư Tuyết Đậu Trùng Hiển nhân đi qua nước Chiêm Thành truyền giáo bị Việt Nam bắt làm tù binh trong cuộc chiến tranh Việt – Champa, sau đó sư được phóng thích. Sư tu tại chùa Trấn Quốcthành lập phái Thiền Thảo Đường và được vua Lý Thánh Tông phong làm Quốc sư. Thiền phái Thảo Đường chủ trương Nho Giáo đồng hành và có khuynh hướng thiền học trí thức và văn chương nên rất gần gũi với các tầng lớp trí thức và quý tộc, điều này đã làm ảnh hưởng nhiều tới Phật giáo thời Trần.

Đến thế kỷ thứ 13 vào thời đại nhà Trần, vua Trần Nhân Tông thường tham học Thiền với Tuệ Trung Thượng Sĩ, người được xem là đã kiến tánh giác ngộ, sau đó vua nhường ngôi vua cho con và xuất gia tu hành theo đạo Phậthoằng pháp với hiệu là Trúc Lâm Đầu Đàsáng lập Thiền phái Trúc Lâm, một dòng thiền Phật giáo mang bản sắc văn hóa Việt Nam với tinh thần nhập thế. Là sự kết hợp và kế thừa Tư tưởng của ba thiền phái là Tì Ni Đa Lưu ChiVô Ngôn Thông, và Thảo Đường. Ba vị tổ quan trọng nhất của Thiền phái này là Trần Nhân TôngPháp Loa, và Huyền Quang.

Đến thế kỷ thứ 17, thiền phái Tào Động được truyền sang miền Bắc Việt Nam bởi Thiền sư Thông Giác Thủy Nguyệt, sau sáu năm tu học ở Trung Quốc với Thiền sư Nhất Cú Trí Giáo và nối pháp tông Tào Động. Pháp tu chính yếu của dòng Thiền này là Thiền Mặc chiếu với chủ trương tọa thiền để khai ngộ. Thiền Tào Động cũng được Thiền sư Thạch Liêm đời thứ 29 truyền qua miền Trung Việt Namtuy nhiên Thiền sư Thạch Liêm ảnh hưởng và mang đậm tư tưởng Thiền Khán Thoại Đầu của tông Lâm Tế và thuyết Tam giáo đồng nguyên.

Thiền phái Lâm Tế cũng được truyền vào miền Bắc Việt Nam vào thế kỷ thứ 17 bởi thiền sư Chuyết Chuyết người Trung Hoa và từ thiền phái này đã sản sinh ra Thiền sư Chân Nguyên là người có công khôi phục dòng Thiền Trúc Lâm.

Do chiến tranh loạn lạc liên tục, dân tộc Việt Nam thường trực ước mơ hòa bình và ổn định. Cả hai Thiền phái này có khuynh hướng hòa nhập với Tư Tưởng Tịnh Độ, vừa chuyên tâm tu thiền định vừa niệm Phật.

Trong thời hiện đạiHòa thượng Thích Thanh Từ (sinh năm 1924) là người chủ trương khôi phục lại tinh thần của Thiền phái Trúc Lâm và xây dựng nhiều Thiền viện cùng là dạy tăng chúng tu tập theo đường lối của Thiền sư Khuê Phong Tông Mật, đó là kiến tánh khởi tu, thiền giáo song hành và thực hành phương pháp Thiền Tri Vọng (biết vọng không theo) và pháp Lục Diệu môn.

Và mới đây cũng có Thiền sư Thích Duy Lực (1923 – 2000), đệ tử Hòa thượng Thích Hoằng Tu, cao tăng người gốc Hoa sang Chợ lớn, Sài Gòn hoằng pháp, thuộc dòng Tào Động hệ phái Cổ Sơn do ngài Vĩnh Giác Nguyên Hiền (1578-1657) sáng lập, chủ trương đào tạo các đệ tử theo phương pháp Thiền Khán Thoại Đầu của tông Lâm Tế, khá thịnh hành tại miền Nam Việt Nam.

Đó là sơ lược sự truyền bá Phật giáo tại Việt Nam từ những ngày đầu lập quốc cho đến ngày nay với các dòng thiền du nhập từ nước ngoài — Tì Ni Đa Lưu ChiVô Ngôn ThôngThảo ĐườngTào Động, và Lâm Tế — và ba dòng Thiền trong đó hòa nhập với văn hóa Việt để trở thành Thiền phái Trúc Lâm. Câu hỏi nên nêu ra: đường lối Thiền Tông tại Việt Nam là gì? Có một câu trả lời, hay nhiều hơn? Hay là, câu trả lời nên là một cử chỉ không lời? Ai có thẩm quyền trả lời những câu hỏi đó?

Tác giả sách này đã tìm cách trả lời các câu hỏi trên qua các thi kệ thiền của chư Thiền sư, những người đã đặt nền móng cho tu học Thiền tại Việt Nam, và  hy vọng trình bày được một cái nhìn chính xác và xuyên suốt về đường lối Thiền Tông tại Việt Nam.

Sách thuộc loại song ngữ Việt Anh gồm 95 bài thi kệ thiền, dịch Việt bởi Thiền sư Thích Thanh Từ, Giáo sư Lê Mạnh Thát và nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn. Tác giả dịch sang Anh ngữ với lời ghi chú nơi mỗi bài. Đặc biệt bài 95 là bài phú khá dài của Vua Trần Nhân Tông, sáng tổ dòng Thiền Trúc Lâm, được trình bầy như là toát yếu đường lối tu hành của dòng thiền này, trong đó có bài thi kệ cuối nổi tiếng mà các nhà văn học, các văn nhân thi sĩ cũng như mọi người theo đạo Phật đều biết đến.

Trân trọng kính giới thiệu. Sách này sẽ giúp các độc giả muốn tìm hiểu về Thiền Tông Việt Nam.

Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation | Tâm Diệu

MC LC

 

Phần 1. (từ trang 21 đến  trang 42)

1. Advising People To Enter The Way | Khuyên Đời Vào Đạo 2. The Treasure | Kho Báu 3. Sitting | Ngồi  4. The Mind Seal | Tâm Ấn   5. This Land, This Mind | Đất Này, Tâm Này  6. Wordless | Không Lời 7. Rise and Decline | Thạnh Suy 8. Illusory | Huyễn  9. The Mind of Emptiness | Tâm Không  10. Serenity | Tịch Lặng

Phần 2. (từ trang 43 đến  trang 59)

11. Existence and Nonexistence | Có Và Không 12. True Nature | Chân Tánh 13. Crossing the Ocean | Qua Biển Sinh Tử 14. Empty Mind | Tâm Không 15. The Spring | Mùa Xuân 16. Emptiness | Không 17. At Home | Tại Nhà 18. Weird Thing | Việc Kỳ Đặc 19. The Sun | Mặt Trời 20. Wisdom | Tuệ

Phần 3. (từ trang 60 đến  trang 78)

21. Illusory Body | Ảo Thân 22. Breathing | Thở 23. Buddha Seed | Hạt Giống Phật  24. Learning | Học Đạo 25. Taming The Mind | Luyện Tâm 26. Watchful | Thẩm Sát 27. Dharma Friends | Bạn Đạo 28. The Present | Hiện Tại 29. Not Two Things | Không Hai Pháp 30. Swallow Flying | Nhạn Bay

Phần 4. (từ trang 79 đến  trang 95)

31. At Ease With Birth And Death | Sống Chết Nhàn Mà Thôi 32. Bodhi Scenes | Bồ Đề Cảnh 33. Mind Teachings | Tâm Tông 34. Death Poem | Kệ Thị Tịch 35. The Moon Shining | Trăng Sáng 36. Fire | Lửa 37. The Unconditioned | Vô Vi 38. Like An Echo | Như Vang 39. Nowhere | Không Một Nơi 40. Taming The Mud Ox | Chăn Trâu Đất

Phần 5. (từ trang 96 đến  trang 115)

41. Butterflies | Bướm 42. Echo In Sky | Tiếng Vang 43. In Front Of Your Eyes | Trước Mắt 44. Cessation | Tịch Diệt 45. The Thus Come One | Như Lai 46. Dharma of Equality | Bình Đẳng 47. The Way Of Patriarchs | Tổ Sư Thiền 48. Illusions | Huyễn 49. Daisies | Cúc Hoa 50. Mind Only | Duy Có Tâm Thôi

Phần 6. (từ trang 116 đến  trang 142)

51. The Nature Of The Mind | Kiến Tánh 52. The Buddhas Within | Chư Phật Trong Ta 53. The Lamp | Ngọn Đèn 54. Leaving The World | Xuất Thế 55. From The Emptiness | Từ Không Mà Tới 56. The Highest | Bậc Nhất 57. Practice | Thiền Tập 58. The Six Words | Sáu Chữ 59. Like A Dragon | Như Rồng 60. Birth and Death | Sinh Và Tử

Phần 7. (từ trang 143 đến  trang 168)

61. Not For Profit | Không Vì Lợi 62. Urgently Practice | Gấp Tu 63. The ‘What Is’ | Cái Đương Thể 64. Sitting Still Tĩnh Tọa 65. At Ease With Birth And Death | Sống Chết Nhàn Mà Thôi 66. Be Wise | Hãy Có Trí Tuệ 67. Nothing Attainable | Vô Sở Đắc 68. Stone Horse | Ngựa Đá 69. Outside The Scriptures | Giáo Ngoại 70. Sun Of Wisdom | Mặt Trời Trí Tuệ

Phần 8. (từ trang 169 đến  trang 201)

71. Foolish Si | Độn 72. Message | Lời Nhắn 73. Dharma Heir | Người Nối Dòng Pháp 74. Seeking The Mind | Tìm Tâm 75. Not A Word | Không Một Lời 76. The Three Studies | Giới Định Tuệ 77. Originally Emptiness | Vốn Là Không 78. The Iron Girl | Cô Gái Sắt 79. Seeing The Buddha | Thấy Phật 80. Always There | Thường Trụ

Phần 9. (từ trang 202 đến  trang 242)

81. Feeling Inspired | Phòng Núi Khởi Hứng  82. Mountain Temple | Chùa Núi 83. Going Home | Về Nhà 84. Manifesting | Hiển Lộ 85. Encouraging | Sách Tấn 86. Going Home | Về Quê 87. The True Body | Chân Thân 88. Be Awakened | Tỉnh Giác 89. The Serene Mirror | Gương Lặng Lẽ 90. No Difference Between Ignorance And Enlightenment | Mê Ngộ Không Khác

Phần 10. (từ trang 243 đến  trang 283)

91. Zen | Thiền 92. Bodhi | Bồ Đề 93. The Great Way | Đại Đạo 94. Song Of The Buddha Mind | Phật Tâm Ca 95. Living Amid Dust And Enjoying The Way | Cư Trần Lạc Đạo

INTRODUCTION

What is the way of Zen in Vietnam? Is there only one answer, or many? Should the answer be a wordless gesture? Who has the authority to answer those questions?

This book is written to give a glimpse of the way of Zen in Vietnam. Personally, I am nobody. Though I have studied and practiced Zen for nearly half a century, I feel I will always remain a student of Zen. Readers can find many of the sentences here in some books of Buddhism in Vietnam; some are my memories of the things I’ve read or heard. The comments and the English translation in this book are mine; otherwise will be indicated.

Three of those I am indebted to are Zen Master Thích Thanh Từ, Prof. Lê Mạnh Thát, and researcher Trần Đình Sơn. In this book, I use many poems that were translated into modern Vietnamese language by the three scholars above. The ancient Zen masters in Vietnam wrote poems in the Chinese and Nôm languages. At times, I paraphrase poems into simple prose to make them easier to understand.

This book is not for profit. You are free to copy or reproduce noncommercially. May all beings be healthy and happy; may all beings be free.

Đường lối Thiền Tông tại Việt Nam là gì? Có một câu trả lời, hay nhiều hơn? Hay là, câu trả lời nên là một cử chỉ không lời? Ai có thẩm quyền trả lời những câu hỏi đó?

Sách này được viết để cho một cái nhìn về Thiền Tông tại Việt NamBản thân tôi không là gì cả. Dù tôi học và thực tập Thiền trong gần nửa thế kỷ, tôi cảm thấy mình vẫn là một Thiền sinh vĩnh viễnĐộc giả có thể thấy nhiều câu nơi đây trong các sách về Phật Giáo Việt Nam; một số là ký ức tôi nhớ về những gì tôi đã đọc hay nghe. Các ghi nhận và phần Anh dịch trong sách là của tác giảtrường hợp khác sẽ kể rõ tên người ghi nhận.

Ba tác giả tôi mang ơn là Thiền sư Thích Thanh Từ, Giáo sư Lê Mạnh Thát và nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn; trong sách này, tôi sử dụng nhiều bài thơ được ba học giả này dịch sang tiếng Việt hiện nay. Các Thiền sư tại Việt Nam nhiều thế kỷ trước đã làm thơ bằng tiếng Hán và tiếng Nôm. Có những lúc, tôi chuyển các bài thơ sang văn xuôi đơn giản để dễ hiểu hơn.

Sách này viết không vì lợi nhuận. Ai cũng có quyền tự do sao chép hay phổ biến lại, một cách phi thương mại. Xin nguyện cho tất cả chúng sinh được sức khỏe và hạnh phúc; xin nguyện cho tất cả chúng sinh được giải thoát.

pdf_download_2
The Way of Zen in Viet Nam Final Final- Size – 6 x 9

blank

Mong muốn pháp được lưu truyền rộng rãitác giả và nhà xuất bản không giữ bản quyền sách. Giá bán khi độc giả đặt mua là giá thành tối thiểu của Amazon nhằm trang trải chi phí in ấn cho một quyển theo hình thức POD (Print on Demand).

Quý độc gỉa có thể tiếp cận được sách qua ba nguồn sau: (1) Đọc online,  (2) Download phiên bản PDF về máy nhà và (3) Đặt mua sách trên mạng Amazon:  https://www.amzn.com/B089CLPVSG

Advertisement
Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

Mệnh lệnh sắc lạnh của ông Modi: Tiền tuyến Ấn Độ nóng rực, không còn gì cản trở khai hỏa vào lính Trung Quốc

Mệnh lệnh sắc lạnh của ông Modi: Tiền tuyến Ấn Độ nóng rực, không còn gì cản trở khai hỏa vào lính Trung Quốc

Hải Võ | 

Mệnh lệnh sắc lạnh của ông Modi: Tiền tuyến Ấn Độ nóng rực, không còn gì cản trở khai hỏa vào lính Trung Quốc
(Ảnh tư liệu: Rajya Sabha TV/National Security/ITBP in Ladakh)

Các chỉ huy quân sự Ấn Độ không còn bị hạn chế bởi các quy định về sử dụng hỏa lực và có toàn bộ thẩm quyền phản ứng với “những tình huống đặc thù” bằng tất cả nguồn lực.

Hindustan Times ngày 20/6 dẫn thông tin từ hai sĩ quan cấp cao ẩn danh, xác nhận đã có điều chỉnh đáng kể trong Quy tắc đụng độ (ROE) của quân đội Ấn Độ, trao cho các chỉ huy “toàn quyền tự do hành động” ở khu vực biên giới với Trung Quốc, dọc Đường kiểm soát thực tế (LAC).

Sự thay đổi được đưa ra sau khi quân đội hai nước có vụ xung đột đẫm máu ở thung lũng Galwan vào tối ngày 15/6. Dù không có tiếng súng nổ, cuộc giao tranh đã khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng cùng 76 người khác bị thương. Trung Quốc không công bố thông tin về thương vong của Quân giải phóng nhân dân (PLA), song nguồn tin từ văn phòng Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tiết lộ phía Trung Quốc đã tổn thất hai sĩ quan chỉ huy của một tiểu đoàn.

Phát biểu trong cuộc họp với thủ lĩnh các đảng phái của Ấn Độ hôm 19/6, ông Modi tuyên bố quân đội đã được trao quyền tự do thực hiện những biện pháp cần thiết ở vùng biên giới, đồng thời New Delhi cũng khẳng định lập trường của mình với Trung Quốc thông qua các kênh đối ngoại.

“Với những thay đổi trong ROE, không còn gì hạn chế khả năng của các chỉ huy Ấn Độ để làm mọi điều mà họ cho là cần thiết tại LAC. ROE đã được sửa đổi để ứng phó chiến thuật hung hăng của binh lính Trung Quốc,” Hindustan dẫn lời một trong hai sĩ quan kể trên.

Vụ đụng độ kéo dài 7 tiếng trên thung lũng Galwan đánh dấu thương vong đầu tiên của Ấn Độ trong giao tranh với Trung Quốc ở biên giới kể từ năm 1975.

“Hai cuộc xô xát bạo lực đã diễn ra ở Pangong Tso (ngày 5-6/5) và ở thung lũng Galwan (giữa tháng 5), trước khi xảy ra xung đột ngày 15/6 ở đông Ladakh. Trong tất cả các vụ việc, họ (Trung Quốc) đều kéo đến quân số lớn và tấn công binh sĩ của chúng ta bằng gậy sắt và gậy đóng đinh. Các quân nhân của chúng ta đã chống trả quyết liệt, nhưng ROE cần phải thay đổi,” sĩ quan thứ hai nói với Hindustan.

Trung tướng BS Jaswal, cựu chỉ huy Lục quân miền Bắc Ấn Độ, đánh giá về sự điều chỉnh ROE: “Khi binh sĩ được phép mang vũ khí khi tuần tra ở LAC, rõ ràng họ có thể sử dụng hỏa lực trong những tình huống chưa từng thấy như vụ tấn công ở Galwan.”

New Delhi hôm 18/6 cho hay lính Ấn Độ tham gia vụ giao tranh ngày 15 vẫn được trang bị súng và đạn dược, song đã không khai hỏa do tuân thủ những thỏa thuận đạt được giữa Trung-Ấn.

Các thỏa thuận biên giới song phương từ năm 1996 đến 2005 đã cấm binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ dùng hỏa lực trong các cuộc đối đầu. Điều 6 của thỏa thuận về giải pháp xây dựng lòng tin tại vùng quân sự dọc LAC, ký tháng 11/1996, nói rằng Trung-Ấn sẽ không nổ súng hay “tiến hành các hoạt động nổ mìn hoặc đi săn bằng súng và chất nổ trong phạm vi 2 km từ LAC”.

Trong khi đó, các nhà quan sát và cựu quân nhân Trung Quốc chỉ trích rằng vụ giao tranh tại Galwan hôm 15/6 và tại Pangong Tso hồi tháng trước không phải là những cuộc đối đầu thông thường giữa hai bên, mà là các đợt tấn công bạo lực cực đoan từ phía quân đội Ấn.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar ngày 17/6 có cuộc điện đàm, nhất trí giải quyết căng thẳng quân sự ở biên giới bằng đối thoại. Bộ ngoại giao Trung Quốc nói hai bên cam kết cố gắng duy trì hòa bình ở khu vực tranh chấp.

Dù vậy, ông Vương đổ lỗi cho Ấn Độ về vụ đụng độ đẫm máu ngày 15/6.

Người phát ngôn Bộ ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava ngày 20/6 bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc với thung lũng Galwan.

Mời độc giả theo dõi chúng tôi trên MXH Lotus

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Covid-19: Phần lớn các ca tử vong không phải do virus gây ra

Covid-19: Phần lớn các ca tử vong không phải do virus gây ra

EPABản quyền hình ảnhEPA

Mọi chuyện bắt đầu từ một hốc cây lớn.

Bé trai Emile Ouamouno, hai tuổi, rất thích chơi đùa bên trong một cái hốc cây gần nhà ở Meliandou – ngôi làng nằm giữa rừng rậm Guinea.

Covid-19 và mối nguy hiểm chết người: Khi cơ thể tự tấn công bản thân

Nên ra ngoài trời nhiều để tăng sức đề kháng cho cơ thể

Đeo khẩu trang có thực sự giảm lây Covid-19?

Những con dơi cũng thích sự ấm cúng nơi hốc cây này, nên chúng trú ngụ ở đó. Bọn trẻ con thỉnh thoảng bắt dơi đem nướng ăn.

Thế rồi Emile ngã bệnh.

Vào ngày 28/12/2013, cậu bé đã không chống chọi nổi một căn bệnh ác nghiệt và bí ẩn.

Mẹ, chị gái và bà đã ở bên cạnh chăm sóc cậu. Và điều gì phải đến đã đến – sau đám tang cậu bé, căn bệnh dần bắt đầu lây lan khắp vùng.

Đại dịch Ebola

Cho đến 23/3/2014, đã có 49 trường hợp nhiễm bệnh và 29 trường hợp tử vong – và các nhà khoa học xác nhận rằng đó là virus Ebola.

Trong ba năm rưỡi tiếp theo, thế giới chứng kiến nỗi kinh hoàng khi virus này cướp đi hơn 11.325 sinh mạng.

Nhưng, trong khi điều này đang tiếp diễn thì “họa vô đơn chí”, một thảm kịch khác bắt đầu kéo đến.

Sự bùng phát dịch làm căng thẳng nghiêm trọng các nguồn lực của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại địa phương – nhiều người chết, một số lượng lớn các bệnh viện đã đóng cửa và những bệnh viện còn mở cửa thì tràn ngập bệnh nhân Ebola.

Tại ba quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất – Sierra Leone, Liberia và Guinea – mọi người bắt đầu tránh chăm sóc sức khỏe bằng mọi giá.

Họ sợ căn bệnh mới bí ẩn này, nhưng họ còn sợ các bác sĩ nhiều hơn. Tấm áo choàng màu trắng lạnh lẽo liên tưởng đến cái chết đột ngột, nhân viên y tế đã bị kỳ thị nặng nề. Mọi người không ai muốn đến gần họ.

Và kết quả tất yếu, theo một phân tích năm 2017, là đại dịch đã khiến hoạt động chăm sóc sức khỏe bị né tránh đáng kể. Số phụ nữ mang thai tìm kiếm hỗ trợ y tế khi sinh con giảm 80%, tỷ lệ tiêm chủng giảm mạnh và số trẻ em bị sốt rét giảm 40%.

Trớ trêu thay, sau nỗ lực quốc tế mạnh mẽ để chống lại đại dịch Ebola, hệ lụy gián tiếp còn nghiêm trọng hơn chính virus Ebola.

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionHơn một triệu trẻ em và 56.700 bà mẹ có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi đại dịch

Đại dịch Covid-19

Vào năm 2020 này, thế giới có lẽ đang phải chứng kiến một cảnh tương tự.

Vì sao nhiều người Mỹ chống cách ly xã hội, bất chấp Covid-19?

Covid-19 ra tay tàn độc với nam giới hơn là với phụ nữ?

Thời tiết nắng nóng có tiêu diệt được Covid-19?

Ngay từ khi bắt đầu dịch, nhiều quốc gia đã trấn an công chúng rằng các cách phòng chống Covid-19 đang được ưu tiên thực hiện – giường bệnh và máy thở được đặt sẵn, các cách điều trị chưa được chứng minh tính hiệu quả cũng đã được tích trữ, và hàng ngàn bác sĩ được điều sang là việc tại các khoa hô hấp.

Ở Anh, chính phủ cam kết cung cấp tất cả mọi thứ dịch vụ y tế cần thiết để đối phó với đại dịch, “bằng bất cứ giá nào”.

Các bước tương tự đã được thực hiện ở các nước trên thế giới khi họ chiến đấu để kìm hãm tỷ lệ lây nhiễm đang đà gia tăng.

Bất cứ điều gì được coi là không khẩn cấp đều bị trì hoãn hoặc cắt giảm, từ các ca phẫu thuật cho đến các dịch vụ sức khỏe tình dục, tạm ngừng các chương trình cai nghiện thuốc lá, hỗ trợ sức khỏe tâm thần, nha khoa, tiêm chủng, tầm soát ung thư và khám sức khỏe định kỳ.

Covid-19 đã thay đổi tất thảy mọi thứ trước nay đang là quan trọng – không có cái gọi là bác sỹ dự phòng hay nguyên tắc y tế dự phòng nào nữa.

Kết quả là, sự tập trung cao độ vào một kẻ thù duy nhất đã gây ra những tác động phụ tai hại.

Chết vì không được chữa trị các bệnh khác

Các chuyên gia lo ngại rằng chết vì các bệnh như dịch tả chẳng hạn có thể vượt xa con số tử vong từ chính Covid-19.

Trên toàn cầu, nhiều bệnh nhân bị từ chối điều trị ung thư, lọc thận và phẫu thuật cấy ghép khẩn cấp, đôi khi dẫn đến hậu quả gây tử vong.

Ở vùng Balkan, nhiều phụ nữ đã buộc phải tự phá thai bằng các cách thức thiếu hiểu biết và nguy hiểm, trong khi các chuyên gia ở Anh đã báo cáo sự gia tăng bệnh nhân đau răng phải tìm cách tự chữa một cách điên rồ như dùng kẹo cao su, kìm cắt dây thép và keo dán tổng hợp.

Đã có tình trạng hoảng loạn lùng mua tích trữ hydroxychloroquin, thuốc vốn dùng để chữa bệnh sốt rét và tình trạng tự miễn dịch, và người ta thấy rằng việc các ca tử vong liên quan tới Covid-19 đã dẫn tới nạn khan hiếm loại thuốc này.

Và cũng như mọi các cuộc khủng hoảng khác, đại dịch hiện nay có vẻ như tấn công mạnh nhất vào những nước nghèo nhất.

Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng, ở một số nơi, sự gián đoạn trong việc kiểm soát các bệnh như HIV, lao phổi và sốt rét có thể dẫn đến tổn thất ở quy mô không kém so với hậu quả mà virus corona trực tiếp gây ra.

Tương tự, các chuyên gia lo ngại rằng số lượng người tử vong vì bệnh như dịch tả có thể vượt xa những người chết do Covid-19.

Các chương trình tiêm chủng đang là mối quan ngại đặc biệt.

Tổ chức Y tế Thế giới tính toán rằng ít nhất 80 triệu trẻ em dưới một tuổi hiện có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu, bại liệt và sởi, do đại dịch Covid-19 đã gây gián đoạn các chương trình tiêm chủng tại ít nhất 68 quốc gia.

Người ta trông đợi là bệnh bại liệt sẽ quay trở lại, bất chấp nỗ lực trị giá hàng tỷ đô la kéo dài cả mấy thập kỷ qua vốn đã gần xóa sổ được loại virus này trong tự nhiên. Hiện loại virus duy nhất đã bị diệt toàn bộ trong tự nhiên là loại gây bệnh đậu mùa.

Chết vì đói, nghèo và suy dinh dưỡng

Trong khi đó, David Beasley, giám đốc điều hành của Chương trình Lương thực Thế giới thuộc Liên Hiệp Quốc (WFP), hồi tháng Tư cảnh báo rằng thế giới đang đứng trước sự bùng nổ một nạn đói – với 130 triệu người có nguy cơ bị chết vì thiếu ăn, và 135 triệu người khác đang trên bờ vực chết đói.

Cuối cùng, người ta cho rằng các biện pháp phong tỏa toàn cầu và những bất ổn kinh tế tiếp theo có thể làm tăng cái gọi là “chết vì tuyệt vọng”, bởi một số người tìm đến rượu hoặc tự tử.

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionNgười ta sợ rằng bệnh bại liệt sẽ quay trở lại, bất chấp nỗ lực trị giá hàng tỷ đô la để xóa sổ căn bệnh này

Quy mô thực sự của những tổn thất từ dịch bệnh Covid-19 là gì? Liệu chúng ta có thể làm gì để ngăn chặn?

Vì sao tỷ lệ tử vong do virus corona mỗi nước mỗi khác?

Những đại dịch tàn khốc và bài học thời Covid-19

Covid-19: Kinh nghiệm từ Đại dịch cúm Tây Ban Nha

Với nhà dịch tễ học Timothy Roberton, cùng với các đồng nghiệp từ Đại học Johns Hopkins, Maryland, thì hệ lụy kéo theo đã trở thành mối lo ngại gần như ngay khi đại dịch Covid-19 bắt đầu.

“Nhiều người trong chúng ta đã chứng kiến ảnh hưởng gián tiếp của dịch Ebola ở Tây Phi vào năm 2014, cho nên chúng ta biết những gì có thể xảy ra,” ông nói.

Cụ thể, nhóm nghiên cứu rất chú ý đến tác động của Covid-19 đối với phụ nữ và trẻ em ở các quốc gia có thu nhập thấp như những người ở vùng Hạ Sahara, châu Phi.

Họ đã mô hình hóa tác động của một số kịch bản gia tăng mức độ nghiêm trọng và xác định hai hệ lụy của việc phản ứng với Covid-19 có thể làm tăng số lượng thương vong.

Một điểm là sự gián đoạn của các dịch vụ y tế. “Ví dụ, điều đó có khi là do mọi người quá sợ hãi nên khước từ sự giúp đỡ y tế, tức là từ phía cầu” ông Roberton nói. “Và tiếp theo là từ phía cung – nhân viên y tế có thể bị ốm, họ không đi làm được trong đại dịch, hoặc thiếu thuốc men.”

Một điểm nữa là các gia đình không có đủ lượng thực thực phẩm, điều này có thể làm tăng độ mẫn cảm dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Tóm lại, các nhà khoa học dự đoán rằng trong trường hợp xấu nhất, việc sử dụng các dịch vụ y tế giảm tới 50% và tình trạng suy dinh dưỡng tăng lên tương ứng, thì hơn một triệu trẻ em và 56.700 bà mẹ có thể chết vì hậu quả gián tiếp từ đại dịch.

Hầu hết các trường hợp tử vong ở trẻ em là do viêm phổi hoặc mất nước do tiêu chảy, trong khi đối với phụ nữ, chúng có thể là do các biến chứng do mang thai hoặc sinh nở – như băng huyết, sản giật và nhiễm trùng máu.

“Đó là những gì chúng ta phải sẽ chứng kiến nếu họ không được điều trị cho những bệnh này – trẻ em thì không được bù nước điện giải, các bà mẹ thì không được điều trị bằng thuốc kháng sinh,” ông Roberton nói.

Khi những cái chết này được cộng thêm vào số có nguy cơ tử vong do nạn đói, thì tổng số các ca tử vong thực sự bắt đầu tăng lên.

WFP hiện đang cung cấp lương thực cho gần 100 triệu người mỗi ngày – và trong số đó, khoảng 30 triệu người hoàn toàn phụ thuộc vào khẩu phần thức ăn này để sinh tồn.

Theo phân tích của WFP, 300.000 người có thể chết đói mỗi ngày trong những tháng tới, nếu WFP không thể tiếp tục cung cấp lương thực cho họ. Con số này chưa bao gồm những người mới tạm thời lâm vào cảnh đói nghèo vì đại dịch.

“Nếu nhìn toàn cảnh, ta thấy rằng thế giới đang hoạt động khá hiệu quả và số người bị đói trên thế giới đang giảm xuống,” Jane Howard, giám đốc truyền thông của WFP nói.

Bà giải thích rằng trong năm năm gần đây, xu hướng này đã đảo ngược – chủ yếu là do xung đột và biến đổi khí hậu.

“Chỉ ngay trước khi cuộc khủng hoảng virus corona nổ ra, chúng tôi đã nhận được những số liệu mới khiến chúng tôi thực sự hoảng sợ – theo đó cho thấy số người thiếu đói nghiêm trọng đã tăng vọt.”

Đại dịch hiện nay không chỉ có thể đẩy 130 triệu người vào cảnh chết đói, mà còn đe dọa các khoản đóng góp để duy trì chương trình hỗ trợ lương thực.

“Nếu nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng và các quốc gia không thể cung cấp nhiều ngân khoản như trông đợi, thì bạn biết đấy, một kịch bản hoàn toàn khác sẽ xảy ra, mà kịch bản này thì vô cùng đáng sợ,” bà Howard nói.

Nạn đói ở thành phố thời hiện đại

Chính xác thì Covid-19 sẽ đẩy con người lâm vào nạn đói diễn biến theo cách phức tạp hơn chúng ta nghĩ.

Howard giải thích rằng, trái ngược với những hình ảnh rập khuôn về những người chết đói trong những bộ phim ra hồi thập niên 1990, được miêu tả là những người thường sống ở những vùng xa xôi nhất của vùng Hạ Sahara châu Phi, ngày nay tình trạng suy dinh dưỡng cũng là một vấn đề lớn ở các thành phố – và đây là nơi mà đại dịch có thể tấn công nặng nề nhất.

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionMột số chuyên gia cho rằng, riêng ở Anh có đến 60.000 bệnh nhân ung thư có thể chết do không được chẩn đoán và điều trị kịp thời

“Nếu bạn sống ở một làng quê nông thôn, bạn có thể có một luống rau, hoặc bà dì của bạn có thể nuôi bò để cho bạn thịt,” bà nói.

“Bạn dù sao cũng có sẵn chút ít thực phẩm dự trữ tại chỗ. Nhưng trong một thành phố, bạn hoàn toàn có thể lâm vào tình trạng không thể đủ tiền mua vì giá cả thị trường leo thang.”

Hiện tại, mối quan ngại chính là nỗi lo cho những người lao động phổ thông, thợ lái xe kéo và công nhân xây dựng.

Ví dụ, một trong những đồng nghiệp của Howard ở Cộng hòa Congo đã nhận thấy rằng giá cả của nhiều loại lương thực cơ bản tại nơi anh sống, như bơ đậu phộng và bột khoai mì đã tăng 10% trong hai tuần hồi đầu tháng Năm.

Điều này có lẽ một phần là do các siêu thị hạn chế giờ mở cửa, nhưng chủ yếu là do Covid-19 đã bắt đầu ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu – và hàng nhập khẩu đã trở nên đắt đỏ hơn.

Rồi còn bao nhiêu các loại chi phí chìm cộng thêm vào nữa. Chẳng hạn như có một phụ nữ, do không có phương tiện giao thông công cộng nào hoạt động trong thời gian phong tỏa, đã phải thuê một chiếc xe cút kít để mang thực phẩm về nhà.

Độ tuổi bị ảnh hưởng nặng nề nhất

Tất nhiên, có một lý do khác khiến nhiều quốc gia có thể bị tổn thất nhân mạng nhiều hơn do các hậu quả gián tiếp của Covid-19 – đó là do độ tuổi của dân chúng.

Người ta biết rằng Covid-19 tấn công vào người cao tuổi dữ dội hơn, nhưng mức độ quả là khủng khiếp đến khó tin. Theo dữ liệu của Thành phố New York từ ngày 13/5, số ca tử vong ở những người từ 75 tuổi trở lên cao gấp 811 lần so với những người từ 17 tuổi trở xuống.

Mặt khác, các quốc gia thu nhập thấp có xu hướng có dân số trẻ hơn.

Ở quốc gia trẻ nhất thế giới – Nigeria, ở Tây Phi – tuổi trung bình chỉ là 15,2 tuổi. (Quốc gia này cũng có tỷ lệ sinh cao nhất, trung bình mỗi phụ nữ sinh 7,2 người con trong đời.) Cho đến nay, nước này báo cáo có 254 trường hợp tử vong do đại dịch Covid-19.

Ngược lại, Ý có độ tuổi trung bình dao động trong khoảng 45 tuổi, cũng là một trong những lứa tuổi có tỷ lệ tử vong cao nhất từ Covid-19, với hơn 33.000 người chết tính đến thời điểm này.

Mức độ tử vong do đại dịch gây ra hiện vẫn là chủ đề đang tranh cãi. Có thể là số người tử vong sớm hơn bình thường do virus trực tiếp gây ra thì không nhiều như những gì các số liệu đang cho thấy.

Chẳng hạn như Covid-19 gây nguy cơ tử vong cao nhất đối với nhóm người cao tuổi, nhưng nhóm người này cũng là nhóm có nguy cơ cao nhất mắc các bệnh theo mùa hoặc các bệnh khác về đường hô hấp.

Vào thời điểm này, số các ca tử vong mỗi tháng vẫn cao hơn nhiều so với số liệu trung bình cùng kỳ các năm trước.

Thế nhưng nếu như tổng số các ca tử vong về sau lại giảm xuống tới dưới mức trung bình, thì có thể là do virus corona đã khiến cho một số bệnh nhân cao tuổi từ trần sớm hơn vài tháng so với việc không nhiễm virus, thay vì là sớm hơn vài năm.

Trên thực tế, ngay cả ở những quốc gia giàu có, người ta thấy rằng về mặt dài hạn, những cái chết gián tiếp bởi virus corona rốt cuộc sẽ nhiều hơn đáng kể so với những trường hợp tử vong do tác động trực tiếp của bệnh này.

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Lấy ví dụ với bệnh ung thư.

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu, hầu hết các công tác nhằm giúp giảm gánh nặng của bệnh ung thư và làm giảm tỷ lệ tử vong – từ xét nghiệm sinh thiết tế bào cổ tử cung cho đến tầm soát ung thư vú – đều đã bị ảnh hưởng, vì trọng tâm công tác y tế chuyển sang cấp bách cứu nhiều người nhất trong căn bệnh virus corona. Đối với một số người, điều này gây ra hậu quả chết người.

“Ung thư là căn bệnh không cho phép chần chừ chờ đợi,” Keith Hiom, giám đốc chẩn đoán sớm và điều trị ung thư tại Cancer Research UK, một tổ chức thiện nguyện chuyên tài trợ cho nghiên cứu khoa học về ung thư, nói. “Bệnh ung thư chắc chắn dễ điều trị và chữa khỏi hơn nếu được chẩn đoán sớm.”

Mặc dù vậy, bà giải thích rằng nhiều chương trình tầm soát ung thư đã bị tạm dừng trên khắp nước Anh kể từ khi thực thi lệnh phong tỏa để kiểm soát dịch Covid-19 – có nghĩa là khoảng 1.600 trường hợp ung thư mà họ thường phát hiện ra mỗi tháng sẽ không được phát hiện trong thời điểm này.

“Đây không phải là những người ốm bệnh. Đây không phải là những người mà ta nghĩ là họ sẽ mắc bệnh ung thư. Song mục đích của các chương trình tầm soát là nhằm chẩn đoán sớm ung thư,” bà nói.

Một công cụ quan trọng khác là việc các bác sĩ gia đình giới thiệu bệnh nhân đi khám sức khỏe định kỳ, nhưng công cụ này đang gặp vấn đề.

Dữ liệu cho thấy mọi người không chịu đến khám theo lịch hẹn vào thời điểm này, có thể là do họ sợ việc phải ra khỏi nhà.

Mà khi họ không tới khám thì bác sỹ gia đình không thể đưa ra ý kiến và giới thiệu họ tới thăm khám với các chuyên gia y tế chẩn đoán sớm ung thư – ngay cả khi người bệnh đã trong tình trạng nguy cấp.

Đối với những người đã được chẩn đoán, họ sẽ phải trải qua một quá trình trì hoãn kéo dài rồi mới được bắt đầu điều trị – và Hiom giải thích rằng khi đại dịch lắng xuống, giải quyết các ca tồn đọng sẽ là một quá trình cực kỳ chậm chạp.

Tổng cộng, một nhóm các bác sĩ ung thư ước tính rằng chỉ riêng ở nước Anh, 60.000 bệnh nhân ung thư có thể chết do sự chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị.

Cuối cùng là vấn đề suy thoái kinh tế, vốn đã chính thức bắt đầu ở Đức và dự kiến sẽ là đợt suy thoái trầm trọng nhất kể từ thời kỳ Đại Suy thoái tới nay.

Giống như nhiều tổ chức y tế quan trọng khác, tổ chức Cancer Research phụ thuộc vào sự đóng góp từ công chúng – và nhiều hoạt động sinh lợi nhất của họ, chẳng hạn như các sự kiện tổ chức thi chạy để xin tài trợ, hiện đều đang bị xếp lại. Không có ngân sách cũng có nghĩa là các nỗ lực nghiên cứu của họ sẽ bị đẩy lui lại nhiều năm.

Science Photo LibraryBản quyền hình ảnhSCIENCE PHOTO LIBRARY
Image captionTạm dừng các chương trình tầm soát ung thư ở nhiều quốc gia sẽ đồng nghĩa với việc hàng ngàn trường hợp ung thư không được chẩn đoán mỗi tháng

Vậy ta cần làm gì để có thể giảm thiểu những tác động gián tiếp của Covid-19?

Bà Hiom rất muốn các chương trình tầm soát ung thư được nhanh chóng khởi động lại, nhưng bà cũng hy vọng đưa ra thông điệp rằng bệnh ung thư cần phải được xử lý càng sớm càng tốt – và hy vọng rằng bệnh nhân sẽ bắt đầu lại các cuộc hẹn khám sức khỏe định kỳ trong những tháng tới.

“Ung thư giai đoạn cuối phức tạp hơn nhiều, liên lụy đủ thứ và chi phí điều trị vô cùng tốn kém, theo mọi nghĩa của từ này,” bà nói. “Tốn kém cho bệnh nhân, tốn kém cho cả Cơ quan Y tế Công Anh Quốc.”

Trong khi đó, Howard chỉ ra một danh sách những việc mà kinh tế gia thường trú của WFP đã khuyến nghị.

Trong số này có những việc từ trợ giúp chính phủ trong việc cung cấp các biện pháp an toàn cho người dân – chẳng hạn như tiếp tục cung cấp bữa ăn miễn phí cho học sinh ở trường, dù cho các trường học đóng cửa – cho đến việc duy trì hoạt động của chuỗi cung ứng hàng hóa và tránh các rào cản thương mại.

“Những điều nhỏ nhặt có thể sẽ đem lại những tác động thực sự to lớn,” bà nói.

“Ví dụ, nếu bạn khăng khăng rằng các tài xế xe tải quốc tế phải cách ly, thì chuỗi cung ứng sẽ bị phá vỡ hoàn toàn. Vì vậy, ở miền nam châu Phi, chúng tôi đã thuyết phục các chính phủ cấp giấy đi đường cho các hãng vận chuyển hợp đồng nhất định, nhằm đảm bảo cho tài xế của họ có quyền đi qua các nơi, chở hàng hóa tới đúng địa chỉ cần thiết mà không bị cản trở gì.”

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

Categories: Kien-thuc Y-Khoa | Leave a comment

Cái chết của George Floyd: Biểu tình bạo lực tại Washington DC

Cái chết của George Floyd: Biểu tình bạo lực tại Washington DC

A protesters stands by a fire near the White House in Washington DC. Photo: 31 May 2020Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Tại Washington DC đã xảy ra tình trạng bạo lực tồi tệ nhất, khi các cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra ở thủ đô nước Mỹ và các thành phố trên toàn liên bang sau cái chết của một người đàn ông da đen không mang vũ khí bị cảnh sát khống chế ở bang Minnesota.

George Floyd, 46 tuổi, tử vong sau khi một nhân viên cảnh sát da trắng được nhìn thấy đã tì đầu gối lên cổ ông để đè ông xuống đất.

Protesters rally outside the White House in Washington DC. Photo: 31 May 2020Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionHôm Chủ Nhật, nhiều đám đông những người biểu tình đã lại một lần nữa tuần hành bên ngoài Nhà Trắng để bày tỏ sự tức giận quanh cái chết của George Floyd
A protester kicks an object into a fire near the White House in Washington DC. Photo: 31 May 2020Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionLần này, người biểu tình phóng hỏa, tạo thành những chướng ngại vật bốc cháy
A protesters throws a stone at police (in the background) in Washington DC. Photo: 31 May 2020Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionMột số người ném đá và những thứ khác vào cảnh sát chống bạo động được triển khai trong thành phố
Torched cars in Washington DC. Photo: 31 May 2020Bản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionNhiều xe hơi bị đốt cháy, nhiều nhà cửa, tài sản bị cướp phá
Protesters burn a US flag in Washington DC. Photo: 31 May 2020Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionNhững lá cờ Mỹ bị xé rách, đốt cháy bừng bừng
Police clash with protesters near St John's Church in Washington DC. Photo: 31 May 2020Bản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionKhu tầng hầm của nhà thờ Tân giáo St John’s Episcopal Church bị phóng hỏa. Đây là một tòa nhà lịch sử nằm gần với Tòa Bạch Ốc. Mọi tổng thống của Hoa Kỳ trong thời gian tại nhiệm đều từng có ít nhất một lần tới nhà thờ này kể từ khi nó được xây dựng, 1816.
People run as police disperse demonstrators in Washington DC. Photo: 31 May 2020Bản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionCảnh sát dùng lựu đạn gây choáng để giải tán đám đông
Police detain protesters in Washington DC. Photo: 31 May 2020Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionCảnh sát sau đó đã bắt giữ một số người.
Riot police secure the area around the White House in Washington DC. Photo: 31 May 2020Bản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionCảnh sát chống bạo động đã giữ được người biểu tình ở khoảng cách an toàn để bảo vệ Nhà Trắng.

Các hình ảnh đều được bảo vệ bản quyền.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Niềm vui của người dân Lục Ngạn, lô vải đầu tiên được xuất sang Nhật

Niềm vui của người dân Lục Ngạn, lô vải đầu tiên được xuất sang Nhật

Tâm Giao | ĐKN 5 giờ trước 368 lượt xem

3 tấn vải Bắc Giang được xuất sang Nhật Bản (ảnh chụp màn hình video VTV24).
3 tấn vải Bắc Giang được xuất sang Nhật Bản (ảnh chụp màn hình video VTV24).
Vượt qua sự kiểm định chất lượng khắt khe của chuyên gia Nhật Bản, 3 tấn vải thiều chính vụ Bắc Giang đầu tiên vừa xuất sang nước này. Một tin đáng mừng cho Việt nam nói riêng và người trồng vải Bắc Giang nói riêng, khi chinh phục được những thị trường khó tính.

Chia sẻ với VnExpress, ông Dương Thanh Tùng – Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang cho biết, ngày 19/6, 3 lô vải thiều chính vụ Bắc Giang, mỗi lô 1 tấn, lần đầu được các doanh nghiệp xuất sang thị trường Nhật Bản qua đường hàng không. Lô hàng này sáng 20/6 đã có mặt tại Nhật Bản.

Trong hôm nay (20/6), sẽ thêm 6 tấn vải nữa được doanh nghiệp xuất sang thị trường này. Đây là năm đầu tiên quả vải Việt được xuất sang Nhật, sau khi được chuyên gia nước này kiểm định chất lượng. Ông Tùng cho biết, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục xuất khẩu vải thiều sang Nhật bằng đường hàng không và đường biển. Giá thu mua vải xuất Nhật tại vườn khoảng 35.000-40.000 đồng một kg, cao hơn mức thu mua trung bình 10.000 đồng mỗi kg.

Ông Tùng cho biết thêm, vải thiều xuất khẩu đi Nhật chủ yếu thuộc huyện Lục Ngạn, nơi được xây dựng mã vùng trồng, chăm sóc đủ quy trình.

Trước đó, ông Hoàng Trung – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) cho biết, ngày 17/6, chuyên gia Nhật Bản đã thực hiện kiểm tra, đánh giá sản phẩm, cơ sở sơ chế, đóng gói, phân tích mẫu sản phẩm tại 19 mã vùng trồng. “Các chuyên gia Nhật Bản đánh giá các tiêu chuẩn, điều kiện kiểm định quả vải xuất sang Nhật đáp ứng tiêu chuẩn, thậm chí vượt qua mong đợi của họ”, ông Trung nói.

Chuyên gia Nhật Bản kiểm tra vải thiều xuất đi Nhật (ảnh chụp màn hình báo Zing).

Hiện có 5-6 doanh nghiệp đã đăng ký xuất vải sang Nhật. Công suất xử lý kiểm dịch quả vải xuất Nhật khoảng 2,8 tấn trong 3 giờ, bình quân mỗi ngày tối đa có thể xử lý 8-10 tấn vải.

Đây không chỉ là cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu cho vải thiều của Việt Nam tiếp cận với các thị trường lớn, tiềm năng, mà còn là niềm mong đợi, niềm vui của người trồng vải nhiều năm nay. Đặc biệt, năm 2020 là năm đầu tiên Nhật Bản đồng ý nhập khẩu quả vải thiều tươi của Việt Nam.

Zing cho biết, tính đến hết ngày 18/6, tỉnh Bắc Giang đã xuất khẩu gần 70.000 tấn vải thiều đi các nước, chủ yếu sang thị trường Trung Quốc. Tỉnh này tập trung chủ yếu là xuất khẩu quả vải tươi vì có hiệu quả cao hơn các hình thức chế biến vải thiều khác.

Ông Nguyễn Thế Thi, Phó chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, cho biết tính đến ngày 17/6, tổng sản lượng xuất khẩu vải thiều của huyện Lục Ngạn là trên 12.700 tấn, trong đó chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, xuất sang Mỹ đạt 28 tấn, Singapore 9 tấn; xuất sang thị trường Australia, Canada,… là 10 tấn vải tách cùi, đông lạnh.

Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

Sau việc xảy ra ở thượng nguồn Tam Hiệp, chuyên gia cảnh báo ‘thành phố Nghi Xương sẽ bốc hơi’?

Sau việc xảy ra ở thượng nguồn Tam Hiệp, chuyên gia cảnh báo ‘thành phố Nghi Xương sẽ bốc hơi’?

Phụng Minh | ĐKN 6 giờ trước 8,905 lượt xem

Ảnh: Shutterstock.
Trong khi truyền thông Trung Quốc câm lặng một cách khó hiểu, người dân nín thở hướng về Tam Hiệp, nhiều chuyên gia cảnh báo hậu quả có thể rất tang thương.

Đầu giờ chiều ngày 17/6, thượng nguồn của đập Tam Hiệp đã xảy ra sụt lở đất đá và trạm phát điện ở huyện Đan Ba, Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên đã bị cuốn trôi. Điều này khiến sự kiện đập Tam Hiệp từng bị dự báo là sẽ vỡ vào năm ngoái, một lần nữa được khơi lên. Tiến sĩ Hoàng Tiểu Khôn thuộc Viện Khoa học Xây dựng Trung Quốc, cũng đưa ra lời cảnh báo trong nhóm bạn trên WeChat rằng “tiếp theo, cả thành phố Nghi Xương sẽ bốc hơi”.

Theo truyền thông Trung Quốc, kể từ tháng 6 năm nay, mưa lớn thường xuyên xuất hiện ở miền Nam, trong khi miền Bắc lại xảy ra tình trạng hấp hơi do nhiệt độ cao. Trên các nền tảng thương mại điện tử như Taobao Mall, doanh số bán đồ và kem chống nắng tăng mạnh.

Từ đầu tháng 6, nhiều tỉnh ở miền nam Trung Quốc đã xảy ra mưa lớn. Theo số liệu chính thức của Trung Quốc, 24 tỉnh và thành phố ở Hoa Nam và Hoa Trung với 8,52 triệu dân đã bị ảnh hưởng. Bắt đầu từ ngày 16/6, một phần của miền Tây Nam Trung Quốc, Hoa Nam, Hoa Trung đã bắt đầu xảy ra mưa lớn liên tục trong 24 giờ. Châu tự trị dân tộc Tạng-Khương Ngawa, Tứ Xuyên có lượng mưa tích lũy tối đa lên tới 50 milimet, một số khu vực có mưa đá với đường kính lên tới 10 milimet. Thôn Mai Long Câu ở huyện Đan Ba, châu tự trị Cam Tư phát sinh sụt lở đất đá.

Tại Tứ Xuyên, lượng nước mưa có lúc lên tới 10.000 mét khối đã dẫn đến trận lụt vào ngày 17/6, khiến nhà máy điện Mai Long bị cuốn trôi. Theo dự tính, mưa lớn ở một số khu vực của Tứ Xuyên ​​sẽ còn kéo dài đến ngày 23/6.

财经冷眼@caijinglengyan

三峽上游川渝洪水泛濫,小水库潰壩,三峽大壩危矣!
四川丹巴堰塞水庫潰壩後的場景,整個村庄被毀!

Video nhúng

165 người đang nói chuyện về điều này

Video được cư dân mạng chia sẻ cho thấy cơn lũ quét khổng lồ chảy ào ào từ thượng nguồn xuống, khiến một số ngôi làng biến mất trong chốc lát. Từ đỉnh núi đất đá sụt lở xuống, chôn vùi nhiều ngôi làng. Hiện, vẫn chưa biết có bao nhiêu dân làng bị nạn trong lúc đang ngủ.

Dương Hoa, một người dân ở thôn Mai Long Câu, nói rằng trận lở đất xảy ra lúc 3-4h sáng. Anh đã được dân làng đánh thức trong khi đang ngủ và nhanh chóng rời đi, sau đó đất đá trôi xuống bao phủ cả ngôi làng.

Có cư dân mạng chia sẻ video nói rằng thượng nguồn Tam Hiệp xảy ra lũ lụt, một hồ chứa nước đã bị vỡ, đập Tam Hiệp nguy rồi! Sau khi hồ chứa Đan Ba ở Tứ Xuyên sụp đổ, toàn bộ ngôi làng đã bị phá hủy.

Trung Quốc có thể có trận lụt lớn nhất kể từ năm 1949

Mới đây, Bộ Thủy lợi Trung Quốc đã cảnh báo rằng tính từ đầu năm tới nay, lượng mưa tích lũy ở Trung Quốc đã cao hơn 6% so với các năm trước. Sông Tiền Đường của Chiết Giang, hồ Bà Dương và Tương Giang trong lưu vực sông Dương Tử cùng 148 nhánh sông khác có mực nước vượt quá mức báo động, một số dòng sông xuất hiện lũ lụt kỷ lục trong lịch sử, “tình hình kiểm soát lũ là rất nghiêm trọng”.

Thứ trưởng Bộ thủy lợi Trung Quốc, Diệp Kiến Xuân cho rằng năm nay cần tập trung vào “ba rủi ro lớn” là: lũ lụt tràn lan, tai nạn hồ chứa và lũ quét từ trên núi. Hiện tại, các công trình chống lũ của Trung Quốc có thể đối mặt được với trận lụt lớn nhất từ năm 1949, nhưng lũ liên tiếp xảy ra có thể vượt quá khả năng phòng thủ hiện nay.

Lời tuyên bố này được hiểu là trận lụt lớn nhất kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lên nắm quyền có thể xảy ra trong năm nay. Giới phân tích cũng lo ngại về việc đập Tam Hiệp vốn nhiều lần đã được đưa tin có biến dạng nhưng bị ĐCSTQ bác bỏ, liệu nó có thể chịu được tác động của trận lụt này hay không.

Thành phố Nghi Xương có thể sẽ biến mất

Tháng 7 năm 2019, sự biến dạng nghiêm trọng của đập Tam Hiệp đã khiến quốc tế phải chú ý. Quản lý đập Tam Hiệp cũng đã công bố bài viết thừa nhận rằng đập đã có biến dạng, nhưng vẫn nhấn mạnh rằng đây là một sự dịch chuyển đàn hồi trong phạm vi cho phép.

Từ khi công trình Tam Hiệp khởi công tới nay, vẫn luôn có những tranh cãi về các vấn đề chất lượng, an toàn và tác động tới môi trường. Đặc biệt, cựu thư ký của Mao Trạch Đông, Lý Nhuệ và chuyên gia thủy lợi Hoàng Vạn Lý đã nhiều lần kiến ​​nghị ngăn chính quyền không nên thúc đẩy công trình Tam Hiệp. Ông Hoàng Vạn Lý cũng đã từng đưa ra 12 dự đoán về đập Tam Hiệp, bao gồm: (1) Sự sụp đổ của kè chính ở hạ lưu sông Dương Tử; (2) Vận chuyển tàu thuyền tắc nghẽn; (3) Vấn đề di dân; (4) Vấn đề phù sa; (5) Giảm chất lượng nước; (6) Năng suất sản xuất điện không cao; (7) Khí hậu bất thường; (8) Thường xảy ra địa chấn; (9) Bệnh sán máng lây lan; (10) Suy thoái hệ sinh thái; (11) Lũ lụt nghiêm trọng ở thượng nguồn; (12) Đập Tam Hiệp cuối cùng sẽ buộc phải bị nổ tung. Ngoại trừ việc con đập cuối cùng bị buộc phải nổ tung, tất cả 11 dự đoán trên đều đã ứng nghiệm

Những trận mưa lớn ở miền Nam Trung Quốc một lần nữa thu hút sự chú ý của dư luận đối với vấn đề đập Tam Hiệp. Nhận định “Sau đó thành phố Nghi Xương sẽ bốc hơi” đang lan truyền trên mạng xã hội. Theo thông tin công khai, ông Hoàng Tiểu Khôn có nhiều danh hiệu như “Kỹ sư về kết cấu hạng nhất quốc gia”, “Giáo viên hướng dẫn tiến sĩ nghiên cứu xây dựng Trung Quốc”, “Kỹ sư trưởng của công ty Jianyan Technology”. Tuy nhiên, hiện vẫn không rõ chính xác liệu thông tin từ nhóm bạn bè trên WeChat có phải là đúng của ông Hoàng Tiểu Khôn hay không.

默默@zixinho17

工学硕士学位,国家一级注册结构工程师,现任中国建筑科学研究院研究员、博士生导师,建研科技股份有限公司总工程师、研发中心主任黄小坤在朋友圈说:宜昌以下跑,最后说一次!

Xem hình ảnh trên TwitterXem hình ảnh trên Twitter
1.317 người đang nói chuyện về điều này

Chuyên gia giải thích đập không thể đàn hồi

Sau vụ việc hình ảnh biến dạng của Tam Hiệp khiến ĐCSTQ phải tuyên bố con đập dịch chuyển trong giới hạn đàn hồi cho phép, trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông nước ngoài, chuyên gia thủy lợi Vương Duy Lạc cho biết đập Tam Hiệp không phải là dịch chuyển đàn hồi vì nó không phải là nhất thể, và ông nói rằng không cần nhìn vào các bức ảnh cũng biết đập Tam Hiệp bị biến dạng.

Ông Vương chỉ ra rằng đập Tam Hiệp bao gồm hàng chục đập bê tông độc lập tạo thành, mỗi đập được đặt trên nền đá, giữa đập và nền đá là không có gắn kết. Do áp lực và nhiệt độ của nước, đập sẽ phát sinh biến dạng và dịch chuyển khác nhau. “Nghĩa là con đập đang di chuyển, và thiết kế này làm cho đập Tam Hiệp rất mong manh”.

Lúc đó, ông cảnh báo rằng các bức ảnh cho thấy con đập di chuyển không đều, do đó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho con đập trong tương lai. Một khi Tam Hiệp bị sập, hàng trăm ngàn người dân của thành phố Nghi Xương sẽ biến mất.

Cô Hoàng Tiêu Lộ, con gái của chuyên gia kỹ thuật thủy lợi Hoàng Vạn Lý – người đã viết thư phản đối việc xây dựng đập Tam Hiệp, là người đứng đầu của Quỹ nghiên cứu Hoàng Vạn Lý, cũng nói về tài liệu phản đối xây dựng đập Tam Hiệp và 6 lá thư cha cô gửi lên lãnh đạo Trung Quốc.

Theo ông Hoàng Vạn Lý, đây không phải là vấn đề liên quan tới khả năng tài chính quốc gia, vấn đề cấp thiết ‘không sớm thì muộn’, hay môi trường sinh thái, hiệu quả chống lũ lụt, quốc phòng… mà chủ yếu là “các điều kiện khách quan liên quan tới giá trị kinh tế và các vấn đề xảy ra đối với lòng sông trong hoàn cảnh địa lý tự nhiên, không cho phép một tổ chức chính phủ tôn trọng khoa học và dân chủ lại xây một công trình gây hại cho đất nước và người dân”. Nếu nó được xây dựng, cuối cùng nó sẽ bị nổ tung. Vào thời điểm đó, Viện Thủy lợi học Hoa Đông Trung Quốc, nay là Đại học Hàng Hải cũng đã xuất bản nhiều tài liệu có cùng quan điểm này.

Cô Hoàng Tiêu Lộ nói thêm về bài viết lúc còn sống của ông mang tên “Tôi biết quá trình lắp đặt đập Tam Hiệp”. Trong bài viết có đề cập rằng gần đây trên thế giới có hai cuộc hội thảo về các con đập trên thế giới, và một hội thảo đã liệt kê 10 con đập nguy hiểm nhất thế giới, trong đó Tam Hiệp đứng đầu tiên. Chúng ta cần cho cư dân sống ở khu vực hồ chứa và hạ lưu đập biết rằng mối nguy hiểm của đập Tam Hiệp đã tồn tại từ ngày xây dựng, và có thể trở thành hiện thực bất cứ lúc nào. Có thể có tới 600 triệu người sẽ bị ảnh hưởng, đây là một trong những khu vực phát triển nhất ở Trung Quốc.

Tỷ phú người Trung Quốc hiện sống ở Hoa Kỳ Quách Văn Quý gần đây cũng đã đưa ra cảnh báo về đập Tam Hiệp: “Đập Tam Hiệp, năm ngoái đã nói có người nhắc tới, năm nay người ta cũng nói về nó, theo thông tin nội bộ của chúng tôi, xác thực có người đã lấy cái chết can gián Trung ương, chỉ ra rằng việc đập Tam Hiệp xảy ra sự cố chỉ là sớm muộn. Một khi tai nạn xảy ra, một phần tư Trung Quốc sẽ bị san thành bình địa”.

Tỷ phú Quách cho biết một nguồn tin từ Viện hàn lâm Khoa học Xã hội đã sử dụng phép so sánh để mô tả mức độ nguy hiểm của đập Tam Hiệp như sau: “Dùng một chiếc chăn bông để chặn dòng lũ xiết”; “Sau khi chăn đã thấm ướt hết, một khi nước ào ra, căn bản không thể khống chế. Đây là hoàn toàn trái với tự nhiên. Sự cố có thể xảy ra bất kỳ lúc nào”.

Theo Soundofhope
Phụng Minh biên tập

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Hội đàm Pompeo và Dương Kiết Trì thất bại: Mỹ nói tuyên bố của Trung Quốc ‘phiến diện’, ‘không thực tế’

Hội đàm Pompeo và Dương Kiết Trì thất bại: Mỹ nói tuyên bố của Trung Quốc ‘phiến diện’, ‘không thực tế’

An Hòa | ĐKN 6 giờ trước 1,057 lượt xem
Ông Mike Pompeo và ông Dương Khiết Trì (ảnh: Wikimedia Commons).
Sau cuộc họp, giới phân tích bình luận rằng mọi vấn đề trong quan hệ hai bên vẫn còn nguyên.

Ngày 17/6, Cuộc gặp gỡ giữa Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương Trung Quốc Dương Khiết Trì được cả thế giới quan tâm đã diễn ra tại Hawaii, Hoa Kỳ. Quan chức của Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ rằng Hoa Kỳ cảm thấy thất vọng với cuộc đàm phán lần này, phía Trung Quốc không có thiện chí giải quyết vấn đề. Ông cũng nói rằng, hy vọng Bắc Kinh sẽ hiểu được những gì họ đang làm bây giờ căn bản là bất lợi đối với họ. Theo phân tích của ngoại giới, kết quả của cuộc đàm phán này là “cả hai bên Mỹ-Trung đều ngả bài”.

Cuộc gặp gỡ diễn ra tại căn cứ không quân Mỹ ở Trân Châu Cảng, Hawaii, trong 7 giờ đồng hồ.

Theo trang The New York Times, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, David Stilwell, bày tỏ với truyền thông hôm thứ Năm (18/6)) rằng, Hoa Kỳ cảm thấy thất vọng với thái độ của phía Trung Quốc.

Ông Stilwell nói rằng, mặc dù Trung Quốc đã đưa ra “cam kết vô cùng rõ ràng” và sẽ thực hiện giai đoạn đầu của Hiệp định Thương mại, Hoa Kỳ nhận thấy bên phía Trung Quốc không có biểu hiện mong muốn giải quyết vấn đề. Ngoài các tuyên bố chính thức của hai nước ra, phía Mỹ nói hai bên không đạt được tiến triển trong các vấn đề gây tranh cãi khác, điều này khiến cho mối quan hệ hai bên “xuống mức thấp nhất”.

Ông cũng nói rằng, trong tất cả các đề tài thảo luận lần này, Trung Quốc không có sự chân thành trong giải quyết vấn đề. Ông luôn hoài nghi các tuyên bố của Bộ Ngoại giao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), ông gọi các tuyên bố đó là “rất phiến diện”, “khắt khe” và “không thực tế”.

Stilwell nói, ông Pompeo biểu thị rõ ràng với phía Trung Quốc, mối quan hệ Mỹ-Trung cần phải “càng cùng có lợi hơn”, và nói rằng, thế giới đang theo dõi sát sao động thái của Bắc Kinh trong vài tuần tới, để xem liệu họ có hiểu được vấn đề này không.

Ông nói, một trong những mục tiêu trong hội nghị lần này là “giúp Bắc Kinh hiểu rằng hành động của Bắc Kinh sẽ gây bất lợi cho chính họ. Họ cần đánh giá lại hướng đi của mình”.

Liên quan đến dịch bệnh viêm phổi ở Vũ Hán, ông Stilwell nói rằng ông Pompeo nhấn mạnh, Hoa Kỳ kiên quyết yêu cầu Trung Quốc công khai tất cả dữ liệu và thông tin bùng phát dịch bệnh.

Hai bên đều ngả bài, Bắc Kinh đẩy nhanh “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”

Nhân viên truyền thông cấp cao Phan Tiểu Đào phân tích trên Apple Daily của Hồng Kông rằng, “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” trước đó không được đưa vào chương trình nghị sự của Đại Hội đại biểu Nhân dân Trung Quốc kỳ này. Nhưng sau cuộc họp tại Hawaii, Tân Hoa Xã bất ngờ tuyên bố rằng Đại Hội đại biểu nhân dân đã xem xét “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” và quy định rõ bốn hành vi tội phạm và trách nhiệm hình sự. Điều này có nghĩa là cuộc đàm phán giữa Dương Kiết Trì và Pompeo đã thất bại.

Ông phân tích, trước đây, ĐCSTQ muốn sử dụng “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” như một con bài mặc cả. Nếu cuộc đàm phán diễn ra suôn sẻ, luật sẽ bị đình chỉ, nếu không, luật sẽ bị đẩy nhanh.

Từ nội dung của thông cáo báo chí do Tân Hoa Xã phát hành, chúng ta có thể thấy rằng các cuộc đàm phán giữa hai bên đã không tiến triển. Do đó, ĐCSTQ lại một lần nữa lôi “Luật An ninh Quốc gia” để xem xét.

Theo một phân tích của Đài phát thanh truyền hình Pháp, sau cuộc hội đàm của Pompeo và Dương Kiết Trì, cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều đưa ra những tuyên bố riêng để giải thích về cuộc đàm phán. Về cơ bản, tuyên bố của hai nước có thể nói là “ai nói người ấy nghe”. Tuyên bố phía Hoa Kỳ nói rằng ông Pompeo và Dương Kiết Trì đã trao đổi quan điểm và Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc cung cấp thông tin minh bạch về dịch bệnh. Tuyên bố không đề cập đến bất kỳ vấn đề đồng thuận nào mà hai bên đạt được, trong khi phía Trung Quốc nói rằng hai bên đã tiến thêm một bước “đối thoại có tính xây dựng”.

Báo cáo nhận định, cuộc đàm phán này là cuộc “ngả bài” 2 bên Trung – Mỹ, đồng thời báo cáo cũng trích dẫn lời của Lý Thành, Giám đốc Viện Brookings Trung Quốc, nói: “Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã suy giảm và xấu đi nhanh hơn mọi người tưởng tượng, Hai bên không tin tưởng lẫn nhau”. Do đó, ông không lạc quan về cuộc gặp này.

Về vấn đề Hồng Kông, Hoa Kỳ đã nói rõ rằng nếu Hồng Kông có Luật an ninh quốc gia, thì không có Trung tâm tài chính Quốc tế. Theo phân tích, Bắc Kinh đang đo lường rằng Hoa Kỳ cũng có nhiều lợi ích ở Hồng Kông. Hoa Kỳ có thực sự sẽ từ bỏ vị thế trung tâm tài chính quốc tế của Hồng Kông hay không?

Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều không thể hiện thái độ mềm mỏng trong các cuộc đàm phán. Do đó, sau cuộc hội đàm giữa Pompeo và Dương Kiết Trì, Bắc Kinh đã đẩy nhanh tiến trình lập pháp “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”, tuyên bố đã đưa “Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông” vào chương trình nghị sự của Đại hội đại biểu Nhân dân khóa 13.

Theo Văn Khả Y, Secretchina
An Hòa biên dịch

Categories: Nhan dinh | Leave a comment

Dấu ấn tuần qua: Ấn Độ, Việt Nam nên làm gì sau các vụ xung đột với Trung Quốc?

Dấu ấn tuần qua: Ấn Độ, Việt Nam nên làm gì sau các vụ xung đột với Trung Quốc?

Lục Du | ĐKN 14 giờ tới 73 lượt xem

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (ảnh chụp màn hình video Bharatiya Janata Party).
Tuần qua ghi dấu sự kiện Trung-Ấn xung đột căng thẳng trên vùng đất tranh chấp, khiến hàng chục lính của cả hai bên thiệt mạng. Đó chỉ là một trong nhiều khu vực mà Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng.

Các nhà nghiên cứu nhận định những nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, trong đó có Ấn Độ và Việt Nam, cần chuẩn bị kỹ đối sách để hóa giải những nước cờ hung hăng của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Kẻ tám lạng, người nửa cân

Ấn Độ không yếu thế hơn nhiều so với Trung Quốc cả về quy mô dân số, kinh tế, chính trị và đặc biệt là quân sự khi New Delhi cũng sở hữu vũ khí hạt nhân. Vì thế người dân nước này không ngần ngại đối đầu với Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ. Trung-Ấn từng xảy ra chiến tranh biên giới vào năm 1962. Năm 1975 binh lính hai bên có một cuộc xô xát gây chết người, và vào cuối tuần qua, sau 45 năm, lại xảy ra cuộc đụng độ gây thương vong lớn ở thung lũng Galwan, ở Aksai Chin.

Ngay sau khi xung đột xảy ra, Ấn Độ thông báo có 20 binh sĩ của họ thiệt mạng, 76 người bị thương, 10 người bị bắt làm tù binh, và công khai tổ chức tang lễ cho những liệt sĩ của họ. Trong khi đó Bắc Kinh không tiết lộ sề số lượng và thông tin về những người lính Trung Quốc thương vong.

Ấn Độ ước tính có khoảng 43 binh sỹ Trung Quốc thương vong sau cuộc đụng độ. Cựu trung tướng Sharma của quân đội Ấn Độ tố cáo binh lính Trung Quốc trong cuộc đụng độ đã dùng thủ đoạn rất “man rợ” khi mang theo những chiếc gậy sắt hàn đinh nhọn để tấn công binh lính Ấn Độ không được vũ trang.

Những chiếc gậy sắt được lính Trung Quốc hàn đinh nhọn để tăng độ sát thương khi tấn công lính Ấn Độ (ảnh: Ajai Shukla/Twitter)

Cuộc xung đột nghiêm trọng xảy ra hôm thứ Hai (15/6) giữa quân đội của hai nước láng giềng có chung gần 3500 km đường biên giới là hệ quả của một loạt các cuộc đụng độ lẻ tẻ diễn ra trong suốt thời gian qua. Theo BBC, vào tháng Năm, hàng chục binh lính Ấn Độ và Trung Quốc đã ẩu đả dữ dội tại khu vực biên giới giáp ranh với bang Sikkim, thuộc miền đông bắc Ấn Độ. Trước đó binh lính hai nước cũng thường xuyên và chạm tại các điểm nóng khác nhau.

Bên cạnh đó việc hai nước leo thang xây dựng các cơ sở hạ tầng tại các vùng đất nhạy cảm gần đường biên giới giữa hai nước cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến binh lính hai bên không giữ được bình tĩnh khi đối mặt nhau tại khoảng 12 điểm tranh chấp trên Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), tức đường giới tuyến thực tế giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

Lại ăn cướp la làng?

Vào ngày 3/4, Bộ Ngoại giao Việt Nam thông tin, hôm 2/4, tàu cá mang số hiệu QNg 90617 TS cùng 08 ngư dân Việt Nam đang hoạt động bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa thì bị tàu hải cảnh Trung Quốc tấn công và đâm chìm. Mặc dù vậy, bà Hoa Xuân Oánh ngang nhiên nói rằng tàu cá Việt Nam bị chìm là vì cố tình đâm vào tàu Trung Quốc trong khi tàu của đất nước bà đã cố gắng né tránh.

Khả năng đổi trắng thay đen có tiếng của Bắc Kinh khiến giới quan sát không khỏi nghi ngờ rằng Trung Quốc cũng “diễn” lại vở kịch tương tự trong vụ xung đột với Ấn Độ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói rằng hôm 15/6 lính Ấn Độ hai lần vượt giới tuyến xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc, và vì thế mà dẫn tới đụng độ.

Tuy nhiên, cựu trung tướng Sharma của quân đội Ấn Độ cho biết những điều ngược lại. Ông tiết lộ, trong khoảng từ năm 1993 tới năm 2013, Trung-Ấn đã ký tổng cộng 5 hiệp ước xác định các giao thức giải quyết xung đột ở các khu vực tranh chấp, nhưng Trung Quốc trong khoảng từ 5 tới 6 năm gần đây đã liên tục vi phạm hiệp ước.

Ông Sharma cho biết thêm, vụ xô xát hồi đầu tuần trước xảy ra tại một gờ đá bên trên bờ sông giới tuyến, một lính Ấn Độ nhìn thấy quân Trung Quốc vi phạm LAC đã tới nhắc nhở và yêu cầu họ tôn trọng hiệp ước giữa hai nước, nhưng “đó cũng là lúc quân Trung Quốc quyết định hạ thủ”.

Cười nụ giấu dao?

Ngoài phát biểu của ông Triệu Lập Kiên, gần như không có quan chức cấp cao nào của Trung Nam Hải có tuyên bố về về xung đột Trung-Ấn vừa qua. Theo SCMP, truyền thông Trung Quốc cũng rất hạn chế đưa tin về sự cố nghiêm trọng này.

Thậm chí, Trung Quốc còn có động thái khó hiểu khi chỉ 2 ngày sau cuộc xung đột, Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) thuộc kiểm soát của Tập đoàn Đầu tư Trung Quốc (CIC), đã phê duyệt một khoản vay trị giá 750 triệu USD để Ấn Độ dùng chống dịch Covid-19. Ngân hàng này cũng làm điều tương tự sau thời điểm binh lính Trung-Ấn xô xát hồi tháng Năm.

Ấn Độ tổ chức lễ tang cho những quân nhân thiệt mạng sau vụ xô xát với lính Trung Quốc vừa qua (ảnh: Trích xuất video của ANI News)

Các nhà phân tích cho rằng, có thể Bắc Kinh đang tìm cách bồi thường thiệt hại gây ra cho phía Ấn Độ, hoặc cũng có thể họ muốn cài cắm một âm mưu chính trị thâm hiểm nào đó phía sau hành động có vẻ ngoài hào phóng này.

Cũng có suy đoán rằng, trong bối cảnh khó khăn tứ bề, trong thì thiên tai nghiêm trọng, dịch bệnh tái bùng phát, lòng dân oán thán, ngoài thì Hoa Kỳ và các nước phương Tây gây sức ép mạnh mẽ, Bắc Kinh không muốn làm căng thẳng thêm mối quan hệ với một quốc gia có tiềm lực và lại là một thị trường hơn một tỷ dân như Ấn Độ.

Nên làm gì tiếp theo?

Ông Satoru Nagao, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Hudson, đánh giá, mặc dù hệ thống phòng thủ quân sự của Ấn Độ dọc biên giới với Trung Quốc không yếu, nhưng mức độ ưu tiên ngân sách cho quân sự của Bắc Kinh đã ngày càng tạo ra chênh lệch so với New Delhi trong khoảng một thập niên qua.

Ông Nagao cho rằng, muốn không để Trung Quốc tiếp tục hành vi xâm lấn LAC, Ấn Độ cần nhận thức rõ bản tính và chiến thuật của Bắc Kinh. Theo vị chuyên gia gốc Nhật, chính quyền Trung Quốc luôn coi thường luật pháp quốc tế và tìm mọi cách để ngăn cản các hành động bênh vực của cộng đồng quốc tế dành cho các quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh. Vì thế, theo ông Nagato, để đối phó với điều này, Ấn Độ cần làm 4 việc sau:

Thứ nhất, Ấn Độ, Nhật Bản hay Việt Nam cần liên kết để làm ngược lại những gì Bắc Kinh mong muốn, tức phải đưa chính quyền Trung Quốc vào những ràng buộc pháp lý và kêu gọi tiếng nói lương tri của cộng đồng quốc tế.

Thứ hai, Ấn Độ và các nước láng giềng cần đầu tư nhiều hơn cho quốc phòng để gia tăng sức mạnh quân sự.

Thứ ba, Ấn Độ và các nước láng giềng với Trung Quốc cần tiếp tục tăng cường hợp tác an ninh với Mỹ, Úc và các nước cùng chí hướng trên thế giới. Ông Nagato cho rằng, khi Ấn Độ, Việt Nam, Nhật Bản, và những nước khác hợp tác với Mỹ, Úc và các nước phương Tây khác, thì sẽ không chỉ thúc đẩy an ninh khu vực mà còn tốt cho phát triển kinh tế.

Và cuối cùng, chi tiêu quân sự của Trung Quốc phụ thuộc trực tiếp vào nền kinh tế của họ, do vậy để làm quân đội Trung Quốc suy yếu, Ấn Độ các quốc gia khác nên giảm bớt mối liên kết kinh tế với Bắc Kinh, thay vào đó ưu tiên hợp tác với Mỹ và các nước phương Tây.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Thoát Trung Đại Cáo: Thoát khỏi ĐCS Trung Quốc, đâu cần phải chần chừ?

Thoát Trung Đại Cáo: Thoát khỏi ĐCS Trung Quốc, đâu cần phải chần chừ?

Tâm Minh | ĐKN 13 giờ tới 224 lượt xem

Thoát Trung Đại Cáo: Thoát khỏi ĐCSTQ, đâu cần phải chần chừ?
Ảnh minh họa: Trithucvn.
Thay trời hành hóa, chốn nhân gian có bài cáo lưu truyền rằng…

Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Lại thấy:

Một bên là con cháu Viêm Hoàng, xưng hùng xưng bá tứ phương
Một bên là dòng dõi Tiên Rồng, lễ nghi chi bang bốn cõi
Giống ở màu da nhưng không chung huyết mạch, liền núi liền sông nhưng nào phải một nhà.

Há chẳng phải là:

Thiên thư xưa đã chép, sách Trời nay vẫn ghi
Trung Hoa đất bắc, Đại Việt trời nam
Rành rành định phận ở trong sách Trời.

Đẹp thay:

Từ thuở cha Lạc Long Quân sinh thành trăm trứng, tiếp tiếp 18 đời vua Hùng mở núi khai sông
Lại qua 4000 năm văn hiến huy hoàng, nối nối từng triều đại giữ vững biên cương bờ cõi
Bao nhiêu lần giặc phương Bắc tràn sang, bấy nhiêu lần sỹ khí ta dâng cao, lại làm son sắt thêm tình yêu dân tộc
Giặc càng hung hăng phách lối, ta càng minh tỏ lòng nhân
Giặc càng tham lam vơ vét, ta càng sáng đạo nghĩa tình.

Ấy chính là:

Vì đại nghĩa mà thắng được hung tàn, lấy chí nhân mà thay cho cường bạo.
Giặc không ngừng lăm le nhòm ngó mà vẫn đành bó tay chịu chết,
Ta không động binh đao mà cuối cùng vẫn trọn hưởng thái bình.

Chúng ta đây:

Ngàn năm nhân nghĩa, tấc lòng kia thấu tỏ trời xanh
Vạn thế bang giao, thiện chí này vang xa khắp chốn.

Thế mà:

Hoàng Sa Trường Sa của ta, giặc ồ ạt nghênh thuyền nghênh tàu, ngang nhiên đem quân cướp trắng
Biển Đông của ta, giặc phi lý luận điệu “lưỡi bò”, giả dối tuyên truyền lời bịa đặt.
Đánh đuổi ngư dân, dòng máu Lạc Hồng loang trên biển lớn
Đâm chìm tàu cá, thuyền bè con nằm chất đống dưới lòng đại dương
Chặn nước thượng nguồn, vựa lúa năm xưa nay biến thành sa mạc
Đầu độc trăm sông, xác cá lềnh bềnh vạn dặm tanh trôi.

Chính là ĐCSTQ chước quỷ mưu ma, hòng chiếm lấy 99 năm đặc khu kinh tế
Chính là ĐCSTQ tham tàn vơ vét, biến đường ta thành khúc xương gỉ sét Hà Đông.

Thực là:

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần dân chịu được?

Vừa rồi:

Dịch bệnh lan tràn, chúng bưng bít thông tin, lại để dân vòng quanh thế giới, gieo rắc kinh hoàng khắp thế gian
Người chết như ngả rạ, chúng thừa cơ đổ vấy, ngoại giao chiến lang, cứu trợ bằng thứ hàng nhiễm khuẩn.
Ngụy quân tử, giả tinh hoa, vờ vịt làm anh hùng cứu thế
Một mặt cao giọng tình hữu nghị, một mặt lại thừa cơ đâm lén sau lưng
Nào là đối tác chiến lược, là bạn vàng, ấy thế mà giăng bẫy món nợ “một con đường”
Nào là hai chế độ một quốc gia, là con dân Hoa Hạ, ấy thế mà xả súng bắn tan tành khát vọng tự do.

Ghê gớm thay, sắc phong vân phải đổi,
Ảm đạm thay, ánh nhật nguyệt phải mờ
Tưởng chúng biết lẽ ăn năn, nên đã thay lòng đổi dạ
Ngờ đâu vẫn đương mưu tính, lại còn chuốc tội gây oan.

Ngẫm thấy:

Kẻ yếu lớn mạnh lên nhờ ngang ngược, kẻ mạnh trở thành yếu vì tự ràng buộc mình.
Đấu Trời, đấu Đất, đấu Người, đâu còn xứng danh bạn vàng để ta nâng niu trân trọng?
Tráo trở láng giềng, giết hại dân oan, đâu còn đáng mặt chính quyền để ta hữu nghị bang giao?

Trời nổi giận: Cự long sụp đổ, chớp giật đầu xuân, tuyết rơi mùa hè, 5 mặt trời tranh nhau chiếu sáng, cả bầu thanh thiên như cũng muốn trút xuống chén thịnh nộ phừng phừng.

Đất nổi giận: Lũ lụt hoành hành cuốn thây người trôi xa vạn dặm, lại thêm đập Tam Hiệp, quả bom nước đếm từng giờ chờ ngày bung xối xả, nhấn chìm cả Trung Nguyên trong bãi sình sình.

Người cũng nổi giận: Liên minh chống Cộng không ngừng gia tăng như vũ bão, đối tác oán thán, bạn vàng oán thán, dân tình oán thán, làn sóng bài Trung khắp toàn cầu dâng cao vun vút.

Bởi thế:

Thiên thời, địa lợi, nhân hòa, con đường thoát Trung là tất yếu, hà cớ phải chần chừ?
Trời mỉm cười, đất mỉm cười, người cũng mỉm cười, con rồng Lĩnh Nam thoát khỏi vòng cương tỏa, há chẳng phải vui sao?

Mừng thay:

Càn khôn bĩ rồi lại thái, nhật nguyệt hối rồi lại minh
Bốn phương biển cả thanh bình, mừng ca duy tân khắp chốn
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ.
Xa gần bá cáo,
Ai nấy đều hay…

Video: Nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp tăng cao

Có thể bạn quan tâm:

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Blog at WordPress.com.