Đập Tam Hiệp, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc (ảnh: wikimedia).
Trung Quốc gần đây mưa bão không ngừng, 24 tỉnh thành bị lũ lụt tàn phá nặng nề, những lời cảnh báo về nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp lần nữa được lan truyền rộng rãi. Ngày 21/6, đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cũng đã thừa nhận rằng, mực nước đập Tam Hiệp tiếp tục dâng cao, hiện đã vượt quá giới hạn phòng lũ.
Kênh tài chính của CCTV tối ngày 21/6 đưa tin, ngày 20/6, dòng chảy của đập Tam Hiệp tăng lên đến 26.500 m3/s, tăng 6.000 m3/s so với lưu lượng 20.500 m3/s vào ngày 19/6. Hiện tại, mực nước trong hồ chứa đạt gần 147 mét, vượt quá gần 2 mét so với mực nước giới hạn phòng lũ.
Đập Tam Hiệp nhiều lần được Hội Đập lớn Thế giới (ICOLD) liệt kê là “con đập nguy hiểm nhất thế giới”. Thời gian gần đây có những bức ảnh từ xa cho thấy con đập đã có sự dịch chuyển “đáng ngờ”, thậm chí biến dạng.
Chuyên gia nổi tiếng về đập Tam Hiệp Vương Duy Lạc (Wang Weiluo) cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng, so với biến dạng của con đập, vấn đề rò rỉ của đập Tam Hiệp càng nghiêm trọng hơn, đặc biệt là rò rỉ xung quanh âu tàu của con đập là nghiêm trọng nhất.
Ông Vương Duy Lạc nói rằng một khi đập Tam Hiệp bị vỡ, trận đại hồng thủy sẽ tấn công toàn bộ khu vực giữa và hạ lưu của sông Dương Tử cho đến Thượng Hải. Việc vỡ đập không chỉ mang lại lũ lụt, hơn nữa còn có 2 đến 3 tỷ mét khối bùn cát, sức tàn phá của bùn cát còn nghiêm trọng hơn cả lũ lụt.
Ông đặc biệt nhắc nhở người dân sống ở hạ du của đập Tam Hiệp phải chuẩn bị sẵn tinh thần, hiểu rõ hoàn cảnh địa lý xung quanh mà mình đang sống, đồng thời lên kế hoạch thoát hiểm càng sớm càng tốt, nhất là cần chuẩn bị sẵn phao cứu sinh.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về nghệ thuật. Theo cách hiểu phổ biến hiện nay, nghệ thuật là sự sáng tạo ra những sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể chứa đựng những giá trị lớn về tư tưởng-thẩm mỹ, mang tính chất văn hóa làm rung động cảm xúc, tư tưởng tình cảm cho người thưởng thức. Trong vườn hoa nghệ thuật muôn màu muôn vẻ của xã hội hiện đại, thật khó để một khán thính giả bình thường có thể nhận ra đâu mới là bản chất và sứ mệnh nguyên sơ của nghệ thuật. Với mong ước giúp quý vị độc giả tìm về các giá trị nghệ thuật chân chính, Đại Kỷ Nguyên xin trích đăng một bài phân tích công phu, giàu ý nghĩa trên Minh Huệ Net về nghệ thuật.
Nghệ thuật là do Thần truyền cho con người
Nền văn minh nhân loại đã sáng tác ra vô vàn cuốn sách về cái đẹp chân chính. Những người tin vào Thần biết rằng, mọi thứ đẹp nhất đều đến từ Thiên quốc. Nghệ thuật cao thâm đều gắng sức mô phỏng và triển hiện vẻ đẹp nơi Thiên quốc tại cõi người. Có những từ vựng nghệ thuật bắt nguồn từ chính từ ngữ của Thần liên quan trực tiếp diễn biến mà ra.
Nếu như người nghệ sỹ ở một lĩnh vực nào đó có thể đắc được khải thị hoặc sự gia trì của Thần thì có thể trở thành người tài năng xuất chúng trong lĩnh vực đó.
Các bậc thầy nghệ thuật thời kỳ Phục Hưng luôn giữ vững sự thành kính và niềm tin đối với Thần, dốc lòng dốc sức sáng tác những tác phẩm ca tụng Thần. Chính niệm và việc làm của họ có được sự khẳng định và gia trì của Thần. Các nghệ sỹ vào trung kỳ của thời Phục Hưng gồm có Da Vinci, Michelangelo, Raphael, đã nắm vững các kỹ pháp một cách thần kỳ, vượt rất xa thế hệ trước cũng như những người cùng thời. Các tác phẩm hội họa, điêu khắc, kiến trúc của họ đã trở thành các tác phẩm kinh điển, bất hủ của nghệ thuật nhân loại.
Những tác phẩm này đã kiến lập nên khuôn thước đỉnh cao cho nhân loại suốt mấy trăm năm qua. Thưởng thức và tham chiếu những tác phẩm này không những có thể giúp những nghệ sỹ thế hệ sau học tập kỹ pháp nghệ thuật thuần chính, mà còn giúp dân chúng phổ thông thể nghiệm một cách chân thực sự quan tâm và chiếu cố của Thần đối với con người. Nếu những tác phẩm nghệ thuật ấy, thủ pháp và tinh thần truyền qua các nghệ sỹ được bảo tồn đầy đủ thì xã hội nhân loại có thể duy trì mối liên hệ với Thần. Như vậy, cho dù vào lúc toàn xã hội nhân loại trượt dốc thì vẫn còn hy vọng quay trở về con đường truyền thống và được cứu độ.
Bộ ba bậc thầy vĩ đại của thời kỳ Phục Hưng: Michelangel, Raphael, Leonardo da Vinci (ảnh: Wikipedia).
Âm nhạc cũng đồng dạng như vậy. Một nhà hát Opera ở Đức có câu như: “Bach đã cho chúng ta ngôn ngữ của Thượng đế, Mozart đã cho chúng ta tiếng cười của Thượng đế, Beethoven đã cho chúng ta ngọn lửa của Thượng đế, còn Thượng đế đã ban cho chúng ta âm nhạc, để chúng ta có thể cầu nguyện mà không cần dùng ngôn ngữ.” Johann Sebastian Bach cả đời coi việc kính ngưỡng, ca ngợi và cung phụng Thần là nguyên tắc sáng tạo tối cao. Trong tất cả những bản nhạc quan trọng của Bach, đều có thể nhìn thấy ba chữ cái SDG – từ viết tắt của câu tiếng La-tinh “Soli Deo Gloria”, nghĩa là “Vinh quang thuộc về Thượng đế”.
Đó là cảnh giới cao nhất của nghệ sỹ, cũng chính là sau khi nhận được khải thị của Thần, họ đem sự vật ở thế giới thiên quốc biểu hiện ra trong không gian vật chất của chúng ta. Trong lịch sử nhân loại, những bức hội họa và điêu khắc vĩ đại nhất, những bản nhạc kiệt xuất nhất trong âm nhạc cổ điển, đều là do những người tin vào Thần sáng tác ra, và trở thành đỉnh cao của nghệ thuật nhân loại.
Nghệ thuật bao hàm ba nguyên tố quan trọng nhất, đó là mô phỏng, sáng tạo và truyền tải. Mọi sáng tác nghệ thuật đều mang một “chủ đề” nào đó, tức là thông điệp mà tác giả muốn biểu đạt, cho dù loại hình nghệ thuật đó là thi ca, hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, tiểu thuyết, hý kịch, vũ đạo hay điện ảnh. Người nghệ sỹ truyền “chủ đề” này sang tâm của người đọc, người nghe hoặc người xem. Quá trình này chính là “truyền tải” – tức là để cho người đọc người xem tiếp thu tư tưởng của tác giả, cũng là mục đích sáng tác nghệ thuật.
Để đạt được mục đích truyền tải, nghệ sỹ cần có năng lực mô phỏng và biểu đạt cao siêu, mà đối tượng mô phỏng lại có thể là thế giới của Thần, nhân gian hoặc thế giới ma quỷ. Trên cơ sở “mô phỏng”, nghệ sỹ lại thêm vào sự “sáng tạo”, tinh lọc ra nguyên tố tinh tế, sâu sắc hơn của đối tượng mô phỏng, nâng cao sức biểu đạt hay năng lực truyền tải của người nghệ sỹ. Nếu như người nghệ sỹ có sự thành kính, chính tín vào Thần và có đạo đức cao thượng thì sẽ được Thần ban cho linh cảm sáng tác. Tác phẩm mà anh ta sáng tác ra là có Thần tính, thuần chính, thiện lương – đối với bản thân người đó, khán giả và xã hội đều có lợi ích.
Ngược lại, khi người nghệ sỹ mất đi đạo đức, phóng túng ma tính của bản thân, thì những nhân tố bất hảo sẽ có thể thừa cơ tác động, lợi dụng người đó để miêu tả những hiện tượng xấu xí, dơ bẩn, thậm chí là những biểu hiện thế giới của linh thể tầng thấp, ma quỷ. Loại tác phẩm này, đối với người sáng tác và xã hội, đều có hại.
Hiểu được điểm này, chúng ta không khó lý giải giá trị của nghệ thuật truyền thống chính thống. Văn hóa nghệ thuật thần truyền Đông Tây phương là đường thông đạo kết nối văn minh nhân loại với Thần. Điều được truyền tải là những thông điệp về cái đẹp, cái thiện, quang minh và hy vọng. Còn các loại nghệ thuật biến dị mà ma quỷ thao túng con người sáng tác ra lại là khiến cho con người rời xa Thần và tiến gần hơn đến ma quỷ.
Ảnh hưởng to lớn của nghệ thuật đối với nhân loại
Tác phẩm nghệ thuật vĩ đại có tác dụng truyền thừa văn minh, trau dồi đạo đức, truyền bá tri thức, hun đúc tình cảm. Trong các nền văn minh lớn của Đông Tây phương, những tác phẩm như thế đều có địa vị cao quý.
Pythagoras (Pi-ta-go), nhà toán học, triết gia Hy Lạp cổ đại, cho rằng, sự huyền bí của âm nhạc nằm ở chỗ mô phỏng số hòa âm mà thiên thể biểu hiện ra, từ đó phản ánh ra quy luật hài hòa của vũ trụ. Người Trung Quốc cũng có quan điểm tương tự. Trong “Sử ký luật thư” và “Nhạc thư” đều bàn về sự đối ứng giữa âm nhạc và ngũ hành, cho đến phương pháp chế tác các loại nhạc cụ, có thể biểu đạt và mô phỏng số Thiên Địa. Chỉ có như vậy mới có thể khiến âm nhạc đạt đến sự hài hòa với Thiên Địa – tức là, âm nhạc vĩ đại và thiên địa phải có sự tương hòa. [1] Nhạc như vậy không chỉ có thể nghênh đón được các thần điểu như tiên hạc, phượng hoàng, mà còn có thể thỉnh mời được Thần Tiên.
Khổng Tử từng nói: “Văn vẻ rực rỡ thay, ta theo nhà Chu” [2], là bởi vì Khổng Tử sùng bái Chu Công lấy lễ nhạc trị quốc. “Vua Thuấn tạo ra ngũ huyền cầm, ca bài thơ Nam phong mà Thiên hạ trị”, cũng thuyết minh cho tác dụng giáo hóa của âm nhạc thuần chính đối với con người. [3]
“Tần Vương phá trận nhạc” của Đường Thái Tông Lý Thế Dân uy phục tứ bề, trong “Tân Đường thư” có ghi chép, khi Huyền Trang sang Tây Thiên lấy kinh, Giới Nhật Vương Thi La Dật Đa của Trung Thiên Trúc nói với Huyền Trang: “Vị quân vương của nước các vị là một thánh nhân, đã làm ra ‘Tần Vương phá trận nhạc’.” [4]
Hoàng gia nước Pháp thời đại Vua Louis XIV, thông qua khiêu vũ và nghệ thuật, đã triển hiện sự ưu nhã và quy phạm công dân. Khiêu vũ không chỉ là kỹ thuật về động tác, mà còn là lễ nghi xã giao và quy tắc ứng xử. Vua Louis XIV dùng nghệ thuật và văn hóa để cảm hóa Châu Âu, khiến Châu Âu và các hoàng gia khác noi theo.
Frederick Đại đế của nước Phổ không chỉ là vị vua kiệt xuất, mà còn là một nhà âm nhạc tài năng, vừa sáng tác vừa diễn tấu sáo. Ông hạ lệnh xây dựng Nhà hát Opera Berlin, đích thân làm chỉ huy ca kịch, và mở cho nhiều giai tầng xã hội đến tiếp xúc với opera. Cho đến hôm nay, opera đã trở thành bộ phận quan trọng của văn hóa dân tộc Đức. Từ mấy ví dụ nói trên có thể thấy nghệ thuật chính thống có ảnh hưởng lâu dài và sức cuốn hút thế nào trong xã hội.
Bức tranh The Flute Concert of Sanssouci của Adolph von Menzel, 1852, miêu tả cảnh Friedrich II thổi sáo trong phòng hoà nhạc tại cung điện Sanssouci (ảnh: Wikipedia).
Nghệ thuật chính thống phù hợp với tự nhiên hay phép tắc của vũ trụ, noi theo trí huệ của Thần, có mang theo tác dụng và năng lượng đặc thù, đối với thân thể và tinh thần của con người thì đều có ảnh hưởng chính diện to lớn. Khi sáng tác nghệ thuật chính thống, các nghệ sỹ không những phải vận dụng thân thể, kỹ thuật, mà còn phải hòa quyện tinh thần, phải có sự câu thông giữa linh hồn và chủ đề của tác phẩm nghệ thuật. Những nghệ sỹ như vậy thường có trải nghiệm về một lực lượng cao tầng vượt khỏi thế giới vật chất này. Ví như khi hát những bài hát ca tụng Thần thì sự trang nghiêm, cung kính ấy cũng mang lại thể nghiệm về sự huy hoàng, mỹ hảo của Thần, khó có thể miêu tả bằng bút mực.
Còn đối với người thưởng thức nghệ thuật mà nói, nghệ thuật trở thành tải thể đặc thù có thể nối thông đến Thần, đằng sau cô đọng rất nhiều trí tuệ, sáng tạo và linh cảm của con người, thông thường có nội hàm thâm sâu, siêu việt khỏi bề mặt. Có tác phẩm thậm chí truyền tải năng lượng tinh thần đặc biệt. Những điều này đều có thể khởi tác dụng độc đáo đối với con người ở tầng diện linh tính và tinh thần, mà loại tác dụng này thì các biện pháp vật chất khác không cách nào thay thế được.
Về phương diện ảnh hưởng đến đạo đức tinh thần xã hội, một nghệ sỹ giỏi có thể thông qua câu chuyện làm lay động lòng người mà rót những giá trị trừu tượng vào trong tâm người ta. Ngay cả một người không có học vấn cao thâm, chưa trải qua sự giáo dục tốt cũng có thể được khai mở tâm linh, lĩnh hội bài học đạo đức qua những gì nghệ thuật truyền thống truyền tải. Trong xã hội truyền thống, người phương Tây có thể nhận thức được biết bao nhiêu về thị phi thiện ác qua những câu chuyện cổ tích dân gian như “Nàng tiên cá”, “Bạch Tuyết”; người Trung Quốc lĩnh hội được biết bao nhiêu từ tứ đại danh tác, truyện dân gian, hý kịch? Còn những tác phẩm triển hiện thế giới thiên quốc kia, những đạo lý dành cho con người càng khiến con người cảm thụ được sự vĩ đại của Thần, tâm sinh ra nguyện vọng quy y hướng về phía Thần.
Những giá trị bại hoại cũng có thể thông qua nghệ thuật mà bất tri bất giác ảnh hưởng đến con người. Giáo sư Robert McKee viết trong cuốn sách “Câu chuyện”: “Mỗi một câu chuyện hữu hiệu đều sẽ truyền cho chúng ta một ý tưởng, thực ra là mang cái tư tưởng đó vào trong chúng ta, khiến chúng ta phải tin. Thực ra, sức thuyết phục của một câu chuyện lớn đến nỗi cho dù chúng ta thấy nó phản cảm về mặt đạo đức, chúng ta vẫn có khả năng sẽ tin vào giá trị mà nó truyền tải.” [5]
Nghệ thuật về cả hai phương diện chính và phản đều có thể ảnh hưởng to lớn đến giá trị đạo đức, tư tưởng và hành vi của nhân loại. Nói vậy cũng không phải là cường điệu. Trong xã hội chúng ta hiện nay, vẫn có thể tìm được rất nhiều ví dụ cụ thể.
Chẳng hạn, “Hiệu ứng Mozart” đã gây được chú ý trên phạm vi toàn thế giới. Giới khoa học đã khai triển rất nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng chính diện của âm nhạc Mozart đối với con người và động vật. Năm 2016, một nghiên cứu sâu hơn về hiệu ứng Mozart đã phát hiện, âm nhạc của Mozart có tác động tích cực đối với chức năng nhận biết và hành vi của con người. Điều khiến người ta kinh ngạc là, phát ngược nhạc Mozart thì tác dụng gây ra là hoàn toàn tương phản. Còn âm nhạc vô điệu tính của Arnold Schoenberg đối với con người thì gây ra tác dụng hết sức tương tự với nhạc Mozart phát ngược, nghĩa là gây ảnh hưởng tiêu cực. [6]
So với âm nhạc vô điệu tính, tác dụng phụ diện của rock & roll còn lớn hơn nữa. Một nhà nghiên cứu từng tổng hợp dữ liệu của hai thành phố tương tự nhau: thành phố phát sóng truyền hình, truyền thanh với lượng lớn các bản nhạc rock & roll thì số trường hợp có con trước hôn nhân, bỏ học, thanh thiếu niên tử vong, phạm tội… cao hơn 50% so với thành phố phát nhạc bình thường. [7] Có loại nhạc rock & roll còn coi tự sát là điều hợp lý. “Giai điệu đen tối và ca từ gây ức chế của nó đương nhiên có thể được xem là một hình thức cổ động việc tự sát, hơn nữa người trẻ tuổi nghe nhạc rock & roll nhiều rồi đi tự sát đã là một hiện thực không thể chối cãi”. [8] Thanh thiếu niên nghe nhạc rock & roll rồi tự sát theo cách chết miêu tả trong ca từ cũng không ít. Những tay nhạc rock & roll rơi vào trầm cảm, lạm dụng ma tuý, thậm chí tự sát cũng là một hiện tượng phổ biến.
Một ví dụ phụ diện khác mà nhiều người biết đến là bộ phim chủ nghĩa dân tộc của Đức quốc xã “Khúc khải hoàn của ý chí” (Triumph of the Will). Mặc dù đạo diễn Leni Riefenstahl bào chữa rằng đó là bà làm phim tài liệu, nhưng bộ phim tuyên truyền này có thủ pháp nghệ thuật cao siêu. Bộ phim đưa ra những cảnh tượng hoành tráng về sức mạnh, khiến khán giả đồng cảm với năng lượng và tinh thần đằng sau đó. Nhiều thủ pháp, kỹ xảo quay và chỉnh sửa của nó đã ảnh hưởng đến điện ảnh tới vài thập kỷ sau này. Dẫu sao, bộ phim này cũng đã khởi tác dụng tuyên truyền to lớn cho Hitler và Đức quốc xã, và được coi là một trong những bộ phim tuyên truyền thành công nhất trong lịch sử. Năm 2003, tờ báo Độc lập (The Independent) của Anh bình luận: “’Khúc khải hoàn của ý chí’ đã khiến nhiều người thông thái say mê, khiến họ ngưỡng mộ thay vì khinh miệt, và đương nhiên, nó đã giành được tình hữu nghị với nhiều nước và có được đồng minh trên khắp thế giới.” [8]
Hiểu được sức mạnh to lớn của nghệ thuật, có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn nữa tầm quan trọng của nghệ thuật truyền thống và tại sao ma quỷ lại muốn làm biến dị và phá hoại nghệ thuật nhân loại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Ngoại trưởng Mike Pompeo tổ chức họp báo trước khi rời Hà Nội, Việt Nam vào ngày 28/2/2019 (ảnh: Chính phủ Hoa Kỳ).
Chính quyền Tổng thống Donald Trump hôm thứ Hai (22/6) đã bổ sung 4 hãng thông tấn của Trung Quốc vào danh sách các thực thể của chính phủ nước ngoài, đồng nghĩa với việc họ sẽ phải chịu các quy định giám sát, thay vì có được những quyền tự do hoạt động mà báo chí được hưởng.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo danh sách 4 hãng thông tấn bị chế tài là Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), Dịch vụ Tin tức Trung Quốc (CNS), Nhân dân Nhật báo và Thời báo Hoàn Cầu (Global Times).
Động thái này được đưa ra khi chính phủ Mỹ xác định các tổ chức trên “không phải báo chí”, mà thực chất là các cơ quan tuyên truyền cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
“Họ không phải các nhà báo. Họ là các thành viên của bộ máy tuyên truyền tại Trung Quốc”, ông David Stilwell, trợ lý Ngoại trưởng phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo qua điện thoại, theo hãng tin AP.
Ông Stilwell nói với Fox News: “ĐCSTQ không chỉ kiểm soát hoạt động của các đơn vị tuyên truyền này, mà còn có toàn quyền kiểm soát việc biên tập nội dung của họ”.
Ông Stilwell cũng nói: “Việc chỉ định các tổ chức này thành cơ quan nước ngoài là một bước rõ ràng trong việc làm tăng tính minh bạch của các vấn đề đó, cũng như các hoạt động tuyên truyền khác của chính phủ Trung Quốc tại Hoa Kỳ”.
Bộ Ngoại giao cho biết 4 cơ quan của Trung Quốc sẽ phải nộp danh sách tất cả những người làm việc cho họ ở Mỹ và danh sách tất cả các bất động sản mà họ nắm giữ, tương tự như quy định đối với các đại sứ quán và lãnh sự quán nước ngoài.
Theo AP, quyết sách này có thể dẫn đến việc các cơ quan trên của Trung Quốc sẽ buộc phải cắt giảm nhân sự ở Mỹ, và khả năng sẽ làm căng thẳng thêm mối quan hệ giữa hai nước.
NPR cho biết, kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã buộc các cơ quan thông tấn của đất nước phải trung thành với Đảng, khiến không gian báo chí độc lập ở Trung Quốc vốn đã hạn chế lại càng bị thu hẹp hơn nữa.
Hãng Fox News trích tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus, cho biết: “Trong một thập kỷ qua, đặc biệt là dưới quyền của Tổng Bí thư Tập Cận Bình, ĐCSTQ đã tổ chức lại các cơ quan tuyên truyền của nhà nước Trung Quốc, cải trang thành các cơ quan báo chí và khẳng định quyền kiểm soát trực tiếp hơn nữa đối với họ”.
Hồi tháng 2, chính quyền Trump đã chỉ định 5 hãng thông tấn khác của Trung Quốc là cơ quan tuyên truyền, gồm Tân Hoa Xã, Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN), Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI), China Daily Distribution Corp và Hai Tian Development USA.
Chính quyền Trung Quốc đã có động thái trả đũa vào tháng 3, khi quyết định trục xuất hơn chục nhà báo người Mỹ làm cho các tờ The New York Times, The Wall Street Journal và The Washington Post, đồng thời yêu cầu họ và hai hãng tin khác là Đài Tiếng nói Hoa Kỳ và tạp chí Time phải cung cấp cho chính phủ thông tin về hoạt động của họ.
Những bằng chứng khoa học về sự tồn tại của thiên đường và địa ngục
Thanh Vân | ĐKN19/06/202019,083 lượt xem
Kính viễn vọng không gian Hubble của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã chụp được hình ảnh “thế giới thiên quốc”. Một số nhà khoa học Nga trong khi nghiên cứu lòng đất cũng đã phát hiện lối đi dẫn đến địa ngục. Những bằng chứng cho câu chuyện thiên đường và địa ngục dần được hé lộ.
Thiên đường và địa ngục vốn luôn là những khái niệm bí ẩn đối với con người. Liệu sự tồn tại của Thần linh và ma quỷ là có thật, hay chỉ là trí tưởng tượng của người xưa? Trong khi rất nhiều người chỉ tin vào khoa học, thì chính những nhà khoa học vĩ đại như Nicolaus Copernicus, Galileo Galilei, Isaac Newton, James Clerk Maxwell, hay Albert Einstein lại tin vào Thần học.
Những người có tín ngưỡng tin tưởng vào sự hiện diện của Sáng Thế Chủ và các vị Thần. Họ tin rằng những ai tích đức, hành thiện, sau khi chết sẽ được thăng lên thiên thượng, còn những kẻ xấu xa, độc ác sẽ bị đánh hạ vào địa ngục, chịu đủ mọi thống khổ cực hình. Mang theo đức tin của mình, họ sống một đời lương thiện, an yên. Có lẽ, đây là lý do mà có người nghĩ rằng đức tin chỉ là điều con người tự nghĩ ra để an ủi mình trước khó khăn, khổ nạn trong cuộc sống, hay khi bị người khác ức hiếp, bắt nạt mà không phản kháng lại được.
Quả thật, vẫn có người cho rằng thấy mới tin, không thấy thì không thể tin, và những gì mà khoa học chưa chứng minh được thì không thể xác nhận rằng có tồn tại.
Ngày nay, khoa học đang dần phát triển, những phát hiện về thiên đường và địa ngục dưới đây hẳn sẽ khiến một số người giật mình sửng sốt.
Kính viễn vọng không gian Hubble của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) chụp lại bức ảnh thiên đường
Ngày 8/2/1994, trang Weekly World News công bố một bức ảnh được chụp bởi kính viễn vọng không gian Hubble vào ngày 26/12/1993, cho thấy hình ảnh giữa bầu trời đêm mênh mông vô tận, xuất hiện một thành phố tỏa ra ánh sáng, được cho là “thế giới thiên quốc” mà những người có đức tin hằng tìm kiếm.
Ảnh phân tích về bức ảnh chụp được thiên đường (ảnh: Weekly World News).
Theo thông tin chia sẻ từ trang báo, đây chỉ là một trong vài trăm tấm ảnh được gửi về. Nghiên cứu sinh, Tiến sĩ Marcia Masson dẫn lời chuyên gia NASA, cho rằng tấm ảnh đó chắc chắn là hình ảnh thiên đường: “Như chúng ta đã biết, sinh mệnh của con người không thể nào tồn tại trong không gian vũ trụ lạnh như băng và không có không khí được”. Tiến sĩ Masson, người tin tưởng vào sự tồn tại của Thần, nói: “Nơi mà chúng tôi phát hiện được chính là nơi ở của Thần”.
Bìa tờ báo Weekly World News được phát hành 8/2/1994 tại Mỹ, với tựa đề: “Thiên đường đã được kính viễn vọng Hubble chụp được” và trích dẫn lời nhà khoa học: “Chúng tôi đã tìm thấy nơi Thần cư ngụ” (ảnh: Weekly World News).
Tiến sĩ Masson cho rằng, việc chụp được thế giới của Thần chắc chắn không phải là điều ngẫu nhiên: “Với sự may mắn cực kỳ hiếm thấy, kính viễn vọng không gian Hubble của NASA đã nhắm trúng địa điểm, thời gian đặc biệt đó để chụp được những tấm ảnh này. Tôi không có tín ngưỡng tôn giáo đặc biệt nào cả, nhưng tôi không hề nghi ngờ rằng có một người hay một việc nào đó đã tác động và để cho kính viễn vọng không gian Hubble nhắm đúng ngay vị trí đó. Vũ trụ bao la rộng lớn như thế, mọi nơi trong vũ trụ đều có thể là đối tượng mà NASA có thể quay phim tìm kiếm, cớ sao lại chọn trúng ngay chỗ đó? Chắc chắn là có sinh mệnh nào đó đang thao túng việc này”.
Các chuyên gia của NASA xác thực rằng, tấm ảnh này đã mang đến hứng thú cho tổng thống Mỹ tiền nhiệm là Bill Clinton và phó tổng thống Al Gore, họ yêu cầu mỗi ngày hãy đưa ra những báo cáo vắn tắt. Ngoài điều này ra, NASA còn từng nhận lời yêu cầu của Giáo hoàng Gioan Phaolo 2 về việc gửi tấm ảnh chụp này cho ông. Tuy nhiên cơ quan này đã từ chối việc đưa ra bình luận về tấm ảnh này, vậy nên phía thành Vatican cũng xử lý khiêm tốn bằng cách giữ im lặng.
Có thể nhận thấy được rằng, NASA xưa nay vẫn không công bố sự thật về vũ trụ mà họ phát hiện được, bởi sự thật này rất có thể sẽ thay đổi tư duy và tín ngưỡng của toàn thể xã hội nhân loại.
Ảnh từ Kính viễn vọng không gian Hubble của cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) – 26/12/1993 (ảnh: Weekly World News).
Các nhà khoa học Nga phát hiện cánh cửa dẫn tới địa ngục
Bên cạnh bức ảnh về thiên đường, một bài báo khác còn tiết lộ quá trình các nhà khoa học Nga phát hiện ra cánh cửa câu thông với địa ngục. Bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ trước, Liên Xô cũ đã thực thi công trình khoan sâu dưới lòng đất trên quy mô lớn. Theo đó, địa điểm khoan thăm dò được chọn ở vùng Petsamo, nơi ít người đặt chân đến. Họ đào một cái hang sâu nhất từ trước đến nay, khoảng 12,2 km, và nó trở thành phòng thí nghiệm quân đội sâu nhất trên thế giới.
Tòa tháp nơi cố định thiết bị khoan. Ảnh chụp vào năm 2007 (ảnh: knowledgestew.com).
Công việc khảo sát bắt đầu từ ngày 24/5/1970 và dừng lại năm 1994. Đến năm 1983, độ sâu thăm dò của cái hang này đạt đến 12.000m, nhưng họ quyết định dừng công việc đào bới này. Mãi đến năm 1993 họ mới đào thêm được 262m, mất tròn mười năm. Lý do dừng việc khoan sâu do Chính phủ đưa ra là vì kinh phí không đủ, nhưng theo tiết lộ từ nội bộ nhân viên, nguyên nhân thật sự là do trong hang xuất hiện một số hiện tượng siêu nhiên. Những nhân viên kỹ thuật khoan giếng cho biết: “Căn bản không phải là vấn đề về kinh phí, mà vì có ‘ma quỷ’ từ trong đáy hang bay ra, công tác khoan dò không thể không dừng lại”.
Mô tả hình dáng của Hố khoan siêu sâu Kola (ảnh: Dailykos).
Bài báo xuất hiện trên tờ báo đáng tin cậy của Phần Lan là Ammenusastia, với tiêu đề “Các nhà nghiên cứu nghi nhận những tiếng rên la của linh hồn địa ngục”.
Tiến sĩ Azzacove giải thích như sau: “Trước đây tôi vốn không hề tin vào những thuyết có thiên đường và địa ngục, vì bản thân là một nhà khoa học, nhưng bây giờ tôi không thể không tin rằng địa ngục thật sự tồn tại. Không cần phải nói, chúng tôi đối với những phát hiện này đều cảm thấy vô cùng chấn động. Chúng tôi đều biết rằng những gì mình nhìn thấy tận mắt, nghe thấy tận tai này hoàn toàn không phải là ảo giác, mà vô cùng xác thực. Chúng tôi đã tìm thấy cánh cửa dẫn tới địa ngục”.
Các nhà khoa học Liên Xô đang chăm chú lắng nghe thứ âm thanh kỳ dị phát ra từ sâu bên dưới lòng đất hàng chục nghìn mét (ảnh: gizmodo.com).
Theo thông tin vào thời gian đó, các nhà khoa học đã ghi âm lại những tiếng kêu khóc thảm thiết này để chứng minh rằng họ không dựng chuyện.
Dưới đây là đoạn thu âm những tiếng gào thét ghê rợn do các nhà khoa học Nga cung cấp:
Như vậy, các nhà khoa học đã phát hiện ra sự tồn tại của thiên đường và địa ngục, phải chăng điều đó đã đủ để chứng minh rằng Thần thật sự tồn tại? Một số người có thể nghi ngờ rằng những thông tin này không phải nguồn tin chính thống và từ chối tin. Trên thực tế, nhiều nhà khoa học, đặc biệt là trong lĩnh vực thiên văn học, có được những khám phá kỳ lạ không thể giải thích nổi, nhưng lại không thể công khai thừa nhận chúng trước người dân thế giới, bởi điều đó phủ nhận thuyết “khoa học là chân lý tuyệt đối”. Nếu sự tồn tại của thế giới siêu nhiên được chính khoa học hiện nay xác nhận và chứng thực thì chẳng khác nào khoa học tự đào mồ chôn mình.
Một khi sự ích kỷ của khoa học lên ngôi, nó vô tình đã giết chết phần linh thiêng nhất của con người, nơi kết nối chúng ta với thế giới vô biên vô tế của các vị Thần và vũ trụ.
Tuy nhiên, dù con người có muốn nhìn nhận như thế nào đi chăng nữa, thì sự thật vẫn là sự thật, Thần sẽ không vì con người nghĩ rằng Thần không tồn tại mà biến mất. Và dù bạn có tin hay không, mong bạn luôn giữ tấm lòng thiện lương sống giữa đất trời, tránh xa điều ác, bởi vì hại người cũng là hại chính mình. Những vị Thần đang cố gắng gửi đi những tín hiệu để ngăn chặn văn minh tinh thần và đạo đức nhân loại trượt dốc, liệu trong cõi hồng trần cuồn cuộn danh – lợi – tình, bạn có đủ tỉnh táo để nhận ra tín hiệu đó chăng?
Thanh Vân
Video xem thêm: Câu chuyện nhà tâm linh phương Đông và cuộc hành trình tìm kiếm kì lạ
Những cuộc gặp ngoại giao cấp cao không giúp Ấn-Trung hài lòng về hiện trạng ở biên giới, và xung đột có thể là giải pháp cuối cùng.
Cuộc đụng độ “gây sốc và bất ngờ”
Cuộc đụng độ biên giới Trung Quốc – Ấn Độ là sự kiện nghiêm trọng và gây thương vong lớn nhất cho 2 nước trong hơn 40 năm qua. Xung đột Ấn – Trung xảy ra ở Thung lũng sông Galwan nằm ở vùng núi xa xôi Ladakh trong khu vực dãy Himalaya.
Ít nhất 20 binh lính Ấn Độ đã tử vong và nhiều người khác bị thương. Con số thương vong của 2 bên có thể cao hơn bởi chỉ New Delhi công bố số liệu chính thức còn Bắc Kinh hiện vẫn từ chối cung cấp thông tin về số người chết và số người bị thương.
Cuộc đụng độ chết chóc trong tháng này giữa binh lính Ấn Độ và Trung Quốc chứa đựng cả yếu tố gây sốc và yếu tố bất ngờ. Sự kiện trên gây sốc là bởi mức độ bạo lực nghiêm trọng và tổng số thương vong đáng kể bất chấp việc 2 bên không dùng súng ống hay đạn dược. Trong khi đó, việc binh lính 2 nước xảy ra xung đột như vậy cũng gây không ít bất ngờ bởi quan hệ Trung – Ấn vốn tương đối ổn định.
Trong những năm gần đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi dường như vẫn duy trì quan hệ nồng ấm với nhau, đồng thời cam kết sẽ thúc đẩy quan hệ song phương, cũng như nỗ lực hợp tác để giải quyết khác biệt, trong đó bao gồm những tranh cãi phức tạp về lãnh thổ trong một thời gian dài.
Hai nhà lãnh đạo dường như còn đạt được sự hiểu biết chung về việc làm thế nào để củng cố mối quan hệ song phương sau khi Hội nghị Thượng đỉnh giữa ông Tập và ông Modi được tổ chức ở Vũ Hán hồi tháng 5/2018 và theo sau là một cuộc gặp không chính thức vào 17 tháng sau đó khi ông Modi tiếp đón ông Tập tại Mamallapuram.
Dù vậy, Trung Quốc và Ấn Độ vẫn thiếu các cuộc đàm phán thực sự nhằm giải quyết tranh chấp về lãnh thổ cũng như không tạo ra bất kỳ tiến triển nào về việc phân chia rõ ràng hơn ranh giới về cái gọi là Đường Kiểm soát Thực tế (LAC). Bên cạnh đó, nhiều vòng đàm phán được tổ chức từ những năm 1980 vẫn chưa tạo được bước ngoặt hay đột phá đáng kể.
Trong khi đó, cả hai nước đều không hài lòng về tình trạng hiện tại và muốn chủ động tăng cường nắm giữ các vùng lãnh thổ tranh chấp mà mỗi bên kiểm soát. Trung Quốc và Ấn Độ đã tích cực tiến hành các dự án cơ sở hạ tầng và nâng cấp các con đường ở khu vực biên giới của mỗi bên nhằm cải thiện khả năng tiếp cận quân sự.
Động cơ phía sau của Ấn – Trung
Theo Gareth Price, học giả cấp cao tại Chatham House – một tổ chức nghiên cứu các vấn đề quốc tế ở London nhận định, ông Narendra Modi muốn một Ấn Độ dưới thời ông là Thủ tướng phải được công nhận về sức mạnh và bình đẳng về mối quan hệ.
“Ấn Độ muốn được nhìn nhận bình đẳng với Trung Quốc và muốn thảo luận về một châu Á đa cực nhưng sau đó nước này đã nhận thấy Trung Quốc muốn chiếm ưu thế hoàn toàn ở châu Á”, ông Gareth Price nói.
Một cao điểm biên giới giữa 2 nước Ấn Độ và Trung Quốc.
Dù vậy, Price không cho rằng Ấn Độ muốn khiêu khích Trung Quốc để dẫn tới một cuộc chiến tranh, đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch hoành hành như hiện nay.
Về phía Trung Quốc, chuyên gia này nhận định Bắc Kinh đang ngày càng quyết đoán hơn. Các nhà phân tích cho rằng tình trạng hiện nay trong quan hệ Trung – Ấn là hệ quả của việc Trung Quốc phản đối Ấn Độ xây dựng các cơ sở hạ tầng quân sự ở khu vực biên giới những năm gần đây.
“Tôi tin là Trung Quốc lo ngại con đường Ấn Độ xây dựng dọc theo LAC, đặc biệt là con đường được hoàn thành vào năm ngoái, vốn có vai trò quan trọng trong việc kết nối Leh – thủ phủ Ladakh với Karakoram”, Michael Kugelman – Phó Giám đốc Chương trình châu Á tại Trung tâm Wilson nhận định.
Con đường Darbuk-Shyok-Daulat Beg Oldie (DSDBO) dài 255 km được Ấn Độ khánh thành vào năm ngoái, chạy gần như song song với khu vực biên giới tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ, đồng thời kết nối với Daulat Beg Oldie – một căn cứ quân sự của Ấn Độ và là nơi hạ cánh của các máy bay thuộc Lực lượng Không quân nước này.
Trong khi đó, hành lang kinh tế của Trung Quốc tới Pakistan và Trung Á đi qua Karakoram, gần với Thung lũng Galwan. Khu vực tranh chấp này còn gần với cao nguyên Aksai Chin do Trung Quốc kiểm soát nhưng Ấn Độ cũng khẳng định chủ quyền.
“Ladakh và Đông Ladakh là những khu vực quan trọng để Trung Quốc tiếp cận Trung Á và dự án CPEC với Pakistan mà nước này đã đầu tư hàng tỷ USD. Trung Quốc lo ngại về cơ sở hạ tầng quân sự biên giới của Ấn Độ bởi việc này đe dọa đến nhiều lợi ích của Trung Quốc ở khu vực đó”, Happymon Jacob, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Jawaharlal Nehru tại New Delhi nhận định.
Chuyên gia Kugelman cho rằng các nhân tố địa chính trị đóng vai trò nhất định trong những leo thang gần đây giữa Trung Quốc và Ấn Độ, trong đó phải kể đến tam giác Mỹ – Ấn – Trung.
“Trong khi quan hệ Mỹ – Trung đang lao dốc thì quan hệ Mỹ – Ấn lại phát triển nhanh chóng. Tôi nghĩ Trung Quốc hiểu điều đó. Thông điệp của nước này với Ấn Độ là: “Nếu bạn muốn thân thiết hơn với kẻ thù của tôi thì hãy nhìn xem chúng tôi có thể đáp lại với bạn như thế nào”, Kugelman giải thích, đồng thời đánh giá sự ủng hộ của Mỹ với Ấn Độ “ngày càng công khai và mạnh mẽ” trong thời gian này.
Quan hệ Trung – Ấn sẽ đi về đâu?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi không muốn quan hệ 2 nước lao dốc bởi cả hai bên một mặt tìm cách duy trì tình hình biên giới ổn định, một mặt tiếp tục hưởng lợi qua quan hệ về kinh tế giữ hai nước với nhau.
Sau sự việc vừa qua, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Bộ trưởng các vấn đề Đối ngoại Ấn Độ S. Jaishankar đã có các cuộc điện đàm với nhau trong 48h hai bên giao tranh. Mặc dù cả hai đều kêu gọi bình tĩnh nhưng mỗi bên vẫn tiếp tục đổ lỗi cho nhau.
Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar điện đàm Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị về xung đột biên giới hôm 15/6.
Ông S. Jaishankar cáo buộc hành động của Trung Quốc là “có dự tính và lên kế hoạch từ trước” trong khi Bắc Kinh ban hành một tuyên bố cáo buộc Ấn Độ làm leo thang căng thẳng “một cách có chủ đích”.
Mối quan hệ Trung – Ấn dường như vẫn sẽ tiếp tục căng thẳng trong tương lai nhưng cả hai sẽ hợp tác với nhau để tránh làm leo thang căng thẳng và hủy hoại toàn bộ mối quan hệ này. Trên thực tế, cả ông Tập và ông Modi đều phải đối mặt với những thách thức khó khăn khác ở trong nước, trong đó có cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 và việc giải quyết các vấn đề lớn về kinh tế.
Tuy nhiên, những cuộc ẩu đả ở khu vực dãy Himalaya là không thể tránh khỏi bởi mỗi bên sẽ tiếp tục thúc đẩy các lợi ích lãnh thổ của mình trong khi từ chối đưa ra bất kỳ thỏa hiệp nào với phía đối phương. Việc những chỉ huy và quân đội ở địa phương tự giải quyết như thế nào sẽ quyết định mức độ và quy mô các cuộc xung đột trên tuy nhiên trách nhiệm cuối cùng vẫn nằm ở các nhà lãnh đạo tại Bắc Kinh và New Delhi.
Ngoài ra, việc chọn phe giữa Mỹ và Trung Quốc cũng trở thành câu hỏi cấp bách của Ấn Độ. Rõ ràng, bất chấp những cuộc gặp nồng ấm giữa ông Modi và Tổng thống Trump, quan hệ 2 nước vẫn còn rất nhiều trắc trở. Tuy nhiên, giữa bối cảnh Trung Quốc ngày càng cứng rắn và quyết đoán hơn về các tranh chấp lãnh thổ, một số quan chức Ấn Độ lo ngại nước này hầu như có rất ít lựa chọn ngoại trừ ngả về phương Tây.
Trong một bài bình luận đầu tuần này, cựu Ngoại trưởng Ấn Độ Gokhale đã nhận định rằng các quốc gia không thể phớt lờ hành động của Trung Quốc, cũng như phải đưa ra chọn lựa đứng về phía Washington hay Bắc Kinh.
“Trong kỷ nguyên hậu COVID-19, việc tận dụng những lợi thế từ mối quan hệ với cả 2 nước này sẽ không còn là một sự lựa chọn nữa”, ông Gokhale khẳng định.
Khi giao tranh biên giới giữa Trung – Ấn đã nổ, một xung đột khác giữa Ấn Độ – Nepal cũng đang diễn ra. Truyền thông Ấn Độ cho rằng, phía sau xích mích giữa hai quốc gia vùng Himalaya là bàn tay thao túng của Trung Quốc.
Theo tờ Zee News, Đại sứ Trung Quốc tại Nepal là Hou Yanqi đã đóng một vai trò lớn trong việc kích động Nepal chống lại New Delhi. Bà Hou Yanqi từng làm việc tại Pakistan trước khi được làm đại sứ ở Nepal.
Tờ Zee News hôm 14/6 cho hay, ông Phanindra Nepal, lãnh đạo của Mặt trận Quốc gia Nepal thống nhất (Unified Nepal National Front) đã gặp các quan chức của Pakistan và Đại sứ Trung Quốc tại Kathmandu trong vài tháng qua.
Trung Quốc đang tìm cách tạo rắc rối cho Ấn Độ bằng cách kích động quốc gia láng giềng của Ấn Độ, và kế hoạch này có sự tham gia của Pakistan vốn là một kẻ thù tranh chấp biên giới với Ấn Độ.
Gần đây, Nepal đã phát hành một tấm bản đồ mới gây tranh cãi, trong đó vẽ đèo Lipulekh, và vùng Kalapani, vùng Limpiyadhura thuộc bang Uttarakhand, vốn là những khu vực tranh chấp giữa Ấn Độ và Nepal – là một phần lãnh thổ của Nepal, điều đó đã khiến Ấn Độ tức giận. Có tin tức cho rằng, Nepal làm vậy vì theo lệnh của Trung Quốc.
Tấm bản đồ được đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh khánh thành một con đường đến đèo Lipulekh, nơi mà phía Nepal cũng tuyên bố chủ quyền.
Cả Ấn Độ và Nepal đều tuyên bố Kalapani là một phần không thể thiếu trong lãnh thổ của họ.
Bản quyền hình ảnhHẢI QUÂN HOA KỲImage captionChiến đấu cơ trên tàu sân bay USS Nimitz đang hoạt động ở Biển Philippines
Lần đầu tiên kể từ năm 2017, Mỹ điều động ba tàu sân bay tới cửa ngỏ Biển Đông, bước đi có vẻ nhằm mục đích gửi thông điệp tới Trung Quốc, là sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện mạnh mẽ trong khu vực.
Hải quân Mỹ cho biết hai nhóm tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz đã bắt đầu thực hiện chiến dịch huấn luyện tác chiến tại Biển Philippines vào hôm Chủ nhật.
Theo đó, hai nhóm tàu sẽ phối hợp huấn luyện năng lực phòng không, trinh sát biển, tiếp vận, oanh kích tầm xa, phòng thủ trên không và các bài tập khác. Mục tiêu của hoạt động này là nhằm phô trương “năng lực độc nhất vô nhị của Hoa Kỳ trong việc triển khai đồng thời nhiều nhóm tác chiến tàu sân bay” trong thời gian gấp rút.
“Đây là một cơ hội tuyệt vời để chúng tôi cùng nhau tập luyện trong một kịch bản phức tạp”, Chuẩn đô đốc Doug Verissimo, Chỉ huy của Nhóm tác chiến tàu sân bay Theodore Roosevelt (Group 9), nói. “Khi làm việc cùng nhau trong môi trường này, chúng tôi sẽ cải thiện các kỹ năng chiến thuật của mình và sẵn sàng đối mặt với một khu vực ngày càng nhiều áp lực và trong bối cảnh đại dịch Covid-19”.
Chuẩn đô đốc James Kirk, tư lệnh Nhóm tác chiến tàu sân bay Nimitz (Group 11), nói rằng các chiến dịch phối hợp này “thể hiện sự kiên cường và sẵn sàng chiến đấu của lực lượng hải quân và là một thông điệp mạnh mẽ thể hiện cam kết đối với an ninh và ổn định khu vực, nhằm bảo vệ các quyền quan trọng, gồm quyền tự do và sử dụng biển một cách hợp pháp vì lợi ích của tất cả các quốc gia”.
Trong một sự kiện riêng rẽ nhưng xảy ra cùng thời gian, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan vốn có căn cứ tại Nhật Bản cũng thực hiện nhiệm vụ tại Biển Philippines, theo trang tin quốc phòng Task & Purpose.
Bản quyền hình ảnhHẢI QUÂN HOA KỲImage captionChiến đấu cơ F/A-18F Super Hornets bay phía trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt trong sứ mệnh tại Biển Philippines
Giới chức Mỹ không cho biết chính xác các nhóm tàu này đang hoạt động ở đâu trên Biển Philippines vào hôm Chủ nhật cũng như hành trình tiếp theo sau đó. Tuy nhiên, eo biển Luzon giữa Đài Loan và Philippines được coi là cửa ngỏ vào Biển Đông, khu vực đang có nhiều căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines, Malaysia….
Giới quan sát đánh giá việc Mỹ bố trí ba tàu sân bay cùng lúc ở cửa ngỏ Biển Đông có thể khiến Trung Quốc lo ngại. Trước đó, phía Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích khi Mỹ điều ba nhóm tàu sân bay này tới hoạt động tại khu vực Thái Bình Dương.
“Bằng cách tập trung các tàu sân bay này, Mỹ đang cố gắng chứng minh cho cả khu vực và thậm chí cả thế giới rằng họ vẫn là lực lượng hải quân hùng mạnh nhất, khi họ có thể tiến vào Biển Đông và đe dọa quân đội Trung Quốc trên các đảo Tây Sa và Nam Sa cũng như đưa tàu thuyền đi qua vùng biển gần đó, Mỹ có thể thực hiện chính trị bá quyền của mình”, Hoàn Cầu Thời Báo dẫn lời chuyên gia hải quân Li Jie ở Bắc Kinh đánh giá.
Tây Sa và Nam Sa là cách mà Trung Quốc gọi quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đối tượng tranh chấp giữa nước này với một số quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Chuyên gia Li Jie cũng nói rằng Trung Quốc có thể đáp trả bằng việc triển khai các cuộc diễn tập hải quân trong vùng biển này cùng lúc với Mỹ.
Gần đây, Trung Quốc không ngừng phô trương sức mạnh hải quân với các thông điệp mạnh nhằm vào Đài Loan và Mỹ cũng như các quốc gia có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc ở Biển Đông. Về phía mình, dù đang đối phó với đại dịch Covid-19, Mỹ vẫn duy trì sự hiện diện thường xuyên tại khu vực này.
Đây là đợt triển khai tàu hải quân hùng hậu nhất của Mỹ tại Thái Bình Dương kể từ năm 2017, thời điểm Mỹ cũng huy động ba đội tàu sân bay tới đây giữa lúc căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên dâng cao.
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, TS Trần Công Trục cho hay ông từng gặp ông Ngô Sỹ Tồn trong một cuộc đám phán giữa Việt Nam và Trung Quốc về giải quyết vấn đề tranh chấp trên vịnh Bắc Bộ cách đây nhiều năm và từng đọc một số bài nghiên cứu của ông Tồn, trong đó có bài viết về ‘bốn kịch bản’.
“Theo nhận định của tôi, với tư cách là một người nghiên cứu về luật pháp, tôi cho rằng ông này không phải là một chuyên gia luật. Vì những điều ông ấy viết không phản ánh tư duy khách quan của một chuyên gia luật pháp. Bốn kịch bản này thực sự chỉ là những lời mang tính chất hăm dọa, kích động, và không có gì mới. Trong thực tế TQ đã làm những điều này từ lâu,” ông Trục nói.
BBC: Theo ông nếu đúng là Trung Quốc sẽ tiến hành bốn kịch bản này, chính phủ Việt Nam có ‘dám’ kiện nữa không?
TS Trần Công Trục: Như tôi nói ở trên, bốn kịch này này Trung Quốc đã làm từ lâu. TQ chỉ lặp lại các các đe dọa trên phương diện ngoại giao kèm theo các hành động thô bạo trên thực tế.
Kịch bản một: TQ dọa sẽ công bố hệ thống đường cơ sở ở quần đảo Trường Sa của VN mà họ gọi là Nam Sa.
Trên thực tế, TQ đã làm điều này từ 1996, khi họ nối tất cả các điểm ngoài cùng của các thực thể thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN mà TQ gọi là Tây Sa, để tạo thành đường cơ sở, như là một quốc gia quần đảo. Đây là việc TQ giải thích và áp dụng hoàn toàn sai Công ước Quốc tế về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).
Nhiều học giả đã phân tích về hành động sai trái này. Đặc biệt trong công hàm của phái đoàn thường trực CHXHCNVN gửi cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc vừa qua cũng khẳng định quan điểm của UNCLOS 1982, quy định rằng không thể nối tất cả các điểm của các thực thể ở ngoài cùng quần đảo Trường Sa để biến nó thành một đường cơ sở, như là một quốc gia quần đảo.
Bản quyền hình ảnhBỘ NGOẠI GIAO MỸImage captionĐường cơ sở thẳng do TQ tự công bố quanh quần đảo Hoàng Sa
Tôi cho rằng TQ đang làm tương tự với quần đảo Trường Sa. Sở dĩ họ chưa công bố đường cơ sở ở đây là do bị lên án rất nhiều, cho nên họ đang tính toán. Họ cũng đang tính toán để mở rộng, chiếm đóng thêm một số bãi cạn nằm ngoài quần đảo Trường Sa, gần thềm lục địa đặc quyền kinh tế của VN, Malaysia, Brunei, Indonesia và Philippines.
Đây là việc cố tình giải thích, áp dụng sai công ước để hiện thực hiện yêu sách đường chín đoạn phi pháp. Bây giờ họ chỉ nhắc lại chuyện cũ này, nó không có giá trị gì về mặt luật pháp quốc tế.
Kịch bản hai: TQ đe dọa đẩy mạnh việc ngăn cấm, đánh đập, giam cầm các ngư dân VN hoạt động trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Điều này họ cũng làm lâu rồi. Năm nào TQ cũng công bố quyết định cấm đánh bắt cá, năm nào cũng đốt tàu, bắt giam, đánh đập ngư dân VN.
Quốc tế cũng đã đánh giá đây là hành động “cướp biển” mang tính chất nhà nước. Nhưng tôi cho rằng TQ sẽ tiếp tục làm điều này chừng nào họ đạt được tham vọng khống chế, độc chiếm Biển Đông, chứ không cần chờ đến lúc VN kiện.
Kịch bản ba: TQ dọa tăng cường ngăn cản VN quân sự hóa ở Trường Sa. Việc họ nói VN quân sự hóa là hoàn toàn bịa đặt. TQ mới chính là nước đang quân sự hóa trên Biển Đông.
Việt Nam có mặt ở đó, trên 21 vị trí trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền VN, và có các lực lượng quân đội, khoa học kỹ thuật, nhân sự để quản lý và bảo vệ chủ quyền của mình trên các thực thể đó là điều rất bình thường mà VN vẫn làm từ trước đến nay để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Từ lâu TQ đã uy hiếp VN, thậm chí dùng vũ lực để đánh chiếm, gây ra thảm họa cho người Việt Nam trong lúc đang làm nhiệm vụ bảo vệ quần đảo Hoàng Sa, như vụ Gạc Ma.
TQ sẽ tiếp tục các hành động này, nhưng trong bối cảnh hiện nay khi nhiều nước trên thế giới đã lên tiếng phản đối, họ có làm được hay không chúng ta cần phải chờ xem.
Kịch bản thứ tư: TQ dọa triển khai khai thác dầu khí ở Bãi Tư Chính. Trên thực tế TQ đã thực hiện rồi, nhưng mà làm không được. Năm ngoái TQ đưa tàu địa chất Hải Dương vào hoạt động ở Bãi Tư Chính hơn một tháng để thăm dò điều kiện nhằm tiến hành khai thác ở đây.
Mục tiêu của họ là hợp pháp hóa đường lưỡi bò và biến các bãi cạn hoặc chìm dưới mặt nước trở thành một cấu trúc địa lý thuộc quần đảo Trường Sa. Đây là điều hết sức vô lý mà trong công hàm tôi nói ở trên, Việt Nam đã phản đối điều này. Các bãi cạn nửa nổi nửa chìm, hoặc hoàn toàn chìm dưới nước, không phải là đối tượng để biến thành bộ phận của một lãnh thổ nước nào.
UNCLOS 1982 đã nói rõ điều này: Nghiêm cấm biến các bãi cạn nằm trên thềm lục địa trở thành một bộ phận lãnh thổ của một quốc gia. Nhưng TQ vẫn cứ làm liều. Họ muốn áp đặt tư duy phi pháp của mình để thực hiện tham vọng vô lý.
BBC: Trong bốn kịch bản mà học giả Trung Quốc đưa ra, theo ông thì kịch bản nào TQ có nhiều khả năng thực hiện nhất và kịch bản nào ít khả năng nhất? Kịch bản nào ‘đáng sợ’ nhất đối với Việt Nam?
TS Trần Công Trục: Tôi cho rằng bốn kịch bản đó TQ đều có thể triển khai và đang tính toán thực hiện cả bốn. Tất nhiên là họ phải chọn thời điểm thích hợp, nhất là sau vụ dịch Covid-19.
Nhưng kịch bản tôi cho rằng họ có khả năng làm được nhất là kịch bản thứ nhất: Công bố đường cơ sở của quần đảo Nam Sa, để thực thi sách lược mà TQ gọi là Tứ Sa, biện minh cho yêu sách đường lưỡi bò phi pháp.
TCT
TQ ‘mượn gió bẻ măng’ nhưng thời thế hiện không dễ cho họ.
Khi họ công bố đường cơ sở này thì các nước có thể phản đối, nhưng thực ra công bố đó chỉ trên giấy tờ thôi, giống như TQ từng tuyên bố đường cơ sở ở quần đảo Tây Sa. Còn các kịch bản khác, họ có thể chỉ làm ở những phạm vi và điều kiện cho phép.
Ví dụ như việc TQ đánh đập, bắt bớ, đốt tàu cá thì đang gặp phải phản đối. Vì càng ngày quốc tế càng nhận ra bản chất phi pháp, phi đạo lý của TQ. Họ làm được các kịch bản còn lại như thế nào thì còn phụ thuộc vào thái độ của VN và quốc tế. Tôi nghĩ rằng VN sẵn sàng lên án và tìm mọi cách để đối phó lại các hoạt động phi pháp và trắng trợn của TQ.
Còn việc TQ đe dọa sẽ ngăn chặn hoạt động bảo vệ, quản lý của các lực lượng của VN trên các thực thể thuộc chủ quyền của VN thì liệu có làm được không trong tình hình hiện nay? Không phải dễ, bởi VN đang nỗ lực hợp tác cùng các quốc gia khác để tăng cường sức phòng thủ và sức chiến đấu của mình.
Khi chạm đến lãnh thổ thiêng liêng thì theo truyền thống của người VN “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Dù kiềm chế xung đột, nhưng nếu lãnh thổ bị xâm phạm, thì chắc chắn người VN sẽ cầm súng đứng lên bảo vệ và chiến đấu đến phút cuối cùng. Do đó TQ không dễ dàng làm được điều này.
Việc thăm dò khai thác dầu ở Bãi Tư Chính liệu TQ cũng có làm được như đe dọa không? Các công ty trên thế giới có hợp tác với họ không? Với điều kiện địa lý kinh tế xa xôi như vậy thì lợi ích kinh tế TQ đạt được là gì hay họ chỉ nhằm vào mục đích khác: cố tính khuấy động khu vực này để VN không thể tiến hành thăm dò dầu khí được? Nên nhớ là TQ đã làm việc này nhiều lần và cho tới nay VN vẫn đứng vững ở đó, vẫn tiến hành thăm dò khai thác dầu khí và vẫn bảo vệ được các quyền hợp pháp của mình trong khu vực này.
Trong bối dịch bệnh Covid-19 hiện nay, dù TQ đang tính toán để “đục nước béo cò”, “mượn gió bẻ măng”, nhưng nên nhớ những nước khác trong khu vực, cả kể những nước trước đây mềm mỏng với TQ như Malaysia, Philippines, Indonesia nay cũng có những tiếng nói phản đối mạnh mẽ TQ và ủng hộ lập trường của VN.
Các nước mạnh trên thế giới như Mỹ, EU, Ấn Độ, Nhật Bản đều lên tiếng phản đối TQ và kêu gọi cộng đồng quốc tế thượng tôn pháp luật. Nếu TQ tiếp tục các hành động trắng trợn này thì nhân loại sẽ không để yên. Với tình thế đó thì tôi cho rằng dù TQ đe dọa, hung hăng, nhưng có làm được không còn là câu chuyện khác.
BBC: Theo ông chính phủ Việt Nam có lường trước hết được các rủi ro của việc kiện Trung Quốc hay không và đã chuẩn bị cho việc này thế nào?
TS Trần Công Trục: Để chuẩn bị một hồ sơ để gửi lên các cơ quan tài phán quốc tế, VN đã nghiên cứu rất kỹ tất cả các điều kiện trong nhiều năm qua. Vấn đề là Việt Nam không thể kiện TQ bất cứ nội dung nào.
Nhiều người lầm tưởng nếu kiện là kiện về vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa. Không phải vậy. Nếu sau các đàm phán song phương, đa phương không có kết quả, Việt Nam chỉ có thể đơn phương kiện việc TQ áp dụng sai công ước UNCLOS 1982. Giống như Philippines đã làm.
Việt Nam không thể đơn phương kiện TQ vấn đề chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa hay chủ quyền ở các vùng nước chồng lấn. Vì việc này không thuộc phạm vi điều chỉnh của UNCLOS 1982. Để kiện những vấn đề này thì phải có sự thỏa thuận của các nước liên quan. Đơn phương kiện các nội dung đó thì các cơ quan tài pháp không xem xét đâu.
Nhiều người nói VN sợ TQ nên không kiện là không đúng. Khi có chân lý, pháp luật thì VN sẵn sàng làm, vì chính điều đó mới là cách đối xử văn minh, giữ vững hòa hiếu, bảo vệ uy tín của các bên liên quan. Khi đưa ra kiện có nghĩa động cơ của VN là thượng tôn pháp luật, đưa mọi việc ra dưới ánh sáng pháp lý.
Nếu thua, VN sẵn sàng không tiếp tục những điều mà từ trước đến nay VN đã làm một cách sai trái nếu đó là phán quyết của tòa. Nhưng để kiện thì cần phải tính đến nội dung, thủ tục, thời cơ, hiệu quả của việc kiện.
BBC:Theo nhận định của ông, nếu đặt lên bàn cân các thiệt hại mà Trung Quốc có thể gây ra cho VN, và cái mà VN đạt được nếu kiện, thì ông ủng hộ kiện hay không?
TS Trần Công Trục: Tôi nghĩ rằng kiện là cách giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình. Việt Nam chưa bao giờ nói rằng sẽ không sử dụng biện pháp đó. Nhưng rõ ràng trong bối cảnh hiện nay, thì vấn đề kiện đòi chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa sẽ gác lại đó.
Cái có thể kiện hiện nay là như Philippines đã làm, kiện TQ về việc áp dụng sai công ước UNCLOS 1982. Nhưng nên nhớ rằng dù có phán quyết của tòa án, việc thực thi phán quyết lại không triển khai được do cơ chế thi hành án của các cơ quan tài phán quốc tế hiện nay phải thông qua Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc mà TQ là thành viên thường trực, có quyền phủ quyết.
Nghĩa là, thắng kiện thì được lợi về chính trị, ngoại giao, pháp lý, dư luận, và kết quả thắng đó sẽ trở thành một thực tiễn trong luật pháp quốc tế để người ta căn cứ vào đó đấu tranh để bảo vệ công lý. Nhưng như đã nói, việc thi hành phán quyết trên thực tế là không có. Do đó Việt Nam phải tính. Việc tập hợp ý kiến của các chuyên gia, luật sư, dư luận để cùng nhau có tiếng nói thống nhất là rất cần thiết.
BBC:Trong bối cảnh chính trị, xã hội toàn cầu hiện nay, khi các nước đang đương đầu với dịch bệnh Covid-19 và nền kinh tế nhiều nước trên thế giới đang phụ thuộc vào Trung Quốc, chính phủ VN cần chuẩn bị thêm những gì so để có thể đương đầu với Trung Quốc?
TS Trần Công Trục: Nhưng như phân tích của tôi ở trên, có lẽ chúng ta chưa cần thiết đưa vấn đề ra cơ quan tài phán lúc này, nhất là vấn đề liên quan đến giải thích, áp dụng công ước UNCLOS 1982. Do hiệu quả của nó trong thực tế là hạn chế, như đã nói ở trên. Cần tập hợp thêm dư luận để đấu tranh ngoại giao, tăng cường đoàn kết để duy trì công ước UNCLOS 1982. Đây là điều quan trọng hiện nay.
Tôi không nói VN không nên kiện, nhưng cần tính kỹ nội dung, thủ tục, thời điểm và hiệu quả. Đến lúc mà tình hình xấu hơn, TQ trắng trợn hơn thì VN cũng sẽ phải mạnh mẽ hơn trong các phương diện đấu tranh, cả về quân sự và pháp lý.
Cơ quan quản lý, lãnh đạo VN đã lường tước mọi tình huống có thế xảy trên mọi mặt trận và đã từng bước thực hiện. Trước việc TQ bất chấp tất cả để thực hiện các hành vi phi pháp thì trước mắt tự bản thân VN phải đoàn kết, đánh giá bản chất các sự kiện một cách bình tĩnh, khoa học chứ không phải trên cơ sở duy ý chí. Muốn như vậy phải thể hiện rõ ràng lập trường pháp lý của mình để bạn bè quốc tế đồng tình ủng hộ. Tôi nghĩ vừa rồi VN đã làm được một số điều trong các việc này, do đó nhận được sự ủng hộ của nhiều nước trên thế giới.
Tiềm lực quốc phòng của VN ngày càng được cải thiện hơn. VN đủ sức tự vệ trước hành động phi pháp của các nước khác, đặc biệt là TQ.