Daily Archives: June 26, 2020

Bệnh nhân 91: hành trình 100 ngày trở về từ cửa tử

Bệnh nhân 91: hành trình 100 ngày trở về từ cửa tử

Bệnh nhân 91 tập đi trở lại.Bản quyền hình ảnhTHÔNG TIN CHÍNH PHỦ
Image captionBệnh nhân 91 tập đi trở lại.

Từng có lúc cận kề cửa tử, một phi công đến từ Vương quốc Anh đã hồi phục ngoạn mục và đang trở thành tâm điểm của cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 của Việt Nam.

Trong phòng hồi sức đặc biệt của Bệnh viện Chợ Rẫy tại TP HCM, bệnh nhân 91 đang tập vật lý trị liệu cùng bác sĩ. Dù chức năng cơ và sức khỏe nói chung chưa hoàn toàn bình phục, nhưng trí não, tinh thần của ông đã gần như bình thường. Ông đã có thể sử dụng điện thoại, nói chuyện với bác sĩ và bạn bè, đi vài bước dưới sự hỗ trợ của chuyên gia trị liệu.

“Quả thật phải nói đây là ca bệnh vô cùng đặc biệt, sự phục hồi vô cùng ngoạn mục”, báo Tuổi Trẻ trích lời bác sĩ Phan Thị Xuân, Trưởng khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Chợ Rẫy).

“Ngoạn mục” hay “diệu kỳ” là nhận xét chung của nhiều người về bệnh nhân 91, bởi chỉ khoảng một tháng trước, ông này còn ở trong tình trạng thập tử nhất sinh.

Chuyến bay đầu tiên

Bệnh nhân 91, thường được báo chí Việt Nam gọi là “phi công người Anh”, đến từ vùng North Lanarkshire, Scotland.

“Anh ấy bắt đầu công tác và đang được huấn luyện về tiêu chuẩn làm việc của Vietnam Airlines từ tháng 12/2019. Ngày 16/3/2020, phi công thực hiện chuyến bay đầu tiên trên bầu trời Việt Nam với tư cách cơ phó máy bay Boeing 787”, ông Nguyễn Đăng Quang – Phó đoàn trưởng Đoàn bay 919 của Vietnam Airlines – chia sẻ với BBC News Tiếng Việt.

Chuyến bay đầu tiên cũng là chuyến bay cuối cùng trước khi bệnh nhân này nhập viện do nhiễm Covid-19 vào ngày 18/3.

Đây là một ca phức tạp, do ngay trước khi phát bệnh, phi công người Anh từng thực hiện hai chuyến bay trong ngày 16/3, khứ hồi TP HCM – Hà Nội, từng đến dự tiệc tại quán bar Buddha ở quận 2 và nhiều địa điểm khác.

Quán bar Buddha sau đó được xác định là một ổ dịch, với 12 người nhiễm trực tiếp và 6 người nhiễm gián tiếp do tiếp xúc với những người nhiễm ở đây.

“Buổi tiệc lễ thánh Patrick hôm đó thu hút khoảng 200 người. Đó là đêm cuối cùng trước khi có lệnh cấm quán bar hoạt động trong thời kỳ giãn cách xã hội. Còn giãn cách ở quán thì chủ yếu là ý thức cá nhân, chúng tôi không thể ép buộc khách được”, một nam nhân viên của quán bar kể lại với BBC News Tiếng Việt. Nhân viên này về sau cũng được xác định nhiễm Covid-19, là bệnh nhân 127.

Vào thời điểm nhập viện tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM, sức khỏe của bệnh nhân vẫn còn tốt, nhưng sau đó xấu đi rất nhanh.

“Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM được sự phối hợp của bệnh viện Chợ Rẫy 24/7 tham gia cứu chữa ngay từ đầu. Bệnh viện bố trí bệnh nhân ở phòng áp lực âm, dùng Hydrochloroquin, kháng sinh, trợ giúp hô hấp bằng thở máy qua mặt nạ, dinh dưỡng, dự phòng huyết khối tắc mạch, động viên tinh thần”, PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Phó trưởng tiểu ban Điều trị – Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19, chia sẻ với BBC News tiếng Việt.

Nhớ lại thời kỳ khó khăn, ông Khuê cho biết: “Bệnh nhân có diễn biến nặng dần lên đến suy đa tạng. Giai đoạn bi quan nhất là khi người bệnh tổn thương toàn bộ hai bên phổi rất nhanh, kèm theo đó là sự suy giảm chức năng của các tạng khác như thận, gan và rối loạn đông máu”.

Cận kề cái chết

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê cho biết ngành y tế Việt Nam đã huy động toàn bộ các phương tiện hồi sức tích cực hiện đại như thở máy chức năng cao, ECMO (tim phổi nhân tạo), lọc thận và các can thiệp giải quyết hậu quả của bệnh Covid-19 như rối loạn đông máu, tắc mạch…

Theo ông Khuê, bệnh nhân đã trải qua nhiều giai đoạn nguy hiểm. Ngày 5/4, các bác sĩ cho đặt ống nội khí quản, lọc máu liên tục. Do bệnh nhân thở máy không hiệu quả, ngày hôm sau phải dùng hệ thống ECMO.

Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân càng nghiêm trọng hơn khi xuất hiện hội chứng giảm tiểu cầu do Heparin, chạy máy ECMO bị đông máu và tắc màng lọc liên tục.

“Bốn ngày đầu phải thay ba màng lọc, trong khi chúng tôi không có thuốc chống đông khác. Một mặt chúng tôi cho bệnh nhân cầm cự với thuốc Xarelto (Rivaroxaban) đường uống nhưng chỉ đủ dùng trong bốn ngày, mặt khác Bộ Y tế chỉ đạo nhập khẩu khẩn cấp thuốc chống đông Agatroban nên hệ thống ECMO của bệnh nhân vẫn được duy trì đến sau này”, ông Khuê chia sẻ.

Tổng lãnh sự Anh tại TP.HCM Ian Gibbons cùng Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong thăm bệnh nhân số 91 vào chiều 17.6 tại Bệnh viện Chợ RẫyBản quyền hình ảnhTỔNG LÃNH SỰ ANH
Image captionTổng lãnh sự Anh tại TP.HCM Ian Gibbons cùng Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong thăm bệnh nhân số 91 vào chiều 17/6 tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Thời điểm nguy hiểm tiếp theo là khi phổi bệnh nhân đông đặc gần hết, chỉ còn chừng 10% hoạt động, lại thêm biến chứng tràn khí màng phổi phải và nhiễm trùng do trực khuẩn mủ xanh đa kháng.

Sau nhiều lần xét nghiệm âm tính hồi nửa đầu tháng 5, bệnh nhân được chuyển qua Bệnh viện Chợ Rẫy vào ngày 22/5, giữa lúc tình trạng sức khỏe cực kỳ xấu.

Trong giai đoạn này, các bác sĩ đã tính tới giải pháp ghép hai lá phổi và thậm chí ghép cả thận cho bệnh nhân. Tuy nhiên, dù có khoảng 60 người tình nguyện hiến tạng, việc thực hiện ca ghép lúc đó là không thể xét trên điều kiện nội tạng bệnh nhân bị nhiễm khuẩn và nấm nghiêm trọng.

Thêm vào đó, ghép phổi cũng được coi là kỹ thuật ghép tạng phức tạp nhất, phức tạp hơn cả ghép tim, cơ hội thành công thấp. Trong trường hợp ghép thành công, thì việc thích nghi của cơ thể với nội tạng mới cũng là thách thức lớn.

Dốc toàn lực cứu người

Trong giai đoạn này, tình hình dịch bệnh tại Việt Nam có chiều hướng đỡ nghiêm trọng hơn, khi các ca lây nhiễm mới trong cộng đồng giảm và không có ca tử vong nào. Thành tích chống dịch của Việt Nam được truyền thông và nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao.

Trong bối cảnh đó, việc duy trì con số “không người chết” trở nên cực kỳ quan trọng, nó là biểu tượng trung tâm của công cuộc “chống dịch như chống giặc”.

Quyết tâm cứu sống bệnh nhân 91 được thể hiện tới cấp cao nhất của chính phủ: trang Facebook chính phủ Việt Nam liên tục cập nhật tình trạng sức khỏe của “phi công người Anh”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các lãnh đạo cấp cao đã nhiều lần đề cập đến việc cứu chữa bệnh nhân này.

Các cuộc hội chẩn ba miền để xử trí ca 91 luôn có sự tham gia của các quan chức đầu ngành y tế và các chuyên gia giỏi nhất lĩnh vực này của Việt Nam.

Các bác sĩ từ các bệnh viện trên cả nước hội chuẩn tình trạng bệnh của BN91.Bản quyền hình ảnhTHÔNG TIN CHÍNH PHỦ
Image captionCác bác sĩ từ các bệnh viện trên cả nước hội chuẩn tình trạng bệnh của BN91.

Ông Lương Ngọc Khuê cho biết bệnh viện đã phải nhập thêm nhiều loại kháng sinh để điều trị cho bệnh nhân.

Trong thời điểm bệnh nhân 91 nguy kịch, khi sử dụng thuốc an thần sẵn có ít tác dụng, cần phải tăng liều truyền liên tục, Bộ Y tế đã chỉ đạo cho nhập khẩu khẩn cấp thuốc an thần Dexmedetomidine.

Nỗ lực của ngành y tế được đông đảo dân mạng cổ vũ. Trên trang facebook của chính phủ Việt Nam, sau mỗi một bài viết về bệnh nhân 91 là hàng trăm bình luận.

“Bệnh nhân này phải vượt qua để còn nói lời cảm ơn các bác sĩ”.

“Nỗ lực của các bác sĩ thật tuyệt vời. Anh phi công cố gắng sống để làm cầu nối hữu nghị giữa hai nước”…

Cũng có vài ý kiến cho rằng chính phủ đã tốn quá nhiều nguồn lực để cố cứu sống bệnh nhân 91.

“Ca này phức tạp, tốn kém tiền của, nhân lực và thuốc men nhiều nhất, lên báo cũng nhiều nhất”, một người viết trên trang facebook của mình, và người này cho rằng nên “trả về Anh cho mồ yên mả đẹp”.

Việc cứu chữa cho bệnh nhân 91 cũng phát sinh nhiều khó khăn, đặc biệt là chi phí lên đến nhiều tỉ đồng sau hàng tháng trời chữa trị.

Hồi phục ‘diệu kỳ’

Dù có nhiều tranh cãi và có lúc rất bi quan, nhưng sau khi bệnh nhân 91 được chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy vào ngày 22/5, quá trình hồi phục được miêu tả là “diệu kỳ”. Bệnh nhân không cần cấy ghép nội tạng nữa và đang được điều trị chờ ngày về nước.

Ngày 23/6, báo Pháp luật TP HCM dẫn lời bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết với tình hình sức khỏe hiện tại, bệnh nhân đã đủ điều kiện để rời khỏi khoa Hồi sức cấp cứu.

Theo PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, sự hồi phục của bệnh nhân 91 trước hết là nhờ tinh thần quyết tâm không buông bỏ người bệnh của Chính phủ, Bộ Y tế và của các bệnh viện.

“Trong suốt thời gian qua, chúng tôi đã thực hiện việc theo dõi chặt chẽ các diễn biến của người bệnh, kịp thời báo cáo xin ý kiến Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế, huy động trí tuệ toàn bộ nhân lực y tế của cả nước để phán đoán, tiên lượng và có biện pháp hỗ trợ, điều trị người bệnh”, ông Khuê chia sẻ với BBC News Tiếng Việt.

“Việt Nam đã huy động toàn bộ các phương tiện, trang thiết bị, thuốc men tốt nhất, kể cả nhập thuốc từ nước ngoài về để điều trị cho người bệnh”.

Virus corona: Chuyện bệnh nhân người Anh cách ly ở Hà Nội

Virus corona: Việt Nam sắp ghép phổi cho phi công người Anh

‘Phản ứng thái quá’ giúp Việt Nam chống virus thành công ra sao?

Ông cũng nói rằng việc chăm sóc tận tình, thực hiện phục hồi chức năng và chế độ dinh dưỡng hợp lý đã góp phần giúp bệnh nhân hồi phục tốt.

“Việc chuyển bệnh nhân từ Bệnh viện bệnh Nhiệt đới sang Bệnh viện Chợ Rẫy để điều trị hồi phục là một bước đi đúng đắn trong quá trình điều trị cho người bệnh”, ông Khuê chia sẻ thêm.

“Là người trực tiếp điều trị và theo dõi sức khỏe hằng ngày của BN91, tôi rất vui khi thấy hiện giờ bệnh nhân đã có thể tự cạo râu, đánh răng, nhấn bàn phím điện thoại… Điều này cho thấy hoạt động của hai bàn tay bệnh nhân đã trở về bình thường”, báo Pháp luật TP HCM dẫn lời bác sĩ Trần Thanh Linh, Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy.

Phi công Anh ngồi xe lăn phơi nắng mỗi sángBản quyền hình ảnhTHÔNG TIN CHÍNH PHỦ
Image captionPhi công Anh ngồi xe lăn phơi nắng mỗi sáng

Bác sĩ Linh kể rằng bệnh nhân từng nói sau khi bình phục, sẽ chở các y bác sĩ bay trên bầu trời Việt Nam, như một lời cảm ơn dành cho ân nhân cứu mạng.

Nỗ lực cứu chữa cho bệnh nhân 91 còn thể hiện ở những khía cạnh ít ngờ tới hơn.

“Đa phần người châu Á ăn sáng tầm 5 giờ, ăn trưa 11 giờ và ăn tối lúc 17 giờ. Thế nhưng bệnh nhân 91 ngủ tới 8 giờ mới dậy đánh răng rồi ăn sáng. Giờ ăn trưa của bệnh nhân là 14 giờ và ngồi vào bàn ăn tối lúc 20 giờ. Bệnh viện phải mời đầu bếp người châu Âu để nấu nướng những món theo yêu cầu của bệnh nhân”, bác sĩ Linh nói thêm.

Một trong những vướng mắc là chi phí điều trị, đến nay cũng đã có hướng giải quyết.

Theo cập nhật mới nhất trên Facebook của chính phủ Việt Nam, chi phí điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM đã được công ty bảo hiểm chi trả 3,5 tỉ đồng. Trong khi đó, chi phí điều trị hơn một tháng qua tại Bệnh viện Chợ Rẫy vẫn chưa được thống kê, tính toán đầy đủ.

“Chúng tôi hy vọng người bệnh sẽ sớm trở lại cuộc sống bình thường, như một kỳ tích với nỗ lực không ngừng của Chính phủ, Bộ Y tế và các bệnh viện, để không ai bị bỏ lại phía sau”, PGS.TS. Lương Ngọc Khuê nói với BBC News Tiếng Việt.

Advertisement
Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Covid-19: Hoa Kỳ có số ca nhiễm trong ngày cao kỷ lục

Covid-19: Hoa Kỳ có số ca nhiễm trong ngày cao kỷ lục

Các tiểu bang như Florida đang có tỷ lệ lây nhiễm cao chưa từng thấy kể từ tháng TưBản quyền hình ảnhAFP
Image captionCác tiểu bang như Florida đang có tỷ lệ lây nhiễm cao chưa từng thấy kể từ tháng Tư

Hoa Kỳ ghi nhận số ca nhiễm virus corona cao mức kỷ lục hôm thứ Năm, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins (JHU).

Số ca nhiễm và ca nhập viện tăng vọt khiến một số tiểu bang và thành phố tạm ngưng kế hoạch mở cửa trở lại.

Trước đó, số ca kỷ lục mà JHU ghi nhận là 36,400 vào ngày 24 tháng Tư, khi có ít xét nghiệm hơn được thực hiện

Hoa Kỳ hiện có 2,4 triệu ca nhiễm được xác nhận và 122.370 ca tử vong – cao nhất thế giới.

Mặc dù số ca hàng ngày tăng một phần là do xét nghiệm nhiều hơn, tỷ lệ xét nghiệm dương tính ở một số vùng cũng đang tăng lên.

Dòng xe xếp hàng chờ xét nghiệm Covid-19 ở Sân vận động Dodger Stadium, Los Angeles hôm 25/6Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionDòng xe xếp hàng chờ xét nghiệm Covid-19 ở Sân vận động Dodger, Los Angeles hôm 25/6

Các quan chức y tế Mỹ ước tính số ca thực tế nhiều khả năng cao gấp 10 lần so với con số ghi nhận.

Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) cho biết có tới 20 triệu người Mỹ có thể đã nhiễm virus corona. Con số ước tính này dựa trên các mẫu máu được lấy trên toàn quốc để xét nghiệm về kháng thể với virus này.

Số ca tăng mạnh chủ yếu là vì có nhiều người trẻ xét nghiệm dương tính, đặc biệt là ở vùng Nam và Tây nước Mỹ, theo TS Robert Redfield, người đứng đầu CDC.

Chuyện gì đang xảy ra ở Texas?

Tiểu bang Texas, nơi có nhiều động thái để chấm dứt các biện pháp phong tỏa, đã có thêm hàng ngàn ca mới, khiến ông Greg Abbott, Thống đốc theo Đảng Cộng hòa phải kêu gọi tạm ngưng tái mở cửa.

“Việc tạm ngưng này sẽ giúp tiểu bang của chúng ta ngăn chặn sự lây lan cho đến khi chúng ta có thể bước sang giai đoạn tiếp theo là mở cửa hoạt động trở lại,” ông nói.

United Memorial Medical Center testing site in Houston, Texas, June 25, 2020.Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionXét nghiệm Covid-19 tại một điểm xét nghiệm của Trung tâm Y khoa United Memorial tại Houston, Texas, hôm 25/6
  • Texas ghi nhận số ca nhiễm kỷ lục ở mức 5996 hôm thứ Năm
  • Có thêm 47 ca tử vong trong ngày, con số cao nhất trong tháng qua
  • Tiểu bang này cũng có số người cần nhập viện cao nhất trong 13 ngày liên tục
  • Các ca phẫu thuật bị hoãn ở khu vực Houston, Dallas, Austin và San Antonio để tăng công suất giường bệnh
  • Hơn 10% số ca xét nghiệm trong tuần qua có kết quả dương tính
  • Tất cả 254 hạt ở tiểu bang, trừ 12 hạt, xác nhận có ca nhiễm.

Các tiểu bang khác, gồm Alabama, Arizona, California, Florida, Idaho, Mississippi, Missouri, Nevada, Oklahoma, South Carolina và Wyoming, đều có số ca nhiễm trong ngày tăng ở mức kỷ lục trong tuần này,

Đại học Washington dự đoán Hoa Kỳ sẽ có 180,000 ca tử vong vào tháng Mười – hay 146,000 nếu 95% người dân Mỹ đeo khẩu trang.

Liên hiệp Châu Âu được cho là đang xem xét việc cấm công dân Mỹ vào khối này, trong bối cảnh EU đang tính chuyện mở cửa biên giới với các nước bên ngoài ra sao.

Categories: Tin Hoa Kỳ | Leave a comment

Ngoại trưởng Mỹ lên án Trung Quốc ‘đe dọa Việt Nam’ và thế giới

Lũ lụt, dịch bệnh ngoài tầm kiểm soát, 7 Ủy viên Thường vụ ĐCSTQ rốt cuộc đã đi đâu?

Lũ lụt, dịch bệnh ngoài tầm kiểm soát, 7 Ủy viên Thường vụ ĐCSTQ rốt cuộc đã đi đâu?

Ngoại trưởng Mỹ lên án Trung Quốc ‘đe dọa Việt Nam’ và thế giới

Ngoại trưởng Mỹ lên án Trung Quốc ‘đe dọa Việt Nam’ và thế giới

Bát Giới ném tượng Tam Thanh vào nhà xí, vì sao không bị trách phạt?

Bát Giới ném tượng Tam Thanh vào nhà xí, vì sao không bị trách phạt?

Cựu quan chức Mỹ: Chính quyền Trump cần dùng ‘quân át chủ bài’ để chống lại Trung Quốc

Cựu quan chức Mỹ: Chính quyền Trump cần dùng ‘quân át chủ bài’ để chống lại Trung Quốc

Ẩn ý thâm sâu đằng sau tình tiết Trư Bát Giới đã ục ịch lại còn gánh hành lý

Ẩn ý thâm sâu đằng sau tình tiết Trư Bát Giới đã ục ịch lại còn gánh hành lý

Người thông minh thật sự đều là giả ‘ngốc’, vụng về đến cực điểm lại thành ‘khôn’

Người thông minh thật sự đều là giả ‘ngốc’, vụng về đến cực điểm lại thành ‘khôn’

Lũ lụt, dịch bệnh ngoài tầm kiểm soát, 7 Ủy viên Thường vụ ĐCSTQ rốt cuộc đã đi đâu?

Lũ lụt, dịch bệnh ngoài tầm kiểm soát, 7 Ủy viên Thường vụ ĐCSTQ rốt cuộc đã đi đâu?

Ngoại trưởng Mỹ lên án Trung Quốc ‘đe dọa Việt Nam’ và thế giới

Ngoại trưởng Mỹ lên án Trung Quốc ‘đe dọa Việt Nam’ và thế giới

  • Bắt được cá mú nặng 55kg ở đầm phá xứ Huế

    Bắt được cá mú nặng 55kg ở đầm phá xứ Huế

     

    Thời sự14 giờ tới

  • Ngoại trưởng Mỹ lên án Trung Quốc ‘đe dọa Việt Nam’ và thế giới

    Ngoại trưởng Mỹ lên án Trung Quốc ‘đe dọa Việt Nam’ và thế giới

     

    Thế giới13 giờ tới

  • Bát Giới ném tượng Tam Thanh vào nhà xí, vì sao không bị trách phạt?

    Bát Giới ném tượng Tam Thanh vào nhà xí, vì sao không bị trách phạt?

     

    Tứ đại danh tác12 giờ tới

  • Điểm tin thế giới sáng 26/6: Thượng viện Mỹ thông qua dự luật mới về Hồng Kông

    Điểm tin thế giới sáng 26/6: Thượng viện Mỹ thông qua dự luật mới về Hồng Kông

     

    Thế giới12 giờ tới

  • Điểm tin trong nước sáng 26/6 – TP.HCM:  1 quân nhân nhiễm dịch bạch hầu, cách ly 16 người tiếp xúc gần

    Điểm tin trong nước sáng 26/6 – TP.HCM: 1 quân nhân nhiễm dịch bạch hầu, cách ly 16 người tiếp xúc gần

     

    Thời sự12 giờ tới

  • Bắc Kinh cáo buộc chiến cơ Mỹ bay qua Biển Đông, áp sát Trung Quốc đại lục

    Bắc Kinh cáo buộc chiến cơ Mỹ bay qua Biển Đông, áp sát Trung Quốc đại lục

     

    Thế giới10 giờ tới

Dịch bạch hầu lây lan nhanh, Bộ Y tế vào cuộc

Dịch bạch hầu lây lan nhanh, Bộ Y tế vào cuộc

 

Sức khoẻ14 giờ tới

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Chuyên gia: Đập Tam Hiệp có nguy cơ sụp đổ, gây nguy hiểm cho 400 triệu sinh mạng ở hạ lưu

Chuyên gia: Đập Tam Hiệp có nguy cơ sụp đổ, gây nguy hiểm cho 400 triệu sinh mạng ở hạ lưu

Minh Hòa | ĐKN 24/06/2020 17,757 lượt xem

Bức ảnh chụp đập Tam Hiệp năm 2009, được chia sẻ trên Wikimedia Commons.
Đài truyền hình NTD hôm 23/6 dẫn lời một nhà thủy văn học nổi tiếng cho rằng đập Tam Hiệp ở Trung Quốc có nguy cơ sụp đổ do chất lượng kém và áp lực trên sông Dương Tử, trong bối cảnh các trận lũ lụt nghiêm trọng đang diễn ra ở miền trung và miền nam Trung Quốc.

Đập Tam Hiệp bắt đầu được xây dựng vào năm 1994 và hoàn tất vào năm 2006, trở thành con đập lớn nhất thế giới với vùng hồ chứa tới 42 tỉ tấn nước.

Tuy nhiên, nhà thủy văn học người Đức gốc Hoa, ông Vương Duy Lạc (Wang Weiluo) cho biết công trình khổng lồ này được xây dựng với chất lượng kém và có nguy cơ sụp đổ trước các trận lũ lụt lịch sử tại Trung Quốc hiện nay.

Đập Tam Hiệp được xây dựng trên sống Dương Tử và nằm ở tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc. Hiện tại, một nhánh của sông Dương Tử đang gánh chịu một trận lụt lớn chưa từng có trong 80 năm qua. NTD cho biết chính quyền đã sơ tán khoảng 40.000 cư dân địa phương và đưa ra cảnh báo màu vàng về các trận mưa bão.

Hôm 20/6, mực nước bên trong hồ chứa đập Tam Hiệp đã tăng cao lên gần 2 mét so với mức cảnh báo. Dù vậy, chính quyền Trung Quốc cam đoan rằng cấu trúc của con đập rất chắc chắn và không có nguy cơ sụp đổ. Liệu lời cam đoan của chính quyền Trung Quốc có đáng tin? Ông Vương Duy Lạc đã đưa ra nhận định trái ngược với tuyên bố của Bắc Kinh về chất lượng của đập tam Hiệp.

Sai sót trong thiết kế

Ông Vương cho biết sau trận lụt nghiêm trọng năm 1998, Trung Quốc khi đó đã thuê các chuyên gia phương Tây để đánh giá kiểm soát chất lượng của đập Tam Hiệp. NTD cho biết các chuyên gia khi đó kết luận rằng việc hàn nối các thanh thép của con đập đã không đạt chuẩn.

Giới chức Trung Quốc không hài lòng, cho rằng lời chê bai của chuyên gia phương Tây là phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, lời chê bai đó đã đến quá muộn.

“Việc hàn thép và đổ xi măng ở bờ bên trái của con đập đã hoàn tất. Họ không thể làm lại nó”, ông Vương nói.

NTD cho biết, đập Tam Hiệp đã không được kiểm tra chất lượng bởi một cơ quan riêng biệt, mà chính đội ngũ thiết kế và xây dựng con đập đã tự làm điều đó.

Khi con đập bắt đầu hoạt động, giới truyền thông nhà nước Trung Quốc đã lớn tiếng tuyên bố rằng con đập có thể chịu đựng một trận lụt tồi tệ nhất trong 10.000 năm. Nhiều năm sau, họ đã sửa tuyên bố này thành 1.000 năm, và một năm sau đó, lại sửa đổi thành 100 năm. NTD bình luận, điều đó cho thấy chính các quan chức Trung Quốc cũng đã giảm sút niềm tin vào đập Tam Hiệp.

Năm 2010, truyền thông nhà nước dẫn lời các quan chức Trung Quốc nhấn mạnh rằng người dân có thể dành trọn niềm tin vào khả năng kiểm soát lũ của đập Tam Hiệp.

Nhưng năm 2019, các hình ảnh từ vệ tinh cho thấy con đập có dấu hiệu bị biến dạng do áp lực của nước. Bắc Kinh chỉ đơn giản bình luận rằng con đập đang “đàn hồi tốt”.

Ảnh chụp đập Tam Hiệp năm 2008 và 2019 (ảnh: Google Maps).

Tuy nhiên, ông Vương chỉ ra rằng con đập bị biến dạng là do sai sót trong thiết kế.

Trong một bài báo năm 2019, ông Vương cho biết con đập bao gồm hàng chục khối bê tông độc lập. “Những khối này không được kết nối với lớp nền bên dưới, chúng chỉ ngồi lên nó”, ông Vương cho biết.

Chuyên gia về thủy văn học nhận định, nếu đập Tam Hiệp sụp đổ, nó sẽ đặt ra nguy hiểm cho hơn 400 triệu sinh mạng sống ở hạ lưu.

Từ khúc giữa đến hạ lưu của sông Dương Tử đều là các khu vực có mật độ dân cư đông đúc, trong đó các thành phố lớn như Thượng Hải và Vũ Hán.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho rằng con đập này không có nguy cơ sụp đổ, và chỉ trích điều này chỉ là “tin đồn bị thổi phồng bởi giới truyền thông phương Tây”.

Dù vậy, những lời cam đoan của Bắc Kinh tới nay chưa có tác dụng chấn an những lo ngại về tình hình đập Tam Hiệp, trong bối cảnh chính quyền Trung Quốc được biết đến rộng rãi về những tuyên bố sai lệch và che giấu thông tin. Một ví dụ điển hình là tình trạng bưng bít về dịch viêm phổi Vũ Hán, khiến virus corona lây lan ra khắp thế giới trong khi lẽ ra nó đã có thể được khống chế ở địa phương.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Đức Phật đưa ra dự ngôn về tương lai nhân loại, đến nay chuẩn xác phi thường

Đức Phật đưa ra dự ngôn về tương lai nhân loại, đến nay chuẩn xác phi thường

Tiểu Lý | ĐKN 23/06/2020 89,252 lượt xem

Đức Phật đưa ra dự ngôn về tương lai nhân loại, đến nay chuẩn xác phi thường
Đức Phật cho biết xã hội loài người sẽ xuất hiện rất nhiều hiện tượng dị thường, ví dụ như khí hậu biến hóa bất thường, thiên tai nhân họa liên tiếp, thời gian nhanh hơn, sư sãi giả tu làm loạn Pháp…

Mạt Pháp là gì? Hơn 2.500 năm trước, Đức Phật Tất Đạt Đa khi còn tại thế, trong những năm truyền Pháp của mình đã để lại cho con người tương lai nhiều dự ngôn rằng vào thời kì Mạt Pháp sẽ xuất hiện rất nhiều dị thường xảy ra và cũng chính là lúc con người không còn tâm Pháp để câu thúc đạo đức.

Trong kinh, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chia mốc thời gian của Pháp ra thành 3 giai đoạn: thời Chính Pháp (1.000 năm), Tượng Pháp (1.000 năm) và thời Mạt Pháp (10.000 năm). Theo Phật lịch thì hiện nay, thời Mạt Pháp đang trải qua ngàn năm đầu tiên, tính đến năm 2016 thì Phật lịch là năm 2559.

Thời kỳ Mạt Pháp cũng có nghĩa là thời kỳ Pháp diệt tận. Trong thời kỳ Pháp diệt tận, Những lời tiên tri hay những dự ngôn của Đức Phật về chuyện “nam nữ thọ mệnh” và “trạng thái của hòa thượng” như sau:

Nam thọ ngắn, nữ thọ dài

“Kinh Pháp diệt tận” viết: “Kiếp dục tận cố, nhật nguyệt chuyển đoản, nhân mệnh chuyển thúc: tứ thập đầu bạch, nam tử dâm điệt, tinh tận yểu mệnh, hoặc thọ lục thập; nam tử đoản thọ, nữ nhân thọ trường, thất bát cửu thập, hoặc chí bách tuế. Đại thủy hốt khởi, thốt chí vô kỳ, thế nhân bất ngôn, cố vi hữu thường. Chúng sinh tạp loại, bất vấn hào tiện, một nịch phù phiêu, ngư miết thực đạm”.

Giải thích: Đại kiếp sắp đến giới hạn cuối cùng, mặt trăng mặt trời luân chuyển làm thời gian ngắn hơn, vì thế tuổi thọ con người nhanh hơn, 40 tuổi đã đầu bạc, già trước tuổi. Nam giới vì dâm dục phóng túng nên tinh lực cạn kiệt mà chết yểu, sống đến 60 là khó. Nam thọ ngắn thì nữ lại thọ dài, có thể sống đến 70, 80, 90, thậm chỉ 100 tuổi.

Lũ lụt sẽ đến bất ngờ, thường xuyên hơn, không theo quy luật rõ ràng. Người đời không tin đây là hiện tượng mạt Pháp, vì thế xem là bình thường. Chúng sinh sống tạp loạn cùng nhau, bất kể giàu sang hay nghèo hèn đều bị chìm trong nước chứ không nổi, làm mồi cho cá và ba ba.

Hình ảnh mưa lũ tại 11 tỉnh thành ở miền nam Trung Quốc.

Cầu nhờ cửa Phật, không tu giới luật

“Kinh Pháp diệt tận” viết: “Tự cung vu hậu bất tu đạo đức, tự miếu không hoang, vô phục tu lý, chuyển tựu hủy hoại. Đãn tham tài vật, tích tụ bất tán, bất tác phúc đức; phán mại nô tì, canh điền xung thực, phần hủy sơn lâm, thương hại chúng sinh, vô hữu từ tâm; nô vi tì khưu, tì vi tì khưu ni, vô hữu đạo đức, dâm điệt trọc loạn, nam nữ bất biệt. Lệnh đạo bạc đạm, giai do tư bối; hoặc tị huyện quan, y ỷ ngô đạo, cầu tác sa môn, bất tu giới luật, nguyệt bán nguyệt tận, tuy danh tụng giới, yếm quyện giải đãi, bất dục thính văn, sao lược tiền hậu, thiết hữu đậu giả, bất thức tự câu, vi cường ngôn thị, bất tư minh giả, cống cao cầu danh, hư hiển nha bộ, dĩ vi vinh ký, vọng nhân cung dưỡng.”

Giải thích: (Phật Pháp thời tận diệt, bọn sư sãi ma quỷ) sau khi tạo nghiệp vẫn không dùng tâm tu đạo đức, chùa chiền thành nơi của con buôn, thậm chí hoang phế mà không ai thèm tu chỉnh, cuối cùng bị hủy hoại hết.

Trong kinh điển Phật giáo Đại thừa Đồng Tính Kinh quyển hạ, các Đại thừa Pháp Uyển Nghĩa Lâm Chương quyển lục bổn cũng có ghi chép: Khi đến thời kỳ Phật giáo mạt Pháp “Giáo Pháp thuỳ thế, nhơn tuy hữu bẩm giáo, bất năng tu hành chứng quả, gọi là mạt pháp”. Mọi người tu Phật Pháp là vì cái gì ? Đó chẳng phải cần tu được chánh quả, cần chứng ngộ quả vị của bản thân chăng? Nhưng lại “bất năng tu hành chứng quả”. Điều này đã minh chứng cho những hòa thượng giả dạng tu hành làm bại hoại Phật giáo hiện nay.

Ngay cả chính bản thân sư sãi tự độ còn khó huống hồ độ nhân, trong kinh điển “Chiêm Xác Thiện Ác Nghiệp Báo Kinh” có nói đến con người đến thời kỳ mạt pháp: “Căn cơ chậm chạp thiếu tin với Phật Pháp, người đắc Đạo rất ít, cho đến dần dần ở trong Tam Thừa (Thanh Văn Thừa (Tiểu Thừa), Duyên Giác Thừa (Trung Thừa), Đại Thừa (Bồ Tát Thừa), người tín tâm thành tựu, cũng là rất ít, tất cả người tu học Thiền Định thế gian, phát chư thông nghiệp, tự biết định mệnh chuyển dần không còn, như vậy cuối cùng đi vào trong mạt pháp, chảy qua rất lâu mới đắc Đạo, được Tín Thiền Định thông nghiệp… tất cả hoàn toàn không có”.

Đến thời đại này, chúng sinh trở thành nô lệ cho đồng tiền hoặc danh lợi lại xuống tóc đi tu trở thành sư hoặc ni cô, không những vô đạo đức mà còn dâm dục phóng túng, hành vi hỗn loạn bẩn thỉu, tăng nhân nam nữ chung sống với nhau, không còn băn khoăn về lễ độ luật pháp. Chính đạo suy yếu đều vì đám sư sãi ma quỷ này.

Có kẻ vì trốn quan trường truy xét mới nương nhờ cửa Phật, cầu nơi dung thân, họ trở thành thầy tu nhưng không thể giữ được giới luật, tuy bề ngoài vẫn tụng niệm giới luật nhưng trong lòng chán ngán, buông thả, cơ bản là không muốn nghe Phật Pháp, hoặc lược bớt nội dung, không dám nói hết. Thêm nữa không thể học thuộc kinh điển, cho dù thỉnh thoảng có người đọc được nhưng lại không thể hiểu chữ nghĩa và câu cú, vì nói mình thông hiểu kinh sách mà không thể đi tham khảo ý kiến người minh trí, tự cao tự đại, ham danh tiếng mà làm ra những trò hư ngụy, cố ra vẻ tao nhã, tự cho mình vinh quang, hy vọng người khác đến phụng dưỡng mình.

Chiểu theo tiêu chuẩn của kinh Phật để lại, ngày nay không khó để tìm thấy những người giả tu.

***

Đức Phật Thích Ca đã dự ngôn trước rằng sau hai ngàn năm trăm năm, nhân loại sẽ đi vào thời mạt Pháp cũng chính là hiện tại. Phật giáo sẽ chỉ còn lại một vỏ ngoài, đến khi đó các tăng nhân “trong Pháp của ta, tuy cạo trừ râu tóc, thân mặc cà sa, nhưng họ “phá hủy giới cấm, hành không như Pháp”, đều đã là những “Tì Kheo giả”.

Đức Phật đã cho chúng ta biết trước về đạo đức bại hoại của nhân loại và các hiện tượng hỗn loạn như: thiên tai, khủng bố, ôn dịch, đại kiếp nạn… Hết thảy những điều này là cực kỳ khiếp hãi với chúng sinh, và cũng là đại đào thải với cả thế giới. Nhưng trong một số kinh Phật, chúng ta có thể tìm thấy một số đoạn ghi lại, chẳng hạn kinh “Phật thuyết Pháp diệt tận” chép: “Khi Pháp ta diệt, ví như đèn dầu sắp tắt, ánh sáng lóe lên, sau đó liền diệt; khi Pháp ta diệt, cũng như đèn tắt, khó mà trách được. Đến như sau đó mấy nghìn vạn năm, khi Di Lặc hạ thế làm Phật, thiên hạ thái bình, độc khí toàn tiêu”.

Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói đến một cứu cánh cho toàn nhân loại ngày nay, đó là khi “Chuyển Luân Thánh Vương” (trên thiên thượng gọi là “Pháp Luân Thánh Vương”, cũng xưng là “Di Lặc”), một vị Như Lai với thần thông tối quảng đại, năng lực lớn nhất trong vũ trụ, rồi sẽ hạ thế truyền Pháp độ hết thảy chúng sinh các giới.

Xuất phát từ lòng từ bi với con người, Phật Thích Ca Mâu Ni đã đưa thiên cơ trọng yếu này vào các dự ngôn minh xác, lấy đó khải thị người đời sau phải sáng suốt để tự cứu, thoát khỏi kiếp nạn, và hướng về kỷ nguyên mới của lịch sử. Rất mong những ai hữu duyên liễu ngộ chân tướng và nắm chắc cơ hội tự cứu này. Cơ duyên vạn cổ đang ở trước mắt các bạn, xin hãy nắm bắt đừng bỏ qua.

Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tổng hợp.

Video: Câu chuyện nhà tâm linh phương Đông và cuộc hành trình tìm kiếm kì lạ

Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

Đại sứ Trung Quốc: Đường sắt Cát Linh-Hà Đông là ‘tượng trưng cho tình hữu nghị 2 nước’

Đại sứ Trung Quốc: Đường sắt Cát Linh-Hà Đông là ‘tượng trưng cho tình hữu nghị 2 nước’

Tâm Tuệ | ĐKN 2 giờ trước 3,820 lượt xem

Ảnh: Shutterstock.

Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba nói dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông không phải là dự án thương mại bình thường, mà là dự án có sử dụng vốn của Chính phủ Trung Quốc, đồng thời tượng trưng cho tình hữu nghị giữa hai nước.

Báo Người lao động đưa tin, chiều 24/6, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba.

Tại buổi làm việc, một trong những nội dung ‘quan trọng’ mà Đại sứ quán Trung Quốc đề cập đến là dự án tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông. Ông Hùng Ba nói đây không phải là dự án thương mại bình thường, mà là dự án có sử dụng vốn của Chính phủ Trung Quốc, đồng thời tượng trưng cho tình hữu nghị giữa hai nước… Đồng thời khẳng định, Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm tại Hà Nội.

Về phía Việt Nam, Hà Nội sẽ tạo điều kiện để tiếp nhận các chuyên gia Trung Quốc sang làm việc, trên cơ sở đảm bảo các điều kiện về dịch tễ.

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ khẳng định, Hà Nội mong muốn có thể phối hợp với các cơ quan hữu quan của Việt Nam và Tổng thầu Trung Quốc để thúc đẩy tiến độ, đưa dự án tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông sớm đi vào hoạt động, góp phần giảm tải ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố.

Bí thư Thành ủy bày tỏ mong muốn Đại sứ Hùng Ba và các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán sẽ tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ thành phố thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt với Bắc Kinh và các địa phương khác của Trung Quốc.

Cũng trong sáng cùng ngày, đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội thuộc đơn vị bầu cử số 1, tiếp xúc cử tri 3 quận Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm. Tại hội nghị, cử tri Lê Thanh Luyến (Ba Đình) nêu vấn đề liên quan đến đường sắt Cát Linh – Hà Đông, theo Tiền Phong.

Cử tri cho rằng, đây là dự án được người dân Thủ đô vô cùng kỳ vọng. Thế nhưng dự án đã nhiều lần lỗi hẹn, 10 năm chưa đưa vào vận hành, đội vốn khủng, mỗi năm phải trả lãi đến 600 tỷ đồng… Cử tri Hà Nội đặt câu hỏi: Chính phủ sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào? Bao giờ đưa vào sử dụng? Ai chịu trách nhiệm? Theo cử tri Hà Nội, nhân dân chính là người phải gánh chịu cuối cùng.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Nga cảm ơn Việt Nam gửi thiết bị y tế hỗ trợ chống Covid-19

HỢP TÁC NGA-VIỆT

URL rút ngắn
20
Theo dõi Sputnik trên

Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện Liên Bang Nga) gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Quốc hội và nhân dân Việt Nam đã chuyển giao cho phía Nga lô hàng y tế hỗ trợ cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19 tại Nga.

Chủ tịch Thượng viện Nga tin tưởng rằng với những nỗ lực chung của cả hai bên, Việt Nam và Nga sẽ sớm vượt qua đại dịch SARS-CoV-2, hướng đến khắc phục hậu quả nặng nề do dịch bệnh gây nên, sớm ổn định, khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội.

Chủ tịch Thượng viện Nga cảm ơn Việt Nam hỗ trợ chống dịch Covid-19

Ngày 14/5, Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện Liên Bang Nga), bà Valentina Matvyenko đã gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng nhân dân Việt Nam đã chuyển giao cho phía Nga lô hàng y tế hỗ trợ cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19 tại Nga.

Số quà tặng của Quốc hội Việt Nam bao gồm 50.000 khẩu trang y tế kháng khuẩn sẽ sớm được chuyển đến các cơ sở y tế thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19 cũng như những tổ chức xã hội của Nga trong công cuộc đẩy lùi dịch bệnh.

“Chúng tôi bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới Quốc hội Việt Nam và nhóm các nghị sĩ hữu nghị với Liên bang Nga vì tinh thần đoàn kết đặc biệt có giá trị trong bối cảnh tình hình khó khăn hiện nay do đại dịch Covid-19”, thông cáo báo chí của Hội đồng Liên bang nêu rõ.

Chủ tịch Thượng viện Liên bang nga Matvienko cũng khẳng định những sản phẩm y tế được phía Việt Nam trao tặng sẽ sớm được gửi đến các cơ sở y tế của Nga nhằm hỗ trợ cuộc chiến chống dịch Covid-19, cũng như các tổ chức xã hội khác để hỗ trợ người dân Nga trong giai đoạn này.

Bên cạnh đó Chủ tịch Thượng viện Nga Matvienko cũng bày tỏ tin tưởng rằng với những nỗ lực chung như vậy, cả hai nước Việt Nam và Nga sẽ sớm vượt qua đại dịch do coronavirus, cũng như hậu quả liên quan đối với quá trình phát triển kinh tế và xã hội.

Việt Nam chung tay hỗ trợ Nga và nhiều quốc gia đẩy lùi đại dịch Covid-19

Trước đó, ngày 11/5, tại trụ sở Quốc hội Việt Nam, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thừa ủy quyền của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam- Chủ tịch AIPA 41 Nguyễn Thị Kim Ngân, trao phần quà gồm 100 nghìn khẩu trang y tế kháng khuẩn tặng cho Duma Quốc gia Nga (tức Hạ viện) và Hội đồng Liên bang Nga (tức Thượng viện).Ngoài Nga, Quốc hội Việt Nam cũng đã trao tặng vật tư y tế cho một số nghị viện và tổ chức liên nghị viện quốc tế, bao gồm: Azerbaijan, Kazakhstan, Belarus, Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, Bỉ, Bulgaria, Czech, Pháp, Hungary, Italia, Hà Lan, Romania, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Campuchia, Lào, Indonesia, Singapore, Philippines, Malaysia, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Cuba, Brazil, Argentina, Mexico, Chile, Venezuela, Morocco.

Đồng thời, hôm 12/5 tại trụ sở UBND TP.Hà Nội, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cùng với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Tô Anh Dũng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Hữu nghị Nguyễn Phương Nga đã trao tặng thành phố Mátxcơva và cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga 150.000 khẩu trang (gồm 100.000 khẩu trang vải kháng khuẩn và 50.000 khẩu trang y tế do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam và có chứng nhận nhãn dán CE của Liên minh Châu Âu).

Ngoài ra, cũng nhân dịp này, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội thay mặt chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội gửi tặng 50.000 khẩu trang đến Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga và cộng đồng người Việt Nam hiện đang sinh sống, làm việc tại Nga để sử dụng phòng, chống dịch Covid-19.

“Buổi lễ được tổ chức tại Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, chuyển các thiết bị y tế như món quà nhân đạo tới Tòa thị chính Mátxcơva để chống lại đại dịch coronavirus. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã trao 200 nghìn khẩu trang y tế kháng khuẩn cho chính quyền thủ đô Nga”, Đại sứ Nga tại Việt Nam Konstantin Vasilievich Vnukov nhấn mạnh.

Ông Vnukov cũng khẳng định: “Không một quốc gia nào có thể một mình đối phó với đại dịch Covid-19, và Việt Nam luôn sẵn sàng giúp đỡ Nga, tìm cách đóng góp cho cuộc chiến chống lại dịch bệnh này”.

Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam Konstantin Vasilievich Vnukov phát biểu.
© ẢNH : DƯƠNG GIANG – TTXVN
Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam Konstantin Vasilievich Vnukov phát biểu.

Nhằm chung tay đẩy lùi đại dịch Covid-19 tại Nga, ngày 7 tháng 5 vừa qua, Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng đã quyết định trao tặng Liên Bang Nga 1.000 máy thở VFS-410 và 500 máy thở VFS-510. Đây là sự tri ân đặc biệt của người giàu nhất Việt Nam đối với Nga, nơi khởi nghiệp và quốc gia có ý nghĩa đặc biệt đối với ông Phạm Nhật Vượng.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Điện đàm Việt – Mỹ: Tổng thống Trump nói gì với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc?

VIỆT NAM

URL rút ngắn
61
Theo dõi Sputnik trên

Có gì trong cuộc điện đàm giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Trump? Tiết lộ những nội dung quan trọng trong cuộc điện đàm giữa Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cũng như những điểm mới trong quan hệ Việt – Mỹ.

Tổng thống Donald Trump khen năng lực ứng phó với dịch bệnh Covid-19 của Việt Nam, đồng thời, thống nhất với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về các biện pháp tăng cường quan hệ Việt Nam đi vào chiều sâu trong thời gian tới đây.

Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc cũng đã có cuộc điện đàm với Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ Ted McKinney về vấn đề thúc đẩy hợp tác nông nghiệp giữa hai nước trong thời gian tới.

Tổng thống Donald Trump cảm ơn Việt Nam hỗ trợ chống Covid-19

Tối ngày 6/5, cổng thông tin Chính phủ Việt Nam thông tin cho hay, theo đề nghị của phía Hoa Kỳ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm quan trọng với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về các biện pháp ứng phó với dịch Covid-19 cũng như những lĩnh vực quan trọng trong hợp tác hữu nghị Việt – Mỹ – từ cựu thù thành đối tác đầy triển vọng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump
© ẢNH : THỐNG NHẤT – TTXVN
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump

Cuộc điện đàm của Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Hoa Kỳ đặc biệt thu hút sự quan tâm của truyền thông và dư luận.

Trong cuộc trao đổi với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Tổng thống Donald Trump biểu dương và dành nhiều lời khen ngợi về năng lực ứng phó với dịch bệnh Covid-19 suốt hơn ba tháng qua của Việt Nam.Người đứng đầu Chính quyền Hoa Kỳ cũng gửi lời cảm ơn Việt Nam đã tạo điều kiện cung cấp và vận chuyển trang thiết bị y tế cũng như trao tặng khẩu trang cho phía Hoa Kỳ trong thời điểm dịch bệnh do coronavirus bùng phát mạnh mẽ và Mỹ là nước chịu ảnh hưởng cũng như tổn thất nặng nề nhất trong cuộc chiến đẩy lùi Covid-19. Đồng thời, Tổng thống Trump nhờ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chuyển lời chào tới nhân dân Việt Nam.

Trước sự hỗ trợ nhiệt thành và nồng hậu của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Nhân dân Việt Nam trong khi nước Mỹ đang quay cuồng chống Covid-19 thời gian qua, Tổng thống Trump thông báo, Mỹ sẵn sàng tặng Việt Nam một số máy thở để hỗ trợ điều trị bệnh nhân mắc SARS-CoV-2. Ông chủ Nhà Trắng cũng đồng thời đề nghị Việt Nam và Mỹ tiếp tục hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong phòng chống dịch bệnh do coronavirus gây nên cũng như mở rộng hợp tác song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực.

Tăng cường quan hệ Việt – Mỹ, ASEAN- Hoa Kỳ

Trong cuộc điện đàm với lãnh đạo Chính quyền Hoa Kỳ, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình kiểm soát dịch Covid-19 ở Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tổng giám đốc Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (DFC)
© ẢNH : THỐNG NHẤT – TTXVN

Cũng là quốc gia căng mình chống dịch từ thời điểm dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát ở Trung Quốc và Việt Nam ghi nhận ca nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên hôm 23 tháng 1, Hà Nội chia sẻ những mất mát, khó khăn mà Washington đang phải gánh chịu. Thủ tướng Việt Nam bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc với người dân Hoa Kỳ đang phải trải qua giai đoạn khó khăn cả về dịch bệnh, kinh tế lẫn tinh thần. Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ Việt Namtin tưởng dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, Mỹ sẽ sớm kiểm soát thành công dịch bệnh do coronavirus, tái khởi động nền kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng và đảm bảo đời sống cho người dân Hoa Kỳ.

Thời gian qua, cả Việt Nam và Mỹ luôn tăng cường trao đổi thông tin cũng như hợp tác sâu rộng về công tác ứng phó với dịch bệnh Covid-19. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự hợp tác giữa hai nước trong đối phó với dịch SARS-CoV-2.

Trước thiện chí của Tổng thống Trump tặng máy thở cho Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bày tỏ lòng cảm ơn, đặc biệt không thể không đề cập đến việc chính phủ Hoa Kỳ đã hỗ trợ tài chính cho ASEAN, trong đó gần 10 triệu USD dành riêng cho Việt Nam để nâng cao năng lực y tế và phục hồi kinh tế sau dịch bệnh kinh hoàng này.

Xuyên suốt cuộc điện đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Donald Trump tỏ hài lòng về tiến triển thực chất trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trên tất cả các lĩnh vực thời gian qua, từ chính trị – ngoại giao, kinh tế – thương mại, an ninh – quốc phòng cho đến khoa học – giáo dục, giải quyết hậu quả chiến tranh, giao lưu nhân dân hai nước, chuyển từ “cựu thù” thành đối tác.

Theo thống kê, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều tiếp tục tăng trong Quý I/2020, trong đó xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Đó ddược coi là một tín hiệu tích cực, khẳng định, Việt Nam luôn chủ động cân bằng cán cân thương mại, tránh nghi kỵ hay phát sinh những hiểu lầm không đáng có như trong thời gian leo thăng căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hồi năm ngoái.

Trong điện đàm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Trump nhất trí sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế – thương mại, tiếp tục mở cửa thị trường cho hàng hóa của cả Việt Nam và Mỹ trong thời gian tới.

Về tăng cường quan hệ song phương, hai nhà lãnh đạo Việt – Mỹ cũng trao đổi về các biện pháp thiết thực mà Hà Nội và Washington cần hướng đến để đưa quan hệ hai nước toàn diện đi vào chiều sâu, nhất là trong dịp kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, qua đó đóng góp thiết thực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực và trên thế giới. Có thể nói, Việt Nam đóng vai trò hết sức quan trọng trong chính sách cân bằng vị thế địa chính trị của Mỹ ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương cũng như với các quốc gia Đông Nam Á.

Về những sự kiện cấp khu vực và đa phương, Tổng thống Mỹ cho rằng ông rất tiếc vì Hội nghị Cấp cao đặc biệt Hoa Kỳ – ASEAN đã bị hoãn do dịch bệnh. Tuy nhiên, Nhà Trắng khẳng định mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN trong thời gian tới theo hướng thiết thực và sâu rộng hơn.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh điện đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo

Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, cũng trong ngày 6/5 theo đề nghị của phía Hoa Kỳ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo về những vấn đề quan trọng, hai bên cùng quan tâm.

Theo đó, lãnh đạo Bộ Ngoại giao hai nước nhất trí đánh giá quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực trên các lĩnh vực, nhất là kinh tế – thương mại.

Hai nước thống nhất phối hợp chặt chẽ để tổ chức, triển khai các hoạt động hợp tác nhân dịp kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm 2020, qua đó làm sâu sắc hơn hơn quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều hướng hợp tác tích cực trong tương lai sắp tới.

Như phát biểu trong cuộc họp trực tuyến Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN và Mỹ vừa qua, một lần nữa, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết, ông đánh giá rất cao vai trò của Việt Nam trong ứng phó với các thách thức chung (truyền thống và phi truyền thống), đồng thời, nhất trí tăng cường phối hợp để thúc đẩy quan hệ giữa ASEAN và Hoa Kỳ, trong quá trình Việt Nam đảm nhận vị trí Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.

Ngoài ra, trong cuộc điện đàm chiều ngày 6/5, lãnh đạo hai Bộ Ngoại giao cũng trao đổi về vấn đề quốc tế và khu vực và Hà Nội và Washington cùng quan tâm và tập trung thảo luận.

Việt Nam – Mỹ tăng cường hợp tác nông nghiệp

Một ngày tổng hòa nhiều hoạt động liên quan đến quan hệ Việt – Mỹ trên nhiều lĩnh vực. Không chỉ có cuộc điện đàm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hay giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, cuộc điện đàm giữa  Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc với Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ Ted McKinney về tăng cường hợp tác nông nghiệp giữa hai nước cũng thu hút sự quan tâm của hai bên.

Cụ thể, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ, ngày 6/5, Đại sứ Hà Kim Ngọc đã có cuộc trao đổi qua điện thoại với Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ Ted McKinney nhằm thúc đẩy hợp tác nông nghiệp giữa hai nước.

Tham gia cuộc điện đàm còn có đại diện Thương vụ Việt Nam tại Mỹ và Tham tán Nông nghiệp Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam.

Mở đầu cuộc điện đàm, Đại sứ Hà Kim Ngọc và Thứ trưởng Ted McKinney bày tỏ vui mừng trước những tiến triển tích cực trong quan hệ hai nước.

Hai bên khẳng định các cuộc điện đàm của lãnh đạo cấp cao, trong đó có cuộc điện đàm giữa Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, cũng như cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cùng ngày có ý nghĩa rất quan trọng, tạo đà để thúc đẩy các kênh trao đổi, hợp tác giữa hai bên đi vào chiều sâu và tiến triển nhiều hơn nữa.

Liên quan đến hợp tác thương mại nông nghiệp, Đại sứ Hà Kim Ngọc khẳng định Việt Nam đang tích cực triển khai kế hoạch hành động hướng tới thương mại hài hòa và bền vững giữa hai nước, nhấn mạnh cam kết mở cửa hơn nữa thị trường Việt Nam và tăng cường mua hàng hóa và dịch vụ, trong đó có các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ trong thời gian tới đây.

Đặc biệt, Đại sứ Hà Kim Ngọc cũng thông tin với Thứ trưởng Ted McKinney về các nỗ lực gần đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các cơ quan liên quan của Việt Nam trong việc cấp phép cho 469 cơ sở sản xuất thịt, 219 cơ sở sản xuất hải sản cũng như các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao của Mỹ, tổ chức đoàn doanh nghiệp sang Mỹ để thúc đẩy các thỏa thuận nhập khẩu bò, ngô, đậu tương.

Đồng thời, Đại sứ Hà Kim Ngọc cũng đề nghị phía Mỹ sớm hoàn tất thủ tục cấp phép cho quả bưởi tươi của Việt Nam cũng như sớm công nhận Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội tham gia chương trình chiếu xạ quả tươi xuất khẩu và bổ sung biện pháp xử lý hơi nước nóng đối với trái cây xuất khẩu sang Mỹ.

Trao đổi với Đại sứ Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Ted McKinney đánh giá cao việc Việt Nam tích cực thực hiện các thỏa thuận hợp tác nông nghiệp giữa hai nước.

Thứ trưởng Ted McKinney nhấn mạnh việc Chính phủ Mỹ ủng hộ việc sử dụng các hóa chất nông nghiệp an toàn, bao gồm các sản phẩm có chứa hoạt chất glyphosate, mong muốn Việt Nam tiếp tục xem xét các quy định liên quan giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) trong Nghị định 13 hướng dẫn thực hiện Luật Chăn nuôi.

Đồng thời, Thứ trưởng Ted McKinney cũng bày tỏ ấn tượng về hai chuyến thăm Việt Nam trước đây và hy vọng có thể sớm thăm lại Việt Nam thời gian tới.

Trước đó, lần gần đây nhất, Phái đoàn Thương mại nông nghiệp Mỹ do Thứ trưởng đặc trách các vấn đề thương mại và các vấn đề nông nghiệp đối ngoại của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ Ted McKinney dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 15-18/10/2019. Tham gia phái đoàn có đại diện Bộ Nông nghiệp của 13 tiểu bang, cùng hơn 40 nhà xuất khẩu và hiệp hội thương mại của Mỹ.

“Hoa Kỳ rất mong muốn được là đối tác bền chặt của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp để hai bên cùng có lợi, Hoa Kỳ có nhiều sản phẩm mà doanh nghiệp Việt Nam mong muốn tiếp cận, ngược lại Việt Nam cũng có nhiều sản phẩm Hoa Kỳ mong muốn trao đổi”, ông Ted McKinney phát biểu khi trao đổi với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng hôm 18/10/2019 tại trụ sở VPCP Việt Nam.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

“Mất bò mới lo làm chuồng”, Ấn Độ chi nóng 200 triệu USD mua vũ khí: Nga trúng đậm!

“Mất bò mới lo làm chuồng”, Ấn Độ chi nóng 200 triệu USD mua vũ khí: Nga trúng đậm!

Trà Khánh | 

"Mất bò mới lo làm chuồng", Ấn Độ chi nóng 200 triệu USD mua vũ khí: Nga trúng đậm!
(Ảnh minh họa)

Theo một số nhà quan sát, cuộc đụng độ ở biên giới với Trung Quốc vừa qua đã cho thấy rõ sự yếu kém của Quân đội Ấn Độ trong việc ứng phó với các cuộc xung đột quy mô lớn.

Theo Topwar, ngoài tham dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng, chương trình nghị sự chính Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh trong chuyến thăm Nga lần này chính là thúc đẩy các hợp đồng mua sắm vũ khí mới với Moscow.

Điều này được thể hiện rõ qua các cuộc gặp của Bộ trưởng Singh với các nhân vật chủ chốt của ngành công nghiệp quốc phòng Nga như Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov (phụ trách công nghiệp quốc phòng), CEO Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec Sergei Chemezov và người đứng đầu Tập đoàn xuất nhập khẩu vũ khí nhà nước (Rosoboronexport) Alexander Mikheev.

Truyền thông Ấn Độ đã mô tả chuyến đi của ông Singh đến Moscow lần này như một chuyến “mua sắm thả phanh” với hàng loạt hợp đồng vũ khí đang và sẽ được ký kết.

Còn theo tờ India Today, rõ ràng hai bên đã đạt được những thỏa thuận mua sắm vũ khí mới, tuy nhiên chi tiết các cuộc gặp không được tiết lộ.

Phát biểu sau một cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng Nga Borisov hôm 23/4, Bộ trưởng Singh cho biết, các hợp đồng mua sắm trang thiết bị quân sự mà nước này ký với Nga trong những năm gần đây sẽ vẫn tiếp tục được duy trì và trong một số trường hợp sẽ được đẩy nhanh tiến độ, gồm cả hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph.

Military Review cho rằng, ngoài việc tác động để Nga sớm chuyển giao các hệ thống S-400, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ còn xúc tiến hợp đồng mua thêm các chiến đấu cơ MiG-29, Su-30MKI, cũng như phụ tùng thay thế cho trực thăng và tàu ngầm.

Mất bò mới lo làm chuồng, Ấn Độ chi nóng 200 triệu USD mua vũ khí: Nga trúng đậm! - Ảnh 2.

Hơn một nửa kho vũ khí của Quân đội Ấn Độ là do Nga cung cấp. Ảnh: India Today.

Theo như những gì mà truyền thông Ấn Độ mô tả, việc New Delhi gấp rút mua thêm vũ khí từ Nga có liên quan đến căng thẳng biên giới với Trung Quốc, nhất là sau vụ đụng độ đẫm máu làm 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng ở khu vực tranh chấp Ladakh hôm 15/6.

Điều này cũng dễ hiểu khi một nửa kho vũ khí của New Delhi là do Nga cung cấp. Trong khi đó cả ba binh chủng Hải, Lục, Không quân của Ấn Độ đều có nhu cầu mua sắm đạn dược, tên lửa và trang bị chuyên dụng giành cho xe tăng, chiến đấu cơ, tàu chiến và tàu ngầm trong thời gian tới.

Một đại diện Bộ Quốc phòng Ấn Độ giấu tên tiết lộ với India Today rằng, Nga là nước duy nhất có thể cung cấp mọi thứ vũ khí mà Ấn Độ cần chỉ sau một đêm.

Liên quan đến tình hình ở Ladakh, ngay sau vụ đụng độ diễn ra, New Delhi cũng đã chi nóng gần 210 triệu USD cho Quân đội Ấn Độ mua sắm thêm vũ khí và đạn dược. Phần lớn số tiền này sẽ được dùng để thêm mua vũ khí và trang bị từ Nga.

Theo một số nhà quan sát, cuộc đụng độ ở biên giới với Trung Quốc vừa qua đã cho thấy rõ sự yếu kém của New Delhi trong việc ứng phó với các cuộc xung đột quy mô lớn. Khi các kho dự trữ vũ khí đã cạn kiệt họ mới cuống cuồng đi mua vũ khí để bổ sung và không hề có sự chuẩn bị trước. Điều gì sẽ xảy ra nếu căng thẳng leo thang thành một cuộc xung đột toàn diện?

Mặt khác chỉ tiền thôi cũng không đủ để giúp Quân đội Ấn Độ trở nên mạnh mẽ hơn chỉ sau một đêm, bởi không phải loại vũ khí nào cũng có thể dùng ngay khi mua về. Điển hình như S-400, hệ thống phòng không này cần tới một kíp chiến đấu có chuyên môn cao để vận hành, trong khi đó lính phòng không Ấn Độ vẫn chưa hoàn thành xong khóa đào tạo ở Nga.

Current Time1:25
/
Duration5:19
Auto

Ngỡ ngàng trước khả năng tác chiến của binh sĩ Ấn Độ

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Trung Quốc ‘xây tiền đồn’ ở biên giới với Ấn Độ?

Trung Quốc ‘xây tiền đồn’ ở biên giới với Ấn Độ?

A satellite image shows close up view of road construction near the Line of Actual Control (LAC) border in the eastern Ladakh sector of Galwan Valley, 22 June, 2020.Bản quyền hình ảnhMAXAR TECHNOLOGIES/REUTERS
Image captionHình ảnh vệ tinh ở khu vực đụng độ ngày 15/6

Những hình ảnh vệ tinh cho thấy dường như Trung Quốc vừa xây dựng đồn trú mới gần điểm xảy ra đụng độ trên biên giới với Ấn Độ.

Trung Quốc bác bỏ chuyện bắt giữ binh sỹ Ấn Độ

Ông Trump sẽ được gì trong chuyến thăm Ấn Độ?

Thung lũng Galwan: Ấn Độ bác bỏ tuyên bố lãnh thổ của Trung Quốc

Hầm trú ẩn, lều trại và kho chứa quân dụng được thấy rõ tại khu vực này.

Tranh chấp đường biên giữa hai cường quốc hạt nhân gây chú tâm. Có tin nói phía Trung Quốc có thương vong, nhưng con số chưa được xác nhận.

Những hình ảnh mới nhất được đưa ra khi hai bên đang có đàm phán nhằm làm dịu căng thẳng.

Hình ảnh vệ tinh hôm 22/06 là của công ty công nghệ vũ trụ Maxar.

Những tiền đồn này, dường như được Trung Quốc xây, nhìn ra Sông Galwan và không được thấy trong những bức ảnh chụp từ trên cao hồi đầu tháng Sáu, theo Reuters.

Cả Ấn Độ và Trung Quốc chưa bình luận về những hình ảnh này.

Cuộc đụng độ ở Thung lũn Galwan trên vùng lãnh thổ tranh chấp ở Ladakh, thuộc Himalaya, diễn ra hôm 15/06, chỉ vài tuần sau khi chỉ huy quân đội cao cấp từ hai nước đồng ý “giải quyết tình hình ở khu vực biên giới một cách hoà bình theo các thoả thuận song phương khác nhau.”

Kể từ khi xảy ra đụng độ, trong bối cảnh căng thẳng leo thang, chính phủ hai nước tìm cách xoa dịu tình hình một cách chính thức.

Một thông cáo của Bộ Ngoại giao Ấn Độ hôm thứ Tư viết rằng Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị “tái khẳng định rằng hai bên sẽ chân thành thực hiện cam kết không gây chiến và leo thang được chỉ huy cao cấp đồng ý hôm 06/06”.

Satellite image shows the area near the Line of Actual Control (LAC) and Patrolling Point 14 in the eastern Ladakh sector June 22, 2020.Bản quyền hình ảnhMAXAR TECHNOLOGIES/REUTERS
Image captionThung lũng Galwan ở Ladakh

Những hình ảnh cho thấy gì?

Ajai Shukla, một chuyên gia quân sự Ấn Độ, viết trên Twitter rằng “có một trại Trung Quốc lớn ở Thung lũng Galwan, trên đường LAC [Đường Kiểm soát Thực tế] sâu trong lãnh thổ Ấn Độ 1,5km”.

Truyền thông địa phương cũng dẫn lời quân đội Ấn Độ nói việc xây cất mới của Trung Quốc có vẻ diễn ra trong khoảng thời gian giữa vụ đụng độ hôm 15/6 và các cuộc đàm phán cấp chỉ huy trước đó.

Các hình ảnh vệ tinh từ tháng Năm không cho thấy đồn trú nào trong khu vực gần nơi xảy ra đụng độ.

Cựu nhân viên ngoại giao P Stobdan, một chuyên gia về tình hình Ladakh, nói với BBC việc xây dựng này là “đáng lo ngại”.

Tình hình ở vùng này được mô tả là vẫn “hết sức căng thẳng”.

Trong khi đó, Tổng tư lệnh Quân đội Ấn Độ Tướng MM Naravane dự định đi thăm một tiền đồn trên đường biên hôm thứ Năm. Ông đã đến thăm các vùng tiền đồn khác hôm thứ Tư và rà soát lại khả năng sẵn sàng chiến đấu, quân đội Ấn Độ cho biết.

Điều gì xảy ra ở Thung lũng Galwan?

Truyền thông đưa tin quân đội hai bên đụng độ trên vách núi ở độ cao 4300 mét, và một số binh sỹ Ấn Độ rơi xuống con sng Galwan chảy xiết có nước lạnh dưới 0 độ C.

Ít nhất 76 binh sỹ Ấn Độ bị thương và 20 thiệt mạng. Trung Quốc chưa tiết lộ thông tin về thương vong phía Trung Quốc.

Cuộc đụng độ diễn ra mà không có súng đạn vì hai nước có thoả thuận năm 1996 cấm sử dụng súng và chất nổ ở vùng này.

Khu vực căng thẳng tới mức nào?

Đường Kiểm soát Thực tế, đoạn biên giới có tranh chấp giữa hai nước, được đánh dấu không rõ ràng. Địa phương này có sông ngòi, hồ và các đỉnh núi tuyết phủ khiến đường biên này có thể thay đổi.

Binh sỹ ở cả hai phía đã đối mặt nhiều lần. Ấn Độ đã cáo buộc Trung Quốc điều hàng ngàn quân tới Ladakh ở thung lũng Galwan và nói nước này xâm chiếm 38.000 km vuông lãnh thổ của Ấn Độ.

Nhiều cuộc đàm phán đã diễn ra trong ba thập kỷ qua nhưng đều không giải quyết được tranh chấp biên giới.

Hai quốc gia mới chỉ có một cuộc chiến, hồi 1962, khi Ấn Độ bị thua trận.

Hồi tháng Năm, hàng chục binh sỹ hai bên trực tiếp giao chiến ở vùng biên giới thuộc bang Sikkim, phía Đông Bắc Ấn Độ. Và năm 2017, hai nước đụng độ sau khi Trung Quốc tìm cách mở rộng con đường biên giới qua Doklam, đồng bằng có tranh chấp.

Căng thẳng cũng dấy lên vì một con đường phía Ấn Độ xây dựng ở Ladakh.

Có một vài lý do vì sao căng thẳng lại dấy lên lúc này – nhưng gốc rễ của vấn đề là các mục tiêu chiến lược cạnh tranh nhau, và hai bên đều đổ lỗi cho nhau.

Con đường mới của Ấn Độ được xây ở vùng hẻo lánh nhất dọc Đường Kiếm soát Thực tế ở Ladakh. Con đường này có thể giúp Ấn Độ khả năng di chuyển người và vật dụng nhanh chóng nếu tranh chấp xảy ra.

Các nhà phân tích nói quyết định xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực này của Ấn Độ đã làm Bắc Kinh tức giận.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.