Trái: Ngoại trưởng Mỹ Pompeo (ảnh: chính phủ Mỹ), Phải: Một trại lao động cưỡng bức ở Trung Quốc (ảnh chụp màn hình Youtube/DW).
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm thứ Năm (25/6) đã nêu tên 10 quốc gia vận hành hoạt động lao động cưỡng bức do chính phủ tài trợ – bao gồm Trung Quốc và Triều Tiên – trong một báo cáo thường niên về nạn buôn người.
Nằm cuối danh sách vẫn là các đối thủ lâu năm của Mỹ như Trung Quốc, Cuba, Bắc Triều Tiên và Nga, nhưng cũng bao gồm cả đồng minh Afghanistan.
Báo cáo trích dẫn một chính sách của chính phủ Afghanistan về việc tuyển mộ binh lính trẻ em và nô lệ tình dục hóa các em trong các khu nhà chính phủ, một hành vi gọi là “bacha bazi.” Báo cáo kêu gọi các quan chức Mỹ tăng cường điều tra và truy tố những kẻ buôn người bị tình nghi.
Hãng tin Washington Post cho hay, đây là năm đầu tiên báo cáo liệt danh sách các chính phủ đồng lõa trong nạn buôn người, theo một đạo luật do Tổng thống Trump ký ban hành, mở rộng danh sách phân loại thêm cấp độ thứ 3 – cấp độ thấp nhất. Nước nào lọt vào danh sách này có thể bị áp lệnh trừng phạt và cắt giảm viện trợ.
“Nó (hành vi buôn người) đi ngược lại mọi lý do tồn tại chính đáng của một chính phủ. Chính phủ cần phải bảo vệ, chứ không phải đè nén quyền lợi của công dân”, ngoại trưởng Mỹ Pompeo cho biết trong buổi giới thiệu báo cáo. “Mỹ sẽ không đứng ngoài nhìn bất kỳ chính phủ nào có hành vi buôn người khiến người dân của chính họ phải chịu sự áp bức như vậy”.
“Mỹ sẽ làm việc không mệt mỏi để giải phóng những ai vẫn bị bắt làm nô lệ. Chúng tôi sẽ giúp kiến thiết lại cuộc sống của những nạn nhân đã được giải phóng. Và chúng tôi sẽ trừng phạt những kẻ hành hạ họ”.
Các chính phủ khác bị liệt kê trong danh sách ủng hộ hoạt động buôn người là Belarus, Myanmar, Eritrea, Nam Sudan và Turkmenistan. Cuba được bao hàm chủ yếu là do nước này có chương trình gửi bác sĩ và nhân viên y tế ra làm việc ở nước ngoài nhưng đã bí mật cấu kết với chính phủ nước sở tại để biển thủ hầu hết (đến 90%) tiền lương của họ – một dạng thức bóc lột sức lao động. Trung Quốc và Bắc Triều Tiên đã bị lên án vì sử dụng lao động cưỡng bức, bao gồm cả người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi bị giam giữ trong các trại lao động ở Tân Cương. Có tổng cộng 19 quốc gia được liệt vào danh sách hồ sơ ảm đạm nhất.
“Báo cáo này thực sự đã tập trung vào nạn buôn người do nhà nước hậu thuẫn”, ông John Cotton Richmond, người đứng đầu Văn phòng Giám sát và Chống Buôn bán Người nhận định. Ông gọi đây là “một thách thức đặc biệt [nghiêm trọng], bởi ở đây không chỉ là chính phủ đã thất bại trong việc bảo vệ người dân trước những tội phạm buôn người. Mà chính bản thân chính phủ đã đóng vai kẻ buôn người”.
Hai nhóm tàu sân bay của Mỹ đã kết thúc các cuộc tập trận chung ở Biển Philippines hôm thứ Ba (23/6). Giới quan sát cho rằng đây là một màn trình diễn thực lực trong bối cảnh Trung Quốc dự định thiết lập một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, bao gồm vùng Biển Tây Philippines.
Hôm Chủ nhật vừa rồi (21/6), hai tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz “bắt đầu triển khai hoạt động ở các vùng biển quốc tế, thể hiện khả năng đặc biệt của Mỹ trong việc vận hành tác chiến nhiều tàu sân bay trong cự ly gần”, tờ Rappler dẫn tuyên bố của chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.
Một nhóm tàu sân bay tác chiến thứ ba, tàu USS Ronald Reagan, đang được điều động ở Biển Philippines cùng lúc, Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ cho biết trên trang Facebook của mình.
Biển Philippines là một khu vực rộng lớn bao phủ khu vực bờ biển phía đông của Philippines, Đài Loan và Nhật Bản, kéo đến tận quần đảo Mariana gồm đảo Guam và Palau thuộc quần đảo Caroline.
Mỹ đã triển khai các cuộc tuần tra thường xuyên hơn ở Tây Thái Bình Dương khi các hành động gây hấn của Trung Quốc gia tăng gần đây, ngay cả trong đại dịch.
Ở Biển Đông, các tàu hải quân và dân quân Trung Quốc đã tiếp tục quấy rối tàu bè từ các nước có tuyên bố chủ quyền khác, bao gồm Việt Nam, Malaysia và Philippines.
Lấy ví dụ, hồi đầu tháng 4, một tàu Hải cảnh Trung Quốc đã đâm chìm tàu đánh cá Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên sau đó, Trung Quốc lại tuyên bố tàu Việt Nam cố tình đâm vào tàu Trung Quốc rồi bị chìm.
Tương tự, hồi tháng 2, một tàu chiến Trung Quốc đã hướng nòng súng vào một tàu hải quân Philippines, khiến Manila phải nộp công hàm phản đối cho đại sứ quán Trung Quốc.
Vào ngày 31/5, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng báo cáo Bắc Kinh có kế hoạch thiết lập một vùng nhân dạng phòng không ADIZ trên Biển Đông bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ cho phép một nước yêu cầu máy bay từ các quốc gia khác phải tự xác định danh tính trước khi tiến vào không phận tự nhận dạng của nước này, và có thể can thiệp vũ trang nếu yêu cầu không được chấp thuận. Chính vì vậy, động thái này là bước tiến của Trung Quốc nhằm kiểm soát chặt chẽ khu vực.
Thông qua việc xây dựng các đảo nhân tạo quân sự hóa trên những rạn san hô chìm ở Biển Tây Philippines, trong những năm gần đây Trung Quốc đã hạn chế việc qua lại của máy bay và tàu thuyền Philippines. Các máy bay và tàu hải quân Philippines đã thường xuyên bị Trung Quốc cảnh báo và đe dọa khi tiến đến gần các tiền đồn quân sự này.
Trung Quốc cũng thiết lập các trạm radar trên một số rạn san hô Zamora (Subi), Panganiban (Mischief) và Kagitingan (Fiery Cross) giám sát không lưu và điều hướng trên biển. Bệ phóng tên lửa được trang bị trên các công trình này có khả năng tấn công các máy bay và tàu mà Trung Quốc cho là kẻ xâm nhập.
Trung Quốc hiện cũng có một vùng ADIZ khác trên Biển Hoa Đông, bao gồm một khu vực tranh chấp với Nhật Bản.
Hồi đầu tháng, Mỹ kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực tại Hague, theo đó vô hiệu hóa các yêu sách chủ quyền “quá mức” của Trung Quốc ở Biển Đông.
Việt Nam, Malaysia và Indonesia trước đó cũng đưa ra lời kêu gọi tương tự với Trung Quốc.
Trong cùng thời điểm, hồi đầu tháng 2, Tổng thống Philippines Duterte đã hủy bỏ Hiệp ước Thăm viếng Quân sự với Mỹ (VFA), một thỏa thuận được ký năm 1998, trong đó cho phép Hoa Kỳ đưa quân đội tới Philippines để tập trận chung hoặc giúp đỡ chống khủng bố. Động thái này nối tiếp quan điểm ngả về Trung Quốc và chia tay Mỹ của ông Duterte từ khi lên nắm quyền cách đây 4 năm trước.
Tuy nhiên, cách đây không lâu, Philippines đã ra quyết định tạm đình chỉ quyết định này do “các diễn biến chính trị và các vấn đề khác trong khu vực”, mà nhiều khả năng là do căng thẳng Philippines-Trung Quốc xoay quanh vấn đề Biển Đông.
Hoa Kỳ đã hoan nghênh động thái này, và coi nó như một sự thừa nhận vai trò quan trọng của Mỹ trong hồ sơ quốc phòng và an ninh của Philippines.
Việc Hải quân Hoa Kỳ tuần tra ở Tây Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Biển Đông, đã góp phần thực thi hiệu quả phán quyết của Tòa án Hague bằng cách khẳng định quyền đi lại tự do của các tàu quốc tế và phủ nhận tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, cựu phó thẩm phán Tòa án Tối cao, Philippines ông Antonio Carpio nói.
Các cuộc tuần tra tự do hàng hải như vậy là cách Mỹ duy trì sự hiện diện trong khu vực để áp chế một Trung Quốc ngày càng hung hăng và muốn gia tăng quyền kiểm soát.
Tướng Charles Brown, Tư lệnh lực lượng không quân Mỹ tại Thái Bình Dương, nhấn mạnh cam kết của Mỹ đối với đồng minh và đối tác tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trước mối đe dọa từ Trung Quốc.
Sáng 24.6 (theo giờ VN), tướng Charles Brown, Tư lệnh lực lượng không quân Mỹ tại Thái Bình Dương (PACAF), có cuộc họp báo với các phóng viên báo đài trên toàn cầu.
Lo ngại với hành vi của Bắc Kinh
Mở đầu, tướng Brown thừa nhận dịch Covid-19 khiến PACAF không thể tổ chức hoặc tham gia khoảng 50 cuộc diễn tập/năm tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific) như trước đây, và buộc Washington phải nghĩ đến những phương án phi truyền thống, trái với thông lệ để vượt qua thách thức này. Ví dụ, PACAF ngày 29.4 tổ chức hội nghị qua truyền hình với sự tham gia của 19 lực lượng không quân và phòng vệ trên không. Việc tăng cường kết nối cũng được thực hiện qua liên kết từ xa, chẳng hạn như cuộc thảo luận qua mạng giữa các lính không quân Mỹ và Thái Lan hồi tuần trước, sắp tới là Indonesia và Bangladesh.
Mỹ có thể điều quân từ Đức đến Indo-Pacific
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien nhận định hàng ngàn binh sĩ Mỹ có thể được điều động đến khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, theo kế hoạch giảm quân đồn trú tại Đức. Tờ Stars and Stripes hôm qua đưa tin tuyên bố trên được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tuần trước thông báo ý định giảm số binh sĩ Mỹ ở Đức từ 34.500 hiện nay xuống còn 25.000. Huỳnh Thiềm
Tư lệnh PACAF cũng bày tỏ quan ngại trước các hành vi “bắt nạt” của Trung Quốc tại khu vực trong thời gian qua. Tướng Brown cho biết vào thời điểm ông tiếp nhận quyền chỉ huy PACAF hồi tháng 6.2018, các đơn vị dưới quyền thỉnh thoảng mới trình lên báo cáo về sự xuất hiện của máy bay ném bom H-6 thuộc không quân Trung Quốc.
“Giờ đây, đó là chuyện xảy ra mỗi ngày”, vị tư lệnh cho hay và nói thêm: “Chúng tôi đang tập trung nghiên cứu hành xử của phía Trung Quốc để đưa ra các phương án đối phó và trấn an các đồng minh, đối tác trong khu vực”.
Lính thủy đánh bộ Mỹ hồi tháng 3 đã công bố báo cáo về kế hoạch cải tổ lực lượng vào năm 2030, theo đó tập trung đối phó Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung tâm hợp nhất chiến tranh không quân Mỹ đang thiết kế lực lượng tương lai theo hướng đối đầu với thách thức mà Mỹ đang đối mặt ở Indo-Pacific và đặc biệt là với Trung Quốc.
Về nguy cơ Bắc Kinh muốn lập vùng nhận dạng phòng không tại Biển Đông, tướng Brown cho hay Washington đang quan sát chuyển động của Trung Quốc và đề nghị các nước khu vực cùng lên tiếng.
Đổi mới chiến lược cho oanh tạc cơ
Tướng Brown cũng đề cập chiến lược mới được áp dụng cho phi đội oanh tạc cơ tại Thái Bình Dương. “Chúng tôi đang triển khai máy bay ném bom theo nhiều cách khác nhau, từ việc mở rộng địa điểm hoạt động đến tăng cường khả năng phục hồi sau chiến dịch. Ví dụ, chúng tôi đưa B-1 quay lại khu vực, lần đầu tiên kể từ năm 2018, xuất kích máy bay từ Mỹ và Guam, lần đầu tiên từ năm 2017 đã đưa B-52 đến Alaska”, tư lệnh PACAF phân tích và cho biết giờ đây lực lượng này phối hợp rất chặt chẽ với Bộ Tư lệnh tấn công toàn cầu của không quân, Bộ Tư lệnh Indo-Pacific và Bộ Tư lệnh chiến lược Mỹ. Theo tướng Brown, cách tiếp cận mới mang đến sự linh hoạt và “khó đoán” cho máy bay ném bom Mỹ khi thi hành sứ mệnh tại khu vực trọng yếu trong chiến lược của Mỹ.
Vị chỉ huy cũng khẳng định so với Trung Quốc, Mỹ hiện có đủ máy bay tiếp liệu phục vụ cho sứ mệnh của các chiến đấu cơ nước này tại Thái Bình Dương, và không quân Mỹ đang xúc tiến đưa máy bay tiếp liệu thế hệ mới KC-46 đến khu vực. Về khả năng đưa các khí tài chiến lược, như B-52, quay lại bán đảo Triều Tiên trong bối cảnh căng thẳng, tướng Brown cho hay quân đội Mỹ đang quan sát tình hình và làm mọi điều để hỗ trợ nỗ lực dàn xếp thông qua kênh ngoại giao.
Bên cạnh đó, tướng Brown đánh giá cao cơ hội hợp tác với không quân VN, chẳng hạn tiếp tục thảo luận về chương trình đào tạo phi công, và những lĩnh vực khác.
Các máy bay chiến đấu Ấn Độ bay lượn nhiều vòng, gầm rú trên thung lũng Galwan, nơi xảy ra vụ đụng độ đẫm máu với Trung Quốc hôm 15/6.
Hôm 24/6, các máy bay chiến đấu của Ấn Độ nhiều lần cất cánh từ một căn cứ quân sự ở thị trấn Leh, thuộc khu vực Ladakh do Ấn Độ quản lý, bay về phía Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), cách đó 240 km. Trước khi quay về căn cứ, các tiêm kích này của Ấn Độ đã bay lượn nhiều vòng, gầm rú trên bầu trời khu vực biên giới.
Bên cạnh đó, quân đội Ấn Độ còn lập trạm kiểm soát trên các con đường dẫn vào Leh và tăng cường hoạt động quân sự tại thị trấn biên giới nằm ở độ cao 3.500 m trên dãy Himalaya.
Theo người dân địa phương, hàng dài xe tải và pháo đã di chuyển trên những con đường gần thị trấn Leh.
“Giờ đây, chúng tôi đã có sự hiện diện mạnh mẽ quân sự tại khu vực”, một quan chức của Bộ chỉ huy phương Bắc của Ấn Độ cho hay, đồng thời đề cập đến việc quân đội Ấn Độ gia tăng tiếp viện, bổ sung lực lượng tại khu vực biên giới.
Cựu đại úy Lục quân Ấn Độ, Tashi Chhepal, từng đóng quân tại Leh, cho biết đây là lần điều động lực lượng quân sự lớn nhất, chưa từng có tiền lệ tại khu vực nhạy cảm giáp Pakistan và Trung Quốc. “Tôi chưa từng thấy đợt triển khai binh lực nào lớn như thế này”, Chhepal cho hay.
Ấn Độ điều quân đội lên biên giới sau vụ ẩu đả với Trung Quốc hôm 15/6 tại khu vực thung lũng Galwan, cách mốc tuần tra 14 (PP-14) ở LAC khoảng 1 km. Vụ ẩu đả khiến hàng chục binh sĩ hai bên thương vong.
Sau vụ việc, Ấn Độ cáo buộc binh sĩ Trung Quốc xâm nhập lãnh thổ và dựng lều cùng trạm gác trái phép. Ấn Độ cho rằng vụ tấn công hôm 15/6 được Trung Quốc lên kế hoạch từ trước, ngay cả khi các chỉ huy cấp cao của hai nước đồng ý hạ nhiệt căng thẳng trên LAC.
Trung Quốc bác cáo buộc và tuyên bố các binh sĩ Ấn Độ “cố tình khiêu khích” dẫn đến ẩu đả chết người. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 24/6 cho biết cuộc đụng độ biên giới ngày 15/6 tại Thung lũng Galwan là do phía Ấn Độ gây ra.
Theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, hành động của Ấn Độ đã vi phạm thỏa thuận giữa hai nước và là một “sự khiêu khích đơn phương”.
Đây là lần đụng độ gây chết người đầu tiên kể từ vụ lính Trung Quốc phục kích binh sĩ Ấn Độ năm 1975 ở LAC. Ấn Độ thông báo 20 binh sĩ thiệt mạng, trong khi Trung Quốc thừa nhận có thương vong, nhưng không công bố con số.
Hôm 23/6, các quan chức quân sự Ấn Độ và Trung Quốc có cuộc gặp kéo dài 11 giờ đồng hồ nhằm hạ nhiệt căng thẳng ở khu vực Ladakh.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionTexas có số ca Covid-19 tăng mạnh
Chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ BS Anthony Fauci nói nước Mỹ gặp “vấn đề nghiêm trọng” trong lúc 16 tiểu bang đang chống chọi với số ca Covid-19 tăng mạnh.
Tại cuộc họp báo của nhóm điều hành chống dịch tại Nhà Trắng, BS Fauci nói: “Cách duy nhất chúng ta có thể chấm dứt đại dịch là cùng nhau chấm dứt nó.”
Trong khi các chuyên gia y tế nói nhiều việc phải được làm hơn để làm chậm sự lây lan của virus, Phó Tổng thống Mike Pence ca ngợi “các tiến bộ” của Mỹ trong xử lý dịch bệnh.
Hôm thứ Sáu, có hơn 40.000 ca nhiễm mới được ghi nhận trên toàn nước Mỹ.
Đại học Johns Hopkins ghi nhận có 40,173 ca nhiễm mới, con số cao nhất từ trước tới nay, vượt quá kỷ lục ngày hôm trước.
Hoa Kỳ hiện có 2,4 triệu ca nhiễm được xác nhận và trên 125.000 ca tử vong – cao hơn bất cứ quốc gia nào khác.
Tại cuộc họp báo hôm thứ Sáu, tiểu ban chuyên trách về Covid-19 của Nhà Trắng cũng khuyến khích người trẻ làm xét nghiệm, ngay cả khi họ không có triệu chứng.
Ông Pence nói Tổng thống Trump yêu cầu ban chuyên trách gửi thông điệp tới người dân Mỹ trong bối cảnh số ca nhiễm và nhập viện tăng mạnh ở các tiểu bang ở phía Nam và phía Tây.
Bản quyền hình ảnhEPAImage captionĐám đông trên bãi biển Miami, Florida hôm 26/6
Tại Texas, Florida và Arizona, các kế hoạch mở cửa trở lại đã được tạm ngưng.
Mặc dù số ca hàng ngày tăng một phần là do xét nghiệm nhiều hơn, tỷ lệ xét nghiệm dương tính ở một số vùng cũng đang tăng lên.
Các quan chức y tế Mỹ ước tính số ca thực tế nhiều khả năng cao gấp 10 lần so với con số ghi nhận.
Những gì được nói tại cuộc họp báo Nhà Trắng?
BS Deborah Birx, điều phối viên phản ứng virus corona, cảm ơn những người Mỹ trẻ tuổi đã làm theo chỉ dẫn chính thức về xét nghiệm.
“Nếu trước đây chúng tôi bảo họ hãy ở trong nhà, giờ đây chúng tôi nói với họ hãy đi làm xét nghiệm.”
Bà nói “sự thay đổi lớn” về lời khuyên xét nghiệm sẽ cho phép các quan chức y tế tìm “các ca bệnh nhẹ và không có triệu chứng mà trước đây chúng ta không tìm được.”
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionBS Deborah Birx thúc giục người trẻ đi làm xét nghiệm
Ông nói thêm: “Những gì diễn ra ở một vùng trên nước Mỹ có thể có tác động tới các vùng khác.”
TS Fauci nói tình trạng có ca nhiễm tăng hiện nay có nhiều lý do – từ nhiều vùng “có lẽ mở cửa hơi sớm quá”, tới việc mở cửa ở thời điểm hợp lý nhưng “không làm theo các bước một cách quy củ”, tới việc bản thân các công dân không tuân thủ hướng dẫn.
“Mọi người đang làm lây sang những người khác, và cuối cùng, bạn sẽ làm lây những người dễ tổn thương,” ông nói.
“Bạn có trách nhiệm đối với bản thân bạn, nhưng bạn cũng có trách nhiệm đối với xã hội vì nếu chúng ta muốn chấm dứt dịch này, thực sự hết… chúng ta phải hiểu rằng chúng ta là một phần trong quá trình đó.”
BS Fauci nói thêm rằng nếu sự lây lan không được chấm dứt, cuối cùng, kể cả những vùng hiện đang có tình trạng tốt cũng sẽ bị lây.
Trong khi đó, vị phó tổng thống ca ngợi nỗ lực của nước Mỹ trong việc xử lý dịch bệnh, và nhắc tới “những tiến bộ vượt bậc” ở những nơi là tâm dịch trước đây, như New York và New Jersey.
“Chúng ta đã làm chậm sự lây lan, chúng ta đã làm phẳng đường cong, chúng ta đã cứu mạng người,” ông nói.
Ông Pence cũng có vẻ phủ nhận có liên hệ giữa việc các tiểu bang mở cửa lại và số ca tăng lên.
Trả lời câu hỏi của một phóng viên, ông nói các bang miền Nam đã mở cửa từ cách đây vài tháng, và số ca nhiễm mới cũng như tỷ lệ lây nhiễm vẫn thấp.
Thay vào đó, ông Pence nói số ca tăng là do có nhiều người trẻ không có triệu chứng cho kết quả xét nghiệm dương tính, và nói thêm dù họ ít gặp rủi ro bị triệu chứng nặng, họ phải “làm các biện pháp đề phòng” và nghe theo lời khuyên của thống đốc bang nơi họ sống.
Màn trình diễn khó khăn
Phân tích của Tara McKelvey, phóng viên Nhà Trắng của BBC
Tuần qua là một tuần khó khăn cho Nhà Trắng.
Số ca nhiễm tăng mạnh ở những tiểu bang nơi các thống đốc bang đã cố gắng củng cố thông điệp của Tổng thống Trump rằng nước Mỹ đang bình thường trở lại.
Số ca tăng vọt đã làm nhiều người lo ngại, và Phó Tổng thống Pence chia buồn với những ai đã mất người thân. Sau đó ông ca ngợi “những bước tiến thực sự tuyệt vời” của chính quyền Trump trong việc xử lý dịch bệnh.
Những ý kiến chỉ trích cho rằng cách nói lạc quan của ông về tình hình là không phù hợp.
Ông Pence đã có công việc khó khăn ngay từ đầu là phải ủng hộ những quan điểm gây tranh cãi của ông Trump.
Màn trình diễn của vị phó tổng thống hôm thứ Sáu là đặc biệt khó khăn, và không thuyết phục đối với nhiều người.
Điều gì đang diễn ra ở những tiểu bang bị nặng nhất?
Hệ thống chính quyền liên bang của Mỹ cho phép các tiểu bang có tự quyết các vấn đề duy trì trật tự và an ninh công cộng – và thậm chí cả khủng hoảng y tế toàn quốc.
Các thống đốc bang, vì thế, chịu trách nhiệm đưa ra các biện pháp phong tỏa ở mức độ chặt chẽ khác nhau.
Tiểu bang Texas, nơi có nhiều động thái để chấm dứt các biện pháp phong tỏa, đã có thêm hàng ngàn ca mới, khiến ông Greg Abbott, Thống đốc Đảng Cộng hòa phải kêu gọi tạm ngưng tái mở cửa.
Ông tuyên bố sẽ đóng cửa các quán bar, ngừng môn thể thao lái bè trên sông, và ra lệnh cho các nhà hàng chỉ hoạt động ở mức 50% công suất để chặn dịch.
Bản quyền hình ảnhGIImage captionCác quán bar như quán này ở Houston phải đóng cửa nhưng có thể giao hàng tại nhà hoặc bán đồ mang đi
Texas ghi nhận số ca nhiễm kỷ lục ở mức 5996 hôm thứ Năm và 47 ca tử vong trong ngày, mức cao nhất trong tháng qua.
Hôm thứ Sáu, Florida phá kỷ lục với 8942 ca nhiễm. Hiện bang này có 122960 ca nhiễm và 3366 ca tử vong.
Trước đó, thống đốc Florida nói không có kế hoạch tiếp tục mở cửa từng bước. “Chúng ta đang ở đây. Tôi không nói là chúng ta sẽ bước sang giai đoạn mở cửa tiếp theo,” ông Ron DeSantis nói với báo.
Arizona cũng là một tâm dịch khác. Thống đốc Doug Ducey, người từng “bật đèn xanh” cho các doanh nghiệp mở cửa lại, giờ đây nói người dân Arizona sẽ ‘an toàn hơn ở nhà’.
New York, New Jersey và Connecticut tuyên bố những ai từ tám bang đang có số ca tăng – Alabama, Arkansas, Arizona, Florida, North Carolina, South Carolina, Texas và Utah- phải tự cách ly tại nhà 14 ngày.
California ghi nhận số ca mới kỷ lục tuần này, với 7149 ca xác nhận hôm thứ Tư.
Thống đốc Gavin Newsom nói bang này đã tiến hành hơn một triệu xét nghiệm trong hai tuần qua, với khoảng 5% cho kết quả dương tính. Ông Newsom đưa việc đeo khẩu trang ở nơi công cộng thành bắt buộc ở California.
Số ca nhiễm và ca nhập viện tăng vọt khiến một số tiểu bang và thành phố tạm ngưng kế hoạch mở cửa trở lại.
Trước đó, số ca kỷ lục mà JHU ghi nhận là 36,400 vào ngày 24 tháng Tư, khi có ít xét nghiệm hơn được thực hiện
Hoa Kỳ hiện có 2,4 triệu ca nhiễm được xác nhận và 122.370 ca tử vong – cao nhất thế giới.
Mặc dù số ca hàng ngày tăng một phần là do xét nghiệm nhiều hơn, tỷ lệ xét nghiệm dương tính ở một số vùng cũng đang tăng lên.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionDòng xe xếp hàng chờ xét nghiệm Covid-19 ở Sân vận động Dodger, Los Angeles hôm 25/6
Các quan chức y tế Mỹ ước tính số ca thực tế nhiều khả năng cao gấp 10 lần so với con số ghi nhận.
Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) cho biết có tới 20 triệu người Mỹ có thể đã nhiễm virus corona. Con số ước tính này dựa trên các mẫu máu được lấy trên toàn quốc để xét nghiệm về kháng thể với virus này.
Số ca tăng mạnh chủ yếu là vì có nhiều người trẻ xét nghiệm dương tính, đặc biệt là ở vùng Nam và Tây nước Mỹ, theo TS Robert Redfield, người đứng đầu CDC.
Chuyện gì đang xảy ra ở Texas?
Tiểu bang Texas, nơi có nhiều động thái để chấm dứt các biện pháp phong tỏa, đã có thêm hàng ngàn ca mới, khiến ông Greg Abbott, Thống đốc theo Đảng Cộng hòa phải kêu gọi tạm ngưng tái mở cửa.
“Việc tạm ngưng này sẽ giúp tiểu bang của chúng ta ngăn chặn sự lây lan cho đến khi chúng ta có thể bước sang giai đoạn tiếp theo là mở cửa hoạt động trở lại,” ông nói.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionXét nghiệm Covid-19 tại một điểm xét nghiệm của Trung tâm Y khoa United Memorial tại Houston, Texas, hôm 25/6
Texas ghi nhận số ca nhiễm kỷ lục ở mức 5996 hôm thứ Năm
Có thêm 47 ca tử vong trong ngày, con số cao nhất trong tháng qua
Tiểu bang này cũng có số người cần nhập viện cao nhất trong 13 ngày liên tục
Các ca phẫu thuật bị hoãn ở khu vực Houston, Dallas, Austin và San Antonio để tăng công suất giường bệnh
Hơn 10% số ca xét nghiệm trong tuần qua có kết quả dương tính
Tất cả 254 hạt ở tiểu bang, trừ 12 hạt, xác nhận có ca nhiễm.
Các tiểu bang khác, gồm Alabama, Arizona, California, Florida, Idaho, Mississippi, Missouri, Nevada, Oklahoma, South Carolina và Wyoming, đều có số ca nhiễm trong ngày tăng ở mức kỷ lục trong tuần này,
Đại học Washington dự đoán Hoa Kỳ sẽ có 180,000 ca tử vong vào tháng Mười – hay 146,000 nếu 95% người dân Mỹ đeo khẩu trang.
Liên hiệp Châu Âu được cho là đang xem xét việc cấm công dân Mỹ vào khối này, trong bối cảnh EU đang tính chuyện mở cửa biên giới với các nước bên ngoài ra sao.