Daily Archives: July 3, 2020

Điểm tin thế giới tối 3/7: Trong 30 ngày, Trung Quốc trải qua 59 trận động đất

Điểm tin thế giới tối 3/7: Trong 30 ngày, Trung Quốc trải qua 59 trận động đất

Điểm tin thế giới tối 3/7: Trong 30 ngày, Trung Quốc trải qua 59 trận động đất

 

Điểm tin thế giới12 giờ tới

 

GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG

Xem thêm >>

  • Người không rạch ròi về tiền bạc chắc chắn cũng không thể thành công

    Người không rạch ròi về tiền bạc chắc chắn cũng không thể thành công

     

    Nhân sinh cảm ngộ9 giờ tới

  • Vì sao Phật Tổ ‘bắt’ Đường Tăng trải qua 81 nạn mới chịu ban chân kinh?

    Vì sao Phật Tổ ‘bắt’ Đường Tăng trải qua 81 nạn mới chịu ban chân kinh?

     

    Tứ đại danh tác5 giờ tới

  • Tức giận là nguồn gốc của bách bệnh, 70% nguyên nhân đến từ gia đình

    Tức giận là nguồn gốc của bách bệnh, 70% nguyên nhân đến từ gia đình

     

    Đời sống3 giờ tới

  • Ẩn ức Gia Cát Lượng (Kỳ 1): Biết nhà Hán không thể khôi phục, vẫn theo Lưu Bị xuống núi

    Ẩn ức Gia Cát Lượng (Kỳ 1): Biết nhà Hán không thể khôi phục, vẫn theo Lưu Bị xuống núi

     

    Câu chuyện lịch sửmột giờ tới

Đừng bỏ lỡ

  • Một tháng sau ‘Lưỡng hội’ ĐCSTQ: Thân Kỷ Lan bệnh nặng qua đời, Triệu Lạc Tế hoàn toàn biến mất

  • Dị tượng liên tiếp ở Trung Quốc: Vì sao chính quyền gây tội dân lại chịu họa?

  • Thêm một người định nhảy lầu sau phán quyết của tòa

  • Cựu kiểm soát mạng Weibo: Kiểm duyệt nghiêm trọng chưa từng có, ‘đội quân 5 xu’ ngày càng đáng sợ

  • ‘Luật An ninh Hồng Kông’, Hác Hải Đông nói ngay cả Đức Quốc Xã cũng không dám làm như vậy

  • Vì sao người xưa dạy: Lấy vợ phải coi trọng hiền đức?

  • Chính khách Đài Loan: ‘Luật An ninh Hồng Kông’ chi phối mọi người trên toàn thế giới, thủ đoạn thật đáng sợ

  • Liên tiếp 4 vụ động đất ở gần đập Tam Hiệp: Họa vô đơn chí

  • Đức Phật chỉ ra ‘phương thuốc vàng’ có thể tiêu trừ bách bệnh

  • Vì sao con người phải luân hồi? Mỗi lần đầu thai chính là hoàn trả nghiệp chướng

  • Hóa ra tên gọi của Tống Giang, Lỗ Trí Thâm, Võ Tòng… đều ứng nghiệm kỳ lạ đến đường đời

  • Trung Quốc ngày càng không biết hổ thẹn

Advertisement
Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Ấn Độ “đanh giọng”: Không để một công ty TQ nào được đấu thầu dự án đường cao tốc

Ấn Độ “đanh giọng”: Không để một công ty TQ nào được đấu thầu dự án đường cao tốc

Hiện chỉ có một vài dự án đường bộ đang tiến hành từ trước ở Ấn Độ có liên quan đến những đối tác Trung Quốc.

Bộ trưởng giao thông vận tải Ấn Độ Nitin Gadkari ngày thứ Tư, 1/7, tuyên bố nước này không cho phép các công ty Trung Quốc tham gia đấu thầu vào các dự án đường cao tốc, bao gồm tham gia bằng hình thức liên doanh.

Ông Gadakri nói chính phủ Ấn Độ sẽ bảo đảm rằng các nhà đầu tư Trung Quốc không được hưởng lợi ở nhiều lĩnh vực như doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSME).

Thông điệp của ông Gadakri được cho là phản ánh rõ rệt thái độ của New Delhi sau vụ đụng độ đẫm máu ở Đường kiểm soát thực tế (LAC) giữa các binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ, làm ít nhất 20 binh sĩ Ấn thiệt mạng cùng 76 người khác bị thương.

Trong một động thái khác, Ấn Độ ngày 29/6 cũng ban hành lệnh cấm 59 ứng dụng, hầu hết có liên hệ với Trung Quốc, với cáo buộc có những đe dọa đến an ninh quốc gia của Ấn Độ.

“Chúng ta sẽ không cấp phép cho các liên doanh có đối tác Trung Quốc để tham gia xây dựng đường sá. Chúng ta có lập trường kiên định rằng nếu họ (các công ty Trung Quốc) muốn đầu tư vào nước ta thông qua liên doanh thì chúng ta sẽ không chấp nhận,” Bộ trưởng Gadakri trả lời hãng PTI.

“Sự tập trung của chúng tôi nhằm vào việc khích lệ các công ty của Ấn Độ gánh vác nhiều công việc hơn. Các công ty nước ngoài cũng có thể tham gia trong các hạng mục liên quan đến cố vấn hoặc công nghệ. Dù vậy, chúng ta không chào đón trực tiếp hoặc gián tiếp bất kỳ ‘người chơi’ nào từ Trung Quốc.”

Ông Gadakri cho hay chính sách mới sẽ sớm có hiệu lực để cấm các doanh nghiệp Trung Quốc đấu thầu làm đường ở Ấn, cũng như nới lỏng tiêu chuẩn cho các công ty Ấn Độ để mở rộng khả năng tham gia của họ vào các dự án đường cao tốc.

Đề cập những gói thầu đã hoàn thành và trong tương lai, Bộ trưởng giao thông vận tải Ấn Độ cho biết sẽ tổ chức đấu thầu lại nếu phát hiện bất kỳ liên doanh nào có yếu tố Trung Quốc.

“Chúng tôi đã có quyết định nới lỏng các quy chuẩn đối với các công ty của chúng ta để bảo đảm họ đủ điều kiện đấu thầu những dự án lớn.”

Liên quan đến thông tin nhiều lô hàng từ Trung Quốc bị mắc kẹt ở các cảng của Ấn Độ, ông Gadakri khẳng định “không có việc chặn hàng hóa tùy tiện” ở các cảng, và chính phủ đang kích hoạt cải cách đột phá để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, nhằm giúp đất nước trở nên tự lực.

Trong bối cảnh căng thẳng tăng cao ở biên giới Trung-Ấn, các nhân viên hải quan Ấn Độ thời gian qua bắt đầu tiến hành kiểm tra chặt chẽ đối với toàn bộ hàng hóa cập cảng từ Trung Quốc, đặc biệt tại các cảng Chennai và Vishakhapatnam.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Mỹ – Nhật tăng cường quân sự trước TQ

Mỹ – Nhật tăng cường quân sự trước TQ

Mỹ và Nhật đang tăng cường hoạt động quân sự ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhằm ứng phó Trung Quốc.

Đẩy mạnh thế trận không – hải

Ngày 27.6, trang mạng của lực lượng không quân Mỹ ở Thái Bình Dương đưa tin 3 máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-52 được điều động đến căn cứ ở Alaska (Mỹ) để phục vụ cho năng lực tấn công khẩn cấp tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific). Các máy bay này có thể nhanh chóng tổ chức tấn công đến vùng biển Nhật Bản khi cần thiết.

Ngoài ra, một số máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-1 Lancer gần đây được Lầu Năm Góc triển khai ở căn cứ đảo Guam, cũng nhằm đáp ứng cho chiến lược Indo-Pacific.

Bên cạnh đó, Washington cũng đã tăng cường nhiều chiến hạm, từ chiến hạm cận bờ, tàu khu trục, tàu tuần dương… đến tàu đổ bộ tấn công, tàu vận tải đổ bộ, tàu sân bay hoạt động ở khu vực Thái Bình Dương. Đặc biệt, trong số này có đến 3 tàu sân bay gồm USS Theodore Roosevelt, USS Ronald Reagan và USS Nimitz cùng một số tàu ngầm tấn công.

Thời gian qua, chiến lược Indo-Pacific tự do và rộng mở được Mỹ đẩy mạnh nhằm kết hợp với 3 nước còn lại trong bộ tứ an ninh (gồm Mỹ – Nhật Bản – Ấn Độ – Úc) để cùng ứng phó các thách thức trong khu vực, đặc biệt là trước các hành động từ Trung Quốc.

Liên quan tình hình khu vực, truyền thông Nhật ngày 26.6 đưa tin Bộ Quốc phòng nước này đang có kế hoạch xây dựng một nhóm công tác chuyên trách Indo -Pacific nhằm thúc đẩy chiến lược ở khu vực này. Nhóm công tác sẽ thực thi các chính sách nhằm tăng cường hợp tác với Úc và Ấn Độ.

Tuần qua, ngày 23.6, Nhật Bản đã điều động 2 chiến hạm JS Kashima và JS Shimayuki tham gia tập trận tại Biển Đông cùng chiến hạm cận bờ USS Gabrielle Giffords thuộc lớp Independence của Mỹ. Không chỉ tập trận hải quân, cuối tháng 5, Nhật điều 16 máy bay tiêm kích, bao gồm 2 loại F-15 và F-2, tập trận cùng 2 oanh tạc cơ B-1 Lancer của Mỹ ở khu vực vùng biển xung quanh quần đảo Okinawa. Không quân hai nước gần đây còn có nhiều hoạt động chung khác.

Chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc

Trong khi đó, thời gian qua, Bắc Kinh triển khai chương trình phong tỏa, chống tiếp cận ở Thái Bình Dương với tâm điểm là hệ thống tên lửa chống tàu chiến nhằm đe dọa tàu chiến Mỹ.

Trả lời Thanh Niên về vấn đề này, TS Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) nhận xét nổi bật trong số vũ khí “diệt hạm” của Trung Quốc có tên lửa Đông Phong 21. Đầu tiên, dù sức mạnh thực sự của loại hỏa tiễn này vẫn chưa rõ ràng thì đây vẫn là một mối đe dọa cho tàu sân bay Mỹ. Thứ hai, tầm bắn của Đông Phong 21 là 1.800 km, nên tàu chiến và căn cứ Mỹ ở đảo Guam nằm ngoài tầm bắn của Đông Phong 21. Thứ ba, ngoài tàu sân bay thì Mỹ còn có tàu ngầm – vốn không thể bị tấn công bởi tên lửa đối hạm tầm xa. Và tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ có tầm bắn từ 1.300 – 3.000 km, nên tàu chiến nước này từ khoảng cách an toàn thì vẫn có thể tấn công Trung Quốc.

Cũng trả lời Thanh Niên, chuyên gia Carl O.Schuster (cựu Giám đốc bộ phận điều hành của Trung tâm tình báo hỗn hợp – Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của hải quân Mỹ và nay đang giảng dạy ở Đại học Hawaii về quan hệ quốc tế, lịch sử) nhận xét tàu sân bay Mỹ luôn được hộ tống bởi các tàu khu trục vốn tích hợp hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis tối tân. Chính vì thế, các tàu chiến Mỹ có thể tự bảo vệ trước lực lượng tên lửa Trung Quốc.

Cảnh báo “những vụ việc đáng báo động” ở Biển Đông

Ngày 27.6, tờ Philippine Daily Inquirer dẫn lời Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phát biểu tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 diễn ra vào ngày 26.6, bày tỏ lo ngại về “các vụ việc đáng báo động xảy ra ở Biển Đông”, giữa lúc các nước trong khu vực bận đối phó đại dịch Covid-19. Tuy ông Duterte không nêu rõ “các vụ việc đáng báo động” là gì, song báo chí phương Tây cho rằng lãnh đạo Philippines đề cập việc Trung Quốc gia tăng hoạt động ở Biển Đông. Hồi tháng 4, Philippines đã gửi 2 công hàm cho Trung Quốc nhằm phản đối các động thái của Bắc Kinh tại Biển Đông, trong đó có vụ Trung Quốc ngày 18.4 lập cái gọi là “quận Tây Sa” và “quận Nam Sa” nhằm kiểm soát Biển Đông.

Trung Quốc “lại nạo vét” ở đảo Phú Lâm

Trung Quốc “lại nạo vét” ở đảo Phú LâmẢnh chụp từ vệ tinh vào ngày 17.4 (trái) và ảnh chụp ngày 25.6 cho thấy có sự thay đổi tại một góc ở đảo Phú Lâm

ẢNH: BENARNEWS

Trang BenarNews mới đây đưa tin so sánh hình ảnh chụp từ vệ tinh, trong quãng thời gian từ ngày 17.4 – 25.6, cho thấy Trung Quốc đang nạo vét phi pháp tại một bãi đá trong đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Cụ thể, một đá ngầm cạn ven bờ nằm phía tây bắc đảo Phú Lâm bị nạo vét một khoảng lớn ở giữa. Hình ảnh còn cho thấy có một số dãy đất mới có thể làm nền móng cho việc bồi đắp thêm để mở rộng đảo Phú Lâm. Ngoài ra, hình ảnh chụp ngày 8.5 có thể cho thấy cần cẩu và máy móc hạng nặng đang làm việc tại cùng địa điểm nói trên.

Từ năm 2014, Bắc Kinh tiến hành chiến dịch nạo vét, bồi đắp đất quy mô lớn nhằm biến những thực thể Trung Quốc chiếm đóng phi pháp ở Biển Đông thành đảo nhân tạo và quân sự hóa chúng. Chiến dịch này đã hoàn tất vào năm 2017, nhưng hoạt động nạo vét quy mô nhỏ hơn vẫn tiếp diễn.

Đến nay, Bắc Kinh đã xây dựng hạ tầng quy mô lớn ở đảo Phú Lâm, trong đó có cả đường băng, nhà chứa máy bay cùng nhiều hạ tầng quân sự. Họ cũng nhiều lần điều động máy bay tiêm kích và oanh tạc cơ đến đảo Phú Lâm, kèm theo đó còn có các hệ thống tên lửa đối không và chống hạm. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng tiến hành nhiều hoạt động núp bóng dân sự để tăng cường kiểm soát vùng biển xung quanh đảo Phú Lâm.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Ở Hồng Kông, các vụ bắt giữ và sợ hãi đánh dấu ngày đầu tiên của luật an ninh mới

Ở Hồng Kông, các vụ bắt giữ và sợ hãi đánh dấu ngày đầu tiên của luật an ninh mới

New York Times

Tác giả: Vivian Wang và Alexandra Stevenson

Dịch giả: Christine Nguyễn

1-7-2020

Người biểu tình đã xóa các tài khoản trên mạng xã hội, vì trước đây cho phép phát ngôn, đột nhiên trở thành một tội ác tiềm năng. Sự ớn lạnh trên khắp thành phố, trong đó những người bán sách, các giáo sư và các tổ chức phi lợi nhuận đặt câu hỏi về tương lai của họ.

chụp người biểu tình Hong Kong tuần hành ở khu vực Causeway Bay hôm thứ tư 01/07. Nguồn: Lam Yik Fei/ NYT

Cảnh sát Hong Kong đã hành động nhanh chóng hôm thứ Tư để thực thi đạo luật an ninh quốc gia mới của Trung Cộng bằng những vụ bắt bớ đầu tiên theo đạo luật này, khi Hong Kong ngay lập tức cảm nhận được sự cấm đoán vi hiến bằng cuộc tấn công của Bắc Kinh nhằm dập tắt những tiếng nói bất đồng trong vùng lãnh thổ bán tự trị này.

Đạo luật này đang chứng minh tính hiệu quả trong việc đàn áp các cuộc biểu tình chống nhà cầm quyền đã khuấy đảo Hong Kong hơn một năm qua. Hôm thứ Tư, kỷ niệm ngày Hong Kong quay về dưới sự kiểm soát của Trung Cộng – thường diễn ra các cuộc biểu tình khổng lồ ủng hộ dân chủ – đám đồng gồm nhiều ngàn người rải rác khắp nơi đã biểu tình, là hoạt động mà một ngày trước đó không bị cảnh sát vây tóm và không có nguy cơ bị bắt bớ vì phạm tội.

Điều động hơi cay và vòi rồng để giải tán biểu tình trên đường phố, cảnh sát đã bắt bớ khoảng 370 người, gồm có 10 người vi phạm đạo luật an ninh mới, một đạo luật nhắm vào các hoạt động chính trị thách thức Bắc Kinh. Trong số 10 người này có một cô gái 15 tuổi đã vẫy cờ độc lập Hong Kong, cảnh sát cho biết.

Vươn ra xa và nhằm mục đích trừng trị, đạo luật này đe dọa đến hoạt động văn hóa tự do hoàn toàn và xã hội dân sự đã tạo thành cấu trúc đời sống ở Hong Kong khác biệt rất lớn với phần còn lại của Trung Quốc. Trong khi nhà cầm quyền khăng khăng rằng đạo luật này sẽ chỉ tác động đến các nhóm tội phạm nhỏ, nhưng nhiều người e sợ rằng nhà cầm quyền sẽ sử dụng các giải thích mở rộng của đạo luật để nhắm đến nhiều cá nhân và tổ chức, khiến nhiều người phải có hành động phòng vệ.

Một bảo tàng kỷ niệm vụ thảm sát tại Quảng trường Tiananmen năm 1989 đang gấp rút số hóa tất cả các tài liệu lưu trữ, vì e ngại rằng các vật tạo tác sẽ bị tịch thu. Các nhà sách đang lo lắng nhìn khách hàng của mình, sợ rằng khách có thể là gián điệp của nhà cầm quyền. Những người cầm bút yêu cầu các trang tin tức xóa hơn 100 bài viết, vì lo lắng rằng các bài đăng tải cũ có thể bị sử dụng để chống lại họ.

Chúng ta có thể nói rằng đạo luật này đang nhắm vào những người biểu tình và các nhà chính trị chống đối Trung Cộng, nhưng đó có thể là bất cứ ai”, Isabella Ng, giáo sư Đại học Sư phạm Hong Kong cũng là người sáng lập tổ chức từ thiện giúp người tị nạn ở Hong Kong, nói.

“Đâu là giới hạn?” giáo sư Ng nói, và quan ngại rằng tổ chức từ thiện của bà một ngày nào đó có thể sẽ đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ. “Mọi thứ trở nên rất bấp bênh.”

Đạo luật này, có hiệu lực ngay khi được ban hành vào tối thứ Ba, đã xác nhận nhiều nỗi lo sợ của cư dân, rằng hàng loạt hoạt động mà họ đã tham gia trước đây trở nên nguy hiểm. Mặc dù đạo luật này đặc biệt ngăn cấm các hoạt động lật đổ, xúi dục nổi loạn, khủng bố và cấu kết ngoại bang, các định nghĩa về tội phạm của đạo luật có thể được diễn giải một cách rộng rãi, bao gồm nhiều hình thức của ngôn luận và tổ chức.

Vận động chính phủ nước ngoài hoặc phát hành các quan điểm chống Bắc Kinh có thể bị phạt tù chung thân trong nhiều trường hợp nghiêm trọng. Nên có thể nói bất cứ điều gì được coi là làm suy yếu quyền cai trị của cộng đảng. Ở đại lục, Trung Cộng hầu hết đã loại bỏ báo chí độc lập và áp đặt những hạn chế khắt khe lên các tổ chức phi chính phủ.

Dẫn đạo luật mới này và những yếu tố khác, chính quyền Trump đang rút lại các đặc quyền thương mại với Mỹ dành cho Hong Kong.

Ngoại trưởng Mike Pompeo nói trong cuộc họp báo hôm thứ Tư 1/7: “Hong Kong tự do đã là một trong những thành phố ổn định, thịnh vượng và năng động nhất thế giới. Giờ thì Hong Kong sẽ chỉ là một thành phố do Trung cộng điều hành, là nơi mà dân chúng sẽ phải chịu đựng những ý tưởng tùy tiện của chóp bu trong đảng”.

Ngay cả trước khi đạo luật được thông qua, các nhà hoạt động, nhà báo, chủ nhà sách và các giáo sư nói rằng, họ đã bắt đầu đoán, bất kỳ phát biểu nào cũng có thể bị dán nhãn chính trị. Nhóm hoạt động nhân quyền Ận xá Quốc tế nói rằng, họ đã xây dựng kế hoạch dự phòng.

Nhiều người Hong Kong bày tỏ quan tâm đến việc di cư, một việc mà người Anh đã hứa sẽ tạo điều kiện thuận lợi. Ngoại trưởng Anh, Dominic Raab, nói hôm thứ Tư rằng, một số cư dân Hong Kong có thể sẽ được phép sinh sống ở Anh quốc đến 5 năm – được nâng lên từ 6 tháng trước đây – và sau đó đệ đơn xin nhập quốc tịch.

Cựu thuộc địa Anh, Hong Kong đã được hứa hẹn một quyền tự trị ở cấp độ cao khi trả về dưới sự kiểm soát của Trung Cộng năm 1997. Hong Kong đã thành công như một cầu nối giữa đại lục và phần còn lại của thế giới, là thiên đường cho những người bất đồng chính kiến Trung Hoa và là căn cứ cho các học giả, nhà báo và các nhà nghiên cứu được tự do ghi chép, không bị cấm đoán, một sự đổi mới của cả nước.

Nhưng những nhắc nhở về sự kiểm soát của Trung Cộng chẳng bao giờ là chuyện xa vời. Những vụ bắt cóc 5 chủ nhà sách Hong Kong hồi năm 2015 của nhà cầm quyền đại lục đã gây ra nỗi lo sợ cho những người đã công khai đưa vào thị trường số lượng các ấn phẩm lịch sử hiện đại hoặc những kỳ án dâm ô chính trị của Trung Cộng. Dù Hong Kong lâu nay là nơi trú ngụ cho những ấn phẩm bị cấm đoán ở đại lục, nhưng việc kiểm soát biên giới thắt chặt hơn gần đây đã bóp nghẹt dòng lưu thông sách báo giữa Hong Kong và đại lục.

Nay sự thúc đẩy của luật an ninh đã làm gia tăng sự hoảng loạn và một cảm giác báo trước những điềm xấu.

Nếu chúng ta chưa nếm trải chế độ chuyên chế là gì, thì chuẩn bị đi, vì chế độ chuyên chế không dễ chịu đâu”, Bao Pu, sáng lập viên của nhóm xuất bản truyền thông New Century, một trong số ít những nhà xuất bản độc lập còn sót lại, nói.

Albert Wan, đồng sở hữu nhà sách Bleak House, một cửa hàng sách báo độc lập, nói rằng, đã theo dõi chặt chẽ tất cả các chuyến hàng, bất kể có phải là ấn phẩm chính trị hay không, canh phòng bất cứ dấu hiệu trì hoãn nào.

Ông nói, cũng phải nâng cao cảnh giác với những khách hàng lạ, và cố gắng quyết định xem những người này có đang chọn sách không hay giống như đang “lập hồ sơ” về ông và các nhân viên.

Chúng tôi giờ đang như mắc chứng bệnh hoang tưởng vậy”, Wan nói. “Tôi không biết phải làm thế nào nữa”.

Với những người xây dựng cuộc sống và sinh kế quanh các quyền tự do độc đáo của Hong Kong, đạo luật an ninh đã buộc họ phải cân bằng giữa hai mục tiêu dường như không thể dung hợp nhau: Giữ gìn sự an toàn của bản thân và không phải sợ hãi.

Bảo tàng 4 tháng 6 lưu giữ những ghi chép về cuộc đàn áp đẫm máu các sinh viên biểu tình của quân đội ở Bắc Kinh năm 1989, đã không xây dựng được kế hoạch chuyển các vật tạo tác ra nước ngoài để giữ an toàn. Nhà cầm quyền Trung Cộng đã cố dập tắt mọi ký ức về vụ thảm sát, do đó việc cất giấu các tài liệu lưu trữ có thể sẽ sớm thất bại, Lee Cheuk-yan, thuộc Liên minh Hong Kong ủng hộ các phong trào dân chủ yêu nước, cũng là người điều hành bảo tàng, nói.

Nhưng thực tế cũng đã buộc liên minh bắt đầu gây quỹ online để hỗ trợ việc số hóa các tài liệu lưu trữ của bảo tàng, gồm video về các cuộc biểu tình và những lá thư người biểu tình viết gửi về gia đình.

Tất nhiên là chúng tôi đang chạy đua với thời gian”, Lee nói.

Sự cấm đoán không chỉ giới hạn ở các nhóm địa phương. Các tổ chức quốc tế lớn cũng đang phải xem xét tương lai của mình ở thành phố này. Đạo luật mới nói cụ thể rằng, nhà cầm quyền sẽ “tăng cường quản lý” các tổ chức phi chính phủ và các hãng thông tấn nước ngoài.

Chế độ pháp quyền sắp phải chịu đựng sự căng thẳng nghiêm trọng ở Hong Kong”, Nicholas Bequelin, giám đốc hoạt động Hội ân xá Đông Á và Đông Nam Á, nói.

Các mối quan ngại về phạm vi của đạo luật an ninh cũng buộc nhiều tác giả và những người phản kháng phải kiểm soát chặt chẽ các dấu vết kỹ thuật số về bất kỳ điều gì mà nay có thể bị xem là hoạt động lật đổ. Những người hoạt động xóa tài khoản trên Twitter và Telegram, ứng dụng nhắn tin phổ biến với người biểu tình.

Trong nhiều tuần gần đây, khoảng một chục tác giả đã đề nghị biên tập viên của InMedia HK, một trang mạng đăng tải các bài báo ủng hộ dân chủ, lấy xuống một số hoặc tất cả những tài liệu lưu trữ của họ, Betty Lau, biên tập viên của InMedia HK nói. Các biên tập viên đã xóa khoảng hơn 100 bài viết, Lau cho hay.

Danh tiếng của Hong Kong về tự do báo chí lâu nay luôn đứng trái ngược với chế độ kiểm duyệt và sự quấy rối thường xuyên phóng viên của đại lục. Nhưng đạo luật an ninh mới đã đẩy tương lai của các hãng truyền thông đầy sống động của thành phố vào mối nghi ngờ.

Hiệp hội Điều hành Tin tức Hong Kong, một nhóm đại diện cho các biên tập viên hàng đầu của các hãng thông tấn lớn ở Hong Kong, bày tỏ mối quan ngại về phạm vi tác động sâu rộng của đạo luật an ninh trước việc phát hành. Câu lạc bộ Cộng tác viên Nước ngoài tuần qua đã kêu gọi nhà cầm quyền bảo đảm sẽ không tìm cách can thiệp vào công việc của phóng viên. Nhà cầm quyền không trả lời, nhưng các viên chức đã tìm cách trấn an công chúng, rằng các quyền tự do dân sự của Hong Kong sẽ được bảo hộ.

Trong cuộc họp cuối học kỳ tại Trung tâm Nghiên cứu Báo chí và Truyền thông của Đại học Hong Kong, các giáo sư đã lớn tiếng tự hỏi đâu sẽ là ranh giới và liệu có một số đề tài nào đó sẽ phải bị hạn chế, Keith Richburg, giám đốc trung tâm, nói.

Tôi sẽ là kẻ nói dối nếu bảo rằng không suy nghĩ đến hai lần về việc đăng tải một điều gì đó lên Twitter trước khi nhấn nút”, Richburg, cựu cộng tác viên nước ngoài của báo Washington Post, nói.

Một trong những chỉ dấu rõ ràng nhất là luật an ninh quốc gia đã có hiệu lực hôm thứ ba 30/6, ngay sau khi các nhà lập pháp ở Bắc Kinh nhất trí phê chuẩn.

Joshua Wong, 23 tuổi, có lẽ là nhà hoạt động nổi tiếng nhất Hong Kong, đã tuyên bố trên mạng xã hội rằng, sẽ rút lui khỏi Demosisto, một nhóm chính trị của thanh niên do Wong thành lập năm 2016, viện dẫn những mối lo sợ cho an toàn bản thân. Demosisto, tổ chức đã kêu gọi quyền tự trị nhiều hơn cho Hong Kong, với nhiều người là khuôn mặt tương lai của phong trào phản kháng.

Ngay sau đó, ba nhân vật lãnh đạo khác của Demosisto cũng đã từ chức. Vài giờ sau, nhóm tuyên bố tự giải thể hoàn toàn.

Trong một bức thư ngắn giải thích về quyết định của mình, Wong viết: “Không ai có thể chắc chắn về ngày mai của mình”.

Đám đông người biểu tình đã ít đi vào hôm thứ tư 1/7 nếu so với hàng trăm ngàn người thường xuyên xuống đường biểu tình hồi năm ngoái. Nhưng cảnh sát chống bạo động đã nhanh chóng bao vây họ.

Đối với một số người biểu tình, đây là cuộc chiến mà họ sẵn sàng tiếp tục, ngay cả điều này có nghĩa là đi đến chống đối lại Bắc Kinh. “Chúng tôi muốn cho người Hong Kong thấy rằng luật an ninh quốc gia không thể làm chúng tôi sợ hãi hay nhụt chí”, Avery Ng, một lãnh đạo của Liên minh Dân chủ Xã hội, một đảng chính trị, nói. “Chúng tôi đang chấp nhận những rủi ro nhất định, vì một trong những đòi hỏi của chúng tôi là chấm dứt chế độ độc tài độc đảng”.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Thủy điện Luang Prabang – Cần một lời giải thích chính thức từ chính phủ

Thủy điện Luang Prabang – Cần một lời giải thích chính thức từ chính phủ

Nguyễn Tuấn Khoa

3-7-2020

Sự kiện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đầu tư dự án thủy điện (DATĐ) Luang Prabang trên dòng chính Mekong đang gây phẫn nộ từ phía người dân. Với công suất 1,460 MW TĐ Luang Prabang chắc chắn sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng hạn-mặn cho ĐBSCL.

Sự uất hận càng tăng thêm khi người dân biết thêm rằng, PVN dùng thủ đoạn chuyển lỗ cho dân Việt bằng cái gọi là Cơ Chế Đặc Thù đang trình lên Chính phủ. Theo đó, EVN sẽ mua điện với giá 9.38 cent/kWh [1] gần gấp đôi giá mua do Bộ Công Thương ấn định là 4.8 cent/kWh trong suốt 5 năm qua. [2]

Đập trên dòng chính Mekong- Thông tin cập nhật đến tháng 6/2020. Nguồn: STIMSON

Trong vai trò người phát triển dự án, PVN đã đầu tư vào Luang Prabang qua PV Power mà PVN giữ 80% cổ phần, 20% còn lại gồm cổ đông nước ngoài và cổ đông khác (được cho là của các ông quan Dầu Khí (?) [3]. PV Power đã lập liên doanh LPCL gồm 3 thành viên:

– PV Power giữ 38% cổ phần

– Chính phủ Lào giữ 25% cổ phần

– Công ty TNHH PT (Lào) giữ 37% cổ phần. Các ông quan Dầu Khí có quyền lợi ở đây không?

Ông Hồ Công Kỳ, Chủ tịch HĐQT PV Power cho rằng, ngoài mục đích thương mại thì dự án còn là một biểu tượng tình hữu nghị của hai nước Việt – Lào. Nguồn: PetroTimes

Tại sao PVN muốn sống chết với một dự án lỗ?

Có ý kiến cho rằng, PV Power trong vai trò chủ đầu tư sẽ giúp Việt Nam chọn phương án thiết kế, vận hành, điều tiết, từ đó giảm thiểu tác động xấu đến Đồng bằng Sông Cửu Long. Về mặt tài chánh, với số vốn góp 38%, PV Power không có quyền lớn đến như vậy! Về mặt kỹ thuật, chỉ bằng thiết kế và vận hành, các kỹ sư VN không thể giải quyết chuyện “đội đá vá trời” này được. Thực tế, TĐ Luang Prabang bị kẹp giữa:

– Thượng nguồn gồm 11 đập ở Vân Nam, giữ 47 tỷ m3 nước, với tổng công suất 21,310 MW bằng 15 lần Luang Prabang. [4]

– Hạ nguồn gồm Xayaburi có công suất tương đương và Don Sahong nhỏ hơn. Có 3 DATĐ sẽ sớm được khởi công. Tổng công suất khi đó là 5,745 MW và giữ 1.9 tỷ m3 nước.

Muốn hạn chế tác động xấu cho Đồng bằng Sông Cửu Long như PVN kỳ vọng thì Việt Nam phải có đủ sức mạnh chính trị để yêu cầu Lào, Thái Lan và nhất là Trung Quốc chia sẻ thông tin của tất cả các đập đang vận hành (13 +3 đập). Tiếp theo, VN phải trở thành điều phối viên vận hành đập liên quốc gia với điều kiện các quốc gia trên đồng ý. Chuyện này là không tưởng! Vì vậy đây không phải là lý do.

Có ý kiến cho rằng, PVN đầu tư là để ngăn không cho TQ có cơ hội phá VN. Ngược lại, TQ không dại đầu tư vào đây bởi vì chúng muốn nhìn thấy chính những người Việt Nam tham lam, tự bỏ tiền để phá hoại môi trường của Việt Nam.

Hơn nữa, theo phân tích trong bài trước [5], việc bán điện cho Thái Lan là không khả thi vì Luang Prabang có vị trí xa nhất đến Thái Lan nên dự án gặp nhiều bất lợi dẫn đến giá bán rất cao. Bán điện cho VN càng khó vì theo lập luận này, TQ đầu tư là để phá VN. Không có người mua điện, không lẽ TQ đầu tư TĐ chỉ để phá VN thôi sao? Do đó đây cũng không phải là lý do.

Như thế chỉ có quyền lợi đen với âm mưu của mafia quốc tế mới thúc đẩy các ông quan PVN dùng thủ đoạn moi tiền của dân Việt để đổ vào một dự án tàn phá nước Việt. Chúng ta không thể coi thường người Lào và càng không để cho Việt gian đưa mafia vào phá Đồng bằng Sông Cửu Long!

Chính Phủ đã chấp thuận dự án Luang Prabang hay chưa?

Trong khi người dân đang mong Thủ tướng sẽ phủ quyết Cơ Chế Đặc Thù của PV Power thì hai bài báo dưới đây đã đập tan mọi hy vọng:

Báo Đầu Tư [6] cho biết: Ngày 5/6/2020 Thủ Tướng đã đồng ý cho EVN và PV Power góp vốn với tỷ lệ tối thiểu là 10% hoặc 12% và đề nghị 2 đơn vị này xây dựng tờ trình dự án để báo cáo Quốc hội và Bộ Chính trị thông qua trong thời gian sớm nhất.

Báo Petro Times [7] cho biết, PV Power đã tổ chức hội thảo về “Dự án Thủy Điện Luang Prabang” vào ngày 7/6/2020. Trong buổi hội thảo này, ông Nguyễn Duy Giang, Tổng Giám đốc PV Power đã trình bày cơ chế thúc đẩy nhanh triển khai đầu tư.

Cả hai bài báo đều mập mờ, khó hiểu. Tuy vậy rõ ràng Thủ tướng đã đồng ý dự án Luang Prabang và đã chỉ ra lộ trình hai bước tiếp theo: Trình Quốc hội và trình Bộ Chính trị. Cơ Chế Đặc Thù dù không được nhắc trong bài báo nhưng có vẻ nó đã được chấp thuận và giờ đây nó là một phần trong thủ tục sẽ trình duyệt.

Một điều bất thường của quyết định này là EVN từ người mua điện (giá cao) nay đã được cho phép làm cổ đông đầu tư. Như vậy EVN cùng một lúc sắm ba vai trong một vở kịch tồi: 1) Nhà đầu tư trong liên doanh LPCL, bán điện cho chính mình (EVN). 2) Người buôn điện tức đại diện của VN mua điện do mình bán (từ Luang Prabang). 3) Người bán điện cho dân Việt.

Tổ quốc đang lâm nguy. Thu nhập quốc gia không đủ để trả nợ tới hạn. Đẩy lỗ cho dân Việt để thu lợi cá nhân, PVN và những ai đang đứng đằng sau giống như một con thú đang ăn dần vào đuôi của chính nó. Chúng ta không thể ngăn chặn chuyện động trời này nhưng chúng ta nhất định đòi hỏi một lời giải thích từ người ra quyết định cuối cùng.

______

Tham khảo:

[1] PV Power chờ những dự án khủng, ngày 24/6/2019, báo Đầu Tư: https://baodautu.vn/pv-power-cho-nhung-du-an-khung-d102574.html

[2] Canh bạc Luang Prabang – Bài 1: Hiệu quả tài chính còn để ngỏ, Nguyễn Đăng Anh Thi, báo Người Đô Thị, ngày 9/4/2020: https://baotiengdan.com/2020/04/09/canh-bac-luang-prabang-bai-1-hieu-qua-tai-chinh-con-de-ngo/

Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

Việt – Mỹ liên thủ ứng phó Trung Quốc?

Việt – Mỹ liên thủ ứng phó Trung Quốc?

Đặng Sơn Duân

3-7-2020

I. VỀ CUỘC TẬP TRẬN PHI PHÁP CỦA TRUNG QUỐC Ở HOÀNG SA

Sau Việt Nam và Philippines, Bộ Quốc phòng Mỹ sáng nay đã ra tuyên bố về việc Trung Quốc tiến hành tập trận quân sự ở khu vực bao trùm quần đảo Hoàng Sa từ ngày 1.7-5.7.

Nếu như Việt Nam phản đối như một động thái đương nhiên phải làm vì vấn đề Hoàng Sa thì việc phía Philippines và Mỹ lên tiếng là động thái khác thường.

Ở đây tôi sẽ lần lượt điểm qua phản ứng của từng bên:

1. Việt Nam:

Như tôi từng nhắc đến khi Trung Quốc ra thông báo về việc tập trận trong Newsletter ngày 29.6, những diễn biến này khiến tôi nhớ lại khung cảnh trước khi Tòa án ở The Hague ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc ngày 12.7.2016.

Khi đó, Trung Quốc cũng tiến hành cuộc tập trận bao trùm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ ngày 5-11.7.2016.

Dưới đây là toàn văn hai tuyên bố phản ứng của phía Việt Nam năm 2016 và 2020:

2016 (Link)

2020 (Link)

Điểm khác biệt dễ thấy nhất là tuy Trung Quốc đều vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa nhưng lần này Việt Nam đã nâng cấp phản ứng, tiến hành “giao thiệp, trao công hàm phản đối” so với trước đây chỉ phản đối.

Thứ hai, cụm từ “đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo Cấp cao hai nước” đã không còn. Liệu có phải “nhận chứng chung” nay đã không còn hiệu lực?

2. Philippines

Phản ứng của phía Philippines được đưa ra dưới hình thức phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana.

Tuy không nói trực tiếp, nhưng Bộ trưởng Lorenzana ám chỉ Trung Quốc tập trận tại khu vực tranh chấp, nói rằng “nếu họ làm việc đó trong các khu vực tranh chấp” thì “rất khiêu khích” và “gióng lên hồi chuông cảnh báo với các bên liên quan”.

3. Mỹ

Tuyên bố nêu rõ: “Bộ Quốc phòng quan ngại về quyết định của Trung Quốc tiến hành tập trận quân sự xung quanh quần đảo Hoàng Sa tại Biển Đông từ ngày 1-5.7″.

– Đầu tiên, tôi chưa thể tìm ra một ví dụ nào khác về việc Mỹ lên tiếng bày tỏ quan ngại về một cuộc tập trận ở khu vực bao trùm quần đảo Hoàng Sa trước đây. Cụ thể, tôi chưa tìm thấy tuyên bố của phía Mỹ về cuộc tập trận năm 2016 ở Hoàng Sa.

Trong cuộc tập trận vào tháng 7.2019 ở hai khu vực: một bao phủ một phần quần đảo Hoàng Sa và một nằm ở giữa bãi Macclesfield và quần đảo Trường Sa, phía Mỹ cho là Trung Quốc đã tiến hành thử tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D.

Tuy nhiên, những phát biểu bày tỏ lo ngại chỉ tập trung vào việc thử tên lửa và được thể hiện bằng các phát biểu ẩn danh qua tường thuật của truyền thông. Mãi về sau mới có một số quan chức công khai lên tiếng về vấn đề này và không nhắc gì đến Hoàng Sa.

Như vậy, việc lên tiếng về cuộc tập trận ở Hoàng Sa năm nay có thể được xem là sự thay đổi thái độ của Mỹ, vừa trong vấn đề Biển Đông vừa trong bối cảnh đối đầu chiến lược.

– Thứ hai, một điểm đáng chú ý là Mỹ tuyên bố Hoàng Sa là khu vực lãnh thổ tranh chấp. Lưu ý tôi là chỉ đang nói đến tranh chấp lãnh thổ, chứ không nói đến tranh chấp biển, mặc dù Mỹ cũng chắc đến vùng biển tranh chấp.

Đây là quan điểm bấy lâu nay của phía Mỹ, vốn xem Hoàng Sa là khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan. (Limits in the Seas No. 143 China: Maritime Claims in the South China Sea).

Tuy nhiên, dường như đây là lần đầu tiên quan điểm này được thể hiện trong một tuyên bố chính thức của Bộ Quốc phòng Mỹ.

Các tuyên bố của Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ về vụ Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa vào đầu tháng 4 cũng không nhắc trực tiếp đến tranh chấp lãnh thổ.

Khác với vấn đề Trường Sa, Trung Quốc trước nay không hề thừa nhận bất kỳ tranh chấp nào về lãnh thổ ở Hoàng Sa.

Cho nên, dù Mỹ vẫn giữ lập trường trung lập, không đứng về phía nào trong các tranh chấp lãnh thổ, không lạ gì nếu việc Mỹ thể hiện rõ ràng quan điểm Hoàng Sa là lãnh thổ tranh chấp sẽ bị phía Trung Quốc diễn dịch là “Mỹ đã chọn đứng về phía Việt Nam”.

Tương tự, việc phía Philippines ám chỉ đây là khu vực lãnh thổ tranh chấp cũng sẽ bị phía Trung Quốc xem là như thế.

Về phía Việt Nam, một cách thực tế, trước nay vấn đề tranh chấp Hoàng Sa bị xem là vấn đề giữa Trung Quốc và Việt Nam và hiện nay Trung Quốc đã kiểm soát hoàn toàn quần đảo này, nên hiếm có ai đếm xỉa gì đến.

Việc các nước lên tiếng và khẳng định Hoàng Sa là lãnh thổ tranh chấp sẽ giúp làm nóng lại vấn đề này về mặt pháp lý và dư luận.

Vì thế, cá nhân tôi đánh giá đây là diễn biến có lợi cho phía Việt Nam.

II. TÀU CHIẾN MỸ KÈM TÀU HẢI DƯƠNG ĐỊA CHẤT 4

1. Diễn biến

Gần như cùng lúc với việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở Hoàng Sa, ngày 1.7, tàu tác chiến cận bờ USS Gabrielle Giffords (LCS 10) của Mỹ tiến hành áp sát tàu Hải Dương Địa Chất 4 của Trung Quốc ở nam Biển Đông.

Động thái này được Hạm đội 7 và nhiều trang thông tin khác của Hải quân Mỹ nêu rõ trong chú thích của các bức ảnh được công bố ngày 2.7.

Tuy phía Mỹ không nói rõ, nhưng qua phân tích hình ảnh có thể thấy có HAI tàu Kiểm ngư Việt Nam lớp KN-750 cũng kèm sát tàu Hải Dương Địa Chất 4. Trong một bức ảnh, một tàu Kiểm ngư chạy rất sát tàu Hải Dương Địa Chất 4.

Ngoài ra, ít nhất một tàu hộ vệ lớp 054A của Trung Quốc cũng xuất hiện trong một bức ảnh. Vì một số bức ảnh được chụp từ trực thăng, nên cũng có thể xác định trực thăng Mỹ đã cất cánh khi tiến gần đến tàu khảo sát Trung Quốc.

Tuy phía Mỹ không nói rõ khu vực diễn ra cuộc hội ngộ này, nhưng dữ liệu hàng hải cho thấy trong ngày 1.7, tàu Hải Dương Địa Chất 4 đã tiến vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam trước khi ngược lên phía bắc trở về Hải Nam hoặc Quảng Đông.

Như vậy, có thể cho rằng cuộc đối đầu diễn ra trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Việc tàu Kiểm ngư Việt Nam áp sát tàu Hải Dương Địa Chất 4 càng củng cố thêm nhận định này.

2. Quan sát

Khi tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc được triển khai đến vùng biển Malaysia và hoạt động gần khu vực tàu khoan West Capella vào tháng 4 và tháng 5, tàu USS Gabrielle Giffords của Mỹ cũng xuất hiện gần tàu khoan này và công khai hình ảnh như một tín hiệu thể hiện sự bảo vệ.

Lần này, Mỹ cho tàu chiến áp sát tàu khảo sát của Trung Quốc. Thông điệp một lần nữa được “nâng tầm”, tức không chỉ bảo vệ hoạt động khai thác dầu khí của các bên ở Biển Đông trước sự uy hiếp của Trung Quốc, Mỹ còn có thể cản phá hoạt động phi pháp của tàu khảo sát Trung Quốc trong vùng biển của các nước khác.

Có thể nói Mỹ hiện nay đã bắt đầu củng cố cho các tuyên bố bằng hành động cụ thể. Điều này liệu có thể ảnh hưởng gì đến những tính toán của Việt Nam trong việc triển khai hoạt động dầu khí hay không?

Chúng ta cần phải chờ xem, vì những phản ứng và đe dọa của Trung Quốc có thể sẽ không chỉ bao gồm những gì xảy ra trên thực địa!

Trên đây là vài nhận xét của tôi về những diễn biến đáng chú ý ở Biển Đông mấy ngày qua.

Categories: Nhan dinh | Leave a comment

Biển Đông: TQ lại nạo vét tại đảo Phú Lâm nơi VN tuyên bố chủ quyền?

Biển Đông: TQ lại nạo vét tại đảo Phú Lâm nơi VN tuyên bố chủ quyền?

Hình ảnh chụp vệ tinh trong ngày 17/4 và 25/6 cho thấy các hoạt động nạo vét của TQ tại đảo Phú LâmBản quyền hình ảnhPLANET LABS INC
Image captionHình ảnh chụp vệ tinh trong ngày 17/4 và 25/6 cho thấy các hoạt động nạo vét của TQ tại đảo Phú Lâm

Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang nạo vét tại một vịnh ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông, có vẻ như để mở rộng góc phía tây bắc của hòn đảo nhân tạo này, theo Benarnews.

Ảnh vệ tinh cho thấy việc nạo vét dường như đã được tiến hành trong vài tuần nay tại đảo Phú Lâm, nơi Trung Quốc xây dựng thành phố Tam Sa.

TQ lập hai huyện đảo quản lý Trường Sa, Hoàng Sa

Biển Đông: ‘TQ mượn gió bẻ măng’ nhưng ‘thời thế hiện không dễ cho họ’

Bốn kịch bản Bắc Kinh có thể thực hiện ‘nếu bị VN kiện ra tòa quốc tế’

Hình ảnh vệ tinh thương mại từ ngày 17/4 đến ngày 25/6 cho thấy rạn san hô ở bờ biển phía tây bắc đảo Phú Lâm đã bị nạo vét một đoạn ở trung tâm. Cũng có thể nhìn thấy các dải đất mới có thể là nền móng cho việc bồi đắp, mở rộng hòn đảo.

Có thể thấy các cẩu hoặc máy móc hạng nặng đang làm việc tại cùng địa điểm nói trên hôm 8/5. Dựa trên đánh giá của BenarNews, hình ảnh vệ tinh cho thấy cát được nạo vét ra khỏi đảo Phú Lâm để tạo ra cấu trúc mới này. Đường bờ biển gần khu vực này đã được gia cố bằng thứ trông giống như một bức tường biển. Một số cấu trúc giống như cầu tàu nhân tạo được xây dựng tại các điểm dọc theo bờ biển về phía đông.

Trung Quốc đã giành quyền kiểm soát đảo Phú Lâm từ năm 1956Bản quyền hình ảnhOTHER
Image captionTrung Quốc đã giành quyền kiểm soát đảo Phú Lâm từ năm 1956

Đảo Phú Lâm là nơi Trung Quốc thường tập hợp các tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển (CCG) và lực lượng dân quân hàng hải trước khi điều động đến nơi khác, quấy rối hoạt động của tàu các quốc gia khác cũng có yêu sách về chủ quyền trên Biển Đông, theo Benarnews.

Hình ảnh vệ tinh chụp vào thứ Sáu cho thấy ba tàu CCG đang đậu ở cảng của đảo này, cùng với những vật trông giống như một chiếc xà lan chở vật liệu.

Trung Quốc đã thực hiện một chiến dịch bồi đắp đảo nhân tạo rộng lớn từ năm 2014 đến năm 2016 ở Biển Đông, phá hủy môi trường tự nhiên và quân sự hóa các bãi đá và rạn san hô nơi nước này chiếm đóng.

Bốn căn cứ lớn nhất mà Trung Quốc duy trì ở Biển Đông – Đá Subi, Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn, và Đảo Phú Lâm – hầu như không thể nhận ra kể từ khi việc bồi đắp kết thúc vào năm 2017, tạo ra các bến cảng nước sâu, đường băng, và nơi sinh hoạt. Nhưng việc nạo vét quy mô nhỏ vẫn tiếp tục, như hình ảnh vệ tinh mới nhất này cho thấy.

Các mối quan ngại về tình trạng nạo vét

Việc nạo vét mới trên đảo Phú Lâm được Trung Quốc thực hiện vào thời điểm nhạy cảm, theo Benarnews.

Tháng trước, Indonesia đã cùng với Việt Nam, Philippines và Malaysia tố cáo Trung Quốc về việc khẳng định chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông trong một loạt các công hàm gửi lên Liên Hiệp Quốc.

Indonesia viện dẫn phán quyết năm 2016 của Tòa án Trọng tài Thường trực, bác bỏ hầu hết các yêu sách của Trung Quốc đối với vùng biển tranh chấp, khẳng định không một ‘hòn đảo’ nào của Trung Quốc có thể tạo ra các vùng đặc quyền kinh tế và chúng chỉ là các bãi đá.

Gần đây, Trung Quốc đã cố gắng đe dọa Việt Nam về việc hợp tác khai thác dầu trên Biển Đông với một đối tác quốc tế bằng cách đưa một tàu khảo sát vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào ngày 17/6.

Các tàu nạo vét của Trung Quốc được trông thấy ở vùng nước gần Đá Chữ Thập - hình ảnh do máy bay giám sát của Hải Quân Hoa Kỳ chụp hồi tháng 5/2015Bản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionCác tàu nạo vét của Trung Quốc được trông thấy ở vùng nước gần Đá Chữ Thập – hình ảnh do máy bay giám sát của Hải Quân Hoa Kỳ chụp hồi tháng 5/2015

Việt Nam đã chủ trì hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo ASEAN hôm 26/6. Tất cả các nước có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông đều tham gia, không bao gồm Trung Quốc và Đài Loan.

“Trong khi thế giới đang đấu tranh chống lại đại dịch COVID-19, thì lại có những hành động vô trách nhiệm, vi phạm luật pháp quốc tế, ảnh hưởng đến môi trường an ninh và ổn định ở một số khu vực, bao gồm khu vực ASEAN,” Benarnews dẫn lời Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong bài phát biểu khai mạc.

Mười nước thành viên ASEAN đã vật lộn để đạt được sự đồng thuận về các vấn đề liên quan đến Biển Đông, do đó, tuyên bố chung hôm Thứ Sáu ngầm chỉ trích kế hoạch thành lập Vùng Nhận diện phòng không trên Biển Đông của Bắc Kinh là một biểu hiện lo ngại bất thường về căng thẳng đang gia tăng.

Tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc

Việt Nam tuyên bố chủ quyền ở cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và vào năm 1982 đã thành lập đơn vị hành chính để quản lý các quần đảo này.

Nhắc về Hoàng Sa, Trung Quốc nói công hàm Việt Nam ‘phi pháp, vô hiệu’

TQ tăng hoạt động tại vùng tranh chấp ở Biển Đông

Bãi Tư Chính và lô 06-01: Rõ hơn về tàu Trung Quốc ‘quấy nhiễu’ Việt Nam

Huyện đảo Hoàng Sa hiện trực thuộc thành phố Đà Nẵng, còn huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Tuy nhiên, kể từ năm 1974, Trung Quốc trên thực tế đã chiếm quyền kiểm soát toàn bộ Quần đảo Hoàng Sa (Bắc Kinh gọi là Tây Sa), trong đó bao gồm đảo Phú Lâm, nơi nay đặt trụ sở của huyện đảo Tây Sa.

Trung Quốc giành quyền kiểm soát đảo Phú Lâm từ năm 1956. Năm 2012, Trung Quốc thành lập ‘thành phố Tam Sa’ đặt thủ phủ ở đảo này và điều quân tới đóng trên đảo.

Đảo Phú Lâm hiện là nơi mà cả Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền.

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Biển Đông: Bình luận về đối đầu Mỹ – Trung, và diễn tiến sau vụ Repsol 35 phút trước

Biển Đông: Bình luận về đối đầu Mỹ – Trung, và diễn tiến sau vụ Repsol

Ảnh chụp ở quần đảo Trường SaBản quyền hình ảnhKIEN PHAM
Image captionẢnh chụp ở quần đảo Trường Sa

Tình hình an ninh ở Biển Đông và khu vực hiện đang dần “nóng lên” và có chiều hướng ‘xấu đi rõ rệt’ với các diễn biến ‘đối đầu’ hay ‘căng thẳng leo thang’ giữa hai đại cường cùng hiện diện ở khu vực là Trung Quốc và Mỹ, theo một số nhìn nhận.

Việt Nam – Trung Quốc có thể đàm phán để ‘lấy lại’ Hoàng Sa không?

Biển Đông: Bàn về lựa chọn ‘chiến tranh kinh tế, và cùng khai thác’

Nhiều mũi giáp công ở Biển Đông, Trung Quốc lớn tiếng chỉ trích Việt Nam

Tin cho hay, ngay trong cuối tuần này, Trung Quốc đang tổ chức một đợt diễn tập quân sự ở khu vực quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông mà Trung Quốc chiếm từ tay chính quyền Việt Nam Cộng hòa trước đây từ năm 1974, với các lực lượng quân sự tham gia diễn tập gần một tuần từ ngày 01-05/7/2020.

Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 02/7, theo truyền thông quốc tế, đã ra tuyên bố chính thức bày tỏ quan ngại về quyết định tập trận này của Bắc Kinh.

Cùng lúc ngay trước đó một ngày, hôm 01/7, Mỹ đã cử một tàu chiến được cho là chiếc USS Gabrielle Giffords xuất hiện ngay tại khu vực tàu khảo sát Trung Quốc đang hoạt động dưới sự hộ tống của một tàu hộ vệ tên lửa.

Nhân dịp này, hôm 02 và 03/7/2020, hai nhà quan sát an ninh khu vực và Biển Đông, chia sẻ với BBC News Tiếng Việt đánh giá của mình về tình hình.

Trước tiên họ trả lời câu hỏi phải chăng đang có sự leo thang thực sự giữa Trung Quốc và Mỹ qua các động thái gần đây cho tới nay, đặc biệt là qua các hoạt động tập trận hay diễn tập quân sự trên Biển Đông, khu vực.

‘Đúng là sự leo thang’

Nhà nghiên cứu Hoàng Việt (Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh): Theo tôi, đúng ra đây là sự leo thang của Trung Quốc trên phạm vi toàn thế giới, và cùng với sự phản ứng của nhiều quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ. Đặc biệt sự cạnh tranh nhau giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến Trung Quốc bộc lộ những bất ổn nội bộ. Cho nên để thị uy với thế giới cũng như thể hiện sức mạnh và sự không khoan nhượng của Trung Quốc trước Hoa Kỳ, điều đó càng khiến biển Đông trở nên căng thẳng hơn

Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp (nhà nghiên cứu cao cấp khách mời, Viện Iseas, Singapore): Tình hình an ninh Biển Đông tuần này xấu đi rõ rệt, do Trung Quốc điều tàu hải quân, tàu hải cảnh, tàu dân binh, các tàu nghiên cứu địa chất ra Biển Đông ở diện rộng gần Trường Sa và Hoàng Sa.

Lúc này Trung Quốc đang cho tập trận ở Hoàng Sa (đến ngày 5/7), có ít nhất hai tàu nghiên cứu đang di chuyển ở vùng Đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, mặc dù chưa triển khai thăm dò, đo đạc…

Tần suất bay trên Biển Đông của các loại máy bay quân sự Trung Quốc dày đặc hơn, không loại trừ việc có một số tàu ngầm Trung Quốc đang di chuyển ở biển Đông và vùng nước lân cận, ở vùng trời trên eo biển Đài Loan, có lúc máy bay quân sự Trung Quốc đã xâm phạm vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan.

Mỹ cũng đang có tập trận ở phía Tây Philippines. Ba tàu sân bay Mỹ đang ở gần biển Đông, cùng nhiều tàu chiến các loại. Máy bay săn ngầm, máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy có tần suất và các đường bay đặc biệt, gần các căn cứ quân sự, hải quân v.v… của Trung Quốc ở Hải Nam.

Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động trên biển nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền ở thực địa, còn Mỹ chỉ tiếp tục các hoạt động đảm bảo tự do hàng hải, với các cuộc tuần tra, thám sát phù hợp, có tăng về số lượng và chủng loại, áp dụng các kế hoạch di chuyển quân sự thích hợp, có tính chất cảnh bảo Trung Quốc.

Ảnh chụp ở quần đảo Trường SaBản quyền hình ảnhKIEN PHAM
Image captionẢnh chụp ở quần đảo Trường Sa

Quá tự tin hay trong dự tính?

BBC: Trung Quốc có quá tự tin hay không khi vừa tỏ ra ‘quyết đoán’, có người nói là ‘hung hăng’ ở vùng biển khu vực, trong đó có Biển Đông, khu vực eo biển Đài Loan, nam Biển Đông, đồng thời lại vừa có căng thẳng biên giới với Ấn Độ, một nước láng giềng mạnh của họ?

Nhà nghiên cứu Hoàng Việt: Hiện nay, nhóm “diều hâu” trong Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc dâng cao. Điều này đã khiến Trung Quốc thể hiện theo cách như chúng ta đã thấy.

Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Trung Quốc dù “lớn” nhưng chưa đủ “mạnh” để thay thế vị trí của Hoa Kỳ và phương Tây. Tuy vậy, Trung Quốc vẫn đang sẵn sàng đe dọa với cả thế giới và châu Á. Điều đó cũng có phần do các nhà lãnh đạo “sợ” đối đầu với Trung Quốc. Trung Quốc biết được điều đó nên đã ra sức tận dụng. Cho nên cũng không hẳn là Trung Quốc tự tin, nhưng họ đang biết tận dụng các “nỗi sợ” Trung Quốc, và họ biết điểm dừng cần thiết để không đẩy căng thẳng đi quá xa.

Cuộc sống ở Hà Nội ngày 18/6Bản quyền hình ảnhAFP
Image captionCuộc sống ở Hà Nội ngày 18/6

Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp: Lúc này Trung Quốc triển khai nhiều hoạt động trên biển, từ Biển Hoa Đông, eo biển Đài Loan, biển phía Đông Đài Loan, Biển Đông, hai eo biển ở Nam biển Đông nối với Ấn Độ Dương, eo Malacca, và toàn bộ vùng biển gần với Indonesia.

Trên đất liền, ngoài căng thẳng với Ấn Độ, Trung Quốc còn có tranh chấp lãnh thổ với 14 nước khác (nếu kể cả các nước mà Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ trên biển, là 18 nước). Đây là hoạt động chiến lược đã được tính toán từ trước, cho nên không nên nói Trung Quốc là “hung hăng” hay “quyết đoán”.

Đúng là Trung Quốc đang làm mạnh hơn, diện rộng hơn, có hiệp đồng và phối hợp phức hợp hơn từ các cấp trung ương Trung Quốc. Bất chấp tương quan thực tế về năng lực quốc phòng, Trung Quốc tự buộc mình phải hành xử mạnh trong việc phối hợp các hoạt động chính trị, chính sách, đối ngoại, quân sự.

Một khi Trung Quốc đang áp dụng hành xử ngoại giao theo lối hung hăng (chiến lang), thì với các hoạt động quân sự, Trung Quốc cũng có hành xử tương tự.

BBC:Ông đánh giá thế nào về tuyên bố chung ở Asean mới đây về lập trường của khối này với Biển Đông? Liệu đây là một bước tiến mới có tính bản lề, hay chỉ là tình thế, do Việt Nam đang là chủ tịch luân phiên của khối này hiện nay?

Nhà nghiên cứu Hoàng Việt: Trong tuyên bố mới đây của Asean cho thấy có những bước tiến mới. Gọi là bước tiến bởi vì nó không chỉ là nỗ lực của Việt Nam – chủ tịch Asean năm nay.

Mà chúng ta còn thấy thái độ của các quốc gia khác đã thay đổi qua một loạt công hàm/công thư gần đây. Đầu tiên là Malaysia, sau đó là Philippines, Việt Nam, Indonesia. Đặc biệt phải kể đến Philippines đã thay đổi rất nhiều với việc gửi công hàm phản đối Trung Quốc, rút lại việc hủy bỏ Thỏa thuận Thăm viếng Quân sự (VFA) với Hoa Kỳ.

Tiếp theo là Indonesia. Mặc dù Indonesia luôn giữ im lặng trước đây nhưng với việc Trung Quốc đe dọa vùng Natuna đã khiến Indonesia phải lên tiếng một cách rõ ràng. Việc thay đổi đó mới là xung lực chính cho Tuyên bố của Asean vừa rồi.

Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp: Tuyên bố của chủ tịch Asean cho cuộc họp thượng đỉnh lần 36 vừa rồi về vấn đề Biển Đông là tuyên bố rõ ràng, mạnh mẽ, thể hiện sự đồng thuận của Asean trong việc mong muốn và hành động nhằm giải quyết các vấn đề biển Đông dựa vào luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước về luật biển của Liên Hợp quốc năm 1982.

Tuyên bố này cũng nhấn mạnh việc Asean thúc đẩy việc đàm phán về quy tắc ứng xử trên biển Đông (CoC) với Trung Quốc một cách tích cực, để có thể đạt một CoC thực chất, phù hợp với công pháp quốc tế. Đai dịch làm cho các nước Asean đoàn kết hơn; tuyên bố của chủ tịch Asean lần này là một bước tiến thực chất, bắt kịp và nắm được cơ hội tốt để có thể hy vọng tiến tới đàm phán thực chất CoC.

Nếu tới đây đàm phán CoC không có tiến triển tích cực, thì đó cũng sẽ là một thực tế phản ánh thực chất và điều kiện để các nước có tranh chấp ở biển Đông, trong đó có Việt Nam, xem xét các biện pháp khác, kể cả biện pháp pháp lý.

Điều nên để ý, quan tâm?

BBC:Về vấn đề Biển Đông, có vấn đề gì về an ninh mà Việt Nam hiện nay cũng như tới đây nên quan tâm chú ý?

Nhà nghiên cứu Hoàng Việt: Theo tôi, vấn đề Biển Đông cũng như an ninh khu vực vẫn đang đối mặt rất nhiều thách thức và nguy cơ. Vì vậy Việt Nam cần có phương án chuẩn bị cho những trường hợp, kể cả các trường hợp xấu nhất để không rơi vào tình trạng bị động.

Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp: Việt Nam luôn theo dõi sát sao tình hình Biển Đông, có thể nói Việt Nam không bị bất ngờ, luôn chủ động và hành động toàn diện, phù hợp để góp phần đảm bảo an ninh ở biển Đông.

Quá trình hiện đại hóa quốc phòng, đặc biệt hiện đại hóa hải quân, không quân, phòng không đã có kết quả tích cực.

Năng lực quốc phòng được nâng cao, củng cố toàn diện chính là điều kiện để tự vệ thành công, đảm bảo được an ninh trên biển, bảo vệ được chủ quyền của Việt Nam. Ngoại giao nhà nước và hợp tác quốc phòng với các nước là rất quan trọng.

Dự phóng trung, dài hạn?

BBC:Câu chuyện hãng dầu khí Repsol rút khỏi Việt Nam mới đây đã gây nhiều bàn tán, tin đồn. Theo ông, Việt Nam cần phải làm gì để tránh lặp lại và ngăn chặn điều đó?

Nhà nghiên cứu Hoàng Việt: Theo thông lệ quốc tế thì bên nào yêu cầu dừng hợp đồng thì bên đó phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho bên kia. Thiệt hại sẽ bao gồm các chi phí bên kia đã bỏ ra cùng với các thiệt hại về lợi ích vật chất mà các bên khi thực hiện hợp đồng đã kỳ vọng đạt được.

Mặc dù phía chính phủ Việt Nam không đưa ra thông tin chính thức nhưng theo báo chí quốc tế thì chính phủ Việt Nam trước áp lực của Trung Quốc đã yêu cầu Repsol dừng khai thác tại lô 136.3 và 07.3.

Nếu vậy thì đương nhiên phía Việt Nam phải có nghĩa vụ bồi thường cho Repsol.

Một thương vụ như vậy thường có chi phí rất lớn, có thể lên tới hàng tỉ đô la Mỹ. Vì vậy khả năng bồi thường nếu có cũng sẽ rất lớn.

Chưa kể việc yêu cầu Repsol dừng khai thác như vậy sẽ tạo tâm lý không tốt cho các nhà đầu tư dầu khí quốc tế và khiến dân chúng Việt Nam nghi ngờ quyết tâm của chính phủ. Chính vì vậy nên không thể để trường hợp tương tự xảy ra.

Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp: Thông tin như trên chưa được khẳng định bởi chính phủ Việt Nam và PVN. Trong thực tế, Việt Nam không chịu để bị bắt chẹt hay đe dọa trên lãnh thổ và ở nơi Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền.

Với một hai liên doanh cụ thể, thì được, mất là việc bình thường, không thể hình sự hóa trái pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế được!

BBC:Quý vị có dự báo hay bình luận gì thêm về tình hình Biển Đông tới đây với viễn kiến không chỉ trong ngắn, trung hạn mà có thể dài hạn hơn?

Nhà nghiên cứu Hoàng Việt: Về vấn đề Biển Đông thì phức tạp nhiều. Nhưng có thể nhận xét là Trung Quốc sẽ không thay đổi tham vọng độc chiếm Biển Đông của họ, nếu họ không bị buộc phải làm khác như vậy. Và để Trung Quốc xuống thang trong các tham vọng của họ thì đó không phải là một điều dễ dàng. Nói thế để biết được tình hình Biển Đông sẽ còn kéo dài căng thẳng trong thời gian sắp tới.

Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp: Về Biển Đông, theo tôi Trung Quốc sẽ càng quyết tâm chiếm biển Đông theo đường 9 đoạn, mở rộng theo sơ đồ Tứ Sa. Đây là sự thể hiện bá quyền rõ ràng nhất, và với nền chính trị bá quyền này, Trung Quốc khó tránh khỏi bẫy Thucydides với Hoa Kỳ và các đồng minh của Hoa Kỳ.

Rủi ro xung đột vũ trang và chiến trang ở Biển Đông đang lớn dần, có lúc lớn nhanh! Hoa Kỳ đánh giá đúng vai trò và sức mạnh của Asean. Asean sẽ phải là một đối tác quan trọng để đảm bảo an ninh cho chính mình.

Việt Nam không có cách nào khác, là phải trở thành một quốc gia tầm trung, có như vậy mới có thể tự vệ thành công và đóng góp vào an ninh và hòa bình Đông Nam Á.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Blog at WordPress.com.