Daily Archives: July 8, 2020

Bình Tàu Cộng Đại Cáo

Bình Tàu Cộng Đại Cáo

Bùi Chí Vinh

6-7-2020

Xưa Nguyễn Trãi viết BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO sau khi đại thắng quân Minh. Nay ta viết BÌNH TÀU CỘNG ĐẠI CÁO để thông báo cho đời sau được biết. Bài cáo này vốn tiền thân là BÀI CÁO HẬU BÌNH NGÔ ra đời khi những cuộc biểu tình chống bành trướng Trung Quốc rục rịch nổi lên khắp 3 miền. Ngoài biên thùy bọn ngoại xâm phương Bắc lăm le xâm chiếm trên bộ lẫn trên biển. Trong nước lũ rước voi giày mả tổ, cõng rắn cắn gà nhà tha hồ đục khoét của công, quậy phá nát như tương.

Bài thơ gây hiệu ứng dây chuyền quốc tế mạnh mẽ đến mức thi sĩ kiêm nhà nghiên cứu văn học người Hàn Quốc tên là Bae Yang Soo cư ngụ ở Busan phải lập tức lưu tâm đến nó. Vốn giỏi Việt ngữ, Bae Yang Soo chuyển ngữ BÌNH TÀU CỘNG ĐẠI CÁO sang tiếng Hàn và đưa vào tuyển tập THE POET SOCIETY OF ASIA (CÁC NHÀ THƠ CHÂU Á) do ông tuyển chọn phát hành khắp toàn quốc…

***

BÙI CHÍ VINH: BÌNH TÀU CỘNG ĐẠI CÁO

“Như nước Việt ta từ trước
Vốn xưng văn hiến đã lâu
Sơn hà cương vực đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác”
Lần thứ hai, đất nước
Khoác ba lô theo Nguyễn Trãi lên rừng
Bài tuyên ngôn chuẩn bị trước mười năm
Chân trái đạp đầu quân Minh, chân phải bước vào Văn Miếu
Có phải lần trước bên này sông
Lý Thường Kiệt ung dung phát biểu:
”Nam quốc sơn hà Nam Đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư…”

Bài tuyên ngôn đầu tiên khi chưa xác định màu cờ
Dung tích máu không có ngân hàng nào chứa nổi
Ông cha ta đánh giặc, ông cha ta làm thơ
Ngọn giáo chẳng suy tư dù dạ dày có đói
Lương thảo ở Lam Sơn được đo lường bằng xác con ngựa già chia những phần ăn cuối
Thực đơn của nghĩa sĩ Tây Sơn trên võng cáng băng rừng là cơm nắm, rau măng
Những cuộc hành quân không nhờ cậy thánh thần
Được ra đời giống như truyền thuyết
Mà truyền thuyết cũng vô cùng đặc biệt
Những cuộc hành quân nhà chép sử phải đau đầu
Mười vạn chiến sĩ nông dân vượt sông Mã ra sao
Để kịp ăn Tết Thăng Long với anh hùng Nguyễn Huệ?
Hàng trăm thớt voi vượt sông Cả thế nào
Để hoa đào Nhật Tân không nở trể?

Cái giá của tuyên ngôn lạ lùng như thế
Quá khứ có thịt xương nên hiện tại có luân hồi
Tương lai không dành cho bọn sâu bọ làm người
Không thuộc độc quyền lũ rước voi giày mả tổ
Không nằm trong tay đám cõng rắn cắn gà nhà láu cá
Tương lai là của những kẻ đứng mũi chịu sào dám đem hạt gạo xẻ làm đôi
Những kẻ dám mở cuộc hành trình chống suy dinh dưỡng
Từ nạn đói năm 45 đi tới tiếng cười

Chúng ta yêu nhau đúng quy luật con người
Em yêu anh và anh yêu em đấy
Đừng quay đầu và đừng khép đôi môi
Khi tim cùng đập ở lồng ngực trái
Có Hội Thề Lũng Nhai mới có quân sư Nguyễn Trãi
Có bô lão mài gươm mới có Hội Nghị Diên Hồng
Hạt thóc thành cơm nhờ cấy ở trên đồng
Không có hạt thóc nào tái sinh nếu gieo trên sàn lót nệm
Chúng ta yêu nhau chẳng cần ai bảo hiểm
Những đứa con như những chứng từ
Đất nước mình phải cấp chứng minh thư
Cho bất cứ ai làm ra sản phẩm

Nếu chiến tranh sinh ra những bài tuyên ngôn chiến thắng
Thì hòa bình còn lâu mới là bức bình phong mang khẩu hiệu giả hình
Đừng bắt Phật bị cầm tù, đừng bắt Chúa bị đóng đinh
Con mắt láo liên làm sao mà nhìn thẳng
Mười ngón chân ta không mọc đằng sau nên không hối hận
Lúc bước đi gặp dấu của ông bà
Lúc đọc bài thơ gặp bát ngát trường ca

Làm sao nói hết về tình yêu tổ quốc
Cái lai lịch trong một chương, cái cội nguồn trong một mục
Cuộc sắp xếp văn minh trong trật tự mỗi điều
Cũng như làm sao minh họa hết tình yêu
Sự rung động của các tế bào gây cảm xúc
Ta yêu tổ quốc bằng bài thơ giữ nước
Đại Cáo Bình Ngô một thuở lên đường
Ta yêu tổ quốc bằng bài thơ dựng nên cột mốc
Biết giữ gìn từng tấc đất biên cương

Uy lực của một nước có chủ quyền từ hàng loạt tuyên ngôn
Cuộc chiến đấu ngàn năm bằng chữ
Luật Hồng Đức, luật Quang Trung
Hiến pháp của Rồng Tiên đó chứ!
Ta bỗng thơ ấu như bắt đầu tham dự
Chuyện kể ngày xưa về cô chú ông bà
Ta bỗng nồng nàn hiểu máu và hoa
Thấm thía trong từng chương vệ quốc
Ta bỗng bàng hoàng thấy đường trên mặt đất
Có triệu bàn chân Nam tiến phá rừng
Ta bỗng hiên ngang tuyên bố rõ ràng
Bờ biển Việt Nam hình cong như chữ S
Đất nước Việt Nam bắt đầu từ ải Nam Quan bất diệt
Đất nước Việt Nam kết thúc bằng mũi Cà Mau lẫm liệt
Không có lý do gì giặc ngoài thù trong móc ngoặc cách chia

Máu chảy 4000 năm cho cuống rún chưa lìa
Khi trước trận thắng giặc Mãn Thanh, vua Quang Trung hiệu triệu
Khi nghĩa sĩ Tây Sơn cùng đồng thanh phát biểu :
”Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”
Ta bất chợt nhìn ra mình thật sự
Máu cha ông đổ ra thì ruột con cháu bắt buộc mềm
Ta hạnh phúc nhập hồn vào kinh sử
Nỗi nhục bị đô hộ 1000 năm không được phép lãng quên!
BCV

Chân dung tác giả Bùi Chí Vinh
Tiểu sử tác giả và bài BÌNH TÀU CỘNG ĐẠI CÁO bằng tiếng Hàn Quốc
Bìa tập thơ CÁC NHÀ THƠ CHÂU Á
Advertisement
Categories: Tổng Quát | Leave a comment

Tướng Nguyễn Chí Vịnh chủ trì hội nghị an ninh ASEAN

Tướng Nguyễn Chí Vịnh chủ trì hội nghị an ninh ASEAN

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionThượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trong một kỳ họp của ASEAN tại Singapore hồi 2016

Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh hôm 8/7 chủ trì một hội nghị trực tuyến của ASEAN về chính sách an ninh.

Có tổng số 26 đoàn tham dự cuộc họp được tổ chức tại Hà Nội, gồm cả đại diện từ các nước không thuộc khối ASEAN như Nhật Bản, New Zealand, EU.

Biển Đông: TQ dồn dập tập trận trong khi Mỹ phô trương hỏa lực

Mỹ đưa tàu sân bay và nhiều tàu chiến đến Biển Đông

Việt Nam, Mỹ nói về nâng cấp quan hệ, phản đối Trung Quốc

TQ: ‘Xong dự thảo Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông’

Từ lâu nay, ASEAN đã tập trung vào vấn đề hòa bình và ổn định trong khu vực và đã từng tìm cách đề cập tới cuộc xung đột ở Biển Đông.

Kể từ 2002, khối ASEAN đã nỗ lực xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) ở Biển Đông với Trung Quốc và bản dự thảo sơ khởi đã được đồng ý hồi năm 2018.

Sóng gió ở Biển Đông

Năm nay, Hội nghị Chính sách an ninh Diễn đàn khu vực ASEAN (ASPC) diễn ra vào lúc quân đội Trung Quốc tiến hành diễn tập tại khu vực Quần đảo Hoàng Sa có tranh chấp.

Việt Nam và Philippines đã mạnh mẽ chỉ trích cuộc tập trận và lo sợ về những tuyên bố đòi chủ quyền ngày càng tiến xa hơn của Trung Quốc.

Máy bay ném bom chiến lược B-52H của không quân Mỹ tập trận trên Biển Đông cùng các máy bay của tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan hôm 4/7.Bản quyền hình ảnhOTHER
Image captionMáy bay ném bom chiến lược B-52H của không quân Mỹ tập trận trên Biển Đông cùng các máy bay của tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan hôm 4/7

Hoa Kỳ cũng đã phản ứng với việc phô trương sức mạnh bằng hoạt động diễn tập của hai hàng không mẫu hạm ở Biển Đông.

Carl Thayer nhận định việc Mỹ mời VN tập trận Vành đai Thái Bình Dương

Biển Đông: TQ phản ứng trước ba nhóm mẫu hạm Mỹ

Đài Loan, Mỹ ‘cảnh giác’ với tin Trung Quốc sắp tập trận ‘chiếm Đông Sa’

Phát biểu tại Hội nghị, Tướng Vịnh nêu ra “các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống” bên cạnh đại dịch Covid-19.

“Trong khu vực cũng có nhiều thách thức làm chúng ta quan ngại. Như vấn đề an ninh mạng, vấn đề hạt nhân bán đảo Triều Tiên, vấn đề khủng bố, vấn đề an ninh biển, trong đó Biển Đông là một trong những điểm nóng,” trang VOV trích Tướng Vịnh.

Tham gia họp từ Nhật Bản, Thứ trưởng Quốc phòng Nishida Yasunori nói việc đơn phương thay đổi hiện trạng là không thể chấp nhận được.

“Chúng tôi tin vào một trật tự hàng hải mở, tự do dựa trên luật lệ ở Biển Đông,” ông Yasunori được VietnamNet trích lời, nói.

EU cũng có quan điểm tương tự.

“EU cũng ủng hộ quan điểm của ASEAN về thiết lập một trật tự dựa trên luật lệ và cũng như quản trị biển dựa trên luật lệ. Đây là cách duy nhất để duy trì lòng tin và sự đồng thuận”, Guillaume Décot, Cơ quan Hành động đối ngoại, Liên minh Châu Âu (EU), được truyền thông Việt Nam dẫn lời.

Việt Nam sẽ muốn thúc đẩy tiến trình đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông trong hội nghị ngày hôm nay tại Hà Nội, dẫu cho khó có khả năng đạt được tiến triển gì.

Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục bỏ lửng việc đàm phán, bởi nước này không đạt được mấy ích lợi từ việc cho ra Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông.

Người ta cho rằng căng thẳng sẽ còn tiếp tục dâng cao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tại Biển Đông, trong lúc ASEAN vẫn bế tắc về việc làm sao để điều tiết tình hình khu vực.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Cựu TBT VietnamNet nói ‘TQ cần thực sự tôn trọng luật chơi

Cựu TBT VietnamNet nói ‘TQ cần thực sự tôn trọng luật chơi’

Nguyen Anh TuanBản quyền hình ảnhNGUYEN ANH TUAN
Image captionÔng Nguyễn Anh Tuấn và cựu Thống đốc Massachussetts Michael Dukakis thảo luận với Giáo sư Joseph Nye và Giáo sư Nicholas Burns lúc chuẩn bị vào Hội nghị của Diễn đàn Toàn cầu Boston hồi 9/2018

Hôm 1/7/2020, Diễn đàn Toàn cầu Boston đã tổ chức Hội nghị Liên minh Dân chủ trong quản trị số bảo vệ và nâng cao Dân chủ sau đại dịch Covid-19.

Hội nghị qua Google Meet bàn về hai chủ đề chính. Một là Liên minh Mới xây dựng nền Dân chủ mới với công nghệ số và trí tuệ nhân tạo, và hai là Chuỗi cung ứng mới, và xây dựng nền kinh tế toàn cầu mới.

Việt Nam, Mỹ nói về nâng cấp quan hệ, phản đối Trung Quốc

Tập trận Mỹ-ASEAN: ‘Mỹ sẽ không đứng yên nếu TQ tiếp tục ép VN’

VN đã sẵn sàng nâng tầm đối tác chiến lược với Mỹ?

Trong các diễn giả có những nghị sỹ từ Liên minh Liên Quốc hội về Trung Quốc (Inter-Parliamentary Alliance on China IPAC), EU, Anh, Úc, Nhật Bản, cùng các học giả hàng đầu, những chiến lược gia như Joseph Nye, Richard Vietor, Alex Pentland,và Koichi Hamada.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, CEO của Diễn đàn Toàn cầu Boston, cho BBC News Tiếng Việt biết về thời điểm tổ chức Hội nghị:

Ông Nguyễn Anh Tuấn:Thế giới thay đổi nhiều sau đại dịch COVID-19 với những hiểm hoạ, nguy cơ lớn. Công tác chuẩn bị được chúng tôi tiến hành từ đầu tháng 5.

Trong quá trình chuẩn bị, ngày 5/6/2020 Liên Minh Liên Quốc Hội Về Trung Quốc (IPAC) được thành lập. Diễn đàn Toàn cầu Boston thấy đây là tổ chức có chiến lược và con đường rất gần với mục tiêu của Hội nghị, nên đã mời các đồng chủ tịch của IPAC tham gia làm diễn giả và đối thoại cùng với các nhà lãnh đạo, các học giả.

Nguyen Anh TuanBản quyền hình ảnhNGUYEN ANH TUAN
Image captionÔng Nguyễn Anh Tuấn (trái) và cựu Thống đốc Michael Dukakis (phải) là hai trong số các sáng lập viên của Diễn đàn Toàn cầu Boston, thành lập vào cuối năm 2012

BBC: Hiện nay Hoa Kỳ đang ở vào năm tranh cử, các chính sách của Mỹ mang tính đối đầu với Trung Quốc trở nên đa dạng hơn, theo nhiều bình luận, và đã đi xa hơn thương chiến Mỹ – Trung. Nhìn từ Hoa Kỳ, ông thấy sao?

Ông Nguyễn Anh Tuấn: Mọi kết quả đều có nguyên nhân.

Nguyên nhân chính là những gì Trung Quốc thể hiện trong đại dịch: bưng bít thông tin, không hợp tác với Mỹ và các nước phương Tây, tác động để WHO trì hoãn cảnh báo đại dịch, dùng kinh tế làm vũ khí tấn công nước Úc khi Úc đề nghị mở cuộc điều tra về đại dịch.Trong khi cả thế giới đang đối phó với đại dịch thì Trung Quốc có những hành động đe doạ ở các vùng biển trên thế giới. Đặc biệt là việc Trung Quốc ra Luật An ninh mới cho Hong Kong, phá bỏ các cam kết về Hong Kong chỉ sau 23 năm, dù cam kết tới 50 năm.

Trung Quốc táo bạo hơn vì dịch Covid-19?

Thủ tướng Abe nói Covid-19 đến từ Trung Quốc, còn Bắc Kinh bác bỏ

Tôi tin rằng Hoa Kỳ và thế giới không muốn có một cuộc chiến tranh lạnh hay đối đầu quân sự, nhưng nước Mỹ và thế giới dân chủ cần thấy Trung Quốc thực sự tôn trọng và bình đẳng về các luật chơi, Trung Quốc phát triển thực sự hoà bình bằng cơ chế vận hành, bằng thực tế đối xử công bằng giữa các doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp nước ngoài, bằng thực sự tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia khác, chứ không phải là chỉ trên lời nói.

Diễn tiến tiếp theo sẽ phụ thuộc vào cách hành xử của Trung Quốc. Nhưng có lẽ xu hướng liên kết để đối phó với Trung Quốc, để gìn giữ những chuẩn mực giá trị thế giới văn minh là xu hướng chủ đạo.

BBC: Hội nghị diễn ra đúng vào ngày 01/07 khi Luật An ninh cho Hong Kong của TQ có hiệu lực. Ông nghe được gì từ các diễn giả về vấn đề này?

Ông Nguyễn Anh Tuấn:Các đồng chủ tịch IPAC đã lên án gay gắt trong vấn đề này. Bắc Kinh làm vậy là sự bội ước tệ hại, khiến người ta không thể tin vào Trung Quốc.

Chuyện này cũng ảnh hưởng ngay tới Hội nghị. Nghị sỹ Quốc Hội Anh Iain Duncan Smith đã phải dự Hội nghị trễ hơn 30 phút vì phải đột xuất trình bày thông điệp của mình về sự kiện Luật An ninh mới áp dụng cho Hong Kong trong ngày 1/7/2020. Lẽ ra là diễn giả đầu tiên thì ông đã trở thành diễn giả thứ ba tại Hội nghị (sau Nghị sỹ của EU Miriam Lexmann và Giáo sư Joseph Nye).

BBC:Qua những việc ông đã làm và qua Hội nghị, quan điểm riêng của ông về điều mà các diễn giả thảo luận tại Hội nghị về mục tiêu bảo vệ và phát triển nền dân chủ thế giới?

Ông Nguyễn Anh Tuấn:Tôi thấy cần liên hiệp, đoàn kết những lực lượng, sức mạnh dân chủ trên toàn thế giới để xây dựng thế giới văn minh, dân chủ, chế ngự nguy cơ chiến tranh thế giới mới. Phải đổi mới, sáng tạo, áp dụng công nghệ mới như AI, công nghệ số, blockchain… để tạo ra nền dân chủ thông minh, hiệu quả, năng động hơn, thực chất hơn.

Không ai muốn tạo ra một cuộc chiến tranh lạnh, nhưng cần yêu cầu Trung Quốc thực hiện ngay các chuẩn mực trong Khế ước Xã hội Mới Trong Thời Đại Trí Tuệ Nhân Tạo, như tự do truy cập Internet cho mọi người dân, công khai, minh bạch, không ngăn chặn Facebook, YouTube, Google và báo chí Mỹ, cho mọi công dân tiếp cận kiến thức của nhân loại.

A woman holds Chinese and Hong Kong flags as she gets off a boat in Victoria Harbour on 1 July 2020Bản quyền hình ảnhAFP

Có lẽ là chúng ta không ảo tưởng rồi đây Trung Quốc sẽ cởi mở, sẽ dân chủ, và không thể coi Trung Quốc là nền kinh tế đang chuyển đổi, cần có ưu đãi, thông cảm… mà cần sòng phẳng, rành mạch.

Facebook, Google, Twitter ‘ngưng’ cung cấp thông tin người dùng cho chính quyền Hong Kong

TQ cảnh báo Anh ‘chớ can thiệp’ vào chuyện Hong Kong

Giáo sư luật chỉ trích chính quyền bị bắt ở Bắc Kinh

Theo tôi, thế giới đã chấm dứt Chiến tranh Lạnh 30 năm rồi. 30 năm là quá đủ để chuyển đổi rồi, không thể đòi hỏi cần có thời gian chuyển đổi nữa.

Chỉ có thể hợp tác kinh tế, kết nối trên nền tảng những chuẩn mực của Khế ước Xã hội Mới Trong Thời đại Trí tuệ Nhân tạo. Thực tế đã cho thấy mọi sự khước từ áp dụng các chuẩn mực này, viện dẫn các lý do như mỗi nước có đặc thù riêng, văn hoá riêng, hay văn hoá phương Đông khác… là sự nguỵ biện.

Cùng một dân tộc Trung Hoa nhưng người Đài Loan, người Hong Kong áp dụng các chuẩn mực giá trị dân chủ đã trở thành những xã hội văn minh, kinh tế phát triển tốt. Người Nhật, người Hàn Quốc, cùng văn hoá Á Đông nhưng với các chuẩn mực dân chủ họ đã phát triển rất tốt, thế giới rất nể trọng họ.

Việt Nam có ít nhiều nét tương đồng với hệ thống chính trị của Trung Quốc, cũng văn hoá Á Đông, nhưng một số giáo sư ở Harvard, MIT ghi nhận Việt Nam đã thực hiện được một số tiêu chí trong Chuẩn mực như: mọi công dân Việt Nam được truy cập vào Google, Facebook, YouTube, báo chí mạng của Mỹ; hay trong chống dịch COVID-19 chính phủ Việt Nam đã công khai, minh bạch hợp tác với Mỹ và các nước EU, các nước dân chủ cùng nhau chống dịch… thì không có lý do gì mà thế giới dân chủ, văn minh không đòi hỏi Trung Quốc thực hiện các chuẩn mực kết nối chính trị, kinh tế, xã hội, và không có lý do gì để Trung Quốc từ chối.

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionÔng Nguyễn Anh Tuấn nói việc viện dẫn đặc thù văn hóa, đất nước để khước từ áp dụng chuẩn mực của khế ước xã hội mới là “ngụy biện”

Nếu Trung Quốc từ chối thì phải xem xét các quan hệ kinh tế với Trung Quốc dù phải hy sinh lợi ích kinh tế, như nghị sỹ Nghị viện EU Miriam Lexmann, Thượng nghị sỹ Úc Kimberley Kitching, hay Nghị sỹ Anh Iain Duncan Smith đã phát biểu tại Hội nghị Diễn đàn Toàn cầu Boston ngày 1/7/2020.

BBC: Nhìn từ Boston, ông thấy hướng đi của xã hội Việt Nam ra sao và Việt Nam nên làm gì trong thế giới hôm nay?

Ông Nguyễn Anh Tuấn: Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển nhưng để có sự phát triển thần kỳ thì đất nước cần cải cách và nỗ lực nhiều hơn nữa cả ở phía các nhà lãnh đạo và người dân.

Việt Nam đã có những bước tiến về kinh tế, cuộc sống người dân khá hơn rất nhiều. Người dân đã thoải mái tiếp cận với thế giới qua Internet và dễ dàng đi ra thế giới, tâm thế cũng đã khác, không còn cảm thấy tự ti như những năm đầu Đổi mới. Đất nước đã có những bước tiến quan trọng, việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cũng được nhân dân và lãnh đạo Việt Nam quyết tâm cao.

Những thành quả Việt Nam đạt được hôm nay của người dân và các nhà lãnh đạo rất đáng trân trọng ghi nhận.

Nhưng để có sự phát triển thần kỳ thì Việt Nam cần phải cải cách và nỗ lực hơn rất nhiều.

Các nhà lãnh đạo Việt Nam hôm nay không nên loay hoay với những nỗi lo về sự tồn vong của chính thể, tồn tại hay không tồn tại, mà nên xác lập tâm thế và khát vọng xây dựng một đất nước văn minh, giàu mạnh, dân chủ, được thế giới nể trọng cả về phát triển kinh tế và sự tốt đẹp, tử tế trong xã hội, đồng thời tích cực cùng nhân loại xây dựng một thế giới dân chủ, văn minh trong thời đại trí tuệ nhân tạo.

Nếu có những nhà lãnh đạo có khát vọng dân tộc, quyết đoán, mạnh mẽ và thành tâm tập hợp trí tuệ của mọi người kể cả người ngoài Đảng, cũng như tin cậy, bố trí cán bộ lãnh đạo các cấp chính quyền, quốc hội, không nhất thiết là đảng viên như Chủ tịch Hồ Chí Minh làm giai đoạn 1945-1947, hay Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã làm.

Cùng với đó là hệ thống quản lý điều hành đất nước tinh gọn, khoa học, không dẫm chân, chồng chéo, công khai, minh bạch, dựa vào nhân dân để giám sát, kiểm soát quyền lực, thì Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, thành tựu đạt được sẽ vẻ vang và rực rỡ hơn.

Việt Nam cần phát triển kinh tế nhưng không tàn phá cảnh quan thiên nhiên, không phá đi những giá trị lịch sử, văn hoá, cũng như cần giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội. Phát triển kinh tế cần dựa trên sự phát huy năng lực, sáng tạo rộng khắp của toàn dân, và ở một trình độ tư duy cao hơn, tạo ra giá trị cao hơn.

Để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trước sự đe doạ của Trung Quốc, Việt Nam cần cạnh tranh, sản phẩm dịch vụ phải tốt hơn Trung Quốc, kinh tế nông nghiệp, kinh tế du lịch, kinh tế biển cần phát triển ở một trình độ cao hơn, sáng tạo hơn, tạo ra giá trị cao hơn. Việt Nam cần khơi dậy tinh thần độc lập, tự cường trong kinh tế với Trung Quốc, độc lập chính trị với Trung Quốc.

Đổi mới chính trị đó là đòi hỏi của chính Việt Nam, để phát huy sức mạnh của toàn dân tộc Việt Nam, chứ không phải là do sức ép từ Mỹ hay phương Tây. Khát vọng đổi mới chính trị đã rõ trong xã hội, nhận thức và nghị quyết trong Đảng cũng đã có, diễn văn của các nhà lãnh đạo Đảng cũng đã nêu, bây giờ là lúc cần hành động.

Tôi tin rằng nếu Việt Nam làm được những điều trên thì Việt Nam sẽ phát triển với những thành tựu rực rỡ.

BBC: Câu hỏi về cá nhân ông, sau khi rời VietNamNet và sang Hoa Kỳ làm việc, cuộc sống của ông ra sao, ông làm những việc gì, xin chia sẻ những gì ông cho là có ý nghĩa?

Ông Nguyễn Anh Tuấn: Tôi sang Boston làm việc đã chín năm, đã trải qua các công việc: học giả truyền thông, chính trị và chính sách công ở Trường Kennedy của Đại học Harvard, thành viên Hội đồng Cố vấn Toàn cầu của Harvard Business School, Chủ tịch Uỷ ban Cố vấn Quốc tế Chương trình Giáo dục Công dân Toàn cầu ở Đại học UCLA, đồng sáng lập và lãnh đạo tạp chí Global Commons Review, Đại học UCLA.

Nhưng có lẽ công việc có ý nghĩa nhất là tôi cùng cựu Thống đốc Michael Dukakis và hai giáo sư khác ở ĐH Harvard thành lập Diễn đàn Toàn cầu Boston vào cuối năm 2012. Đó là khi tôi đang làm học giả ở Harvard, ông Michael Dukakis là Chủ tịch, tôi là Giám đốc điều hành.

Với những sáng kiến về an ninh mạng và hoà bình, an ninh cho thế giới, từ mô hình xã hội trí tuệ nhân tạo, chúng tôi triển khai những sáng kiến có ý nghĩa như Khế ước Xã hội mới trong thời đại trí tuệ nhân tạo, chính phủ trí tuệ nhân tạo, công dân trí tuệ nhân tạo, quốc hội trí tuệ nhân tạo…

Với uy tín cao của ông Michael Dukakis, và những vấn đề đặt ra có ý nghĩa thời đại, cùng với những lãnh đạo trụ cột là những giáo sư hàng đầu ở Đại học Harvard, MIT, chúng tôi đã thu hút được những nhà lãnh đạo, những giáo sư ở các trường đại học hàng đầu tham gia, hợp tác với các trường đại học hàng đầu, với LHQ, OECD, Ngân hàng Thế giới… Tôi thấy công việc của mình, và cuộc đời thật đẹp, rất có ý nghĩa.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Covid-19 tại Úc: Melbourne trở lại thời phong tỏa

Covid-19 tại Úc: Melbourne trở lại thời phong tỏa

Gần 9.000 ca nhiễm và 106 ca hợp tử vong do virus corona được ghi nhận tại Úc.Bản quyền hình ảnhEPA
Image captionGần 9.000 ca nhiễm và 106 ca tử vong do virus corona được ghi nhận tại Úc.

Năm triệu dân của thành phố Melbourne ở Australia đã được yêu cầu ở nhà trong sáu tuần vì các ca nhiễm virus corona gia tăng.

Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrew tuyên bố lệnh phong tỏa sau khi bang này báo có 191 ca nhiễm mới, con số cao nhất hàng ngày kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Biên giới tiểu bang với các khu vực liền kề, New South Wales và South Australia, sẽ đóng cửa trong vài giờ tới.

Gần 9.000 ca nhiễm và 106 ca tử vong do virus corona được ghi nhận tại Úc . Nhưng hầu như tất cả các ca là ở Victoria.

“Chúng ta đang ở một ngưỡng gì đó rất tệ nếu chúng ta không thực hiện các bước này,” ông Andrew nói. “Tôi nghĩ rằng một cảm giác chủ quan đã len lỏi vào chúng ta khi chúng ta để sự bức xúc lấn át chính mình.”

Tiểu bang này đã nới lỏng giãn cách trước khi tăng lây nhiễm đột biến trong hai tuần qua.

Nay đang có hàng trăm ca nhiễm, trong khi các tiểu bang và vùng lãnh thổ khác của Úc tiếp tục chỉ báo một số lượng ít ca nhiễm mới.

Covid-19 và thế giới: Cuộc chiến sau sáu tháng

Covid-19: Kinh tế Anh ‘điêu đứng nhất OECD’

Những hạn chế mới là gì?

Mọi người sẽ chỉ được ở nhà của họ và sẽ chỉ có thể rời đi vì những lý do thiết yếu, chẳng hạn như để làm việc, tập thể dục và mua sắm thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác.

Các trường học phần lớn sẽ quay trở lại việc học trên mạng và các nhà hàng sẽ chỉ được phép phục vụ thức ăn mang đi.

Tuy nhiên, các cửa hàng và tiệm cắt tóc sẽ vẫn mở. Các biện pháp sẽ có hiệu lực từ thứ Tư.

Lệnh phong tỏa này chỉ bao gồm Melbourne và một khu vực ở phía bắc được gọi là Mitchell Shire, nhưng toàn bộ tiểu bang bị phong tỏa khỏi các bang lân cận là New South Wales và South Australia.

Cảnh sát và quân đội sẽ trực tại các chốt biên giới và tuần tra biên giới rộng lớn với drone và máy bay khác.

chính quyền Melbourne đã áp dụng cách ly khoảng 3.000 người sống trong 9 tòa nhà sau khi phát hiện ít nhất 23 ca nhiễm bệnh.Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionMelbourne đã áp dụng cách ly khoảng 3.000 người sống trong 9 tòa nhà sau khi phát hiện ít nhất 23 ca nhiễm bệnh.

Covid-19 và mối nguy hiểm chết người: Khi cơ thể tự tấn công bản thân

Sao đến nông nỗi này?

Trong nhiều tháng, Úc đã cảm thấy lạc quan về việc kiểm soát Covid-19, rồi thì có việc bùng phát lại dịch ở Melbourne.

Vào cuối tuần, chính quyền Melbourne đã áp dụng cách ly khoảng 3.000 người sống trong 9 tòa nhà sau khi phát hiện ít nhất 23 ca nhiễm bệnh. Hàng chục người khác đã có xét nghiệm dương tình sau đó.

Cư dân được yêu cầu không rời khỏi nhà trong bất kỳ trường hợp nào trong năm ngày.

Lệnh cách ly lỏng hơn đã được áp dụng với khoảng 300.000 cư dân thành phố và nay mở rộng ra toàn thành phố.

Điều mà các nhà chức trách quan ngại là lây nhiễm tại địa phương hiện là nguồn lây nhiễm chính.

Trước đây, hầu hết các ca nhiễm là đến từ du khách trở về từ nước ngoài.

Các tiểu bang khác của Úc đã làm chậm đáng kể hoặc thành công chống virus nhưng tại Victoria các nhân viên bảo vệ tư nhân giám sát cách ly tại các khách sạn được cho là không tuân thủ qui định.

Ông Andrew đã mô tả các trường hợp các nhân viên không tuân thủ giãn cách xã hội, ví dụ dùng chung bật lửa hoặc đi xe hơi chung.

Truyền thông địa phương cũng đưa tin về chuyện có quan hệ tình dục giữa bảo vệ khách sạn và du khách thuộc diện phải cách ly.

Chính phủ đã ra lệnh điều tra tư pháp về hoạt động kiểm dịch của tiểu bang và đã sa thải các nhà thầu.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Tổng thống Brazil bị nhiễm coronavirus

THẾ GIỚI

URL rút ngắn
 0  0
Theo dõi Sputnik trên

MEXICO (Sputnik) – Tổng thống Brazil Jair Bolsonaru cho biết hôm thứ Ba rằng xét nghiệm của ông về coronavirus mới cho kết quả dương tính.

“Hôm thứ Ba, ngày 7/7, Tổng thống Jair Bolsonaru cho biết ông có kết quả xét nghiệm dương tính về COVID-19″, – cổng thông tin G1 cho biết.

Không đeo khẩu trang và găng tay

Hôm qua Bolsonaru công bố về việc ông bị nhiễm coronavirus. Chính trị gia cho biết, ông sốt 38 độ, chụp cộng hưởng từ cho thấy phổi không bị ảnh hưởng. Nhà lãnh đạo Brazil liên tục xuất hiện trên đường phố mà không đeo khẩu trang và găng tay.

Tại các cuộc mít tinh và tuần hành, Bolsonaru tiếp xúc và chụp ảnh với những người ủng hộ, và không phải lúc nào cũng tuân thủ quy định về giãn cách xã hội.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Việt Nam cần một vũ khí khác để đấu tranh với Trung Quốc ở Biển Đông

VIỆT NAM

URL rút ngắn
Việt Nam và Biển Đông (102)
80
Theo dõi Sputnik trên

Việt Nam sẽ khó khăn nếu đơn phương đấu tranh chống Trung Quốc ở Biển Đông. Theo nhiều nhà phân tích, chuyên gia hàng hải quốc tế, Hà Nội cần tận dụng sự đoàn kết quốc tế, luật pháp, phối hợp với nhiều nước gây sức ép ngoại giao, chính trị để kiềm chế Bắc Kinh.

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam cho biết, Mỹ kịch liệt lên án Trung Quốc lợi dụng thời điểm các nước đang tập trung chống dịch Covid-19 để thúc đẩy những hành vi phi pháp và khiêu khích ở Biển Đông.

Covid-19 và Biển Đông: Việt Nam minh bạch

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink nhận định, công cuộc phòng chống đại dịch Covid-19 là rất cấp thiết và quan trọng trong thời điểm hiện nay. Cuộc chiến này cần có sự tham gia của tất cả các nước trên thế giới và trong khu vực. Và trong cuộc chiến đó, Việt Nam đã cho thấy sự chủ động và minh bạch cao, đang làm rất tốt công việc của mình.

“Mỹ tự hào được làm đối tác của Việt Nam”, Đại sứ nhấn mạnh.

“Chúng tôi rất cảm kích trước nỗ lực khống chế dịch bệnh của Việt Nam cũng như những đóng góp của Việt Nam với cộng đồng quốc tế thông qua việc gửi hàng triệu trang thiết bị y tế, khẩu trang tới nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Mỹ”, VOV dẫn lời đại sứ Kritenbrink.

Daniel J. Kritenbrink
Daniel J. Kritenbrink

Sự hợp tác của hai bên còn thể hiện trong việc Việt Nam chuyển 2,2 triệu đồ bảo hộ y tế sang Mỹ và Mỹ cam kết hỗ trợ các nước trong khu vực, bao gồm Việt Nam chiến đấu với Covid-19. Trong số 500 triệu đô tiền Việt trợ cho các quốc gia trong khu vực, có 5 triệu đô là dành cho Việt Nam.

Đại sứ Mỹ lên án Trung Quốc lợi dụng Covid-19 gây hấn ở Biển Đông

Quần đảo Trường Sa
© AP PHOTO / XINHUA, ZHA CHUNMING

Đánh giá về những hoạt động của Bắc Kinh ở Biển Đông trong thời gian qua, đại sứ Mỹ cho biết Mỹ kịch liệt lên án và phản đối việc Trung Quốc lợi dụng thời điểm các nước đang gồng mình chống dịch để thúc dẩy các hành vi phi pháp, khiêu khích tại Biển Đông.

“Thay vì cùng tham gia tập trung chống dịch Covid-19 với các nước khác, Trung Quốc trong vài tháng qua đã tiến hành nhiều hành vi khiêu khích gây bất ổn trong khu vực như đâm chìm tàu cá của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, điều các tàu ra dọa dẫm tàu các nước khác cũng như tuyên bố thành lập các khu hành chính mới ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc cũng đã thiết lập “các trạm nghiên cứu đại đương” trên đá Subi và đá Chữ thập”, đại sứ Kritenbrink nêu quan điểm.

Theo ông Kritenbrink, những hành vi này của Trung Quốc không thể hiện thiện chí, không giúp Trung Quốc nhận được sự tin cậy trong khu vực, và Mỹ kịch liệt phản đối những yêu sách phi lý và hành vi hiếu chiến vừa qua của chính quyền Bắc Kinh.

Theo ngài đại sứ, vừa qua, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã có tuyên bố lên án hành vi của Trung Quốc.

Theo ông, điều quan trọng nhất hiện nay là các quốc gia trong khu vực cần lên tiếng phản đối hành vi Trung Quốc. Đại sứ nhấn mạnh 2 yếu tố đặc biệt quan trong trong tuyên bố của Ngoại trưởng Mike Pompeo:

“Thứ nhất là tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và mối quan hệ đối tác với Việt Nam. Thứ hai, tôi cho rằng, tuyên bố của Ngoại trưởng Mike Pompeo cũng nhấn mạnh đến sức mạnh của mối quan hệ đối tác toàn diện Việt-Mỹ”, đại sứ cho biết.

Đại sứ Kritenbrink nhấn mạnh, Mỹ, Việt Nam và rất nhiều đối tác khác trong khu vực chia sẻ tầm nhìn chung về việc giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, đồng thời sẽ làm tất cả để thúc đẩy hòa bình thịnh vượng trong khu vực.

Theo đại sứ, Mỹ khuyến khích các quốc gia cùng phản đối các hành vi sai trái của Trung Quốc và rất nhiều đối tác và bạn bè của Mỹ đã làm điều đó.

“Tôi được biết, Việt Nam đã ra tuyên bố bày tỏ quan ngại về những hành vi khiêu khích của Trung Quốc. Philippines cùng rất nhiều đối tác khác trong khu vực như Australia và Nhật Bản cũng đã làm như vậy. Mục tiêu của chúng ta là nhấn mạnh điều quan trọng nhất trong thời điểm này chính là cần có các biện pháp thúc đẩy hòa bình, thịnh vượng trong khu vực trong khi tập trung ứng phó với Covid-19 chứ không phải những bước đi có thể làm mất ổn định trong khu vực”, đại sứ nhấn mạnh.

Theo ngài đại sứ, những hành vi vừa qua của Trung Quốc chỉ là một phần trong chuỗi dài những hành vi khiêu khích của nước này trong thời gian qua. Điều này đã và đang đe dọa đến hòa bình, cũng như tác động tiêu cực đến sự thịnh vượng và ổn định của khu vực.

Đại sứ cho biết, Mỹ và các quốc gia khác trong khu vực có cách tiếp cận khác với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.

“Chúng tôi tin tưởng vào một khu vực tôn trọng luật pháp quốc tế, chúng tôi tin tưởng vào môt khu vực trong đó các nước yếu không bị nước mạnh chèn ép và cùng tuân thủ một nguyên tắc chung. Các quốc gia tin tưởng vào việc tuyên bố chủ quyền dựa trên luật pháp quốc tế, tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng không”, đại sứ nhấn mạnh.

Nhắc lại chuyến thăm năm 2017 của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến Việt Nam, đại sứ cho biết ông Trump đã nhấn mạnh của một khu vực Ấn Đọ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Đại sứ bày tỏ tin tưởng rằng, cùng với nhau các bên sẽ tạo dựng được một khu vực tự do về thương mại và đầu tư, quản trị tốt cũng như đảm bảo được quyền tự do hàng hải và hàng không cũng như có các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp.

“Tôi tin tưởng rằng, các bạn sẽ được chứng kiến Mỹ tiếp tục duy trì chính sách lâu dài và bền vững trong khu vực trong đó có việc hỗ trợ đảm bảo an ninh hàng hải và giúp các quốc gia trong khu vực hiểu được những gì đang diễn ra cũng như tăng cường năng lực phòng vệ. Điều này cũng giúp đóng góp cho việc thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng trong khu vực”, đại sứ Kritenbrink kết luận.

Trung Quốc đang muốn thống trị cả khu vực?

Trước những hành động khiêu khích từ chính quyền Bắc Kinh thời gian qua trên Biển Đông, bất chấp hàng loạt thủ đoạn để thâu tóm toàn bộ vùng lãnh thổ tranh chấp, các nhà nghiên cứu quốc tế và chuyên gia về Biển Đông đều có chung quan điểm, Việt Nam khó mà đơn độc một mình chống lại Trung Quốc, Hà Nội cần tận dụng sự đoàn kết quốc tế, luật pháp, phối hợp với nhiều nước gây sức ép ngoại giao, chính trị để kiềm chế Bắc Kinh.

PGS. TS Richard Heydarian (chuyên gia phân tích quốc tế Philippines) trả lời Thanh Niên liên quan đến những động thái o ép gần đây mà Trung Quốc tiến hành trên Biển Đông cho biết, không riêng gì với Việt Nam, thời gian qua, nhiều nước đang bị ảnh hưởng nặng vì dịch bệnh Covid-19 vẫn phải chống lại hành vi phi pháp của Bắc Kinh.

“Ví dụ như quan chức quân sự cấp cao của Philippines nhiễm bệnh Covid-19, hay bệnh dịch cũng là nguyên nhân khiến tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt phải neo lại ở đảo Guam. Rồi các nước láng giềng trong khu vực cũng phải ứng phó bệnh dịch. Nhân cơ hội này, Trung Quốc đã khai thác khoảng trống an ninh một cách bất chấp”, PGS. TS Richard Heydarian cho biết.

Chuyên gia Heydarian nhấn mạnh, Bắc Kinh đã điều động tàu chiến tập trận ở nhiều vùng biển trong khu vực, tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam, hay tàu nghiên cứu và chấp pháp của Trung Quốc quấy rối hoạt động của Malaysia trên biển.Đặc biệt, hoạt động quân sự đáng chú ý vừa qua của Trung Quốc ở Biển Đông chính là việc điều động cả tàu sân bay Liêu Ninh tập trận, triển khai lực lượng lớn tàu hải cảnh và hải quân.

“Các động thái gần đây cho thấy tham vọng bành trướng của Bắc Kinh trong giai đoạn hiện nay lớn đến mức nào. Dường như Bắc Kinh đang muốn thống trị cả khu vực”, PGS Heydarian thẳng thắn.

Việt Nam cần vũ khí khác để kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông: Sự đoàn kết

Vị chuyên gia Philippines cũng cho rằng, Việt Nam đã có những phản ứng mạnh mẽ trước Trung Quốc. Tuy nhiên, Hà Nội cần tận dụng thứ vũ khí đặc biệt khác – đoàn kết ASEAN lại để đấu tranh và kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông.Bên cạnh đó, Philippines cũng đã có thông điệp ngoại giao thể hiện sự ủng hộ đối với Việt Nam, Malaysia phản ứng lên án Trung Quốc hành động phi pháp ở Biển Đông.

“Trước những hành động của Bắc Kinh có thể gây bất ổn cả khu vực, đã đến lúc, các nước ASEAN cần đưa ra một tuyên bố chung đa phương để phản đối Trung Quốc”, PGS.TS Heydarian đề xuất.

Giám đốc chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ) Greg Poling cũng có chung quan điểm trên cho rằng, trong vai trò chủ tịch luân phiên của ASEAN, Việt Nam có thể kêu gọi các nước trong khu vực cùng phối hợp lên án hành động của Trung Quốc.

“Các bên phải cùng nhau lên tiếng để cộng đồng quốc tế nhận thức rõ hơn những hành vi của Trung Quốc, từ đó hình thành nên một số sức ép ngoại giao, chính trị để Bắc Kinh ngưng tiếp diễn các hành động trên”, ông Poling nhấn mạnh.

Tờ Philippine Star dẫn phát biểu của cựu thẩm phán Antonio Carpio, từng làm việc tại Tòa án Tối cao Philippines kêu gọi Manila cùng “đồng tâm hiệp lực” với Việt Nam và Malaysia ở Biển Đông.

“Chúng tôi sẽ gửi một thông điệp. Trung Quốc không thể loại chúng tôi theo từng quốc gia một. Chúng tôi sẽ đoàn kết”, ông Carpio nhấn mạnh đồng thời đề nghị tham gia các cuộc tuần tra với Hải quân Mỹ ở Biển Đông nếu Trung Quốc tiếp tục những hành động bất hảo ở Biển Đông.

Categories: Nhan dinh | Leave a comment

Không quân Việt Nam lấy gì thay thế cho MiG-21?

VŨ KHÍ

URL rút ngắn
Theo 
 0  0
Theo dõi Sputnik trên

Mới đây truyền thông Việt Nam một lần nữa đặt câu hỏi về yêu cầu thay thế các phi đội máy bay quân sự lỗi thời trong lực lượng Không quân Việt Nam.

Cổng thông tin Nga topwar.ru dẫn nguồn VietDefense lưu ý rằng trong chuyện này phía Việt Nam đang ở tình thế khá phức tạp: không dễ bề tìm ra phương án thích hợp để thay thế số máy bay MiG-21 đã hết thời hiệu vận hành. Hiện nay Nga không sản xuất loại tiêm kích hạng nhẹ một động cơ, nhưng loại máy bay chiến đấu này vẫn đang được chế tạo tại Hoa Kỳ, Thụy Điển, Ấn Độ và Trung Quốc. Về mặt lý thuyết, nếu mua thì Việt Nam sẽ có, nhưng trên thực tế, làm vậy có thể trở nên quá đắt giá cả về kinh tế lẫn trên bình diện chính trị vốn đang nổi cộm rất nghiêm trọng.

Máy bay MiG-21 Việt Nam
Máy bay MiG-21 Việt Nam

Với sự hỗ trợ của chuyên gia giàu kinh nghiệm về hàng không quân sự, Sputnik cố gắng lý giải tình huống trên.

F-16 có khả năng gì?

Năm ngoái, tại Triển lãm quốc phòng DSE-2019 ở Hà Nội, Hoa Kỳ đã giới thiệu một trong những phiên bản máy bay chiến đấu mới nhất «Chim ưng chiến» là tiêm kích F-16 Block 70/72. Quả thực, F-16 là một trong những máy bay chiến đấu được yêu cầu nhiều nhất trên thế giới, với tổng số các phi đội gồm hơn 4.000 chiếc. Máy bay này đang phục vụ trong lực lượng không quân của 26 nước khắp thế giới (kể cả chính Hoa Kỳ).

Bình luận dành cho Sputnik, Đại tá quân dự bị của Lực lượng Không quân-Vũ trụ Nga, TS Khoa học Quân sự Makar Aksyonenko lưu ý:

«F-16 được sử dụng khá tích cực trong các cuộc chiến tranh và xung đột vũ trang cục bộ (cụ thể là để tiến hành những đòn tấn công bất ngờ mà không cần xâm nhập vào khu vực phòng không chủ động hoặc vùng phản công của máy bay đối phương). Nhưng ngay cả trong điều kiện «đảm bảo vô trùng» như vậy, tổn thất của F-16 trong toàn bộ thời gian tham gia các cuộc chiến tranh cục bộ vẫn lên tới con số gần 160 chiếc. Hơn nữa, kể từ thời điểm bắt đầu vận hành, đã ghi nhận 671 vụ tai nạn máy bay «không chiến đấu» thuộc loại này, (trong đó có 286 trường hợp là của Không lực Hoa Kỳ). Trong thiệt hại máy bay đó còn kèm theo tổn thất sinh mạng của hơn 200 phi công và gần 100 người trên mặt đất, hiện diện trong khu vực xảy ra tai nạn máy bay. Như vậy, độ tin cậy chắc chắn và khả năng sống sót của máy bay vẫn là yêu cầu cần được cải thiện».

Đặc tính năng kỹ thuật của F-16 ra sao?

Theo dữ liệu của các nguồn mở, phiên bản sửa đổi Block 70/72 – hiện thân của khái niệm F-16V – được trang bị radar mới với mảng pha chủ động (AFAR), tổ hợp tác chiến điện tử với hệ thống gây nhiễu và hàng loạt cải tiến khác tạo thiết bị điện tử của máy bay, mà theo ý kiến của các chuyên gia nước ngoài, «hầu như giống hệt» mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 – F-22 và F-35.

Nhờ có đường truyền dữ liệu theo tiêu chuẩn Link 16, máy bay F-16V (Block 70/72) có khả năng trao đổi thông tin chiến thuật trong chế độ thời gian hiện thực với chiến đấu cơ thế hệ 5, với máy bay phát hiện radar tầm xa AWACS và với hệ thống tên lửa phòng không Patriot. Nhờ các tổ hợp tác chiến điện tử, máy bay có thể nâng cao «khả năng sống sót chiến đấu» trong điều kiện cuộc giao tranh với đối thủ có lực lượng phòng không mạnh.

«Tổ hợp hàng không chiến đấu hiện đại là 2/3 thiết bị điện tử được kết nối chắc chắn đáng tin cậy với các hệ thống vũ khí không quân, mặt đất, hải quân và các sở chỉ huy của đất nước. Vì vậy, nếu Việt Nam mua F-16 Block 70/72 chắc chắn không tránh khỏi kéo theo việc mua các thiết bị cho trung tâm điều phối chỉ huy hướng dẫn hàng không, cùng với hệ thống phòng không tương thích, hoạt động trong một trường thông tin-chỉ huy thống nhất!», – Đại tá Aksyonenko nói tiếp.

Nhưng khi đó mức giá của giao kèo sẽ tăng gấp nhiều lần. Còn nếu chỉ cung cấp máy bay thôi sẽ là vô nghĩa. Toàn bộ những lợi thế từ tổ hợp điện tử hiện đại của máy bay sẽ «về mo» vì nghiễm nhiên vô hiệu hóa.

Tốn phí tài chính lớn đối với quân đội Việt Nam

Phi công quân sự giàu kinh nghiệm cảnh báo rằng việc chuyển sang loại đạn dược mới đối với phương tiện mang hoàn toàn khác, sang một tổ hợp thiết bị mặt đất khác, thì khâu tái cơ cấu các dịch vụ sân bay không thể tránh khỏi sẽ đòi hỏi khoản tốn phí vật chất và tài chính khổng lồ.

«Ngoài ra, trong giai đoạn thích nghi với tổ hợp máy bay mới và chuyển giao hệ thống dịch vụ kèm theo, thành phần chiến đấu cơ của Không quân Việt Nam sẽ thuần tuý là chưa thể sẵn sàng», – chuyên gia Makar Aksyonenko nói.

Có lựa chọn nào khác thay cho F-16?

Một đối trọng thay thế cho «phương án Mỹ» có thể là chiến đấu cơ Ấn Độ HAL Tejas Mk1. Và có vẻ là Ấn Độ cũng đã nêu đề xuất tương ứng để mời chào Việt Nam. Tejas Mk1 trang bị động cơ Mỹ (General Electric F404-GE-IN20), thiết bị điện tử khoang và cabin lái được tạo lập với sự hiệp lực của công ty Israel «Elta».

Đặc điểm kỹ thuật-chiến thuật của HAL Tejas Mk1

Trong thiết kế của mẫu máy bay này sử dụng rộng rãi hợp kim titan và vật liệu composite. Tuy nhiên, theo quan điểm của các chuyên gia, về đặc tính chiến thuật-kỹ thuật và tổ hợp vũ khí nói chung thì Tejas Mk1 không có lợi thế gì so với các mẫu tương tự của nước ngoài.

Khách hàng chính mua máy bay này là Không quân Ấn Độ, nhưng song hành các nhà quân sự New Delhi vẫn thường xuyên tổ chức đấu thầu mua máy bay nước ngoài.

Xét theo những thông báo mới nhất, tình hình bùng phát căng thẳng trầm trọng gần đây của cuộc xung đột biên giới với Bắc Kinh đã khiến New Delhi phải khẩn trương mua lô chiến đấu cơ của Nga. Thêm nữa, phần lớn lô hàng đó là mẫu MiG-29 đã được hiện đại hóa.

Các nhà sản xuất máy bay của Trung Quốc cũng có chiến đấu cơ hạng nhẹ một động cơ. Ví dụ, máy bay Thành Đô FC-1 Bạo Long (Chengdu FC-1 Xiaolong, mã hiệu xuất khẩu là JF-17). Nhưng theo ý kiến chung của các chuyên gia, đây là phương án mà Việt Nam không thể chấp nhận, vì những lý do dễ hiểu.

Máy bay Thụy Điển Saab JAS-39 Gripen

Vậy thì phải chăng phương án lựa chọn duy nhất cho Việt Nam là Saab JAS-39 Gripen của Thụy Điển? Mẫu phi cơ này thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1988 và kể từ đó đã nhiều lần được cải tiến, hiện là tiêm kích chủ lực chiến đấu của Không quân Thụy Điển. JAS-39 Gripen đã được cung cấp cho Hungary, Cộng hòa Séc, Nam Phi, Thái Lan. Cũng có những nỗ lực xuất khẩu máy bay này sang Bulgaria và Thụy Sĩ, còn Phần Lan đã thể hiện sự quan tâm.

Máy bay chiến đấu F-16
Máy bay chiến đấu F-16

Một trong những biến thể mới nhất là JAS-39E mà Bộ Tư lệnh Không quân Thụy Điển tự hào gọi là «sát thủ của Sukhoi». (Hy vọng rằng đó chỉ là chiêu thức mang ý nghĩa cạnh tranh trên thị trường thế giới !).

Bộ vũ khí của chiếc máy bay Thụy Điển cũng khá ấn tượng:

• đến 6 tên lửa «không-đối-không» tầm ngắn
• đến 4 tên lửa tầm trung và tầm xa hoặc 2 tên lửa «không-đối-bề mặt»
• 2 tên lửa hành trình hoặc 2 tên lửa chống hạm
• nhiều bom hàng không khác nhau (từ 2 đến 8 quả)
• pháo tự động 27 mm (120 quả đạn).

Cần nói thêm rằng tất cả đạn dược là sản phẩm của các đối tác trong NATO hoặc mẫu tương tự của Thụy Điển. Đương nhiên, như trong trường hợp với F-16 Block 70/72, cùng với máy bay sẽ phải mua đạn dược và thiết bị sân bay. Mà giá tiền chiếc máy bay Thụy Điển cũng không rẻ hơn bao nhiêu so với máy bay Mỹ, trong khi thua kém hơn đáng kể về trần thực tế và lực đẩy động cơ.

«Trong toàn bộ tuyến máy bay được trình bày xem xét để tái vũ trang cho Không quân Việt Nam thì mẫu chiến đấu cơ sản xuất tại một đất nước nổi tiếng là hòa bình và không tham gia bất kỳ cuộc chiến tranh hiện đại nào khó có thể ở cấp độ cần thiết để giải quyết nhiệm vụ hiện đại về giành và duy trì ưu thế trên không», – Đại tá Aksyonenko nhận xét.

Chẳng lẽ vẫn là một động cơ?

Một trong những nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo an ninh của Việt Nam tất nhiên vẫn trông cậy vào khả năng của Không quân để tuần tra vùng biển gần. Là phi công tích luỹ nhiều kinh nghiệm bay cả trên đất liền và trên biển, chuyên gia của Sputnik cho rằng trong điều kiện hiện đại, thực hiện công tác tuần tra khu vực biển trên máy bay một động cơ là vô lý và độ rủi ro cực lớn.

Theo nghĩa này, hẳn là Việt Nam cũng thấy nên tránh xa mẫu một động cơ. Khi đó, xuất hiện ứng viên thực sự đủ sức thay thế cho máy bay MiG-21 huyền thoại. Tên gọi cũng là MiG, nhưng cực kỳ hiện đại. Và đã được trình làng trong «diện mạo xuất khẩu».

Với mẫu chiến đấu cơ này, sẽ không phải lo tái đào tạo phi công và kỹ thuật viên một cách tổng thể triệt để, cũng không cần thay đổi đáng kể với cơ sở hạ tầng hiện có của các căn cứ không quân Việt Nam. Những thiết bị sân bay có sẵn vẫn phù hợp, máy bay có thể sử dụng các vũ khí hàng không mà Không quân Việt Nam đang sở hữu, sẽ dễ dàng «tìm thấy tiếng nói chung» với các thiết bị điện tử và kỹ thuật vô tuyến mặt đất cũng như với các phương tiện của hệ thống phòng không.

MiG-35 có thể thay thế cho MiG-21 được chăng?

«MiG-35, mẫu hiện đại hóa sâu của MiG-29, được biết đến rộng rãi trong giới hàng không. Tổ hợp máy bay này tích hợp trong bản thân nó những kinh nghiệm chiến đấu và vận hành kỹ thuật của «anh cả dòng MiG» vẻ vang. Các thiết bị điện tử và vũ khí hàng không của máy bay đều ở cấp độ kỹ thuật quân sự hiện đại nhất. Trong vòng tối thiểu 20 năm tới, MiG-35 đủ sức cạnh tranh bình đẳng với các «bạn cùng lớp» nước ngoài! Mà về tỷ lệ «hiệu quả-chất lượng» thì chiến đấu cơ hạng nhẹ đa năng này là vô đối, không gì sánh bằng!», – chuyên gia Makar Aksyonenko khẳng định.

Categories: Nhan dinh | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.