Daily Archives: July 11, 2020

Nhà virus học đào thoát đến Mỹ, phơi bày Bắc Kinh giấu dịch

Nhà virus học đào thoát đến Mỹ, phơi bày Bắc Kinh giấu dịch

Hải Lam | ĐKN 8 giờ tới 838 lượt xem

Nhà virus học đào thoát đến Mỹ, phơi bày Bắc Kinh giấu dịch
Trái: Tiến sĩ Li Meng Yan (ảnh thumbnail Youtube/Fox News), Phải: Chủ tịch Tập Cận Bình (ảnh: Chính phủ Nga).
Trong buổi phỏng vấn độc quyền với Fox News, một nhà virus học người Hồng Kông đang tị nạn ở Mỹ tuyên bố rằng Bắc Kinh đã biết về sự tồn tại của nCoV từ lâu trước khi công bố dịch. Nhà virus học này cũng cho biết, cấp trên của cô – người đứng đầu một phòng thí nghiệm của WHO – đã phớt lờ nghiên cứu của cô, vốn có thể cứu nhiều sinh mạng.

Vài giờ trước khi lên chuyến bay của hãng hàng không Cathay Pacific hôm 28/4 tới Mỹ, vị tiến sĩ đáng kính chuyên ngành virus học và miễn dịch học tại Trường Y tế Công Đại học Hồng Kông Li-Meng Yan đã lên kế hoạch đào thoát, chuẩn bị hành lý và thận trọng qua mặt hệ thống kiểm duyệt và camera trong khuôn viên trường.

Cô đã chuẩn bị sẵn hộ chiếu và ví, và đã sẵn sàng bỏ tất cả những người thân yêu của mình lại đằng sau. Nếu bị bắt, cô biết mình sẽ có thể bị tống vào tù – hoặc tệ hơn là bị “biến mất”.

Cô nói rằng cấp trên của cô, vốn là một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này, cũng phớt lờ nghiên cứu mà cô đang thực hiện.

Cô nói thêm rằng họ đáng nhẽ phải có nghĩa vụ nói cho thế giới biết, trong vai trò một phòng thí nghiệm được Tổ chức Y tế Thế giới chỉ định nghiên cứu về vi-rút cúm và đại dịch, đặc biệt là khi vi-rút này bắt đầu lây lan vào những ngày đầu năm 2020.

Cô Yan, hiện đang phải trốn chạy, cho biết chính phủ của đất nước cô sinh ra đang cố gắng hủy hoại danh tiếng của cô. Cô cũng cáo buộc những người bất lương trong chính phủ tổ chức một cuộc tấn công mạng nhằm mục đích bịt miệng cô. Những người này tạo một tài khoản Facebook giả mạo cô, tung một loạt tin đồn nói rằng cô bị bắt cóc sang Mỹ, rằng cô đang lừa dối mọi người, rằng thần kinh cô không ổn định. Cô cũng bị tấn công trên mạng xã hội Twitter. Tất cả là nhằm hủy hoại danh tiếng và bịt miệng cô.

Những kẻ tấn công mạng lập trang Facebook giả mạo cô Li-Meng Yan (ảnh chụp màn hình video của Fox News).

Tiến sĩ Yan tìn rằng cô đang gặp nguy hiểm. Cô lo sợ mình sẽ không thể trở về nhà, cũng như có thể sẽ không bao giờ được gặp lại bạn bè hay người thân nữa.

Tuy nhiên, đối với cô, những rủi ro này là xứng đáng.

“Lý do tôi đến Mỹ là vì tôi muốn nói lên sự thật về dịch Covid”, cô Yan nói với đài Fox News từ một địa điểm bí mật.

Cô cho biết nếu cô cố gắng lên tiếng ở Hồng Kông, cô “sẽ biến mất và bị sát hại”.

Hình ảnh tiến sĩ Li Meng Yan tại đám cưới của cô (ảnh: TS Yan).

Những tiết lộ của cô Yang cho thấy việc che giấu dịch bệnh là quyết định của cấp chính quyền cao nhất, rằng Chủ tịch Tập Cận Bình và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nỗ lực kiểm soát ngôn luận xoay quanh nCoV: Trung Quốc biết được thông tin gì, họ biết chúng khi nào và họ đã phát tán những thông tin sai lệch nào đến phần còn lại của thế giới.

Yan nói thêm rằng cô là một trong những nhà khoa học đầu tiên trên thế giới nghiên cứu về virus corona. Hồi cuối năm 2019, khi một ổ dịch giống SARS xuất hiện ở Vũ Hán, cô đã được cấp trên, Tiến sĩ Leo Poon từ phòng thí nghiệm trường Đại học – cũng là một phòng thí nghiệm điều trị cúm được chỉ  định bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) – yêu cầu bí mật tìm hiểu điều gì đang diễn ra.

“Chính phủ Trung Quốc từ chối cho phép chuyên gia nước ngoài, bao gồm cả những chuyên gia ở Hồng Kông, đến Trung Quốc nghiên cứu”, cô nói. “Vì vậy, tôi đã hỏi bạn bè tôi ở đại lục để có thêm thông tin”.

Yan có mạng lưới liên lạc ở khắp các cơ sở y tế khác nhau ở Trung Quốc đại lục, nơi cô trưởng thành và hoàn thành nhiều nghiên cứu ở đây. Cô cho biết đó chính là lý do cô được giao nghiên cứu này, đặc biệt vào thời điểm cô biết nhóm của cô không thể biết được toàn bộ sự thật từ phía chính phủ.

Một người bạn của cô, một nhà khoa học từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CCDC), đã cập nhật thông tin trực tiếp về các ca bệnh và hôm 31/12 đã cho Yan biết về khả năng lây truyền từ người sang người của nCoV, từ lâu trước khi Trung Quốc hay WHO thừa nhận điều này.

Cô Yan đã báo cáo một số phát hiện ban đầu của mình cho cấp trên.

“Ông ấy chỉ gật đầu,” cô Yan nhớ lại, và bảo cô tiếp tục làm việc.

Vài ngày sau, vào hôm 9/1/2020, WHO đã đưa ra một tuyên bố:

“Theo giới chức Trung Quốc, loại virus nghi vấn này có thể gây bệnh nặng  ở một số bệnh nhân và không lây từ người sang người”.

Tiến sĩ Li Meng Yan ở Hồng Kông (ảnh: TS Yan).

Yan cho biết cô và các đồng nghiệp trên khắp Trung Quốc đã thảo luận về loại virus đặc biệt này, nhưng cô sớm nhận ra sự thay đổi rõ rệt trong thái độ của họ.

Các bác sĩ và nhà nghiên cứu, những người trước đó từng thảo luận công khai về virus đột ngột trở nên “câm như hến”. Những người từ thành phố Vũ Hán – nơi sau này trở thành tâm dịch Covid-19 – đã trở nên im lặng. Những người khác thì được cảnh báo không được hỏi chi tiết cụ thể.

Các bác sĩ khi đó đã lan truyền nhau rằng: “Chúng ta không thể nói về nó, nhưng chúng ta cần phải đeo khẩu trang”, cô Yan kể lại.

Sau đó, số ca bệnh lây từ người sang người bắt đầu tăng theo cấp số nhân, theo các nguồn tin Yan có được và cô bắt đầu tìm hiểu sâu hơn để có câu trả lời.

“Có rất nhiều, rất nhiều bệnh nhân không được điều trị và chẩn đoán kịp thời”, cô Yan nói. “Các bác sĩ tại bệnh viện rất sợ, nhưng họ không thể đề cập đến nó. Các nhân viên của CDC đã cảm thấy rất sợ hãi”.

Cô cho biết cô đã báo cáo những khám phá của mình cho cấp trên một lần nữa vào ngày 16/1, nhưng ông ấy chỉ cảnh báo cô rằng: “Hãy giữ mồm giữ miệng và phải thật cẩn thận”.

“Giống như ông ấy từng cảnh báo tôi trước đây, ‘Đừng chạm vào lằn ranh đỏ’”, Yan nói, ám chỉ chính phủ Bắc Kinh. “Chúng ta sẽ gặp rắc rối và chúng ta sẽ bị biến mất”.

Cô cũng cho biết rằng giám đốc một phòng thí nghiệm có liên kết với WHO, Giáo sư Malik Peiris, biết về việc này nhưng không làm bất cứ điều gì.

GS Peiris cũng không trả lời yêu cầu bình luận của Fox News. Trang web của WHO liệt kê GS Peiris là “cố vấn” trong Ủy ban Khẩn cấp WHO về Bệnh Viêm phổi do Virus corona chủng mới 2019-nCoV.

Cô Yan rất thất vọng, nhưng không ngạc nhiên.

“Tôi biết điều này sẽ xảy ra bởi vì tôi hiểu được vấn nạn tham nhũng của những tổ chức quốc tế như WHO, cho đến chính phủ Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc”, cô nói. “Về cơ bản … tôi chấp nhận nó nhưng tôi không muốn thông tin sai lệch này này lan ra thế giới”.

Bác sĩ Lý Văn Lượng, một người cảnh báo sớm cho công chúng (người thổi còi) về Covid-19 nhưng đã bị chính quyền bịt miệng và bị chính căn bệnh này cướp đi tính mạng (ảnh chụp màn hình Twitter).

Tuy nhiên, WHO và Trung Quốc đã kịch liệt phủ nhận cáo buộc về việc che giấu virus corona.

WHO cũng đã phủ nhận rằng cô Yan, TS Poon hoặc GS Peiris từng làm việc trực tiếp cho tổ chức này.

“Giáo sư Malik Peiris là một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, từng tham gia các dự án của WHO và là thành viên của nhóm chuyên gia”, phát ngôn viên WHO Margaret Ann Harris tuyên bố trong một email. “Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc ông ấy là một nhân viên của WHO, và ông ấy cũng không đại diện cho WHO”.

Cô Yan cho biết, cho dù cô có phải đối mặt với bất kỳ nguy hiểm nào, lương tâm đã thúc đẩy cô phải lên tiếng nói ra sự thật.

“Tôi biết họ đối xử với những người cảnh báo sớm về dịch bệnh như thế nào,” cô nói.

— Tiến sĩ Li-Meng Yan

Giống như nhiều người đi trước, một khi Yan quyết định lên tiếng chống lại chính quyền Trung Quốc, cô hiểu rằng cuộc sống của mình, cũng như những người thân yêu nhất của cô, đang gặp nguy hiểm.

Cô đã chia sẻ vấn đề này với Blogger Hồng Kông Lu Hong hiện đang sống ở Mỹ.

Sau khi cô chia sẻ một số giả thuyết và nghi vấn của mình về dịch viêm phổi Vũ Hán với Lu Hong, anh nói rằng cô cần phải rời đi, có lẽ là đến Mỹ; ở đây cô sẽ không phải tiếp tục lo sợ. Chỉ khi đó cô mới có thể được an toàn và có cơ hội lên tiếng.

Yan đã quyết định rời Hồng Kông, nhưng mọi chuyện trở nên phức tạp khi chồng cô, người cùng làm chung với cô tại phòng thí nghiệm và cũng là một nhà khoa học có uy tín, phát hiện ra cuộc gọi điện thoại giữa blogger Lu Hong và vợ mình.

Yan nói với Fox News rằng cô đã thuyết phục chồng đi cùng, và nói thêm rằng lúc đầu, chồng cô đã ủng hộ nghiên cứu của cô, nhưng nay lại đột nhiên thay đổi thái độ.

“Anh ấy đã rất tức giận,” cô nói. “Anh ấy đổ lỗi cho tôi, cố gắng làm tôi mất niềm tin … Anh ấy nói họ sẽ giết tất cả chúng tôi”.

Anh ấy nói họ sẽ giết tất cả chúng tôi”.

— Tiến sĩ Li-Meng Yan

Cảm thấy sốc và đau đớn, cô Yan quyết định rời đi một mình.

Cô đã nhận được tấm vé đến Mỹ vào ngày 27/4 và cô lên chuyến bay vào ngày hôm sau.

Khi cô đến sân bay quốc tế Los Angeles sau chuyến hành trình dài 13 giờ, cô đã bị các nhân viên hải quan chặn lại.

Nỗi sợ hãi siết chặt lấy cô. Yan không biết liệu cô sẽ phải ngồi tù hay bị đưa trở về Trung Quốc.

“Tôi phải nói với họ sự thật,” cô tâm sự. “Tôi đang làm điều đúng đắn. Vì vậy, tôi đã nói với họ rằng ‘Đừng bắt tôi quay trở lại Trung Quốc. Tôi đến đây để kể sự thật về Covid-19 … Xin hãy bảo vệ tôi. Nếu không, chính phủ Trung Quốc sẽ giết tôi”.

Sự việc đã được báo cáo cho FBI. Yan cho biết FBI đã đến và phỏng vấn cô trong nhiều giờ đồng hồ. Họ lấy điện thoại di động của cô làm bằng chứng và cho phép cô tiếp tục hành trình.

FBI nói với Fox News rằng họ chưa có đủ bằng chứng để xác nhận hay phủ nhận các tuyên bố của Yan.

Khi Yan đang cố gắng tiếp tục cuộc sống mới ở Mỹ, cô cho biết bạn bè và thân nhân của cô ở quê nhà đang phải hứng chịu sự sách nhiễu của chính quyền.

Cô Yan cho biết chính quyền đã kéo đến quê cô ở Thanh Đảo. Các đặc vụ của chính quyền đã lục tung căn hộ nhỏ của cô, thẩm vấn cha mẹ cô. Khi cô liên lạc với cha mẹ mình, họ đã cầu xin cô trở về. Họ nói rằng cô không biết hậu quả của những gì cô nói và cầu xin cô từ bỏ cuộc chiến với chính quyền.

Đại học Hồng Kông đã gỡ trang cá nhân của cô xuống và thu hồi quyền truy cập tài khoản và email làm việc của cô, bất chấp thực tế cô đã xin nghỉ phép và được chấp thuận. Trong một thông cáo gửi Fox News, một phát ngôn viên của trường cho biết Yan hiện còn phải là nhân viên của trường nữa.

“Tiến sĩ Li-Meng Yan không còn là nhân viên của trường chúng tôi nữa”, thông cáo viết. Và đó là lý do tại sao họ gỡ trang thông tin cá nhân của cô xuống.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ nói với Fox News rằng họ không biết Yan là ai và tái khẳng định rằng Trung Quốc đã xử lý đại dịch một cách anh hùng.

“Chúng tôi chưa bao giờ nghe nói về người này”, tuyên bố gửi qua email có ghi. “Chính phủ Trung Quốc đã phản ứng nhanh chóng và hiệu quả với COVID-19 kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Mọi nỗ lực của chúng tôi đã được ghi lại rõ ràng trong sách trắng “Chiến đấu với COVID-19: Trung Quốc trong hành động” với sự minh bạch toàn diện. Thực tế nói lên tất cả”.

Về phần mình, WHO cũng tiếp tục bác bỏ mọi hành vi sai trái trong những ngày đầu của đại dịch. Nhiều nước đã lên án WHO phối hợp với Bắc Kinh giấu dịch. Gần đây WHO đã âm thầm thay đổi tiến trình xử lý dịch bệnh trên trang web của mình. Họ cho biết đã nhận được thông tin ban đầu về virus từ chính các nhà khoa học của WHO thay vì từ chính quyền Bắc Kinh, một ngôn luận họ đã duy trì trong suốt 6 tháng. Tuần trước chính quyền Tổng thống Trump đã chính thức đưa Mỹ ra khỏi WHO.

Theo Fox News
Hải Lam dịch và biên tập

Advertisement
Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Học trò trả lời câu hỏi xong, thầy giáo kết luận “em không cần phải học tiểu học nữa

Học trò trả lời câu hỏi xong, thầy giáo kết luận “em không cần phải học tiểu học nữa”

Tâm Tuệ | ĐKN 10/07/2020 433 lượt xem

Ảnh minh hoạ (Ảnh: Quỳnh Trần/ Vnexpress)
Trên cây có 10 con chim, người thợ săn nổ súng bắn chết 1 con, hỏi trên cây còn lại mấy con? Đáp án cuối cùng đưa ra quả là rất siêu!

Thầy giáo hỏi: “Trên cây có 10 con chim, người thợ săn bắn chết một con, hỏi trên cây còn lại mấy con?”

Học sinh: “Thưa thầy là dùng súng lục vô thanh hay là loại súng khác giảm thanh?”

Thầy giáo: “Không phải súng lục vô thanh mà cũng không phải loại súng khác giảm thanh”

Học sinh: “Tiếng súng có cường độ bao nhiêu?”

Thầy giáo: “Khoảng 80 -100 deciben”

Học sinh: “ Vậy âm thanh đó có thể gây chấn động đến nhói tai, đúng không thầy?”

Thầy giáo: “Đúng vậy”

Học sinh: “Ở địa phương đó, bắn chim không phạm pháp ạ?”

Thầy giáo:“Không phạm pháp”

Học sinh: “Thầy có chắc chắn là con chim đó bị bắn chết rồi không?”

Thầy giáo: “Chắc chắn”

Thầy giáo có chút không kiên nhẫn được nữa, “Thôi nào, em chỉ cần nói cho thầy biết trên cây còn lại mấy con chim là được rồi!”

Học sinh: “Dạ, nhưng trong mấy con chim đó có con nào bị điếc không ạ?”

Thầy giáo: “Không có”

Học sinh: “Trong đó có con nào có vấn đề về nhận thức không? Nghĩa là bị đần độn đến mức nghe thấy tiếng súng nổ mà không biết đường mà bay đi ấy?”

Thầy giáo: “Không có, chỉ số thông minh của chúng đều trên 200”

Học sinh: “Có con nào bị nhốt trong lồng không ạ?”

Thầy giáo: “Không có”

Học sinh: “Có con nào bị tàn tật hay là đói quá đến nỗi không bay nổi không ạ?”

Thầy giáo: “Không có, con nào cũng đều khỏe cả”

Học sinh: “Có tính cả chim con trong bụng mẹ không ạ?”

Thầy giáo: “Chúng đều là chim trống”

Học sinh: “Người thợ săn đó có bị hoa mắt không? Thầy đảm bảo là 10 con chứ?”

Thầy giáo: “10 con”

Học trò vẫn tiếp tục truy hỏi: “Có con nào ngốc đến mức không sợ chết không ạ?”

Thầy giáo: “Chúng đều sợ chết”

Học sinh: “Có con nào là tình nhân của nhau không ạ? Vì có thể một con bị bắn chết, con còn lại sẽ chủ động tự tử theo?”

Thầy giáo: “Đồ ngốc! Lúc trước không phải thầy đã nói với em chúng đều là chim trống rồi hay sao?”

Học sinh: “Có thể bắn một phát trúng hai con không ạ?”

Thầy giáo: “Không thể”

Học sinh: “Bắn một phát trúng ba con?”

Thầy giáo: “Không thể”

Học sinh: “Bắn một phát trúng 4 con?”

Thầy giáo: “Càng không thể”

Học sinh: “5 con thì sao?”

Thầy giáo hoàn toàn hết kiên nhẫn: “Thầy nói lại một lần nữa, một phát súng chỉ có thể bắn chết một con”.

Học sinh: “Vâng, tất cả những con chim ấy đều có thể tự do bay lượn chứ ạ? Khi chúng kinh sợ bay lên, liệu vì hoảng loạn mà va vào nhau không ạ?

Thầy giáo: “không thể, mỗi con chim đều tự do bay lượn”

Học sinh: “Nếu đúng như những gì thầy giáo nói”

Học sinh nói một cách đầy tự tin:“Con chim bị bắn chết ấy, nếu như vướng phải cành cây mà không bị rơi xuống, thì trên cây còn một con; còn nếu như nó bị rơi xuống thì trên cây không còn một con nào ạ”.

Chờ đến lúc học sinh trả lời xong, thầy giáo cố nén cảm xúc choáng váng đến suýt ngã xuống đất rồi run rẩy nói: “Em không cần phải học tiểu học nữa đâu, hãy lập tức ứng tuyển làm thám tử điều tra đi”.

Theo NTDTV
Mai Trà biên dịch

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Nam sinh Việt xuất sắc giành học bổng toàn phần ở Mỹ, được NASA nhận vào thực tập

Nam sinh Việt xuất sắc giành học bổng toàn phần ở Mỹ, được NASA nhận vào thực tập

Trần Phong | ĐKN 10/07/2020 260 lượt xem

Ảnh chụp màn hình: 24h
Nguyễn Hoàng Ngân, tốt nghiệp Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP HCM), xuất sắc giành được suất học bổng toàn phần 6 tỉ đồng của Trường ĐH Pitzer College (Mỹ). Không dừng lại ở đó, Hoàng Ngân còn được Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) nhận vào thực tập.

Sinh năm 1998, mới 22 tuổi nhưng Nguyễn Hoàng Ngân đã thực hiện rất nhiều dự án nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước. Dự án xe lăn vượt địa hình cho người khuyết tật (giải Ba Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế – Intel ISEF 2016 tại Mỹ) là bước ngoặt giúp Hoàng Ngân chinh phục học bổng trị giá 6 tỉ đồng của trường ĐH Pitzer College.

Là học sinh lớp chuyên toán của ngôi trường chuyên nổi bật nhất tại Việt Nam với nhiều cơ hội vào các trường ĐH tốp cao nhưng Hoàng Ngân không ngại lựa chọn “nghỉ giữa hiệp” sau khi tốt nghiệp THPT, dành ra một năm để chuẩn bị cho con đường du học.

Sau khi chuẩn bị sẵn sàng, Hoàng Ngân đã ứng tuyển vào hơn 32 trường ĐH tại Mỹ và đậu học bổng nhiều trường tốp cao như Franklin & Marshal College, Washington and Lee University, University of Minnesota Twin Cities, Pitzer College Whitman College… Cuối cùng Hoàng Ngân lựa chọn học ĐH Pitzer College với học bổng toàn phần lên đến 6 tỷ đồng.

Sau khi học tại trường ĐH Pitzer College một học kỳ, Nguyễn Hoàng Ngân đã quyết định chuyển sang trường ĐH Harvey Mudd College, Mỹ học hai chuyên ngành song song là toán học và vật lý học, là bước đệm để Hoàng Ngân dự tuyển thực tập tại NASA.

Nhưng tại NASA không có nhiều cơ hội thực tập cho mảng vật lý lý thuyết, Hoàng Ngân cần tìm kiếm và nắm bắt cơ hội chuẩn xác. May mắn là thầy cố vấn giới thiệu Hoàng Ngân tới một thầy đang làm việc cho NASA. Sau khi được mời tham gia phỏng vấn với những câu hỏi thẳng thắn, Ngân đã được nhận vào thực tập, đây cũng là vòng thi duy nhất.

Theo Hoàng Ngân, để đậu thực tập tại NASA nằm ở các yếu tố: Kinh nghiệm làm nghiên cứu khoa học, xây dựng mối quan hệ làm việc chuyên nghiệp, tham gia những lớp học nâng cao bao gồm những mảng kiến thức cần thiết cho dự án và hoạt động vì cộng đồng.

“Xây dựng cho mình phong thái làm việc chuyên nghiệp, dám làm dám chịu trách nhiệm thì sẽ luôn có những cơ hội tốt mở ra, chứ không chỉ cơ hội ở NASA” – Hoàng Ngân chia sẻ trên báo NLD.

Ngoài ra, Hoàng Ngân cũng là thành viên sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Science for the Future Fair (SFF) với mục tiêu nhằm tạo ra sân chơi nghiên cứu khoa học lành mạnh, giúp phát huy khả năng sáng tạo và nuôi dưỡng niềm đam mê khoa học của học sinh khối THPT và Đại học ở Việt Nam.

Nguyễn Hoàng Ngân đã “chiêu mộ” được 48 bạn cùng hợp sức tổ chức chương trình ở TP HCM trong năm nay. Ngoài ra, chương trình cũng đang tuyển các bạn học sinh – sinh viên để tham gia nhằm trải nghiệm quá trình nghiên cứu cũng như được học thêm về các kỹ năng cần thiết.

Việt Nam mình có rất nhiều người con ưu tú, xuất sắc, khiến cả thế giới phải nể phục. Hi vọng một ngày nào đó các bạn có thể đưa đất nước bay cao!

Video: Lịch sử che giấu tội ác của chính quyền Trung Quốc

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Trung Quốc: Vỡ 14 đê; lũ Trường Giang chảy ngược vào hồ nước ngọt lớn nhất – Đại hồng thủy xuất hiện!

Trung Quốc: Vỡ 14 đê; lũ Trường Giang chảy ngược vào hồ nước ngọt lớn nhất – Đại hồng thủy xuất hiện!

Hải Võ | 

Trung Quốc: Vỡ 14 đê; lũ Trường Giang chảy ngược vào hồ nước ngọt lớn nhất - Đại hồng thủy xuất hiện!
Các nhân viên cứu hộ giải cứu người dân bị mắc kẹt do lũ tấn công thành phố Cát An, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, ngày 10/7/2020 (Ảnh: VCG)

Nhà chức trách Trung Quốc ngày 10/7 dự báo sắp xảy ra “đại hồng thủy” – tức lũ lớn – mang tính cục bộ ở lưu vực hồ Bà Dương, tỉnh Giang Tây.

Cảnh báo “đại hồng thủy” ở lưu vực hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc

Hồ Bà Dương – nằm trên địa bàn ba thành phố Cửu Giang, Thượng Nhiêu, và Nam Xương thuộc tỉnh Giang Tây – được biết đến là hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc, đồng thời là hồ lớn thứ hai của nước này, xếp sau hồ Thanh Hải.

Hồ Bà Dương là một trong những nhánh chính ở hạ lưu của sông Dương Tử (Trường Giang). Diện tích mặt hồ trong thời điểm mực nước bình thường (14-15m) là khoảng 3.150 km2 và có thể lên tới 4.125 km2 khi mực nước dâng lên 20m.

Căn cứ tình hình mưa lớn ở các khu vực lân cận sông Dương Tử và tại 5 con sông đi qua địa bàn tỉnh Giang Tây, Bộ chỉ huy phòng chống hạn hán lũ lụt tỉnh này tối qua, 10/7, đưa ra dự báo “đại hồng thủy” sắp xảy ra ở lưu vực hồ Bà Dương.

Vỡ 14 đê trên địa bàn huyện Bà Dương, Giang Tây

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV ngày 11/7 đưa tin, do ảnh hưởng của mưa lớn ở vùng thượng nguồn ở tỉnh An Huy, thị trấn Cảnh Đức (Giang Tây), hồ chứa xả lũ, cùng với mưa lớn tại bản địa, trên toàn huyện Bà Dương của tỉnh Giang Tây đã có 14 đê bao xuất hiện tình trạng vỡ đê – bao gồm 2 đê lớn, khiến tình hình lũ lụt tại đây hết sức nghiêm trọng.

Vào 20h35 tối 8/7 (giờ địa phương), đoạn đê dài khoảng 50m tại thị trấn Bà Dương, huyện Bà Dương, đã bị vỡ, khiến nước lũ ở lưu vực Xương Giang tràn vào phá hoại diện tích khoảng 1.000 hecta đất trồng ở vùng trũng, đồng thời 9.000 người dân phải sơ tán trong đêm đến địa điểm an toàn.

Theo CCTV, việc một loạt sông hồ chủ yếu của tỉnh Giang Tây đồng loạt xảy ra lũ lớn đủ tiêu chuẩn đánh mã số “Hồng thủy” theo quy định của Trung Quốc, mực nước vượt cảnh báo là hiện tượng hiếm thấy trong lịch sử.

Từ cuối tháng 6, mực nước hồ Bà Dương bắt đầu dâng lên nhanh chóng. Hiện mực nước ở cửa khẩu hồ này đã vượt mức cảnh báo lũ 2.3m, cao hơn 3.9m so với cùng kỳ năm ngoái. Gần đây, hồ này ghi nhận 8 ngày liên tiếp mực nước dâng lên ở mức trên 0.4m, trong đó ngày dâng cao nhất là 0.6m.

Theo giới chức địa phương, trong các ngày 6-8/7 vừa qua, tại cửa khẩu hồ Bà Dương đã xảy ra tình trạng dòng nước từ sông Dương Tử đổ ngược vào hồ, với tổng dung tích lên đến 300 triệu m3, lưu lượng lớn nhất là 3.160 m3/s.

Đến nay, hồ Bà Dương đã lần đầu tiên trong năm ghi nhận diện tích mặt nước vượt 4.000 km2.

Trung Quốc: Vỡ 14 đê; lũ Trường Giang chảy ngược vào hồ nước ngọt lớn nhất - Đại hồng thủy xuất hiện! - Ảnh 2.

Một cây cầu cổ ở huyện Wuyuan, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, bị nước lũ hủy hoại, ngày 9/7/2020 (Ảnh: VCG)

Sau khi thiên tai leo thang, gần 1.700 nhân viên các lực lượng đã được huy động để chi viện cho huyện Bà Dương. Đến 13h ngày 9/7, giới chức bản địa đã nâng mức cảnh báo ứng phó khẩn cấp với lũ lụt từ Mức II lên mức I.

Chính quyền tỉnh Giang Tây ngày hôm nay, 11/7, cũng đã nâng mức ứng phó khẩn cấp lũ lụt từ Mức II lên Mức I.

Mưa lớn cùng Covid-19 là thách thức kép với Trung Quốc

Ở diễn biến khác, tờ Nhật báo kinh tế (Trung Quốc) ngày 10/7 đưa tin, 130 con sông đi qua 11 tỉnh thành Trung Quốc đã phát sinh các trận lũ vượt mức cảnh báo. Dự báo trong những ngày tiếp theo, vùng trung và hạ lưu Trường Giang tiếp tục có mưa vừa và lớn, mưa rất lớn cục bộ, vớt lượng mưa vào khoảng 30 mm đến 50 mm. Lưu vực nhiều sông hồ được cảnh báo có khả năng xảy ra hồng thủy ở mức độ tương đối lớn.

Các chuyên gia Trung Quốc nhấn mạnh công tác phòng chống lũ đang ở giai đoạn quan trọng, khi nỗ lực phục hồi sau dịch Covid-19 và thiên tai đang là thử thách kép với hệ thống quản lý ứng phó khẩn cấp và cứu trợ thiên tai của nước này.

Wang Zhangli, quan chức Bộ Thủy lợi Trung Quốc (MWR), khuyến cáo các địa phương cảnh giác cao độ với mưa lớn năm nay. Quan chức Zhang Jiatuan từ Bộ quản lý ứng phó khẩn cấp (MEM) thì kêu gọi thực thi đồng thời các biện pháp đa dạng để vượt qua thách thức kép.

Mời độc giả theo dõi chúng tôi trên MXH Lotus

Bạn đọc có thể báo tin, gửi bài viết, clip, ảnh về email thegioi@ttvn.vn để nhận nhuận bút cao trong vòng 24h.Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha

TIN NỔI BẬT SOHA

    ĐỌC THÊM

    Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

    Việt Nam và Nhật Bản lên tiếng quan ngại về tình hình Biển Đông

    Việt Nam và Nhật Bản lên tiếng quan ngại về tình hình Biển Đông

    Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Bình Minh, bày tỏ quan ngại về những diễn biến gần đây tại Biển Đông.

    Phát biểu về vấn đề Biển Đông như vừa nêu của ông Phạm Bình Minh được đưa ra tại cuộc họp trực tuyến Hội nghị Cộng đồng Chính trị- An ninh ASEAN lần thứ 21 diễn ra vào ngày 24 tháng 6. Cuộc họp có sự tham dự của bộ trưởng ngoại giao 10 nước ASEAN và Tổng thư ký ASEAN.

    Tại cuộc họp, ông Phạm Bình Minh cho rằng các nước cần phát huy tinh thần trách nhiệm, đối thoại và hợp tác vì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông.

    Cũng tin liên quan tình hình Biển Đông, Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản, ông Taro Kono, cho rằng hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông hiện nay là ‘đáng báo động’.

    Vào ngày 23 tháng 6 vừa qua, hai tàu huấn luyện của Nhật Bản là JS Kashima và JS Shimayuki đã có cuộc diễn tập với tàu tác chiến cận bờ của Hải quân Hoa Kỳ, USS Gabrirlle Giffords, tại Biển Đông.

    Động thái này chứng tỏ quan ngại của Nhật Bản về tình hình tại Biển Đông mà căng thẳng được nói do Trung Quốc gây nên.

     

    Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

    Mỹ nâng cấp căn cứ gần đảo Guam đối phó TQ

    Mỹ nâng cấp căn cứ gần đảo Guam đối phó TQ

    Hình ảnh vệ tinh cho thấy Không quân Mỹ đang nâng cấp căn cứ trên đảo Wake nằm giữa Hawaii và đảo Guam, trong nỗ lực đối phó với sự trỗi dậy của quân đội Trung Quốc.

    Ảnh vệ tinh – được chụp bởi Planet Labs có trụ sở tại Mỹ – cho thấy cơ sở hạ tầng trên đảo Wake, hòn đảo nằm giữa đảo Guam và Hawaii do Không quân Mỹ điều hành đang được cải thiện cùng cơ sở mới đang được xây dựng, South China Morning Post cho biết.

    Theo blog tin tức quân sự The Drive của Mỹ, Lầu Năm Góc đã rót hàng trăm triệu USD vào căn cứ này trong những năm gần đây. Một đường băng dài gần 3 km và cơ sở hạ tầng sân bay đã được nâng cấp. Một nhà máy điện năng lượng Mặt Trời lớn cùng một số cơ sở khác đang được xây dựng.

    The Drive cho biết căn cứ trên đảo Wake có thể sử dụng như một phương án dự phòng cho quân đội Mỹ trong trường hợp các căn cứ lớn ở đảo Guam và Hawaii bị tấn công. Căn cứ này cũng có thể được triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa.

    Đảo Wake từng là nơi chiến đấu ác liệt giữa Mỹ và Nhật Bản sau cuộc tập kích vào Trân Châu Cảng năm 1941, nhưng tầm quan trọng của nó mờ dần sau chiến tranh.

    Lu Li Shih, cựu giảng viên Học viện Hải quân Đài Loan, cho biết Trân Châu Cảng ở Hawaii vẫn là một căn cứ quan trọng và việc nâng cấp cơ sở ở đảo Wake sẽ góp phần giúp bảo vệ lãnh thổ Mỹ khỏi cuộc tấn công bằng tên lửa từ Trung Quốc.

    Guam, một căn cứ quan trọng khác của Mỹ đã được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD để chống lại cuộc tấn công bằng tên lửa từ Triều Tiên. Tuy nhiên, năm ngoái, Trung Quốc đã giới thiệu tên lửa đạn đạo DF-26 được mệnh danh là “sát thủ đảo Guam” và tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 có thể tấn công lục địa Mỹ.

    Do đó, việc nâng cấp căn cứ ở đảo Wake là một phần trong chiến lược tạo ra hệ thống phòng thủ nhiều lớp ở Thái Bình Dương, trải dài từ các căn cứ ở Philippines, Nhật Bản đến Hawaii. Trong đó đảo Guam đóng vai trò là tuyến phòng thủ thứ 2.

    Collin Koh, nhà nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, cho biết việc nâng cấp đảo Wake có thể xem là một phần trong sự chuẩn bị của Lầu Năm Góc cho cuộc xung đột với quân đội Trung Quốc trong tương lai.

    “Đảo Wake cung cấp một nền tảng thay thế cho lực lượng triển khai phía trước của Mỹ trong trường hợp căn cứ chính ở đảo Guam và Hawaii không hoạt động được, một trong những giải pháp cho thách thức ngày càng tăng từ quân đội Trung Quốc”, ông Koh nói.

    Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

    Việt Nam và hệ thống công lý đầy máu và nước mắt

    Việt Nam và hệ thống công lý đầy máu và nước mắt

    Blog VOA

    Trân Văn

    10-7-2020

    Tòa án TP.HCM vừa phát hành bản án phúc thẩm vụ vợ chồng ông Phan Quý kiện ba người từng mua đất của vợ chồng ông vào các năm 2002, 2009 (1). Chắc chắn bản án này sẽ được nhiều nơi, nhiều người xem xét và bình luận tiếp…

    Vụ kiện mà vợ chồng ông Phan Quý là nguyên đơn bùng lên thành scandal vì suýt có một người phụ nữ – vợ của một trong ba bị đơn tự tử ngay tại công đường sau khi Hội đồng xét xử (HĐXX) phúc thẩm vụ kiện này tuyên án hôm 1 tháng 7 (2)!

    ***

    Năm 1999, vợ chồng ông Phan Quý mua 3.500 mét vuông “đất nông nghiệp” ở phường 15, quận Gò Vấp, TP.HCM. Năm 2002, vợ chống ông cắt 500/3,500 mét vuông “đất nông nghiệp” này cho ông Khưu Văn Sỹ. Năm 2009, họ bán tiếp 174 mét vuông nữa trong thửa đất vừa kể cho ông Lê Văn Dư (người mà vợ vừa toan tự tử tại công đường) và ông Lê Sỹ Thắng.

    Sau đó các ông Sỹ, Dư, Thắng chuyển nhượng những phần đất từng người đã mua cho nhau, xây nhà để ở… Thế rồi giá trị mảnh đất họ đã mua tăng vọt. Thông thường đó là may mắn nhưng ở Việt Nam, giá đất thăng thiên, vượt xa mức ông Sỹ từng thỏa thuận khi mua đất từ vợ chồng ông Phan Quý trước đó 15 năm và vượt xa mức ông Dư, ông Thắng từng thỏa thuận với vợ chồng ông Quý trước đó tám năm, lại là… đại họa!

    Năm 2017, vợ chồng ông Phan Quý… kiện ông Sỹ, ông Dư, ông Thắng tại Tòa án quận Gò Vấp, yêu cầu tòa xác định thỏa thuận chuyển nhượng 674 mét vuông đất do chính vợ chồng ông chủ động xác lập với cả ba từ hàng chục năm trước là… vô hiệu. Theo yêu cầu của vợ chồng ông Phan Quý, ba “bị đơn” phải trả lại 674 mét vuông đất, “nguyên đơn” sẽ hoàn lại tiền và “tự nguyện” trả… lãi 9%/năm cho khoản tiền đã nhận!

    Chắc chắn sẽ có không ít người khẳng định yêu cầu của vợ chồng ông Quý là tráo trở và ngược ngạo nhưng hệ thống tòa án ở Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam lại… đồng tình! Sau khi xử sơ thẩm, Tòa án quận Gò Vấp buộc các “bị đơn” trả lại cho vợ chồng ông Quý 500 mét vuông đất mà vợ chồng ông Quý từng bán cho ông Sỹ năm 2002. Tòa chỉ bác yêu cầu trả lại 174 mét vuông mà vợ chồng ông Quý đã bán năm 2009!

    Tất nhiên các “bị đơn” không đồng tình, họ kháng cáo! Bản án sơ thẩm cũng bị Viện Kiểm sát quận Gò Vấp kháng nghị. Tòa án TP.HCM rút vụ kiện lên để xem xét theo trình tự phúc thẩm. Bản án mà HĐXX phúc thẩm đã tuyên hồi đầu tháng này cho rằng, HĐXX cấp sơ thẩm áp dụng các… qui định pháp luật… chưa chính xác, cần sửa theo hướng, cả ba “bị đơn” phải trả lại cho vợ chồng ông Quý… toàn bộ đất mà họ đã mua.

    Cũng theo HĐXX phúc thẩm, việc HĐXX sơ thẩm buộc vợ chồng ông Quý hoàn lại 5,5 tỉ đồng để nhận lại 500 mét vuông đất mà họ đã bán cho ông Sỹ hồi 2002 cũng… chưa chính xác. HĐXX phúc thẩm đã tính lại và theo tính toán… chính xác hơn của HĐXX phúc thẩm, vợ chồng ông Quý chỉ phải trả chừng 1,3 tỉ và trả thêm chừng 1,6 tỉ nữa để nhận lại thêm 174 mét vuông đất đã bán cho ông Dư, ông Thắng hồi 2009!

    Đó cũng là lý do vợ của một trong ba bị đơn gieo mình tự tử. Sự bất bình đối với hệ thống tòa án ở Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam qua bản án sơ thẩm, tiếp tục được bản án phúc thẩm chuyển thành… tuyệt vọng: Các “bị đơn” không có cơ hội được diện kiến diện mạo của công lý từ hệ thống tòa án ở Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bà không uổng mạng chỉ vì có một số người ngăn cản…

    Tính đến lúc này đã có một số luật sư, một số tờ báo dùng chính các quy định pháp luật mà hệ thống tòa án từ sơ thẩm đến phúc thẩm cùng… vận dụng để tuyên hai bản án khác nhau, nhằm chứng minh cả Tòa án quận Gò Vấp và Tòa án TP.HCM cùng áp dụng sai các qui định pháp luật ấy (3). Do Viện Kiểm sát TP.HCM đang chờ ý kiến cấp trên (4), Tòa án Cấp cao tại TP.HCM thì đang nghiên cứu (5) nên chưa rõ hồi sau thế nào!

    Chỉ có một điều duy nhất mà ai cũng có thể thấy rất rõ, đó là nếu không có sự kiện – một trong những người vợ của các bị đơn tự tử bất thành, hệ thống tư pháp Việt Nam sẽ đem hồ sơ vụ kiện này xếp vào tủ… lưu hồ sơ những vụ kiện đã được giải quyết. Vợ chồng ông Quý không gặp may vì xã hội vẫn còn đang xúc động khi gần đây, một số người do tuyệt vọng vì không nhìn thấy công lý tại các công đường đã thi nhau tự tử!

    Cần lưu ý, chưa biết bản án phúc thẩm vừa đề cập có bị Viện Kiểm sát TP.HCM hay Tòa án Cấp cao tại TP.HCM kháng nghị giám đốc thẩm hay không? Chưa kể nếu có kháng nghị, bản án phúc thẩm bị đưa ra xem xét lại theo hình thức giám đốc thẩm, cũng chẳng ai dám chắc ba “bị đơn” trong vụ kiện mà vợ chồng ông Quý là nguyên đơn có được thấy sự hiện diện của công lý hay không?

    Về lý thuyết, hệ thống tư pháp ở Việt Nam chịu trách nhiệm bảo vệ và thực thi công lý song trên thực tế, hệ thống này có… quyền phác họa nhiều diện mạo khác nhau của cái gọi là… công lý xã hội chủ nghĩa. Vụ vợ chồng ông Phan Quý kiện các ông Khưu Văn Sỹ, Lê Văn Dự, Lê Sỹ Thắng xin hủy giao dịch chuyển nhượng “quyền sử dụng đất” mà chính họ chủ động xác lập chỉ là một trong vô số những ví dụ…

    ***

    Năm 1999, ông Võ Chánh mua 48 mét vuông đất ở phường Tân Bình, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước để dựng nhà. Năm 2004, ông Chánh mua thêm 99 mét vuông nữa cũng từ chủ đất cũ để mở rộng nhà. Năm 2009, chính quyền địa phương thu hồi 50/147 mét vuông đất của ông Chánh để thực hiện dự án thoát nước. Diện tích mảnh đất có căn nhà mà vợ chồng ông Chánh làm chủ còn 97 mét vuông.

    Năm 2011, ông Lê Quang Dinh – người mua mảnh đất cạnh nhà ông Chánh năm 2010 – kiện ông Chánh ra Tòa án thị xã Đồng Xoài, đòi quyền sử dụng 40/97 mét vuông đất của ông Chánh. Ông Dinh trưng ra Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất mà chính quyền địa phương cấp cho ông Huỳnh Thế Sang – chủ trước – để chứng minh yêu cầu của họ là… hợp lý.

    Năm 2014, khi đưa vụ kiện này ra xử sơ thẩm, Tòa án thị xã Đồng Xoài xác định, ông Chánh phải giao cho vợ chồng ông Sang 40 mét vuông đất mà vợ chồng ông Dinh đòi. Ông Chánh kháng cáo. Năm 2015, khi đưa vụ kiện ra xử phúc thẩm, Tòa án tỉnh Bình Phước tuyên y án sơ thẩm. Án phúc thẩm là chung thẩm. Vợ chồng ông Chánh hết cửa để kêu oan…

    Ngày 26 tháng 7 năm 2015, ông Chánh sang nhà ông Dinh nói chuyện phải trái. Thất bại, ông chém vợ chồng ông Dinh bị thương rồi dùng con dao ấy tự sát… Dù ông Chánh dùng máu và mạng của chính mình để kêu oan nhưng vô ích. Chi cục Thi hành án dân sự của thị xã Đồng Xoài vẫn tổ chức cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình ông Chánh để thực thi bản án đã có hiệu lực pháp luật.

    Vợ ông Chánh kháng cự. Bà tuyên bố sẽ tự sát như chồng để bảo vệ tài sản của gia đình, bảo vệ tương lai của con cái. Bất bình trước thảm cảnh mà gia đình ông Chánh đột nhiên phải gánh chịu, dân chúng địa phương dọa sẽ làm giặc nếu chính quyền tiếp tục giả mù, giả điếc, thực thi hai bản án mà hệ thống tư pháp đã đổi trắng thành đen ngay giữa thanh thiên, bạch nhật…

    Chuyện cứ thế nhùng nhà, nhùng nhằng trong hai năm, tới tháng 9 năm 2017, chính quyền thị xã Đồng Xoài mới tổ chức “thanh tra” về Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất mà họ đã cấp cho ông Huỳnh Thế Sang năm 2010 để ông bán cho vợ chồng ông Dinh và là cơ sở để ông Dinh kiện đòi ông Chánh giao đất. Kiểm tra đủ loại giấy tờ, kể cả tài liệu lưu trữ, gặp gỡ – thu thập lời khai của các nhân chứng, trong đó có cả chủ đất (người bán đất cho ông Chánh và ông Sang), trưng cầu giám định chữ ký, Thanh tra xác định, 97 mét vuông đất mà trước giờ gia đình ông Chánh vẫn sử dụng… đúng là của họ.

    Toàn bộ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ông Huỳnh Thế Sang đã lập là ngụy tạo, trái thực tế và chẳng ai hiểu tại sao chính quyền không thẩm tra mà thừa nhận ngay lập tức.

    Không có sự cẩu thả đáng ngờ này sẽ không có vụ vợ chồng ông Dinh (mua đất của ông Sang), kiện vợ chồng ông Chánh đòi đất. Nếu Tòa án thị xã Đồng Xoài, Tòa án tỉnh Bình Phước thực thi đúng chức trách (triệu tập nhân chứng, nghe nhân chứng, trưng cầu giám định, phân xử một cách công tâm,…), ông Chánh không bị dồn tới chỗ phải dùng cả máu lẫn mạng mình để kêu oan.

    Đáng ngạc nhiên là Thanh tra chỉ đề nghị hủy các tờ Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp sai rồi… thôi. Mãi tới tháng 8 năm 2018, chính quyền thị xã Đồng Xoài mới gửi văn bản, đề nghị Tòa án Tối cao dùng thủ tục tái thẩm (thủ tục xét lại các bản án đã có hiệu lực) để hủy những bản án sai, song không có bất kỳ viên chức hay cơ quan hữu trách nào đề cập tới điều tra, truy cứu trách nhiệm những cá nhân (tối thiểu cũng cỡ chục người) của nhiều cơ quan, nhiều ngành, ở nhiều cấp đã đẩy ông Chánh tới chỗ phải tự sát, vợ con ông vào thảm cảnh (6)!

    ***

    Kẻ viết bài này chọn trường hợp Võ Chánh để minh họa thêm cho bản chất của hệ thống tư pháp ở Việt Nam – nơi nhân danh Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam để bảo vệ và thực thi… công lý xã hôi chủ nghĩa – vì việc vận dụng các qui định pháp luật một cách tùy tiện và chẳng mấy khi phải chịu trách nhiệm đã trở thành nguyên nhân tạo ra rất nhiều thảm án, thậm chí là chuỗi thảm án.

    Cuối tháng 5 vừa qua, sau khi HĐXX phúc thẩm vụ án “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” tuyên y án sơ thẩm, ông Lương Hữu Phước – bị cáo trong vụ án này – đã uống thuốc trừ sâu rồi gieo mình từ lầu hai của Tòa án tỉnh Bình Phước xuống đất tự tử với hy vọng dùng chính sinh mạng của ông để thức tỉnh hệ thống tư pháp ở Bình Phước!

    Ngay sau đó, dân chúng Bình Phước phát giác, ông Lê Viết Hòa – một trong những thẩm phán tham gia xét xử phúc thẩm vụ án khiến ông Lương Hữu Phước tuyệt vọng tới mức phải tự tử – cũng chính là người đã tham gia xét xử phúc thẩm vụ kiện đẩy ông Võ Chánh tới chỗ chém hàng xóm rồi tự sát. Bản án phúc thẩm vụ kiện liên quan đến ông Võ Chánh đã bị Tòa án Tối cao hủy và giao cho Tòa án Bình Phước xử lại nhưng vì xử sai cũng… chẳng sao nên ông Hòa vẫn là thẩm phán, thậm chí còn được bổ nhiệm làm Phó Chánh án Tòa án Bình Phước để cùng ngồi phúc thẩm vụ án liên quan đến ông Phước (7)!

    Chuyện ông Lương Hữu Phước tự sát nhằm thức tỉnh hệ thống tư pháp xảy ra khi công chúng vẫn chưa nguôi giận với quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Tối cao trong vụ án “giết người, cướp tài sản” liên quan tới tử tù Hồ Duy Hải. Sự căm phẫn do cộng hưởng giữa máu và sinh mạng nhiều lương dân đã tạo ra một kỷ lục chưa từng có trong lịch sử tư pháp xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam: Chỉ trong vòng hai tuần, bản án phúc thẩm liên quan tới ông Phước bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm (8).

    Từ vụ ông Võ Chánh bị đẩy đến chỗ chém hàng xóm rồi tự sát, ông Lương Hữu Phước uống thuốc trừ sâu rồi gieo mình xuống đất nhằm thức tỉnh hệ thống tư pháp, tới vụ vợ một “bị đơn” của vợ chồng ông Phan Quý suýt uổng mạng,… có lẽ không ngoa nếu cho rằng máu là một loại… nhiên liệu vận hành… công lý tại Việt Nam. Song nói như thế chưa hoàn toàn chính xác.

    Đã hơn năm năm từ ngày ông Võ Chánh chém hàng xóm rồi tự sát, dù nguyên nhân tạo ra oan nghiệt mà gia đình ông đột nhiên phải gánh đã được minh định nhưng bản án đẩy ông và gia đình vào tuyệt lộ chỉ bị hủy, vụ kiện vẫn còn đang được hệ thống tư pháp nghiên cứu tiếp. Vụ kiện do vợ chồng ông Phan Quý là nguyên đơn có thể cũng vậy. Sau khi nhúc nhích, có thể công lý lại đứng yên hoặc… quay về… lối cũ!

    Tại Việt Nam, dường như công lý chỉ vận hành nếu máu và nhân mạng lương dân đủ lớn để số người nổi giận đủ đông, khiến hệ thống chính trị luôn kiên định với định hướng xã hội chủ nghĩa đủ lo ngại về mối họa, đe dọa “ổn định chính trị” và hệ thống tư pháp xã hội chủ nghĩa đành phải chuyển động sao cho quần chúng yên tâm. Đó cũng là lý do ông Phước kêu oan suốt ba năm – từ khi ông bị khởi tố cho đến khi Tòa án tỉnh Bình Phước lôi ông ra xử phúc thẩm – mà chẳng ai bận tâm. Nếu người Việt không sôi lên vì giận, làm gì có kỷ lục hoàn tất thủ tục giám đốc thẩm – tuyên hủy án trong vòng hai tuần!

    Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

    Ăn đồ chiên, nướng có gây bệnh tật cho sức khỏe?

    Ăn đồ chiên, nướng có gây bệnh tật cho sức khỏe?

    Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

    Từ việc sinh ra ra hóa chất độc hại tới làm tăng nguy cơ bị ung thư phổi, những bằng chứng mới nhất cho thấy một số cách nấu ăn gây hại cho sức khỏe. Ta nên làm gì để tránh?

    “Toàn bộ lý do khiến con người tiến hóa là vì ta bắt đầu nấu ăn,” Jenna Macciochi khẳng định chắc nịch. “Khi chỉ ăn uống thực phẩm sống, ta phải ăn liên tục, vì cơ thể ta vất vả mới lấy được dưỡng chất từ thực phẩm sống.”

    Người phương Tây ‘không biết dùng nghệ’?

    50 loại thực phẩm bổ nhất cho sức khỏe

    Răng trắng chưa chắc đã là răng khỏe?

    Các nhà sinh học từ lâu đã đồng tình với Macciochi, người chuyên nghiên cứu về tác động qua lại giữa lối sống và dinh dưỡng ảnh hưởng ra sao tới hệ miễn dịch của con người, tại Đại học Sussex.

    Trong thực tế có cả một danh sách bằng chứng dài đáng kể cho thấy quá trình tiến hóa của con người có liên hệ trực tiếp với việc biết dùng lửa.

    Khi tổ tiên của chúng ta biết nấu ăn và chế biến thực phẩm, họ đã khiến chất béo và calories trong thực phẩm dễ tiêu hóa hơn, và điều đó giúp làm tăng khoảng cách giữa năng lượng con người cần để tiêu hóa thức ăn với số năng lượng họ có thể chiết xuất từ thực phẩm. Mà như vậy cũng có nghĩa là con người đỡ phải nhai nhiều như trước.

    Người ta từng cho rằng kỹ năng nấu nướng không chỉ giúp làm kích cỡ xương hàm của con người giảm xuống, mà còn có nghĩa là bộ não ta có thể tiến hóa và tăng kích cỡ lớn hơn – và có đủ khả năng dung chứa những hoạt động thần kinh (vốn rất hao tốn năng lượng) mà con người cần đến.

    Nấu ăn cũng giúp tiêu diệt những vi khuẩn có hại có thể có bên trong và trên bề mặt thực phẩm, nhờ vậy bảo vệ giúp con người tránh không bị bệnh vì ngộ độc thực phẩm.

    Vậy nhưng dù nấu ăn đem lại rất nhiều lợi ích thì liệu có xảy ra trường hợp quá trình chế biến thực phẩm với nhiệt độ cao có thể đem lại những rủi ro tiềm ẩn về sức khỏe không?

    Xu hướng ngày càng phổ biến với chế độ ăn đồ tươi sống và nhiều chuyển đổi đến những kỹ thuật nấu nướng biến tấu hơn, các nhà khoa học khắp thế giới giờ đây chú tâm hơn tìm hiểu về những bữa ăn chế biến nóng sốt.

    Acrylamide: Nguy cơ bị ung thư vì nấu quá kỹ

    Không phải mọi phương thức nấu nướng đều giống nhau khi ta chuẩn bị một món ăn. Và với một số kiểu nấu nướng – như khi sử dụng nhiệt độ cực kỳ cao – thì thực phẩm ta nấu ra sẽ có khác biệt rất lớn.

    Với những loại thực phẩm là tinh bột chẳng hạn, thì rủi ro mà Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm (FSA) ở Anh Quốc đã ra cảnh báo về chất acrylamide. Đây là hóa chất thường được sử dụng trong công nghiệp để làm giấy, nhuộm và nhựa, nhưng nó cũng xuất hiện trong thực phẩm khi ta quay, chiên hoặc nướng đồ ăn ở nhiệt độ rất cao trong thời gian dài.

    Những nguyên liệu nấu nướng giàu carbohydrate như khoai tây, các loại rau củ, bánh mì nướng, ngũ cốc, cà phê, bánh ngọt và bánh quy, là những loại nhạy cảm nhất, và phản ứng ta có thể thấy là khi tinh bột trong món ăn bắt đầu chuyển màu sẫm, chúng có thể hóa thành màu nâu vàng hay bắt đầu có vẻ như bị cháy.

    Acrylamide được coi là nguyên nhân tiềm ẩn gây ung thư, mặc dù hầu hết bằng chứng hiện thời cho thấy mối liên hệ này đến từ động vật.

    Để đề phòng, Macciochi nói, các nhà dinh dưỡng học và cơ quan về thực phẩm cho rằng tốt hơn là nên tránh tiêu thụ quá nhiều thực phẩm với hàm lượng nhiều hóa chất acrylamide.

    Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
    Image captionNgười ta cho rằng loài người bắt đầu nấu ăn từ khoảng một triệu năm trước

    “Hầu hết các thí nghiệm được thực hiện trong phòng thí nghiệm với động vật, [nhưng] chúng tôi thực sự nghĩ rằng acrylamide có nguy cơ gây ung thư ở người, vì vậy mọi người nên ý thức đề phòng, và cũng để ý đến thực phẩm đã qua chế biến mà họ mua, có lẽ có hàm lượng acrylamide cao hơn vì quá trình chế biến công nghiệp,” bà nói thêm.

    ‘Món hầm quân đội’, từ cứu đói đến món ăn linh hồn Hàn Quốc

    Đây là món nướng Hàn Quốc đậm đà nhất?

    Cá ngừ vằn nướng tái, món ăn ngon nhất Nhật Bản

    Để tránh hàm lượng acrylamides cao, FSA đề nghị ta nên hướng đến nấu thức ăn đến độ vàng vừa phải và tránh bỏ khoai tây vào tủ lạnh nếu sau đó định nấu ở nhiệt độ cao (vì khoai tây đông lạnh phóng thích đường, sau đó sẽ kết hợp với các amino acid và tạo ra acrylamide khi nấu). Nói chung là tránh nấu quá kỹ những thành phần này, và tránh tạo ra hợp chất acrylamide.

    Tuy nhiên, nguy cơ này không dừng lại với quy trình nướng thức ăn.

    “Những chất như acrylamide trong thực phẩm chỉ là một trong nhiều nguy cơ của chế độ ăn thời hiện đại,” Macciochi cảnh báo, “vì vậy tự chất này sẽ không tạo ra nguy cơ khiến bạn bị ung thư, nhưng nếu một người có chế độ ăn rất nghèo nàn, đó là thứ ta có thể thay đổi để tránh rủi ro.”

    Khói bếp và bệnh ung thư phổi

    Hiệu ứng từ nấu nướng không chỉ truyền qua thức ăn, mà còn qua những thứ ta hít vào.

    Đầu tiên, bản thân bếp nấu là nguồn chính gây bệnh ở nhiều quốc gia đang phát triển.

    Ở những nơi dùng các loại nhiên liệu đun nấu là gỗ, rơm rạ thải, và than, khói bếp trong nhà có thể tăng lên. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, khói nhà bếp là nguyên nhân gây ra 3,8 triệu trường hợp chết yểu mỗi năm.

    Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
    Image captionMột số bằng chứng cho thấy nấu ăn trong nhà mà không có hệ thống thông khí tốt có thể tăng rủi ro bị ung thư phổi

    Nhưng một số nguyên liệu nhất định trong thực phẩm ta nấu cũng có thể gây ra ô nhiễm không khí trong nhà.

    Ăn cá biển ngày càng dễ bị ngộ độc hơn

    Món bánh chuối cả thế giới mê trong thời Covid-19

    Bánh xèo Nhật và vụ ném bom hạt nhân Hiroshima

    Một nghiên cứu năm 2017, do Tạp chí Nghiên cứu Ung thư và Ung bướu Lâm sàng công bố, tìm thấy bằng chứng khi ta hít phải khói do dầu ăn gây ra cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư phổi.

    Các nhà khoa học phân tích 23 nghiên cứu về 9.411 ca bệnh ung thư ở Trung Quốc, và cho thấy không chỉ có phụ nữ nấu ăn trong tình trạng không có hệ thống thông khí tốt trong nhà bếp có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn, mà cả các phương pháp nấu ăn khác nhau cũng gây ra hệ quả khác nhau.

    Chẳng hạn như chiên xào làm tăng nguy cơ bị ung thư phổi, trong khi chiên thức ăn ngập dầu thì không làm tăng nguy cơ.

    Các nghiên cứu khác cũng cung cấp bằng chứng cho thấy nếu hít phải khói từ dầu ăn trong thời kỳ mang thai có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, khiến trẻ bị nhẹ cân khi sinh.

    Năm 2017, các nhà khoa học ở Đài Loan so sánh hàm lượng aldehydes – một nhóm các hợp chất phản ứng rộng, mà nhiều hợp chất trong số đó độc hại với con người – sinh ra từ các phương pháp nấu nướng khác nhau.

    Trong nghiên cứu này, các tác giả chỉ ra rằng khói bốc lên từ dầu hướng dương khi nấu ở nhiệt độ cao và phương thức chiên ngập dầu và chiên trong chảo có nguy cơ sản sinh ra lượng aldehyde lớn hơn, trong khi đó các loại dầu ăn có hàm lượng chất béo không bão hòa thấp, như dầu cọ hay dầu hạt cải, cũng như các phương thức nấu nướng nhẹ nhàng hơn như chiên xào, thì không có xu hướng tạo ra hàm lượng lớn hợp chất này hoặc những hợp chất được cho là có hại khác.

    Thịt nấu chín và bệnh tiểu đường

    Người ăn thịt nên suy nghĩ lại cách họ nấu thịt và mức độ thường xuyên ăn thịt.

    Nhiều nghiên cứu khác nhau cho thấy phương thức nấu trực tiếp với lửa như nấu thịt đỏ, đặc biệt là nướng bằng chảo hoặc nướng than cũng như các phương thức nấu sử dụng nhiệt độ cao, như quay thịt trong lò, có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường ở những phụ nữ thường sử dụng thịt đỏ ở Hoa Kỳ – mặc dù người ta chưa rõ vì sao nguy cơ này chỉ tác động đến phụ nữ mà không ảnh hưởng đến đàn ông.

    Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
    Image captionDù một số cách nấu ăn có gây nguy cơ, nhưng quan trọng là nấu ăn vẫn giúp ta tối ưu hóa năng lượng mà ta thu được từ thực phẩm

    Một nghiên cứu khác chỉ ra mối liên hệ tương tự giữa cách nấu trực tiếp trên ngọn lửa hoặc nấu ở nhiệt độ cao và bệnh tiểu đường Type 2 ở người ăn thịt đỏ, thịt gà và cá ít nhất 15 lần mỗi tháng, bất kể là nam hay nữ, ăn nhiều hay ít chừng nào.

    Làm sao để giữ cơ thể không mắc Covid-19?

    Chế độ ăn thuần chay có tốt cho sức khỏe?

    Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là không có nghiên cứu nào trong số này kiểm soát các yếu tố về lối sống như thể thao hoặc các nhân tố khác trong chế độ dinh dưỡng của họ, trong đó có hàm lượng đường họ tiêu thụ, vì vậy có thể còn có những thứ đằng sau nữa tác động đến kết quả được đưa ra.

    Tuy nhiên, một số phương thức nấu ăn thay thế do các nhà nghiên cứu đề xuất như luộc hay hấp có vẻ không gây ra nguy cơ mắc tiểu đường.

    Các phương pháp nấu ăn khác

    Trong thế kỷ qua, phương thức nấu nướng đã tiến hóa và đa dạng hơn, và nấu nướng dần dịch chuyển khỏi những nguồn nhiệt thời nguyên thủy.

    Lò vi sóng, bếp điện và lò nướng bánh giờ đây có mặt gần như trong mọi nhà, đem lại các phương thức thay thế cho ngọn lửa nhiệt độ cao.

    Ngày càng nhiều các nhà khoa học chỉ ra rằng sử dụng lò vi sóng là cách nấu ăn lành mạnh hơn, tùy thuộc vào món bạn nấu.

    Chẳng hạn, một nghiên cứu gần đây từ Thụy Điển cho thấy một trong những cách lành mạnh nhất để nấu nấm là sử dụng lò vi sóng. Phương thức này làm tăng đáng kể các chất chống oxy hóa – là hợp chất giúp bảo vệ tế bào khỏi tình trạng hư hỏng. Trái lại, luộc hoặc chiên nấm làm giảm hàm lượng chất chống oxy hóa.

    Trong thực tế bằng chứng khoa học cho thấy phương thức tốt nhất để giữ lại được các vitamin và dưỡng chất khi nấu rau là sử dụng thời gian nấu ngắn và dùng càng ít nước càng tốt.

    Điều đó có nghĩa là sử dụng lò vi sóng là cách nấu tốt vì sẽ khiến ít dưỡng chất mất đi hơn – không giống như khi ta luộc rau, khiến dưỡng chất đều trôi vào nước luộc hết.

    Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
    Image captionMột số loại dầu ăn như dầu hạt cải hay dầu cọ được cho là tốt cho sức khỏe hơn khi dùng để nấu

    “Hấp rau cũng tốt hơn là luộc, bất cứ thứ gì bạn nấu trong thời gian dài ở nhiệt độ cao đều có vẻ gặp nhiều vấn đề hơn, làm giảm giá trị dinh dưỡng hoặc gây ra một số hợp chất không tốt, như acrylamide,” Macciochi giải thích.

    Một vấn đề khác với cách chiên đồ ăn, hay các kiểu nấu nướng có dầu ăn, đó là sẽ có vấn đề xảy ra khi một số loại chất béo được làm nóng lên. Hóa ra quá trình đốt nóng có thể khiến dầu ăn trải qua hàng loạt phản ứng hóa học, vì vậy khi bạn nấu ở nhiệt độ cao, bạn gặp rủi ro sẽ cho ra món có thành phần thay đổi ít nhiều so với thành phần ban đầu bạn bỏ vào nấu.

    Không phải mọi loại dầu ăn đều mẫn cảm và dễ thay đổi như vậy.

    Ví dụ, dầu olive có “điểm bốc khói” khá thấp, so với những loại chất béo bão hòa như dầu dừa. Đây là mức nhiệt độ mà dầu sẽ bắt đầu thay đổi – khi dầu bắt đầu bốc hơi và mất một số hợp chất tốt cho sức khỏe, như hợp chất oleocanthal chống viêm.

    Đây cũng là mức nhiệt độ mà dầu bắt đầu sinh ra các hợp chất độc hại, như một số aldehyde.

    Macciochi vẫn đề xuất nên sử dụng dầu olive trong hầu hết quá trình nấu nướng vì loại dầu này rất tốt cho sức khỏe, chỉ là không nên dùng trong nấu ăn công nghiệp, hoặc khi chế biến bất cứ món gì cần thời gian nấu kéo dài.

    Tuy nhiên, dù một số kiểu nấu ăn có chứa rủi ro, thì bỏ hẳn việc nấu chín thức ăn lại có nguy cơ gây hại hơn rất nhiều.

    Một nghiên cứu của Đức về những người tuân thủ chế độ ăn chỉ dùng đồ tươi sống hầu như không qua chế biến trong vài năm nhận thấy đàn ông giảm 9kg cân nặng, trong khi phụ nữ giảm 12kg cân nặng.

    Vào cuối kỳ nghiên cứu, một số người đáng kể bị tình trạng thiếu cân – và khoảng một phần ba số phụ nữ không còn kinh nguyệt đều đặn.

    Các tác giả kết luận với một thông điệp khá nhẹ nhàng theo kiểu khoa học “chế độ ăn thực phẩm tươi sống nghiêm ngặt không được khuyến khích áp dụng thời gian kéo dài”.

    “Rốt cuộc thì việc nấu chín thịt và nấu carbohydrate là cách tốt để giúp tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng trong các loại thực phẩm này, ngược lại so với việc ăn sống,” Macciochi nhận định, “vì thử nghĩ tới một củ khoai tây sống xem, sẽ cực kỳ khó hấp thụ chất dinh dưỡng từ nó chứ đừng nói đến chuyện chỉ là ăn cảm thấy ngon lành.”

    Có vẻ như tổ tiên của chúng ta mơ hồ đã hiểu đúng điều gì đó, hẳn là vậy.

    Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

    Categories: Kien-thuc Y-Khoa | Leave a comment

    Điểm bất thường chứng tỏ TQ “tất tay” hòng giành thế thượng phong ở biên giới với Ấn Độ

    Điểm bất thường chứng tỏ TQ “tất tay” hòng giành thế thượng phong ở biên giới với Ấn Độ

    Tất Đạt | 

    Điểm bất thường chứng tỏ TQ "tất tay" hòng giành thế thượng phong ở biên giới với Ấn Độ

    Dù lui quân, Ấn Độ và Trung Quốc vẫn tiếp tục có những động thái xây dựng các công trình và cơ sở hạ tầng ở vùng biên giới.

    Theo SCMP, quân đội Trung Quốc đang sử dụng máy xúc chân nhện để tăng tốc xây dựng đường xá và các công trình khác ở vùng núi Himalaya gần khu biên giới tranh chấp với Ấn Độ – nơi căng thẳng leo thang trong một khoảng thời gian dài dù những vụ đụng độ và xô xát giữa lính biên phòng hai nước.

    Những phương tiện hạng nặng này có thể được thấy trong đoạn video quay cảnh quân đội Trung Quốc (PLA) ở vùng cao nguyên Tây Tạng ở gần sông Yarlung Tsangpo – hay được phía Ấn Độ gọi là Brahmaputra. Đoạn video mới được đăng tải tuần trước bởi lực lượng quân đội PLA ở Tây Tạng.

    Với 4 chân thủy lực trên lốp xe và hai phần mở rộng răng cưa, máy xúc này có thể đứng và bước qua các chướng ngại vật, đi qua các con suối hoặc khe nứt, hay thậm chí “trèo” và hoạt động trên địa hình gần như thẳng đứng.

    PLA đã sử dụng hai mẫu được sản xuất bởi hãng Sản xuất Máy công trình XCMG ở tỉnh Giang Tô – một loại nặng 11 tấn và có thể bước đi với tốc độ 10km/h, và một loại khác có thể được điều khiển từ xa mà không cần người lái. Các phương tiện này cũng có thể được sử dụng cho các hoạt động giải cứu bởi PLA.

    Điểm bất thường chứng tỏ TQ tất tay hòng giành thế thượng phong ở biên giới với Ấn Độ - Ảnh 1.

    Máy xúc chân nhện được quân đội Trung Quốc sử dụng ở các vùng địa hình hiểm trở. Ảnh: SCMP

    Cả Trung Quốc và Ấn Độ trong những năm gần đây đã nâng cấp các công trình dọc đường Kiểm soát Thực tế (LAC) – đoạn biên giới dài 3.488km với hàng chục năm xung đột do những tranh chấp chủ quyền.

    Những dự án xây dựng cũng dẫn tới các cuộc đụng độ giữa lính biên phòng hai nước, bao gồm vụ căng thẳng ở cao nguyên Doklam năm 2017, vụ xô xát ngày 15/6 ở Thung lũng Galwan – một trong những tranh chấp ở vùng Ladakh thuộc Kashmir – dẫn tới cái chết của ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ và một số lượng thương vong chưa xác định ở phía Trung Quốc.

    Quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đã đồng thuận giảm căng thẳng và rút lui sau vụ việc hồi tháng trước, tuy nhiên cả hai bên đều tiếp tục điều thêm viện binh tới đây với mục tiêu cải thiện cơ sở hạ tầng ở nơi xa xôi hẻo lánh này.

    Xây dựng đường xá và cơ sở vật chất ở “nóc nhà thế giới” là công việc khó khăn vì độ cao hơn 4.000 mét so với mực nước biển, địa hình hiểm trở và những yếu tố thời tiết khắc nghiệt khác. Ngoài ra, khu vực đồi núi còn đặc biệt nguy hiểm khi xảy ra các thiên tai như động đất, lở đất và lũ lụt.

    Thậm chí việc đưa các trang thiết bị hạng nặng tới khu vực biên giới cũng là một nhiệm vụ nguy hiểm. Hai người Ấn Độ đã bị thương vào ngày 22/6 sau khi lái xe tải đi ngang qua một cây cầu bị sụp. Được biết, chiếc xe tải này đang chở các máy xúc để xây đường xá từ làng ở Milam tới phía biên giới với Trung Quốc ở bang Uttarakhand.

    Hiện tại, PLA dường như vẫn đang tăng tốc xây dựng ở ngay cả những khu vực không có đường xá thuận lợi. Hình ảnh vệ tinh cho thấy có hơn 100 xe tải Trung Quốc cũng như trang thiết bị của Trung Quốc xuất hiện ở khu vực biên giới chỉ sau 1 ngày có vụ đụng độ chết người với Ấn Độ.

    Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

    Biển Đông: Việt Nam chèo lái ASEAN vững vàng trước Trung Quốc?

    Biển Đông: Việt Nam chèo lái ASEAN vững vàng trước Trung Quốc?

    Việt Nam có tận dụng tốt cơ hội là Chủ tịch ASEAN năm 2020 để tìm kiếm đồng thuận giữa các quốc gia thành viên trong quản điểm về Trung Quốc trên Biển Đông?Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
    Image captionViệt Nam có tận dụng tốt cơ hội là Chủ tịch ASEAN năm 2020 để tìm kiếm đồng thuận giữa các quốc gia thành viên trong quản điểm về Trung Quốc trên Biển Đông?

    Nửa năm đã trôi qua kể từ khi Việt Nam đóng vai trò Chủ tịch luân phiên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN. Liệu Việt Nam có tận dụng được cơ hội này để thúc đẩy hơn nữa sự đồng thuận trong khối, đặc biệt trong vấn đề tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc?

    BBC News Tiếng Việt có cuộc phỏng vấn TS Collin Koh, chuyên gia nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược, Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, quanh vấn đề này.

    Tiếng nói chung về TQ và tranh chấp trên Biển Đông

    BBC: Với việc Việt Nam là chủ tịch ASEAN năm nay, ông có cho rằng khối này đã có tiếng nói chung đối với các vấn đềTrung Quốc và Biển Đông?

    Collin Koh: Với việc Việt Nam là Chủ tịch ASEAN năm nay, các nước trong khối chắc chắn có quan điểm mạnh mẽ hơn đôi chút đối với vấn đề Biển Đông, được chứng thực qua Tuyên bố của Chủ tịch [Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc] được đưa ra sau Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 36.

    Tuyên bố này lần đầu tiên đề cập đến việc Công ước Luật Biển Quốc tế (UNCLOS) là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông.

    VN bị ảnh hưởng gì khi Philippines muốn ‘gần Trung, xa Mỹ’?

    Carl Thayer nhận định việc Mỹ mời VN tập trận Vành đai Thái Bình Dương

    Bennet Murray: Việt Nam có ‘đồng minh’ mới trên Biển Đông?

    Chúng ta có lẽ không nên chỉ “ghi điểm” cho Việt Nam, nhưng rõ ràng một số nước ASEAN có quyền lợi trên Biển Đông đã lên tiếng chỉ trích gay gắt hơn các động thái gần đây của Trung Quốc. Đáng chú ý, Philippines dưới thời chính quyền Tổng thống Duterte gần đây đã chỉ trích một cách bất thường Bắc Kinh. Những điều này đã xảy ra dưới sự giám sát của Việt Nam với tư cách là chủ tịch ASEAN.

    Người ta cũng không thể phủ nhận ảnh hưởng của quốc gia thành viên khác đối với vấn đề này. Với việc Việt Nam luôn kiên định trong vấn đề Biển Đông, vị trí chủ tịch ASEAN của Việt Nam lẽ ra có thể đã giúp ít nhất một số nước – vốn đã thận trọng hơn với các hoạt động của Trung Quốc trong bối cảnh đại dịch COVID-19 – cũng trở nên kiên định hơn.

    ASEAN đã đoàn kết hơn dưới sự dẫn dắt của Việt Nam?Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
    Image captionASEAN đã đoàn kết hơn dưới sự dẫn dắt của Việt Nam?

    Phán quyết của Tòa trọng tài Thường trực 2016

    BBC: Trong bài viết gần đây trên SCMP, ông đề xuất rằng ASEAN nên xem xét lại phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực năm 2016 [trong vụ Philippines kiện TQ về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông) thay vì nhấn mạnh quá mức vào Công ước Luật Biển Quốc tế (UNCLOS). Tuy nhiên, phán quyết 2016 lại không ràng buộc về mặt pháp lý. Vậy thì ông có nghĩ rằng TQ sẽ bận tâm hoặc sẽ cải thiện hành vi của họ nếu các nước ASEAN làm theo đề xuất của ông?

    Collin Koh: Phán quyết này có giá trị ràng buộc đối với các bên liên quan. Mặc dù tất nhiên cũng như nhiều công cụ [phân xử] quốc tế, có rất ít biện pháp để thực thi mà chủ yếu phụ thuộc vào các bên liên quan nhấn mạnh và chứng thực nó như thế nào.

    Lý do tại sao tôi đặc biệt nêu ra phán quyết năm 2016 là vì điều này: Bản thân UNCLOS là một công cụ mơ hồ. Bởi lẽ nó là sản phẩm của một thời kỳ đàm phán gian khổ giữa rất nhiều chính phủ trong Chiến tranh Lạnh, và nó phải đạt được cân bằng về lợi ích giữa các quốc gia có bờ biển và hoạt động hàng hải.

    Do đó, việc đề cập chung chung về UNCLOS trong các tuyên bố của ASEAN gần như không mang lại hiệu quả gì để giải quyết tranh chấp. Sự mơ hồ của UNCLOS mở ra cánh cửa cho những cách hiểu khác nhau – và đôi khi là sự xung đột – giữa các nước, liên quan đến các quy định trong công ước.

    Phán quyết năm 2016, dù không phải là “cuối cùng” do vẫn có thể bị thách thức về mặt pháp lý nếu trong tương lai xuất hiện thêm những bằng chứng mới, nhưng nó thực sự đưa ra những phát hiện quan trọng mà không chỉ các bên có quyền lợi trên Biển Đông mà cả cộng đồng quốc tế quan tâm.

    Quan trọng hơn là, phán quyết năm 2016 đã làm rõ tính hợp lệ hay không của yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc, và đáng chú ý là tình trạng pháp lý và các quyền lợi hàng hải liên quan đến các thực thể trên đất liền. Do đó, phán quyết năm 2016 nên được ASEAN nhấn mạnh như là một hành động pháp lý và là cơ sở hữu ích để giải quyết tranh chấp.

    Biển ĐôngBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

    Cố tình không đề cập đến phán quyết này, trong khi không nói quá về tầm quan trọng của nó, giống như làm suy yếu chính UNCLOS và mở ra cánh cửa cho Trung Quốc tiếp tục bỏ qua các quy tắc đó và tiếp tục những gì mà họ đang theo đuổi theo chính sách của riêng họ.

    Đó là lý do tại sao trong các bài viết của tôi, tôi đề nghị các quốc gia thành viên ASEAN thực sự cần xem xét kỹ hơn phán quyết này và đề cập tới nó trong các phát ngôn chính thức. Điều này có thể chỉ mang tính biểu tượng, nhưng cho thấy rằng ASEAN có chung quan điểm về cách tốt nhất để giải quyết tranh chấp.

    Biển Đông: VN làm gì để giữ chủ quyền khi ‘ở vào thế yếu’?

    Vụ Repsol: Phía sau hàng trăm triệu đôla VN phải đền bù là gì?

    Bennet Murray: Việt Nam có ‘đồng minh’ mới trên Biển Đông?

    Thay vì vô tình hỗ trợ cho các yêu sách chủ quyền mơ hồ của Trung Quốc và các cơ sở pháp lý mà họ muốn dùng để giải quyết các tranh chấp, một sự ủng hộ toàn diện của cả ASEAN cho phán quyết năm 2016 sẽ đặt dấu chấm hết cho sự mơ hồ này, và giúp các quốc gia ASEAN có vị thế vững vàng hơn trước Trung Quốc.

    Đây cũng là lý do tại sao Indonesia gần đây đã nhấn mạnh phán quyết 2016, bởi vì nó củng cố lập trường ban đầu của họ rằng không có lý do gì để đàm phán với Trung Quốc về vùng biển Natuna đơn giản vì yêu sách đường chín đoạn là trái luật pháp. Việt Nam, nếu chọn sử dụng biện pháp pháp lý chống lại Trung Quốc, chẳng hạn như thông qua kiện tụng, có thể sử dụng phán quyết năm 2016 này để làm cơ sở.

    Biển ĐôngBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

    Tương tự như vậy, Philippines cũng sẽ được hưởng lợi nếu nhấn mạnh tầm quan trọng của phán quyết 2016. Nếu ASEAN có thể cùng tập trung nhấn mạnh phán quyết này, tôi tin rằng nó sẽ buộc Trung Quốc phải chú ý và ít nhất là xem xét đẩy lùi các hành vi chèn ép của mình trên Biển Đông.

    Bằng không, Bắc Kinh biết rằng họ có những con đường mở trong nội bộ ASEAN. Điều này sẽ khuyến khích Trung Quốc tiếp tục nhấn mạnh những yêu sách chủ quyền của mình vì họ biết rõ rằng không có sự đồng thuận trong ASEAN về phán quyết năm 2016.

    Tóm lại, Bắc Kinh muốn không nước nào trong ASEAN đề cập đến phán quyết 2016, với mục tiêu cuối cùng là biến phán quyết này thành vô giá trị, mất đi sức mạnh hợp pháp đầy thuyết phục. Đây là những gì chúng ta nên ngăn chặn trước khi nó xảy ra.

    Các xung đột song phương

    BBC: Để có được sự đồng thuận trong ASEAN, ông cho rằng Việt Nam và Indonesia, cũng như Việt Nam và Malaysia nên giải quyết sự khác biệt trong vấn đề ranh giới trên biển và đánh bắt cá bất hợp pháp trên Biển Đông. Điều này có khả thi không?

    Collin Koh: Điều đó là hoàn toàn có thể. Nhìn lại lịch sử các tranh chấp trên Biển Đông – vốn có tính đa phương vì nhiều bên liên quan – kể từ những năm 1990, các nước ASEAN đã có thể giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp lãnh thổ và chủ quyền của họ, cho dù chúng ta nói về biên giới đất liền hay ranh giới hàng hải.

    Họ thực hiện điều đó thông qua các quy định pháp lý quốc tế – như trường hợp xung đột giữa Indonesia-Malaysia trên quần đảo Ligitan và Sipadan, hay xung đột giữa Malaysia và Singapore về Pedra Branca – hoặc thông qua các thỏa thuận chính trị song phương, như trường hợp tranh chấp biên giới trên biển giữa Indonesia-Singapore.

    Do đó, hoàn toàn khả thi để dự đoán rằng các khác biệt song phương đang được giải quyết. Nhưng các bên liên quan đến tranh chấp ranh giới hàng hải và xung đột về đánh bắt cá bất hợp pháp trên Biển Đông về cơ bản là đã kéo lê các vấn đề này từ nhiều năm.

    Đã có một loạt các sự cố xảy ra do những bất đồng này, trong khi không thiếu các tuyên bố công khai của giới tinh hoa chính sách nhằm đẩy nhanh các cuộc đàm phán để giải quyết chúng. Nhưng cho đến nay chúng tôi thấy có rất ít tiến bộ. Nếu không giải quyết được các vấn đề nội bộ này, sẽ khó khăn hơn cho các nước ASEAN có quyền lợi trên Biển Đông để cùng nhau xây dựng một mặt trận mạnh mẽ chống lại “cá lớn” Trung Quốc.

    ‘Tiếc cho Việt Nam’

    BBC:Ông có cho rằng chúng ta nên duy trì một ASEAN như vậy hay không, nếu dường như không có gì được cải thiện về các vấn đề trên Biển Đông và cũng không có sự đoàn kết trong khối kể từ khi tổ chức này ra đời?

    Collin Koh: Câu hỏi nên là, chúng ta có trở nên tốt hơn không khi không có ASEAN? Câu trả lời là không.

    bbc

    Chắc chắn là ASEAN có những ưu điểm và nhược điểm. Mặc dù có những hạn chế cố hữu, nhưng một phần không nhỏ do cách thức làm việc ‘kiểu ASEAN” với nhau, khối này đã đạt được tiến bộ trong việc giải quyết các vấn đề quan ngại chính trong khu vực.

    Giải pháp thay thế ASEAN là rất nguy hiểm khi mà các cường quốc sẽ kiểm soát an ninh khu vực, đó là điều mà chúng ta không nên hướng tới.

    Cũng lưu ý rằng các mối lo ngại về an ninh của ASEAN không chỉ giới hạn trong các vấn đề trên Biển Đông, bởi vì có những thách thức an ninh cấp bách khác mà nó cần phải xem xét, như tội phạm xuyên quốc gia và khủng bố.

    Tuy nhiên, như tôi cảnh báo trong bài viết mới đây trên SCMP rằng các vấn đề trên Biển Đông có thể khiến ASEAN mất đi vị thế của mình. Hãy nhớ rằng ASEAN trong những thập kỷ gần đây đã bị “soi” về khả năng giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông.

    Sẽ có lúc người ta đặt câu hỏi tại sao ASEAN lại vô tình tránh né hoặc không giải quyết đúng đắn các vấn đề nhức nhối như tranh chấp trên Biển Đông trong khi chỉ tập trung vào các vấn đề nhỏ bé hời hợt?

    ASEAN cần phải giữ vững vị thế của mình nếu muốn duy trì vai trò trung tâm trong kiến trúc an ninh khu vực, và vấn đề Biển Đông trở thành một phép tiên quyết. Đây cũng là một bài kiểm tra mà ASEAN nên dồn tâm trí để thể hiện tốt, thay vì tự làm cho mình bị chỉ trích nhiều hơn.

    Nói một cách thẳng thắn hơn, thay vì để Trung Quốc dẫn dắt ASEAN về các vấn đề Biển Đông, thì điều quan trọng đối với ASEAN là phải xoay chuyển tình thế và dẫn dắt, đặc biệt là về các cuộc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

    Thật là một đáng tiếc lớn khi mà Covid-19 đã khiến tiến trình đàm phán (COC) bị đình lại. Chủ tịch ASEAN năm nay, Việt Nam, lẽ ra đã có thể giúp củng cố thống nhất nội bộ trong ASEAN quanh vấn đề này. Nhưng như bạn biết, không thể tổ chức các cuộc đàm phán COC do Covid-19, mà phải đợi cho đến khi tình hình dịch bệnh được giải quyết. Đến lúc đó, Việt Nam không còn ở ghế chủ tịch nữa.

    Một lần nữa, điều đó thật đáng tiếc vì so với các quốc gia thành viên ASEAN khác, Việt Nam có thể đáng được trông cậy hơn trong việc thể hiện lập trường cứng rắn hơn về Biển Đông.

    Categories: Biển Đông | Leave a comment

    Create a free website or blog at WordPress.com.