Daily Archives: July 14, 2020

Những viên tướng ‘giá áo túi cơm’

Những viên tướng ‘giá áo túi cơm’

Lý Trần

14-7-2020

Quân đội của các nước cộng sản nói chung và Việt Nam nói riêng, bao giờ cũng có 2 loại sĩ quan: Sĩ quan chính trị (phim Nga Xô ngày xưa thường được dịch sang tiếng Việt là ‘Chính ủy’ – Kamisar) và sĩ quan thực chiến, nôm na là sĩ quan biết bắn súng.

‘Chính ủy’ có ở mọi cấp. Những kẻ này không cần biết bắn súng, thậm chí không cần có bất cứ chuyên môn gì, nhưng nắm ‘linh hồn’ của đội quân.

Tôi có một ông chú họ xưa cũng là chính ủy một đơn vị quân y. Ông kể, một lần gặp ca khó, sau một cuộc hội chẩn, câu hỏi là mổ hay không mổ, vì phương án nào cũng có rủi ro cao, mấy sĩ quan quân y phải hỏi ý kiến quyết định cấp cao nhất – Chính ủy. Ông phán: “Các đồng chí hãy phát huy tinh thần quyết chiến quyết thắng của quân đội ta mà giải quyết!

Phí cơm nhân dân!

Học theo cách thâu tóm lại quyền lực cho đảng Cộng sản, đảng CSVN ngày càng đề cao những ông tướng vô tích sự này. Một trong số họ là tướng Võ Tiến Trung.

Những người này được tẩy não trong các trường chính trị từ cấp thấp đến cấp cao như trường Nguyễn Ái Quốc. Tướng Công an cũng vậy. Cả hai bộ Quốc phòng và Công an đều có trường Chính trị để làm công việc tẩy não và nhồi sọ này, tựa như loạt trường Madrasa của Hồi giáo cực đoan, ở đó nhấn mạnh học vẹt chứ không phải tư duy phê phán.

Như trên đã nói, loại tướng này không có chuyên môn về quân sự (ông Lê Mã Lương bảo đó là tướng ‘không biết đọc bản đồ quân sự’), không có chuyên môn về bất cứ chuyên ngành khoa học nào, trừ cái gọi là “khoa học” Mác-Lê.

Không phải chỉ trong quân đội, hệ thống cai trị hiện nay của đảng Cộng sản cũng vậy, chủ yếu gồm những cái đầu đất sét với mớ “ní nuận” Mác-Lê, không cần kiến thức khoa học, … nên đất nước Việt mới chịu thảm nạn trong mọi lĩnh vực như ngày nay, từ kinh tế đến giáo dục, xã hội, và đạo đức.

Phát biểu của ông tướng Trung đánh đồng kẻ cướp là Trung Quốc trên biển Đông với lực lượng ngăn trở TQ là Mỹ đã có nhiều lời bàn rồi, xin miễn nhắc lại.

Người dân Việt Nam cũng không ngây thơ cho rằng Mỹ vào Biển Đông là để bảo vệ Việt Nam. Và người Mỹ càng không ngu gì mang sinh mạng con em họ và tiền bạc đến để bảo vệ một nước cộng sản không phải là đồng minh. Họ ở đó để bảo đảm quyền giao thông trên biển của các quốc gia, trong đó có họ.

Mỹ từng tuyên bố rõ là tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải là chuyện của ‘anh-em’ các vị với nhau chứ Mỹ không can thiệp. Mỹ không đến Biển Đông để bảo vệ Việt Nam. Đúng, nhưng khi có một tay giang hồ (là “Đế quốc Mỹ”), có máu Lục Vân Tiên ghé qua nhà chơi, những tên cướp sẽ không dám manh động. Còn hơn những kẻ miệng bảo là “anh-em” như nước Nga của Putin, tay sĩ quan KGB láu cá, phá đám, thì thúc thủ ôm chân tên kẻ cướp.

Thái độ của tướng Trung càng khẳng định một nhận định rằng, để tồn tại, đảng CSVN một mực bám chặt lấy đảng CSTQ và Mỹ luôn được xác định là kẻ thù của chế độ Cộng sản.

Theo tướng Trung, nếu Mỹ không “gây bất ổn” ở biển Đông thì biển của Việt Nam rất “yên bình” vì đã có đồng chí Trung Quốc bảo vệ?

Phát biểu này của tướng Trung khiến ta nhớ lại những phát biểu tương tự, như “các đ/c TQ chiếm Hoàng Sa là để giữ hộ chúng ta”, được cho là câu nói của Hoàng Tùng, TBT báo Nhân Dân thời đó.

Khi nghe tướng Trương Giang Long nói về TQ cài cắm Việt gian trong bộ máy cai trị của đảng CSVN, tôi bán tín bán nghi. Nhưng nay, sau khi nghe tướng Trung phát biểu lên án Mỹ gây bất ổn ở Biển Đông, tôi mới tin lời ông tướng Giang Long nói là đúng.

Và, giờ tôi mới hiểu thế nào là VIỆT GIAN.

Advertisement
Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

Biển Đông: Kế hoạch cho ‘Vạn lý Trường thành Cát’ của Trung Quốc là gì?

Biển Đông: Kế hoạch cho ‘Vạn lý Trường thành Cát’ của Trung Quốc là gì?

Mặc dù năm nay có rất nhiều vấn đề đòi hỏi sự chú ý của Trung Quốc – virus corona, chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ, luật an ninh quốc gia Hong Kong, và nhiều mối lo kinh tế khác – Biển Đông lại trỗi dậy như một lĩnh vực gây căng thẳng nghiêm trọng trong vài tháng qua.

Với việc Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo lần đầu tiên nói các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là bất hợp pháp, ông Alexander Neill, một nhà phân tích quân sự phân tích kế hoạch mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

Short presentational grey line

Biển Đông, nơi có nhiều tuyến đường biển quan trọng, đã là một điểm nóng tranh chấp trong nhiều năm, với một số quốc gia tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo và bãi đá, cũng như quyền tiếp cận các tài nguyên ngoài khơi trên vùng biển này.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng quả quyết hơn khi khẳng định lại những lời tuyên bố chủ quyền từ nhiều thế kỷ tại khu vực có tranh chấp này, và nhanh chóng xây dựng sự hiện diện quân sự để hỗ trợ cho các tuyên bố của mình.

Cựu Tư lệnh vùng Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Đô đốc Harry Harris đã từng nói đến vùng này như “Vạn lý Trường thành Cát” – đường chín đoạn vạch ra một vành đai bảo vệ và hệ thống cung ứng xung quanh lãnh hải Trung Quốc, tương tự như bức tường thành trên cạn.

South China Sea

Nhưng trong khi Trung Quốc và Mỹ có lời qua tiếng lại ngày một gay gắt về Biển Đông, nhìn chung, hai bên đã kiềm chế những khác biệt.

Mặc dù có xung đột thương mại, Hoa Kỳ từng tránh đứng về một phía trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ với các nước khác – trừ việc yêu cầu tự do hàng hải cho tàu bè của mình.

Nhưng rồi, đại dịch Covid-19 xảy ra.

Những ý kiến chỉ trích cách Trung Quốc xử lý đại dịch trong thời gian đầu, mà Mỹ dẫn đầu, đã làm Trung Quốc tức giận.

Nhiều lãnh đạo phương Tây dường như bị thuyết phục bởi lý lẽ của ông Pompeo rằng Trung Quốc đang lợi dụng đại dịch để tăng cường các hành động đe dọa nói chung.

Và những căng thẳng ngày một tăng này đã bùng lên ở Biển Đông.

Căng thẳng quân sự trong thời điểm đáng lo ngại

Hồi đầu tháng Tư, một tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm một tàu đánh cả gần quần đảo Hoàng Sa, nơi cả Trung Quốc và Việt Nam đều tuyên bố có chủ quyền.

Hoạt động khai thác dầu khí của công ty Malaysia Ten cũng bị một chiếc tàu thăm dò địa chất của Trung Quốc, tàu Hải Dương 8, với sự hỗ trợ của lực lượng hải cảnh và hải quân Trung Quốc, làm gián đoạn.

Sau đó, tàu USS America, một tàu chiến đổ bộ, cùng một tàu khu trục nhỏ của Úc, được điều đến vùng biển lân cận.

Căng thẳng leo thang tiếp tục với việc Mỹ điều hai tàu tuần dương, USS Bunker Hill và USS Barry tới quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa).

Các tàu chiến này tiến hành các hoạt động tự do hàng hải (FONOPs) nhằm thách thức, theo quan điểm của Mỹ, những tuyên bố bất hợp pháp của Trung Quốc ở các vùng biển quốc tế.

A 2019 protest in Manila, Philippines against Chinese "aggression" in the South China Sea

Chụp lại hình ảnh,Một cuộc biểu tình ở Manila, Phillippines phản đối “sự hiếu chiến” của Trung Quốc ở Biển Đông

Gần đây nhất, Trung Quốc đóng cửa một khu vực hải phận để tiến hành tập trận hải quân trên vùng biển quanh Hoàng Sa. Hoa Kỳ tức giận tuyên bố điều này vi phạm cam kết của Trung Quốc tránh các hoạt động làm tăng tranh chấp.

Trong khi đó, Hải quân Hoa Kỳ triển khai không phải một mà là hai hàng không mẫu hạm – USS Nimitz và USS Ronald Reagan – cho các hoạt động chung ở khu vực.

Ngoài việc các phi cơ chiến đấu của Hải quân Hoa Kỳ từ hàng không mẫu hạm, và chiếc máy bay tuần tra chống ngầm P8-Poseidon bay lượn trên không, Không quân Mỹ còn điều thêm một chiếc B-52 để tăng thêm sức mạnh.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc phản ứng bằng các bài đả kích như dự đoán.

Hoạt động tăng cường của Hải quân Hoa Kỳ tại Biển Đông làm tăng nguy cơ đụng độ giữa hai cường quốc và sự leo thang thù địch nhanh chóng.

Tình hình đặc biệt nguy hiểm trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng quả quyết về “những lo ngại cốt lõi” của họ.

Việc Trung Quốc dùng bạo lực trong tranh chấp gần đây với Ấn Độ, và áp đặt Luật An ninh Quốc gia lên Hong Kong gần đây khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu Trung Quốc sẽ kiềm chế tới mức nào trong phản ứng trước những thách thức này.

Mục tiêu của Trung Quốc ở Biển Đông là gì?

Bắc Kinh coi Biển Đông là một phần quan trọng trong lãnh hải của họ, không những chỉ đóng vai trò một pháo đài cho hoạt động cản trở hạt nhân trên biển đóng trên đảo Hải Nam mà còn là cửa ngõ cho Con đường Tơ lụa Hàng hải, một phần trong kế hoạch Vành đai Con đường của Trung Quốc.

Flag raising ceremony on Quanfu Island, Paracel Islands.

Chụp lại hình ảnh,Khách du lịch Trung Quốc trước cờ Trung Quốc trên Quần đảo Hoàng Sa

Kế hoạch đưa dân ra sống ngoài Biển Đông của Trung Quốc được mở từ năm 2012, khi “Thành phố Tam Sa”, trung tâm hành chc thể mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa, được nâng cấp từ ‘huyện cấp thị’ [cấp quận] lên ‘địa cấp thị’ [thành phố cấp địa khu].

Chính phủ Trung Quốc tái định cư cộng đồng ngư dân nhỏ ở đó thành các khu dân cư hiện đại, xây dựng trường tiểu học, ngân hàng, bệnh viện và lắp hệ thống liên lạc viễn thông. Khách du lịch thường xuyên tới thăm đảo này trên những chuyến du thuyền.

Giai đoạn hai của kế hoạch này bắt đầu từ tháng Tư năm ngoái, khi Trung Quốc thiết lập thêm hai khu vực hành chính cấp quận trực thuộc “thành phố Tam Sa”, trong đó có việc lập chính quyền Nhân dân Quận Nam Sa, có trụ sở tại Bãi đá Chữ thập và điều hành tất cả các thực thể mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Quần đảo Trường Sa.

Trong sáu năm kể từ khi Trung Quốc bắt đầu bồi đắp các bãi đá ở Trường Sa, các hình ảnh quan sát từ trên không và vệ tinh cho thấy một trong những nỗ lực xây dựng quân sự và thiết kế hàng hải lớn nhất trên thế giới.

Ngoài việc xây các cơ sở quân sự trên các đảo – gồm đường bay dài 3000 mét, các bến hải quân, nơi đỗ máy bay, các hầm chứa vũ khí kiên cố, bệ phóng tên lửa và radar – các hình ảnh còn cho thấy các khu dân cư ngay ngắn với các tòa nhà hành chính mái ngói xanh lam, các bệnh viện và thậm chí cả trung tâm thể thao trên các hòn đảo bồi đắp ngày một trở nên xanh tươi hơn.

Bãi đá Subi nay là nơi có một trang trại – gồm khu trồng rau và hoa quả rộng sáu mẫu, được thụ phấn bởi đàn ong đưa từ lục địa, một đàn lợn, nhiều đàn gà và ao nuôi cá.

Trong khi đó, Viện khoa học Trung Quốc mở Trung tâm Nghiên cứu Đại dương ở Bãi đá Vành khăn vào tháng 1/2019.

Các nhà thủy văn học tuyên bố mực nước ngầm ở Bãi đá Vành Khăn – trước đây chẳng là gì ngoài một tảng đá trên biển – đã được mở rộng nhanh chóng và sẽ có khả năng tự túc về nước ngọt trong vòng 15 năm.

DigitalGlobe overview imagery of the Fiery Cross Reef located in the South China Sea.

Chụp lại hình ảnh,Hình chụp Bãi đá Chữ thập từ trên cao

Người dân sống trên đảo này đã có sóng 5G và hoa quả tươi được chở tới từ các container đông lạn

Các hình ảnh cũng cho thấy các các đội tàu đánh cá lớn đậu ở các phá lớn hơn trên Bãi Subi và Bãi Vành khăn.

Có lẽ chẳng bao lâu, các hộ ngư dân sẽ định cư trên các hòn đảo này, con cái của họ sẽ đi học cùng con cái các quan chức chính quyền và cán bộ đảng.

Đường biển của Trung Quốc ‘không thể đảo ngược’?

Bằng chứng mang tính biểu tượng nhất trong việc xâm lấn của Trung Quốc ở Biển Đông thực sự được khắc bằng đá – phiến đá được chuyển ra từ đại lục.

Tháng 4/2018, các phiến đá kỷ niệm nặng 200 tấn mỗi phiễn, được dựng ở ba đảo lớn nhất trên Quần đảo Trường Sa, được phát hiện vén màn bí mật.

Được khắc từ đá Thái Sơn và chuyển tới Quần đảo Trường Sa, các tượng đài này phản ánh Giấc mơ Trung Hoa tái tạo đất nước của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Núi Thái Sơn được coi là một trong những ngọn núi thiêng liêng nhất của Trung Quốc, biểu tưởng của nền văn minh Trung Hoa hàng ngàn năm không gián đoạn.

Tất cả cho thấy Trung Quốc đã chuyển sang giai đoạn hai của một kế hoạch được toan tính nhằm biến đường biển chiến lược này của Đông Nam Á thành một đường biển của Trung Quốc không thể đảo ngược.

Các cuộc tập trận gần đây của Hoa Kỳ ở Biển Đông nhằm thể hiện quyết tâm bảo vệ “tự do của các vùng biển”: cho hải quân Hoa Kỳ hoạt động ở đây và mục đích cuối cùng là bảo vệ hải phận trên các vùng biển quốc tế này.

Bên cạnh hoạt động của Hải quân Mỹ, tuyên bố chính thức của ông Pompeo rằng tuyên bố chủ quyền trên vùng này của Trung Quốc là “hoàn toàn bất hợp pháp” cũng đặt câu hỏi liệu Mỹ sẽ chuẩn bị làm gì tiếp.

Ở mức tối thiểu, ông Pompeo muốn xây dựng liên minh ngoại giao để cho thấy sự tự cô lập của Trung Quốc, không những chỉ với các nước khác cũng tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông mà còn với các cường quốc khác.

Hoa Kỳ có thể nhanh chóng biến quận Nam Sa của Trung Quốc thành bê tông và đá san hô – nhưng điều này có nghĩa phải có cuộc chiến, điều mà cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc đều không muốn xảy ra.

Alexander Neill là một nhà phân tích quân sự và giám đốc một tổ chức tư vấn chiến lược ở Singapore.

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Dấu ấn tuần qua: Mỹ quyết chia tay WHO, Tedros khóc, nhưng có phải vì ân hận?

Dấu ấn tuần qua: Mỹ quyết chia tay WHO, Tedros khóc, nhưng có phải vì ân hận?

Lục Du | ĐKN 12/07/2020 10,023 lượt xem
Hôm thứ Ba (7/7), chính quyền Trump đã chính thức thông báo với Liên Hợp Quốc rằng Hoa Kỳ sẽ rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Phản ứng trước quyết định dứt khoát của Mỹ, Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, đã khóc. Một câu hỏi đặt ra là, ông Tedros khóc vì điều gì?

Theo NPR, trong hai năm 2018-2019, Hoa Kỳ đóng góp khoảng 20% tổng ngân sách của WHO. CNA đưa tin, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Mike Pompeo, hôm thứ Năm, nói rằng mỗi năm Mỹ dành ra khoảng 500 triệu đô la để hỗ trợ WHO triển khai các dự án chăm lo sức khỏe cho người dân thế giới. Số tiền này gấp khoảng hơn 10 lần so với khoản đóng góp của Trung Quốc. Tuy nhiên, theo Washington, những việc mà WHO làm lại gây thất vọng lớn, tổ chức này đã đồng lõa với Bắc Kinh che giấu sự thật về sự nguy hiểm của virus Vũ Hán, khiến dịch bệnh Covid-19 lây lan khắp thế giới.

Nhất quyết rời đi

Sau nhiều lần chỉ trích sự yếu kém cũng như lên án việc WHO chấp nhận làm “tay sai” cho chính quyền Trung Quốc thực hiện các hành vi sai trái khiến Covid trở thành đại dịch toàn cầu, vào ngày 14/4, Tổng thống Trump cho biết ông đã ra lệnh tạm đình chỉ nguồn tiền tài trợ cho WHO.

Ngày hôm sau, 15/4, Tổng giám đốc WHO Tedros đã đăng đàn khen ngợi chính phủ và nhân dân Mỹ “hào phóng”, đồng thời bày tỏ rằng tổ chức của ông mong mỏi Tổng thống Trump tiếp tục tài trợ và duy trì mối quan hệ với WHO.

Nhưng những lời khen của ông Tedros không thay đổi được niềm tin đã mất vào một WHO “hết thuốc chữa”, vào ngày 29/5, Tổng thống Trump chính thức tuyên bố Hoa Kỳ “chấm dứt” mối quan hệ với WHO vì tổ chức này yếu kém trong cách phản ứng với đại dịch COVID-19, không cho thấy khả năng cải tổ để tiến bộ, và bị chính quyền Trung Quốc “hoàn toàn kiểm soát”, dù Bắc Kinh “chỉ đóng góp [cho tổ chức này] có 40 triệu USD mỗi năm”.

Ngay sau đó, vào ngày 1/6, ông Tedros lại tiếp tục khen Hoa Kỳ hào phóng, đã đóng góp to lớn cho chương trình chăm sóc sức khỏe toàn cầu và góp phần “tạo ra sự khác biệt lớn đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới”.

Những ngày tiếp theo WHO thể hiện sự sốt sắng trong các hoạt động phòng chống dịch Covid trong khi nó đã lây lan khắp nơi trên thế giới. Ông Tedros và cấp dưới liên tục cảnh báo về sự nguy hiểm của virus Vũ Hán, ngược lại với những điều mà WHO khẳng định vào thời gian đầu của đại dịch rằng theo nghiên cứu của giới chức Trung Quốc, nCoV không lây lan từ người sang người.

Một thông báo của WHO vào ngày 14/1/2020, trong đó lặp lại một lời nói dối của Bắc Kinh rằng không có bằng chứng rõ ràng cho thấy Covid-19 lây lan từ người sang người (ảnh chụp màn hình Twitter).

Mặc dù vậy, nỗ lực trên bề mặt của ông Tedros và cộng sự là không đủ để thuyết phục chính quyền Trump thay đổi quan điểm về ông và WHO, cũng như giúp níu chân Hoa Kỳ ở lại tổ chức này.

Việc Hoa Kỳ dứt khoát ra đi, ngoài việc thất vọng với “tài và đức” của ông Tedros trong suốt thời gian ông cầm nắm WHO từ năm 2017 cho tới này, cũng có thể còn được thúc đẩy bởi lý do khác, đó là ông Tedros sở hữu một hồ sơ rất ít điểm sáng, khó lòng khiến những người thiên hữu của chính quyền Trump tin tưởng rằng ông sẽ thể hiện một bộ mặt tích cực trong tương lai.

Breitbart hồi tháng Tư đã cho công bố một bài viết liệt kê 5 điều đáng lo ngại về ông Tedros, trong đó chỉ ra rằng Tổng giám đốc của WHO là một người thiên tả, là bạn “chí cốt” của nhà độc tài Zimbabwe, Robert Mugabe, và được chính quyền Trung Quốc “dựng lên”. Daily Caller, vào tháng Ba, cũng có một bài viết chỉ ra mối quan hệ “nối khố” giữa ông Tedros và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Một cư dân mạng bình luận “ngôn ngữ cơ thể của Tedros khi gặp Tập Cận Bình cho thấy SỰ PHỤ THUỘC! Tôi đã kỳ vọng Tedros lên tiếng phản đối tình trạng phân biệt chủng tộc của Trung Quốc đối với người châu Phi trong đại dịch Covid-19 này và tôi đã thất vọng” (ảnh chụp màn hình Twitter).

Trong khi đó, cũng theo Breitbart, Thượng nghị sĩ Mỹ Tom Cotton hôm 21/4 cho rằng ông Tedros và nhiều người khác ở WHO đã nhận tiền hối lộ từ chính quyền Trung Quốc, đồng thời đánh giá: WHO, dưới thời của vị tổng giám đốc người Ethiopia, là một “tổ chức tham nhũng và mục rữa”.

Ông Tedros từng kêu gọi không “chính trị hóa virus” sau khi Tổng thống Trump liên tiếp lên án WHO dung túng những hành vi sai trái của Bắc Kinh. Mặc dù vậy, theo Taiwan News, hôm thứ Năm (9/7), Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo lại chỉ ra điều ngược lại, ông cho rằng chính WHO đã chính trị hóa hoạt động y tế khi hết lần này tới lần khác, theo ý Trung Quốc, từ chối tiếp nhận Đài Loan làm quan sát viên của tổ chức này.

Ông Pompeo lưu ý rằng WHO đã liên tục cho thấy những thiếu sót khiến họ không thể đảm bảo an toàn cho thế giới trong đại dịch virus Vũ Hán, phần lớn là do tổ chức này chịu ảnh hưởng của Bắc Kinh.

Rơi lệ vì điều gì?

Phản ứng trước việc Hoa Kỳ thông báo rời WHO, ông Tedros, hôm thứ Năm, đã có những phát biểu “gan ruột” trong rơm rớm nước mắt. Ở phát biểu của mình, ông không đề cập trực tiếp tới hay bình luận về quyết định của Washington, mà nói rằng kẻ thù thực sự đối với thế giới bây giờ không phải là virus Vũ Hán mà là “sự thiếu lãnh đạo và đoàn kết ở cấp độ toàn cầu và quốc gia”.

“Thật khó để nhân loại đoàn kết trong cuộc chiến với kẻ thù chung đã giết hại vô tội vạ các sinh mạng”, ông Tedros than thở trong cuộc họp báo tại Geneva. “Chúng ta có thể hiểu được sự nguy hại của những chia rẽ và rạn nứt giữa chúng ta đã thực sự mang lại lợi thế như thế nào cho virus hay không?”, ông đặt câu hỏi.

Cư dân mạng chia sẻ đoạn video Tổng giám đốc WHO, ông Tedros rơi lệ sau khi Mỹ rời khỏi tổ chức này (ảnh chụp màn hình Twitter).

Tiếp theo, ông Tedros nhấn mạnh vai trò của tinh thần đoàn kết khi “tiết lộ” rằng WHO thực chất có rất ít quyền hạn vì nó phụ thuộc vào sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên. Ông kêu gọi “cách tốt nhất và duy nhất để tiến về phía trước là đoàn kết”, sau đó hô hào: “Tất cả chúng ta phải nhìn lại mình, WHO và tất cả các quốc gia thành viên đều phải làm thế. Tất cả”.

Ông Tedros đưa ra những phát biểu này ngay sau động thái của Hoa Kỳ khiến người ta hiểu rằng ông ám chỉ việc chính quyền Trump chỉ trích các hành vi xấu của chính quyền Trung Quốc làm bùng phát đại dịch, cùng với việc Mỹ lên án sự yếu kém của WHO rồi rút khỏi tổ chức này là hành động “không đoàn kết”, và đây mới là kẻ thù chính của nhân loại trong bối cảnh thế giới đang gồng mình chống dịch.

Tuy nhiên, với vai trò là một tổ chức trung gian kết nối các quốc gia trong nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe nhân loại, WHO đã không ở vị trí trung dung theo sứ mệnh mà thiên vị Bắc Kinh, hơn nữa còn trực tiếp giúp chính quyền Trung Quốc che đậy các hành vi sai trái, tạo điều kiện cho nCoV mặc sức lây lan khắp các châu lục.

Nền tảng xây dựng sự đoàn kết một phần không nhỏ nằm ở việc các thành viên trong một tổ chức cần được thực thể giữ vai trò kết nối đối xử công bằng. WHO thiên vị Trung Quốc trong khi đòi hỏi phần còn lại phải đoàn kết thì liệu có phải là một yêu cầu chính đáng?

Ngoài ra, theo Hạ nghị sĩ Rick Crawford, Hoa Kỳ không có lý gì lại không thoát khỏi một tổ chức “mục nát” như WHO, tổ chức ủng hộ chính quyền của một quốc gia “bưng bít thông tin và dối trá” khiến thế giới rơi vào hoàn cảnh khó khăn như hiện tại.

Trong cuộc họp báo hôm thứ Năm, ông Tedros đã khóc, nhưng hiện chưa rõ ông khóc vì điều gì? Nếu ông khóc vì các thành viên WHO mất đoàn kết, dẫn tới không tập hợp đủ sức mạnh chống dịch để bảo vệ sức khỏe người dân thế giới, thì có lẽ không phải, vì nó mâu thuẫn với các bằng chứng cho thấy ông đã chủ ý không hành động theo nguyên tắc để giữ vững nền tảng giúp xây dựng sự đoàn kết. Còn nếu ông khóc với cảm giác ân hận vì đã tiếp tay cho Bắc Kinh làm việc xấu thì cũng chưa chắc đúng, bởi ông chưa từng thừa nhận sai lầm đối với những quyết định điều hành trong quá trình WHO “tham gia” chống dịch Covid.

Một cư dân mạng có tên Jason Leong nhắn ông Tedros qua Twitter: “Đừng chỉ có khóc lóc và rơi lệ, Tiến sỹ Tedros. Hãy từ chức ngay cùng với những người trong ban điều hành mà thiên vị Trung Quốc, đồng thời hãy chấm dứt làm đầy tớ của Trung Quốc, như vậy có lẽ WHO vẫn có thể được cứu vớt.”

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Bộ trưởng ngoại giao Anh cảm ơn và tuyên bố công dân Việt đến Anh không cần cách ly

Bộ trưởng ngoại giao Anh cảm ơn và tuyên bố công dân Việt đến Anh không cần cách ly

Hoàng Kỳ | ĐKN 6 giờ tới 1,623 lượt xem
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab. Ảnh: Bộ Ngoại giao
Sau ngày phi công Anh về nước an toàn, ngoại trưởng Anh đã gọi điện cảm ơn Việt Nam và khẳng định công dân Việt Nam nhập cảnh vào nước Anh sẽ không phải cách ly, thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối khả năng phòng dịch COVID-19 của nước ta.

Hôm 13/7, Bộ trưởng Raab đã có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, hai bên trao đổi về quan hệ song phương cũng như tình hình bảo hộ công dân và đối phó dịch bệnh do virus corona chủng mới gây ra (COVID-19), theo báo Tuổi Trẻ.

“Bộ trưởng Dominic Raab chúc mừng thành công của Việt Nam trong việc ứng phó với dịch COVID-19; cảm ơn sự tận tình của các cơ quan chức năng và bác sĩ Việt Nam trong hỗ trợ, chữa trị cho các công dân Anh bị nhiễm virus. Bộ trưởng Ngoại giao Anh cũng thông báo Anh đã xếp công dân Việt Nam vào danh sách các nước nhập cảnh vào Anh không phải cách ly”, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết.

Ngoại trưởng Raab cho biết Anh coi Việt Nam là một đối tác quan trọng trong chính sách đối ngoại của nước Anh tại châu Á – Thái Bình Dương và Đông Nam Á.

Ông bày tỏ mong muốn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược Việt – Anh trên tất cả các lĩnh vực, tăng cường các thỏa thuận song phương nhằm duy trì đà quan hệ hai bên khi Anh rời Liên minh châu Âu (EU), nhất là trên lĩnh vực kinh tế, thương mại.

Đại diện Bộ Y tế, Tổng lãnh sự Anh tại TP.HCM, BV Chợ Rẫy, BV Bệnh Nhiệt đới bên bệnh nhân 91 ngày ra viện. Ảnh: BV CR cung cấp

Trước đó như tờ VTC News đưa tin, trưa 12/7 theo giờ Việt Nam, phi công người Anh đã trở về quê hương an toàn bằng đường hàng không. Theo các chuyên gia, thời điểm máy bay hạ cánh bệnh nhân có sức khỏe ổn định, khá vui vẻ, không có dấu hiệu mệt mỏi.

Nam phi công là người mắc COVID-19 nặng nhất, trải qua quá trình điều trị lâu nhất (116 ngày) và cũng tốn kém nhất tại Việt Nam (hơn 4,5 tỷ đồng).

Ngay khi phi công người Anh trở về nhà an toàn, truyền thông quốc tế có hàng loạt bài viết ca ngợi thành công của Việt Nam. Nhiều tờ báo khẳng định, nỗ lực của đội ngũ y bác sĩ trong điều trị cho phi công người Anh trở thành một biểu tượng cho thành công của Việt Nam trong phòng chống dịch COVID-19 khiến thế giới ngưỡng mộ.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Nói vài lời thật lòng với lão Hồ

Nói vài lời thật lòng với lão Hồ

Đặng Sơn Duân

13-7-2020

Hồ tiên sinh vốn là dị nhân lừng lẫy đất thần châu, bút pháp múa gậy vườn hoang, hô phong hoán vũ đã đạt lô hỏa thuần thanh, người người kính ngưỡng. Kẻ thất phu ở nơi xa xôi này trước nay kính nhi viễn chi tuyệt nhiên không dám qua lại.

Nhân kỷ niệm 25 năm quan hệ Việt – Mỹ, tiên sinh vốn chẳng can hệ lại ngông cuồng buông lời kích động, ly gián, kẻ thất phu nghe qua cũng chỉ bịt mũi bỏ ngoài tai, nghĩ phận tiên sinh ăn cơm chúa múa tối ngày, chẳng qua vung bút lòe loẹt lừa bịp quần chúng bản xứ, ví như đá ném ao bèo, rút dao chém nước.

Chẳng ngờ Đại sứ quán quý quốc hôm nay lại cho chuyển ngữ bài viết của tiên sinh sang tiếng Việt đăng trên trang Facebook. Hành động này nếu không phải chính thức thể hiện quan điểm thì cũng xem như ra mặt nhiệt liệt ủng hộ, đồng thời muốn phổ biến những lời hồ đồ của tiên sinh đến đối tượng độc giả là nhân dân và quan viên nước Việt.

Ông Hồ Tích Tiến. Ảnh: SCMP

Chính vì lẽ đó, kẻ quê mùa này cũng mạn phép dùng đôi lời thô kệch mà trao đổi với tiên sinh! Khác với tiên sinh vỗ ngực đại diện cho suy nghĩ của nhiều người trong 1,4 tỷ người Trung Quốc, kẻ nơi thôn dã chỉ dám lấy phận thất phu mà lạm bàn quốc sự.

Đầu tiên, kỷ niệm 25 năm quan hệ Việt – Mỹ là hoạt động song phương của hai nước đánh dấu một cột mốc mới trong quan hệ hòa hiếu giữa hai nước. Thế giới bên ngoài người người thực tâm chúc mừng, cớ sao chỉ riêng tiên sinh và những người đại diện quý quốc buông lời gièm pha? Phải chăng có đôi điều phẫn uất không cam tâm hay có tật giật mình, sợ bóng sợ gió?

Tiên sinh thử kiểm tra lại xem trong mọi hoạt động, phát biểu của tầng tầng lớp lớp đại biểu hai nước có nhắc gì đến bên thứ ba, có nhắc chi đến quý quốc?

Hai quốc gia Việt, Mỹ từng trải qua giai đoạn lịch sử đau thương, vun bồi được 25 năm quan hệ phát triển quả thật kỳ công, cần ý chí, nghị lực, thành tâm từ cả tầng lớp lãnh đạo đến tận mỗi người dân để gác lại quá khứ, hướng đến tương lai.

Tiên sinh mở đầu đã nhắc “hàng nghìn hàng vạn tấn bom xuống miền Bắc Việt Nam”, lộ rõ mưu toan kích động, ly gián.

Nếu tiên sinh chóng quên thì để kẻ thất phu này nhắc cho tiên sinh nhớ, mới từ đầu năm nay Việt – Trung hai nước cũng vừa kỷ niệm 70 năm bang giao.

Chẳng nhẽ tiên sinh muốn người ngoài nhân dịp ấy nhắc lại “Quyết Đông Hải chi thuỷ bất túc dĩ trạc kỳ ô/ Khánh Nam Sơn chi trúc bất túc dĩ thư kỳ ác” mới thấy thống khoái trong lòng?

Người Mỹ nếu có hận thù cũng chỉ dăm chục năm trở lại, chứ với quý quốc xưa nhất cũng nghìn năm có lẽ, mà mới nhất thì chỉ vài ba mươi năm. Tiếng khóc mẹ già Vị Xuyên, Gạc Ma vẫn còn văng vẳng.

Nhân bàn về lịch sử bang giao cũng xin nói thêm với tiên sinh, tiên sinh có biết vì sao Việt – Mỹ mới trải qua 25 năm quan hệ, còn Việt – Trung đã trải qua 70 năm mà trong mọi cuộc điều tra khảo sát đều cho thấy người Việt đối với nước Mỹ đều tỏ ra thiện cảm và cảm thấy tin tưởng hơn hẳn đối với quý quốc không?

Vì 25 năm quan hệ Việt – Mỹ chất đầy thiện chí, thành tâm, không xóa bỏ quá khứ, nhưng xem trọng tương lai. Còn 70 năm quan hệ với quý quốc chủ yếu chỉ nhận lại mưu hèn kế bẩn, phản trắc và chiến tranh xâm lược.

Không cần nhắc chi chuyện trúc Nam Sơn, nước Đông Hải xa xôi, những sự kiện đê hèn mà quý quốc ra tay đối với đất nước tôi trong 70 năm, từ đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, giật dây Pol Pot, tấn công biên giới phía bắc 1979 cho đến thảm sát ở Trường Sa… thiên hạ người người đều thấu. Lẽ nào tiên sinh cần tôi nhắc lại chi tiết?

Thôi thì yêu ghét nước nào là chuyện tình cảm của từng người. Nhưng trên bình diện bang giao, nước tôi không để tình cảm yêu ghét ấy chi phối, khác với quý quốc phải viện đến việc kích động chủ nghĩa dân tộc để củng cố cho sự chính danh của giới cầm quyền, suốt ngày ủ mưu đe dọa gây xung đột với lân bang, chuyển lửa ra bên ngoài, gây bất ổn hòa bình khu vực và thế giới.

Bên trong quý quốc, hôn quân thi hành bá đạo làm những chuyện thương thiên hại lý, kinh động trời đất, bên trong lòng dân oán thoán, bên ngoài người người phẫn nộ. Nhưng nước tôi dù ở sát bên cũng không viện vào đó mà điều binh trị tội, chỉ dựa vào hành xử bên ngoài của quý quốc mà nói chuyện bang giao.

Nếu đại sứ quý quốc làm được những việc thành tâm như người Mỹ, đến biên giới phía bắc bày biện thắp hương anh linh tử sĩ, đến tượng đài Gạc Ma khấu đầu tạ tội, lẽ nào người dân nước tôi còn hẹp hòi chuyện xưa chuyện cũ?

Lại nữa, tiên sinh viết rằng: “Trong nước Việt Nam có một số người theo đuổi chủ nghĩa dân tộc chống Trung Quốc”. Xin được thưa rõ cùng tiên sinh, người dân chúng tôi trước nay triệu người như một, chỉ có một thứ chủ nghĩa dân tộc là chủ nghĩa chống kẻ xâm lược bờ cõi, bất luận là ai, không cứ phải là Trung Quốc. Ngàn năm trước đã vậy mà ngàn năm sau vẫn vậy!

Trong năm điều xằng bậy mà tiên sinh liệt kê có nhắc nhiều đến thể chế, ổn định chính trị và chỗ dựa, xin thưa với tiên sinh rằng đối với nước chúng tôi, thể chế đời nào cũng chỉ là vỏ bên ngoài, cốt lõi là lợi ích dân tộc. Không bảo vệ được lợi ích dân tộc, thì cái vỏ nào cũng vô nghĩa và cũng nhanh chóng tan biến.

Huống chi thế giới ngày nay đang đối mặt cuộc biến đổi trăm năm, một phần cũng nhờ đại dịch bắt nguồn từ quý quốc, khắp năm châu các nước đều phải suy xét lại chiến lược, đường đi nước bước, lấy lợi ích làm trọng, tranh thủ cơ hội sống sót và vươn dậy, ý thức hệ chỉ còn là câu chuyện nhạt nhòa dĩ vãng, may ra còn tồn tại trên giấy tờ, khẩu hiệu.

Trong cuộc bàn luận ấy, người Việt nước tôi tự thân có những tính toán riêng của mình, biết đối thoại, biết phân biệt việc tốt, việc xấu, người xây dựng, kẻ phá hoại, không có đường thì đi mãi cũng thành đường. Không cần tiên sinh và quý quốc phải nhiều lời kích động, ly gián!

Xuyên suốt bài viết, tiên sinh bày tỏ lo sợ Việt – Mỹ bắt tay ám hại cho Trung Quốc quả thật trớ trêu. Vì chỉ nội tam giác ba nước ở thế kỷ 20, chỉ có người Việt chúng tôi, cả từ Bắc Việt đến Nam Việt trong lịch sử, mới thật đủ tư cách để phê phán việc ai cấu kết ai để gây hại cho nước còn lại!

Cũng chỉ người Việt nước tôi mới có đủ trải nghiệm và tư thế để nói về thân phận con cờ, từ những bài học trả giá bằng máu, mà không ít trong số đó đến từ phía quý quốc! Không cần bất kỳ ai rao giảng, đặc biệt từ từ quý quốc!

Là dân tộc có truyền thống hòa hiếu, chủ trương “mang đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”, nhắc lại chuyện quá khứ và so sánh không phải để khoét sâu hận thù, mà để từ đó nói với tiên sinh rằng bất luận quá khứ khó khăn như thế nào, con đường hòa giải thật không khó.

Chỉ cần quý quốc từ bỏ dã tâm bành trướng, dã tâm lãnh thổ, chấm dứt vĩnh viễn can thiệp vào hoạt động dầu khí hợp pháp ở Biển Đông, chấm dứt bức hiếp ngư dân Việt, tôn trọng luật pháp quốc tế, từ bỏ đường lưỡi bò.

Đối với các thực thể chiếm đóng phi pháp ở Trường Sa, thì phi quân sự, hoàn nguyên và triệt thoái. Đối với Hoàng Sa thì dựa vào tiền lệ Bạch Long Vỹ mà trao trả. Đối với các vùng biển chồng lấn còn lại thì chiếu theo luật pháp quốc tế mà thành tâm phân định.

Nếu quý quốc làm được những việc ấy, hai nước lân bang gà gáy sớm tối đều nghe, lẽ nào lại không thể bán anh em xa mua láng giềng gần?

Kẻ thất phu này cũng nguyện mang sức tàn mà đứng ra mà lan tỏa, biểu dương thiện chí hòa bình và thành tâm của quý quốc, cổ vũ cho quan hệ hòa hiếu đời đời vững bền giữa hai nước mà không bên thứ ba nào có thể ly gián được.

Tiên sinh không còn phải múa bút viết ra những chuyện trái lương tâm! Còn kẻ thất phu này không phải nhọc công nói lời phải quấy!

Bình Luận từ Facebook
Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

Lập trường của Hoa Kỳ về yêu sách biển ở Biển Đông

Lập trường của Hoa Kỳ về yêu sách biển ở Biển Đông

Bộ Ngoại giao Mỹ

Mike Pompeo, Ngoại trưởng Mỹ

Dịch giả: Trúc Lam

13-7-2020

Hoa Kỳ bảo vệ khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và mở rộng. Ngày nay, chúng tôi đang tăng cường chính sách của Hoa Kỳ trong một phần quan trọng, gây tranh cãi của khu vực này là  Biển Đông. Chúng tôi đang làm rõ: Các yêu sách của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi trên hầu hết vùng Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp, cũng như chiến dịch bắt nạt để kiểm soát chúng.

Ở Biển Đông, chúng tôi tìm cách giữ gìn hòa bình và ổn định, duy trì tự do trên biển cả theo cách phù hợp với luật pháp quốc tế, duy trì dòng chảy thương mại không bị cản trở và phản đối mọi nỗ lực sử dụng cưỡng chế hoặc ép buộc để giải quyết tranh chấp. Chúng tôi chia sẻ những lợi ích sâu sắc và vĩnh viễn này với nhiều đồng minh và đối tác của chúng tôi, những người từ lâu đã tán thành một trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc.

Những lợi ích chung này đã bị đe dọa chưa từng có từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc). Bắc Kinh sử dụng mối đe dọa để làm suy yếu quyền chủ quyền của các nước ven biển Đông Nam Á ở Biển Đông, bắt nạt họ, đuổi ra khỏi các nguồn tài nguyên ngoài khơi, khẳng định sự thống trị đơn phương và thay thế luật pháp quốc tế bằng “sức mạnh quyết định đúng, sai”. Cách tiếp cận này của Bắc Kinh đã rõ ràng trong nhiều năm. Năm 2010, Bộ trưởng Ngoại giao lúc bấy giờ là Dương Khiết Trì đã nói với các đối tác ASEAN của mình rằng, “Trung Quốc là một nước lớn và các nước khác là các nước nhỏ và đó là thực tế”. Quan điểm nhìn thế giới theo kiểu lang sói của Trung Quốc không có chỗ đứng trong thế kỷ 21.

Trung Quốc không có căn cứ pháp lý để đơn phương áp đặt ý chí của mình lên khu vực. Bắc Kinh không đưa ra một cơ sở pháp lý nhất quán nào cho yêu sách của mình về tuyên bố “đường chín đoạn” của họ trên Biển Đông kể từ khi chính thức công bố năm 2009. Trong một quyết định nhất trí vào ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài được thành lập theo Công ước Luật Biển năm 1982, mà Trung Quốc là một nước thành viên, đã bác bỏ các yêu sách hàng hải của Trung Quốc, cho là không có cơ sở luật pháp quốc tế. Toà án đứng về phía Philippines, nơi đưa ra vụ kiện trọng tài, trên hầu hết các yêu sách.

Như Hoa Kỳ đã tuyên bố trước đây và như được quy định cụ thể trong Công ước, quyết định của Tòa Trọng tài là quyết định cuối cùng và ràng buộc về mặt pháp lý đối với cả hai bên. Hôm nay chúng tôi đang điều chỉnh lập trường của Hoa Kỳ trong các yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông với quyết định của Toà án. Đặc biệt:

– Trung Quốc không thể xác nhận một cách hợp pháp yêu sách hàng hải – bao gồm mọi yêu sách về Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) có nguồn gốc từ rạn san hô Scarborough và quần đảo Trường Sa – đối với Philippines trong các khu vực mà Toà án tìm thấy ở EEZ của Philippines hoặc trên vùng EEZ của Philippines thềm lục địa. Việc Bắc Kinh quấy rối ngành thủy sản và khai thác năng lượng ngoài khơi của Philippines trong các khu vực đó là bất hợp pháp, cũng như bất kỳ hành động đơn phương nào của Trung Quốc để khai thác các tài nguyên đó. Theo quyết định ràng buộc về mặt pháp lý của Toà án, Trung Quốc không có yêu sách về lãnh thổ hoặc hàng hải hợp pháp đối với Đá Vành Khăn (Mischief Reef) hoặc Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), cả hai đều thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Philippines, cũng như Bắc Kinh không có bất kỳ yêu sách lãnh thổ hay quyền lãnh thổ nào từ các thực thể địa lý này.

– Khi Bắc Kinh không đưa ra một yêu sách hàng hải hợp pháp và rõ ràng ở Biển Đông, Hoa Kỳ bác bỏ mọi yêu sách của Trung Quốc đối với vùng biển ngoài lãnh hải 12 hải lý, xuất phát từ các đảo mà họ tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Trường Sa (không ảnh hưởng đến yêu sách chủ quyền của các quốc gia khác đối với các đảo như vậy). Do đó, Hoa Kỳ bác bỏ mọi yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở vùng biển xung quanh bãi Tư Chính (ngoài khơi Việt Nam), Luconia Shoals (ngoài khơi Malaysia), vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Brunei và Natuna Besar (ngoài khơi Indonesia). Bất kỳ hành động nào của Trung Quốc quấy rối việc đánh bắt cá hay khai thác dầu khí của các quốc gia khác ở những vùng biển này – hoặc thực hiện các hoạt động đó một cách đơn phương – là bất hợp pháp.

Trung Quốc không có tuyên bố lãnh thổ hoặc hàng hải hợp pháp (hoặc có nguồn gốc từ) bãi James Shoal, một thể địa lý hoàn toàn chìm dưới biển, chỉ các Malaysia 50 hải lý và khoảng 1.000 hải lý tính từ bờ biển Trung Quốc. James Shoal thường được Trung Quốc tuyên truyền là “lãnh thổ cực nam của Trung Quốc”. Luật pháp quốc tế rất rõ ràng: Một thực thể dưới nước như James Shoal không thể có bất kỳ quốc gia nào đòi yêu sách và không có khả năng tạo ra các khu vực hàng hải. James Shoal (khoảng 20 mét dưới bề mặt biển) không phải và không bao giờ là lãnh thổ của Trung Quốc, Bắc Kinh cũng không thể khẳng định bất kỳ quyền hàng hải hợp pháp nào từ đó.

Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế hàng hải của mình. Mỹ đứng về phía các đồng minh và các đối tác Đông Nam Á của chúng tôi trong việc bảo vệ quyền chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên ở nước ngoài, phù hợp với các quyền và nghĩa vụ của họ theo luật pháp quốc tế. Chúng tôi sát cánh với cộng đồng quốc tế để bảo vệ tự do trên biển và tôn trọng chủ quyền và từ chối bất kỳ nỗ lực nào nhằm áp đặt “sức mạnh quyết định đúng, sai”, trên Biển Đông hoặc khu vực rộng lớn hơn.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Thiền đối đầu chấp pháp cộng sản

Thiền đối đầu chấp pháp cộng sản

Nguyễn Đan Quế

13-7-2020

BS Nguyễn Đan Quế, Cao trào Nhân bản.

Năm 1978 tôi bị bắt. Một đám đông công an mặc thường phục đột ngột xông vào nhà cùng với công an khu vực. Còng tay. Đọc lệnh bắt và xét nhà khẩn cấp với tội danh ‘cầm đầu Mặt Trận Dân Tộc Tiến Bộ, âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng’.

Ào ào như sôi, chia nhau lục soát nhà. Còn tôi, đưa ra xe đi ngay. Hai tên lực lưỡng kẹp cứng ở băng sau. Tịch thu kính trắng, thay bằng kính đen để cho có ai quen cũng không nhận ra.

Xe chạy về hướng lăng Ông. Đến chợ Bà Chiểu rẽ vào trại. Trại này có tên là TRẠI GIAM PHAN ĐĂNG LƯU. Tôi bị tống vào biệt giam mang số 13 khu C1. Trại còn hai khu biệt giam nữa.

Đúng là cái hộp dựng đứng 1,2m x 2,4m, sàn bê-tông, cửa sắt nhỏ vừa một người qua, trên có khoét ‘lỗ gió’ hình chữ nhật đứng, to bằng bàn tay, để lấy cơm canh. Bên trong có nhà cầu nhỏ, với vòi nước chảy nhỏ giọt.

Ngày chỉ ăn hai bữa: 9 giờ sáng ăn trưa, 4 giờ ăn chiều. Từ 4 giờ chiều đến 9 giờ sáng hôm sau nhịn đói. Tối đánh kẻng là phải đi ngủ hết. Ban đêm, bảo vệ đeo súng đi tuần bên ngoài mỗi mười lăm phút. Mới vào, giờ giấc lộn tùng phèo. Đồng hồ sinh học dần dần mới quen với nếp sống trong tù.

Khu biệt giam C1 tôi ở có 25 phòng. Đối diện bên kia lối đi, rộng chừng 3 thước, là 4 phòng tập thể. Mỗi phòng tập thể chứa bẩy tám chục tù, khi đông lên cả trăm. Một chiếu nằm hai người, phải đổi đầu chân. Anh em thường thay nhau ra đứng trước song cửa hít thở tí khí trời, bên trong quá ngộp hơi người.

Công an làm việc nhộn nhịp, bắt người vô suốt đêm. Kế cận ngay bên tay trái phòng tôi, giam anh Khổng Trung Lộ, một trong những người cầm đầu chống đối ở miền Trung. Anh bị kết án tử hình và cộng sản đã bắn anh.

Nằm kế tiếp bên cạnh anh Lộ, giam người cầm đầu phong trào chống đối của người Chàm. Anh kể cho tôi nghe về lịch sử và công cuộc đấu tranh của sắc dân thiểu số Chàm, về đạo Hồi với đấng tiên tri Mohammed, ra đời hồi thế kỷ thứ 7, phát triển rất mạnh tới thế kỷ 14, lan khắp Âu – Á, sang tới Ấn Độ, Tân Cương – Trung Quốc…

Kề bên tay phải tôi là nơi giam Đại Đức Thích Nhật Thiện, cựu giám đốc cô nhi viện của Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất. Với giọng nói miền Trung rất nhỏ nhẹ, êm tai, Thầy hỏi có biết Thiền không?

Bên ngoài, tôi đã biết pháp môn này, do một nữ bác sĩ cùng lớp, tu nghiệp ở Nhật về, khuyên tôi nên tập. Đầu tôi lóe lên ngay ánh chớp: Phải luyện ngay. Đúng là lúc. Lại có Thầy chỉ thêm. Quá tốt!

Vài phút vào mỗi buổi chiều, lợi dụng lúc tụi cán bộ đi ăn tối, anh em biệt giam thường hay liên lạc với nhau, bằng cách nằm sát đất, ghé miệng gần khe cửa, nói lớn một hai câu ngắn gọn.

Một hôm bị gọi ra làm việc. Bước vô đã thấy ba tên ngồi sẵn. Chỉ cho tôi cái ghế đẩu giữa phòng, cách xa bàn làm việc của ba ‘quan cách miệng’. Chúng thay nhau nói, nói sùi bọt mép, ca tụng chế độ, chửi ‘phản động’ tới tấp. Cấm mở miệng, tôi chỉ có quyền nghe để ‘tiếp thu’.

Tên thứ nhất xong ra ngoài uống trà. Tên thứ hai, rồi tên thứ ba kết thúc. Nghe không cũng đủ nhức đầu, phát điên! Chiều ra làm việc nữa. Ba tên khác thay phiên ‘đánh xa luân chiến’. Ngày mai cũng vậy, cả sáng lẫn chiều.

***

Mọi chuyện chấp pháp Saigon đã điều tra kỹ lắm rồi. Chắc ‘mò’ được cái gì mới quan trọng lắm đây, nhưng tôi đoán không ra.

Ngày nào đi làm việc, tôi vạch một dấu trên tường. Vạch hoài mãi không dứt. Kiểu này không biết đến bao giờ.

Chúng tính hành hạ tinh thần vượt một ngưỡng nào đó, đầu óc không thể chịu đựng được, tất phải gục, chỉ có nước đầu hàng. Lúc đó mới ra đòn hỏi một câu thật bất ngờ, thánh cũng không thể giấu nổi. Nhất là khi nhìn đến cơ thể ốm nhom ốm nhách của tôi, dinh dưỡng trường kỳ chỉ toàn bo bo với rau muống.

Thật sự mà nói, cộng sản vô cùng ác độc, tính rất sát, không sai. Bình thường, không ai có thể chịu nổi cách hành hình ghê gớm cùng lúc cả thể xác lẫn tinh thần, trong thời gian dài kỷ lục như vậy.

Ngay chính tôi cũng không ngờ! Chỉ có Trời mới cứu được! Còn sức người không thể, chắc chắn bị tràn ngập, giống bơi ngoài biển bị sóng thần vùi dập.

Trời Phật nằm ngay trong chính con người mỗi chúng ta, dưới dạng tiềm năng mà không hay. Thiền và Yoga đã giúp tôi tự khai quật mỏ năng lượng trân quí này, còn quí hơn cả vàng và kim cương. Vô giá!

Nhưng phải biết cách và phải đúng lúc, khi sức người sắp ‘tiêu tùng’, ý thức mưu sinh thoát hiểm thật khẩn cấp.

Tôi đã khéo léo vận dụng Thiền và thở bụng Yoga bốn thì: Hít vào, ngưng ở bụng, rồi thở ra, ngưng một tí nữa, rồi bắt đầu hít vô chu kỳ mới; tâm thức luôn dõi theo hơi thở này thật xít xao. Mặc cho chấp pháp thao thao bất tuyệt, muốn nói gì thì nói, tha hồ rao giảng chủ thuyết, tung hô chế độ.

Chắc chắn phải mỏi lưng vì ngồi ghế đẩu cả mấy tiếng đồng hồ, lại thấy mắt tôi lờ đờ, chơi vơi, hồn như phiêu du nơi nào xa xôi sâu thẳm, chấp pháp yên chí là đòn hiểm thành công đến nơi rồi!

Còn với tôi, mỗi buổi là một thử thách lớn để luyện tập trung tư tưởng, đưa dần mỗi ngày lên một mức cao hơn. Tôi ngồi yên lặng, thật yên lặng, tâm rỗng. Nhưng trong sự im lặng ấy, tiếng nói nội tâm bắt đầu.

Khi ta thực sự quay về lắng nghe ‘Tiếng Nói Nội Tâm’, ta sẽ đi vào một không gian hoàn toàn khác lạ với nơi mình đang ngồi: Đón nhận mọi sự cố xảy ra không lựa chọn, không phản đối; chấp nhận trách nhiệm là chính mình với bất kỳ giá nào; sẵn sàng mạo hiểm tất cả để là chính mình.

Thiền đem tôi tới yên lặng lớn lao đó, bởi vì mọi tri thức rác rưởi đều mất hết. Phát hiện ra bản thể mình thì tiếng nói của chấp pháp vẫn còn đó, nhưng không có tác dụng trên lỗ tai tôi. Tôi ngồi đó, nhưng không hiểu hắn là ai và nói về cái gì.

Bs Nguyễn Đan Quế, tù chính trị. Tổng cộng trên 20 năm. Kỷ niệm trên thuộc lần đầu 10 năm không xét xử.

____

Viết lại kỷ niệm này để tặng cháu Nguyễn Quang Hồng Ân nhân xem cháu đàn.

Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

Mỹ-EU ra mắt kênh đối thoại mới về mối đe dọa từ TQ

Mỹ-EU ra mắt kênh đối thoại mới về mối đe dọa từ TQ

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gần đây đã công bố một kênh đối thoại mới giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) về các thách thức và đe dọa do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đặt ra. Động thái này là một thông điệp mà Washington muốn gửi tới Bắc Kinh rằng Mỹ không cô đơn trong cuộc đối đầu với ĐCSTQ.

Ngoại trưởng Pompeo đã loan báo về kênh đối thoại Mỹ-EU trong một cuộc thảo luận qua video tại Diễn đàn Brussels vào hôm 25/6. Tại đây, cựu giám đốc tình báo Mỹ đã trao đổi về mối đe dọa chung từ Trung Quốc mà phương Tây phải đối mặt.

“Tôi vui mừng thông báo rằng Mỹ đã chấp nhận đề xuất của Cao ủy và Phó Chủ tịch EU Josep Borell về việc thiết lập kênh đối thoại Mỹ-EU về Trung Quốc. Tôi rất vui mừng về điều này”, ông Pompeo nói.

“Khuyến nghị của tôi với những người bạn của Mỹ tại châu Âu là hãy bảo vệ những giá trị này trong thời đại chúng ta. Những giá trị mà chúng có thể định hình cho một thế giới tương lai tốt đẹp. Chúng ta sẽ cùng nhau bảo vệ những giá trị này”, ông Pompeo nhấn mạnh.

Ngoại trưởng Mỹ cho biết gần đây ông đã nói chuyện với nhiều ngoại trưởng của các nước thành viên EU về nhiều thách thức mà Trung Quốc đặt ra cho phương Tây.

Ông Pompeo viện dẫn về các hành động gây hại của chế độ Trung Quốc như hành vi khiêu khích quân sự, tiếp tục bành trướng trên Biển Đông, tiến hành đụng độ chết người với binh lính Ấn Độ, chương trình hạt nhân mơ hồ, và đe dọa các nước láng giềng ôn hòa.

Ông Pompeo cũng nói rằng ĐCSTQ đã và đang phá vỡ các cam kết quốc tế, trong đó có cam kết với Tổ chức Y tế Thế giới, Tổ chức Thương mại Thế giới, Liên Hiệp Quốc và với người dân Hồng Kông.

Ngoại trưởng Mỹ lên án “những thực hành kinh tế ăn cướp của ĐCSTQ, chẳng hạn như ép các nước phải hợp tác kinh doanh với Huawei, cánh tay nối dài của nhà nước giám sát của ĐCSTQ”, và vi phạm chủ quyền của các quốc gia châu Âu, như việc ép ngân hàng Anh Quốc HSBC phải công khai ủng hộ luật an ninh Hồng Kông.

Ông Pompeo cũng nhắc đến việc “hành vi lạm dụng nhân quyền của chế độ Bắc Kinh, điều tiếp tục gây sốc cho tất cả chúng ta”.

Ngoại trưởng Mỹ nói rằng việc ĐCSTQ che giấu đại dịch virus corona đã khiến EU thức tỉnh. “Người châu Âu, cũng như người Mỹ, đang bắt đầu thấy tiếng nói của họ. Có một sự thức tỉnh xuyên Đại Tây Dương về sự thật của những gì đang xảy ra”, ông Pompeo nói.

Ông Pompeo cho biết ông hy vọng kênh đối thoại mới Mỹ-EU sẽ khởi động trong tuần tới và sẽ tiếp tục trong tương lai.

Ngoại trưởng Mỹ cũng thừa nhận rằng sẽ có những thách thức trong công cuộc đối đầu với Trung Quốc tại châu Âu. Tại EU cũng như ở Mỹ, cộng đồng doanh nghiệp kiếm tiền tại Trung Quốc sẽ kêu gọi “giữ bình tĩnh” và chấp nhận “ĐCSTQ ngày càng hung hăng”.

Ông Pompeo nói rằng các nhà lãnh đạo châu Âu không nên phản kháng Trung Quốc vì Mỹ, mà hãy phản kháng vì chính họ. Ngoại trưởng Mỹ dẫn chứng việc Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ của các quốc gia châu Âu, và những tổn hại mà Bắc Kinh đã làm đối với nền kinh tế và người lao động EU.

“Thông điệp của tôi hôm nay là thế này: Chúng ta phải làm việc cùng nhau để tiếp tục sự thức tỉnh xuyên Đại Tây Dương đối với thách thức Trung Quốc, lợi ích của việc bảo vệ các xã hội tự do của chúng ta là sự thịnh vượng của ta và là tương lai của ta”, ông Pompeo nói.

“Điều đó sẽ không dễ dàng. Điều đó đặc biệt khiến nhiều người giận dữ – đặc biệt là những người trong cộng đồng doanh nghiệp đang kiếm tiền tại Trung Quốc – yêu cầu chúng ta phải hạ nhiệt mâu thuẫn và ngày càng chấp nhận một ĐCSTQ ngày càng hung hăng”.

“Điều đó là phi lý. Tôi không chấp luận lập luận đó. Không có nhượng bộ giữa tự do và độc tài. Tôi không muốn ĐCSTQ định hình tương lai thế giới”.

“Đây không phải là Mỹ đối đầu với Trung Quốc… mà là thế giới bây giờ đang đối đầu với Trung Quốc. Đây không phải chỉ là Mỹ và nước Mỹ không cô đơn”.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Ngắm Landmark 81, tòa nhà cao nhất Việt Nam

Ngắm Landmark 81, tòa nhà cao nhất Việt Nam

Tập đoàn Vingroup của tỉ phú Việt Nam Phạm Nhật Vượng đã khai trương tòa tháp Landmark tại cửa ngõ Đông Sài Gòn.

Landmark 81
Chụp lại hình ảnh,Tháp Landmark 81, tòa tháp cao nhất Việt Nam, chính thức đưa vào hoạt động hạng mục đầu tiên: Trung tâm Thương mại Vincom Center Landmark 81.

Landmark 81
Chụp lại hình ảnh,Đây là công trình của tập đoàn Vingroup của tỉ phú Việt Nam Phạm Nhật Vượng, đặt tại cửa ngõ Đông Sài Gòn.

Vincom
Chụp lại hình ảnh,Sáu tầng từ B1 tới tầng 5 của Landmark 81 dành cho trung tâm thương mại thứ 55 của Vincom.

Landmark 81
Chụp lại hình ảnh,Có chiều cao 461,3m, Landmark 81 hiện là tòa nhà cao nhất Việt Nam.

Bitexco
Chụp lại hình ảnh,Trước khi có Landmark 81, tại TPHCM có tòa nhà cao nhất thành phố là Bitexco Financial Tower, cao 262 m, 68 tầng.

Landmark 81
Chụp lại hình ảnh,Nhiều nhãn hàng nước ngoài mở cửa hàng bên trong Landmark 81.

Landmark 81
Chụp lại hình ảnh,Landmark 81 khai trương, dường như đáp ứng xu hướng tăng trưởng kinh tế và mở rộng tầng lớp trung lưu ở Việt Nam.

Landmark 81
Chụp lại hình ảnh,Landmark81 được xây dựng tại vị trí trung tâm của khu đô thị Vinhomes Central Park, khu đô thị do tập đoàn Vingroup đầu tư.

Landmark 81
Chụp lại hình ảnh,Sau khi khai trương, Landmark 81 được xem sẽ là một trong những điểm đến mua sắm – giải trí ở thành phố lớn nhất Việt Nam. (Ảnh của Loan Trần)

Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

Ngôi làng đẹp nhất nước Áo hóa ‘làng ma’ vì Covid-19

Ngôi làng đẹp nhất nước Áo hóa ‘làng ma’ vì Covid-19

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Selena Taylor kiếm sống bằng lái xe đi xuyên lục địa và bay đến các địa điểm khác nhau, nhưng mỗi nơi cô đến đều phải có tính thẩm mỹ nhất định.

Là một blogger và nhiếp ảnh gia du lịch, Taylor săn lùng những điểm đến quyến rũ nhất thế giới và chia sẻ những thành tích của cô với 175.000 người theo dõi trên Instagram.

Người phương Tây ‘không biết dùng nghệ’?

‘Hoàng đế nước Mỹ’ xuất hiện ở San Francisco

Nhà hàng chỉ phục vụ một thực khách thời Covid-19

“Điều then chốt là hiểu về khán giả của bạn,” Taylor nói về những điều làm sức hấp dẫn cho bài đăng trên mạng xã hội.

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionLàng Hallstatt đẹp như trong truyện cổ tích là một trong những địa điểm trên thế giới được đăng trên Instagram nhiều nhất

Ngôi làng ma?

Vào tháng 2/2020, Taylor đến thăm làng Hallstatt, tọa lạc ở vùng Salzkammergut của Áo, vốn được cộng đồng người dùng và người có ảnh hưởng trên Instagram yêu thích vì phong cảnh đẹp của nó.

Covid-19: Chào hỏi thế nào khi không thể bắt tay, ôm hôn

Basel, thành phố Thuỵ Sĩ giàu có và ‘quậy ngầm’

Đi du lịch trong mùa Covid-19

Cô đã bị thu hút bởi ‘những ngôi nhà và những quán cà phê quyến rũ, bối cảnh đẹp và vị trí đắc địa trên mặt nước’, cô nói. “Hallstatt đã trở nên rất được yêu thích trong những năm gần đây và nó đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khiến nó trở nên hấp dẫn.”

Taylor đã dành vài ngày lang thang trên các đường phố của ngôi làng cổ tích này, uống cà phê giữa phong cảnh núi non và ngắm mặt trời lặn trên mặt hồ.

Nhưng một tháng sau khi Taylor đến được địa điểm thuộc danh sách nhất định phải đến một lần trong đời, ngôi làng nhỏ bé này đã đi từ một trong những nơi được lên Instagram nhiều nhất, theo tạp chí Harper’s Bazaar, đến trải nghiệm điều mà nó không hề biết trong nhiều năm.

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Bình thường thì vào thời điểm này trong năm, ngôi làng với gần 800 dân thường sẽ mở cửa cho gần 10.000 khách đến thăm hàng ngày.

Trong không trung đầy âm thanh của những chiếc xe khách đi lùi và những cuộc trò chuyện bằng vô số ngôn ngữ và bầu trời lấp lánh với những ánh đèn flash từ những máy ảnh kỹ thuật số.

Tuy nhiên, vào ngày 16/3, lệnh phong tỏa được áp dụng trên khắp nước Áo đã thay đổi mọi thứ đối với người dân Hallstatt.

“Giống như sống trong ngôi làng ma,” Sonja Katharina, cư dân Hallstatt nói. “Thế giới đã ngừng quay. Thật đáng sợ, yên ắng và tĩnh lặng. Không có xe hơi, không có xe buýt và không có du khách. Chúng tôi thậm chí có thể nghe thấy tiếng thiên nga đang bơi.”

Khi cú sốc ban đầu dọn đường cho những tháng mùa xuân ấm áp, Katharina đã tận hưởng những lợi ích của sự cô độc. Cô có thể lái xe qua các con phố mà không đối mặt với rủi ro gặp phải khách bộ hành đang bước tới và dành nhiều ngày để đạp xe trên đường Seestraße, hay ‘Đường Hồ’, con đường được chụp ảnh nhiều nhất của làng Hallstatt vốn thường tấp nập với khoảng 4.000 du khách mỗi ngày.

Sức hút của Hallstatt

“Điều tích cực là chúng tôi có thời gian nói chuyện với nhau – dĩ nhiên là giữ khoảng cách,” Katharina cười nói. “Chúng tôi không cần phải vội vàng, và học cách suy nghĩ về những gì thực sự quan trọng trong cuộc sống.”

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionNhững kiến trúc có từ thời Thế kỷ 16 và những con phố lát sỏi của ngôi làng hấp dẫn tới 10 ngàn du khách tới thăm mỗi ngày trước khi Covid-19 ập đến

Giống như Katharina, những người khác cũng đang tận hưởng sự thay đổi nhịp độ. “Sự sụt giảm du khách xảy ra ít nhiều theo cách hoàn toàn bất ngờ,” Gerhard Hallstatt, nhạc sĩ địa phương, nói. “Đột nhiên, Hallstatt đã quay trở lại cội rễ của mình.”

Một thập niên trước, ngôi làng này đón khoảng 100 du khách mỗi ngày. Giờ đây, trước khi có đại dịch Covid-19, nó đón hơn 1 triệu lượt khách qua đêm mỗi năm.

Trong những tháng mùa hè, nhiều du khách đến từ khắp châu Á, Mỹ và Anh; trong khi vào mùa thu và mùa đông, điều lôi cuốn khách du lịch từ các nước lân cận như Ba Lan, Hungary, Đức và Cộng hòa Séc là những cung đường lội bộ, đường đạp xe đèo núi, đường leo núi vốn mở cửa tại những thời điểm trong suốt cả năm.

Làm sao làng Hallstatt thu hút du khách đến vậy?

Một số lý do rất dễ giải thích. Hallstatt và khu vực xung quanh hồi năm 1997 đã được tuyên dương với phong cảnh núi tuyết hùng vĩ và ngành khai mỏ muối có từ lâu đời. Mỏ muối ở đây – nằm trong số lâu đời nhất thế giới – đã đón 19.700 du khách từ tháng 1 đến ngày 15/3 năm nay, tất cả họ đều háo hức muốn tìm hiểu lịch sử của những đường hầm 7.000 năm tuổi hoặc ngắm khung cảnh hồ muối đẹp mê hồn.

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionHallstatt nổi tiếng với du khách Trung Quốc đến nỗi một ngôi làng y hệt thế đã được xây dựng ở tỉnh Quảng Đông

Kể từ khi phong tỏa xảy ra, tất cả chỉ còn là con số không. Và trong khi dân địa phương có thể tìm lại về cội rễ của họ, lệnh phong tỏa cũng đem lại sự bất định.

“Hallstatt luôn là điểm nóng du lịch, do đó rất nhiều người đã mất việc hoặc bị giảm giờ làm,” ông Kurt Reiger, CEO của mỏ muối Hallstatt, nói. “Không có cảm giác phố cổ trở lại như xưa bởi vì phố cổ của chúng tôi luôn chật kín du khách, điều mà chúng tôi yêu thích.”

Những lý do khác làm nên sức hấp dẫn của Hallstatt còn bất ngờ hơn. Hồi năm 2006, các tập phim Hàn Quốc Spring Waltz (Điệu Valse Mùa xuân) nổi tiếng đã được quay bên trong và xung quanh Hallstatt, giúp giới thiệu ngôi làng với hàng triệu người ở châu Á.

Và khách du lịch Trung Quốc cũng đổ về đây, một phần nhờ vào công ty khai mỏ Trung Quốc Minmetals, vốn vào năm 2012 đã cho ra mắt một bản sao làng Hallstatt với kích thước thật ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Kể từ đó, các du khách đã đi hàng ngàn dặm để trải nghiệm ngôi làng thật. Công trình này được cho là tiêu tốn hơn 6,5 tỷ nhân dân tệ và hoạt động như một dự án xây dựng bất động sản cao cấp dành cho người giàu, thay vì là ‘hòn ngọc nước Áo’ vốn là danh xưng của ngôi làng phiên bản gốc.

Edwin HusicBản quyền hình ảnhEDWIN HUSIC
Image captionHồi tháng Giêng, các quan chức du lịch ở Hallstatt đã phải ra lệnh hạn chế, chỉ cho tối đa 50 chiếc xe buýt đến làng mỗi ngày

Du khách cũng đổ bộ đến Hallstatt nhờ vào phim hoạt hình cực kỳ được ưa chuộng, Frozen. Nhiều người tin rằng ngọn tháp và đỉnh núi băng giá của Hallstatt chính là nguồn cảm hứng cho hầu hết Vùng đất giả tưởng trong Frozen, vương quốc Arendelle. Giả thiết này chỉ có một vấn đề: nó không đúng.

“Khi nói đến Frozen, đó chỉ là tin đồn,” ông Gregor Gritzky, CEO của hội đồng du lịch địa phương Dachstein Salzkammergut, nói. “Báo chí quốc tế đã hỏi chúng tôi về điều này, nhưng tất cả chỉ là tin đồn.” Trên thực tế, nguồn cảm hứng thực sự đằng sau Frozen là ở một số địa điểm trên khắp Na Uy, từ Pháo đài Akershus ở thành phố Oslo đến khu phố buôn bán xưa Bryggen, Bergen.

‘Nhớ du khách’

Tuy nhiên, một niềm tin có thể chính xác là danh tiếng ngôi làng là địa điểm đẹp nhất nước Áo có lẽ đã khiến Hallstatt thân thiện với Instagram. Tìm kiếm #Hallstatt trên Instagram đem lại kết quả hơn 600.000 tấm ảnh chụp của du khách được lấy khung hình hoàn hảo trong các tư thế làm kiểu có đạo diễn.

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionSalzwelten, mỏ muối ở Hallstatt đã được Unesco công nhận, là nơi bạn có thể đi từ làng tới bằng cáp treo

“Du lịch có hai mặt cũng như hai mặt của đồng tiền. Đã có những thách thức với con số du khách, nhưng có khách du lịch là điều tốt cho địa phương,” Gritzky nói. “Chúng tôi muốn mọi người làm nhiều hơn là chỉ chụp ảnh, không xuống xe và đến địa điểm tiếp theo.”

Mặc dù mang lại lợi ích rõ ràng về tiền bạc, du lịch ở quy mô này cũng đưa đến các tác dụng phụ.

Một số người dân địa phương đã phàn nàn về việc khách du lịch xuất hiện không báo trước trong khu vườn của họ, và các thiết bị bay không người lái hoạt động vè vè là một vấn đề thường gây bức bối.

Vào tháng 1, các lãnh đạo du lịch ở Hallstatt đã có các bước đi giới hạn xe buýt du lịch xuống còn 50 chiếc mỗi ngày.

Tuy nhiên, mặc dù những hạn chế du lịch mới đây do dịch Covid-19 đã mang lại cho người dân địa phương chút nghỉ ngơi mà họ đáng được có, nhiều người bắt đầu nhớ du khách.

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionNhiều người tin rằng những ngôi nhà mái nhọn nằm trên những triền núi phủ tuyết của Hallstatt đã tạo cảm hứng cho sự ra đời của vương quốc Arendelle trong phim Frozen

“Thật là một cảm giác đẹp khi có một số làn đường trống cho ‘chính mình’, nhưng người dân Hallstatt rất vui được chia sẻ vẻ đẹp của ngôi làng với bạn bè và du khách từ khắp nơi trên thế giới,” Gerhard Hallstatt nói. “Dân làng – giống như tất cả những ai sống ở khu vực du lịch – có mối quan hệ yêu-ghét nhất định với du lịch, nhưng phần lớn người dân phụ thuộc vào nó.”

Có tin tốt cho sự phục hồi của làng, vì du khách địa phương đang bắt đầu quay trở lại khi các biện pháp phong tỏa được nới lỏng trên khắp nước Áo.

Vào giữa tháng Năm, Simon König và bạn đời của ông, vốn sống cách Hallstatt khoảng một giờ lái xe, đã tận dụng cơ hội vàng để ‘đến thăm nơi xinh đẹp này mà không gặp đông đảo du khách’.

“Nó chưa bao giờ đẹp đến thế,” König nhớ lại. “Khi chúng tôi đến, thực sự không có ai xung quanh ngoại trừ dân địa phương đang làm việc trong nhà của họ. Khoảng giữa trưa, có một số người từ các cộng đồng xung quanh đến với lý do cũng giống như của chúng tôi.”

Edwin HusicBản quyền hình ảnhEDWIN HUSIC
Image captionDo các biện pháp phong tỏa đã được nới lỏng trên toàn nước Áo, du khách địa phương đang bắt đầu trở lại Hallstatt

Ở Hallstatt, một số khách sạn vừa mới mở cửa trở lại, và những mỏ muối nổi tiếng cũng vậy. Vẫn còn nhiều thách thức sắp tới. “Tôi nghĩ sẽ mất thời gian để du lịch khôi phục trở lại, nhưng một trong những câu hỏi lớn nhất là ai có thể đến và trong khoảng khung thời gian nào?” Gritzky nói.

Nhưng đối với Taylor, Hallstatt đã không đánh mất điều khiến nó trở nên đặc biệt, ngay cả khi nó vẫn còn không thể đến được.

“Hallstatt đặc biệt độc đáo,” cô nói. “Đó là một trong số ít những điểm đến thời thượng mà thực sự vượt quá mong đợi khi đến thăm trực tiếp.”

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.

Categories: Cảnh-Đẹp | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.