Phật gia giảng về luân hồi, chuyển sinh, về kiếp trước, kiếp sau. Rất nhiều người mang sẵn trong đầu tư tưởng vô thần, thường cho đó là những chuyện mê tín, dị đoan. Nhưng thử hỏi nếu tất cả là mê tín thì chẳng phải những sự tình trên đời đều chỉ là một trò đùa ngẫu nhiên của Tạo hoá thôi sao? Thử hỏi mối duyên với cha mẹ, bè bạn, với vợ chồng của chúng ta cũng chỉ là chuyện hên xui, may rủi, hoàn toàn là ngẫu nhiên?
Đức Phật thích Ca cũng có những mối nhân duyên từ nhiều kiếp với vua cha Vua Tịnh Phạn, Hoàng hậu Ma Da, vợ là công chúa Da-du-đà-la và con trai La Hầu La của Phật. Và con người chúng ta hay vạn sự vạn vật cũng vậy, tất cả gặp nhau đều không là ngẫu nhiên.
Thực ra nhân duyên là tiền định từ kiếp trước. Những sự việc xảy ra trong đời này của một cá nhân thảy đều là kết quả gây ra từ đời trước vậy. Có một lần Đức Phật nói với ngài A Nan: “Ta thấy vạn vật trong trời đất đều có nhân duyên kiếp trước”.
Ngài A Nan nghe thấy lời Đức Phật nói, liền tới quỳ trước mặt Đức Phật hành lễ và hỏi: “Xin hỏi Người đó là nhân duyên gì? Những điều này tất cả các đệ tử đều muốn biết. Xin người hãy diễn thuyết thuật lại, để khai thị độ hóa những người không biết”.
Đức Phật nói: “Con người nếu bồi dưỡng phúc đức, cũng giống như cái cây kia. Phúc đức là một cái hạt được trồng xuống đất, sau đó dần dần lớn lên, kết thành quả và mang lại lợi ích”.
1. Những người mà kiếp này may mắn có địa vị cao quý, được xã hội trọng vọng làm quốc vương hay chức cao đại thần, là người có quyền, có thế thì kiếp trước đều là những người lễ phép, biết kính trọng Phật mà đến.
2. Người kiếp này mà giàu sang và phú quý thì ắt kiếp trước cũng đều là những người đã từng bố thí hay cứu tế và cho đi rất nhiều.
3. Người kiếp này mà sống thọ, có sức khỏe dồi dào, hiếm hay không bị bệnh tật đa phần kiếp trước đều là người luôn giữ vững giới cấm và rất coi trọng tôn nghiêm nhà Phật.
4. Người kiếp này lớn lên đoan chính, gương mặt thanh tú, dung mạo xinh đẹp, thần thái rạng ngời, “hữu xạ tự nhiên hương”, khắp thân mình luôn tỏa ra một mùi hương thơm mát. Người này gặp người, người thích, cất tiếng nói người người muốn nghe. Đó chính là kết quả của việc kiếp trước họ đã tu nhân tích đức, biết lấy khiêm nhường và nhẫn nhịn làm niềm vui.
5. Người nào kiếp này điềm đạm, cư xử bình tĩnh, không bao giờ hấp tấp vội vàng, cả trong nói năng và trong hành động đều rất cẩn trọng, biết chừng mực thì ắt hẳn kiếp trước đều là những người đã từng tu thiền định, tâm tưởng thanh tịnh.
6. Người kiếp này tài năng và thông suốt Pháp, thậm chí có thể thuyết giảng, đồng thời hóa độ người u mê hay ngốc nghếch, biết trân quý lời nói và tự động truyền rộng Phật pháp ra ngoài để người người trong chúng sinh cùng thấu hiểu. Người có đức tính ấy, ắt là kết quả của việc kiếp trước đã tu trí tuệ mà thành.
7. Người nào có giọng nói trong trẻo, âm vực rõ ràng và vô cùng truyền cảm thì ắt hẳn kiếp trước là người tới từ Tam bảo ca hát (Tam bảo là chỉ Phật, Pháp và Tăng).
8. Người nào kiếp này từ nhỏ mà đã ngốc nghếch thì ắt là do kiếp trước đã không muốn nhận sự dạy dỗ, luôn chỉ bảo người khác.
9. Người mà kiếp này làm nô lệ hay làm kẻ ở cho người khác thì đa phần là do kiếp trước đã thiếu nợ, có vay nhưng chưa hoặc không trả người ta.
10. Người mà kiếp này có địa vị thấp kém, sống đời nghèo hèn đa phần là bởi ở kiếp trước đã không biết lễ phép và kính trọng Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng).
11. Người nào kiếp này sạch sẽ không bệnh tật, là vì kiếp trước không bao giờ đánh người, tâm luôn từ bi lấy thiện đãi người.
Mọi việc trên thế gian này đều thuận theo quy luật nhân quả, đều có căn nguyên của nó, đừng trách vì sao người ác vẫn được giàu có hay đừng trách sao mình tốt bụng, lương thiện mà chỉ mãi nghèo khổ.
Chẳng “người tốt” nào mỗi lần đi làm việc tốt mà trong đầu lại nghĩ đến việc được phúc gì bao giờ. Có người cứ mỗi lần gặp họa lại phàn nàn: “Tại sao tôi làm nhiều việc tốt thế, tôi sống lương thiện thế vậy mà lại không được báo đáp, toàn gặp chuyện xui xẻo là sao?”.
Người sống trên đời, hãy học cách thuận theo tự nhiên, buông bỏ chấp nhất, vướng bận. Hãy như biển cả dung nạp trăm sông, như núi cao không ngại đất bồi.
Cái mà người ta buông bỏ chấp nhất không phải là buông bỏ tất cả mọi thứ trong cuộc sống, như cơm cũng không ăn, ngủ cũng không ngủ. Đó hoàn toàn không phải là sự buông bỏ, mà lại là một loại cực đoan khác, là một kiểu vô trách nhiệm, buông xuôi, phó mặc sinh mệnh mình. Sự buông bỏ đích thực chính là tiêu trừ những thứ dục vọng và tâm không tốt, những thứ bám riết lấy tâm người ta như tham vọng về danh, lợi, tình, sự đố kỵ, ghen ghét…
Trong kiếp luân hồi, ác nghiệp và phúc báo luôn đi theo con người như hình với bóng. Nhân duyên ở kiếp trước sẽ còn kéo dài tới ngàn kiếp sau, và nghiệp duyên kiếp nọ cũng sẽ lưu truyền mãi tới kiếp kia. Bởi thế, Phật gia mới giảng cần phải tích đức, hành thiện, làm điều tốt, sống thiện lương để gây một phúc báo cho kiếp sau.
Người mà tích được đại phúc thì đời sau còn có thể đắc được thân người trong vòng luân hồi lục đạo. Người chỉ làm điều xấu, hành ác, gây nghiệt duyên, đời sau ắt hẳn phải chịu thác sinh làm động vật, thậm chí chịu huỷ diệt hoàn toàn.
Thần Phật bảo hộ cho ‘người tín Thần Phật’ như thế nào?
Bùi Kiến Thành: Quan hệ Việt – Mỹ hôm nay ‘không phải thần kỳ mà nhờ kiên trì’
NGUỒN HÌNH ẢNH,AFP
Chụp lại hình ảnh,Một đầm sen ở Hà Nội
Việt Nam và Hoa Kỳ đang đánh dấu tròn 25 năm thiết lập quan hệ bang giao hậu chiến giữa hai “cựu thù”, đã có một số ý kiến, bình luận cho rằng thành tựu của mối quan hệ này cho tới nay đạt được có thể coi là chuyện “biến không thành có”, là chuyện “thần kỳ”.
Tuy nhiên một cựu cố vấn độc lập từng có các tư vấn ở cấp độ chiến lược cho ban lãnh đạo nhà nước và chính quyền Việt Nam từ ba thập niên về trước cho rằng ở đây ‘không có gì nên cho là thần kỳ cả’.
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt nhân dịp sự kiện bang giao Mỹ – Việt này từ Hội An, kinh tế gia Bùi Kiến Thành giải thích quan điểm của mình và nhận định trên và qua đó chia sẻ một số chi tiết về những gì ông biết, tham gia hay cố vấn tư vấn từ thuở ban đầu, cũng như nói về những điều gì mà bên cạnh việc đánh dấu ‘thành tích’ này thì cần phải lưu ý, cập nhận về mặt nhận thức tình hình mới ngay cho hiện tại, cũng như nhìn về tương lai, kể cả đối nội, lẫn đối ngoại.
“Tôi thì không có một từ nào hay là cách diễn đạt nào đặc biệt cho riêng mình như là cho rằng có sự “thần kỳ”, mà tôi cho rằng quan hệ Việt – Mỹ thiết lập và phát triển qua 25 năm tới nay.
“Tôi nghĩ rằng trước hết chúng ta phải luôn luôn tâm niệm là kiên nhẫn, luôn luôn bước tới, tiến lên, mặc dù gặp khó khăn nào, thì chúng ta cũng phải vượt qua, bởi vì thực ra trong xây dựng, duy trì và phát triển quan hệ Việt – Mỹ đã đang gặp rất nhiều khó khăn, trước đây có những khó khăn tưởng như không vượt qua nổi.
“Nhưng tôi nghĩ chính nhờ sợ kiên trì, chứ chẳng phải thần kỳ gì, mà cộng với sự cố gắng tìm hiểu nhau, thì chúng ta vẫn có thể thực hiện được mà nay ngồi nhìn lại một số người cho là “thần kỳ” đó.
“Nhưng mà thực sự không phải là cái gì mà “thần kỳ” đâu, ở đây là chúng ta phải biết cách làm thôi. Tức là phải có những chìa khóa để mở những cái cửa bị khóa, bị đóng, bị kẹt, phải biết cụ thể bắt những bệnh này khác như thế nào để mà có thể chữa bệnh được.
“Tôi lấy ví dụ như là trước hết phải thông hiểu được những vấn đề hoạt động kinh tế, hoạt động chính trị của Mỹ như thế nào và tình hình, trình độ của Việt Nam ra sao, để tìm giải pháp mà hai bên có thể thông hiểu với nhau được.
“Thì đấy là vấn đề và tính cụ thể phải làm, chứ còn nói rằng ‘thần kỳ’ thì chẳng phải là một từ ngữ đúng.”
NGUỒN HÌNH ẢNH,AFP
Chụp lại hình ảnh,Một đầm sen ở Hà Nội
‘Nhớ tới Võ Văn Kiệt và Phạm Hùng’
Kinh tế gia Bùi Kiến Thành, qua chính kinh nghiệm trao đổi của ông với tư cách một trí thức Việt Nam sống ở Mỹ được nhà nước, chính quyền Việt Nam ba thập niên trước ‘tìm tới’ và ‘lắng nghe’ ý kiến tư vấn, cố vấn, trong dịp này nói với BBC News Tiếng Việt là người Việt Nam ngày nay tuy thế không nên quên là ngoài chân đối ngoại thì còn có chân đối nội, mở được ‘cánh cửa’ từ bên trong bản thân ‘đầu óc tư duy’, mở cánh cửa ‘nội lực’ kinh tế với kinh tế thông thoáng hơn, thì mới kết hợp hài hòa được với đối ngoại và từ đó bang giao và nội trị mới có thể tương tác, hài hòa với nhau.
“Năm nay cũng là 12 năm giỗ của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nhân dịp này tôi cũng tưởng nhớ tới ông Kiệt và còn một người then chốt nữa, trước đó, mà giúp cho việc mở cửa đầu tiên là ông Phạm Hùng, ông Phạm Hùng là người đầu tiên đặt vấn đề với tôi, một người Việt sống nhiều năm ở Mỹ và làm việc trong lĩnh vực kinh tế, tài chính ở trong lòng nước Mỹ, về đổi mới kinh tế và vấn đề quan hệ với Mỹ. Sau đó tiếp theo là đến Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
“Việc lãnh đạo Việt Nam mở ra bên ngoài, lắng nghe ý kiến người Việt tại Mỹ và hải ngoại như tôi cũng là điều có ý nghĩa cho sự đổi mới, mở cửa ra bên ngoài ấy. Và khi mà tôi bắt đầu làm việc với lãnh đạo Việt Nam, từ Mỹ, thì khi đó anh Sáu Dân (bí danh của ông Võ Văn Kiệt) là Bí thư của thành phố Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh), thì vai trò đặc biệt của anh Sáu Dân ở thành ủy Sài Gòn là đem ra thí điểm những việc mà tôi trình bày với lãnh đạo ở Hà Nội.
“Và qua thí điểm ở thành phố Sài Gòn đạt được những kết quả của nền kinh tế thị trường như thế nào, thì họ từ từ đi đến cuộc họp tháng Giêng năm 1983 ở Đà Lạt, họp Bộ Chính trị thu hẹp lại để mà xem xét những thí điểm của Sài Gòn ra sao.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,Tổng thống Mỹ Donald Trump quan tâm Việt Nam
“Mà thực sự cuộc họp ngày 27/01/1983 là một cuộc họp thu hẹp của Bộ Chính trị ĐCSVN phê duyệt những việc làm của anh Sáu Dân ở Sài Gòn, mà từ đó mới đi tới chỗ xây dựng lên những văn bản trình ra Đại hội VI để mà thông qua chính sách Đổi Mới.
“Thì đấy là vai trò thứ nhất là anh Phạm Hùng đưa ra những chỉ đạo mà anh Võ Văn Kiệt ở Sài Gòn thực hiện những thí điểm những vấn đề về kinh tế thị trường là như thế nào, bãi bỏ những vấn đề là ngăn sông cấm chợ ra sao và cho phép các doanh nghiệp Sài Gòn hoạt động như thế nào mà không cần phải chờ đợi những sự cung cấp nguyên vật liệu của các ủy ban của nhà nước.
“Thì như vậy vai trò của anh Kiệt là vai trò tiên phong trong vấn đề là đưa những công việc làm, những phương thức làm của nền kinh tế thị trường vào hiện thực và từ từ được lãnh đạo chấp nhận và đi tới
Nghị quyết của Đại hội VI để mà thông qua chính sách dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, nhưng mà trước đó cái quan trọng là mở ra được nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế nhiều thành phần, tất nhiên nói như thế là hủy bỏ nền kinh tế tập trung của quốc doanh, thì đó là một cuộc cách mạng rất là lớn, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào nền kinh tế, khôi phục lại quyền tự do kinh doanh của tất cả một dân tộc bằng năm chữ là nền kinh tế Việt Nam là nền ‘kinh tế nhiều thành phần’.
“Vì vậy cho nên vai trò của anh Kiệt và anh Phạm Hùng trong những thời điểm đó rất là quan trọng, để mà chuyển đổi chế độ đi vào một cuộc cách mạng có người nói là vĩ đại để mà có thể nói là khôi phục lại quyền tự do kinh doanh cho cả dân tộc đất nước, trên tinh thần mở ra với thế giới để tự cứu mình, để tiến bộ, phát triển và hội nhập.”
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,Việt Nam đang có dân số trẻ
Đã tư vấn những gì với lãnh đạo Việt Nam?
Hồi tưởng lại những gì đã trao đổi, tư vấn, cố vấn cho giới lãnh đạo Việt Nam qua nhiều nhân vật khác nhau trong ngành ngoại giao, quan chức cao cấp chính phủ vào những năm tháng ngay từ đầu thập niên 1980, kinh tế gia Bùi Kiến Thành nói:
“Khởi thủy là khi các vị đó, như Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt… qua các kênh gián tiếp, trực tiếp và cấp dưới của họ, hỏi tôi là làm sao để mà nền kinh tế Việt Nam phát triển, tôi nói rằng theo cách quản lý nhà nước của đảng Cộng sản dẫn đến một dân tộc Việt Nam vô sản là một dân tộc nghèo, không thể nào phát triển được, vì vậy cho nên các anh phải suy nghĩ làm sao để cho dân Việt Nam có giàu thì nước mới mạnh.
“Thì lúc đó, các đại diện của Việt Nam phản ứng ngay với tôi, nói rằng nếu mà nói rằng dân giàu tức là kẻ thù của vô sản, thì như vậy khó cho họ trình bày với lãnh đạo, thì tôi nói là thôi các sẽ không phải trình bày, tôi sẽ viết ra các anh cầm về trình bày với lại lãnh đạo của các anh, các anh khỏi phải phát biểu.
“Để cho lãnh đạo các anh xem, nếu lãnh đạo các anh thấy rằng cái mà tôi nói là có lý, là sao là từ thuở thượng cổ chí kim, từ Tần Thủy Hoàng, cho tới Roma, cho tới trong lịch sử Việt Nam cổ xưa, chưa có một quốc gia nào phồn thịnh mà lại xây dựng từ trên một đám dân nghèo, vì vậy cho nên dân phải giàu, thì nước mới mạnh, thì các anh có đồng ý về vấn đề đó, thì lúc đó tôi mới góp ý thêm được. Còn nếu không có, thì tôi chẳng có gì để mà nói thêm nữa.
“Thì khởi thủy là như vậy, cho nên chỗ đạt được đồng thuận từ chỗ mà gọi là ‘dân giàu, nước mạnh’ là cái chìa khóa đi tới, riêng với tôi là hai bên, chính quyền Việt Nam và trí thức Việt Nam ở Mỹ, ở hải ngoại đi đến trao đổi, và cấp bang giao quốc gia là Việt Nam mở ra tiếp thu, học hỏi thế giới, trong đó có Mỹ, để đi tới phát triển hơn, thịnh vượng hơn, đối đãi với nhau và đi tới vấn đề là xây dựng chính sách đổi mới mà cụ thể là được Đại hội đổi mới là Đại hội VI của đảng CSVN thông qua.”
Bức thư gửi qua ông Trần Đức Lương
Cũng trong dịp này, kinh tế gia Bùi Kiến Thành chia sẻ với BBC về một chi tiết khác là việc ông đã cố vấn, tư vấn giúp chính phủ Việt Nam ra sao để có sự hậu thuẫn của các giới ở Mỹ và qua đó tiếp cận Asean hầu giải quyết một số vấn đề khó khăn liên quan tới bảo vệ chủ quyền biển đảo, an ninh quốc gia và hội nhập ở khu vực, quốc tế qua ngả Mỹ và các quốc gia Đông Nam Á.
“Ngay hồi đó Việt Nam đã đang ở trong thế khó khăn đối với Trung Quốc ở trên Biển Đông rồi và Việt Nam muốn tổ chức một Hội nghị Quốc tế để đưa vấn đề Biển Đông ra và lãnh đạo Việt Nam muốn nhờ tôi thăm dò bên phía Mỹ thử rằng là nếu Việt Nam đăng cai tổ chức như thế, thì Mỹ có tham dự hay không.
“Lúc đó tôi đang đi với ông Trần Đức Lương, khi đó là Phó Thủ tướng, một cách thầm lặng thôi, nhưng tôi đi tới Bộ Ngoại giao Mỹ đặt vấn đề ấy thì bên Mỹ người ta rất tích cực, người ta thẳng thắn bảo các ông tổ chức một hội nghị như thế thì các ông mời không ai đến đâu và chúng tôi chưa có quan hệ Việt Nam thì chúng tôi cũng không thể đến được.
“Các ông làm như thế để làm gì, phía Mỹ nói, vì hiện nay chúng tôi đang hình thành một Diễn đàn An ninh Khu vực Asean gọi là Asean Regional Forum (ARF), thì các ông chưa được vào vì các ông chưa được ai giới thiệu vào, mà giới thiệu thì cũng chẳng có ai phê duyệt được, thì nếu chúng tôi có ý kiến thêm vào thì mới phê duyệt được, vậy thì lúc đó bên Bộ Ngoại giao Mỹ mới có ý kiến rằng các ông nên về nói với chính phủ Việt Nam nhờ bên Indonesia.
“Bên Indonesia, Tổng thống Suharto giới thiệu Việt Nam vào diễn đàn an ninh khu vực này, như vậy có được Indonesia là nước lớn trong khu vực giới thiệu, thì chúng tôi (Mỹ) sẽ thông báo cho tất cả các thành viên của Diễn đàn An ninh Khu vực này là chúng tôi không có phản đối, thì như vậy các ông sẽ có diễn đàn để các ông đưa vấn đề an ninh của các ông ra diễn đàn an ninh khu vực để mà có thể bàn cãi.
“Thì đấy là một hành động rất là tích cực của Chính phủ Mỹ trong khi chưa có quan hệ ngoại giao, mà tôi đã có sự chắp mối, mà để giúp cho chính phủ Việt Nam tham gia vào thành viên của Asean Regional Forum và đó là khởi thủy và qua đó Việt Nam đã đánh giá được và rất cao tinh thần hợp tác của Mỹ trong những thời kỳ khó khăn năng động như thế.
“Trong sự việc trên, tôi là người duy nhất mà được Thủ tướng Võ Văn Kiệt giao cho trách nhiệm đi qua bên Mỹ để thăm dò Bộ Ngoại giao Mỹ về điểm đấy và buổi sáng tôi đi họp bên Bộ Ngoại giao Mỹ thì buổi chiều tôi về tôi viết một báo cáo đưa cho Phó Thủ tướng Trần Đức Lương chuyển về Hà Nội nói rằng chính phủ Mỹ đề nghị giúp cho Việt Nam như thế, như vậy, thì chính phủ Việt Nam rất là ngạc nhiên làm sao mà tôi đi vào Bộ Ngoại giao Mỹ một buổi, mới nói chuyện với Bộ Ngoại giao mà giải quyết được chuyện trọng đại như thế, thì chính phủ rất là mừng, đánh giá rất là cao sự việc đã xảy ra.
“Thì tôi trong lâu nay cũng trầm lặng làm những việc như thế, nhưng không hề nói gì với ai, sau này mới viết ra trong một cuốn sách để cho moi người biết, kèm theo tài liệu viết tay mà tôi gửi qua ông Trần Đức Lương đó thôi.”
NGUỒN HÌNH ẢNH,AFP
Chụp lại hình ảnh,Cuộc sống ở Việt Nam đang trở lại bình thường, ảnh ngày 9/6, tỉnh Bắc Giang
Tình hình mới đòi hỏi tầm cao mới
Ở phần cuối cuộc trao đổi này, kinh tế gia Bùi Kiến Thành nói với BBC News Tiếng Việt rằng bên cạnh việc nhìn lại ‘thành tựu thần kỳ’ trong quan hệ Việt – Mỹ qua 25 năm, thì Việt Nam cần phải có nhận thức mới cập nhật về tình hình thế giới trong bối cảnh hiện nay và có tầm nhìn mới nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ ra sao, theo góc nhìn của ông.
“Ngày nay, tình hình quốc tế và khu vực đã có nhiều thay đổi đòi hỏi tầm nhìn và tầm mức quan hệ bang giao Việt – Mỹ phải có những cập nhật, đổi mới và nâng cấp.
“Tôi xin nói chẳng hạn về nhân tố Trung Quốc, nhân tố này ngày nay đang tạo ra nhiều thách thức với Việt Nam, khu vực và thế giới và cả quan hệ bang giao Việt – Mỹ, không chỉ trong kinh tế, thương mại, thị trường mà còn liên quan tới bang giao, chính trị, an ninh, chính trong bối cảnh ấy, tôi nghĩ phần việc mà Việt Nam đã làm, cố gắng làm trong mấy chục năm qua và các năm gần đây để xây dựng và xây dựng tốt hơn quan hệ đối với Mỹ lại cần càng phải được tăng cường vun đắp.
“Quan hệ tốt với Mỹ để làm gì? Theo tôi là để xây dựng cho Việt Nam một tương lai hùng mạnh chứ không phải chìm đắm trong vai trò một quốc gia nhược tiểu nữa, mà muốn như vậy phải có quan hệ tốt với các quốc gia văn minh, phát triển, nhất là đối với Mỹ, vì Mỹ vừa là thị trường lớn nhất của thế giới, là nguồn cung ứng khoa học, công nghệ, kỹ thuật lớn nhất của thế giới.
“Không có một quốc gia nào sau Thế chiến thứ hai mà phát triển lên được mà không có sự vun đắp, phát triển quan hệ với Hoa Kỳ, kể cả Pháp, cả Đức, cả Nhật Bản, Đài Loan, cả Hàn Quốc v.v…
“Thì mình phải rút kinh nghiệm đó, làm sao xây dựng quan hệ tốt nhất đối với Hoa Kỳ trên các phương diện, trong đó không chỉ trên bình diện kinh tế, mà còn các lĩnh vực khác, mà đó là những việc mà tôi cũng đã cố gắng làm từ những năm 1980.
“Còn ngày nay và tới đây, tôi nghĩ hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ trên thực tế đã đạt được mức độ hợp tác đối tác ở cấp độ chiến lược chứ không chỉ là toàn diện.
“Tới đây, theo tôi cần phải đẩy mạnh, nâng cao cấp độ quan hệ này chính danh và đúng tầm mức hơn, phục vụ những lợi ích chung mà hai nước lâu nay hợp tác với nhau vẫn chưa sẻ, cũng như đóng góp tích cực và hiệu quả hơn nữa vào hòa bình, ổn định, thịnh vượng chung của khu vực và thế giới.”
Kinh tế gia Bùi Kiến Thành sinh năm 1932, là một nhà tài chính và chuyên gia kinh tế, tài chính người Mỹ gốc Việt.
Ông Bùi Kiến Thành từng được nhà nước Việt Nam vinh danh trong chương trình Vinh danh nước Việt năm 2004.