Daily Archives: July 17, 2020

Quan hệ Việt – Mỹ: Tiến bộ, lạc quan nhưng VN không nên quên nhân quyền?

Quan hệ Việt – Mỹ: Tiến bộ, lạc quan nhưng VN không nên quên nhân quyền?

Căng thẳng Mỹ Trung kéo dài trên nhiều mặt trận

Chụp lại hình ảnh,Căng thẳng Mỹ Trung kéo dài trên nhiều mặt trận

Việt Nam và Hoa Kỳ đang đánh dấu 25 năm thiết lập bang giao giữa hai quốc gia cựu thù trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động ở cấp độ toàn cầu như đại dịch Covid-19 hay căng thẳng, đối đầu chưa giảm ở Biển Đông và khu vực.

Nhân dịp này một số ý kiến của các nhà nghiên cứu, phân tích, bình luận thời sự và chính trị, cũng như quan sát bang giao Việt – Mỹ chia sẻ với BBC News Tiếng Việt cảm nhận và nhận xét của mình.

Trong đó có ý kiến cho rằng bang giao Việt – Mỹ đang đứng trước cơ hội có tính quyết định lịch sử, quan hệt có tiến bộ, lạc quan, hứa hẹn nhưng Việt Nam không nên quên đề cập và giải quyết vấn đề nhân quyền.

Trong khi lại có ý kiến khác cho rằng Mỹ đang cần Việt Nam do nhận thấy đối đầu với Trung Quốc cần phải có thêm bạn hữu và sự ủng hộ.

Chiều 12/11/2017, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vẫy tay chào tạm biệt Việt Nam tại sân bay Nội Bài, kết thúc chuyến thăm 3 ngày để tham dự APEC ở Đà Nẵng và chuyến thăm cấp nhà nước tại Hà Nội

Chụp lại hình ảnh,Chiều 12/11/2017, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vẫy tay chào tạm biệt Việt Nam tại sân bay Nội Bài, kết thúc chuyến thăm 3 ngày để tham dự APEC ở Đà Nẵng và chuyến thăm cấp nhà nước tại Hà Nội

‘Cơ hội lịch sử’

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Jonathan London (Đại học Leiden, Hà Lan): Đã có những ý kiến nói về những hạn chế trong quan hệ Việt – Mỹ mà cả hai nước này chưa thể tiến tới hợp tác chiến lược, bởi vì quan hệ Việt – Mỹ còn có những vấn đề. Và tôi thấy là điểm này rất là quan trọng phải nhấn mạnh. Việt Nam tất nhiên phải làm tất cả những gì có thể để đẩy mạnh và bảo vệ quyền lợi của người dân Việt Nam, nhưng mà phải nói rõ Việt Nam cũng có một cơ hội và quyết định có tính lịch sử để lựa chọn.

Việt Nam cần cố gắng để điều chỉnh… tôi thấy trong thời điểm quan trọng này, với những diễn biến đã thấy, muốn Việt Nam và Mỹ phát triển quan hệ mạnh hơn nữa, thì chắc chắn Việt Nam có cơ hội để làm những gì từng bước để quan hệ của hai nước tiến bộ. Nhưng tôi nhấn mạnh một điều trên thế giới, nếu mà nói về Biển Đông thì không có hai nước nào mà có quyền lợi chia sẻ gần gũi hơn so với Mỹ và Việt Nam, như thế sau bao nhiêu năm chiến tranh, quyền lợi của Mỹ và Việt Nam nay rất gần gũi với nhau về an ninh. Còn đối với thương mại, rõ ràng hai nước cũng chia sẻ những quyền lợi lớn.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao (Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển): Tôi không nghĩ rằng quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là bất khả thi, nó chưa đến thôi, nó chưa đúng thời điểm thôi và bây giờ và ở giai đoạn này chính sách đối ngoại của Việt Nam, những dịch chuyển đang hướng đến điều đó và bản thân Trung Quốc cũng góp phần vào đây, họ càng hung hăng, thì họ càng đẩy Việt Nam, thì Việt Nam trong chính sách ba không, hay bốn không của quốc phòng của Việt Nam có một câu nói rất rõ là trong trường hợp nếu Việt Nam bị đe dọa về an ninh, chủ quyền quốc gia, thì Việt Nam vẫn có thể hợp tác, kết bạn với các nước khác, thì đấy là một thông điệp hết sức rõ ràng…

Chính phủ Việt Nam, chính quyền Việt Nam trong 25 năm qua, tôi đánh giá là có những nỗ lực rất là cao, mặc dù chưa đáp ứng được hết những mong muốn, nguyện vọng của người dân, mặc dù lúc này, lúc khác vẫn phải nỗ lực làm dịu đi cái gọi là vấn đề của ông bạn phương Bắc.

Nhà báo tự do Song Chi (cựu Đạo diễn truyền hình): Qua 25 năm, những người cộng sản có thể thấy thành quả trong mối quan hệ giữa hai bên là nhanh. Nhưng với những chuyển động của thế giới thì 25 năm mà chỉ đạt như thế vẫn là chậm. Điều này chủ yếu do sự nghi kỵ, thiếu tự tin từ phía VN.

Để đi vào chất lượng và thực chất hơn, Hà Nội cần phải chứng tỏ sự thành tâm hơn, ngừng đu dây giữa hai bên, đừng có một mặt thì ca ngợi quan hệ Việt-Mỹ, mặt khác vẫn tưng bừng nhắc nhớ quá khứ chiến thắng chống giặc Mỹ với những từ ngữ đầy hận thù, rồi tiếp tục coi Trung cộng là bạn tốt, đồng chí tốt, 16 chữ vàng v.v…

Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp (nhà nghiên cứu cao cấp khách mời, Viện Iseas, Singapore): Quan hệ Việt – Mỹ 25 năm qua là thực chất và đã đạt nhiều thành tựu mọi mặt – chính trị, đối ngoại, kinh tế, xã hội, giao lưu nhân dân, nhân quyền. Tới đây, chắc chắn quan hệ này vẫn đi theo mạch hiện nay đang đi, và chắc rằng hai nước sẽ đi nhanh hơn, cùng nhau làm nhiều hơn, để đưa quan hệ hai nước lên những tầm cao mới, tốt đẹp hơn, thực chất hơn.

Có bài học gì?

Trước câu hỏi, quan hệ bang giao Việt – Mỹ trong chặng đường tới đây liệu có cần học hỏi, phát huy bài học hay thành tựu gì không qua chính đúc rút từ trong chính quá trình thiết lập quan hệ này để có thể có sự tiếp nối và thúc đẩy phát triển trong bối cảnh mới, giai đoạn mới tầm trung và dài hạn, các ý kiến đáp:

Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp: Hai nước Việt, Mỹ bang giao trên nền vững chắc của việc cùng nhau trân trong và đảm bảo lợi ích quốc gia của từng bên, chủ động xử lý mọi thay đổi, biến động về địa chính trị, địa chiến lược, an ninh khu vực và quốc tế và phát triển quốc tế; đẩy mạnh tham vấn chính trị, đối thoại về nhân quyền, đối thoại quốc phòng nhằm làm sâu sắc quan hệ song phương.

Nhà báo Song Chi: Trong quá khứ đảng cộng sản Việt Nam luôn luôn có những chọn lựa sai lầm. Chọn lựa sai mô hình thể chế chính trị, chọn sai đường, sai đồng minh, bạn bè. Trong bao nhiêu năm qua đảng và nhà nước VN cũng bỏ lỡ nhiều cơ hội tự thay đổi khiến Việt Nam luôn luôn bị nhỡ tàu, Việt Nam bị tụt hậu so với các nước khác và ngày càng lệ thuộc nặng nề vào Trung Cộng. Một lần nữa, quả bóng lại nằm trong tay nhà cầm quyền Việt Nam mà quan hệ bang giao Việt – Mỹ đang phát triển nay là một cơ hội.

Không ai đòi hỏi đảng cộng sản Việt Nam phải ra mặt chống Trung Cộng. Nhưng những điều họ có thể làm là chuẩn bị về nội lực, giải phóng tất cả những gì còn kìm hãm sức dân, kìm hãm sự phát triển của đất nước, để Việt Nam trở thành giàu mạnh về kinh tế, đồng thời chuẩn bị về quân sự, thoát dần khỏi Trung Cộng. Tiếp đến họ phải chuyển đổi thành một quốc gia tự do dân chủ, vì rõ ràng mô hình tự do dân chủ cho đến nay vẫn là mô hình phát triển tốt đẹp nhất của loài người.

Về phía người dân, người dân phải tăng sức ép đối với nhà nước Việt Nam. Phải cho họ thấy nếu họ tiếp tục lựa chọn lệ thuộc vào Trung Cộng, họ sẽ mất lòng dân, mất tính chính danh. Và cuối cùng là mất nước.

Nâng tầm đối tác chiến lược?

Trước câu hỏi liệu quan hệ đối tác Việt – Mỹ hôm nay đã đủ chín muồi để được chính thức hóa và nâng cấp từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược hay chưa, các nhà phân tích, bình luận nêu quan điểm với BBC:

PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao: Một cách ngắn gọn, có thể nói lộ trình đi đến một đối tác chiến lược đã đang diễn ra từ cả hai phía. Từ phía Mỹ cũng rất là nhiệt tình và từ phía Việt Nam tôi tin rằng là đang có những bước đi thích hợp để tiến đến có thể thiết lập được một cách chính thức quan hệ đối tác chiến lược. Còn trên thực tế, hợp tác chính trị, quốc phòng, an ninh cũng như kể cả kinh tế đối với Việt Nam đang có những bước tiến bộ.

Cũng có những ý kiến nêu ra, đề xuất trong chính sách đối ngoại của Việt Nam rằng Việt Nam và Mỹ đã có hiệp định thương mại song phương, nhưng liệu bây giờ đã đến lúc Việt Nam và Hoa Kỳ đàm phán về một hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hoa Kỳ mới hay không?

Điều này rất là tốt cho Việt Nam và cũng là thuận lợi để làm nền tảng cho quan hệ quốc phòng, an ninh như việc Việt Nam mở cửa cảng Cam Ranh, Đà Nẵng, hợp tác về mặt dịch vụ quốc phòng với Hoa Kỳ, đây là một bước đi cụ thể, để dọn được cho một bước tiếp theo chính thức hóa quan hệ hợp tác chiến lược và đây là hợp tác chiến lược mà nhiều người Việt Nam cũng ủng hộ và cũng không có mấy người nghĩ rằng nếu không có được hợp tác như vậy thì Việt Nam theo Mỹ.

Việt Nam không theo Mỹ, Việt Nam có sự độc lập của Việt Nam và tôi cũng chia sẻ phát biểu của Giáo sư Ngô Vĩnh Long rằng câu chuyện hợp tác ở Biển Đông không chỉ có Việt Nam được hưởng lợi, mà đây nằm trong chiến lược lớn về địa chiến lược, địa chính trị của Hoa Kỳ, cho nên đây là đồng lợi ích của hai nước, nó là một thời cơ rất là tốt để cho hai nước hợp tác trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng chủ quyền lẫn nhau và tôn trọng thể chế chính trị của nhau.

Tiếp viên hàng không Vietnam Airlines trên chiếc phi cơ Airbus A350-900 XWB trong lễ tiếp nhận chiếc chuyên cơ đầu tiên này tại Hà Nội hôm 2/7/2015.

Chụp lại hình ảnh,Tiếp viên hàng không Vietnam Airlines trên chiếc phi cơ Airbus A350-900 XWB trong lễ tiếp nhận chiếc chuyên cơ đầu tiên này tại Hà Nội hôm 2/7/2015.

Nhà báo Song Chi: Quan hệ đối tác Việt-Mỹ về mặt khách quan, tình hình thế giới thì đủ chín muồi để nâng cấp từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược, nhưng về mặt chủ quan từ nhà nước Việt Nam thì vẫn chưa thể, vì sự khác biệt về thể chế chính trị, quan điểm chính sách đối ngoại “3 không” rồi “4 không” của Việt Nam khiến hai bên chưa và không thể là đối tác chiến lược hay đồng minh được.

Có thể hiểu được Hà Nội không muốn chọc giận Bắc Kinh, không muốn lựa phe, không muốn lại là con cờ trên bàn cờ địa chính trị thế giới, nhưng sự trung lập- chỉ có tác dụng khi ở cạnh một quốc gia biết điều, còn với một Trung Cộng hung hăng, tham lam vô độ thì chính sách 4 không đó rõ ràng là tự trói tay mình, cho Trung Cộng ăn thịt dần.

Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp: Về thực chất và thực tế, lúc này có thể đưa quan hệ hai nước thành quan hệ đối tác chiến lược, do hai nước đã có các mối quan hệ cụ thể về kinh tế, chính trị, chiến lược… thông qua các hoạt động hợp tác, đầu tư, tham vấn, đối thoại, đặc biệt là tham vấn chính trị và đối thoại quốc phòng, đối thoại nhân quyền.

Trên thế giới. đã từng có các mối quan hệ song phương và đa phương lúc đầu rất có thực chất, nhưng về sau giảm mức độ thực chất hoặc làm mất ý nghĩa, nhưng các bên cũng vẫn chưa cần phải cùng nhau tuyên bố thay đổi các quan hệ đó.

Kỳ vọng, mong muốn?

Khi được hỏi về mong muốn hay kỳ vọng chứng kiến điều gì trong quan hệ bang giao Việt – Mỹ ở chặng đường tới đây đối với cả hai quốc gia, các nhà bình luận và quan sát nêu quan điểm:

PGS. TS. Jonathan London: Tôi là một người trong số rất lạc quan về quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam trong những năm tới và tôi chỉ hy vọng những diễn biến chính trị ở Việt Nam có thể có tiến bộ thêm để giúp cho Việt Nam, lẫn giúp cho quan hệ giữa hai nước được phát triển mạnh hơn nữa, nhưng nói chung thì rất là hứa hẹn hiện nay, dù là còn những vấn đề về dân chủ, về nhân quyền thì Việt Nam chắc chắn phải đề cập trong những năm tới.

Nhà báo Song Chi: Tôi nghĩ, Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam cũng cần phải thấy rõ rằng tham vọng bành trướng về lãnh thổ lãnh hải và tham vọng chia lại trật tự thế giới, vươn lên giành lấy vị trí lãnh đạo toàn cầu của Trung cộng là những tham vọng không bao giờ thay đổi, một khi Trung Quốc vẫn còn dưới chế độ độc tài do đảng Cộng sản lãnh đạo.

Tuy nhiên, Mỹ là quốc gia rất thực tế. Mỹ luôn đặt quyền lợi của nước mình, dân mình lên trên hết. Chính vì vậy, muốn là bạn sòng phẳng lâu dài với Mỹ, Việt Nam phải nỗ lực cải thiện để trở thành một quốc gia “tử tế, đáng tin cậy hơn” và quan trọng là phải có nội lực, phải biến mình trở thành một quốc gia mà các nước khác cảm thấy có như cầu cần phải làm bạn, lợi ich của hai bên trùng khớp với nhau chứ không phải chỉ muốn nước khác giúp mình, bảo vệ mình trong khi mình không làm gì cả, hoặc lại biến thành một con cờ, côn cụ trên bàn cờ địa chính trị của thế giới-điều mà Việt Nam đã cay đắng trải qua.

Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp: Quan hệ Việt – Mỹ đã dần đi vào thực chất và phát triển tích cực trong 25 năm qua. Khi mà hiểu biết về thực chất của Việt Nam và của Mỹ có phần chung lớn hơn, thì quan hệ song phương tiếp tục phát triển tốt đẹp hơn. Đòi hỏi chủ quyền của TQ ở biển Đông, và hành xử bấy lâu nay của Bắc Kinh, là rủi ro an ninh lớn nhất đối với Việt Nam. VN luôn hoan nghênh và mong muốn hợp tác tốt hơn với Mỹ và tất cả các nước nhằm cùng nhau duy trì hòa bình, xử lý mọi rủi ro an ninh, thúc đẩy phát triển ở khu vực Đông Nam Á.

Giáo sư Ngô Vĩnh Long: Tôi nghĩ rằng thực chất mới là quan trọng, tôi đã chứng kiến phát triển ngoại giao giữa hai nước không những trong 25 năm qua mà trong 56 năm vừa qua, bởi vì tôi đã ở nước Mỹ trong 56 năm rồi mà tôi thấy rằng quan hệ Việt – Mỹ trong 25 năm qua càng ngày càng tiến mạnh và bây giờ có thể nói rằng trong 10 năm qua là tiến vượt bực. Là bởi vì lợi ích của Mỹ và lợi ích của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực đi đôi với nhau, cho nên tôi nghĩ là gọi gì thì gọi, nhưng tôi nghĩ rằng bây giờ quan hệ rất là tốt.

Và tôi xin nói thêm là một trong những lý do là trong 10 hay là 12 năm qua, lá bài của Trung Quốc đối với Mỹ rất là lớn, Mỹ cho Trung Quốc là con cá lớn, Việt Nam là con cá nhỏ, cho nên Mỹ đối đãi với Trung Quốc rất là tốt, đến khi bị Trung Quốc đe dọa thì Mỹ mới thấy là an ninh khu vực, an ninh của Mỹ, an ninh của thế giới là cần có hợp tác của Việt Nam và của các nước trong khu vực. Vì vậy, quan hệ của Việt Nam với Mỹ có thể nói là tiến vượt bậc trong mười năm qua.

Advertisement
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Rosneft Việt Nam hủy hợp đồng khoan với Noble: ‘Cũng vì sức ép Trung Quốc’

Rosneft Việt Nam hủy hợp đồng khoan với Noble: ‘Cũng vì sức ép Trung Quốc’

  • Mỹ Hằng
  • BBC News Tiếng Việt
Một giàn khoan của tập đoàn Repsol (hình chỉ có tính minh họa)

Chụp lại hình ảnh,Một giàn khoan của tập đoàn Repsol (hình chỉ có tính minh họa)

BBC có xác nhận rằng liên doanh Rosneft Việt Nam đã hủy một hợp đồng khoan với Noble Corporation, xuất phát từ sức ép của Trung Quốc.

Noble Corporation và công ty điều hành dầu khí Rosneft Việt Nam hủy hợp đồng khoan đã ký giữa 2 bên.

Rosneft Việt Nam là liên doanh giữa tập đoàn Rosneft của Nga (35%), ONGC (45%) của Ấn Độ, và PetroVietnam – PVN (20%) của phía chủ nhà Việt Nam. Trong liên doanh này, Rosneft làm nhà điều hành và đây là công ty có 50% vốn của chính phủ Nga.

“Việt Nam – Noble Clyde Boudre: Hợp đồng trước đó đã bị hủy.” Đó là dòng thông báo vỏn vẹn trên webiste riêng của Noble hôm 9/7. Không có thông tin về nguyên nhân cũng như số tiền Việt Nam phải đền bù.

Noble Clyde Boudreaux là giàn khoan treo cờ Liberia, thuộc sở hữu của công ty Noble Corporation, một công ty đăng ký ở Anh, hoạt động ở Cayman Islands.

Dàn khoan này tới Vũng Tàu vào tháng 4/2020. Đến tháng Năm, Chính phủ Việt Nam họp cân nhắc triển khai Noble Clyde Boudreaux tại Lô 06-01, nơi tập đoàn Rosneft của Nga đã hoạt động được vài năm.

Nhưng mới nhất, Tập đoàn Noble thông tin rằng hợp đồng giàn khoan Noble Clyde Boudreaux đã bị hủy bỏ.

Lô 06-01 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Bãi Tư Chính, tuy nhiên cũng nằm trong khu vực Đường Chín Đoạn do Trung Quốc tự vẽ ra.

‘Sức ép từ Trung Quốc’

Nguồn tin thân cận với các lãnh đạo ngành dầu khí Việt Nam, ông Nguyễn Lê Minh, thuộc Hội đồng Biên tập và Phản biện Tạp chí Năng lượng Việt Nam, tiết lộ với BBC rằng vụ hủy hợp đồng khoan của Tập đoàn Noble là ‘do sức ép từ Trung Quốc’.

Trả lời BBC News Tiếng Việt, ông Nguyễn Lê Minh nói:

“Không phủ nhận việc Trung Quốc gây sức ép.”

“Đây là giếng khoan thẩm lượng (appraisal well) phía ngoài mỏ Phong Lan Dại, nên nếu để căng thẳng leo thang sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác của mỏ này và các mỏ lân cận trong Lô 06-01 như Lan Tây và Lan Đỏ.

“Chưa kể, còn ảnh hưởng đến tình hình khu vực bể Nam Côn Sơn, nơi có tàu cá và tàu bè quốc tế qua lại.

“Vì vậy, sau khi cân nhắc kỹ, Chính phủ thông qua PetroVietnam đã thông báo nhà điều hành Rosneft Việt Nam cho dừng chiến dịch khoan (của Noble Corporation), và dời sang năm sau.”

Việt - Trung

Chụp lại hình ảnh,Đối đầu giữa tàu cảnh sát biển Việt Nam và tàu tuần duyên Trung Quốc trên Biển Đông năm 2014

Về chi phí bồi thường, ông Lê Minh nói ước tính chỉ khoảng ‘mấy triệu đô la’.

“Thứ nhất, về chi phí thuê giàn khoan, đương nhiên, phía chủ nhà và Rosneft Việt Nam có ảnh hưởng song không nhiều vì chỉ phải trả cho Noble Corporation chi phí hủy hợp đồng mà thôi, ước tính khoảng mấy triệu đô la.

“Thứ hai, về sản lượng khai thác như kế hoạch năm nay, việc dừng giếng khoan thẩm lượng này sẽ không ảnh hưởng gì đến sản lượng khí của Lô 06-01 khi các mỏ hiện hữu như Lan Tây, Lan Đỏ đang khai thác ổn định. Cần biết, khí từ Lô 06-01 cung cấp 9% điện năng của Việt Nam và việc bảo đảm các hoạt động xuyên suốt là ưu tiên hàng đầu.

“Về dài hạn, quyền lợi của các đối tác trong liên doanh Rosneft Việt Nam sẽ không ảnh hưởng gì vì hàng năm, có tính đến trượt giá 2%, điều chỉnh tăng trong thời hạn hợp đồng dầu khí còn gần 10 năm nữa.”

Cũng theo ông Nguyễn Lê Minh, về mặt chính trị, ngoại giao và an ninh lãnh hải, Việt Nam “hoàn toàn chủ động”.

“Tôi muốn nhấn mạnh từ chủ động này là vì ngoài Viện hàn lâm khoa học xã hội chuyên tư vấn về chính sách, đường lối đối ngoại cho Chính phủ thì còn Ủy ban biên giới (Bộ Ngoại giao), Tổng cục 2 (Bộ Quốc phòng) và Cục Tình báo Bộ Công an, cập nhật tình hình, đánh giá rủi ro rất sát sao để tư vấn cho chính phủ đưa ra các quyết sách phù hợp với tình hình. Vì vậy, các lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư, hải quân, chưa cần phải huy động khi tình hình đang trong tầm kiểm soát.

“Việc gây sức ép lên chiến dịch khoan ở Lô dầu khí 06-01, diễn ra trước thềm đại hội Trung ương Đảng XIII, cũng đã được nhận diện và tính đến. Nghĩa là, họ muốn gây sức ép để làm một phép thử về bản lĩnh của các lãnh đạo Việt Nam. Theo đó, họ muốn kéo Việt Nam vào tranh chấp để đi đến đàm phán song phương về các quyền lợi trên biển, mà nếu sa vào, Việt Nam sẽ bất lợi và sa lầy về mặt chính trị.

“Cụ thể là nếu căng thẳng leo thang, hai bên sẽ có các cuộc gặp cấp cao và trước Đại hội Đảng, sẽ ảnh hưởng đến công tác cán bộ và đường lối đối ngoại.

“Trong khi, khu vực Nam Côn Sơn nói riêng và thềm lục địa Việt Nam nói chung, thông qua các hợp đồng dầu khí, không chỉ có quyền lợi của phía chủ nhà mà còn có quyền lợi của các đối tác quốc tế.

“Ngoài ra, ở Biển Đông, ngoài các hoạt động dầu khí, còn có các hoạt động đánh bắt thủy hải sản của các nước trong các vùng đặc quyền kinh tế kinh tế EEZ của mình. Nhìn rộng hơn, nơi đây có nhiều tuyến giao thương, lưu thông hàng hải quan trọng kết nối Châu Âu, Châu Á, Đông Nam Á và Ấn Độ Dương.”

Hậu quả nghiêm trọng?

Áp lực từ Trung Quốc đã khiến Việt Nam phải xuống nước ít nhất là ba lần, Bill Hayton, nhà báo của BBC News, đồng thời là nhà nghiên cứu Biển Đông, nói với BBC News Tiếng Việt.

Việt Nam đã phải bồi thường cho Repsol của Tây Ban Nha và Mubadala của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, số tiền 1 tỷ đô la, theo nguồn tin của Bill Hayton.

Và bây giờ cho tập đoàn Noble.

Bill Hayton nói với BBC News Tiếng Việt rằng sẽ chẳng có công ty dầu khí nào ngờ rằng Việt Nam sẽ lại không tiếp tục xuống nước như vậy trước Trung Quốc.

Ngoài mất tiền, hành động này còn gây ra các hậu quả nghiêm trọng khác về quyền lợi hợp pháp trên Biển Đông và niềm tin với các nhà đầu tư nước ngoài.

Việt Nam đã tạo ra “một tiền lệ tồi tệ” từ vụ Repsol. Và nay vụ hủy hợp đồng với Noble đã “đóng thêm một chiếc đinh lên cỗ quan tài trong nỗ lực phát triển nguồn trữ lượng khí ở khu vực Bãi Tư Chính của Việt Nam”, GS Carl Thayer, nhà nghiên cứu Đông Nam Á kỳ cựu nói với BBC News Tiếng Việt từ Úc.

GS Carl Thayer lo ngại rằng ngành dầu khí Việt Nam không có đủ nguồn lực tài chính để tự mình phát triển tại vùng biển quanh Bãi Tư Chính, trong khi các nhà đầu tư tiềm năng không cảm thấy được khuyến khích bởi các hành động của Việt Nam. “Họ không được đảm bảo sẽ gặt hái được gì nếu đầu tư dài hạn ở Việt Nam”.

BBC

“Việt Nam cũng tổn thất vì để mất cơ hội tìm kiếm và phát triển các mỏ khí carbon,” GS Carl Thayer nói.

Nhà báo Bill Hayton thì cho rằng tập đoàn Noble là ‘đòn nghiêm trọng’ giáng vào không chỉ ngành dầu khí Việt Nam mà cả nền kinh tế và cả hệ thống chính phủ Việt Nam.

“Khí đốt từ các hợp đồng khai thác với Repsol và Rosneft sẽ được sử dụng để tạo ra điện cho đất nước. Doanh thu thuế từ các dự án này đóng góp vào ngân sách nhà nước. Nhưng giờ thì Việt Nam sẽ phải tìm nguồn năng lượng mới, phải trả tiền để mua chúng, và chính phủ sẽ mất nguồn thu ngân sách,” Bill Hayton nói.

“Với những diễn biến gần đây, rất khó để các công ty năng lượng khí sẵn sàng mạo hiểm đầu tư vào các khu vực ngoài khơi nơi Trung Quốc có thể phản đối.

Bóng dáng TQ trong mọi quyết định dầu khí của VN ở Biển Đông

GS Carl Thayer cung cấp cho BBC News Tiếng Việt lịch sử can thiệp của Trung Quốc vào các dự án dầu khí của Việt Nam như sau:

  • 2012: Việt Nam ban hành Luật Biển. Đáp trả, Công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) cho thăm dò dầu khí trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ), trong đó có vùng biển gần Bãi Tư Chính, và kêu gọi các công ty nước ngoài đấu thầu hợp đồng thăm dò.
  • 2017: Việt Nam phải tạm ngưng hoạt động thăm dò khai tác dầu của Repsol (Tây Ban Nha) tại vùng biển gần Bãi Tư Chính sau khi Trung Quốc được cho là đe dọa.
  • 2018: Việt Nam chính thức chấm dứt hợp đồng với Repsol.
  • 2019: Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 8 tới khảo sát bên trong EEZ của Việt Nam, đồng thời quấy rối giàn khoan dầu Hakuryu-5 (Nhật Bản) và quấy rối các tàu đang tiến hành thăm dò Lô 06- 01 theo hợp đồng của Việt Nam với Rosneft (Nga).
  • 2020: Tàu thăm dò Hải Dương 8 của Trung Quốc quay lại EEZ của Việt Nam vào tháng Sáu. Tiếp đó vào tháng Bảy, tàu 5402 của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc (CCG) đã vào khu vực mỏ khí Lan Đỏ thuộc Lô 06-01 để theo dõi hoạt động của nhà giàn tại mỏ khí Lan Tây. Bốn ngày sau, có thông báo rằng hợp đồng của Noble Clyde Boudreaux với Việt Nam đã bị hủy bỏ.

Những hành động này của Trung Quốc là nhằm củng cố quan điểm: Bắc Kinh luôn phản đối hoạt động của các công ty nước ngoài tại vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, GS Carl Thayer cho hay.

BBC

Trong Văn bản Đàm phán Dự thảo Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông ASEAN-Trung Quốc tháng 8/2018, Trung Quốc nêu rõ, việc thăm dò và phát triển dầu khí tại vùng biển tranh chấp phải được thực hiện thông qua sự hợp tác giữa các quốc gia có quyền lợi trên Biển Đông, và sẽ không được chấp nhận nếu hợp tác với các công ty từ các quốc gia ngoài khu vực.

“Nguy cơ cao là Trung Quốc sẽ không buông tha cho Việt Nam và Việt Nam sẽ bị tước nguồn dự trữ năng lượng tiềm năng để thúc đẩy quá trình phục hồi sau COVID-19,” GS Carl Thayer nhận định.

Nhà báo Bill Hayton cũng cho rằng khu vực mà Việt Nam hợp đồng với Noble để khoan thăm dò là khu vực rất rộng lớn, nằm gần các đường ống dẫn khí đã khai thác từ lâu và là vị trí thuận lợi để kéo nguồn đầu tư thương mại. Việt Nam cần nguồn khí ở đây để cung cấp cho nhu cầu năng lượng ngày càng lớn của đất nước.

“Do đó, hẳn phải có lý do nào ghê gớm lắm chính phủ Việt Nam mới bỏ dự án ở đây. Trung Quốc hẳn đã gây ‘áp lực nghiêm trọng’ lên các lãnh đạo Việt Nam, theo Bill Hayton.

Lô 07/03 nằm cạnh Lô 136-03 mà VN phải ngưng khai thác hồi 7/2017
Chụp lại hình ảnh,Lô 07/03 nằm cạnh Lô 136-03 mà VN phải ngưng khai thác hồi 7/2017

Giải pháp nào?

Mỹ mới đây lần đầu tiên chính thức bác bỏ gần như toàn bộ các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông, và sát cánh cùng các quốc gia có quyền lợi ở khu vực này, như Việt Nam.

Nhưng liệu Mỹ có giúp gì được cụ thể cho Việt Nam không, ví dụ như giúp trong các vụ việc dầu khí với Noble hay Repsol, vẫn còn là câu hỏi lớn.

GS Carl Thayer nhận định rằng cả Mỹ và Việt Nam đều có cùng quan điểm rằng Việt Nam có quyền chủ quyền đối với tài nguyên biển, bao gồm các mỏ khí ở vùng biển gần Bãi Tư Chính thuộc EEZ của Việt Nam. Cả Việt Nam và Mỹ đều phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Bãi Tư Chính.

Thế nhưng, “bài phát biểu ủng hộ Việt Nam của ông Pompeo lại đến quá muộn vì Việt Nam đã đưa ra quyết định của mình rồi,” GS từ Úc nói với BBC News Tiếng Việt.

Thay vì trông chờ Mỹ, GS Carl Thayer chỉ ra rằng Việt Nam cần bắt đầu các cuộc thảo luận ở hai cấp độ.

Thứ nhất, Việt Nam cần thảo luận với các quốc gia có quyền lợi ở Biển Đông về một quan điểm chung trước Trung Quốc. Liên minh này sẽ hỗ trợ quan điểm mới của Mỹ.

Việt Nam cũng cần lên tiếng xem Hoa Kỳ đã chuẩn bị đưa ra hành động cụ thể nào, đơn phương, hay hợp tác với Việt Nam, hay trong một liên minh các cường quốc hàng hải có cùng chí hướng.

Thứ hai, Việt Nam cần thảo luận với Nga để xác định xem Rosneft Việt Nam có sẵn sàng tiếp tục hoạt động ở Việt Nam hay không và nếu có thì Nga có gây áp lực ngoại giao lên Trung Quốc để ngăn chặn hành vi quấy rối của họ trong Lô 06-01 hay không?

Nhà giàn của Việt Nam ở Trường Sa

Chụp lại hình ảnh,Nhà giàn của Việt Nam ở Trường Sa

Nhưng nhà báo Bill Hayton thì nhận định rằng “Trung Quốc đã thắng và Việt Nam đã thua”. Ông nói:

“Bắc Kinh hiện có quyền phủ quyết đối với sự phát triển dầu khí bên trong Đường Chữ U (Đường Chín Đoạn). Nếu Việt Nam muốn sử dụng các nguồn tài nguyên ngoài khơi này, họ cần có khả năng ngăn chặn Bắc Kinh sử dụng lực lượng quân sự.”

“Nói cách khác, Việt Nam cần xây dựng khả năng quân sự và thuyết phục Trung Quốc rằng họ sẵn sàng chiến đấu và có thể giành chiến thắng nếu đối đầu trên biển. Nếu không, trò chơi này đã kết thúc rồi.”

Còn ông Nguyễn Lê Minh nêu quan điểm:

“Trong hai vụ Việt Nam hủy hợp đồng với Repsol và Rosneft, về lý thuyết là giống nhưng bản chất khác nhau. Điểm giống nhau là Trung Quốc luôn gây sức ép bằng việc gửi công hàm ngoại giao đến các nhà điều hành là các tập đoàn, công ty mẹ trước (Repsol và Rosneft). Sau đó, mới leo thang, hạ đặt giàn khoan hoặc gây hấn ở Biển Đông để gây sức ép lên phía Việt Nam.

“Điểm khác nhau là, Repsol là công ty đại chúng và không có vốn của Chính phủ Tây Ban Nha, trong khi Rosneft (công ty có 35% vốn góp ở Rosneft Việt Nam), cũng đã lên sàn giao dịch chứng khoán nhưng có 50% vốn của Chính phủ Nga.

“Vì vậy, đối với lô dầu khí 07/03 (mỏ Cá Rồng Đỏ), sau khi nhận được công hàm phía Trung Quốc, Repsol đã có sự chuẩn bị và ngay khi họ nhận được đề nghị tạm dừng dự án của phía Việt Nam, họ chìa ra các yêu cầu quá khó (Bảo lãnh Chính phủ về bảo đảm khai thác, bảo toàn vốn đầu tư), và rủi ro về trữ lượng trong kế hoạch phát triển mỏ (FDP) đã phê duyệt, trong quá trình phát triển mỏ đã nhận diện nên dẫn đến các đàm phán kéo dài, và chuyển nhượng lại cho PVN.

“Còn đối với Lô 06-01, như đã diễn giải ở trên, Rosneft là nhà điều hành và các hoạt động khai thác vẫn diễn ra bình thường. Lô 06-01 đóng vai trò quan trọng, cung cấp hàng năm khoảng 35% sản lượng khí cho Việt Nam. Rosneft Việt Nam đang là một trong những nhà điều hành dầu khí hiệu quả nhất ở Việt Nam, nên trong trường hợp Trung Quốc gây căng thẳng leo thang, Chính phủ Nga sẽ can thiệp vì họ có quyền lợi trực tiếp ở lô này.”

Về chiến lược của Việt Nam, ông Lê Minh phân tích:

“Về phía chủ nhà, Việt Nam vẫn luôn chủ động và làm hết mình trên tinh thần hòa bình và ổn định để phát triển dầu khí và kinh tế biển. Có thể thấy, ngày 11/6/2020 trước khi chính thức dừng chiến dịch khoan Lô 06-01, các lãnh đạo Việt Nam đã điện đàm với ExxonMobil và Nga. Tổng bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng điện đàm Tổng thống Nga và theo được hiểu, trong nghị trình chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Nga đến Việt Nam, ngoài việc làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược về an ninh, quốc phòng, sẽ đi sâu về hợp tác dầu khí ở bể Nam Côn Sơn và khu vực lân cận.

“Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã điện đàm với chủ tịch toàn cầu của ExxonMobil, để tái khẳng định “hợp tác với ExxonMobil là rất quan trọng, đóng góp vào hợp tác chung giữa Việt Nam và Hoa Kỳ”. Hiện ExxonMobil vẫn đang tiếp tục đàm phán với PetroVietnam để thúc đẩy dự án Cá Voi Xanh ngoài khơi tỉnh Quảng Nam đi vào triển khai vào năm sau. Ngoài dự án trên, ExxonMobil đang có kế hoạch đầu tư vào các dự án khí hóa lỏng (LNG), lọc hóa dầu và sản xuất điện từ LNG.

“Từ những diễn giải và trích dẫn trên đây, nói lên rằng, hợp tác dầu khí và hoạt động thăm dò khai thác ngoài khơi vẫn được Đảng và Chính phủ quan tâm kịp thời, đúng mức và tạo điều kiện để kiến tạo một môi trường đầu tư bền vững và hiệu quả.”

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Cán bộ thủy lợi Trung Quốc: Tam Hiệp đã thực hiện ‘siêu xả lũ’, có lệnh tuyệt mật cho nhân viên

Cán bộ thủy lợi Trung Quốc: Tam Hiệp đã thực hiện ‘siêu xả lũ’, có lệnh tuyệt mật cho nhân viên

Phụng Minh | ĐKN 3 giờ tới 10,203 lượt xem
Đập Tam Hiệp (ảnh: Weibo).
Ông Kim hy vọng phương tiện truyền thông có lương tâm trong, ngoài nước sẽ chú ý đến đập Tam Hiệp, vì tình hình hiện tại còn nguy hiểm hơn virus (viêm phổi Vũ Hán).

Lưu vực sông Dương Tử của Trung Quốc tiếp tục có mưa lớn khiến hạ lưu vẫn gặp lũ lụt. Tuy nhiên, thông tin quản chế của đập Tam Hiệp đã bất ngờ dừng lại vào tối ngày 13 và chỉ “trở lại bình thường” vào ngày 14/7. Một nhân viên kiểm soát lũ tiền tuyến đã chia sẻ thông tin với các phương tiện truyền thông bên ngoài rằng đập Tam Hiệp đã thực hiện một “siêu xả lũ”.

Đại tá quân đội Ấn Độ đã nghỉ hưu, ông Vinayak Bhat, hôm 10/7 cũng công bố hình ảnh cho thấy, đập Tam Hiệp bắt đầu xả lũ vào ngày 24/6, nhưng truyền thông chính thức của Trung Quốc cho đến ngày 2/7 mới đăng tin hồ chứa Tam Hiệp xả nước lần đầu trong năm hôm 29/6 với lưu lượng 35.000 mét khối mỗi giây, làm giảm bớt 30% lưu lượng nước lũ đổ về đập Tam Hiệp.

Theo một báo cáo từ Sound of Hope, ông Kim Minh, một nhân viên kiểm soát lũ tuyến đầu của Trung Quốc gần đây đã cho biết, tình hình lũ lụt ở sông Dương Tử là hết sức khẩn cấp, nhưng các quan chức cấp cao của chính phủ đã đưa ra một lệnh tuyệt mật, quy định rằng không được thông tin về lũ lụt. Nội dung có ghi: “Tất cả các đồng chí đều phải được biết yêu cầu này, sau này trong việc phòng chống lũ lụt, nếu phát sinh việc xử lý các tình huống nguy hiểm và phân tích tình trạng mưa lũ trong công tác kiểm soát lũ, phải được xem xét và phê duyệt bởi bộ chỉ huy phòng chống lụt bão thành phố, không được tự tiện công bố thông tin ra bên ngoài mà không được phép”.

Ông Kim tiết lộ rằng đập Tam Hiệp thực sự đã trải qua một “đợt siêu xả lũ” và các quan chức coi như đã hy sinh bách tính để toàn lực bảo vệ đập Tam Hiệp. “Tôi dự đoán rằng chính phủ sẽ không ngần ngại làm ngập một số thành phố và khu vực nông thôn bậc ba và bốn ở giữa và hạ lưu sông Dương Tử để bảo vệ các con đập và Vũ Hán, cùng các dự án điểm hoặc chủ chốt của các thành phố lớn. Đối với việc vì sao lại đột ngột đình chỉ việc thông báo các thông tin về mực nước vào ngày 13, tôi nghĩ rằng nó có thể liên quan đến việc xả lũ trong hai ngày này (12,13 – PV), bởi vì chính quyền đã đưa ra dự đoán rằng một trận lụt lớn sẽ tới Vũ Hán trong ngày 29/6”.

Theo một thông báo từ cơ quan tỉnh Giang Tô, “tình hình lũ sông Dương Tử hiện tại rất nghiêm trọng, lưu lượng của sông Dương Tử vượt quá 80.000 mét khối mỗi giây, kế hoạch thăm thực địa của nhân viên châu Giang Tâm đã phải lui lại, xác thực là đã lui lại việc chuẩn bị công tác, Sở Tài nguyên nước tỉnh sẽ dời lại ngày kiểm tra của tổ công tác tại hiện trường”.

Ông Kim lo lắng nói rằng vì trận lụt nghiêm trọng của đập Tam Hiệp, các quan chức đã che giấu sự thật. Ông hy vọng rằng các phương tiện truyền thông có lương tâm trong và ngoài nước sẽ chú ý đến tình hình lũ lụt của đập Tam Hiệp, bởi vì tình hình hiện tại còn nguy hiểm hơn virus (viêm phổi Vũ Hán).

“Bạn có thể nói rằng lũ lụt năm nay ở sông Dương Tử là nhân tạo!” chuyên gia thủy lợi Vương Duy Lạc đã từng chỉ ra, tất cả những thứ như mực nước, lưu lượng, hết thảy về đập chứa Tam Hiệp đều do bên trong thống nhất điều hành, như việc nước Tam Hiệp chảy vào hồ Bà Dương, “đều là do nhân viên ở Tam Hiệp điều hành”, ông cho rằng lũ lụt nằm dưới sự kiểm soát nhân tạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc chứ không chỉ đơn thuần là do thiên tai.

Theo Secretchina
Phụng Minh biên dịch

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

‘Tôi sẽ cung cấp tất cả bằng chứng’: Tiến sĩ đào thoát khỏi Trung Quốc đã sẵn sàng

‘Tôi sẽ cung cấp tất cả bằng chứng’: Tiến sĩ đào thoát khỏi Trung Quốc đã sẵn sàng

Quỳnh Chi | ĐKN 15/07/2020 57,811 lượt xem
Tiến sĩ virus học của Đại học Hồng Kông đã đào thoát sang Mỹ để tố cáo chính quyền Trung Quốc và WHO về việc che giấu đại dịch viêm phổi Vũ Hán (ảnh: Chụp màn hình video).
Cô Diêm Lệ Mộng cho biết mình có đầy đủ bằng chứng và thế giới cần phải biết về sự nguy hiểm của virus viêm phổi Vũ Hán.

Nhà virus học Hồng Kông, Tiến sĩ Diêm Lệ Mộng, người đã đào thoát sang Hoa Kỳ hồi tháng 4, đã tiếp tục xuất hiện trên mục “Báo cáo Bill Haimer” của Fox News vào Thứ Hai vừa qua (13/7). Cô cho biết nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không kiểm duyệt và che đậy thông tin về bệnh viêm phổi Vũ Hán (Covid-19), thì rất nhiều sinh mạng có thể đã được cứu sống. Cô nói rằng Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI) đã liên lạc với cô và cô “đang chờ để nói ra tất cả những gì mình biết”.

Mở đầu cuộc phỏng vấn, Bill Hemmer đặt câu hỏi: “Cô nói rằng ĐCSTQ đang hết sức che đậy dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán. ‘Họ đã nói dối’, vậy họ nói dối về điều gì?”

Tiến sĩ Diêm trả lời một cách rất rõ ràng: “Đúng là như vậy, vô cùng chính xác (họ đã nói dối)”.
Sau đó, cô một lần nữa thuật lại với Fox News Digital những gì đã nói trong lần tiếp nhận phỏng vấn đầu tiên trước truyền thông.

Cô nói: “Trước tiên, ĐCSTQ sớm đã hiểu rất rõ về loại virus mới này”.

Cô Diêm cho biết vào tháng 12 năm ngoái, chính quyền Bắc Kinh đã biết có hơn 40 công dân Trung Quốc nhiễm virus này, hơn nữa “khi đó đã xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo từ người sang người”. Tuy nhiên, phải đến 3 tuần sau, Bắc Kinh mới công khai thừa nhận sự thật về việc bùng phát virus, song thời điểm vàng để ngăn chặn virus đã bị lãng phí một cách vô ích.

Vào tháng 5, một tờ báo ở Úc đã tiết lộ một tập tin tình báo do Liên minh “Five Eyes” (một liên minh tình bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Úc và New Zealand) thu thập. Hồ sơ tiết lộ rằng “mặc dù có bằng chứng cho thấy việc lây truyền từ người sang người bắt đầu từ đầu tháng 12”, nhưng đến tận ngày 20/1 ĐCSTQ vẫn nhiều lần phủ nhận việc này. Và cho đến ngày 14/1, Tổ chức Y tế Thế giới WHO vẫn tuyên bố: “Không có bằng chứng rõ ràng” cho thấy virus viêm phổi Vũ Hán có thể lây truyền từ người sang người.

MC hỏi: “ĐCSTQ công bố virus muộn 3 tuần, điều này có gì khác biệt không?”

Diêm Lệ Mộng chỉ ra: “Đây là một đại dịch lớn mà chúng ta đã thấy nó đang càn quét trên toàn thế giới. Nó nghiêm trọng hơn bất cứ điều gì được biết đến trong lịch sử loài người. Vì vậy, thời cơ là rất, rất quan trọng”.

“Nếu chúng ta có thể sớm ngăn chặn (virus), thì chúng ta có thể cứu sống được rất nhiều sinh mạng”.

“Đây chính là điểm mấu chốt”.

Tuần trước, Diêm Lệ Mộng nói với Fox News Digital rằng chính quyền Trung Quốc và WHO không chỉ nói dối, che đậy và che giấu sự bùng phát virus mà còn ngăn chặn, dập tắt những nghiên cứu ban đầu về phòng chống virus. Người giám sát của cô tại Đại học Hồng Kông vào thời điểm đó (được biết đến như một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực virus) đã bỏ qua nghiên cứu được thực hiện khi đại dịch bắt đầu mà cô tin rằng có thể cứu mạng nhiều người. Diêm Lệ Mộng nói rằng khi cô báo cáo phát hiện của mình cho người giám sát, người giám sát đã bảo cô: “Hãy giữ im lặng và cẩn thận”, trong khi một giám sát viên khác, giám đốc phòng thí nghiệm trực thuộc WHO, ngay cả khi đã biết sự thật về dịch bệnh, nhưng cũng không đưa ra bất kỳ cảnh báo nào về việc cần phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Diêm cho biết cô muốn “nói ra sự thật và khởi nguồn của đại dịch SARS-COVID 2”, điều này đã thôi thúc cô từ bỏ cuộc sống an dật, trốn thoát khỏi sự khống chế của ĐCSTQ đến Mỹ.

Cô nói: “Tôi buộc phải bỏ trốn, vì tôi biết họ (ĐCSTQ) đối xử với những người tố giác thế nào”.

MC Hemmer hỏi tiếp: “Sau khi cô đến Mỹ, ai đang điều tra xử lý các sự việc này (về bệnh viêm phổi Vũ Hán)?”

Diêm Lệ Mộng trả lời: “FBI, và còn nhiều người khác ở Mỹ (chính phủ). Họ đã liên lạc với tôi rất nhiều. Họ đang điều tra câu chuyện của tôi”.

MC tiếp tục hỏi: “Cô làm thế nào để chứng minh những tuyên bố của mình?”

Cô Diêm nói mình đã có bằng chứng ghi chép trao đổi về bệnh viêm phổi Vũ Hán với các nhà nghiên cứu khác ở Trung Quốc, nhân viên của CDC ở Trung Quốc đại lục và các nhân viên y tế chiến đấu trên tuyến đầu phòng chống dịch bệnh, hơn nữa “tôi vẫn còn nhiều bằng chứng có thể cho ông xem”.

Về việc cô hy vọng chính phủ Mỹ cần phải làm gì đó sau khi có được lời cảnh báo từ cô, Diêm Lệ Mộng cho biết: “Tôi đã sẵn sàng nói ra tất cả những gì tôi biết. Tôi sẽ cung cấp cho chính phủ Mỹ tất cả bằng chứng”.

“Hơn nữa tôi hy vọng họ sẽ hiểu, tôi cũng hy vọng người dân Mỹ sẽ hiểu nó (đại dịch) đáng sợ thế nào. Đây không phải là những gì bạn nhìn thấy từ truyền thông, từ Bắc Kinh, thậm chí là những gì bạn nghe được từ WHO… Nó là sự việc hoàn toàn khác. Chúng ta phải theo đuổi bằng chứng thực tế và có được câu trả lời thực sự. Bởi vì đây là chìa khóa để ngăn chặn đại dịch này”.

Cô nhấn mạnh: “Chúng ta không có quá nhiều thời gian”.

Trong cuộc phỏng vấn, Lệ Mộng cũng cho biết cô vô cùng lo lắng về sự an toàn của bản thân.

Cô nói: “Tôi biết họ (ĐCSTQ) đối xử ra sao với những người tố giác. Nếu ai đó muốn tiết lộ sự thật, không chỉ về virus viêm phổi Vũ Hán, mà về cả những điều khác xảy ra ở Trung Quốc, ĐCSTQ sẽ sử dụng các thủ đoạn tàn bạo để khiến người đó im lặng. Ví dụ, nhóm nghiên cứu của Giáo sư Zhang Yongzhen tại Thượng Hải đã đánh giá trình tự viruscorona (SARS-COVID-2) lần đầu tiên trên thế giới và công bố kết quả nghiên cứu trên tờ Tự nhiên vào ngày 3/2, sau đó phòng thí nghiệm của họ đã bị chính phủ đóng cửa”.

Kết thúc cuộc phỏng vấn, người dẫn chương trình cảm thán rằng hành động chính nghĩa của Diêm Lệ Mộng đã mang lại những thay đổi lớn cho cuộc đời ông và ca ngợi: “Cô đã thể hiện lòng dũng cảm tuyệt vời. Tôi hy vọng cô được an toàn. Hãy bảo trọng”.

Tiến sĩ Diêm mỉm cười đáp lại: “Rất cảm ơn”.

Theo Secretchina
Quỳnh Chi biên dịch

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Mỹ tăng cường khả năng tác chiến điện tử ở Biển Đông, chuẩn bị cho xung đột với Trung Quốc

Mỹ tăng cường khả năng tác chiến điện tử ở Biển Đông, chuẩn bị cho xung đột với Trung Quốc

Minh Hòa | ĐKN 7 giờ tới 1,537 lượt xem
Các tàu chiến của hải quân Hoa Kỳ (ảnh: Hải quân Hoa Kỳ/Flickr).
Báo Nikkei của Nhật Bản sáng sớm ngày 17/7 đưa tin, quân đội Hoa Kỳ có kế hoạch triển khai lực lượng tác chiến điện tử đến Biển Đông, một động thái mới nhất của chính quyền Trump nhằm gây sức ép với Trung Quốc sau khi Washington tuyên bố các yêu sách hàng hải của Bắc Kinh là “hoàn toàn bất hợp pháp”.

Nikkei cho biết, Hoa Kỳ sẽ triển khai hai đơn vị đặc biệt đến khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vào đầu năm 2021, để hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, từ chiến tranh điện tử và chiến tranh mạng nhằm làm gián đoạn hoạt động liên lạc của Trung Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột ở Biển Đông.

Tờ báo Nhật Bản cho biết ít nhất một trong hai đơn vị sẽ đóng quân ở quanh Biển Đông.

Một vị tướng nghỉ hưu, ông Jack Keane, cựu phó tổng tham mưu quân đội Hoa Kỳ cho biết, việc làm gián đoạn liên lạc quân sự của Trung Quốc sẽ là một cách phản ứng hiệu quả trong trường hợp xảy ra tình trạng khẩn cấp nào đó ở Biển Đông.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết toàn bộ Biển Đông thông qua “đường chín đoạn” và đã đẩy nhanh mở rộng quân sự tại khu vực này trong thập kỷ qua. Họ đã xây dựng một đường băng dài 3.000 mét và một cảng quân sự quy mô lớn trên bãi Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc đã trang bị một nhà chứa máy bay chiến đấu, và khả năng là cả tên lửa đất đối không, cũng như tên lửa đất đối tàu.

Ngoài những tên lửa trên đảo Phú Lâm, Trung Quốc cũng đã triển khai trên các tên lửa bờ biển có khả năng tấn công bất cứ nơi nào trên Biển Đông. Để chống lại điều này, Hoa Kỳ muốn có khả năng ngăn chặn Trung Quốc theo dõi các lực lượng Mỹ, trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang tại Biển Đông.

Theo Nikkei, chiến lược quốc phòng của Trung Quốc được xây dựng dựa trên chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD), kết hợp giữa các tên lửa và cảm biến để ngăn cản hoạt động tự do di chuyển của kẻ thù, đồng thời ngăn chặn họ tiếp cận Trung Quốc đại lục.

Cựu tướng Keane nói với Nikkei rằng Washington nhận định chiến lược A2/AD của Trung Quốc đang mang lại cho Bắc Kinh một lợi thế cạnh tranh. Do đó, Washington phải đảm bảo đưa ra “một lời răn đe hiệu quả ở đó và các tên lửa tầm xa là một phần trong chiến lược của Hoa Kỳ”, ông Keane nói.

Ông Keane cũng kêu gọi Hoa Kỳ và các nước bạn bè “phải hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực khác nhau để có thể đánh bại các hệ thống vũ khí” của Trung Quốc.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Hoa Kỳ cân nhắc cấm hàng triệu đảng viên Trung Quốc cùng người thân đến Mỹ, 270 triệu người có thể trở thành đối tượng

Hoa Kỳ cân nhắc cấm hàng triệu đảng viên Trung Quốc cùng người thân đến Mỹ, 270 triệu người có thể trở thành đối tượng

Băng Thanh | ĐKN 7 giờ trước 13,215 lượt xem
Ảnh minh họa, ảnh chụp tại ga tàu Quảng Châu, Trung Quốc (ảnh: hiurich granja/Unsplash).
Chính quyền Tổng thống Trump đang xem xét lệnh cấm các đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng các thành viên gia đình họ đến Mỹ.

Theo tờ The New York Times, ngoài việc cấm các đối tượng trên đến Mỹ, sắc lệnh dự thảo này cũng có thể thu hồi thị thực của những người thuộc diện nói trên hiện đang ở Hoa Kỳ, tiến tới việc trục xuất họ ra khỏi nước Mỹ.

Tờ The New York Times cho biết, theo các ước tính nội bộ, nếu cộng dồn các đảng viên cùng thành viên gia đình họ, lệnh cấm này có thể bao trùm tới 270 triệu người.

Ông Jude Blanchette, một học giả về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington nhận định phần lớn đảng viên của Đảng cộng sản Trung Quốc không liên quan hay tham gia vào việc hoạch định chính sách của chính quyền Bắc Kinh, do vậy lệnh cấm này nếu được thực thi chắc chắn sẽ gây xôn xao dư luận ở Trung Quốc, vì điều này sẽ nhắm tới khoảng 10% dân số Trung Quốc.

Cũng có ý kiến đưa ra rằng thay vì cấm tất cả đảng viên, thì có thể chỉ nhắm vào 25 thành viên của Bộ Chính trị Trung Quốc và gia đình họ.

Một lệnh cấm sâu rộng như vậy được cho là động thái mạnh mẽ nhất của Hoa Kỳ đối với chính quyền Trung Quốc, sau một loạt động thái gần đây như việc Washington áp hạn chế thị thực với một số nhân viên Huawei dính líu đến các hành vi vi phạm nhân quyền, Hoa Kỳ ban hành đạo luật trừng phạt Trung Quốc vì sự can thiệp của chính quyền nước này đối với nền tự trị của Hồng Kông, Mỹ bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng leo thang, đặc biệt là về việc Bắc Kinh che giấu dịch bệnh khiến cho Covid-19 hoành hành trên khắp thế giới. Vào hôm 14/7, tại cuộc họp báo ở Vườn Hồng của Nhà Trắng, khi phóng viên hỏi Tổng thống Trump rằng, lần cuối cùng ngài nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là khi nào? Ngài có dự định sẽ đàm thoại cùng ông Tập không?. Tổng thống trả lời: “Không, tôi không nói chuyện với ông ấy. Tôi không có bất kỳ kế hoạch nào nói chuyện với ông ấy”.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm 15/7 trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Hill cho biết, thế giới chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc phải trả giá về sự che giấu dịch bệnh.

“Tôi nghĩ rằng thế giới sẽ hoàn toàn khiến họ (chính quyền Trung Quốc) phải trả giá”, ông Pompeo nói trong một cuộc phỏng vấn với tổng biên tập của tờ The Hill.

“Mọi nơi tôi đến, mọi Bộ trưởng ngoại giao mà tôi từng nói chuyện, họ đều nhận ra những gì chính quyền Trung Quốc đã làm cho thế giới này”, ông Pompeo cho biết.

Categories: Tin Hoa Kỳ | Leave a comment

Trợ lý ngoại trưởng Mỹ khẳng định thêm lập trường về yêu sách ‘phi pháp’ của Trung Quốc với Việt Nam Tâm Tuệ | ĐKN 9 giờ trước 1,155 lượt xem

Trợ lý ngoại trưởng Mỹ khẳng định thêm lập trường về yêu sách ‘phi pháp’ của Trung Quốc với Việt Nam

Tâm Tuệ | ĐKN 9 giờ trước 1,155 lượt xem
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, David Stilwell, nhấn mạnh thêm về chính sách mới của Mỹ ở Biển Đông, trong đó cáo buộc các hành động của Trung Quốc ở khu vực quanh Bãi Tư Chính của Việt Nam là “phi pháp” (chụp màn hình video CSIS).

Hôm 14/7 (giờ Việt Nam), Washington ra tuyên bố bác bỏ hầu hết các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ngoài khơi Biển Đông, và chỉ một ngày sau đó, ông Stilwell – trợ lý ngoại trưởng đặc trách về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định thêm lập trường của Hoa Kỳ về các yêu sách “phi pháp” và hành động “đe doạ” của Trung Quốc đối với Việt Nam ở vùng biển đầy tranh chấp này.

Hôm 15/7, ông Stilwell đã nhấn mạnh lại tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo về việc Mỹ bác bỏ bất cứ tuyên bố chủ quyền nào của Trung Quốc đối với vùng lãnh hải bên ngoài phạm vi 12 hải lý của nước này vì Bắc Kinh đã “không đưa ra một tuyên bố hàng hải hợp pháp, mạch lạch” ở Biển Đông.

“Điều này có nghĩa là Mỹ bác bỏ bất cứ tuyên bố chủ quyền nào của Trung Quốc trong vùng biển xung quanh Bãi Tư Chính (ngoài khơi Việt Nam), Bãi cạn Luconia (ngoài khơi Malaysia), Natuna Besar (ngoài khơi Indonesia), hay vùng biển trong Vùng Đặc quyền Kinh tế của Brunei,” ông Stilwell nói tại cuộc hội thảo hàng năm về Biển Đông của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế CSIS được tổ chức trực tuyến từ Washington DC hôm 15/7 được truyền thông quốc tế đăng tải.

Ông Stilwell cho rằng, Trung Quốc đang tìm mọi cách làm suy yếu quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển khác và không cho họ tiếp cận các nguồn tài nguyên ngoài khơi, mà nhà ngoại giao Mỹ nói là “thuộc về các quốc gia đó chứ không thuộc về Trung Quốc.”

“Bắc Kinh muốn sự thống trị cho chính bản thân mình,” ông Stilwell nói. “Họ muốn thay thế luật pháp quốc tế bằng sự cai trị với những sự đe doạ và ép buộc.”

Ông Stilwell cũng không quên nhắc tới việc “Bắc Kinh đã đâm chìm các tàu cá Việt Nam” vào những tháng gần đây, và việc Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) “dùng dàn khoan HD-981 khổng lồ của họ để tìm cách đe doạ Việt Nam ra khỏi quần đảo Hoàng Sa năm 2014.”

Tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Nimitz tại Biển Đông ngày 6/7 (ảnh: Hải quân Mỹ).

Vào hồi tháng 4 vừa qua, Bộ Ngoại giao cùng Bộ Quốc phòng Mỹ đã chỉ đích danh tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam. Chính phủ Mỹ cũng lên tiếng phản đối Trung Quốc khi đưa dàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam tháng 5/2014.

“Các tàu thăm dò thương mại cùng các dàn khoan khác của Trung Quốc liên tiếp được đưa vào vùng lãnh hải Đông Nam Á trong đó Trung Quốc không có bất kỳ một quyền nào,” ông Stilwell nói và cho rằng các đội tàu đánh các của Trung Quốc trên Biển Đông thường hoạt động như một lực lượng dân quân biển dưới sự chỉ đạo của quân đội Trung Quốc, nhằm “quấy rối và đe doạ các nước khác” và coi đó là “một công cụ cưỡng bức bạo lực của nhà nước” Trung Quốc.

Vị trợ lý ngoại trưởng Mỹ còn cáo buộc “Bắc Kinh ép các quốc gia khác chấp nhận ‘cùng khai thác’ với các công ty nhà nước Trung Quốc, và nói rằng ‘nếu anh muốn khai thác những nguồn tài nguyên đó ngoài khơi vùng biển của anh, thì anh chỉ có một lựa chọn duy nhất là cùng làm với chúng tôi.’ “Đó là những thủ thuật của kẻ cướp,” ông Stilwell nói.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ra tuyên bố được xem là mạnh mẽ nhất của Mỹ từ trước đến nay, trong đó nói “Các yêu sách của Bắc Kinh đối với tài nguyên biển ở hầu hết vùng Biển Đông là hoàn toàn phi pháp, tương tự như vậy là chiến dịch bắt nạt của họ nhằm kiểm soát các tài nguyên đó”. Dù Washington từng nhiều lần tuyên bố tham vọng bành trướng chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là phi pháp, đây là lần đầu tiên Mỹ chính thức bác bỏ các luận điểm cụ thể của Trung Quốc, theo Wall Street Journal.

“Thế giới sẽ không cho phép Trung Quốc đối xử với vùng Biển Đông như là đế chế hàng hải của riêng họ”, ông Pompeo khẳng định.

Động thái này cũng thể hiện sự thay đổi bước ngoặt, khi Washington trước đây luôn không tỏ ra đứng về bên nào trong tranh chấp ở Biển Đông.

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Ba điều cần làm rõ về “chủ nghĩa xã hội” trước khi dán nhãn người khác

Ba điều cần làm rõ về “chủ nghĩa xã hội” trước khi dán nhãn người khác

Luật Khoa

Võ Văn Quản

16-7-2020

Đóng thuế nhiều? Chủ nghĩa xã hội!

Đất nước có an sinh, phúc lợi tốt? Chủ nghĩa xã hội!

Các quốc gia Bắc Âu? Chủ nghĩa xã hội!

Ngày nay, ta dễ dàng bắt gặp những quy chụp giản tiện trên trong các cuộc thảo luận chính trị. Không biết vô tình hay hữu ý, người ta dần có thói quen gán ghép sự can thiệp của chính phủ vào thị trường, các chương trình phúc lợi tốt đẹp… là biểu hiện, hoặc là thành quả của chủ nghĩa xã hội. Sự ngộ nhận này có cả ở người Việt Nam lẫn các anh “Tây lông” xa xôi; ở cả thường dân lẫn các chính trị gia trên thế giới.

Vậy cách sử dụng này có chính xác hay không? Sau đây là ba điều cần làm rõ về chủ nghĩa xã hội trước khi có bất kỳ một cuộc thảo luận có ý nghĩa nào.

Vấn đề thứ nhất: Chủ nghĩa xã hội có nhiều trường phái

Chủ nghĩa xã hội, trước tiên, là một học thuyết chính trị không do Marx tự tạo ra.

Hiển nhiên nhiều bạn đọc đã biết điều này. Song cũng cần thiết nhắc lại rằng các học thuyết về chủ nghĩa xã hội đã tồn tại và được hoàn thiện trước khi Marx, và kế đến là Lenin, sử dụng nó để giải thích cho chính thể nhà nước cộng sản mà họ theo đuổi.

Một trong những tác phẩm vừa chi tiết nhưng vừa khái quát nhất về xã hội chủ nghĩa là quyển “Nhà nước xã hội chủ nghĩa” (The Socialist State) của giáo sư E. C. K. Gonner, được xuất bản vào năm 1895 tại London. Gonner nhìn nhận chủ nghĩa xã hội có rất nhiều trường phái. Tuy nhiên, tất cả đều tin tưởng vào một tương lai khá giống nhau: mô hình sản xuất kinh tế do tập thể cùng sở hữu và quản lý sẽ thay thế cho mô hình sản xuất kinh tế do cá nhân sở hữu.

Triết gia Karl Marx (1818 – 1883). Ảnh: ullstein bild Dtl.

Ngược lại với các nhà xã hội chủ nghĩa truyền thống này, Marx và Engel cho rằng sự hình thành của một tương lai xã hội chủ nghĩa không thể chỉ bằng con đường phát triển bình thường, tự thân của xã hội. Trong Tuyên ngôn Cộng sản (The Communist Manifesto), Marx chỉ trích nặng nề các nhà XHCN truyền thống, cho rằng họ đang mong muốn những điều không tưởng. Ông cho rằng:

Họ muốn có một hình thái kinh tế mới, nhưng lại không muốn làm cách mạng xã hội.

Họ muốn xây dựng công bằng, nhưng lại dựa trên cải cách dần dần nền tảng quan hệ sản xuất tư sản.

Họ muốn có sản xuất kinh tế tập thể, song lại tham tiếc mậu dịch tự do và những thành tựu văn hóa xã hội xưa cũ.

Họ muốn cải cách xã hội, nhưng lại không chịu nhìn thấy sự đối kháng giai cấp “biện chứng” sẵn có, mà dám dùng tài lẻ cá nhân để vẽ nên sự phát triển của xã hội trong tương lai.

Sự hiềm thù của Marx dành cho các trường phái chủ nghĩa xã hội đi trước để lại hệ quả quan trọng. Sau khi cuộc cách mạng bạo động của đảng Bolshevik tại Nga thành công vào năm 1917, các nhà cộng sản Marxist “thắng trận”, phủ nhận hoàn toàn mọi trường phái và những khái niệm XHCN khác biệt.

Kể từ thời điểm đó, khi người ta nhắc đến XHCN, chúng thường được đánh đồng với XHCN phiên bản Marxist. Theo đó, XHCN là bước đệm từ xã hội tư sản sang xã hội cộng sản. Xã hội chủ nghĩa, trong trường hợp này, là nơi mà nhà nước còn tồn tại, do giai cấp vô sản làm cách mạng mà thành và nắm quyền chuyên chính. Cũng từ đó, nhà nước sẽ là tổ chức kiểm soát mọi tư liệu sản xuất (means of production) và vận hành nền kinh tế thông qua mệnh lệnh hành chính của mình.

Như vậy, điểm rất quan trọng cần ghi nhớ là bản thân khái niệm XHCN không phải độc quyền của Marx. Khi bạn cho rằng một đặc trưng nhà nước nào đó là XHCN, bạn đang nhắm đến phiên bản Marx hay các phiên bản trước đó? Vì mỗi phiên bản đều có những đặc trưng rất riêng biệt.

Vấn đề thứ hai: Marx không phải người đầu tiên và duy nhất nói về một nhà nước công bằng

Nỗi ám ảnh của gần một thế kỷ thống trị của nhà nước Liên Xô và chủ nghĩa Marx khiến cho người ta dần ngộ nhận rằng mọi chính thể can thiệp sâu vào đời sống dân chúng thì chắc chắn phải là nhà nước XHCN.

Thật ra, chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa xã hội phiên bản Marx cũng chỉ là một nhánh nhỏ trong chủ nghĩa quân bình (egalitarianism) mà thôi. Các biến thể của chủ nghĩa quân bình thì nhiều vô số kể.

Ví dụ, trong trường hợp của chủ nghĩa Marx, nền tảng mà các nhà Marxist dựa vào là chủ nghĩa quân bình kinh tế (economic egalitarianism). Trọng điểm của lý thuyết Marxist cho rằng một xã hội công bằng là nơi con người có thể làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu (“from each according to his ability, to each according to his needs”). Của cải xã hội được chia ngang bằng bất kể năng lực và đóng góp của mỗi người.

Song ngay từ thế kỷ 17, tiền bối của Marx là triết gia John Locke người Anh đã bắt đầu áp dụng chủ nghĩa quân bình để phát triển học thuyết mà ông gọi là chủ nghĩa quân bình pháp lý (legal egalitarianism). Điểm mấu chốt của học thuyết này là loại bỏ các đặc quyền đặc lợi được pháp điển hóa vào trong hệ thống pháp luật. Mong muốn chung của học thuyết là mọi cá nhân, tổ chức, bất kể màu da, sắc tộc, tài sản, địa vị xã hội… đều phải chịu sự điều chỉnh của một đạo luật chung mà không có ngoại lệ. Đây là cơ sở triết học của hầu hết nhà nước pháp quyền hiện đại ngày nay.

Triết gia người Anh John Locke (1632-1704). Ảnh: LearnLiberty.
Triết gia John Rawls. Ảnh: news.harvard.edu.
Triết gia John Rawls (1921 – 2002). Ảnh: news.harvard.edu.

Hay hậu thế sau này, như triết gia Hoa Kỳ lừng danh John Rawls (1921 – 2002), lại đóng góp vào chủ nghĩa quân bình một nhánh khác là chủ nghĩa quân bình may mắn (luck egalitarianism). Cho rằng việc sinh ra và tồn tại của một con người giống như xổ số, Rawls thừa nhận rằng sắc tộc, giới tính, quốc tịch, năng lực và khả năng trời phú khác của các cá nhân khác nhau sẽ dẫn đến sự khác biệt trong quá trình phân bổ tài sản xã hội. Chủ nghĩa bình quân may mắn, vì vậy, nhắm vào điều chỉnh những bất công xã hội mang tính chất ngẫu nhiên này bằng cách khuyến khích nhà nước hỗ trợ cho những người kém may mắn trong xã hội để họ được bình đẳng về cơ hội phát triển so với những người khác. Với trường phái này, những khác biệt và bất bình đẳng có nguyên nhân từ những lựa chọn lý tính của từng cá nhân là hoàn toàn có thể chấp nhận được.

Khái niệm về bình đẳng cơ hội, hệ thống an sinh xã hội, giáo dục – đào tạo công lập, hay cơ chế thu thuế… nhằm tạo nên lưới an toàn cho mọi cá nhân trong xã hội, trong nhiều trường hợp, có thể được xem là kết quả chính sách trực tiếp từ chủ nghĩa quân bình may mắn của John Rawls.

Như vậy, với luận điểm này, chúng ta cần khẳng định rằng một nhà nước tư sản có hệ thống an sinh xã hội, có cơ chế bảo vệ người yếu thế tốt có thể dựa trên hàng loạt các học thuyết nhánh khác nhau của chủ nghĩa quân bình. Họ không cứ phải học hay bắt chước gì từ mô hình nhà nước XHCN. Và thành quả đạt được của các nhà nước tư bản ngày nay lại càng không phải là thực tế “khách quan” của quá trình tiến hóa từ xã hội tư bản sang xã hội chủ nghĩa.

Vấn đề thứ ba: Cần phân biệt giữa nhà nước tư bản phúc lợi (capitalist welfare state) và nhà nước xã hội chủ nghĩa (socialist state)

Đến đây, chúng ta trở lại với những ví dụ ở đầu bài.

Các quốc gia Bắc Âu có thật sự đang tiến lên xã hội chủ nghĩa? Chắc chắn là không.

Một góc phố Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: webbgun/Flickr.
Một góc phố ở Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: webbgun/Flickr.

Chưa cần phân tích sâu xa, cần khẳng định những nhà nước này không hề được dựng nên từ bất kỳ cuộc cách mạng vô sản nào, và lại càng không được giai cấp vô sản “lãnh đạo”. Như vậy, chúng thiếu vắng hai thành tố bắt buộc để có thể được xem là XHCN kiểu Marxist.

Họ cũng chẳng theo đuổi một mô hình XHCN phi Marxist nào. Kinh tế Bắc Âu, cũng như hầu hết các quốc gia tư bản khác, được xây dựng dựa trên kinh tế tư nhân và nền tảng của “bàn tay vô hình”. Đây là nơi tự thân các cá nhân theo đuổi mục tiêu và lợi ích của bản thân, từ đó làm giàu cho xã hội. Có lẽ không có ai diễn giải vấn đề này đơn giản hơn Thủ tướng Đan Mạch Lars Løkke Rasmussen cách đây vài năm:

“Mô hình nhà nước Bắc Âu là một nhà nước phúc lợi, bảo đảm cho người dân mức độ an sinh xã hội rất cao. Tuy nhiên, chúng tôi cũng là một nền kinh tế tự do nơi người dân tự chọn con đường và tự theo đuổi các ham muốn kinh tế của bản thân”.

Nói cách khác, mô hình nhà nước Bắc Âu không hề dựa trên việc kiểm soát và quốc hữu hóa tư liệu sản xuất, cốt lõi của mô hình chủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế Bắc Âu vận hành chủ yếu bằng các chủ thể kinh tế cá thể, tư nhân; đặt trọng tâm vào quyền tự do cá nhân và tự do kinh tế. Như vậy, nó không có điểm tương thích gì với cả chủ nghĩa xã hội Marxist lẫn chủ nghĩa xã hội phi Marxist.

Trong các bảng xếp hạng tự do kinh tế của các think tank như The Heritage FoundationFraser Institute, các nước Bắc Âu như Nauy, Thụy Điển, Phần Lan, Iceland, Đan Mạch, cùng với các nước có phúc lợi xã hội cao như New Zealand, Úc, Singapore, Thụy Sĩ, Anh, Đức, Hà Lan, Canada đều nằm trong nhóm các nước tự do nhất thế giới.

Bản đồ tự do kinh tế thế giới 2020 của The Heritage Foundation. Điểm càng cao thì càng tự do. Ảnh: Chụp màn hình heritage.org.
Bản đồ tự do kinh tế thế giới 2020 của The Heritage Foundation. Điểm càng cao thì càng tự do. Ảnh: Chụp màn hình heritage.org.

Tương tự, khái niệm đóng thuế cao để hưởng phúc lợi lại càng là một khái niệm xa lạ với chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp. Xã hội mà chủ nghĩa xã hội hướng tới là xã hội làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu, với mục tiêu nhà nước sẽ là cơ quan đứng ra phân phối bình đẳng của cải và vật chất xã hội. Họ cũng chính là nhà tuyển dụng duy nhất của toàn xã hội. Vì vậy, việc “đánh thuế” là hoàn toàn vô nghĩa và không tồn tại trong mô hình này.

Chỉ trong các nhà nước tư bản, nơi họ thừa nhận rằng năng lực và khả năng tạo ra của cải – vật chất của mỗi người là hoàn toàn khác nhau, đánh thuế trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực để xây dựng các chương trình phúc lợi chung nhằm giới hạn ở mức thấp nhất sự bất bình đẳng xã hội.

Như vậy, một nhà nước tư bản phúc lợi sẽ can thiệp vào các dịch vụ xã hội thiết yếu để bảo đảm rằng mọi thành viên trong xã hội đều được bảo vệ khỏi những bất thường của thị trường. Các dịch vụ này trải dài từ chăm sóc trẻ em, chăm sóc người cao tuổi, bảo hiểm thu nhập bắt buộc cho đến trợ cấp giáo dục và y tế. Tuy nhiên, mô hình nhà nước này vẫn bảo vệ và không hề nhắm đến việc loại trừ hoàn toàn những hiện tượng bất bình đẳng xã hội nhưng “hợp lý” (xuất phát từ năng lực cá nhân, các lựa chọn lý tính của chủ thể kinh tế…). Nói cách khác, họ sẽ nhắm đến giải quyết bất bình đẳng về cơ hội (xuất phát điểm), chứ không cào bằng kết quả đầu ra của mỗi cá nhân trong xã hội.

***

Chủ nghĩa xã hội kiểu Marxist là một nhà nước cách mạng, nơi giai cấp vô sản nắm quyền chuyên chính, và là nơi mà tư liệu sản xuất phải do nhà nước kiểm soát. Nhà nước vừa là nhà tuyển dụng, vừa là nhà sản xuất, vừa là người phân phối của cải, vừa là người quản lý xã hội.

Chủ nghĩa xã hội kiểu Marxist là một tương lai nơi sở hữu và sản xuất tập thể thay thế cho tư lợi và sở hữu cá nhân.

Cả hai tương lai nói trên, đều không phải là tương lai mà phương Tây đang hướng tới.

***

Tóm lại:

– Chủ nghĩa xã hội có nhiều phân nhánh rất khác nhau. Marx không phải người đầu tiên, cũng không phải người duy nhất đóng góp cho chủ nghĩa xã hội.

– Chủ nghĩa xã hội kiểu Marxist chỉ là một nhánh của chủ nghĩa quân bình – một trường phái triết học theo đuổi các giá trị bình đẳng. Các xã hội theo đuổi các mục tiêu bình đẳng không nhất thiết phải là chủ nghĩa xã hội.

– Nhà nước tư bản phúc lợi (kiểu Bắc Âu và nhiều nước phương Tây ngày nay) hoàn toàn khác với nhà nước xã hội chủ nghĩa kiểu Liên Xô và Đông Âu ngày xưa.

Bình Luận từ Facebook
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Nếu tầm nhìn của giới lãnh đạo Việt Nam ta luôn đúng…

Nếu tầm nhìn của giới lãnh đạo Việt Nam ta luôn đúng…

Lê Quang

13-7-2020

Nếu tầm nhìn của giới lãnh đạo Việt Nam ta luôn đúng, thì năm 1995 kinh tế Việt Nam đã phải ngang Nhật Bản và đến 2005 thì vượt Mỹ.

Đó tầm nhìn của cố TBT Lê Duẩn và thực tế đã không bao giờ xảy ra dù viễn cảnh ấy thực sự rất tươi đẹp.

Tầm nhìn về Cải cách ruộng đất những năm 1950s là rất tuyệt vời nhưng cũng cần nhớ rằng vẫn là tầm nhìn ấy, chỉ 3 năm sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta đã phải bật khóc xin lỗi và nhận khuyết điểm trước quốc dân tại Kỳ họp 6 Quốc Hội khoá I tháng 12-1956.

Tầm nhìn về phát triển hoá dầu miền Trung của cố TT Võ Văn Kiệt và CTN Trần Đức Lương cũng đầy khát vọng. Mặc dù thế, tổ hợp Dung Quất chưa bao giờ tương xứng với kỳ vọng của cả nước.

Tầm nhìn về kế hoạch phát triển công nghiệp 2006-2020 của TBT Nông Đức Mạnh là rất tuyệt vời. Ông đặt ra mục tiêu là đến 2020, Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp; và điều đó đã không bao giờ xảy ra theo như dự tính.

Tầm nhìn của Các-Mác (người thầy của tất cả các thế hệ lãnh đạo VN) về sự suy vong của Chủ nghĩa Tư bản cũng gây xúc động, nức lòng hàng triệu Đảng viên khắp năm châu. Nhưng sự tiêu vong ấy diễn ra như thế nào? Vào thời điểm nào… thì Người của chúng ta lại không nói; để 200 năm sau, CNTB không có dấu hiệu tiêu vong, trong khi đó CNXH phương Tây sụp đổ hoàn toàn.

Và còn rất nhiều ví dụ khác nữa.

Tầm nhìn của những nhà lãnh đạo, nguyên thủ quốc gia luôn tuyệt vời, giàu tham vọng. Nhưng không phải tất cả đều trở thành hiện thực. Cho nên nếu bỏ qua nghiên cứu, phản biện ở các thời điểm khác nhau mà chỉ chăm chăm dựa vào tầm nhìn của lãnh đạo để áp đặt lên cách nghĩ, cách làm, thì hoạt động ấy quá duy ý chí, chủ quan, giáo điều – tất cả đều đã bị phê phán quyết liệt trong các kì ĐH trước đây.

Nếu mọi thứ có thể an bài chỉ sau một thông tư, nghị quyết của nhà lãnh đạo thì vai trò của xã hội dân sự là vô nghĩa bởi đây mới là lực lượng nòng cốt biến mọi tầm nhìn thành hiện thực.

Việc cố TT Võ Văn Kiệt có tầm nhìn về phát triển du lịch Cần Giờ cũng vậy, tầm nhìn ấy cũng đẹp đẽ, tuyệt vời như biết bao tầm nhìn, dự định phát triển đất nước khác từng được đề xuất trước đây. Vấn đề là làm như thế nào? Đây hiển nhiên là điều cần phải được quan tâm, giải đáp và không nên lập lờ nhằm phủi nó đi như sự đã rồi.

Bình Luận từ Facebook
Categories: Nhan dinh | Leave a comment

Việt Nam phản hồi tuyên bố chính thức đầu tiên của Mỹ về Biển Đông

Việt Nam phản hồi tuyên bố chính thức đầu tiên của Mỹ về Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng

Chụp lại hình ảnh,Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng

Liên quan đến tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo bày tỏ lập trường của nước này về Biển Đông và các yêu sách của Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có phản hồi trong thông cáo báo chí phát đi chiều 15/7.

Theo đó, Việt Nam “hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế,” người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho hay trong thông cáo.

Việt Nam cũng “chia sẻ quan điểm, như đã nêu trong tuyên bố dịp Hội nghị cấp cao ASEAN 36, rằng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương.”

“Việc tôn trọng trật tự pháp lý trên biển và thực thi đầy đủ, thiện chí, trách nhiệm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 có ý nghĩa quan trọng để thực hiện các mục tiêu đó.”

Việt Nam cũng khẳng định hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại Biển Đông là nguyện vọng và mục tiêu chung của các nước ở Biển Đông, khu vực và cộng đồng quốc tế.

Việt Nam kêu gọi các nước “nỗ lực đóng góp vào việc duy trì hoà bình, ổn định, hợp tác tại Biển Đông và giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại cùng các biện pháp hoà bình khác theo luật pháp quốc tế vì lợi ích chung, phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế.” Đồng thời nhấn mạnh rằng bản thân Việt Nam luôn đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào quá trình này.

Quan điểm của Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh năm 2018

Chụp lại hình ảnh,Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh năm 2018

Hôm 14/7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã chính thức lên tiếng bày tỏ lập trường của Mỹ về các vấn đề trên Biển Đông và yêu sách của Trung Quốc.

Trong tuyên bố này, Mỹ khẳng định các yêu sách của Trung Quốc về tài nguyên ngoài khơi trên Biển Đông là “hoàn toàn bất hợp pháp”

Mỹ nêu rõ rằng “chiến dịch bắt nạt để kiểm soát” vùng biển tranh chấp của Bắc Kinh là sai trái.

Thông cáo của Hoa Kỳ cũng nhắc lại phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016 và cho rằng đây là “phán quyết cuối cùng” và “mang tính ràng buộc về pháp lý với cả hai bên”.

Theo đó, Hoa Kỳ nêu rõ lập trường của mình về các yêu sách hàng hải của Trung Quốc tại Biển Đông với phán quyết của Tòa Trọng tài trong ba điểm sau:

•Trung Quốc không thể khẳng định một cách hợp pháp một yêu sách hàng hải – bao gồm bất cứ vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) nào từ Bãi Scarborough và Quần đảo Trường Sa. Hành động quấy rối của Bắc Kinh đối với các hoạt động đánh bắt cá và phát triển năng lượng ngoài khơi của Philippines trong các khu vực đó, cũng như bất cứ hành động đơn phương nào của Trung Quốc nhằm khai thác các nguồn tài nguyên này, là bất hợp pháp. Theo phán quyết có tính ràng buộc về pháp lý của Tòa Trọng tài, Trung Quốc không có yêu sách lãnh thổ hay hàng hải hợp pháp nào đối với Đá Vành Khăn hay Bãi Cỏ Mây, cả hai nằm hoàn toàn trong quyền chủ quyền và quyền tài phán của Philippines, và Bắc Kinh cũng không có yêu sách lãnh thổ hay hàng hải nào được tạo ra từ những cấu trúc này.

•Do Bắc Kinh không thể đưa ra một yêu sách hàng hải hợp pháp, rõ ràng tại Biển Đông, Hoa Kỳ bác bỏ bất cứ yêu sách nào của Trung Quốc đối với các vùng biển nằm ngoài lãnh hải 12 hải lý tính từ các đảo mà Trung Quốc đưa ra yêu sách tại Quần đảo Trường Sa (mà không phương hại đến yêu sách chủ quyền của các quốc gia khác đối với các đảo đó). Bao gồm: vùng biển xung quanh Bãi Tư Chính (ngoài khơi Việt Nam), Cụm bãi Luconia (ngoài khơi Malaysia), vùng biển thuộc EEZ của Brunei và Natuna Besar (ngoài khơi Indonesia). Bất cứ hành động nào của Trung Quốc nhằm quấy rối hoạt động đánh bắt cá hay phát triển dầu khí của các quốc gia khác trong những vùng biển này – hay đơn phương thực hiện các hành động đó – đều là bất hợp pháp.

•Trung Quốc không có yêu sách lãnh thổ hay hàng hải hợp pháp nào đối với (hay bắt nguồn từ) Bãi ngầm James, một cấu trúc chìm hoàn toàn cách Malaysia chỉ 50 hải lý và cách bờ biển Trung Quốc khoảng 1.000 hải lý. Bãi ngầm James thường được nhắc đến trong hoạt động tuyên truyền của CHND Trung Hoa là “lãnh thổ cực nam của Trung Quốc”. Luật pháp quốc tế rất rõ ràng: một cấu trúc dưới nước như Bãi ngầm James không thể được bất cứ quốc gia nào tuyên bố chủ quyền và không thể tạo ra các vùng hàng hải. Bãi ngầm James (nằm cách mặt nước khoảng 20 mét) không phải và chưa bao giờ là lãnh thổ của Trung Quốc, và Bắc Kinh không thể khẳng định bất cứ quyền hàng hải hợp pháp nào từ đó.

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Blog at WordPress.com.