Daily Archives: July 19, 2020

Lũ lụt TQ: Nâng mức báo động sông Hoài vì mưa lớn

Lũ lụt TQ: Nâng mức báo động sông Hoài vì mưa lớn

Hàng triệu người phải sơ tán và hàng ngàn lính được điều động trên toàn quốc để giúp phòng chống lũ lụt.

Chụp lại hình ảnh,Hàng triệu người phải sơ tán và hàng ngàn lính được điều động trên toàn quốc để giúp phòng chống lũ lụt.

Trung Quốc đã nâng mức báo động lũ lụt cho một con sông ở phía đông sau nhiều ngày mưa lớn.

Nhà chức trách đã nâng mức báo động trên sông Hoài từ số III sang số II, cấp báo động cao lớn thứ hai, trong bối cảnh lo ngại có những trận mưa lớn tiếp theo.

Mưa lớn đã quét qua Trung Quốc trong nhiều tuần, từ tây nam đến bờ biển phía đông.

Ít nhất 14 người thiệt mạng ở miền nam Trung Quốc do lũ lụt.

Hàng triệu người phải sơ tán và hàng ngàn lính được điều động trên toàn quốc để giúp phòng chống lũ lụt.

“Lũ lụt đang xảy ra cùng lúc tại sông Dương Tử, sông Hoài Hà và Hồ Thái … Tình hình phòng chống lũ lụt đang rất khẩn cấp,” Bộ Thuỷ lợi Trung Quốc cho biết.

Sông Hoài 1.100km đi qua các tỉnh Hà Nam, An Huy và Giang Tô và một số thành phố lớn, bao gồm Tân Dương và Hoài Nam.

Giới chức cho biết 10 hồ chứa trên sông Hoài có mực nước tăng lên tới 6,85m.

Trung Quốc thường bị lũ lụt trong những tháng hè vào mùa mưa, nhưng đã có những quan ngại về đợt mưa lớn năm nay có thể làm gián đoạn nguồn cung cần thiết để khắc phục đại dịch Covid-19.

Trung Quốc thường bị lũ lụt trong những tháng hè vào mùa mưa.
Chụp lại hình ảnh,Trung Quốc thường bị lũ lụt trong những tháng hè vào mùa mưa.

Advertisement
Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Virus corona: WHO báo cáo số ca nhiễm toàn cầu trong ngày tăng kỷ lục

Virus corona: WHO báo cáo số ca nhiễm toàn cầu trong ngày tăng kỷ lục

Vendor in New Delhi walks past a mural with doctors and people wearing masks

Chụp lại hình ảnh,Ấn Độ hiện có số ca nhiễm virus corona cao thứ ba trên thế giới

Số ca nhiễm virus corona mới tăng gần 260.000 trong 24 giờ – mức tăng lớn nhất trong một ngày kể từ khi đại dịch bắt đầu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hôm thứ Bảy.

Theo WHO, đây là lần đầu tiên số ca nhiễm mới hàng ngày vượt qua một phần tư triệu.

Gia tăng lớn nhất đến từ Mỹ, Brazil, Ấn Độ và Nam Phi.

Số người chết toàn cầu vì virus corona cũng tăng 7.360 – mức tăng hàng ngày lớn nhất kể từ ngày 10/5.

Mức gia tăng ca nhiễm mới cao kỷ lục trước đó được WHO ghi nhận chỉ một ngày trước đó.

Tổng số trường hợp được xác nhận bị nhiễm virus corona vượt qua ngưỡng 14 triệu vào thứ Bảy, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, có trụ sở tại Hoa Kỳ.

Chuyện gì đang xảy ra ở Mỹ?

Số người bị nhiễm virus corona mới đang gia tăng ở một số tiểu bang Hoa Kỳ, đặc biệt là các tiểu bang miền Nam, ban đầu miễn cưỡng áp dụng biện pháp phong tỏa, hoặc buộc người dân phải đeo khẩu trang. Florida, Texas và Arizona có số ca nhiễm mới gia tăng đặc biệt cao.

Florida hiện là tâm chấn của đại dịch tại Hoa Kỳ. Tiểu bang này đã ghi nhận hơn 10.000 ca nhiễm mới và 90 tử vong hôm thứ Bảy, nâng tổng số ca nhiễm lên hơn 337.000 và số người chết lên hơn 5.000.

Trong những tuần gần đây, bệnh viện trên toàn tiểu bang Florida cũng cảnh báo rằng phòng cấp cứu của họ đang quá tải và không thể nhận thêm bất kỳ bệnh nhân mới nào.

Các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của virus, bao gồm đeo khẩu trang, đã bị chính trị hóa rất cao ở Mỹ.

Map of rising cases in the US
Chụp lại hình ảnh,Biểu đồ số ca nhiễm cho mỗi triệu người ở các tiểu bang

Chart showing rise in cases by continent
Transparent line

Hôm thứ Sáu, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Hoa Kỳ, Tiến sĩ Anthony Fauci, kêu gọi các nhà lãnh đạo tiểu bang và địa phương phải “mạnh mẽ” trong việc đảm bảo mọi người đeo khẩu trang, mặc dù Tổng thống Donald Trump sau đó nói rằng ông sẽ không bắt buộc đeo mặt nạ ở cấp quốc gia.

Quốc gia nào khác có số ca nhiễm gia tăng?

Ở Brazil, nơi virus corona và các biện pháp ngăn chặn bệnh dịch đã bị chính trị hóa cao, các ca nhiễm mới vẫn tiếp tục gia tăng – mặc dù WHO tuyên bố vào đầu tuần này rằng số người bị nhiễm không còn tăng theo cấp số nhân.

Các nhà khoa học cũng cảnh báo rằng Ấn Độ có thể còn vài tháng nữa mới đến đỉnh điểm bùng phát của đại dịch – mặc dù nước này có số ca nhiễm mới được xác nhận cao thứ ba. Bệnh viện ở các thành phố bị ảnh hưởng nặng nhất, gồm Mumbai và Bangalore, đã tràn ngập bệnh nhân.

Ấn Độ ghi nhận 34.884 ca nhiễm mới trong khoảng thời gian 24 giờ hôm thứ Bảy và 671 tử vong khác liên quan đến virus corona.

Và Nam Phi, nơi có ca nhiễm tăng cao nhất trong một ngày, hiện có số người nhiễm bệnh cao nhất trên lục địa châu Phi.

Chuyện gì đang xảy ra ở Châu Âu?

Các quốc gia Tây Âu, nơi đã ngăn chặn được phần lớn sự lây lan của virus, hiện đang bắt đầu mở lại biên giới và các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, có những đợt tăng cục bộ trên khắp Tây Ban Nha – tệ nhất là ở khu vực phía đông bắc của vùng Catalonia.

Khu vực này một lần nữa ghi nhận sự gia tăng ca nhiễm mới trong một ngày hơn 1.000, và khoảng bốn triệu người ở Barcelona, La Noguera và El Segrià đã được lệnh ở nhà trong 15 ngày.

Các biện pháp ngăn chặn hiện đang được áp dụng gồm cấm các cuộc họp công cộng hơn 10 người, cấm đi thăm viện dưỡng lão, và đóng cửa các phòng tập thể dục và câu lạc bộ ban đêm.

Tây Ban Nha chỉ mới chấm dứt phong tỏa toàn quốc khoảng bốn tuần trước và hy vọng sẽ khởi động lại nền kinh tế, đặc biệt là với số lượng du khách.

Đường phố của Barcelona rất thưa vắng hôm thứ Bảy, mặc dù một số cư dân dường như đã bất chấp lệnh giãn cách xã hội và lái xe đi đến nhà nghỉ của họ.

Shopkeeper closing up in La Rambla, Barcelona

Chụp lại hình ảnh,Các ca nhiễm đang gia tăng ở khu vực phía đông bắc của Catalonia

Nước láng giềng Pháp hiện đang xem việc đóng cửa biên giới với Tây Ban Nha để đối phó với sự gia tăng.

Khi được hỏi liệu có đóng cửa biên giới hay không, Thủ tướng Jean Castex nói: “Chúng tôi đang theo dõi điều này rất chặt chẽ, đặc biệt, bởi vì đây là vấn đề chúng tôi cũng cần thảo luận với chính quyền Tây Ban Nha.”

Biên giới Pháp chỉ được mở lại cho công dân nói chung vào ngày 21/6.

Các kế hoạch cứu trợ virus corona của EU diễn tiến ra sao?

Hôm thứ Bảy, các cuộc thảo luận tại Brussels về một kế hoạch phục hồi kinh tế lớn sau virus corona đã được tiến hành.

Ngày thứ hai của cuộc nói chuyện nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Thủ tướng Ý Giuseppe Conte nói rằng các cuộc đàm phán đã bế tắc nhưng Thủ tướng Áo Sebastian Kurz nói rằng ông nghĩ rằng họ đang đi đúng hướng.

Một số quốc gia ”cần kiệm” phía bắc như Hà Lan và Thụy Điển đã chùn bước với gói trị giá 857 tỷ đôla, cho rằng đây nên là khoản vay chứ không phải là khoản tài trợ.

Một kế hoạch sửa đổi sẽ giảm bớt mức tài trợ nhưng dường như còn một chặng đường dài mới đến được đó.

Các cuộc đàm phán đang kéo dài qua ngày thứ ba hôm Chủ Nhật.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Virus corona: Donald Trump thề sẽ không yêu cầu người Mỹ đeo khẩu trang

Virus corona: Donald Trump thề sẽ không yêu cầu người Mỹ đeo khẩu trang

Donald Trump wearing a face mask

Chụp lại hình ảnh,Donald Trump lần đầu đeo khẩu trang trước công chúng hôm thứ Bảy

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ không yêu cầu người Mỹ đeo khẩu trang để ngăn chặn sự lây lan của virus corona.

Bình luận của ông Trump được đưa ra sau khi chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ, ông Anthony Fauci, kêu gọi các nhà lãnh đạo bang và địa phương hãy “quyết liệt nhất có thể” trong việc yêu cầu mọi người đeo khẩu trang.

Đầu tuần này, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ đã đưa ra một tuyên bố kêu gọi mọi người đeo khẩu trang.

“Chúng ta không phải là không thể chống cự lại COVID-19,” Giám đốc CDC, ông Robert R Redfield nói. “Khẩu trang bằng vải là một trong những vũ khí mạnh nhất mà chúng ta có để làm chậm và ngăn chặn sự lây lan của virus – đặc biệt là khi được sử dụng phổ biến trong môi trường cộng đồng.”

Đeo khẩu trang, ông Fauci nói thêm, là “thực sự quan trọng” và “chúng ta nên dùng chúng, tất cả chúng ta”.

Dr Anthony Fauci

Chụp lại hình ảnh,Ông Anthony Fauci nói đeo khẩu trang là “thực sự quan trọng”

Việc đeo khẩu trang đã trở nên chính trị hóa ở Mỹ.

Tổng thống Trump, người trước đây đã chống lại việc đeo khẩu trang, lần đầu tiên đeo mặt nạ ở nơi công cộng.

Nhưng nói chuyện với Fox News hôm thứ Sáu, ông Trump nói rằng ông không đồng ý với việc bắt buộc người dân cả nước đeo khẩu trang, và rằng mọi người nên có một “tự do nhất định”.

Tại bang miền nam Georgia, thống đốc đảng Cộng hòa Brian Kemp đã kêu gọi người dân đeo khẩu trang cho tháng tới.

Ông Kemp đã kêu gọi người dân của bang đeo khẩu tráng dù đã có đơn kiện thị trưởng của Atlanta, Keisha Lance Bottoms, vì bắt buộc dân phải đeo khẩu trang trong thành phố.

Bà Bottoms đã tự xét nghiệm dương tính với virus corona.

Các quan chức thành phố Oklahoma cũng đang xem xét yêu cầu đeo khẩu trang trong nhà trên toàn thành phố, trong bối cảnh không có lệnh bắt buộc đeo khẩu trang trên toàn quốc.

Các bang nào đang có số ca nhiễm tăng mạnh?

Một số tiểu bang của Hoa Kỳ, chủ yếu là các tiểu bang miền nam, đang trải qua một đợt tăng mạnh số ca nhiễm virus corona.

Hiện tại có hơn 3,6 triệu trường hợp nhiễm virus corona đã được xác nhận tại Hoa Kỳ và đã có hơn 139.000 ca tử vong – con số tử vong cao nhất thế giới.

Hàng trăm nhân viên y tế trong quân đội đã được triển khai ở Texas và California để giúp các quan chức đối phó với các ca Covid-19 mới, và ở Texas và Arizona, những chiếc xe tải đông lạnh đã được đưa đến để giúp lưu trữ xác chết.

Trong những tuần gần đây, các bệnh viện quá tải ở Florida cũng đã báo cáo rằng khoa chăm sóc đặc biệt (ICU) của họ hoạt động hết công suất và họ không thể nhận thêm bệnh nhân nào nữa.

Một số thành phố và tiểu bang đang vật lộn với nhu cầu cao về các test xét nghiệm virus corona.

Tại Pittsburgh, Pennsylvania, những người bị nghi đã tiếp xúc với virus đang được yêu cầu cách ly tại nhà trong 14 ngày thay vì đến các trung tâm xét nghiệm, trong khi những người tới Hawaii sẽ phải cách ly hai tuần do nơi này đang thiếu các test xét nghiệm virus corona.

Trường học thì sao?

Trong khi đó, hàng triệu trẻ em, bao gồm cả hai bang đông dân nhất Texas và California, đã được thông báo rằng sẽ không trở lại trường trong năm học mới.

Giáo dục, và vấn đề khi nào mở lại trường học, là một vấn đề khác đã trở nên chính trị hóa cao ở Mỹ.

Hướng dẫn mới của CDC về việc mở lại các trường học đã được lên kế hoạch ban hành trong tuần này, nhưng báo chí Mỹ cho biết nó bị trì hoãn.

Categories: Tin Hoa Kỳ | Leave a comment

Báo Trung Quốc cảnh báo đối đầu quân sự với Mỹ ở Biển Đông

Báo Trung Quốc cảnh báo đối đầu quân sự với Mỹ ở Biển Đông

Global Times tuyên bố quân đội Trung Quốc “đã sẵn sàng” cho “đối đầu quân sự” với Mỹ tại Biển Đông, sau khi Washington bác yêu sách của Bắc Kinh.

“Mỹ sẽ tạo ra thêm rắc rối, kích động nhiều cuộc đối đầu trong khu vực, thực hiện thêm các động thái nguy hiểm và hung hăng hơn để kích động xung đột quân sự với Trung Quốc. Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) Trung Quốc đã sẵn sàng cho các cuộc xung đột ở Biển Đông và eo biển Đài Loan”, Global Times, tờ báo thuộc People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 14/7 đăng bài bình luận, dẫn lời các “chuyên gia phân tích quân sự”.

Bài viết của Global Times đề cập đến tuyên bố mới đây của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, trong đó bác bỏ hầu hết yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông. Ngay sau tuyên bố của Pompeo, hải quân Mỹ đăng hình ảnh cho thấy tàu khu trục USS Ralph Johnson áp sát hai thực thể Trung Quốc chiếm đóng trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

“Biển Đông nằm trong tầm bắn hiệu quả của các vũ khí chiến lược mà PLA sở hữu. Các loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Trung Quốc có thể bao trùm toàn bộ khu vực Biển Đông”, Global Times dẫn lời Trang Quốc Thổ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Hạ Môn.

Trước đó, Global Times cũng phát thông điệp đe dọa nhằm vào hải quân Mỹ, khi hai tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan cùng một oanh tạc cơ chiến lược B-52 tổ chức diễn tập chung trên Biển Đông hồi đầu tháng 7. Tuy nhiên, tài khoản của đơn vị phụ trách truyền thông hải quân Mỹ do chuẩn đô đốc Charlie Brown phụ trách ngay sau đó đăng thông điệp tuyên bố “không sợ” tên lửa “sát thủ tàu sân bay” của Trung Quốc.

Tàu sân bay Liêu Ninh cùng chiến hạm hộ tống di chuyển tại khu vực Biển Đông, tháng 12/2016. Ảnh: Reuters.

Tàu sân bay Liêu Ninh cùng chiến hạm hộ tống di chuyển tại khu vực Biển Đông, tháng 12/2016. Ảnh: Reuters.

Một bài xã luận khác trên Global Times viết rằng Trung Quốc đủ khả năng để bảo vệ cái gọi là “lợi ích chủ quyền ở Biển Đông”, đồng thời cho rằng Mỹ muốn biến đồng minh và đối tác ở Đông Nam Á thành “bia đỡ đạn” nếu xảy ra xung đột, thay vì hỗ trợ họ.

“Vì lợi ích quốc gia cao nhất, các nước ASEAN cần duy trì ngoại giao cân bằng giữa Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ luôn muốn vỗ về hoặc thậm chí ép họ chọn phe mình, biến họ thành bia đỡ đạn trong chiến lược nhằm kiềm chế Trung Quốc”, bài xã luận viết.

Báo Trung Quốc cho rằng tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo ngày 14/7 cho thấy Mỹ không còn “giả vờ trung lập” trong tranh chấp tại Biển Đông. “Nó báo hiệu Mỹ quyết định giữ một vị trí rõ ràng và muốn đối đầu với Trung Quốc về vấn đề này”, Global Times bình luận.

Tờ báo còn cảnh báo rằng nếu tàu chiến Mỹ tiến vào cái gọi là “lãnh hải Trung Quốc” ở Biển Đông, PLA sẽ điều tàu hải quân ra ngăn chặn và xem xét triển khai thêm vũ khí chống hạm.

“Nếu máy bay quân sự của Mỹ tiếp tục bay lượn trong khu vực, tên lửa phòng không có thể được triển khai thêm. Nếu Mỹ diễn tập hàng hải chung với các nước trong khu vực, Trung Quốc cũng sẽ làm vậy”, bài xã luận viết.

Trung Quốc gần đây tiến hành nhiều hoạt động quyết liệt sau Covid-19 nhằm gây áp lực cho các quốc gia, vùng lãnh thổ xung quanh. Trung Quốc nhiều lần điều máy bay quân sự áp sát đảo Đài Loan, đụng độ với Ấn Độ tại khu vực biên giới, điều tàu hải cảnh áp sát đảo tranh chấp với Nhật Bản, và thông qua luật an ninh quốc gia bị cho là hạn chế quyền tự trị của đặc khu hành chính Hong Kong.

Tại Biển Đông, Trung Quốc cũng triển khai loạt hoạt động gây hấn như điều tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam rồi bám theo tàu khoan của Malaysia, cho tàu hải cảnh đâm chìm tàu cá của Việt Nam, tập trận trái phép ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo khẳng định chính sách của Trung Quốc với Biển Đông trong nhiều năm qua là “dùng biện pháp bắt nạt” để xâm phạm quyền chủ quyền của các nước quanh khu vực, thay thế luật quốc tế bằng tư duy “chân lý thuộc về kẻ mạnh”.

Pompeo khẳng định Mỹ sẽ sát cánh cùng cộng đồng quốc tế nhằm bảo vệ tự do hàng hải, tôn trọng chủ quyền và phản đối mọi động thái sử dụng sức mạnh ở Biển Đông và khu vực.

Nguyễn Tiến (Theo GlobalTimes)

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Nô lệ tình dục thời hiện đại – Mafia, tiền và máu – Kỳ 5: Thủ đoạn kinh doanh thân xác tàn độc

Nô lệ tình dục thời hiện đại – Mafia, tiền và máu – Kỳ 5: Thủ đoạn kinh doanh thân xác tàn độc

19/07/2020 08:19 GMT+7

TTO – Từ án mạng đến khoan hồng: Câu chuyện Cyntoia Brown là tựa đề bộ phim tài liệu Mỹ dài 96 phút được công chiếu trên mạng cuối tháng 4-2020.

Nô lệ tình dục thời hiện đại - Mafia, tiền và máu - Kỳ 5: Thủ đoạn kinh doanh thân xác tàn độc - Ảnh 1.

Cyntoia Brown trong lễ tốt nghiệp Đại học Lipscomb năm 2015. Bốn năm sau cô mới được ân xá – Ảnh: NBC

Xung đột, bất ổn, kém phát triển, hệ thống tư pháp hình sự yếu kém là các yếu tố khiến người dễ tổn thương bị lợi dụng.

ILIAS CHATZIS

Cyntoia Brown trốn khỏi gia đình cha mẹ nuôi đến sống với bạn trai 24 tuổi ở Nashville (bang Tennessee). Nào ngờ tên bạn trai đốn mạt đã ép Brown làm gái lầu xanh.

Sống trong cảnh nô lệ tình dục, Brown đã gặp nhiều vấn đề về tâm thần ngoài hội chứng nghiện rượu nơi thai nhi (mẹ bị nghiện rượu). Tháng 8-2004, Brown bắn chết khách hàng lúc mình mới 16 tuổi. Cô bị xét xử như người trưởng thành và phải nhận án tù chung thân.

Năm hình thức buôn người

Trong tù, Cyntoia Brown liên tục kêu oan rằng mình chỉ giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Các luật sư chạy ngược chạy xuôi cố chứng minh cô bị mắc bẫy bọn buôn người. Phải 13 năm sau ngày Brown bị bắt, vụ án mới có chuyển biến khi nhiều nhân vật nổi tiếng kêu gọi trả tự do cho Brown với hashtag #FreeCyntoiaBrown trên mạng xã hội. Hồ sơ Brown được xem xét lại. Cuối cùng, Thống đốc bang Tennessee Bill Haslam ân xá cho cô.

Brown được trả tự do vào tháng 8-2019 sau 15 năm ngồi tù. Hai tháng sau, cuốn sách kể lại chuyện thật đời mình của Brown với tựa đề Cyntoia được tự do: Tìm kiếm cứu chuộc của tôi trong hệ thống nhà tù Mỹ được xuất bản. Ra tù, cô nỗ lực vận động cải cách tư pháp hình sự và bảo vệ các nạn nhân buôn người.

Hiện nay, cô gái trẻ 32 tuổi Cyntoia Brown đã kết hôn với nhạc sĩ Jaime Long. Ngày 11-7, cô là khách mời đặc biệt trong sự kiện trực tuyến của Dự án giáo dục tư pháp (Đại học Illinois) do cô đã nỗ lực hoàn thành chương trình đại học trong lao tù.

Luật pháp cũng thay đổi đáng kể từ phiên tòa đầu tiên của Cyntoia Brown. Năm 2011, bang Tennessee không còn buộc tội mại dâm đối với người dưới 18 tuổi và xem nạn nhân là nạn nhân kinh doanh tình dục trẻ em. Năm 2012, Tòa án tối cao Mỹ phán quyết án tù chung thân đối với người chưa thành niên là hình phạt tàn nhẫn và bất thường.

Tổ chức Cảnh sát quốc tế (Interpol) xác định những trường hợp bị ép buộc làm nô lệ tình dục như Cyntoia Brown rất phổ biến và là một trong năm hình thức buôn người hiện nay.

* Buôn phụ nữ để bóc lột tình dục: Nạn nhân thường là phụ nữ và trẻ em các nước đang phát triển hoặc người dễ bị tổn thương ở các nước phát triển. Họ bị lừa có việc làm tốt và được cung cấp giấy tờ du lịch giả, sau đó bị ép làm nô lệ tình dục, bị giam giữ trong điều kiện vô nhân đạo, liên tục bị khủng bố về tâm lý và thể xác.

* Buôn người để cưỡng bức lao động: Nạn nhân chủ yếu đến từ các nước đang phát triển. Họ được bọn buôn người tuyển, sau đó bị ép buộc làm việc như nô lệ trên đồng ruộng, trong hầm mỏ, cơ sở đánh cá, công trường xây dựng hoặc làm các nghề khác cần lao động tay chân.

* Buôn người để cưỡng bức phạm tội: Nạn nhân bị ép buộc tham gia các hoạt động mang lại thu nhập phi pháp cho các băng nhóm tội phạm như trộm cắp, trồng cần sa, bán hàng giả, đi ăn xin. Các nhóm vũ trang hoặc tổ chức khủng bố như Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và Boko Haram còn buôn người để tăng thêm thu nhập, bổ sung quân số hoặc khống chế dân địa phương.

* Buôn người di cư: Vấn đề di cư lậu liên quan mật thiết đến nạn buôn người vì nhiều người di cư có nguy cơ bị cưỡng bức lao động. Trong chuyến đi, bọn đưa người có thể ép người di cư làm việc trong điều kiện vô nhân đạo để thanh toán tiền vượt biên trái phép.

* Buôn người để lấy nội tạng: Sức khỏe và tính mạng các nạn nhân luôn bị đe dọa vì họ phải chịu phẫu thuật trong điều kiện bí mật, không đầy đủ dụng cụ và thiếu thốn nhân viên y tế.

Gây tội ác chỉ vì đồng tiền

Chuyên gia Ilias Chatzis – trưởng bộ phận Buôn bán người và buôn lậu người di cư của Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm Liên Hiệp Quốc (UNODC) – đánh giá buôn người là tội ác xảy ra trên khắp thế giới. Báo cáo gần nhất về buôn người của UNODC công bố vào tháng 1-2019 ghi nhận số nạn nhân buôn người vẫn tiếp tục tăng. Đáng lưu ý, lần đầu tiên số nạn nhân buôn người trong nội địa (không đưa qua biên giới) tăng hơn số nạn nhân xuyên quốc gia, từ 27% tăng lên 58% trong năm 2016.

UNODC đã nhận diện từ năm 2012-2014 có 500 đường dây buôn người kết nối các khu vực, trong đó có Nam Á với Trung Đông, châu Phi cận Sahara với Tây Âu, Nam Mỹ với Đông Á và Thái Bình Dương. Từng khu vực có hình thức buôn người phổ biến khác nhau. Bóc lột tình dục là hình thức buôn người phổ biến nhất ở châu Âu, Trung Mỹ, Bắc Mỹ, Đông Á và Thái Bình Dương.

Ở Nam Á và Trung Á, bóc lột tình dục và cưỡng bức lao động có tỉ lệ gần ngang nhau. Ở châu Phi và Trung Đông, số vụ cưỡng bức lao động nhiều hơn bóc lột tình dục. Ở Bắc Phi, nạn ăn xin trẻ em lại phổ biến hơn hết.

Dù sao chăng nữa, nạn buôn người để bóc lột tình dục là hình thức buôn người phổ biến nhất hiện nay, chiếm 59% tổng số nạn nhân buôn người và xảy ra trong mọi khu vực. Phụ nữ và trẻ em gái không chỉ chiếm đa số nạn nhân buôn người nói chung (72%), mà còn chiếm đa số nạn nhân buôn người để bóc lột tình dục (94%). UNODC ước tính buôn người mang lại doanh thu hằng năm hơn 32 tỉ USD, chỉ thua kém buôn ma túy và làm hàng giả. Số liệu này thấp hơn thực tế bởi lẽ buôn người luôn hoạt động trong bí mật.

Buôn người và buôn lậu người di cư là hai hình thức tội phạm riêng nhưng luôn kết hợp với nhau. Buôn người không được nạn nhân đồng tình trong khi trong buôn người di cư, nạn nhân ban đầu đồng ý song cuối cùng có thể rơi vào bi kịch do bị lạm dụng, bị bóc lột, hãm hiếp, bắt cóc đòi tiền chuộc, bị bắt làm nô lệ.

Buôn người di cư thường đòi hỏi trình độ tổ chức cao và có thể liên quan đến các quan chức tham nhũng. Do đó, muốn chống buôn lậu người di cư phải chống tham nhũng. Các đường dây buôn người di cư hoạt động ở hầu hết các khu vực với mức độ tổ chức và quy mô khác nhau. Ở Bắc Phi chỉ có các nhóm nhỏ địa phương hợp tác lập đường dây. Còn ở Mỹ Latin, các băng nhóm ma túy kiểm soát hoạt động buôn người di cư. UNODC nhận diện có 30 tuyến trong năm 2016 liên quan đến buôn 2,5 triệu người di cư. Năm 2019, buôn lậu người di cư mang lại 5-7 tỉ USD.

“Chiều” 40 khách một ngày!

kỳ 5 ảnh 2 new (1) no le 4(read-only)

Mại dâm là yếu tố thu hút bọn buôn người để bóc lột tình dục. Trong ảnh: cảnh mồi chài mại dâm trên đường phố Pattaya (Thái Lan) – Ảnh: PATTAYA ONE

“Không thể tưởng tượng nổi các cô gái lại bị khai thác thân xác kinh hoàng như thế. Nhiều cô một ngày phải tiếp đến 40 khách mua dâm” là những ghi nhận thực tế của phóng viên quốc tế khi tìm hiểu nạn mua bán dâm ở Trung Quốc, đặc biệt là ở thành phố thương mại – công nghiệp Đông Quảng. Hầu hết các cô đến từ những nước nghèo Đông Nam Á, một số ít từ Đông Âu và Nam Á.

Khoảng 90% các cô gái bị bóc lột tình dục này bị lừa vào các đường dây buôn người như hứa gả chồng Trung Quốc, phụ buôn bán, làm trang trại, nhưng thực chất là đến thẳng các ổ mại dâm trá hình ở khách sạn, nhà hàng, tiệm matxa…

Bọn đầu nậu ép buộc các cô bằng cách thu giấy tờ tùy thân, hét giá đã “mua” các cô khoảng 40.000-50.000 đô và các cô sẽ phải bán dâm đến tàn tạ vẫn không trả hết nợ. Nhiều cô kể họ phải “chiều” 40 lượt khách, thậm chí cao hơn nữa mỗi ngày, nếu không sẽ bị đánh hoặc bị bỏ đói. Đến nỗi kỳ “đèn đỏ” tháng, các cô cũng bị ép uống loại thuốc gì đó cho bặt kinh ngay sau một ngày để trở lại tiếp khách.

Nhưng kinh hoàng nhất là một số cô gái tự dưng “mất tích” và được cho rằng đã bị bán nội tạng.

QUỐC MINH

Miriam và Roda đã bị bọn buôn người lừa bán cho các “nhà máy đẻ” ở Nigeria. Bọn buôn người khoác bộ mặt thật như thế nào?

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Mỹ có thể công nhận Hoàng Sa của Việt Nam

Mỹ có thể công nhận Hoàng Sa của Việt Nam

15/07/2020 06:33 GMT+7

TTO – Mỹ vốn không công nhận các yêu sách hàng hải quá mức của Trung Quốc, và đã tiến hành các đợt tuần tra tự do hàng hải (FONOPs) để nhấn mạnh điều này.

Mỹ có thể công nhận Hoàng Sa của Việt Nam - Ảnh 1.

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng và cải tạo bất hợp pháp – Ảnh: CSIS/AMTI

Washington thời gian qua giữ trung lập đối với yêu sách chủ quyền trên các đảo trong khu vực. Nhưng với tuyên bố bác bỏ các yêu sách bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, Mỹ đã thay đổi lập trường. Một số lựa chọn của Mỹ sẽ là:

Về yêu sách hàng hải, sẽ công nhận và tiếp nhận rõ ràng việc giải thích và áp dụng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 về Biển Đông như đã nêu trong phán quyết của Tòa trọng tài. Điều này sẽ phù hợp với các đợt FONOPs của Mỹ đến nay, và sẽ mang tới sự hỗ trợ bổ sung cho quan điểm của ASEAN.

Về yêu sách lãnh thổ, Mỹ có thể bày tỏ sự ủng hộ cho một nước nào đó khác liên quan tới bất kỳ hoặc toàn bộ các đảo.

Ở quần đảo Đông Sa (Pratas), Mỹ có thể công nhận nó thuộc về Đài Loan. Ở Hoàng Sa, Mỹ có thể bác bỏ yêu sách của Trung Quốc và công nhận nó thuộc về Việt Nam.

Ở Trường Sa, Mỹ có thể bác bỏ yêu sách của Trung Quốc và cân nhắc các đảo nhân tạo của Trung Quốc không thể tạo ra các vùng được hưởng quyền hàng hải nào khác ngoài 500m an toàn…

Về yêu sách của Trung Quốc nói chung, Mỹ có khả năng bác bỏ một cách rõ ràng với bất kỳ và toàn bộ các yêu sách quá mức này, dù là được mô tả theo “đường chín đoạn” hay gần đây hơn là khái niệm “Tứ Sa”, tạo ra các khu vực hàng hải quá mức, không phù hợp với phán quyết của Tòa trọng tài.

Trong khi đó đối với các hoạt động của Trung Quốc nhằm củng cố yêu sách quá mức, Mỹ sẽ tiếp tục cho rằng đây là hành vi bắt nạt (như đâm chìm tàu cá, quấy rối tàu chiến và máy bay), và cho các hành động hung hăng này vào dạng sẽ kích hoạt phản ứng tự vệ.

Lý do cho những động thái tiềm năng của Mỹ nêu trên có thể bắt nguồn từ việc Trung Quốc ngày càng hung hăng. Bắc Kinh đã có hành động đe dọa và đơn phương đối với Việt Nam, Malaysia, Philippines và Indonesia thông qua các cuộc thăm dò địa chất, nghiên cứu khoa học biển, đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác mà không có thỏa thuận trước, đâm chìm tàu cá nước khác, cũng như khai thác dầu khí trong thềm lục địa của các nước khác…

Xét tới hành vi cưỡng ép quyết đoán gần đây của Trung Quốc, sự đồng thuận ngày càng tăng của ASEAN đối với phán quyết của Tòa trọng tài, thậm chí một thay đổi nhỏ trong lập trường trung lập lâu nay của Mỹ cũng sẽ khiến các yêu sách quá mức của Trung Quốc trở nên càng bất hợp pháp, và cô lập Trung Quốc trong vấn đề này, nhất là đặt trong mối liên quan với các nước láng giềng của Trung Quốc tại Đông Nam Á.

Đây sẽ là một bước tiến quan trọng tới việc khiến tất cả các nước đưa ra quan điểm chính thức và rõ ràng để chống lại các yêu sách quá mức của Trung Quốc.

Nhìn chung, tuyên bố của Mỹ có thể khiến căng thẳng trong khu vực tăng lên, nhưng nếu có, trách nhiệm thuộc về Trung Quốc. Sẽ không có chuyện gì xảy ra nếu Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế, không cố áp đặt ý chí của mình lên các nước láng giềng.

Một nỗ lực phối hợp chống lại yêu sách của Trung Quốc, tới từ khu vực thông qua ASEAN và bên ngoài do Mỹ dẫn đầu, là kết quả đương nhiên xuất phát từ những hành xử của Trung Quốc hai năm qua.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Blog at WordPress.com.