Daily Archives: July 26, 2020

Chuyên gia: Tài năng của ông Trump trong việc dùng người Hoa trị Bắc Kinh

Chuyên gia: Tài năng của ông Trump trong việc dùng người Hoa trị Bắc Kinh

Phụng Minh | ĐKN 5 giờ trước 4,340 lượt xem
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo và Dữ Mậu Xuân (phải). (Ảnh: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ)
Một cố vấn đặc biệt được cho là đứng sau mọi hoạch định chiến lược đối với Trung Quốc của Hoa Kỳ, thể hiện năng lực của chính quyền Trump.

Một vài ngày trước, Dư Mậu Xuân (Miles Yu) đã xuất hiện trước công chúng, phương tiện truyền thông Mỹ tiết lộ rằng quan điểm của ông được đánh giá cao bởi chính phủ Hoa Kỳ. Một số học giả tin rằng chính quyền Trung Quốc mà đại diện là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sắp đi tới chỗ diệt vong và ông Dư đã được giao một nhiệm vụ quan trọng theo sát xu hướng lịch sử này để giúp giới tinh hoa Mỹ hiểu được bản chất của ĐCSTQ.

Dư Mậu Xuân, 57 tuổi là cố vấn trưởng của Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo về hoạch định chính sách đối với Trung Quốc, cũng là lực lượng đằng sau việc chính quyền Trump định hình lại chính sách Trung Quốc trong ba năm qua. Ông Dư sinh ra ở Trùng Khánh, trải qua cuộc Cách mạng Văn hóa và ủng hộ phong trào sinh viên Trung Quốc năm 1989.

Đường Tĩnh Viễn, một nhà bình luận về các vấn đề thời sự ở Hoa Kỳ cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times rằng quá khứ Hoa Kỳ có nhiều chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, nhưng bọn họ đều không hiểu rõ hình thái ý thức cho tới những tội ác tột cùng của ĐCSTQ. Bởi vậy, chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc trước sau ôm ấp một ảo tưởng, rằng ĐCSTQ chỉ cần đổi người lãnh đạo thì sẽ thay đổi theo. Nhưng Tập Cận Bình hay các lãnh đạo ĐCSTQ các đời đều không có mấy khác biệt. Chỉ cần là ĐCSTQ thì nhất định mục tiêu của nó vẫn luôn là đánh đổ và thay thế vị trí của Hoa Kỳ, còn muốn thống trị toàn bộ thế giới.

Đưỡng Tĩnh Viễn nói: “Dưới góc nhìn của tôi, Dư Mậu Xuân là có cống hiến lớn, có thể nói là có tác dụng to lớn khiến tầng lớp tinh anh Hoa Kỳ hiểu được rõ ràng bản chất của ĐCSTQ”.

Hồ Bình, một nhà bình luận chính trị ở Hoa Kỳ và là Tổng biên tập danh dự của “Mùa xuân Bắc Kinh”, tin rằng chính phủ Hoa Kỳ sớm nên thu nạp nhiều học giả từ Trung Quốc đại lục. Chính phủ trước đó đã mời các học giả này tham gia vào các phiên điều trần, làm nhân chứng và cung cấp tài liệu, nhưng những điều này vẫn là chưa đủ.

Ông nói, “có rất nhiều học giả và chuyên gia từ Trung Quốc đại lục tới Hoa Kỳ và nhiều người trong số họ cũng đã gia nhập quốc tịch Mỹ. Sự hiểu biết của họ về Trung Quốc nói chung có lợi thế tự nhiên so với các chuyên gia Mỹ về Trung Quốc. Dù sao có vài thứ, đặc biệt là chuyện đã xảy ra, đang xảy ra, ngoại trừ dựa vào việc tìm hiểu ở nước ngoài, rất nhiều lúc là cần dựa vào người trong cuộc có cảm giác thấu hiểu. Người là từ chỗ ấy tới liền tự nhiên có loại nhạy cảm đó, người không phải từ chỗ ấy tới thì thiếu hụt sự nhạy cảm đó”.

Đường Tĩnh Viễn chỉ ra rằng khả năng có thể sử dụng hiệu quả đóng góp của Dư Mậu Xuân chính là thể hiện năng lực của chính quyền Trump. Hoa Kỳ chưa bao giờ thiếu những người ưu tú có hiểu biết sâu sắc về ĐCSTQ, nhưng họ đã bị loại khỏi tầng tầng ra quyết định trước đó, và thậm chí bị loại ngay từ vòng đầu.

Từ quan điểm này, đây thực sự là một biểu hiện của khả năng điều hành cá nhân của Trump và sức thu hút cá nhân của ông ấy”, ông Đường nói. “Nếu không phải vì sự sáng suốt và tài năng của Trump, thì bây giờ chúng ta sẽ không bao giờ thấy điều này ở Hoa Kỳ. Trong tình huống có rất nhiều tinh hoa có thể đứng lên, nhìn thấy bản chất của ĐCSTQ để ngăn chặn sự xâm phạm của ĐCSTQ đối với Hoa Kỳ và thậm chí toàn bộ loài người”.

Theo Zhang Bei, Epoch Times
Phụng Minh biên dịch

Advertisement
Categories: Tin Hoa Kỳ | Leave a comment

8 chuyên gia Nga nhập cảnh TP. HCM dương tính Covid-19

8 chuyên gia Nga nhập cảnh TP. HCM dương tính Covid-19

Hiểu Minh | ĐKN 16/07/2020 1,154 lượt xem
Ảnh minh họa: chụp màn hình Pháp Luật TP.HCM.
Chiều qua 15/7, Bộ Y tế ghi nhận 8 chuyên gia Nga nhập cảnh qua TP. HCM dương tính Covid-19, đưa tổng số ca nhiễm lên 381.

VnExpress đưa tin, các bệnh nhân từ số 374 đến 38, đều là nam, tuổi từ 30 đến 55. Họ trong đoàn gồm 69 chuyên gia từ Nga đi chung chuyến ngày 11/7 nhập cảnh sân bay Tân Sơn Nhất, TP. HCM, cách ly tại phường 8, TP. Vũng Tàu.

Trước đó, ngày 11/7, có 69 chuyên gia từ Nga nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM), di chuyển về tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, được cách ly tại P.8, TP. Vũng Tàu.

Các chuyên gia được Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lấy mẫu bệnh phẩm ngày 13/7.

Đến ngày 14/7 cho kết quả 8 trường hợp trên dương tính với virus Cocis-19. Các bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bà Rịa, sức khỏe ổn định.

Như vậy, hôm nay thêm 8 ca nhiễm mới, một người khỏi bệnh. Tổng số ca nhiễm lên 381, trong đó 353 người khỏi. 90 ngày qua không lây nhiễm nCoV cộng đồng.

Hiện có hơn 12.000 người đang bị cách ly trên khắp nước, 11.000 người tại các trung tâm cách ly, phần còn lại tại bệnh viện hoặc ở nhà. Việt Nam chưa có ca tử vong nào.

Theo các số liệu , số tử vong toàn cầu do Covid-19 gây ra tính tới ngày 15/7 đã vượt ngưỡng 580.000 ca, số ca lây nhiễm lên tới 13/5 triệu người.

Nước Nga có gần 750.000 ca nhiễm, 11.770 ca tử vong, theo Moscow Times. Nga xếp hạng trong top 5 các nước có nhiều ca nhiễm nhất tính trên đầu người.

Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

Phá dỡ đình chùa thời cách mạng văn hoá: Nhân quả chẳng bỏ sót ai

Phá dỡ đình chùa thời cách mạng văn hoá: Nhân quả chẳng bỏ sót ai

Đại Nghĩa | ĐKN 3 giờ trước 2,455 lượt xem
Quê tôi thuộc vùng đồng bằng sông Hồng. Dưới đây là câu chuyện quả báo và phúc báo đã xảy ra ở chính nơi ấy. Để tránh ảnh hưởng tới những nhân vật trong câu chuyện, tôi xin không nêu cụ thể địa chỉ và tên gọi (nhân vật đã được đổi tên).

Chuyện quả báo nhà ông Vinh

Ông Vinh có đủ cả con trai và con gái, đến nay ông đã có mấy chắt rồi. Ông bà có thể được coi là khá tốt và nhiệt tình với làng xóm, nhưng câu chuyện đại gia đình ông bị quả báo do những việc ông làm trong quá khứ khiến người ta phải cảm thán mà tiếc cho ông.

Người con trai lớn của ông từng đi công an vũ trang, nhưng sau một thời gian thì bị tâm thần. Vừa trở thành gánh nặng cho vợ con, bản thân anh cũng chịu khổ. Sự việc này đã xảy ra từ những năm đầu 1990. Sự việc đó cũng trôi đi và thời đó người ta cũng không có suy nghĩ gì về điều gọi là quả báo.

Sau đó hơn chục năm, khi 2 cháu nội của người con trai thứ hai và thứ 3 của ông Vinh lớn lên thì chúng đều rất ngỗ ngược. Cả hai đều nổi tiếng trong làng trong xã vì hay đánh nhau, rồi bắt đầu vướng thêm vào nghiện ngập. Từ đó chúng thêm chứng ăn cắp ăn trộm. Cho đến nay thì cả hai đã thường xuyên vào tù ra tội, nổi tiếng trong cả huyện.

Mặc dù các con trai và con gái của ông bà Vinh đều khá hiền lành, chịu khó và biết làm ăn. Nhưng không hiểu sao hai đưa cháu trai lại trở nên đổ đốn như vậy. Cả ông bà, bố mẹ của chúng dù đã dùng nhiều cách thức dạy dỗ nhưng kết quả vẫn càng ngày càng tệ.

Với một đại gia đình, 3 sự việc trên tưởng chừng đã là rất bất hạnh nhưng với gia đình ông bà Vinh thì chưa hết. Vào năm 2000, người con rể lấy con gái thứ hai của ông Vinh không may bị ngã giàn giáo. Anh gần như bị liệt nửa người trong hàng năm trời. Rất may sau đó anh hồi phục một phần, đến nay thì có thể di chuyển cả hai chân nhưng khá khó khăn.

Tuy nhiên sự việc bi thảm nhất trong đại gia đình ông Vinh lại xảy đến với người con rể út. Khoảng năm 2010 (tôi không hỏi lại năm chính xác), anh bị mất đột ngột khi chỉ mới gần 40 tuổi. Vợ anh là người rất hiền lành, chịu khó và cũng không đi bước nữa. Có lẽ sự việc bi thảm này là điều gây đau lòng nhất cho đại gia đình ông bà Vinh.

Sau hàng loạt vấn đề xảy đến với đại gia đình ông Vinh, dân làng tôi đã nhìn nhận rằng đó là quả báo vì những việc ông đã làm thời còn trẻ. Bản thân tôi gần đây cũng trực tiếp tìm hiểu lại từ một người bác kém ông Vinh vài tuổi. Bác cho biết thời còn trẻ, ông Vinh rất hăng hái tham gia các việc tập thể như phá đình chùa, đấu tố. Những người trong chi bộ đội sản xuất cùng ông Vinh đến giờ người thì chết sớm, người thì đi biệt tăm.

Xin nói thêm là xã tôi thì tất cả các đình chùa đều bị phá hủy trong thời Đại Cách mạng văn hóa (ĐCMVH) do chính quyền Trung Quốc truyền sang, chỉ còn một chùa duy nhất ở giữa cánh đồng. Đến nay thì tất cả các thôn thì dân làng cũng đều đóng góp xây dựng lại các chùa làng mình, còn đình thì chưa có ngôi nào được xây dựng lại.

Ảnh: Match Sùmàyà / Unsplash.

Chuyện phúc báo của nhà ông Toàn

Bản thân tôi từ nhỏ đã nghe mẹ tôi kể về chuyện ông Toàn cũng rất đặc biệt. Ông Toàn khi còn trẻ cũng tham gia công tác của đội sản xuất. Do vậy khi các sự kiện như ĐCMVH xảy ra thì ông cũng được cấp trên giao cho các việc tham gia phá hủy đình chùa. Nhưng nói như mẹ tôi là ông cụ “rất khôn” nên thường lẩn tránh không trực tiếp làm.

Gần đây, trong dịp tình cờ tôi gặp lại người con gái của ông, tôi chợt nhớ lại chuyện cũ nên hỏi thăm cô về ông cụ. Cô cho biết ông cụ đến năm 84 tuổi thì bị chẩn đoán là ung thư. Nhưng một điều kỳ lạ là ông cụ vẫn khỏe mạnh đến khi mất cũng không bị đau đớn như những người bình thường bị ung thư khác.

Về con cháu của ông cụ, cũng xin kể vắn tắt. Người con rể của ông Toàn (là chồng của cô tôi mới gặp ở trên) cách đây vài năm cũng bị bệnh ung thư não. Tưởng chừng thập tử nhất sinh, nhưng sau khi mổ thì đã dần dần hồi phục, cho đến nay đã đi làm gần như bình thường mặc dù đã ngoài 60 tuổi.

Người con trai của ông Toàn là một bác sĩ cũng khá thành đạt ở bệnh viện huyện. Mặc dù tôi nhớ người này cũng từng gặp một vướng mắc khá nghiêm trọng liên quan đến việc một bệnh nhân tử vong, nhưng sau đó sự việc cũng trôi qua êm thấm.

Người con trai thứ của ông Toàn là một y sĩ thì không được suôn sẻ về đường vợ con cho lắm, cho đến nay dù đã ngoài sáu mươi tuổi nhưng đã qua mấy đời vợ, ngoài ra cũng không có gì đặc biệt. Về người con gái lớn của ông Toàn, gia đình của cô có hai con trai và đã chuyển lên Hà Nội sống từ những năm cuối 1990. Nói chung là cho đến nay diễn biến của gia đình ông Toàn khá ổn, thậm chí dù trải qua một số nguy cơ nhưng đã có những cái kết có hậu.

Lời bàn

Quan điểm thừa nhận luật nhân quả đã tồn tại hàng ngàn năm ở phương Đông. Tuy nhiên, tại Trung Quốc từ khi đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nắm quyền đã truyền bá chủ nghĩa vô Thần. Không chỉ tiến hành cuộc ĐCMVH long trời lở đất tại Trung Quốc, phá hủy đi tin ngưỡng vào Thần Phật mà còn cưỡng ép hoạt động này sang Việt Nam.

Trong quá trình diễn ra cuộc ĐCMVH, rất nhiều người đã trực tiếp tham gia phá hủy đình chùa, phỉ báng tín ngưỡng. Cho đến nay tại các vùng thuộc các tỉnh miền Trung và miền Bắc Việt Nam đâu đâu cũng có các câu chuyện về quả báo từ thời ĐCMVH.

Một số người nói rằng chủ trương đó là do lãnh đạo ĐCSTQ, hoặc nói chung là do những người cấp trên chỉ đạo, vậy tại sao những người trực tiếp thực hiện lại phải chịu hậu quả đáng tiếc như vậy? Kỳ thực mỗi người đều có quyền lựa chọn, cho nên khi họ lựa chọn tham gia vào những việc đáng tiếc như vậy thì hậu quả là tự mình chịu nhận.

Câu chuyện thực trên đây về hai trường hợp của ông cụ V và T ở quê tôi là hai ví dụ sống động về sự lựa chọn sai lầm và đúng đắn trong cùng một sự kiện. Một người cũng đơn giản là nghe theo cấp trên hăng hái thực hiện công việc. Một người có lẽ cũng được cha ông dạy dỗ cẩn trọng hơn nên tự mình đã có lựa chọn sáng suốt, tránh được kết cục tai ương cho bản thân và con cháu. Cho đến nay, hai câu chuyện này, đặc biệt là chuyện quả báo của đại gia đình ông cụ V luôn là lời nhắc nhở sâu sắc đối với người dân quê tôi.

Suy rộng ra từ câu chuyện ĐCMVH cũng như hàng loạt cuộc bức hại của ĐCSTQ. Cho đến nay các diễn biến không mong đợi cho chính quyền ĐCSTQ ngày càng dồn dập, có lẽ sớm đến ngày nó diệt vong. Nhưng tại Trung Quốc, vì rất nhiều người cũng trong vô minh mà hùa theo ĐCSTQ bức hại hoặc phỉ báng người khác mà không tránh khỏi bị quả báo liên lụy.

Sự vận động của xã hội luôn có quy luật, trong đó nhân quả là một trong những quy luật đã được thừa nhận phổ biến. Khi đối diện với thị phi, thiện ác, xin chúc mọi người luôn trầm tĩnh để tự mình tìm hiểu chân tướng. Đồng thời đối chiếu với các đạo lý của người xưa để có sự lựa chọn đúng đắn, đó cũng là sự lựa chọn cho tương lai.

Categories: Nhan dinh | Leave a comment

Trận so găng kinh thiên động địa trên biển giữa TQ và Nhật Bản

Trận so găng kinh thiên động địa trên biển giữa TQ và Nhật Bản

Năm 1894 đã diễn ra cuộc chiến giữa hạm đội Bắc Dương của Trung Quốc với hạm đội Nhật Bản. Hạm đội Bắc Dương khi đó được coi là “mạnh nhất châu Á” và “mạnh thứ 8 trên thế giới”.

Thiết giáp hạm Định Viễn của Trung Quốc, kỳ hạm của hạm đội Bắc Dương

Nhưng kết quả, hạm đội Trung Quốc đã bị đánh đến mức không “ngóc đầu” lên được nữa.

Cuộc chạy đua song mã

Hạm đội Bắc Dương thành lập năm 1861. Đến năm 1871, 4 chiến thuyền từ các tỉnh phía Nam được tăng cường lên phía Bắc. Tuy nhiên, Bắc Dương vẫn bị xem là yếu nhất so với ba đoàn thủy quân khác của triều Mãn Thanh. Sau đó đại thần nhà Thanh là Lý Hồng Chương đã phân bổ phần lớn quỹ hải quân cho Bắc Dương. Hạm đội Bắc Dương được Lý Hồng Chương thí điểm xây dựng với chủ yếu là các thiết giáp hạm nhập khẩu từ Đức và Anh.

Năm 1881, Lý Hồng Chương đã đặt mua 2 thiết giáp hạm khổng lồ của Đức và đặt tên là “Định Viễn” và “Trấn Viễn”. Hai tàu này có lượng giãn nước hơn 7.300 tấn, lớn hơn rất nhiều so với các chiến hạm lớn nhất của Nhật thời đó. Ngoài ra, Lý Hồng Chương cũng đề xuất với vua Thanh để mua rất nhiều chiến hạm hàng nghìn tấn khác, biến hạm đội Bắc Dương thành lực lượng hải quân “lớn thứ 8 trên thế giới” và được xem là “mạnh nhất châu Á”.

Việc mua sắm vũ khí dừng lại vào năm 1891, khi ngân sách được chuyển sang xây dựng Di Hòa Viên ở Bắc Kinh theo yêu cầu của Từ Hy Thái hậu. Hậu cần cho hạm đội cũng gặp khó khăn lớn do việc xây dựng tuyến đường sắt Mãn Châu đã bị đình lại. Sĩ khí của hải quân Mãn Thanh nói chung rất thấp vì thiếu lương thực và tiền lương so với các lực lượng khác như bộ binh, kỵ binh.

Trong lúc đó, những cải cách dưới thời Thiên hoàng Minh Trị đã cho phép Nhật Bản có lực lượng quân đội thực sự hiện đại, góp phần không nhỏ trong “mộng ước” trở thành đế quốc của Nhật Bản. Đặc biệt, hải quân Nhật Bản đã được xây dựng theo hình mẫu của Anh, khi ấy là cường quốc hải quân hàng đầu thế giới. Các cố vấn người Anh được mời đến Nhật Bản để huấn luyện, cố vấn và giáo dục về tổ chức hải quân.

Đồng thời, các sinh viên Nhật được gửi đến Anh để học và nghiên cứu hải quân Hoàng gia Anh. Qua tập luyện và giảng dạy với các hướng dẫn viên của Anh, Nhật Bản đã xây dựng được một lực lượng hải quân rất thành thạo trong việc bắn đại bác và điều khiển tàu. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng không đủ nguồn lực để có một chủ lực hạm, và vì vậy phải lên kế hoạch triển khai học thuyết “Jeune Ecole” (hạm đội nhỏ) với các tàu chiến nhỏ, chạy nhanh, đặc biệt là tuần dương hạm và tàu phóng lôi, chống lại các tàu chiến lớn.

Màn thua khó tưởng tượng

Để lấy lại uy danh của “thiên triều”, Trung Quốc cũng đã thị uy, có nhiều hành động thách thức Nhật Bản và quyền lợi của Nhật Bản trên bán đảo Triều Tiên. Mâu thuẫn của Trung Quốc và Nhật Bản lên đến đỉnh điểm vào tháng 6/1894, khi quân Mãn Thanh tràn vào Triều Tiên và Nhật Bản cũng đã đưa quân vào đất nước này tranh giành quyền lợi.

Tuy nhiên, quân Mãn Thanh nhanh chóng thất bại và bị tiêu diệt. Trên đà thắng lợi, Nhật Bản toan tính mở rộng chiến tranh sang cả lãnh thổ Trung Quốc, trước hết là bằng đường biển. Đầu tiên, tại trận Phong Đảo diễn ra vào ngày 25/7/1894 trong vịnh Asan của Triều Tiên, hai tàu của hạm đội Bắc Dương là Tế Viễn và tàu phóng ngư lôi Quảng Ất đã bị pháo kích bởi ba tuần dương hạm Nhật Bản là Akitsushima, Naniwa và Yoshino.

Cùng lúc đó, tàu Thao Giang và tàu vận tải Cao Thăng thuộc hạm đội Bắc Dương chở 1.200 lính Trung Quốc và hàng tiếp tế không may xuất hiện đúng vào trận đánh. Kết quả, tàu Tế Viễn chạy trốn, tàu phóng ngư lôi Quảng Ất, tàu vận tải Cao Thăng bị bắn chìm, tàu Thao Giang bị bắt giữ. Thương vong của Trung Quốc khoảng 1.100 quân, Nhật không mất người nào.

Sau chiến thắng này, Nhật Bản thành lập một hạm động mạnh gồm 12 tàu chiến các loại gồm kỳ hạm là tàu tuần dương Matsushima được áp tải bởi 2 chiến hạm cỡ nhỏ Sei-kyo và pháo hạm Akagi đi phía sau; các tuần dương hạm Chiyoda, Hashidate, Itsukushima, Fuso, Hiei đi giữa; hải đội xung kích có tốc độ cao, bao gồm tuần dương hạm Yoshino, Akitsushima, Takachiho và Naniwa đi đầu. Hạm đội Nhật Bản được lệnh nhanh chóng tiến vào biển Hoàng Hải, đánh chiếm các pháo đài, bến cảng, tạo điều kiện để lục quân di chuyển sâu vào nội địa Trung Quốc.

Lý Hồng Chương tức tốc truyền lệnh cho Đề đốc Đinh Nhữ Xương dưới quyền điều động mười chiến thuyền các loại đến chi viện. Đinh Nhữ Xương đã chia hạm đội theo thế trận “nhạn bay hai cánh đơn hành” với 2 hải đội. Trong đó hải đội thứ nhất tập trung chủ yếu những tàu xương sống của hạm đội Bắc Dương, gồm 2 thiết giáp hạm Định Viễn và Trấn Viễn nằm ở trung tâm đội hình chiến đấu. Tuy nhiên, hạm đội Nhật Bản đã tiến nhanh vào cửa sông Áp Lục giáp biển Hoàng Hải vào ngày 17/9/1894. Đội hình phía Nhật Bản như một chữ U lớn, hướng về phía hạm đội Bắc Dương.

Do áp dụng đội hình dòng phía sau, các thiết giáp hạm Định Viễn và Trấn Viễn rất khó bắn trúng các tàu chiến Nhật Bản, vì có những tàu nhỏ hơn chắn giữa họ với đối phương. Trong khi đó, từ cánh phải, hải đội xung kích của Nhật Bản khai hỏa, bắn các tàu chiến nhỏ hơn của địch thủ. Mục tiêu đầu tiên là 2 tuần dương hạm loại nhỏ Dương Uy và Siêu Dũng. Cả hai chiếc đều bốc cháy dữ dội ngay sau loạt đạn đầu. Bị lâm vào mê hồn trận, chiến thuyền Trung Quốc chẳng bao lâu đã bị chia năm xẻ bảy, đầu đuôi không cứu nhau được.

Trận chiến kéo dài suốt cả ngày 17/9/1894, và kết thúc với phần thắng thuộc về người Nhật Bản. Hạm đội Bắc Dương bị bắn chìm 5 tàu, làm hỏng 3 tàu, 850 thủy thủ thiệt mạng, 500 người bị thương, những chiến thuyền còn lại bỏ chạy về phía căn cứ hải quân Uy Hải Vệ. Trong khi đó, hạm đội Nhật Bản chỉ bị hỏng 4 tàu, 190 thủy thủ thiệt mạng, 200 người bị thương.

Tan tành xác pháo

Sau chiến thắng ở Hoàng Hải, Thiên hoàng Minh Trị đã hạ lệnh chia quân tiến đánh Lữ Thuận và cửa Uy Hải của Trung Quốc để bao vây và tiêu diệt tàn quân của hạm đội Bắc Dương. Lúc này, Bắc Dương vẫn còn có 15 tàu chiến tại căn cứ hải quân Uy Hải Vệ và 13 thuyền phóng lôi.

Khi đoàn hải quân lục chiến đổ bộ được lên bờ biển Trung Quốc, binh sĩ Nhật ào ạt xông vào công phá các pháo đài. Chiếm được các pháo đài, đoàn quân Nhật Bản nã trái pháo vào hạm đội Trung Quốc. Hạm đội Nhật Bản gồm 25 tàu chiến và 16 thuyền phóng lôi, với lợi thế áp đảo cũng tấn công hạm đội Bắc Dương.

Lực lượng tàu phóng lôi của Nhật Bản đã đánh chìm kỳ hạm Định Viễn cùng 3 tàu lớn khác của hạm đội Bắc Dương. 13 tàu phóng lôi cố chạy đến Yên Đài thì 6 chiếc bị tiêu diệt và 7 chiếc bị bắt giữ. Sau 22 ngày (20/1 – 12/2/1895), toàn bộ hạm đội Bắc Dương đã “tan tành như xác pháo” trước hạm đội Nhật Bản.

Ngày 12/2/1895, Đinh Nhữ Xương và các tàu còn lại đã đầu hàng hải quân Nhật Bản. Thiết giáp hạm Trấn Viễn bị Nhật Bản thu về sử dụng. Hạm đội Bắc Dương sau đó tuy được phục hồi nhưng đã không lấy lại được vị thế như trước đây.

Categories: Tài Liệu Tham Khảo | Leave a comment

Một người Singapore thừa nhận là gián điệp Trung Quốc tại Mỹ

Một người Singapore thừa nhận là gián điệp Trung Quốc tại Mỹ

Flags of China (left) and the US. File photo

Một người đàn ông Singapore đã nhận tội tại Hoa Kỳ rằng ông ta đã làm việc như một đặc vụ của Trung Quốc.

Đây là sự cố mới nhất trong một cuộc đối đầu ngày càng căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.

Jun Wei Yeo bị buộc tội sử dụng các tư vấn chính trị của mình ở Mỹ làm mặt trận để thu thập thông tin cho tình báo Trung Quốc, các quan chức Mỹ nói.

Trong một diễn biến khác, Hoa Kỳ cho biết một nhà nghiên cứu Trung Quốc – người bị buộc tội che giấu mối quan hệ với quân đội Trung Quốc – đã bị giam giữ.

Trung Quốc trước đó đã ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô.

Động thái đóng cửa cơ quan ngoại giao Mỹ ở thành phố phía tây nam này là để đáp trả việc lãnh sự quán Hoa Kỳ đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết quyết định này được đưa ra vì Trung Quốc đang “đánh cắp” tài sản trí tuệ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã đáp trả rằng động thái của Hoa Kỳ là dựa trên “những lời dối trá chống Trung Quốc”.

Sau thời hạn 72 giờ mà Mỹ đặt ra cho các nhà ngoại giao Trung Quốc để rời khỏi lãnh sự quán tại Houston hết hạn vào thứ Sáu lúc 16:00 (21:00 GMT), các phóng viên thấy những người đàn ông có vẻ là quan chức Mỹ buộc cơ quan này mở cửa để họ vào. Nhân viên mặc đồng phục từ Cục An ninh Ngoại giao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhận nhiệm vụ bảo vệ lối vào.

Căng thẳng đang gia tăng giữa hai cường quốc hạt nhân về một số vấn đề chính.

US official outside the former Chinese consulate in Houston, 24 July 2020

Chụp lại hình ảnh,Một nhân viên người Mỹ đứng gác tại lối vào lãnh sự quán TQ tại Houston sau khi nơi này bị buộc phải mở cửa cho giới chức Mỹ vào trưa thứ Sáu

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần chỉ trích Bắc Kinh về thương mại và đại dịch virus corona, cũng như việc Trung Quốc áp dụng luật an ninh mới gây tranh cãi ở Hong Kong.

Về công dân Singapore bị bắt

Jun Wei Yeo, còn được gọi là Dickson Yeo, vào thứ Sáu đã nhận tội tại tòa án liên bang rằng ông ta đã làm việc như một đặc vụ bất hợp pháp của chính phủ Trung Quốc vào năm 2015-19, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố.

Trước đó, ông này đã bị buộc tội sử dụng tư vấn chính trị của mình ở Mỹ để thu thập thông tin không công khai, có giá trị cho tình báo Trung Quốc.

Trong lời nhận tội, ông ta thừa nhận đã tìm kiếm những người Mỹ có quyền tiếp xúc với các tài liệu mật và để những người này viết báo cáo cho khách hàng giả.

Ông Yeo đã bị bắt khi ông bay sang Mỹ vào năm 2019.

Về nhà nghiên cứu Trung Quốc bị bắt

Nhà nghiên cứu người Trung Quốc được giới chức Mỹ cho hay tên là Juan Tang, 37 tuổi.

Bà Tang nằm trong số bốn công dân Trung Quốc bị buộc tội vào đầu tuần này vì gian lận visa vì bị cáo buộc nói dối về việc phục vụ trong Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Juan Tang là người cuối cùng trong bốn người bị giam giữ tại California, sau khi Hoa Kỳ cáo buộc lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco chứa chấp bà.

Hiện chưa rõ bà bị bắt như thế nào.

Các đặc vụ FBI đã tìm thấy hình ảnh Juan Tang mặc đồng phục quân đội và các bài báo ở Trung Quốc cho thấy bà này có liên hệ với quân đội Trung Quốc, theo báo cáo của Associated Press.

Báo cáo này trích dẫn nguồn từ Đại học California Davis nói rằng bà này đã bỏ việc nghiên cứu sinh tại Khoa Ung bướu Bức xạ vào tháng Sáu.

Tại sao có sự căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ?

Trump Xi composite image

Chụp lại hình ảnh,Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Có một số yếu tố dẫn đến căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Giới chức Mỹ đã đổ lỗi cho Trung Quốc về sự lan rộng toàn cầu của Covid-19. Cụ thể hơn, Tổng thống Donald Trump đã cáo buộc, mà không đưa ra bằng chứng rằng virus này có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc ở Vũ Hán.

Và, trong những nhận xét không có căn cứ, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tuyên bố vào tháng Ba rằng quân đội Hoa Kỳ có thể đã mang virus đến Vũ Hán.

Mỹ và Trung Quốc cũng đã mắc kẹt trong cuộc chiến thuế quan kể từ năm 2018.

Ông Trump từ lâu đã cáo buộc Trung Quốc thực hành giao dịch không công bằng và trộm cắp tài sản trí tuệ, nhưng Trung Quốc cho rằng Mỹ đang cố gắng kiềm chế sự trỗi dậy của Bắc Kinh như một cường quốc kinh tế toàn cầu.

Hoa Kỳ cũng đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các chính trị gia Trung Quốc, những người mà họ nói là chịu trách nhiệm cho các vi phạm nhân quyền đối với người thiểu số Hồi giáo ở Tân Cương. Trung Quốc bị buộc tội giam giữ hàng loạt, đàn áp tôn giáo và buộc người Duy Ngô Nhĩ và những người khác phải triệt sản.

Bắc Kinh phủ nhận các cáo buộc này, và cáo buộc Hoa Kỳ “can thiệp thô bạo” vào các vấn đề đối nội.

Vấn đề Hong Kong

Việc Trung Quốc áp dụng luật an ninh sâu rộng cũng là một nguyên nhân dẫn đến căng thẳng trong quan hệ với Mỹ và Anh, nơi quản lý Hong Kong cho đến năm 1997.

Đáp lại, Mỹ tuần trước đã thu hồi tình trạng giao dịch đặc biệt của Hong Kong vốn cho phép thành phố này không phải chịu mức thuế mà Mỹ áp lên hàng Trung Quốc.

Hoa Kỳ và Vương quốc Anh coi luật an ninh là mối đe dọa đối với các quyền tự do mà Hong Kong đã được hưởng theo thỏa thuận năm 1984 giữa Trung Quốc và Vương quốc Anh – trước khi thành phố này được trao trả cho Bắc Kinh.

Vương quốc Anh đã chọc giận Trung Quốc bằng cách vạch ra một lộ trình đến quốc tịch Anh cho gần ba triệu cư dân Hong Kong.

Trung Quốc đã phản ứng bằng cách đe dọa ngừng công nhận một loại hộ chiếu Anh – BNO – mà nhiều người Hong Kong hiện đang sở hữu.

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Blog at WordPress.com.