Daily Archives: August 6, 2020

Chuyên gia: Mỹ đã tung ra lệnh trừng phạt cấp độ bom hạt nhân đối với Trung Quốc

Chuyên gia: Mỹ đã tung ra lệnh trừng phạt cấp độ bom hạt nhân đối với Trung Quốc

Phụng Minh | DKN 12 giờ tới 202 lượt xem
Ảnh: Trích xuất video của Nhà Trắng.
Việc thắt chặt mạng lưới công nghệ sạch, loại bỏ các ứng dụng Trung Quốc như TikTok, WeChat, sẽ là một đòn mạnh và sẽ càng hiệu quả hơn nếu thế giới đồng hành cùng Mỹ.

Sau tuyên bố về việc mở rộng chương trình Mạng lưới Sạch (Clean Network), nhằm bảo vệ thông tin cá nhân của người dân và doanh nghiệp Mỹ của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, chuyên gia phân tích kinh tế – tài chính người Hoa có tên “Tài kinh lãnh nhãn” đã đưa ra bình luận.

Trên trang mạng xã hội của mình, chuyên gia này đã đăng tải một video trong ngày 6/8 nói rằng: “Nếu cả thế giới cùng tham gia với Hoa Kỳ trong chương trình mạng sạch, thì người Trung Quốc không xây được Tường Lửa. Nó cũng sẽ hoàn toàn trở thành một mạng cục bộ! Cuộc xâm lược Internet của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và ý đồ bá chủ Internet toàn thế giới sẽ trực tiếp bị cắt đứt”.

Người dùng mạng để lại lời bình luận dưới video được đăng lại từ tài khoản Twitter @caijinglengyan (Tài kinh lãnh nhãn): “Có sức nặng! Hoa Kỳ sửa tường lửa mạng để chặn phần mềm Trung Quốc, sẽ chẳng có sự liên hệ kỹ thuật số nào với Trung Quốc”.

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm nay vừa công bố việc mở rộng chương trình “Mạng sạch” (Clean Network), nhằm bảo vệ thông tin cá nhân của người dân và doanh nghiệp Mỹ. Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết chương trình này sẽ chống lại sự xâm nhập mạnh mẽ của những thế lực thâm hiểm, như ĐCSTQ.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết chương trình này có 5 phương diện nhằm “bảo vệ” mạng lưới và cơ sở hạ tầng nhà mạng ở Mỹ. Chúng là sự mở rộng trực tiếp của sáng kiến 5G Clean Path mà chính quyền tổng thống Trump công bố hồi tháng 4. Những nỗ lực mới này tập trung vào năm lĩnh vực: Cửa hàng ứng dụng sạch, ứng dụng sạch, nhà mạng sạch, điện toán đám mây sạch, cáp sạch.

Video phân tích của chuyên gia tài chính, kinh tế “Tài kinh lãnh nhãn”.

Chuyên gia “Tài kinh lãnh nhãn” cho biết, nếu toàn thế giới tham gia cùng Hoa Kỳ trong một hành động mạng sạch, sau đó Trung Quốc không cần xây dựng một bức tường lửa, nó sẽ hoàn toàn trở thành một mạng địa phương khép kín. Cuộc xâm lược không gian mạng của ĐCSTQ đối với thế giới sẽ trực tiếp bị cắt đứt và chấm dứt sự bành trướng của các gã khổng lồ mạng ĐCSTQ ở các quốc gia trên thế giới. Trung Quốc sẽ chỉ có thể ở phía sau cánh cửa đóng kín hại chính mình, không thể đi ra ngoài hại người khác! Đây là cơ sở cho sự tách rời của Trung Quốc và Hoa Kỳ, tách rời thông tin kỹ thuật số! Nó cũng là một sự tách rời có lực sát thương cao hơn! Như vậy rất tốt!”

Sau nhận định về đòn tấn công mới của chính quyền Trump đối với các phần mềm độc hại của Trung Quốc, chuyên gia tài chính kinh tế này cũng nói thêm về nguy cơ bùng nổ rủi ro của hệ thống ngân hàng Đại lục.

“Kể từ năm 2020, Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như đại dịch viêm phổi Vũ Hán, nợ xấu trong ngành ngân hàng từ từ tăng dần. Tính đến cuối tháng 6, số dư nợ xấu của các ngân hàng Trung Quốc là 3,6 nghìn tỷ nhân dân tệ (hơn 500 tỷ đô la Mỹ), tài sản có nợ xấu tăng 400,4 tỷ nhân dân tệ (57 tỷ đô) so với đầu năm và tỷ lệ nợ xấu là 2,10%, tăng 0,08 điểm phần trăm so với đầu năm, lập mức cao kỷ lục. Tỷ lệ trích lập dự phòng là 178,1%, giảm 4 điểm phần trăm so với đầu năm. Đây là những dấu hiệu cho thấy sự suy giảm chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng”, chuyên gia cho biết.

Advertisement
Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Trung Quốc, Triều Tiên, Lebanon: 3 vụ nổ lớn trong 24 giờ

Trung Quốc, Triều Tiên, Lebanon: 3 vụ nổ lớn trong 24 giờ

Phụng Minh | DKN 13 giờ tới 140 lượt xem
Quang cảnh tan hoang sau vụ nổ kinh hoàng ở cảng biển Beirut, Lebanon (ảnh: Reuters).
Thứ ba tuần này (4/8), tin tức về vụ nổ ở Beirut, Lebanon đã gây chấn động thế giới, nhưng Beirut không phải là nơi duy nhất trải qua một vụ nổ quy mô lớn vào ngày hôm đó. Tại Tiên Đào, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc và Huệ Sơn (Hyesan) ở Triều Tiên cũng có những vụ nổ lớn cùng ngày.

Vụ nổ ở Beirut có thể liên quan đến tàu chở hàng của Nga

Vào khoảng 6 giờ chiều ngày thứ Ba (4/8), một đám cháy đã bùng phát và theo sau là 2 vụ nổ lớn tại khu vực cảng Beirut. Chính phủ Lebanon xác nhận nguyên nhân là do 2.750 tấn amoni nitrat được lưu trữ trong một nhà kho ở cảng Beirut. Lô amoni nitrat đã được lưu giữ tại cảng 6 năm mà không có biện pháp đảm bảo an toàn.

CNN đưa tin, amoni nitrat có thể đến từ một tàu chở hàng của Nga tên là MV Rhosus, ban đầu được lên kế hoạch đi từ Georgia đến Mozambique ở Đông Phi, nhưng đã bị mắc cạn tại cảng Beirut vào năm 2013 do nợ phí cảng và amoni nitrat được vận chuyển cũng ở lại đó từ năm này.

Thông tin tính tới thời điềm hiện tại là đã có khoảng 100 người thiệt mạng, gần 4.000 người bị thương, 30 người bị mất nhà cửa và con số người thương vong dự đoán sẽ còn tăng lên.

Hơn 30 người thương vong trong vụ nổ ở biên giới Triều Tiên

Vào ngày 3/8, một vụ nổ nghiêm trọng đã xảy ra tại thành phố Hyesan, Triều Tiên, giáp biên giới Trung Quốc vào lúc sáng sớm. Vụ tai nạn khiến ít nhất 30 người thương vong. Nhà chức trách Triều Tiên bước đầu xác định có yếu tố con người và bắt giữ một sĩ quan chỉ huy liên quan đến vụ việc.

Tờ Nhật báo Triều Tiên đưa tin, một vụ nổ xảy ra vào khoảng 6h10 sáng ngày 3/8 tại thành phố Hyesan, giáp với vùng Lưỡng Giang của Trung Quốc. Nguyên nhân có thể là do nổ các bình khí hóa lỏng (LPG) tích tụ trong nhà. Sau đó, nó lan sang những ngôi nhà gần đó, gây ra 10 vụ nổ liên tiếp.

Khung cảnh hiện trường đỏ rực lửa, thậm chí đám cháy to đến mức đứng ở biên giới Trung Quốc cũng có thể thấy vụ cháy ở Triều Tiên. Hãng tin AP và tờ “Nhật báo Triều Tiên” của Hàn Quốc đã công bố video về vụ nổ. Đoạn video cho thấy ngọn lửa màu da cam và khói đen từ các vụ nổ liên hoàn bốc lên trời từ một khu dân cư ở thành phố Hyesan. Video này được quay từ phía Trung Quốc.

Hình ảnh được chụp từ một video ngày 3/8 do Wang Bo cung cấp qua AP Video, có thể nhìn thấy những đám khói và lửa bốc lên từ Hyesan, một thành phố của Triều Tiên, nhìn từ một công viên ở thị trấn biên giới Trường Bạch, Trung Quốc (ảnh: Chụp màn hình CBC).

Do địa điểm xảy ra vụ việc nằm ở khu vực nhạy cảm cách Trung Quốc chỉ hai con sông nên loạt vụ nổ gas này đã gây ra nhiều sự chú ý.

Nhà máy hóa chất Hồ Bắc nổ tung: đám mây nấm đen phủ kín bầu trời

Vào khoảng 5h30 chiều ngày 3/8, một nhà máy hóa chất ở Tiên Đào, tỉnh Hồ Bắc cũng phát nổ. Theo Lu Media, tính đến 7h ngày 4/8, vụ tai nạn đã làm ít nhất 6 người chết, 4 người bị thương và 5 người mất tích, nhà máy đã được lệnh tạm dừng sản xuất để chấn chỉnh.

Nhiều đoạn video cho thấy ngọn lửa bùng cháy dữ dội trong và xung quanh xưởng của một nhà máy hóa chất, và khói đen cuồn cuộn tạo thành “đám mây hình nấm” bốc lên bầu trời. Nhà máy đang sản xuất khi vụ nổ xảy ra.

Theo lời kể của những người sống sót và nhân chứng cho Lu Media, khi nồi hơi của nhà máy hóa chất phát nổ, các cửa ra vào và cửa sổ xung quanh ngay lập tức bị vỡ tan và rất nhiều khói bốc lên ngay lập tức.

Theo Epoch Times, vụ nổ ở Beirut đã vạch trần tình trạng tham nhũng và vô trách nhiệm của các quan chức địa phương. Truyền thông đại lục đưa tin Quốc vụ viện Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đã khẩn trương họp để kiểm tra.

Trung Quốc được biết đến là một quốc gia có lượng chất nổ lớn, vụ nổ kho chứa hóa chất nguy hiểm ở cảng Thiên Tân ngày 12/8/2015 tương đương với việc kích nổ 445 tấn thuốc nổ TNT, khiến hơn 1.000 người thương vong. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc đã không rút ra được bài học cho mình, vào ngày 21/3/2019, một vụ nổ khác đã xảy ra tại nhà máy hóa chất Thủy Thiên Gia Nghi ở Giang Tô, khiến ít nhất 78 người chết và 617 người bị thương. Nguyên nhân của hai vụ nổ này tương tự như vụ nổ ở Beirut và cả hai nguyên nhân là do việc lưu trữ hóa chất trong kho không đúng cách.

Theo Xu Jian, Epoch Times
Phụng Minh biên dịch

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

.  . Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật Giáo Thời Ðại

…… … .  . .  .  . Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ

và Phật Giáo Thời Ðại

Lê Hiếu Liêm

 

Viện Tư Tưởng Việt Phật Hoa Kỳ 1995

tái bản lần thứ hai 2001

 

Kính tặng những người mang tâm hạnh Bồ Tát tùy thuận phụng sự chúng sanh đã hy sinh tự do và thân mạng

cho lý tưởng cứu khổ cứu nạn con dân và đất nước Việt Nam thân yêu.

 

Viện Tư Tưởng Việt Phật

Chuyển luân chánh pháp vào thời đại,

chính sách quốc gia & đời sống quốc dân.

Mục Lục

Chương Một: Việt Nam và Phật Giáo đầu Thế Kỷ 20.

Chương Hai: Tư  Tưởng Phật Học Của Thiền Sư Thích Thiện Chiếu.

A/ Cuộc đời và hành trạng của thiền sư Thích Thiện Chiếu.

B/ Tư tưởng Phật học của thiền sư Thích Thiện Chiếu và các bạn cùng lý tưởng.

a/ Bác bỏ Thượng Đế.

b/ Bác bỏ thuyết linh hồn bất tử.

c/ Bác bỏ quan niệm thiên đàng, niết bàn.

d/ Thuyết vô ngã.

1/ Mâu thuẩn của niết bàn.

2/ Mâu thuẩn nhân quả.

 

Chương Ba: Cuộc đời của Huỳnh Phú Sổ.

A/ Cuộc đời thanh thiếu niên.

B/ Cuộc đời hành đạo.

C/ Những năm tháng bị quản thúc, lưu đày.

D/ Thời gian sống ở Sài Gòn và đi khuyến nông tại miền Tây.

E/ Quê hương bừng dậy trong cách mạng và kháng chiến.

F/ Dấn thân hoạt động cách mạng kháng chiến cứu quốc.

G/ Những ngày cuối cùng của Huỳnh Phú Sổ.

H/ Các tác phẩm của Huỳnh Phú Sổ.

 

Chương Bốn: Nguồn Gốc Lịch Sử, Bối Cảnh Chính Trị Và Truyền Thống Tâm Linh.

A/ Công cuộc Nam tiến.

B/ Cuộc kháng chiến chống Pháp.

C/ Truyền thống Đạo Pháp và Dân Tộc.

 

Chương Năm: Tinh Hoa Tư Tưởng Phật Học Và Phương Thức Chấn Hưng Phật Giáo Của Huỳnh Phú Sổ.

1/ Phương pháp luận của Huỳnh Phú Sổ.

2/ Hình thức giảng đạo.

3/ Đối tượng hoằng pháp.

4/ Phương thức cứu độ.

5/ Tinh yếu tư tưởng Huỳnh Phú Sổ.

 

Chương Sáu: Cuộc Cách Mạng Tôn Giáo Của Huỳnh Phú Sổ.

1/ Khuyến khích tu hành theo đạo Phật.

2/ Bài trừ mê tín dị đoan.

3/ Việt hóa nghi thức thờ phượng.

4/ Đề cao vai trò của người Phật tử tại gia.

5/ Áp dụng thuyết tứ ân, đưa đạo Phật vào đời.

6/ Đưa đạo Phật vào thời đại.

7/ Hình thành một tôn giáo dân tộc.

 

Chương Bảy: Con Đường Hành Động Phật Giáo Qua Hành Trạng Của Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ.

A/ Tranh đấu cho độc lập, thống nhất, hòa giải và đoàn kết dân tộc.

B/ Nổ lực đoàn kết, thống nhất Phật giáo.

 

Chương Tám: Nội Dung Phật Pháp Của Phật Giáo Hòa Hảo.

– Đường trung đạo.

– Chư Phật có bốn đại đức.

– Tam nghiệp và thập ác.

1/ Sát sanh.

2/ Đạo tặc.

3/ Tà dâm.

4/ Lưỡng thiệt.

5/ Ỷ ngôn.

6/ Ác khẩu.

7/ Vọng ngữ.

8/ Tham lam.

9/ Sân nộ.

10/ Mê si.

 

– Sơ giải về tứ diệu đế.

– Luận về bát chánh.

1/ Chánh kiến.

2/ Chánh tư duy.

3/ Chánh nghiệp.

4/ Chánh tinh tấn.

5/ Chánh mạng.

6/ Chánh ngữ.

7/ Chánh niệm.

8/ Chánh định.

 

– Cư sĩ Huỳnh Phú Sổ và danh tăng Narada Maha Thera.

– Thập nhị nhơn duyên.

– Môn hoàn diệt.

– Đức Phật đối với chúng sanh.

– Lời khuyên bổn đạo.

– Trong việc tu thân xử kỷ.

 

Chương chín: Hình Thức Tín Ngưỡng Của Phật Giáo Hòa Hảo.

A/ PGHH là một tông phái Phật giáo tu hành tại gia.

B/ Hình thức thờ phượng, lễ bái, cầu nguyện.

– Thờ phượng.

– Hành lễ.

– Tang lễ.

– Hôn nhân.

– Những điều cấm làm.

– Đối với các tôn giáo và nhân sanh.

– Điều kiện vo đạo.

– Sự cúng lay của người cư sĩ tại gia.

 

C/ Tám điều răn cấm.

– Lời khuyên bổn đạo.

 

Chương Mười: Thi Kệ Của Huỳnh Phú Sổ.

– Thi kệ của Huỳnh Phú Sổ và thi kệ của Nhất Hạnh.

– Huỳnh Phú Sổ là một phần mầu nhiệm của chúng ta.

 

Phụ Lục.

– Nhận định Tình Hình Tôn Giáo Tại Việt Nam của tác giả.

– Đức Huỳnh Giáo Chủ Như Là Một Triết Gia Việt Nam của Học Giả Phạm Công Thiện.

– Huỳnh Phú Sổ Và Chúng Ta của Tiến Sĩ Lý Khôi Việt.

 

 

Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ Và Phật Giáo Thời Đại là một tác phẩm sử học và Phật học nên tác giả đã không thể viết khác hơn về một số sự thật lịch sử và một số nhận định, phê bình. Lịch sử là lịch sử. Và tự do tư tưởng là quyền tự do căn bản nhất, thiêng liêng nhất của mọi con người trong thế giới văn minh ngày nay.

Tác giả hoan nghênh và sẵn sàng thảo luận với bất cứ ai về bất cứ vấn đề gì được nêu lên trong tác phẩm nầy.

 

* Các hình của Huỳnh Phú Sổ được chụp lại từ trong cuốn Phật Giáo Hòa Hảo Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc của Nguyễn Long Thành Nam.

 

Viện Tư Tưởng Việt Phật

P.O Box 915

Danville, CA 94526. USA

 

 

Tác Giả & Tác Phẩm

 

* Tác giả Lê Hiếu Liêm sinh năm 1952 tại Huế, tốt nghiệp Cử nhân Luật Khoa đại Học Sài Gòn năm 1974 và Tiến Sĩ Luật Khoa, chuyên ngành về Luật Các Tổ Chức Quốc Tế Và Bang Giao Kinh Tế Quốc Tế, đại Học Sorbonne năm 1978, sáng lập Tạp Chí Khai Phóng (1981), báo Thanh Niên Hành động (1984), báo The Berkeley Times (1986), Viện Tư Tưởng Việt Phật (1990), Tạp Chí Bông Sen (1991) và Trường Phật Học Lý Trần (1991).

Trong hơn hai thập niên qua, tác giả đã hoàn thành các tác phẩm sau đây:

– Ý Thức Hệ Của Các Quốc Gia Đang Phát Triển (1970),

– Chiến Tranh Việt Nam Và Luật Quốc Tế (1973),

– Hợp Tác Và Hội Nhập Tại Đông Nam Á (1976),

– Việt Nam Và Hoa Kỳ Trong Thời đại Mới 1976-2000 (1976),

– Bản Điều Trần Nguyễn Trường Tộ Mới (1977),

– Khía Cạnh Pháp Lý Và Thực Tế Của Sự Giao Thương Nga-Mỹ (luận án tiến sĩ, 1978),

– Việt Nam Tranh Đấu Sử Luận (1980),

– Hai Ngàn Năm Việt Nam Và Phật Giáo (1981).

 

Tác giả đã viết trên 200 bài nghiên cứu, tham luận, bình luận, phóng sự, bút ký… dưới các bút hiệu khác nhau, về các vấn đề Phật Giáo, Phật Học và Đất Nước, được đăng tải trên các tạp chí Phật Giáo Việt Nam, Khai Phóng, Giao Điểm, Hoa Sen, Bông Sen, Bông Sen Âu Châu… và được trích đăng lại trong nhiều tờ báo khác.

Tác giả Lê Hiếu Liêm là chủ biên của bộ Phật Học Lý Trần, Khóa Căn Bản (Năm thứ nhất Cao Đẳng Phật học), Khóa Trung Cấp (Năm thứ hai Cao Đẳng Phật học) và Khóa Cao Cấp (năm thứ ba Cử Nhân Phật học) tổng cộng 6.000 trang.

Ngay từ tác phẩm đầu tiên “Ý Thức Hệ Của Các Quốc Gia đang Phát Triển”, được viết khi 18 tuổi, tác giả đã đề nghị lấy Phật Giáo để dung hòa, hóa giải các nguồn ý thức hệ đang tàn phá Việt Nam và làm chủ đạo văn hóa-chính trị mới cho Việt Nam.

Lời kêu gọi này tiếp tục được đưa ra trong Bản Điều Trần gởi các nhà lãnh đạo Việt Nam, được viết khi 24 tuổi, và được tác giả mang đến trao cho phái đoàn Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đang công du tại Pháp trong năm 1977.

Thông điệp giải cứu và quang hưng đất nước trong tinh thần khoan dung, khai phóng, từ bi và trí tuệ của đạo Phật, đồng thời cũng là của truyền thống văn hóa dân tộc và của thời đại, được tác giả tiếp tục khẳng định trong hầu hết các tác phẩm được viết từ suốt 20 năm qua.

 

* Tác phẩm Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ Và Phật Giáo Thời Đại được viết từ cuối năm 1994 và hoàn thành, quyển một, vào tháng tư năm 1995. Đây là quyển đầu tiên của bộ sách ba cuốn viết về Huỳnh Phú Sổ. Quyển một giới thiệu cuộc đời – tư tưởng Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ và nội dung giáo lý – hình thức tín ngưỡng của Phật Giáo Hòa Hảo, như một tông phái Phật giáo được Việt hóa và hiện đại hóa. Quyển hai so sánh Huỳnh Phú Sổ và các vị giáo chủ khác, cùng đối chiếu Phật Giáo với các tôn giáo khác, đây là một bản tổng kết và đánh giá di sản tôn giáo của dân tộc và nhân loại. Quyển ba trình bày những tiên đoán về tương lai của các tôn giáo và của Phật Giáo Việt Nam, và đưa ra những đề nghị để xây dựng một nền Phật Giáo Thời đại trong Thời đại Phật Giáo, là thế kỷ 21 sắp đến.

 

“Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ đã đưa lịch sử vượt qua tương lại, đã nối liền Đạo Pháp với Dân Tộc, và đã đến hiện đại từ truyền thống. Ý thức  mới trong văn hóa, tôn giáo và chính trị của Ông vẫn còn rực sáng để đánh thức chúng ta, dẫn đường cho thời đại, cho sinh mệnh Việt Nam và tương lai Phật Giáo Việt Nam. Tất cả chúng ta, những ai vẫn còn mang trong trái tim truyền thống văn hóa và tâm linh của dân tộc, chính là hóa thân của Huỳnh Phú Sổ, của Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Tuệ Trung, của Khuông Việt, Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn.

Huỳnh Phú Sổ bất tử.

Vì sự nghiệp của ông chính là sự nghiệp Phật Giáo.

Vì sự nghiệp của ông chính là sự nghiệp Việt Nam.

Vì Huỳnh Phú Sổ đã trở thành một phần mầu nhiệm của Việt Nam, của Phật Giáo, của mỗi chúng ta…”

 

|Muc Luc| |Ch.1| |Ch.2| |Ch.3| |Ch.4| |Ch.5| |Ch.6| |Ch.7| |Ch.8| |Ch.9| |Ch.10|TK|

[BHH430] [PGHH] [THƯ VIỆN PGHH]

Categories: Tin Trong Nước | 1 Comment

.  .  . Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật Giáo Thời Ðại

…… … .  . .  .  . Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ

và Phật Giáo Thời Ðại

Lê Hiếu Liêm

 

Viện Tư Tưởng Việt Phật Hoa Kỳ 1995

tái bản lần thứ hai 2001

 

Kính tặng những người mang tâm hạnh Bồ Tát tùy thuận phụng sự chúng sanh đã hy sinh tự do và thân mạng

cho lý tưởng cứu khổ cứu nạn con dân và đất nước Việt Nam thân yêu.

 

Viện Tư Tưởng Việt Phật

Chuyển luân chánh pháp vào thời đại,

chính sách quốc gia & đời sống quốc dân.

Mục Lục

Chương Một: Việt Nam và Phật Giáo đầu Thế Kỷ 20.

Chương Hai: Tư  Tưởng Phật Học Của Thiền Sư Thích Thiện Chiếu.

A/ Cuộc đời và hành trạng của thiền sư Thích Thiện Chiếu.

B/ Tư tưởng Phật học của thiền sư Thích Thiện Chiếu và các bạn cùng lý tưởng.

a/ Bác bỏ Thượng Đế.

b/ Bác bỏ thuyết linh hồn bất tử.

c/ Bác bỏ quan niệm thiên đàng, niết bàn.

d/ Thuyết vô ngã.

1/ Mâu thuẩn của niết bàn.

2/ Mâu thuẩn nhân quả.

 

Chương Ba: Cuộc đời của Huỳnh Phú Sổ.

A/ Cuộc đời thanh thiếu niên.

B/ Cuộc đời hành đạo.

C/ Những năm tháng bị quản thúc, lưu đày.

D/ Thời gian sống ở Sài Gòn và đi khuyến nông tại miền Tây.

E/ Quê hương bừng dậy trong cách mạng và kháng chiến.

F/ Dấn thân hoạt động cách mạng kháng chiến cứu quốc.

G/ Những ngày cuối cùng của Huỳnh Phú Sổ.

H/ Các tác phẩm của Huỳnh Phú Sổ.

 

Chương Bốn: Nguồn Gốc Lịch Sử, Bối Cảnh Chính Trị Và Truyền Thống Tâm Linh.

A/ Công cuộc Nam tiến.

B/ Cuộc kháng chiến chống Pháp.

C/ Truyền thống Đạo Pháp và Dân Tộc.

 

Chương Năm: Tinh Hoa Tư Tưởng Phật Học Và Phương Thức Chấn Hưng Phật Giáo Của Huỳnh Phú Sổ.

1/ Phương pháp luận của Huỳnh Phú Sổ.

2/ Hình thức giảng đạo.

3/ Đối tượng hoằng pháp.

4/ Phương thức cứu độ.

5/ Tinh yếu tư tưởng Huỳnh Phú Sổ.

 

Chương Sáu: Cuộc Cách Mạng Tôn Giáo Của Huỳnh Phú Sổ.

1/ Khuyến khích tu hành theo đạo Phật.

2/ Bài trừ mê tín dị đoan.

3/ Việt hóa nghi thức thờ phượng.

4/ Đề cao vai trò của người Phật tử tại gia.

5/ Áp dụng thuyết tứ ân, đưa đạo Phật vào đời.

6/ Đưa đạo Phật vào thời đại.

7/ Hình thành một tôn giáo dân tộc.

 

Chương Bảy: Con Đường Hành Động Phật Giáo Qua Hành Trạng Của Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ.

A/ Tranh đấu cho độc lập, thống nhất, hòa giải và đoàn kết dân tộc.

B/ Nổ lực đoàn kết, thống nhất Phật giáo.

 

Chương Tám: Nội Dung Phật Pháp Của Phật Giáo Hòa Hảo.

– Đường trung đạo.

– Chư Phật có bốn đại đức.

– Tam nghiệp và thập ác.

1/ Sát sanh.

2/ Đạo tặc.

3/ Tà dâm.

4/ Lưỡng thiệt.

5/ Ỷ ngôn.

6/ Ác khẩu.

7/ Vọng ngữ.

8/ Tham lam.

9/ Sân nộ.

10/ Mê si.

 

– Sơ giải về tứ diệu đế.

– Luận về bát chánh.

1/ Chánh kiến.

2/ Chánh tư duy.

3/ Chánh nghiệp.

4/ Chánh tinh tấn.

5/ Chánh mạng.

6/ Chánh ngữ.

7/ Chánh niệm.

8/ Chánh định.

 

– Cư sĩ Huỳnh Phú Sổ và danh tăng Narada Maha Thera.

– Thập nhị nhơn duyên.

– Môn hoàn diệt.

– Đức Phật đối với chúng sanh.

– Lời khuyên bổn đạo.

– Trong việc tu thân xử kỷ.

 

Chương chín: Hình Thức Tín Ngưỡng Của Phật Giáo Hòa Hảo.

A/ PGHH là một tông phái Phật giáo tu hành tại gia.

B/ Hình thức thờ phượng, lễ bái, cầu nguyện.

– Thờ phượng.

– Hành lễ.

– Tang lễ.

– Hôn nhân.

– Những điều cấm làm.

– Đối với các tôn giáo và nhân sanh.

– Điều kiện vo đạo.

– Sự cúng lay của người cư sĩ tại gia.

 

C/ Tám điều răn cấm.

– Lời khuyên bổn đạo.

 

Chương Mười: Thi Kệ Của Huỳnh Phú Sổ.

– Thi kệ của Huỳnh Phú Sổ và thi kệ của Nhất Hạnh.

– Huỳnh Phú Sổ là một phần mầu nhiệm của chúng ta.

 

Phụ Lục.

– Nhận định Tình Hình Tôn Giáo Tại Việt Nam của tác giả.

– Đức Huỳnh Giáo Chủ Như Là Một Triết Gia Việt Nam của Học Giả Phạm Công Thiện.

– Huỳnh Phú Sổ Và Chúng Ta của Tiến Sĩ Lý Khôi Việt.

 

 

Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ Và Phật Giáo Thời Đại là một tác phẩm sử học và Phật học nên tác giả đã không thể viết khác hơn về một số sự thật lịch sử và một số nhận định, phê bình. Lịch sử là lịch sử. Và tự do tư tưởng là quyền tự do căn bản nhất, thiêng liêng nhất của mọi con người trong thế giới văn minh ngày nay.

Tác giả hoan nghênh và sẵn sàng thảo luận với bất cứ ai về bất cứ vấn đề gì được nêu lên trong tác phẩm nầy.

 

* Các hình của Huỳnh Phú Sổ được chụp lại từ trong cuốn Phật Giáo Hòa Hảo Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc của Nguyễn Long Thành Nam.

 

Viện Tư Tưởng Việt Phật

P.O Box 915

Danville, CA 94526. USA

 

 

Tác Giả & Tác Phẩm

 

* Tác giả Lê Hiếu Liêm sinh năm 1952 tại Huế, tốt nghiệp Cử nhân Luật Khoa đại Học Sài Gòn năm 1974 và Tiến Sĩ Luật Khoa, chuyên ngành về Luật Các Tổ Chức Quốc Tế Và Bang Giao Kinh Tế Quốc Tế, đại Học Sorbonne năm 1978, sáng lập Tạp Chí Khai Phóng (1981), báo Thanh Niên Hành động (1984), báo The Berkeley Times (1986), Viện Tư Tưởng Việt Phật (1990), Tạp Chí Bông Sen (1991) và Trường Phật Học Lý Trần (1991).

Trong hơn hai thập niên qua, tác giả đã hoàn thành các tác phẩm sau đây:

– Ý Thức Hệ Của Các Quốc Gia Đang Phát Triển (1970),

– Chiến Tranh Việt Nam Và Luật Quốc Tế (1973),

– Hợp Tác Và Hội Nhập Tại Đông Nam Á (1976),

– Việt Nam Và Hoa Kỳ Trong Thời đại Mới 1976-2000 (1976),

– Bản Điều Trần Nguyễn Trường Tộ Mới (1977),

– Khía Cạnh Pháp Lý Và Thực Tế Của Sự Giao Thương Nga-Mỹ (luận án tiến sĩ, 1978),

– Việt Nam Tranh Đấu Sử Luận (1980),

– Hai Ngàn Năm Việt Nam Và Phật Giáo (1981).

 

Tác giả đã viết trên 200 bài nghiên cứu, tham luận, bình luận, phóng sự, bút ký… dưới các bút hiệu khác nhau, về các vấn đề Phật Giáo, Phật Học và Đất Nước, được đăng tải trên các tạp chí Phật Giáo Việt Nam, Khai Phóng, Giao Điểm, Hoa Sen, Bông Sen, Bông Sen Âu Châu… và được trích đăng lại trong nhiều tờ báo khác.

Tác giả Lê Hiếu Liêm là chủ biên của bộ Phật Học Lý Trần, Khóa Căn Bản (Năm thứ nhất Cao Đẳng Phật học), Khóa Trung Cấp (Năm thứ hai Cao Đẳng Phật học) và Khóa Cao Cấp (năm thứ ba Cử Nhân Phật học) tổng cộng 6.000 trang.

Ngay từ tác phẩm đầu tiên “Ý Thức Hệ Của Các Quốc Gia đang Phát Triển”, được viết khi 18 tuổi, tác giả đã đề nghị lấy Phật Giáo để dung hòa, hóa giải các nguồn ý thức hệ đang tàn phá Việt Nam và làm chủ đạo văn hóa-chính trị mới cho Việt Nam.

Lời kêu gọi này tiếp tục được đưa ra trong Bản Điều Trần gởi các nhà lãnh đạo Việt Nam, được viết khi 24 tuổi, và được tác giả mang đến trao cho phái đoàn Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đang công du tại Pháp trong năm 1977.

Thông điệp giải cứu và quang hưng đất nước trong tinh thần khoan dung, khai phóng, từ bi và trí tuệ của đạo Phật, đồng thời cũng là của truyền thống văn hóa dân tộc và của thời đại, được tác giả tiếp tục khẳng định trong hầu hết các tác phẩm được viết từ suốt 20 năm qua.

 

* Tác phẩm Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ Và Phật Giáo Thời Đại được viết từ cuối năm 1994 và hoàn thành, quyển một, vào tháng tư năm 1995. Đây là quyển đầu tiên của bộ sách ba cuốn viết về Huỳnh Phú Sổ. Quyển một giới thiệu cuộc đời – tư tưởng Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ và nội dung giáo lý – hình thức tín ngưỡng của Phật Giáo Hòa Hảo, như một tông phái Phật giáo được Việt hóa và hiện đại hóa. Quyển hai so sánh Huỳnh Phú Sổ và các vị giáo chủ khác, cùng đối chiếu Phật Giáo với các tôn giáo khác, đây là một bản tổng kết và đánh giá di sản tôn giáo của dân tộc và nhân loại. Quyển ba trình bày những tiên đoán về tương lai của các tôn giáo và của Phật Giáo Việt Nam, và đưa ra những đề nghị để xây dựng một nền Phật Giáo Thời đại trong Thời đại Phật Giáo, là thế kỷ 21 sắp đến.

 

“Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ đã đưa lịch sử vượt qua tương lại, đã nối liền Đạo Pháp với Dân Tộc, và đã đến hiện đại từ truyền thống. Ý thức  mới trong văn hóa, tôn giáo và chính trị của Ông vẫn còn rực sáng để đánh thức chúng ta, dẫn đường cho thời đại, cho sinh mệnh Việt Nam và tương lai Phật Giáo Việt Nam. Tất cả chúng ta, những ai vẫn còn mang trong trái tim truyền thống văn hóa và tâm linh của dân tộc, chính là hóa thân của Huỳnh Phú Sổ, của Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Tuệ Trung, của Khuông Việt, Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn.

Huỳnh Phú Sổ bất tử.

Vì sự nghiệp của ông chính là sự nghiệp Phật Giáo.

Vì sự nghiệp của ông chính là sự nghiệp Việt Nam.

Vì Huỳnh Phú Sổ đã trở thành một phần mầu nhiệm của Việt Nam, của Phật Giáo, của mỗi chúng ta…”

 

|Muc Luc| |Ch.1| |Ch.2| |Ch.3| |Ch.4| |Ch.5| |Ch.6| |Ch.7| |Ch.8| |Ch.9| |Ch.10|TK|

[BHH430] [PGHH] [THƯ VIỆN PGHH]

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

 .  . Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ và Phật Giáo Thời Ðại

…… … .  . .  .  . Bồ Tát HUỲNH PHÚ SỔ

và Phật Giáo Thời Ðại

Lê Hiếu Liêm

 

Viện Tư Tưởng Việt Phật Hoa Kỳ 1995

tái bản lần thứ hai 2001

 

Kính tặng những người mang tâm hạnh Bồ Tát tùy thuận phụng sự chúng sanh đã hy sinh tự do và thân mạng

cho lý tưởng cứu khổ cứu nạn con dân và đất nước Việt Nam thân yêu.

 

Viện Tư Tưởng Việt Phật

Chuyển luân chánh pháp vào thời đại,

chính sách quốc gia & đời sống quốc dân.

Mục Lục

Chương Một: Việt Nam và Phật Giáo đầu Thế Kỷ 20.

Chương Hai: Tư  Tưởng Phật Học Của Thiền Sư Thích Thiện Chiếu.

A/ Cuộc đời và hành trạng của thiền sư Thích Thiện Chiếu.

B/ Tư tưởng Phật học của thiền sư Thích Thiện Chiếu và các bạn cùng lý tưởng.

a/ Bác bỏ Thượng Đế.

b/ Bác bỏ thuyết linh hồn bất tử.

c/ Bác bỏ quan niệm thiên đàng, niết bàn.

d/ Thuyết vô ngã.

1/ Mâu thuẩn của niết bàn.

2/ Mâu thuẩn nhân quả.

 

Chương Ba: Cuộc đời của Huỳnh Phú Sổ.

A/ Cuộc đời thanh thiếu niên.

B/ Cuộc đời hành đạo.

C/ Những năm tháng bị quản thúc, lưu đày.

D/ Thời gian sống ở Sài Gòn và đi khuyến nông tại miền Tây.

E/ Quê hương bừng dậy trong cách mạng và kháng chiến.

F/ Dấn thân hoạt động cách mạng kháng chiến cứu quốc.

G/ Những ngày cuối cùng của Huỳnh Phú Sổ.

H/ Các tác phẩm của Huỳnh Phú Sổ.

 

Chương Bốn: Nguồn Gốc Lịch Sử, Bối Cảnh Chính Trị Và Truyền Thống Tâm Linh.

A/ Công cuộc Nam tiến.

B/ Cuộc kháng chiến chống Pháp.

C/ Truyền thống Đạo Pháp và Dân Tộc.

 

Chương Năm: Tinh Hoa Tư Tưởng Phật Học Và Phương Thức Chấn Hưng Phật Giáo Của Huỳnh Phú Sổ.

1/ Phương pháp luận của Huỳnh Phú Sổ.

2/ Hình thức giảng đạo.

3/ Đối tượng hoằng pháp.

4/ Phương thức cứu độ.

5/ Tinh yếu tư tưởng Huỳnh Phú Sổ.

 

Chương Sáu: Cuộc Cách Mạng Tôn Giáo Của Huỳnh Phú Sổ.

1/ Khuyến khích tu hành theo đạo Phật.

2/ Bài trừ mê tín dị đoan.

3/ Việt hóa nghi thức thờ phượng.

4/ Đề cao vai trò của người Phật tử tại gia.

5/ Áp dụng thuyết tứ ân, đưa đạo Phật vào đời.

6/ Đưa đạo Phật vào thời đại.

7/ Hình thành một tôn giáo dân tộc.

 

Chương Bảy: Con Đường Hành Động Phật Giáo Qua Hành Trạng Của Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ.

A/ Tranh đấu cho độc lập, thống nhất, hòa giải và đoàn kết dân tộc.

B/ Nổ lực đoàn kết, thống nhất Phật giáo.

 

Chương Tám: Nội Dung Phật Pháp Của Phật Giáo Hòa Hảo.

– Đường trung đạo.

– Chư Phật có bốn đại đức.

– Tam nghiệp và thập ác.

1/ Sát sanh.

2/ Đạo tặc.

3/ Tà dâm.

4/ Lưỡng thiệt.

5/ Ỷ ngôn.

6/ Ác khẩu.

7/ Vọng ngữ.

8/ Tham lam.

9/ Sân nộ.

10/ Mê si.

 

– Sơ giải về tứ diệu đế.

– Luận về bát chánh.

1/ Chánh kiến.

2/ Chánh tư duy.

3/ Chánh nghiệp.

4/ Chánh tinh tấn.

5/ Chánh mạng.

6/ Chánh ngữ.

7/ Chánh niệm.

8/ Chánh định.

 

– Cư sĩ Huỳnh Phú Sổ và danh tăng Narada Maha Thera.

– Thập nhị nhơn duyên.

– Môn hoàn diệt.

– Đức Phật đối với chúng sanh.

– Lời khuyên bổn đạo.

– Trong việc tu thân xử kỷ.

 

Chương chín: Hình Thức Tín Ngưỡng Của Phật Giáo Hòa Hảo.

A/ PGHH là một tông phái Phật giáo tu hành tại gia.

B/ Hình thức thờ phượng, lễ bái, cầu nguyện.

– Thờ phượng.

– Hành lễ.

– Tang lễ.

– Hôn nhân.

– Những điều cấm làm.

– Đối với các tôn giáo và nhân sanh.

– Điều kiện vo đạo.

– Sự cúng lay của người cư sĩ tại gia.

 

C/ Tám điều răn cấm.

– Lời khuyên bổn đạo.

 

Chương Mười: Thi Kệ Của Huỳnh Phú Sổ.

– Thi kệ của Huỳnh Phú Sổ và thi kệ của Nhất Hạnh.

– Huỳnh Phú Sổ là một phần mầu nhiệm của chúng ta.

 

Phụ Lục.

– Nhận định Tình Hình Tôn Giáo Tại Việt Nam của tác giả.

– Đức Huỳnh Giáo Chủ Như Là Một Triết Gia Việt Nam của Học Giả Phạm Công Thiện.

– Huỳnh Phú Sổ Và Chúng Ta của Tiến Sĩ Lý Khôi Việt.

 

 

Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ Và Phật Giáo Thời Đại là một tác phẩm sử học và Phật học nên tác giả đã không thể viết khác hơn về một số sự thật lịch sử và một số nhận định, phê bình. Lịch sử là lịch sử. Và tự do tư tưởng là quyền tự do căn bản nhất, thiêng liêng nhất của mọi con người trong thế giới văn minh ngày nay.

Tác giả hoan nghênh và sẵn sàng thảo luận với bất cứ ai về bất cứ vấn đề gì được nêu lên trong tác phẩm nầy.

 

* Các hình của Huỳnh Phú Sổ được chụp lại từ trong cuốn Phật Giáo Hòa Hảo Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc của Nguyễn Long Thành Nam.

 

Viện Tư Tưởng Việt Phật

P.O Box 915

Danville, CA 94526. USA

 

 

Tác Giả & Tác Phẩm

 

* Tác giả Lê Hiếu Liêm sinh năm 1952 tại Huế, tốt nghiệp Cử nhân Luật Khoa đại Học Sài Gòn năm 1974 và Tiến Sĩ Luật Khoa, chuyên ngành về Luật Các Tổ Chức Quốc Tế Và Bang Giao Kinh Tế Quốc Tế, đại Học Sorbonne năm 1978, sáng lập Tạp Chí Khai Phóng (1981), báo Thanh Niên Hành động (1984), báo The Berkeley Times (1986), Viện Tư Tưởng Việt Phật (1990), Tạp Chí Bông Sen (1991) và Trường Phật Học Lý Trần (1991).

Trong hơn hai thập niên qua, tác giả đã hoàn thành các tác phẩm sau đây:

– Ý Thức Hệ Của Các Quốc Gia Đang Phát Triển (1970),

– Chiến Tranh Việt Nam Và Luật Quốc Tế (1973),

– Hợp Tác Và Hội Nhập Tại Đông Nam Á (1976),

– Việt Nam Và Hoa Kỳ Trong Thời đại Mới 1976-2000 (1976),

– Bản Điều Trần Nguyễn Trường Tộ Mới (1977),

– Khía Cạnh Pháp Lý Và Thực Tế Của Sự Giao Thương Nga-Mỹ (luận án tiến sĩ, 1978),

– Việt Nam Tranh Đấu Sử Luận (1980),

– Hai Ngàn Năm Việt Nam Và Phật Giáo (1981).

 

Tác giả đã viết trên 200 bài nghiên cứu, tham luận, bình luận, phóng sự, bút ký… dưới các bút hiệu khác nhau, về các vấn đề Phật Giáo, Phật Học và Đất Nước, được đăng tải trên các tạp chí Phật Giáo Việt Nam, Khai Phóng, Giao Điểm, Hoa Sen, Bông Sen, Bông Sen Âu Châu… và được trích đăng lại trong nhiều tờ báo khác.

Tác giả Lê Hiếu Liêm là chủ biên của bộ Phật Học Lý Trần, Khóa Căn Bản (Năm thứ nhất Cao Đẳng Phật học), Khóa Trung Cấp (Năm thứ hai Cao Đẳng Phật học) và Khóa Cao Cấp (năm thứ ba Cử Nhân Phật học) tổng cộng 6.000 trang.

Ngay từ tác phẩm đầu tiên “Ý Thức Hệ Của Các Quốc Gia đang Phát Triển”, được viết khi 18 tuổi, tác giả đã đề nghị lấy Phật Giáo để dung hòa, hóa giải các nguồn ý thức hệ đang tàn phá Việt Nam và làm chủ đạo văn hóa-chính trị mới cho Việt Nam.

Lời kêu gọi này tiếp tục được đưa ra trong Bản Điều Trần gởi các nhà lãnh đạo Việt Nam, được viết khi 24 tuổi, và được tác giả mang đến trao cho phái đoàn Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đang công du tại Pháp trong năm 1977.

Thông điệp giải cứu và quang hưng đất nước trong tinh thần khoan dung, khai phóng, từ bi và trí tuệ của đạo Phật, đồng thời cũng là của truyền thống văn hóa dân tộc và của thời đại, được tác giả tiếp tục khẳng định trong hầu hết các tác phẩm được viết từ suốt 20 năm qua.

 

* Tác phẩm Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ Và Phật Giáo Thời Đại được viết từ cuối năm 1994 và hoàn thành, quyển một, vào tháng tư năm 1995. Đây là quyển đầu tiên của bộ sách ba cuốn viết về Huỳnh Phú Sổ. Quyển một giới thiệu cuộc đời – tư tưởng Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ và nội dung giáo lý – hình thức tín ngưỡng của Phật Giáo Hòa Hảo, như một tông phái Phật giáo được Việt hóa và hiện đại hóa. Quyển hai so sánh Huỳnh Phú Sổ và các vị giáo chủ khác, cùng đối chiếu Phật Giáo với các tôn giáo khác, đây là một bản tổng kết và đánh giá di sản tôn giáo của dân tộc và nhân loại. Quyển ba trình bày những tiên đoán về tương lai của các tôn giáo và của Phật Giáo Việt Nam, và đưa ra những đề nghị để xây dựng một nền Phật Giáo Thời đại trong Thời đại Phật Giáo, là thế kỷ 21 sắp đến.

 

“Bồ Tát Huỳnh Phú Sổ đã đưa lịch sử vượt qua tương lại, đã nối liền Đạo Pháp với Dân Tộc, và đã đến hiện đại từ truyền thống. Ý thức  mới trong văn hóa, tôn giáo và chính trị của Ông vẫn còn rực sáng để đánh thức chúng ta, dẫn đường cho thời đại, cho sinh mệnh Việt Nam và tương lai Phật Giáo Việt Nam. Tất cả chúng ta, những ai vẫn còn mang trong trái tim truyền thống văn hóa và tâm linh của dân tộc, chính là hóa thân của Huỳnh Phú Sổ, của Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Tuệ Trung, của Khuông Việt, Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn.

Huỳnh Phú Sổ bất tử.

Vì sự nghiệp của ông chính là sự nghiệp Phật Giáo.

Vì sự nghiệp của ông chính là sự nghiệp Việt Nam.

Vì Huỳnh Phú Sổ đã trở thành một phần mầu nhiệm của Việt Nam, của Phật Giáo, của mỗi chúng ta…”

 

|Muc Luc| |Ch.1| |Ch.2| |Ch.3| |Ch.4| |Ch.5| |Ch.6| |Ch.7| |Ch.8| |Ch.9| |Ch.10|TK|

[BHH430] [PGHH] [THƯ VIỆN PGHH]

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Ðức Huỳnh Giáo Chủ

Ðức Huỳnh Giáo Chủ
Vương Kim

Ðức Phật, Hoàng thiên lịnh giáng trần,

Huỳnh gia chuyển kiếp lập đời Tân.

Giáo truyền đạo Thích dìu sanh chúng,

Chủ ý chọn người vẹn Tứ ân.

(Hình Tác giả: Vương Kim Phan Bá Cầm)

Phần I:

HÀNH TRẠNG

 

Thiên thứ nhứt

Giai đoạn ra đời mở đạo

 

Chương I: Bối cảnh xã hội

Chương II:Thân thế

Chương III: Ra Tế độ

Chương IV: Đăng Sơn

Chương V: Sứ Mạng

Chương VI: Lưu Cư

Chương VII: Vận Ðộng Ðộc Lập

Chương VIII: Tổ Chức Hàng Ngũ

Chương IX: Chuẩn Bị Ðấu Tranh

 

Thiên thứ hai

Giai đoạn hoạt động đấu tranh

 

Chương X: Dấn Thân

 

Thiên thứ ba

Giai Ðoạn Vắng Mặt

 

Chương XI: Lý Do Thọ Nạn

Chương XII: Còn Hay Mất

 

Phần II:

SỰ NGHIỆP

 

Thiên thứ tư

Sự Nghiệp Về Mặt Ðạo

Tôn Phái Phật Giáo Hòa Hảo

 

Chương XIII: Học Phật

Chương XIV: Tu Nhân

 

Thiên thứ năm

Sự Nghiệp Về Mặt Ðời:

Công nghiệp cách mạng

 

Chương XV: Quân Sự.

Bộ Ðội Nguyễn Trung Trực

 

Chương XVI: Chánh Trị

Việt Nam Dân Chủ Xã Hội đảng

 

Cùng một tác giả:

Long Hoa xuất bản

–         Tận Thế và Hội Long Hoa (1952)

–         Đức Phật Thầy Tây An (1953) (hiệp với Đào Hưng)

–         Để Hiểu Phật Giáo Hòa Hảo (1954) (hiệp với Thanh Sĩ)

–         Ðời Hạ Ngươn (1960)

–         Đời người dướI ánh sáng Đạo Phật (1960)

–         Bửu Sơn Kỳ Hương (1966)

–         Hành sử Đạo Nhân (1970)

–         Tu Hiền (1972)

–         Đời Thượng Ngươn (1973)

–         Pháp Môn Tịnh Độ (1973)

–         Tại Sao Ta Phải Tu (1974)

Dân Xã Tùng Thư

–         Chánh trị thường thức (1956)

–         Tinh thần cán bộ (1971)

–         Lập trường Dân Xã Đảng (1971)

 

MUC LUC CHƯƠNG 1 | | CHƯƠNG 2 | | CHƯƠNG 3 | | CHƯƠNG 4 | | CHƯƠNG 5 | | CHƯƠNG 6 | | CHƯƠNG 7 | | CHƯƠNG 8 | | CHƯƠNG 9 | | CHƯƠNG 10 | | CHƯƠNG 11 | | CHƯƠNG 12 |

CHƯƠNG 13 | | CHƯƠNG 14 | | CHƯƠNG 15 | | CHƯƠNG 16 | | CHƯƠNG 17|

 

 

[TV. PGHH]

Categories: Tin-Tức Thế-Giới | Leave a comment

Tận dụng cơ hội quan hệ châu Âu – Việt Nam để phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19

THẾ GIỚI ĐẠI DƯƠNG

Tận dụng cơ hội quan hệ châu Âu – Việt Nam để phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 cùng với sức tàn phá khủng khiếp của nó đã làm cho chúng ta ngộ ra nhiều điều: (1) Thế giới biến đổi không ngừng và đầy rẫy những rủi ro, thiên tai, dịch bệnh. (2) Các hoạt động kinh tế xã hội luôn và mãi gắn liền với môi trường sống quanh ta, (3) Cần có cách nhìn và tiếp cận mới với xu thế toàn cầu hóa bởi những rủi ro và hậu quả mà nó đem lại. (4) Càng sớm điều chỉnh chuỗi cung ứng và chuỗi tạo giá trị thì càng bớt lệ thuộc vào một thị trường nhất định. (5) Sàng lọc và tìm kiếm cơ hội một cách thông minh, đặc biệt từ những thị trường đã có.

Cơ hội cho hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU

Trong bài viết này, chúng tôi xin góp một góc nhìn mới về một châu Âu trước, trong và sau đại dịch Covid-19, về những thiệt hại mà châu lục này đang phải gánh chịu và cũng xin đưa ra một số gợi ý về cơ hội thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ kinh tế giữa hai bên : Việt Nam và Châu âu…

1. Châu Âu là một trong những châu lục bị tàn phá nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Sau hơn 2 tháng áp dụng các biện pháp cách ly, giãn cách xã hội (tuy hơi muộn màng) cũng như các quy định về kiểm tra y tế, dịch bệnh đối phó với COVID-19, các nước châu Âu đang bắt đầu dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa và hạn chế đi lại. Giám đốc Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu Andrea Ammon cho rằng, số ca mắc Covid-19 ở châu Âu giảm từ ngày 2/5 và dường như làn sóng lây nhiễm đầu tiên ở châu Âu đã qua đỉnh điểm. Các biện pháp phong tỏa ngặt nghèo đã giúp hạ thấp hệ số lây nhiễm cơ bản (R0) virus SARS- CoV-2 ở các nước châu Âu từ mức trên 3 khi bắt đầu bùng phát dịch xuống dưới 1. Đây chính là một trong những tiền đề để lãnh đạo các nước châu Âu xem xét gỡ bỏ dần các biện pháp phong tỏa và chuyển qua giai đoạn tiếp theo, tìm cách mở cửa thận trọng các khu vực dịch vụ, thương mại khi “cái giá” của những biện pháp hạn chế khẩn cấp bắt đầu bộc lộ rõ rệt…

Trong quan hệ quốc tế, châu Âu được đánh giá cao bởi các yếu tố “ quyền lực mềm” như các mô hình dân chủ của Anh, văn hóa Pháp, hệ thống trợ cấp xã hội và chăm sóc y tế toàn diện ở khu vực Bắc Âu… Thêm vào đó là hình mẫu quản lý nhà nước tốt, trong sạch của nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, qua đại dịch Covid-19 đã bộc lộ rất rõ sự khác biệt trong nhận thức, cách ứng phó, tính linh hoạt và mức độ quản lý nhà nước trước dịch bệnh của nhiều quốc gia Tây Âu. Một số nước như Đức, Thụy Điển, Hà Lan đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này tương đối hiệu quả và có phần xuôn sẻ hơn nhiều nước châu Âu khác. Các quốc gia này được nhìn nhận và đánh giá cao trong việc quản lý dịch bệnh, tính linh hoạt, công khai và hiệu quả của hệ thống y tế. Tuy nhiên, rất đáng tiếc là đa số các quốc gia Tây Âu lại cho thấy sự chủ quan, tự tin thái quá… ở vào thời điểm khi đại dịch Covid-19 mới xuất hiện. Hậu quả là, khi đại dịch bùng phát, đa số  các quốc gia Tây Âu đã đối phó và xử lý hết sức lúng túng. Con số tử vong ở mức cao gần nhất thế giới. Các quốc gia phải chiến đấu đơn độc, đóng cửa biên giới và không có sự điều hành chung của Liên minh châu Âu. Sự trợ giúp đến với từng quốc gia đều phụ thuộc và đến từ kênh quan hệ song phương chứ không phải từ liên minh. Một châu Âu văn minh, dân chủ, có nền khoa học và công nghệ phát triển, với hệ thống y tế hiện đại đã phần nào bị làm lu mờ bởi Covid 19. Nhiều nhà nghiên cứu về châu Âu đã cho rằng, hiện chưa biết cuộc chiến chống Covid sẽ ra sao tại khu vực này, nhưng có một điều gần như chắc chắn đó là sau đại dịch Covid-19, dù thành công hay thất bại thì những “quyền lực mềm” mà phương tây vốn rất tự hào… có lẽ sẽ không còn giữ nguyên vẻ “rạng rỡ” như nó vốn có.

2. Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế mới bắt đầu phục hồi sau năm 2019 do chịu ảnh hưởng của các cuộc tranh chấp thương mại và Brexit. Vào tháng 2/2020, khi dịch bệnh mới xuất hiện, châu Âu vẫn đang trong tâm thế tương đối tự tin, Ủy ban châu Âu (EC) đã dự báo GDP của EU sẽ tăng 1,4% trong năm 2020. Tuy nhiên, các con số biết nói đã cho thấy nếu so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, thiệt hại thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Theo Báo cáo Kinh tế Xuân 2020 vừa được EC công bố, các nền kinh tế thuộc Liên minh châu Âu (EU) và khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ suy giảm lần lượt ở mức 7,5% và 7,75%, do hậu quả từ đại dịch Covid-19. Chưa biết liệu trong năm 2021, châu Âu có thể khắc phục được những thiết hại này hay không? Ủy viên phụ trách kinh tế của EU Paolo Gentiloni đã phải thừa nhận “Châu Âu đang trải qua cú sốc kinh tế chưa từng có tiền lệ kể từ cuộc đại suy thoái”, ông cũng đánh giá đây chính là “mức sụt giảm kinh tế tồi tệ nhất đối với khu vực đồng tiền chung châu Âu”.

Dự kiến quý 2/2020, Đức có thể sụt giảm gần 10% (theo (Ifo, DIW và RWI). Sau khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Pháp giảm 0,1% trong quý 4/2019, mức giảm 5,8% trong quý 1/2020 đã cho thấy kinh tế Pháp chính thức rơi vào suy thoái. Tại Italy, quốc gia phương Tây đầu tiên áp đặt lệnh phong tỏa ngăn chặn Covoid-19 với những biện pháp nghiêm ngặt và kéo dài nhất, EC ước tính trong năm nay, nợ công của nước này sẽ tăng lên gần 160% GDP, thâm hụt ngân sách cũng sẽ tăng lên mức 11,1% GDP và được dự báo là mức cao nhất trong EU (với thâm hụt ngân sách trung bình là 8,5% GDP). Khảo sát mới nhất của tổ chức IHS Markit cho thấy chỉ số PMI (chỉ số quản lý thu mua) trong khu vực đồng Euro trong tháng 4/2020 đã giảm từ 44,5 của tháng trước xuống 33,4, mức thấp nhất kể từ năm 1997.

Đánh giá về mức độ và khả năng phục hồi của các nền kinh tế châu âu, Phó Chủ tịch phụ trách kinh tế của EC Valdis Dombrovskis tỏ ra rất dè dặt khi ông nhận xét “Quy mô thiệt hại mà Covid-19 gây ra cho nền kinh tế phụ thuộc vào diễn biến của đại dịch, và khả năng của chúng tôi trong việc tái khởi động các hoạt động kinh tế một cách an toàn và phục hồi sau đó”. Nhiều nhận xét đều cho rằng sự phục hồi này cũng sẽ diễn ra không đồng đều tại các nền kinh tế trong khu vực, nhất là khi thời điểm dỡ bỏ các biện pháp ngăn chặn virus ở các nước là khác nhau và đây chính là mối đe dọa đối với từng nền kinh tế riêng biệt và với cả khu vực đồng tiền chung châu Âu. Điều châu Âu cần nhất hiện nay là chính phủ từng nước phải có các quyết định đúng đắn, quyết liệt để vừa ngăn chặn, dâp tắt dịch bệnh và khởi động lại các nền kinh tế bị tổn thương.

Tháng tư vừa qua, Chủ tịch Ủy ban châu Âu đã tuyên bố rằng “để ra khỏi khủng hoảng, chúng ta cần có đầu tư lớn ồ ạt dưới hình thức như Kế hoạch Marshall cho Châu âu”! Tuy không nêu một con số cụ thể nhưng hình dung ra là cần phải có hàng trăm tỷ Euro của ngân sách châu Âu chi cho người lao động, khối tư nhân và các doanh nghiệp. Bà Chủ tịch Von der Leyen suy nghĩ và đề cập đến một chiến lược dài hạn. Ủy ban mong muốn tranh thủ cuộc khủng hoảng này để tăng cường sự tập trung hóa của Liên minh: tăng ngân sách, tiến hành việc hiện đại hóa bộ máy và khởi động lại nền kinh tế cộng đồng, nền kinh tế đang càng ngày càng ít mang tính cạnh tranh. Chủ tịch Ủy ban châu Âu muốn chia đều gánh nặng của sự trợ giúp cho các nước thành viên. Bà ta loại bỏ đề nghị Coronabonds (trái phiếu Corona) của các nước Nam Âu và Pháp. Tuy nhiên, câu hỏi lớn đặt ra là ai sẽ  trả tiền cho kế hoạch đầy tham vọng này bởi sau chiến tranh thế giới thứ 2 tiền đến từ Mỹ. Mỹ đã làm giàu trên sự mất mát của châu Âu cũng như những cải cách kinh tế của châu Âu… Hiện nay, Mỹ không hề có ý định đầu tư vào châu Âu. Châu Âu cũng chẳng hào hứng và mặn mà gì nếu nhận sự trợ giúp của Trung Quốc, bởi không muốn “ tránh vỏ dưa” để “gặp phải vỏ dừa”. Covid-19 có lẽ cũng là một cơ hội để châu Âu tăng cường và tìm lại sự độc lập của mình.

Trước những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế, nhiều nước đã tung các gói kích cầu quy mô lớn. Lãnh đạo các nước EU đã đồng ý thành lập một quỹ phục hồi kinh tế sau đại dịch dự kiến trị giá hơn 1.000 tỷ euro (1.076 tỷ USD). Chính phủ Đức cũng đã thông qua gói giải cứu trị giá 1.100 tỷ euro (1.200 tỷ USD). Thụy Sĩ đang xem xét gói ngân sách 40 triệu USD phục hồi  ngành du lịch. Một gói  cứu trợ khác trị giá hơn 42 tỷ USD sẽ dành để phục hồi kinh tế… Những gói kích thích kinh tế này đang tạo ra niềm hưng phấn cho các doanh nghiệp và người dân châu Âu và thúc đẩy lộ trình mở cửa của các nền kinh tế.

Bài  học của Đại dịch Covid-19 cùng những ảnh hưởng nghiêm trọng của nó trong tất cả các lĩnh vực: các hoạt động chi tiêu của người dân, sản xuất, đầu tư, thương mại, luân chuyển dòng vốn và chuỗi cung ứng của khu vực này đã buộc nhiều quốc gia trong khối đang phải điều chỉnh. Xu hướng mới sẽ có thể là tập trung nhiều hơn vào các mối quan hệ song phương mà họ cho là sẽ có hiệu quả hơn bên cạnh việc tiếp tục các mối quan hệ kinh tế, thương mại theo kênh của Liên minh châu Âu. Nhiều nước Tây Âu bắt đầu năng động hơn trong việc đa dạng hóa thị trường, tìm kiếm các cơ hội mới, chuỗi cung ứng mới, sàng lọc các thị trường, cơ hội với những nền kinh tế ngoài châu Âu.

3. EU cần rất nhiều giải pháp để khởi động lại kinh tế, trong đó có việc tìm kiếm thị trường mới, chuỗi cung ứng mới và như vậy Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu âu (EVFTA) cũng chính là một trong những giải pháp không thể bỏ qua. Trong cuộc chiến chống Covid-19, Việt Nam nổi lên như một điểm sáng, chứng tỏ khả năng khống chế rủi ro và cao hơn cả là sự ổn định chính trị của Việt Nam. Hơn nữa Việt Nam còn là một thị trường không nhỏ với gần 100 triệu dân, sẽ là một lựa chọn ưu tiên của các doanh nghiệp châu Âu khi tìm kiếm nguồn cung ứng về lao động, nguyên vật liệu và đặt công xưởng sản xuất. Theo cam kết của EVFTA, có đến 70% mặt hàng được giảm thuế và theo lộ trình, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,7% số dòng thuế cũng giúp Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường EU với thuế suất ưu đãi hơn các đối thủ cạnh tranh.

Với Việt Nam, EU là một trong số các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu năm ngoái đạt 41,48 tỷ USD và nhập khẩu đạt 14,91 tỷ USD, EVFTA sẽ tạo lợi thế lớn cho xuất khẩu của Việt Nam sang EU, đặc biệt là với các mặt hàng nông – thủy sản và những mặt hàng Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh. An ninh kinh tế của Việt Nam được đảm bảo hơn khi có thể đa dạng hóa thị trường, giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường nhất định.

Việc sớm phê chuẩn EVFTA cùng với các biện pháp hỗ trợ là rất cần thiết để giúp các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua khủng hoảng sau dịch bệnh, phục hồi nhanh chóng hơn. Điều may mắn là các doanh nghiệp EU đang có xu thế chuyển hướng đầu tư và có những đánh giá rất tốt về thị trường Việt Nam. Đây là cơ hội  mà  chúng ta không thể bỏ qua.

Về phía EU, ngày 30/3 vừa qua, Hội đồng châu Âu cũng đã phê duyệt Hiệp định, hoàn tất thủ tục pháp lý cuối cùng. Như vậy, chỉ cần chờ Quốc hội Việt Nam phê chuẩn và hai bên hoàn tất thủ tục thông báo theo quy định, thì EVFTA sẽ chính thức có hiệu lực đối với cả EU và Việt Nam.

Xét về tổng thể, EVFTA sẽ góp phần đa dạng hóa thị trường, giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường nhất định, từ đó bảo đảm an ninh kinh tế của Việt Nam. Thay cho lời kết, chúng tôi xin trích dẫn phát biểu của chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành: “Ở góc nhìn thời hậu dịch và nhất là trung và dài hạn, EVFTA chắc chắn là cơ hội lớn với kinh tế Việt Nam mà chúng ta không thể bỏ qua. Vì vậy, bên cạnh công đoạn chuẩn bị và ưu tiên hành lang pháp lý để EVFTA có thể được thực thi ngay khi có hiệu lực, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tính đến khả năng sản xuất và dự trữ hàng hóa để khi có điều kiện thuận lợi, nhất là dịch bệnh qua đi sẽ có sẵn hàng hóa để đáp ứng các đơn hàng từ EU. Mặt khác, cách thức tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp EU cũng có thể có những điều chỉnh đáng kể, đòi hỏi các nhà xuất khẩu Việt Nam phải lưu ý theo dõi nắm bắt thông tin để thích ứng phù hợp với tình hình mới”. Mọi sự khởi động đều cần bắt đầu từ rất sớm để chúng ta có thể vững vàng khởi động sau dịch bệnh.

Categories: Chính-Trị Thời-Sự | Leave a comment

Biển Đông: Phát hiện Mỏ Kèn Bầu ‘lớn nhất’ lịch sử, VN có lo TQ can thiệp?

Biển Đông: Phát hiện Mỏ Kèn Bầu ‘lớn nhất’ lịch sử, VN có lo TQ can thiệp?

  • Mỹ Hằng
  • BBC News Tiếng Việt
Việt Nam, dầu khí

Chụp lại hình ảnh,Chuyên gia Việt Nam và nhà điều hành ENI (Ý) trong ngày phát hiện dầu khí tại Mỏ Kèn Bầu

Ngành dầu khí Việt Nam vừa công bố phát hiện một mỏ dầu khí – Mỏ Kèn Bầu – được cho là lớn nhất trong lịch sử của ngành trên Biển Đông.

Kế hoạch khai thác mỏ này như thế nào? Và liệu rằng Việt Nam có nguy cơ lại bị Trung Quốc đe dọa đến mức phải từ bỏ việc phát triển mỏ khí này?

BBC News Tiếng Việt có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Lê Minh, chuyên gia tư vấn chiến lược và thị trường, thành viên Hội đồng Biên tập và Phản biện Tạp chí Năng lượng Việt Nam, quanh các vấn đề này.

BBC: Được biết vừa qua ngành dầu khí Việt Nam mới đây công bố việc phát hiện ra mỏ Kèn Bầu với trữ lượng dầu khí rất lớn. Ông có thể cho biết về phát hiện này?

Ông Nguyễn Lê Minh: Mỏ Kèn Bầu nằm trong Lô Dầu khí 114, hiện do công ty điều hành dầu khí ENI Vietnam BV làm nhà điều hành thông qua Hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC). Trong PSC tại liên doanh ENI Viet Nam BV thì ENI (Ý) nắm 50% cổ phần và ESSAR E&P Limited (Ấn Độ) nắm giữ 50% cổ phần trong giai đoạn tìm kiếm thăm dò.

Theo PetroVietnam, tháng 5/2019, nhà điều hành thực hiện giếng khoan thăm dò thứ nhất, 114 KB-1X. Đến 29/2/2020, họ bắt đầu giếng khoan thẩm lượng thứ hai, 114 KB-2X, đến 29/7/2020 thì kết thúc(khoan 150 ngày).

Kết quả thử vỉa cả hai giếng khoan này, cho thấy tiềm năng trữ lượng khí rất lớn, ước tính từ 7 đến 9 nghìn tỷ feet khối khí tự nhiên (Tcf), tương đương 200 đến 255 tỷ mét khối khí tại chỗ và khoảng từ 400 đến 500 triệu thùng khí ngưng tụ (condensate).

Nếu các bước đánh giá phân cấp trữ lượng tiếp theo bảo lưu kết quả này, hoặc gần với kết quả này, thì đây là phát hiện lịch sử và là mỏ khí lớn nhất tính đến hiện tại của ngành dầu khí Việt Nam.

PetroVietnam cho hay có thể trong thời gian tới sẽ khoan thêm một vài giếng nữa trong Mỏ Kèn Bầu.

BBC: Kế hoạch khai thác mỏ này như thế nào? Hợp tác với những đối tác nào?

Ông Nguyễn Lê Minh: Hiện các bên chưa có kế hoạch cụ thể vì kết quả trên đây mới chỉ là ước tính trữ lượng tại chỗ trong quá trình khoan thẩm lượng, phải qua các bước tiếp theo như đánh giá, lập báo cáo trữ lượng thì mới ra kết quả chính thức. Sau đó, mới công bố phát hiện thương mại để đi vào giai đoạn phát triển khai thác.

Tuy nhiên, từ tiềm năng như trên thì cơ cấu hoạt động có thể sẽ tương tự như ở mỏ Cá Voi Xanh. Theo đó, dự kiến, Mỏ Kèn Bầu có thể đưa vào phát triển khai thác từ năm 2028, gồm có ba lĩnh vực.

Lĩnh vực thượng nguồn, theo hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC) lô 114, cơ cấu cổ phần hiện tại là ENI 50% và ESSAR 50%. Sau khi công bố thương mại, PetroVietnam sẽ tham gia vào PSC với tỷ lệ cổ phần là 20%.

Lĩnh vực trung nguồn và hạ nguồn, sẽ có sự tham gia của các công ty thành viên PVN như Tổng công ty khí (PVGas), Tổng công ty điện lực dầu khí (PVPower) và đối tác mua điện là Tập đoàn điện lực (EVN).

Đối với trung nguồn, do đây là mỏ khí và condensate nên PVGas sẽ tham gia xây dựng và điều hành đường ống dẫn khí về bờ đến nhà máy xử lý khí, sau đó phân phối khí cho các nhà máy điện, khu công nghiệp và khí thương phẩm bán ra thị trường.

Đối với hạ nguồn ở các nhà máy điện, PVN sẽ tham gia trực tiếp hoặc liên doanh, hoặc giao cho PVPower làm chủ đầu tư đối với ở ba hoặc bốn nhà máy điện.

Nếu tương tự mỏ Cá Voi Xanh, các hoạt động từ thượng, trung và hạ nguồn sẽ được tính trong vòng đời 20 năm hoặc 25 năm vận hành và khai thác thương mại, khởi đầu năm 2028.

BBC: Về mặt địa lý, mỏ Kèn Bầu nằm ở đâu trên Biển Đông? Vị trí này có gây ra các lo ngại mới cho Việt Nam hay không trong bối cảnh Việt nam đã phải hủy một số lô khai thác dầu khí với các tập đoàn nước ngoài do sức ép từ Trung Quốc? Chính phủ Việt Nam đã tính đến yếu tố Trung Quốc khi công bố mỏ này hay chưa?

Ông Nguyễn Lê Minh: Mỏ Kèn Bầu nằm trong Lô Dầu khí 114 ở ngoài khơi trên thềm lục địa phía Bắc Việt Nam, thuộc Bể Sông Hồng, cách đất liền điểm gần nhất thuộc Tỉnh Quảng Trị 65 km, cách Đà Nẵng khoảng 86 km.

Vị trí mỏ này gần bờ nhất so với các mỏ dầu khí khác của Việt Nam, nên khai thác sẽ thuận lợi, giá thành sẽ thấp hơn do giảm được chi phí đường ống và công nghệ tách và xử lý khí. Ngoài ra, về mặt pháp lý, Mỏ Kèn Bầu cũng không lo ngại có sự tranh chấp chủ quyền đối với các nước khác.

Về mặt chủ quyền, vị trí địa lý của mỏ nằm gần bờ, sâu trong thềm lục địa Việt Nam nên không ngại yếu tố Trung Quốc và cũng không có yếu tố Trung Quốc nào ở đây cả.

Trên bình diện rộng, sắp tới, khi mà Nghị quyết Trung ương 8 về kinh tế biển đi vào triển khai đồng bộ, khu vực miền trung nhiều nguồn lợi biển này sẽ rất nhộn nhịp vì ngoài dầu khí, còn có đánh bắt thủy hải sản, hải dương học và giao thương hàng hải.

Vị trí Mỏ Kèn Bầu trong lô dầu khí 114 trên Bản đồ Dầu khí Việt Nam
Chụp lại hình ảnh,Vị trí Mỏ Kèn Bầu trong lô dầu khí 114 trên Bản đồ Dầu khí Việt Nam

BBC: Nhân việc Việt Nam phát hiện mỏ Kèn Bầu, nhìn lại các vụ việc trước đây, một câu hỏi đặt ra là tại sao Trung Quốc luôn biết trước chương trình khoan ở ngoài khơi của Việt Nam? Có hay chăng việc lộ lọt thông tin từ đội ngũ tìm kiếm thăm dò dầu khí của Việt Nam hay còn khâu nào cần phải xem xét?

Ông Nguyễn Lê Minh: Theo tôi do lỗi hệ thống mạng và quản trị mạng mà thôi. Vừa rồi PetroVietnam có phối hợp với Cục An ninh mạng Bộ công an để rà soát và đã phát hiện ra rất nhiều lỗ hổng, hệ thống mạng bị tấn công, nhiều mã độc tấn công nhằm mục đích lấy cắp thông tin quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn, đặc biệt là các hoạt động ngoài khơi.

Hiện nay chưa rõ các cuộc tấn công này là ở trong hay ngoài nước.

Theo tôi biết thì phía Bộ Công An, ngoài việc tổ chức tập huấn về “an toàn thông tin và bảo vệ bí mật nhà nước” cho cán bộ công nhân viên của ngành, còn phối hợp kiểm tra thông tin ngoại tuyến nhằm bảo vệ các hoạt động của PetroVietnam và các đối tác tốt hơn.

BBC: Khi các chương trình khoan ngoài khơi của Việt Nam bị lộ thông tin, ai phải chịu trách nhiệm? Đến nay đã có ai phải chịu trách nhiệm về các dự án bị hủy bỏ do sức ép từ Trung Quốc hay chưa?

Ông Nguyễn Lê Minh: Thứ nhất, cần nói trước là Trung Quốc biết trước khá lâu, nên họ kéo tàu bè đến gây áp lực, chứ khi giàn khoan di chuyển đến mỏ thì phần mền vệ tinh sẽ định vị và biết nhưng câu chuyện sẽ dễ ứng phó hơn.

Thứ hai, vì các chương trình khoan liên quan nhiều bên gồm các đối tác nước ngoài và PetroVietnam, và nhà thầu khoan nên rất khó nhận biết thông tin lộ lọt từ phía nào.

Về phía chủ nhà, PetroVietnam đã có rà soát nhưng không thấy có vấn đề về trách nhiệm cá nhân hay tập thể.

BBC: Việc bảo mật các thông tin về các chương trình khoan, khai thác, các phát hiện mới về các mỏ dầu mới… trong ngành dầu khí Việt Nam được quy định thế nào? Việc công khai thông tin về Mỏ Kèn Bầu liệu có gây nguy hiểm hay không? Tại sao không đợi tới khi khai thác mới công bố?

Ông Nguyễn Lê Minh: Theo tôi biết thì sắp tới PetroVietnam sẽ siết chặt quản lý và bảo mật thông tin hơn nữa.

Đối với Mỏ Kèn Bầu, như đã diễn giải ở trên, không bị ảnh hưởng gì về pháp lý về lãnh hải ở ngoài khơi cả. Về việc công bố thông tin, theo PSC, là đặc quyền của nhà điều hành nước ngoài nên sau khi lập báo cáo trữ lượng, họ sẽ công bố chính thức.

BBC: Theo ông, cần có bài học nào được rút ra từ các vụ việc Việt Nam phải hủy hợp đồng với Rosneft và Repsol vừa qua do sức ép từ Trung Quốc, đứng trên khía cạnh bảo mật thông tin ngành dầu khí?

Ông Nguyễn Lê Minh: Đối với Dự án Cá Rồng Đỏ (PetroVietnam hợp tác với Repsol), khó mà bảo mật vì mỏ đã vào giai đoạn phát triển khai thác thì thông tin cập nhật về các hoạt động gia công chế tạo giàn khai thác, kho chứa dầu rầm rộ, cả trong và ngoài nước.

Vì vậy, việc Trung Quốc gây sức ép là chuyện dễ hiểu.

Đối với giếng khoan lô 06-01 (PetroVietnam hợp tác với Rosneft), việc Trung Quốc biết trước khá lâu kế hoạch Việt Nam triển khai giàn khoan đã được phía Việt Nam rút kinh nghiệm để các hoạt động thăm dò khai thác ngoài khơi về sau sẽ tốt hơn về tính bảo mật.

Việc này không chỉ riêng PetroVietnam mà cả các đối tác và nhà thầu khoan cần phải rút kinh nghiệm về nguyên tắc bảo mật thông tin. Tuy nhiên sau khi đã thẩm lượng thì lại cần minh bạch các thông tin về trữ lượng mỏ khí để thu hút các đối tác đầu tư quốc tế.

Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

VN có gần 300 ca lây nhiễm cộng đồng

    1. Thêm người Trung Quốc nhập cảnh lậu

      20 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép bị phát hiện có mặt tại một khách sạn ở Bắc Ninh vào chiều 5/8.

      Quản lý khách sạn khai ngày 4/8 đã thuê xe taxi đón nhóm người Trung Quốc trên từ Thị xã Từ Sơn về TP Bắc Ninh và sắp xếp 6 phòng nghỉ trong khách sạn với số tiền hơn 4 triệu đồng/ngày.

      Tất cả 20 người này đều không xuất trình được giấy tờ cấp phép nhập cảnh của cơ quan có thẩm quyền và chính quyền đã đưa nhóm người Trung Quốc trên đi cách ly y tế.

      Nữ quản lý khách sạn, 38 tuổi, được mô tả là “vẫn quanh co, chưa khai rõ việc vi phạm pháp luật khi chứa chấp người Trung Quốc nhập cảnh trái phép”.

      Image caption: Các “đối tượng” nhập cảnh trái phép bị Công an TP Bắc Ninh phát hiện
    2. Quan ngại lây nhiễm tại Hà Nội

      Liên quan đến ca bệnh 714 (bệnh nhân COVID-19 thứ 3 của Hà Nội trong giai đoạn này) chính quyền Bắc Từ Liên cho hay có 73 trường hợp F1, 162 trường hợp F2 và tất cả các trường hợp F1 đã được lấy mẫu xét nghiệm và chuyển tiếp cách ly tập trung.

      Tuy nhiên có một F2 đã không phối hợp khai báo y tế và bỏ trốn khỏi khu vực cách ly.

      Ngoài ra trên một chuyến bay từ Đà Nẵng về Hà Nội ngày 24/7 có 6 hành khách dương tính với COVID-19 thì đã ghi nhận 73/184 hành khách là người dân trên địa bàn Hà Nội. Trong số này xác định có 33/73 người tiếp xúc gần với bệnh nhân.

      CDC Hà Nội đã hướng dẫn các đơn vị lấy mẫu xét nghiệm đối với 33 người tiếp xúc gần theo quy định của Bộ Y tế”, ông Hiền nói. Tính đến 14h ngày 6/8, toàn TP đã có 96.479 người về từ Đà Nẵng từ ngày 8-7, báo Công an Nhân dân đưa tin

  1. Ca tử vong thứ 10

    Truyền thông Việt Nam trưa 6/08 đưa tin Bệnh nhân 718 nữ, 67 tuổi quê quán Cẩm Lệ, Đà Nẵng tử vong “do đa u tủy tương bào ác tính, đái tháo đường type 2, nhiễm trùng huyết và mắc COVID-19”.

    Đây là ca tử vong thứ 10 liên quan tới Covid-19.

    Đến chiều 6/8, tổng số ca nhiễm cả nước lên 718, trong đó 381 người đã khỏi, 10 người tử vong, 327 bệnh nhân đang điều trị.

    Số ca nhiễm mới trong cộng đồng tính từ ngày 25/7 đến nay là 295, ghi nhận tại 11 tỉnh, thành phố và đều có yếu tố dịch tễ liên quan tới ổ dịch tại Đà Nẵng.

  2. ‘Test nhanh không phát hiện người mang virus’

    “Test nhanh không có giá trị sàng lọc, phát hiện người mang virus SARS-CoV-2,” GS Nguyễn Anh Trí, Chủ tịch Hội Huyết học – Truyền máu Việt Nam rả lời báo DânTrí.

    “Để xét nghiệm nhằm phát hiện virus SARS-CoV-2, phải sử dụng kỹ thuật Realtime-RT-PCR… Cả thế giới làm như thế. Lâu nay, chúng ta cũng đã làm như thế.

    “Còn xét nghiệm bằng test nhanh – mà hiện tại một số nơi đang dùng – là phát hiện kháng thể của virus SARS-CoV-2.

    “Sử dụng xét nghiệm này để phát hiện virus SARS-CoV-2 là không phù hợp vì dùng xét nghiệm phát hiện kháng thể mà đi tìm kháng nguyên là không đúng.

    “Nếu có dương tính, thì coi như cũng là “vồ hụt”, vì không chắc người đó có còn kháng nguyên không? Và nếu trước đó có thì hậu quả gây lây lan virus đã xảy ra rồi”

    GS Nguyễn Anh Trí, Chủ tịch Hội Huyết học - Truyền máu Việt Nam
    Image caption: GS Nguyễn Anh Trí, Chủ tịch Hội Huyết học – Truyền máu Việt Nam
  3. Mỗi ngày có thể ghi nhận thêm hàng chục ca nhiễm

    Ngày 6/8 Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 nhận định những ngày tới, theo tiến độ xét nghiệm, mỗi ngày có thể ghi nhận thêm hàng chục ca nhiễm Covid-19 mới.

    Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nói “ngành y tế đang nỗ lực kiểm soát tình hình ở Đà Nẵng, tuy nhiên, việc chống dịch không phải chuyện riêng ở Đà Nẵng mà tất cả các địa phương đều phải vào cuộc”.

    Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long
    Image caption: Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long
  4. Có thêm 30 ca nhiễm mới

    Việt Nam ghi nhận thêm 30 ca nhiễm mới trong đó có 27 ca nhiễm trong cộng đồng.

    Trong số 30 bệnh nhân Covid-19 mới, có 20 ca tại Đà Nẵng, 6 ca Quảng Nam và 1 ca Bắc Giang có liên quan đến Đà Nẵng.

    Ba ca còn lại là các bệnh nhân nhập cảnh tại Bà Rịa – Vũng Tàu.

    Như vậy Việt Nam đã có 295 ca mắc mới trong cộng đồng tính từ ngày 25/7.

  5. Việt Nam công bố ca tử vong thứ 9

    Bệnh nhân tử vong là nữ (BN 651), 67 tuổi, có tiền sử suy thận mạn tính, lupus ban đỏ, đái tháo đường type 2, nhiễm nấm máu.

    Ngày 02/8, bệnh nhân có kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV-2, được chuyển ngay vào Khoa Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Đà Nẵng.

    Chẩn đoán tử vong: Viêm phổi, suy hô hấp trên bệnh nhân suy thượng thận mạn tính, đái tháo đường type 2 và Covid-19.Đây là ca tử vong thứ 9 ở các bệnh nhân mắc Covid-19.

  6. Đỉnh dịch trong 10 ngày tới

    Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn nhận định số bệnh nhân Covid-19 còn tăng, đỉnh dịch trong 10 ngày tới.

    “Chúng ta không thể chủ quan mặc dù công tác truy vết, khoanh vùng dập dịch đã được thực hiện hết sức quyết liệt.

    “Tuy nhiên qua phân tích sự lây nhiễm của virus, ngành y tế khuyến cáo trong 10 ngày tới người dân cần hết sức cẩn thận và thực hiện nghiêm những khuyến cáo phòng bệnh.

    “Vịệc truy vết, điều trị bệnh nhân nặng và các khuyến cáo đến với người dân tuân thủ Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ tại TP Đà Nẵng vẫn phải được thực hiện một cách quyết liệt”, Thứ trưởng Sơn nói

  7. Lời xin lỗi của bệnh nhân Covid người Nhật

    Một người Nhật là giám đốc của một công ty trồng rau quả ở Lâm Đồng ngày nào cũng gọi điện hoặc nhắn tin thăm hỏi, động viên và xin lỗi nhân viên, công nhân phải cách ly, phải xa gia đình, chồng con… sau khi ông có xét nghiệp dương tính Covid-14 tại Tokyo khi vừa từ Việt Nam về.

    “Thế nhưng, cứ mỗi lần nghe vị giám đốc này nói lời xin lỗi thì các công nhân, nhân viên lại khóc vì thấy bác không có lỗi gì, bác là người quá tử tế vì bác luôn thương yêu công nhân, nhân viên như một gia đình,” một nhân viên được phóng viên Lâm Viên của báo Thanh Niên dẫn lời trong bài tường thuật.

    “Ngay khi phát hiện nhiễm Covid-19, người giám đốc này đã báo tin ngay cho giới quản lý công ty để kịp báo với chính quyền địa phương có biện pháp phòng ngừa và động viên mọi người cố gắng vượt qua khó khăn.

    “Hiện, kết quả xét nghiệm Covid-19 tất cả 24 nhân viên, công nhân của công ty và 1 hộ gia đình (4 người) đang cách ly chung đều có kết quả âm tính với Covid-19,” tác giả cho biết.

    “Bác là người sếp, người cha rất tốt với chúng tôi, ai cũng mong bác khỏe mạnh sớm quay trở lại Việt Nam. Hy vọng sau thời gian 14 ngày cách ly phòng dịch Covid-19 mọi hoạt động của sẽ công ty trở lại bình thường,” một nhân viên nói.

    Khử khuẩn tại nơi làm việc của công ty
    Image caption: Khử khuẩn tại nơi làm việc của công ty
  8. 41 ca nhiễm mới

    Chiều 5/8, Việt Nam công bố thêm 41 ca Covid-19, trong đó có 40 ca ghi nhận tại cộng đồng, nâng tổng số mắc cả nước lên 713, 8 ca tử vong.

    Trong 41 ca mắc mới, có 40 trường hợp ghi nhận tại cộng đồng, trong đó Đà Nẵng: 34, Lạng Sơn: 4, Bắc Giang: 2. Trường hợp còn lại là ca từ nước ngoài, được cách ly ngay sau nhập cảnh tại Bà Rịa – Vũng Tàu.

    Việt Nam hiện có 11 tỉnh, thành phố ghi nhận ca mắc Covid-19 trong cộng đồng.

  9. Việt Nam có ca tử vong thứ 8

    Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại thành phố Đà Nẵng đã thông tin về trường hợp tử vong là bệnh nhân COVID -19 thứ 496.

    Cụ thể, bệnh nhân 496, nam, 65 tuổi, quê quán: Hòa Vang, Đà Nẵng có tiền sử bị suy thận mạn tính giai đoạn cuối, thận nhân tạo chu kỳ, nhiễm khuẩn huyết.

    Bệnh nhân điều trị tại khoa Nội thận Bệnh viện Đà Nẵng trong 5 tháng và ra viện ngày 24/7/2020.

    Ngày 28/7/2020, bệnh nhân có kết quả dương tính với SARS-COV-2 và được chuyển đến Khoa Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Đà Nẵng cùng ngày với tình trạng khó thở, đặt nội khí quản và thở máy.

    Ngày 04/8/2020, 7h45: bệnh nhân hôn mê, đồng tử giãn, mất hoàn toàn phản xạ; 8h30: bệnh nhân tử vong.Chẩn đoán tử vong: Suy thận mạn giai đoạn cuối, nhiễm trùng huyết, suy tim cấp và COVID-19

    Việt Nam có ca tử vong thứ 8 vì Covid.
    Image caption: Việt Nam có thêm bệnh nhân nhiễm Covid tử vong
  10. Việt Nam có ca tử vong thứ 7

    Đến 6h sáng ngày 4/8, tổng số ca mắc Covid-19 ở Việt Nam là 652 ca. Số ca mắc mới liên quan tới Đà Nẵng từ ngày 25/7 đến nay là 205 ca.

    Bệnh nhân thứ bảy tử vong do Covid-19 là BN 426, nữ, 62 tuổi, quê ở Hòa Vang, Đà Nẵng. Bệnh nhân có tiền sử bệnh thận mãn tính, được tiều trị tại khoa Nội thận Bệnh viện Đà Nẵng từ ngày 18/07/2020.

    Việt Nam
  11. Mô hình “trì hoãn”, lợi hại và bài học?

    Việc Việt Nam làm chậm hay đình hoãn khá tốt sự tiến triến của dịch Covid-19 với nhiều biện pháp, trong đó có đảm bảo cách ly, giãn cách xã hội trong giai đoạn đầu tỏ ra có nhiều ưu điểm, một chuyên gia về chính sách sức khỏe cộng đồng và dịch tễ học nói với BBC News Tiếng Việt.

    Điều này lẽ ra đã cần phải được tiếp tục, nhưng rất tiếc là bản thân ngành y tế và nhiều người dân đã có phần ‘lơi lỏng, chủ quan’ nên hiện nay Việt Nam đang phải trả giá, Bác sỹ Phạm Hoàng Anh, người từng tu nghiệp ở London, Anh Quốc, về dịch tễ học, nói.

    Xét nghiệm ở Hà Nội hôm 31/7
    Image caption: Xét nghiệm ở Hà Nội hôm 31/7
  12. Đề xuất của lãnh đạo Tp HCM sẽ được “nghiên cứu”

    Đề xuất áp dụng mô hình “nội bất xuất, ngoại bất nhập” của Vũ Hán để chống dịch tại Đà Nẵng và đề xuất về việc cách ly tại nhà tại thành phố này đang được “tiếp thu và nghiên cứu”, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường trả lời phóng viên ngày 3/7.

  13. Tp HCM phạt nếu không đeo khẩu trang nơi công cộng

    Bí thư Thành ủy TP.HCM nói hiện nay có ít nhất 20% người dân không đeo khẩu trang tại nơi công cộng.

    Ông Nguyễn Thiện Nhân nói cần đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng khẩu trang cho người dân để phòng, chống dịch COVID-19 và đề nghị thành phố áp dụng trở lại việc xử phạt những người không đeo khẩu trang nơi công cộng.

    Ông Nguyễn Thành Phong – chủ tịch UBND TP.HCM – chỉ đạo cơ quan chức năng TP.HCM tiếp tục kiểm tra, xử phạt những người dân không đeo khẩu trang tại nơi công cộng từ ngày 5/8, theo Tuổi Trẻ.

  14. Hà Nội đã hết kit test nhanh

    Chủ tịch Hà Nội nói Hà Nội đã hết kit test nhanh, nên một số quận huyện vẫn còn các công dân trở về từ Đà Nẵng chưa được xét nghiệm.

    Ông Nguyễn Đức Chung đề nghị trước mắt động viên người dân yên tâm, bình tĩnh, thực hiện tự cách ly, đo thân nhiệt, vệ sinh phòng dịch thật tốt và nếu thấy dấu hiệu bất thường thì liên hệ với cơ quan y tế để được xét nghiệm Realtime-PCR, theo Thanh Niên

  15. Lây nhiễm trong khu công nghiệp ở Đà Nẵng

    Tin từ Ban quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp TP Đà Nẵng sáng 3-8 cho biết trong 4 khu công nghiệp ở Đà Nẵng có 5 công nhân dương tính với virus SARS-CoV-2.

    Tuy nhiên các khu công nghiệp hiện vẫn hoạt động bình thường.

    Đến thời điểm này có 5 công nhân thuộc 5 doanh nghiệp khác nhau nằm trong KCN Hòa Khánh, KCN Đà Nẵng, KCN Dịch vụ thủy sản Thọ Quang và KCN Hòa Cầm có kết quả dương tính virus SARS-CoV-2, theo Tuổi Trẻ.

  16. Thêm 21 ca mắc mới

    Đã có thêm 21 ca mắc mới trong đó có 15 ca tại Đà Nẵng, 6 ca tại Quảng Nam. Tính đến 18h ngày 03/8 Việt nam có tổng cộng 642 ca mắc COVID-19.

    Cả 6 ca tại Quảng Nam đều có yếu tố dịch tễ liên quan đến Bệnh viện Đà Nẵng, theo Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19.

  17. 40% bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng

    Bộ Y tế Việt Nam cho biết 40% bệnh nhân Covid-19 vừa được ghi nhận liên quan Đà Nẵng hiện nay không xuất hiện triệu chứng, nhưng vẫn mang mầm bệnh và có thể lây lan.

    Đến sáng 3/8, Việt Nam ghi nhận 621 ca nhiễm, trong đó 373 người đã khỏi bệnh, 242 bệnh nhân đang điều trị. Cục Quản lý Khám chữa bệnh xác định 13 bệnh nhân đang rất nguy kịch, 21 bệnh nhân tiên lượng nặng.

    Đến nay, 6 bệnh nhân tử vong hầu hết tuổi cao, có nhiều bệnh lý nền mạn tính nguy hiểm.

  18. Vượt biên trái phép vào Việt Nam tiếp tục tăng

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Yêu cầu khởi tố tất cả trường hợp nhập cảnh và lưu trú trái phép, đặc biệt với các đường dây tổ chức đưa người nước ngoài vào Việt Nam”.

    Việt Nam liên tục phát hiện các trường hợp vượt biên trái phép từ các quốc gia láng giềng trong những ngày gần đây.

    Giới chức liên tục phát hiện dòng người tìm cách nhập cảnh bất hợp pháp qua các tỉnh giáp biên như Hà Giang, Lào Cai, Quảng Ninh, Tây Ninh, An Giang.

    Tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, tình trạng này diễn ra gần như thường ngày, báo Tuổi Trẻ nói, thậm chí có hôm lực lượng biên phòng “bắt hơn trăm người”.

    Điểm chung của những nhóm người bị phát hiện, bắt giữ mới đây, là họ đều sang Trung Quốc đi làm thuê.

    Tình hình dịch bệnh Covid-19 khiến công ăn việc làm trở nên khó khăn, họ tìm cách quay trở lại Việt Nam. Sang Trung Quốc trái phép, họ cũng lựa chọn cách đi tương tự để trở về – thuê người đưa qua đường mòn, lối mở hay vượt sông.

    Tình trạng nhập cảnh bất hợp pháp tại khu vực giáp biên ở Mèo Vạc diễn ra gần như hàng ngày, theo báo Tuổi Trẻ (hình minh họa)
Categories: Tin Trong Nước | Leave a comment

Biển Đông: Việt Nam cần tính đến kịch bản Trung Quốc ‘tấn công’ từ nhiều hướng?

Biển Đông: Việt Nam cần tính đến kịch bản Trung Quốc ‘tấn công’ từ nhiều hướng?

  • Quốc Phương
  • BBC News Tiếng Việt
Máy bay chiến đấu J15 của Trung Quốc trong một cuộc tập trận trên biển năm 2018

Chụp lại hình ảnh,Máy bay chiến đấu J15 của Trung Quốc trong một cuộc tập trận trên biển năm 2018

Hôm 6/8, Việt Nam chính thức bình luận về video Trung Quốc tập trận gần đây, trong đó có triển khai máy bay chiến đấu tới Đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố của mình.

“Trước tiên, có thể khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là bộ phận lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam. Mọi hoạt động tại hai quần đảo này mà không được sự cho phép của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vô giá trị và không có lợi cho hòa bình và ổn định ở Biển Đông”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói tại họp báo thường kỳ chiều 6/8.

“Việt Nam kiên quyết phản đối”, bà Hằng nói.

Nhân dịp này, ba nhà quan sát thời sự khu vực và an ninh Biển Đông đưa ra bình luận và phân tích với BBC.

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc (từ Sài Gòn): Theo tôi, không thể có một cuộc chiến tranh nào trong tương lai gần giữa Mỹ-Trung. Trung Quốc đang ở thế yếu khi mà Mỹ và đồng minh ngày càng “vây ráp” nên những động thái của Trung Quốc theo tôi là tìm đồng minh và răn đe các nước trong khu vực Đông Nam Á trước thềm hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng trong tháng 8/2020 này.

Nhà nghiên cứu Hoàng Việt (Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh): Động thái này của Trung Quốc xảy ra sau khi có những sự lên tiếng của các quốc gia liên quan như Philippines, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Australia và đặc biệt sự lên tiếng mạnh mẽ cùng các hành động kèm theo của Hoa Kỳ, phản đối các hành vi sai trái của Trung Quốc ở biển Đông.

Phía Hoa Kỳ mới đây còn nhắc lại việc phản đối Trung Quốc cưỡng bức, đe doạ việc khai thác tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ASEAN, chính vì vậy, ta có thể hiểu đây là sự “biểu dương lực lượng”, “phô trương cơ bắp” để nhằm đáp trả và đe doạ hành động của Hoa Kỳ và các quốc gia liên quan tại khu vực biển Đông.

Mặt khác, thông tin từ Trung Quốc cho biết Hội nghị Bắc Đới Hà sắp tới cũng đang tạo sức ép lên Tập Cận Bình, và với các hành động của Trung Quốc được coi như là khẳng định sức mạnh, cho rằng vẫn làm chủ được tình hình của Tập Cận Bình nhằm trấn áp các phản kháng của các phe nhóm chính trị trong nội bộ Trung Quốc.

Có hàm ý đe dọa?

Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp (nhà nghiên cứu cao cấp khách mời thuộc Viện Iseas của Singapore, từ Hà Nội): Lần tập trận này về quân sự là tập tiếp dầu trên không, phía trên biển, tập bay xa trên biển (ban ngày) với tốc độ chậm, mang tên lửa và thiết bị trinh sát đối với máy bay Su-30MKK đó. Su-30MKK không mang thùng dầu phụ, thay vào đó, các móc treo có thể mang tối đa tên lửa, bom và thiết bị trinh sát (reconnaissance pod). Bay tập liên tục 10 tiếng trên biển, phi công Trung Quốc cũng tập ăn, uống… như ta thấy trong các video ngắn. Su-30MKK Nga chế tạo cho Trung Quốc không nhấn mạnh loại hình bay trên biển; không quân Trung Quốc thử tập bay biển – ban ngày, là một cố gắng huấn luyện.

Về chiến lược, bay nhiều giờ liên tục trên không, là có hàm ý dọa Việt Nam, Indonesia, Philippines, Australia – với số giờ như thế, tăng tốc độ lên gấp 1.4 đến 1.5 lần, máy bay có thể bay đến tận đảo Tasmania! Nhìn kỹ hơn, thì có lẽ không dọa được ai, bởi vì nếu xảy ra giao chiến trên không ở Trường Sa, kết hợp với các nhiệm vụ cường kích (ném bom), thì thời gian giao chiến không thể lâu quá 60 – 70 phút; còn nếu bay vào không phận Australia, hay Indonesia… thì cần phải tính đến các hệ thống phòng không cực mạnh của Australia, và năng lực phòng thủ khá tốt bằng máy bay và phòng không của Indonesia. Với Việt Nam, thì ở Trường Sa, Việt Nam chỉ có 21 điểm canh giữ, chủ yếu là các nhà giàn.

Tấn công bằng Su-30 hay bất kỳ loại máy bay nào khác (kể cả máy bay ném bom) dường như không thực tế cho lắm, vì tốn kém và chắc không hiệu quả bằng tấn công bằng tàu chiến, tàu ngầm. Từ việc tập trận và đe dọa, đến tấn công thật sự, còn một khoảng cách, phụ thuộc nhiều nhân tố và điều kiện.

Khó mà nói được rằng kiểu tập trận này có hàm ý gì với cuộc tập trận RIMPAC sắp tới đây, Quy mô của RIMPAC khá lớn, đa mục tiêu, khác hẳn với cuộc tập nhỏ này của Trung Quốc. Hai năm nay, Mỹ không mời Trung Quốc tham gia RIMPAC, nên có lẽ bây giờ Trung Quốc tập riêng.

Việt - Trung

Chụp lại hình ảnh,Đối đầu giữa tàu cảnh sát biển Việt Nam và tàu tuần duyên Trung Quốc trên Biển Đông năm 2014

‘Kỷ lục mới’ và thực lực?

BBC: Các chiến đấu cơ của Trung Quốc Su30 thực hiện phi vụ bay liên tục 10 giờ đồng hồ, xuất phát từ đất liền, có tiếp dầu trên không trong khi bay tới khu vực Trường Sa được truyền thông Trung Quốc loan tin là ‘kỷ lục mới’, cự ly này dường như có thể thực hiện tiềm năng dọc toàn bộ chiều dài của Việt Nam, nếu các thông tin về ‘kỷ lục mới’ trên là đúng, thì Việt Nam theo quý vị cần phải suy nghĩ, tính toán, chuẩn bị gì cho riêng mình?

Ông Đinh Kim Phúc: Những vấn đề này theo tôi Việt Nam không bất ngờ và bị động. Không quân, Hải quân Việt Nam với những vũ khí hiện có đủ sức đối phó với Trung Quốc, một lực lượng phải xuất phát tác chiến từ hàng ngàn cây số.

Ông Hoàng Việt: Trước đây, một trong những điểm bất lợi của Trung Quốc trong việc tấn công Trường Sa đó là đường bay quá dài, máy bay chiến đấu của Trung Quốc không đủ khả năng tiếp liệu để quay về. Tuy nhiên, với hành động này, Trung Quốc muốn chứng tỏ rằng, điểm bất lợi này Trung Quốc đã tìm cách khắc phục.

Với sự kiện này, cộng với 7 đảo nhân tạo tại Trường Sa đã được Trung Quốc quân sự hoá, tạo thành những căn cứ quân sự vững chắc như những “hạm đội trên biển” của Trung Quốc, bên cạnh sự đe doạ có các hành động quân sự như tấn công các thực thể trên Trường Sa mà các quốc gia khác đang kiểm soát như là Việt Nam chẳng hạn.

Với vấn đề này, Việt Nam cần phải tính tới các phương án phòng thủ khi quân đội Trung Quốc đồng loạt tấn công Trường Sa từ nhiều hướng.

Ông Hà Hoàng Hợp: Truyền thông Trung Quốc gọi là kỷ lục cũng hay – đó là kỷ lục của không quân Trung Quốc với SU-30MKK.

Bay bình thường, không cần tiếp dầu trên không, chỉ 70-80 phút là bay hết chiều dài Việt Nam, nếu có giao chiến thì mất nhiều lắm 50 phút, rồi lại bay về sân bay quân sự Nam Ninh, như vậy không hết 5 giờ. Bay 10 giờ, có tiếp dầu trên không, là khá ngoạn mục.

Thế nhưng, Việt Nam có lẽ không phải suy tính gì – các máy bay Su-30MK2 mà Việt Nam mua từ Nga, có lẽ bay trên biển cả bay ngày lẫn ban đêm đều được, để phòng thủ và bảo vệ đảo bằng Su-30… thì máy bay của không quân Việt Nam không cần bay xa như máy bay Trung Quốc. Bảo vệ các mục tiêu khác, thì lực lượng phòng không Việt Nam không có quản ngại gì.

BBC: Qua những gì quý vị biết được, thì tại Biển Đông thực lực vũ khí, sức mạnh quân sự của Trung Quốc thế nào, đáng quan ngại không, quan ngại đến đâu theo giới quan sát quốc tế và khu vực?

Ông Đinh Kim Phúc: Theo những số liệu của Trung Quốc và của phương Tây công bố thì vũ khí, khí tài của Trung Quốc trên các đảo chiếm đóng trái phép ở Trường Sa là đáng quan ngại, nhưng quan trọng là răn đe hay phát động chiến tranh cục bộ với một hay nhiều quốc gia?

Theo tôi, nếu có đối tượng tác chiến của Trung Quốc trên Biển Đông thì đó là Việt Nam. Nếu chiến tranh cục bộ Trung – Việt xảy ra trên Biển Đông trong vòng một tháng trở lại thì Trung Quốc sẽ có thêm một bài học nữa từ sau năm 1979.

Nhà giàn của Việt Nam ở Trường Sa

Chụp lại hình ảnh,Nhà giàn của Việt Nam ở Trường Sa

Ông Hoàng Việt: Thực lực sức mạnh quân sự của Trung Quốc thì chưa thể so sánh với Hoa Kỳ, tuy nhiên, so với các quốc gia ASEAN liên quan, thì các quốc gia ASEAN riêng rẽ không thể là đối trọng với Trung Quốc được.

Đó là một thực tế. Tuy nhiên, chiến tranh thì sẽ có nhiều mặt của nó, không chỉ nhiều vũ khí và đông quân là sẽ giành chiến thắng.

Thực tế nhiều cuộc chiến trong lịch sử đã chứng minh vấn đề này. Tuy nhiên, chiến tranh là điều không ai muốn xảy ra, vì thế các bên cần cố duy trì hoà bình. Vì thế, nếu chỉ có lạm dụng sức mạnh và gây ảnh hưởng bằng đe doạ và cưỡng bức thì cũng khó mà tồn tại được lâu, đó là xu thế tất yếu trên thế giới.

Ông Hà Hoàng Hợp: Năng lực quân sự của Trung Quốc liên quan đến biển (gồm hải quân, không quân, tàu ngầm…) được các cơ quan nghiên cứu chiến lược, an ninh và quốc phòng đánh giá khá tích cực, đặc biệt là năng lực phòng thủ. Trung Quốc hiện nay chưa phải là một cường quốc hải quân toàn cầu.

Mặc dù Trung Quốc có số lượng lớn tàu chiến, tàu ngầm, tên lửa hải quân, không quân hải quân… nhưng chất lượng và công nghệ hiện đại trong các chủng đó chưa thật hiện đại. Quân đội Trung Quốc lớn hơn quân đội Việt Nam rất nhiều, và có nhiều điểm mạnh hơn hẳn (về số lượng, trang thiết bị, vũ khí…).

Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Việt Nam vẫn khẳng định rằng Việt Nam luôn chủ động, không để bị bất ngờ, và Việt Nam luôn củng cố năng lực phòng thủ, bảo vệ đất nước. Quân đội Việt Nam tin rằng nếu bị xâm lược hay tấn công, họ sẽ bằng mọi cách để đẩy lùi quân xâm lược.

Chuyển động Mỹ-Asean

BBC: Mỹ mới đây có các điện đàm ngoại giao cấp Bộ trưởng với Singapore và Indonesia, kể cả có bàn thảo về hợp tác an ninh, quân sự trên vùng biển ở khu vực giữa Washington và Jakarta, trong khi đó Philippines có tuyên bố đơn phương ngừng tham gia các thao diễn, diễn tập, tập trận quân sự ở Biển Đông, có thể cắt nghĩa các chuyển động, động thái trên thế nào?

Ông Đinh Kim Phúc: Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte không tin vào khả năng bảo vệ của Mỹ trước quyền lợi của Philippines. Nhưng lý do trước mắt của động thái trên có khả năng vì lời hứa của Trung Quốc về vắc-xin phòng ngừa Covid 19 cho Philippines.

Ông Hoàng Việt: Các quốc gia ASEAN trong những năm vừa qua, một mặt các quốc gia này bị phụ thuộc kinh tế khá nhiều vào Trung Quốc, mặt khác khi Hoa Kỳ lơ là khu vực biển Đông, đã khiến Trung Quốc dùng sức mạnh đe doạ, cưỡng bức nhiều quốc gia ASEAN phải giữ im lặng trong vấn đề biển Đông.

Tuy nhiên, với sự thúc đẩy và cổ vũ của Hoa Kỳ thời gian gần đây, các tiếng nói của các quốc gia ASEAN liên quan đã mạnh mẽ hơn rất nhiều. Tổng thống Duterte đang ở trong tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” khi nhiệm kỳ của ông ta sắp hết, nên ông ta cố gắng tìm mọi cách để “lợi dụng” đầu tư và viện trợ của Trung Quốc, khi ông Duterte mới đây tuyên bố không đủ tiền để cứu trợ người dân Philippines trong dịch bệnh Covid 19.

Những tuyên bố của ông ta thay đổi liên tục, vì thế không thể chỉ nhìn vào những phát biểu của ông ta mà đánh giá được vấn đề.

Trong công hàm gửi lên LHQ mới đây, cũng như Ngoại trưởng Philippines đã phát biểu, Phán quyết 2016 là không thể thương lượng. Do đó, chúng ta cứ chờ đi, vài bữa nữa, ông Duterte lại thay đổi quan điểm tiếp tục. Việc các quốc gia “làm sống lại” Phán quyết 2016, yêu cầu Trung Quốc tuân thủ nó cũng như các quốc gia lên tiếng phản đối thẳng thắn yêu sách sai trái của Trung Quốc là minh chứng rõ nhất cho việc “gió đã đổi chiều” không thuận lợi cho Trung Quốc.

Ông Hà Hoàng Hợp: Ngoại trưởng Mỹ Pompeo và ngoại trưởng Indonesia bà Marsudi nhất trí mở rộng hợp tác an ninh và quốc phòng song phương, trên nền đã có sẵn (Indonesia hiện nay đang sử dụng máy bay F-16 của Mỹ và nhiều thiết bị, khí tài Mỹ trong không quân, phòng không và hải quân).

Chúng ta chờ các cuộc hội đàm và tiếp xúc giữa các bộ trưởng quốc phòng hai nước tới đây, thì sẽ biết thêm các tiến triển hợp tác an ninh và quốc phòng Mỹ – Indonesia. Indonesia có nhiều căn cứ hải quân và không quân tuyệt vời…

Singapore có quan hệ tốt với cả Mỹ và Trung Quốc, về quân sự Singapore sử dụng vũ khí Mỹ là chủ yếu, Mỹ đã ký gia hạn 15 năm việc sử dụng các cơ sở hải quân và không quân của Singapore. Singapore đang tiếp tục cố gắng đóng góp cho hòa bình khu vực, giúp cho quan hệ Asean – Mỹ, Asean – Trung Quốc phát triển trên nên hòa bình và tuân thủ luật quốc tế.

Lợi thế lớn nhất của Philippines là phán quyết năm 2016 của tòa trọng tài cho Philippines. Lợi thế lớn thứ hai, Philippines đang là đồng minh của Mỹ theo thỏa thuận 1951.

Tổng thống Duterte quyết định không để hải quân Philippines tham gia tập trận tới đây, thực chất là do hải quân Philippines vẫn còn nhỏ và yếu, mặt khác, việc không tham gia tập trận với Mỹ và các nước khác có thể là một dấu hiệu làm cho Bắc Kinh thấy thoải mái trong tầm ngắn hạn. Ngoài ra, có lẽ không có ý nghĩa gì lớn về chiến lược.

Và đối sách của Việt Nam?

BBC: Và cuối cùng theo quý vị, Việt Nam, trên cương vị chủ tịch luân phiên Asean trong nhiệm kỳ này, có thế nhận diện các chuyển động trên ra sao và cần có đối sách, sách lược gì trong bối cảnh này để vừa phục vụ đóng góp xây dựng, tích cực cho an ninh, hòa bình, ổn đinh, phát triển ở khu vực, vừa đảm bảo được tốt các quyền, quyền lợi, lợi ích chính đáng của mình ở Biển Đông và khu vực?

Ông Hà Hoàng Hợp: Việt Nam đang chuẩn bị xúc tiến đàm phán COC giữa Asean và Trung Quốc, các hội nghị khác (ADMM/ADMM+) cũng sẽ được tiến hành trực tuyến. Việt Nam hy vọng rằng Hội nghị Thưởng đỉnh Asean tổ chức trong tháng 11 sẽ có đầy đủ các điều kiện để tổ chức họp như bình thường, trong đó các nhà lãnh đạo các nước Asean và các nguyên thủ nước Trung Quốc, Nga, Mỹ, Nhật, Hàn… sẽ đến dự.

Cùng với vai trò ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, Việt Nam đang tích cực đóng vai trò tích cực trong vị trí chủ tịch luân phiên Asean, duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực, thúc đẩy phát triển trong khung cảnh đại dịch COVID-19, đồng thời nỗ lực đảm bảo lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Việt Nam hoan nghênh tất cả những đóng góp của các nước đối với vấn đề biển Đông trên nền pháp lý quốc tế, trong đó có đóng góp của các nước Asean, các nước Asean có tranh chấp ở biển Đông (Malaysia, Philippines, Brunei), và Indonesia, Mỹ, Nhật, Australia.

Ông Đinh Kim Phúc: Tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước quốc tế về Luật Biển của LHQ 1982 là ưu tiên trong sách lược hiện nay của Việt Nam và ASEAN.

“Trận chiến công hàm” trong thời gian gần đây cho thấy Việt Nam và các nước ASEAN dùng yêu sách mở rộng vùng đặc quyền kinh tế ra 350 hải lý và cơ chế hoạt động của Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của LHQ để ‘bắt chết’ tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Ông Hoàng Việt: ASEAN nói chung, và Việt Nam với cương vị Chủ tịch ASEAN năm nay cần thể hiện rõ vai trò và bản lĩnh của mình trước tình hình căng thẳng và phức tạp hiện nay, cần có tiếng nói và hành động độc lập, không sa vào căng thẳng Mỹ – Trung, khiến tình hình phức tạp thêm. Theo đó, ASEAN cần thể hiện rõ vai trò của mình trong việc đàm phán và đối thoại về COC trong thời gian sắp tới.

Categories: Biển Đông | Leave a comment

Create a free website or blog at WordPress.com.